You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THỰC TRẠNG BỆNH


VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI
GIALAI 6, HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI

Sinh viên : Nguyễn Phạm Mỹ Hạnh


Chuyên ngành : Thú y
Niên khóa : 2018 - 2023

Đắk Lắk, tháng 05 năm 2023

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ THỰC TRẠNG BỆNH


VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI
GIALAI 6, HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI

Sinh viên : Nguyễn Phạm Mỹ Hạnh


Chuyên ngành: Thú y

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. Bùi Thị Như Linh

Đắk Lắk, tháng 05 năm 2023


2
LỜI CẢM ƠN

Mở đầu cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học
Tây Nguyên, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo điều kiện, giảng
dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian theo học tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến ThS. Bùi Thị Như Linh, người đã tận tình
hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và giúp đỡ em hoàn thành bài
Chuyên đề tốt nghiệp này.
Em cũng xin được cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ kỹ thuật, tập thể công
nhân tại trại lợn Gia Lai 6, xã Ia Pior, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em thực hiện tốt đề tài.
Trong quá trình làm chuyên đề này, chắc chắn không thể tránh được những
sai sót, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Vậy nên, xin kính mong được
Quý Thầy cô, bạn bè đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thành tốt
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Phạm Mỹ Hạnh

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Diện tích các nhà lợn của trại

Bảng 4.2: Số lượng lợn mỗi nhà

Bảng 4.3: Chương trình cho ăn đối với hậu bị của Greenfeed

Bảng 4.4: Công tác điều trị cho lợn vấn đề

Bảng 4.5: Công tác tiêm phòng cho hậu bị cái và nọc

Bảng 4.6: Công tác tiêm phòng chođàn nái và hậu bị sinh sản

Bảng 4.7: Công tác tiêm phòng cho nọc khai thác và nọc thí tinh

Bảng 4.8: Một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn hậu bị tại trại

Bảng 4.9: Tỷ lệ heo mắc bệnh qua các tháng khảo sát

Bảng 4.10. Các phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở trại

Bảng 4.11. Kết quả điều tra bệnh viêm tử cung qua 2 phác đồ điều trị

4
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Số lượng lợn trong mỗi nhà
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn tại trại
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng trên đàn lợn tại trại

5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
Cs : Cộng sự
LMLM : Lở mồm long móng
MMA : Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa
PGF2α : ProstaglandinF2alpha
TT : Thể trọng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Nxb : Nhà xuất bản
STT : Số thứ tự
VSV: Vi sinh vật
KHKT: Khoa học kỹ thuật

6
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:


Từ xưa đến nay, chăn nuôi lợn luôn chiếm một ví trí quan trọng trong ngành
chăn nuôi gia súc ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đây là nguồn thực phẩm
chiếm tỷ trọng cao phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Bên
cạnh đó, những phụ phẩm chăn nuôi còn cung cấp lượng phân bón lớn cho trồng
trọt và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như da, mỡ…
Với mục đích hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường
nội địa, ñồng thời đáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu dùng thịt lợn. Mô hình
chăn nuôi lợn ngày càng theo hướng nạc tập trung quy mô trang trại đang được áp
dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trong toàn tỉnh Gia Lai. Trong đó, Chư Prông
là địa phương có tổng đàn lợn tương đối lớn tron cả tỉnh. Để cung cấp giống cho
nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn nái sinh
sản, nhất là đàn lợn nái ngoại là vấn đề rất cần thiết. Tuy nhiên, trong một số bệnh
làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ngoại đang nuôi tại huyện Chư Prông
hiện nay là bệnh viêm tử cung. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh
sản ở lợn nái không những thế, đây còn là một trong những nguyên nhân làm tăng
tỷ lệ lợn con mắc hội chứng ỉa chảy do bú phải sữa mẹ kém phẩm chất. Những vấn
đề nêu trên chỉ ra rằng việc nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung từ đó đưa
phương pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô
hình trang trại tại huyện Chư Prông – tỉnh Gia Lai là việc làm rất cần thiết. Xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất đồng thời bổ sung thêm những tư liệu
nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái chúng tôi tiến hành nghiên cứu đê tài:

7
“Tình hình chăn nuôi và thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái tại trại
Gia Lai 6, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai”.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tình hình chăn nuôi và thực trạng ở đàn lợn nái bệnh viêm tử cung
ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trạitại trại Gia Lai 6, xã Ia Pior, huyện
Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

8
PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung


2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Viêm tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm vú,
viêm tử cung, mất sữa. Ở lợn hội chứng này ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản
của lợn nái sau này. Tỉ lệ phối không đạt tăng lên ở đàn lợn nái bị viêm tử cung
sau đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước sang lứa đẻ sau. Đây
là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ và số lứa đẻ trên một năm của lợn nái sinh
sản.
Theo Madec (1995), qua kiểm tra lợn nuôi tại xứ Brơ-ta-nhơ của miền tây bắc
nước Pháp, thấy 26 % lợn nái có bệnh viêm tử cung. Ngoài ra, 2% số lợn nái có
bệnh tích thoái hóa mô nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi
fibrine.
Theo Madec (1995), viêm tử cung thường bắt đầu sốt vài giờ khi đẻ, chảy
dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72
giờ.
Cũng theo Madec (1995), tỷ lệ bệnh tích đường tiết niệu sinh dục ở đàn nái
loại thải tăng theo số lứa đẻ. Khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh đẻvào năm
1991 trên đàn lợn xứ Brơ-ta-nhơ (Pháp) cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung
(Madec, 1991).
Theo Trekaxova A.V. (1983), trong các nguyên nhân gây đẻ ít con trong một
lứa đẻ, vô sinh... của lợn nái thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5 - 15%.
Popkov (1999), đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử
cung ở lợn nái bị viêm cho thấy hiệu quả điều trị khá cao với phác đồ điều trị như
sau:
9
+ Streptomicin: 0,25g
+ Penicilin: 500.000 UI
+ Dung dịch MgSO4 1%: 40 ml
Kotowski (1990), cung cấp hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất cho lợn
nái mang thai đã phòng ngừa được stress và giảm hội chứng MMA từ 60% xuống
còn 32%.
Theo Babar M.R. và cs (1993), âm đạo của lợn khoẻ mạnh có chứa nhiều loại
vi khuẩn khác nhau bao gồm gram (+), gram (-), hiếu khí và gram (+), gram (-)
yếm khí. Điển hình là các vi khuẩn Streptococcus sp, Staphylococcuus sp,
Enterobacteria, Corynebacterium sp, Micrococus sp. Số lượng vi khuẩn tăng lên
một cách đều đều từ phần đầu đến phần cuối của âm đạo. Khi phối giống hoặc sau
khi đẻ cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này xâm nhập
vào tử cung.
Theo Kemper và Gerjets (2009), để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người
ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 -
48 giờ (nếu nhiệt độ > 39,4oC thì điều trị dự phòng), sự thay đổi hình dạng tuyến
vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn
hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa > 107/ml, pH sữa >6,7; tăng hàm lượng
các interleukin trong máu (tăng lượng IL - 1P, IL - 6, IL -8 và TNFa) (2) Các yếu
tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài hơn (116 ngày), thời
gian đẻ dài quá (3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều nái đẻ số
lượng con nhiều hơn (11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn,
chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô
trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh mẽ, số
lượng đầu lợn tăng lên không ngừng, song song với nó là tình hình bệnh cũng
10
tăng, đặc biệt là bệnh sinh sản. Trong khi đó, người chăn nuôi chưa được trang bị
đầy đủ các kiến thức cần thiết nên năng suất chăn nuôi chưa cao. Mặt khác, các
công trình nghiên cứu về bệnh sinh sản, đặc biệt là bệnh viêm tử cung còn rất ít, do
đó tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đang ngày càng gia tăng.
Theo các cuộc điều tra về tỷ lệ mắc viêm tử cung trên lợn nái sinh sản của
khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh: có
khoảng 33 - 62% lợn nái mắc viêm tử cung sau khi sinh (trích dẫn bởi Nguyễn
Như Pho, 2002).
Nguyễn Như Pho (2002), khi khảo sát tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung ở một
số cơ sở chăn nuôi lợn tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết tỷ lệ lợn nái mắc
viêm tử cung từ 41 - 68%, trong đó tập trung chủ yếu là viêm niêm mạc tử cung,
lợn nái mắc thể bệnh này có triệu chứng sốt nhẹ, vẫn chăm sóc con, lượng sữa ít
thay đổi, lợn thường khỏi bệnh sau 2 – 3 ngày điều trị, thể viêm này ít ảnh hưởng
đến năng suất lợn nái. Phần lớn lợn nái mắc thể bệnh này phải loại thải vì điều trị
không có kết quả.
Tại khu vực phía Bắc, theo kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên
đàn lợn nái ngoại thuộc một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng của
Nguyễn Văn Thanh (2003), tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 23,65%. Tác giả đã thử
nghiệm điều trị và nhận thấy dùng PGF2α liều 25 mg tiêm dưới da kết hợp dung
dịch lugol 0,1% thụt rửa cho kết quả cao.
Theo Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam (2018), nghiên cứu trên 2192 lợn nái lai
F1(LxY) trên địa bàn 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng gồm Hưng Yên,Vĩnh Phúc và
Hà Nam cho thấy rằng tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ trung bình là 28,92%.
Một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại sau đẻ bao gồm
lứa đẻ, mùa vụ, hiện tượng thai chết lưu, can thiệp bằng tay trong quá trình đẻ, số
con sinh ra/lứa, thời gian đẻ và thời gian thích nghi của lợn nái ngoại.

11
Lợn nái sau khi đẻ được quan sát, theo dõi hàng ngày và chẩn đoán viêm tử
cung dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình bởi các kỹ thuật quản lý trại. Lợn
nái được kết luận là viêm tử cung khi có dịch mủ chảy ra ngoài từ âm hộ, dịch mủ
có thể có các màu: trắng, hồng, nâu, xanh không có mùi hoặc có mùi tanh, hôi
thậm chí dịch mủ có mùi thối khắm. Ngoài ra, còn dựa thêm vào các triệu chứng
khác như: sốt, giảm tiết sữa và giảm lượng thức ăn thu nhận.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại 3 tỉnh thuộc đồng
bằng sông Hồng là khá cao với trung bình là 28,92%, trong đó cao nhất là ở Hà
Nam (31,24%) và thấp nhất là ở Vĩnh Phúc (27,45%). Tuy nhiên, sự sai khác về tỷ
lệ lợn nái bị viêm tử cung giữa 3 tỉnh là không có ý nghĩa về mặt thống kê
(P>0.05).
Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Văn Thanh (2003), công bố vùng đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ mắc
bệnh viêm tử cung lợn nái sau đẻ là 23,65% tại thời điểm nghiên cứu; Trịnh Đình
Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010), công bố tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái
tại Tiên Du, Bắc Ninh là 39,54%.
Theo Trần Tiến Dũng (2004), khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ,
viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể
tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không
được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm bệnh nặng thêm.
Tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng
sinh điều trị toàn thân hay cục bộ.
2.2. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn nái
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003), cơ quan sinh dục của lợn nái được chia
thành 2 bộ phận gồm: bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong.
2.2.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật và tiền đình)

12
Âm môn (Vulva): hay còn gọi là âm hộ, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài có
hai môi (Labia vulvae), nối liền hai môi bằng hai mép (Bima vulvae). Bờ trên hai
môi của âm môn có sắc tố đen, nhiều tuyến tiết chất nhờn và tuyến tiết mồ hôi.
Âm vật (Clitoris): giống như dương vật được thu nhỏ lại. Bên trong có các
thể hổng. Trên âm vật có nếp da tạo ra mu âm vật (Praepatium clitoridis).
Tiền đình (Vestibulum vaginae sinus progenitalis): là giới hạn giữa âm
môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước màng trinh là âm môn,
phía sau màng trinh là âm đạo. Màng trinh có các sợi đàn hồi ở giữa và do hai lá
niêm mạc gấp thành một nếp. Sau màng trinh có lỗ niệu đạo.
2.2.2. Bộ phận sinh dục bên trong (âm đạo, tử cung, buồng trứng và ống dẫn
trứng)
Âm đạo (Vagina): trước là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh
(Hymen) che lỗ âm đạo. Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi
giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ.
Cấu tạo âm đạo chia ba lớp:
- Lớp liên kết: ở ngoài.
- Lớp cơ trơn: cơ dọc ở ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên
kết với các cơ ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc: có nhiều tế bào thượng bì, gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn
ở giữa.
Tử cung (Uterus): Ở lợn, tử cung thuộc loại hình sừng kép, các sừng gấp
nếp hoặc quấn lại và có độ dài đến hơn 1m trong khi thân tử cung lại ngắn lại.
Độ dài này thích hợp cho việc mang nhiều thai. Cả hai mặt của tử cung được
đính vào khung chậu và thành bụng bằng dây chằng rộng.
Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo
trong xoang chậu. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với
một thân và cổ tử cung. Sừng tử cung dài 40 - 65cm. Thân tử cung dài 5cm. Cổ tử
13
cung dài 10cm có thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp theo chiều dài răng lược
thông với âm đạo.
Buồng trứng (Ovarium): gồm một đôi. Bên ngoài là một lớp màng liên kết
sợi chắc như màng bao dịch hoàn, bên trong chia làm hai miền: miền vỏ và miền
tủy, hai miền đó được cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi xốp tạo ra cho buồng trứng
một chất đệm (Stromaovaris). Ở miền tủy có nhiều mạch máu và tổ chức xốp cũng
dày hơn. Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và
rụng trứng.
Ống dẫn trứng (vòi Fallop): Ống dẫn trứng được treo bởi màng treo ống dẫn
trứng, đó là một nếp gấp màng bụng bắt nguồn từ lớp bên của dây chằng rộng. Căn
cứ vào chức năng có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn:
- Tua diềm: có hình giống như tua diềm.
- Phễu: có hình phễu, miệng phễu nằm gần buồng trứng.
- Phồng ống dẫn trứng: đoạn ống giãn rộng xa tâm.
- Eo: đoạn ống hẹp gần tâm, nối ống dẫn trứng với xoang tử cung.
Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển trứng và tinh trùng
theo hướng ngược chiều nhau, hầu hết là đồng thời.
2.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái
2.3.1. Sự thành thục về tính
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng
trứng có bao noãn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung biến
đổi theo, đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục
xuất hiện đối với gia súc như vậy gọi là sự thành thục về tínhvà sự thành thục về
tính thường đến sớm hơn sự thành thục về thể vóc.
Tuỳ thuộc vào từng loài gia súc khác nhau mà thời gian thành thục về tính
khác nhau. Tuổi thành thục về tính của lợn khoảng 6 tháng, giới hạn dao động từ 4
- 8 tháng. Theo Trần Tiến Dũng (2002) ở lợn tuổi thành thục tính là 6 - 8 tháng.
14
Mặt khác, tuổi thành thục tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Vì vậy để
đảm bảo sự sinh trưởng và phẩm chất giống ở thế hệ sau nên cho gia súc giao phối
sau khi đã hoàn toàn thành thục về tính và trước thời gian thành thục về thể vóc.
Tuy nhiên, không nên cho lợn phối giống quá muộn vì nó ảnh hưởng đến thế hệ
sau của chúng. Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2003) thì tuổi phối giống lần đầu
cho lợn cái tốt nhất là lúc 8 tháng tuổi và khối lượng của lợn là lớn hơn hoặc bằng
70kg hoặc ở 9 tháng tuổi với khối lượng là80 - 90kg.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục tính:
Giống: Các giống gia súc khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác
nhau, sự thành thục về tính ở những gia súc có tầm vóc nhỏ thường sớm hơn gia
súc có tầm vóc lớn. Các giống lợn nội tuổi thành thục về tính là 4 – 5 tháng, các
giống lợn Landrace, Yorkshire tuổi thành thục về tính là 6 - 7 tháng.
Theo Phạm Hữu Doanh (1985) cho rằng, các giống lợn nội có độ tuổi thành
thục về tính 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi). Trong khi đótuổi động dục ở
lợn ngoại là 6 - 8 tháng tuổi, ở lợn lai F1 (nội × ngoại) thường động dục lần đầu ở
6 tháng tuổi.
Dinh dưỡng và cách thức nuôi dưỡng:
Nguyễn Tấn Anh (1998), cho biết kinh nghiệm từ thực tiễn chăn nuôi Hoa
Kỳ, để duy trì năng suất sinh sản cao thì cần chú ý tới nhu cầu dinh dưỡng và cách
thức nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi đạt khối lượng 80 – 90kg, sau đó cho ăn
hạn chế đến lúc phối giống (ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3). Hoặc có thể điều
chỉnh để khối lượng cơ thể đạt 120 - 140 kg ở chu kỳ động dục thứ 3 và cho phối
giống. Trước phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn từ 1 -
1,5 kg, có bổ sung khoáng và sinh tố chỉ trong 14 ngày, sẽ giúp lợn nái ăn được
nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 -2,1 trứng/lần động dục/nái.
 Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của
lợn cái hậu bị:
15
Cách ly lợn cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn đực sẽ dẫn đến làm chậm
trễ sự thành thục so với những lợn cái hậu bị cùng độ tuổi được tiếp xúc với con
đực. Nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời gian từ 15 - 20
phút/lần thì 83% lợn nái (ngoài 90kg thể trọng) động dục lúc165 ngày tuổi.
2.3.2. Chu kỳ động dục (chu kỳ tính), thời điểm phối giống thích hợp, các yếu
tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục
a. Chu kỳ tính
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục
có sự biến đổi, đồng thời có rụng trứng, trứng phát triển nhờ quá trình điều khiển
của hocmon thùy trước tuyến yên, làm trứng chín và rụng một cách có chu kỳ, con
vật biểu hiện bằng những triệu trứng động dục theo chu kỳ được gọi là chu kỳ tính.
Chu kỳ tính có sự khác nhau giữa các loài, thời gian kéo dài chu kỳ giữa các
loài cũng có sự khác nhau. Ở thời gian đầu, do mới có sự thành thục về tính nên
chu kỳ chưa ổn định, phải sau 2 - 3 chu kỳ tiếp sau mới có được sự ổn định.
Theo Trần Tiến Dũng (2002), lợn động dục không theo mùa, chu kỳ sinh dục
thường 21 ngày, thời gian dao động từ 18 - 22 ngày.
Nguyễn Văn Thanh (2002), cho rằng: chu kỳ động dục của lợn liên quan chặt
chẽ với quá trình điều hòa kích tố trong cơ thể, và chịu sự điều khiển của hệ thống
thần kinh thể dịch.
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian giữa 2 lần động dục và nó được chia
làm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn trước động dục (Preoestrus)
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục, nó xuất hiện đầy đủ các hoạt động
về sinh lý, tính thành thục trong đó sự phát triển của noãn bao thành thục nổi rõ lên
bề mặt buồng trứng, buồng trứng to hơn bình thường, các tế bào của vách ống dẫn
trứng tăng sinh, số lượng lông nhung tăng lên.

16
Đường sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng, mạch quản trong
màng nhầy tử cung tăng, các dịch nhày ở âm đạo nhiều, niêm dịch cổ tử cung tiết
ra, kích thích cho cổ tử cung hé mở, bộ phận sinh dục phù thũng, niêm dịch
ởđường sinh dục chảy ra nhiều, con vật bắt đầu xuất hiện tính dục. Giai đoạn này ở
lợn dài từ 1 - 2 ngày.
Giai đoạn động dục (Oestrus).
Là giai đoạn tiếp theo thường kéo dài từ 2 - 3 ngày. Trong giai đoạn này
những biến đổi về sinh lý so với giai đoạn trước động dục càng rõ hơn.
Bên ngoài âm hộ phù thũng, niêm mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ
âm đạo chảy ra nhiều. Cuối giai đoạn này tính hưng phấn của con vật cao độ, gia
súc ở trạng thái không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ, kêu rống, phá chuồng, đứng
ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác hay để con khác nhảy lên lưng, đái rắt, thích gần
con đực, xuất hiện các tư thế của phản xạ giao phối. Sau đó khoảng 20h thì trứng
mới bắt đầu rụng, thời gian trứng rụng kéo dài từ 4 - 6h, số trứng rụng mỗi lần từ 8
-25 trứng hoặc hơn.
Giai đoạn này nếu tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng và
được thụ thai thì chu kỳ sinh dục sẽ ngừng lại, gia súc cái ở giai đoạn có thai và
đến một thời gian sau khi sinh đẻ xong chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại.
Trường hợp tế bào trứng không được thụ thai thì nó sẽ chuyển sang giai đoạn
sau của chu kỳ.
Giai đoạn yên tĩnh (Dioestrus).
Là giai đoạn dài nhất chiếm phần lớn chu kỳ động dục. Giai đoạn này kéo dài
10 - 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không được thụ tinh, kết
thúc sau khi thể vàng tiêu hủy không còn biểu hiện gì về hành vi sinh dục. Đây là
giai đoạn chuyển giao giữa hai lần động dục.
Trong quá trình động dục, nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại suốt
2/3 thời gian mang thai và tiết ra progesteron có tác dụng an thai, ức chế quá trình
17
rụng trứng, kích thích tuyến vú phát triển. Thời kỳ yên tĩnh lúc này chính là giai
đoạn mang thai và thời kỳ sau đẻ. Ở giai đoạn nuôi con dưới tác dụng của
Prolactin, Oxytoxin, Progesteron… làm cho quá trình rụng trứng bị đình trệ, hiện
tượng động dục không xảy ra.
Thường sau khi cai sữa thì chu kỳ tính dần được khôi phục và xuất hiện trở
lại sau cai sữa 4 - 8 ngày.
Nếu trong quá trình động dục, trứng rụng không được thụ tinh thì thể
vàng chỉ tồn tại được 3 - 10 ngày, sau đó teo đi làm ngừng tiết progesteron, do đó
trứng tiếp tục chín và rụng, xuất hiện chu kỳ tính tiếp theo.
b. Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian tinh trùng lợn đực sống trong tử cung lợn cái khoảng 45 – 48 giờ,
trong khi thời gian trứng của lợn cái tồn tại và thụ tinh có hiệu quả là rất ngắn cho
nên phải phối giống đúng lúc. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là vào giữa
giai đoạn chịu đực.
Đối với lợn nái ngoại, lợn lai thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi có hiện
tượng chịu đực 6 - 8 giờ, hoặc cho phối giống vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày
thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục.
Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại và lợn lai 1
ngày, tức là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3.
Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, nếu thấy lợn nái chịu đực buổi sớm thì phối
vào buổi chiều, nếu có biểu hiện chịu đực vào buổi chiều thì sáng sớm hôm sau
phối. Thường phối hai lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu khóa đuôi”
của thời kỳ rụng trứng.
c. Các yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ động dục
Yếu tố ngoại cảnh
Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, mùa vụ, thức ăn… đều ảnh hưởng rõ rệt
đến chu kỳ tính của gia súc cái.
18
Theo Trần Tiến Dũng (2002), ở lợn chu kỳ sinh dục trong suốt cả
năm nhưng thường khi khí hậu ấm áp thì nó xuất hiện rõ ràng và đầy đủ các đặc
điểm hơn so với điều kiện khí hậu lạnh. Trong điều kiện quá giá lạnh thì chu kỳ
sinh dục có thể ngừng lại hoàn toàn.
Vũ Duy Giảng và cs (1999), trong điều kiện thức ăn thiếu protein,
vitamin, khoáng, chu kỳ tính kéo dài, bao noãn thành thục chậm, thậm chí có bao
noãn quắt lại.
Yếu tố thần kinh - thể dịch
Quy luật và đặc điểm của chu kỳ sinh dục chịu sự điều khiển của hệ
thần kinh trung ương. Tất cả các kích thích bên ngoài và trong cơ thể như: khí hậu,
nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nuôi dưỡng quản lý, tác động xoa bóp, mùi vị con đực,
tình trạng cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ thể đều ảnh hưởng trực
tiếp đến chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức thần kinh
2.3.3. Quá trình thụ tinh (fertilization)
Khi gia súc đã thành thục về tính thì những biểu hiện về sinh dục của
con đực và con cái ngày càng mạnh mẽ. Quá trình thụ tinh xảy ra khi tế bào trứng
gặp tinh trùng, tạo ra một sự kết hợp phức tạp giữa hai loại tế bào sinh dục đực và
tế bào sinh dục cái. Có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trực tiếp và thụ tinh nhân
tạo. Thụ tinh trực tiếp là quá trình giao phối giữa gia súc đực và gia súc cái, tinh
dịch của con đực đi vào đường sinh dục của con cái để tế bào trứng và tinh trùng
kết hợp với nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng tạo ra một tế bào mới là hợp tử.
2.3.4. Sinh lý quá trình mang thai
 Khái niệm hiện tượng có thai:
Có thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt đầu từ
khi trứng được thụ tinh cho đến khi sinh đẻ xong.
 Thời gian có thai:

19
Trong thực tế, sự có thai của gia súc cái dược tính ngay từ ngày phối giống
lần cuối. Thời gian có thai phụ thuộc vào những điều kiện và các yếu tố khác nhau.
Nó dài hay ngắn tùy theo loài, giống, tuổi gia súc mẹ, lứa sinh sản, trạng thái dinh
dưỡng, sức khỏe,…
Theo Trần Tiến Dũng (2002), thời gian mang thai ở lợn giao động, trung bình
là 110 - 118 ngày, thời gian có thai trung bình là 114 ngày.
Quá trình phát triển của phôi thai:
Quá trình phát triển của bào thai có thể chia ra làm ba thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất - thời kỳ trứng: Thời kỳ này bắt đầu từ khi tế bào trứng được
thụ tinh đến khi hình thành nang phôi - túi phôi.
Thời kỳ thứ hai - thời kỳ phôi thai: Là thời kỳ hình thành nhau thai, hình
thành các tế bào và các cơ quan hệ thống của cơ thể. Ở gia súc lớn từ ngày thứ 11 -
40.
Thời kỳ thứ ba - thời kỳ bào thai: Là thời kỳ cuối phôi thai cho đến khi sinh
đẻ. Là giai đoạn phân hóa những kết cấu cực tiểu của tế bào và cơ quan, là thời kỳ
bào thai phát triển nhanh.
Sự điều hòa thần kinh - thể dịch ở thời kỳ mang thai:
Điều hòa sự phát triển của bào thai và đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt
động chức năng giữa cơ thể mẹ và bào thai là một quá trình phức tạp do sự điều
tiết thần kinh - thể dịch.
- Điều tiết thần kinh: bắt đầu từ lúc thụ thai thì trong vỏ não xuất hiện vùng
hưng phấn trội để tiếp nhận những biến đổi hóa học và cơ học từ các điểm thụ cảm
ở tử cung, do đó đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi
thai như: niêm mạc tử cung phát triển, mạch máu đến nhiều, tiết dịch tăng. Hưng
phấn tăng cường mạnh nhất ở tháng thứ hai, là một trong các yếu tố dễ gây sẩy thai
ở thời điểm này

20
- Điều tiết thể dịch: có sự tham gia tích cực của hệ nội tiết. Progesteron là
hocmon an thai, duy trì quá trình mang thai, được sản sinh ở thể vàng và nhau thai.
Ở lợn progesteron chủ yếu do thể vàng cung cấp, vai trò của nhau thai là thứ yếu
(Nguyễn Xuân Tịnh (1996)).
Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi có thai:
Khi gia súc có thai, kích tố của hoàng thể và nhau thai làm thay đổi cơ năng
hoạt động một số tuyến nội tiết khác. Vì vậy hiện tượng ăn uống, trạng thái dinh
dưỡng, quá trình trao đổi chất… của con mẹ được nâng cao cho nên thời kỳ đầu
gia súc có thai thường béo hơn khi chưa có thai.
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1999), trong thời kỳ có chửa, lợn nái
tăng từ 15 - 25 kg (không kể các sản phẩm thai, trong đó khoảng 3 - 4 kg là
protein). Nói chung trong thời gian có chửa, lợn mẹ tăng từ 1,2 - 1,3 lần so với
trước khi phối giống.
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1999), Nếu thiếu vitamin A con mẹ có hiện tượng
thoái hóa thượng bì âm đạo và dạ con, làm cho khả năng thụ thai kém hoặc nếu
con mẹ có thai thì cũng dễ xảy thai, sát nhau, con đẻ ra yếu.
Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin D, B1, B2, canxi và photpho.
Trần Tiến Dũng (2002), trường hợp thiếu canxi và photpho nghiêm
trọng thì gia súc mẹ sẽ bị bại liệt trước khi đẻ, khung xoang chậu bị lệch hay biến
dạng, dẫn tới hiện tượng đẻ khó.
Sự thay đổi ở cơ quan sinh dục
- Buồng trứng:
Khi gia súc có thai, hai buồng trứng to nhỏ không đều nhau. Buồng
trứng phía sừng tử cung có thai thường lớn hơn buồng trứng bên kia. Trên mặt
ngoài buồng trứng xuất hiện thể vàng.
- Tử cung:

21
Khi gia súc có thai, toàn bộ tử cung xuất hiện những thay đổi về cấu
tạo, tính chất, vị trí, khối lượng, thể tích… dây chằng tử cung dài ra nên đầu mút
sừng tử cung và buồng trứng được đưa về phía trước và phía dưới, xa vị trí cũ. Hệ
tuần hoàn ở cơ quan sinh dục được tăng cường, lượng máu đến cung cấp cho niêm
mạc tử cung rất nhiều nên niêm mạc được phát triển và dày lên. Các tuyến tử cung
cũng phát triển mạnh và tăng cường tiết niêm dịch. Niêm mạc tử cung hình thành
nhau mẹ.
Những thay đổi hocmon sinh dục
Bào thai được phát triển bình thường dưới tác dụng điều hòa của các
hocmon buồng trứng, nhau thai và tuyến yên.
- Nửa thời kỳ đầu có thai: Nhau thai được hình thành và phát triển, tiết ra
Prolan B. Chất này có tính chất giống như LH của thùy trước tuyến yên. Nó kích
thích thể vàng phát triển và tăng tiết progesteron, làm cho niêm mạc tử cung phát
triển và dày thêm. Nhau thai ngoài việc tiết ra prolan B, còn tiết ra progesteron và
folliculin.
- Nửa thời kỳ sau có thai: Hàm lượng progesteron giảm dần trong máu.
Ngược lại follicilin tăng dần đến mức tối đa.
Cuối thời kỳ có thai, progesteron giảm rất thấp trong máu. Progesteron có tác
dụng ức chế tử cung co bóp và follicilin kích thích co thắt tử cung, thuận lợi cho
quá trình sinh đẻ. Trong thời kỳ có thai, nhau thai đã dần thay thế chức năng nội
tiết của thùy trước tuyến yên, tiết ra prolan A và prolan B. Mặt khác, nó còn thay
thế buồng trứng tiết ra progesteron trong nửa thời kỳ đầu và folliculin được tiết
liên tục càng về sau càng nhiều.
2.3.5. Sinh lý quá trình đẻ
Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần sinh đẻ

22
Quá trình sinh đẻ của gia súc là một quá trình sinh lý bình thường. Cho nên
cuối thời kỳ mang thai gia súc cái có những biểu hiện của quá trình sinh đẻ, chủ
yếu là sinh dục và bầu vú.
Triệu chứng ở thời kỳ sắp đẻ
Trước thời gian đẻ 1 - 2 tuần, chất niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục
lỏng, sánh dính và chảy ra ngoài. Còn 1 - 2 ngày trước khi gia súc đẻ thì cơ quan
sinh dục bên ngoài có những thay đổi: âm môn to phù, nhão ra và sung huyết nhẹ,
đầu núm vú to, bầu vú căng to, tĩnh mạch vú nổi rõ. Nhiệt độ cơ thể thường thay
đổi, trước khi đẻ thì nhiệt độ tăng lên cao hơn bình thường. Bên ngoài gia súc cái
có hiện tượng sụt mông.
Theo Trần Tiến Dũng (2002), lợn trước khi đẻ 10 - 15 ngày bầu vú căng.
Giữa bầu vú và thành bụng đã phân chia ranh giới rõ ràng.
 Triệu chứng rặn đẻ
Khi đẻ gia súc mẹ phải dùng sức đẩy thai cùng với các khí quan trong đường
sinh dục để đưa thai ra ngoài. Sức rặn căn bản là do sự co bóp của tử cung, sự co
bóp này bắt đầu từ sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung, kết quả làm mở
rộng cổ tử cung.
Nhưng chỉ nhờ vào sức co bóp của tử cung thì không đủ đẩy thai ra
ngoài mà phải nhờ vào sự co bóp của cơ ở bụng, hoành cách mô và toàn thân. Đó
mới là “rặn đẻ”, mặt khác còn dựa vào sự co bóp của cơ âm đạo, chậu hông, sức.
Khi có triệu chứng đẻ thì tử cung bắt đầu co bóp, ban đầu yếu sau mạnh dần.
Quá trình sinh đẻ
Quá trình sinh đẻ của gia súc cái do sự co bóp của tử cung, cơ thành
bụng, sức rặn toàn thân, thai, màng nhau thai cùng với nước thai được tống ra
ngoài. Quá trình sinh đẻ được chia ra làm 3 thời kỳ.
- Thời kỳ mở cổ tử cung

23
Thời kỳ này bắt đầu từ khi tử cung có cơn co bóp đầu tiên đến khi cổ tử cung
mở ra hoàn toàn. Tùy từng giống mà biểu hiện bên ngoài không giống nhau. Ở lợn
thường hay đứng nằm không yên, đi đi lại lại trong chuồng và có triệu chứng cắn
ổ.
Động lực thúc đẩy cho quá trình sinh đẻ là sự co bóp của cơ quan sinh dục
được tiến hành từ mút sừng từ cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung và đến âm
đạo, thời gian co bóp có những khoảng cách nên gọi là những cơn rặn.
Con vật xuất hiện cơn rặn đầu tiên trong thời kỳ 1 nhưng nói chung
cơn rặn này yếu về cường độ, thời gian cơn rặn ngắn, thời gian nghỉ giữa hai cơn
rặn lại dài từ 20 - 30 phút, mỗi cơn rặn thường từ 2 - 3 giây. Nếu con mẹ rặn liên
tục thì mạch máu của bào thai chèn ép, tuần hoàn đình trệ, dưỡng khí cung cấp cho
thai nhi thiếu, thai ra chậm có thể bị ngạt.
- Thời kỳ đẻ hay còn gọi là sổ thai
Thời kỳ này bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn và kết thúc khi thai lọt ra
ngoài. Ở thời kỳ này thai qua cổ tử cung và đi vào âm đạo. Nếu đẻ bình thường, bộ
phận ra trước nhất là đầu và chân. Lúc này gia súc cái bồn chồn, đứng nằm không
yên, có con chân sau đá vào bụng, lưng cong lên mà rặn.
Khi đầu của thai đã đi vào hố chậu, gia súc cái lại nằm xuống. Đặc
điểm là sức co bóp của tử cung trong thời kỳ này mạnh vì thân của thai tiếp xúc
niêm mạc âm đạo, gây ra một ma sát lớn. Trong lúc này gia súc thường kêu do bị
đau vì dịch ối, dịch niệu chảy ra hết, thân thai lại tiếp giáp với niêm mạc âm đạo.
Bào thai đã đi ra đường sinh dục thì tăng kích thích cho cơ co bóp, lực co bóp
lúc này là tổng hợp giữa co bóp của đường sinh dục, sự co bóp của cơ thành bụng,
cơ hoành thành một lực mạnh và được kéo dài.
- Thời kỳ sổ nhau (hay gọi là bong nhau)
Sau khi thai lọt ra khỏi đường sinh dục của gia súc mẹ một thời gian,
con mẹ trở lên yên tĩnh, nhưng tử cung vẫn co bóp và tiếp tục những cơn rặn, mỗi
24
lần co bóp từ 1,5 - 2 phút, thời gian giữa hai lần co bóp là 2 phút, nhưng cường độ
lúc này yếu hơn.
Sau khi sổ thai khoảng 2 - 3h tử cung co nhỏ lại, thành tử cung dày, trên bề
mặt có nhiều nếp nhăn, bên trong tử cung có nhiều núm nhau. Cơn rặn lúc này của
gia súc cái chủ yếu là đưa nhau thai ra ngoài.
Thời gian bong nhau thai của gia súc có khác nhau do đặc điểm cấu tạo của
núm nhau con và núm nhau mẹ trên niêm mạc tử cung.
Theo Trần Tiến Dũng (2002), lợn sau khi thai ra hết toàn bộ, khoảng 10 - 50
phút nhau thai mới ra. Nhau thai của lợn ra chia thành hai đống, mỗi đống gồm
nhau thai của tất cả các thai chứa trong một sừng tử cung.
2.3.6. Giai đoạn tiết sữa và nuôi con
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng, thức ăn,
giống lợn, số lượng lợn con. Lượng sữa tiết ra nhiều nhất vào tuần thứ 2 - 3. Sự tiết
sữa của lợn nái là một quá trình phản xạ do những kích thích của bầu vú gây ra,
phản xạ tiết sữa của lợn nái tương đối ngắn và chuyển dần từ trước ra sau. Thần
kinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tiết sữa. Khi lợn con thúc vú, những kích
thích này chuyển lên vỏ não, từ vỏ não lại truyền xuống vùng hypothalamus từ đó
các luồng xung động tác động vào tuyến yên, tuyến yên tiết ra kích tố oxytocin.
Sau đẻ để lợn con có đủ kháng thể trong ngày đầu sau khi sinh vì trong sữa
đầu của lợn mẹ có chứa globulin giúp cho cơ thể lợn con có sức đề kháng.
2.4. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (mestritis)
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) viêm tử cung là một hội chứng
thường xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương
lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu
kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh.
2.4.1. Nguyên nhân

25
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000), bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời
gian khác nhau nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2010), có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung
như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh,
tiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn có trong các trường
hợp là do vi sinh vật. Những nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ
thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu
chứng.
Theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002), nguyên nhân gây ra bệnh
viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu
dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella,
dung huyết E.coli, còn có thể do trùng roi (Trichomonoy) và do nấm Candida
albicans.
Mặt khác, khi gia súc đẻ, nhất là trường hợp đẻ khó phải can thiệp, niêm
mạc tử cung bị xây sát và tạo các ổ viêm hoặc kế phát từ các bệnh khác như bệnh
viêm âm đạo, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm,
phó thương hàn, lao… thường gây ra các bệnh viêm tử cung.
2.4.2. Triệu chứng
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007), khi lợn nái bị viêm, các chỉ tiêu lâm sàng
như: thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật: sáng sốt nhẹ
39oC- 39,5oC, chiều 40oC – 41oC. Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con
vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mảnh tổ chức,
mùi hôi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng dịch chảy ra
nhiều hơn.
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm 2 thể là thể cấp tính và thể mãn
tính.
2.4.3. Hậu quả của viêm tử cung
26
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002); Trần Thị Dân (2004), khi lợn nái bị viêm
tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau: Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến
sảy thai.
Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của
cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt
vào tử cung.
Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết
nhiều Prostaglandin F2α, PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách
bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các
mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá
huỷ, không tiết Progesterone nữa, do đó hàm lượng Progesterone trong máu sẽ
giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị
sảy thai.
Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu. Sau
khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ
thường bị tiêu chảy.
Theo Trần Thị Dân (2004), lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả
năng động dục trở lại. Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử
cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa
đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong
các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA (viêm tử cung, viêm vú và mất sữa), từ
đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo
viêm bàng quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng.
2.4.4. Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: Lợn nái luôn ở tư thế như rặn đái.
Kiểm tra đường sinh dục lợn nái bằng mỏ vịt, thấy cổ tử cung mở, từ tử cung,
âm đạo chảy ra nhiều dịch nhầy lẫn mủ màu trắng đục, mùi thối khắm…
27
Bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kỳ tiền động dục, vì
đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ
không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác
nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như
kem, có thể màu máu cá.Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ,
đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại âm hộ nhưng lại có thể là chất
kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái
còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.
Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì
có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động dục thì có thể bị nhầm
lẫn.
2.4.5. Phòng bệnh
Theo Nguyễn Tài Năng và cs. (2016) vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần
trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước
thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.
Theo Lê Văn Năm (2009), trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng
cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc. Cho lợn nái chửa vận động, đảm bảo
ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo dụng cụ dẫn tinh
đúng quy định và không để nhiễm khuẩn. Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn
đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.
Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis…. bằng cách dùng vắc
xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị
sốt đột ngột gây sẩy thai.
2.4.6. Điều trị
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm tử cung. Theo Nguyễn Văn Điền
(2015), đối với lợn nái bị viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh
Oxytetracylin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần
28
cách nhau 48 giờ. Thuốc Oxytetracylin được bào chế ở dạng viêm có kết quả điều
trị khỏi cao.
Tử cung có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, trong đó có hệ thần kinh
- thể dịch. Bởi vậy, điều trị bệnh viêm tử cung bao gồm điều trị cục bộ và điều trị
toàn thân (Lê Văn Năm, 1999). Điều trị cục bộ bằng cách thụt rửa tử cung bằng
các dung dịch muối 0,9%, Rivanol 0,1%; sau đó thụt bằng một trong các loại
kháng sinh sau: Penicillin, Streptomycin, Tetramycin,... Điều trị toàn thân có thể
dùng một trong các loại kháng sinh tổng hợp như sau: Ampisep, Aenorfcoli,
Gentamycin, Ampicillin,... kết hợp với thuốc trợ lực như: Vitamin C, B.complex.

29
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đàn lợn nái nuôi tại trại Gia Lai 6, xã Ia Pior, huyện Chư Prông, tỉnh Gia
Lai.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2023.
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Trại lợn nái Gia Lai 6, xã Ia Pior, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tình hình chăn nuôi heo tại trại Gia Lai 6, xã Ia Pior, huyện Chư
Prông, tỉnh Gia Lai.
- Cơ sở vật chất của trại.
- Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm nghiên cứu.
- Thức ăn thường sử dụng cho lợn.
- Kết quả tiêm phòng và biện pháp phòng bệnh.
3.2.2. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi theo mô hình
trang trại tại trại Gia Lai 6, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
3.2.3. Các phác đồ điều trị và hiệu quả điều trị tại trại
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp hồi cứu: theo các tài liệu của trại lưu trữ qua các năm.
- Phương pháp quan sát và theo dõi trực tiếp trong thời gian thực tập.
- Ghi chép, tổng hợp lại số liệu.

30
3.3.2. Quan sát, khám lâm sàng lợn mắc bệnh
Thông qua triệu chứng lâm sàng. Lợn bị viêm tử cung thường có dấu hiệu
lâm sàng chính như: thân nhiệt, màu sắc dịch viêm.
- Thân nhiệt (ToC): dùng nhiệt kế để đo ở trực tràng lợn nái trong vòng 3
phút.
- Màu sắc dịch viêm: theo dõi quan sát bằng mắt thường và ghi chép.
- Bỏ ăn: theo dõi quan sát máng ăn của lợn sau bữa ăn và ghi chép.
- Xác định động dục trở lại: kiểm tra động dục vào lúc 7h sáng.
Tính toán các tỷ lệ:
- Tỷ lệ mắc bệnh (%)
số con mắc bệnh
Tỉ lệ mắc bệnh (%) ¿ số con theo dõi ×100

- Tỉ lệ chết (%)
số con chết
Tỉ lệ chết (%) ¿ tổng số con mắc bệnh × 100

- Tỉ lệ khỏi bệnh (%)


số con khỏibệnh
Tỉ lệ khỏi bệnh (%) ¿ tổng số con điềutrị ×100

3.4. Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm Excel và Minitab 16.

31
PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chư Prông
4.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chư Prông ở về phía tây nam của tỉnh Gia Lai, phía bắc giáp thành
phố Pleiku và huyện Ia Grai; phía đông, đông nam giáp huyện Chư Sê; phía nam
giáp tỉnh Đăk Lăk; phía tây nam giáp huyện Đức Cơ và tỉnh Ratanakiri
(Campuchia). Có đường biên giới chung với nước bạn Campuchia với chiều dài là
42 km.
Nằm trong tọa độ từ 13°18' đến 13°45' vĩ độ bắc và 107°25' đến 108°06' kinh
độ đông. Chư Prông có diện tích tự nhiên là 169.551,56 ha. Dân số của huyện là
110.430 người, trong đó, dân tộc Jrai: chiếm 33%; dân tộc khác: chiếm 14% dân số
toàn huyện.
Là một trong ba huyện biên giới của tỉnh, Chư Prông có vị trí chiến lược quan
trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh, địa bàn này là một trong những
cửa ngõ giữa Việt Nam - Campuchia được ví như một tiền đồn án ngữ vùng biên
giới của tỉnh Gia Lai. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Chư Prông. Tên huyện được
đặt theo tên ngọn núi cao nhất vùng “Chư Prông” và là nơi diễn ra trận đánh vang
dội năm 1965: Chiến dịch Plei Me, thung lũng Ia Drăng dưới chân núi Chư Prông
nằm về phía tây huyện.

32
Địa bàn huyện Chư Prông có các trục đường chiến lược 14, 19 chạy qua.
Quốc lộ 19 chạy theo hướng đông tây từ cảng Quy Nhơn ngang qua địa phận
huyện Chư Prông - Bàu Cạn lên đến cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ).
Hai tuyến tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện: Tỉnh lộ 663 nối từ Bàu Cạn, chạy
qua địa phận xã Ia Phìn, thị trấn, xã Ia Drăng, Ia Bòng, Ia Púch nối vào quốc lộ 14
tại Phú Mỹ (huyện Chư Sê) có chiều dài khoảng 23 km.
Tỉnh lộ 665 (trước là tỉnh lộ 675) từ ngã ba Phú Mỹ (huyện Chư Sê - Quốc lộ
14) qua xã Ia Tôr, Ia Pia, Ia Ga, Ia Mơr tiếp giáp với Quốc lộ 14C chạy dọc biên
giới, có chiều dài khoảng 60 km.

33
Ngoài ra, huyện có hệ thông đường giao thông liên xã đến tận trung tâm các
xã với 15 tuyến có chiều dài khoảng 250 km.
Ngày 17-4-2008, theo Nghị định số 46/2008/NĐ-CP của Chính phủ, xã Ia Kly
và Ia Bang được thành lập trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu
của thị trấn Chư Prông, xã Ia Tôr và xã Ia Vê.
Đến nay, toàn huyện Chư Prông có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:
thị trấn Chư Prông và các xã Ia Drăng, Bàu Cạn, Thăng Hưng, Bình Giáo, Ia Ga, Ia
Lâu, Ia Piơr, Ia Me, Ia Bòong, Ia Mơr, Ia O, Ia Púch, Ia Phìn, Ia Băng, Ia Vê, Ia
Tôr, Ia Kly, Ia Bang và Ia Pia, với 180 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 117
thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Thị trấn Chư Prông là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của huyện.
4.1.2. Điều kiện tự nhiên huyện Chư Prông
Chư Prông thuộc cao nguyên Pleiku. Địa hình này có dạng vòm, đỉnh ở Chư
Hdrung (Hàm Rồng) có độ cao 1.028m, quốc lộ 14 phân chia cao nguyên thành hai
phần: sườn đông và sườn tây. Địa bàn huyện Chư Prông nam ở sườn tây, có độ cao
trung bình từ 700 - 800m, giảm dần về phía tây nam còn khoảng 200 - 300m.
Nền địa chất của vùng cao nguyên Pleiku tương đối đồng nhất, chủ yếu là đá
bazan màu xám đen. Do bazan có cấu trúc dạng khôi nên rất dễ bị phá hủy và tạo
nên lớp vỏ, phong hóa dày, hình thành trên nó lớp đất dày, tơi xốp, màu mỡ. Cách
đây hàng triệu năm, do sự chuyển động của kiến tạo vỏ trái đất, dẫn đến hoạt động
mạnh của núi lửa, phun ra các lớp nham thạch, tạo nên bề mặt cao nguyên lớp
bazan dày vài chục mét màu mỡ.
Hệ thông núi ở Chư Prông thuộc dãy Chư Djú, độ cao thấp dần về phía tây
nam đến giáp biên giới Campuchia. Đỉnh cao nhất là Chư Prông 732m nằm về phía
tây nam huyện. Ngoài ra còn có các dãy núi quanh vùng có độ cao trung bình trên
dưới 500m.

34
Đất đai Chư Prông chủ yếu là loại đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan
và đen xám. Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét ít, chứa hàm lượng limom và cát
mịn cao, mùn nhiều ở tầng mặt, giàu chất lân và kali phù hợp với các loại cây
lương thực và cây công nghiệp ngắn và dài ngày như đậu đỗ các loại, mè, lạc, chè,
cao su, cà phê, hồ tiêu... Diện tích đất tự nhiên của huyện là 169.551,56 ha. Trên
địa bàn huyện có các cơ sở kinh tế quốc doanh như Công ty cao su Chư Prông,
Nông trường chè Bàu Cạn, nông trường cà phê Ia Phìn... Những đơn vị này có vai
trò quan trọng trong việc hướng dẫn đồng bào Jrai phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống kinh tế trong vùng.
Do địa hình nghiêng dần từ hướng đông bắc xuống tây nam nên hệ thống suối
trong huyện đều đổ về phía tây nam. Suối Ia Drăng, Ia Lốp chính là các nhánh của
sông Sêrê Pok ở phía tây nam tỉnh bắt nguồn từ phía tây dãy Hdrung. Lưu vực
chiếm toàn bộ diện tích huyện Chư Prông và một phần phía tây huyện Chư Sê tạo
nên vùng trũng Ia Lâu, Ia Mơr. Suối Ia Drăng chảy từ địa phận xã Ia Phìn, qua thị
trấn, xã Ia Drăng, Ia Bòong, Ia Púch đổ về phía huyện Đức Cơ. Suối Ia Lốp chảy
từ xã Ia Lâu, qua Ia Piơr sang địa phận tỉnh Đăk Lăk. Ngoài ra, còn có các suối
khác như suối Ia Púch chảy từ vùng Bàu Cạn, qua các xã Bình Giáo, Ia Drăng, Ia
o, Ia Púch về hội tụ tại suối Ia Drăng thuộc địa phận xã Ia Púch. Suối Ia Mơr bắt
nguồn từ vùng xã Ia Băng, qua Ia Tôr, Ia Kli, Ia Bòng, Ia Me, Ia Ga và Ia Mơr. Do
bắt nguồn từ vùng đồi núi trọc, nên lượng sinh thủy ít, nhưng vì nằm trong vùng
mưa lớn của tỉnh nên đó chính là nguồn cung cấp nước quan trọng cho huyện Chư
Prông và Chư Sê.
Hồ Hoàng Ân thuộc địa phận xã Ia Phìn có diện tích khoảng 43,69 ha... cũng
là nguồn tài nguyên nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ
sản xuất cho nhân dân trong vùng, đồng thời còn là nguồn cung cấp năng lượng
cho các đập thủy điện Ia Drăng 1, Ia Drăng 2 (công suất 1.200KW), Ia Drăng 3, Ia
Mơr, Ia Púch, Ia Hlốp.
35
Khí hậu Chư Prông mang đặc tính chung của khí hậu vùng cao nguyên
Pleiku. Nhiệt độ trung bình 21,6°C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình của các tháng
trong năm không lớn (tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trên dưới 5°C). Tháng
nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ 23,8°C; tháng nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng đạt
18,6°c. Biên độ nhiệt dao động trong năm là 5,2°c.
Nằm trong vùng khí hậu của Tây Nguyên, Chư Prông có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5, đến tháng 10. Mùa khô
từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Với thời gian 6 tháng mùa mưa kéo dài
trong năm nên lượng mưa trên địa bàn chiếm 90% và có độ ẩm khá cao. Trong khi
đó vào mùa khô do lượng mưa thấp, độ ẩm giảm, bên cạnh đó chế độ gió đông và
đông bắc thổi mạnh nên lượng bốc hơi nước lớn, thường thiếu nước, gây khô hạn
ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.
Do thuộc vùng cao nguyên Pleiku nên chế độ gió vùng Chư Prông cũng chịu
ảnh hưởng gió mùa khu vực Đông Nam Á và thay đổi theo từng mùa. Mùa khô
(đông) gió đông bắc, mùa mưa (hè) hướng chủ yếu là gió tây và tây nam. Vào mùa
khô, gió tây khô nóng đã ảnh hưởng đến độ ẩm, nên thường gây hạn hán.Diện tích
rừng tự nhiên của huyện chiếm 100.618,04 ha. Rừng và thảm thực vật thuộc hệ
rừng nhiệt đới ẩm rụng lá savan, cây bụi thứ sinh với các loại quần thể dẻ, săng lẻ,
cẩm liên.
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Trên địa bàn huyện có 18 thành phần dân tộc sinh sống, đó là Kinh, Jrai,
Bahnar, Tày, Thái, Nùng, Mường, Hoa, K'Ho, Dao, Sán Chỉ, Sán Chay, Sán Dìu,
H'Mong, Xê Đăng, Stiêng… Trong đó chiếm số lượng đông nhất là dân tộc Kinh
đến cư trú đầu tiên ở vùng đất Chư Prông vào những năm đầu thế kỷ XX (chiếm
53% dân số toàn huyện), tiếp đến là dân tộc Jrai, cư dân bản địa có nguồn gốc lịch
sử lâu đời nhất ở vùng đất này, chiếm 33% dân số trên địa bàn.

36
Sau ngày miền Nam giải phóng 1975, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước về xây dựng các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, huyện Chư Prông tiếp nhận
đồng bào từ các tỉnh phía Bắc vào xây dựng quê hương mới, trong các nông trường
và số dân di dân tự do. Chính sách xây dựng kinh tế mới đã làm cho cơ cấu dân cư
của huyện thay đổi lớn. Đến đầu năm 2009, số người Kinh chiếm 50,02% dân số
toàn huyện, cư trú ở khu trung tâm thị trấn và các xã.
Người Kinh đến định cư ở Chư Prông đã mang đến vùng đất mới những nét
văn hóa riêng của mình, có tác động lớn đến đời sống văn hóa của người bản địa.
Ngoài những tác động về văn hóa vật chất, đó là phương thức canh tác nông
nghiệp tiên tiến, còn có những tác động lớn đến văn hóa tinh thần của đồng bào
dân tộc nơi đây.
Dân tộc Jrai là cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng đất Chư Prông, thuộc
ngữ hệ Nam Đảo (Malayo- Polinesien). Dân tộc Jrai Chư Prông thuộc nhóm người
Jrai Tbuăn và Jrai Hdrung. Nhóm Jrai Tbuăn (Pnôn) tập trung chủ yếu ở phía tây
huyện. Nhóm Jrai Hdrung tập trung chủ yếu ở vùng nửa phía đông của huyện Chư
Prông. Mang tên Hdrung do bộ phận đầu tiên của nhóm này từng tụ cư sinh sống ở
quanh vùng núi Chư Hdrung (Hàm Rồng), nằm ở ngã ba quốc lộ 14 và 19, cách
thành phố Pleiku 11km về phía đông nam. Nhóm này do gần đường quốc lộ nên có
điều kiện trong việc tiếp thu, giao lưu văn hóa với đồng bào Kinh.
Ngoài ra, một số đồng bào các dân tộc khác được phân bố rải rác ở các xã trên
địa bàn của huyện như dân tộc Mường ở Ia Lâu, Ia Mơr.

4.2. Giới thiệu về trại lợnGia Lai 6


4.2.1. Quy mô trang trại
Trang trại chăn nuôi lợn Gia Lai 6 thuộc Công ty Cổ phần Greenfeed Việt
Nam, thuộc thôn Đoàn Kết – Xã Ia Piơr – Huyện Chư Prông – Tỉnh Gia Lai. Quy
mô trại là 5000 nái với 4 nhà mang thai, 20 nhà đẻ, 1 nhà nọc, 1 nhà thích nghi, 1

37
nhà cách ly và 1 phòng lab với tổng diện tích 20.569,96m2. Mỗi nhà có diện tích
khác nhau, trong đó nhà mang thai và nhà đẻ có diện tích tương đối lớn.
Bảng 4.1. Diện tích các nhà trong trại

STT Tên hạng mục Số lượng Diện tích (m2) Tổng diện tích
01 Nhà cách ly lợn 1 617,52 617,52

02 Nhà lợn mang thai 4 2.456,39 9.825,56

03 Nhà lợn nái đẻ 4 2.229,87 8.919,48

04 Nhà lợn hậu bị 1 876,06 876,06

05 Nhà lợn nọc 1 271,57 271,57

06 Phòng lab khu nọc 1 59,78 59,78


Ngoài ra, còn có các hạng mục phụ trợ khác như: phòng cân, nhà bảo vệ,
cổng chính & bảng hiệu, các nhà sát trùng cho xe tải, tài xế và nhà sát trùng khu
sinh hoạt, khu vực nhà ăn - ở và văn phòng, bể nước, tháp nước, nhà sát trùng khu
sản xuất, kho cơ khí dụng cụ, trạm biến áp, nhà xác lợn, nhà hủy xác, đài xuất –
nhập lợn,… chiếm tổng diện tích 14,411.88 m2.
4.2.2. Cơ cấu nhân sự của trại

Trưởng trại

Khu mang thai Khu đẻ Nhóm bảo trì Văn phòng, bếp,
1 trưởng khu (chưa hoạt 1 trưởng nhóm kho vận, bảo vệ
11 nhân viên động) 6 nhân viên 7 nhân viên

4.2.3. Cơ cấu đàn lợn tại trại

Trang trại chăn nuôi lợn Gia Lai 6 là trang trại mới được đưa vào hoạt động
vào cuối năm 2022 nên chỉ có nhà mang thai, nhà nọc, nhà thích nghi hiện

38
đangđược đưa vào hoạt động. Trong đó, nhà mang thai được chia làm 4 khu nhà với
số đầu lợn khác nhau. Số lượng lợn trong mỗi nhà được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn trong mỗi nhà
Nhà mang thai Số lượng (con)
Nhà mang thai 1 1062
Nhà mang thai 2 1061
Nhà mang thai 3 1049
Nhà mang thai 4 1053
Nhà thích nghi 474
Nhà nọc 55
Tổng 4754

1200
1062 1061 1049 1053
1000

800

600
474

400

200
55

0
Nhà mang Nhà mang Nhà mang Nhà mang Nhà thích Nhà nọc
thai 1 thai 2 thai 3 thai 4 nghi

Biểu đồ 4.1. Số lượng lợn trong mỗi nhà


4.2.4. Hệ thống sản xuất
a. Chuồng trại
Chuồng trại được xây dựng theo mô hình chăn nuôi khép kín, thức ăn, con
giống và an toàn sinh học theo chuẩn của PIC (Pig improvement company). Trong

39
khu sản xuất được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại cho 5.000 nái
sinh sản, bao gồm 4 khu chính: khu mang thai, khu đẻ, khu cai sữa, khu thịt/hậu bị.
Riêng trong khu mang thai sẽ có khu cách ly, khu phát triển hậu bị và khu nọc.
Trong chuồng sẽ có máng ăn và máng uống tự động. Có công nghệ làm mát
trần chuồng với chuồng gầm. Tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được điều hòa bằng
hệ thống dàn lạnh lắp đầu dãy chuồng và quạt gió lắp cuối dãy chuồng để duy trì
nhiệt độ thích hợp (sử dụng hệ thống tự động để điều chỉnh bầu tiểu khí hậu
chuồng nuôi phù hợp).Tiểu khí hậu chuồng nuôi:
+ Nhiệt độ: 22 – 25oC;
+ Độ ẩm: 55 – 65%;
+ Tốc độ gió: 1.39 m/s.
Kích thước ô chuồng: 0.65m x 2.2m.
Mật độ chuồng nuôi: 1 nái hậu bị/1 ô cá thể.
b. Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải: Nằm cách xa các khu chuồng nuôi, cuối dãy có hệ
thống đường dẫn nước thải, ngoài ra còn có hầm biogas.
Hệ thống nước: Hệ thống dùng để xịt rửa chuồng toàn bộ là nước giếng
khoan, hệ thống nước cho lợn uống là nước đã được lọc và cung cấp từ bể lớn.
4.2.5. Quy trình an toàn sinh học tại trại Gia Lai 6, huyện Chư Prông, Gia
Lai.

An toàn sinh học trong chăn nuôi là chương trình quản lý dịch bệnh bao gồm
tất cả các biện pháp như vệ sinh làm sạch, khử trùng, cách ly nhằm ngăn chặn sự
xâm nhập và lan truyền tác nhân lây nhiễm trong đàn vật nuôi, trại chăn nuôi, khu
vực chăn nuôi, quốc gia và trên toàn thế giới.

Đặc biệt để đảm bảo sự an toàn của trang trại trước tình hình dịch bệnh ngày
càng diễn ra phức tạp hiện nay, Trang trại chăn nuôilợn Gia Lai 6 nói riêng cũng

40
như toàn bộ các trang trại của Green Feed nói chung đã cung cấp giải pháp an toàn
sinh học – thú y hiệu quả nhất. Trang trại được cách ly với khu vực xung quanh
bằng nhiều lớp để bảo vệ an toàn sinh học, hệ thống các quy định kiểm soát an
toàn sinh học khi ra vào của nhân viên trong trại, khách thăm, và phương tiện vận
chuyển; hệ thống chống chim, chuột, ruồi, muỗi trong khu sản xuất nhằm ngăn
chặn các mầm bệnh có thể lây truyền từ chúng.

 An toàn sinh học khu sinh hoạt


1. Cách ly:
Thời gian cách ly: 4 ngày (2 ngày tại cổng bảo vệ, 2 ngày ở khu sinh hoạt).
Chỉ những người được cấp phép và được tập huấn về an toàn sinh học mới
được vào trại.
2. Cung cấp thông tin ghi chú cho bảo vệ vào sổ theo dõi.
3. Lau/ xịt cồn và loại bỏ hoặc thay bao bì các vật dụng: điện thoại, sạc, tai
nghe, laptop, vật dụng cá nhân. Sau đó cho vào phòng Ozone – UV trong 1 giờ 30
phút.
Lưu ý: Chỉ mang các vật dụng, thực phẩm thuộc danh mục cho phép, không
đưa các thực phẩm có liên quan đếnlợn, gia súc.
4. Sau khi làm các thủ tục ở cổng xong thì có thể vào tắm sát trùng và vào
khu sinh hoạt:An toàn sinh học khu sản xuất:
Sau khi cách ly 2 đêm tại khu sinh hoạt thì mới được vào khu sản xuất.
- Quy trình khi vào khu sản xuất:
1. Để dép bên ngoài phòng tắm sát trùng
2. Để quần áo ở khu sinh hoạt vào tủ
3. Đi qua hệ thống phun sát trùng
4. Tắm lại bằng xà phòng
5. Mặc quần áo ở khu sản xuất

41
6. Đi qua hố sát trùng
7. Xịt cồn tay trước khi vào chuồng
- Quy trình khi ra khỏi khu sản xuất:
1. Thay quần áo, bỏ vào máy giặt cuối buổi và đầu giờ buổi sau phơi lên
2. Tắm như khi vào khu sản xuất
3. Mặc đồ và quần áo ở khu sinh hoạt và trở lại khu sinh hoạt
4.2.6. Chăm sóc nái hậu bị tại khu mang thai
Cho ăn
Mục tiêu: đảm bảo hậu bị đạt 130 – 140kg lúc 210 – 230 ngày tuổi.
Hậu bị nên được cho ăn tự do đến khi đạt 100 kg, nếu hậu bị không đạt được
130kg lúc 200 ngày tuổi, cần phải kiểm tra việc điều chỉnh thức ăn, nước uống và
chất lượng không khí để đảm bảo rằng hậu bị có sức khỏe tốt.
Bảng 4.3. Chương trình cho ăn đối với hậu bị của Green Feed
Trọng lượng (kg) Loại cám Định mức cho ăn (kg)
100 – 120 Ăn tự do
PIC05
121 – 135 3.5
Hậu bị ở ô cá thể nhà bầu sau khi phối PIC06 2.2

42
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, với trọng lượng khác nhau, nái hậu bị sử dụng
những loại cám và khối lượng cám khác nhau. . Nái hậu bị có khối lượng từ 100-
120 kg sử dụng cám PIC05 với chế độ cho ăn tự do, để đạt được trọng lượng lý
tưởng là 135-160 kg vào 210 - 230 ngày tuổi. Nái hậu bị có khối lượng từ 121 -
135 được ăn với định mức 3.5 kg để duy trì điểm thể trạng từ 3-3.5. Với điểm thể
trạng này thì nái sẽ có kết quả sản xuất cao hơn, năng suất sữa cao hơn, lượng cám
ăn vào cao hơn, tổng số con sinh ra cao hơn, giai đoạn từ cai sữa đến động dục
ngắn và chi phí duy trì thấp hơn.
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan và được đưa
lên bồn chứa có dung tích 4000 lít, đặt cách mặt đất 4m. Nước được bơm lên bồn
bằng máy bơm tự động, sau đó thông qua hệ thống ống dẫn đi đến các chuồng.
Chăm sóc nái mang thai đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất
heo con giống. Mục đích nhằm đảm bảo cho thai phát triển bình thường, không sảy
thai hoặc đẻ non, mỗi lứa đẻ nhiều con, heo có sức sống cao, khối lượng sơ sinh
lớn.
Để xác định khối lượng thức ăn cho heo nái mang thai/ngày cần chú ý các
yếu tố:
- Giống và khối lượng heo nái.
- Giai đoạn mang thai của heo nái (nái mang thai kì 1 ăn ít hơn nái mang thai
kì 2).
- Thể trạng nái: Béo, gầy, tình trạng sức khỏe.
Nái mang thai kì 1 (từ 1 - 84 ngày tuổi): Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh,
phôi làm tổ tử cung, bào thai phát triển chậm nên dinh dưỡng giai đoạn này chỉ để
duy trì, nhu cầu nuôi thai không đáng kể. Dinh dưỡng đảm bảo là 13% protein và
năng lượng trao đổi là 2900 Kcal. Chuồng nuôi ở giai đoạn này phải luôn khô
thoáng và nhốt riêng từng con.

43
Nái mang thai kì 2 (từ 85 ngày đến khi đẻ): Dinh dưỡng đảm bảo là 16%
protein và năng lượng trao đổi là 3100 Kcal. Đây là giai đoạn cuối của quá trình
mang thai, thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của con quyết định ở giai đoạn
này do vậy khâu chăm sóc nuôi dưỡng và tiêm phòng vaccine cho heo nái hết sức
quan trọng.
Do trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp nên nguồn thức ăn sử dụng cho
heo nái là thức ăn hỗn hợp.Cho heo ăn 2 lần/ngày vào lúc 6h30 và 13h30. Ngoài ra
phải đảm bảo chuồng khô thoáng, luôn cung cấp đủ lượng nước sạch cho heo hàng
ngày.
4.2.7. Công tác vệ sinh thú y
4.2.7.1. Vệ sinh chuồng nuôi
Công tác vệ sinh là một trong những khâu quan trọng, nó quyết
định đến thành quả trong chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn
đề này nên công nhân tổ chăn nuôi của trại thực hiện nghiêm ngặt quy
trình vệ sinh thú y, tham gia quét dọn vệ sinh chuồng nuôi, cống rãnh
thoát nước. Định kỳ phun sát trùng, rắc vôi bột trong chuồng nuôi, khu
vực đường đi, xung quanh trại, thường xuyên thay dung dịch sát trùng
trong hố sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ ngoài vào khu vực chăn
nuôi, góp phần ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Do thời gian này dịch tả
Châu Phi đang diễn biến phức tạp nên việc thực hiện phun thuốc sát
trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng và xung quanh trại được tăng
cường và nghiêm ngặt hơn. Để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh (dịch
tả heo Châu Phi) cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi,
trong thời gian thực tập và làm việc tại trại chúng tôi đã tham gia các
công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau:
- Rắc vôi, quét dọn lối đi.
- Vệ sinh máng ăn sạch sẽ (máng tập ăn).
44
- Mỗi ngày đều tiến hành xịt gầm, xả rãnh.
- Một ngày tiến hành phun thuốc sát trùng 2 lần, quét mạng nhện
trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng.
- Đối với chuồng đẻ sau khi cai sữa, heo mẹ và heo con chuyển đi
tiến hành tháo dỡ các tấm đan, ngâm với NaOH ở bể 1 ngày, sau đó xịt
sạch. Ô chuồng, khung chuồng cũng được xịt sạch bằng dung dịch
NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu
độc khử trùng sạch sẽ bằng vôi. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan
vào, sau đó đuổi heo chờ đẻ vào.
4.2.7.2. Vệ sinh bên ngoài
Tất cả các phương tiện khi vào trại đều phải được phun sát trùng kỹ. Trại
được quét dọn hằng ngày, vôi được rải kín khắp lối đi. Định kỳ phát quang bụi
rậm, khai thông cống rãnh. Rắc vôi xung quanh các khu chuồng 1 lần/tuần và phun
sát trùng quanh trại 2 lần/tuần. Đối với các nhân viên khi vào trại đều được tắm sát
trùng kỹ bằng Omnicide và ở khu vực cách ly 2 ngày trước khi vào khu vực
chuồng nuôi.
Ngoài ra trại còn thực hiện nghiêm ngặt “Chương trình 5S” của Greenfeed:
S1 (Sàng lọc): Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết, loại bỏ
những thứ không cần thiết.
S2 (Sắp xếp): Sắp xếp đúng vật, đúng chỗ và có đánh số ký hiệu, dễ tìm, dễ
thấy ngay khi cần đến.
S3 (Sạch sẽ): Lau chùi, dọn dẹp, giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn
sạch sẽ.
S4 (Săn sóc): Duy trì 3S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ) mọi lúc, mọi nơi.
S5 (Sẵn sàng): Rèn luyện việc tuân thủ 3S một cách tự giác, tự nguyện.
4.2.7.3. Quy trình xử lý chất thải tại trại

45
Chất thải trong trại chủ yếu là chất thải rắn (phân heo, thức ăn, xác heo
chết…) và chất thải lỏng (nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng trại, nước rửa
dụng cụ vệ sinh,…) được xử lý như sau:
- Chất thải rắn:
Phân và thức ăn rơi vãi xuống sàn chuồng, một phần phân và thức ăn lọt qua
kẽ đan và rơi xuống nền chuồng, tại đây có hệ thống thoát phân, nước tiểu, nước vệ
sinh chuồng. Hệ thống này dẫn chất thải ra khỏi chuồng nuôi đến hầm Bioga, sau
cùng chất thải được đưa tới hồ chứa. Một phần phân và thức ăn động lại trên sàn
chuồng sẽ được cào ra ngoài và bỏ vào bao sau đó bao phân được đem đến nhà
chứa phân. Để hạn chế mùi hôi và giúp xử lý phân công ty sẽ dùng chế phẩm vi
sinh, tiến hành phun đều lên phân heo. Tần suất phun 1 ngày/lần. Ngoài ra, tiến
hành rắc vôi bột nhằm xử lý các vi khuẩn có hại tồn tại trong phân heo tần suất 1
ngày/lần. Phân sau đó sẽ được đóng bao với trọng lượng 50kg/bao. Phân sau khi
đóng bao sẽ vận chuyển về nhà để phân với diện tích 60m 2 để lưu trữ trước khi
chuyển giao cho đơn vị có nhu cầu. Phân đã được đóng bao với trọng lượng
khoảng 50 kg/bao sẽ được xe tải tới vận chuyển. Công ty sẽ ký hợp đồng chuyển
giao phân bón cho đơn vị có nhu cầu.
Xác heo chết không do dịch bệnh, nhau thai: Lượng heo chết này sẽ được xử
lý bằng phương pháp vô cơ hóa nhờ phân hủy tại hầm hủy xác. Khu vực huỷ xác
được bố trí bên trong khu đất của dự án biệt lập và cách xa với khu vực chuồng
nuôi. Trang trại bố trí và xây dựng hầm huỷ xác có kết cấu bê tông chống thấm,
cửa đóng kín, Bề mặt hầm huỷ xác bố trí cửa kín có rắc vôi bột đảm bảo không gây
ô nhiễm môi trường.
Heo chết do dịch bệnh: Khi chủ trang trại nghi ngờ heo mắc bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm hoặc khi phát hiện heo mắc bệnh, heo chết nhiều mà không rõ
nguyên nhân, chủ dự án sẽ báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y
gần nhất để được hướng dẫn xử lý bệnh theo đúng quy định.
46
- Chất thải lỏng được xử lý như sau:
Nước thải từ trang trại chăn nuôi sẽ được chuyển về bể Biogas để phân hủy
các chất hữu cơ. Tại đây, phản ứng kị khí sẽ xảy ra để xử lý các chất hữu cơ dạng
rắn và lỏng. Các chất rắn sẽ được lắng lại tại bể này, phần nước ở trên sẽ theo hệ
thống dẫn nước thải về bể thu gom. Một bơm chìm được bố trí tại đây để bơm
nước qua bể sinh học kị khí, các vi sinh vật kị khí sẽ có nhiệm vụ phân hủy các
chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải. Quá trình phan hủy này sẽ sản sinh ra khí
Biogas.
Trong bể kị khí được bố trí giá thể dính bám để tạo điều kiện cho vi sinh vật
sinh trưởng và phát triển, làm tăng nồng độ VSV có trong nước thải, đẩy nhanh
quá trình phản ứng để chuyển hóa các chất hữu cơ.
Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể aeroten, Bể aeroten hay còn gọi là bể
sinh học hiếu khí, sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí để phân hủy và chuyển hóa
các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây, một hệ thống sục khí được bố trí dưới
đáy bể để cung cấp oxy cho VSV sinh trưởng và phát triển. Quá trình này hình
thành bùn hoạt tính trong bể và khi lượng oxy hòa tan được cung cấp đủ cho quá
trình phản ứng, các chất ô nhiễm được xử lý và quá trình nitrat hóa được diễn ra
triệt để.
Sau quá trình xử lý tại bể hiếu khí, nước thải được chuyển qua bể lắng để tách
lượng bùn vừa được hình thành, Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm,
bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể, còn nước trong ở trên sẽ được cho chảy tràn
qua ao sinh học. Phần bùn lắng thu được sẽ được tuần hoàn về bể aeroten để duy
trì nồng độ vi sinh vật, phần bùn dư được chuyển sang bể chứa bùn để xử lý riêng.
Tại ao sinh học, các loại sinh vật thủy sinh được nuôi trồng ở đây sẽ tạo điều
kiện cho vi sinh vật hoạt động, giúp cho quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao
hơn.

47
Nước thải từ ao sinh học được dẫn qua bể chứa trung gian và bơm lên bể keo
tụ - lắng. Quá trình này diễn ra nhờ các loại hóa chất keo tụ được châm vào. Máy
khuấy chìm bố trí trong bể sẽ có nhiệm vụ trộn đều nước thải và hóa chất, tạo điều
kiện để phản ứng keo tụ diễn ra triệt để.
Các bông cặn từ quá trình keo tụ – tạo bông kết lại với nhau thành bông cặn
có kích thước lớn, dưới tác dụng của trọng lực sẽ được lắng xuống đáy bể và được
thu gom bằng thiết bị chuyên dụng. Phần nước lỏng còn lại sau quá trình phản ứng
sẽ được dẫn sang bể trung gian để châm hóa chất khử trùng nhằm xử lý toàn bộ
lượng vi sinh vật còn sót lại trong nước thải.
Nước thải sau đó được bơm vào bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để lượng cặn
còn lại trước khi xả ra môi trường.
Lượng bùn sau khi thu được từ quá trình xử lý sinh học, quá trình keo tụ - tạo
bông và sau lọc áp lực được dẫn về bể chứa bùn để xử lý. Lượng nước phát sinh
sau quá trình xử lý bùn được dẫn về bể thu gom để tiếp tục quy trình xử lý.
4.2.8. Công tác điều trị lợn vấn đề
Bảng 4.4. Công tác điều trị cho lợn vấn đề
Vấn đề Phác đồ 1 Phác đồ 2
Tiamulin + Oxytetracyline
Hô hấp thông thường
Ketovet + Ketovet
Tiêu chảy phân vàng,
phân xanh dạng sệt hay Gentamicin Enrofloxacin
nước
Tiêu hóa Tiêu chảy phân xám Tylosin Tiamulin
Nghi ngờ xuất huyết dạ Vitamin K + Vitamin K +
dày tylosin Tiamulin
Tiêu chảy lẫn máu Tiamulin
Viêm khớp, đau Xịt Orondo + Amoxicilin hoặc Penstrep + Ketosol
48
chân
Viêm tử cung Oxytetracyline + Ketovet
Bỏ ăn thông thường
(không phát hiện
Amoxicilin + Ketovet
nguyên nhân, ngoại
Có thể thêm thuốc bổ trợ như Metasal, Catosal
trừ sau khi chích
vaccine, lên giống)
Tạt nước từ đầu đến đuôi, sau 5-7 phút chích Anagin C,
Nái sốt cao
cho nái nghỉ ngơi, đo nhiệt độ lại sai 1 giờ.
Viêm da Penstrep + Ketosol

4.2.9. Công tác tiêm phòng


Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tiêm phòng vaccine cho
đàn lợn là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm vaccine giúp cho cơ thể có khả
năng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virut. Việc tiêm
phòng vaccine phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch quy định nhằm hạn
chế dịch bệnh xảy ra, giảm thiệt hại về kinh tế. Ở các giai đoạn khác nhau trại sử
dụng các loại vaccine khác nhau để tiêm phòng cho lợn. Quy trình tiêm phòng
vaccine cho lợn trong trại được thể hiện ở bảng 4.5, 4.6 và 4.7.
Bảng 4.5. Công tác tiêm phòng cho nái hậu bị và nọc
Vaccine Tuần tuổi Mô tả
PCV + MH 23 Phòng bệnh Còi + Suyễnlợn
PLE & HCV 24 Phòng bệnh Pravo/Lepto/Ery & Dịch tả
FMD & PRV 25 Phòng bệnh LMLM & Giả dại
PLE 28 Phòng bệnh Pravo/Lepto/Ery

Bảng 4.6. Công tác tiêm phòng cho đàn nái và hậu bị sinh sản
49
Vaccine Tuần tuổi Mô tả
E. coli (HB/gilts) 8 tuần mang thai Phòng bệnh Tiêu chảy do E.coli
Autovaccine 9 tuần mang thai Miễn dịch tự tạo, phòng tiêu chảy
PCV 10 tuần mang thai Phòng bệnh Còi
PRV 11 tuần mang thai Phòng bệnh Giả dại
E.coli (HB và nái) Phòng bệnh Tiêu chảy do E.coli
12 tuần mang thai
Autovaccine Miễn dịch tự tạo, phòng tiêu chảy
FMD 13 tuần mang thai Phòng bệnh LMLM
Deworming 14 tuần mang thai Tẩy giun (ivermectin 1%)
Phòng bệnh Pravo/Lepto/Ery & Dịch
HCV & PLE Khi cai sữa
tả

Bảng 4.7. Công tác tiêm phòng cho nọc khai thác và nọc thí tình
Vaccine Thời gian Mô tả
Deworming Tẩy giun (ivermectin 1%)
PRV Mỗi 4 tháng Phòng bệnh Giả dại
PCV Phòng bệnh do virut Circo gây ra
FMD & HCV Phòng bệnh LMLM và dịch tả
Mồi 6 tháng
PLE Phòng bệnh Pravo/Lepto/Ery

4.3. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn tại trại Gia Lai 6
4.3.1. Một số bệnh sản khoa thường gặp
Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi tiến hành theo dõi 40 heo nái hậu
bị, kết quả cho thấy những bệnh thường hay gặp là bệnh viêm tử cung, chậm động
dục. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn hậu bị tại trại
Bệnh Viêm tử cung Chậm động dục
50
Chỉ tiêu
Số con theo dõi 40 40
Số con mắc 8 4
Tỷ lệ mắc (%) 20,0 4,0
Số con điều trị khỏi 8 4
Tỷ lệ điều trị khỏi (%) 100 100

4.00
%

20.0
0%

Viêm tử cung Chậm động dục

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn tại trại

Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.2 cho thấy:


Trên 40 heo nái theo dõi có 12 con mắc các bệnh về sinh sản, trong đó tỷ lệ
heo nái mắc bệnh viêm tử cung cao hơn hẳn so với bệnh chậm động dục. Cụ thể có
8 con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 20%; có 4 con mắc bệnh chậm động dục
chiếm tỷ lệ 4%
Heo nái thường mắc bệnh viêm tử cung là do phối giống không đúng kỹ
thuật, vệ sinh dụng cụ phối không sạch hoặc do kế phát từ một số bệnh như: Viêm
âm đạo, sát nhau, đẻ khó …

Bảng 4.9. Tỷ lệ heo mắc bệnh qua các tháng khảo sát

51
Viêm tử cung
Số heo theo dõi
Tháng/năm
(con)
Số con Tỷ lệ (%)

03/2023 2 5,0
04/2023 40 1 2,5
05/2023 5 12,5
Tổng 40 8 20,0
5

5
4.5
4
3.5
3
2
2.5
2
1
1.5
1
0.5
0
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng trên đàn lợn tại trại

Kết quả ở bảng 4.9 và Biểu đồ 4.3 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở
lợn hậu bị qua các tháng trong năm có sự chênh lệch rõ rệt.Tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 4. Cụ thể, vào tháng 5, trong tổng số 40
lợn được theo dõi có 5 con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 12,5%; Vào tháng
4, tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn chỉ có 1/40 con, chiếm tỷ lệ 2,5%. Nguyên nhân theo
chúng tôi có thể do lợn đến giai đoạn động dục, được thụ tinh nhân tạo nhưng do
phối giống không đúng kỹ thuật, vệ sinh dụng cụ phối không sạch hoặc do kế phát
từ một số bệnh như: Viêm âm đạo,… Mặt khác do thời tiết thay đổi thường xuyên
đã ảnh hưởng tới quá trình điều hòa thân nhiệt của lợn, cơ thể tiêu tốn nhiều năng
52
lượng để điều hoà thân nhiệt làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng chống chịu
bệnh tật của lợn. Mặt khác, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật
phát triển mạnh và gây bệnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1996), sự biến đổi của điều kiện thời tiết, khí hậu
thường kéo theo sự xuất hiện và phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh.

4.3.2. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn heo nái tại trại

Bảng 4.10. Các phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở trại

Phác Tên thuốc Liều dùng Cách Liệu trình


đồ dùng
- Canxi-B12 5ml/con IM/IV/SC 1 lần/ngày, 1 liều
- ADE- 1ml/25kg TT IV 1 lần/ngày, 2 liều
Bcomplex
- Hitamox – 20ml/con IV 2 ngày/lần, 3 liều
1 L.A
- Oxytocin (SC) 2ml/con IV 1 lần/ngày, 4 liều
- Pensdistrep
20ml/con IV 1 liều ngày cuối
điều trị
- Canxi-B12 5ml/con IM/IV/SC 1 lần/ngày, 1 liều
- ADE- 1ml/25kg TT IV 1 lần/ngày, 3 liều
Bcomplex
2
- Oxytocin (SC) 2ml/con IV 1 lần/ngày, 4 liều
-Pensdistrep
20ml/con IV 1 lần/ngày, 4 liều

53
8 lợn nái bị viêm tử cung tại trại được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4 lợn nái
và được điều trị bằng 2 phác đồ điều trị. Kết quả điểu trị theo từng phác đồ sau 4
ngày điều trị được thể hiện ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả điều tra bệnh viêm tử cung qua 2 phác đồ điều trị

Số heo nái Khỏi bệnh Thời gian điều trị


Phác đồ
điều trị khỏi trung bình
điều trị Số nái
(con) Tỷ lệ (%) (ngày)
(con)
1 4 4 100 4
2 4 4 100 5,2
Kết quả bảng 4.13 cho thấy, cả 2 phác đồ điều trị đều điều trị khỏi cho tất cả
lợn nái bị viêm tử cung (chiếm tỷ lệ 100%) và tất cả đều động dục trở lại sau điều
trị, tuy nhiên số ngày điều trị khỏi ở 2 phác đồ là không giống nhau. Cụ thể:
- Thời gian điều trị khỏi trung bình: phác đồ 1 có số ngày điều trị khỏi trung
bình là 4 ngày, phác đồ 2 số ngày điều trị khỏi trung bình là 5,2 ngày.
Trại đã sử dụng Oxytoxin cho cả 2 phác đồ điều trị để tạo ra các cơn co bóp
nhẹ đẩy các chất bẩn và dịch viêm ra ngoài làm cơ tử cung nhanh hồi phục.
Từ kết quả bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy, phác đồ điều trị 1 cho hiệu quả cao
hơn phác đồ 2 do đó nên sử dụng phác đồ này trong điều trị viêm tử cung tại cơ sở.

PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

54
Từ kết quả thu được trong thời gian khảo sát và nghiên cứu thực trạng bệnh
viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại Gia Lai 6, thuộc công ty Greenfeed. Chúng
tôi có những kết luận sau:
-Trại Gia Lai 6, thuộc công ty Greenfeed có quy mô khá lớn, có mô hình chăn
nuôi khép kín với hệ thống chuồng trại và trang thiết bị hiện đại.
- Quy trình an toàn sinh học, phòng bệnh, vệ sinh sát trùng ở trại rất chặt chẽ,
thực hiện quy trình 5S.
- Có nguồn nhân lực tốt, trình độ cao, tổ chức quản lí và bố trí công việc hợp
lí, hiệu quả năng suất công việc cao.
- Môi trường làm việc tốt, mọi người rất hòa đồng, giúp đỡ nhau trong công
việc.
- Thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nuôi tại trại Gia Lai 6, thuộc công
ty Greenfeedtính đến nay chiếm tỷ lệ thấp.
Cả 2 phác đồ điều trị trại sử dụng đều cho kết quả tốt (heo khỏi bệnh 100%),
tuy nhiên phác đồ 1 cho hiệu quả điều trị cao hơn phác đồ 2 (thời gian điều trị khỏi
trung bình của phác đồ 1 ngắn hơn).
5.2. Kiến nghị
- Đề nghị trang trại nâng cao quy trình phòng bệnh, vệ sinh, chăm sóc cho đàn
lợn nái sinh sản để hạn chế lợn mắc bệnh.
- Việc phối giống cần được thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo vô trùng triệt
để tránh lây bệnh cho lợn nái thông qua khâu dẫn tinh.
- Tiếp tục theo dõi tình hình lợn mắc bệnh viêm tử cung để có thể điều trị kịp
thời.

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt


1. Nguyễn Tấn Anh (1998), Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
2. Nguyễn Xuân Bình(2000), Phòng trị bệnh lợn nái-lợn con-lợn thịt, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr29- 35.
3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, NXB Nông
nghiệp, TP Hồ ChíMinh.
4. Phạm Hữu Doanh (1985), Bệnh sinh sản ở lợn, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản
xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Tiến Dũng (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị
hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học
kĩ thuật Nông nghiệp, tập 2 số 1- 2004.
9. Đào Trọng Đạt, Phạm Thanh Phượng, Lê Hồng Mỹ, Huỳnh Văn Khánh
(1996), Bệnh ở heonái và heocon, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái
sinh sản,Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.
11. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1999), Dinh
dưỡng và thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm
(2003), Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

56
13. Madec F. (1991), Nghiên cứu về bệnh lý sinh đẻ gia súc, Nxb KHKT, Hà
Nội.
14. Madec F. (1995), “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái”, Tạp
chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 2, số 1 - 1995.
15. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên
(2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học HùngVương.
16. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh
lợn cao sản. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
17. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Popkov (1999), “Điều trị bệnh viêm tử cung”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
thú y, số 5.
19. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn
nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận ánTiến
sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường
sinh dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Thanh (2003). “Khảo sát tỷ lệ viêm tử cung trên đàn nái
ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”. Tạp chí khoa
học kỹ thuật thú y, Hội Thú y, tập 10 số 2 - 2003.
22. Nguyễn Văn Thanh, Đặng Công Trung (2010). “Khảo sát thực trạng bệnh
viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại huyện Từ
Sơn tỉnh Bắc Ninh và thử nghiệm điều trị”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn
nuôi, Hội chăn nuôi, Số 8.
23. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai
Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

57
24. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị
bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”,
Tạp chí KHKT Thú y, tập14, số3.
25. Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam (2018) “Bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái
ngoại tại Đồng bằng sông Hồng”.
26. Nguyễn Xuân Tịnh (1996), Sinh lý gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Trekaxova A.V. (1983), Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản, Nxb Nông
nghiệp.
II. Tài liệu tiếng Anh
28. Babar M.R, Mc Gowan M. R, Boyle O. D., Cameron R. D. (1993), “A
study of the microbial flora of the anterior vagina of normal sowsduring
different stages of the reproductive cycle”, Aust Vet J.
29. Kemper N. and Geijets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and
posteriormammary glands in sows affected and unaffected by postpartum
dysgalactia syndrome (PPDS)”, Acta Veterinaria Scandinavica, 51, pp. 26.
30. Kotowski, K. (1990), The efficacy of wisol-T in pig production,
Medycyna weterynaryjna, 46(10), pp. 401- 402.

58
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 1: Thuốc Bio-Metasal Hình 2: Thuốc Cadorex

Hình 3: Thuốc Bio-AnazinC Hình 4: Thuốc Amoxi-LH

59
Hình 5: Thuốc Bio-Genta Hình 6: Lợn mắc bệnh viêm tử cung

Hình 7: Tiếp xúc nọc Hình 8: Tham gia phối tinh cho lợn

60
Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Nhận xét:.........................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Tình trạng Ký tên

Đồng ý thông qua báo cáo 

Không đồng ý thông qua báo



cáo

Đắk Lắk, ngày…. tháng….năm…..

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

61

You might also like