You are on page 1of 4

CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ ĐỘNG

VẬT
I. Khái niệm :
- Công nghệ tế bào động vật là quy trình kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào
động vật trong điều kiện in vitro, tạo các dòng tế bào, mô, cơ quan,
sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống

II. Cơ sở :
- Cơ sở của công nghệ tế bào là dựa trên tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa, khả
năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường trong đó quan trọng
nhất là hormone sinh trưởng.

III. Quy trình :


A. Chuẩn bị mẫu và môi trường nuôi cấy:
- Mẫu nuôi cấy: là mô hoặc cơ quan được lấy từ cơ thể sinh vật
- Xử lí mẫu mô bằng cơ học (cắt nhỏ) kết hợp với xử lí bằng enzyme trypsin nhằm phá vỡ liên
kết giữa các tế bào, liên kết giữa tế bào và chất nền ngoại bào giúp phân tách các tế bào ra môi
trường. Nhờ đó, giúp việc nuôi cấy tế bào trở nên dễ dàng hơn.
- Sau khi phản ứng trypsin hóa hoàn toàn và tế bào được phân tách, huyết thanh được bổ sung
để trung hòa hoạt tính enzyme -> Điều chỉnh pH, cung cấp các yếu tố cần thiết, bảo vệ enzyme
-> duy trì hoạt động enzyme trong môi trường lý tưởng để tiếp tục các bước thí nghiệm tiếp
theo.
- Mẫu tế bào thu được sử dụng cho giai đoạn nuôi cấy

B. Nuôi cấy:
1. Nuôi cấy sơ cấp:
- Cách thực hiện :Mẫu tế bào thu được cho vào môi trường dinh dưỡng phù hợp -> tiếp tục phân
chia, sinh trưởng
- Sản phẩm: dịch nuôi sơ cấp hoặc đơn lớp tế bào
- Mục đích : cung cấp mô hình cho nghiên cứu đặc tính sinh lí,sinh hoá tế bào, và tác động của
thuốc, độc tố đối với tế bào.
- Dựa trên các đặc tính sau:
Độ chính xác cao: Tế bào sơ cấp được lấy trực tiếp từ cơ thể, không qua quá trình biến đổi hoặc
trải qua nhiều lần truyền trong phòng thí nghiệm. Do đó, chúng giữ được nhiều đặc tính sinh lý,
sinh hóa gốc nhất có thể.
Đa dạng sinh học: Sự đa dạng của tế bào sơ cấp cho phép nghiên cứu đặc tính của các loại tế
bào cụ thể trong một môi trường càng gần gũi với tự nhiên. Điều này rất hữu ích khi muốn
nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuốc hoặc độc tố đến một loại tế bào cụ thể.
Mô hình sinh tồn động: Điều này có nghĩa là chúng có thể phản ứng tự nhiên hơn với điều kiện
môi trường hoặc với các chất liệu cần nghiên cứu.
2. Nuôi cấy thứ cấp :
- Cách thực hiện : Chuyển một phần dịch nuôi sơ cấp sang môi trường dinh dưỡng mới để tế bào
tiếp tục sinh trưởng ( cấy chuyền )
- Sản phẩm : tạo ra một lượng lớn tế bào (dịch nuôi thứ cấp)
- Mục đích : mở rộng số lượng tế bào và tiếp tục nghiên cứu hoặc kiểm tra các tính chất của chúng
trong điều kiện mới, từ đó cung cấp thông tin quan trọng cho các ứng dụng nghiên cứu và lâm
sàng.

3. Nuôi cấy huyền phù ( phù hợp với các loại tế bào không phụ thuộc dính
bám ) :
- Cách thực hiện : Trong môi trường nuôi cấy dạng lỏng và được khuấy, các tế bào phân chia và
duy trì trong bình nuôi.
- Sản phẩm : dịch huyền phù tế bào (dịch chứa các tế bào được nuôi cấy tách rời nhau hoặc tạo
thành đám trôi nổi trong môi trường nuôi)
- Mục đích: duy trì hoặc mở rộng số lượng tế bào từ các nuôi cấy sơ cấp hoặc thứ cấp để tiếp tục
nghiên cứu hoặc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sinh học và y học.

4. Nuôi cấy đơn lớp ( phù hợp với các loại tế bào phụ thuộc dính bám ):
- Cách thực hiện : Nuôi trên cơ chất tạo nên bề mặt phù hợp giúp dính bám và lan rộng
- Sản phẩm: đơn lớp tế bào
- Mục đích : nghiên cứu và thử nghiệm tế bào, đặc biệt là trong việc đánh giá hoạt tính sinh học,
độc tố, và hiệu quả của các phương pháp điều trị và sản phẩm dược phẩm.

C. Thu nhận sản phẩm công nghệ tế bào:


1. Thu nhận dòng tế bào:
- Dòng tế bào biến đổi gene:
Cách thực hiện : DNA tái tổ hợp được biến nạp vào tế bào nuôi cấy và được biểu hiện trong môi
trường phù hợp
Sản phẩm: enzyme hoặc các protein định hướng sản xuất thuốc
Mục đích : sử dụng trong nghiên cứu cấu trúc, chức năng protein
- Dòng tế bào bất tử và tế bào lai bất tử

2. Nuôi cấy mảnh mô:


- Cách thực hiện: Cắt thành khối nhỏ ( dày khoảng 0,5-1,0 mm), sau đó đặt vào giếng nuôi cấy và ủ
trong một thời gian.
- Mục đích : nghiên cứu phát triển phôi, cấy ghép tế bào, nghiên cứu biểu hiện gene, xác định chỉ
thị sinh học,…

3. Nuôi cấy cơ quan:


- Cách thực hiện: Toàn bộ hoặc 1 phần cơ quan được cắt từ sinh vật (1mm) -> Đặt vào giá thể -> Ủ
trong bề ủ CO2 -> Môi trường được thay mới, bổ sung thường xuyên -> Phân tích mô học, đánh
dấu và chụp phóng xạ , nhuộm mẫu mô
- Mục đích : Nghiên cứu chức năng của tế bào, kiểm tra tác động của các yếu tố bên ngoài,…
4. Nuôi cấy tạo mô hoặc cơ quan:
- Cách thực hiện : Tạo khối tế bào -> Đồng nuôi cấy kiểu cơ quan -> Nuôi cấy tạo các cơ quan thu
nhỏ
- Mục đích : các tế bào được nuôi cấy sắp xếp lại và tạo nên các cấu trúc tương tự cơ quan trong
cơ thể.

IV. Ứng dụng :


Một số dòng tế bào đã được thương mại hóa và sử dụng trong nghiên cứu: Dòng tế bào ung thư như
HeLa HT29 (tế bào ung thư đại tràng), K562 (tế bào ung thư bạch cầu), nguyên bào sợi thận chuột
hamster BHK – 21, dòng tế bào biểu mô gan người HEPG2,…

Một số loại vaccine phòng bệnh do virus: vaccine phòng bệnh cúm, ho gà, phế cầu, màng não cầu, Hib,
viêm gan B, HPV, zona,…

Liệu pháp gene : điều trị các bệnh di truyền bằng cách đưa bổ sung gene lành vào cơ thể người, hoặc
thay thế gene bệnh bằng gene lành như bệnh về thần kinh, bệnh thiếu hụt miễn dịch phức hợp nghiêm
trọng, bệnh u xơ nang,…

Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thương mại:

- Sản xuất các enzyme dùng trong chế biến thực phẩm, điều trị bệnh hoặc xử lí ô nhiễm môi trường,…

- Tạo ra giống động vật mới có năng suất và chất lượng sản phẩm cao, đặc biệt là động vật được chuyển
gene có thể sản xuất thuốc chữa bệnh cho con người.
- Nuôi cấy tạo các mô, cơ quan thay thế cho các mô, cơ quan của người bệnh (nuôi cấy mô da để thay
thế cho bệnh nhân bị bỏng).

Một số sản phẩm sinh dược:


- Kháng thể đơn dòng.
- Chế phẩm enzyme trypsin dùng để chữa bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối, viêm tụy,…
- Chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học baculovirus.

V. Thành tựu:
Thành tựu trong công nghệ tế bào động vật. Những thành công mang ý nghĩa lớn trong thực tiễn của
công nghệ TB động vật không thể không kể đến 3 thành tựu:

(1) Nhân bản vô tính ở vật nuôi

(2) Liệu pháp tế bào gốc

(3) Liệu pháp gene

You might also like