You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN CẨN

Tên chuyên đề:


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN
LỢN NÁI NUÔI TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy


Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2013 - 2015

THÁI NGUYÊN, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN CẨN

Tên chuyên đề:


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN
LỢN NÁI NUÔI TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG, HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy


Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật
Lớp : Liên thông SPKT – K9
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2013 – 2015
Giáo viên hướng dẫn : TS Hà Văn Doanh

THÁI NGUYÊN, 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, rèn luyện cũng như trong thời gian thực tập tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nhân dịp này tôi xin
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm
khoa chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình
dìu dắt giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập lý thuyết tại trường và đã tạo
mọi điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hà Văn Doanh đã quan
tâm giúp đỡ và chỉ bảo hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn hộ gia đình ông Nguyễn Văn Cường đã tạo
mọi kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở để hoàn thành đợt thực
tập tốt nghiệp.
Một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Chăn nuôi - Thú y, cùng gia đình bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi. Tôi xin
chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể các thầy cô lời chúc sức khoẻ, thành
đạt trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việt Yên, tháng 9 năm 2014


Sinh viên

Nguyễn Văn Cẩn


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bích Động ........ 7
Bảng 1.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của thị trấn Bích Động............... 8
Bảng 3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất................................................ 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo khu vực. ................................. 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ. .................................... 37
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống ...................................... 38
Bảng 3.5. Thời gian và kết quả điều trị ......................................................... 40
Bảng 3.6. Chi phí sử dụng thuốc. ................................................................. 41
MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1


1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề ............................................................. 2
1.3. Điều kiện để thực hiện chuyên đề ............................................................ 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân ......................................................................... 2
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi thực tập ........................................................... 3
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 3
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội .................................................................. 5
1.3.2.3. Tình hình sản xuất của cơ sở.............................................................. 7
1.3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn ........................................................... 14
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề ...................................................... 15
1.5. Tổng quan tài liệu .................................................................................. 15
1.5.1. Cơ sở khoa học của đề tài. .................................................................. 15
1.5.1.1. Đặc điểm sinh lí sinh sản của lợn nái ............................................... 15
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh viêm tử cung ............................................ 16
1.5.1.3. Những hiểu biết về một số thuốc điều trị bệnh viêm tử cung ........... 21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 26
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 26
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 27
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................................................. 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 30
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 30
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................................. 31
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 31
2.3.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 31
2.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 31
2.4.1. Phương pháp điều tra .......................................................................... 31
2.4.2. Phương pháp phân nhóm điều trị và so sánh hiệu lực hai loại thuốc ... 32
2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và công thức tính: ......................... 32
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 33
Phần 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 34
3.1. Kết quả phục vụ sản xuất: ...................................................................... 34
3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề.................................................................. 35
3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung. ............................................................. 35
3.2.2. Xác định hiệu lực của 2 loại thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin trong
điều trị viêm tử cung ở lợn nái...................................................................... 39
3.2.3. Chi phí sử dụng thuốc. ........................................................................ 41
Phần 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................... 42
4.1. Kết luận ................................................................................................. 42
4.2.Tồn tại .................................................................................................... 42
4.3. Đề nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 44
1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Trong sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi lợn đóng một vị trí đặc
biệt quan trọng, vì lợn có những đặc điểm ưu việt như: khả năng cho thịt , mỡ
cao, là loài ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt, dễ nuôi, chi phí cho 1kg tăng khối
lượng thấp. Hàng năm, ngành chăn nuôi lợn cung cấp trên 70% sản lượng thịt
trên thị trường. Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, khả năng sử dụng thịt, mỡ
lợn của con người là tương đối tốt. Tỷ lệ tiêu hoá của con người đối với thịt
lợn là 95%, đối với mỡ lợn là 97% (Trần Văn Phùng & Cs, 2004). Chăn nuôi
lợn còn cung cấp một lượng khá lớn phân bón cho ngành trồng trọt và cung
cấp các sản phẩm phụ như: da, mỡ cho ngành công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi lợn lại càng quan trọng với thị trấn Bích Động vì đó là hướng
đi chính cho sự phát triển kinh tế của thị trấn. Nó đã giải quyết được việc làm
cho một bộ phận đông đảo người dân, tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm của
ngành trồng trọt và càng thiết thực hơn khi nó đã cải thiện được chất lượng
dinh dưỡng cho người dân.
Do sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao đối
với các sản phẩm chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngoài công tác về giống,
thức ăn, chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng, thì công tác thú y vẫn phải luôn được
trú trọng nhằm hạn chế bệnh tật, nâng cao năng suất chất lượng chăn nuôi.
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, vấn đề gây trở ngại lớn
đó là các biến chứng sau đẻ như viêm tử cung. Đây là loại biến chứng rất hay
xảy ra và thường để lại hậu quả lâu dài: giảm năng suất sinh sản, trường hợp
nặng có thể mất khả năng sinh sản, tiêu thai, xảy thai, chết thai và tỷ lệ thụ
thai thấp.
2

Chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang ngày càng
phát triển theo hướng tập trung với quy mô trang trại, tốc độ phát triển bình
quân/năm trong 5 năm gần đây đạt trên 15%. Tuy nhiên, trên thực tế các biến
chứng sau đẻ trên đàn lợn nái vẫn thường xảy ra với tỷ lệ nhiễm tương đối
cao, gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi. Nhưng sự hiểu biết của người
chăn nuôi về các biến chứng này còn rất hạn chế.
Mặt khác, trên thị trường hiện nay đang bày bán rộng rãi, phổ biến rất
nhiều loại thuốc của các cơ sở sản xuất khác nhau để điều trị các biến chứng
này. Nên người chăn nuôi rất lúng túng trong việc lựa chọn loại thuốc nào để
điều trị các biến chứng trên cho có hiệu quả cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu các biến chứng viêm tử cung trên địa bàn thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ đó đề ra các biện pháp
phòng trị bệnh tích cực góp phần nâng cao năng suất sinh sản, hạn chế tối đa
thiệt hại kinh tế là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. Xuất phát
từ thực tế đó, tôi tiến hành chuyên đề: “Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm
tử cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang và phương pháp điều trị bệnh”
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
- Điều tra được tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái tại thị trấn
Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang .
- Khuyến cáo được với người chăn nuôi những biện pháp tích cực để
phòng trị bệnh viêm tử cung lựa chọn được loại thuốc thích hợp để điều trị.
1.3. Điều kiện để thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
Thực hiện phương châm: “học đi đôi với hành”, (lý thuyết gắn liền với
thực tiễn sản xuất), thì việc trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên trước khi
ra trường là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống
3

lại toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường Đại học, đồng thời giúp sinh
viên làm quen với thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc
phương pháp tổ chức, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất… để trở thành
một người cán bộ khoa học trong tương lai đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ
sở thực tập, tôi tiến hành chuyên đề: “Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử
cung trên lợn nái nuôi tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang và phương pháp điều trị bệnh”.
1.3.2. Điều kiện của cơ sở nơi thực tập
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí, địa lý
Thị trấn Bích Động nằm ở trung tâm văn hóa chính trị của huyện Việt
Yên, có đường quốc lộ 37 và tỉnh lộ 298 chạy qua với chiều dài hơn 7 km, có
một chợ trung tâm là chợ huyện là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản
cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận, có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp xã Minh Đức;
Phía Nam và phía Tây giáp xã Bích Sơn;
Phía Đông giáp xã Hồng Thái.
Với vị trí địa lý có đường quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua nối với các đường
liên thôn, liên xã, liên huyện đã tạo cho thị trấn Bích Động giao lưu đi lại dễ
dàng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
* Địa hình đất đai
Thị trấn Bích Động có địa hình cao thấp xen kẽ, phân làm 6 đơn vị thôn,
phố. Trong đó 03 thôn chủ yếu các hộ sống bằng nghề nông nghiệp, 03 khu
phố các hộ chủ yếu là cán bộ, hộ kinh doanh dịch vụ. Có thể chia làm 3 loại:
4

- Địa hình cao chiếm 40% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong thị
trấn, thích hợp cho việc bố trí dân cư.
- Địa hình vàn chiếm 30% diện tích tự nhiên phân bố rải rác trong toàn
thị trấn nhưng chủ yếu là đất canh tác của thị trấn, ở địa hình này rất thích hợp
cho phát triển 3 vụ cây trồng.
- Địa hình thấp (trũng) chiếm 30% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác,
chủ yếu ở 3 thôn nông nghiệp, thích hợp cho việc phát triển cây nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản.
* Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Thị trấn có hệ thống ngòi Cầu Sim chảy qua là nguồn cung cấp nước
tưới tiêu thường xuyên cho 3 thôn nông nghiệp của thị trấn. Bên cạnh đó còn
có hàng trăm ao hồ lớn nhỏ cùng hệ thống kênh mương liên thôn đến nội
đồng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu của đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, thị trấn Bích
Động nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những đặc điểm sau:
+ Nhiệt độ
Tổng nhiệt độ trong năm 85000c - 86000c, nhiệt độ trung bình từ 230c -
240c và hình thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 270c - 300c, cao
nhất 370c - 390c.
Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 170c
đến 200c, thấp nhất 80c đến 100c.
+ Lượng mưa
Lượng mưa trong năm từ 1500-1700mm, mưa tập trung vào từ tháng 7
đến tháng 10. Trong những năm gần đây, thỉnh thoảng có mưa lớn thất
thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
đời sống nhân dân.
5

+ Gió
Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp, giá rét ảnh hưởng đến sản
xuất và sức khỏe của người dân.
Gió Đông Nam xuất hiện từ cuối tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiều
hơi nước và thường xuyên có mưa lớn. Thời kỳ này thường xuất hiện bão
kèm theo mưa lớn, gây ngập úng, làm cho năng suất cây trồng giảm sút, chăn
nuôi cũng bị ảnh hưởng, nhiều loại vật nuôi bị dịch bệnh hơn.
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình từ 80% đến 85%, tháng 2 và tháng 3 có độ
ẩm không khí cao gần 90%, tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh phát triển
ở người, gia súc và các loại cây trồng.
Tháng 5 và tháng 6 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng đến khả năng phơi
màu, thụ phấn của cây trồng như lúa, ngô... do đó ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng sản phẩm
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
* Kinh tế
Trong những năm gần đây kinh tế của thị trấn có những chuyển biến
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa
sản xuất tuy nhiên tốc độ còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong nông
nghiệp thì tăng dần tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng của
ngành trồng trọt, song về quy mô vẫn tăng về giá trị tuyệt đối đảm bảo mục
tiêu phát triển kinh tế.
Hiện nay, trong thị trấn số hộ phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch
vụ, ngành nghề hàng năm đều tăng năm 2010 có 489 hộ, năm 2012 có 501 hộ.
6

* Xã hội
- Công tác giáo dục-đào tạo:
Toàn thị trấn có 3 trường mầm non, trong đó một trường đạt trường tiên
tiến xuất sắc của tỉnh, trường tiểu học và trường trung học cơ sở đã đạt trường
chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của trường trong thị trấn Bích Động đầy đủ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đào tạo học sinh.
- Công tác văn hoá-thể thao-thông tin và truyền thanh:
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham dự hội
diễn văn nghệ tại thành phố và phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức những
buổi giao lưu văn nghệ tại thị trấn.
Người dân trong thị trấn thực hiện và xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hoá.Trên địa bàn thị trấn có đầy đủ hệ thống đường dây thông tin và
truyền thanh, từ đó việc tuyên truyền cho nhân dân các thông tin cần thiết rất
thuận tiện.
- Chính sách xã hội:
Tổ chức phát động tết vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa cho các
mẹ Việt Nam anh hùng, các nhà có hoàn cảnh khó khăn. Quan tâm đến các
gia đình thương binh, liệt sỹ, những người có công với cách mạng, làm hồ sơ
hưởng trợ cấp thường xuyên cho các cụ từ đủ 80 tuổi trở lên.
- Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ tôi:
Trang thiết bị y tế đầy đủ để phục vụ công tác khám chữa bệnh. Hàng
năm trạm y tế có tiêm phòng vaccine cho các bà mẹ mang thai và cho trẻ
trong độ tuổi.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống dân số và các dịch vụ kế
hoạch hoá gia đình, thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con để nuôi
dạy con cho tốt, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh con lần 3.
7

1.3.2.3. Tình hình sản xuất của cơ sở


* Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp
Ngành nông nghiệp của thị trấn Bích Động giữ vị trí quan trọng trong
nền kinh tế, là nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong 3 thôn nông nghiệp.
Trong những năm gần đây mức tăng trưởng tương đối ổn định cùng với sự
chuyển dịch của cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo nguồn nông sản
tập trung, có chất lượng cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bích Động
Năm
Chỉ tiêu ĐVT
2010 2011 2012
1. Tổng DT gieo trồng Ha 350 327 325
1.1 Lúa cả năm Ha 335 310 307
Năng suất Tạ/ha 53,5 58,3 60,1
Lúa chiêm Ha 180 170 165
Lúa mùa Ha 155 140 142
1.2 Cây hoa Ha 3,5 5 5,7
1.3 Cây ngô Ha 7,3 6 6,3
1.4 Cây lạc Ha 4,2 6 6
(Nguồn: Văn phòng thống kê thị trấn Bích Động)
Do một số diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang bố
trí dân cư và làm đường giao thông nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần.
Các cây trồng chính của thị trấn vẫn là cây lúa, bên cạnh đó có cây hoa cũng
mang lại giá trị kinh tế cao, cây ngô trồng vào vụ đông, cây lạc trồng vào vụ
hè thu và các loại cây rau màu khác.
- Về lâm nghiệp, thị trấn không có diện tích đất lâm nghiệp
8

* Tình hình phát triển ngành chăn nuôi và công tác thú y
Ngành chăn nuôi là một ngành không thể thiếu được trong sản xuất và
phát triển nông thôn, nó đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát
triển của đất nước. Trước kia ngành chăn nuôi ít được chú trọng vì xưa kia bà
con nông dân luôn nghĩ chăn nuôi là phụ, trồng trọt mới là chính. Chăn nuôi
chủ yếu cung cấp sức cày kéo và phân bón cho việc phát triển cơ cấu cây
trồng mà thôi, hơn nữa việc mua sản phẩm thịt, trứng, sữa là rất khó khăn. Do
đó mà ngành chăn nuôi ít được chú trọng phát triển.
Bảng 1.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của thị trấn Bích Động
Năm
Chỉ tiêu ĐVT
2010 2011 2012
I. Chăn nuôi Con 2,655 2,950 2,875
1. Tổng đàn lợn Con 217 225 227
2. Tổng đàn trâu Con 105 125 112
3. Tổng đàn bò Con 16,800 17,500 18,200
4. Tổng đàn gia cầm
(Nguồn: Văn phòng thống kê thị trấn Bích Động)
Nhưng hiện nay, với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và chăn
nuôi, cho nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Mức sống
của người dân đã khá hơn rất nhiều so với mấy năm trước đó, người dân đòi
hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thì ngành chăn nuôi cũng
đang từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm.
Hiện nay, ngành chăn nuôi của thị trấn đang phát triển, đặc biệt là chăn
nuôi trâu bò và chăn nuôi lợn ngày càng đtôi lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi. Trong thị trấn đã có nhiều gia đình làm giàu từ chăn nuôi
9

như gia đình bác Lê Văn Thịnh (thôn Trung), gia đình bác Nguyễn Văn
Cường (thôn Dục Quang), gia đình bác Đỗ Mạnh Hải (thôn Đông)…
Với tình hình như hiện nay thì ngành chăn nuôi đã góp phần vào sự phát
triển chung của thị trấn
- Chăn nuôi trâu bò:
Chăn nuôi trâu bò ở thị trấn Bích Động được nhân dân chú trọng vì nó
mang lại hiệu qủa kinh tế khá cao.
Hiện nay, giống trâu bò nuôi ở thị trấn chủ yếu là giống bò vàng Thanh
Hoá, giống bò lai Sind, giống trâu đen. Đối với việc chăn nuôi bò: Do nhà
nước có chính sách Sind hoá đàn bò ở Việt Nam. Nhận thức được điều đó
người dân đã có xu hướng thay đổi giống bò, dùng bò địa phương lai với bò
Sind để tạo ra đời con có 1/2 máu nội và 1/2 máu ngoại. Do vậy đời con sẽ có
năng suất và phẩm chất thịt cao hơn bò vàng Thanh Hoá.
Ngày nay, với biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, công tác thụ tinh
nhân tạo ngày càng phát triển thì vấn đề nhân giống bò lai Sind bằng phương
pháp thụ tinh nhân tạo ngày càng phổ biến. Đặc biệt cán bộ thú y cơ sở đã có
tay nghề cao trong việc thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cho nên việc Sind hoá
đàn bò ngày càng đtôi lại hiệu quả.
Còn đối với chăn nuôi trâu thì số lượng ngày càng giảm bởi lẽ trâu tiêu
tốn thức ăn cao hơn bò, sinh sản kém, chất lượng thịt kém hơn chất lượng thịt
bò vì thế chăn nuôi trâu không phát triển. Phương thức chăn nuôi trâu bò ở thị
trấn Bích Động chủ yếu là chăn thả ngoài đồng, ngoài bờ bãi, đồi núi… Do đó
thức ăn chủ yếu của trâu bò là các loại cỏ mọc tự nhiên ở ngoài đồng. Do thời
tiết khí hậu thay đổi theo mùa trong năm nên lượng thức ăn cũng thay đổi
theo. Mùa xuân và mùa hè thời tiết ấm áp mưa nhiều nên nguồn thức ăn cung
cấp cho trâu bò được đảm bảo. Nhưng mùa đông thời tiết giá rét, khô hanh
làm cho nguồn thức ăn khan hiếm và cạn kiệt. Vì vậy, người dân phải dự trữ
10

thức ăn như: cỏ khô, rơm khô…để đảm bảo thưc ăn cho trâu bò qua mùa
đông.Ngoài ra một số hộ gia đình còn trồng các loại cỏ như cỏ voi để đảm bảo
nguồn thức ăn cho trâu bò.
- Chăn nuôi lợn:
Ngành chăn nuôi lợn của thị trấn Bích Động ngày càng phát triển, hầu hết
hộ gia đình nào cũng nuôi, vì chăn nuôi lợn vừa cung cấp thịt cho người dân lại
vừa cung cấp phân bón cho nông nghiệp, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi cá.
Chính vì vậy mà chăn nuôi lợn không thể thiếu được trong mỗi gia đình.
Do những ưu điểm của việc chăn nuôi lợn đem lại cho nên số lượng lợn
ở thị trấn Bích Động ngày càng tăng.
Trên địa bàn thị trấn hiện nay chăn nuôi lợn chủ yếu là theo hình thức
chăn nuôi hộ gia đình và trang trại với quy mô vừa và nhỏ. Lợn được nuôi
chủ yếu là lợn nái sinh sản và lợn thịt. Lợn nái thì chủ yếu có 2 giống đó là:
lợn Móng Cái và lợn Lang Hồng, 2 giống này có ưu điểm là phàm ăn, dễ
nuôi, chịu đựng kham khổ tốt, nuôi con khéo, mắn đẻ, khả năng chống chịu
bệnh tật tốt… Còn đối với lợn thịt thì chủ yếu là con lai 2, 3 máu: Móng Cái x
Đại Bạch, Lang Hồng x Đại Bạch và F1 x Đại Bạch.
+ Về thức ăn:
Thức ăn cho lợn mà nhân dân trong thị trấn sử dụng chủ yếu là thức ăn
tận dụng từ ngành trồng trọt: Gạo, ngô, khoai, sắn, thức ăn thừa… Đối với lợn
nái sinh sản thì bà con chủ yếu cho ăn rau lang sống, rau lấp sống và cho uống
cám, đến thời kỳ sinh sản và nuôi con thì bà con mới nấu cám chín cho lợn
ăn. Còn đối với lợn thịt thì tuỳ theo hộ gia đình, gia đình nào nuôi ít thì nấu
cám cho ăn, còn gia đình nào nuôi nhiều theo hướng công nghiệp thì nấu cám trộn
lẫn với thức ăn công nghiệp hay cho ăn thẳng.
11

+ Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:


Hiện nay, ý thức của người dân đã được nâng cao, do đó họ đã có chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng rất tốt. Hàng năm họ đếu tiến hành tiêm phòng cho lợn
nái sinh sản, lợn thịt lợn đực giống và lợn con.
Đối với lợn con thì tiêm phòng thiếu sắt, phòng bệnh sưng phù đầu,
phòng phó thương hàn…
Đối với lợn nái sinh sản, lợn đực giống, lợn thịt thì hưởng ứng đợt tiêm
phòng của trạm thú y huyện kết hợp với cán bộ thú y thị trấn Bích Động tổ
chức tiêm phòng một số bệnh như: tụ huyết trùng, dịch tả…
Khi lợn có biểu hiện triệu chứng bỏ ăn hay ăn kém thì người dân đã gọi
cán bộ thú y đến ngay để điều trị kịp thời nhằm mục đích giảm thiệt hại trong
chăn nuôi và nâng cao năng suất trong lao động.
+ Tình hình vệ sinh chuồng trại:
Chuồng trại được xây dựng và bố trí hầu như hợp lý. Chuồng được xây ở
nơi cao dáo, chắc chắn, được xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Chuồng
có chỗ gom phân và nước tiểu để làm phân bón cho trồng trọt .
Đối với lợn nái thì có chỗ nhốt riêng lợn con và có cả sân chơi để cho
lợn con vận động và tắm nắng.
Đối với lợn thịt, hộ gia đình nào chăn nuôi nhiều thì xây dựng thành những
dãy chuồng, mỗi dãy chuồng có các ô chuồng và mỗi ô chuồng có máng ăn, vòi
nước uống tự động, có hố ủ phân và gom phân xử lý hàng ngày…
Đối với lợn đực giống thì mỗi con được nhốt riêng vào một ô chuồng có
cửa cài chắc chắn.
Về vệ sinh chuồng trại thì đa số người dân đã có ý thức vệ sinh chuồng
trại sạch sẽ, khô dáo, thoáng mát để tránh bệnh tật cho lợn. Tuy nhiên vẫn còn
một số hộ gia đình vẫn chưa nhận thức được vệ sinh chuồng trại là một yếu tố
rất cần thiết trong chăn nuôi lợn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh
12

trưởng và phát triển của lợn. Nó có thể gây lên các bệnh: ghẻ, viêm loét da,
bệnh tiêu chảy…
- Chăn nuôi gia cầm:
Trên địa bàn thị trấn Bích Động hiện nay có rất nhiều giống gia cầm khác
nhau như: Gà ri, gà Lương Phượng, vịt tàu, vịt cỏ, ngan ta, ngan pháp. Nhưng
do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 trong vòng 4 năm trở lại đây số
lượng gia cầm có xu hướng giảm. Tuy phong trào chăn nuôi là rất phát triển,
song vẫn có những gia đình gặp không ít khó khăn trong chăn nuôi, nguyên
nhân chính là do giá cả thị trường bấp bênh, mà giá thức ăn lại cao, đặc biệt là
dịch cúm H5N1 đang có nguy cơ quay trở lại. Bên cạnh đó người chăn nuôi vẫn
chưa tuân thủ các quy trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại còn kém, phòng
bệnh không tốt do đó mà gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi gia cầm.
+ Về thức ăn:
Phương thức chăn nuôi theo kiểu chăn thả tự do, thức ăn chủ yếu là sản
phẩm phụ trong vườn, trong gia đình như: cơm, gạo, cám, ngô, rau…Với
phương thức chăn nuôi này có ưu điểm là thịt gia cầm rắn chắc, thơm ngon,
nhưng tốc độ lớn thì chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Bên cạnh các hộ gia đình chăn nuôi theo kiểu chăn thả tự do còn có một
số hộ gia đình đã mạnh dạn tiếp thu khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất để
làm các mô hình chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, đã thu lại hiệu quả kinh tế
đáng khích lệ, góp phần tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo.
+ Về chuồng trại:
Trên địa bàn thị trấn chuồng trại dành cho gia cầm chưa được quan tâm
nhiều, nền chuồng thường bị ẩm ướt cho nên hay mắc các bệnh tự nhiên.
- Chăn nuôi các loài khác:
Ngoài việc chăn nuôi trâu, bò, lợn , gà…ra thì một số hộ gia đình còn
chăn nuôi ngựa, chó, mèo…
13

Chăn nuôi ngựa chủ yếu lấy sức kéo là chính.


Chăn nuôi chó mèo thì hầu hết gia đình nào cũng có.Vì chăn nuôi mèo
để bắt chuột, chăn nuôi chó không những chỉ để coi nhà mà còn đtôi lại thu
nhập khá cao cho hộ gia đình.
Nhìn chung tình hình chăn nuôi của thị trấn Bích Động đang ngày càng
phát triển, nhờ đó mà nguồn thu nhập từ chăn nuôi cao hơn so với các ngành
khác. Mặt khác thì ở thị trấn Bích Động vẫn còn tồn tại một số khó khăn như
hình thức chăn nuôi chỉ vừa và nhỏ, đầu tư về vốn và kỹ thuật chưa cao nhất
là về kỹ thuật chăn nuôi người dân chưa hiểu biết nhiều. Chính vì vậy, thị trấn
đang từng bước củng cố những khó khăn đó để giúp cho ngành chăn nuôi
ngày càng phát triển hơn.
* Công tác thú y
+ Tình hình dịch bệnh
Trong mấy năm qua tình hình dịch bệnh trên địa bàn thị trấn Bích Động
diễn ra rất phức tạp.
Trâu bò: Thường mắc bệnh truyền nhiễm chính là lở mồm long móng, tụ
huyết trựng… bệnh thường xảy ra lẻ tẻ quanh năm chủ yếu vào vụ đông và
xuân khi trời lạnh và ẩm ướt, khí hậu thay đổi nếu trâu bò nhốt trong tình
trạng vệ sinh kém, người dân chưa tiêm phòng đầy đủ.
Lợn: Thời gian vừa qua dịch bệnh làm rất nhiều trại lợn nhỏ và các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ bị thiệt hại rất lớn, lợn bệnh chết rất nhiều khiến cho đàn lợn
trong huyện giảm mạnh.
Gia cầm: Chăn nuôi gia cầm ở thị trấn khá phát triển, xong những năm
gần đây dịch bệnh xảy ra nhiều. Gia cầm chăn nuôi ở các thị trấn Bích Động
không những mắc các bệnh như Newcaste, bạch lỵ, tả, gumboro… mà còn
mắc cả cúm gia cầm, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế.
14

+ Công tác thú y


Hàng năm, Trạm Thú y huyện Việt Yên tổ chức công tác tiêm phòng
định kỳ cho vật nuôi.
Trâu bò: Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng vào 2
lần/ năm trong các tháng 2, 3 và 7, 8.
Gia cầm: Tiêm vacxin Cúm (H5N1) cho gà, vịt, ngan
Lợn: Tiêm phòng vacxin tụ dấu – dịch tả, lở mồm long móng vào 2 lần/
năm trong các tháng 2, 3 và 7, 8.
Chó: Tiêm phòng vacxin dại (Rabisin) vào 2 lần trong năm là tháng 2, 3
và tháng 7, 8
1.3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
Thị trấn có diện tích đất nông nghiệp tương bằng phẳng, cơ cấu cây
trồng hợp lý, năng suất cây trồng ngày càng cao, số lượng lương thực hằng
năm tăng đáng kể.
Những năm gần đây, được sự quan tâm Trung ương, tỉnh đã hỗ trợ một
phần kinh phí mua vacxin cho người chăn nuôi, công tiêm phòng cho cán bộ
thú y cơ sở, dụng cụ thú y dự phòng và thay thế, phục vụ cho công tác phòng
chống dịch bệnh.
Đội ngũ cán bộ thú y nhiệt tình năng động trong mọi công việc. Đa số
viên chức biên chế của Trạm, nhân viên thú y thị trấn đã có thời gian công tác
lâu năm, tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn.
* Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chưa đồng bộ.
- Sản xuất nông vẫn là chủ yếu, khả năng tích luỹ không đáng kể, tập
quá sản xuất còn thô sơ, lạc hậu. Đầu ra còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh
hưởng tới phát triển kinh tế.
15

- Chăn nuôi còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Thời tiết, khí hậu
tương đối khắc nghiệt, nóng ẩm, mưa nhiều làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và
sinh trưởng của vật nuôi.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ và tay nghề giỏi còn ít, chưa đáp ứng được
những yêu cầu của xã hội.
- Công tác kiểm dịch lực lượng quá mỏng, trang thiết bị cũ kỹ. Việc
kiểm soát giết mổ chỉ diễn ra tại chợ chứ không đến tận nơi địa điểm giết mổ.
- Thù lao cho người làm công tác thú y còn thấp chưa khuyến khích
được người làm công tác thú y nhiệt tình với công việc.
- Nhận thức của một số người dân trong chăn nuôi còn hạn chế, vì thế
năng suất và chất lượng chăn nuôi chưa tốt.
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề
- Kết quả nghiên cứu của chuyên đề là thông tin khoa học về tình hình
bệnh viêm tử cung, điều trị bệnh viêm tử cung cho lợn nái sinh sản tại thị trấn
Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ điều trị bệnh
viêm tử cung, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn.
- Nâng cao được tay nghề trong quá trình chẩn đoán, điều trị gia súc, gia cầm.
- Tăng cường chuyển giao KHKT cho người chăn nuôi, và đưa các tiến
bộ KHKT vào thực tế sản xuất.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
1.5.1.1. Đặc điểm sinh lí sinh sản của lợn nái
- Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng vô sinh và
rối loạn chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục. Các quá trình viêm trong tử
cung sẻ cản trở sự di chuyển của tinh trùng, tạo ra các độc tố có hại cho tinh
16

trùng như Spermiolysin(độc tố làm tiêu tinh trùng), đồng thời trong quá trình
gây viêm vi khuẩn cũng tiết độc tố gây bất lợi cho cơ thể. Do đó, tỷ lệ thụ thai
thường thấp.
- Viêm tử cung thường gây nên những biến đổi bệnh lý như: thoái hoá
niêm mạc, teo niêm mạc, sẹo niêm mạc tử cung… Khả năng hồi phục niêm
mạc thường diễn ra chậm và không hoàn toàn. Vì vậy, thời gian động dục trở
lại sau cai sữa kéo dài, làm giảm năng suất sinh sản của lợn nái. Đồng thời
những biến đổi bệnh lý trong cấu trúc niêm mạc đường sinh dục của lợn nái,
sẽ làm cho mối liên hệ dinh dưỡng giữa bào thai và cơ thể mẹ qua nhau thai bị
cản trở và hàng rào bảo vệ sinh học giữa cơ thể mẹ và bào thai bị phá vỡ, vi
khuẩn xâm nhập tiết độc tố làm cho bào thai phát triển không bình thường.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ chết thai, thai lưu cao và
khối lượng lợn con sơ sinh thấp.
1.5.1.2..Những hiểu biết về bệnh viêm tử cung
* Nguyên nhân:
- Bệnh viêm tử cung
+ Bệnh thường xảy ra ở lợn nái sau khi sinh từ 1 – 10 ngày.
+ Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [1] thì bệnh xảy ra trên các giống lợn
nội ngoại khác nhau, lợn nái ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều mắc
bệnh, song tỷ lệ phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh môi trường và các khu hệ động
thực vật ở mỗi vùng khác nhau.
+ Theo Trương Lăng (2000) [2]: Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung
của lợn nái do vi trùng Steptococcus và Colibacillus nhiễm qua rốn, đẻ khó,
xảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo ra các ổ
nhiễm trong tử cung.
+ Theo Đặng Đình Tín và cs (1986) [8]: Khi gia súc đẻ, nhất là trường
hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung xây xát
17

và tạo các ổ viêm, mặt khác các bệnh truyền nhiễm như xảy thai truyền
nhiễm, phó thương hàn, lao… thường gây ra viêm tử cung.
+ Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát và tạo ra các ổ viêm
nhiễm trong âm đạo và tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ
tinh không được vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễmvào đường sinh
dục của lợn nái. Do lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật, khi nhảy trực
tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái ( Phạm Sỹ Lăng và cs, 1995) [4].
+ Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [1]: ở lợn nái sinh sản đều mang vi
khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi đẻ cổ tử cung mở, chất
dịch tiết đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh
Theo Đặng Thanh Tùng (2006) [10], viêm tử cung ở lợn nái là một trong
những tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy
dinh dưỡng, chậm phát triển. Lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai,
có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản.
Cũng theo Đặng Thanh Tùng (2006), bệnh viêm tử cung ở lợn nái
thường do các nguyên nhân sau:
- Thiếu sót về dinh dưỡng quản lý
+ Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước hoặc trong thời kỳ mang thai
ảnh hưởng đến viêm tử cung
+ Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, phải can thiệp bằng
tay gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng
viêm tử cung kế phát.
+ Ngược lại thiếu dinh dưỡng, lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm
không chống lại được sự xâm nhập của vi trùng cũng gây viêm tử cung.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi.
+ Thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến
18

viêm tử cung.
Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh
Văn Kháng (2000) [11], bệnh viêm tử cung xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử
cung lợn nái gây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm
đạo truyền sang cho con khoẻ.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau, xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.
- Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm như Sẩy thai truyền nhiễm, Phó
thương hàn,... gây viêm.
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước, trong và
sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều
kiện xâm nhập vào gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng
nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động
dục (vì lúc đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường
máu và viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê
Văn Năm, 1997[5]).
Theo F.Mada và C.Neva (1995)[4], bệnh viêm tử cung và các bệnh ở
đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát
triển trong âm đạo và việc gây viêm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra.
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một
cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa
phối đã bị viêm tử cung.
19

* Triệu chứng:
- Bệnh viêm tử cung:
+ Bệnh thể hiện ở dạng điển hình, heo có biểu hiện mệt mỏi, sốt, hay
nằm úp bầu vú, bỏ ăn, ăn kém, âm hộ sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo
chảy ra nhày trắng đục nếu nặng dịch có máu. Heo đứng nằm, bứt rứt không
yên, heo con thường thiếu sữa, kêu nhiều. Trong trường hợp bệnh nhẹ, heo
không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng đục tiết ra từ
âm đạo dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày
đến một tuần. Heo nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi
vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai heo.
+ Bệnh xảy ra ở tất cả các giống lợn và ở các giai đoạn khác nhau nhưng
thường xảy ra ở giai đoạn sau khi sinh từ 1 – 10 ngày với những triệu chứng
điển hình sau: Thân nhiệt tăng theo quy luật lên xuống, sáng sốt nhẹ 39 –
39.50C, chiều 40 – 410 C, thường sốt vào buổi chiều từ 3 – 4 h. Con vật ăn
kém, có khi con vật cong lưng rặn như rặn đái, từ âm hộ chảy ra niêm dịch
lợn cợn đục hoặc có mủ, màu trắng đục, mùi hôi thối. Khi nằm lượng niêm
dịch chảy ra nhiều hơn.
+ Trong trường hợp thai chết lưu âm đạo sưng tấy, đỏ, có chứa dịch tiết
màu vàng xẫm, nâu và có mùi rất hôi thối. Xung quanh âm hộ và mép đuôi
thường dính bết niêm dịch, có khi niêm dịch khô đóng thành vẩy trắng. Lợn
nái mệt mỏi,đi lại khó khăn.
* Chẩn đoán:
- Bệnh viêm tử cung:
+ Dựa vào triệu chứng lâm sàng như: Lợn nái luôn ở tư thế rặn như rặn
đái. Kiểm tra trực tiếp đường sinh dục lợn nái bằng mỏ vịt, thấy cổ tử cung
mở, niêm dịch từ tử cung, âm đạo chảy ra nhiều, dịch nhầy lẫn mủ màu trắng
đục, mùi hôi khắm….
20

+ Trong trường hợp lợn nái mắc bệnh ở thể ẩn rất khó phát hiện, có thể
chẩn đoán lúc động hớn qua số lượng niêm dịch chảy ra nhiều, đôi khi có
những đám mủ từ khe sinh dục ngoài chảy ra. Ngoài ra, lợn nái thường thụ
tinh nhiều lần mà không có kết quả (A.V.Trekaxova và cs,1983) [12].
+ Hoặc tìm muxin trong dịch nhầy chảy ra từ âm hộ: Cho 1ml dd axit
axetic 1% vào dịch nhầy. Phản ứng (+) khi muxin kết tủa khi đó lợn mắc
bệnh, ngược lại nếu không thấy kết tủa, phản ứng (-) khi đó lợn nái không
mắc bệnh (Lê Văn Năm, 1997) [5].
* Phòng bệnh:
Để hạn chế những biến chứng xảy ra sau đẻ xáy ra ở lợn nái sinh sản,
chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp phòng bệnh sau:
- Vệ sinh chuồng trại sặch sẽ, trước khi đẻ 1 tuần rửa sạch chuồng, rắc
vôi bột hoặc quét bằng nước vôi 20% sau đó rửa lại bằng nước sạch. Trước
khi đẻ nên chuyển lợn nái sang ô chuồng dành riêng cho lợn đẻ đã được vệ
sinh sát trùng kỹ (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [6]
+ Trước khi đẻ lợn nái phải được vệ sinh sặch sẽ bộ phận sinh dục.
- Bệnh viêm tử cung:
- Trước khi đỡ đẻ tay phải được sát trùng kỹ bằng cồn hoặc rượu và bôi
trơn bằng dầu lạc hoặc Vazerlin.
- Dụng cụ thụ tinh nhân tạo phải được tiệt trùng kỹ trước và sau khi sử dụng.
- Lợn đực giống phải được kiểm tra kỹ bảo đảm không bị viêm nhiễm
đường sinh dục trước khi lấy tinh hoặc nhảy trực tiếp.
- Sau khi đẻ xong nên tiêm một mũi Oxytocin liều 2 – 4 ml/con để kích
thích tử cung co bóp đẩy hết nhau thai và các sản vật trong tử cung ra ngoài.
Khi nhau thai ra hết nên thụt rửa tử cung, âm đạo bằng nước muối 0.9% hoặc
dung dịch KMnO4 0.1%. Sau đó bơm kháng sinh Penicillin 2 -3 triệu UI
phòng nhiễm khuẩn kế phát.
21

* Điều trị bệnh


+ Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung âm đạo bằng dung dịch nước muối
0,9%, KMnO4 0,1% hoặc Rivanol 0,1%. Sau đó thụt vào tử cung, âm đạo
bằng một trong các loại kháng sinh sau: Penicillin, Streptomicin,
Tetramycin…..
+ Điều trị toàn thân: Có thể dùng một số các loại kháng sinh tổng hợp
sản xuất trong nước như: Ampisep, Lincomicin, Gentamicin, Ampicillin,
Hanoxylin 10%....
+ Kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực: Anagil, B-complex, Vitamin C.
1.5.1.3. Những hiểu biết về một số thuốc điều trị bệnh viêm tử cung
* Thuốc Gentamicin
- Tên quốc tế: Gentamicin.
- Loại thuốc: Kháng sinh nhóm aminoglycosid.
- Dạng thuốc và hàm lượng
+ Gentamicin sulfat là một phức hợp sulfat của gentamicin C1,
gentamicin C1A và gentamicin C2.
+Dung dịch tiêm 2 mg/ml; 10 mg/ml; 40 mg/2 ml; 80 mg/2 ml; 160
mg/2 ml.
- Tác dụng
+ Gentamicin sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có
tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.
Phổ diệt khuẩn của gentamicin thực tế bao gồm các vi khuẩn hiếu khí
Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra penicilinase và kháng
methicilin.
+ Gentamicin ít có tác dụng đối với các khuẩn lậu cầu, liên cầu, phế
cầu, não mô cầu, Citrobacter, Providencia và Enterococci. Các vi khuẩn kỵ
khí bắt buộc như Bacteroides, Clostridia đều kháng gentamicin.
22

* Thuốc Hanoxylin LA
Thành phần:
Mỗi ml chứa:
Oxytetracyclin 200 mg
Dung môi vđ 1 ml
Công dụng
- Hanoxylin LA chứa 20% Oxytetracyclin trong hệ dung môi đặc biệt,
cho phép đạt nồng độ chữa bệnh cao trong máu và tác dụng kéo dài 3-5 ngày
sau khi tiêm
- Oxytetracylin là kháng sinh có hoạt phổ tác dụng rộng với hầu hết vi
khuẩn Gram(+), Gram(-), Mycoplasma, xoắn khuẩn và một số siêu vi trùng
cỡ lớn
- Đặc trị bệnh suyễn, CRD, viêm phổi, lepto (bệnh nghệ), đóng dấu,
viêm vú, tụ huyết trùng, viêm ruột-ỉa chảy, viêm móng. Cách dùng Gia
súc: Tiêm sâu bắp thịt 1 ml/10 kg TT.
Gia cầm: Tiêm dưới da gáy 1 ml/4 kg TT.
Thường chỉ cần một liều là đủ. Nếu cần thiết có thể tiêm nhắc lại sau 3-
5 ngày
* Thuốc Ampicillin
- Tên chung quốc tế: Ampicillin.
Loại thuốc: Kháng sinh nhóm beta - lactam, phân nhóm penicilin A.
- Dạng thuốc và hàm lượng
+ Viên nén, chứa ampicilin trihydrat tương đương 250 mg hoặc 500 mg
ampicilin.
+ Hỗn dịch uống chứa 125 mg, 250 mg ampicilin.
+ Lọ bột pha tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền với hàm lượng 125 mg,
250 mg, 500 mg, 1 g, 2 g, 10 g ampicilin.
23

- Dược lý và cơ chế tác dụng


+ Tương tự penicilin, ampicilin tác động vào quá trình nhân lên của vi
khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn.
Phổ kháng khuẩn:
+ Ampicilin là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên cả cầu khuẩn
Gram dương và Gram âm: Streptoccoccus, Pneumococcus và Staphylococcus
không sinh penicilinase.
Tuy nhiên, hiệu quả trên Streptococcus beta tan huyết và Pneumococcus
thấp hơn benzyl penicilin.
+ A mpicilin cũng tác dụng trên Meningococcus và Gonococcus.
Ampicilin có tác dụng tốt trên một số vi khuẩn Gram âm đường ruột
như E. coli, Proteus mirabilis, Shigella, Salmonella. Với phổ kháng khuẩn và
đặc tính dược động học, ampicilin thường được chọn là thuốc điều trị viêm
nhiễm đường tiết niệu, viêm túi mật và viêm đường mật.
Ampicilin không tác dụng trên một số chủng vi khuẩn Gram âm
như: Pseudomonas, Klebsiella, Proteus. Ampicilin cũng không tác dụng trên
những vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides) gây áp xe và các vết thương nhiễm
khuẩn trong khoang bụng. Trong các nhiễm khuẩn nặng xuất phát từ ruột
hoặc âm đạo, ampicilin được thay thế bằng phối hợp clindamycin +
aminoglycosid hoặc metronidazol + aminoglycosid hoặc metronidazol +
cephalosporin.
* Thuốc Penicillin
- Tên quốc tế: Phenoxymethyl penicillin.
- Loại thuốc: Kháng sinh nhóm beta - lactam.
- Dạng thuốc và hàm lượng
+ Viên nén 125 mg, 250 mg, 500 mg có chứa penicilin V kali (tức
phenoxymethyl penicilin kali) tương đương với 200.000, 400.000, 800.000
24

đơn vị penicilin V. Có loại viên nén chứa 1.000.000 đơn vị. Các tá dược
thường gặp như natri carboxymethyl cellulose, magnesi stearat và acid stearic,
lactose, tinh bột.
Bột 125 mg, 250 mg để pha thành dung dịch uống có chứa penicilin V kali
tương đương với 200 000 đơn vị hoặc 400.000 đơn vị/5 ml. Thành phần
không hoạt tính thường được dùng bao gồm: Acid citric, natri saccharin, natri
benzoat, natri citrat, natri propionat và sacarose.
+ Phenoxymethyl penicilin 250 mg tương đương với 400.000 đơn vị
penicilin.
- Tác dụng
+ Phenoxymethyl penicilin (penicilin V) là một penicilin bền vững với
acid dịch vị nên được dùng đường uống. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng
tương tự như benzylpenicilin. Penicilin V có tác dụng tốt trên các cầu khuẩn
Gram dương thường gặp như các liên cầu tan huyết nhóm beta, các liên cầu
viridans và phế cầu. Thuốc cũng có tác dụng với Staphylococcus (ngoại trừ
chủng sinh penicilinase)
* Thuốc Dexamethasol
- Tên chung quốc tế: Dexamethasone.
- Loại thuốc: Glucocorticoid.
- Dạng thuốc và hàm lượng
+ Cồn ngọt: 0,1 mg/ml.
+ Viên nén: 0,5 mg, 0,75 mg, 4 mg.
+ Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat: 4 mg/ml tiêm tĩnh
mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp, tiêm vào thương tổn, tiêm vào mô mềm.
+ Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat 24 mg/ml, chỉ dùng
tiêm tĩnh mạch.
25

+ Hỗn dịch tiêm dexamethason acetat 8 mg/ml, chỉ dùng tiêm bắp,
tiêm vào khớp, tiêm vào thương tổn, tiêm vào mô mềm. Tuyệt đối không
tiêm tĩnh mạch.
+ Thuốc tra mắt: Dung dịch dexamethason natri phosphat 0,1%. Thuốc
mỡ 0,05%.
+ Thuốc tai - mũi - họng: Dung dịch nhỏ tai 0,1%, dung dịch phun mũi
0,25%.
+ Thuốc dùng ngoài da: Ktôi dexamethason natri phosphat 1 mg/1 g.
Thuốc phun 10 mg/25 g.
* Dược lý và cơ chế tác dụng
+ Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp,
hầu như không tan trong nước. Các glucocorticoid tác dụng bằng cách gắn kết
vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến 1 số
gen được dịch mã. Các glucocorticoid cũng còn có một số tác dụng trực tiếp,
có thể không qua trung gian gắn kết vào thụ thể. Dexamethason có các tác
dụng chính của glucocorticoid là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn
dịch, còn tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về hoạt lực chống viêm,
dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn prednisolon 7 lần.
+ Dexamethason được dùng uống, tiêm bắp, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi
tại chỗ, để điều trị các bệnh mà corticosteroid được chỉ định (trừ suy tuyến
thượng thận) như sốc do chảy máu, do chấn thương, do phẫu thuật, hoặc do
nhiễm khuẩn, phù não do u não, các bệnh viêm khớp và mô mềm như viêm
khớp dạng thấp, điều trị ngắn ngày dị ứng cấp tính tự khỏi, như phù thần kinh
- mạch, hoặc các giai đoạn cấp, nặng lên của các bệnh dị ứng mạn tính, như
hen phế quản hoặc bệnh huyết thanh. Dùng dexamethason phải kết hợp với
điều trị kháng sinh toàn thân và các biện pháp hỗ trợ, khi cần. Dexamethason
cũng được dùng tại chỗ để bôi vào kết mạc, ống tai ngoài hoặc niêm mạc mũi
26

để điều trị triệu chứng viêm hay dị ứng ở ống tai ngoài hoặc mắt. Liệu pháp
corticosteroid tra mắt không chữa khỏi bệnh nên cần xác định hoặc loại trừ
nguyên nhân viêm, nếu có thể.
+ Với liều tác dụng dược lý, dexamethason dùng toàn thân gây ức chế
tuyến yên giải phóng corticotropin (ACTH), làm cho vỏ tuyến thượng thận
ngừng tiết hormon corticosteroid nội sinh (gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ
phát). Nếu cần thiết phải điều trị bằng glucocorticoid lâu dài, chỉ dùng thuốc
với liều thấp nhất có thể và thường chỉ dùng như một thuốc hỗ trợ cho điều trị
khác. Khi ngừng liệu pháp toàn thân với liều dược lý, phải giảm liều dần, cho
đến khi chức năng của trục dưới đồi - yên - thượng thận được hồi phục.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Qua các thời kỳ phát triển kinh tế đất nước, từng quốc gia trên thế
giới đều tập trung chú trọng phát triển chăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi lợn,
các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế dịch bệnh. Trong đó hạn chế bệnh sinh
sản là vấn đề đặt lên hàng đầu bởi có như vậy chất lượng đàn giống mới đạt
kết quả tốt nhất.
Viêm tử cung là một bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản
của gia súc, do đó đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm tử
cung và đã đưa ra các kết luận giúp người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế
được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Theo A.I.Sobco và N.I.Gadenko (1987) [13], nguyên nhân của bệnh
viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, do hiện tượng sát nhau. Bệnh phát
triển là do nuôi dưỡng không đủ chất, do đưa vào đường sinh dục những chất
kích thích đẻ, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa chất nhày ở cơ quan sinh dục.
Theo F.Madec và C.Neva (1995)[14], hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo
27

dài từ lứa đẻ trước đến lần động dục tiếp theo. Có thể giải thích nguyên nhân
làm giảm độ mắn đẻ từ đó giảm năng suất sinh sản.
Để điều trị viêm tử cung cho lợn, I.E.Elistratop và A.I.Skurko dùng
Vitamin E ở dạng dung dịch Axetatatocoferon. Thuốc tiêm bắp một lần. Tiêm
lần thứ 2 (sau 5 ngày) chỉ trong những trường hợp bệnh nặng. Dùng Vitamin
E theo kết luận của tác giả có thể bảo vệ hoàn toàn sức sinh sản cho lợn nái
mắc bệnh viêm trong tử cung.
Popkov ( Liên xô) đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng
treo tử cung của lợn nái viêm tử cung đạt kết quả rất cao.
- Streptomycin 0.25g
- Penicillin 500000 UI
- Dung dịch MgSO4 1% 40 ml + Vitamin C
DixensiviRidep dùng Rivanol 1% để thụt rử đạt kết quả cao và không
ảnh hưởng tới gia súc.
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Theo Trần Văn Phùng và cs (2004), [6]:
- Điều trị cục bộ: Bơm rửa tử cung ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 2 – 4 lít nước
đun sôi để nguội pha với KMnO4 0.1% hoặc nước muối sinh lý 0.9%. Dùng
bôk(bốc) có vòi cao su mềm, đưa vòi cao su vào sâu bên trong tử cung
khoảng 20 – 30 cm, đổ nước vào bốc cho chảy từ từ. Sau khi bơm khoảng 30
– 60 phút để cho nước chảy hết ta ph 2 – 3 triệu UI Penicillin G vào 20 ml
nước, dùng vòi cao su đưa sâu vào tử cung 20 – 30 cm, dùng ống tiêm bơm
vào (nên để lợn đứng, bơm thuốc không chảy ra), có thể dung Sulfanilamid
10g pha với 20ml nước bơm vào tử cung hoặc đặt 6 viên Clorazol, ngày bơm
ngày đặt cho đến khi khỏi hẳn.
- Điều trị toàn thân:
+ Thuốc giảm sốt Anagin 2-3 ống/ ngày.
28

+ Dùng các loại kháng sinh như Tetramycin, tiêm bắp, liều 10-15
mg/kgTT/ngày, liên tục trong 3-4 ngày. Kết hợp với Septotryl tiêm bắp hoặc
tĩnh mặch, liều 1ml/5 - 10 kgTT/ ngày, liên tục 3 - 4 ngày.
+ Tiêm thuốc giảm viên: Hydrocortizone, Dectancyl, Prednizolone…
* Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002), [7]:
- Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung âm dạo bằng Rivanol 0,1% hoặc
Chloramphenicol 4% mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 50 – 100 ml (các thuốc hoà tan
trong nước ấm 40 – 45oC). Dùng ống cao su nhỏ và oóng tiêm 50 ml, luồn
ống cao su vào tử cung, bơm dung dich trên vào tử cung.
- Điều trị bằng kháng sinh:
+ Phác đồ I: Penicillin 1000 UI/kg TT/ ngày + Kanamycin 10mg/kg
TT/ngày, tiêm bắp chia thành 2 lần/ngày + Sulfathiazon 40mg/kg TT/ngày,
hoà với nước sạch cho uống.
+ Phác đồ II: Ampicillin 10000 UI/kg TT/ngày + Gentamycin 3 UI / kg
TT/ngày, tiêm bắp + Sulfathiazon hay Sulfamerazin 40mg/kg TT/ngày, hoà
với nước sạch cho uống.
* Theo Đặng Đình Tín và cs (1986), [8]:
- Phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung là hạn chế quá trình viêm lan
rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm, mủ ra ngoài và hạn chế
hiện tượng nhiễm chùng cho cơ thể.
- Thụt rửa tử cung bằng các thuốc sát trùng: Rivalnol 0.1%, axit boric
3%, KMnO4 0.1%, Lugol 0.1%, nước muối 5%... Sau khi thụt rửa xong dùng
hỗn hợp: Penicillin 1 triệu UI + Streptomycin 1g + 50 ml nước cất bơm trực
tiếp vào tử cung ngày một lần, liên tục trong 3 ngày, sau đó 2 ngày tiến hành
1 lần. Trường hợp nặng phải kết hợp với điều trị toàn thân bằng kháng sinh,
trợ sức, trợ lực.
29

* Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1995), [4]:


- Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung và âm đạo bằng hỗn hợp dung dịch
Chlorocide bột 1g + Klion bột 0.5 g + nước 100ml. Pha hỗn hợp dung dịch
đun nhẹ đến 400C rồi dùng ống cao su thụt rửa âm đạo, tử cung ngày 1 lần
hoặc cách ngày 1 lần.
- Điều trị toàn thân: Dùng theo các phác đồ sau
+ Phác đồ I: Penicillin bột/lọ 200000 UI/1kg TT + Kanamycin bột/lọ 15
– 20 mg/kg TT, dùng liên tục 3 – 4 ngày (cấp tính) và 6 – 8 ngày (mãn tính).
+ Phác đồ II: Streptomycin bột/lọ 15 – 20 mg/ kg TT + Penicillin bột
200000 UI/kg TT, dùng liên tục 3 – 4 ngày (cấp tính) và 6 – 8 ngày (mãn tính).
- Kết hợp với các thuốc nâng cao thể trạng cho lợn như: Vitamin B1,
Vitamin C, cafein.
* Theo Trần Minh Châu (1996) [9]:
- Điều trị bệnh viêm tử cung bằng Oxytoxin từ 5 – 20 UI cho 1 lợn nái đến
200kg và dùng kháng sinh Ampicillin 25mg/1kg TT/ngày hoặc Tetraciclin 30 –
50mg/kg TT/ngày cho kết quả tốt.
30

Phần 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

2.1. Đối tượng nghiên cứu


- Lợn nái sinh sản
- Hai loại thuốc để điều trị bệnh viêm tử cung: Haloxylin.LA và
Gentamycin
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hai nội dung chính:
- Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái tại các thôn:
thôn Đông, thôn Trung, thôn Dục Quang thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang.
- So sánh hiệu quả điều trị của hai loại kháng sinh: Haloxylin.LA và
Gentamycin trong điều trị.
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
Để thực hiện được hai nội dung trên, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ
tiêu sau:
- Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung của lợn nái:
+ Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo khu vực
+ Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ
+ Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống, loại lợn
- So sánh hiệu lực điều trị của hai loại thuốc: Haloxylin.LA và Gentamycin
+ Thời gian và kết quả điều trị
+ Chi phí sử dụng thuốc
31

2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu


2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
- Chuyên đề được thực hiện tại 03 thôn là: Thôn Đông, thôn Trung, thôn
Dục Quang thuộc thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian : 16/6/2014 – 08/9/2014
2.4. Phương pháp tiến hành
2.4.1. Phương pháp điều tra
Chọn ngẫu nhiên 15-20 lợn nái/1 thôn x 3 thôn = 45-60 con
- Phương pháp gián tiếp thông qua: thông tin của chủ hộ sau khi chọn
ngẫu nhiên đàn lợn nái đang sinh sản, chúng tôi đã đề nghị các chủ hộ cung
cấp thông tin về diễn biến sức khoẻ và trạng thái của từng lợn nái
- Phương pháp trực tiếp: trực tiếp theo dõi những lợn nái sinh sản và
phát hiện lợn nái bị viêm tử cung thông qua chẩn đoán lâm sàng (các triệu
chứng điển hình của bệnh viêm tử cung). Cụ thể:
* Phương pháp điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung
- Tôi tiến hành điều tra tại 3 thôn: thôn Đông, thôn Trung và thôn Dục
Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.Ở đây có sự
chênh lệch về mật độ dân số, mức sống và phương thức chăn nuôi. Bằng cách
đến trực tiếp từng hộ gia đình, ghi chép cụ thể về những vấn đè có liên quan
đến đàn lợn nái sinh sản như: Độ tuổi, lứa đẻ, giống lợn, tình trạnh viêm
nhiễm đường sinh dục. Cách thức chăn nuôi của từng hộ theo hướng công
nghiệp hay bán công nghiệp.
- Trực tiếp kiểm tra mức độ viêm nhiễm bằng các phương pháp sau:
+ Quan sát triêu chứng lâm sàng bằng mắt thường để xá định tình
trạng bệnh
32

+ Dùng đèn soi mỏ vịt để kiểm tra mức độ viêm nhiễm ở đường sinh
dục lợn nái
- Ngoài ra, tôi còn điều tra qua số liệu của Trạm Thú y, cán bộ khuyến
nông và Thú y cơ sở.
2.4.2. Phương pháp phân nhóm điều trị và so sánh hiệu lực hai loại thuốc
- Những lợn nái mắc bệnh viên tử cung sẽ được chia thành 2 nhóm tương
đối đồng đều nhau về khối lượng, tuổi, lứa đẻ và về giống.
Nhóm 1: Dùng thuốc Haloxylin.LA
Nhóm 2: Dùng thuốc Gentamycin
- Phương pháp dùng thuốc điều trị:
+ Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối 0,9% và
KMn04 0,1%, 1 – 2 lần/ngày, trong 2 – 3 ngày. Dùng vòi cao su mềm (ống
thụ tinh) đưa sâu vào tử cung chừng 20 – 30 cm, sau đó dùng xi lanh hút dung
dịch nước muối 0,9% vào tử cung và chờ khoảng 30 – 45 phút sau cho dung
dịch nước muối 0,9% trong tử cung chảy ra hết. Sau đó ta bơm vào tử cung
dung dịch KMnO4 0,1%.
+ Điều trị toàn thân: Với nhóm 1 Haloxylin.LA , tiêm bắp liều 1ml/20kg
TT/ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày. Với nhóm 2 dùng Gentamycin, tiêm bắp
liều 1ml/10kgTT/ngày, liên tục 3 – 5 ngày. Kết hợp với tiêm thuốc trợ sức, trợ
lực: ADE – Bcomlex 6ml/nái/ngày; Anagil 2- 10ml/nái/ngày.
2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và công thức tính:
Để xác định được các chỉ tiêu, chúng tôi tiến hành theo dõi từng các thể
lợn nái từ lúc phát hiện mắc bệnh cho đến lúc điều trị khỏi và sử dụng những
công thức tính toán sau:
Tổng số lợn nái có chửa
Tỷ lệ phối đạt với lợn nái động dục(%) = x 100
Tổng số lợn nái phối giống
33

Tổng chi phí thuốc(đồng)


Chi phí sử dụng thuốc(đồng/con) = x 100
Tổng số lợn nái điều trị
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày) được tính bằng thời gian
từ lúc cai sữa đến lúc có biểu hiện động dục.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của
Nguyễn Văn Thiện (1997) và sự hỗ trợ của máy tính cá nhân.
- Sử dụng các tham số thống kê
x1 + x1 + ... + x n ∑ x
- Số trung bình mẫu: x = =
n n

(∑ x ) 2
∑ x2 −
- Độ lệch tiêu chuẩn: S x = ± n
n −1
Sx
- Sai số của số trung bình: m x = ±
n −1

- So sánh sự khác nhau giữa hai số trung bình:


x1 − x 2
t TN = (Víi n 1 ≠ n 2 )
(n1 − 1) S x1 + (n 2 − 1) S 2 x 2  1
2
1
 + 
n1 + n2 − 2  n1 n 2 

x1 − x 2
t TN = (Víi n 1 = n 2 )
m x1 + m 2 x 2
2

Trong đó:
X : là số trung bình.
Sx : là độ lệch tiêu chuẩn.
x1, x1,… : là giá trị mẫu.
n : số mẫu
mx : sai số của trung bình.
TTN : t thực nhiệm.
34

Phần 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

3.1. Kết quả phục vụ sản xuất :


Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, tôi đã tham gia công tác
phục vụ SX và đạt được kết quả như sau:
* Công tác tiêm phòng :
- Tôi đã tham gia tiêm phòng cùng các cán bộ và đã tiêm được 350 con
lợn với hai loại vacxin dịch tả và THT. Ngoài ra, còn tiêm được 170 con lợn
bằng vacxin LMLM
- Kết quả tiêm phòng đều tốt không có con nào bị chết hoặc phản ứng sốc.
* Công tác điều trị bệnh :
Trong quá trình thực tập, tôi thường xuyên kiểm tra đàn lợn ở thị trấn và
khi phát hiện lợn ốm hoặc nhận được tin báo của các chủ hộ tôi đã trực tiếp
xuống điều trị và kết quả đạt được là :
+ Bệnh tiêu chảy lợn con và phân trắng lợn con được hơn 200 con
+ Bệnh viêm tử cung lợn nái 15 con
+ Bệnh ghẻ 12 con
Kết quả điều trị đều đạt kết quả tốt >90% khỏi bệnh
* Công tác khác :
Ngoài công tác chính là tiêm phòng và điều trị bệnh cho gia súc, chúng
tôi còn tham gia và thực hiện một số công tác chuyên môn khác như : đỡ đẻ
cho lợn, tiêm sắt cho lợn con, phối giống cho lợn nái, thiến lợn đực con…
Toàn bộ kết qủa phục vụ sản xuất được tổng hợp lại như bảng sau :
35

Bảng 3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất


Kết quả
Số lượng
TT Nội dung (An toàn/khỏi)
(con)
Số con Tỷ lệ(%)
1 Phòng bệnh An toàn
Vacxin dịch tả lợn 350 350 100
Vacxin LMLM lợn 170 170 100
Vacxin tụ huyết trùng lợn 350 350 100
2 Điều trị bệnh Khỏi
Tiêu chảy lợn con 116 107 92,24
Phân trắng lợn con 92 87 94,57
Viêm tử cung 15 14 90,91
Bệnh ghẻ 12 12 100
3 Công tác khác Đạt yêu cầu
Đỡ đẻ ( lợn con ) 250 250 100
Tiêm sắt 260 260 100
Thiến lợn đực 23 23 100
Phối giống cho lợn nái 15 Thụ thai 100

3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề


3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung.
* Tỷ lệ mắc bệnh tại các thôn Đông, thôn Trung, thôn Dục Quang thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.
Tôi tiến hành chọn lợn nái đảm bảo tính ngẫu nhiên. Tiến hành theo dõi
và ghi chép kết quả. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung được thể
hiện qua bảng 3.2.
36

Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo khu vực.


Số con Viêm tử cung
Khu vực
Theo dõi Số con Tỷ lệ (%)
Thôn Đông 19 1 5,26
Thôn Trung 13 2 15,38
Thôn Dục Quang 15 3 20,0
Tổng 47 6 12,77

Trong thời gian thực tập, tôi tiến hành điều tra 47 lợn nái, trong đó có 6
lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 12,77%. Đây là tỷ lệ mắc bệnh không
cao, trong đó thôn Đông có 1/19 lợn nái mắc bệnh chiếm 5,26%, thôn Trung
có 2/13 nái mắc bệnh chiếm 15,38%, thôn Dục Quang có 3/15 nái chiếm
20,0%. Như vậy, giữa các khu vực khác nhau đã có sự chênh lệch về tỷ lệ
mắc bệnh. Thôn Dục Quang và thôn Trung nhân dân chủ yếu làm nông
nghiệp, là thôn có trình độ văn hoá chưa cao, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú
y thị trấn còn mỏng và hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như kiến thức về
khoa học kỹ thuật. Mặc dù chăn nuôi lợn đã được nhân dân trong thị trấn coi
trọng, tuy nhiên hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi gia cầm. Nên
người chăn nuôi lợn thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy mà tỷ
lệ mắc bệnh ở đây cao, Thôn Đông gần trung tâm của thị trấn dân số tập
trung đông và có trình độ văn hoá cao, chăn nuôi lợn cũng đang dần dần được
đầu tư theo chiều sâu với quy mô trang trại vừa và nhỏ. Do đó mà tỷ lệ mắc
bệnh trên đàn lợn nái thấp hơn so với các khu vực còn lại.
Qua bảng trên, chúng ta cần khuyến cáo cho người chăn nuôi hiểu rõ về
nguyên nhân gây bệnh, hậu quả của viêm tử cung trong chăn nuôi lợn nái sinh
sản và các biện pháp phòng trị bệnh tích cực nhằm hạn chế thiệt hại do các
biến chứng này gây nên.
37

* Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ


Để có kết quả mắc bệnh theo lứa tuổi và lứa đẻ ta có bảng sau:
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ.
Số Số Mức độ nhiễm
con con Nhẹ Trung bình Nặng
Lứa Tỷ lệ
kiểm mắc
đẻ (%) n Tỷ lệ n Tỷ lệ n Tỷ lệ
tra bệnh
(con) (%) (con) (%) (con) (%)
(con) (con)
1- 2 19 1 5,26 1 100
3- 4 13 2 15,38 1 50 1 50
5- 6 15 3 20,00 2 66,67 1 33,33
Tổng 47 6 12,77 4 66,67 2 33,33
Qua bảng 3.3. ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái thấp nhất ở lứa 1 – 2.
Sau đó tăng dần qua các lứa đẻ và mắc bệnh cao nhất đối với các lợn nái đẻ
trên lứa thứ 3-4 và 5-6 Điều này có thể được giải thích như sau: Lợn nái đẻ
cáng nhiều lứa thì sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
gây bệnh. Mặt khác, lợn nái đẻ càng nhiều lứa thì tử cung co bóp yếu, sức đẻ
giảm dần nên không đẩy hết nhau ra ngoài gây nên hiện tượng sát nhau. Điều
này cho thấy lợn nái đẻ càng nhiều lứa thì mức độ nguy cơ mắc bệnh càng
cao, đặc biệt là bệnh viêm tử cung, âm đạo
Đối với lợn nái đẻ lứa 1 – 2, tỷ lệ mắc bệnh cũng khá cao vì đây là giai
đoạn nái kiểm định, chất lượng nái chưa được ổn định, mặt khác các hộ chăn
nuôi thường phối giồng lần đầu cho lợn hậu bị sớm, lợn nái chưa phát triển
hoàn thiện.
38

Từ kết quả trên tôi khuyến cáo với người chăn nuôi nên sử dụng lợn nái
trong độ tuổi thích hợp từ lứa thứ 3 – 5, lợn nái đẻ quá nhiều lứa cần phải loại
thải. Và cần phải có kế hoặch chăm sóc cho đàn lợn nái hậu bị để dần thay thế
cho những nái già yếu.
* Tỷ lệ mắc bệnh theo giống, loại lợn.
Trong chăn nuôi nói chung và lợn nói riêng thì năng suất phụ thuộc rất
nhiều vào đặc điểm, chất lượng, nguồn gốc con giống. Thực tế cho thấy các
giống lợn ngoại thường cho năng suất cao, tuy nhiên tỷ lệ và cường độ mắc
bệnh nói chung thường cao. Các giống lợn nội thì ngược lại. Mục đích của
việc nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh theo các giống lợn nhằm khuyến cáo với
người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái trước, trong và
sau khi đẻ, đặc biệt đối với các giống lợn ngoại.
Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên các giống lợn khác
nhau được thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống
Viêm tử cung
Giống Số con theo dõi
Số con Tỷ lệ (%)
Ngoại 12 2 16.67
Lai 20 3 15,00
Móng cái nội 15 1 6,67
Tổng 47 6 12,77
Qua thực tế điều tra trên đàn lợn nái ngoại (chủ yếu là lợn Landrace và
Yorshire) thì có 16,67% lợn nái mắc bệnh viêm tử cung. Đây là một tỷ lệ mắc
bệnh cao. Điều này cho thấy, những giống lợn ngoại mặc dù đã được nuôi
trong phường từ khá lâu nhưng vẫn chưa thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tự
39

nhiên cũng như điều kiện chăm sóc , nuôi dưỡng tại địa phương. Do đó, đàn
lợn vẫn còn mắc bệnh rất nhiều. Vì vậy, trong chăn nuôi lợn nái ngoại cần đặc
biệt chú ý tới khâu quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh.
Đối với lợn nái lai và nái Móng Cái, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp
nhất so với lợn ngoại và lợn lai. Kết quả trên, theo tôi là do chúng đã thích tốt
với điều kiện khí hậu tự nhiên cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tại
địa phương, có sức đề kháng cao với bệnh tật.
Từ kết quả trên, tôi có thể kết luận tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giảm dần
theo các giống lợn từ Ngoại Lai Móng Cái. Điều này giải thích tại sao
các giống lợn ngoại thuần đtôi về nuôi tại địa phương có tỷ lệ mắc bệnh cao
hơn so với các giống lợn lai và lợn địa phương. Tuy nhiên, để nâng cao năng
suất chăn nuôi lợn chúng ta cần chú ý tới công tác giống lợn. Cần tiến hành
nhân giống thuần chủng đối với lợn Móng Cái để tạo ra đàn cái nền phục vụ
cho việc lai tạo. Tiến hành lai cải tạo đàn Móng Cái bằng việc sử dụng lợn
ngoại cao sản, để nâng cao tỷ lệ máu ngoại trong đàn lợn nái. Mục đích để tạo
ra các giống lợn vừa thích nghi được với điều kiện khí hậu tại địa phương vừa
cho năng suất, chất lượng tốt.
3.2.2. Xác định hiệu lực của 2 loại thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin
trong điều trị viêm tử cung ở lợn nái.
Sau thời gian điều tra tình hình mắc bệnh viêm tử cung tại các thôn: thôn
Đông, thôn Trung và thôn Dục Quang thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang. Tôi tiến hành thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu lực của 2 loại
thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin trong điều trị bệnh cũng như đánh giá
mức độ ảnh hưởng của 2 loại thuốc trên đối với lợn nái sau điều trị. Kết quả
thử nghiệm được trình bày như.
40

* Thời gian và kết quả điều trị.


Bảng 3.5. Thời gian và kết quả điều trị
Nhóm thí nghiệm
Tên bệnh Diễn giải
ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2
Số nái điều trị Con 2 4
Bệnh viêm Số nái điều trị khỏi Con 2 3
tử cung Tỷ lệ khỏi % 100 75
Số ngày điều trị BQ Ngày 3.14 ± 0.28 4.43 ± 0.22

Qua bảng số liệu trên ta thấy, kết quả điều trị bệnh viêm tử cung của 2
loại thuốc trên đều rất tốt.Trong đó, Nhóm 1 sử dụng Haloxylin.LA để điều
trị bệnh tỷ lệ khỏi rất cao 100%, Nhóm 2 sử dụng Gentamycin cũng cho tỷ lệ
khỏi bệnh tương đối cao, tỷ lệ khỏi chung đạt 75%. Điều này chứng tỏ 2 loại
kháng sinh trên đều có tác dụng tốt trong điều trị các biến chứng sau đẻ. Nếu
phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, kết hợp với khâu hộ lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng sau điều trị tốt thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
So sánh về thời gian điều trị bệnh ta thấy, điều trị bằng Haloxylin.LA
thời gian được rút ngắn đáng kể, đối với bệnh viêm tử cung thời gian điều trị
trung bình là 3.14 ngày. Trong khi đó thời gian tương ứng khi điều trị bằng
Gentamycin là 4.43. Qua xử lý thống kê, tôi thấy rằng sự chệnh lệch này là do
hiệu quả của việc sử dụng Haloxylin.LA đtôi lại với độ tin cậy 99%. Điều này
có ý nghĩa quan trọng vì khi rút ngắn được thời gian điều trị thì khả năng hồi
phục cơ thể cũng như hồi phục niêm mạc tử cung và tổ chức tuyến vú được
nhanh hơn. Từ đó sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái, đtôi lại
hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Như vậy, ta có thể sơ bộ kết luận thuốc Haloxylin.LA có tác dụng tốt
hơn so với thuốc Gentamycin và thời gian điều trị cũng được rút ngắn hơn.
41

3.2.3. Chi phí sử dụng thuốc.


Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để điều trị bệnh, Chúng ta cần
phải tính toán đến hiệu quả kinh tế. Do đó, chi phí thuốc cho một lợn nái điều
trị là rất quan trọng nó liên quan trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Kết quả
nghiên cứu được trình bày qua bảng 3.6
Bảng 3.6. Chi phí sử dụng thuốc.
Nhóm thí nghiệm
Diễn giải
ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2
Số nái điều trị Con 2 4
Haloxylin.LA 8000/lọ100ml Đồng 33.600
Gentamycin 1000/lọ5ml Đồng 25.500
Thuốc điều trị cục bộ Đồng 5.800 3.800
Thuốc trợ sức, trợ lực Đồng 7.500 5.200
Tổng chi phí Đồng 37.200 35.500
Chi phí điều trị BQ/ nái Đồng 15.900 11.800
So sánh chi phí BQ/ nái % 100 81,8

Như chúng ta đã phân tích ở phần trên thì hiệu quả khi sử dụng
Haloxylin.LA trong điều trị bệnh viêm tử cung cao hơn Gentamycin đồng
thời thời gian điều trị cũng rút ngắn. Nhưng chi phí cho một lợn nái bị bệnh
của Haloxylin.LA lại cao hơn Gentamycin. (đối với bệnh viêm tử cung ). Còn
khi sử dụng Gentamycin chi phí thuốc /1 lợn nái rẻ hơn, song thời gian điều
trị kéo dài và hiệu quả điều trị thấp hơn so với Haloxylin.LA . Tuy nhiên, chi
phí thuốc của cả 2 loại thuốc trên đều không quá cao, phù hợp với điều kiện
của người dân. Chính vì vậy, lựa chọn Haloxylin.LA để điều trị bệnh viêm tử
cung, sẽ để lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.
42

Phần 4
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận


Sau 2 tháng nghiên cứu đề tài trên địa bàn thôn Đông, thôn Trung, thôn
Dục Quang thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tôi có một số
kết luận như sau:
- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các thôn: thôn Đông, thôn Trung, thôn
Dục Quang thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là tương đối
cao. Giữa các khu vực khác nhau có sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm bênh nhưng
sự chênh lệch này là không đáng kể.
- Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tuổi và lứa đẻ, lợn nái đẻ càng
nhiều lứa thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao đặc biệt là bệnh viêm tử cung.
- Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào giống lợn là rất rõ rệt, lợn ngoại có tỷ lệ cảm
mắc bệnh cao nhất sau đó đến các giống lợn lai và cuối cùng là lợn Móng Cái.
- Hiệu quả điều trị của Haloxylin.LA cao hơn Gentamycin, dùng
Haloxylin.LA tỷ lệ khỏi bệnh 100%, dùng Gentamycin tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử
cung 75% và thời gian điều trị bằng Haloxylin.LA cũng ngắn hơn Gentamycin.
- Ảnh hưởng của 2 loại thuốc Haloxylin.LA và Gentamycin tới tỷ lệ nuôi
sống và khối lượng lợn con cai sữa là tương đương nhau.
- Sử dụng Haloxylin.LA trong điều trị bệnh viêm tử cung thì thời gian
động dục trở lại ngắn hơn và tỷ lệ phối đạt cũng cao hơn.
- Chi phí sử dụng thuốc/nái của Haloxylin.LA cao hơn Gentamycin.
4.2.Tồn tại
Trong thời gian thực hiện chưyên đề có hạn tôi chỉ dừng lại ở mức thăm
dò điều tra xác định về bệnh viêm tử cung với số lượng mẫu chưa nhiều nên
chưa so sánh được các mùa vụ trong năm để cho kết quả chính xác hơn.
43

4.3. Đề nghị
Đề nghị chi cục thú y tỉnh Bắc Giang, Trạm thú y, Trạm khuyến nông
huyện Việt Yên cần mở nhiều lớp tập huấn về quy trình chăm sóc, nuôi
dưỡng đàn lợn nái sinh sản.
Nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ thú y.
Đề nghị hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi sử dụng thuốc Duracycline để
điều trị bệnh viêm tử cung trên địa bàn thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang.
44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Phước (1982) Tạp chí khoa học nông nghiệp, Nxb KHKT
Nông Nghiệp
2. Trương Lăng (2000) Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng
3. Đặng Đình Tín và cs (1986) Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y,
Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
4. Phạm Sỹ Lăng và cs (1995) Cẩm nang chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
5. Lê Văn Năm (1997), Kinh nghiệm phòng và trị bệnh cao sản, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội
6. Trần Văn Phùng và cs (2004) Giáo trình chăn nuôi lợn - NXB Nông nghiệp.
7. Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002) Phòng và trị một số bệnh thường gặp
trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội
8. Đặng Đình Tín và cs (1986) Sản khoa và bệnh sản khoa thú y. NXB Nông
Nghiệp
9. Trần Minh Châu (1996) Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc
gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội
10. Đặng Thanh Tùng (2006), Chi cục Thú y An Giang. “Bệnh sinh sản heo
nái”. Http://www.viet1inh.vn/. 9/5/2006.
11. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
(2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp.
II . Dịch từ tiếng nước ngoài.
12. A.V. Tre ka xova, L.M. Đaninko, M.I Ponomareva, N.P. Gladon (1983),
bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (Người dịch Nguyễn Đình Chí), Nxb
Nông Nghiệp, Hà Nội.
13. A.I.Sobko và N.I.GaDenko (1978), Cẩm nang bệnh lợn, (Trần Hoàng,
Phan Thanh Phượng dịch) Tập 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội
14. F.Madec và C.Neva (1995) “Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn
nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 2.

You might also like