You are on page 1of 93

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
“ ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN
NÁI F1 ( LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI
ĐỰC GIỐNG PIDU NUÔI TẠI TRANG TRẠI
BÁC BÙI MẠNH CHUYỂN - TÂN LIÊN –VĨNH BẢO
HẢI PHÒNG”

Hà Nội - 2019
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
“ ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN
NÁI F1 ( LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI
ĐỰC GIỐNG PIDU NUÔI TẠI TRANG TRẠI
BÁC BÙI MẠNH CHUYỂN - TÂN LIÊN –VĨNH BẢO
HẢI PHÒNG”

Người thực hiện : NGUYỄN THANH TUYỀN


Lớp : CNTYB
Khóa : K60
Ngành : CHĂN NUÔI THÚ Y
Người hướng dẫn : PGS. TS. ĐẶNG THÁI HẢI
Bộ môn : HÓA SINH ĐỘNG VẬT

Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa
luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ trong một
khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2019


Sinh viên

Nguyễn Thanh Tuyền

i
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Đặng Thái Hải và cô
Đinh Thị Yên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận này.
Cũng nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, anh, chị công
nhân làm việc ở trang trại gia đình bác Bùi Mạnh Chuyển tại thôn Kim Lâu -
xã Tân Liên – thị trấn Vĩnh Bảo - tỉnh Hải Phòng đã luôn ủng hộ, động viên,
nhiệt tình giúp đỡ tôi về cả kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hoàn
thành khóa luận.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thanh Tuyền

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ...............................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI......................................................2
PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái.....................................................3
2.1.2. 2.1.2.Tuổi thành thục về tính và thể vóc..................................................3
2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì tính của lợn.........................................7
2.1.4. Điều hòa chu kì tính................................................................................9
2.2.NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI F1 (LANDRACE x
YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC PIDU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN.........................................................10
2.2.1. Căn cứ vào khả năng sinh sản................................................................10
2.2.2. Căn cứ vào chất lượng đàn con..............................................................14
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái...................15
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC...................19
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................19
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................20
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................22
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................22

iii
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................22
3.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................22
3.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh sản của lợn nái..........................................22
3.2.2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái.......................................22
3.2.3. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa.......................................................23
3.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................23
3.3.1. Quy trình chăm sóc lợn nái tại trang trại...............................................23
3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu.......................................................32
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................33
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................34
4.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI..........34
4.2. CÁC CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI F1 (L x Y).........37
4.2.1. Năng suất sinh sản chung......................................................................37
4.2.2. Năng suất sinh sản của lợn nái lai LY qua các lứa................................41
4.3. TIÊU TỐN THỨC ĂN/ KG LỢN CON CAI SỮA.................................51
PHẦN V: KẾT LUẬN....................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................54
PHỤ LỤC........................................................................................................57

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản của lợn nái............16
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái lai..............................21
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng
theo từng giai đoạn tại trại..................................................................24
Bảng 3.2. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai...............................................25
Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nuôi tại trang trại..................31
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của đàn lợn nái lai L x Y..............34
Bảng 4.2. Năng suất sinh sản chung của đàn nái lai.......................................37
Bảng 4.3. Số con sơ sinh/ổ và tỉ lệ sơ sinh sống/ổ..........................................41
Bảng 4.4. Số con để nuôi và tỉ lệ nuôi sống/ổ.................................................44
Bảng 4.5. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng sơ sinh/ổ............................46
Bảng 4.6. Khối lượng cai sữa của lợn con......................................................48
Bảng 4.7. Thời gian cai sữa, thời gian chờ phối, khoảng cách lứa đẻ.............50
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa (n = 240)......................52

v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ.....................................43


Biểu đồ 4.2. Số con để nuôi/ổ và số con cai sữa/ổ..........................................45
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ sơ sinh sống và tỉ lệ nuôi sống...........................................46
Biểu đồ 4.4. Khối lượng sơ sinh/con...............................................................47
Biểu đồ 4.5. Khối lượng cai sữa/ổ...................................................................49

vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự
FSH : Follicle Stimulting hormone
L : Landrace
LH : Luteinizing hormone
TTTA : Tiêu tốn thức ăn
Y : Yorkshire
Ctv : Cộng tác viên
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
L : Landrace

vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hội nhập của nước ta hiện nay, phát triển công nghiệp,
dịch vụ là chiến lược lâu dài, xong bên cạnh đó nông nghiệp vẫn là ngành
kinh tế trọng điểm được Đảng và Chính phủ đặt lên hàng đầu. Trong đó, chăn
nuôi và trồng trọt là 2 ngành kinh tế cơ bản tạo nền tảng vững chắc cho nền
nông nghiệp.
Hiện nay, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong sản suất nông nghiệp ở nước ta, trong cơ cấu ngành
chăn nuôi Việt Nam thì chăn nuôi lợn chiếm 60-65% lượng thịt tiêu thụ trên
thị trường và đáp ứng rất tốt cho nhu cầu của người tiêu dùng trong cả nước
và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Trước đây khi nền kinh tế nước ta chưa phát triển thì nước ta chỉ nuôi
các giống lợn nội trong nước như: lợn Ỉ, Móng Cái, Ba Xuyên,...với hình thức
chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, nông hộ. Đây là những giống lợn có năng suất thấp,
chất lượng thịt chưa cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp và khả năng tiêu tốn thức ăn cao.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã và đang phát triển thì nhu cầu của người tiêu
dùng càng ngày càng tăng không những về số lượng mà còn đặc biệt cả về
chất lượng và mức độ an toàn . Để đáp ứng nhu cầu đó trong những năm gần
đây Nhà nước đã có những chủ trương thay đổi cơ cấu giống, vật nuôi, đặc
biệt là nước ta đã nhập một số giống lợn ngoại như: lợn Yorkshire, Landrace,
Duroc,....Không những vậy, ở nước ta ngoài việc dùng nái lai (nội x ngoại)
mà còn lai hai hoặc ba máu đặc biệt là lai giữa 2 nhóm giống Landrace và
Yorkshire. Những giống lợn này được sử dụng với nhiều mục đích đặc biệt
nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng thịt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu
tiêu dùng của con người. Bên cạnh đó phát triển chăn nuôi tập trung với đội
ngũ chuyên môn hóa cao và nâng cao quy mô cũng là xu thế tất yếu, cần thiết.

1
Trong ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn nái có vai trò rất quan trọng
nhất là nuôi lợn có năng suất cao, đẻ nhiều, con khỏe, nhanh lớn và tiêu tốn ít
thức ăn. Xuất phát từ thực tế đó, để ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Đánh giá năng suất sinh sản của đàn
lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực giống PiDu nuôi tại trại bác
Bùi Mạnh Chuyển - Tân Liên - Vĩnh Bảo - Hải Phòng”.

2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI


 Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái lai Landrace x Yorkshire
nuôi tại trang trại.
- Nắm được quy trình chăn nuôi, chăm sóc và quản lý tại trang trại.
- Hiểu biết, nâng cao tay nghề học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào thực
tiễn và quá trình chăn nuôi.
 Yêu cầu
Thu thập số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản của đàn lợn nái lai
L x Y qua các lứa đẻ một cách khách quan khoa học và trung thực.

2
PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
Sinh sản là một quá trình ở đó con đực và con cái đã thành thục về tính
dục, con đực sản sinh ra tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng. Sau đó tinh
trùng và trứng được thụ tinh với nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng, hình
thành hợp tử, di chuyển và phát triển thành phôi thai trong tử cung con cái.
Trong chăn nuôi vấn đề sinh sản được đặc biệt quan tâm, nhằm mục
đích làm sao cho gia súc sinh sản trong thời gian ngắn, từ đó đem lại hiệu quả
cao cho người chăn nuôi.
2.1.2.Tuổi thành thục về tính và thể vóc
a ,Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ về tính
dục và có khả năng sinh sản. Khi con vật đã thành thục về tính, bộ máy sinh
dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh như tuyến vú, tử cung, âm đạo, trứng
bắt đầu rụng và có khả năng thụ thai.
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể cái đặc biệt là cơ quan sinh dục
có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết
của hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng một cách có chu
kì biểu hiện bằng những triệu chứng động dục gọi là chu kì tính. Thời gian của
chu kì động dục được tính từ lần động dục trước đến động dục sau. Lợn có chu
kì động dục 18 – 24 ngày; trung bình 21 ngày. Thời gian động dục kéo dài 3 –
7 ngày; trung bình 5 ngày và chia ra làm 4 giai đoạn: giai đoạn trước động dục,
giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh.
 Giai đoạn trước động dục (kéo dài 1 – 2 ngày)
Đây là giai đoạn đầu của chu kì sinh dục và tính từ khi thể vàng chu kì
động dục trước thoái hóa đến lần động dục tiếp theo. Nó xuất hiện đầy đủ các

3
hoạt động về sinh lý, tính thành thục, trong đó có sự phát triển của bao noãn.
Bao noãn thành thục nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, buồng trứng to hơn bình
thường. Đường sinh dục xung huyết, nhu động của tử cung tăng cường, mạch
quản trong màng nhầy của âm đạo tiết ra niêm dịch, cổ tử cung hé mở. Tất cả
những biến đổi này đều chuẩn bị cho tế bào trứng tách ra khỏi bao trứng. Đầu
giai đoạn đường kính của bao noãn là 4 mm, đến cuối giai đoạn tăng 8 – 12mm.
Giai đoạn này cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm đạo sưng đỏ, có một ít
nước nhờn, con vật bồn chồn không ăn, biếng ăn hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên
lưng con khác hay thành chuồng nhưng không cho con khác nhảy lên lưng
hoặc bỏ chạy khi người dẫn tinh ấn vào mông. Ở giai đoạn này không nên
phối ép vì trứng chưa rụng không có khả năng thụ thai.
 Giai đoạn động dục (kéo dài 2 – 3 ngày)
Gồm 3 thời kì liên tiếp là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực, giai
đoạn này tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Toàn bộ cơ thể gia súc và cơ quan
sinh dục biểu hiện hàng loạt các biến đổi sinh lý. Lượng oestrogen tiết ra đạt
mức cao nhất 112 mg% trong đó bình thường chỉ có 64 mg% do đó gây hưng
phấn nhanh chóng mạnh mẽ toàn thân.
Các biểu hiện ở cơ quan sinh dục: âm hộ xung huyết, tấy sưng lên, chuyển
từ màu hồng đỏ sang màu mận chín, tử cung hé mở rồi mở rộng, âm đạo tiết
dịch nhiều chuyển từ trong suốt và loãng sang đặc dần keo dính và loãng có tác
dụng làm trơn đường sinh dục và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Các biểu hiện về thần kinh: thần kinh hưng phấn, con vật ít ăn hoặc bỏ
ăn, bồn chồn không yên tĩnh, hoặc kêu rít lên phá chuồng, nhảy lên lưng con
khác. Lúc đầu chưa cho con đực nhảy sau đó mới chịu đực, mắt đờ đẫn đứng
im cho con đực nhảy.
Trứng rụng: ở lợn sau khi động dục 24 – 30 giờ thì trứng rụng và thời
gian trứng rụng kéo dài 10 – 15 giờ. Vì vậy nên phối 2 lần cho lợn sản xuất có
hiệu quả thụ thai cao.

4
Các biểu hiện về sinh lý khi trứng rụng: thân nhiệt tăng 0,8 – 1,2 0C,
nhịp tim tăng, bạch cầu trung tính tăng, sau khi trứng rụng mà được thụ tinh
thì chuyển sang thời kỳ chửa, nếu không được thụ tinh thì chuyển sang thời kì
sau động dục.
 Giai đoạn sau động dục (thường kéo dài 2 ngày)
Đặc điểm của giai đoạn này là toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh
dục nói riêng dần dần được khôi phục ở trạng thái hoạt động sinh dục bình
thường, âm hộ bắt đầu teo lại, tái dần, lợn ăn uống tốt hơn. Bên trong trứng
xuất hiện thể vàng. Thể vàng tiết hormone progesterone làm ức chế trung khu
sinh dục vùng dưới đồi (Hypothalamus) ức chế tuyến yên giảm tiết hormone
oestrogen, làm giảm hưng phấn thần kinh và ngừng tiết dịch ở tử cung.
Khi gia súc cái mang thai thể vàng tồn tại trong suốt quá trình mang
thai (từ 2 – 3 ngày trước khi đẻ). Nếu không mang thai thể vàng sẽ tiêu biến
thì 1 chu kì mới bắt đầu.
 Giai đoạn yên tĩnh
Đây là giai đoạn kéo dài nhất (từ 12 - 14 ngày) thường bắt đầu từ ngày
thứ 4 sau khi rụng trứng mà được thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến. Đây là
giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để khôi phục lại cấu tạo, chức năng cũng như
năng lượng cho chu kì tiếp theo.
Trong thực tế ta còn gặp các trường hợp lợn cái động dục bất thường
như động dục thầm lặng và hiện tượng lưỡng tính. Cần phát hiện ra những
con này để loại bỏ sớm, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn nái.
Sinh lý của gia súc mang thai:
Sau khi trứng được thụ tinh, hợp tử hình thành và phát triển qua 3 thời kì.
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sảy thai, chết thai và số lượng cũng
như khối lượng sơ sinh trên ổ và trên con.

5
 Thời kì phôi thai (từ ngày thứ 1 – 22)
Bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng, 20 giờ
sau khi thụ tinh, hợp tử bắt đầu phân chia chuyển dần vào hai bên sừng tử
cung và làm tổ ở đó, trong sừng tử cung hợp tử lại tiếp tục phân chia thành
hàng trăm tế bào phôi. Túi phôi được hình thành sau đó 5 – 6 ngày, túi phôi
chứa chất lỏng. Màng ối hình thành sau 7 – 8 ngày, đây là màng ngoài cùng
bao bọc lấy bào thai trong có chứa dịch ối. Dịch ối có tác dụng giúp cho bào
thai nằm thoải mái, đệm đỡ cho bào thai không bị va chạm với các cơ quan
xung quanh của cơ thể lợn mẹ.
Màng niệu được hình thành sau khoảng 10 ngày, là màng giữa có chứa
dịch niệu, chứa nước tiểu của bào thai, chứa kích tố nhau thai, trong dịch niệu
cũng chứa một số chất dinh dưỡng cung cấp cho bào thai.
Màng đệm được hình thành sau khoảng 12 ngày là màng ngoài cùng
tiếp giáp với niêm mạc tử cung của lợn mẹ, trên bề mặt của màng đệm có
nhiều lông nhung để hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể lợn mẹ. Cuối thời kì
này thì trọng lượng của phôi đạt 1 – 2 g, hình dáng và các cơ quan bộ phận
như: đầu, hố mắt, tim, gan được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, sự gắn
kết giữa cơ thể mẹ và bào thai chưa chắc chắn nên dễ bị sảy thai.
 Thời kì tiền thai (từ ngày thứ 23 – 39)
Thời kì này nhau thai được hình thành, sự gắn kết giữa nhau thai và cơ thể
mẹ chắc chắn hơn nên ít xảy ra hiện tượng sảy thai. Thai lấy chất dinh dưỡng từ
cơ thể mẹ qua nhau thai. Cuối thời kì này hầu hết các cơ quan bộ phận đã được
hình thành nhưng khối lượng còn nhỏ, chỉ đạt khoảng 6 – 7 g/thai.
 Thời kì bào thai (từ ngày thứ 40 đến khi đẻ)
Ở thời kì này quá trình trao đổi chất của bào thai diễn ra mạnh mẽ để
hoàn thành nốt những bộ phận còn lại như: da, lông, răng, thể hiện đặc điểm
của giống. Thai phát triển mạnh nhất là từ ngày thứ 90 trở đi và thường 60%

6
khối lượng bào thai tăng lên ở giai đoạn này. Đến cuối thời kì, mỗi thai nặng
khoảng 1300 – 1400 g. Khi các cơ quan đã phát triển hoàn chỉnh thì cơ thể mẹ
đẩy thai ra ngoài.
Thực tế người ta chia 84 ngày đầu là chửa kì 1, 30 ngày sau là chửa kì
2 do khối lượng bào thai trong thời kì đầu thấp, cơ thể mẹ chưa cần nhiều chất
dinh dưỡng. Chửa kì 2 thai phát triển nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của lợn
mẹ sẽ tăng lên.
Khi thai đã thành thục sẽ được cơ thể lợn mẹ đẩy ra ngoài (trong khoảng
từ 110 – 118 ngày). Thời gian đẻ trung bình từ 2 – 6 giờ. Nếu có hiện tượng
khó đẻ (do thể trạng lợn mẹ yếu, thai nằm sai ngôi, thai chết khô, chết lưu,...)
thì cần có những biện pháp can thiệp ngay để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
b, Tuổi thành thục về thể vóc
Là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh,
xương đã được cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc
thường chậm hơn so với thành thục về tính. Do đó, để đảm bảo sự sinh trưởng,
phát dục của cơ thể mẹ tốt, đảm bảo phẩm chất giống tốt cho thế hệ sau thì
người ta thưởng bỏ qua 1-2 chu kì động dục đầu sau đó mới cho phối.
2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì tính của lợn
 Yếu tố ngoại cảnh
Chu kì động dục của lợn nái thay đổi theo giống, điều kiện nuôi dưỡng,
tuổi và mùa vụ. Theo Burger (1952) xác định chu kì động dục ở lợn Larger
Black 21,7 ngày; lợn Ỉ là 19,9 ngày. Lợn nái hậu bị thường có chu kì động
dục dài hơn lợn nái cơ bản (Nguyễn Thị Huệ, 2009). Nếu nuôi dưỡng và
chăm sóc tốn kém thì chu kì sẽ kéo dài hơn. Mùa hè chu kì động dục ở lợn
thường kéo dài hơn những mùa khác. Thời gian động dục của lợn nái phụ
thuộc vào giống, tuổi và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. Thời gian động dục
của lợn nái ngoại trung bình là 5 ngày; lợn Ỉ là 5,6 ngày (theo Lê Xuân Cương
và Lưu Kỷ, 1986).

7
 Yếu tố thần kinh - thể dịch
Hoạt động của chu kì tính được điều khiển bởi 2 cơ chế thần kinh và
thể dịch của vùng dưới đồi, của tuyến yên, của buồng trứng theo cơ chế điều
hòa ngược.
Dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, não bộ tác động đến vùng
dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng hormone sinh dục GnRH (Gonadotropin
Releasing Hormone), hormone này sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản
xuất ra các hormone như FSH, LH và prolactin.
FSH (Follicle Stimulating Hormone): thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển của noãn bao làm cho noãn bao phân chia qua các thời kì khác nhau.
LH (Luteinizing Hormone): làm cho trứng chín và rụng, kích thích sự
hình thành thể vàng.
FSH cùng với LH kích thích tiết estrogen buồng trứng.
Prolactin: thúc đẩy sự tiết sữa, kích thích sự hoạt động của thể vàng
tiết progesteron và thúc đẩy bản năng làm mẹ.
Thể vàng được hình thành sau khi rụng trứng và sẽ sản sinh ra hormone
progesteron. Hormone này cùng với estrogen thúc đẩy sự tăng sinh lớp nội
mạc tử cung chuẩn bị đón hợp tử. Progesteron duy trì quá trình mang thai ,
kích thích tuyến vú phát triển và ức chế tuyến yên tiết FSH và LH.
Khi con cái động dục thì nồng độ hormone estrogen và LH tăng lên rất
cao, còn hormone progesteron lại giảm rất thấp. Sau khi kết thúc động dục thì
trái lại hormone progesteron lại tăng dần và hai loại hormone trên lại có xu
hướng giảm đi. Nồng độ prosteron đạt đỉnh tối đa sau động dục 13 – 14 ngày,
sau giảm rất nhanh do thể vàng tiêu biến, khi đó không còn ức chế tuyến yên
tiết FSH và LH, nồng độ hai hormone này cùng với estrogen tăng lên để
chuẩn bị cho lần động dục sau.

8
9
 Lợn đực giống
Lợn cái hậu bị thành thục sớm hay muộn cũng phụ thuộc rất nhiều vào
con đực với các yếu tố như: tuổi con đực, số lần tiếp xúc và thời gian tiếp xúc.
Theo nghiên cứu của Haghes (1975), những lợn đực dưới 10 tháng tuổi không
có tác dụng trong việc kích thích phát hiện động dục, vì những lợn đực non
thì feromon chưa được tiết ra, đây là thành phần cần thiết trong tuyến nước
bọt của con đực (3-α androsterol) được truyền trực tiếp từ miệng con đực sang
miệng con cái.
Số lần và thời gian tiếp xúc giữa con đực và con cái phù hợp sẽ có tác
dụng kích thích. Theo Hughes (1996), nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn
đực 2 lần/ngày với thời gian 5-20 phút/lần thì kết quả có 83% lợn nái ngoài
90kg động dục lúc 165 ngày tuổi. Tốt nhất nên cho lợn cái hậu bị khoảng 160
ngày tuổi và lợn đực trên 10 tháng tuổi tiếp xúc với nhau thì đem lại hiệu quả
sẽ cao hơn.
2.1.4. Điều hòa chu kì tính
Khi gia súc hình thành về tính, dưới sự kích thích hay ức chế của các
nhân tố như: pheromon của lợn đực, ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng thì
vùng dưới đồi (hypothalamus) tiết hormone GnRH. Hormone này kích thích
thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH. FSH có tác dụng kích thích bao noãn
phát triển. LH có tác dụng thúc đẩy quá trình rụng trứng và hình thành thể
vàng. LH và prolactin thúc đẩy thể vàng tiết prosteron. Hai loại hormone này
luôn có tác dụng hỗ trợ nhau. FSH tiết ra trước, LH tiết ra sau. Trứng rụng khi
tỉ lệ LH/FSH = 2/1 – 3/1.
Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục. Tế bào hạt trong
thượng bì bao noãn tiết ra estrogen chứa đầy trong xoang bao noãn rồi đổ vào
máu. Hàm lượng hormone trong máu tăng từ 64µg% đến 112µg%, từ đó kích
thích toàn thân, lúc này con vật biểu hiện động dục: cơ quan sinh dục biến đổi,

10
tử cung hé mở, âm đạo xung huyết, niêm dịch đặc, keo dính, sừng tử cung và
ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này.
Đến cuối chu kì động dục estrogen lại kích thích lên tuyến yên tiết LH
và giảm tiết FSH. Khi LH tiết ra nó kích thích làm cho bao noãn chín và rụng.
Tại vị trí trứng rụng mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển thành thể
vàng. Thể vàng tiết ra progesteron giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở thành
tử cung, đồng thời ức chế sự phân tiết FSH và LH của tuyến yên. Từ đó ức
chế quá trình phát triển của bao noãn, làm cho con cái ngừng động dục.
2.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI F1 (LANDRACE x
YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC PIDU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN
2.1.1. Căn cứ vào khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của lợn nái là vấn đề được nhiều nhà chăn nuôi
quan tâm vì đây là yếu tố quyết định đến lợi nhuận kinh tế của người chăn
nuôi. Theo Mabry và Cs (1994) cho rằng: các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh
sản của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ; số con cai sữa/ổ; khối lượng toàn ổ ở
21 ngày tuổi; số lứa đẻ/nái/năm. Các chỉ tiêu này có ảnh hưởng lớn đến lợi
nhuận của người chăn nuôi lợn nái.
Nước ta đưa ra các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
theo TCVN – 1280 – 81, 3879 – 54, 3900 – 84 ngày 1/1/1995 như sau:
+ Tuổi động dục lần đầu
Tuổi động dục lần đầu là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái động dục
lần đầu. Tùy theo từng giống và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau
mà tuổi động dục khác nhau. Lợn ngoại có tuổi động dục muộn hơn lợn nội.
Tuổi động dục lần đầu sớm hay muộn còn phụ thuộc vào một số yếu tố
như: Khả năng sinh trưởng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu, kích thích
của con đực.

11
Chế độ nuôi dưỡng: nếu thiếu protein trong khẩu phần làm rối loạn
chức năng nội tiết mất cân đối các cặp hormone FSH – LH, estrogen –
progesteron làm cho gia súc chậm động dục, chậm sinh.
Quá thừa protein và năng lượng cũng làm cho tỷ lệ thụ thai thấp do
gan, thận, buồng trứng tích quá nhiều mỡ. Protein thừa sẽ cản trở chuyển hóa
các hormone sinh dục và cản trở quá tình phát triển của bao noãn, rụng trứng.
Thiếu hoặc thừa các nguyên tố đa, vi lượng (photpho, canxi, đồng, kẽm,…)
đều ảnh hưởng đến động dục lần đầu. Photpho quy định chức năng nội tiết
của tuyến yên, thiếu photpho gia súc cái không động dục. Mangan, kẽm giúp
cho việc sản sinh của hormone sinh dục ở tuyến yên, vì thế thiếu chúng đều
làm chậm tuổi động dục lần đầu.
+ Tuổi phối giống lần đầu
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta không phối ngay vì ở
thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng trứng rụng còn ít. Nên
thường bỏ qua 1-2 lần động dục đầu và thường phối vào lần động dục thứ 3
trở đi. Nếu cho phối lần động dục đầu thì sẽ không cho thụ thai và nếu có thụ
thai thì đạt tỉ lệ rất thấp.
+ Tuổi đẻ lứa đầu
Đây là tuổi mà lợn cái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, chính là tuổi phối giống
lần đầu có chửa cộng thời gian mang thai. Tuổi đẻ lứa đầu của gia súc phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời
gian mang thai và giống lợn. Đối với lợn nái nội thường sớm hơn so với lợn
ngoại do tuổi thành thục về tính sớm hơn. Theo Ducos và cs (1996) tuổi đẻ
lứa đầu của Yorkshire là 361,4 ngày và Landrace là 367,8 ngày. Tốt nhất ở
12 tháng tuổi và không quá 18 tháng tuổi.
+ Thời gian mang thai
Sự khác nhau về thời gian mang thai của các giống lợn khác nhau không
đáng kể và biến động trong khoảng 113 – 116 ngày vì quá trình phát triển của

12
bào thai lâu hay nhanh ít phụ thuộc vào đặc tính của con cái, hơn nữa thời gian
mang thai quá ngắn cũng chưa hẳn là tốt vì khi đó thường đẻ non.
+ Thời gian chờ phối
Thời gian chờ phối là khoảng thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa
và phối giống có kết quả, thời gian chờ phối phụ thuộc vào giống lợn, thể
trạng, chế độ dinh dưỡng trong thời gian nuôi con và thời gian cai sữa cho lợn
con. Chỉ tiêu này đánh giá tỉ lệ hao hụt của con nái, trình độ kĩ thuật, chăm
sóc nuôi dưỡng của lợn nái nuôi con và lợn nái chờ phối.
+ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là khoảng thời gian từ lứa đẻ trước đến lứa
đẻ sau, được tính bằng tổng thời gian nuôi con + thời gian chờ phối có chửa +
thời gian mang thai.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ càng ngắn thì càng tốt giúp tăng số lứa
đẻ/nái/năm từ đó tăng hiệu quả cho người chăn nuôi.
+ Số con đẻ ra/ổ
Số con đẻ ra trên ổ là số con lợn nái sinh ra bao gồm cả số con đẻ ra
còn sống, số con chết, thai gỗ và thai chết được đẻ ra. Đối với chỉ tiêu này
trong sản xuất người ta chú ý đến số con còn sống đến 24 giờ. Chỉ tiêu này
phụ thuộc vào thời điểm phối giống và phương thức phối giống, dùng phương
thức phối kép thì số con đẻ ra/ổ sẽ cao hơn so với phối đơn. Qua đây đánh giá
được tính sai con và khả năng nuôi thai của lợn nái, đồng thời cũng đánh giá
được kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái của cơ sở chăn nuôi.
Loại thai gỗ: là thai chết trong tử cung từ 35 – 90 ngày tuổi, thai chết
trong giai đoạn này thường không sảy thai mà các bào thai thường chết và
khô cứng lại. Nguyên nhân là các bào thai này không được cung cấp chất dinh
dưỡng đầy đủ.
Loại thai chết: từ 90 ngày tuổi trở lên thai chết trong thời gian chửa
hoặc trước lúc sinh ra. Nguyên nhân có thể do lợn mẹ nhiễm bệnh hoặc thiếu

13
chất dinh dưỡng. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của nái, đánh giá kĩ
thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai của người chăn nuôi.
+ Số con sống đến 24h/ổ
Số con còn sống đến 24h trên ổ là số con đẻ ra còn sống đến khi đẻ
xong con cuối cùng.
Số con sống đến 24 giờ
Tỉ lệ sống đàn con (%) = x 100
Số con đẻ ra

Đây là chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật quan trọng vì nó đánh giá đúng khả
năng đẻ nhiều con hay ít con của lợn nái đồng thời phản ánh cả chất lượng
đàn con đẻ ra, nó quyết định đến nhiều chỉ tiêu sinh sản khác như số con sống
đến 21 ngày/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ.
+ Số con để nuôi /ổ
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe lợn con sơ sinh và số
lượng vú của lợn nái. Thông thường số lợn con để nuôi không quá 14 con/ổ
mà chỉ nên nuôi 9-12 con là phù hợp nhất và số con để nuôi/lứa nhỏ hơn số
con sống đến 24h.
+ Số con cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật rất quan trọng trong chăn nuôi lợn nái
sinh sản, vì số con cai sữa/ổ cao thì số con cai sữa/nái/năm cao, như vậy hiệu
quả chăn nuôi sẽ cao hơn. Chỉ tiêu này cho biết chất lượng của giống, trình độ
chăm sóc, nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh, phòng bệnh của người chăn nuôi.
Số con cai sữa trên ổ là số con được nuôi sống cho đến khi cai sữa mẹ.
Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi của từng cơ
sở và thể trạng của lợn mẹ.

14
Số lợn con sống đến cai sữa
Tỉ lệ nuôi sống (%) = x 100
Số lợn con để nuôi

+ Số con cai sữa/nái/năm


Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất của người chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này
phụ thuộc vào thời gian cai sữa của lợn con và số lượng lợn con cai sữa trong
mỗi lứa đẻ. Nếu cai sữa sớm sẽ giúp tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng
lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn con cai sữa /nái/năm cũng tăng
và ngược lại trạng của lợn mẹ.
Tổng số lợn con CS/năm
Số lợn con CS/nái/năm (%) =
Tổng số lợn nái SS/năm

+ Thời gian cai sữa


Thời gian cai sữa là khoảng thời gian lợn mẹ nuôi con, thời gian cai sữa
có liên quan đến khối lượng toàn ổ và khoảng cách lứa đẻ. Thời gian này càng
ngắn thì hao mòn lợn mẹ càng ít.
2.1.2. Căn cứ vào chất lượng đàn con
+ Khối lượng sơ sinh/ổ
Khối lượng sơ sinh trên ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi thai của
lợn mẹ, khả năng sinh trưởng của thai cũng như sức sống của thai ở thời kì
trong bụng mẹ. Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào yếu tố giống. Các giống
lợn ngoại có khối lượng sơ sinh/ổ cao hơn so với giống lợn nội nước ta. Khối
lượng sơ sinh/ổ còn phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng của lợn nái trong thời kì
chửa, nhất là trong giai đoạn chửa cuối.

15
+ Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng cai sữa trên con là khối lượng cân của từng con trong giai
đoạn cai sữa. Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng tăng trưởng của lợn con và
khả năng tiết sữa của lợn mẹ cũng như kỹ thuật chăm sóc của người chăn
nuôi. Chỉ tiêu này vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới khối lượng của toàn
ổ đến khi xuất bán.
+ Khối lượng cai sữa/ổ
Khối lượng cai sữa trên ổ là tổng khối lượng toàn ổ lúc cai sữa. Chỉ tiêu
này phụ thuộc vào số con cai sữa/lứa và thời gian cai sữa.
+ Tỉ lệ đồng đều của đàn lợn con
Trong một lứa lợn tỉ lệ đồng đều của các cá thể nói lên khả năng nuôi
con, khả năng cung cấp sữa của con mẹ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và
phòng dịch cho lợn con. Tỷ lệ đồng đều được tính bằng tỉ lệ phần trăm giữa
cá thể có trọng lượng thấp nhất trong đàn so với cá thể có trọng lượng cao
nhất trong đàn.
Sự chênh lệch trọng lượng giữa 2 cá thể càng ít thì tỉ lệ đồng đều của
đàn lợn con càng cao.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái nói chung và của nái lai Landrace x
Yorkshire nói riêng đều chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố quan trọng là yếu tố di
truyền và ngoại cảnh.
a, Yếu tố di truyền
+ Giống: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
(Đặng Vũ Bình, 1999; Trần Tiến Dũng và Cs, 2002).
Giống khác nhau thì số lượng lợn con đẻ ra/nái/năm là khác nhau
đồng thời khối lượng của đàn con đẻ ra cũng khác nhau. Thông thường giống
lợn ngoại có khối lượng lớn hơn giống lợn nội.

16
+ Phương pháp nhân giống: phương pháp nhân giống cũng có ảnh hưởng rất
rõ rệt đến năng suất sinh sản của lợn nái. Nhân giống gồm có nhân giống
thuần chủng và lai giống.
+ Hệ số di truyền: cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.
Schmitten (1988) đưa ra hệ số di truyền với các tính trạng sau.
Bảng 2.1. Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản của lợn nái
Chỉ tiêu h2
Tỉ lệ rụng trứng 0,30
Số con đẻ ra/lứa 0,09
Số con đẻ ra còn sống/lứa 0,09
Số con đẻ ra chết/lứa 0,05
Số con để lại nuôi/lứa 0,08
Thời gian phối giống lại sau cai sữa 0,20
Khối lượng sơ sinh/lứa 0,20
(Theo Schmitten, 1988)
b, Yếu tố ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh cũng tác động rất rõ ràng và có ý nghĩa đến năng
suất sinh sản của lợn nái như: Chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, phương thức nuôi
nhốt, mùa vụ, thời gian chiếu sáng....
Dinh dưỡng và chăm sóc: để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái thì
dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng. Chế độ dinh dưỡng bao gồm
dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein, khoáng chất, các nguyên tố đa
lượng vi lượng và các vitamin. Lợn nái chửa và lợn nái mang thai cần được cung
cấp đủ về số và chất lượng để có khả năng sinh sản tốt.
Các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống có ảnh
hưởng đến tỉ lệ thụ thai. Nuôi dưỡng lợn nái hạn chế trong giai đoạn hậu bị sẽ
làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỉ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ.
Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước thời gian động dục có thể làm tăng số trứng rụng.

17
Nhu cầu năng lượng : Năng lượng là một đơn vị không thể thiếu được
cho sự duy trì của cơ thể mẹ trong thời gian nuôi thai, tiết sữa và nuôi con.
Nhu cầu năng lượng ở mỗi giai đoạn của lợn là khác nhau. Vì vậy việc cung
cấp đủ năng lượng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai đoạn có ý nghĩa rất
quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình thường và nâng cao được năng suất
sinh sản.
Nhu cầu protein: Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần
cung cấp thức ăn cho lợn nái, là thành phần không thể thay thế được, cần thiết
trước tiên cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên
các mô. Nhu cầu protein của lợn nái ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau
như giai đoạn chửa kỳ I và chửa kỳ II là 13 – 14%, ở giai đoạn nuôi con là 15
– 16%, protein là nguyên liệu cho tổng hợp sữa và kháng thể vì vậy nhu cầu
protein cho lợn nái ở giai đoạn nuôi con là rất cần thiết.
Nhu cầu về các axit amin: Lợn có 10 axit amin không thể thay thế được
là Lysine, Methionine, Threonine, Phenylalanine, Histidine, Tryptophanne,
Leucine, Isoleucine, Valine và Arginine. Cung cấp thừa hay thiếu các axit
amin đều ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa và kéo theo ảnh hưởng
đến năng suát sinh sản.
Nhu cầu về khoáng chất: Trong cơ thể lợn, khoáng chất chiếm 3%
trong đó có đến 75% là Ca và P, khoảng 25% là Na và K, bên cạnh đó có một
phần là Fe và Mg...
Mùa vụ: theo Gaustad - Aas và cs (2004) cho biết mùa vụ có ảnh
hưởng lớn đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm lợn
nái có tỉ lệ sinh sản thấp, tỉ lệ chết ở lợn con cao, nhiệt độ làm lợn nái thu
nhận thức ăn thấp, tỉ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỉ lệ động dục sau cai sữa
giảm. Lợn nái phối giống vào các tháng nóng có tỉ lệ thụ thai thấp, làm tăng
số lần phối giống và giảm khả năng sinh sản từ 5 – 20%.

18
Tuổi và khối lượng phối lần đầu: tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy
theo giống lợn. Ví dụ lợn nội động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại. Còn tuổi
phối giống lần đầu thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa cho
phối giống vì thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc và tính dục chưa ổn
định. Thành thục sinh dục tức là lợn nái hậu bị phải có biểu hiện về động dục
và rụng trứng. Tuổi thành thục về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống
và điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý của cơ sở chăn nuôi. Lợn nái nội
như Ỉ, Móng Cái,… có tuổi thành thục về sinh dục từ 4 – 5 tháng tuổi. Lợn nái
ngoại như L, Y có tuổi thành thục về sinh dục từ 7 – 8 tháng tuổi.
Lứa đẻ và khoảng cách lứa đẻ: khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng
rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Lợn nái đẻ ở lứa thứ nhất số lượng con
thấp hơn, ở lứa thứ 2 trở đi số lượng con/ổ tăng dần cho đến lứa thứ 6, thứ 7
thì giảm dần. Cũng có thể dùng các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc để duy trì
chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ từ lứa thứ 6 trở đi.
Khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ
lứa tiếp theo bao gồm: thời gian chờ động dục trở lại sau thời gian cai sữa và
phối giống có chửa, thời gian chửa, thời gian nuôi con. Nếu khoảng cách lứa
đẻ ngắn thì số lứa đẻ/nái/năm tăng. Trong 3 yếu tố cấu thành khoảng cách lứa
đẻ thời gian có chửa không thể rút ngắn được, vấn đề đặt ra là cần áp dụng
các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn khoảng cách còn lại. Hiện nay
người ta đã cai sữa sớm cho lợn con ở 21 ngày tuổi.
Nhìn chung hiệu quả chăn nuôi lợn nái được đánh giá bởi số lợn con
cai sữa. Chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ, số lứa
đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống. Giữa các chỉ tiêu trên có mối liên hệ với nhau (Đinh
Văn Chỉnh, 2006).
Thời gian nuôi con và số con cai sữa/ổ: thời gian nuôi con của lợn mẹ có
ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ và qua đó ảnh hưởng đến số con cai
sữa/nái/năm. Theo Phạm Hữu Doanh (1995) cho biết đối với lợn nái cai sữa

19
sớm hơn 10 – 15 ngày so với cai sữa truyền thống vẫn động dục trở lại trong
vòng 5 – 7 ngày sau khi cai sữa lợn con. Tỉ lệ hao mòn lợn mẹ thấp hơn (7,5%
và 8,72% so với 15,08%).
Để rút ngắn thời gian nuôi con của lợn mẹ thì phải cai sữa sớm cho lợn
con. Để làm được như vậy trại đã cho lợn con sớm từ 4 ngày tuổi để đến cai
sữa lợn con có thể sống bằng thức ăn được cung cấp không cần sữa mẹ.
Số con cai sữa/ổ: chỉ tiêu này cùng với số lứa đẻ/nái/năm quyết định số
lợn con cai sữa/nái/năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất sinh
sản. Số con đẻ ra/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt,
tình trạng sinh lý của lợn mẹ bình thường. Tuy nhiên số con đẻ ra/ổ có sự biến
động với mức độ khác nhau. Phần lớn lợn nái đẻ 11 con/lứa chiếm tỷ lệ cao
nhất (29,68%) số nái đẻ trên 13 con/lứa không nhiều (15,25%) còn số lợn đẻ
dưới 10 con/lứa chiếm tỷ lệ tương đối cao (34,64%).
Yếu tố bệnh tật: bệnh tật ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái các
bệnh như truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, kí sinh trùng. Trong chăn nuôi
lợn nái sinh sản hiện nay thường gặp: “Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất
sữa”. Chủ yếu là bệnh viêm tử cung gây thiệt hại đáng kể cho người chăn
nuôi, lợn kém ăn, sữa tiết ra kém dẫn đến lợn con còi cọc, dễ mắc các bệnh
tiêu chảy và chết nhanh. Lợn sau cai sữa chờ phối nếu mắc bệnh viêm tử cung
thì tỉ lệ thụ thai thấp.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn và
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn giống lợn trên thế giới đã
sử dụng các phương pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm
nhiều máu có năng suất và tỉ lệ nạc cao. Nhiều giống lợn cao sản đã được sử
dụng làm nguyên liệu cho các công thức lai như Yorkshire (Y), Landrace (L),
Duroc (D), Hamshire (H), Pietrain (Pi),... Các nước như Mỹ, Canada... đã sử

20
dụng các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ những giống lợn cao sản như
Landrace, Yorkshire, Duroc...
Nhờ phép lai kinh tế đã giúp tăng số lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12-
16%, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cũng cao hơn, giảm thời gian vố béo từ 25-
30 ngày, khối lượng giết mổ đạt 100kg. Theo Wintes và Ctv (1978) đã chứng
minh, lợn lai khác giống có số lượng lợn con đẻ ra và đến khi xuất chuồng
tiêu tốn thức ăn hơn lợn thuần chủng. Ông cho rằng lợn lai từ 2 giống có số
con trung bình /ổ cao hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt 17 ngày và tiết
kiệm đến 28kg thức ăn. Lợn lai từ 3 giống có số con trung bình/ổ cao hơn
7,2% so với lợn lai 2 giống và cao hơn dến 19,6% so với lợn thuần.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nái đẻ L x Y : Là nái lai giữa L x Y có khối lượng trung bình 2,3 tạ,
toàn thân màu trắng, thân dài và dày, mông vai phát triển, 4 chân to chắc
khỏe, mặt hơi thô, mõm hơi cong lên, tai rủ xuống hoặc dựng đứng, có từ 7 –
8 đôi vú.
Chăn nuôi lợn nước ta đang phát triển theo xu hướng nạc hóa đàn lợn
nuôi. Các giống lợn ngoại thuần được sử dụng phổ biến lai tạo với các con
đực ngoại để tạo ra con lai thương phẩm có chất lượng thịt tốt. Trong đó
giống lai L x Y có khả năng thích nghi và phù hợp với xu hướng của nước ta.
Trong thời gian qua có nhiều thông báo về khả năng sinh sản của đàn nái,
theo Phùng Thị Vân và Cs (2000) thì khi phối giữa D x F1(LY) và D x
F1(YL) cho biết số con sơ sinh sống, cai sữa và 60 ngày tuổi/ổ đạt tương ứng
ở 2 giống là ( 9,8; 9,6; 9,2 con/ổ) và (10,0; 9,7 và 9,3 con/ổ.
Còn theo ông Lê Đình Phùng (2009) cho biết, khả năng sinh sản của nái
lai F1 là tương đối tốt. Số con sơ sinh là 10,31 con/ổ; khối lượng sơ sinh đạt
1,35 kg/con; số con cai sữa lúc 23 ngày là 9,07 con/ổ đạt khối lượng 5,88
kg/con; số lứa đẻ/nái/năm là 2,54; khối lượng con/nái/năm đạt 134,65 kg và
khoảng cách lứa đẻ là 114,78 ngày.

21
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái lai
Chỉ tiêu Nái (LxY)
Tuổi động dục lần đầu(ngày) 180-190
Tuổi phối lứa đầu (ngày) 230-240
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 354
Thời gian mang thai (ngày) 114
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) 140
Thời gian phối giống trở lại sau cai sữa (ngày) 5

22
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên đàn lợn nái F1 giữa Landrace với
Yorkshire đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 của 40 con lợn nái F1 được phối với đực PiDu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại trang trại bác Bùi Mạnh Chuyển, Tân Liên,
Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Thời gian nghiên cứu: từ 15/08/2018 đến 08/02/2019.
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh sản của lợn nái
- Tuổi động dục lần đầu (ngày).
- Tuổi phối giống lần đầu (ngày).
- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày).
- Thời gian mang thai (ngày).
- Thời gian cai sữa (ngày).
- Thời gian chờ phối (ngày).
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày).
- Số lứa đẻ/nái/năm (lứa).
3.1.2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái
- Số con đẻ/ổ (con).
- Số con còn sống sau 24h (con).
- Tỉ lệ sơ sinh sống/ổ (%).
- Số con để nuôi/ổ (con).
- Số con cai sữa/ổ (con).
- Tỉ lệ nuôi sống/ổ (%).

23
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg).
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg).
- Khối lượng sơ sinh/con (kg).
- Khối lượng cai sữa/con (kg).
3.1.3. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa
Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận của lợn mẹ qua các thời kì
chờ phối, chửa kì I, chửa kì II và nuôi con.
Theo dõi, ghi chép lượng thức ăn thu nhận cho lợn con.
Hằng ngày cân thức ăn cho từng lợn nái và cho từng đàn con trước lúc
cho lợn ăn và cân thức ăn thừa (nếu có).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Quy trình chăm sóc lợn nái tại trang trại
a . Tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc tại trang trại
Với mỗi loại lợn, từng giai đoạn khác nhau của thời kì mang thai mà
loại cám sử dụng để cung cấp cho lợn là khác nhau đảm bảo được khả năng
sinh trưởng và phát triển của con vật. Tại trang trại bác Bùi Mạnh Chuyển
được nuôi dưỡng bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên của công ty CP bao gồm
các loại cám: 566F, 567SF, 550P, 550SF. Thành phần các loại cám cho mỗi
giai đoạn là khác nhau đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Việc nghiên
cứu và sử dụng thức ăn một cách linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chăm sóc, nuôi dưỡng; tiết kiệm tối đa chi phí thức ăn, chi phí chăn nuôi.
Thành phần dinh dưỡng của các loại cám được thể hiện qua bảng sau:

24
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng
theo từng giai đoạn tại trại
Đực
TĂ lợn nái TĂ lợn con
giống
Chỉ tiêu
Kỳ Kỳ Kỳ Nuôi Sau CS đến
Hậu bị Tập ăn
1 2 3 con khi xuất
Loại cám 566F 567SF 567SF 550P 550SF
NLTĐ (kcal/kg) 2900 3100 3100 3500 3300
Xơ thô tối đa (%) 10 7 7,0 3,0 3,5
Ca (%) 0,6-1,4 0,6-1,2 0,6-1,2 0,8-2,4 0,6-1,2
P (%) 0,6-1,0 0,5-1,0 0,5-1,0 0,4-1,2 0,4-0,9
Lincomycin (mg/kg) 0 0 0 0 0
Độ ẩm (%) 14 14 14 14 14
Protein thô (%) 13 17 17 22 20
Lysine tổng
0,6 0,8 0,8 1,7 1,3
số (%)
Methyonine +
0,4 0,5 0,5 0,96 0,7
Cystyne (%)

b. Chế độ nuôi dưỡng của đàn lợn nái sinh sản


Nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn là khác nhau, Theo Nguyễn Quế
Côi, Nguyễn Thanh Sơn (2006), thức ăn dành cho lợn nái mang thai được
trình bày ở bảng 3.2.

25
Bảng 3.2. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai
Lượng thức ăn kg/con/ngày
Giai đoạn mang thai Lợn bình
Lợn gầy Lợn béo
thường
Từ phối giống đến 84 ngày 2,5 2,0 1,8
Từ ngày thứ 85 đến ngày thứ 110 3,0 2,5 2,5
Từ ngày thứ 110 đến ngày thứ 113 2,0 2,0 2,0
Từ ngày thứ 114 đến khi đẻ Cho ăn ít hoặc không cho ăn +
nước uống tự do

+ Nái hậu bị: trước khi phối giống 1 tuần cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng
viên là cám 567SF của công ty CP với khối lượng 2 – 2,2 kg/con/ngày.
+ Nái chờ phối: trong thời gian chờ phối (ngày thứ 1-7) cho ăn
0,5kg/con/ngày vào ngày thứ nhất và từ ngày thứ 2 tăng lên 3,5kg/con/ngày
thức ăn hỗn hợp dạng viên của công ty CP.
+ Nái mang thai: kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng của lợn nái mang
thai tại trang trại chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ ngày chửa 0 – 35 ngày sau phối): cho ăn cám 566F
với lượng 2,5kg/con/ngày.
- Giai đoạn 2 (từ ngày chửa 35 – 77): cho ăn cám 566F với lượng
2kg/con/ngày.
- Giai đoạn 3 (từ ngày chửa 78 – 98): cho ăn cám 566F 2,5 – 3,0 kg
cám/con/ngày.
+ Từ ngày chửa 99 – 111: cho ăn cám 567SF với lượng 3,0
kg/con/ngày.
+ 3 ngày trước đẻ: cho ăn cám 567SF với hàm lượng giảm dần đến
ngày đẻ chỉ còn 0,5 – 1 kg/con/ngày.

26
+ Nái đẻ và nuôi con:
- Chuẩn bị chuồng đẻ: 1 tuần trước khi đẻ nái được chuyển từ chuồng
bầu lên chuồng đẻ và bắt đầu chế độ dinh dưỡng cho lợn nái nuôi con.
- Trước khi đẻ 3 ngày, nái hậu bị cho ăn 2,5kg/con/ngày, nái dạ ăn
3kg/con/ngày. Trước đẻ 1 ngày cả nái dạ và nái hậu bị đều giảm xuống còn
0,5kg/con/bữa (khoảng 1,5 - 2kg/con/ngày). Sau đẻ tăng mỗi ngày thêm
1kg/con/ngày đến khi nào được 5kg/con/ngày thì dừng lại và ăn cám 567SF.
- Mỗi lợn mẹ được nhốt trong cũi đẻ có diện tích là 3,96 m2 , bên trong
cũi có ô úm cho lợn con. Trước khi chuyển nái lên, chuồng phải được vệ sinh
và sát trùng sạch sẽ, khô ráo; để trống chuồng 2 -3 ngày.
Chuồng đẻ được kiểm soát nhiệt độ (nhiệt độ cao làm tăng hô hấp, lạnh làm
giảm hô hấp của lợn, nhiệt độ càng cao thì lượng thức ăn mà lợn thu nhận
càng giảm, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 0C), đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi
luôn ở mức thích hợp, ấm vào mùa đông nhờ hệ thống đèn sưởi và thoáng mát
vào mùa hè nhờ sử dụng hệ thống chống nóng (dàn mát, quạt thông gió,…).
Đảm bảo độ chiếu sáng và độ ẩm chuồng nuôi thích hợp.
- Chăm sóc lợn nái trước, trong và sau khi đẻ: mùa hè tắm chải cho lợn
giúp cho lợn thoải mái và tiếp nhận thức ăn tốt hơn. 1 tuần trước khi đẻ tiến
hành giảm dần lượng thức ăn từ 2,7 – 3,5kg/con/ngày đến chỉ còn
0,5kg/con/ngày. Khi lợn có biểu hiện sắp đẻ (thở dốc, cắn phá chuồng, đứng
nằm không yên, mẩy căng mọng, vắt ra sữa ở bầu vú). Lúc này cần chuẩn bị
dụng cụ đỡ đẻ (kéo, dây buộc rốn, cồn sát trùng, iod 5%), nước pha sát trùng,
thảm trải và lồng úm cho lợn con. Khi lợn đẻ được 4 – 5 con và sau khi đẻ
xong thì tiêm 2cc CP-Cin20 (thành phần như Oxytocin) giúp lợn mẹ đẻ nhanh
hơn và đảm bảo hơn, khi lợn đẻ hết con và ra nhau thì tiêm 20 – 25cc
Amoxiciline tùy thể trạng và khối lượng lợn mẹ. Tiêm CP-Cin20 liên tục 3
mũi mỗi mũi cách nhau 24h và tiêm Amoxiline 3 mũi mỗi mũi cách nhau

27
48h. Ngày lợn đẻ cho ăn 1,5kg/ngày, từ ngày sau đẻ tăng dần khẩu phần mỗi
ngày lên 1kg đến khi đạt 5 kg/ngày thì dừng lại và duy trì. Tùy theo thể trạng
lợn mẹ, khối lượng, chất lượng của lợn con, điều kiện thời tiết để điều chỉnh
thức ăn tăng lên hoặc giảm đi cho phù hợp (mùa hè giảm thức ăn do mức thu
nhận ít để tránh hao phí). Ngày cai sữa lợn con cho lợn nái mẹ nhịn ăn. Tiến
hành ghép đàn sớm nhất có thể để đảm bảo số lợn con nuôi/ổ không quá số vú
của lợn mẹ. Trong quá trình nuôi con nếu nái bỏ ăn tiến hành cung cấp chất
điện giải, cho lợn ăn cám của lợn con tập ăn (550P dạng cám cháo), thay đổi
hình thức ăn tạo kích thích cho lợn nái.
- Chăm sóc lợn con: khi lợn con đẻ ra nhẹ nhàng rút dây rốn, vuốt sạch
chất nhờn tại mũi, miệng và toàn thân lợn con bằng tay sau đó dùng khăn
mềm lau khô toàn thân lợn con rồi bỏ chúng vào lồng úm đã có đệm lót và
thắp bóng điện. Khoảng 5 phút sau lợn con khô lông đưa ra và tiến hành buộc
dây rốn (buộc bằng dây mềm, buộc cách cuống rốn 2cm, cắt rốn cách nút
buộc 0,5cm) rồi thả vào cho bú sữa mẹ ngay nhằm tận dụng sữa đầu và kích
thích lợn mẹ tiết hormone oxytoxin giúp lợn mẹ đẻ nhanh hơn.
- Sau 24 giờ mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, thiến lợn đực. 3 ngày sau
đẻ tiêm Fe 1cc/con chống thiếu máu và tiêm mỗi con 1cc Amlistin phòng
bệnh tiêu chảy, khi lợn con được 4 ngày nhỏ cầu trùng Quinococ với hàm
lượng 1 giọt/con phòng cầu trùng rồi buộc máng và cho đàn lợn con tập ăn
bằng cám 550P. Thức ăn được để trong máng gắn cố định xuống sàn nhựa
cho tập ăn. Lưu ý cho một lượng nhỏ thức ăn đảm bảo máng luôn khô, sạch;
nếu lợn không ăn hết hoặc cám ướt thì phải loại bỏ và thay bằng cám mới. Từ
ngày tuổi thứ 20 trở đi sẽ cho lợn con ăn cám 550SF (dạng viên) đến khi xuất.
Khi lợn con được 19 – 24 ngày tuổi thì tiến hành cai sữa cho lợn con,
thời gian cai sữa cũng phụ thuộc vào thể trạng đàn lợn. Lợn con sẽ được dồn
về 1 ô chuồng riêng biệt cho ăn cám 550SF mỗi ngày cho ăn

28
0,05kg/con/ngày. Phải đảm bảo đầy đủ thức ăn, nước uống, nhiệt độ, độ ẩm
thích hợp cho lợn con sinh trưởng và phát triển.
c. Công tác vệ sinh, sát trùng và phòng bệnh tại trại
+ Vệ sinh chuồng trại:
Vệ sinh chuồng trại và chăm sóc trong chăn nuôi là một khâu quan
trọng và không thể thiếu, nó ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, sự phát triển
của con vật. Nếu làm tốt sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh, mầm bệnh lây lan từ bên
ngoài vào, đảm bảo sức khỏe tốt cho vật nuôi. Chuồng nuôi phải thường
xuyên được kiểm tra, cải tiến để đảm bảo đầy đủ cho con vật. Mô hình chăn
nuôi của trang trại được bố trí như sau:
Trình tự bố trí các dãy chuồng và công trình phụ trợ chăn nuôi của trang
trại được thể hiện như sau:

Kho
Biogas
phânn

Cai
Đẻ Đẻ Đẻ Cách Cách
sữa Bầu
1 2 3 Phòng ly 2 ly 1
tinh

Nhà sát Nhà Ao cá


Kho
trùng ăn

29
Và quy trình vệ sinh được tiến hành như sau:
- Phân từ các chuồng được thu dọn (chuồng đẻ và nái mang thai thu
thường xuyên để tránh lợn mẹ nằm đè phân, còn chuồng bầu thu 3 lần/ngày)
sau đó cho vào bao và đưa ra kho phân, nước thải của lợn và nước rửa chuồng
được chảy xuống bể lắng và đưa ra bể Biogas.
- Máng lợn nái mẹ được vệ sinh ngay sau khi chúng ăn xong. Máng lợn
con tập ăn vệ sinh sau mỗi lần đổ cám trong ngày.
- Vệ sinh tắm chải: hàng ngày vệ sinh bầu vú và phần mông nái đẻ, bôi
cồn sát trùng ở bướm cho nái đẻ trong 3 ngày đầu để chống viêm nhiễm.
+ Đối với nái bầu: mùa hè tắm 2 lần/ngày vào lúc 9-10h sáng và 2-3h
chiều; mùa đông chỉ tắm 1 lần/ngày vào 1-2h chiều của những ngày nắng ấm.
+ Đối với nái đẻ: tắm toàn thể nái đẻ 1 lần trong tuần, ngoài ra cọ mông
thường ngày khi chúng đè phân.
- Hệ thống làm mát, chống nóng: Mỗi dãy chuồng đều có hệ thống giàn
mát ở đầu chuồng, phía cuối chuồng có quạt thông gió lớn. Khi thời tiết quá
nóng hệ thống giàn mát và quạt thông gió kết hợp với nhau đem hơi nước lan
tỏa khắp chuồng nuôi làm nhiệt độ chuồng giảm, không khí thoáng mát và
sạch sẽ hơn.
- Hệ thống sưởi ấm: Hệ thống này được bố trí ở chuồng đẻ và chuồng
lợn con cai sữa. Mỗi ổ đẻ có 1 lồng úm, thảm lót, bóng úm 100-200w. Lợn
con rất dễ mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa nên cần phải điều chỉnh nhiệt
độ úm phù hợp và thảm phải đảm bảo khô, sạch sẽ.
- Sát trùng chuồng trại: phun thuốc sát trùng định kì 1 lần/ngày xung
quanh trong chuồng nuôi và phun xung quanh chuồng trại, rải vôi 2 lần/tuần
(chọn thời điểm nắng ráo nhất trong ngày để phun). Xịt gầm 1 lần/ngày, cách
2 ngày thì đổ vôi gầm, quét mạng nhện tuần 2 lần. Ngoài ra trại còn sử dụng
thuốc diệt chuột, ruồi, gián... hàng ngày phòng ngừa mầm bệnh xâm nhập vào
cơ thể lợn. Dọn cỏ và khu vực xung quanh chuồng nuôi định kì tháng 2 lần.

30
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại:
Để góp phần hạn chế tỉ lệ mắc bệnh và lây lan dịch thì khâu phòng
bệnh có vai trò rất quan trọng. Nếu làm tốt công tác này ngay từ đầu thì sẽ
làm giảm được tỉ lệ mắc bệnh, giảm thiệt hại kinh tế cho gia đình và công ty.
Sử dụng vacxin phòng bệnh là phương pháp có tính hữu hiệu nhất
mang tính chủ động, tích cực. Tiến hành tiêm phòng vacxin tạo ra miễn dịch
chủ động cho cơ thể lợn, giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm
của một số tác nhân như vi khuẩn, virus,...
Tại trang trại, việc phòng bệnh được thực hiện theo quy trình như sau:

31
Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nuôi tại trang trại
Loại lợn Tuần tuổi Phòng bệnh
21-22 tuần tuổi Tai xanh 1 + Circo
23 tuần tuổi Parvo 1
24 tuần tuổi LML 1 + AD 1
Lợn hậu bị 25 tuần tuổi Dịch tả
26 tuần tuổi Tai xanh 2
27 tuần tuổi Parvo 2
28 tuần tuổi LMLM 2 + AD 2
Lợn nái đẻ Tiêm 3 mũi vào tháng
Tai xanh
3,7,11
Tiêm 3 mũi vào các tháng
AD
4,8,12
10 tuần mang thai Dịch tả
12 tuần mang thai LMLM
Lợn con 3 ngày tuổi Thiếu Fe
4 ngày tuổi Cầu trùng
7 ngày tuổi Suyễn
14 ngày tuổi Xưng phù đầu
21 ngày tuổi Dịch tả+ THT-PTH
Ghi chú:
- Circo: hội chứng còi cọc
- LMLM: lở mồm long móng
- AD: bệnh giả dại
- THT-PTH: bệnh tụ huyết trùng - phó thương hàn

32
3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, sinh dục
- Tuổi động dục lần đầu: là tuổi được tính từ khi sơ sinh đến khi lợn cái
hậu bị động dục lần đầu tiên. Phát hiện động dục được thực hiện 2 lần/ngày
bằng cách quan sát và dùng đực thí tình vào 7-8h sáng và buổi chiều muộn.
Theo dõi động dục đối với lợn đạt từ 5,5 tháng trở lên.
- Tuổi phối lần đầu: tuổi được tính từ khi sơ sinh đến khi lợn nái phối
giống lần đầu tiên. Khi phối giống cần đánh dấu và xác định thời điểm phối
giống thích hợp trong ngày để tiến hành phối.
- Tuổi đẻ lứa đầu: là tuổi của lợn được tính từ khi sinh ra đến khi lợn
nái bắt đầu đẻ lứa đầu tiên.
- Thời gian mang thai: là khoảng thời gian tính từ khi lợn nái phối
giống có chửa đến khi đẻ.
- Thời gian cai sữa: là khoảng thời gian tính từ lúc lợn nái đẻ đến khi
lợn con cai sữa.
- Thời gian chờ phối: là khoảng thời gian động dục trở lại sau khi cai
sữa và phối giống có kết quả.
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: là khoảng thời gian từ lứa đẻ trước đến lứa
đẻ sau.
- Số lứa/nái/năm: được tính bằng 365 ngày/ khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
Theo dõi chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn nái lai
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): là tổng khối lượng của con sơ sinh còn
sống theo dõi trong 24 giờ sau khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng.
- Khối lượng sơ sinh/con (kg): là khối lượng của 1 con sơ sinh còn sống
theo dõi trong 24 giờ.
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con tại thời
điểm cai sữa.

33
- Khối lượng cai sữa/con (kg): là khối lượng cân của từng con trong giai
đoạn cai sữa.
- Số con đẻ ra/ổ: là số con lợn mà lợn nái đẻ ra bao gồm cả con còn
sống và đã chết.
- Tỉ lệ sơ sinh sống tính theo công thức sau:
Số con còn sống sau 24 giờ
Tỉ lệ sống (%) = × 100
Số con sơ sinh
- Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa tính theo công thức:
Số con nuôi đến cai sữa
Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = × 100
Số con để nuôi
-Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa
Để xác định TTTA chúng tôi tiến hành theo dõi thức ăn của đàn nái lai
L x Y từ khi phối giống đến khi cai sữa lợn con. Thức ăn sử dụng cho lợn là
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.
Lượng thức ăn được sử dụng gồm: thức ăn lợn nái và thức ăn lợn con
đến khi cai sữa.
+ Thức ăn lợn nái bao gồm: thức ăn trong thời kì chờ phối, thức ăn
trong thời gian mang thai, thức ăn trong thời gian nuôi con.
+ Thức ăn lợn con gồm: thức ăn cho đàn lợn con trong giai đoạn tập ăn
Tính tiêu tốn thức ăn theo công thức:
Tổng thức ăn tiêu thụ/ổ
TTTA/kg lợn con cai sữa (kg) =
Khối lượng cai sữa/ổ
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được trong đề tài nhập vào Excel 2013 và được xử lý
nhờ phần mềm Minitab 16.0. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả; phân tích
phương sai (ANOVA) một nhân tố. Sự sai khác giữa các giá trị trung bình
được xác định nhờ phương pháp Tukey Method, ở mức α = 0,05.

34
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI
Chỉ tiêu về sinh lý sinh sản là một trong những chỉ tiêu có ảnh hưởng đến
năng suất sinh sản của đàn lợn nái...Thời gian của các chỉ tiêu này ngắn hay
dài sẽ làm cho năng suất sinh sản có thể thấp hoặc cao. Kết quả nghiên cứu về
chỉ tiêu sinh lý sinh sản được trình bày ở bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của đàn lợn nái lai L x Y
Cv Ma
Chỉ tiêu n X ± SE Min
(%) x
Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 40 239,03 ± 0,35 0,92 235 243
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 40 354,15 ± 0,33 0,59 349 357
Thời gian mang thai (ngày) 240 114,80 ± 0,07 0,98 113 118
Thời gian cai sữa (ngày) 240 21,68 ± 0,08 5,82 19 26
Thời gian chờ phối có chửa 200 4,54 ± 0,07 21,3 3 7
(ngày)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 200 141,15 ± 0,12 1,24 137 146
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa) 200 2,58 ± 0,0008 0,47 2,55 2,59

+ Tuổi phối giống lần đầu


Tuổi phối giống lần đầu thích hợp theo khuyến cáo của Pháp là từ lúc
7 tháng tuổi và bỏ qua 1-2 chu kì động dục đầu. Tuổi phối giống của đàn lợn
nái lai tại trại là 239,03 ngày. So với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng
và Nguyễn Trường Thi (2009) trên đàn nái lai (LY) là 259 ngày. Kết quả của
chúng tôi thấp hơn, có thể là nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, phối giống hiệu quả.
+ Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu của lợn phụ thuộc nhiều vào tuổi thành thục về tính,
phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Viễn và cs ( 2005) tuổi đẻ lứa đầu là 344 ngày và của Hoàng Nghĩa Duyệt

35
(2008) là 356 ngày. Còn nghiên cứu của chúng tôi là 354,15 ngày, cao hơn
của Nguyễn Thị Viễn 10 ngày và thấp hơn Hoàng Nghĩa Duyệt 2 ngày, kết
quả này nằm trong khoảng đẻ lứa đầu của lợn nái.
Các tính trạng : Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu thường có hệ
số di truyền thấp do vậy có sự sai khác này có thể là do điều kiện chăm sóc và
ảnh hưởng của môi trường chăn nuôi.
+ Thời gian mang thai (ngày)
Thời gian mang thai đặc trưng cho từng loài vật và ít có biến động.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc định ra thời kì chăm sóc, nuôi
dưỡng lợn nái có chửa cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của bào
thai nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho trang trại. Theo nghiên cứu của chúng
tôi tại trang trại là 114,8 ngày. Còn theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) thời gian mang thai của lợn nái F1 (LY) là
114,3 ngày. Vậy có thể thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với
kết quả nghiên cứu của tác giả.
+ Thời gian cai sữa (ngày)
Từ bảng 4.1 ta thấy thời gian cai sữa của lợn nuôi tại trại trung bình là
21,68 ngày. Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến tỉ lệ hao mòn lợn mẹ.
Thời gian nuôi con của lợn nái ngắn sẽ rút ngắn thời gian trung bình của một
lứa đẻ, rút ngắn khoảng thời gian nuôi con của lợn nái, từ đó làm tăng số lứa
đẻ/nái/năm, nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái.
Số ngày cai sữa dài hay ngắn còn phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng
của lợn con và quá trình tập ăn sớm trong giai đoạn theo mẹ. Để nâng cao
được khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con cần phải đảm bảo được
chất lượng thức ăn cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc tiểu khí hậu
chuồng nuôi phù hợp với sinh lý lợn con và sự phát triển bình thường của lợn
con sau khi tách mẹ.

36
Chỉ tiêu này theo kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Mận (2002), thời
gian cai sữa có thể từ 21- 28 ngày. Như vậy, thời gian cai sữa ở trại đảm bảo
được sự phát triển cho đàn lợn con.
+ Thời gian chờ phối (ngày)
Thời gian chờ phối là chỉ tiêu rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản và hiệu quả kinh tế của trang trại.
Bảng 4.1 cho thấy thời gian chờ phối của lợn nái F1 tại trại là 4,54
ngày. Theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) thông báo về chỉ
tiêu của nái lai này là 6,54 ngày. Ta thấy tại trại thấp hơn 2 ngày, điều này có
thể do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và quy trình phối giống của trại tốt và đạt
chất lượng.
+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ bao gồm: thời gian mang thai, thời gian nuôi con
và thời gian chờ phối. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sinh sản ở lợn nái.
Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm. Vì vậy trong
chăn nuôi người chăn nuôi luôn tìm cách rút ngắn khoảng thời gian này để
tăng hiệu quả sản xuất.
Từ kết quả ở bảng 4.1 ta thấy khoảng cách lứa đẻ là 141,2 ngày. Theo
kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) khoảng cách lứa đẻ của đàn
lợn lai tại trang trại là 144,78 ngày; kết quả của tôi thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của tác giả chứng tỏ kỹ thuật phối giống cũng như chăm sóc của
trại là khá tốt.
+ Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)
Số lứa đẻ/nái/năm có nghĩa là trung bình mỗi một con lợn nái đẻ được
bao nhiêu lứa nhằm đánh giá được sức sản xuất của con nái trong một năm.
Tại cơ sở trung bình mỗi năm lợn nái đẻ được 2,58 lứa/năm. Theo nghiên cứu
của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) số lứa đẻ/nái/năm của đàn lợn nái F1 là 2,41

37
lứa/nái/năm. Hệ số lứa đẻ phụ thuộc vào số ngày nuôi con, số ngày phối
giống lại sau cai sữa lợn con.
Kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn nhiều so với tác giả trên cho thấy
tại trang trại đã rút ngắn được khoảng thời gian nuôi con và tăng được hiệu
suất trong chăn nuôi.
4.2. CÁC CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI F1 (L x Y)
4.2.1. Năng suất sinh sản chung
Kết quả về năng suất sinh sản chung của đàn lợn nái lai LY được đánh
giá thông qua một số chỉ tiêu trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Năng suất sinh sản chung của đàn nái lai
Cv
Chỉ tiêu n X ± SE Min Max
(%)
Số con sơ sinh/ổ (con) 240 12,01 ± 0,08 10,74 9 15
Số con sơ sinh sống/ổ (con) 240 11,67 ± 0,07 9,35 9 14
Tỉ lệ sơ sinh sồng/ổ (%) 240 97,38 ± 0,26 4,25 85,71 100
Số con để nuôi/ổ (con) 240 11,63 ± 0,06 9,17 9 14
Số con cai sữa/ổ (con) 240 11,28 ± 0,05 7,95 9 13
Tỉ lệ nuôi sống/ổ (%) 240 97,09 ± 0,25 4,02 90 100
Khối lượng sơ sinh/con (kg) 240 1,5 ± 0,006 6,59 1,3 1,7
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 240 17,45 ± 0,12 11,21 13 21
Khối lượng cai sữa/con (kg) 240 6,16 ± 0,02 6,69 5,4 7
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 240 69,45 ± 0,44 9,98 54 88,4
Thời gian cai sữa (ngày) 240 21,68 ± 0,08 5,82 19 26

+ Số con sơ sinh/ổ (con)


Đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định khả năng sinh sản của lợn nái
sinh sản đồng thời qua đây cũng đánh giá được kỹ thuật phối giống, chất
lượng tinh dịch và chăm sóc tại trang trại . Số con sơ sinh/ổ bao gồm cả con

38
sống, con chết khi sinh ra và số con chết lưu. Theo kết quả nghiên cứu của Lê
Đình Phùng (2009) cho biết số con sơ sinh/ổ của đàn nái F1(LY) là 10,31
con, của Hoàng Nghĩa Duyệt là 9,67 con. Còn kết quả nghiên cứu của chúng
tôi số con sơ sinh/ổ là 12,01 con cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả cho
thấy kỹ thuật chăm sóc, phối tinh, chất lượng tinh của trại tốt hơn mang lại
hiệu quả cao cho trại.
+ Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Đây là số con sơ sinh còn sống sau khi lợn nái mẹ đẻ đến con cuối cùng
trong vòng 24 giờ. Chỉ tiêu này đánh giá được sức sống của thai, qua đó phản
ánh được phần nào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng của người chăn nuôi.
Bảng 4.2 cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái lai LY là 11,67
con. Chỉ tiêu này theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhài (2005), số
con sơ sinh sống sau 24h của lợn nái Landrace là 8,96 con và của Yorkshire là
8,94 con. Kết quả của tôi cao hơn so với của tác giả qua đó thấy được kỹ thuật
chăm sóc lợn nái sinh sản của trại là tương đối tốt.
+ Tỷ lệ sơ sinh sống(%)
Chỉ tiêu này đánh giá sức sống của lợn con, khả năng nuôi thai của lợn
mẹ và chất lượng đàn con mới sinh. Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ sơ sinh sống
trung bình của trại là 97,38%. Kết quả nghiên cứu này theo Nguyễn Ngọc
Phục và cs (2009) là 97,82%. Kết quả của tôi tương đương với kết quả của
tác giả chứng tỏ khả năng nuôi thai và kĩ thuật chăm sóc lợn nái tại trang trại
khá tốt.
+ Số con để nuôi/ổ (con)
Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào số con đẻ ra còn sống, độ đồng đều
của đàn con lúc sơ sinh, số vú của lợn mẹ, khả năng nuôi con và tiết sữa của
lợn nái. Số con để nuôi ở mức tương quan thuận với số con cai sữa, do vậy
chỉ tiêu này là yếu tố quyết định năng suất sinh sản của lợn nái trong giai
đoạn nuôi con.

39
Chỉ tiêu này nói lên trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng của người chăn
nuôi, khả năng nuôi con của lợn mẹ, chất lượng sữa của lợn mẹ.
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy số con để nuôi/ổ của lợn nái F1(LY) là
11,66 con. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Linh (2012), Nguyễn Ngọc
Phục và cs (2009) lần lượt là 10,35 và 9,68 con. Kết quả của tôi cao hơn so
với các tác giả trên cho thấy ở cơ sở đã chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, đồng thời
phản ánh được khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn nái mẹ tốt.
+ Số con cai sữa/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi lợn nái, đồng thời nói lên khả năng tiết sữa của lợn mẹ và
trình độ chăn nuôi của trại. Số con cai sữa phụ thuộc vào giống, số con sinh
ra. Từ bảng 4.2 cho thấy 11,63 là số con cai sữa/ổ của đàn lợn nái lai tại trại
cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2003) cho biết số
con cai sữa/ổ của nái lai là 8,2 con. Từ đó cho thấy khả năng hấp thu chất
dinh dưỡng của lợn con, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật chăm sóc
của trại là rất tốt.
+ Tỉ lệ nuôi sống (%)
Tỉ lệ nuôi sống là chỉ tiêu cho biết khả năng nuôi con của từng giống
lợn và sức sống của đàn con trong thời gian theo mẹ cũng như công tác quản
lý, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh của trang trại.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi
(2009), tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa trung bình của đàn nái lai là 94%, kết quả
của tôi thu được là 97,09% cao hơn của tác giả. Qua đây phản ánh được kỹ
thuật nuôi dưỡng của trang trại là tốt.
+ Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng sơ sinh/con là khối lượng của lợn con sau khi sinh ra đã
được lau khô, cắt rốn và chưa bú sữa đầu. Chỉ tiêu này đánh giá được sự phát
triển của bào thai cũng như khả năng nuôi thai của lợn mẹ cùng với chế độ

40
chăm sóc nuôi dưỡng của trang trại. Khối lượng sơ sinh cao hay thấp ảnh
hưởng đến các giai đoạn phát triển sau này.
Bảng 4.2 cho thấy khối lượng sơ sinh/con của đàn lợn nái lai F1 (LY)
là 1,5 kg. Theo Phan Xuân Hảo và cs (2009) và Đặng Vũ Bình (2006) lần lượt
là 1,48 kg và 1,39 kg. Kết quả của tôi cao hơn so với tác giả trên cho thấy chế
độ nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đồng thời cũng thấy được lợn mẹ có khả năng
nuôi thai tốt.
+ Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh/ổ là tổng khối lượng của lợn con sau khi sinh ra đã
được lau khô, cắt rốn và chưa bú sữa đầu. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng
nuôi thai của lợn mẹ và chế độ nuôi dưỡng chăm sóc của trang trại. Chỉ tiêu
này phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh trung bình/ổ.
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của đàn lợn tại trang
trại là 17,45 kg. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs (2009) của
đàn lợn là 14,43 kg. Kết quả của tôi cao hơn cho thấy khả năng nuôi thai của
lợn mẹ cũng như chế độ nuôi dưỡng tốt.
+ Khối lượng cai sữa/con (kg)
Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu đánh giá khả năng hấp thu dinh
dưỡng của lợn con, đồng thời đánh giá khả năng nuôi con, chất lượng sữa tiết
ra của lợn nái mẹ và kỹ thuật phòng và trị bệnh. Qua đó cũng đánh giá được
phương thức cho lợn tập ăn và kĩ thuật chăm sóc nái nuôi con của người chăn
nuôi.
Ở bảng 4.2 khối lượng cai sữa/con là 6,16 kg. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) đưa ra khối lượng cai sữa/con
của đàn nái lai là 7,2 kg/con với thời gian cái sữa là 28,85 ngày thì kết quả
của nghiên cứu của tôi và của tác giả gần tương đương nhau.

41
+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái mẹ cũng như khả
năng hấp thu các chất dinh dưỡng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ tập ăn.
Khối lượng cai sữa càng cao thì hiệu quả kinh tế đem lại càng cao.
Từ bảng 4.2 cho thấy 69,45 kg là khối lượng cai sữa/ổ của đàn lợn nái
lai tại trang trại. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2002) là 50,3
kg/ổ ở 21 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu trên đàn lợn của tôi cao hơn nhiều so
với tác giả cho thấy khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của lợn con trong
giai đoạn theo mẹ là tốt.
4.2.2. Năng suất sinh sản của lợn nái lai LY qua các lứa
Năng suất sinh sản của lợn nái bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: giống, kỹ
thuật chăm sóc, khả năng hấp thụ của con vật...và lứa cũng là một yếu tố ảnh
hưởng quan trọng, mỗi lứa sẽ cho năng suất, chất lượng khác nhau.
Kết quả theo dõi năng suất sinh sản qua các lứa của đàn lợn nái lai
được coi là cơ sở khoa học có tính thuyết phục để chọn lọc và loại thải lợn nái
kịp thời. Bên cạnh đó cũng là cơ sở để đưa ra các giải pháp thích hợp để cải
tiến, nâng cao chất lượng sinh sản cho lợn nái tại trang trại.
a) Số con sơ sinh và tỉ lệ sơ sinh sống trên ổ
Bảng 4.3. Số con sơ sinh/ổ và tỉ lệ sơ sinh sống/ổ
Số con sơ sinh/ổ Số con sơ sinh sống/ổ Tỉ lệ sơ sinh sống/ổ
Lứ (con) (con) (%)
n
a Cv Cv Cv
X ± SE X ± SE X ± SE
(%) (%) (%)
1 40 10,55c ± 0,15 9,09 10,4c ± 0,14 8,66 98,67a ± 0,51 3,26
2 40 12,25b ± 0,15 8 12,05ab± 0,13 7,27 98,47a ± 0,5 3,15
3 40 13,17a ± 0,12 5,93 12,42a ± 0,1 5,12 94,44b ± 0,67 4,52
4 40 13,17a ± 0,13 6,41 12,5a ± 0,1 5,42 95,07b ± 0,85 5,48
5 40 11,97b ± 0,1 5,51 11,9b ± 0,11 5,96 99,37a ± 0,35 2,25
6 40 10,97c ± 0,1 6,01 10,77c ±0,09 5,75 98,25a ± 3,6
0,56
Ghi chú: Trong cùng một cột, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ cái
khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05)

42
+ Số con sơ sinh/ổ (con)
Số con sơ sinh/ổ là chỉ tiêu đánh giá số trứng được thụ tinh và phát
triển thành hợp tử, khả năng đẻ sai của nái mẹ cũng như kĩ thuật phối giống,
nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái mang thai của trang trại.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy số con sơ sinh/ổ của đàn lợn nái lai tại trang
trại tăng dần từ lứa thứ nhất (10,55 con) đến lứa thứ 3,4 đạt kết quả cao
nhất(13,17 con), sau đó giảm nhẹ ở lứa thứ 5 (11,97 con) và lứa thứ 6 (10,97 con).
So sánh thống kê nhận thấy: số con sơ sinh/ổ ở lứa 1 so với lứa 2,3,4,5;
lứa 2 so với lứa 3,4,6; lứa 3 so với lứa 5,6 có sự sai khác (P<0,05). Giữa các
lứa còn lại không có sự sai khác (P>0,05).
+ Số con sơ sinh sống/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi thai của lợn
nái mẹ và kĩ thuật chăm sóc của người chăn nuôi.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn nái lai
tại trang trại tăng dần từ lứa 1 (10,4 con) đến lứa 2 (12,05 con) đạt cao nhất ở
lứa thứ 3 và lứa thứ 4 lần lượt là (12,42 con và 12,5 con) tuy nhiên sau đó lại
giảm dần ở lứa thứ 5,6 (11,9 con và 10,77 con).
So sánh thống kê cho thấy: số con sơ sinh sống/ổ ở lứa 1 so với lứa
2,3,4,5; lứa 2 so với lứa lứa 6; lứa 3 so với lứa 5,6; lứa 5 so với lứa 6 có sự sai
khác (P<0,05). Giữa các lứa còn lại không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Số
con sơ sinh sống càng lớn thì càng làm tăng hiệu quả kinh tế cho trang trại.
+ Tỉ lệ sơ sinh sống (%)
Theo kết quả của bảng 4.3 ta có thể thấy được tỉ lệ sơ sinh sống/ổ đạt
lần lượt tại trại là 98,67%; 98,47%; 94,44%; 95,07%; 99,37% và 98,25%.
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2009) cho biết tỉ lệ sơ sinh
sống đạt 94,84%.

43
So sánh thống kê cho thấy: tỉ lệ con sơ sinh sống/ổ ở lứa 1,2 so với lứa
3,4; lứa 3,4 so với lứa 5,6 có sự sai khác (P<0,05). Còn lại không có sự sai
khác (P>0,05).
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2009) cho biết tỉ lệ sơ sinh
sống đạt 94,84%. Kết quả của tôi cao hơn so với của tác giả cho thấy khả
năng nuôi thai của lợn nái và kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình lợn nái đẻ của trại
là tốt.
Dưới đây là biểu đồ 4.1 thể hiện số con sơ sinh/ổ (con) và số con sơ
sinh sống/ổ (con) qua các lứa của đàn lợn nái F1. Ta thấy số con sơ sinh và số
con sơ sinh sống có sự thay đổi, tuy nhiên thay đổi là không đáng kể.

Biểu đồ 4.1. Số con sơ sinh và số con sơ sinh sống/ổ

44
b) Số con để nuôi và tỉ lệ nuôi sống
Dưới đây là bảng kết quả số con để nuôi và tỉ lệ nuôi sống của đàn nái LY
Bảng 4.4. Số con để nuôi và tỉ lệ nuôi sống/ổ
Tỉ lệ nuôi sống/ổ
Số con để nuôi/ổ (con) Số con cai sữa/ổ (con)
(%)
Lứa n
Cv Cv Cv
X ± SE X ± SE X ± SE
(%) (%) (%)
1 40 10,4c ± 0,14 8,66 10,22c ± 0,11 6,82 98,5a ± 0,52 3,35
2 40 12,02ab± 0,13 7,17 11,65ab ± 0,1 5,68 97,05ab± 0,61 3,98
3 40 12,37a ± 0,09 5,07 12a ± 0,08 4,62 97,06ab ± 0,6 3,95
4 40 12,4a ± 0,11 6 11,87ab ± 0,07 3,9 95,94b ± 0,61 4,08
5 40 11,82b ± 0,1 5,71 11,37bc ± 0,09 5,52 96,3ab ± 0,65 4,32
6 40 10,77c ±0,09 5,35 10,52c ± 0,09 5,69 97,74ab ±0,63 4,06
Ghi chú: Trong cùng một cột, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ
cái khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05)
+ Số con để nuôi/ổ (con)
Chỉ tiêu này thể hiện trình độ kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của người
chăn nuôi, đồng thời cũng đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái mẹ.
Số con để nuôi từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là 10,4 con; 12,02 con; 12,37
con rồi tăng lên cao nhất ở lứa 4 12,4 con và sau đó giảm dần ở lứa 5,6 với
11,82 con; 10,77 con.
So sánh thống kê cho thấy: chỉ tiêu này ở lứa 1 so với lứa 2,3,4,5; lứa 2
so với lứa lứa 6; lứa 3,4 so với lứa 5,6 và lứa 5 so với lứa 6 là có sự sai khác
(P<0,05). Giữa các lứa còn lại không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05).
+ Số con cai sữa/ổ (con)
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ
cũng như kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ của trang trại.
Số con cai sữa/ổ từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là 10,22 con; 11,65 con; 12
con; 11,87 con; 11,37 con và 10,52 con.

45
So sánh thống kê cho thấy: số con cai sữa/ổ ở lứa 1 so với lứa 2,3,4,5;
lứa 2 so với lứa 5; lứa 4 so với lứa 5,6 và lứa 5 so với lứa 6 có sự sai khác
(P<0,05). Giữa các lứa còn lại không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Số con
cai sữa ở các lứa cao sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và đạt được
mục đích kinh tế trong chăn nuôi nái sinh sản.
Biểu đồ 4.2 thể hiện rõ sự chênh lệch giữa số con để nuôi và số con cai
sữa của lợn nái qua các lứa đẻ.

Biểu đồ 4.2. Số con để nuôi/ổ và số con cai sữa/ổ


+ Tỉ lệ nuôi sống (%)
Qua bảng 4.4 ta thấy tỉ lệ nuôi sống đạt cao nhất ở lứa 1 (98,5%) thấp
nhất ở lứa 4 (95,94%).
Theo sự thống kê cho thấy tỉ lệ nuôi sống của lứa 1 có sự sai khác với lứa
4 (P<0,05). Giữa các lứa còn lại không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05).

46
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ sơ sinh sống và tỉ lệ nuôi sống

c) Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng sơ sinh/ổ


Bảng 4.5. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng sơ sinh/ổ
Khối lượng sơ sinh/con Khối lượng sơ sinh/ổ
Lứa n (kg) (kg)
X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%)
1 40 1,6a ± 0,01 5,22 16,63b ± 0,22 8,57
2 40 1,56b ± 0,009 3,83 18,8a ± 0,22 7,47
3 40 1,53bc ± 0,008 3,6 18,99a ± 0,18 6,24
4 40 1,5c ± 0,006 2,91 18,63a ± 0,19 6,46
5 40 1,44d ± 0,007 3,03 17,03b ± 0,16 5,86
6 40 1,35e ± 0,007 3,49 14,62c ± 0,14 6,21
Ghi chú: Trong cùng một cột, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ
cái khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05)

47
+ Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng sơ sinh/con cho biết phẩm chất con giống nuôi tại trại, khả
năng nuôi thai của nái mẹ, kĩ thuật phối giống, chăm sóc nái trong thời kì
mang thai của trang trại.
Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy khối lượng sơ sinh/con từ lứa 1 đến lứa 6
của trang trại lần lượt là: 1,6kg; 1,56kg; 1,53kg; 1,5kg; 1,44kg và 1,35kg.
So sánh thống kê cho thấy: khối lượng sơ sinh/con ở lứa 1 so với lứa
2,3,4,5,6; lứa 2 so với lứa 4,5,6; lứa 3 so với lứa 5,6 và lứa 5 so với lứa 6 có sự sai
khác (P<0,05). Giữa các lứa còn lại có sự sai khác không đáng kể (P>0,05).

Biểu đồ 4.4. Khối lượng sơ sinh/con


+ Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Chỉ tiêu này đánh giá số lượng trứng được thụ tinh và phát triển thành
hợp tử cũng như khả năng nuôi con của lợn nái, sinh trưởng của bào thai và
sức sống của thai kì.
Bảng 4.5 cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của đàn lợn nái lai tại trang trại
từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là 16,63kg; 18,8kg; 18,99kg; 18,63kg; 17,03kg và

48
14,62kg. Khối lượng đàn lợn con tăng dần đạt cao nhất ở lứa 2,3,4 và sau đó
giảm dần ở lứa 5,6. Nguyên nhân có thể do càng về sau sức khỏe con mẹ
giảm đi, hoặc do chế độ chăm sóc của trang trại.
So sánh thống kê cho thấy: Khối lượng sơ sinh/ổ ở lứa 1, lứa 5 so với
lứa 2,3,4,6 và lứa 2,3,4 so với lứa 6 có sự sai khác (P<0,05). Còn lại giữa các
lứa khác không có sự sai khác (P>0,05).
d) Khối lượng cai sữa của lợn con
Bảng 4.6. Khối lượng cai sữa của lợn con
Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Lứa n (kg)
X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%)
1 40 6,46a ± 0,06 6,56 65,99b ± 0,75 7,19
2 40 6,36ab ± 0,06 6,28 74,1a ± 0,94 8,06
3 40 6,16bc ± 0,05 5,85 73,93a ± 0,9 7,76
4 40 6,16bc ± 0,05 5,07 73,12a ± 0,76 6,58
5 40 5,95cd ± 0,05 5,27 67,69b ± 0,85 7,95
6 40 5,88d ± 0,05 5,7 61,84c ±0,7 7,16
Ghi chú: Trong cùng một cột, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ
cái khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05)
+ Khối lượng cai sữa/con (kg)
Khối lượng cai sữa/con là chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trọng của lợn
con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng tiết sữa của lợn mẹ cũng như phương
thức tâp ăn và kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của trang trại. Khối lượng cai sữa
càng lớn thì càng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Bảng 4.6 cho biết khối lượng cai sữa/con qua các lứa có sự chênh lệch.
Cụ thể khối lượng cai sữa/con qua các lứa lần lượt là: 6,46kg; 6,36kg; 6,16kg;
6,16kg; 5,95kg và 5,88kg.

49
So sánh thống kê cho thấy lứa 1 so với lứa 3,4,5,6; lứa 2,3 so với lứa 5,6
và lứa 5 so với lứa 6 có sự sai khác (P<0,05). Còn lại giữa các lứa khác không
có sự sai khác.

+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg)


Đây là cơ sở đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ và khả năng sinh
trưởng của đàn lợn con và hiệu quả kinh tế đem lại.Khối lượng cai sữa/ổ từ
lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 65,99kg; 74,1kg; 73,93kg; 73,12kg; 67,69kg và
61,84kg.
So sánh thống kê cho thấy: khối lượng cai sữa/ổ ở lứa 1,5 với lứa
2,3,4,6; lứa 2,3 với lứa 5,6 và lứa 5 so với lứa 6 có sự sai khác (P<0,05). Giữa
các lứa còn lại không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05).

Biểu đồ 4.5. Khối lượng cai sữa/ổ


Qua biểu đồ 4.5 ta thấy khối lượng cai sữa của lợn con có sự chênh
lệch sự chênh lệch này phụ thuộc vào ngày cai sữa và khối lượng sơ sinh của
lợn con. Bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, khả năng hấp thu
chất dinh dưỡng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ.

50
e) Thời gian cai sữa, thời gian chờ phối, khoảng cách lứa đẻ
Bảng 4.7. Thời gian cai sữa, thời gian chờ phối, khoảng cách lứa đẻ
Thời gian cai sữa Thời gian chờ phối Khoảng cách lứa đẻ
(ngày) (ngày) (ngày)
Lứa n
Cv Cv Cv
X ± SE X ± SE X ± SE
(%) (%) (%)
1 40 20,95d ± 0,18 5,51
2 40 21,4bcd ± 0,17 5,05 4,5a ± 0,15 20,75 140,7bc ± 0,22 1
3 40 21,3cd ± 0,17 5,19 4,35a ± 0,15 22,42 140,4c ± 0,28 1,28
4 40 21,82bc ± 0,19 5,58 5,55a ± 0,16 22,78 141,22abc ± 0,28 1,25
5 40 22ab ± 0,15 4,49 4,77a ± 0,16 21,98 141,6ab ± 0,27 1,19
6 40 22,65a ± 0,2 5,7 4,5a ± 0,13 18,14 141,8ab ± 0,27 1,21
Ghi chú: Trong cùng một cột, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ
cái khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05)
+ Thời gian cai sữa (ngày)
Bảng 4.7 cho thấy số ngày nuôi con của lợn nái ít nhất ở lứa 1 là 20,95
ngày và nhiều nhất ở lứa 6 là 22,65 ngày. Thời gian cai sữa có sự chênh lệch
tuy nhiên không đáng kể.
So sánh thống kê cho thấy: lứa 1 so với lứa 4,5,6; lứa 2 so với lứa 6;
lứa 3 so với lứa 4,5 và lứa 4 so với lứa 6 là có sự sai khác (P<0,05). Giữa các
lứa còn lại có sự sai khác không đáng kể (P>0,05).
+ Thời gian chờ phối (ngày)
Thời gian chờ phối của đàn lợn nái lai từ lứa 2 đến lứa 6 lần lượt là 4,5
ngày; 4,35 ngày; 4,55 ngày; 4,77 ngày và 4,5 ngày.
So sánh thống kê cho thấy: Sự sai khác ở đây là không có ý nghĩa
(P>0,05) tức là thời gian chờ phối qua các lứa đẻ thay đổi không nhiều.
+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ của đàn lợn nái lai từ lứa 2 đến lứa 6 lần lượt là
140,7 ngày, 140,4 ngày; 141,22 ngày; 141,6 ngày và 141,8 ngày.

51
So sánh thống kê cho thấy: lứa 2 so với lứa 6; lứa 3 so với lứa 5,6 có sự
sai khác (do P<0,05). Còn lại giữa các lứa khác có sự sai khác nhưng không
đáng kể (P>0,05). Yếu tố này phụ thuộc vào thời gian mang thai, thời gian cai
sữa và thời gian chờ phối của lợn nái.
4.3. TIÊU TỐN THỨC ĂN/ KG LỢN CON CAI SỮA
Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng
hợp, phản ánh khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ. Đồng thời chỉ tiêu
này cũng nói lên kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng của cơ sở chăn nuôi.
Chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các ngành chăn nuôi lợn,
chiếm khoảng 70-80% chi phí chăn nuôi và có ảnh hưởng trực tiếp tới giá
thành sản phẩm chăn nuôi. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa phụ
thuộc vào giống, tuổi, khẩu phần ăn và sự cân đối các chất dinh dưỡng. Vì
vậy tỉ lệ tiêu tốn thức ăn càng cao thì giá thành sản phẩm càng cao và ngược
lại tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg lợn con cai sữa càng nhỏ thì sẽ nâng cao
được hiệu quả chăn nuôi.
Chỉ tiêu này được tính thông qua lượng thức ăn cho lợn mẹ trong giai
đoạn chờ phối, giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con và phần thức ăn lợn
con theo mẹ. Kết quả của tôi về tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg lợn con cai
sữa tại trại được trình bày ở bảng 4.8.

52
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa (n = 240)
Chỉ tiêu X ± SE Cv(%)
Thức ăn chửa kì 1 (kg) 175,68 ± 0,79 6,96
Thức ăn chửa kì 2 (kg) 90,21 ± 0,73 12,56
Thức ăn nuôi con (kg) 98,37 ± 0,41 6,46
Thức ăn chờ phối (kg) 12,87 ± 0,24 26,27
Thức ăn tập ăn (kg) 1,28 ± 0,04 4,91
Tổng thức ăn của lợn nái (kg) 374,98 ± 1,84 7,59
Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 69,45 ± 0,44 9,98
TTTA/ kg lợn con cai sữa (kg) 5,44 ± 0,03 11,13

Tôi tiến hành theo dõi thức ăn cho lợn nái mẹ và thức ăn cho lợn con
trên 40 nái. Lợn nái ở các thời kì khác nhau thì lượng thu nhận thức ăn cũng
khác nhau.
Khối lượng thức ăn cho lợn nái chờ phối phụ thuộc vào thời gian động
dục lại sau cai sữa, trong khoảng thời gian này cho ăn từ 2,5 – 3 kg/con/ngày,
tùy thuộc vào trọng lượng của mỗi nái có thể tăng thêm hoặc giảm bớt khối
lượng thức ăn.
Từ bảng 4.8 ta thấy lượng thức ăn cho nái chửa kì 1 là nhiều nhất do
thời gian nuôi thai là dài nhất. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của lợn nái
lai là 5,44 kg.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình
(2005), cho biết TTTA/kg lợn con cai sữa của nái F1 (LY) phối với đực PiDu
là 5,74kg. Kết quả theo dõi của tôi thấp hơn của tác giả, cho thấy khả năng
nuôi dưỡng tốt, mức hao phí thức ăn thấp từ đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho trang trại.

53
PHẦN V: KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số kết
quả như sau:
Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của đàn lợn nái lai
 Tuổi phối giống lần đầu: 239,03 ngày
 Tuổi đẻ lứa đầu: 354,15 ngày
 Thời gian mang thai: 114,8 ngày
 Thời gian cai sữa: 21,68 ngày
 Thời gian chờ phối: 4,54 ngày
 Khoảng cách lứa đẻ: 141,15 ngày
 Số lứa đẻ/nái/năm: 2,58 lứa
 Một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản
Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản cụ thể như sau:
 Số con đẻ/ổ: 12,01 con
 Số con còn sống sau 24h: 11,67 con
 Tỉ lệ sơ sinh sống/ổ: 97,38%
 Số con để nuôi/ổ: 11,63 con
 Số con cai sữa/ổ: 11,28 con
 Tỉ lệ nuôi sống/ổ: 97,09%
 Khối lượng sơ sinh/con: 1,5 kg
 Khối lượng sơ sinh/ổ: 17,45 kg
 Khối lượng cai sữa/con: 6,16 kg
 Khối lượng cai sữa/ổ: 69,45 kg
 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa
Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa của đàn lợn nái lai
nuôi tại trang trại là 5,44 kg thức ăn/ 1kg lợn con cai sữa.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng
năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn ngoại”, kết quả nghiên cứu khoa
học kĩ thuật khoa Chăn nuôi – thú y (1996 – 1998) NXB Nông Nghiệp, Hà
Nội.
2. Phan Xuân Hảo, Đinh Văn Chỉnh, Đỗ Văn Chung (1995), “Đánh giá khả năng
sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm giống Phú Lãm
- Hà Tây”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi – Thú y
(1991 – 1995), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, NXB Nông Nghiệp.
3. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thanh Sơn (2006), “Thức ăn dành cho lợn nái mang
thai”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê
Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
5. Trần Tiến Dũng, Trương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002): Giáo trình
sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đức (2010) “Năng suất sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái,
Pietrans, Landrace và Yorkshire và ưu thế lai của lợn lai F1 (LR×MC); F1
(Y×MC) và F1 (Pi×MC)”. Báo cáo khoa học năm 2010, Viện Chăn Nuôi, Bộ
NN & PTNT.
7. Nguyễn Văn Đức (4030) “Ưu thế lai thành phần của tính trạng số con sơ sinh
sống/lứa trong các tổ hợp lai giữa lợn MC, L và Y nuôi tại miền Bắc và Trung
Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu Khoa học – kỹ thuật (1969 – 1999), NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội.
8. Phan Xuân Hảo (2006), “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Landrace,
Yorkshire và nái lai F1 (Landrace x Yorkshire)”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật
nông nghiệp.
9. Bùi Văn Hòa (2010), “ Đánh giá khả năng sinh sản và tình hình dịch bệnh ở
đàn lợn nái lai F1 (♂ Landrace x ♀ Yorkshire) nuôi tại trại Nam Tân, thị trấn

55
Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương”, báo cáo tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y –
K51, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
10. Phạm Quang Hùng, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng, Đoàn Liên, Nguyễn Thị
Tú (2006): Giáo Trình chăn nuôi cơ bản, NXB Nông Nghiệp.
11. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích,
Đinh Thị Nông (2000) “Giáo trình chăn nuôi lợn”, NXB – HN.
12. Đỗ Đức Lực (2005): Bài giảng thiết kế thí nghiệm trong chăn nuôi và thú y.
Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
13. Nguyễn Nghi (1995): “Tổng quan nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn gia
súc Việt Nam”.
14. Nguyễn Ngọc Phục, Lê Thanh Hải, Đinh Hữu Hùng và cs (2009) “Đánh giá
năng suất sinh sản của lợn nái thuần (Landrace, Yorkshire) và nái lai F1
(Landrace×Yorkshire), nái C22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn
thương phẩm 2,3,4 giống trong điều kiện chăn nuôi tại trang trại ở Quảng
Bình”. Báo cáo khoa học phần Di truyền - giống vật nuôi năm 2009, Viện
Chăn Nuôi, Bộ NN & PTNT.
15. Lê Đình Phùng (2009), “Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (♂ Landrace x
♀ Yorkshire) phối tinh đực F1(♂Duroc x ♀Pietrain) trong điều kiện chăn nuôi
trang trại tại Quảng Bình”, Tạp chí khoa học Ddaij học Huế, số 55.
16. Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi (2009), “ Khả năng sinh sản của lợn nái
lai F1(♂Yorkshire x ♀Landrace) và năng suất của lợn thịt 3 máu ♂(♂Duroc x
♀ Landrace) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landrace)”, Tạp chí khoa học Đại học Huế,
số 55.
17. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), “ So sánh khả năng sinh sản,sinh
trưởng, chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa lợn nái F1(LY) phối với
đực Duroc và Pietrain ”.Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp trường đại học
Nông nghiệp I. Số 2.2005.
18. Nguyễn Khắc Tích “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh dục,
khả năng sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn

56
- Hải Hưng”. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi thú y (1991 –
1993), NXB Nông nghiệp Hà Nội.
19. Vũ Đình Tôn (2009), giáo tình chăn nuôi lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Hồng Nguyên, Lê Thanh Hải, Lý Thị Tố Nga, Vũ Thị
Lan Phương, Đoàn Văn Giải, Võ Đình Đạt,” Năng suất sinh sản của nái tổng hợp
giữa hai nhóm giống Yorkshire và Landrace (2005)”, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
21. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phương, Lê Thế Tuấn,” Nghiên cứu
khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire phối chéo giống, đặc điểm
sinh trưởng, khả năng sinh sản lợn cái lai F1( LxY) và (YxL) x đực Duroc”, Báo
cáo khoa học khoa CNTY (1999 – 2000), Thành phố Hồ Chí Minh.

57
PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI TRẠI TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP

58
59
QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU TRÊN PHẦN MỀM MINITAB 16

————— 1/16/2019 1:03:49 PM ————————————————————

Descriptive Statistics: tuổi phối giống lần đầu(ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


tuổi phối giống lần đầu( 40 239.03 0.348 0.92 235.00 243.00

Descriptive Statistics: tuổi đẻ lứa đầu(ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


tuổi đẻ lứa đầu(ngày) 40 354.15 0.329 0.59 349.00 357.00

Descriptive Statistics: TG mang thai(ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


TG mang thai(ngày) 240 114.80 0.0729 0.98 113.00 118.00

Descriptive Statistics: TG cai sữa(ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


TG cai sữa(ngày) 240 21.679 0.0814 5.82 19.000 26.000

Descriptive Statistics: TG chờ phối(ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


TG chờ phối(ngày) 200 4.5350 0.0683 21.30 3.0000 7.0000

Descriptive Statistics: Kc lứa đẻ(ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


Kc lứa đẻ(ngày) 200 141.15 0.123 1.24 137.00 146.00

Descriptive Statistics: số lứa đẻ/nái/năm

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


số lứa đẻ/nái/năm 200 2.5856 0.000860 0.47 2.5524 2.5997

Descriptive Statistics: số con sơ sinh/ổ(con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


số con sơ sinh/ổ(con) 240 12.017 0.0833 10.74 9.000 15.000

60
Descriptive Statistics: số con sơ sinh sống/ổ(con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


số con sơ sinh sống/ổ(co 240 11.675 0.0704 9.35 9.000 14.000

Descriptive Statistics: tỉ lệ sơ sinh sống/ổ(%)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


tỉ lệ sơ sinh sống/ổ(%) 240 0.97380 0.00267 4.25 0.85714 1.00000

Descriptive Statistics: số con để nuôi/ổ(con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


số con để nuôi/ổ(con) 240 11.633 0.0688 9.17 9.000 14.000

Descriptive Statistics: số con cai sữa/ổ(con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


số con cai sữa/ổ(con) 240 11.279 0.0579 7.95 9.000 13.000

Descriptive Statistics: tỉ lệ nuôi sống/ổ(con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


tỉ lệ nuôi sống/ổ(con) 240 0.97099 0.00252 4.02 0.90000 1.00000

Descriptive Statistics: KL sơ sinh/con(kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


KL sơ sinh/con(kg) 240 1.5001 0.00639 6.59 1.3000 1.7000

Descriptive Statistics: KL sơ sinh/ổ(kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


KL sơ sinh/ổ(kg) 240 17.451 0.126 11.21 13.000 21.000

Descriptive Statistics: KL cai sữa/con(kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


KL cai sữa/con(kg) 240 6.1629 0.0266 6.69 5.4000 7.0000

Descriptive Statistics: KL cai sữa/ổ(kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum


KL cai sữa/ổ(kg) 240 69.451 0.447 9.98 54.000 88.400

Descriptive Statistics: TG cai sữa(ngày)

61
Variable N Mean SE Mean CoefVar Minimum Maximum
TG cai sữa(ngày) 240 21.679 0.0814 5.82 19.000 26.000

One-way ANOVA: Số con sơ sinh/lứa (con)

Source DF SS MS F P
Factor 5 239.033 47.807 70.40 0.000
Error 234 158.900 0.679
Total 239 397.933

S = 0.8241 R-Sq = 60.07% R-Sq(adj) = 59.22%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev


Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
Lứa 1 40 10.550 0.959 (--*--)
Lứa 2 40 12.250 0.981 (--*--)
Lứa 3 40 13.175 0.781 (---*--)
Lứa 4 40 13.175 0.844 (---*--)
Lứa 5 40 11.975 0.660 (---*--)
Lứa 6 40 10.975 0.660 (--*--)
-+---------+---------+---------+--------
10.40 11.20 12.00 12.80

Pooled StDev = 0.824

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
Lứa 4 40 13.1750 A
Lứa 3 40 13.1750 A
Lứa 2 40 12.2500 B
Lứa 5 40 11.9750 B
Lứa 6 40 10.9750 C
Lứa 1 40 10.5500 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 2 1.1710 1.7000 2.2290 (--*---)
Lứa 3 2.0960 2.6250 3.1540 (---*--)
Lứa 4 2.0960 2.6250 3.1540 (---*--)
Lứa 5 0.8960 1.4250 1.9540 (--*---)
Lứa 6 -0.1040 0.4250 0.9540 (---*--)
--------+---------+---------+---------+-
-1.5 0.0 1.5 3.0

Lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 3 0.3960 0.9250 1.4540 (--*---)
Lứa 4 0.3960 0.9250 1.4540 (--*---)

62
Lứa 5 -0.8040 -0.2750 0.2540 (--*---)
Lứa 6 -1.8040 -1.2750 -0.7460 (--*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.5 0.0 1.5 3.0

Lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 4 -0.5290 0.0000 0.5290 (---*---)
Lứa 5 -1.7290 -1.2000 -0.6710 (---*---)
Lứa 6 -2.7290 -2.2000 -1.6710 (--*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.5 0.0 1.5 3.0

Lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 5 -1.7290 -1.2000 -0.6710 (---*---)
Lứa 6 -2.7290 -2.2000 -1.6710 (--*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.5 0.0 1.5 3.0

Lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 6 -1.5290 -1.0000 -0.4710 (--*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.5 0.0 1.5 3.0

Descriptive Statistics: Số con sơ sinh/lứa (con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


Lứa 1 40 10.550 0.152 9.09
Lứa 2 40 12.250 0.155 8.00
Lứa 3 40 13.175 0.123 5.93
Lứa 4 40 13.175 0.133 6.41
Lứa 5 40 11.975 0.104 5.51
Lứa 6 40 10.975 0.104 6.01

One-way ANOVA: Số con sơ sinh sống/lứa (con)

Source DF SS MS F P
Factor 5 154.800 30.960 55.79 0.000
Error 234 129.850 0.555
Total 239 284.650

S = 0.7449 R-Sq = 54.38% R-Sq(adj) = 53.41%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
Lứa 1 40 10.400 0.900 (---*--)
Lứa 2 40 12.050 0.876 (--*--)
Lứa 3 40 12.425 0.636 (---*--)
Lứa 4 40 12.500 0.679 (---*--)

63
Lứa 5 40 11.900 0.709 (--*--)
Lứa 6 40 10.775 0.620 (--*--)
-----+---------+---------+---------+----
10.50 11.20 11.90 12.60

Pooled StDev = 0.745

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
Lứa 4 40 12.5000 A
Lứa 3 40 12.4250 A
Lứa 2 40 12.0500 A B
Lứa 5 40 11.9000 B
Lứa 6 40 10.7750 C
Lứa 1 40 10.4000 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 2 1.1718 1.6500 2.1282 (---*---)
Lứa 3 1.5468 2.0250 2.5032 (---*---)
Lứa 4 1.6218 2.1000 2.5782 (--*---)
Lứa 5 1.0218 1.5000 1.9782 (---*--)
Lứa 6 -0.1032 0.3750 0.8532 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

Lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 3 -0.1032 0.3750 0.8532 (---*---)
Lứa 4 -0.0282 0.4500 0.9282 (---*---)
Lứa 5 -0.6282 -0.1500 0.3282 (---*---)
Lứa 6 -1.7532 -1.2750 -0.7968 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

Lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 4 -0.4032 0.0750 0.5532 (---*---)
Lứa 5 -1.0032 -0.5250 -0.0468 (---*---)
Lứa 6 -2.1282 -1.6500 -1.1718 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

Lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 5 -1.0782 -0.6000 -0.1218 (---*---)
Lứa 6 -2.2032 -1.7250 -1.2468 (---*---)

64
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

Lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 6 -1.6032 -1.1250 -0.6468 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

Descriptive Statistics: Số con sinh sống /lứa (con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


Lứa 1 40 10.400 0.142 8.66
Lứa 2 40 12.050 0.138 7.27
Lứa 3 40 12.425 0.101 5.12
Lứa 4 40 12.500 0.107 5.43
Lứa 5 40 11.900 0.112 5.96
Lứa 6 40 10.775 0.0980 5.75

One-way ANOVA: Tỉ lệ sơ sinh sống (%)

Source DF SS MS F P
Factor 5 0.08626 0.01725 12.50 0.000
Error 234 0.32308 0.00138
Total 239 0.40934

S = 0.03716 R-Sq = 21.07% R-Sq(adj) = 19.39%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
Lứa 1 40 0.9867 0.0321 (----*-----)
Lứa 2 40 0.9847 0.0310 (----*-----)
Lứa 3 40 0.9444 0.0427 (-----*-----)
Lứa 4 40 0.9507 0.0521 (----*-----)
Lứa 5 40 0.9937 0.0224 (-----*-----)
Lứa 6 40 0.9826 0.0353 (----*-----)
----+---------+---------+---------+-----
0.940 0.960 0.980 1.000

Pooled StDev = 0.0372

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
Lứa 5 40 0.99372 A
Lứa 1 40 0.98670 A
Lứa 2 40 0.98471 A
Lứa 6 40 0.98258 A
Lứa 4 40 0.95069 B
Lứa 3 40 0.94442 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

65
Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 2 -0.02585 -0.00200 0.02186 (-----*----)
Lứa 3 -0.06613 -0.04228 -0.01843 (-----*-----)
Lứa 4 -0.05987 -0.03602 -0.01216 (-----*-----)
Lứa 5 -0.01684 0.00702 0.03087 (-----*-----)
Lứa 6 -0.02798 -0.00413 0.01972 (-----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-0.040 0.000 0.040 0.080

Lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 3 -0.06414 -0.04028 -0.01643 (-----*-----)
Lứa 4 -0.05787 -0.03402 -0.01017 (----*-----)
Lứa 5 -0.01484 0.00901 0.03287 (-----*-----)
Lứa 6 -0.02598 -0.00213 0.02172 (----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-0.040 0.000 0.040 0.080

Lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 4 -0.01759 0.00626 0.03012 (-----*-----)
Lứa 5 0.02544 0.04930 0.07315 (-----*-----)
Lứa 6 0.01430 0.03815 0.06201 (-----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-0.040 0.000 0.040 0.080

Lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 5 0.01918 0.04303 0.06689 (-----*-----)
Lứa 6 0.00804 0.03189 0.05574 (-----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-0.040 0.000 0.040 0.080

Lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


Lứa 6 -0.03500 -0.01115 0.01271 (-----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-0.040 0.000 0.040 0.080

Descriptive Statistics: Tỉ lệ sơ sinh sống (%)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


Lứa 1 40 0.98670 0.00508 3.26
Lứa 2 40 0.98471 0.00491 3.15
Lứa 3 40 0.94442 0.00674 4.52
Lứa 4 40 0.95069 0.00824 5.48
Lứa 5 40 0.99372 0.00354 2.25
Lứa 6 40 0.98258 0.00559 3.60

66
One-way ANOVA: số con để nuôi/lứa (con)

Source DF SS MS F P
Factor 5 143.433 28.687 52.32 0.000
Error 234 128.300 0.548
Total 239 271.733

S = 0.7405 R-Sq = 52.78% R-Sq(adj) = 51.78%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
lứa 1 40 10.400 0.900 (---*--)
lứa 2 40 12.025 0.862 (---*--)
lứa 3 40 12.375 0.628 (---*--)
lứa 4 40 12.400 0.744 (--*--)
lứa 5 40 11.825 0.675 (--*--)
lứa 6 40 10.775 0.577 (--*--)
-----+---------+---------+---------+----
10.50 11.20 11.90 12.60

Pooled StDev = 0.740

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 4 40 12.4000 A
lứa 3 40 12.3750 A
lứa 2 40 12.0250 A B
lứa 5 40 11.8250 B
lứa 6 40 10.7750 C
lứa 1 40 10.4000 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 2 1.1497 1.6250 2.1003 (---*---)
lứa 3 1.4997 1.9750 2.4503 (---*---)
lứa 4 1.5247 2.0000 2.4753 (---*---)
lứa 5 0.9497 1.4250 1.9003 (---*---)
lứa 6 -0.1003 0.3750 0.8503 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 3 -0.1253 0.3500 0.8253 (---*---)
lứa 4 -0.1003 0.3750 0.8503 (---*---)
lứa 5 -0.6753 -0.2000 0.2753 (---*---)
lứa 6 -1.7253 -1.2500 -0.7747 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

67
lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 4 -0.4503 0.0250 0.5003 (---*---)
lứa 5 -1.0253 -0.5500 -0.0747 (---*---)
lứa 6 -2.0753 -1.6000 -1.1247 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 5 -1.0503 -0.5750 -0.0997 (---*---)
lứa 6 -2.1003 -1.6250 -1.1497 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 6 -1.5253 -1.0500 -0.5747 (---*---)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

Descriptive Statistics: số con để nuôi/lứa(con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


lứa 1 40 10.400 0.142 8.66
lứa 2 40 12.025 0.136 7.17
lứa 3 40 12.375 0.0993 5.07
lứa 4 40 12.400 0.118 6.00
lứa 5 40 11.825 0.107 5.71
lứa 6 40 10.775 0.0912 5.35

One-way ANOVA: số con cai sữa/ổ (con)

Source DF SS MS F P
Factor 5 108.050 21.610 58.94 0.000
Error 234 85.800 0.367
Total 239 193.850

S = 0.6055 R-Sq = 55.74% R-Sq(adj) = 54.79%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
lứa 1 40 10.225 0.698 (--*---)
lứa 2 40 11.650 0.662 (--*--)
lứa 3 40 12.000 0.555 (--*--)
lứa 4 40 11.875 0.463 (--*--)
lứa 5 40 11.375 0.628 (---*--)
lứa 6 40 10.525 0.599 (--*---)
---+---------+---------+---------+------
10.20 10.80 11.40 12.00

Pooled StDev = 0.606

68
Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 3 40 12.0000 A
lứa 4 40 11.8750 A
lứa 2 40 11.6500 A B
lứa 5 40 11.3750 B
lứa 6 40 10.5250 C
lứa 1 40 10.2250 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 2 1.0363 1.4250 1.8137 (--*--)
lứa 3 1.3863 1.7750 2.1637 (--*--)
lứa 4 1.2613 1.6500 2.0387 (--*--)
lứa 5 0.7613 1.1500 1.5387 (---*--)
lứa 6 -0.0887 0.3000 0.6887 (---*--)
------+---------+---------+---------+---
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 3 -0.0387 0.3500 0.7387 (--*--)
lứa 4 -0.1637 0.2250 0.6137 (--*--)
lứa 5 -0.6637 -0.2750 0.1137 (---*--)
lứa 6 -1.5137 -1.1250 -0.7363 (---*--)
------+---------+---------+---------+---
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 4 -0.5137 -0.1250 0.2637 (--*--)
lứa 5 -1.0137 -0.6250 -0.2363 (--*--)
lứa 6 -1.8637 -1.4750 -1.0863 (---*--)
------+---------+---------+---------+---
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 5 -0.8887 -0.5000 -0.1113 (--*--)
lứa 6 -1.7387 -1.3500 -0.9613 (--*--)
------+---------+---------+---------+---
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 5 subtracted from:

69
Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---
lứa 6 -1.2387 -0.8500 -0.4613 (--*--)
------+---------+---------+---------+---
-1.2 0.0 1.2 2.4

Descriptive Statistics: số con cai sữa/ổ (con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


lứa 1 40 10.225 0.110 6.82
lứa 2 40 11.650 0.105 5.68
lứa 3 40 12.000 0.0877 4.62
lứa 4 40 11.875 0.0733 3.90
lứa 5 40 11.375 0.0993 5.52
lứa 6 40 10.525 0.0946 5.69
One-way ANOVA: tỷ lệ nuôi sống/lứa (con)

Source DF SS MS F P
Factor 5 0.01748 0.00350 2.36 0.041
Error 234 0.34677 0.00148
Total 239 0.36425

S = 0.03850 R-Sq = 4.80% R-Sq(adj) = 2.76%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
lứa 1 40 0.98501 0.03303 (-------*-------)
lứa 2 40 0.97049 0.03865 (-------*-------)
lứa 3 40 0.97067 0.03838 (-------*-------)
lứa 4 40 0.95943 0.03912 (-------*-------)
lứa 5 40 0.96292 0.04161 (-------*-------)
lứa 6 40 0.97742 0.03966 (-------*-------)
--------+---------+---------+---------+-
0.960 0.975 0.990 1.005

Pooled StDev = 0.03850

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 1 40 0.98501 A
lứa 6 40 0.97742 A B
lứa 3 40 0.97067 A B
lứa 2 40 0.97049 A B
lứa 5 40 0.96292 A B
lứa 4 40 0.95943 B

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper


lứa 2 -0.03923 -0.01452 0.01019
lứa 3 -0.03905 -0.01434 0.01038
lứa 4 -0.05029 -0.02558 -0.00086

70
lứa 5 -0.04680 -0.02209 0.00263
lứa 6 -0.03230 -0.00758 0.01713

+---------+---------+---------+---------
lứa 2 (---------*---------)
lứa 3 (---------*---------)
lứa 4 (---------*---------)
lứa 5 (---------*---------)
lứa 6 (---------*---------)
+---------+---------+---------+---------
-0.050 -0.025 -0.000 0.025

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 3 -0.02453 0.00018 0.02490 (---------*---------)
lứa 4 -0.03577 -0.01106 0.01365 (---------*--------)
lứa 5 -0.03228 -0.00757 0.01714 (---------*---------)
lứa 6 -0.01778 0.00693 0.03165 (---------*---------)
+---------+---------+---------+---------
-0.050 -0.025 -0.000 0.025

lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 4 -0.03595 -0.01124 0.01347 (---------*--------)
lứa 5 -0.03246 -0.00775 0.01696 (---------*---------)
lứa 6 -0.01796 0.00675 0.03146 (---------*---------)
+---------+---------+---------+---------
-0.050 -0.025 -0.000 0.025

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 5 -0.02122 0.00349 0.02820 (--------*---------)
lứa 6 -0.00672 0.01799 0.04270 (---------*---------)
+---------+---------+---------+---------
-0.050 -0.025 -0.000 0.025

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 6 -0.01021 0.01450 0.03921 (---------*---------)
+---------+---------+---------+---------
-0.050 -0.025 -0.000 0.025

Descriptive Statistics: tỷ lệ nuoi sống/lứa (con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


lứa 1 40 0.98501 0.00522 3.35
lứa 2 40 0.97049 0.00611 3.98
lứa 3 40 0.97067 0.00607 3.95
lứa 4 40 0.95943 0.00618 4.08
lứa 5 40 0.96292 0.00658 4.32
lứa 6 40 0.97742 0.00627 4.06

————— 1/19/2019 1:21:25 PM ————————————————————

71
One-way ANOVA: Khối lượng sơ sinh/con(kg)

Source DF SS MS F P
Factor 5 1.57079 0.31416 95.71 0.000
Error 234 0.76810 0.00328
Total 239 2.33890

S = 0.05729 R-Sq = 67.16% R-Sq(adj) = 66.46%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev


Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Lứa 1 40 1.6013 0.0836 (--*-)
lứa 2 40 1.5638 0.0599 (-*--)
lứa 3 40 1.5345 0.0552 (-*--)
lứa 4 40 1.5025 0.0438 (--*-)
lứa 5 40 1.4413 0.0437 (--*-)
lứa 6 40 1.3575 0.0474 (--*-)
---------+---------+---------+---------+
1.400 1.470 1.540 1.610

Pooled StDev = 0.0573

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
Lứa 1 40 1.60125 A
lứa 2 40 1.56375 B
lứa 3 40 1.53450 B C
lứa 4 40 1.50250 C
lứa 5 40 1.44125 D
lứa 6 40 1.35750 E

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 2 -0.07428 -0.03750 -0.00072 (-*--)
lứa 3 -0.10353 -0.06675 -0.02997 (--*-)
lứa 4 -0.13553 -0.09875 -0.06197 (-*--)
lứa 5 -0.19678 -0.16000 -0.12322 (-*--)
lứa 6 -0.28053 -0.24375 -0.20697 (--*-)
---------+---------+---------+---------+
-0.15 0.00 0.15 0.30

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 3 -0.06603 -0.02925 0.00753 (-*--)
lứa 4 -0.09803 -0.06125 -0.02447 (--*-)
lứa 5 -0.15928 -0.12250 -0.08572 (--*-)
lứa 6 -0.24303 -0.20625 -0.16947 (-*--)
---------+---------+---------+---------+
-0.15 0.00 0.15 0.30

72
lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 4 -0.06878 -0.03200 0.00478 (--*-)
lứa 5 -0.13003 -0.09325 -0.05647 (--*-)
lứa 6 -0.21378 -0.17700 -0.14022 (-*--)
---------+---------+---------+---------+
-0.15 0.00 0.15 0.30

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 5 -0.09803 -0.06125 -0.02447 (--*-)
lứa 6 -0.18178 -0.14500 -0.10822 (-*--)
---------+---------+---------+---------+
-0.15 0.00 0.15 0.30

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 6 -0.12053 -0.08375 -0.04697 (-*--)
---------+---------+---------+---------+
-0.15 0.00 0.15 0.30

Descriptive Statistics: khối lượng sơ sinh/con(kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


Lứa 1 40 1.6013 0.0132 5.22
lứa 2 40 1.5638 0.00947 3.83
lứa 3 40 1.5345 0.00873 3.60
lứa 4 40 1.5025 0.00692 2.91
lứa 5 40 1.4413 0.00691 3.03
lứa 6 40 1.3575 0.00750 3.49

One-way ANOVA: khối lượng sơ sinh/lứa (kg)

Source DF SS MS F P
Factor 5 575.82 115.16 79.66 0.000
Error 234 338.28 1.45
Total 239 914.10

S = 1.202 R-Sq = 62.99% R-Sq(adj) = 62.20%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
Lứa 1 40 16.629 1.424 (--*-)
lứa 2 40 18.795 1.404 (-*--)
lứa 3 40 18.990 1.185 (--*-)
lứa 4 40 18.629 1.203 (-*--)
lứa 5 40 17.036 0.998 (--*-)

73
lứa 6 40 14.625 0.908 (-*--)
-----+---------+---------+---------+----
15.0 16.5 18.0 19.5

Pooled StDev = 1.202

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 3 40 18.990 A
lứa 2 40 18.795 A
lứa 4 40 18.629 A
lứa 5 40 17.036 B
Lứa 1 40 16.629 B
lứa 6 40 14.625 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 2 1.394 2.166 2.938 (-*--)
lứa 3 1.589 2.361 3.133 (--*-)
lứa 4 1.228 2.000 2.772 (--*-)
lứa 5 -0.364 0.407 1.179 (-*--)
lứa 6 -2.776 -2.004 -1.232 (-*--)
-------+---------+---------+---------+--
-3.0 0.0 3.0 6.0

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 3 -0.577 0.195 0.967 (--*-)
lứa 4 -0.938 -0.166 0.606 (-*--)
lứa 5 -2.531 -1.759 -0.987 (-*--)
lứa 6 -4.942 -4.170 -3.398 (-*--)
-------+---------+---------+---------+--
-3.0 0.0 3.0 6.0

lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 4 -1.133 -0.361 0.411 (--*-)
lứa 5 -2.725 -1.954 -1.182 (-*--)
lứa 6 -5.137 -4.365 -3.593 (-*--)
-------+---------+---------+---------+--
-3.0 0.0 3.0 6.0

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 5 -2.364 -1.593 -0.821 (--*-)
lứa 6 -4.776 -4.004 -3.232 (--*-)
-------+---------+---------+---------+--

74
-3.0 0.0 3.0 6.0

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 6 -3.183 -2.411 -1.639 (--*--)
-------+---------+---------+---------+--
-3.0 0.0 3.0 6.0

Descriptive Statistics:Khối lượng sơ sinh/lứa(kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


Lứa 1 40 16.629 0.225 8.57
lứa 2 40 18.795 0.222 7.47
lứa 3 40 18.990 0.187 6.24
lứa 4 40 18.629 0.190 6.46
lứa 5 40 17.036 0.158 5.86
lứa 6 40 14.625 0.144 6.21

One-way ANOVA: Khối lượng cai sữa/con (kg)

Source DF SS MS F P
Factor 5 10.321 2.064 15.92 0.000
Error 234 30.339 0.130
Total 239 40.660

S = 0.3601 R-Sq = 25.38% R-Sq(adj) = 23.79%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Lứa 1 40 6.4675 0.4245 (----*---)
lứa 2 40 6.3625 0.3998 (----*---)
lứa 3 40 6.1600 0.3601 (---*----)
lứa 4 40 6.1575 0.3121 (---*----)
lứa 5 40 5.9500 0.3138 (---*---)
lứa 6 40 5.8800 0.3353 (---*----)
---------+---------+---------+---------+
6.00 6.25 6.50 6.75

Pooled StDev = 0.3601

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
Lứa 1 40 6.4675 A
lứa 2 40 6.3625 A B
lứa 3 40 6.1600 B C
lứa 4 40 6.1575 B C
lứa 5 40 5.9500 C D
lứa 6 40 5.8800 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

75
Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 2 -0.3361 -0.1050 0.1261 (----*-----)
lứa 3 -0.5386 -0.3075 -0.0764 (----*-----)
lứa 4 -0.5411 -0.3100 -0.0789 (-----*-----)
lứa 5 -0.7486 -0.5175 -0.2864 (-----*-----)
lứa 6 -0.8186 -0.5875 -0.3564 (----*-----)
+---------+---------+---------+---------
-0.80 -0.40 -0.00 0.40

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 3 -0.4336 -0.2025 0.0286 (-----*-----)
lứa 4 -0.4361 -0.2050 0.0261 (-----*-----)
lứa 5 -0.6436 -0.4125 -0.1814 (-----*----)
lứa 6 -0.7136 -0.4825 -0.2514 (-----*-----)
+---------+---------+---------+---------
-0.80 -0.40 -0.00 0.40

lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 4 -0.2336 -0.0025 0.2286 (-----*-----)
lứa 5 -0.4411 -0.2100 0.0211 (-----*-----)
lứa 6 -0.5111 -0.2800 -0.0489 (-----*-----)
+---------+---------+---------+---------
-0.80 -0.40 -0.00 0.40

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 5 -0.4386 -0.2075 0.0236 (-----*-----)
lứa 6 -0.5086 -0.2775 -0.0464 (-----*-----)
+---------+---------+---------+---------
-0.80 -0.40 -0.00 0.40

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper +---------+---------+---------+---------


lứa 6 -0.3011 -0.0700 0.1611 (-----*-----)
+---------+---------+---------+---------
-0.80 -0.40 -0.00 0.40

Descriptive Statistics: Khối lượng cai sữa/con (kg)


Variable N Mean SE Mean CoefVar
Lứa 1 40 6.4675 0.0671 6.56
lứa 2 40 6.3625 0.0632 6.28
lứa 3 40 6.1600 0.0569 5.85
lứa 4 40 6.1575 0.0493 5.07
lứa 5 40 5.9500 0.0496 5.27
lứa 6 40 5.8800 0.0530 5.70

One-way ANOVA: khối lượng cai sữa/lứa (kg)


Source DF SS MS F P

76
Factor 5 5122.0 1024.4 37.74 0.000
Error 234 6351.0 27.1
Total 239 11473.0

S = 5.210 R-Sq = 44.64% R-Sq(adj) = 43.46%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
Lứa 1 40 65.998 4.747 (---*---)
lứa 2 40 74.100 5.972 (---*---)
lứa 3 40 73.935 5.737 (---*---)
lứa 4 40 73.127 4.811 (---*---)
lứa 5 40 67.697 5.381 (---*---)
lứa 6 40 61.848 4.431 (---*---)
---------+---------+---------+---------+
64.0 68.0 72.0 76.0

Pooled StDev = 5.210

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 2 40 74.100 A
lứa 3 40 73.935 A
lứa 4 40 73.127 A
lứa 5 40 67.697 B
Lứa 1 40 65.998 B
lứa 6 40 61.848 C

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 2 4.758 8.103 11.447 (---*---)
lứa 3 4.593 7.938 11.282 (---*---)
lứa 4 3.786 7.130 10.474 (---*---)
lứa 5 -1.644 1.700 5.044 (---*---)
lứa 6 -7.494 -4.150 -0.806 (---*---)
---------+---------+---------+---------+
-8.0 0.0 8.0 16.0

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 3 -3.509 -0.165 3.179 (---*---)
lứa 4 -4.317 -0.973 2.372 (---*---)
lứa 5 -9.747 -6.403 -3.058 (---*---)
lứa 6 -15.597 -12.253 -8.908 (---*---)
---------+---------+---------+---------+
-8.0 0.0 8.0 16.0

lứa 3 subtracted from:

77
Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+
lứa 4 -4.152 -0.808 2.537 (---*---)
lứa 5 -9.582 -6.238 -2.893 (---*---)
lứa 6 -15.432 -12.088 -8.743 (---*---)
---------+---------+---------+---------+
-8.0 0.0 8.0 16.0

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 5 -8.774 -5.430 -2.086 (---*---)
lứa 6 -14.624 -11.280 -7.936 (---*---)
---------+---------+---------+---------+
-8.0 0.0 8.0 16.0

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper ---------+---------+---------+---------+


lứa 6 -9.194 -5.850 -2.506 (---*---)
---------+---------+---------+---------+
-8.0 0.0 8.0 16.0

Descriptive Statistics: khối lượng cai sữa/ổ (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


Lứa 1 40 65.998 0.751 7.19
lứa 2 40 74.100 0.944 8.06
lứa 3 40 73.935 0.907 7.76
lứa 4 40 73.127 0.761 6.58
lứa 5 40 67.697 0.851 7.95
lứa 6 40 61.848 0.701 7.16
One-way ANOVA: Thời gian cai sữa/lứa (ngày)

Source DF SS MS F P
Factor 5 74.42 14.88 11.39 0.000
Error 234 305.88 1.31
Total 239 380.30

S = 1.143 R-Sq = 19.57% R-Sq(adj) = 17.85%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
Lứa 1 40 20.950 1.154 (----*----)
lứa 2 40 21.400 1.081 (----*----)
lứa 3 40 21.250 1.104 (-----*----)
lứa 4 40 21.825 1.217 (----*----)
lứa 5 40 22.000 0.987 (----*----)
lứa 6 40 22.650 1.292 (-----*----)
------+---------+---------+---------+---
21.00 21.70 22.40 23.10

Pooled StDev = 1.143

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 6 40 22.650 A
lứa 5 40 22.000 A B

78
lứa 4 40 21.825 B C
lứa 2 40 21.400 B C D
lứa 3 40 21.250 C D
Lứa 1 40 20.950 D

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.55%

Lứa 1 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 2 -0.284 0.450 1.184 (-----*-----)
lứa 3 -0.434 0.300 1.034 (------*-----)
lứa 4 0.141 0.875 1.609 (-----*-----)
lứa 5 0.316 1.050 1.784 (-----*-----)
lứa 6 0.966 1.700 2.434 (-----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 3 -0.884 -0.150 0.584 (-----*-----)
lứa 4 -0.309 0.425 1.159 (------*-----)
lứa 5 -0.134 0.600 1.334 (-----*-----)
lứa 6 0.516 1.250 1.984 (-----*------)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 4 -0.159 0.575 1.309 (-----*-----)
lứa 5 0.016 0.750 1.484 (-----*-----)
lứa 6 0.666 1.400 2.134 (-----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 5 -0.559 0.175 0.909 (-----*------)
lứa 6 0.091 0.825 1.559 (-----*-----)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper --------+---------+---------+---------+-


lứa 6 -0.084 0.650 1.384 (-----*------)
--------+---------+---------+---------+-
-1.2 0.0 1.2 2.4

Descriptive Statistics: Thời gian cai sữa/lứa (ngày)

79
Variable N Mean SE Mean CoefVar
Lứa 1 40 20.950 0.182 5.51
lứa 2 40 21.400 0.171 5.05
lứa 3 40 21.250 0.174 5.19
lứa 4 40 21.825 0.192 5.58
lứa 5 40 22.000 0.156 4.49
lứa 6 40 22.650 0.204 5.70

One-way ANOVA: Thời gian chờ phối (ngày)

Source DF SS MS F P
Factor 4 3.780 0.945 1.01 0.402
Error 195 181.975 0.933
Total 199 185.755

S = 0.9660 R-Sq = 2.03% R-Sq(adj) = 0.03%

Individual 95% CIs For Mean Based on


Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
lứa 2 40 4.5000 0.9337 (---------*---------)
lứa 3 40 4.3500 0.9753 (---------*---------)
lứa 4 40 4.5500 1.0365 (---------*---------)
lứa 5 40 4.7750 1.0497 (---------*---------)
lứa 6 40 4.5000 0.8165 (---------*---------)
-----+---------+---------+---------+----
4.20 4.50 4.80 5.10

Pooled StDev = 0.9660

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 5 40 4.7750 A
lứa 4 40 4.5500 A
lứa 6 40 4.5000 A
lứa 2 40 4.5000 A
lứa 3 40 4.3500 A

Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.35%

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 3 -0.7442 -0.1500 0.4442 (--------*---------)
lứa 4 -0.5442 0.0500 0.6442 (---------*---------)
lứa 5 -0.3192 0.2750 0.8692 (---------*--------)
lứa 6 -0.5942 0.0000 0.5942 (---------*---------)
-------+---------+---------+---------+--
-0.60 0.00 0.60 1.20

lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--

80
lứa 4 -0.3942 0.2000 0.7942 (---------*---------)
lứa 5 -0.1692 0.4250 1.0192 (---------*---------)
lứa 6 -0.4442 0.1500 0.7442 (---------*--------)
-------+---------+---------+---------+--
-0.60 0.00 0.60 1.20

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 5 -0.3692 0.2250 0.8192 (---------*---------)
lứa 6 -0.6442 -0.0500 0.5442 (---------*---------)
-------+---------+---------+---------+--
-0.60 0.00 0.60 1.20

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper -------+---------+---------+---------+--


lứa 6 -0.8692 -0.2750 0.3192 (--------*---------)
-------+---------+---------+---------+--
-0.60 0.00 0.60 1.20

Descriptive Statistics: Thời gian chờ phối (ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


lứa 2 40 4.500 0.148 20.75
lứa 3 40 4.350 0.154 22.42
lứa 4 40 4.550 0.164 22.78
lứa 5 40 4.775 0.166 21.98
lứa 6 40 4.500 0.129 18.14

One-way ANOVA: Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

Source DF SS MS F P
Factor 4 55.82 13.96 4.96 0.001
Error 195 548.97 2.82
Total 199 604.79

S = 1.678 R-Sq = 9.23% R-Sq(adj) = 7.37%

Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev


Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
lứa 2 40 140.70 1.40 (------*------)
lứa 3 40 140.40 1.79 (-------*------)
lứa 4 40 141.22 1.76 (-------*------)
lứa 5 40 141.60 1.69 (-------*------)
lứa 6 40 141.80 1.71 (-------*------)
--+---------+---------+---------+-------
140.00 140.70 141.40 142.10

Pooled StDev = 1.68

Grouping Information Using Tukey Method

N Mean Grouping
lứa 6 40 141.800 A
lứa 5 40 141.600 A B
lứa 4 40 141.225 A B C
lứa 2 40 140.700 B C
lứa 3 40 140.400 C

81
Means that do not share a letter are significantly different.

Tukey 95% Simultaneous Confidence Intervals


All Pairwise Comparisons

Individual confidence level = 99.35%

lứa 2 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 3 -1.332 -0.300 0.732 (------*------)
lứa 4 -0.507 0.525 1.557 (------*-----)
lứa 5 -0.132 0.900 1.932 (------*------)
lứa 6 0.068 1.100 2.132 (------*------)
------+---------+---------+---------+---
-1.5 0.0 1.5 3.0

lứa 3 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 4 -0.207 0.825 1.857 (-----*------)
lứa 5 0.168 1.200 2.232 (------*------)
lứa 6 0.368 1.400 2.432 (------*------)
------+---------+---------+---------+---
-1.5 0.0 1.5 3.0

lứa 4 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 5 -0.657 0.375 1.407 (------*-----)
lứa 6 -0.457 0.575 1.607 (------*------)
------+---------+---------+---------+---
-1.5 0.0 1.5 3.0

lứa 5 subtracted from:

Lower Center Upper ------+---------+---------+---------+---


lứa 6 -0.832 0.200 1.232 (------*------)
------+---------+---------+---------+---
-1.5 0.0 1.5 3.0

Descriptive Statistics: Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


lứa 2 40 140.70 0.221 0.99
lứa 3 40 140.40 0.284 1.28
lứa 4 40 141.22 0.278 1.25
lứa 5 40 141.60 0.267 1.19
lứa 6 40 141.80 0.271 1.21

Descriptive Statistics: TĂ chửa kì I (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


TĂ chửa kì I (kg) 240 175.68 0.789 6.96

82
Descriptive Statistics: TĂ chửa kì II (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


TĂ chửa kì II (kg) 240 90.215 0.731 12.56

Descriptive Statistics: TĂ nuôi con (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


TĂ nuôi con (kg) 240 98.371 0.410 6.46

Descriptive Statistics: TĂ chờ phối (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


TĂ chờ phối (kg) 200 12.873 0.239 26.27

Descriptive Statistics: TĂ tập ăn (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


TĂ tập ăn (kg) 240 1.2840 0.00407 4.91

Descriptive Statistics: Tổng TĂ (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


Tổng TĂ (kg) 240 374.98 1.84 7.59

Descriptive Statistics: KL CS/ổ (con)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


KL CS/ổ (con) 240 69.451 0.447 9.98

Descriptive Statistics: TTTA/kg lợn con CS (kg)

Variable N Mean SE Mean CoefVar


TTTA/kg lợn con CS (kg) 240 5.4426 0.0391 11.13

83
84

You might also like