You are on page 1of 52

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ONG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẺ TRỨNG


VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU ĐỤC THÂN
BỐN VẠCH Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera:
Pyralidae) TRÊN MỘT SỐ LOẠI KÝ CHỦ

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT


KHÓA : 2012 – 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ DUNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015


ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ONG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẺ TRỨNG
VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU ĐỤC THÂN
BỐN VẠCH Chilo tumidicostalis Hampson (Lepidoptera:
Pyralidae) TRÊN MỘT SỐ LOẠI KÝ CHỦ

Tác giả

NGUYỄN THỊ DUNG

Khóa luận thực hiện cuối khóa đáp ứng yêu cầu
để cấp bằng kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật

NGƯỜI/HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẪN:


TS. Lê Khắc Hoàng
KS. Đặng Thiên Ân

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan,
các thầy cô, gia đình và bạn bè.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Lê Khắc
Hoàng và Ks. Đặng Thiên Ân, thầy đã hướng dẫn góp ý cho tôi về phương pháp luận,
nội dung nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận.

Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Nông Học
đã truyền đạt, giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo và các anh chị trong nông trường mía
Thành Long đã hỗ trợ trong quá trình thu thập mẫu. Xin chân thành cảm ơn tới các
bạn Hà, Duy, Hằng, Cháng, Vĩnh, Bạo, Khoa (lớp DH12BV), Lợi (DH12NH), và các
em lớp DH13BV đã hỗ trợ tôi trong trong quá trình thực hiện đề tài.

Và cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, tạo mọi điều kiện cho
con ăn học. Ba, mẹ luôn quan tâm giúp đỡ con giải quyết, vượt qua khó khăn trong
mọi lúc mọi nơi. Ba, mẹ là nguồn động lực lớn, giúp con có đủ sức mạnh, tự tin để
vượt qua mọi khó khăn. Cảm ơn bạn Quý đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ trong
quá trình làm khóa luận.

Tôi chân thành cảm ơn vô cùng đôi với những sự giúp đỡ quý báu đó !

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 Năm 2016

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Dung

ii
TÓM TẮT

iii
MỤC LỤC
TRANG TỰA................................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii

TÓM TẮT....................................................................................................................iii

MỤC LỤC.................................................................................................................... iv

DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................vi

DANH SÁCH VIẾT TẮT..........................................................................................viii

Đặt vấn đề...................................................................................................................... 1

Mục đích........................................................................................................................ 2

Yêu cầu.......................................................................................................................... 3

Giới hạn đề tài...............................................................................................................3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................4

1.1 Thành phần và tình hình gây hại sâu hại mía...........................................................4

1.2 Tập tính gây hại của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis.........................9

1.3 Một số đặc điểm hình thái sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis..............10

1.4 Một số đặc điểm sinh học của sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis...............11

1.5. Thành phần thiên địch của sâu đục thân Chilo tumidicostalis...............................13

1.5.1 Ong Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae).............13

1.5.2 Ong Telenomus beneficens Zehntner (Hymenoptera: Scelionidae).....................14

1.5.3 Ong Tetrastichus howardi Olliff (Hymenoptera: Eulophidae)............................14

1.5.4 Ong Cotesia flavipes Cameron (Hymenoptera: Braconidae)...............................15

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................17

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................17

iv
2.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................17

2.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................18

2.4.1 Thu thập và nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis...................................18

2.4.2 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu
đục thân Chilo tumidicostalis.......................................................................................19

2.4.3 Thí nghiệm xác định ký chủ thích hợp nhân nuôi sâu đục thân bốn vạch Chilo
tumidicostalis............................................................................................................... 21

2.4.4 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên
bắp............................................................................................................................... 21

2.4.5 Thí nghiệm đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên
lóng mía....................................................................................................................... 23

2.4.6 Phương pháp xử lí số liệu...................................................................................25

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................26

3.1.1 Ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu đục thân Chilo
tumidicostalis............................................................................................................... 26

3.1.2 Khả năng lựa chọn ký chủ củaChilo tumidicostalis.............................................28

3.1.3 Khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên bắp.........................30

3.1.4 Khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên lóng mía.................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26

v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Ảnh hưởng mật ong đến khả năng đẻ trứng của ngài trưởng thành C.
tumidicostalis............................................................................................................... 23

Bảng 4.2 Kết quả chọn lựa ký chủ của C. tumidicostalis.............................................26

Bảng 4.3 Kết quả khả năng nhân nuôi C. Tumidicostalis trên bắp..............................28

Bảng 4.4 Kết quả khả năng nhân nuôi C. Tumidicostalis trên lóng mía......................30

vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Thu thập sâu đục thân C. tumidicostalis 18

Hình 3.2. Nhân nguồn sâu đục thân mía C. tumidicostalis 19

Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài
cái sâu C. tumidicostalis 20

Hình 3.4 Ký chủ nhân nuôi sâu C. tumidicostalis 21

Hình 3.5 Bố trí thí nghiệm đánh giá trên bắp và long mía 22

Hình 3.6 Bố trí thí nghiệm tiềm năng nhân nuôi trên bắp non. 24

vii
DANH SÁCH VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật

Ctv: Cộng tác viên

CV: Độ biến động

NT: Ngiệm thức

TB: Trung bình

SD: Độ lệch chuẩn

MO: Mật ong

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations

STT: Số thứ tự

viii
MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Mía (Saccharum officinarum L.) là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm được
trồng sử dụng chủ yếu trong sản xuất đường. Trồng phổ biến ở Việt Nam và các nước
trên thế giới giữa vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới cho hiệu quả kinh tế cao. Khoảng 70%
số đường của Thế Giới được sản xuất từ cây mía. Ở Việt Nam, mía được trồng từ rất lâu
đời và là cây duy nhất để chế biến ra đường (Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quí Mùi,
1997). Những năm gần đây, năng suất và diện tích trồng mía ở Việt Nam không ngừng
tăng từ 265600 ha, năng suất 58,8 tấn/ha năm 2009 đến 309300 ha, năng suất 64,7
tấn/ha năm 2013, sản lượng mía năm 2013 là 20018400 tấn (FAO, 2013). Tuy nhiên
năng suất mía ở Việt Nam vẫn còn thấp so với năng suất mía trung bình của thế giới
(70,7 tấn/ha) và một số nước lân cận như: Ấn độ (67,4 tấn/ha), Indonesia (74,8 tấn/ha)
Thái Lan (75,7 tấn/ha) (FAO, 2013). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên
như mía có khả năng cho thu hoạch nhiều vụ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại
tồn tại và phát triển. Hơn nữa khi cơ cấu giống thay đổi, thời tiết khí hậu cũng có nhiều
biến đổi góp phần làm cho sâu bệnh hại biến đổi đa dạng và phong phú hơn, một trong
những nguyên nhân gây hại nặng đó là thiệt hại do nhóm sâu đục thân mía gây ra. Đặc
biệt ở khu vực Đông Nam Bộ, theo tác giả Đỗ Ngọc Diệp (2002) sâu đục thân mía gây
hại và làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng mía nguyên liệu.

Theo báo cáo mới đây của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây
Ninh tháng 9/2014 thì đã có 5065,41 hecta mía sắp thu hoạch bị nhiễm sâu đục thân 4
vạch đầu nâu Chilo tumidiscotalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae). Trong đó có 32
hecta bị nhiễm nặng trên 50%, 424 hecta bị nhiễm nặng ở mức 21 – 50%, (Viện
nghiên cứu mía đường, 2014). Tháng 10/2014 sâu đục thân Chilo tumidiscotalis đã
gây bùng phát trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh. Năm 2014 sâu đục thân 4 vạch đầu nâu
Chilo tumidicostalis lần đầu tiên vào Việt Nam và gây bùng phát dịch tại địa bàn tỉnh
Tây Ninh. Sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis có khả năng làm chết cây
con và gây thiệt hại 100% năng suất. Mỗi cây mía bị hại có 50 -70 con sâu. Theo Cao
Anh Đương (2014), khả năng gây hại của loài sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis
26
đạt đỉnh điểm vào các tháng mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên thế giới
đã có nhiều thành tựu trong phòng trừ sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis bằng côn
trùng kí sinh. Tại Thái Lan, Suasa-ard và Allsopp (2002), sử dụng ong Cotesia
flavipes Cameron (Hymenoptera: Braconidae) đã kiểm soát thành công sâu đục thân
mía 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis. Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên về
ong Cotesia flavipes của Cao Anh Đương (2002). Tuy sâu đục thân mía Chilo
tumidicostalis mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng có khả năng gây hại rất nghiêm
trọng. Cho đến nay, việc nhân mật số và phóng thích ong Cotesia flavipes đạt kết quả
chưa như mong muốn. Sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis là loài gây hại tập thể, có
tiềm năng để nhân nguồn ong Cotesia flavipes và là loài có triển vọng nhất để kiểm
soát sâu đục thân mía.

Tuy nhiên việc nhân nuôi sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu Chilo
tumidicostalis trong phòng thí nghiệm đạt hiệu quả chưa cao, trong quá trình nhân
nuôi sâu bị chết nhiều do nhiễm nấm và sâu bệnh ngoài môi trường ảnh hưởng tới mật
số sâu nhân nuôi, nguồn thức ăn nhân nuôi sâu đục thân bốn vạch bảo quản không
được lâu và nguồn thức ăn không thích hợp cho việc nhân nuôi sâu với mật số lớn trên
phòng thí nghiệm. Để thiết lập và thực hiện quy trình nhân nuôi sâu đục thân 4 vạch
Chilo tumidicostalis hiệu quả đề tài: “Ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ
trứng và đánh giá khả năng nhân nuôi sâu đục thân mía bốn vạch Chilo
tumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) trên một số loại ký chủ” được
thực hiện.

Mục đích

Cung cấp cơ sở dữ liệu để góp phần hoàn thiện công tác nhân nuôi sâu đục thân
bốn vạch Chilo tumidicostalis trong điều kiện nhân tạo

Yêu cầu

Xác định được ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu đục
thân Chilo tumidicostalis

Xác định được ký chủ thích hợp nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis
27
Xác định được khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên bắp

Xác định được khả năng nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis trên lóng mía

Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện tại trại khoa Nông học và phòng thí nghiệm côn trùng bộ
môn BVTV khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ 10/2015
đến 2/2015

28
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Thành phần và tình hình gây hại sâu hại mía

Theo Hiệp hội kỹ thuật mía đường Quốc (ISSCT), số loài sâu hại mía được
ghi nhận đến thời điểm tháng 2/1999 là 324 loài. Có tới 35,8% sâu hại thuộc bộ cánh
vảy (Lepidoptera). Trong đó số loài hại lá chiếm khoảng 0,6% tổng số loài, 49,7% là
các loài hại thân (ISSCT, 1999). Theo Long Và Hensley (1972) báo cáo rằng có
khoảng 50 loài sâu đục thân (Lepidoptera) công nhận là dịch hại mía trên thế giới ,
không những vậy sâu đục thân còn tấn công các cây trồng khác như lúa, bắp, cỏ voi…

Theo Metcalfe (1969), sâu đục thân mía thường được hiểu là nhóm côn trùng
bộ cánh vảy (Lepidoptera) tấn công gây hại phần thân cây mía, bao gồm từ đỉnh sinh
trưởng đến các bộ phận thuộc phần thân lóng và gốc thân. Căn cứ vào đặc tính gây hại
của từng loài chia các loài sâu đục thân mía thành 4 nhóm như sau: nhóm sâu đục
mầm gây hại chủ yếu ở giai đoạn mía mầm, trên phần thân giả chưa có lóng, ví dụ như
loài Sesamia spp. (Lepidoptera: Noctuidae), Diatraea spp., (Lepidoptera: Pyralidae),
Nhóm sâu đục ngọn gây hại ở phần thân ngọn còn non, đang được bẹ lá và lá non bao
bọc, ví dụ như, Chilo tumidicostalis, Scirpophaga nivella (Lepidoptera: Pyralidae).
Nhóm sâu đục lóng gây hại ở phần thân lóng trưởng thành, có hoặc không có bẹ lá bao
bọc, ví dụ như loài, Chilo auricilius (Lepidoptera: Crambidae), C. tumidicostalis,
Chilo sacchariphagus. Nhóm sâu đục gốc rễ gây hại ở phần thân gốc nằm dưới mặt
đất, ví dụ như loài Emmalocera depressella (Lepidoptera: Pyralidae).

Ở các nước trong khu vực châu Á xung quanh Việt Nam như Ấn Độ, Malaysia,
Đài Loan, Indonesia và Thái Lan sâu đục thân mía luôn được đánh giá là đối tượng
gây hại nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, thành phần sâu hại mía và mức độ gây hại cảu sâu

29
đục thân mía rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện sinh thái từng vùng, từng quốc gia
(Đỗ Ngọc Diệp, 2002).

Ở Malaysia, kết quả điều tra thành phần của Lim và Pan (1980) cho biết có
khoảng 360 loài sâu hại mía thuộc 98 họ côn trùng. Trong đó chỉ có 32 loài được đánh
giá là quan trọng đối với cây mía. Trong số 360 loài đã phát hiện được, có 101 loài hại
lá (chiếm 28% tổng số loài đã phát hiện) thuộc 5 bộ và 37 họ côn trùng, 176 loài sâu
chích hút (chiếm 48,9% tổng số loài đã phát hiện), 58 loài côn trùng hại dưới đất
(chiếm 16,1% tổng số loài đã phát hiện) thuộc 20 họ côn trùng và 25 loài sâu đục thân
(chiếm 7,0% tổng số loài đã phát hiện). Trong số 25 loài sâu đục thân mía đã phát hiện
được ít nhất có 11 loài được xác định là sâu hại quan trọng đối với cây mía, chiếm
344% tổng số loài sâu hại quan trọng (11 trong 32 loài). Trước đây, một số loài sâu
đục thân đã phát sinh thành dịch gây hại trên diện tích mía khá rộng. Một số loài khác
được xác định có nguy cơ phát sinh thành dịch gây hại mạnh trong tương lai.

Ở Đài Loan, theo Cheng (1994). Sâu đục thân thuộc bộ cánh vảy, có 5 loài
thường xuyên xuất hiện và gây hại nghiêm trọng cho cây mía, sâu đục thân mình vàng
Eucosma schistaceana (Lepidoptera: Tortricidae), sâu đục thân 5 vạch C.
infuscatellus, sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens, sâu đục ngọn Scripophaga
nivella (Lepidoptera: Crambidae) và sâu đục thân 4 vạch Procera venosatus
(Lepidoptera: Pyralidae).

Theo Cantelo và Pholboon (1965), báo cáo rằng có 66 loài côn trùng tấn mía ở
Thái Lan và trong số này, nhóm sâu đục thân là loài sâu hại nghiêm trọng nhất. Long
và Hensley (1972), báo cáo rằng có khoảng 50 loài sâu đục thân được công nhận là
dịch hại mía trên thế giới. Không chỉ gây hại trên mía sâu đục thân tấn công các cây
trồng khác. Napompeth (1977), đưa ra các đặc điểm sinh học của sâu đục thân mía và
thành phần thiên địch. Có ít nhất bốn loài sâu hại quan trọng tấn công mía ở Thái Lan
cụ thể là: S.nivella, C. infuscatellus, S. inferens và P. venosatus. Lewanich (1975), báo
cáo rằng 5 loài sâu đục thân mía ở Chon Buri, Nakhon Pathom, Ratchaburi, Suphan
Buri và Kanchanaburi. C. infuscatellus, C. Sacchariphagus, S. inferens, Scripophaga
excerptalis và C. tumidicostalis. Prachuabmoh và Taleungwut (1980), Suasa-ard

30
(1982) và Prachuabmoh (1984), có 77 loài côn trùng tấn công mía và trong số này, 12
loài quan trọng, trong đó sâu đục thân mía là nghiêm trọng nhất. C. tumidicostalis tấn
công mía chủ yếu trong tháng Bảy - tháng Tám mùa mưa. Theo Wiliam và ctv (2010),
5 loài sâu đục thân gây hại mía quan trọng là sâu đục thân C. tumidicostalis, S.
inferens, S. excerptalis C. infuscatellus và C. sacchariphagus.

Ở miền Bắc Việt Nam có 5 loài sâu đục thân thường xuyên xuất hiện gây hại
mía là sâu đục thân mình vàng E. schistaceana, sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus,
sâu đục thân 4 vạch P. venosatus, sâu đục ngọn S. nivella và sâu đục thân mình hồng
S. inferens. Trong đó sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân mình 4 vạch, sâu đục ngọn
là những loài phát sinh gây hại phổ biến nhất (Hồ Khắc Tín và ctv, 1982).

Trung tâm BVTV miền Trung (1995), báo cáo ở khu vực miền Trung Việt Nam,
có 13 loài sâu hại mía, trong đó có 4 loài sâu đục thân. Bao gồm sâu đục thân mình vàng
E. schistaceana, sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus, sâu đục thân mía bốn vạch P.
venosatus và sâu đục thân mình tím Phragmataecia sp.

Ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam, Theo kết quả điều tra của các tác giả như Đỗ
Ngọc Diệp và ctv (1987), Vũ Hữu Hạnh và ctv (1995), Nguyễn Huy Ước (1997), Cao
Anh Đương (1998), Viện Nghiên cứu Mía Đường (2001). Nhóm sâu đục thân mía ở
miền Đông Nam bộ có tới 7 loài thuộc 4 họ, trong đó có 6 loài phổ biến. Theo đánh
giá của Nguyễn Huy Ước (1994), hàng năm thiệt hại do nhóm sâu đục thân gây ra ở
miền Đông Nam Bộ lên tới 20% năng suất mía. Qua điều tra, theo dõi từ năm 1997 -
2002, xác định được quy luật phát sinh và gây hại của 6 loài sâu đục thân mía phổ biến
ở miền Đông Nam bộ là: Sâu đục thân mình hồng Sesamia sp, sâu đục thân mình tím
P. castaneae, sâu đục thân 4 vạch C. sacchariphagus, sâu đục thân 5 vạch C.
infuscatellus, sâu đục thân mình vàng E. schistaceana và sâu đục thân mình hồng S.
inferens. Loài sâu đục thân 4 vạch C. sacchariphagus có tỷ lệ cây bị hại cao nhất
(14,2%), tiếp đến là sâu đục thân mình tím Phragmataecia (8,5%), loài sâu đục thân
mình hồng S. inferens (2,1%). Những cây mía do sâu đục thân mình hồng gây hại
thường chết rất nhanh và hầu như không có khả năng phục hồi trở lại. Quy luật phát
sinh và gây hại của 6 loài sâu đục thân mía phổ biến ở miền Đông Nam bộ, theo đó các

31
loài sâu đục thân hầu như thấy xuất hiện gây hại trong suốt thời gian sinh trưởng của
cây mía. Riêng loài sâu đục thân 5 vạch chỉ thấy xuất hiện gây hại giai đoạn đầu vụ,
trên mía dưới 1 tháng tuổi (vụ hè thu) hoặc dưới 4 tháng tuổi (vụ đông xuân). Còn trên
ruộng mía hè thu thì loài sâu đục thân mình hồng và sâu đục ngọn chỉ thấy xuất hiện
gây hại trong giai đoạn mía từ 2 - 9 tháng tuổi, Sâu đục thân mình vàng chỉ thấy xuất
hiện trong giai đoạn từ sau 3 tháng tuổi cho tới thu hoạch (Đỗ Ngọc Diệp, 2002).

Theo Solomon và ctv (2000), tổng kết các loài sâu đục mầm có thể làm giảm
khoảng 26,65% mầm cấp 1; 6,4% mầm cấp 2; khoảng 27,1% mầm cấp 3 và khoảng
75% mầm cấp 4, làm giảm từ 22 – 30% năng suất mía và khoảng 12,5% hàm lượng
đường. Avasthy và Tiwari (1986), cho rằng sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus là một
trong những loài gây hại chủ yếu,có thể gây hại mầm khoảng từ 30 – 75% ở các vùng
mía khác nhau và cứ khoảng 5% số mầm bị hại, tương đương với việc mất đi khoảng
0,35 tấn đường/ha.

Ở Medan trong vụ mía 1977 – 1978, tỷ lệ lóng mía bị hại bởi sâu đục thân mình
tím P. castaneae từ 17% – 48% (Boedijono, 1980).

Nguyễn Huy Ước (1994), cho rằng mía gốc luôn có tỷ lệ sâu đục thân cao
hơn mía tơ. Đối với sâu đục ngọn, tỷ lệ cây bị hại trên mía tơ và mía gốc tương ứng
là 6,49% và 10,98%, còn sâu đục thân bốn vạch gây hại trên mía tơ là 1,5%, mía
gốc là 4,32%, sâu đục thân mình hồng 10,4% và 16,47% tương ứng với tỷ lệ gây
hại trên mía tơ và mía gốc.

Theo Nguyễn Đức Quang (2003), sâu đục thân mình hồng gây hại tại vùng
Đông Nam Bộ là có 2 loài, loài sâu đục thân mình hồng dạng nhỏ có tên khoa học là S.
inferens và loài sâu đục thân mình hồng dạng lớn là Sesamia spp.

Mức độ gây hại của sâu đục thân mía rất nghiêm trọng, tùy theo mức độ bị hại
mà năng suất mía nguyên liệu có thể bị giảm từ 1,1% – 63,0%. Khi cây mía bị hại đến
10% số lóng sẽ làm giảm năng suất 8,7%, cây mía bị hại đến 50% số lóng năng suất
giảm 63,0%. Hàm lượng đường trong cây mía cũng giảm mạnh khi bị sâu đục thân phá
hại, cây mía không bị hại có hàm lượng đường trung bình là 12,56%, nhưng khi cây bị

32
hại 10% số lóng thì hàm lượng đường giảm 7,6%, nếu tỷ lệ lóng bị hại tới trên 50%,
hàm lượng đường giảm tới 58,3% (Nguyễn Mạnh Tường, 2009).

Theo Bleszynsky (1970), sâu đục thân mía C. tumidicostalis là loại sâu hại mía
gây hại ngiêm trọng trong khu vực Đông phi, Nam Á và Đông Nam Á. Phân bố ở
Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Nepal và đặc biệt gây hại nặng ở khu vực trồng mía
(Williams, 1969), Bleszynski, (1970), sự phân bố chủ yếu là ở Ấn Độ và Nepal…

Tại Bangladesh, kết quả điều tra của Ataur và ctv (2013), hầu hết các địa điểm
điều tra đều xuất hiện sâu đục thân mía, trong đó loài chiếm ưu thế là Chilo sp., tỷ lệ
gây hại của loài sâu đục thân C. tumidicostalis tại các địa điểm từ 23% – 36%. Karim
và Islam (1977), nhận thấy loài sâu đục thân mía C. tumidicostalis là một loài côn trùng
gây hại nghiêm trọng trên mía ở Bangladesh. Gây hại bắt đầu từ cuối tháng 4 và kéo dài
đến tháng 11, phá hại mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 9. Tại Ấn Độ gây thiệt hại về
năng xuất từ 8,2 - 12,6% đôi khi thiệt hại lên tới 70% ( Khanna 1957;Butani, 1961).

Sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis là loài sâu hại quan trọng ở vùng
Đông Bắc Thái Lan (Suasa-ard và Allsopp, 2000), gây hại trên mía ở giai đoạn vươn
lóng. Kết quả khảo sát tại các huyện Sam Chuk, Song Phi Nong và U Thong tỉnh
Suphan Buri cho thấy tỷ lệ gây hại lần lượt là 0,68%, 3,94% và 1,98%. Pitaksa và
Prachua bmoh (1989) nói rằng C. tumidicostalis gây thiệt hại lớn trên mía trong giai
một thời gian dài tại Sam Chuk, Song Phi Nông U Thong và Suphan Buri, là 0,68,
3,94 và 1,98 phần trăm tương ứng. Tại Bản Bung và Chon Buri thiệt hại là 1,00 phần
trăm và ở Tha Muang và Kanchanaburi thiệt hại là 1,18 phần trăm. C tumidicostalis
là loài gây hại nhẹ, nhưng trong vài năm trở lại đây loài sâu đục thân C
tumidicostalis phát triển thành sâu hại nghiêm trọng và bùng phát ở một số vùng như
ở phía bắc của Thái Lan 100 % của sự phá hoại xảy ra ở một số khu vực trong tỉnh
Sa Kaew và Buri Rum (Suasa-ard và Allsopp, 2000).

Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tính đến cuối
tháng 9/2014 toàn tỉnh có hơn 5000 ha trong tổng số 18500 ha mía của tỉnh bị nhiễm
sâu đục thân loài mới (chưa từng có ở Việt Nam trước đây). Trong đó nhiễm nhẹ
(10%) trên 4000 ha, nhiễm trung bình (11-20%) 500 ha, nhiễm nặng (21-50%) gần 500
33
ha, rất nặng (trên 50%) là 32 ha. Diện tích mía bị loài sâu mới phá hoại nhiều nhất
thuộc địa bàn huyện Châu Thành. Ngoài ra trong tổng số trên 5500 ha của 2 nhà máy
đường Thành Thành Công và Biên Hòa Tây Ninh đang trồng ở Campuchia cũng có
trên 4000 ha bị nhiễm sâu.Tại Việt Nam. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp – Phát
triển nông thôn tỉnh Tây Ninh (9/2014), trên diện tích trồng mía của tỉnh đã xuất
hiện loài sâu đục thân mía 4 vạch mới gây hại trên 1500 ha mía. Những nơi bị
nhiễm nhẹ với tỷ lệ hại từ 5% – 10% những nơi bị hại nặng với tỷ lệ hại từ 21% –
50% có những ruộng bị hại trên 50%.

Tháng 10/2014 sâu đục thân C. tumidiscotalis đã bùng phát trên địa bàn toàn
tỉnh Tây Ninh. Năm 2014 sâu đục thân 4 vạch đầu nâu C. tumidicostalis lần đầu tiên
vào Việt Nam và gây bùng phát dịch tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. Theo Cao Anh Đương
(2014), kết quả định danh của viện nghiên cứu mía đường. Loài sâu đục thân mía 4
vạch mới có tên khoa học là C. tumidicostalis thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh
vảy (Lepidoptera) là loài hoàn toàn mới ở Việt Nam. Sâu đục thân 4 vạch đầu nâu C.
tumidicostalis có khả năng làm chết cây con và gây thiệt hại 100% năng xuất. Mỗi cây
mía bị hại có 50 -70 con sâu, khả năng gây hại của loài sâu C. tumidicostalis đạt đỉnh
điểm vào các tháng mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.

1.2 Tập tính gây hại của sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis

Sâu non sâu đục thân mía C. tumidicostalis có tập tính sống và gây hại tập thể.
Mỗi cây mía bị hại có từ 50 đến 60 sâu non. Sâu ăn phá mạnh làm cây bị chết khô
nhanh chóng, có thể gây thiệt hại đến 100%. Với cây mía ở giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi
và ẩm độ không khí 70 – 80% là điều kiện thích hợp cho sâu đục thân C. tumidicotalis
phát sinh gây hại. Mật số sâu đục thân mía C. tumidicostalis trên ruộng bắt đầu tăng từ
tháng 3 và đạt đỉnh điểm vào các tháng 6, 7 và 8 hằng năm. Sau đó, mật số sâu đục
thân mía C. tumidicotalis bắt đầu giảm dần qua các tháng, thấp nhất vào tháng 1, 2
năm sau (Cao Anh Đương 2014).

Kết quả nghiên cứu của Siriwan (2003) mật độ loài C. tumidicostalis phát triển
gây hại cao trong các tháng 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 và tháng 11. Sâu đục thân C.
tumidicostalis gây hại mía từ giai đoạn trồng đến giai đoạn thu hoạch, tỷ lệ mía bị hại
34
bởi sâu đục thân C. tumidicostalis cao nhất vào tháng 8 là 12,47% và thấp nhất là
tháng giêng với tỷ lệ là 2,47% (Shashi và ctv, 2012).

Huỳnh Vũ Linh (2015), cho biết ngài trưởng thành C. tumidicostalis sau khi
giao phối 1 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ có từ 25
đến 200 trứng ở mặt dưới của lá trong khoảng 3 ngày, đôi khi trứng còn đẻ ở mặt trên
của lá, trên thân cây mía. Sâu non C. tumidicostalis sống tập thể, sâu non mới nở tập
trung ăn phá ở phía trong bẹ lá, khi sâu non sang tuổi 3 thì đục vào thân chính ăn phá
phần ruột cây mía để lại phần vỏ. Sâu non tuổi càng lớn ăn phá càng mạnh làm cho
cây mía rổng ruột, trên thân cây có nhiều lổ đục Sâu non C. tumidicostalis cuối tuổi 7
dùng răng hàm cắn thủng lớp vỏ chỉ để một màng nhỏ lắp lỗ lại, lỗ này gọi là lỗ vũ
hóa, sâu non ở bên trong bắt đầu đẩy sức hóa nhộng. Ngài trưởng thành vũ hóa lúc
hoàng hôn. C. tumidicostalis vũ hóa và giao phối ngay trong đêm và bắt đầu đẻ trứng
vào đêm sau.

1.3 Một số đặc điểm hình thái sâu đục thân mía 4 vạch Chilo tumidicostalis

Ataur và ctv (2013), trứng của sâu đục thân mía 4 vạch C. tumidicostalis đẻ từ 2
– 5 hàng trên mỗi lá và từ lá thứ 1 đến lá thứ 3 trên mỗi cây mía. Trứng sâu C.
tumidicostalis dài 1,2 mm, rộng 0,8 mm.Trứng sâu C. tumidicostalis mới đẻ có màu
trắng sáng đến xanh lục, khi trứng sắp nở có màu đỏ nhạt. Sâu non sâu C.
tumidicostalis có chiều dài từ 1 – 3 mm, cơ thể có 4 sọc màu nâu nhạt. Nhộng của sâu
đục thân C. tumidicostalis có màu nâu, dài trung bình 16 – 20 mm. Ngài trưởng thành
có màu vàng sáng, cánh có đường sọc màu nâu. Ngài cái, ngài đực có sải cánh dài lần
lượt là 25 – 40 mm; 18 – 30 mm. Hậu môn ngài cái có dạng hình chữ U, hậu môn ngài
đực có túm lông dày bao quanh. Siriwan (2003), báo cáo rằng trứng của sâu C.
tumidicostalis đẻ thành 2 – 3 hàng dọc trên cả hai mặt lá vào ban đêm. Trứng sâu C.
tumidicostalis có dạng hình bầu dục màu vàng sáng, trứng sắp nở có màu đỏ sẵm. Mỗi
trứng sâu C. tumidicostalis dài 1,59 ± 0,07 mm, rộng 0,9 ± 0,11 mm. Trung bình mỗi ổ
trứng của sâu đục thân C.tumidicostalis có 123,3 ± 70,89 trứng.

Trứng của sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis có hình bầu dục phẳng,
các trứng xếp chồng chéo lên nhau tạo thành hàng thẳng tuyến tính, mỗi ổ trứng có từ
35
2 đến 5 hàng. Sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis lớn dần theo độ tuổi. Sâu non
C. tumidicostalis mới nở có màu trắng kem với nhiều u lông màu đen trên cơ thể màu
rất nhạt và đậm dần sau vài giờ, đầu màu nâu sẩm. Sâu non các tuổi khi mới lột xác có
màu trắng sữa, các u lông có màu đen nhạt và đậm dần sau vài giờ Sâu non có 13 đốt
với 3 đốt ngực và 10 đốt bụng. Phần bụng sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis có 10
đốt màu trắng đục, trên mỗi đốt có 4 u lông trên lưng và 2 u lông ở bên đối xứng qua
trục của cơ thể, các u lông màu đen tạo thành 4 vạch đen kéo dài từ đốt ngực thứ 2 đến
cuối đốt bụng. Giai đoạn tiền nhộng sâu non C. tumidicostalis co mình, cơ thể ngăn lại,
các đốt bụng no tròn lên. Đây là đặc điểm để phân biệt giữa giai đoạn tiền nhộng và sâu
non. Ở pha nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis, nhộng sâu đục thân C.
tumidicostalis mới hình thành có màu vàng nhạt, sau 1 đến 2 ngày nhộng chuyển sang
màu đỏ nâu, sắp vũ hóa nhộng có màu đỏ nâu và phía đầu phần dưới bụng có màu nâu
đen. Phần cuối bụng nhộng đực có vết lõm xuống nằm giũa 2 khối nhỏ u lên, trên 2
khối u có 2 vạch lõm tạo thành đường thẳng. Ở nhộng cái, phần cuối đốt bụng nhộng
cái phẳng, các vân ở cuối bụng có hình bông mai. Đây là đặc điểm quan trọng để phân
biệt được nhộng đực và nhộng cái loài C. tumidicostalis. Nhộng đực có kích thước nhỏ
hơn nhộng cái. Phần bụng của nhộng đực có vết lõm xuống nằm giũa 2 khối nhỏ u lên,
trên 2 khối u có 2 vạch lõm tạo thành đường thẳng còn nhộng cái ở phần cuối đốt bụng
phẳng, các vân ở cuối bụng có hình bông mai. Ngài trưởng thành sâu đục thân C.
tumidicostalis có kích thước của ngài đực sâu đục thân C. tumidicostalis nhỏ hơn ngài
cái. Cánh trước của ngài trưởng thành đực C. tumidicostalis có màu nâu nhạt và có 2
vệt màu nâu đen song song với thân trên hai cánh ở ngài đực, cánh trước của ngài cái
C. tumidicostalis có màu nâu nhạt và 2 vệt màu đen song song với thân trên cánh nhạt
hơn so với cánh của ngài đực (Huỳnh Vũ linh, 2015).

1.4 Một số đặc điểm sinh học của sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis

Ataur và ctv (2013), đã ghi nhận thời gian phát triển pha trứng của sâu đục thân
C. tumidicostalis là 4 ngày. Sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis có 5 tuổi. Thời gian
phát triển pha nhộng sâu đục thân C. tumidicostalis từ 7 – 15 ngày, có khi lên đến 22
ngày khi thời tiết lạnh. Ngài trưởng thành sâu đục thân C. tumidicostalis có tập tính
giao phối và đẻ trứng về đêm, sống được 3 – 6 ngày, trung bình mỗi ngài cái đẻ được
36
500 – 800 trứng ở điều kiện nhiệt độ là 20 – 30 oC và thường đẻ trứng ở mặt dưới của
lá gần bẹ lá. Theo Siriwan (2003) sâu đục thân C. tumidicostalis có thời gian phát dục
pha trứng, sâu non, tiền nhộng, nhộng lần lượt là 4,60 ± 0,49 ngày; 37,30 ± 2,76 ngày;
1,8± 0,41 ngày; 7,27 ± 1,34 ngày. Tuổi thọ của ngài cái và ngài đực C. tumidicostalis
là 3,5 ± 0,94 ngày và 3,67 ± 0,84 ngày. Khả năng phát triển sau đẻ trứng của sâu đục
thân C. tumidicostalis ở mức cao, được thể hiện qua tỉ lệ trứng nở, tỉ lệ sâu non hóa
nhộng, tỉ lệ vũ hóa, tỉ lệ ngài cái lần lượt là: 97,54%; 92,62%; 25,68%; 61,06%.

Khả năng phát triển sau đẻ trứng, tuổi thọ ngài cái không chỉ ảnh hưởng bởi
mùi ngoài ra còn tùy thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp. Theo Huỳnh Vũ Linh (2015),
khi tăng nồng độ mật ong trong thành phần thức ăn nhân nuôi trong phòng thí nghiệm
cho ngài cái, tỷ lệ trứng đẻ của ngài trưởng thành tăng lên với hiệu xuất đẻ trứng 480,4
± 45,78 trứng và 95 ± 3,96%.

Huỳnh Vũ Linh (2015), cho biết việc nhân nuôi sâu đục thân bốn vạch C.
tumidicostalis trên bắp trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 26 oC đến 28oC, ẩm độ 40
± 5% chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các nguồn thức ăn khác nhau: Kết quả nhân nuôi
trên lóng mía cho sâu non C. tumidicostalis có 7 tuổi và vòng đời vòng đời của C.
tumidicostalis biến động từ 59 – 70 ngày.

Đối với trái bắp sâu non C. tumidicostalis qua 7 tuổi. Tuy nhiên kết quả nhân
nuôi trên trái bắp có khả quan hơn trên lóng mía với tỷ lệ phát triển của sâu đ ục thân
C. tumidicostalis cao ở giai đoạn trứng, nhộng. Tỷ lệ vũ hóa biến động từ 85,56% đến
88,19%, trung bình là 87,47 ± 1,10%. Tỷ lệ phát triển thấp ở giai đoạn sâu non, tỷ lệ
sâu chết biến động từ 59,00% đến 67,06% trung bình là 64,89 ± 3,33%, tỷ lệ hóa
nhộng biến động từ 32,94% đến 41,00%, trung bình là 35,11 ± 3,33%. Tỷ lệ ngài cái là
biến động từ 50,68% đến 59,06% trung bình là 54,17 ± 3,54% Huỳnh Vũ Linh (2015).

Theo Long Và Hensley (1972) báo cáo loài sâu đục thân C. tumidicostalis
công nhận là dịch hại mía trên Thế giới, không những vậy C. tumidicostalis tấn công
các cây trồng khác như lúa, bắp, cỏ voi…

37
1.5. Thành phần thiên địch của sâu đục thân Chilo tumidicostalis

Kết quả khảo sát của Siriwan (2003) về các loài sâu đục thân bốn vạch là
thiên địch của sâu đục thân C. tumidicostalis cho biết có thiên địch như: ong C.
flavipes kí sinh sâu non, Tetrastichus kí sinh nhộng, loài Telenomus sp và
Trichogramma là những loài kí sinh trứng sâu đục thân mía C. tumidicostalis.
Thiên địch quan trọng khác là Telenomus sp., Xanthopimpla sp và một số loại nhện
(Suasa-ard và Allsopp, 2000), Tetrastichus spp. và Xanthopimpla spp. Trong đó số
lượng loài C. flavipes là phong phú nhất và có vai trò quan trọng trong việc kiểm
soát sinh học loài sâu đục thân C. tumidicostalis. Qua kết quả nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm nhiệt độ 28 ± 2 oC ẩm độ 75 ± 2%. Siriwan (2003), cho biết là sâu
non tuổi 2 và tuổi 3 loài sâu đục thân mía C. tumidicostalis thích hợp cho loài ong
C. flavipes kí sinh và có tiềm năng nhân nguồn số lượng lớn ong kí sinh C.
flavipes.

Trên thế giới đã có nhiều thành tựu trong phòng trừ sâu đục thân mía C.
tumidicostalis sử dụng côn trùng kí sinh như Pitaksa và Prachuabmoh (1989), Siriwan
(2003), Atuar và ctv (2013). Tại Thái Lan, Suasa-ard và Allsopp (2002), sử dụng ong
C. flavipes đã kiểm soát thành công sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu C. tumidicostalis.
Tại Việt Nam, loài sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis mới xuất hiện gây hại,
cũng đã có một số nghiên về ong C. flavipes của Cao Anh Đương (2002). Tuy sâu đục
thân mía C. tumidicostalis mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng có khả năng gây hại rất
nghiêm trọng.

1.5.1 Ong Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae)

Từ kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp (2002), cho biết ở giai đoạn mía
mầm, trứng của sâu đục thân 4 vạch C. sacchariphagus và sâu đục thân 5 vạch C.
infuscatellus bị ong Trichogramma chilonis kí sinh là 42,5%. Ở giai đoạn mía già, tỉ lệ
trứng sâu đục thân C. sacchariphagus và C. infuscatellus bị kí sinh là 81,7%.

Báo cáo gần đây của Raza và ctv (2012), cho thấy khi phóng thích ong mắt đỏ
T. chilonis thì tỉ lệ kí sinh trứng sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus sau 1 tuần, 2 tuần,

38
1 tháng lần lượt là 52,4%; 40,9%; 32,7%. Phóng thích ong mắt đỏ T. chilonis với mật
số 10000; 20000; 40000; 80000 con thì tỉ lệ trứng sâu đục thân 5 vạch C. infuscatellus
bị kí sinh lần lượt là 34%; 37,8%; 41,4%; 42,7%. Theo Sajid và ctv (2009), ở nhiệt độ
28oC, ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng ngài thóc Sesamia cerealella, có tỉ lệ kí
sinh, tỉ lệ vũ hóa cao nhất lần lượt là 95,6 ± 0,85% và 98 ± 0,41%. Ong mắt đỏ T.
chilonis kí sinh trứng ngài thóc S. cerealella ở nhiệt độ 35oC thì tỉ lệ kí sinh nhất lần
lượt là 60,1 ± 1,27% và 33,7 ± 1,3%. Khi cho Cho ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng
ngài thóc S. cerealella ở các mức nhiệt độ 20oC; 25oC; 31oC có tỉ lệ kí sinh lần lượt là
89,1±1,71%; 92,8 ± 1,45%; 85,9 ± 2,08% và tỉ lệ vũ hóa lần lượt là 90,4 ± 1,63%; 96,2
± 0,72%; 89,3 ± 2,27%.

1.5.2 Ong Telenomus beneficens Zehntner (Hymenoptera: Scelionidae)

Từ kết quả nghiên cứu của Khan (2014), khi thả ong Telenomus beneficiens kiểm
soát sâu đục thân S. excerptalis. Sau 2 tháng ghi nhận được tỉ lệ kí sinh của ong T.
beneficiens trên sâu đục thân S. excerptalis ở nghiệm thức 1; 2; 3; 4 lần phóng thích lần lượt
là 16,78%; 24,81%; 26,5%; 26,89%. Sau 5 tháng ghi nhận được tỉ lệ kí sinh của ong T.
beneficiens trên sâu đục thân S. excerptalis ở nghiệm thức 1; 2; 3; 4 lần phóng thích lần
lượt là 21,95 ± 2,98 %; 26,56 ± 3,72%; 41,38 ± 10,01%; 42,36 ± 10,83%.

1.5.3 Ong Tetrastichus howardi Olliff (Hymenoptera: Eulophidae)

Theo Cao Anh Đương (2002), khi cho ong Tetrastichus howardi 1 ngày tuổi kí
sinh nhộng ngài sáp Galleria mellonella Linnaeus (Lepidoptera: Pyralidae), ghi nhận
được 2 đến 3 nhộng bị kí sinh. Số ong T. howardi trung bình trên 1 nhộng bị kí sinh là
74,7 ong, tỉ lệ ong cái T. howardi là 81,3%.

Năm 2011, Cruz báo cáo rằng ong T. howardi kí sinh nhộng sâu đục thân D.
saccharalis 35%, ong cái T. howardi kí sinh sau 24h vũ hóa; 80% ong cái đẻ trứng sau
48h vũ hóa. Nhộng 6 ngày tuổi của sâu đục thân D. saccharalis có số lượng sâu non
ong kí sinh T. howardi chui ra nhiều nhất là 54,7 ± 12,0 sâu non. Vòng đời của ong T.
howardi từ lúc kí sinh trên sâu đục thân D. saccharalis đến khi ong vũ hóa là 25,5 ±

39
3,2 ngày. Tuổi thọ của ong đực T. howardi là 4,3 ± 1,0 ngày thấp hơn với tuổi thọ ong
cái là 10,0 ± 1,0 ngày.

Từ kết quả nghiên cứu của Elizangela (2011) cho thấy vòng đời của ong T.
howardi khi cho kí sinh nhộng 1 và 2 ngày tuổi của sâu đục thân D. saccharalis là 23
ngày và có tỉ lệ ong cái là 92,3%.

1.5.4 Ong Cotesia flavipes Cameron (Hymenoptera: Braconidae)

Từ kết quả nghiên cứu của Siriwan (2003) cho thấy mỗi ong C. flavipes kí sinh
sâu non C. tumidicostalis từ 38 đến 125 trứng. Vòng đời ong kí sinh C. flavipes là
20,14 ± 1,17 ngày, biến động từ 17 đến 22 ngày. Sallam và ctv (2002), cho biết ong C.
flavipes kí sinh sâu non sâu Sesamia calamistis (Lepidoptera: Noctuidae) có số kén
trung bình trên một vật chủ là 34,3 ± 17,2 kén. Tiềm năng sinh sản trung bình là 203,6
± 8,7 trứng, tỉ lệ vũ hóa là 92,97 ± 8,9%, tỉ lệ ong cái là 53,00 ± 0,26%, tuổi thọ trung
bình của ong trưởng thành là 3,60 ± 0,7 ngày. Theo Daniela và ctv (2010) cho biết sâu
non ong C. flavipes có 3 tuổi khi kí sinh sâu Chilo partellus. Theo Khuất Đăng Long
(2008), Loài ong C. flavipes hiện tìm thấy ở vùng núi, chưa thấy xuất hiện ở vùng
đồng bằng. Theo Khuất Đăng Long (2011), Ong kí sinh C. flavipes có hiệu quả diệt
sâu, hạn chế số lượng sâu đục thân S. inferens và C. suppressali.

Theo Srikanth và ctv (2000), khi phóng thích ong C. flavipes tại Ấn Độ thì tỉ lệ
kí sinh của ong C. flavipes trên 3 loài sâu đục thân C. infuscatellus, C.
sacchariphagus, C. partelus lần lượt là 3,1 ± 3,1%; 5,3 ± 6,5%; 12,5 ± 11,4%. Khi
phóng thích ong C. flavipes tại Indonesian thì tỉ lệ kí sinh của ong C. flavipes trên 2
loài sâu đục thân C. sacchariphagus và C. partellus là 2,8 ± 3,9%; 9,8 ± 6,4.

Cao Anh Đương, (2002) cho thấy vòng đời của ong C. flavipes kí sinh lên sâu
đục thân C. sacchariphagus ở 28oC trung bình là 21,14 ± 2,6 ngày. Ong cái C. flavipes
5 ngày tuổi khi cho ăn mật ong nguyên chất có tiềm năng sinh sản cao nhất là 145,69
trứng/ong cái biến động từ 104 đến 172 trứng. Ong kén trắng C. flavipes chiếm tỉ lệ kí
sinh cao nhất biến động từ 4,9% đến 6,1% trong tổng số sâu điều tra.

40
Quá trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của ong C. flavipes của
Nguyễn Việt Thắng (2015) cho biết khi ong C. flavipes đủ sức hóa trưởng thành, bắt
cặp và giao phối. Khi giao phối ong đực nằm phía trên ong cái, kết thúc giao phối ong
cái di chuyển về trước và dùng cánh đẩy ong đực ra. Trong quá trình giao phối, nếu
ong đực bị đứt dương cụ sẽ chết ngay khi giao phối. Ong cái C. flavipes sau khi vũ hóa
có thể giao phối và kí sinh trong vòng 24h. Ong cái C. flavipes đẻ trứng vào phần ngực
của sâu non sâu đục thân C. tumidicostalis. Ong trưởng thành kí sinh trong khoảng 5 -
10 giây, sau khi kí sinh ong trưởng thành C. flavipes sống được 1 – 2 ngày.

Qua tổng quan tài liệu, thấy rằng loài sâu đục thân mía C. tumidicostalis gây hại
phổ biến ở nhiều nước trồng mía. Trên thế giới cũng có nhiều kết quả nghiên cứu về
loài sâu đục thân này như: Pitaksa và Prachuabmoh (1989), Siriwan (2003), Atuar và
ctv (2013). Tại Việt Nam, loài sâu đục thân mía bốn vạch C. tumidicostalis mới xuất
hiện và gây hại nghiêm trọng. Ngoài kết quả định danh của viện nghiên cứu mía
đường về loài sâu đục thân bốn vạch mới gây dịch tại tỉnh Tây Ninh là loài C.
tumidicostalis. Cho đến nay, việc nhân mật số và phóng thích ong C.flavipes đạt kết
quả còn thấp và hiệu quả chưa cao. Sâu đục thân mía C. tumidicostalis Tuy sâu đục
thân mía C. tumidicostalis mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng có khả năng gây hại của
loài này gây hại nặng và nguy hiểm hơn loài sâu bốn vạch đầu vàng và là loài gây hại
tập thể, có tiềm năng để nhân nguồn thiên địch để kiểm soát sâu đục thân mía.

41
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại trại khoa Nông học và phòng thí nghiệm côn trùng
bộ môn Bảo vệ Thực vật khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu đục thân C.
tumidicostalis

Xác định ký chủ thích hợp nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis

Xác định khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis trên bắp

Xác định khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. tumidicostalis trên lóng mía

Điều kiện thí nghiệm: nhiệt độ 28 ± 2oC, ẩm độ 40 ± 5%

Vật liệu: Sâu đục thân C. tumidicostalis thu từ nông trường mía Thành Long
(huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh). Thức ăn cho sâu đục C. tumidicostalis là lóng
mía được lấy từ cây mía sạch thu từ vựa mía, Thân bắp và trái bắp thu từ vườn bắp, cỏ
voi, thân cây cao lương

Thiết bị: Tủ định ôn (model: MLR–351H) duy trì ở 28 ± 20C, ẩm độ 75 ± 5%,


lồng lưới (30x30x40cm), kính lúp soi nỗi Olympus SZX7, hộp nhựa (7x11 cm) và
(4x3 cm) có lỗ lưới, kẹp gấp côn trùng,máy chụp hình,…và các dụng cụ vật liệu khác

42
2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thu thập và nhân nuôi sâu đục thân Chilo tumidicostalis

Tiến hành thu thập sâu đục thân mía C. tumidicostalis trên các ruộng mía bị hại.
Tiến hành thu thập sâu đục thân C. tumidicostalis trên các ruộng mía bị sâu đục thân
C. tumidicostalis gây hại. (hình 3.1)

Hình 3.1 Thu thập sâu đục thân C. tumidicostalis

Định danh và nhân nuôi trong phòng thí nghiệm theo phương pháp của Huỳnh
Vũ Linh (2015)

Nhân nuôi C. tumidicostalis trên lóng mía non trong hộp nhựa (25x17x8 cm) ở
điều kiện phòng thí nghiệm, sau 7 ngày thay mía một lần (hình 3.2 a)

43
Khi sâu non hóa nhộng, tiến hành chuyển nhộng sang hộp hình trụ (đường
kính 11 cm, chiều cao 7 cm) có nắp lưới, dưới đáy hộp có giấy ẩm để giữ cho
nhộng đủ ẩm. (3.2b)

Khi nhộng vũ hóa, tiến hành thu ngài cho bắt cặp giao phối trong lồng lưới
(30x25x20 cm), bên trong lồng lưới có 2 đĩa nhựa đựng giấy ẩm và 2 đĩa nhựa đựng
giấy thắm mật ong 50% cho ngài ăn thêm và có lá mía cắm trên mút ẩm để cho ngài đẻ
trứng. Tiến hành thu trứng và thay thức ăn cho ngài. (hình 3.2 c)

Trứng thu được cho vào hộp nhựa hình trụ (đường kính 11 cm, chiều cao 7
cm) dưới đáy hộp có đặt giấy ẩm. Đến khi trứng sắp nở thì chuyển trứng qua hộp
nhựa (25x17x8 cm) có chứa lóng mía để nuôi sâu non, sau 7 ngày tiến hành thay
mía 1 lần.( hình 3.2 d)

Hình 3.2. Nhân nguồn sâu đục thân mía C. tumidicostalis

(a) hộp nuôi sâu non, (b)hộp nuôi nhộng, (c) lồng lưới cho ngài giao phối và đẻ
trứng, (d) hộp nuôi trứng

44
2.4.2 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài
cái sâu đục thân Chilo tumidicostalis

Phương pháp thực hiện:

Nuôi riêng từng cặp ngài sâu đục thân C. tumidicostalis 1 ngày tuổi trong lồng
lưới kích thước 30x25x20 cm. Bên trong mỗi lồng lưới có lá mía cắm trên mút ẩm và
bổ sung thêm 2 đĩa nhựa đựng giấy ẩm và 2 đĩa nhựa đựng giấy thắm mật ong với
nồng độ phù hợp với từng nghiệm thức cho ngài ăn thêm. Sau 24h thay mật ong mới
và tương ứng với từng nghiệm thức cho đến khi ngài chết. Ghi nhận kết quả.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 6 nghiệm thức (mỗi một nghiệm
thức là một giấy thắm mật ong với các nồng độ thí nghiệm) và 10 lần lặp lại (hình 3.2)

Nghiệm thức 1: Giấy thấm mật ong 50%

Nghiệm thức 2: Giấy thấm mật ong 60%

Nghiệm thức 3: Giấy thấm mật ong 70%

Nghiệm thức 4: Giấy thấm mật ong 80%

Nghiệm thức 5: Giấy thấm mật ong 90%

Nghiệm thức 6: Giấy thấm mật ong 100%

Mỗi ngày theo dõi, ghi nhận chỉ tiêu và thay các đĩa nhựa đựng nước và mật
ong một lần cho đến khi ngài cái chết. Khi ngài cái chết, tiến hành mổ bụng và đếm số
lượng trứng còn lại trong mỗi ngài cái. Trong trường hợp ngài đực bị chết thì bổ sung
ngài đực khác vào.

45
Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu
C. tumidicostalis

Chỉ tiêu theo dõi:

Nhịp điệu đẻ trứng: Theo dõi thời gian ngài cái đẻ trứng từ khi ngài mới vũ hóa
cho đến khi ngài cái chết. Đồng thời tiến hành đếm và ghi nhận số trứng mà ngài cái
đẻ được trong một ngày. Từ đó tính được nhịp điệu đẻ trứng của ngài trưởng thành cái.

Số lượng trứng của ngài cái đẻ trong ngày.

Tổng số lượng trứng đẻ được của ngài cái trong chu kỳ (Trứng thực tế)

Số lượng trứng lý thuyết = Số lượng trứng ngài cái đẻ được + số lượng trứng
còn trong bụng ngài cái

Hiệu suất đẻ trứng = (Số lượng trứng ngài cái đẻ được/số lượng lý thuyết) x 100

Tuổi thọ ngài cái.

2.4.3 Thí nghiệm xác định ký chủ thích hợp nhân nuôi sâu đục thân bốn vạch
Chilo tumidicostalis

Phương pháp thực hiện

Chọn nuôi 100 sâu non 1 ngày tuổi trong hộp nhựa có để sẵn nguồn thức ăn cho
sâu non C. tumidicostalis: lóng mía non, lóng mía già; trái bắp non, trái bắp già, thân
bắp, cỏ voi, cao lương. Sau đó tiếp tục nhân nuôi bên trong hộp nhựa. 5 ngày thay thức
ăn một lần, theo dõi đến khi kết thúc vòng đời. Quan sát và ghi lại chỉ tiêu theo dõi.

Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại


46
Hình 3.4 Ký chủ nhân nuôi sâu C. tumidicostalis

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ hoàn thành vòng đời trên mỗi kí chủ của (%) = (số lượng sâu hoàn thành
vòng đời/tổng số sâu tham gia thí nghiệm) x 100

Thời gian hoàn thành vòng đời (ngày)


Tỷ lệ sâu non ăn phá trên mỗi ký chủ (%) = (số lượng sâu non trên ký chủ/tổng
số sâu tham gia thí nghiệm) x 100

2.4.4 Thí nghiệm đánh giá khả năng phát triển sâu đục thân Chilo tumidicostalis
trên lóng mía và trên bắp

Phương pháp thực hiện:

Mỗi nghiệm thức chọn nuôi riêng 50 sâu non mới nở 1 ngày tuổi và trong hộp
nhựa có chứa thức ăn là trái bắp. Tiếp tục nhân nuôi bên trong hộp nhựa cho tới khi
sâu non đẩy sức hóa nhộng tiến hành phân chia nhộng đực và nhộng cái sau đó chuyển
nhộng sang hộp hình trụ (đường kính 11cm, chiều cao 7cm) có nắp lưới, dưới đáy hộp
có giấy ẩm để giữ cho nhộng đủ ẩm cho tới khi vũ hóa. Tiến hành thu ngài sau 24h vũ
hóa cho bắt cặp giao phối trong lồng lưới (30x25x20 cm), bên trong lồng lưới có 2 đĩa
nhựa đựng giấy ẩm và 2 đĩa nhựa đựng giấy thắm mật ong 50% cho ngài ăn thêm và
có lá mía cắm trên mút ẩm để cho ngài đẻ trứng. Tiến hành thu trứng và thay thức ăn
cho ngài. Thức ăn cho sâu là trái bắp (đường kính 5-7cm), 5 ngày thay thức ăn cho sâu
một lần. Thức ăn cho ngài trưởng thành là mật ong 60 %. Ghi lại chỉ tiêu theo dõi.

47
Hình 3.5 Bố trí thí nghiệm đánh giá trên bắp và long mía

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại
được thực hiện với nguồn thức ăn là trái bắp

Nghiệm thức 1: Thức ăn là trái bắp non

Nghiệm thức 2: Trái bắp chín sữa

Nghiệm thức 3: Lóng mía non

Chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ hóa nhộng (%) = (Tổng số nhộng/tổng số sâu) x 100

Tỷ lệ nhộng cái (%) = (Tổng số nhộng cái/tổng số nhộng) x 100

Tỷ lệ vũ hóa (%) = (Tổng số ngài trưởng thành/tổng số nhộng) x 100

Tỷ lệ ngài cái (%) = (Tổng số ngài cái/tổng số ngài trưởng thành) x 100.

Kích thước chiều dài sải cánh (mm)

Tổng số lượng trứng đẻ được của ngài cái trong chu kỳ

2.4.5 Nghiên cứu tiềm năng phát triển quần thể của sâu đục thân Chilo
tumidicostalis trên trái bắp non

Nghiên cứu khả năng phát triển quần thể của sâu đục thân Chilo tumidicostalis
đuợc thực hiện nhằm tính chỉ số tăng tự nhiên (r) của sâu đục thân Chilo tumidicostali
trong điều kiện phòng thí nghiệm.

48
Bố trí thí nghiệm

Chọn ngẫu nhiên 30 trứng sâu đục thân C. tumidicostalis cùng ngày tuổi theo
dõi cho đến khi trứng nở thành sâu non, nhân nuôi trên trái bắp non. Đồng thời có
nhân nuôi thêm trứng ngày tuổi để bổ sung thêm vào thí nghiệm khi cần thiết. Ngày
tuổi x được xác định sâu non 1 ngày tuổi cho đến khi ngài chết.

Sau khi sâu hóa nhộng, vũ hóa thành ngài bổ sung 1 ngài đực cùng ngày tuổi để
cho bắt cặp và giao phối. Để riêng từng cặp ngài bố mẹ được trong trong lồng lưới
riêng có để sẵn lá mía và bổ sung thêm 1 đĩa nhựa đựng giấy ẩm và đĩa nhựa đựng
giấy thấm mật ong 60%. Sau 24h thay mật ong mới cho ngài ăn. Tiến hành thu trứng
cho tới khi cặp ngài chết.

Ðể riêng số trứng / ngài cái / ngày, có ghi đầy đủ các thông tin: số thứ tự theo
số đuợc đánh dấu ở mỗi ngài mẹ / ngày thu trứng. Theo dõi số trứng trên cho đến khi
nở thành sâu non, nhân nuôi trên bắp non cho đến khi hóa nhộng và vũ hóa thành ngài.
Để xác định số ngài cái con sống sót của một ngài mẹ trong từng ngày và tổng số ngài
cái con sống sót do một ngài mẹ đẻ ra.

Thí nghiệm đuợc thực hiện với ba lần lặp lại.

Hình 3.6 Bố trí thí nghiệm tiềm năng nhân nuôi trên bắp non.

Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán toán trong nghiên cứu sử dụng theo
phương pháp của Brich (1948)

49
Tỷ lệ sống (lx) = (Số ngài vũ hóa) / (Tổng số sâu nở)

Số trứng của ngài cái đẻ (trứng) / ngài cái / ngày và tổng số con cái đẻ được
trong từng ngày để tính sức sinh sản (mx).

Sức sinh sản (mx) = (Tổng số trứng đẻ ở ngày x) / (Tổng số ngài cái ở ngày x)

Trung bình ngày tuổi (x).

Tính hệ số nhân của một thế hệ bằng công thức: Ro = ∑lx.mx

Tính chỉ số tăng tự nhiên r (hệ số nhân quần thể): r = (ln∑Ro) / lne. x

Trong đó:

r: chỉ số tăng tự nhiên

R0: hệ số nhân của một thế hệ

x: trung bình ngày tuổi

e: cơ số logarit tự nhiên

Các chỉ tiêu trên đuợc ghi nhận và tính trong 3 lần lặp lại.

Ðánh giá sự phát triển quần thể

Chỉ số tăng tự nhiên (r) là số luợng trứng của ngài cái đẻ trong một đơn vị thời
gian. Khi chỉ số r < 0, nghĩa là quần thể đang suy giảm; r = 0, quần thể đang ổn dịnh; r
> 0, quần thể đang gia tăng. Chỉ số tăng tự nhiên đuợc dùng để đánh giá khả năng phát
triển của mỗi loài, đây là thế năng sinh học tổng hợp cả tốc độ sinh sản, tốc độ phát
triển, tỷ lệ giới tính và tỷ lệ sống tự nhiên của mỗi loài (Brich, 1948).

Hệ số nhân của một thế hệ (Ro) là tổng số trứng do 1 ngài mẹ đẻ ra trong một
thế hệ, với Ro = ∑lx . mx (Brich, 1948). Nếu Ro = 0 quần thể đang ổn định; Ro < 0,
quần thể đang suy giảm; Ro > 0, quần thể đang phát triển và tăng về số luợng.

2.4.6 Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được nhập, xử lí và vẽ đồ thị dựa vào phần mềm Excel (2007).

Xử lý thống kê theo Anova bằng phần mềm SAS 9.1.

50
51
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1 Ảnh hưởng của mật ong đến khả năng đẻ trứng ngài cái sâu đục thân Chilo
tumidicostalis.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng của
ngài trưởng thành sâu đục thân C. tumidicostalis trong điều kiện nhiệt độ trung bình 28
± 2oC, ẩm độ 75 ± 5% kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Ảnh hưởng mật ong đến khả năng đẻ trứng của ngài trưởng thành C.
tumidicostalis

Tuổi thọ ngài


Khả năng đẻ trứng của ngài C. tumidicostalis cái
(TB ± SD)

Thực tế Lý thuyết Hiệu suất


(TB ± SD) (TB ± SD) (TB ± SD)

MO 50% 346,6 ± 43,4 a 410,2 ± 35,2 a 84,4 ± 6,5 b 5,5 ± 1,1 a

MO 60% 400,5 ± 25,8 a 432,5 ± 29,3 ab 92,6 ± 2,2 a 4,2 ± 0,4 b

MO 70% 116,2 ± 29,2 b 389,3 ± 53,4 b 30,9 ± 11,1c 3,1 ± 0,3 c

MO 80% 49 ± 16 c 387,7 ± 44,0 b 13,0 ± 4,9 d 3,1 ± 0,7 c

MO 90% 58 ± 26,8 c 372,9 ± 41,8 b 15,7 ± 7,8 d 3,2 ± 0,6 c

MO 100% 26,2 ± 28,1 e 382,2 ± 47,4 b 6,9 ± 7,0 e 3 ± 0,7 c

CV (%) 16,7 1,8 15,0 9.0

Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức, MO: mật ong, Nhiệt độ 28 ±
2oC, ẩm độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không
có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Cột thực tế số liệu chuyển về dạng căn bậc 2; số liệu cột lý
thuyết chuyển về dạng log(x+1); số liệu cột hiệu xuất chuyển về dạng arcsin căn bậc 2. Cột tuổi thọ
ngài cái số liệu chuyển về dạng log (x+1).

52
Trong quá trình xử lý thống kê nhận thấy có sự khác biệt về khả năng đẻ trứng
của ngài cái khi cho ăn thêm nguồn thức ăn là mật ong với các nồng độ mật ong khác
nhau. Qua bảng 3.1 cho thấy nồng độ mật ong 60% là nguồn thức ăn tốt nhất cho ngài
cái và khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê với các nghiệm thức mật ong còn lại, với
số lượng trứng đẻ thực tế và hiệu xuất đẻ trứng lần lượt là: Nghiệm thức 60% với số
trứng thực tế biến động từ 389 – 471 trứng, trung bình 400,5 ± 25,8 trứng và hiệu xuất
biến động trong khoảng 88,5 – 96,4% , trung bình 92,6 ± 2,2%. Nghiệm thức mật
ong 50% số trứng thực tế biến động 256 – 239 trứng và hiệu xuất biến động từ 73,8 -
93,3 trứng, trung bình 84,4 ± 6,5%. Nồng độ mật ong 100% khả năng đẻ trứng thực tế
biến động từ 0- 78 trứng, trung bình 26,2 ± 28,1% thấp nhất.

Hình 3.7 Trứng sâu đục thân C. tumidicostalis

(a): trứng sâu ở nghiệm thức mật ong 60%; (b) trứng sâu ở nghiệm thức mật
ong 100%

Thời gian hoàn thành vòng đời của nghiệm thức mật ong 50% là cao nhất trung
bình 5,5 ± 1,1 ngày khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
Thấp nhất ở nghiệm thức mật ong 100% trung bình 3 ± 0,7 ngày.

53
Trong điều kiện thí ngiệm với thức ăn thêm là các nồng độ mật ong 50%, 60%,
70%, 80%, 90% và mật ong 100% khả năng đẻ trứng và tuổi thọ ngài cái chênh lệch
đáng kể. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Huỳnh Vũ Linh (2015). Ở
mức mật ong 50% khả năng đẻ trứng của ngài cái trung bình 84,4 ± 6,5% trứng thấp
hơn so với kết quả của Huỳnh Vũ Linh (2015) là 95 ± 3,96% trứng. Kết quả thí
nghiệm có sự khác biệt này là do chênh lệch về ẩm độ trong phòng thí nghiệm .

Kết quả thí nghiệm cho thấy cho ong ăn thêm thức ăn là mật ong ở nồng độ 60%
là tốt nhất. Mật ong làm tăng khả năng sinh sản của ngài cái, số lượng trứng đẻ và tăng
hiệu xuất đẻ trứng của ngài cái. Đồng thời khi tăng nồng độ mật ong lên cao thì khả
năng sinh sản và tuổi thọ của ngài cái giảm dần. Như vậy thức ăn thêm là mật ong có
ảnh hưởng tới khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của ngài trưởng thành C. tumidicostalis.

70

60

50 NT1
NT2
40 NT3
NT4
30
NT5
20 NT6

10

0
1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày 7 ngày

Biểu đồ 3.1 Nhịp điệu đẻ trứng của C. tumidicostalis


Nhịp điệu đẻ trứng của ngài trưởng thành sâu đục thân C. tumidicostalis được thể
hiện ở biểu đồ 3.1

Qua Biểu đồ 3.1 nhận thấy ngài trưởng thành bắt đầu đẻ trứng từ ngày thứ 2,
tập trung vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3, tỷ lệ đẻ trứng cao nhất vào thứ 2 và giảm
nhanh từ các ngày tiếp theo. Ngài cái đẻ cao nhất Ở nồng độ mật ong 60 % với số
trứng đẻ trung bình 273,7 ± 49 trứng ở ngày thứ 2, thấp nhất ở nồng độ mật ong
54
100%. Ở nồng độ mật ong 60 % ngày cái đẻ tập trung vào ngày thứ 2 với số trứng
trung bình là 19,7 ± 19 trứng

Biểu đồ cho biết tuổi thọ ngài cái tỷ lệ thuận với khả năng đẻ trứng khi tăng
nồng độ mật ong. Tuổi thọ ngài cái cao nhất ở nồng độ mật ong 50% và thấp nhất ở
nồng độ 100%.

Nắm bắt được nhịp điệu đẻ trứng và thức ăn thêm là nồng độ mật ong 60% thích
hợp nhân nuôi của ngài trưởng thành C. tumidicostalisrất có ý nghĩa trong nhân nuôi
phục vụ mục đích nghiên cứu và làm kí chủ nhân nuôi các loài thiên địch. Ứng dụng
nguồn mật ong 60% cho ngaì cái ăn thêm gia tăng khả năng đẻ trứng, tăng mật số sâu
non phục vụ cho quá trình nghiên cứu các loài ong ký sinh trứng, ký sinh sâu non để
tiêu diệt sâu hại ngoài tự nhiên.

3.1.2 Khả năng lựa chọn ký chủ của Chilo tumidicostalis

Trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ trung bình 28 ± 2 oC, ẩm độ 75 ±
5% thu được kết quả đánh giá khả năng lựa chọn ký chủ của sâu đục thân C.
tumidicostalis trên một số loại ký chủ kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

55
Bảng 3.2 Kết quả chọn lựa ký chủ của C. tumidicostalis

Thời gian
Tỷ lệ sâu non ăn phá Tỷ lệ hoàn thành vòng đời hoàn thành
NT vòng đời

Biến
(TB ± SD) Biến động (TB ± SD) Biến động
động

Mía non 30 – 34 31,7 ± 2,1a 70,0 – 83,9 75,8 ± 7,2 ab 63 – 67

Bắp non 21 – 26 23,3 ± 2,5 b 73,9 – 85,7 78,9 ± 6,1a 51 – 54

Bắp chín sữa 13 – 15 14 ± 1,0 c 57,1 – 61,5 59,6 ± 6,1 abc 62 – 68

Mía già 2–4 3,0 ± 1,0 e 0,0 – 25,0 8,3 ± 14,4 d 0,0 – 61

Bo bo 8 – 12 9,7 ± 2,1 d 33,3 – 44,4 38,4 ± 5,6 c 68 – 73

Thân bắp 9 – 10 9,3 ± 0,6 d 40,0 – 55,6 46,7 ± 8,0 bc 69 – 72

Cỏ voi 8- 10 9,0 ± 1,0 d 30,0 – 37,5 33,6 ± 3,8 c 71 – 74

CV (%) 6,6 17,2


Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức, Nhiệt độ 28 ± 2 oC, ẩm độ: 75 ± 5%.
Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê ở mức 99%. Cột tỷ lệ sâu non ăn phá số liệu chuyển về dạng arcsin căn bậc 2. Cột tỷ lệ hoàn
thành vòng đời số liệu chuyển về dạng arcsin. Cột vòng đời số liệu chuyển về dạng log(x).
Sâu đục thân C. tumidicostalis có khả năng sinh sản nhiều, ăn phá mạnh. Tuy
nhiên ở điều kiện phòng thí nghiệm khả năng nhân nuôi sâu đánh giá hiệu quả nhân
nuôi tiến hành nhân nuôi trên một số loại thức ăn có cùng họ với nhau. Kết quả thí
nghiệm thể hiên ở bảng 3.2.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy trong điều kiện thí nghiệm với các nguồn thức ăn
khác nhau sâu non sâu đục thân C. Tumidicostalis có tỷ lệ ăn phá và lựa chọn ký chủ
khác nhau. Sâu non ăn phá tất cả các loại thức ăn, sâu non chủ yếu ăn phá trên lóng
mía non trung bình 31,7 ± 2,1 con, biến động 30 – 34; bắp non trung bình 23,3 ± 2,5
con, biến động 21 – 26; bắp chín sữa trung bình 14 ± 1con, biến động 13 – 15 con. Tùy
thuộc vào mỗi loại thức ăn khác nhau, nguồn dinh dưỡng khác nhau thời gian hoàn
thành vòng đời của sâu khác biệt nhau và có ý nghĩa trong thống kê. Thời gian hoàn
56
thành vòng đời ngắn nhất trên bắp non biến động từ 51 – 54 ngày thấp hơn so với thời
gian hoàn thành vòng đời trên mía mon biến động từ 63 – 67 ngày và thấp hơn so với
thời gian hoàn thành vòng đời trên cỏ voi 71 – 74 ngày, khác biệt rất có ý nghĩa trong
thống kê.

Hình 3.8 Triệu chứng ăn phá của sâu C. tumidicostalis trên một số ký chủ
(a): triệu chứng ăn phá trên bắp non; (b) triệu chứng ăn phá trên lóng mía già; (c) triệu
chứng ăn phá trên thân bắp; (d) triệu chứng ăn phá trên bắp chín sữa; € triệu chứng ăn
phá trên cỏ voi; (f) triệu chứng ăn phá trên bo bo.

Với tỷ lệ ăn phá trên mía của sâu non cao nhất tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành vòng
đời của sâu non trên lóng mía 75,8 ± 7,2 không khác biệt với nguồn sâu non nhân
nuôi trên bắp non 78,9 ± 6,1. Ngược lại trên mía già tỷ lệ hoàn thành vòng đời của sâu
đục thân rất thấp trung bình 8,3 ± 14,4 biến động 0,0 – 25,0%.

57
Qua đánh giá thấy sâu non ăn phá, hoàn thành vòng đời ở tất cả các loài ký chủ.
Tuy nhiên tỷ lệ sâu non ăn phá, thời gian hoàn thành vòng đời ở mỗi loại ký chủ là
khác nhau. Sâu gậy hại trên mía chủ yếu ở phần ngọn mía non, gây hại ít ở phân lóng
mía già, có sự khác biệt này do độ cứng của mía già lớn sâu khó có thể cạp lớp vỏ đục
sâu vào bên trong cây được.ngoài việc sâu đục thân C. Tumidicostalis là dịch hại
chính gây hại nặng nề trên cây mía sâu cũng có thể chuyển qua gây hại trên cây bắp
sâu cũng gây hại mạnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn bắp non, gây hại vừa khi bắp
chuyển sang giai đoạn chín sữa. Thân bắp sâu gây hại thấp. Điều này có thể giải thích
do sâu là dịch hại chính với mía. Và yếu tố mùi vị, dinh dưỡng trong mỗi loại thức ăn
khác nhau dẫn đến số sâu non ăn phá khác nhau, thời gian phát dục các pha cơ thể
khác nhau.

3.1.3 Thí nghiệm đánh giá khả năng phát triển sâu đục thân Chilo tumidicostalis
trên lóng mía và trên bắp

Sâu đục thân C. Tumidicostalis là đối tượng gây hại và là dịch hại chính nguy
hiểm trên mía trong thời gian gần đây. Khả năng ăn phá mạnh ngoài tự nhiên rất cao,
có thể gây thiệt hại đến 100%. Tuy nhiên qua quá trình thử nghiệm tại phòng thí
nghiệm đánh giá trên một số loại thức ăn thể hiện ở bảng 3.8 cho thấy sâu gây hại trên
một số loại ký chủ như bắp non , bắp chín sữa, lóng mía, cỏ voi,… và để đánh giá lại
mức độ gây hại của sâu C. Tumidicostalis trên một số loại cây trồng. Kết quả đánh giá
thể hiện ở bảng 3.4; 3.5; 3.6; và 3.7.

Bảng 3.3 Tỷ lệ hóa nhộng của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

1 Bắp non 62 - 76 70 ± 4,1 a

58
2 Bắp chín sữa 36 - 48 42,8 ± 4,3 b

3 Mía non 60 - 68 64,6 ± 2,7 c

CV % 4,5
Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2 oC, ẩm
độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Số liệu được chuyển đổi bằng arcsin.
Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ hóa nhộng của sâu C. tumidicostalis ở nghiệm
thức bắp non tương đối cao, trung bình đạt 70 ± 4,1% nhộng , biến động từ 62 – 76 %
nhộng khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức nhân nuôi trên lóng
mía và trên bắp chín sữa. Tỷ lệ hóa nhộng thấp nhất ở nghiệm thức bắp chín sữa, trung
bình hóa nhộng 42,8 ± 4,3 % nhộng, biến động 36 – 48 % nhộng.

Bảng 3.4 Tỷ lệ nhộng cái của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

1 Bắp non 51,4 – 55,6 53,4 ± 1,4 a

2 Bắp chín sữa 45,5 – 52,6 42,8 ± 2,6 b

3 Mía non 45,5 – 53,1 49,3 ± 2,8 b

CV % 4,9
Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2 oC, ẩm
độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%.
Tỷ lệ nhộng cái sâu C. Tumidicostalis đạt giá trị cao nhất ở nghiêm thức bắp
non, trung bình 53,4 ± 1,4 % nhộng cái, biến động 51,4 – 55,6 % nhộng khác biệt có
rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với 2 nghiệm thức bắp chín sữa và trên lóng mía
non. Tuy nhiên giữa 2 nghiệm thức bắp chín sữa và mía non không có sự khác biệt.

Bảng 3.5 Tỷ lệ vũ hóa của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

1 Bắp non 83,8 – 90,3 87,7 ± 2,0 a

59
2 Bắp chín sữa 75,0 – 84,2 79,0 ± 3,0 b

3 Mía non 83,9 – 94,1 89,4 ± 3,7 a

CV % 1,9
Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2 oC, ẩm
độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%. Số liệu được chuyển đổi qua căn bậc 2.
Tỷ lệ vũ hóa thấp nhất ở nghiệm thức bắp chín sữa, trung bình 79,0 ± 3,0 % ,
biến động 75,0 – 84,2 % khác biệt so với 2 nghiệm thức bắp non và mía non.

Bảng 3.6 Tỷ lệ ngài cái của sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động (%) TB ± SD (%)

1 Bắp non 51,6 – 56,3 55,0 ± 2,5 a

2 Bắp chín sữa 44,4 – 56,3 49,2 ± 4,1 b

3 Mía non 40,0 – 57,7 48,7 ± 5,7 b

CV % 8,4
Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2 oC, ẩm
độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo thì sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức 99%
Tỷ lệ ngài cái đạt cao nhất ở nghiệm thức bắp non ,trung bình 55,0 ± 2,5 con,
biến động 51,6 – 56,3 % con khác biệt so với nghiệm thức bắp chin sữa, trung bình
49,2 ± 4,1% con, biến động 44,4 – 56,3 % con và so với nghiệm thức mía non, trung
bình 48,7 ± 5,7 % con, biến động 40,0 – 57,7 % con. Giữa 2 nghiệm thức mía non và
bắp chín sữa khác biệt không có ý nghĩa.

Bảng 3.7 Tổng số trứng đẻ trong chu kỳ của ngài cái sâu C. Tumidicostalis

STT NT Biến động TB ± SD

1 Bắp non 342 – 416 392,6 ± 14,6 a

2 Bắp chín sữa 346 – 396 361,4± 15,7 b

3 Mía non 319 – 362 340 ± 15,3 c

60
CV % 0,7
Ghi chú: TB: trung bình, SD: độ lệch chuẩn, NT: nghiệm thức,STT: số thứ tự, Nhiệt độ 28 ± 2 oC, ẩm
độ: 75 ± 5%. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự thì sự khác biệt không có ý nghĩa về
mặt thống kê ở mức 99%. Số liệu được chuyển đổi qa log(x).
Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy số lượng trứng đẻ của ngài cái cao nhất ở nghiệm
thức bắp non, trung bình 392,6 ± 14,6 trứng, biến động 342 – 416 trứng cao hơn so với
2 nghiệm thức còn lại. Khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết quả theo dõi khả năng nhân nuôi sâu đục thân C. Tumidicostalis từ các Cho
thấy khả năng ăn phá của sâu mạnh, và phát triển tốt trên bắp không phải là ký chủ
chính của sâu C. Tumidicostalis.

Qua Bảng 3.4; 3.5; 3.6; và 3.7 xác định khả năng ăn phá của sâu đục thân C.
Tumidicostalis ăn phá, gây hại mạnh phát triển tốt trên bắp non cao hơn khả năng gây
hại trên mía non. Điều này được lý giải do hàm độ dinh dưỡng trên thức ăn và trên bắp
non mềm hơn so với mía. Lóng mía cứng hơn so với nguồn thức ăn là bắp non dẫn đến
sâu non phát triển kém hơn so với trên bắp non. Cụ thể ở giai đoạn sâu non tuổi 1,2,3
và 4 trên bắp sâu non phát triển hoàn toàn. Tỷ lệ hóa nhộng trên bắp non cao hơn so
vói trên mía non, thời gian thời gian hoàn thành vòng đời ngắn hơn và cho tỷ lệ đẻ
trứng và tỷ lệ ngài cái cao hơn trên mía.

3.1.4 Nghiên cứu tiềm năng phát triển quần thể của sâu đục thân Chilo
tumidicostalis trên trái bắp non

Kết quả theo dõi khả năng phát triển quần thể sâu đục thân C. Tumidicostalis
trong điều kiện thí nghiệm với nhiệt độ phòng thí nghiệm 28 ± 2oC, ẩm độ: 75 ± 5%
được trình bày ở Bảng 3.8

Ngày Lần lặp lại 1 Lần lặp lại 2 Lần lặp lại 3

tỷ lệ mx tỷ lệ mx tỷ lệ mx
61
sống sống sống
tuổi (lx) (lx) (lx)

(x) 1 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

40 0,7 252,9 0,7 237,8 0,7 231,4

41 0,7 69.5 0,7 78,3 0,7 72,1

42 0,5 36,6 0.6 46,6 0,7 40,9

43 0,1 12,9 0.3 4,8 0,4 14

44 0,0 0,0 0,0 0,2 0,0 0,0

45 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Ro 257,1 232,5 244,6

Kết quả bảng 3.8 cho thấy giai đoạn 40 ngày tuổi, là lúc sâu C. Tumidicostalis
mới vũ hóa, thì tỷ lệ sống dao động từ

62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ataur R.MD., Shibly N. MD., Abdul M. MD., Zinnatul A. MD., Sultana A. and
Chowdhury M.K.A., 2013. Identification and distribution of sugarcane stem
borer in Bangladesh, SAARC Agri, 11(2), page 103 – 116

Ataur, R., Md., Shibly, N., Md., Abdul, M., Md., Zinnatul A., Md., Sultana A. and.
Chowdhury, M, K.A., 2013. Identification and distribution of sugarcane stem
borer in Bangladesh. Saarcj. Agri., 11(2): 103 – 106.

Avasthy, P., N. and Tiwari, N., K., 1986. The shoot borer Chilo infuscatellus Snellen,
Sugarcane entomology in India (David, H., S. Easwaramoothy and R. Jayanthi),
Sugarcane Breeding Institute, Coimbatore: 69 – 92.

Bing Cheng, D. M. Titterington (1994). Neural Networks: A Review from a Statistical


Perspective. Statistical Science, 9, 2-30.

Bleszynski, S. 1970. A revision of the world species of Chilo zincken (Lep: Pyralidae).
Bull. Br. Mus. Nat. Hist. (Ent.). 25(4): 99-195.

Cao Anh Đương, 2014. “Nguy cơ sâu đục thân mía 4 vạch lan rộng”. Báo Nông
nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.
<http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/131682/thoi-vu-dich-benh/nguy-
co-sau-duc-than-mia-4-vach-lan-rong.html>

Cao Anh Đương. Nguy cơ sâu đục thân mía 4 vạch lan rộng. Báo nông nghiệp Việt
Nam ngày 18/09/2014

Chi cục bảo vệ thực vật ngày 07/05/2015 “Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quy trình kỹ
thuật tạm thời phòng chống sâu đục thân mía” truy cập ngày 14/09/2015
<http://www.agritrade.com.vn/(S(mkqcewa3ke2skk45sabqhbiv)X(1))/ViewArti
cle.aspx?ID=4849>

Colong D.E., and Goebel R., 2006. How Best To Control Chilo sacchriphagus Bojer in
Mozambique Sugarcane – Classical Biocontrol, Augmentaion, or Both. In Advances

63
and Challenges in Suger Cane Pest Mangement, Preceeding of VI ISSCT Sugacane
Entomology Workshop, Cairns, Australia, 14 – 20 May 2006: 121 – 126

David, H. and Easwaramoorthy, S. 1990. A study on the sugarcane internode borer,


Chilotumidicostalis Hampson. In: Proceedings of International Society of
Sugar CaneTechnologists 12: 1444-1453.

Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Biện pháp hóa học và thủ công phòng chống sâu đục thân mía ở
miền Đông Nam Bộ. Tuyển tập nghiên cứu khoa học của viện nghiên cứu mía
đường (1997 – 2007): 105 – 108.

Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng ở
miền Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội: 6; 65 – 143.

Evaluation of primary and secondary infestation in sugarcane caused by


Chilotumidicostalis Hampsom Shashi Kumar, Hải Chand, Anhil Kumar and
Sudhir Rajendra Agricultural University, Pusa, Samastipur, Bihar 848 125

Gupta, B. D. 1960. Insect pests of Sugarcane in India. VI. The stalk borer,
Chilotumidicostalis Hampson. Indian Sugar 10: 67-78.

Gupta, B. D. and Avasthy, P. N. 1960. Biology and control of stem borer,


Chilotumidicostalis Hamson. International Society of Sugar Cane
Technologists 10: 886-901.

Hồ Khắc tín và ctv, 1982. Giáo trình côn trùng nông nghiệp, tập II, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nôi.

Huỳnh Vũ Linh, 2015. Đặc điểm hình thái sinh học sâu đục thân bốn vạch C.
tumidicostalis hampson. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa Nông học trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh (chưa xuất bản).

ISSCT [International Society of Sugarcane Technologists], 1999. Proceeding XXIII


Congress, 22nd – 26th Feberuary 1999, New Delhi, India.

64
K. L. Khanna, F.A.Sc., L. N. Nigam and V. D. Puri, Received March 25, 1957. Chilo
tumidicostalis Hampson – A seriour stem Boer pest of sugarcane in Bihar
(Central Sugarcane Research Station, Pusa, and Bihar)

Khan 2014. The physic of Radiation therapy

Khanna, K. L., Nigam, L. N. and Puri, V. D. 1957. Stem borer, Chilo


tumidicostalisHampson, a serious pest of sugarcane in Bihar. In: Proceedings
of the Indian Academyof Science (B) 46: 75-95.

Khanna, K.L., S.L. Sharam and Ramnathan. 1947. Studies on the association of plant
characters and pest incidence: III. Hardness of leaf midrib and top borer
infestation in sugarcane. Indian J. Ent. 9(2): 115-138

Kumar, S. and Kalra, A. N. 1987. Attack of stem borer, Chilo tumidicostalis Hampson
as a cane borer in Rajasthan. Indian Sugarcane Journal 9: 154-156.

Lê Đức Hoàng, 10/2014. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh công bố dịch sâu đục thân
loài mới gây hại cây mía. Báo Tây Ninh ngày 2/10/2014

Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997). Cây mía. NXB. Nông nghiệp, Tp. HCM.

Lewanich, A. 1975. The study on Taxonomy of Lepidopterous Pest of sugarcane


insect pest. The reported study assessment analysis of sugarcane. Division of
Entomology and Zoology. Bangkok, p. 159-200.

Lim, G., T., and Pan, Y., C., 1980. Entomofauna of sugarcane in Malaysia. In Proceeding
of International Society of Sugar Cane Technologists, 17: 1658 – 1679

Lương Minh Khôi và Nguyễn Thị Diệp, 1996. Kết quả nghiên cứu sâu hại mía và biện
pháp phòng trừ 1992 – 1995. Tuyển tập công trình nghiên cứu Bảo vệ thực vật
1990 – 1995, Viện Bảo vệ thưc vật, Vxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Metcalfe, J.R. 1969. The estimation of loss caused by sugarcane moth borers. In: Pests
of sugarcane. J.R. Williams, J.R. Metcalfe, R.W. Mungomery and R. Mathes
(Eds.). Elsevier, Amsterdam, pp. 61-79

65
Nguyễn Đức Quang, 2002. Kết quả đánh giá khả năng chống chịu với sâu đục thân
mình hồng của một số giống mía có triển vọng. Tuyển tập nghiên cứu khoa học
của viện nghiên cứu mía đường (1997 – 2007): 125 – 128.

Nguyễn Đức Quang, 2003. Nghiên cứu sâu đục thân mình hồng Sesamia spp hại mía
và biện pháp phòng trừ chúng ở vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ Nông
nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội: 63 – 81.

Nguyễn Đức Quang, Phạm Văn Lầm, 2003. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferen Walker (Lepidoptera: Notuidae)
hại mía. Tuyển tập nghiên cứu khoa học của viện mía đường (1997 – 2007):
132 – 137.

Nguyễn Huy Ước, 1994. Kỹ thuật trồng mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 205
trang.

Nguyễn Mạnh Tường, 2009. Nghiên cứu tác hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện
pháp phòng trừ sâu đục thân mía bốn vạch (Chilo sacchariphagus) tại vùng
Bến Cát, Bình Dương và phụ cận. Luận văn thạc sỹ Khoa học nông nghiệp
(chưa xuất bản).

Nguyễn Việt Thắng, 2015. Đặc điểm hình thái sinh học của ong C. flavipes Cameron
key sinh sâu đục thân bốn vạch C. tumidicostalis hampson. Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh (chưa xuất
bản).

Prachuabmoh, O. and T. Taleungwut 1980. Insect Pest of Sugarcane in Thailand.


Proceeding number one of sugarcane. DOA. Bangkok. Thailand. pp. 159- 200.

Raza M., Maqsood A.R., Nazia S., Nazir A. and Qadeer A., 2012. Impact of release
interval and densities of Trichogramma chilonis (Ishii) (Hymenoptera:
Trichogrammatidae) against the sugarcane stem borer, Chilo infuscatellus
(Lepidoptera: Pyralidae) under field conditions. Journal of Basic & Aplled
Sciences. 8. Page 472–477.

66
SAARC J. Agri., 11(2): 103-116 (2013). Identification and distribution of sugarca
stem borner in Bangladesh Md. Ataur Rahman, Md. Shibly Noman, Md. Abdul
Maleque, Md. Zinnatul Alam, Sultana Afroz and M.K.A. Chowdhury

Sajid N., Muhammad A., Muhammad H., Soil A. and Muhammad K. N., 2009.
Comparative rearing of Trichogramma chilonis (Ishii) (Hymenoptera:
Trichogrammatidae) at different temperature conditions. Pak. Entomol,31 (1).
Page 33- 36.

Shashi, K., Hari, C., Anil, K. and Sudhir, P., 2012. Evaluation of primary and
seconday infestation in sugarcane causedby Chio tumidicostalis Hampson.
Indian Journal of Sugarcane technology 27(01): 7 – 25.

Siriwan, T., 2003. Ecological study of the sugarcane moth borer, Chilo tumidicostalis
Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) and its natural enemies. A thesis submitted
in partial fulfillment of the Requirements for the degree of Master of Science
(Agriulture) Graduate School, Kasetsart University.

Sở Nông nghiệp – Pháp triển nông thôn tinh Tây Ninh “Hội thảo Đánh giá khẩn
trương về tình hình sâu phá hại nặng trên mía.” truy cập ngày 7 tháng 9 năm
2015.
<http://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/TinTuc/thongtincanbiet/Lists/Posts/Post.a
spx?CategoryId=2&ItemId=109&PublishedDate=2014-09-25T07:25:00Z>

Suasa- ard, W. 1982. Ecology of sugarcane moth borers and their parasites in
Thailand. Ph.D. dissertation, Kasetsart University, Bangkok

Suasa-ard, W., Wiwat-suasa-ard and Allsopp, P.G. 2000. Chilo tumidicostalis Hamson
(Lepidoptera: Pyralidae) and its natural enemies in Thailand. pp. 10-16. In:
Proceedings of the 4th Sugarcane-Entomology- Workshop, International society
of sugarcane Technologists, Sugarcane pest Management in the New
Millennium., 7-10 February, 2000. Khon Kaeno, Thailand

Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012: Tập 10, số 1: 41 - 49 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LOÀI
67
ONG KÝ SINH Stenomesius sp. (Hym. Eulophidae) TRÊN SÂU CUỐN LÁ
ĐẬU XANH Omiodes indicata (F.) (Lep: Pyralidae) VỤ XUÂN 2010 TẠI
NGHI LỘC, NGHỆ AN Some Reseach Result on Larval Ectoparsitoid
Stenomesius sp. (Hym: Eulophidae) on Green Bean Leaffolder Omiodes
indicata (F.) (Lep: Pyralidae) in Spring 2010 at Nghi Loc, Nghe An Võ Thị
Hồng Nhung, Đặng Thị Dung, Khuất Đăng Long

Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO). Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
<http://faostat.fao.org/site/567/DesktopDefault.aspx?PageID=567#ancor>

Tropical Agricultural Research Vol. 23 (2):126– 141 (2012) Biochemical Basis for
Antibiosis Mechanism of Resistance in Sugarcane to Early Shoot Borer, Chilo
infuscatellus Snellen

Trung tâm BVTV miền Trung (1995), Báo cáo tại Hội nghị khoa học hàng năm của
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.

W. h. Long Deprtment of Biological Scriences Nicholls State University, Thibodaux,


Louisiana AND S. D. Hensley Deparment of Biology Louisiana State
University, Baton Rouge, Louisiana

Williams, J. R. 1983. The sugarcane stem borer, Chilo tumidicostalis Hamson in

Mauritius. Revue Agricole ET Sucrière de l'Île Maurice 62: 5-23.

68

You might also like