You are on page 1of 4

Sinh học

1. Chu kì tế bào là gì?


- Là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào
hình thành đến khi phân chia thành tế bào mới
- Có 2 giai đoạn:
+ Kì trung gian:
Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA (pha G1) => Điểm kiểm soát G1
Nhân đôi DNA ( pha S)
Sinh trưởng, chuẩn bị phân bào (pha G2) => Điểm kiểm soát G2
+ Phân bào: (pha M)
Nguyên phân : kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
Phân chia tế bào chất
2. Nguyên phân của tế bào
- Nguyên phân là một giai đoạn của sinh sản tế bào ( phân chia nhân)
- Gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
+ Kì đầu: NST đóng xoắn và co ngắn. Màng nhân và nhân con tiêu biến
+ Kì giữa: NST đóng xoắn cực đại và sắp xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào
+ Kì sau: 2 chromatic của NST phân li đồng đều thành 2 NST đơn và di chuyển về
2 cực của tế bào
+ Kì cuối: NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại
3. Virus là gì?
- Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt
buộc trong tế bào của sinh vật, là các tiểu phần không có cấu trúc tế bào. Chúng
phải sống trong tế bào của các cơ thể sống như người, động vật, hay thực vật. Các
cơ thể này là các vật chủ giúp chúng nhân lên và sống sót.
4. Cấu tạo của virus?
- Virus trần: vỏ caspid và lõi nucleic acid ( DNA hoặc RNA)
- Virus có màng bọc:
+ Vỏ caspid và lõi nucleic acid ( DNA hoặc RNA)
+ Màng bọc ( màng photpholipid kép)
+ Gai glycoprotein
- Ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám
dính lên bề mặt tế bào vật chủ
- Ở virus có màng bọc, các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép chính
là các thụ thể của virus
5. Chu trình nhân lên của virus: 5 giai đoạn
- Bám dính (hấp thụ): virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặt hiệu
giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ
- Xâm nhập:
+ Virus trần: đưa trực tiếp chất di truyền vào trong tế bào chủ
+ Virus có màng bọc: đưa cấu trúc nucleocapsid (cả cơ thể virus) vào trong tế bào
rồi mới giải phóng chất di truyền
- Sinh tổng hợp: sử dụng các vật chất có sẵn trong tế bào chủ để tổng hợp protein và
nucleic aacid nhờ enzyme cả tế bào chủ hoặc virus tự tổng hợp
- Lắp ráp: các thành hần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc
nucleocaspid
- Giải phóng:
+ Phá hủy tế bào chủ để giải phóng các hạt virus
+ Chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần
+ Sử dụng màng của tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng
bao xung quanh
6. Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì một nhiễm sắc thể gồm có hai
chromatid giống hệt nhau?
- Giai đoạn của chu kì tế bào mà một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt
nhau là: pha S sau khi nhiễm sắc thể nhân đôi, pha G2, kì đầu và kì giữa của pha
M.
7. Điều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1?
- Nếu tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1, tế bào ra khỏi chu kì và bước
vào trạng thái không phân chia gọi là G0.
8. Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào
ban đầu?
- Hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban
đầu vì: Ở pha S, mỗi nhiễm sắc thể được nhân đôi gồm 2 chromatid giống nhau
dính ở tâm động. Tế bào mẹ lúc này sẽ chứa 2n nhiễm sắc thể kép. Ở kì sau của
nguyên phân, 2 chromatid giống nhau của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều
thành 2 nhiễm sắc đơn và di chuyển về hai cực của tế bào. Bởi vậy, mỗi tế bào con
sẽ chứa 2n nhiễm sắc thể đơn giống nhau và giống hệt tế bào ban đầu.
9. Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ
hoạt động sống nào của tế bào?
- Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ
hoạt động nguyên phân, phản biệt hóa và biệt hóa tế bào. Trong đó, quá trình
nguyên phân tạo ra các tế bào mới, quá trình phản biệt hóa và biệt hóa tế bào giúp
các tế bào sinh dưỡng của đoạn thân tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau hình thành
nên một cây hoàn chỉnh.
10. Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.
- Tế bào bình thường không phân chia mãi mà chỉ phân chia đến một giai đoạn xác
định rồi tế bào sẽ già hoặc bị tổn thương rồi chết đi.
- Ví dụ: Khi bị thương, tế bào sẽ tăng khả năng phân chia để làm làm lành vết
thương và khi vết thương đã lành thì sự phân chia tế bào sẽ dừng lại.
11. Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính.
- Khối u lành tính: Tế bào khối u không lan rộng đến vị trí khác.
- Khối u ác tính: Tế bào khối u có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và
các cơ quan xa.
12. Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình thường?
- Tế bào bình thường có chu kì tế bào được kiểm soát một cách chặt chẽ, tế bào chỉ
phân chia khi cơ thể có nhu cầu.
- Tế bào ung thư có chu kì tế bào bị mất kiểm soát dẫn đến rối loạn phân bào, các tế
bào phân chia liên tục có thể tạo khối u.
13. Vì sao cần khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh ung thư?
- Cần khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh ung thư vì việc phát hiện
sớm sẽ giúp tăng hiệu quả của các phương pháp chữa trị, nhờ đó, kéo dài được sự
sống cho người bệnh.
14. Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh
là gì?
- Già hóa dân số: Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay đã tăng (73,6 tuổi).
Tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỉ lệ mắc ung thư
càng cao.
- Dân số tăng lên: Dân số tăng lên, dẫn tới tăng số người mắc.
- Sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc lá là nguyên nhân của 30% các loại ung
thư, 90% nguyên nhân của ung thư phổi; lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra các
loại ung thư như ung thư miệng, họng, ung thư gan;…
- Chế độ ăn ăn uống không hợp lí: Ăn nhiều mỡ động vật; ít chất xơ; sử dụng thực
phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, cá muối,…
- Ít vận động
- Ô nhiễm môi trường
- Nhận thức người dân về việc chủ động khám tầm soát ung thư còn hạn chế.
15. Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở
ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó.
- Phương pháp phẫu thuật:
+ Phẫu thuật triệt căn: Đây là cách điều trị thường áp dụng với bệnh nhân mắc ung
thư được phát hiện ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật là để loại bỏ khối u và nạo vét hạch. 
+ Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng: Với các bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn
muộn, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị này. Mục đích chính của phẫu thuật
chính là giảm chèn ép và phòng nguy cơ sùi loét, nhiễm trùng giúp người bệnh giảm
nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. 
- Phương pháp hóa trị: Hoá trị là sử dụng một số thuốc điều trị ung thư và các loại hóa
chất có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh. 
- Phương pháp xạ trị: Xạ trị là cách sử dụng tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bao
gồm tia xạ ngoài và tia xạ áp sát.
- Phương pháp khác:
+ Điều trị nội tiết: thường không thể thiếu trong điều trị đa mô thức bao gồm ung thư
vú thể nội tiết dương tính, ung thư tuyến giáp,…
+ Điều trị đích: là cách sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lan
rộng của một số tế bào ung thư nhờ tế bào đích. Phương pháp này hiệu quả và ít gây
độc cho tế bào khỏe mạnh. 
+ Điều trị miễn dịch: phương pháp trị ung thư này có thể kết hợp với các phương
pháp khác nhằm mục đích tăng miễn dịch tự thân sẽ làm tăng khả năng tiêu diệt tế bào
ung thư và giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
16. Nêu khái niệm virus, từ đó cho biết virus có những đặc điểm nào khác so với vi
khuẩn?
- Khái niệm: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí
sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.
- Virus có các đặc điểm khác với vi khuẩn:
+ Có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn.
+ Không có cấu tạo tế bào.
+ Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
+ Chỉ chứa DNA hoặc RNA.
+ Không có ribosome.
17. Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì?
- Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ sử dụng loại môi trường có các tế bào sống phù
hợp vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.
18. Tại sao những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở
loét da và tiêu chảy?
- Người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu
chảy do virus HIV tấn công phá huỷ tế bào lympho CD4 làm giảm khả năng miễn dịch
của cơ thể, khiến cơ thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
19. Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định?
Cho ví dụ.
- Mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loại sinh vật nhất định vì để virus bám
được vào bề mặt tế bào chủ cần mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể
của tế bào.
- Ví dụ: Virus viêm gan B tấn công vào tế bào gan, virus HIV tấn công vào tế bào
lympho CD4, virus cúm A/H1N1 tấn công vào tế bào phổi,…
20. Quan sát các hình 21.4, 21.5 và cho biết điều gì xảy ra với tế bào chủ khi virus
được giải phóng?
- Khi virus được giải phóng sẽ làm chết tế bào chủ:
+ Nếu virus được giải phóng ồ ạt thì tế bào chủ bị phá hủy ngay lập tức.
+ Nếu virus chui từ từ ra ngoài thì tế bào chủ sẽ bị chết dần.

You might also like