You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TH.HCM

KHOA THÚ Y – CHĂN NUÔI

CHUYÊN ĐỀ

Bệnh viêm tử cung trên chó

Môn : Chăn nuôi và bệnh chó mèo

Giáo viên hướng dẫn : Bùi Thị Thúy Linh

Sinh viên thực hiện : Trần Nguyễn Bảo Ngân

MSSV : 2011750100

Lớp : 20DTYA1

TP.Hồ Chí Minh, năm 2023

1
Mục lục

I. Cấu tạo tử cung của chó ................................................................................................3

II. Viêm tử cung .................................................................................................................3

1. Viêm tử cung là gì ? ...................................................................................................3

2. Các dạng viêm tử cung trên chó ................................................................................5

III. Cơ chế sinh bệnh .......................................................................................................6

IV. Nguyên nhân ..............................................................................................................6

V. Triệu chứng ...................................................................................................................7

1. Viêm tử cung thể cấp tính ..........................................................................................8

2. Viêm tử cung trên chó mãn tính ................................................................................9

VI. Chẩn đoán ..................................................................................................................9

1. X-quang .....................................................................................................................9

2. Siêu âm ....................................................................................................................10

VII. Điều trị ..................................................................................................................... 11

1. Điều trị bảo tồn ........................................................................................................ 11

2. Điều trị ngoại khoa ..................................................................................................12

VIII. Cách phòng bệnh viêm tử cung ở chó .....................................................................13

2
I. Cấu tạo tử cung của chó

Tử cung của chó hình chữ Y, có cấu tạo gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử
cung. Đây là bộ phận nằm giữa phần bụng của bàng quang và phần kết tràng xuống. Kích
thước tử công không cố định, chúng thay đổi theo tầm vóc, kích thước của chó cái.

II. Viêm tử cung


1. Viêm tử cung là gì ?

Viêm tử cung là một nhiễm trùng thứ phát xảy ra như là kết quả của sự thay đổi hoóc
môn trong hệ thống sinh sản của giống cái. Trong thời kì động dục bạch cầu bảo vệ cơ thể
chống lại nhiễm trùng nhưng lại bị ức chế xâm nhập vào tử cung. Điều này cho phép tinh

3
trùng an toàn nhập vào hệ thống sinh dục của phụ nữ mà không bị tổn thương hoặc phá
hủy bởi các tế bào hệ miễn dịch. Sau khi động dục theo chu kì ở chó, lượng hoocmon
progesterone vẫn tăng lên đến hai tháng và làm dày lớp lót của tử cung để chuẩn bị cho
thai nghén và phát triển bào thai. Nếu mang thai không xảy ra đối với một số chu kỳ động
dục liên tiếp, lớp lót tử cung tiếp tục tăng độ dày cho đến khi nang trứng tạo thành trong
mô. Lớp lót nang dày đặc tiết ra các chất lỏng tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn
phát triển. Sự kết hợp của các yếu tố này thường dẫn đến nhiễm trùng.

Hình 2.1 : tử cung bình thườngvà tử cung bị viêm ở chó

Bệnh viêm tử cung trên chó xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thông
thường tỉ lệ mắc bệnh thường tăng cao theo độ tuổi. Ở độ tuổi dưới 02 tuổi có tỉ lệ mắc
thấp nhất. Ở độ tuổi từ 5-10 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất.

Đặc biệt, ở chó không sinh sản thường xuyên có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Thông thường trong vòng 2 – 4 tháng sau chu kì động dục, hàm lượng progesterone tăng

4
cao trong máu nên có nguy cơ mắc bệnh cao. Một số cơ sở thú y thường cho sử dụng loại
thuốc ngừa thai của người là Depo-provera với thành phần là Medroxyprogessterone
acetate. Khi sử dụng thuốc này, hàm lượng Progesterone sẽ tăng cao. Trong khi đó lớp
nội mạc tử cung rất nhạy cảm với Progesterone, từ đó âm đạo tăng tiết dịch. Nhất là ở
thời điểm sau động dục. Làm cho tế bào dễ bị cảm nhiễm, từ đó nguy cơ bệnh viêm tử
cung tăng cao. Điều này giải thích tại sao những chó không sinh sản hoặc sinh sản không
đều đặn thường bị mắc viêm tử cung cao hơn những chó sinh sản bình thường.

2. Các dạng viêm tử cung trên chó

Có 2 dạng viêm tử cung trên chó

• Bệnh Viêm tử cung trên chó dạng hở : Ở những chó bị viêm tử cung, dịch tiết sẽ
tích tụ bên trong tử cung ngày càng nhiều, nếu cổ tử cung mở dịch chảy tràn ra
ngoài âm đạo. Lúc này chúng ta sẽ thấy dịch tiết ở âm hộ hoặc dính vào vùng lông
dưới đuôi. Khi đó, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào
bên trong qua cổ tử cung. Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung
sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn. Ngược lại khi lớp nội mạc tử cung dày
lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không thể
đẩy được các vi khuẩn ra ngoài, đây chính là điều kiện cho vi khuẩn tồn tại và phát
triển gây nhiễm trùng, từ đó khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn. Khi cổ tử cung
đóng lại, các chất dịch được giữ lại bên trong tử cung và tử cung ngày càng lớn.
Nếu không được điều trị kịp thời, thú cưng có thể bị chết.

• Bệnh Viêm tử cung trên chó dạng kín : Do quá trình viêm trong cơ thể, đặc biệt
la ở những trường hợp viêm nặng, viêm dạng kín, độc tố tiết ra đi vào máu gây có
thể gây độc, các triệu chứng: sốt, nôn mửa, tiêu chảy rõ ràng hơn. Các trường hợp
viêm dạng kín không có triệu chứng tiết dịch viêm ra ngoài qua âm đạo. Do đó, để
phát hiện được bệnh cần phải đưa thú cung tới các cơ sở để thực hiện khám sức
khỏe định kì, đặc biệt là thời gian động dục.

5
Hình 2.2 : chó bị viêm tử cung dạng hở

III. Cơ chế sinh bệnh

Cổ tử cung là cửa ngõ vào tử cung. Nó vẫn đóng chặt ngoại trừ trong thời kỳ động dục
khi nó giãn ra để cho tinh trùng đi vào tử cung. Nếu cổ tử cung mở hoặc giãn ra, vi khuẩn
thường được tìm thấy trong âm đạo có thể dễ dàng xâm nhập vào tử cung. Nếu tử cung
bình thường, môi trường tử cung không thích hợp với sự sống của vi khuẩn; tuy nhiên,
khi thành tử cung dày lên hoặc có nang, sẽ tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn phát
triển. Ngoài ra, khi những điều kiện bất thường này tồn tại, cơ tử cung không thể co bóp
đúng cách do thành tử cung dày lên hoặc hormone progesterone. Điều này có nghĩa là vi
khuẩn xâm nhập vào tử cung không thể bị trục xuất.

IV. Nguyên nhân

Bệnh thường xảy ra trong thời kỳ động dục, giao phối, khi sinh con. Chó bị khó sinh hoặc
sau khi sinh con. Các vi sinh vật gây bệnh như : Staphylococcus, khuẩn E. coli và các
virus khác thông qua đường âm đạo xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương bên trong tử
cung. Bệnh viêm tử cung ở chó có thể phát triển từ viêm âm đạo hoặc sau khi thai chết
lưu do khuẩn brucella, salmonella… gây viêm nội mạc tử cung.

6
Do giao phối : khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do tác động trong quá trình
giao phối khiến bộ phận sinh dục của con cái bị tổn tưởng. Đây là diều kiện để các loại vi
khuẩn xâm nhập và phát triển dẫn đến tình trạng bệnh viêm tử cung ở chó.

Do quá trình sinh đẻ : bệnh viêm tử cung trên chó xuất hiện do các hiện tượng xảy thai,
xót nhau thai,...các thành phần này tích tụ trong tử cung, âm đạo làm tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm tử cung.

Do lạm dụng thuốc tránh thai : việc sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều trên chó khiến
lượng hooc-môn Progesterone tăng cao, lớp niêm mạc tử cung bị cảm nhiễm và phải tăng
tiết dịch để chống lại các tác nhân này.

Hình 4.1 : (A) : tử cung chó bệnh bị tiêm ngừa thai > 2 lần.

(B) : tử cung chó bệnh bị tiêm ngừa thai 1 lần

V. Triệu chứng

Chó bị viêm tử cung thường có những dấu hiệu sau :

• Biếng ăn
• Uống nhiều nước : Chó cái bị viêm tử cung uống nhiều nước do dịch tiết được tích
tụ nhiều bên trong tử cung, vi khuẩn tiết ra độc tố và được hấp thu vào vòng tuần
hoàn, cơ thể tăng cường loại thải các sản vật viêm qua thận nên chó phải đi tiểu
7
nhiều, vì thế mà chó cái bị viêm tử cung thường uống nhiều nước. Ngoài việc thận
làm việc quá mức do tăng cường lọc nước tiểu, độc tố của vi khuẩn còn ảnh hưởng
đến chức năng thận gây hư hại thận.
• Bụng trương to
• Sốt
• Ói mửa
• Tiêu chảy

• Chảy dịch từ âm đạo : âm đạo tiết ra các dịch màu đỏ hoặc hồng thường xuyên
kèm theo mùi khó chịu.

Hình 5.1 : bụng trương to

1. Viêm tử cung thể cấp tính

8
• Con vật sốt cao, ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, khát nước, nôn mửa.
• Con vật thường có biểu hiện bồn chồn, đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau.
• Âm đạo sưng, đỏ, nóng, đụng đến con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn rõ rệt.
Từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, dịch
nhầy mùi hôi, tanh khó chịu.

Hình 4.1 : viêm cấp tính


2. Viêm tử cung trên chó mãn tính

• Triệu chứng thể hiện thất thường, dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng có
mùi hôi thối, dịch dính bẩn vùng đuôi, chân sau.

• Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm, vật mệt mỏi, ăn ít và kém vận động.

VI. Chẩn đoán


1. X-quang

9
Hình 5.1 : Đây là hình chụp X-quang so sánh giữa chó bình thường (A) và chó viêm tử
cung (B).

2. Siêu âm

Đây là phương pháp chẩn đoán rất hiện quả và phôt biến để chẩn đoán bệnh viêm tử cung
ở chó.

Hình 5.2 : các bọc viêm trên màn hình siêu âm

10
Hình 5.3 : hình ảnh siêu âm của chó bị viêm tử cung.

VII. Điều trị

1. Điều trị bảo tồn

Sau khi chẩn đoán viêm tử cung, với những chó bị viêm tử cung dạng hở, thể trạng tốt
hoặc theo yêu cầu của chủ bệnh súc thì được chỉ định điều trị bảo tồn liên tục trong 5-7
ngày với phác đồ điều trị:

• Postaglandin F2α : 0,05-0,1ml/kg P (Prostagladin F2α có tác dụng làm tiêu biến
thể vàng, vỡ nang trứng chín, mở cổ tử cung, giảm nồng độ progesterone trong
huyết tương và tăng cường co bóp hệ cơ trơn của ống sinh dục cái. Kích thích co
bóp mạnh lên hệ cơ trơn tử cung gây tác dụng thụt rửa, đẩy sản dịch, dịch viêm
trong tử cung ra ngoài, tăng cường sự hồi phục của cơ tử cung.)

• Presnisolon : 1 ml/10kgP

• Amoxicillin 15% : 1 ml/10kg P

• A.D.E : 2-5 ml/10kg P

11
• Trong trường hợp chó có hiện tượng tiêu chảy, nôn, bỏ ăn liên tục, kết hợp truyền
dung dịch Ringer Lactate và đường glucose 5% qua tĩnh mạch với liều lượng
60ml/kg P/ngày chia hai lần sáng và chiều (Ringer Lactate chiếm 2/3 và đường
glucose 5% chiếm 1/3 lượng dung dịch truyền).

Đối với phương pháp bảo tồn: Do đặc tính của thuốc gây co bóp cơ tử cung, vì vậy
không điều trị trên những chó bị viêm tử cung dạng kín tránh nguy cơ vỡ tử cung. Đối
với chó điều trị bằng phương pháp bảo tồn, sau khi hết một liệu trình điều trị 5-7 ngày
mà vẫn chưa khỏi hoàn toàn hoặc không có tiến triển tốt, tiến hành siêu âm lại lần hai
để xác định lượng dịch và tình trạng viêm của tử cung. Nếu lượng dịch còn không
nhiều, tiếp tục điều trị bằng liệu trình trước đó, nếu tình trạng viêm tiến triển không rõ
rệt, phương án phẫu thuật cắt bỏ tử cung được đưa ra để chủ tham khảo

2. Điều trị ngoại khoa

Chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa, tiến hành phẫn thuật cắt bỏ tử cung và hộ lý chăm
sóc sau phẫu thuật

Hình 7.1 : mổ cắt bỏ tử cung bị viêm

12
VIII. Cách phòng bệnh viêm tử cung ở chó

Chó bị bệnh viêm tử cung cực kì nguy hiểm. Chính vì thế đừng đợi tới lúc bị bệnh rồi
mới tìm cách chạy chữa. Tốt nhất là phòng bệnh cho chó đúng cách. Đặc biệt là với
những chú chó cái, càng cần phải quan tâm nhiều hơn. Để làm tốt việc này bạn cần thực
hiện:

• Sử dụng các loại thức ăn cho chó đủ chất dinh dưỡng.

• Chuồng, nhà ở thoáng mát, vệ sinh.

• Trước và sau thời kỳ cún được tiêm chủng hãy cho nó ăn thức ăn giàu protein.

• Kiểm soát tần suất giao phối của chó. Không được để nó giao phối với nhiều chó
đực.

• Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay
thuốc tím nhất là trước khi phối giống.

• Tay của bác sĩ hay dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai, đỡ đẻ hay khi
can thiệp đẻ, mổ đẻ sát nhau đều phải vô trùng.

• Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và
thụt rửa âm đạo.

• Đối với những ca phẫu thuật đẻ khó, phải sử dụng thuốc kháng sinh để chống
nhiễm khuẩn.

Hết

13
Tài liệu tham khảo

1. https://thuyprocare.com/dich-vu/benh-viem-tu-cung-tren-cho.html
2. https://www.petmart.vn/dau-hieu-va-cach-chua-tri-benh-viem-tu-cung-o-cho
3. https://www.tiptreevets.co.uk/pyometra-in-dogs-causes-treatment-and-prevention/
4. https://bmcvetres.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12917-020-02396-2
5. https://www.researchgate.net/figure/The-uterine-rupture-of-pregnant-bitch-
horn_fig1_237524912
6. https://perthvetcare.com.au/pet-library/pyometra-in-dogs/
7. https://www.unitedvetclinic.com/pyometra/
8. https://www.petmd.com/dog/conditions/reproductive/c_multi_metritis

14

You might also like