You are on page 1of 43

Strongyloides stercoralis(Bavay,1876)

Hình thể
Chu trình phát triển
Biểu đồ Lavier của giun lươn
BCTT

Faust
Faust
Dịch tễ học
• G.lươn ký sinh chủ yếu ở người, nhưng người
ta còn gặp g.lươn ở chó, mèo, khỉ tinh tinh, at
không thể sống ở nhiệt độ dưới 8ºC và trên
40ºC và không chịu được sự khô hạn.
• G.lươn có mặt trên khắp thế giới, nhưng phổ
biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Bệnh học
• Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tháng.
• ấu trùng chui qua da gây nên hiện tượng viêm
da tại nơi xâm nhập.
• khi đến phổi gây nên hội chứng Loeffler ở
phổi,trường hợp nhiễm nhiều BCTT có thể
tăng lên đến 30%
Bệnh học
• Giun trưởng thành ký sinh ở ruột với số lượng
nhiều làm cho người bệnh có cảm giác nóng
rát, đau nhiều ở vùng thượng vị, tiêu chảy
phân lỏng như nước, tiêu nhiều lần trong
ngày, kéo dài dây dưa.
• Tăng BCTT từng đợt( có hình răng cưa)
• Những người có bệnh ác tính, điều trị bằng
thuốc ƯCMD, suy dinh dưỡng nặng có thể bị
nhiễm g.lươn nặng.
Chẩn đoán
• Lâm sàng:
– Dựa vào cảm giác đau rát vùng thượng vị và nhất là triệu
chứng tiêu chảy phân lỏng như nước kéo dài, không đáp
ứng với các thuốc điều trị tiêu chảy có thể giúp nghĩ đến
g.lươn.
• Xét nghiệm:
– Tìm ấu trùng có thực quản hình ụ phình:
• Soi phân trực tiếp, có thể thấy ấu trùng di động trong vi
trường. Cần phân biệt ấu trùng có thực quản hình ụ phình
của g.lươn với at gđ1 của g.móc.
Chẩn đoán
– Tập trung theo kỹ thuật Baermann: kỹ thuật này
dựa trên đặc tính ưa nước và nhiệt độ của ấu
trùng, kỹ thuật Baermann khi thực hiện mất
khoảng 3 giờ.
– Hút dịch tá tràng cũng được thực hiện khi cần
thiết.
Phòng bệnh
• Giống giun móc
Trichinella spiralis(Owen, 1835)
• Giun trưởng thành có kích thước nhỏ, khó
nhìn thấy bằng mắt thường, giun đực dài 1,4-
1,6x0,04mm, có gai sinh dục ở phía đuôi, giun
cái dài 3-4x0,06mm
• ấu trùng có kích thước khoảng 80-160x5-7µm
lúc mới đẻ, ấu trùng giun xoắn có thể tạo nang
Trichinella spiralis
• Nang có màu trắng, kích thước 800-1300µm
Chu trình phát triển
Dịch tễ học
• Ngoài người ra, giun xoắn là loại kst có thể ký
sinh trong nhiều loài động vật khác như gấu,
sóc, cáo, cừu, hải cẩu, heo, chuột, chó, mèo.
Các động vật máu lạnh có thân nhiệt dưới
37ºC có miễn dịch tự nhiên với g.xoắn
Dịch tễ học
• Bệnh có thể gây thành dịch khi tại địa phương
có sẳn thú mắc bệnh và có tập quán ăn thịt
sống.
• ở VN phát hiện ổ dịch năm 1967 ở Tây Bắc,
1970 ở Mù Căng Chải, tỉnh Nghĩa lộ, có 26
người bị nhiễm do ăn thịt heo sống chế biến
thành món nem, 2/2002 tại xã Hoài Tở, huyện
Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu
Dịch tễ học
• 23 trong số 200 khách mời dự đám cưới bị
nhiễm khi ăn món lạp làm từ thịt heo sống
băm nhỏ, ướp gia vị và nước chua, 2 trường
hợp tử vong
IV. Bệnh học
• Tổn thương do giun trưởng thành gây ra ở ruột
không trầm trọng, tổn thương chủ yếu do at di
chuyển và hoá nang trong cơ, phủ tạng cùng với
phản ứng của ký chủ với các chất chuyển hoá và độc
tố của at tiết ra. ở cơ tổn thương thường thấy là tình
trạng viêm cơ cấp,
• ở cơ thường thấy là tình trạng viêm cơ cấp, phù và
tẩm nhuận BCĐN,BCTT, BC lympho ở cơ và phủ tạng.
IV. Bệnh học
• Biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc vào số lượng
giun, nhiễm nhẹ dưới 10AT giun/1gam cơ
bệnh thường không có triệu chứng, nhiễm
trung bình 50 – 500/ gam cơ, nhiễm nặng khi
số lượng lên đến 1000 hoặc hơn.
• Biểu hiện lâm sàng qua 3 thời kỳ:
– Thời kỳ giun trưởng thành ký sinh trong ruột: biểu
hiện rối loạn tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy 1-2
ngày.
IV. Bệnh học
– Thời kỳ ấu trùng di chuyển trong cơ: sốt cao, suy
nhược nhanh, đau ở các cơ, khớp. Nhai khó, nuốt
khó, thở khó, có hiện tượng phù ở mặt, mí mắt.
– Thời kỳ ấu trùng hoá nang: người bệnh suy kiệt
nhiều, mặt bị phù nhiều, da nổi đớm xuất huyết,
ngứa.
• Nếu nhiễm nhẹ bệnh có thể giảm dần, giảm
sốt, hết phù, nhưng đau có thể tồn tại lâu,
nhiễm nặng có thể tử vong.
V. Chẩn đoán
• Chẩn đoán dựa vào sốt cao kèm đau cơ, phù
mặt, tiêu chảy và bệnh xảy ra hàng loạt cho
những người cùng ăn chung 1 bữa ăn có thịt
thú còn sống.
• Xn máu BCTT tăng cao (50%) sau 20 ngày bị
nhiễm. Sinh thiết cơ thấy at g.xoắn cuộn
thành hình lò xo trong nang. Có thể dùng
huyết thanh để chẩn đoán.
VII. Dự phòng
• Kiểm soát thịt thú nuôi cũng như thịt thú rừng
bởi cơ quan thú y, không ăn thịt khi chế biến
chưa chín.
GIUN CHỈ HỆ BẠCH HUYẾT
Giun chỉ trưởng thành:
•Giống như sợi chỉ, màu trắng sữa.
•Giun đực và cái sống cuộn vào nhau như mớ chỉ
rối trong hệ bạch huyết.
•G.chỉ cái có tử cung chiếm đại bộ phận của
thân, tử cung chứa nhiều trứng.
•Trứng của g.chỉ có một màng tạo thành áo của
AT sau khi AT được đẻ. Sau khi dược đẻ ra AT
giẫy mạnh làm giãn màng trứng, nhưng màng
trứng vẫn còn tồn tại
AT giun chỉ:
•Bao bọc bên ngoài là lớp vỏ
•Thân chứa các hạt nhiễm sắc, hạt nhiễm sắc
cuối đuôi là đặc điểm quan trọng để phân biệt
AT g.chỉ của 2 loài.
•Phân biệt g.chỉ gđ 1 (gđ ở máu ngoại vi) của W.
bancrofti và B. malayi
Đặc điểm W.Bancrofti B.Malayi
Kích thước Dài: 260m 220 m
Tư thế sau nhuộm Giemsa Mềm mại, quăn ít Dáng cứng hơn, quăn
nhiều
Lớp vỏ Vỏ bao thân, đuôi ngắn Vỏ bao thân và đuôi dài
Hạt nhiễm sắc Ít, rõ ràng Nhiều hơn, không rõ ràng

Hạt nhiễm sắc cuối đuôi Không có có


• Ở Việt Nam giun chỉ gây bệnh cho người
thuộc nhóm g.chỉ hệ bạch huyết
– Mới phát hiện 2 loại: Wuchereria bancrofti và
Brugia malayi
• Wuchereria bancrofti:
– Chủng phụ có chu kỳ đêm là chủng phổ biến nhất
do muỗi Culex, Anopheles, Aedes truyền (Việt
Nam)
– Chủng phụ bán chu kỳ ngày do muỗi Aedes
truyền (Đông Thái Bình Dương: Thái Lan,…)
• Brugia malayi:
– Chủng phụ có chu kỳ đêm là chủng phổ biến nhất,
lây truyền từ người sang người do muỗi
Mansonia, Anopheles truyền.
– Chủng phụ bán chu kỳ, có vật dự trữ mầm bệnh là
súc vật, là g.chỉ có ổ bệnh thiên nhiên, do muỗi
Mansonia, Coquillettidia truyền.
Chu trình phát triển
• Trải qua 2 ký chủ:
– Người Muỗi
Ký chủ chính ký chủ trung gian
• G.chỉ trưởng thành ký sinh trong hệ bạch
huyết, AT được đẻ ra trong hệ BH, AT di
chuyển từ hệ BH sang hệ tuần hoàn.
Muỗi đốt và truyền AT AT di chuyển từ mm vào hệ
BH

Di chuyển đến vòi muỗi

AT 3

AT 1
AT sống trong mm
muỗi hút
nội tạng
Xuyên qua thành dd vào ddày
đến cơ ngực muỗi
Chu trình phát triển
• W.bancrofti thường khu trú ở vùng hạch của
bộ máy sinh dục và vùng thận.
• B.malayi thường khu trú hệ BH bẹn và nách.
• Tuổi thọ của giun >10 năm
• AT gđ 1 nếu không gặp ký chủ trung gian sẽ
chết sau 7 tuần.
Dịch tễ học
Trên Thế giới:
•W. bancrofti phổ biến khắp thế giới trong các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. ở Phi châu, á
châu, Nhật, Đài Loan, Philippine, Indonesia và
các đảo phía nam Thái Bình Dương, Tây Ấn,
Costa Rica và phía Bắc của Nam Mỹ.
•B.malayi lưu hành ở phía nam Trung Quốc, Ấn
Độ, Đông Nam Á.
Dịch tễ học
• Bệnh giun chỉ hiện nay đã biến mất ở Bắc Mỹ,
Nhật Bản và Úc và một số nước đã khống chế
được bệnh này như Trung Quốc.
• Theo tổ chức y tế thế giới có 90,2 triệu người
bị nhiễm giun chỉ hệ bạch huyết
Dịch tễ học
Ở Việt Nam:
•Ở miền Bắc: tập trung ở vùng châu thổ sông
Hồng đặc biệt là các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên,
Nam Định, Hà Nam,…chủ yếu là B.malayi
•Miền Nam: có ổ dịch tại Khánh Vĩnh (Khánh
Hoà) tỷ lệ 13,3%, chủ yếu là W.bancrofti
Bệnh học g.chỉ
• Bệnh g.chỉ sinh ra do phản ứng quá mẫn của
cơ thể ký chủ trước tác động của độc tố hoặc
sản phẩm chuyển hóa của g.chỉ.
• Do tổn thương cơ giới ở hệ BH và mạch máu
• Do cản trở tuần hoàn BH kèm theo nhiễm
trùng thứ phát
Triệu chứng lâm sàng
• Bệnh giun chỉ có tính cách âm thầm, mạn tính.
• Thời kỳ ủ bệnh: từ 4 tuần – 16 tháng
– W.bancrofti: 7 – 8 tháng
– B.malayi: 2 tháng
• Các TCLS do giun trưởng thành nằm trong các
mạch bạch huyết bị giãn hoặc trong các xoang
của hạch bạch huyết sẽ gây nên các tổn
thương chính cho hệ bạch huyết và các bộ
phận liên quan theo các gđ sau
1. Giai đoạn không triệu chứng:
• Ngẫu nhiên XN thấy AT g.chỉ trong máu ngoại
vi.
• Gđ này có thể kéo dài nhiều năm.
• Có người bệnh tiến triển nhanh đến gđ cấp
và mạn tính
2. Gđ cấp tính: kéo dài đến 6 tuần
Do phản ứng dị ứng với AT, sự lột xác:
•Viêm mạch BH và hạch BH cấp: sốt, nhức đầu,
đau cơ và đau tứ chi
•Cơ quan sinh dục bị tổn thương nhiều nhất:
viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm thừng tinh
3. Gđ mạn tính:
Do mạch BH bị tắc nghẽn
•Phù voi ở cơ quan sinh dục, tay chân.
•Đái dưỡng trấp do viêm, vỡ mạch BH ở bàng
quang.
V. Chẩn đoán
• Dựa vào dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm.
• Dịch tễ: giúp định hướng đến bệnh giun chỉ vì
giun chỉ thường khu trú ở 1 vài địa phương.
• Lâm sàng:giúp chẩn đoán khi người bệnh ở
vào giai đoạn mạn tính muộn.
• Xét nghiệm:chẩn đoán khi tìm thấy at giun chỉ
trong máu bệnh nhân.
VI. Điều trị
• Bệnh giun chỉ là bệnh mạn tính dù biểu hiện lâm sàng
có gđ cấp tính,do đó điều trị khó thành công.
• Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho giun
trưởng thành và có tác dụng ngăn cản sự hình thành
các nút giun trong hệ hạch huyết.
• Diethylcarbamazine citrate (DEC) là thuốc hiện được
dùng trong bệnh g.chỉ. Thuốc tác dụng tốt trong diệt
phôi g.chỉ và tác dụng 1 phần đối với giun trưởng
thành.
VII. Dự phòng
• Kiểm soát các loài muỗi có khả năng truyền
bệnh.
• Cho người bệnh uống DEC diệt phôi giun chỉ
trong máu, để không thể lây truyền cho người
khác.

You might also like