You are on page 1of 3

1.

KST sốt rét


a/ Chu trình phát triển
- Thời kì phát triển trong gan:
     Muỗi Anopheles có thoa trùng đốt người, thoa trùng từ tuyến nước bọt muỗi vào máu ngoại biên
của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan. 
     Ở gan thoa trùng xâm nhập vào bên trong tế bào gan. thoa trùng lấn áp tế bào gan và đẩy dần các
nhân tế bào gan về 1 phía. Thoa trùng phân chia nhân và nguyên sinh chất. Nhân phân tán vào
nguyên sinh chất, xung quanh nhân các những mảnh nguyên sinh chất và tạo thành những mảnh
phân liệt.
     Khi ký sinh trùng đã phân chia thành nhiều mảnh trong tế bào gan, tế bào gan bị vỡ ra, giải
phóng ký sinh trùng mới. Đối với 1 số loài như vivax và ovale khi xâm nhập vào tế bào gan nó tạo
thành thể ngủ. Thể ngủ có thể tồn tại lâu trong gan, ở điều kiện thích hợp thể ngủ có thể phát triển
sinh sản và gây bệnh.
- Thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu:
     Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập vào hồng cầu, đầu tiên là thể non, thể tư dưỡng. sau đó
ký sinh trùng phát triển, nguyên sinh chất trương to và kéo dài, kích thước lớn dần, sắc tố xuất hiện
nhiều, ký sinh trùng lúc này có dạng cử động kiểu amip. sau đó ký sinh trùng co gọn hơn, phân
chia nhân và nguyên sinh chất thành nhiều mảnh, nhân phân tán vào khối nguyên sinh chất đã phân
chia. mỗi mảnh nhân kết hợp với mảnh nguyên sinh chất tạo thành ký sinh trùng mới, đó là thể
phân liệt. sự sinh sản vô tính diễn ra liên tục cho tới mức độ chín làm vỡ hồng cầu giải phóng ký
sinh trùng và sẽ tiếp tục tìm hồng cầu khác để thực hiện tiếp chu trình sinh sản vô tính trong hồng
cầu. 
      Một số mảnh ký sinh trùng có thể trở thành những thể giao bào đực hoặc cái, những giao bào
này nếu đc muỗi hút sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở muỗi, nếu không được hút sau 1 thời gian sẽ
tiêu hủy, những giao bào này ko có khả năng gây bệnh nếu không qua muỗi.
      Muỗi Anopheles hút máu người có giao bào. những giao bào này vào dạ dày muỗi. một giao bào
cái sẽ nhanh chóng phát triển thành giao tử cái. giao bào đực có hiện tượng sinh roi, kéo dài nguyên
sinh chất, phân chia nhân … tạo thành nhiều giao tử đực. giao tử đực và giao tử cái tạo thành trứng.
trứng di động chui qua thành dạ dày muỗi phát triển trên mặt ngoài của dạ dày, tròn lại và to dần
lêm, phát triển thành nhiều thoa trùng ở bên trong. cuối cùng thoa trùng được giải phóng về tuyến
nước bọt của muỗi, để khi muỗi đốt sẽ xâm nhập vào cơ thể. 

b/ Các loại thuốc điều trị

2. Giun đũa 
a/ Chu trình phát triển
     Giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non. Trứng thụ tinh và trứng ko đc thụ tinh đc bài xuất theo
phân ra ngoài. Chỉ những trứng thụ tinh mới tiếp tục phát triển tiếp giai đoạn mới. Trứng thụ tinh
có phôi, phôi bào bên trong trứng phân chia và phát triển thành ấu trùng nằm trong trứng. Trứng có
ấu trùng sẽ trở thành trứng có khả năng gây nhiễm.
      Con người vô tình nuốt trứng có ấu trùng do người bị bệnh đi tiêu bừa bãi, dùng phân tươi trong
canh tác, hố xí không đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh, nước chảy cuốn theo trứng giun. Ngoài ra, các
loại gia súc nuôi thả rông ăn phải nguồn phân chứa nguồn bệnh và các loại côn trùng như ruồi, gián
đóng vai trò của phương tiện vận chuyển trứng từ nơi này đến nơi khác. Người bị nhiễm trứng giun
do kém vệ sinh trong ăn uống.
       Trứng theo thực quản xuống dạ dày. Tại dạ dày, dưới tác động của dịch tiêu hóa và tác động co
bóp, ấu trùng tìm cách thoát ra khỏi trứng. Lúc này, ấu trùng xuyên qua thành ruột theo các tĩnh
mạch mạc treo và theo hệ thống tĩnh mạch cửa đến gan. Ấu trùng lại rời khỏi gan theo tĩnh mạch
trên gan đến tim phải và lên phổi.
        Tại phổi, ấu trùng lột xác 2 lần. Ấu trùng không thể chui lọt qua mao quản phổi có đường kính
nên làm vỡ mao quản phổi để đến phế nang.
       Từ phế nang, ấu trùng theo các vi phế quản, tiểu phế quản, phế quản đến khí quản lên yết hầu.
Từ yết hầu, ấu trùng quay xuống thực quản, dạ dày, ruột non, lột xác lần cuối để trở thành giun
trưởng thành.

b/ Triệu chứng
 Ở phổi: 
 Ho khan, đau ngực, khó thở và có sốt nhẹ 
 Bạch cầu ưa acid tăng cao (20 - 60%) 
 Ở ruột non:
 Gây tác hại về cơ học: tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột, xoắn ruột, viêm ruột thừa. 
 Gây tác hại thần kinh: co giật, sợ hãi về đêm, nói mê, trí tuệ kém phát triển.
 Gây nhiễm trùng cơ hội. 
 Gây rối loạn tiêu hóa.
 Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, đau vùng bụng trên, quanh rốn. Giảm ngon miệng,
chán ăn, ko bt đói. Táo bón, tiêu chảy xen kẽ, bất thường kéo dài. 
 Dị ứng: xhien các nối ban ngứa ngoài da
 Giun đũa chui vào ống mật or túi mật: đau quặn vùng bụng trên bên phải, sốt cao, vàng da
và mắt. 
 Chiếm chất dinh dưỡng: cơ thể suy yếu dần, đề kháng kém, giảm khả năng ptrien thể lực và
trí lực của trẻ em. 

3. Sán dây lợn


a/ Chu kì phát triển
       Sán dây lợn trưởng thành sẽ kí sinh ở ruột non ( phần tá tràng), Cơ thể của sán chứa các các đốt
sán, những đốt sán đến tuổi thọ sẽ rụng ra. Chúng có 2 cách để giải phóng trứng. 
 Đốt sán vỡ ngay ở trong ruột và phóng thích trứng ngay ở trong ruột. Trứng ra ngoài theo
phân và có mang ấu trùng.   
 đốt sán chưa vỡ và ra ngoài theo phân. 
      Trứng vô tình bám và thức ăn, nc uống của lợn. trứng mang âu trùng đi vào dạ dày của lợn, nhờ
sự co bóp sẽ làm vỡ trứng mang ấu trùng. Lúc này ấu trùng đc giải phóng, chui qua niêm mạc ruột,
tập trung ở các mô, cơ, thịt, da của con lợn. Tại mô cơ, nó sẽ phát triển thành các nang sán.
      Nếu người ăn thịt lợn chưa chín thì nang sán sẽ đi vào cơ thể xuống dạ dày đến ruột. lúc này,
người mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành             
      Nếu người ăn phải rau tưới phân bị nhiễm các trứng sán lợn,... thì các trứng này khi vào ruột
người sẽ phóng thích ra các ấu trùng để chui qua ruột người vào đến mô cơ dưới da, não, mắt và
các cơ quan khác để ký sinh và phát triển thành nang sán. Lúc này, người là vật chủ phụ và mang
bệnh ấu trùng sán dây lợn. 

b/ Triệu chứng
❖Rối loạn đường tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy xen kẽ với táo bón, ăn vô độ hay ngược lại biếng ăn,
đau bụng
❖ Rối loạn thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, dễ bị kích thích và ở trẻ em mắc
bệnh có thể động kinh. 
❖ Rối loạn giác quan: Thấy mờ, thấy sắc vàng, hoa mắt, ù tai.
❖ Rối loạn tim mạch: đánh trống ngực, đau phía trước tim.
❖ Rối loạn hô hấp: ho có cơn, khó thở. 
❖ Rối loạn ở da: ngứa ngáy có khi kèm theo nổi mày đay.
Bệnh ấu trùng sán dây lợn 
❖Ấu trùng định vị ở cơ: Nhẹ thường không có triệu chứng. Khi số lượng ấu trùng nhiều, bệnh nhân
thấy nhức mỏi, sụt cân, hay mệt, cáu ghét. ❖Ấu trùng định vị ở mô dưới da: tạo thành những nốt
nhỏ, di động, không đau, chỉ phát hiện nhờ sinh thiết
❖Ấu trùng định vị ở mắt: 
➢ Ở hốc mắt: gây chứng lồi mắt, lé 
➢ Ở mí mắt, kết mạc, giác mạc: cử động nhãn cầu trở nên khó khăn, 
➢ Ở dịch kính hay võng mạc: gây rối loạn thị giác 
❖Ấu trùng định vị ở tim: tim đập nhanh, khó thở, ngất xỉu. 
❖Ấu trùng định vị ở não: nhức đầu, chóng mặt, cáu kỉnh, động kinh, liệt.

4. Sán lá gan 
a/ Chu trình phát triển 
    Sán trưởng thành ký sinh ở gan, ống mật, đường dẫn mật, sán đẻ trứng sau đó trứng theo đường
dẫn mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng rơi vào môi trường nước và phát triển thành ấu
trùng lông. ấu trùng lông tìm đến ốc để kí sinh và phát triển thành ấu trùng đuôi. ấu trùng đuôi rời
ốc bơi tự do trong nước. sau đó ấu trùng xâm nhập vào cá nước ngọt. Khi vào cá nc ngọt sẽ phát
triển thành ấu trùng nang ở trong thịt của cá. người ăn phải thịt cá chưa đc nấu chín thì ấu trùng
nang sẽ đi vào cơ thể, chui vào dạ dày. Tại dạ dày, nang vỡ và giải phóng ấu trùng. Ấu trùng xuống
ruột, chui qua mao mạch ruột rồi ngược theo đường mật lên gan, ống mật kí sinh và phát triển
thành con trường thành.   

b/ Triệu chứng. 
❖ Khởi phát 
➢ Rối loạn dạ dày, ruột, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, đau âm ĩ vùng gan, ỉa chảy và táo bón
thất thường. 
➢ Có thể bị phát ban, nổi mẩn và bạch cầu ái toan tăng đột ngột
❖Toàn phát 
➢ Thiếu máu, gầy sút, phù nề, đôi khi có sốt. Hồng cầu giảm, huyết sắc tố có thể giảm còn 20%. 
➢ Chảy máu cam, nôn ra máu và có những rối loạn tim mạch khác. 
➢ Trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt kéo dài hoặc sốt kiểu sốt rét.
❖Toàn phát 
➢ Vùng gan đau âm ĩ, có khi đau rất dữ dội, gan to. Bệnh nhân bị vàng da nhẹ, phân có thể trắng,
nước tiểu vàng sẫm kèm theo chán ăn, ỉa chảy. 
➢ Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ xảy ra hiện tượng xơ gan.

You might also like