You are on page 1of 32

Entamoeba histolytica

Tháng 01.2023
Mục tiêu học tập

• Nêu đặc điểm hình thể amip


• Trình bày chu trình phát triển của amip
• Trình bày các thể lâm sàng của amip
• Nêu phương pháp phòng và điều trị amip
• Entamoeba histolytica là một đơn bào, thuộc lớp trùng
chân giả
• Entamoeba histolytica sống ký sinh trong đại tràng, gây
bệnh lỵ
1. Hình thể

• Tồn tại 2 dạng: thể hoạt động ăn hồng cầu và thể hoạt
động chưa ăn hồng cầu
 Thể hoạt động ăn hồng cầu (thể magna)
 Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu (tiểu thể/thể minuta)
 Thể bào nang
1. Hình thể
• Thể hoạt động ăn hồng cầu (thể magna)
 Kích thước 20-40m
 Di động nhanh nhờ có chân giả và có định hướng
 Ngoại nguyên sinh chất trong suốt
 Nội nguyên sinh chất có nhiều hạt nhỏ, những hồng cầu và
nhân
 Nhân hình tròn, đường kính khoảng 5m, quanh nhân có
một vòng NST mịn và đều đặn, có một nhân thể ở giữa
nhân
 Thể này gây bệnh và thấy trong phân người bị lỵ hoặc trong
các ổ áp xe do amip ở các phủ tạng
1. Hình thể

Thể hoạt động ăn hồng cầu


1. Hình thể
Thể hoạt động ăn hồng cầu
1. Hình thể

• Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu (thể minuta)


 Kích thước 15-25m
 Di động do hình thành chân giả nhưng kém hơn thể magna
 Nội nguyên sinh chất không chứa hồng cầu
 Ranh giới nội nguyên sinh chất và ngoại nguyên sinh chất
không rõ
 Sống hoại sinh trong lòng ruột, thường gặp trong phân
người không mắc bệnh lỵ, trong phân lỏng hoặc khi uống
thuốc nhuận tràng
1. Hình thể

• Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu


1. Hình thể
• Thể bào nang
 Hình cầu, vách dày
 Có 02 loại bào nang: loại lớn 10-15m, loại nhỏ dưới 10m
 Bào nang chứa 1-4 nhân
 Bào nang già có 04 nhân và có khả năng lây nhiễm
 Nhân thể nằm ở giữa nhân
 Có 01 không bào và một số nhiễm sắc chất hình que, hai
đầu tầy
 Bào nang tồn tại ở ngoại cảnh và ở người lành mang bào
tử là nguồn dự trữ mầm bệnh
1. Hình thể

Bào nang 4 nhân: không bào và nhiễm sắt chất hình que biến mất
2. Chu trình
phát triển Bào nang già
Tiêu hóa

Chu trình không gây bệnh Amip hậu kén


hoặc chưa gây bệnh
Tiểu thể
Nhân lên và phát triển
Bào nang

Tiểu thể

Phân

A: Chu kỳ hoại sinh


B, C: Chu kỳ gây bệnh
Chu kỳ hoại sinh

• Bào nang bị dịch tiêu hóa làm tan võ


• 4 nhân tự phân chia cùng nguyên sinh chất và tạo thành
8 amip nhỏ (thể minuta)
• Là amip nhiễm nhưng không gây bệnh
• Thể này chuyển thành thể bào nang và đào thải ra ngoài
môi trường theo phân.
Chu kỳ gây bệnh

• Trong ruột, chuyển thể từ minuta --> thể magna và gây


bệnh
2. Chu trình phát triển
 Excystation: sự thoát nang do dịch TH
 Mature cyst: nang trưởng thành

 Thành ruột bị tổn thương=>


thể ăn hồng cầu (magna): tiết ra: trypsin,
pepsin, hyaluronidase, ...=>
hoại tử, xuất huyết, sinh sản phân đôi,
tạo ổ áp xe => bội nhiễm =>
kích thích đám rối thần kinh ở ruột,
tăng co bóp, tiết chất nhầy, gây hội chứng
lỵ, phân nhầy và cơn đau thắt ruột
 Magna tống ra ngoài theo phân

 Từ thành ruột, thể magna tuần hoàn


theo máu đến gan, phổi, não...=> áp xe
3. Dịch tễ

• Nhiễm amip không có triệu chứng ở khắp nơi trên thế giới
• Amip gây bệnh gặp ở vùng nhiệt đới: Châu Á, nhất là bán
đảo Ấn độ, vùng Đông Nam Á
• Theo WHO, 10% dân số thế giới bị nhiễm, trong đó 10%
phát triển thành bệnh amip
• Ở VN, tỷ lệ nhiễm 2-6%, có nơi 25%. Tình hình kinh tế-xã
hội và vệ sinh kém quyết định phân bố amip.
3. Dịch tễ

• Entamoeba histolytica có thể gây dịch kiết lỵ, nhưng dịch


thường không rầm rộ, số người mắc tương đối ít và lây
lan chậm
• Bệnh nhiễm qua đường phân miệng. Người là nguồn
chứa bệnh. Ruồi, gián là trung gian truyền bệnh
• Thể hoạt động dễ chết khi ra khỏi ký chủ nên không có vai
trò truyền bệnh
• Bào nang là tác nhân làm phát tán bệnh, gây ô nhiễm thức
ăn, nước uống. Người bị nhiễm do ăn phải bào nang 4 nhân
từ thực phẩm hay nước uống hoặc do tay bẩn
3. Dịch tễ
• Bào nang có sức đề kháng cao, trong đất ẩm nó có thể
sống được vài tháng
• Các hoá chất thường dùng chlor, iode với nồng độ pha
trong nước cung cấp cho các thành phố không có tác
dụng với bào nang
• Sự khô ráo và nhiệt độ cao lại giết chết bào nang rất
nhanh, ví dụ: ở 55º C bào nang sẽ chết trong vài phút
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Amip ký sinh ở ruột già, chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu
hóa, nhưng amip còn có thể di chuyển ở các cơ quan
khác như gan, phổi, não…gây ra thể bệnh amip ngoài
đường ruột
• Biểu hiện của bệnh nhiễm amip tùy thuộc nhiều yếu tố như
chủng amip, sức đề kháng của cơ thể: đa số các trường
hợp nhiễm amip không có triệu chứng.
• Thể lâm sàng có thể cấp tính và mạn tính
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Bệnh amip đường ruột - thể cấp tính


 Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến vài tháng
 Bệnh khởi phát bằng một cơn đau bụng và tiêu chảy
 Hội chứng lỵ: Đau quặn theo khung đại tràng, gây cảm
giác phải đi tiêu. Đi tiêu 5-15 lần mỗi ngày, lúc đầu còn
có phân lẫn chất nhầy, về sau chủ yếu là nhầy lẫn máu,
lượng phân ít. Bệnh nhân không sốt.
 Thể tạng bình thường, nếu bệnh kéo dài, bệnh nhân
sẽ bị suy nhược, mất nước và sụt cân.
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Bệnh amip đường ruột - thể mạn tính


 Thường gặp sau nhiều cơn lỵ cấp tính, vách ruột hoá xơ
→ hệ TK ruột bị phá hủy → chức năng ruột không còn
bình thường
 Bệnh biểu hiện bằng một bệnh viêm đại tràng mãn tính:
đau bụng lâm râm, liên tục hay từng cơn. Người bệnh
suy nhược, sụt cân, biếng ăn, buồn nôn
 Xét nghiệm phân, có hoặc không có amip
 Soi trực tràng: niêm mạc teo. Tiến triển bệnh kéo dài và
khó chữa.
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

Viêm loét trực tràng


(hình miệng núi lửa)
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Bệnh amip vị trí khác


 Gan
 Bệnh amíp gan là một biến chứng thường xảy sau bệnh
amip đường ruột
 Amip có thể đi từ các sang thương ở đại tràng, theo đường
tĩnh mạch cửa vào gan
 Amip tạo thành nhiều ổ hoại tử nhỏ, các ổ này hoà vào
nhau tạo thành ổ áp xe to, thường khu trú ở thùy phải của
gan.
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Bệnh amip vị trí khác


 Gan
 Sốt cao
 Đau vùng hạ sườn phải, đau nhói khi hít vào
mạnh và đau xuyên lên vai phải
 Gan to (lách không to, không dịch, không vàng
da)
 Suy nhược thể tạng
 Đôi khi gan to có kèm theo hội chứng phổi -
màng phổi vùng hạ sườn phải.
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Bệnh amip vị trí khác


 Gan

Áp xe gan do amip
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Bệnh amip vị trí khác


 Màng phổi - phổi
 Thường là biến chứng của
bệnh amip ở gan. Amip đi từ
gan xuyên qua cơ hoành,
lên màng phổi và phổi, gây
tràn dịch màng phổi có thể
kèm theo viêm đáy phổi
phải
 Bệnh nhân khạc ra mủ màu
chocolat, hay bị bội nhiễm vi
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Bệnh amip vị trí khác


 Vết mổ hoặc quanh hậu môn, vết loét thường lan rộng
 Áp xe não thường là biến chứng của áp xe gan
 Gặp cơ quan khác: niệu sinh dục, lách, thận (hiếm)
4. Bệnh học và triệu chứng lâm sàng

• Chẩn đoán
• Phát hiện thể magna hoặc minuta trong phân
• Gan: chụp X quang, siêu âm, chọc dò hút mủ
• Ngoài ruột: ELISA
5. Điều trị

• Nguyên tắc:
 Sớm, triệt để
 Đặc hiệu, thích hợp từng giai đoạn
 Kết hợp thuốc đặc trị và kháng sinh, chứa biến chứng và
phòng biến chứng
5. Điều trị

• Tác động thể minuta: Diloxanide furamide, Iodoquynon


(Yodoxin), ...
• Tác động lên thể magna: Emetin (độc tính cao),
Dehydroemetin
• Hiện nay: Metronidazole và các thế hệ của
Metronidazole
6. Phòng bệnh

• Cá nhân: vệ sinh cá nhân


• Cho cộng đồng: tìm và điều trị người mang bào nang,
quản lý hợp vệ sinh, diệt các mô giới trung gian truyền
bệnh, không vứt rác bừa bãi

You might also like