You are on page 1of 79

TIÊU CHẢY NHIỄM TRÙNG

TS. BS. Hà Vinh


Bộ môn Nhiễm
9/2019
Mục Tiêu:
1. Trình bày được định nghĩa và phân loại tiêu
chảy.
2. Mô tả được dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của
các bệnh tiêu chảy nhiễm trùng.
3. Mô tả được các biểu hiện lâm sàng của tiêu
chảy nói chung và của các bệnh tiêu chảy do các
tác nhân vi sinh thường gặp.
4. Đánh giá được các mức độ mất nước và điện
giải. Biết cách bù nước – điện giải phù hợp.
5. Trình bày được chỉ định kháng sinh. Biết cách
tư vấn thân nhân/người bệnh về các biện pháp
phòng bệnh tiêu chảy và về dinh dưỡng bệnh
nhân tiêu chảy.
Tiêu Chảy Nhiễm Trùng =
Infectious Diarrhea =
Infectious Diarrheal Diseases
= Acute Gastro-enteritis
Tiêu chảy có phải là vấn đề y tế?
Viêm phổi 18%
760.000 trẻ dưới
Tiêu chảy 11%
5 tuổi chết vì
tiêu chảy mỗi
năm
Số liệu 2015
www.thelancet.com/infection Vol17 September 2017
Năm 2015 số liệu ước tính toàn thế giới mọi
lứa tuổi có 1.310.00 người chết vì tiêu chảy
Trẻ dưới 5 tuổi có 499.000 tử vong vì tiêu
chảy
Tiêu chảy đứng hàng thứ nhì (sau viêm
phổi) gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi
Tác nhân gây tử vong nhiều nhất là
Rotavirus (199.000), tiếp theo là Shigella
spp. (164.300) và Salmonella spp (90.300)
Tử v0ng do tiêu chảy
Tiêu chảy là gì ?
Định Nghĩa Tiêu Chảy
1. Tiêu phân nước (lỏng) không thành khuôn ≥ 3 lần/24
giờ
 Giữ hình dạng của vật chứa
 Với trẻ sơ sinh bú mẹ số lần đi tiêu bình thường đã hơn 3 lần

 “tiêu chảy” sẽ dựa trên tính chất phân lỏng hơn bình
thường, nhiều hơn bình thường
2. Tiêu đàm máu: chỉ cần 1 lần là được xếp vào nhóm
“tiêu chảy”!

Đây là “định nghĩa cas bệnh” (case definition) của Tổ


Chức Y Tế Thế Giới nhằm giúp các báo cáo và đánh giá
về tiêu chảy có thể so sánh được với nhau.
Định nghĩa Tiêu chảy dựa trên sinh lý học
Lượng dịch đổ vào ống tiêu hóa
mỗi ngày:
 TRỪ ĐI
Lượng dịch được hấp thu vào
cơ thể từ lòng ống tiêu hóa
= Lượng dịch còn lại trong phân :
# 150g/ngày
  khi lượng dịch trong phân
nhiều hơn 200g/ngày (#200ml/người
lớn, #5ml/kg/trẻ em)

 tiêu chảy
Tiếp Cận
Các Bệnh Tiêu Chảy
Tiêu Chảy
là một hội chứng,
Có thể do nhiều loại tác nhân khác nhau gây
ra

Tác nhân
vi sinh vật
Tiêu Chảy
Tác nhân Nhiễm
Tiêu Chảy
không là trùng
Không
vi sinh vật nhiễm
trùng
Tiêu Chảy nhiễm trùng:
nhiễm trùng tiêu hóa có triệu chứng tiêu
chảy nổi bật, do các tác nhân vi sinh vật :
Tiếp Cận  Siêu vi : Rotavirus , Norovirus,
Tiêu Chảy  Vi trùng: Shigella, Salmonella non-Typhi, E.coli

(EPEC, ETEC, EAEC, EIEC, EHEC),


theo Campylobacter
tác nhân  Ký sinh trùng: Amip, Cryptosporidia, Giardia ...

và vi nấm
gây bệnh
Tiêu Chảy không nhiễm trùng:
do các nguyên nhân khác :
 rối loạn nội tiết (cường giáp), dinh dưỡng (cho
ăn dặm sớm), phản ứng tại chỗ (thai ngoài tử
cung vỡ), …
 Tiêu chảy phản ứng do các nhiễm trùng ngoài

ruột (viêm phổi, viêm tai giữa…)


Tiếp Cận Tiêu Chảy
Theo thời gian bị bệnh

TC Cấp TC Kéo dài TC Mạn


≤ 14 ngày > 14 ngày > 30 ngày

Mất nước –
điện giải,
nhiễm trùng
Suy
huyết dinh dưỡng

Tiêu chảy cấp không phải là một chẩn đoán bệnh, không có mã ICD
Tác nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng
Virus Rotavirus 30% - 45%

Norovirus 8% - 15%

Vi trùng Shigella 3% - 9%

Salmonella 3% - 7%

Campylobacter 4%

E.coli 1% - 9%

C.difficile 0,5%

Ký sinh trùng Cryptosporidium 0,5%

E.histolytica 0,2%

Không phát hiện 25% - 40%

Số liệu tổng hợp từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh


Cơ Chế Tiêu Chảy
Tiêu chảy do tăng tiết:
do ngoại độc tố của vi trùng tả hoặc của ETEC

Lòng ruột

Tế bào
niêm mạc
ruột

Thành ruột
Tiêu chảy do kém hấp thu:
do (1) vi trùng/ký sinh trùng bám vào bờ
bàn chải tế bào niêm mạc ruột, hoặc (2)
vi-rut làm chết mất lớp tế bào niêm mạc
ruột => giảm diện tích hấp thu
Lòng ruột

Rotavirus
E. coli bám dính EAEC
Tiêu chảy do xâm lấn:
Shigella, Salmonella non-Typhi

Sơ đồ cơ chế gây bệnh bằng cách xâm lấn của Shigella
Tiêu chảy phân tiết:
do ngoại độc tố của VT Tả, ETEC, Shigella, Rotavirus
(NS4)
Tiêu chảy do kém hấp thu:
Tiếp Cận Rotavirus, Norovirus
EPEC, EAEC, EAggEC

Tiêu Chảy Cryptosporidium, Giardia


 Hậu quả của kém hấp thu là tăng thẩm thấu trong lòng
theo ruột -> hút nước theo gây tiêu chảy => còn gọi là Tiêu
chảy thẩm thấu
cơ chế gây Tăng nhu động ruột cũng làm giảm hấp thu nên gây
tiêu chảy
bệnh Tiêu chảy xâm lấn:
Shigella, Salmonella non-Typhi, EIEC đi qua khỏi lớp
niêm mạc đến lớp dưới niêm mạc gây phản ứng viêm tại
chỗ: tăng tính thâm mao mạch/vỡ mạch máu gây tiêu
đàm máu

Một tác nhân có thể gây bệnh bằng nhiều cơ chế khác nhau:
- Rotavirus: cơ chế kém hấp thu + cơ chế phân tiết (NS4)
- Shigella: cơ chế phân tiết do ngoại độc tố + cơ chế xâm lấn
Tiêu chảy có viêm:
Bạch cầu máu tăng, CRP tăng,

Tiếp Cận có bạch cầu trong phân


 Do vi trùng xâm lấn / bám dính
Tiêu Chảy gây ra
theo
sinh lý bệnh Tiêu chảy không viêm:
Bạch cầu máu không tăng, CRP
bình thường, không có bạch
cầu trong phân:
 Do siêu vi trùng
 Hoặc vi trùng không xâm lấn
Chẩn Đoán
Dựa vào:
Lâm sàng
Dịch tễ
Xét nghiệm
Lâm Sàng
Chẩn Đoán tác nhân gây bệnh: virus hay vi
trùng? Vi trùng xâm lấn hay không? Có gây
viêm hay không?
Để quyết định:
 - Dùng kháng sinh hay không,
 - Báo dịch?
Chẩn đoán biến chứng:
 Đánh giá mất nước: để quyết định phương cách
bù dịch
 Đánh giá thiếu chất điện giải (hạ Kali máu)
Những biểu hiện của tiêu chảy:
Khát nước
Uống nước háo hức
Môi khô
Mắt trũng
Dấu véo da / CRT trở về chậm
Mạch nhanh
Hạ huyết áp
Sốc
Bụng chướng (liệt ruột cơ năng) và đi lại
yếu (yếu cơ) là biểu hiện của hạ Kali máu.
Những biểu hiện theo tác nhân gây bệnh
• Sốt: do virus, do vi trùng
• Ói: do virus gây ra, cũng có thể do vi trùng.
• Viêm long hô hấp / hồng ban do rotavirus.
• Mùi phân tanh thường gặp trong các trường hợp tiêu chảy do vi
trùng (như bệnh tả, bệnh do Shigella)
• Đau bụng quặn (trẻ nhỏ: khóc khi đi tiêu), mót rặn thường gặp
trong các trường hợp tiêu chảy do vi trùng xâm lấn ruột già (như
do Shigella)
• Bệnh cảnh mất nước nặng: thường do Rotavirus, dịch tả
Dịch tể học
Phần lớn các bệnh tiêu chảy là bệnh tản phát xảy ra
quanh năm,
Một số có thể gây thành dịch:
bệnh dịch tả,
tiêu chảy do rotavirus (~ tiêu chảy mùa đông)
tiêu chảy do norovirus: tiêu chảy trên du thuyền
Thường gặp trẻ dưới 5 tuổi
Rotavirus : thường gặp nhất ở trẻ từ 7 đến 24 tháng
Norovirus: mọi lứa tuổi
Lỵ a-mip: người lớn
Trẻ bú mẹ ít bị tiêu chảy hơn trẻ bú bình
Cận Lâm Sàng
Máu:
 Đếm tế bào máu toàn bộ: chú ý số lượng bạch cầu đa nhân trung tính để đánh
giá tình trạng viêm:
 Điển hình BC máu tăng trong tiêu chảy do vi trùng xâm lấn, không tăng trong

tiêu chảy do siêu vi


 Đo C-reactive protein máu (CRP) cũng có thể đánh giá tình trạng viêm

 Ion đồ (Na+, K+), BUN, Creatinine máu: đánh giá mức độ ảnh hưởng của
tiêu chảy lên cơ thể người bệnh:
 Thường có thể thấy hạ Kali máu

 Suy thận cấp (BUN & Creatinine tăng) thường chỉ gặp ở người già

Phân:
 Soi tìm Hồng cầu, Bạch cầu, Ký sinh trùng đường ruột
 Soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen tìm phẩy trùng dạng tả nếu nghi

dịch tả
 Cấy phân + kháng sinh đồ trong trường hợp tiêu đàm máu hoặc nghi

dịch tả
1a/ Chẩn đoán ban đầu theo tính chất phân:
Tiêu chảy cấp

Tiêu đàm
Tiêu phânnước
máu

Tiêu chảy
kéo dài
Tiêu Chảy không xâm Tiêu chảy xâm lấn

– Shigella,
Shigella,
lấn: –
– Salmonella,
Salmonella,
– Tiêu chảy do phân tiết:
– –
– Campylobacter,
Campylobacter,
Tả, ETEC, Rotavirus –
– E.coli
E.coli xâm
xâm lấn
lấn ruột
ruột
– Tiêu chảy do kém hấp
– – Amip • Tiêu chảy do ký sinh trùng
thu: Rotavirus, Giardia, Cryptosporidia
Norovirus, EPEC, EAEC • Tiêu chảy do vi trùng trị
không dứt (EAEC)
1b/ Sau khi có kết quả xét nghiệm: chẩn đoán
bệnh theo cơ chế viêm/xâm lấn hay không
Máu:
-BC tăng/Đa nhân tăng
-CRP/Procalcitonin tăng
Tiêu chảy
có viêm
Phân soi:
-Có BC± Có HC
Trường Tiêu chảy
hợp còn lại không viêm
Rotavirus: chủ yếu gây bệnh ở trẻ nhỏ (nhiều nhất
ở lứa tuổi 7-24 tháng): ói - tiêu lỏng, hay đi kèm
viêm long hô hấp
Norovirus: xuất hiện ngày càng nhiều, có thể gây
thành dịch (ký túc xá, du thuyền) ở trẻ em và lứa
tuổi thanh niên: ói nhiều + tiêu lỏng
Shigella: hiện nay nhiều nhất là S.sonnei, sau đó
S.flexneri: lúc đầu tiêu phân nước, sau tiêu
đàm/máu.
Salmonella không Typhi (Non-Typhi Salmonella
viết tắt NTS): không phải nhóm gây bệnh thương
hàn, nhóm Salmonella này có ở động vật rồi lây
sang người, chỉ gây tiêu chảy và nhiễm trùng
huyết, ở trẻ em và người suy giảm miễn dịch.
E.coli gây bệnh đường ruột gồm 6 nhóm:
 EPEC (EnteroPathogenic E.coli) gây tiêu lỏng ở trẻ em
 EAggEC (EnteroAggregative  E.coli), và
 DAEC (Diffusely Adherent E. coli) gây tiêu lỏng kéo dài
 ETEC (EnteroToxigenic  E.coli) gây tiêu chảy khách du lịch và
trẻ em
 EIEC (EnteroInvasive E.coli) gây tiêu đàm máu như Shigella
 EHEC (EnteroHemorrhagic   E.coli) còn gọi là Shiga toxin-
producing E. coli (STEC) hoặc Verocytotoxin-producing E.
coli (VTEC)  gây tiêu chảy phân máu kèm suy thận tán huyết
Chẩn Đoán xác định tác nhân
Thông thường không cần thiết:
Chỉ cần thiết trong bệnh Dịch tả để báo dịch/ chống
dịch
Tả, Shigella, Salmonella: cấy phân
Rotavirus: test nhanh bằng que thử
  chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu giám sát hơn là cho
điều trị
2/ Chẩn đoán biến chứng:
Mất nước:
Phân độ mất nước

Hạ Kali máu:


Chướng bụng
Phân loại mất nước
3 mức độ ( Hướng Dẫn của Bộ Y Tế)

Sốc giảm thể tích


IMCI Handbook 2010
Phân độ mất nước của Tổ chức Y tế Thế giới 2013
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs330/en/

Ba mức độ mất nước:


1. Mới mất nước: không có triêu chứng
hoặc dấu hiệu
2. Mất nước trung bình:
- Khát
- Bứt rứt, kích động
- Giảm đàn hồi da
- Mắt trũng
3. Mất nước nặng:
- Các triệu chứng nặng thêm
- Sốc: ý thức suy giảm, không có nước tiểu,
da xanh, tay chân lạnh ẩm, mạch nhanh
nhẹ, huyết áp thấp hoặc không đo được.
3 mức độ mất nước
(BV Bệnh nhiệt đới)
Mất nước nhẹ Mất nước trung bình Mất nước nặng
(<3% thể trọng) (3-9% thể trọng) (> 9% thể trọng)
. Không có dấu hiệu thực .Niêm mạc miệng khô. Các dấu hiệu ở nhóm có mất nước
thể, chỉ khát nước. .Mắt trũng (khóc ít hoặc trung bình tăng thêm cộng với:
không nước mắt). .Giảm tưới máu ngọai vi (
.Tình trạng tri giác có biến taychânlạnh, tái; Véo da
đổi (ngủ gà hoặc kích /CRT>2 giây).
thích). .Mạch nhanh nhẹ,
.Thở sâu (kiểu toan huyết). .Huyết áp hạ hoặc kẹp hoặc=0.

 Trong mỗi cột độ nặng tăng dần từ trên xuống dưới


 CRT: Thờigian làm đầy mao mạch (capillary refill time)
 Dựa theo và sửa đổi từ: Armon K. et al, An evidence and consensus based guideline for
acute diarrhoea management, Arch. Dis. Child. 85:132-142, 2001
Mắt trũng
Dấu mất nước Môi khô
Nếp véo da kéo dài > 2 giây
Hạ Kali máu
Bụng chướng, gõ vang, âm ruột mất
Yếu cơ (đứng và đi khó khăn)
ECG mất sóng T
Chẩn Đoán Phân Biệt
Tiêu Chảy sau Kháng Sinh:
Bệnh sử đang dùng KS phổ rộng > 5 ngày
Tiêu Chảy do phản ứng các nhiễm trùng khác:
Viêm họng, Viêm tai giữa, viêm phổi
Bệnh ngoại khoa :
Lồng ruột => khóc thét từng cơn  ói nhiều chứ
không tiêu lỏng  sau đó xuất hiện tiêu có máu
Thai ngoài tử cung vỡ (Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ):
đau bụng, ói, tiêu lỏng, da xanh niêm nhạt, sốc
Bệnh Nội khoa:
Cường giáp
Điều Trị
Mục Đích Của Điều Trị
Hết triệu chứng bệnh
Không để bị Suy dinh dưỡng
Không cho lây lan mầm bệnh ra
cộng đồng
Những tiến bộ quan trọng
trong xử trí tiêu chảy nhiễm trùng
1. Bù nước – điện giải bằng đường uống
ORS cổ điển <> ORS thẩm thấu thấp
2. Kháng sinh Ciprofloxacin
3. Bổ sung kẽm (Zn)
4. Văc-xin ngừa Rotavirus
5. Tiếp tục bú/ăn uống không kiêng cữ
ORS Dung Dịch Bù Nước Đường Uống
Hai phát hiện quan trọng làm cơ sở lý
thuyết cho việc bù nước và điện giải bằng
đường uống:
Việc hấp thu nước và điện giải ở ruột non
vẫn còn hoạt động khi bị tiêu chảy (
không cần phải để cho ruột nghỉ ngơi)
 Hấp thu nước và điện giải ở ruột non qua
cơ chế đồng vận chuyển Glucose và Natri
(co-transport) xảy ra ở tế bào niêm mạc ruột
 Na-Glucose co-transporter (SGLT1), Glucose transporter 2 (GLUT2)
Hai Loại ORS
ORS cổ điển sản xuất từ đầu thập niên 1980’
Đã cứu hàng triệu bệnh nhân tiêu chảy trên toàn thế
giới
Nhược điểm:
 Không rút ngắn thời gian tiêu chảy,
 Số lượng phân có khi nhiều hơn không uống ORS

 Trẻ con ít chịu uống


 Trẻ hay bị ói khi uống ORS làm cha mẹ mất niềm tin
Nhiều loại ORS được thử nghiệm để
khắc phục các nhược điểm đó:
ORS nước gạo
ORS bột chuối
ORS ngũ cốc…
Từ 2004 UNICEF và WHO đã chọn
ORS thẩm thấu thấp
Lợi ích của ORS thẩm thấu thấp
Giảm lượng phân thải ra 25%
Tỉ lệ nôn ói giảm 30%
Tỉ lệ trẻ cần truyền dịch tĩnh mạch giảm 30% so
với nhóm dùng ORS cổ điển
So sánh ORS mới và ORS cổ điển
Tiêu chảy

Mắt trũng, Không


Mất nước nhẹ
véo da về
chậm

M ,HA=0 Không
Mất nước
M nhẹ HA hạ, ORS uống
trung bình
CRT>2giây

Không
Ói
Có nhiều

Mất nước nặng Truyền dịch TM


Kháng Sinh
Ciprofloxacin
Trước kia vì lo sợ các Fluoroquinolone (FQ) làm
hư sụn của trẻ em nên FQ bị chống chỉ định ở trẻ
em.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ khuyến cáo dùng
nalidixic acid cho các trường hợp Lỵ trực trùng do
Shigella kháng thuốc
 Thực sự trên các con vật non trong phòng thí

nghiệm Nalidixic acid cũng làm hư sụn khớp


như các Fluoroquinolone thôi!
Kháng Sinh: Ciprofloxacin
Nghiên cứu của BV Bệnh Nhiệt Đới (Bethel et al )
trên trẻ bịnh thương hàn điều trị với
Ciprofloxacin hoặc Ofloxacin đều không thấy tác
hại tới sụn, khớp, hay sự tăng trưởng chiều cao
cân nặng của trẻ em (theo dõi sau 2 năm ở Kiên
Giang )
Ciprofloxacin
Từ 2004 WHO và từ 2009 Bộ Y Tế Việt nam chính
thức khuyến cáo dùng Ciprofloxacin điều trị lỵ
trực trùng do Shigella,
Bộ Y Tế
Kháng Sinh Trị Tiêu Chảy Nhiễm Trùng
Chọn một trong 3 nhóm (dùng 3 ngày)

1. Fluoroquinolone:
Ciprofloxacin 30mg/kg/ ngày chia 2 lần
Hoặc Norfloxacin 25mg/kg/ngày chia 2 lần
Hoặc Ofloxacin 15mg/kg/ngày chia 2 lần
2. Azithromycin 20mg/kg/ngày uống 1 lần
3. Ceftriaxone 50-100mg/kg/ngày tiêm mạch 1 lần khi
có chỉ định (thất bại với KS uống hoặc không uống
được)
Thay đổi tính kháng thuốc của Shigella qua 15 năm
1995-6 , 2000-2002, 2006-8 và 2009-10
Shigella kháng 3 thuốc cổ điển

120
Ampicillin
100
Cotrimoxazole
80
Chloramphenicol
%

60

40
Shigella kháng Nalidixic acid
20
120
Kháng NA
0 Nhạy NA
100
1995-96 2000-02 2006-08 2009-10
80
Năm

%
60

40

20

0
1995-96 2000-02 2006-08 2009-10
Năm
Kháng sinh chọn lựa tùy theo tính nhạy
cảm của vi trùng gây bệnh
 sẽ thay đổi theo thời gian và khu
vực.
Vì vậy cần làm nghiên cứu giám sát:
Thay đổi về tác nhân gây bệnh
Và tính nhạy/kháng của tác nhân gây
bệnh với kháng sinh.
Chỉ Định Kháng Sinh
2 chỉ định bắt buộc:
Dịch tả
Tiêu đàm máu (Lỵ trực trùng)
Những trường hợp khác tùy từng trường hợp cụ
thể:
Tiêu chảy có viêm, có vi trùng xâm lấn  dùng
kháng sinh
Tiêu chảy


Tiêu đàm
máu

Không


Đau
bụng/rặn

Không

BC máu Có Tiêu chảy do vi


cao trùng xâm lấn

Không


BC phân

Không

Tiêu chảy siêu vi hoặc do


vi trùng không xâm lấn
Kẽm (Zn)
Trẻ em tiêu chảy phần lớn ở các nước đang phát
triển  đại đa số bị thiếu kẽm
Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy:
Rút ngắn thời gian tiêu chảy
Phòng ngừa tiêu chảy trở lại trong vòng 3 tháng
Kẽm (Zn)
Dinh Dưỡng
Giống như việc hấp thu Natri và Glucose,
việc hấp thu các chất dinh dưỡng trong
thức ăn vẫn diễn ra khi có tiêu chảy
Vì vậy tiếp tục cho trẻ ăn/ uống sữa là
cách làm cho trẻ ít bị nguy cơ suy dinh
dưỡng sau tiêu chảy  không kiêng ăn
Sữa Không Lactose
Các trẻ nhỏ tiêu chảy do virut
(Rotavirus) sau 5-7 ngày có
thể bị thiếu lactase tạm thời
Ưống sữa có lactose  không
tiêu hóa và hấp thu được sẽ
làm tiêu chảy không hết
==> lúc này nên dùng sữa
không có lactose.
Các Thuốc Điều Trị Phụ Trợ
Thuốc được phép lưu hành trên thị trường
Chưa được chính thức khuyến cáo:
Vì tốn thêm tiền
Có thể khiến thân nhân xao lãng ORS
Hiệu quả chưa được chứng minh mạnh mẽ
Racecadotril
Chất kháng tiết do ức chế men enkephalinase => bảo
tồn vai trò chống xuất tiết của enkephalins tại ruột
Tác dụng trong các trường hợp tiêu chảy do xuất tiết:
Giảm lượng phân
Rút ngắn thời gian tiêu chảy
Probiotics
Được sử dụng rộng rãi
Rút ngắn thời gian tiêu chảy trong
bệnh do Rotavirus và
tiêu chảy sau kháng sinh
Chỉ mới có 2 chủng được xác nhận có giá trị là
Lactobacillus GG và Saccharomyces boulardii
Smectite
Dùng nhiều ở người lớn
Trẻ em:
Bộ Y Tế không khuyên dùng
 Tiêu chảy siêu vi: nghiên cứu ở Malaysia và Peru
thấy giảm lượng phân thải ra
Cần nhiều nghiên cứu nữa
Thuốc chống ói
Domperidone
Domperidone được dùng nhiều trong trường hợp trẻ
bị ói:
Nghiên cứu gần đây thấy chẳng có tác dụng làm giảm ói
cho trẻ bị viêm dạ dày-ruột!
 Nguồn: Kita F, et al. “Domperidone With ORT in the Treatment of
Pediatric Acute Gastroenteritis in Japan: A Multicenter, Randomized
Controlled Trial.” Asia Pac J Public Health. 2012 Jan 10
Thuốc chống ói
Ondansetron
Ondansetron là chất đối kháng thụ thể 5-HT3 của
serotonin
Nhiều BS Âu Mỹ dùng trị ói trẻ em
liều duy nhất
 2mg (8-15 kg)
 4mg (15-30 kg)

 6mg (>30 kg)

Chưa đủ chứng cứ thuyết phục


Ý kiến chung:
Giảm nhập viện nhưng kéo dài tiêu chảy!
DỰ PHÒNG
1. Vệ Sinh Cá Nhân:
Cả mẹ (người chăm
sóc) và bé
Rửa tay với nước và xà
phòng
 Trước khi pha chế đồ ăn,
 trước khi ăn,
 sau khi làm vệ sinh trẻ ,
 sau khi đi vệ sinh
 2. Bú Mẹ ít nhất trong 6
tháng đầu, kéo dài đến
sau 12 tháng tuổi

3. Ăn dặm từ 6 tháng


tuổi
4. Vắc-xin:
 Ngừa Rotavirus
 Rotarix hoặc Rotavin-M1 (2 liều: liều đầu tiên từ 6 tuần
tuổi. Khoảng cách giữa mỗi liều ít nhất là 4 tuần. Nên hoàn
thành việc uống phòng trong vòng 24 tuần tuổi )
 Rotateq (3 liều: liều RotaTeq đầu tiên khi trẻ được
khoảng 7,5-12 tuần tuổi; những liều tiếp theo cần cách
nhau tối thiểu 4 tuần. Liều thứ ba cần được hoàn thành
trước khi trẻ được 32 tuần tuổi)
Ngừa dịch tả
 Vắc-xin tả uống Sanchol khi có dịch (phiên bản
vắc-xin này ở Việt Nam là mORCVAX)
 2 liều cách nhau ít nhất 2 tuần

Ngừa sởi : gián tiếp ngừa tiêu chảy vì tiêu


chảy là một biến chứng nguy hiểm của sởi
 2 liều (9 tháng, 18 tháng)
Tài Liệu Tham Khảo
 1. Armon K. et al., An evidence and consensus based guideline for acute diarrhoea management, Arch. Dis. Child.
85:132-142, 2001
 2. King CK. et al., Centers for Disease Control and Prevention.
Managing acute gastroenteritis among children: oral rehydration, maintenance, and nutritional therapy, MMWR
Recomm Rep. 21;52(RR-16):1-16, Nov. 2003
 3. World Health Organization, “The Treatment of diarrhoea: a manual for physicians and other senior health workers”.
- 4th rev., Geneva, 2005.
 4. Bộ Y tế, “Hướng dẫn Xử trí Tiêu Chảy Nhiễm Trùng Ở Trẻ Em”, Hà Nội, 2009.
 5. Blessmann J, et al., Epidemiology of amebiasis in a region of high incidence of amebic liver abscess in central
Vietnam. Am J Trop Med Hyg.  66(5):578-83, May 2002.
 6. Nguyen, T. V., et al, “'Etiology and epidemiology of diarrhea in children in Hanoi, Viet Nam”, Int J Infect Dis, 10 (4),
298-308, 2006.
 7. Schroeder, G. N. and Hilbi, H., “Molecular pathogenesis of Shigella spp.:
controlling host cell signaling, invasion, and death by type III secretion”,
Clin Microbiol Rev, 21 (1), 134-56, 2008.
 8. Vinh H, et al.
A changing picture of shigellosis in southern Vietnam: shifting species dominance, antimicrobial susceptibility and cli
nical presentation.
BMC Infect Dis.;9:204, 15Dec 2009.
 9. Vinh, H. “Chapter 3: Acute Childhood Diarrhoea: Shigella versus Rotavirus” trong “The changing epidemiology,
clinical syndrome and antibiotic resistance patterns of shigellosis in Vietnamese children”, PhD thesis, The Open
University, UK, August 2010.
 10. WHO, Diarrheal diseases, Fact sheet No.330, April 2013, http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs330/en/
Truy cập 21/12/2014.
 11. European Society for Paediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition/European Society for Paediatric
Infectious Diseases Evidence-based Guidelines for the Management of Acute Gastroenteritis in Children in Europe:
Update 2014. J Ped Gastroentero Nutr 59 (1): 132–152 , July 2014
 12. Katherine LA et al., The epidemiology and aetiology of diarrhoeal disease in infancy in southern Vietnam: a birth
cohort study. Int J Infect Dis. . pii: S1201-9712(15)00074-0, Mar 23 2015
 13. Thompson CN et al., A prospective multi-center observational study of children hospitalized with diarrhea in Ho
Chi Minh City, Vietnam. Am J Trop Med Hyg. pii: 14-0655, Mar 23 2015
nhikhoanhietdoi.blogspot.com

bshavinh@gmail.com

You might also like