You are on page 1of 71

VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN

MỤC TIÊU
1. Trình bày các nguyên nhân viêm đại tràng mạn.
2. Trình bày thể lâm sàng của viêm đại tràng do lao.
3. Trình bày thể lâm sàng của viêm đại tràng do amibe.
4. Trình bày thể lâm sàng của viêm loét đại tràng.
ĐẠI CƯƠNG
 Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn
tính ở đại tràng do nhiều nguyên nhân.
 Cần phân biệt với ung thư đại tràng, là một bệnh lý

cần can thiệp phẫu thuật.


NGUYÊN NHÂN
I. Các bệnh nhiễm:
1. Nhiễm khuẩn: Lao, Salmonella, Shigella.
2. Nhiễm ký sinh trùng: amibe, Giardia lambia.
3. Nhiễm nấm: Caldida, Aspergillus, Histoplasmosis,
Cryptococcus (hiếm).
4. Nhiễm siêu vi: Cytomegalovirus, Herpes simplex, HIV.
NGUYÊN NHÂN
II. Không rõ nguyên nhân:
1. Viêm loét đại tràng.
2. Bệnh Crohn.
NGUYÊN NHÂN
III. Nguyên nhân khác:
1. Viêm đại tràng giả mạc.
2. Viêm đại tràng do viêm túi thừa đại tràng.
3. Viêm đại tràng do tia xạ.
4. Viêm đại tràng vi thể.
5. Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ
GIẢI PHẪU BỆNH
I. Đại thể:
 Niêm mạc đại tràng: sung huyết, xơ hóa, màng
giả.
 Các tổ chức mô hạt.
 Túi thừa đại tràng.
 Dò tiêu hóa.
GIẢI PHẪU BỆNH
II. Vi thể:
 Tổn thương không đặc hiệu: chỉ thấy tình trạng
viêm nhưng không kết luận được nguyên nhân.
 Tổn thương đặc hiệu: kết luận được nguyên
nhân.
TRIỆU CHỨNG
I. Lâm sàng:
1. Đau bụng:
Đau dọc theo khung đại tràng.
Đau theo kiểu co thắt, quặn từng cơn.
2. Rối loạn đi cầu:
Táo bón, tiêu chảy đơn độc.
Táo bón xen kẽ tiêu chảy
3. Mót rặn, mót đi cầu:
Đại tràng dễ bị kích thích do tổn thương ở phẩn
thấp.
TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng:
4. Phân bất thường.
Số lượng.
Số lần.
Độ đặc lỏng.
Có nhầy, máu.
Khảo sát phân: hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn, vi
nấm, ký sinh trùng.
5. Biểu hiện toàn thân: sốt, đau khớp, đau cơ, viêm
gan.
TRIỆU CHỨNG
II. Khám lâm sàng:
Triệu chứng tùy theo nguyên nhân.
Khối u vùng hố chậu phải (lao manh tràng, u amip).
Thăm trực tràng: thủ thuật cần thiết trong mọi
trường hợp viêm đại tràng.
TRIỆU CHỨNG
III. Cận lâm sàng:
1. Khảo sát phân: Tìm tác nhân gây bệnh.
2. X quang đại tràng cản quang: Với kỹ thuật đối
quang képkhó bỏ sót tổn thương.
3. Nội soi kèm sinh thiết: giúp chẩn đoán chính xác
nguyên nhân.
4. Thăm dò tùy theo nguyên nhân.
CÁC THỂ LÂM SÀNG
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO
I. Sinh bệnh học:
Tác nhân gây bệnh: M. Tuberculosis.
Có thể là lao nguyên phát hay thứ phát.
Thường tổn thương ở vùng hồi manh tràng.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO
II. Triệu chứng lâm sàng:
1. Triệu chứng nhiễm lao chung.
2. Triệu chứng nhiễm lao tại chỗ:
 Lao hồi manh tràng:
Đau hố chậu phải âm ỉ, không lan hoặc đau quặn
bụng có gò cục.
Hội chứng bán tắc ruột (dấu hiệu Koeing).
Rối loạn đi cầu: thường tiêu chảy, phân nhày,
thỉnh thoảng có máu.
Khối u lao ở hố chậu phải, chắc, phẳng, không
đau.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO
II. Triệu chứng lâm sàng:
2. Triệu chứng nhiễm lao tại chỗ:
 Lao đại tràng ngang và lao đại tràng xuống:
Đau âm ỉ lan theo khung đại tràng.
Tiêu chảy xen kẽ táo bón.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO
III. Cận lâm sàng:
1. Khảo sát phân: nhuộm, cấy.
Tìm BK trong phân: thường không có giá trị
quyết định.
2. X quang khung đại tràng: tổn thương thường ở
hồi manh tràng, hồi tràng chỗ hẹp, chỗ phình,
manh tràng dày, cứng.
3. Nội soi khung đại tràng và sinh thiết: tìm tế bào
điển hình của lao.
4. Thăm dò các xét nghiệm nhiễm lao toàn thân.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO

Film from a barium enema of a patient with colonic tuberculosis


showing extensive involvement of the cecum and ascending and
transverse colon. The ulcerated, narrowed, ahaustral appearance is
typical of granulomatous infiltration of the bowel. (Courtesy of H. I.
Goldberg, MD, San Francisco, CA.)
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO

Photomicrograph of the colon of a patient with colonic


tuberculosis, showing granulomas in the mucosa and
submucosa.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO
IV. Biến chứng:
1. Tắc ruột.
2. Thủng.
3. Rò tiêu hóa.
4. Lao màng bụng.
5. Lao hạch ổ bụng.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
I. Sinh bệnh học:
 Tác nhân do Entamoeba histolytica.
 Mầm bệnh có thể ký sinh hoặc hội sinh.
 Kén amibe vào dạ dày, đến ruột non sẽ phóng thích
nhiều amibe nhỏ, đến ký sinh ở niêm mạc đại tràng,
ăn vi khuẩn và cặn bã thức ăn, nhân lên bằng cách
phân đôi.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
I. Sinh bệnh học:
 Amibe phá hủy niêm mạc bằng các men gây tiêu tế
bào, ăn hồng cầu và gây ra các vết loét.
 Các vết loét ở đại tràng thường có lỗ vào rất nhỏ,
khoét rộng vào niêm mạc.
 Tổn thương ở trực tràng gây mót rặn và tiết nhiều
chất nhầy.
 Lỵ cấp tái phái hoặc tái nhiễm, lỵ mạn.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
II. Triệu chứng lâm sàng:
 Đau bụng quặn từng cơn.
 Cảm giác mót rặn, mắc đi tiêu.
 Tiêu nhiều lần (5 – 15 lần/ngày), phân ít chứa
nhầy lẫn máu.
 Nếu kéo dài, tái phát nhiều, bệnh nhân sẽ đi cầu
thường xuyên.
 Sốt: do bội nhiễm vi trùng.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
II. Triệu chứng lâm sàng:
 Viêm đại tràng bùng phát (hiếm):
 Tiêu chảy máu nặng, sốt, đau khắp bụng dữ dội,
thường không có dấu hiệu bụng ngoại khoa.
 Tỉ lệ tử vong cao.
 Hay gặp hơn ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người
dùng corticosteroid.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
III. Cận lâm sàng:
1. Khảo sát phân: tìm thể hoạt động, kén amip, hồng cầu, bạch
cầu.
Nên lấy 3 mẫu phân vào những ngày khác nhau (amip được
thải vào phân không liên tục)
2. Nội soi đại tràng: tổn thương hình dấu ấn ngón tay (tổn
thương loét hình miệng núi lửa), sinh thiết.
3. X quang đại tràng: vết loét dạng cổ chai.
4. Huyết thanh chẩn đoán amibe: tìm kháng thể kháng amibe
trong máu bằng phương pháp miễn dịch học.
90% (+) (ít giá trị).
Hiệu giá kháng thể tăng gấp 4có giá trị chẩn đoán.
Kháng thể kháng amip có thể tồn tại nhiều tháng  nhiều
năm sau khi tiệt trừ.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE

Figure 1. Tissue destruction associated with E. histolytica infection. (a) An


example of amebic colitis, showing the presence of multiple ulcers. (b) A
side-view of the classical flask-shaped ulcer seen in amebic colitis. (c)E.
histolytica trophozoites (arrows) taken from an ulcer, showing the presence
of numerous ingested red blood cells.
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE
IV. Biến chứng:
• Áp xe gan.
• Áp xe não.
• U amibe.
• Thủng.
• Xuất huyết.
• Lồng ruột.
• Phình đại tràng nhiễm độc: hiếm, tử vong cao,
xảy ra trên bệnh nhân có dùng corticosteroid.
VIÊM TRỰC TRÀNG – ĐẠI TRÀNG XUẤT
HUYẾT (VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG)
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
I. Sinh bệnh học:
 Là tình trạng viêm niêm mạc trực tràng và đại
tràng.
 Trực tràng thường bị tổn thương, hiện tượng
viêm sẽ tiếp tục lan rộng đến các phần khác của đại
tràng.
 40 – 50% bệnh giới hạn ở trực tràng và đại tràng
sigma.
 30 – 40% tổn thương lan khỏi đại tràng sigma
nhưng không ảnh hưởng hết toàn bộ đại tràng.
 20% toàn bộ đại tràng bị tổn thương.
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
II. Triệu chứng lâm sàng:
• Đau bụng: đau âm ỉ, có cơn dữ dội dọc theo khung
đại tràng, đau nhiều ở vùng đại tràng di động như hố
chậu, trên rốn, đau giảm sau khi đi tiêu.
• Tiêu phân lẫn máu, có lúc tiêu toàn máu.
• Mót rặn.
• Biểu hiện toàn thân: viêm khớp, gan nhiễm mỡ,
viêm gan mạn thể hoạt động, viêm đường mật xơ
hóa nguyên phát, hồng ban dạng nút, viêm kết mạc,
viêm thận.
• Thăm trực tràng: bệnh nhân rất đau, găng dính máu
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
III. Cận lâm sàng:
1. X quang bụng không sửa soạn:
• Bình thường trong viêm nhẹ.
• Thấy mất các nếp và ruột ngắn lại.
• Viêm nặng: đại tràng ngang có thể giãn. (nếu dấu
hiệu này kèm với sốt, bạch cầu tăng, đau bụng
nhiều biến chứng phình đại tràng nhiễm độc).
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
III. Cận lâm sàng:
2. X quang khung đại tràng:
• Không nên thực hiện khi bệnh nhân trong tình trạng
cấp tính.
• Chuẩn bị ruột bằng dung dịch điện giải tốt hơn thụt
rửa.
• Giai đoạn đầu: x quang bình thường.
• Giai đoạn trễ: mất các nếp, phù niêm mạc, loét, giả
polyp, teo hẹp do xơ hóa.
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
III. Cận lâm sàng:
3. Nội soi đại tràng và sinh thiết.
4. Các khảo sát khác: miễn dịch dị ứng.
• Kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đa nhân
trung tính (pANCA).
• Kháng thể kháng Saccharomyces cerevisiae (ASCA).
• Tự kháng thể kháng tế bào dạng ly của biểu mô đại
tràng.
• Kháng thể kháng đại tràng.
• Tự kháng thể tụy.
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG
IV. Biến chứng:
Cấp:
• Xuất huyết nặng.
• Phình đại tràng nhiễm độc (đại tràng mất trương
lực và giãn).
• Thủng.
• Tắc ruột.
Lâu dài:
• Tái phát
• Ung thư hóa (5% sau 10 năm, 50% sau 35 năm).
BỆNH CROHN (VIÊM RUỘT TỪNG VÙNG)
BỆNH CROHN
I. Sinh bệnh học:
• Tổn thương tất cả các lớp của thành ruột.
• Xảy ra từng vùng suốt ống tiêu hóa, thường gặp ở
vùng hồi manh tràng.
• 30 - 40% tổn thương ở ruột non đơn thuần.
• 40 - 55% tổn thương ở ruột non và ruột già.
• 15 – 25% tổn thương ruột già đơn thuần.
BỆNH CROHN
II. Triệu chứng lâm sàng:
1. Đau bụng: đau âm ỉ hố chậu phải, không giảm sau đi
tiêu.
2. Tiêu chảy: Phân có lẫn máu (hiếm khi phân toàn
máu)
3. Sụt cân: 10 – 20% trường hợp
4. Sốt.
5. Khám bụng: phát hiện khối vùng hố chậu phải
6. Tổn thương hậu môn trực tràng: triệu chứng giống
lỵ.
7. Biểu hiện ngoài ống tiêu hóa.
BỆNH CROHN
III. Cận lâm sàng:
1. X quang bụng không sửa soạn: có thể thấy mất các
nếp và lòng đại tràng hẹp lại.
2. X quang đại tràng cản quang:
Hẹp ruột do xơ hóa hoặc phù nề.
Hình thành đường dò.
Tổn thương thường ở đoạn cuối hồi tràng, sự hiện
diện của những vùng tổn thương không liên tục
hoặc có kèm tổn thương ở ruột non  Crohn.
BỆNH CROHN
III. Cận lâm sàng:
3. X quang đường tiêu hóa trên và ruột non:
4. Nội soi đại tràng và sinh thiết:
5. Nội soi đường tiêu hóa trên.
6. Các khảo sát khác: miễn dịch dị ứng.
BỆNH CROHN
BỆNH CROHN

A, Multiple areas of narrowed small intestine are noted


(arrows) with a classic cobblestone appearance of the mucosa.
Note also the separation of bowel loops. B, A “string sign” is
noted in the right lower quadrant. This classic radiologic sign of
a markedly narrowed bowel segment amid widely spaced
bowel loops results from spasm and edema associated with
active inflammation rather than fibrostenosis
BỆNH CROHN
IV. Biến chứng:
1. Thủng.
2. Viêm phúc mạc.
3. Hẹp, tắc ruột.
4. Rò tiêu hóa.
5. Kém hấp thu.
6. Phình đại tràng nhiễm độc.
7. Ung thư hóa.
VIÊM ĐẠI TRÀNG MÀNG GIẢ
VIÊM ĐẠI TRÀNG MÀNG GIẢ
I. Sinh bệnh học:
• Tác nhân do Clostridium difficile, VK Gr (+), kỵ
khí, sinh độc tố (toxin A và B), +/- ở dạng bào tử
gây bệnh.
• Do sử dụng kháng sinh: dùng kháng sinh dài ngày
gây loạn khuẩn ruột.
• Do các chất khác: bismuth, thủy ngân, PPI, hóa trị
ung thư.
• Do chấn thương tâm lý (stress).
• Lây truyền qua đường phân miệng.
• Là nhiễm trùng BV thường gặp nhất (20 – 40%
BN nằm viện lâu ngày có C.D thường trú).
VIÊM ĐẠI TRÀNG MÀNG GIẢ
II. Triệu chứng lâm sàng:
• Bệnh bắt đầu 7 – 10 ngày sau dùng kháng sinh, có
thể thay đổi từ vài ngày đến 8 tuần.
• Đau bụng: thường ở vùng thấp như hố chậu trái,
đau bụng kiểu co thắt.
• Tiêu chảy nước.
• Có thể kèm sốt.
• Tổn thương thường ở đại tràng Sigma đau hố chậu
T, mót rặn.
VIÊM ĐẠI TRÀNG MÀNG GIẢ
III. Cận lâm sàng:
1. X quang đại tràng: viêm không đặc hiệu.
2. Nội soi: giả mạc màu trắng, niêm mạc viêm loét, dễ
chảy máu.
3. Xét nghiệm phân tìm toxin A và B của C. difficile.
4. Cấy phân: trong mội trường kỵ khí phân lập được
Clostridium difficile.
VIÊM TÚI THỪA
I. Đại cương:
• Thường gặp ở các nước phương tây, tỷ lệ bệnh
tăng theo tuổi.
• 30% dân số tuổi 60 và 80% dân số tuổi 80 bị bệnh
túi thừa đại tràng.
• Khoảng 90% bệnh nhân túi thừa đại tràng không
có triệu chứng.
VIÊM TÚI THỪA
II. Sinh bệnh học:
• Chế độ ăn: ít chất xơ gây bón.
• Do các điểm yếu của thành đại tràng.
• Theo tuổi: < 40 tuổi: < 10%, trên 60 tuổi: > 25%.
VIÊM TÚI THỪA
VIÊM TÚI THỪA
III. Triệu chứng lâm sàng:
1. Không triệu chứng.
2. Viêm túi thừa:
Đau bụng cấp (hố chậu trái hoặc hạ vị).
Sốt.
Tiêu chảy (phân nhày, máu)
Dấu viêm phúc mạc khu trú.
Sờ: khối u vùng bụng dưới (áp xe, đám quánh).
Nhu động ruột: tăng hay giảm.
Thẵm trực tràng: giúp ích định vị ổ áp xe hoặc
khối viêm.
VIÊM TÚI THỪA
IV. Cận lâm sàng:
1. Công thức máu:
Bạch cầu tăng, công thức chuyển trái .
Hồng cầu và Hb tăng phản ánh tình trạng cô máu.
2. Tổng phân tích nước tiểu: có thể thấy bạch cầu và
hồng cầu.
3. X quang bụng không sửa soạn: phát hiện tắc hoặc
liệt ruột (mực nước hơi), thủng (hơi tự do trong ồ
bụng).
VIÊM TÚI THỪA
IV. Cận lâm sàng:
4. Siêu âm bụng và khung chậu:
Phát hiện khối viêm hoặc áp xe.
Giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh khác.
5. Nội soi đại tràng:
Nếu không nghi ngờ thủng.
Nên thực hiện khi các triệu chứng đã giảm,
giảm dấu hiệu viêm phúc mạc khu trú.
6. X quang đại tràng cản quang: tốt nhất nên đợi khi
qua khỏi đợt viêm phúc mạc khu trú rồi mới thực
hiện.
VIÊM TÚI THỪA
IV. Biến chứng:
1. Xuất huyết túi thừa.
2. Áp xe.
3. Rò tiêu hóa.
4. Thủng gây viêm phúc mạc.
5. Xơ hóa gây teo hẹp.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
I. Ung thư đại tràng:
 YTNC:
• Cơ địa > 50 tuổi.
• Tiền căn gia đình bị ung thư đại trực tràng, polyp
đại tràng.
• Chế độ ăn nhiều béo, ít xơ, rượu, thuốc lá.
• Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
• Môi trường.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
I. Ung thư đại tràng:
 Triệu chứng: tùy thuộc vị trí tổn thương, mức độ di căn
của bệnh
• Tiêu máu đại thể hoặc vi thể.
• Thay đổi thói quen đi tiêu: bón, tiêu chảy, giảm
kích cỡ khuôn phân (tổn thương đại tràng trái),
cảm giác tiêu không hết phân.
• Thiếu máu, sụt cân, biếng ăn, gầy ốm.
• Khám: khối u.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
I. Ung thư đại tràng:
 Cận lâm sàng:
• Tìm máu ẩn trong phân.
• X quang đại tràng: hình khuyết hoặc hình hẹp
không đều.
• Nội soi đại tràng và sinh thiết: phát hiện u dạng
sùi, dạng thâm nhiễm hoặc dạng loét, dễ chảy máu
khi va chạm.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
II. Bệnh lý đại tràng chức năng:
 Tên gọi khác: hội chứng ruột co thắt, hội chứng ruột
kích thích, viêm đại tràng co thắt…
 Cơ địa: nữ 30 – 50 tuổi.
 Yếu tố tâm lý, thần kinh dễ xúc động.
 Thường xuất hiện sau nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu
vi.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
II. Bệnh lý đại tràng chức năng:
 Tổng trạng còn tốt.
 Triệu chứng:
• Đau quặn bụng, táo bón, tiêu chảy, táo bón xen kẽ
tiêu chảy. Đau bụng thường xuất hiện sau khi ăn
và giảm sau khi đi tiêu.
• Triệu chứng kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.
• Phân có thể có chất nhầy nhưng không có máu.
• Nhu động ruột tăng nhưng hiếm khi gây khó chịu
làm bệnh nhân thức giấc vào ban đêm.
• BN có thể kèm ợ hơi, khó tiêu.
 Cận lâm sàng: không có tổn thương thực thể.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
III. Hội chứng kém hấp thu:
 Căn nguyên: cắt dạ dày, ruột; nối dạ dày – ruột,
viêm tụy mạn, hội chứng ruột ngắn, đái tháo đường,
hội chứng cận ung…
 Triệu chứng:
• Tiêu chảy, tiêu phân mỡ.
• Thường xuyên đi tiêu cả ngày lẫn đêm, lượng
nhiều, nhiều nước.
• Đầy bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu vùng bụng.
• Sụt cân nhiều.
• Chậm phát triển ở trẻ em.
• Phù, thiếu máu, chuột rút, dễ bị chảy máu.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
III. Hội chứng kém hấp thu:
 Cận lâm sàng:
• X quang ruột non: mất hình răng cưa (do nhung
mao ruột bị phá hủy).
• Sinh thiết niêm mạc ruột non.
• Phân: đạm > 1,5g/l, mỡ > 3,5g/l.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
I. Các biện pháp chung:
 Tiết chế ăn uống: tránh các chất kích thích niêm mạc
đại tràng (chất béo, mỡ, rau sống).
 Điều chỉnh tình trạng đi tiêu.
 Điều trị hỗ trợ: an thần, điều hòa nhu động ruột.

II. Điều trị theo nguyên nhân.


KẾT LUẬN
Viêm đại tràng mạn ở Việt Nam:
 Nguyên nhân thường gặp: do nhiễm amibe, lao.

 Trong chẩn đoán cần lưu ý phân biệt, loại trừ sớm

ung thư đại tràng.

You might also like