You are on page 1of 3

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TRONG CHỌN GIỐNG

A. Tạo giống lai có ưu thế lai cao


1. Khái niệm ưu thế lai
a. Ví dụ: Bò Thanh Hoá x lai bò Hosten Hà Lan  con lai F1 chịu nóng tốt, sản xuất 10000 lít sữa/năm,
tỉ lệ bơ 4- 4.5%
b. Khái niệm: Là hiện tượng cơ thể lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát
triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
c. Đặc điểm: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, giảm dần ở đời sau.
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
Giải thích ưu thế lai bằng giả thuyết siêu trội
a. Ví dụ: ở lợn
1 cặp gen trội có giá trị 20kg, 1 cặp gen đồng hợp lặn có giá trị 10kg, 1 cặp gen dị hợp có giá trị
22,5kg
P: Lợn Landrat x Lợn ỉ
AABBCCDDEE(100kg) aabbccddEE(60kg)
GP: ABCDE abcdE
F1: AaBbCcDdEE (110kg)
b. Giả thiết siêu trội
Ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với
các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
Tạo các dòng thuần  lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép) chọn
lọc tổ hợp lai có ưu thế lai cao.
B. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Nuôi cấy hạt phấn
- Nuôi cấy hạt phấn (n) trong ống nghiệm  cây đơn bội (n)
- Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm mô(n) consixin cây lưỡng bội 2n thuần chủng.
-Ý nghĩa: tạo ra các dạng cây kháng thuốc diêt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, mặn, kháng bệnh...
2. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo ( Nuôi cấy mô)
* Cách tiến hành:
+ Nuôi tế bào xôma trong môi trường nhân tạo, thành mô sẹo (callus)
+ Sử dụng các loại hormone sinh trưởng để điều khiển mô sẹo thành cây hoàn chỉnh.
* Ưu điểm: Nhân nhanh giống cây trồng quý - hiếm và sạch bệnh.
VD: khoai tây, mía, dứa….
3. Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) hay dung hợp tế bào trần
- Quy trình:
+ Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai.
+ Cho các tế bào đã mất thành tế bào (tế bào trần) của hai loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp
với nhau  tế bào lai.
+ Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt (có hoocmon kích thích) cho chúng phân chia
và tái sinh thành cây lai khác loài.
-Ý nghĩa: Tạo giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà lai hữu tính không tạo được.
II.CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
1. Nhân bản vô tính động vật
a. Quy trình
- Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm. Tách tế bào trứng của cá
thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này.
- Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.
- Nuôi cấy tế bào chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
- Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
Con con có đặc điểm giống con cho nhân
b. Ý nghĩa:
- nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm.
- tăng năng suất trong chăn nuôi.
2. Cấy truyền phôi:
a. Quy trình: Lấy phôi từ động vật cho  tách phôi thành nhiều phần phôi riêng biệt  cấy các phôi
vào tử cung động vật nhận (con cái cùng loài)  sinh con.
Các con con có cùng giới tính, cùng kiểu gen và có kiểu gen giống phôi ban đầu
b. Ý nghĩa: nhân nhanh số lượng giống vật nuôi quý hiếm.

C. TẠO GIỐNG CÔNG NGHỆ GEN


I. KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ GEN
1. Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào và sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen
mới, từ đó tạo ra những cơ thể với đặc điểm mới
2. Kĩ thuật chuyển gen:
- Kĩ thuật chuyển gen là chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền:
plasmit, thực khuẩn thể, súng bắn gen).
II. QUY TRÌNH CHUYỂN GEN
1.Tạo ADN tái tổ hợp
a. Khái niệm thể truyền, ADN tái tổ hợp và kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
- Thể truyền (vectơ): Là một phân tử ADN đặc biệt để đưa một gen từ tế bào này sang tế bào khác.
Thể truyền có thể là Plasmit (ADN nhỏ, dạng vòng, có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế
bào), virut hay 1 số NST nhân tạo.
- ADN tái tổ hợp: là phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ ADN thể truyền và gen cần chuyển.
- Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp: là kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền.

b. Các bước tiến hành


- Bước1: Tạo ADN tái tổ hợp
+ Tách gen cần chuyển ra khỏi tế bào cho và thể truyền ra khỏi tế bào vi khuẩn.
+ Xử lí gen của tế bào cho, thể truyền tại những vị trí xác định nhờ enzim cắt giới hạn (restrictaza)
+ Gắn các đoạn gen nhờ enzim nối (ligaza) ADN tái tổ hợp
- Bước 2: Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Dùng muối CaCl2 hay xung điện cao áp làm dãn màng sinh chất của tế bào ADN tái tổ hợp qua màng
dễ dàng (ngoài ra dùng vi tiêm hay súng bắn gen)
- Bước 3: Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Nhận biết tế bào có chứa ADN bằng cách chọn thể truyền có gen đánh dấu như gen kháng kháng
sinh, gen phát huỳnh quang…
- Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
III Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen:
- Cừu sản xuất protein người trong sữa.
- Dê sản xuất protein tơ nhện trong sữa
- Bông kháng sâu hại.
- Lúa có khả năng tổng hợp caroten
- Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ thuốc lá cảnh vào cây đậu tương.
- Cà chua có gen kháng virut
- Vi khuẩn E.coli sản xuất Isulin của người, sản xuất Growth Hoocmon...

You might also like