You are on page 1of 24

LAO HẠCH

Bs: Hồ Thị Dạ Thảo


MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Nêu được tình hình dịch tễ và giải phẫu bệnh lao hạch
2. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán lao
hạch
3. Nêu được các biện pháp điều trị lao hạch
NHẮC LẠI:
1. Hạch bạch huyết là gì?
2. Chức năng hạch bạch huyết?
3. Hệ thống hạch trong cơ thể
VÒNG BẠCH HUYẾT
HẠCH BẠCH HUYẾT

+ Có hình tròn hoặc hình hạt đậu


+ Kích thước 1-1.5cm nằm trên
đường đi của hệ thống bạch huyết
+Nhu mô hạch chia làm 2 vùng:
→Vùng vỏ: có các nang lympho
hình cầu, chứa chủ yếu lympho B
→Vùng tủy: chứa chủ yếu tương
bào
→Vùng cận vỏ: nằm ở giữa vùng vỏ
và vung tủy, chứa chủ yếu lympho T
HẠCH BẠCH HUYẾT

+ Vai trò:
→Trực tiếp giam giữ và tiêu diệt vi khuẩn, virus, các tế bào lạ
(như tế bào ung thư) khi chúng xâm nhập cơ thể
→Gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn, virus, các tế bào lạ và tạo ra quá
trình miễn dịch cho cơ thể thông qua việc sản sinh các kháng
thể.
HỆ THỒNG HẠCH BẠCH HUYẾT

+Chia làm 2 nhóm:


THỂ LAO -Hạch ngoại biên:
THƯỜNG GẶP hạch cổ, hạch nách,
hạch bẹn…
-Hạch nội tạng:
hạch mạc treo,
hạch trung thất,….
1. DỊCH TỄ HỌC

- Lao hạch là thể lao ngoài phổi còn gặp khác phổ biến ở Việt
Nam.
- Chiếm 20% trong tổng số lao ngoài phổi ở người lớn và 13%
ở trẻ em( sau lao sơ nhiễm và lao màng não).
- Nữ: nam 2:1
2. NGUYÊN NHÂN

- Mycobacterium Tuberculosis, Mycobacterium bovis,


Mycobacterium africanum.
- Vi khuẩn lao từ tổn thương tiên phát (thường là tại phổi) lan
theo đường máu hoặc bạch huyết tới vùng hạch kế cận gây lao
hạch
3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
3.1. Đại thể: Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn

Hạch rắn chắc, ranh giới rõ, di


động dễ

Các hạch có thể dính vào nhau


thành 1 mảng hoặc dính vào da và
tổ chức xung quanh, hạn chế di
động.
-Hạch bị nhuyễn hóa, dò chất bã đậu ra ngoài
- Vết dò lâu liền, sẹo để lại bờ không đều, nhăn nhúm
3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
3.2.Vi thể: Nang lao
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.1 Triệu chứng toàn thân:
Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc do lao: sốt (25-30% sốt nhẹ
về chiều), mệt mỏi, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm
4.2 Triệu chứng tại hạch:
- Trong lao hạch ngoại biên, nhóm hạch cổ thường gặp (70%)
- Lao 1 bên cổ nhiều gấp 4 lần 2 bên cổ
- Lao hạch cổ bên phải gặp nhiề gấp 2 lần bên trái
- Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn
*Lưu ý: Đối với HIV thì lao hạch có bệnh cảnh lâm sàng hạch to
toàn thân
KHÁM HẠCH CỔ
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
4.3 Các thể lâm sàng của lao hạch
- Lao hạch bã đậu
- U hạch lao: lao một hạch đơn độc, to, chắc, ít khi nhuyễn hóa
(do sự phát triển của tế bào xơ và mô liên kết trong hạch)
- Viêm nhiều hạch: HIV/AIDS
- Lao hạch phối hợp
5. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.1 Chọc hút hạch để chẩn đoán tế
bào học
- Xét nghiệm đầu tiên trong chẩn
đoán lao hạch ngoại biên
- Tế bào đồ: chất hoại tử bã đậu,
tế bào Langhans, té bào bán
liên
- Qua mẫu bệnh phẩm chọc hút
hạch có thể tìm vi khuẩn lao
bằng soi trực tiếp hoặc nuôi
cấy
5. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.1 Sinh thiết hạch chẩn đoán mô
bệnh học
- Xét nghiệm quan trọng chẩn
đoán lao hạch
- Thực hiện khi chọc hút hạch
không cho kết quả chẩn đoán
- Hình ảnh nang lao
- Qua mẫu bệnh phẩm sinh thiết
hạch có thể tìm vi khuẩn lao
bằng soi trực tiếp hoặc nuôi
cấy
5. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.3 Phản ứng Tuberculin(IDR)
- Dương tính mạnh (>80%) trong lao hạch
- Có thể âm tính ở bệnh nhân lao hạch kèm HIV hay suy dinh
dưỡng
- Giúp phân biệt với các bệnh lý hạch khác
5. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
5.4 Vi khuẩn lao
- Bệnh phẩm: mủ dò từ hạch đã nhuyễn hóa, mủ chọc hút hạch,
mảnh sinh thiết hạch
- Phương pháp xét nghiệm: soi trực tiếp hoặc nuôi cấy
5.5 Xét nghiệm khác: Xquang ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm
miễn dịch
6. CHẨN ĐOÁN
6.1 Chẩn đoán xác định
- Diễn tiến lâm sàng phù hợp
- Vi khuẩn lao trong bệnh phẩm chọc hút hạch hoặc sinh thiết
hoặc tổn thương đặc hiệu trong chẩn đoán tế bào học hoặc mô
bệnh học
6.2 Chẩn đoán phân biệt
Phản ứng hạch do nhiễm VK,Virus, bệnh lý về máu( bạch cầu
cấp, Hodgkin) hay ung thư di căn hạch
7. ĐIỀU TRỊ
7.1 Điều trị nội khoa
- Phác đồ B1 với người lớn và B2 với trẻ em
- Vai trò của Corticoid trong điều trị lao hạch:
* Không nên chỉ định
* Một số trường hợp ngoại lệ:
→ Lao nhiều hạch: để làm hạch nhỏ lại
→ Hạch to, áp-xe hóa và có khả năng dò mủ: để làm
nhỏ ổ áp xe và tránh can thiệp ngoại khoa
* Cách dùng: 1mg/kg/ngày trong 7-10 ngày sau đó giảm
liều mỗi 5mg/tuần. Dùng trong 4 tuần
7. ĐIỀU TRỊ
7.2 Điều trị ngoại khoa
-Hạch sưng, đỏ, nhuyễn hóa, hóa mủ và có khả năng vỡ, cần
dẫn lưu mũ và điều trị tại chỗ với Isoniazid hay dung dịch
Rifampicin 1% hằng ngày
-Bóc hạch khi hạch quá to gây chèn ép
7. ĐIỀU TRỊ
7.3 Tiến triển và tiên lượng lao hạch
-25% hạch tiếp tục to lên hoặc xuất hiện hạch mới trong thời
gian điều trị→ do phản ứng quá mẫn với Tuberculin của TK
Lao chết→ tiếp tục điều trị
- 20% hạch nhuyễn hóa và có thể dò mủ

You might also like