You are on page 1of 17

Bệnh lỵ amip

ĐẠI CƯƠNG

 Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do


Entamoeba histolytica

 Nhiễm Entamoeba histolytica:


- Không triệu chứng: 90%
- Có triệu chứng: 10%
 Tại ruột: lỵ amip, viêm đại tràng mạn do
amip, u amip, viêm ruột thừa do amip
 Ngoài ruột: gan, phổi, não, lách, da…
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Giả túc

Không
bào
ENTAMOEBA HISTOLYTICA tồn tại ở 3 thể:
1. THỂ HOẠT ĐỘNG ĂN HỒNG CẦU
− Ăn hồng cầu, gây bệnh, dễ bị hủy khi ra
ngoài cơ thể Nhân

− Sống trong vách đại tràng, tìm thấy trong Hồng cầu

phân giai đoạn cấp tính Màng tế


bào
2. THỂ HOẠT ĐỘNG KHÔNG ĂN HỒNG CẦU Thể HĐ ăn hồng cầu
− Không ăn HC
− Tìm thấy trong phân ngoài giai đoạn cấp tính
3. THỂ BÀO NANG (KÉN)
− Không gây bệnh, tồn tại lâu ở ngoại cảnh, gây lây
lan

Thể bào nang


TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Hệ thống enzym
 Amip có khả năng gây hoại tử được là nhờ
enzym tiêu hủy protein tổ chức (hoạt tính
giống như pepsine, trypsine,
hyaluronidase)
 Thể dưỡng bào gây độc bạch cầu
DỊCH TỄ HỌC

 Bệnh phân bố khắp toàn cầu, tần suất cao


tại các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt nơi
có điều kiện sinh hoạt thấp kém.
 Ở Việt Nam: tỷ lệ người nhiễm amip khá
cao, có nơi lên đến 25%
DỊCH TỄ HỌC
1. Nguồn bệnh
Người mang kén amip (người bệnh, người lành mang kén).
Người lành mang kén là nguồn lây quan trọng (thải
hàng triệu kén/ngày)
2. Phương thức lây truyền
Qua đường tiêu hóa. Chỉ cần nuốt 10-100 kén có thể mắc
bệnh
- Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm
- Lây trực tiếp qua tay bẩn
DỊCH TỄ HỌC

3. Đối tượng cảm thụ


- Mọi lứa tuổi, trẻ < 5 tuổi ít mắc bệnh, hay gặp nhất là 15-65
tuổi
- Nam giới hay gặp hơn
- Yếu tố nguy cơ
+ Sự rối loạn vi khuẩn chí ở ruột.
+ Sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể
+ Tuổi tác
+ Chủng amip
LÂM SÀNG: Lỵ amip cấp

1. Ủ bệnh: 2-6 tuần


2. Khởi phát: tiêu lỏng không nhầy máu
3.Toàn phát:
 Hội chứng lỵ: đau bụng-mót rặn-phân nhầy máu
 Tổng trạng: không sốt, dấu mất nước (-)
4. Lui bệnh: Bệnh có thể tự ổn định và tái phát khi gặp yếu
tố thuận lợi
Bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính nếu không phát hiện-
điều trị kịp thời, dễ gây di chứng viêm đại tràng mạn.
LÂM SÀNG: Lỵ amip tối cấp
(a)

 Cơ địa: PNMT, người già, trẻ <2


tuổi, suy kiệt, dùng Corticoids  Amip xâm nhập vào niêm
mạc đại tràng
tổn thương viêm hoại tử lan rộng
 HC nhiễm trùng nhiễm độc toàn (b)
thân: sốt cao/hạ thân nhiệt, tổng
trạng suy sụp, lơ mơ.
Hiện tượng viêm làm thoái
 Đau bụng dữ dội, tiêu lỏng hóa cơ gây phình đại tràng
nhiều, phân nước nhầy hôi thối nhiễm độc
(c)
lẫn máu.
 Có thể gây lồng ruột, thủng ruột, Thanh mạc
Hiện tượng viêm thoái hóa
viêm phúc mạc, phình đại tràng lan rộng đến lớp thanh mạc
nhiễm độc. gây thủng ruột
LÂM SÀNG: Lỵ amip mạn tính

 Bệnh amip không được chẩn đoán, điều trị triệt để


 Biểu hiện:
- Thể lỵ
- Thể tiêu chảy
- Thể táo bón
- Thể xen kẽ táo bón với tiêu chảy
- Biểu hiện thần kinh thực vật của bệnh amip mạn
Quá trình viêm loét mạn tính ở ĐT lan dần đến các đám rối
TKTV tại ruột  bệnh lý phản xạ ở các nội tạng khác: nhịp
tim nhanh, cơn đau như loét dạ dày, cơn đau thắt ngực, ...
CẬN LÂM SÀNG
(a)

1. Khảo sát phân: quan trọng, cần


thiết cho chẩn đoán
o Soi tươi: thể hoạt động ăn hồng
cầu
(b)
Độ nhạy: 60%
o Cấy phân: ít có giá trị trong thực
hành lâm sàng
CẬN LÂM SÀNG

2. Nội soi đại - trực tràng


Tổn thương loét điển hình: ổ
loét hình cúc áo, nút chai.
Giữa những vùng niêm
mạc tổn thương là vùng
niêm mạc bình thường.

Không nên thực hiện trong trường hợp lỵ cấp vì có nguy cơ thủng
ruột.
Chỉ thực hiện khi cần phân biệt u amip và ung thư đại tràng
CẬN LÂM SÀNG

3. Huyết thanh chẩn đoán


 Amip xâm nhập làm xuất hiện kháng thể đặc
hiệu, phát hiện bằng kỹ thuật ELISA (Se 90%,
Sp 95%).
 Ở vùng lưu hành, KT có thể vẫn cao nhiều
năm sau đợt nhiễm trùng cấp.
BIẾN CHỨNG

1. Tại ruột
- Thủng ruột
- Xuất huyết tiêu hóa
- U amip, tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột do u.
- Sa trực tràng.
2. Ngoài ruột
- Áp xe gan - Bệnh amip não
- Amip phổi, màng phổi - Bệnh amip lách
- Bệnh amip da
- Tổn thương màng ngoài tim
ĐIỀU TRỊ

1. Thuốc diệt bào nang


 Điều trị cho người mang bào nang và
người bệnh để tránh thải bào nang
 Thuốc:
- Diloxanid furoate
- Iodoquinol
- Paromomycin
ĐIỀU TRỊ

2. Thuốc diệt amip toàn diện: Nhóm 5-nitro-Imidazole


Ít độc, dùng cho amip trong và ngoài ruột.
- Metronidazole
Liều: 35-50 mg/kg/24 giờ x 10 ngày (TE)
500 mg x 3 lần / ngày x 10 ngày (NL)
Tình trạng bệnh cải thiện sau 3-5 ngày điều trị
- Các thuốc thế hệ sau:
Tinidazole 2 g/ ngày x 3 - 5 ngày
Secnidazole 2 g liều duy nhất
Ornidazole 1,5g/ngày x 3-5 ngày
PHÒNG BỆNH

1. Tác động trên nguồn lây:


Phát hiện và điều trị người lành mang kén
2. Tác động trên đường lây:
- Vệ sinh phân-nước-rác
- Diệt ruồi, gián.
3. Tác động trên cơ thể cảm thụ:
- Nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh
- Vaccine: chưa được ứng dụng trong thực tế

You might also like