You are on page 1of 55

Aesthic

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN


NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG
TIẾT NIỆU
NHÓM 3
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: BS VŨ
Mục tiêu bài học:
• Định nghĩa, phân loại, xác định các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ
của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
• Triệu chứng lâm sàng, các thể bệnh trên lâm sàng và cận lâm sàng
của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
• Biện luận được kết quả cấy nước tiểu
• Chẩn đoán xác định các loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường
gặp
• Chẩn đoán biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
• Tiếp cận bệnh nhân với các triệu chứng đường niệu.
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI
1. ĐỊNH NGHĨA

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu(NKĐTN) : là


hậu quả gây ra bởi sự xâm nhập của các
VSV vào nước tiểu và các mô của bất cứ
thành phần nào của hệ thống tiết niệu, từ
lỗ niệu đạo đến vỏ thận.
* Một số định nghĩa khác:

- NKĐTN không triệu chứng : là khi cấy nước tiểu thỏa tiêu chuẩn về số
lượng vi khuẩn nhưng không có bất kì dấu hiệu hay triệu chứng gì của
nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- NKĐTN có triệu chứng: biểu hiện với nhiễm khuẩn bàng quang ,
nhiễm khuẩn thận hay nhiểm khuẫn tuyến tiền liệt.
- NKĐTN đơn giản: nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang
cấp xảy ra ở phụ nữ, không có các YTNC nhiễm khuẩn
phức tạp.
- NKĐTN phức tạp: nhiễm khuẩn xảy ra ở người bệnh
có kèm theo các YTNC làm phức tạp vấn đề xử trí và
tiên lượng: có thai, người lớn tuổi có bệnh nội khoa
phối hợp , tắc nghẽn đường tiểu ( sỏi, u, nang), bất
thường giải phẫu đường niệu , rối lọan chức năng bàng
quang , ngoại vật trong đường tiểu ( thông tiểu ), thủ
thuật trên đường niệu gần đây , ĐTĐ , thuốc ức chế
miễn dịch, suy thận, ghép thận.
-NKĐTN tái nhiễm : là nhiễm trùng tiểu trở lại do một
loại VK khác với VK của lần NKĐTN trước
-NKĐTN tái phát : là nhiễm trùng tiểu trở lại do cùng
một loại VK với lần nhiễm trùng tiểu trước, thường
kháng với KS.
2. PHÂN LOẠI
II. DỊCH TỄ, YẾU TỐ BẢO VÊ, YẾU TỐ NGUY CƠ, TÁC
NHÂN GÂY BỆNH
1. DỊCH TỄ
• < 1 tuổi: Nam > Nữ

• 1-50 tuổi: Nam < Nữ

• > 50 tuổi: Nam = Nữ

• 50-80% Nữ giới có NTĐT 1 lần trong đời.


2. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ

• Nước tiểu: Vô trùng, pH thấp, nồng độ thẩm thấu cao, ure nước
tiểu cao Vi khuẩn khó sinh sống
• Bàng quang: Lớp muscopolysarcchande phủ biểu mô BQ Vi
khuẩn khó bám dính
• Cấu trúc giải phẫu NQ Nước tiểu di chuyển 1 chiều
• Âm đạo: Các vi khuẩn lactobacillus cư trú ở niêm mạc âm đạo
của phụ nữ làm giảm nguy cơ dây nhiễm các vi khuẩn đường
ruột
• Cơ chế bảo vệ đại thực bào, Lactobacilli, kháng thể…
3. YẾU TỐ NGUY CƠ

1. Tuổi: nguy cơ tăng >50t ở cả 2 giới


2. Giới: nữ>nam
3. Thai kì
4. Tắc nghẽn đường tiểu: sỏi, u, nang, dị dạng bẩm sinh.
5. Trào ngược từ bàng quang lên niệu quản, đài bể thận
6. Thủ thuật: thông tiểu, nội soi..
7. Rối loạn chức năng bàng quang TK
8. Bệnh lí suy giảm miễn dịch ( ĐTĐ, ghép thận)
4. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
• Rất nhiều vi sinh vật gây nhiễm trùng tiểu, thường gặp
nhất là VK gram(-) đường ruột, đặc biệt là E.coli.
• Một số tác nhân gây NKĐTN trên một số đối tượng:
+ NKĐTN trên người bệnh đặt sonde tiểu lưu: E.coli , proteus,
pseudomonas, klebisella, serratia staphylococci, enterococi,
candida
+ NKĐTN ở PN trẻ sau QHTD staphylococccus coagulase âm
+ NKĐTN ở người già enterococcus
+Tiểu bạch cầu vô khuẩn : lao hệ niệu
5. ĐƯỜNG VÀO CỦA TÁC NHÂN GÂY BệNH:
• Đường ngược dòng: chiếm 80%
• Đường máu: hiếm hơn
• Đường bạch huyết
• Đường vào từ da và các cơ quan lân cận
III. LÂM SÀNG

Có thể có các biểu hiện:


• Hội chứng niệu đạo cấp: tiểu buốt gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu
gấp
• Đau trên xương mu
• Tiểu máu
• Đau lưng
• Sốt
• Ớn lạnh
*Chú ý: khai thác về bệnh sử, các yếu tố nguy cơ. Là chìa khóa
quan trọng chẩn đoán
IV. Một số bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn
đường tiết niệu(NKDTN).
1. Viêm bàng quang cấp
 Hội chứng niệu đạo cấp
 Đau hạ vị trên xương mu
 Tiểu máu cuối bãi hoặc toàn bãi, tiểu đục
 Không có triệu chứng nhiễm trùng, không đau hông lưng
2. Viêm niệu đạo cấp
 Hội chứng niệu đạo cấp
 Tiểu đục đầu dòng
 Có thể có dịch mũ chảy ra từ dương vật
 Tổn thương do Herpes thường gây ra các vết loét gần lỗ niêu đạo
IV. Một số bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn
đường tiết niệu(NKDTN).
3. Viêm tuyến tiền liệt cấp
 Hội chứng viêm. Hội chứng niệu đạo cấp
 Đau dưới thắt lưng, đau tức vùng hậu môn
 Thăm khám tiền liệt tuyến: sung to, nóng, rất đau
4. Viêm tuyến tiền liệt mạn
 Nhiễm khuẩn tiểu tái phát thường xuyên với đau vùng gần hậu môn, tiểu
đêm
 Thăm khám tiền liệt tuyến không có triệu chứng đặc hiệu
 Chẩn đoán dựa vào cấy nước tiểu thông qua nghiệm pháp xoa tiền liệt tuyến
5. Viêm đài bể thận cấp
 Hội chứng viêm đột ngột, nặng nề
 Đau góc sườn lưng hoặc vùng hông lưng cùng bên, đau lan theo đường đi của
niệu quản đến đùi tương tự cơn đau quặn thận
 Có thể có hội chứng niệu đạo cấp trước đó vài ngày
IV. Một số bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn
đường tiết niệu(NKDTN).
6. Viêm đài bể thận mạn
 Có yếu tố thuận lợi
 Thường đến khám với đợt cấp của viêm đài bể thận tái phát
 Giai đoạn muộn có thể thấy THA, thiếu máu, các dấu hiệu khác của
suy thận mạn
 Cần phân biệt với bệnh thận kẽ mạn tính không do nhiễm trùng
7. NKDTN không triệu chứng
 Chẩn đoán xác định khi cấy nước tiểu giữa dòng hai lần liên tiếp
cách nhau 24 giờ có ≥105 khúm/mL cùng một loại vi khuẩn.
8. Một số bệnh cảnh khác:
 NKDTN ở người bệnh đặt sonde tiểu lưu
 NKDTN ở người bệnh bàng quang thần kinh
 NKDTN ở người bệnh đái tháo đường
V. CẬN LÂM SÀNG.
1. Tổng phân tích nước tiểu/ que thử
nước tiểu:
- Nitrit (+): Vi khuẩn Enterobacter có thể chuyển
nitrate thành nitrit nhờ vào men nitrate
reductase. Một số vi khuẩn gram dương :
Pseudomonas aeruginosa, staphyloccocus
aureus, Klebsiella, Proteus.
• Dương tính giả : bảo quản nước tiểu thời gian
lâu >4h, Bilirubin giảm…
• Âm tính giả nếu uống nhiều nước, dùng thuốc lợi
tiểu, pH nước tiểu acid, vi khuẩn không có men
nitrate reductase, vitamin C…
- Leucocyte :
• Phương pháp phát hiện: men leukocyte esterase

• Bình thường: ≤ 25/µl.


• (+): Viêm do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng.
• (+) giả: chất có tính oxy hóa cao, dịch âm đạo.

• (-) giả: đường niệu, đạm niệu, tỉ trọng nước tiểu cao.
2. Soi nước tiểu:
- Tìm các thành phần nước tiểu: hồng cầu, bạch cầu, tb biểu
mô, trụ hình…

Soi tươi: > 5 BC/ VT


Cặn Addis: > 2000BC/phút
3. Cấy nước tiểu:
- Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
- Chỉ đinh cấy nước tiểu gồm:
• Theo dõi kết quả điều trị của nhiễm trùng tiểu
• Khi rút thông tiểu lưu .
• Tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chúng ở phụ nữ có thai
• Trước khi tiến hành các thủ thuật trên bệnh nhân có bệnh thận tắc nghẽn .
• Có triệu chứng cơ năng và thực thể của NTTN
- Các yếu tố liên quan khác cần xem xét khi diễn giải kết quả cấy nước tiểu :
• Số lượng và loại vi khuẩn phân lập.
• Thông thường là nhiễm một loại vi trùng đơn độc tuy nhiên những người nhiễm khuẩn đường tiết
niệu phức tạp đặt biệt có đặt sonde tiểu thường sẽ có nhiều hơn 1 loại vi trùng hiện diện.
- Các yếu tố làm kết quả cấy nước tiểu âm tính giả : nước tiểu quá loãng, sử dụng kháng sinh trước,
dây thuốc sát khuẩn , nhiễm trùng tiểu do các vi khuẩn trên môi trường cấy thông thường ( lao,
chlamydia, virus…)
• Tiểu chuẩn số lượng vi khuẩn:
Lấy giữa dòng Đặt sonde tiểu Chọc hút bàng quang
trên xương mu
4. Một số cận lâm sàng khác:
• Cấy máu: Nên cấy máu các bệnh nhân nhiễm trùng tiểu có
triệu chứng sốt , ớn lạnh ( viêm đài bể thận cấp , viêm tiền liệt
tuyến cấp ) để tìm nhiễm trùng huyết đi kèm .
• Xét nghiệm chức năng thận: thực hiện trên tất cả bệnh nhân
• Công thức máu
• Hình ảnh học: siêu âm bụng, x- quang hệ niệu không sửa soạn ,
chụp hệ niệu cản quang, CT scanner,.. để tìm các yếu tố nguy
cơ (sỏi, u thận, u bàng quang, trào ngược bàng quang niệu
quản) và biến chứng (áp xe thận, quanh thận, hoại tử gai thận)
• Đặc biệt cần đánh giá kĩ đường niệu trong các TH:
- Nhiễm trùng tiểu lần đầu ở nam .
- Nhiễm trùng tiểu phức tạp hoặc có nhiễm trùng huyết di kèm .
-Nghi ngờ có tắc nghẽn hoặc sỏi đường niệu .
-Tiểu máu sau nhiễm trùng tiểu .
-Không đáp ứng với điều trị kháng sinh thích hợp .
-Nhiễm trùng tiểu tái phát .
VI. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

- Ngoại trừ nhiễm khuẩn đường tiết niệu không triệu chứng, ta có thể
chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi có >=2/3 tiêu chuẩn sau:
+ Triệu chứng lâm sàng: tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, đau hông
lưng, sốt,ớn lạnh.
+ Tiểu bạch cầu (tiểu mủ): que nhúng leukocyte esterase nước tiểu (+)
hoặc soi tươi nước tiểu đếm được >5 bạch cầu trên quang trường 40
hoặc 10 bạch cầu/mm3
+ Tiểu vi khuẩn: que nhúng nitrite nước tiểu (+), hoặc cấy nước tiểu (+)
Trong chẩn đoán cần nêu được các vấn đề sau:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: có hay không có triệu
chứng
- Vị trí: đài bể thận, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền
liệt
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: cấp hay mạn, tái phát
hay tái nhiễm
- Các yếu tố nguy cơ
- Các yếu tố phức tạp, cơ địa đặc biệt
- Biến chứng
VII. CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG

1. Nhiễm khuẩn huyết


Thường do vi khuẩn gram đường ruột, xảy ra trên người bệnh
nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
- Được thực hiện các thủ thuật trên đường tiểu
- Áp xe thận
- Có bệnh thận tắc nghẽn hoặc suy giảm miễn dịch
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết thường che lấp các triệu
chứng của đường tiểu. BN có biểu hiện sốt, lạnh run, thở nhanh, rối
loạn tri giác.
2. Áp xe thận- quanh thận
- BN có biểu hiện sốt, ớn lạnh, rối loạn tiêu hóa, đau lưng, có thể kèm theo hội chứng
niệu đạo cấp.
- Rung thận(+), chạm thận (+) khoảng 40% các trường hợp
- Áp xe thận có thể là hậu quả của viêm đài bể thận cấp. Áp xe quanh thận thường do
áp xe thận vỡ ra
- Thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, dùng thuốc ức chế miễn dịch, phụ nữ có thai,…
3. Hoại tử gai thận
- Thường xảy ra trên cơ địa BN ĐTĐ, viêm thận kẽ mạn, bệnh hồng cầu hình liềm, sau
ghép thận.
- Hoại tử gai thận là hậu quả của viêm đài bể thận cấp trên nền thận bị thiếu máu cục
bộ.
- Chẩn đoán xác định bằng siêu âm, chụp cản quang đài bể thận ngược dòng
4. Viêm bàng quang sinh hơi- Viêm đài bể thận sinh
hơi
• Tình trạng bệnh nặng
• Tụ khí ở nhu mô thận và quanh thận
• Thường chỉ gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
VIII. TIẾP CẬN
(theo Harrison’s Principles of Internal Medicine 20th edition)
IX. ĐIỀU TRỊ

 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ


- Điều trị vi sinh bằng kháng sinh phổ rộng dùng toàn thân
theo đường uống/ tĩnh mạch.
- Điều trị biến chứng tại chỗ.
- Loại bỏ yếu tố nguy cơ đối với trường hợp NTĐTN liên quan
đến catheter bằng cách xem xét thay hoặc rút bỏ.
- Điều trị bệnh nền ổn định trong các trường hợp: ĐTĐ, Hội
chứng thận hư.
- Sử dụng kháng sinh dự phòng trong trường hợp NTĐTN tái
phát nhiều lần.
 ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
(theo EAU Guideline on Urological Infections 2020)
1. Vi khuẩn niệu không triệu chứng ở người lớn:
Khuyến nghị Độ tin cậy
Không sàng lọc hoặc điều trị vi khuẩn niệu không triệu chứng trong các điều kiện
sau:
• Phụ nữ không có yếu tố nguy cơ
• Bệnh nhân đái tháo đường được điều chỉnh tốt
• Phụ nữ sau mãn kinh
Mạnh
• bệnh nhân lớn tuổi được điều trị tại bệnh viện
• Bệnh nhân bị rối loạn chức năng và / hoặc tái tạo đường tiểu dưới
• Bệnh nhân ghép thận
• Bệnh nhân trước khi phẫu thuật tạo hình khớp
• Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
Sàng lọc và điều trị vi khuẩn niệu không triệu chứng trước khi thực hiện các thủ
Mạnh
thuật tiết niệu vi phạm niêm mạc

Sàng lọc và điều trị vi khuẩn niệu không triệu chứng ở phụ nữ mang thai với tiêu
Yếu
chuẩn ngắn liệu trình điều trị ( 2-7 ngày)
2. Viêm bàng quang không biến chứng:
a. Viêm bàng quang trong thai kỳ:

-Các liệu pháp kháng sinh ngắn ngày được xem xét để điều trị viêm
bàng quang trong thai kỳ nhưng không phải tất cả các loại thuốc kháng
sinh đều phù hợp trong thời kỳ mang thai.

-Penicillin, cephalosporin, fosfomycin, nitrofurantoin, trimethoprim và


sulphonamid có thể được xem xét.
b. Viêm bàng quang ở nam giới:

-Viêm bàng quang ở nam giới không liên quan đến tuyến tiền liệt là
không phổ biến và nên được xếp vào loại nhiễm trùng phức tạp.
-Do đó, điều trị bằng thuốc kháng sinh xâm nhập vào mô tuyến tiền liệt
là cần thiết ở nam giới bị các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu.
- Thời gian điều trị ít nhất bảy ngày được khuyến nghị,tốt nhất là với
trimethoprimsulfamethoxazole hoặc fluoroquinolone nếu phù hợp với
thử nghiệm tính nhạy cảm.
c. Đối với bện nhân Suy thận:

- Ở những bệnh nhân suy thận, việc lựa chọn kháng sinh có thể bị ảnh
hưởng do giảm bài tiết qua thận.
- Không cần điều chỉnh liều lượng cho đến khi tốc độ lọc cầu thận (GFR)
là <20 mL / phút, ngoại trừ thuốc kháng sinh có khả năng gây độc cho
thận, ví dụ như aminoglycosid. Sự kết hợp của thuốc lợi tiểu quai (ví dụ
như furosemide) và cephalosporin gây độc cho thận.
- Nitrofurantoin được chống chỉ định ở những bệnh nhân có mức lọc
cầu thận ước tính (eGFR) nhỏ hơn30 ml / phút / 1,73m2 vì sự tích tụ
của thuốc dẫn đến tăng tác dụng phụ cũng như giảm sự phục hồi
đường tiết niệu phục hồi.
Khuyến nghị Độ tin cậy

Kê đơn fosfomycin trometamol, pivmecillinam hoặc


nitrofurantoin như điều trị đầu tay cho viêm bàng quang không Mạnh
biến chứng ở phụ nữ

Không sử dụng aminopenicillin hoặc fluoroquinolon để điều trị


Mạnh
viêm bàng quang không biến chứng
Tại sao Aminopenicillin không còn thích hợp cho liệu
pháp kháng khuẩn trong bệnh viêm bàng quang
không biến chứng ?

- Các hiệu ứng sinh thái tiêu cực


- Tỷ lệ kháng cao với phổ mở rộng vi khuẩn sản xuất beta-lactamase
(ESBL)
Kháng sinh Liều dùng Thời gian điều trị Bình luận
Đầu tay (Nữ)
Chỉ được đề xuất ở những phụ nữ có viêm
Fosfomycin trometamol 3 g SD 1 ngày
bàng quang không biến chứng

50-100 mg (4 lần 1
Nitrofurantoin macrocrystal 5 ngày
ngày)
Nitrofurantoin monohydrate/
100 mg b.i.d 5 ngày
macrocrystals
Nitrofurantoin macrocrystal
100 mg b.i.d 5 ngày
prolonged release
Pivmecillinam 400 mg t.i.d 3-5 ngày
Thay thế
Cephalosporins
500 mg b.i.d 3 ngày Hoặc so sánh
(e.g. cefadroxil)

Nếu mô hình đề kháng địa phương đối với E. coli <20%

Trimethoprim 200 mg b.i.d 5 ngày Không trong 3 tháng đầu tiên của thai
Trimethoprim
160/800 mg b.i.d 3 ngày Không trong 3 tháng cuối của thai kỳ
sulphamethoxazole
Điều trị ở nam
Hạn chế đối với nam giới, fluoroquinolon có
Trimethoprim
160/800 mg b.i.d 7 ngày thể cũng được quy định phù hợp với địa
sulphamethoxazole
phương nhạy cảm.
3. Nhiễm trùng tiểu tái phát

Dự phòng liên tục bằng kháng sinh liều thấp(3-6 tháng) và dự phòng
sau coital:
+ Nitrofurantoin 50 mg hoặc 100 mg x 1 lần / ngày
+ Fosfomycin trometamol 3 g mỗi lần mười ngày
+ Trimethoprim 100 mg một lần mỗi ngày và trong thời kỳ mang thai +
Cephalexin 125 mg hoặc 250 mg hoặc cefaclor250 mg x 1 lần / ngày.
- Dự phòng sau coital nên được xem xét ở phụ nữ có thai có tiền sử
thường xuyên nhiễm trùng tiểu trước khi bắt đầu mang thai, để giảm
nguy cơ nhiễm trùng tiểu
4. Viêm thận bể thận không biến chứng

- Điều trị ngoại trú


• Fluoroquinolones và cephalosporines dùng cho đường uống . Tuy
nhiên, cephalosporines đường uống đạt được hiệu quả đáng kể nồng
độ trong máu và nước tiểu thấp hơn so với cephalosporin tiêm tĩnh
mạch
• Trường hợp quá mẫn với fluoroquinolon hoặc đã biết kháng thuốc,
các lựa chọn chấp nhận được khác bao gồmtrimethoprim-
sulfamethoxazole (160/800mg) hoặc beta-lactam đường uống
-Điều trị nội trú
• Điều trị ban đầu bằng phác đồ kháng khuẩn tiêm tĩnh mạch ví dụ như
fluoroquinolone, aminoglycoside (có hoặc không có ampicillin), hoặc
cephalosporin hoặc penicillin phổ mở rộng .
• Những bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng liệu pháp tiêm đã cải
thiện về mặt lâm sàng và có thể dung nạp qua đường uốngchất lỏng
có thể chuyển sang liệu pháp kháng sinh đường uống
5. Nhiễm trùng tiểu phức tạp
- Bệnh nhân nhiễm trùng tiểu có các triệu chứng toàn thân cần nhập viện nên được điều trị ban
đầu bằng phác đồ kháng sinh đường tĩnh mạch.
- Nếu tỷ lệ kháng fluoroquinolon được cho là <10% và bệnh nhân có chống chỉ định đối với
cephalosporin thế hệ thứ ba hoặc aminoglycoside, ciprofloxacin có thể được kê đơn như một
phương pháp điều trị theo kinh nghiệm ở phụ nữ bị viêm bể thận phức tạp.
- Trong trường hợp quá mẫn với penicillin, vẫn có thể kê đơn cephalosporin, trừ khi bệnh nhân đã
từng bị sốc phản vệ toàn thân trong quá khứ.
- Ở những bệnh nhân bị cUTI với các triệu chứng toàn thân, điều trị theo kinh nghiệm nên bao gồm
sản xuất ESBL sinh vật nếu có sự gia tăng khả năng lây nhiễm ESBL dựa trên sự phổ biến trong
cộng đồng,các mẫu cấy được thu thập trước đó và việc tiếp xúc với thuốc kháng sinh của bệnh
nhân trước đó.
- Levofloxacin 750 mg tiêm tĩnh mạch một lần mỗi ngày trong năm ngày, không thua kém bảy đến
mười bốn ngày phác đồ levofloxacin 500 mg x 1 lần / ngày bắt đầu bằng đường tiêm tĩnh mạch và
chuyển sang chế độ uống (dựa trên việc giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng
6. Nhiễm trùng tiểu liên quan đến ống
thông
- Điều trị triệu chứng nhiễm trùng tiểu liên quan đến ống thông theo các khuyến
nghị cho nhiễm trùng tiểu phức tạp (xem phần 5).
- Lấy mẫu cấy nước tiểu trước khi bắt đầu điều trị KS ở những bệnh nhân được đặt
ống thông tiểu trong đó ống thông đã được rút ra.
- Không điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng liên quan đến catheter nói
chung.
- Điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng liên quan đến ống thông trước khi
đường tiết niệu bị chấn thương can thiệp (ví dụ như cắt bỏ tuyến tiền liệt qua
đường nội soi).
- Thay hoặc tháo ống thông tiểu trước khi bắt đầu dùng KS.
- Không bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc kháng khuẩn tại chỗ vào ống thông, niệu đạo
hoặc lỗ thông.
- Không sử dụng KS dự phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu do catheter.
- Thời gian đặt ống thông tiểu nên được tối thiểu.
(Khuyến nghị của EAU2020)
7. Nhiễm khuẩn huyết do NTĐTN
- KS theo kinh nghiệm liều cao ban đầu, được sử dụng
trong vòng giờ đầu tiên, sẽ mang lại hiệu quả rộng rãi
trên cơ sở trước khi có kết quả nuôi cấy.
8. Viêm niệu đạo
8.1.Viêm niệu đạo do lậu cầu
-Nên kết hợp 2 loại KS với cơ chế hoạt động khác nhau để cải
thiện hiệu quả điều trị và giảm sự đề kháng với cephalosporin  
Ceftriaxone 1 g TB hoặc TM với azithromycin 1 g liều uống duy
nhất nên được sử dụng như điều trị đầu tay.
 
-Trường hợp dị ứng với azithromycin, có thể dùng doxycycline
thay thế kết hợp với ceftriaxone hoặc cefixime liều uống 400 mg
được khuyến cáo như một phác đồ thay thế cho ceftriaxone; tuy
nhiên, nó có ít dược lực học thuận lợi và có thể dẫn đến sự xuất
hiện của kháng thuốc.
8.2 Viêm niệu đạo không do lậu cầu

Doxycycline uống 100 mg hai lần mỗi ngày trong bảy ngày như phương
pháp điều trị đầu tiên. Ngoài ra, azithromycin uống liều duy nhất 500
mg ngày thứ nhất và 250 mg ngày 2-4 có thể được sử dụng. 
9.Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn
Các đề xuất cho liệu pháp kháng sinh đối với bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp tính do
vi khuẩn :
Sử dụng sự kết hợp của:
• amoxicillin cộng với aminoglycoside;
• cephalosporin thế hệ thứ hai cộng với aminoglycoside;
• cephalosporin thế hệ thứ ba tiêm tĩnh mạch như điều trị theo kinh nghiệm đối với
nhiễm trùng tiểu phức tạp với các triệu chứng toàn thân.
Chỉ sử dụng ciprofloxacin với điều kiện tỷ lệ kháng thuốc tại chỗ <10% khi;
• toàn bộ điều trị được thực hiện bằng đường uống;
• Bệnh nhân không cần nhập viện;
• Bệnh nhân có dị ứng thuốc kháng sinh beta-lactam.
Không sử dụng ciprofloxacin và các fluoroquinolon khác để điều trị theo kinh
nghiệm đối với nhiễm trùng tiểu phức tạp ở bệnh nhân từ khoa tiết niệu hoặc khi
bệnh nhân đã sử dụng fluoroquinolon trong sáu tháng qua.
Quản lý mọi bất thường về tiết niệu và / hoặc các yếu tố phức tạp tiềm ẩn.
9.Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn

Các phác đồ đề xuất cho liệu pháp kháng sinh đối với bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn
tính do vi khuẩn

Kháng sinh Liều dùng hàng ngày Thời gian điều trị Chỉ định

Floroquinolone Liều tối ưu 4-6 tuần Chỉ định đầu tay

Doxycycline 100 mg 2 lần/ngày 10 ngày C. trachomatis, mycoplasma

Azithromycin 500 mg 1 lần/ngày 3 tuần C. trachomatis

Metronidazole 500 mg 3 lần/ngày 14 ngày T. vaginalis

You might also like