You are on page 1of 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

TRẦN HOÀNG YẾN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 7620115H

12 – 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

TRẦN HOÀNG YẾN


MSSV: B1802233

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 7620115H

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


THS. VŨ THÙY DƯƠNG

12 – 2021
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất, ngoài sự nỗ lực và
cố gắng hết mình của bản thân tôi còn nhận được nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ
nhiệt tình khác.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thùy Dương đã tận tâm
hướng dẫn truyền đạt kiến thức, đưa ra kinh nghiệm và lời khuyên để giúp đỡ
tôi hoàn thiện bài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh nhất.
Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp số liệu và không
ngừng hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc Quý thầy cô Khoa Kinh tế, Ban lãnh đạo
cùng các cô chú, anh chị Phòng Nông Nghiệp huyện Châu Thành dồi dào sức
khỏe và thành công trong mọi việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2021
Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Yến

i
LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kì
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2021
Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Yến

ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thùy Dương


Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Trần Hoàng Yến
Mã số sinh viên: B1802233
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa của nông hộ tại huyện
Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng”

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):
............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
............................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…):
............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2021
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Vũ Thùy Dương

iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2021
Giảng viên phản biện

iv
MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU........................................................................................
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.4.1 Phạm vi về không gian.....................................................................3
1.4.2 Phạm vi về thời gian.........................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................7
2.1.1 Khái niệm về nông hộ.......................................................................7
2.1.2 Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất............................................7
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả......................................................................8
2.1.4 Một số chỉ tiêu và tỷ số tài chính dùng trong nghiên cứu.................9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..........................................................10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................11
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH.........................................15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................15
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................18
3.2 KHÁI QUÁT VỀ CÂY LÚA VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN.........................................................................................19
3.2.1 Giới thiệu về cây lúa.......................................................................19
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.......21
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT
LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG........
4.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG MẪU KHẢO
SÁT.............................................................................................................23
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ sản xuất lúa tại huyện Châu Thành....23
4.1.2 Diện tích của chủ hộ.......................................................................26
4.1.3 Giới tính của chủ hộ........................................................................27

v
4.1.4 Tham gia tập huấn..........................................................................28
4.1.5 Giống lúa sử dụng...........................................................................28
4.1.6 Vay vốn..........................................................................................29
4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG.....30
4.2.1 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Châu Thành................30
4.2.2 Phân tích năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ trồng lúa.......35
4.2.3 Phân tích thu nhập và lợi nhuận của nông hộ trồng lúa...................37
4.2.4 Các tỷ số tài chính...........................................................................38
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG....................................................................40
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, SÓC TRĂNG............................
5.1 THUẬN LỢI.........................................................................................42
5.2 KHÓ KHĂN..........................................................................................43
5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN HỒNG CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC
TRĂNG.......................................................................................................44
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................
6.1 KẾT LUẬN...........................................................................................45
6.1.1 Kết quả nghiên cứu.........................................................................45
6.1.2 Hạn chế của đề tài...........................................................................45
6.2 KIẾN NGHỊ..........................................................................................46
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương.....................................................46
6.2.2 Đối với Nhà nước...........................................................................46
6.2.3 Đối với các nhà kinh doanh............................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................

vi
DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Phân phối chọn mẫu 02 xã trồng lúa huyện Châu Thành.................11
Bảng 2.2 Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy (OLS)..............................13
Bảng 3.1 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Châu Thành giai đoạn 2018 – Tháng
6/2021.............................................................................................................21
Bảng 4.1 Thông tin chung về nông hộ trồng lúa.............................................23
Bảng 4.2 Nguồn nhân lực của nông hộ trồng lúa............................................24
Bảng 4.3 Tuổi của chủ hộ trồng lúa................................................................25
Bảng 4.4 Kinh nghiệm của nông hộ trồng lúa.................................................26
Bảng 4.5 Diện tích trồng lúa của chủ hộ.........................................................27
Bảng 4.6 Giới tính của chủ hộ........................................................................27
Bảng 4.7 Tham gia tập huấn...........................................................................28
Bảng 4.8 Giống lúa sử dụng trong sản xuất lúa của nông hộ..........................29
Bảng 4.9 Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất lúa của nông hộ.....................30
Bảng 4.10 Lượng sử dụng và chi phí phân bón...............................................32
Bảng 4.11 Tổng hợp năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ trồng lúa.....35
Bảng 4.12 Tổng hợp chi phí, doanh thu và thu nhập của nông hộ..................37
Bảng 4.13 Các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính lúa........................38
Bảng 4.14 Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy...................................................40
Bảng 5.1 Những thuận lợi mà nông hộ đánh giá về sản xuất lúa....................42
Bảng 5.2 Những khó khăn mà nông hộ đánh giá về sản xuất lúa....................43

vii
DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành.............................................15
Hình 4.1 Nguồn vốn trong sản xuất lúa..........................................................29
Hình 4.2 Tỷ trọng các chi phí sản xuất lúa......................................................31

viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật


ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HĐND : Hội đồng nhân dân
HQTC : Hiệu quả tài chính
KHKT : Khoa học kỹ thuật
LĐGĐ : Lao động gia đình
LĐT : Lao động thuê
LN : Lợi nhuận
TCP : Tổng chi phí

ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và thế mạnh của Việt Nam,
đóng góp GDP của nước nhà giải quyết được việc làm cho đa số người dân.
Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp với dân số nông thôn là 62,6 triệu
người; chiếm 64,9% dân số cả nước; trong đó số dân hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp là 18,8 triệu dân, chiếm 34,5% dân số trong độ tuổi lao động tính
đến tháng 4 đầu năm 2019 (Tổng cục Thống kê, 2019). Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thể sông Mê Kông, được hình thành
từ những trầm tích phù sa, với khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh
năm, lượng mưa dồi dào, đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm
canh lúa nước. Là một trong những vùng dẫn đầu về trồng và sản xuất lúa gạo
tại Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. ĐBSCL có gần 4 triệu ha đất
nông nghiệp, mỗi năm riêng đồng bằng này có thể sản xuất ra hơn 18 triệu tấn
lúa chiếm 53% sản lượng lúa gạo cả nước và chiếm trên 90% sản lượng gạo
xuất khẩu của Việt Nam. Diện tích canh tác lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020
khu vực ĐBSCL là 1,541 triệu ha, giảm 63.000 ha so với vụ Đông Xuân 2018
- 2019. Năng suất lúa ước đạt 69,02 tạ/ha, tăng 1,27 tạ/ha (Bộ NN&PTNT,
2020).
Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp, trong đó, lúa được xác định là cây trồng
chủ lực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với diện tích canh
tác hằng năm trên 350.000 hecta, sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn mỗi năm. Tại
huyện Châu Thành, mặc dù thời gian qua được các ngành chức năng huyện
quan tâm hỗ trợ, nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp của nông dân trong
huyện vẫn còn gặp khó, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết diễn biến bất
thường, mưa nắng đan xen; áp thấp nhiệt đới; tình hình hạn mặn xâm nhập sâu
và kéo dài, độ mặn đo được tại các điểm đo dao động từ 0,4‰ đến 1,1‰, làm
thiệt hại hơn 788 ha lúa/26.000 ha vụ Đông xuân, vùng sản xuất ảnh hưởng
trực tiếp trên địa bàn các xã Phú Tân, Phú Tâm, An Hiệp, Thuận Hòa và thị
trấn Châu Thành. Thực tế cho thấy sản lượng lúa của huyện hàng năm khá lớn
nhưng vẫn còn tồn tại những yếu kém trong sản xuất: tập quán canh tác còn
lạc hậu, quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp, trình độ thâm canh chưa cao, năng suất
thấp,… Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh
hưởng của thời tiết, dịch bệnh và nhiều biến động của thị trường đầu vào cũng
như đầu ra, nên trong mỗi vụ mùa sản xuất trong năm đều có sự biến động về

1
chi phí sản xuất, năng suất, doanh thu và lợi nhuận khác nhau làm ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân trồng lúa trong huyện. Những điều đó làm cho
người dân sống bằng nghề nông, cụ thể là người dân trồng lúa có thu nhập
thấp, mức sống còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn.
Từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả tài
chính trong sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc
Trăng” để đánh giá thực trạng sản xuất lúa của vùng. Từ đó đưa ra những giải
pháp giúp nông hộ sản xuất lúa có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở huyện Châu
Thành, Tỉnh Sóc Trăng và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính
của nông hộ trên địa bàn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể
sau:
Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ ở
huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
nông hộ sản xuất lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính sản xuất
lúa của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu hiện nay như
thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông
hộ sản xuất lúa?
Câu hỏi 3: Hiệu quả tài chính đạt được của nông hộ sản xuất lúa như thế
nào?
Câu hỏi 4: Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tài chính trong
sản xuất lúa ở nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng?

2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cụ
thể là ở 02 xã: Hồ Đắc Kiện và thị trấn Châu Thành. Các nông hộ được phỏng
vấn theo tiêu chí là có tham gia sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2020 - 2021.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu sơ cấp được thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp các nông
hộ trồng lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 và số liệu thứ cấp sử dụng là số liệu từ
2018 đến tháng 6/2021 được thu thập trên các báo chí khoa học, cổng thông
tin điện tử, sở Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phòng Nông nghiệp huyện Châu
Thành.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Châu
Thành, tỉnh Sóc Trăng.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây về các loại sản phẩm nông
nghiệp của nông hộ tại một địa phương cụ thể cho thấy các đề tài sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến,... để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, sản xuất
của sản phẩm nông nghiệp.

3
Bảng 1.1 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

Tác giả và Phương pháp


Tên đề tài Kết quả
năm xuất bản nghiên cứu
Phân tích hiệu quả Dương Ngọc Mô hình hồi Kinh nghiệm (+),
tài chính mô hình Thành, Nguyễn quy đa biến trình độ học vấn
sản xuất xoài cát ở Vũ Phong (+), diện tích (+),
tỉnh Đồng Tháp (2014) chi phí đầu tư (+),
tham gia hội đoàn
(+), tham gia
tậphuấn (+).

Hiệu quả tài chính Khổng Tiến Phương pháp Giá phân NPK,
và sự sẳn lòng Dũng (2020) thống kê mô tả, DAP, URE KALI
chuyển đổi mô Phương pháp (+), giá thuốc (-),
hình lúa hữu cơ so sánh mô giá giống (-), diện
của nông hộ ở hình hàm lợi tích (+).
ĐBSCL nhuận Cobb
Douglas, hàm
logit

Phân tích tình hình Nguyễn Quốc Thống kê mô Chi phí lao động
sản xuất, tiêu thụ Nghi, Lưu tả, mô hình hồi (+), số năm kinh
và giải pháp nâng Thanh Đức Hải qui tuyến tính, nghiệm (+), tập
cao hiệu quả sản (2009) phân tích huấn kỹ thuật (+).
xuất khóm ở tỉnh SWOT.
Hậu Giang.

Phân tích hiệu quả Nguyễn Tuấn Mô hình hồi Chi phí phân (-),
hoạt động sản xuất Kiệt (2017) quy đa biến chi phí thuốc (-),
lúa của chương kinh nghiệm (+),
trình cùng nông tập huấn (+), diện
dân ra đồng với tích (+), TĐHV
doanh nghiệp tại (+).
huyện Vĩnh Hưng,
tỉnh Long An.

4
Tác giả và Phương pháp
Tên đề tài Kết quả
năm xuất bản nghiên cứu

Phân tích hiệu quả Nguyễn Văn Phân tích hồi Vốn vay (-), trình
kinh tế của nông hộ Tiền, Phạm Lê qui tuyến tính độ học vấn (+),
trồng sen trên địa Thông (2014) đa biến. diện tích đất canh
bàn tỉnh Đồng tác (-).
Tháp
Phân tích hiệu quả Nguyễn Thị Phương pháp Diện tích (+), kinh
tài chính của nông Thu An và Võ thông kê mô tả. nghiệm (+), tín
hộ trồng ớt ở vùng Thị Thanh Lộc Phương pháp dụng (+), TĐHV
ĐBSCL (2017) hồi qui tuyến (+), trồng ớt theo
tính đa biến. tiêu chuẩn chất
lượng (+), chi phí
đầu vào (-), chi phí
tăng thêm (-).

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2021)

Biến trình độ học vấn được hầu hết các nhóm tác giả lựa chọn vào mô
hình Nguyễn Thị Thu An, Võ Thị Thanh Lộc (2017), Nguyễn Tuấn Kiệt
(2017), Dương Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Phong (2014) với hệ số dương. Trình
độ cao nông dân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp thu kỹ thuật sản
xuất tiến bộ, nắm bắt thông tin thị trường và tiếp cận các nguồn đầu ra, thông
tin thị trường linh hoạt hơn hộ có trình độ thấp.
Biến kinh nghiệm có hệ số dương trong nghiên cứu của nhóm tác giả
Dương Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Phong (2014), Nguyễn Thị Thu An, Võ Thị
Thành Lộc (2017), Nguyễn Quốc Nghi, Lưu Thanh Đức Hải (2009). Hộ có
kinh nghiệm càng cao sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa và hiểu rõ
về tình hình sâu hại dịch bệnh.
Biến diện tích lúa có tác động cùng chiều với mô hình và mang dấu
dương theo nghiên cứu của các nhóm tác giả Dương Ngọc Thành, Nguyễn Vũ
Phong (2014), Nguyễn Thị Thu An, Võ Thị Thành Lộc (2017), Nguyễn Tuấn
Kiệt (2017). Diện tích của nông hộ tương đối lớn sẽ thuận lợi áp dụng các quy
trình kỹ thuật, chất lượng đồng nhất và cho sản lượng lớn. Mở rộng qui mô
diện tích sản xuất, biết tận dụng nguồn lực hợp lý thì thu nhập đạt được sẽ cao
hơn. Riêng đề tài nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Văn Tiển, Phạm Lê
Thông (2014), lại cho kết quả ngược lại, do trình độ canh tác và quản lý của

5
nông dân chưa cao nên không thể đảm đương tốt những vấn đề phát sinh khi
sản xuất với quy mô lớn, do vậy, làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất
trên quy mô diện tích lớn.
Biến tập huấn của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu An, Võ Thị Thành Lộc
(2017), Dương Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Phong (2014), Nguyễn Quốc Nghi,
Lưu Thanh Đức Hải (2009), Nguyễn Tuấn Kiệt (2017), mang hệ số dương và
có tác động cùng chiều với mô hình nghiên cứu. Có thể thấy tập huấn mang lại
rất nhiều lợi ích, nông dân có thể tiếp cận được nhưng tiến bộ khoa học kĩ
thuật hiện đại, năm bắt thông tin thị trường, tiếp thu kiến thức từ cán bộ nông
nghiệp ở địa phương. Bên cạnh đó tham gia các lớp tập huấn là cơ hội để nông
dân gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nâng cao sản lượng thu nhập.
Biến giá giống, giá phân chuẩn hóa của tác giả Khổng Tiến Dũng (2020)
trong nghiên cứu có giá phân Kali mang hệ số dương ngược chiều với mô hình
nghiên cứu. Có thể thấy giá các yếu tố đầu vào tăng sẽ làm ảnh hưởng đến chi
phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận từ việc trồng lúa.

6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Hộ nông dân (nông hộ): Tác giả Frank Ellis (1993), định nghĩa “Hộ nông
dân là hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất đai
của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm
trên hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ
vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo
cao”.
Ở Việt Nam có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo
Trần Quốc Khánh (2005), cho rằng: “Nông hộ là hình thức tổ chức kinh doanh
trong nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm một nhóm người cùng huyết tộc sống
chung trong mái nhà, có chung nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản
xuất nông nghiệp với mục tiêu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành
viên trong hộ”.
Từ các khái niệm trên ta có thể nhận thức được nông hộ là một đơn vị
kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị tiêu dùng mà hoạt động sản xuất chính của họ
là sản xuất nông nghiệp. Ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn tham gia các hoạt
động phi nông nghiệp (thương mại, tiểu thủ công nghiệp,…) ở mức độ khác
nhau.
2.1.2 Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm về sản xuất
Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2015), định nghĩa “Sản xuất là hoạt động tạo ra
sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các
yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm)”.
Sản xuất là các hoạt động chủ yếu trong kinh tế gia đình hay nói cách
khác là một quá trình mà nhà sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản
phẩm nhằm sử dụng, trao đổi hoặc mua bán. Yếu tố đầu vào đề cập ở đây là
đất hay các nguồn lực thuộc về tự nhiên, sức lao động là hoạt động của con
người tham gia vào quá trình sản xuất, tư bản hay vốn. Yếu tố đầu ra ở đây là
sản phẩm được tạo ra từ các yếu tố đầu vào, thường được đo lường bằng số
lượng, khối lượng.

7
2.1.2.2 Khái niệm hàm sản xuất
Hàm sản xuất cho biết lượng đầu ra tối đa có thể được tạo ra từ số lượng
cho trước của một tập hợp đầu vào. Do đó, hàm sản xuất có hàm ý biểu diễn
hiệu quả kỹ thuật bởi nó cho biết một sự chuyển hóa hiệu quả nhất từ đầu vào
thành đầu ra. Một hộ sản xuất được gọi là có hiệu quả kỹ thuật cao hơn hộ sản
xuất khác khi nó sản xuất ra nhiều đầu ra hơn với cùng một lượng đầu vào cho
trước.
Hàm sản xuất là hàm biểu diễn bằng toán học thể hiện mối quan hệ về
lượng các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Cho hàm sản xuất như thường lệ là:
Y =f ( x 1 , x 2 , … x m ; z 1 , z2 , … z n )

Trong đó: Y là giá đầu ra, x i là những đầu vào biến đổi và z i là những đầu
vào cố định.
Tuy có nhiều loại hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu đo
lường hiệu quả sản xuất nhưng dạng hàm Cobb-Douglas là phương pháp phổ
biến thường được sử dụng để nghiên cứu hiệu quả của hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
Cobb-Douglas (1928) thấy rằng log các yếu tố đầu vào x i và sản lượng Y
thường quan hệ theo dạng tuyến tính. Do vậy, hàm sản xuất thường được viết
dưới dạng là:
lnY =ln α 0 +α 1 ln x 1+ ...+ α n ln x n

hoặc: Y =α 0 . x1 α 1 … x n α n
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra trên 1 đơn vị diện tích (năng suất), x ilà
các yếu tố đầu vào (i=1,2,3,...n).
Hàm số α 0 đại diện cho tham số hiệu quả từ các yếu tố đầu vào cố định
X 1 , biểu diễn tác động của những yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào x i,
α 0 càng lớn thì sản lượng tối đa đạt được càng lớn.

2.1.3 Khái niệm về hiệu quả


Theo Farrell (1957) “Hiệu quả được định nghĩa là khả năng sản xuất ra
một mức đầu vào cho trước từ một khoảng chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả
của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu
và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu vào cho trước đó”.
Hiệu quả có thể được hiểu bằng một cách khác là “kết quả mong muốn,
cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu

8
quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất hay
lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động,
được đánh giá bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm” (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 289).
Hiệu quả tài chính: Lê Thị Chi (2013), “Hiệu quả tài chính được đo
lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Hiệu quả tài chính là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế
của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh.
Nó chỉ ra mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng
tiền bỏ ra trong mỗi chu kỳ kinh doanh”.
2.1.4 Một số chỉ tiêu và tỷ số tài chính dùng trong nghiên cứu
2.1.4.1 Doanh thu
Doanh thu của nông hộ chính là tổng giá trị sản phẩm thu được. Được
tính bằng cách lấy sản lượng nhân với giá bán thực tế của sản phẩm. Trong đó
sản lượng được xác định là sản lượng sản xuất được trong một kỳ kế toán
(năm) hoặc một chu kỳ sản xuất. Giá bán thực tế của sản phẩm là giá bán tại
nơi sản xuất (farm gate price). Trường hợp vận chuyển sản phẩm đi bán tại nơi
khác (ngoài khu vực sản xuất) thì phải quy đổi về giá bán thực tế bằng giá bán
trừ chi phí vận chuyển. (Đinh Phi Hổ, 2003).
Doanh thu = Giá bán * Sản lượng
2.1.4.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của
nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. (Đinh
Phi Hổ, 2003).
Tổng chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong suốt quá trình sản xuất
kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra sản
phẩm nhất định. Ở đây là sản xuất nông nghiệp nên các chi phí thông thường
là chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí đầu tư
phương tiện sản xuất, chi phí lao động,... (Đinh Phi Hổ, 2003).
Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí giống, chi phí thuốc BVTV, chi phí
phân bón, chi phí lao động và một số chi phí khác.
Chi phí giống = Đơn giá giống * Lượng giống sử dụng
Chi phí lao động = Tiền lương bình quân 1 ngày * Ngày công

9
Chi phí thuốc = Đơn giá thuốc * Lượng thuốc sử dụng
Chi phí phân bón = Đơn giá phân * Lượng phân sử dụng
2.1.4.3 Lợi nhuận
Trong sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuất nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
nó bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Lợi nhuận trong sản
xuất lúa của người nông dân sẽ bằng doanh thu trừ đi các chi phí mà người
nông dân bỏ ra.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
2.1.4.4 Doanh thu trên tổng chi phí (DT/TCP)
Tỷ số này phản ánh với một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu
được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số DT/TCP < 1 thì người sản xuất bị
lỗ, nếu DT/TCP = 1 thì người sản xuất hòa vốn, nếu DT/TCP > 1 thì người sản
xuất có lời.
DT/TCP = Doanh thu / Tổng chi phí
2.1.4.5 Lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TCP)
Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/TCP là số dương thì người sản xuất
có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
LN/TCP = Lợi nhuận / Tổng chi phí
2.1.4.6 Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT)
Tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi
nhuận, nghĩa là hộ giữ lại được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo
ra. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
LN/DT = Lợi nhuận / Doanh thu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo năm của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, Niên giám thống
kê huyện Châu Thành, cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, chi cục thống kê
huyện Châu Thành. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các thông tin có từ các
nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các trang

10
web và các bài báo đáng tin cậy. Thu thập từ các báo cáo trên sách, báo, các
văn bản hành chính của nhà nước, cơ quan. Thông tin từ các đề tài nghiên cứu,
luận văn tốt nghiệp đại học thạc sĩ và các tạp chí khoa học.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp thu nhập chủ yếu từ việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và
phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng lúa. Số liệu được thu nhập bằng cách phỏng
vấn trực tiếp từng nông hộ theo mẫu câu hỏi in sẵn để ghi nhận về thông tin về
nông hộ trồng lúa vụ Đông Xuân. Chi tiết phỏng vấn tại các địa bàn:
Bảng 2.1 Phân phối chọn mẫu 02 xã trồng lúa huyện Châu Thành
Địa bàn phỏng vấn Số quan sát Tỷ lệ (%)
Xã Hồ Đắc Kiện 23 38,33
Thị trấn Châu Thành 37 61,67
Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế

Phương pháp chọn mẫu: Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện với cỡ mẫu là 60 hộ dân trồng lúa. Dữ liệu ghi nhận được: Thông tin
chung về chủ hộ và nông hộ (Họ và tên, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, tham gia tập huấn kỹ thuật,...); Tình hình sản xuất (Hoạt động sản xuất
lúa, diện tích đất trồng lúa, tiếp cận khoa học – kỹ thuật, vốn,..); Thông tin về
chi phí sản xuất và lợi nhuận của nông hộ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Tổng hợp dữ liệu thu thập, tiến hành xử lý và mã hóa số liệu vào phần
mềm Excel và Stata thông qua các bảng khảo sát nông hộ. Các phương pháp
sử dụng trong đề tài là:
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân phối tần số và so sánh
để đánh giá thực trạng và hiệu quả tài chính, kết quả sản xuất chung của nông
hộ sản xuất lúa huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đây là phương pháp tổng
hợp các phương pháp đo lường, mô tả. Bảng thống kê này là hình thức trình
bày, số liệu thống kê và những thông tin đã thu thập được thông qua các chỉ
tiêu tần số, tỷ lệ, số trung bình, độ lệch chuẩn, số liệu so sánh tương đối và
tuyệt đối,...từ đó có thể nhận xét về tổng quan của nghiên cứu này(theo Võ Thị
Thanh Lộc và Huỳnh Hữu Thọ, 2016).

11
2.2.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy đa biến (OLS)
Sử dụng phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến (OLS): Để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trồng lúa của nông hộ huyện
Châu Thành. Kết quả thống kê của mô hình có thể nhận biết được biến nào có
tác động tích cực, biến nào có tác động tiêu cực đến HQTC. Để từ đó tận dụng
và phát huy những yếu tố có tác động cùng chiều với HQTC. Đồng thời hạn
chế và có biện pháp khắc phục những yếu tố tác động tiêu cực đến HQTC. Để
giúp người nông dân có những phương án sản xuất phù hợp. Góp phần nâng
cao HQTC cho người dân.
2.2.2.3 Mô hình hồi quy đa biến (OLS)
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thiết lập để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa, đại diện là chỉ tiêu lợi
nhuận. Thông qua phân tích hồi quy xem xét mức ý nghĩa thống kê của các
biến trong mô hình, nhận xét các biến tác động tích cực hay tiêu cực đến chỉ
tiêu lợi nhuận. Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng
tốt để phát huy và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục.
Mô hình hồi quy được trình bày như sau:
LnY =β 0 + β 1 lnP X 1 + β 2 lnP X 2+ β 3 lnP X 3 + β 4 ln X 4 + β 5 X 5+ β6 X 6 + ei

Trong đó: Y là lợi nhuận chuẩn hóa (hay lợi nhuận đơn vị sản lượng) của
nông hộ thứ I , được tính bằng tổng doanh thu trừ các khoản chi phí như chi
phí phân bón, thuốc nông dược và giống,… sau đó chia cho giá lúa; β 0 là hệ số
tự do, là hệ số tương quan thứ i ứng với các biến độc lập như P X i (i=1,2,...,)
và các biến độc lập X 5 , X 6 . Các giá trị đại diện cho mức ảnh hưởng của các yếu
tố đầu vào đối với lợi nhuận. Chúng còn đo lường hệ số co giãn của lợi nhuận
theo số lượng của các yếu tố đầu vào vì chúng cho biết khi các yếu tố đầu vào
tăng lên 1% thì làm cho lợi nhuận thay đổi bao nhiêu phần trăm (%), mức thay
đổi đồng biến hay nghịch biến tùy thuộc vào dấu của giá trị biến, P X i là giá
chuẩn hóa của các yếu tố đầu vào (giá bình quân đầu vào thứ i chia giá đầu ra)
và các yếu tố cố định khác, e i là sai số hỗn hợp của mô hình.

12
Bảng 2.2 Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy (OLS)
Dấu kì
Tên biến Kí hiệu Diễn giải
vọng
LnPnpk P X1 Giá phân NPK chuẩn hóa, được -
tính bằng giá 1 kg phân NPK chia
cho giá 1 kg lúa bán ra.

LnPure P X2 Giá phân URE chuẩn hóa, được -


tính bằng giá 1 kg phân URE chia
cho giá 1 kg lúa bán ra.

LnPgiong P X3 Giá giống chuẩn hóa, được tính -


bằng giá 1 kg giống chia cho giá
1kg lúa bán ra.

LnDientich X4 Tổng diện tích nông hộ sản xuất +/-


lúa (1000m2)

GIONGXACNHAN X5 Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ sử dụng +


giống có xác nhận, giá trị 0 là sử
dụng giống không xác nhận

TAPHUAN X6 Nhận giá trị tương ứng với số 1 +


nếu hộ có tham gia tập huấn kỹ
thuật và giá trị 0 là không tham
gia
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đề tài sử dụng mô hình tuyến tính với các biến được chọn là diện tích,
tham gia tập huấn, giống xác nhận, các biến đầu vào chuẩn hóa. Dấu của các
hệ số ước lượng β i nói lên sự tương quan thuận hay nghịch của các biến độc
lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình. Kỳ vọng của các hệ số ước lượng
như sau:
 P X 1 , P X 2 , P X 3: Biến giá các đầu vào như phân chuẩn hóa NPK
(LnPnpk), URE (LnPure) và giá giống (LnPgiong) được kỳ vọng tác
động đến lợi nhuận, làm cho lợi nhuận giảm, khi giá các đầu vào ngày
càng tăng dẫn đến chi phí sản xuất lúa càng tăng làm cho lợi nhuận
ngày càng giảm nên cả ba biến này được kỳ vọng mang dấu (-).
 X 4: Biến diện tích có tác động cùng chiều với lợi nhuận và được kỳ
vọng mang dấu (+). Diện tích của nông hộ tương đối lớn sẽ thuận lợi áp

13
dụngcác quy trình kỹ thuật và cho sản lượng lớn. Hoặc ngược lại mang
dấu kỳ vọng (-) vì nếu trình độ canh tác và quản lý của nông dân chưa
cao nên không thể đảm đương tốt những vấn đề phát sinh khi sản xuất
với quy mô lớn, do vậy, làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất trên
quy mô diện tích lớn.
 X 5 : giống xác nhận là biến giả trong mô hình, biến này ghi nhận giá trị
1 nếu là giống lúa xác nhận hay nguyên chủng và nhận giá trị 0 nếu là
giống thường. Nếu nông hộ sử dụng giống xác nhận cho sản xuất có thể
giúp việc tăng hiệu quả tài chính cho nông hộ. Nên biến này kỳ vọng
mang dấu dương.
 X 6 : Nông hộ canh tác được tham gia tập huấn, đây là biến giả. Tập
huấn bao gồm kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh
trên lúa. Khi tham gia tập huấn nhiều lần các nông hộ sẽ nắm bắt được
các bước thực hiện cũng như hiểu rõ hơn kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát
được lượng phân bón, thuốc BVTT một cách an toàn và hiệu quả hơn,
điều này trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa trong vụ. Biến này
mang dầu kì vọng dương nghĩa là sẽ được kỳ vọng mang lại tác động
tích cực đối với việc canh tác lúa của nông hộ.

14
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH


3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, có vị trí địa lý
tiếp giáp sau:
- Phía Bắc giáp huyện Kế Sách.
- Phía Đông giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Long Phú.
- Phía Tây Nam giáp huyện Mỹ Tú.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Huyện được chia thành 07 xã: Hồ Đắc Kiện, Phú Tâm, Thuận Hòa, Phú
Tân, Thiện Mỹ, An Hiệp, An Ninh và 01 thị trấn Châu Thành là huyện lỵ.

Nguồn: Cổng thông tin huyện Châu Thành


Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành
3.1.1.2 Dân số
Dân số có 100.683 người, chiếm 7,78% dân số trung bình của tỉnh; có 03
dân tộc Kinh - Hoa – Khmer sinh sống.
3.1.1.3 Tài nguyên
Toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 70 –
200 cm. Địa chất được hình thành bởi các tầng địa chất chủ yếu là trầm tích
mới. Độ sâu từ 0-20 m phổ biến là đất sét pha thịt có độ dẻo cao mềm, chịu

15
lực kém. Độ sâu từ 20-21 m là đất sét có độ dẻo trung bình và thấp, chịu lực
tốt.
Tài nguyên đất đai: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Châu Thành là
23.593 ha, chiếm 7,14% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đất
đai được sử dụng mới nhiều mục đích khác nhau, cụ thể: Đất nông nghiệp là
21.145 ha, chiếm 89,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện (đất sản xuất
nông nghệp là 19.482 ha, chiếm 82,6%, chủ yếu trồng lúa 16.497 ha, đất trồng
khác 2.985 ha); đất lâm nghiệp là 524 ha và đất nuôi trồng thủy sản là 56 ha,
đất nông nghiệp khác 1.083 ha. Đất phi nông nghiệp 2.448 ha, chiếm 10,4%
diện tích tự nhiên, trong đó đất ở 420 ha, đất chuyên dùng 1.580 ha; đất sông
rạch và mặt nước là 330 ha, các loại đất phi nông nghiệp khác là 52 ha, đất
chưa sử dụng còn 66 ha.
Tài nguyên nước: Một là nguồn nước mặt: chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi
sông Hậu, sông Mỹ Thanh theo kênh Phụng Hiệp – Sóc Trăng, sông Nhu Gia
và qua sông Kế Sách vào các kênh 8 thước, 9 thước, Trà Cú,… cung cấp
nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có các
ao, hồ, kênh rạch được phân bố rải rác và là tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản. Chế độ thủy triều các sông rạch trên địa bàn huyện chịu
ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không điều của biển Đông với biên độ triều
từ 0,4 – 1 m. Tuy nhiên, Châu Thành là vùng đất cao nên không bị ảnh hưởng
của xâm nhập mặn, nhưng khó khăn về nước trong mùa khô. Hai là nguồn
nước ngầm: khá dồi dào, nước ngầm mạch sâu từ 100 – 180 m, chất lượng
nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, nước ngầm mạch nông từ 5 – 30 m thường
bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 524 ha, chiếm
2,2% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Rừng ở Châu Thành là rừng sản xuất,
chủ yếu là rừng tràm. Tài nguyên rừng của huyện Châu Thành tập trung ở các
lâm trường thuộc các phân trường Sóc Trăng. Rừng được trồng trên đất sản
xuất nông nghiệp kém hiệu quả.
Tài nguyên khoáng sản: Châu Thành có nguồn đất sét, cát, các loại
khoáng sản khác chưa được khảo sát. Nguồn đất sét có thể sử dụng trong sản
xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói,…
Tài nguyên thủy sản: Tiềm năng thủy sản là lợi thế lớn trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong phạm vi toàn huyện. Châu
Thành có tài nguyên thủy sản khá đa dạng và phong phú, chủ yếu là các loại
thủy sản nước ngọt. Các loài thủy sản có giá trị như: cá tra, cá mè vinh, rô phi,

16
rô đồng, cá trê lai, cá lóc, tôm càng xanh,… các loại đặc sản khác như ba ba,
rùa, lươn, ếch,…
Tài nguyên sinh vật (cây trồng, vật nuôi): Về cây trồng truyền thống
chủ yếu là cây lúa, với nhiều giống lúa thuần chủng có năng suất cao; đặc biệt
có giống lúa đặc sản đang được trồng khá phổ biến. Các cây trồng khác như
bắp, khoai lang, đậu xanh, đậu nành là những loại cây trồng chủ lực mang lại
sản lượng và giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Châu Thành còn có các loại rau thực
phẩm bao gồm: cà chua, ớt, dưa hấu, hành lá, hành tím, hẹ, rau cần, rau
muống, rau thơm, cải bẹ xanh, cải ngọt,… Và các loại rau nhập từ các vùng
nhiệt đới như: bắp cải, su hòa, cà chua, khổ qua… Cây lâu năm gồm các loại
như: cam sành, quýt đường, bưởi, nhãn tiêu, long nhãn, xoài các loại,… Ngoài
các loại vật nuôi truyền thống như trâu, bò, heo, gà, vịt,… hiện nay huyện
Châu Thành đang hình thành việc chăn nuôi bò sữa.
3.1.1.4 Khí hậu
Huyện Châu Thành nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nên cũng
mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 02 mùa: mùa mưa và mùa khô.
Mưa: Mùa mưa thường trùng với gió mùa Tây Nam từ biển Đông thổi
vào từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch, mang theo nhiều hơi nước làm cho
thời tiết mát mẽ, khí hậu ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm bình quân 1.840
mm/năm, phân bố không điều giữa các mùa; mùa mưa tập trung nhiều nhất
vào các tháng 7, 8, 9, 10. Mưa thường xảy ra và kết thúc rất nhanh nên mang
đặc tính mưa giông. Cuối tháng 7, đầu tháng 8 thường có tiểu hạn gọi là hạn
Bà Chằn kéo dài từ 10 – 15 ngày.
Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4; gió
Đông Nam tháng 5; gió Tây từ tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10.
Tốc độ gió trung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s;
trung bình tháng nhỏ nhất là 3,1m/s.
Ẩm độ: Bình quân hàng năm là 83,4%, trong mùa mưa là 88%, mùa khô
là 77,3%; ẩm độ giữa các tháng trong năm chênh lệch không đáng kể phù hợp
với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Đặc điểm khí hậu và thời tiết ở huyện Châu Thành thuận lợi cho sản xuất
và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu có thể phát triển
nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng nhiệt đới; mặt khác, với nền
nhiệt đới, ẩm độ tương đối cao có tác động mạnh đến thúc đẩy tăng trưởng
khối lượng, tăng năng suất các loại cây trồng. Thời tiết không có bão cũng là

17
một thuận lợi trong sinh hoạt và phát triển sản xuất. Hạn chế lớn nhất là về
mùa khô, lượng mưa ít, gây hạn ảnh hưởng đối với sản xuất.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Về trồng trọt: Đến nay, toàn huyện xuống giống được 26.811,5 ha, đạt
66,2% kế hoạch, tăng 253,6 ha; Thực hiện cánh đồng sản xuất tập trung được
90 điểm, diện tích 12.664,4 ha, chiếm 47,23% tổng diện tích xuống giống;
màu và cây công nghiệp ngắn ngày đã xuống giống được 966,8 ha. Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng được đẩy mạnh, đúng hướng, bước đầu hình thành một
số vùng chuyên canh đạt hiệu quả. Các ngành nghề phục vụ sản xuất nông
nghiệp ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại
chổ. Hiện nay, do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để kiểm
soát dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định thực hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên
toàn tỉnh. Dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ
nông sản của bà con nông dân tại các địa phương, một số nông dân không tìm
được đầu ra, nông sản thì giá giảm mạnh, khiến bà con rất lo lắng. Tình trạng
này cũng đã và đang diễn ra tại huyện Châu Thành. Để tháo gỡ khó khăn trong
khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân, tránh thiệt hại kinh tế, giúp bà con có
thu nhập, ổn định đời sống, hướng tới thực hiện hiệu quả mục tiêu kép: vừa
chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, Huyện ủy, UBND huyện đã có
nhiều cuộc họp triển khai, chỉ đạo các ngành tìm hướng đi mới, nhằm giúp tiêu
thụ nông sản cho nông dân, không để các mặt hàng của nông dân thu hoạch
phải bị thất thu. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tạo những nhóm group
trên các trang mạng như zalo, facebook… nhằm kêu gọi sự đồng hành từ các
đoàn thể chính trị - xã hội, mạnh thường quân, người dân chia sẻ về những
khó khăn trong tiêu thụ nông sản, giúp bà con sớm vượt qua khó khăn.
Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện thả nuôi được
36.713 con. Trong giai đoạn 2019 huyện đã triển khai dự án nuôi bò thịt và
các dự án hỗ trợ sinh kế. Toàn huyện có 05 trang trại chăn nuôi gà và 01 trang
trại chăn nuôi heo. Do ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi nên có trên 3.700
con heo mắc bệnh, với trọng lượng trên 248.000 kg, ngân sách nhà nước hỗ
trợ gần 07 tỷ đồng. Tuy lượng chất thải chăn nuôi phát sinh lớn nhưng việc xử
lý chất thải còn hạn chế. Đối với loại hình nuôi heo trang trại, chất thải rắn,
thải nước (nước tiểu gia súc, gia cầm, nước rửa chuồng trại) thường được xử
lý bằng hình thức Biogas hoặc thải vào ao mương để chúng phân hủy tự nhiên.
Phần còn lại được thải trực tiếp ra ao, sông, kênh, rạch, hệ thống thoát nước.
Đối với loại hình chăn nuôi không tập trung, phương thức chăn nuôi chủ yếu
thả rông, nhỏ lẻ, phân tán trong dân, chất thải phát sinh hầu như không được

18
thu gom, xử lý mà phát trực tiếp ra môi trường xung quanh hoặc xử lý sơ bộ
rồi thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí,
mùi hôi khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Ước đạt 3.231 tỷ đồng, tăng
25,7% so cùng kỳ, tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đến
nay đạt 1.890 tỷ đồng tỷ đồng, tổng thu ngân sách đến nay ước đạt 13,558 tỷ
đồng.
Về y tế: Dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường
khi số ca mắc mới trong cộng đồng liên tục tăng. Nhằm kịp thời giám sát các
nguồn lây trong cộng đồng, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch
Covid-19, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, trên địa bàn huyện
Châu Thành, từ cấp huyện đến các xã, ấp đã sớm kích hoạt hoạt động của tổ
giám sát cộng đồng phòng, chống dịch. Ngay từ khi hoạt động, các tổ giám sát
đã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, kiểm soát người ra vào địa
bàn và giám sát việc phòng, chống dịch bệnh tại các khu dân cư trên địa bàn
huyện. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân luôn đảm bảo và kịp thời. Đặc biệt huyện thực hiện tốt
công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid 19 trên địa bàn huyện.
Về văn hóa – xã hội: Huyện luôn quan tâm đầu tư, củng cố và nâng cao
chất lượng.Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, giải quyết
khiếu nại, tố cáo được triển khai tích cực. Thực hiện tốt công tác chỉnh trang
và sắp xếp trật tự mua bán, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng lề đường,
vỉa hè; các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, được quan tâm đầu
tư, lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục phát triển, thực hiện tốt các chính sách an
sinh xã hội; quốc phòng, an ninh được giữ vững ổn định; công tác xây dựng
chính quyền, cải cách hành chính được đẩy mạnh thực hiện; tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ CÂY LÚA VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN
3.2.1 Giới thiệu về cây lúa
Lúa gạo là một loại cây lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người (chủ
yếu ở Châu Á và Mỹ La Tinh), chiếm 50% dân số thế giới. Cây lúa có chiều
cao từ 90 cm – 100 cm, với các lá mỏng, hẹp khoảng 2 - 2,5 cm và dài 20 – 40
cm. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa
chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa
phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35 – 50 cm. Thời gian sinh trưởng của cây

19
lúa: Tính từ lúc hạt lúa nẩy mầm đến lúc thu hoạch, dao động khoảng 90 - 110
ngày đối với các giống lúa hiện trồng.
Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu
được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Hạt lúa nhỏ,
cứng dài 5 – 12 mm và dày 2 – 3 mm.
Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng.
Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách
cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng.
3.2.1.1 Đặc điểm sinh học
Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng.
Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mởn,
lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm
ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ.
Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành
hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo.
3.2.1.2 Tính chất
Cây lúa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất phù sa, đất phèn,
… quan trọng là phải đảm bảo đủ nước cho cây. Lúa là loại cây chủ yếu sống
dưới nước.
3.2.1.3 Nhiệt độ
Về nhiệt độ: Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định
năng suất của cây lúa. Cây lúa có thể sống trong khoảng từ 10 – 40 0C, tuy
nhiên nhiệt độ thích hợp nhất để cây lúa phát triển là trong khoảng 20 – 32 0C.
Nếu nhiệt độ tăng hơn 400C hoặc dưới 150C thì cây sẽ phát triển chậm lại, còn
nhiệt độ giảm xuống dưới 120C thì cây sẽ ngừng phát triển.
3.2.1.4 Các thời kỳ và giai đoạn phát triển của cây lúa
Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng
chính:
1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi
bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi
gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa).
2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa đến
khi lúa trổ bông và thụ tinh (bao gồm từ: Làm đòng - phân hoá đòng,
đến trổ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh).

20
3. Thời kỳ chín: Sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời
kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn từ năm 2018 đến tháng
6/2021. Bảng 3.1 dưới đây sẽ chỉ cho ta thấy rõ hơn về những thay đổi trong
quá trình sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh
Sóc Trăng.
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Châu Thành giai đoạn 2018 đến
tháng 6/2021

2018 - 2019 2019 - 2020


Chỉ Tháng
2018 2019 2020 Tuyệ Tươn Tuyệ Tươn
tiêu 6/2021
t đối g đối t đối g đối
(%) (%)
Diện
- -
tích 45.108 44.225 43.599 42.676 -1,99 -1,43
883,3 625,6
(ha)
Năng
suất
6,01 6,16 6,14 6,82 0,15 2,44 -0,02 -0,33
(tấn/ha
)
Sản
- -
lượng 270.972 267.866 267.547 182.854 -1,16 -0,11
3.106 318,2
(tấn)
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, 2018 đến tháng
6/2021

Số liệu bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích gieo trồng lúa từ năm 2018 –
2020 có giảm đáng kể. Năm 2018 diện tích trồng lúa là 45.108,3 ha, đến năm
2019 thì diện tích trồng lúa giảm nhẹ còn 44.225 ha (giảm 883,3 ha), đến năm
2019 tiếp tục giảm còn 43.599,4 ha (giảm 625,6 ha). Nguyên nhân chủ yếu do
chuyển đổi những đất trồng lúa kém hiệu quả và cải tạo vườn tạp sang đất
trồng cây ăn trái.
Năng suất lúa trung bình tại huyện Châu Thành năm 2018 đạt 6.01
tấn/ha, năm 2019 năng suất lúa trung bình tăng đạt 6.16 tấn/ha, đến năm 2020
thì năng suất lúa giảm nhẹ còn 6.14 tấn/ha (so với năm 2019 giảm 0,02
tấn/ha). Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa tại huyện Châu Thành đang có
chiều hướng tăng, chất lượng lúa cũng được nâng cao đáp ứng cho nhu cầu

21
xuất khẩu và thực hiện chủ trương sử dụng giống lúa có chất lượng và năng
suất cao.
Sản lượng lúa trong 3 năm qua của toàn huyện khá cao. Tuy nhiên sản
lượng lúa giảm nhẹ qua các năm do diện tích canh tác lúa giảm dẫn đến sản
lượng giảm. Cụ thể sản lượng lúa của toàn huyện năm 2019 là 267.866 tấn
(giảm 3.106 tấn so với năm 2018), năm 2020 sản lượng lúa đạt 267.547 (giảm
318,2 tấn so với năm 2019).
Nhìn chung, Châu Thành là huyện khá phát triển về mặt nông nghiệp do
có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa từ đất đai đến khí
hậu và con người. Bên cạnh đó, trong năm 2021 vừa qua các sở ban ngành
nông nghiệp của huyện cũng đề ra nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông
dân trong quá trình sản xuất về nhiều mặt như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi
và công tác khuyến nông ngày càng được đẩy mạnh góp phần cho ngành nông
nghiệp của huyện ngày càng phát triển đặc biệt là cây lúa. Ngoài ra, nhà nước
còn có một số chính sách hỗ trợ cho một số hộ không đủ điều kiện để sản xuất.
Mặc dù gặp khá nhiều thuận lợi nhưng ngành nông nghiệp của huyện cũng
tránh khỏi không ít khó khăn trong quá trình sản xuất như: Biến đổi khí hậu
thất thường dẫn đến xảy ra nhiều dịch hại xuất hiện phá hoại mùa màng. Đặc
biệt là gần đây trên địa bàn huyện xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây lúa, các sở ban ngành của
huyện đã chỉ đạo xây dựng các cống ngăn mặn, nhưng một số nơi không kịp
xử lý, nguồn nước đã bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nông dân và
nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
cây lúa dẫn đến giảm chất lượng và năng suất cây lúa của một số nông hộ.

22
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG

4.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG MẪU KHẢO
SÁT
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ sản xuất lúa tại huyện Châu
Thành
Thông tin chung của nông trồng lúa được thu thập từ các mẫu khảo sát
qua các chỉ tiêu như tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số nhân
khẩu, số người tham gia lao động sản xuất lúa, diện tích lúa.
Bảng 4.4 Thông tin chung về nông hộ trồng lúa
Trung Lớn Nhỏ Độ lệch
Chỉ tiêu
bình nhất nhất chuẩn
Trình độ học vấn 7,90 15,00 0,00 4,02
Số nhân khẩu 4,18 7,00 3,00 0,93
Tuổi chủ hộ 40,98 62,00 22,00 9,40
Kinh nghiệm 17,00 40,00 2,00 10,51
Diện tích trồng lúa 27,20 65,00 5,00 12,74
Số lao động tham gia sản xuất lúa 1,45 3,00 1,00 0,60
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

4.1.1.1 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ
thuật và ứng dụng vào trong sản xuất của nông hộ phụ thuộc (Phạm Lê Thông,
2010). Trình độ học vấn của chủ hộ cao thì việc học hỏi, nắm bắt thông tin thị
trường, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn so
với những nông hộ có trình độ học vấn thấp.
Qua khảo sát thực tế được trình bày ở Bảng 4.1 cho thấy trình độ học vấn
trung bình của nông hộ là khoảng 7,9 năm (tương đương với trung học cơ sở,
trong đó hộ có trình độ học vấn thấp nhất của nông hộ là 0 tương ứng với
không đi học và cao nhất là 15 năm tương ứng với nông hộ học trên trung học
phổ thông. Nguyên nhân là do tuổi trung bình của nông hộ khá cao (khoảng
40.98 tuổi), mà hệ thống giáo dục vào thời điểm những năm 90 còn gặp nhiều

23
khó khăn, điều kiện kinh tế của nông hộ còn hạn chế. Một nguyên nhân khác
là địa bàn sinh sống của nông hộ là vùng nông thôn nên điều kiện đi lại khó
khăn. Tuy nhiên cũng có hộ đạt đến trình độ cao đẳng, đại học.
4.1.1.2 Nguồn nhân lực của nông hộ
Lao động là một yếu tố quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong
mọi lĩnh vực hoạt động và sản xuất lúa, đặt biệt là sản xuất lúa nhỏ lẻ theo hộ
gia đình như ở Việt Nam. Sản xuất lúa không đòi hỏi lao động có trình độ kỹ
thuật cao, mà các thành viên trong gia đình thay phiên nhau tham gia vào sản
xuất. Lao động của các nông hộ sản xuất ở huyện chủ yếu là LĐGĐ. Với lực
lượng sẵn có trong gia đình đó là một ưu thế - là nguồn nhân lực đáng kể có
thể đáp ứng đủ nhu cầu về lao động phục vụ sản xuất lúa làm giảm chi phí
thuê mướn lao động. Cho nên sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ tiết kiệm
được chi phí thuê mướn góp phần tăng thêm thu nhập.
Bảng 4.5 Nguồn nhân lực của nông hộ trồng lúa
Chỉ tiêu Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất
Số nhân khẩu 4,18 7,00 3,00
Số lao động tham gia sản xuất 1,45 3,00 1,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Trong quá trình sản xuất, lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất, lợi nhuận và chất lượng lúa của nông hộ thông qua kỹ thuật
sản xuất và thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực và các yếu tố đầu vào. Qua
kết quả bảng 4.2 cho thấy trung bình mỗi hộ có 4,18 người, thấp nhất là 3
người và cao nhất là 7 người. Trung bình mỗi hộ có 1,45 người tham gia sản
xuất, mỗi gia đình đa số khoảng 3 - 7 người nhưng chỉ khoảng 2 người tham
gia sản xuất lúa là khá ít vì một số thành viên ở độ tuổi lao động thì đi làm ở
nơi khác hoặc những thành viên nhỏ tuổi chưa đủ tuổi lao động thì chưa tham
gia sản xuất. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị trong quá trình
sản xuất lúa nên không cần nhiều lao động. Bên cạnh đó, một số gia đình sản
xuất lúa với diện tích không nhiều nên cũng không cần quá nhiều LĐGĐ để
sản xuất.
4.1.1.3 Tuổi của chủ hộ
Chủ hộ là người đứng đầu và đưa ra các quyết định quan trọng trong sản
xuất và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Độ tuổi của chủ
hộ ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng lao động phục vụ trong quá
trình sản xuất.

24
Chủ hộ được phỏng vấn có độ tuổi rất đa dạng, độ tuổi của nhóm chủ hộ
tham gia sản xuất lúa trên địa bàn huyện Châu Thành có độ tuổi trung bình là
40,98 tuổi, độ tuổi trung bình của hộ sản xuất lúa tương đối lớn, độ tuổi thấp
nhất là 22 tuổi, lớn nhất là 62 tuổi (Bảng 4.1).
Bảng 4.6 Tuổi của chủ hộ trồng lúa
Tuổi Tần số Tỷ trọng (%)
Dưới 30 8 13,34
Từ 31 – 40 17 28,33
Từ 41 – 50 25 41,66
Từ 51 – 60 8 13,34
Trên 60 2 3,33
Tổng 60 100,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Số hộ có độ tuổi từ 41 - 50 là 25 hộ chiếm tỷ trọng cao nhất là 41,66%


tổng số hộ, số hộ có độ tuổi từ 31 - 40 là 17 hộ chiếm tỷ trọng cao thứ hai với
28,33%, chủ hộ có độ tuổi dưới 30 là 8 hộ và từ 51 - 60 là 8 hộ có cùng tỷ
trọng chiếm 13,34%, độ tuổi trên 60 là 2 hộ chiếm tỷ trọng thấp nhất là 3,33%
(Bảng 4.3). Điều này cho thấy đa số các nông hộ trồng lúa là chủ hộ và có độ
tuổi khá cao do lực lượng lao động trẻ đa số đã đi tìm việc làm ở các thành
phố và trung tâm kinh tế lớn ở nước ta, còn người lớn tuổi thì ở lại quê nhà sản
xuất nông nghiệp, trồng trọt trên đất đai của mình.
4.1.1.4 Kinh nghiệm của chủ hộ
Kinh nghiệm sản xuất chính là số năm sản xuất của nông hộ. Kinh
nghiệm sản xuất ảnh hưởng tương đối lớn đến năng suất và lợi nhuận của nông
hộ. Người tham gia sản xuất càng lâu thì kinh nghiệm càng nhiều và sẽ sản
xuất đạt hiệu quả hơn so với người ít kinh nghệm vì họ biết được giai đoạn
nào nên sử dụng kỹ thuật gì, liều lượng phân bón và phun thuốc ra sao, nhận
biết được dịch hại,… cũng tốt hơn so với nông dân ít kinh nghiệm. Kinh
nghiệm sản xuất cũng góp phần không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực sản
xuất, người sản xuất có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất càng lâu thì việc
sử dụng các yếu tố đầu vào càng hiệu quả (Simar và Wilson, 2007).
Từ số liệu thống kê được trình bày ở Bảng 4.1 cho thấy số năm kinh
nghiệm trung bình của nông hộ là hơn 17 năm, hộ có số năm kinh nghiệm ít
nhất là 2 năm và hộ có kinh nghiệm trồng lâu nhất là 40 năm. Điều này chứng

25
tỏ hầu hết người dân trên địa bàn nghiên cứu đã tham gia làm lúa từ rất sớm và
đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm giúp người dân có thêm nhiều sự hiểu
biết về thời tiết, phòng ngừa dịch bệnh,… tăng khả năng sản xuất lúa cho nông
hộ.
Bảng 4.7 Kinh nghiệm của nông hộ trồng lúa
Số năm kinh nghiệm Tần số Tỷ trọng (%)
Dưới 5 năm 4 6,67
Từ 5 – 10 năm 22 36,67
Trên 10 năm 34 56,66
Tổng 60 100,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Số năm kinh nghiệm dưới 5 năm là 4 hộ chiếm tỷ trọng thấp nhất là


6,67% và chiếm tỷ trọng cao nhất là số năm kinh nghiệm trên 10 năm với 34
hộ chiếm tỷ trọng là 56,66%, còn lại là số năm kinh nghiệm từ 5 – 10 năm với
22 hộ chiếm tỷ trọng 36,67% (Bảng 4.4). Số năm trồng lúa của nông hộ càng
lớn thì họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng trọt hơn, góp phần trong việc
né tránh thiên tai, lũ lụt, cũng như cách bón phân, phun xịt thuốc hay cách
phòng trừ dịch bệnh hiệu quả hơn. Lao động lớn tuổi tuy tích lũy được nhiều
kinh nghiệm sản xuất nhưng đây cũng là một khó khắn trong việc áp dụng
KHKT vào canh tác lúa, một số nông dân bảo thủ chỉ làm theo kinh nghiệm cá
nhân dẫn đến sản xuất lúa lạc hậu lãng phí nguồn lực sản xuất như: chi phí lao
động, phân bón, thuốc BVTV,… Nhưng nông hộ trẻ tuổi tuy chưa có nhiều
kinh nghiệm nhưng có nhiều cơ hội cải tiến sản xuất và dễ dàng tiếp cận tiến
bộ KHKT.
4.1.2 Diện tích của chủ hộ
Đất đai giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất của nông hộ,
nó quyết định một phần năng suất cây trồng. Nếu đất đai màu mỡ sẽ có năng
suất cao hơn những nơi có đất xấu bạc màu, hoặc một vùng đất thuận tiện
trong việc vận chuyển máy móc và có nguồn nước tốt sẽ giảm được nhiều chi
phí cho nông hộ. Cây lúa rất cần nước nếu nông hộ có vùng đất thông với
kênh mương sẽ đảm báo cây lúa đủ nước và phát triển tốt. Nhìn chung diện
tích đất của hộ sản xuất không thay đổi vì đây là diện tích canh tác hàng năm
của chủ hộ, tuy có nhiều hộ có thể thuê mướn đất làm thêm nhưng qua các
quan sát thì hầu như diện tích của họ là diện tích hiện có ở nhà và không có
thuê mướn thêm.

26
Bảng 4.8 Diện tích trồng lúa của chủ hộ
Diện tích Tần số Tỷ trọng (%)
Dưới 10.000 m2 2 3,34
Từ 10.000 m2 – dưới 20.000 m2 4 6,68
Từ 20.000 m2 – dưới 30.000 m2 41 68,31
Trên 30.000 m2 13 21,67
Tổng 60 100,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Kết quả khảo sát 60 hộ trồng lúa tại huyện Châu Thành cho thấy số hộ có
diện tích trồng lúa dưới 10.000 m2 chỉ có 2 hộ chiếm tỷ trọng 3,34%, có 4
nông hộ có diện tích trồng lúa từ 10.000 m 2 – dưới 20.000 m2 chiếm 6,68%, số
hộ có diện tích trồng lúa từ 20.000 m2 – dưới 30.000 m2 là 41 hộ chiếm
68,31%, còn lại có 13 hộ có diện tích trồng trên 30.000 m 2 chiếm tỷ trọng
21,67%. Trong 60 hộ quan sát có diện tích sản xuất trung bình là khoảng
27.000 m2, thấp nhất là 5.000m2, chủ hộ có diện tích cao nhất lên đến 65.000
m2 (Bảng 4.1) do địa hình và tập quán tại địa phương chủ yếu sản xuất lúa.
Đây là thu nhập chính của gia đình nên hầu như tại địa bàn diện tích sản xuất
lúa rất lớn.
4.1.3 Giới tính của chủ hộ
Từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ thì hầu hết các lao động chính
của nông hộ là nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ rất nhiều. Cụ thể tình hình
giới tính được phản ánh như sau:
Bảng 4.9 Giới tính của chủ hộ
Giới tính Tần số Tỷ trọng (%)
Nam 53 88,33
Nữ 7 11,67
Tổng 60 100,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Theo kết quả phân tích từ Bảng 4.6 cho thấy, hoạt động sản xuất lúa tại
huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đòi hỏi lao động phải có sức khỏe tốt để
thực hiện các yêu cầu nặng nhọc về cày bừa, bón phân, phun thuốc sâu,… và
thường xuyên làm việc ngoài trời nên phần lớn lao động chính sản xuất lúa

27
vẫn là nam giới chiếm 88,33%. Ngược lại, đối với lao động nữ giới chỉ chiếm
11,67%.
4.1.4 Tham gia tập huấn
Tập huấn là một trong những phương pháp cần thiết giúp nông dân dễ
dàng tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Những
buổi tập huấn chủ yếu với nội dung về biện pháp vệ sinh đồng ruộng, thời vụ
gieo trồng, cơ cấu giống, kỹ thuật chăm sóc, cách sử dụng phân bón cho từng
thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa, phòng trừ sâu bệnh cho cây
lúa,...
Tham gia tập huấn người nông dân được tìm hiểu về quy trình sản xuất
lúa chất lượng cao từ khâu chọn giống, chuẩn bị đất trước khi gieo sạ, xuống
giống đặc biệt là phải xuống giống theo lịch thời vụ của địa phương; chăm sóc
cây lúa từ quản lý nước, cách phòng trừ dịch hại như ốc bươu vàng, rầy nâu,
sâu cuốn lá, và các bệnh hại như: Đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt,...
Bảng 4.10 Tham gia tập huấn
Tập huấn Tần số Tỷ trọng (%)

Có tập huấn 29 48,33

Không có tập huấn 31 51,67

Tổng 60 100,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Bảng 4.7 cho thấy số lượng hộ không tham gia tập huấn chiếm 51,67%,
tỷ trọng này cũng khá cao. Điều này có thể lý giải như sau: một phần nông dân
là đối tượng khó thay đổi thói quen, nghĩa là nông dân canh tác lúa từ những
kinh nghiệm mà bấy lâu vốn có, những kiến thức tập huấn không đủ thuyết
phục người nông dân áp dụng theo.
4.1.5 Giống lúa sử dụng
Giống xác nhận là giống có nguồn gốc được xác nhận rõ ràng từ các
công ty, trung tâm, cơ quan sản xuất giống và bao gồm cả giống nguyên
chủng; giống không xác nhận (hay còn gọi là giống thường, giống ngang) là
giống tự nông dân để lại từ mùa trước và không phải giống nguyên chủng
hoặc mua từ nơi sản xuất giống với hình thức tương tự.

28
Bảng 4.11 Giống lúa sử dụng trong sản xuất lúa của nông hộ
Giống lúa sử dụng Tần số Tỷ trọng (%)

Giống xác nhận, nguyên chủng 37 61,67

Giống thường 23 38,33

Tổng 60 100,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Theo kết quả khảo sát, có 37 hộ sử dụng giống lúa xác nhận chiếm
61,67% trên tổng số 60 hộ trồng lúa và 23 hộ không sử dụng lúa xác nhận
chiếm 38,33%.
4.1.6 Vay vốn
Nguồn vốn trong sản xuất là một trong những yếu tố đầu vào cần thiết và
không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong hoạt động sản xuất lúa
còn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và lợi nhuận của
nông hộ, đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết của nông dân trong quá trình
canh tác như mua giống, phân thuốc, thuê lao động. Ngoài ra, nguồn vốn còn
giúp nông dân đầu tư vào các hoạt động làm đất, mua máy móc để bơm nước
và các yếu tố đầu vào khác.

Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Hình 4.2 Nguồn vốn trong sản xuất lúa


Nguồn vốn sử dụng cho sản xuất lúa của các nông hộ gồm có vốn tự có
và vốn vay. Từ kết quả khảo sát, cho thấy chỉ có 3 hộ vay vốn chỉ chiếm tỷ lệ
là 5%, 57 hộ còn lại đều sử dụng vốn của gia đình tự có chiếm đến 95%. Điều
này cho thấy gần hầu hết các hộ đều sử dụng vốn tự có để sản xuất lúa, hầu hết
các nông hộ đều có đủ khả năng chi trả các chi phí từ gieo trồng cho đến lúc
thu hoạch lúa (Hình 3.2).

29
4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG
4.2.1 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Châu Thành
Việc tổng hợp các loại chi phí đầu vào cho thấy chi phí nào chiếm phần
quan trọng và từ đó đưa ra biện pháp sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn
để góp phần tối đa hóa lợi nhuận cho nông hộ.
Trong hoạt động sản xuất lúa của nông hộ, chi phí sản xuất bao gồm: Chi
phí làm đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí tưới
tiêu, chi phí thu hoạch, chi phí LĐT, chi phí LĐGĐ. Bảng 4.9 dưới đây sẽ thể
hiện rõ các khoản chi phí sản xuất bình quân trên mỗi 1.000 m 2/vụ của nông
hộ sản xuất lúa tại huyện Châu Thành.
Bảng 4.12 Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất lúa của nông hộ
Đơn vị tính: nghìn đồng/1.000 m2
Trung Lớn Nhỏ Độ lệch
Khoản mục
bình nhất nhất chuẩn
Chi phí làm đất 152,25 185,00 120,00 18,21
Chi phí giống 285,68 375,00 200,00 46,93
Chi phí phân bón 654,71 1057,20 301,40 160,63
Chi phí thuốc BVTV 307,05 380,00 234,00 39,06
Chi phí tưới tiêu 96,87 160,00 35,00 38,24
Chi phí thu hoạch 260,42 280,00 250,00 9,13
Chi phí lao động thuê 119,75 225,00 0,00 68,18
Chi phí lao động gia đình 114,00 147,00 87,00 16,75
1.991,18
Tổng chi phí 2.350,00 1.530,40 212,10
0
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Số liệu ở Bảng 4.9 cho thấy chi phí sản xuất trung bình 1 vụ trên 1000 m 2
của các nông hộ trên địa bàn khảo sát là gần 2,0 triệu đồng, nông hộ có chi phí
sản xuất lớn nhất là gần 2,4 triệu đồng và hộ có chi phí thấp nhất là khoảng 1,5
triệu đồng. Độ lệch chuẩn là 212,10. Qua đó cho thấy chi phí sản xuất của các
nông hộ có sự chênh lệch khá lớn, nguyên nhân là do giữa các nông hộ có
cách canh tác khác nhau về việc sử dụng các chi phí đầu vào và các chi phí lao

30
động để phục vụ cho việc sản xuất lúa, nên mới dẫn đến sự chênh lệch tổng
chi phí giữa các nông hộ.

Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Hình 4.3 Tỷ trọng các chi phí sản xuất lúa


4.2.1.1 Chi phí làm đất
Chi phí làm đất trung bình 152,25 nghìn đồng/1.000 m 2. Chiếm tỉ trọng
7,64%. Quan sát Bảng 4.9 cũng không thấy sự khác biệt quá lớn giữa chi phí
làm đất nhỏ nhất là 120 nghìn đồng/1.000m2 và chi phí làm đất lớn nhất là 185
nghìn đồng/1.000 m2. Chi phí này không thể giảm bớt được nhưng nông hộ
nên cải thiện đất bằng các loại phân vi sinh và hữu cơ để chất lượng đất tốt
hơn. Ngoài ra trong khâu làm đất ở những nông hộ có diện tích lớn ngoài việc
tận dụng nguồn lao động gia đình, thì nông dân còn thuê thêm máy móc để
thuận tiện và nhanh hơn.
4.2.1.2 Chi phí giống
Giống là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa.
Lượng giống lúa được sử dụng bao nhiêu tùy thuộc vào kinh nghiệm của nông
hộ. Chi phí giống của nông hộ được tính bằng cách lấy giá 1 kg lúa giống
nhân cho lượng giống sử dụng cho 1000 m2. Tuỳ vào điều kiện thời tiết và đặc
tính của giống để có lượng giống thích hợp. Giá lúa giống do nhà cung cấp
giống quyết định nên nông hộ chỉ có thể điều chỉnh được lượng giống chứ
không thể điều chinh được giá giống nhằm tiết kiệm chi phí.
Chi phí giống trung bình là 285,68 nghìn đồng/1.000 m 2. Chi phí giống
mỗi công nhỏ nhất là 200 nghìn đồng/1.000 m 2, lớn nhất là 375 nghìn
đồng/1.000 m2. Chi phí giống chiếm 14,33% trong tổng chi phí. Chi phí giống
cao hay thấp thì phụ thuộc vào thời điểm, nơi mua giống và số lượng giống

31
trồng. Theo số liệu thực tế, nguồn giống trồng lúa chủ yếu được mua tại cơ sở
địa phương. Một số ít nông hộ tự gây giống để trồng nhằm tiết kiệm chi phí
giống. Qua đó để bỏ ra chi phí giống cho phù hợp đảm bảo năng suất cao và
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thì các nông hộ cần có mật độ xuống giống
phù hợp.
4.2.1.3 Chi phí phân bón
Phân bón là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá
trình sản xuất lúa, có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, năng suất lúa có cao
hay không phụ thuộc rất nhiều vào lượng phân mà nông hộ bón cho cây lúa.
Việc bón phân thường được nông dân dựa theo kinh nghiệm bản thân để quyết
định loại phân, liều lượng bao nhiêu và thời điểm thích hợp để bón.
Chi phí phân chiếm tỉ trọng 32,85%, chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng
chi phí. Chi phí trung bình cho phân bón là khoảng 654,71 nghìn đồng/1.000
m2, trong đó hộ có chi phí phân bón thấp nhất là 301,40 nghìn đồng/1.000 m 2
và hộ có chi phí phân bón lớn nhất bỏ ra là 1.057,20 nghìn đồng/1.000 m 2.
Phần lớn những nông hộ trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu sử dụng các loại phân
như: Urea, DAP, NKP (20-20-15), phân Lân, phân Kali. Việc nông hộ chọn
đúng phân và đúng liều lượng, tránh thừa và thiếu sẽ giúp cây sinh trưởng tốt,
năng suất tăng, giảm chi phí và lợi nhuận cao hơn. Ngược lại nếu sử dụng
phân bón không đúng cách chẳng những làm tăng chi phí sản xuất mà chất
lượng lúa cũng giảm sút, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.
Bảng 4.13 Lượng sử dụng và chi phí phân bón
Lượng sử dụng (kg) Thành tiền (nghìn đồng)
Loại Độ Độ
phân Trung Lớn Nhỏ
lệch
Trung Lớn Nhỏ
lệch
bình nhất nhất bình nhất nhất
chuẩn chuẩn

URE 15,35 40,60 5,00 6,64 192,76 487,02 65,00 83,97


NPK 16,27 32,50 0,00 8,78 195,17 416,00 0,00 107,11
DAP 11,20 15,30 0,00 4,67 186,30 273,60 0,00 79,63
LÂN 3,24 5,00 0,00 1,40 10,03 19,60 0,00 5,59
KALI 5,73 7,50 0,00 1,88 70,46 99,40 0,00 23,90
Tổng 51,79 81,40 22,50 12,04 654,71 1.057,20 301,40 160,63
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

32
Từ số liệu thống kê ở Bảng 4.10, lượng phân nông hộ sử dụng trung bình
khoảng 51,79 kg/1000 m2, hộ sử dụng phân bón nhiều nhất là 81,40 kg và hộ ít
sử dụng phân bón nhất là 22,50 kg. Trong đó được nông hộ sử dụng nhiều
nhất là phân NPK (25-25-5) với trung bình là 16,27 kg, lượng NPK sử dụng
nhiều nhất là 32,5 kg và ít nhất là không sử dụng, độ lệch chuẩn là 8,78. Phân
Ure nông dân sử dụng trung bình 15,35 kg/1000 m 2, sử dụng nhiều nhất là
40,6 kg và ít nhất là 5 kg, độ lệch chuẩn 6,64. Ngoài ra các nông hộ trong
vùng khảo sát còn sử dụng phân DAP với lượng sử dụng trung bình là 11,20
kg/1000 m2, lượng sử dụng nhiều nhất là 15,3 kg và thấp nhất là không sử
dụng, độ lệch chuẩn 4,67. Phân LAN với lượng sử dụng trung bình là 3,24 kg
trong tổng số, lượng phân lân sử dụng nhiều nhất là 5kg và ít nhất là không sử
dụng phân lân. Phân Kali sử dụng là 5,73 kg, lượng sử dụng nhiều nhất là 7,5
kg, ít nhất là không sử dụng phân. Đối với các nông hộ trồng lúa họ sử dụng
chủ yếu là 2 loại phân NPK và Ure trong suốt quá trình sản xuất. Phân Lân,
Kali, DAP chỉ sử dụng chủ yếu vào giai đoạn bón lót. Độ lệch chuẩn về lượng
sử dụng phân bón của các nông hộ cho thấy lượng phân sử dụng giữa các nông
hộ có sự chênh lệch dựa vào kinh nghiệm của nông dân. Ngoài ra, lượng phân
bón được sử dụng còn phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất đang canh tác. Dựa
vào kinh nghiệm của mình, nông dân hình thành một công thức về liều lượng
phân bón cho mình và áp dụng qua các vụ và qua các năm. Do vậy, liều lượng
kéo theo chi phí phân bón của từng hộ ít biến động qua các mùa vụ.
4.2.1.4 Chi phí thuốc BVTV
Thuốc nông dược hay thuốc BVTV là những hóa chất giúp cây lúa phát
triển tốt, tăng năng suất, phòng trừ bệnh và sâu hại cho cây trồng. Phòng trừ
bệnh bằng thuốc nông dược mang lại hiệu quả nhanh chóng, ít tốn công nên
được chuộng dùng. Trong sản xuất lúa, nông hộ sử dụng rất nhiều loại thuốc
BVTV khác nhau và liều lượng cũng khác nhau, các nông hộ chủ yếu sử dụng
thuốc để diệt sâu và cỏ. Thường là khoảng 2 tháng là phun thuốc 1 lần, vì lúa
là loại cây trồng dễ bị sâu bệnh tấn công nếu thân bị sâu bệnh tấn công sẽ
không bán được nên khoản chi phí thuốc BVTV là được nông hộ rất quan tâm.
Theo khảo sát 60 nông hộ trồng lúa thì những loại thuốc nông dược sử dụng
phổ biến là những nhóm thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc
dưỡng. Qua Bảng 4.10, chi phí thuốc BVTV chiếm 15,52% tổng chi phí. Chi
phí thuốc BVTV trung bình là 307,05 nghìn đồng/1.000 m 2, cao nhất là 380,00
nghìn đồng/1.000 m2 và thấp nhất là 234,00 nghìn đồng/1.000 m2. Theo tình
hình sản xuất lúa của nông hộ, hiện nay họ gặp nhiều khó khăn về sâu bệnh
hại ngày càng nhiều, do sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu trong thời gian dài
làm tăng khả năng kháng thuốc của loại sinh vật này. Vì vậy, để giảm bớt chi

33
phí sản xuất nông hộ cần lựa chọn loại thuốc nông dược phù hợp và hiệu quả
hơn và quan trọng là không ảnh hưởng đến môi trường và con người.
4.2.1.5 Chi phí tưới tiêu
Bơm nước là khâu rất cần thiết trong sản xuất lúa. Chi phí tưới tiêu là chi
phí nhiên liệu (xăng, dầu) của nông hộ bỏ ra. Chiếm 4,86% trong tổng chi phí.
Tỷ lệ này không cao nhưng cũng cho thấy được sự cần thiết của nó trong sản
xuất lúa. Chi phí trung bình là 96,87 nghìn đồng/1.000 m 2, độ lệch chuẩn là
38,24. Chi phí này cũng góp phần trong sự tăng giảm chi phí sản xuất của
nông hộ.
4.2.1.6 Chi phí thu hoạch
Qua khảo sát cho thấy các nông hộ đều thuê máy gặt đập liên hợp để thu
hoạch lúa. Hình thức này đang được áp dụng rộng rãi vừa thuận tiện vừa tiết
kiệm thời gian cho nông hộ. Đối với vụ Đông Xuân 2020 – 2021 chi phí thu
hoạch chiếm 13,07%, chi phí thu hoạch trung bình là 260,42 nghìn đồng/1.000
m2, chi phí thu hoạch cao nhất là 280 nghìn đồng/1.000 m 2 và thấp nhất là 250
nghìn đồng/1.000 m2. Thu hoạch bằng máy sẽ giúp nông dân tiết kiệm được
thời gian, chi phí, đỡ vất vả cho nông hộ.
4.2.1.7 Chi phí lao động thuê
Phần lớn nông hộ tận dụng thời gian lao động gia đình một cách triệt để
nhưng chi phí lao động thuê vẫn có vai trò quan trọng trong sản xuất trồng lúa.
Nó có mặt ở hầu hết các giai đoạn trồng và chăm sóc như lao động gia đình.
Nguyên nhân là do lao động gia đình không thể đáp ứng được khi khối lượng
công việc quá lớn và yêu cầu thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc
biệt trong giai đoạn cấy lúa cây ra ruộng, giai đoạn mà máy móc chưa thể thay
thể được tại địa bàn. Tuy nhiên, ở các giai đoạn khác được cơ giới hóa trong
sản xuất nên sự phụ thuộc vào lao động thuê như trước đây đã giảm đáng kể.
Từ Bảng 4.9 cho thấy chi phí lao động thuê chiếm 6,01% tổng chi phí.
Trong đó chi phí trung bình là 116,75 nghìn đồng/1.000 m 2 có sự chênh lệch
với giá trị cao nhất 225 nghìn đồng/1.000 m 2 và nhỏ nhất là 0 đồng. Nguyên
nhân là của sự khác biệt này là do một số hộ có sẵn lao động gia đình nên
không thuê mướn lao động vào các giai đoạn phun thuốc, bón phân. Mặt khác,
các hộ có chi phí lao động thuê do diện tích nhiều không làm kịp thời nên
mướn thêm lao động hay những hộ không có sẵn lao động để phục vụ nhu cầu.
Tóm lại, khi nguồn lao động gia đình của nông hộ thấp, diện tích canh tác lớn
thì đó là nguyên nhân làm cho chi phí này cao và ngược lại, nông hộ nào canh

34
tác với diện tích nhỏ cùng với lượng lao động gia đình sẵn có nên sẽ giúp tiết
kiệm được chi phí này.
4.2.1.8 Chi phí lao động gia đình
Chi phí lao động gia đình là chi phí cho số ngày công mà lao động trực
tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cho cây lúa của mình. Thông thường các hộ sử
dụng lao động gia đình nên không tính đến chi phí này. Trong quá trình phỏng
vấn thì đa số nông hộ đều tận dụng lao động gia đình để giảm bớt chi phí cho
thuê lao động, lấy công làm lời. Trong hoạt động sản xuất lúa thì LĐGĐ có ở
hầu hết các khâu từ lúc bắt đầu đến gần kết thúc quá trình canh tác như: sạ,
dặm, phun thuốc, bón phân, tưới tiêu, thu hoạch. Chi phí lao động gia đình
được tính bằng số ngày công của những lao động nhân với mức giá thuê lao
động trên thị trường tại thời điểm của vụ gần đây nhất. Đây là khoản chi phí
rất có xác định chính xác do khó tính được cụ thể số ngày công lao động và
giá của lao động gia đình là bao nhiêu, vì vậy chi phí này có tính chính xác
không cao. Tuy nhiên đây lại là khoản chi phí tác động trực tiếp đến thu nhập
của nông hộ, ảnh hưởng đến số tiền nông hộ thực sự có được sau sản xuất.
Theo kết quả khảo sát, chi phí lao động gia đình chiếm 5,72% tổng chi
phí. Chi phí trung bình của nông hộ là 114 nghìn đồng/1.000 m 2, độ lệch
chuẩn 16,75. Sự chênh lệch này tùy thuộc vào số ngày công mà nông hộ bỏ ra.
Chi phí này không khuyến khích giảm xuống vì nếu giảm nó sẽ phải tăng chi
phí lao động thuê.
4.2.2 Phân tích năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ trồng lúa
Để có sự phân tích đầy đủ và chính xác, ta có năng suất, giá bán, doanh
thu, trong quá trình trồng lúa của nông hộ. Doanh thu của hộ tính trên diện tích
1.000 m2 có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất vì năng suất,
giá bán có sự khác nhau giữa các hộ. Bảng 4.11 trình bày doanh thu trồng lúa
của nông hộ.
Bảng 4.14 Tổng hợp năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ trồng lúa
Lớn Nhỏ Độ lệch
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
nhất nhất chuẩn
Năng suất Kg/1.000 m2 695,00 850,00 550,00 88,63
Giá bán Nghìn đồng/kg 5,67 6,00 5,50 0,24
Nghìn 3.025,0
Doanh thu 3.942,08 5.100,00 519,77
đồng/1.000 m2 0
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

35
4.2.2.1 Năng suất
Năng suất là khối lượng lúa nông hộ thu hoạch tính trên 1.000 m 2. Bên
cạnh sự phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào như: lao động thuê, giống, phân
bón, bơm nước, thuốc BVTV, thì năng suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như thời tiết, đất đai thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm, trình độ
học vấn của nông hộ. Để đạt được năng suất cao trong quá trình canh tác lúa
thì các nông hộ phải đầu tư giống có chất lượng, kỹ thuật canh tác tốt và chăm
sóc chu đáo. Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc kết hợp không hiệu quả
điển hình như điều kiện thời tiết, đất đai và yếu tố kinh tế xã hội khác.
Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy năng suất trung bình của nông hộ
trồng lúa đạt 695 kg/1.000 m2, trong đó hộ có năng suất thấp nhất là 550
kg/1.000 m2, và hộ có năng suất cao nhất là 850 kg/1.000 m2. Nông hộ có sự
kết hợp tốt các lượng đầu vào và chăm sóc tốt thì sẽ cho ra được năng suất
cao; ngược lại nông hộ kết hợp lượng đầu vào không hiệu quả cộng thêm gặp
khó khăn về thời tiết, sâu bệnh hại dẫn đến năng suất rất thấp. Vì vậy, nông hộ
cần có sự chuẩn bị nhiều hơn để kịp thời ứng phó được những khó khăn gặp
phải để đạt năng suất tối ưu.
4.2.2.2 Giá bán
Giá bán là một trong những điều kiện quyết định doanh thu và thu nhập
của nông hộ sản xuất lúa. Tất cả nông hộ sản xuất lúa đều bán cho thương lái.
Mỗi thương lái sẽ mua với giá khác nhau và thương lượng với nông hộ một cái
giá hợp lý. Theo các nông hộ, thương lái đưa ra với mức giá cũng tương đối
bằng với giá của thị trường, tuy nhiên một số nông hộ vẫn bị ép giá. Giá bán
chưa ổn định và chưa có đầu ra là một trong những khó khăn cần được giải
quyết. Qua kết quả khảo sát cho thấy giá bán trung bình của nông hộ là 5,67
nghìn đồng/kg trong đó nông hộ có giá bán cao nhất là 6,00 nghìn đồng/kg, và
thấp nhất là 5,5 nghìn đồng/kg. Giá bán theo tùy thời điểm mà sẽ khác nhau.
Theo khảo sát cho thấy vụ lúa Đông Xuân 2020 - 2021 có giá cao. Điều này
cho thấy vụ lúa Đông Xuân có giá cao giúp cho nông dân đạt được doanh thu
cao trong vụ lúa này.
4.2.2.3 Doanh thu
Doanh thu là khoản tiền nông hộ có được sau khi bán lúa. Doanh thu cao
hay thấp là phụ thuộc vào năng suất và giá bán của lúa. Trung bình doanh thu
vụ Đông Xuân 2020 - 2021 trên 1.000m 2 khoảng 3,94 triệu đồng, mức doanh
thu thấp nhất khoảng 3,025 triệu đồng và cao nhất là 5,10 triệu đồng. Trong
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, các nông hộ luôn lo
lắng về vấn đề mất mùa được giá. Tùy vào từng mùa vụ, có khi năng suất cao

36
nhưng lại không được giá và ngược lại, giá bán cao nhưng năng suất lại thấp.
Cho nên doanh thu bị ảnh hưởng bởi giá cả và năng suất sản phẩm. Doanh thu
của các nông hộ có sự chênh lệch do năng suất mỗi hộ khác nhau và bán với
giá khác nhau, có hộ bán với giá cao nhưng năng suất lại thấp, có hộ thì năng
suất cao nhưng bán chẳng được giá.
4.2.3 Phân tích thu nhập và lợi nhuận của nông hộ trồng lúa
Sau một vụ sản xuất lúa, điều mà các nông hộ quan tâm đó là thu nhập và
lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư trong quá trình
trồng lúa. Ta có kết quả bảng tổng hợp các chi phí, doanh thu, thu nhập, lợi
nhuận trung bình trên 1000 m2 sản xuất lúa trong một vụ.
Bảng 4.15 Tổng hợp chi phí, doanh thu và thu nhập của nông hộ
Đơn vị tính: nghìn đồng/1.000 m2
Trung Lớn Nhỏ Độ lệch
Chỉ tiêu
bình nhất nhất chuẩn
Tổng chi phí (không có chi 1.877,18 2.261,40 1.436,01 210,59
phí LĐGĐ)
Tổng chi phí (có chi phí 1.991,18 2.350,00 1.530,04 212,10
LĐGĐ)
Doanh thu 3.942,08 5.100,00 3.025,00 519,77
Thu nhập 2.064,91 3.586,60 1.105,60 599,62
Lợi nhuận 1.950,91 3.454,60 1.003,60 595,60
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

4.2.3.1 Thu nhập


Thu nhập là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động
sản xuất của nông hộ dưới áp lực phải hạ thấp chi phí sản xuất và tăng năng
suất cây lúa, đó chính là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
được tính bằng tiền (Không tính chi phí LĐGĐ), thu nhập được xem là yếu tố
quan trọng trong việc phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất của nông hộ.
Bảng 4.12 cho thấy thu nhập trung bình của nông hộ trồng lúa là khoảng 2,06
triệu đồng/1.000 m2. Trong đó hộ có thu nhập cao nhất hơn 3,58 triệu
đồng/1.000 m2 và hộ có thu nhập thấp nhất là khoảng 1,1 triệu đồng/1.000 m 2.
Sở dĩ có nhiều sự chênh lệch như vậy là vì do thu nhập của hoạt động trồng
lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng suất, giá bán và tổng chi phí bỏ ra để
phục vụ cho việc sản xuất lúa trên 1.000 m2.

37
4.2.3.2 Lợi nhuận
Kết quả trồng lúa phản ánh rõ nét qua lợi nhuận thu được của nông hộ.
Lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (Bao gồm
chi phí lao động gia đình), là một trong những yếu tố quan trọng đối với hiệu
quả trồng lúa của nông hộ.
Bảng 4.12 cho thấy lợi nhuận có sự khác biệt giữa các nông hộ trồng lúa
được thể hiện rõ qua lợi nhuận trung bình đạt khoảng 1,95 triệu đồng/1.000
m2, mức lợi nhuận thấp nhất đạt khoảng 1,0 triệu đồng/1.000 m 2 và mức lợi
nhuận cao nhất nông hộ đạt được là khoảng 3,45 triệu đồng/1.000 m 2. Lợi
nhuận là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả trồng lúa của nông hộ. Với hộ
trồng lúa có lợi nhuận cao là do áp dụng tốt kỹ trồng lúa sử dụng nguồn lực
một cách hiệu quả, sử dụng lượng giống lúa hợp lý, tiết kiệm tối đa các khoản
chi phí, tạo ra năng suất cao và khi thu hoạch thì bán được giá cao. Còn đối
với các nông hộ có mức lợi nhuận thấp là do trong quá trình trồng lúa gặp phải
thời tiết không thuận lợi, sử dụng các yếu tố đầu vào như thuốc, phân bón
không hợp lý dẫn đến năng suất lúa thấp và tốn nhiều chi phí khác kéo theo lợi
nhuận bị giảm.
4.2.4 Các tỷ số tài chính
Bên cạnh thu nhập, các tỷ số tài chính là cơ sở để phân tích hiệu quả của
hoạt động sản xuất. Các tỷ số tài chính cơ bản trong sản xuất lúa bao gồm:
Doanh thu/Tổng chi phí, Lợi nhuận/Tổng chi phí, Lợi nhuận/Doanh thu. Để
hiểu rõ hơn các tỷ số tài chính mà nông hộ đạt được trong năm 2021.
Bảng 4.16 Các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính lúa
Trung Lớn Nhỏ Độ lệch
Chỉ tiêu Đơn vị tính
bình nhất nhất chuẩn
DT/TCP Lần 2,00 3,10 1,44 0,37
LN/TCP Lần 1,00 2,10 0,44 0,37
LN/DT Lần 0,49 0,68 0,30 0,10
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

4.2.4.1 Tỷ số Doanh thu/Tổng chi phí


Chỉ số Doanh thu/Tổng chi phí phản ánh được tiền mà nông hộ bỏ ra để
đầu tư cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hay không.
Kết quả khảo sát 60 hộ sản xuất lúa ở huyện Châu Thành cho thấy tỷ số
Doanh thu/Tổng chi phí trung bình là 2,00 lần. Nghĩa là, khi người nông dân

38
bỏ ra 1,00 triệu đồng chi phí để sản xuất lúa thì họ sẽ thu lại được 2,00 triệu
đồng doanh thu từ việc bán lúa. Ngoài ra giá trị trung bình của tỷ số Doanh
thu/Tổng chi phí > 1, chứng tỏ sản xuất trồng lúa của nông hộ trên địa bàn
nghiên cứu có hiệu quả tài chính. Do doanh thu và chi phí tỷ lệ nghịch với
nhau nên khi doanh thu tăng thì chi phí giảm và ngược lại. Đối với những hộ
có kỹ thuật canh tác tốt kết hợp với các điều kiện thuận lợi sẽ làm chi phí ở
mức tối thiểu vì thế tỷ số Doanh thu/Tổng chi phí sẽ tăng lên, cao nhất là 3,10
lần. Ngược lại, những hộ sản suất không có sự kết hợp tối ưu các yếu tố đầu
vào cũng như gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm sẽ làm cho chi phí và doanh
thu chênh lệch không nhiều nên tỷ số Doanh thu/Tổng chi phí nhỏ, thấp nhất
là 1,44 lần.
4.2.4.2 Tỷ số Lợi nhuận/Tổng chi phí
Tỷ số Lợi nhuận/Tổng chi phí cho biết với 1,0 đồng chi phí bỏ ra các hộ
sản xuất sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Dựa vào Bảng 4.13 cho thấy tỷ số Lợi nhuận/Tổng chi phí cao nhất là 2,1
có nghĩa là cứ 1,00 triệu đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu lại được 2,1
triệu đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó cho tỷ số tài chính Lợi nhuận/Tổng chi phí
thấp nhất bằng 0,44 tức là cứ 1,00 triệu đồng chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu lại
được 0,44 triệu đồng lợi nhuận. Tỷ số Lợi nhuận/Tổng chi phí trung bình là
1,00 lần điều này có nghĩa là cứ trung bình 1,00 triệu đồng chi phí bỏ ra thì
nông hộ thu lại được 1,00 triệu đồng lợi nhuận trong 1 vụ sản xuất.
4.2.4.3 Tỷ số Lợi nhuận/Doanh thu
Lợi nhuận/Doanh thu trung bình là 0,49 lần có nghĩa là trong 1,00 triệu
đồng doanh thu thì nông hộ sẽ thu được 0,49 triệu đồng lợi nhuận. Tỷ số của
Lợi nhuận/Doanh thu lớn nhất là 0,68 cho thấy trong 1,00 triệu đồng doanh
thu thì nông hộ có 0,68 triệu đồng lợi nhuận. Tỷ số Lợi nhuận/Doanh thu thấp
nhất là 0,30 có nghĩa là 1,00 triệu đồng doanh thu thì nông hộ có 0,30 triệu
đồng. Tỷ số Lợi nhuận/Doanh thu có giá trị dương cho thấy hoạt động sản
xuất của nông hộ đạt hiệu quả.
Nhìn chung có thể thấy hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn huyện Châu
Thành của các nông hộ có mang lại hiệu quả và giúp người dân tăng thu nhập.
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính cho thấy trung bình với 1,00 triệu đồng chi
phí bỏ ra, nông hộ thu được 2,00 triệu đồng doanh thu và nông dân giữ lại
được 1,00 triệu đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất lúa
mang lại hiệu quả cao cho người dân. Trung bình một vụ sản xuất lúa của
nông dân là 3,5 tháng (số liệu khảo sát thực tế năm 2021). Nếu so với lãi suất
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank, nếu

39
nông dân gửi tiền ngân hàng trong kì hạn 6 tháng (lãi suất 4%) thì sau 3,5
tháng sẽ thu lại được 0,0116 triệu đồng lợi nhuận.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG
Nghiên cứu đã khảo sát bằng bảng câu hỏi với dung lượng mẫu (n = 60).
Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm STATA để phân tích mô hình hồi quy đa
biến nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất
lúa tại huyện Châu Thành, Sóc Trăng.
Bảng 4.17 Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy
Biến số Ký hiệu Hệ số ước lượng P - Value VIF
LnPnpk Px1 -0,487ns 0,141 1,29
LnPure Px2 -0,036ns 0,886 1,33
LnPgiong Px3 -0,403** 0,014 1,16
Lndientich X4 -0,282*** 0,000 1,14
GIONGXACNHAN X5 -0,062ns 0,195 1,32
TAPHUAN X6 0,093* 0,052 1,35
Số quan sát 60
Hệ số xác định R2 0,5556
Hệ số xác định R2 điều chỉnh 0,5053
Prob > F 0,0000
Nguồn: Kết quả hồi quy từ số liệu khảo sát thực tế 2021
Chú thích: *,**,***, ns lần lượt biểu diễn mức ý nghĩa thống kê tương ứng ở
mức 10%, 5%, 1% và không có ý nghĩa

Theo Bảng 4.14 kết quả phân tích hồi quy cho thấy, mức ý nghĩa của mô
hình ( Prob > F = 0,000) nhỏ hơn so với mới mức α = 1% nên mô hình hồi quy
được thiết lập có ý nghĩa, tức là có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến
biến phụ thuộc LnY và R2 đạt 55,56% điều này cho biết sự biến động của biến
phụ thuộc LnY chịu tác động bởi 55,56% các biến độc lập được đưa vào mô
hình, còn lại 44,44% được giải thích bởi các biến khác chưa được đưa vào mô
hình.
Kết quả phân tích cho thấy, tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận
chuẩn hóa trong mô hình với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập đưa

40
vào mô hình và các biến độc lập được chọn trong mô hình có khả năng giải
thích khá cao về thay đổi lợi nhuận của nông hộ mô hình. Hệ số phóng đại
phương sai cho thấy không có biến độc lập nào có VIF vượt quá 10, chứng tỏ
mô hình không vi phạm đa cộng tuyến.
Qua kết quả Bảng 4.14 cho thấy có 6 biến độc lập đưa vào mô hình.
Trong đó hệ số biến giá giống chuẩn hóa, biến diện tích và biến tập huấn có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa lần lượt là 5%, 1%, 10%. Các hệ số biến còn
lại không có ý nghĩa thống kê.
Giá NKP chuẩn hóa, giá URE chuẩn hóa, giá giống chuẩn hóa: Kết
quả mô hình cho thấy trong các hệ số biến giá đầu vào chuẩn hóa thì có 1 hệ
số biến tác động tiêu cực đến lợi nhuận là giá giống chuẩn hóa có mức ý nghĩa
là 5%, khi giá giống tăng 1% thì lợi nhuận giảm 0,403%, trong điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi. Kết quả mang hệ số âm phù hợp với kì vọng ban
đầu. Khi giá giống tăng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm giảm lợi
nhuận từ việc trồng lúa. Kết quả của hệ số biến giá đầu vào chuẩn hóa tương
tự với nghiên cứu của tác giả Khổng Tiến Dũng (2020). Các biến giá đầu vào
chuẩn hóa còn lại dù được kỳ vọng có tác động đến lợi nhuận nhưng không có
ý nghĩa thống kê do không có sự chênh lệch quá nhiều về giá các đầu vào.
Diện tích: Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Cụ thể là nếu nông hộ tăng lên 1% diện tích trồng lúa sẽ làm cho lợi nhuận
giảm 0,282% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Diện tích lúa tác
động ngược chiều với mô hình và mang dấu âm có cùng kết quả với các tác
giả Nguyễn Văn Tiền, Phạm Lê Thông (2014). Diện tích gieo trồng của nông
hộ (-) vì trình độ canh tác và quản lý của nông dân chưa cao nên không thể
đảm đương tốt những vấn đề phát sinh khi sản xuất với quy mô lớn, do vậy,
làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất trên quy mô diện tích lớn.
Tập huấn: Kết quả hồi quy cho thấy tập huấn có ảnh hưởng đến lợi
nhuận ở mức ý nghĩa 10%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hệ số
của biến tập huấn có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương đúng với kì vọng
đặt ra ban đầu. Hệ số ước lượng dương cho thấy nhóm hộ có tham gia tập
huấn có lợi nhuận cao hơn nhóm hộ không tập huấn. Nếu tham gia tập huấn
nhiều thì nông hộ sẽ học được những kỹ thuật mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật
và được giao lưu học hỏi cái hay của người khác để áp dụng vào sản xuất sẽ
làm khả năng lợi nhuận càng cao. Kết quả của hệ số có cùng nghiên cứu với
các tác giả Dương Ngọc Thành và Nguyễn Vũ Phong (2014), Nguyễn Quốc
Nghi và Lưu Thanh Đức Hải (2009), Nguyễn Tuấn Kiệt (2017).

41
Giống xác nhận: Hệ số của biến này không có ý nghĩa thống kê giữa
các hộ sử dụng giống xác nhận và các hộ không có sử dụng lúa xác nhận.
Trong mô hình này giống xác nhận không ảnh hưởng đên lợi nhuận của nông
hộ.

42
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, SÓC TRĂNG

5.1 THUẬN LỢI


Từ kết quả khảo sát 60 hộ trồng lúa cho thấy hoạt động sản xuất lúa vụ
Đông xuân tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng có những thuận lợi nổi bật
sau:
Bảng 5.18 Những thuận lợi mà nông hộ đánh giá về sản xuất lúa
Những thuận lợi Tần số Tỷ trọng (%)
Giá bán cao 20 33,33
Có kinh nghiệm sản xuất 44 73,33
Đủ vốn để sản xuất 33 55,00
Được tập huấn tốt 31 51,67
Đất đai, thời tiết thuận lợi 40 66,67
Nhà nước hỗ trợ đầu ra 15 25,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Qua bảng 5.1 cho thấy cụ thể nông hộ đều cho rằng thuận lợi của nông
hộ là “Có kinh nghiệm sản xuất” chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng lần lượt
là 73,33%. Chủ hộ có nhiều kinh nghiệm, sản xuất lâu năm trong quá trình sản
xuất nên họ có khả năng dự đoán được sâu bệnh, sử dụng phân bón hợp lý
trong quy trình canh tác lúa trên đồng ruộng, giúp cho hoạt động sản xuất lúa
của nông hộ đảm bảo có lợi nhuận. “Đất đai, thời tiết thuận lợi” chiếm tỷ trọng
cao thứ hai là 66,67%, với lợi thế thuộc đồng bằng sông Cửu Long nên hằng
năm lượng phù sa vun đắp cho trồng lúa là rất lớn, chính ưu ái về điều kiện tự
nhiên đã tạo nên thuận lợi cho người dân canh tác lúa. Bên cạnh đó, thuận lợi
về “Đủ vốn sản xuất” cũng chiếm tỷ trọng khá cao với tỷ trọng là 55%. Bên
cạnh đó, thuận lợi về “Được tập huấn tốt” và “Giá bán cao” chiếm tỷ trọng lần
lượt là 51,67% và 33,33%. Và thấp nhất là thuận lợi về “Nhà nước hỗ trợ đầu
ra” chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với tỷ trọng là 25%.
Thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất lâu năm có thể
trao đổi với nhau để nâng cao hiểu biết và trình độ sản xuất. Bên cạnh đó thị

43
trường nguyên liệu đầu vào gồm phân bón, thuốc nông dược được phong phú,
đa dạng với nhiều hình thức tiếp cận như các cửa hàng vật tư nông nghiệp hiện
đang áp dụng hình thức bán chịu tạo điều kiện nó nông dân dân không vì thiếu
vốn mà gián đoạn quá trình sản xuất. Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đã được
cơ giới hóa, huyện đã đầu tư thêm nhiều máy xới, cày, sạ hàng, máy gặt đập
liên hợp,…
5.2 KHÓ KHĂN
Mặc dù Huyện Châu Thành là nơi đã trồng lúa lâu đời, nông hộ tích lũy
nhiều kinh nghiệm nhưng trong sản xuất lúa cũng như những loại cây khác
vẫn gặp không ít khó khăn chủ yếu là tác động từ bên ngoài.
Bảng 5.19 Những khó khăn mà nông hộ đánh giá về sản xuất lúa
Những khó khăn Tần số Tỷ trọng (%)
Thiếu đất canh tác 16 26,67
Giá cả không ổn định 43 71,67
Thiếu lao động 9 15,00
Giao thông yếu 4 6,67
Thiếu giống, thiếu nước 18 30,00
Thiếu kỹ thuật canh tác 21 35,00
Nguồn: Kết quả khảo sát 2021

Qua số liệu khảo sát Bảng 5.2 cho thấy “Giá cả không ổn định” chiếm tỷ
trọng cao nhất với 71,67%. Năng suất trồng lúa mặc dù được nâng lên nhưng
do kỹ thuật canh tác còn nhiền hạn chế nên sản lượng đầu ra không ổn định,
làm cho giá đầu ra không ổn định và gặp khá nhiều bấp bênh. Ngoài ra, khó
khăn về “Thiếu kỹ thuật canh tác” và “Thiếu giống, thiếu nước” cũng chiếm tỷ
trọng khá cao với tỷ trọng lần lượt là 35% và 30%. Nông hộ còn gặp khó khăn
về “Thiếu đất canh tác” chiếm 26,67%, “Thiếu lao động” cũng là một trong
những khó khăn của nông hộ chiếm tỷ trọng 15%. Nguyên nhân là do khi nền
kinh tế ngày càng phát triển, các khu công nghiệp mở ra càng nhiều, nên lực
lượng lao động ở thôn quê đổ dồn về các khu công nghiệp để kiếm nguồn thu
nhập cao hơn canh tác nông nghiệp. Từ đó làm cho nhân lực tại nông thôn sụt
giảm nghiêm trọng dẫn đến khó khăn thiếu lao động trong canh tác trồng lúa.
Bên cạnh đó, khó khăn về “Giao thông yếu” chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với tỷ
trọng là 6,67%.

44
5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN HỒNG CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC
TRĂNG
Nhìn chung nông hộ trên địa bàn nghiên cứu từ lâu sống gắn bó với sản
xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp được xem là truyền thống từ lâu đời.
Qua việc đánh giá hiệu quả tài chính xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính sản xuất lúa của nông hộ cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề tồn
tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu tài chính mà loại nông sản này mang lại
cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ. Do đó cần phải đưa
ra những phương hướng khắc phục, giúp cho nông hộ sản xuất lúa nâng cao
hiệu quả tài chính.
Giải pháp về giá giống: Kết quả chạy mô hình hồi quy cho thấy giá
giống chuẩn hóa có tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận, làm cho lợi nhuận giảm.
Giá giống càng cao thì lợi nhuận càng giảm. Do đó trong quá trình sản xuất,
nông hộ cần phải sử dụng hợp lý lượng giống gieo trồng và mua giống ở
những nơi uy tín, giá cả phù hợp để góp phần giảm chi phí sản xuất.
Giải pháp về diện tích: Qua phân tích thấy được diện tích đất đóng vai
trò quan trọng trong tổng lợi nhuận của nông hộ. Kết quả mô hình cho thấy
diện tích càng lớn thì lợi nhuận càng giảm. Vì vậy, nông hộ phải luôn theo dõi
tình hình đất đai để tăng năng suất cho cây lúa, đối với diện tích đất lớn cần
quản lý chặt chẽ.
Giải pháp về tập huấn: Theo kết quả mô hình cho thấy việc tham gia các
lớp tập huấn sẽ giúp nông hộ đạt được lợi nhuận cao hơn không tham gia. Vì
vậy, nông hộ cần chủ động hơn trong việc tham gia các buổi tập huấn được tổ
chức thường niên tại địa phương sinh sống. Ngoài ra, nông hộ nên có sự trao
đổi qua lại giữa các hộ với nhau để biết được những khó khăn mà những
người xung quanh đang đối mặt và cách họ xử lí vấn đề, từ đó tích lũy cho bản
thân thêm kinh nghiệm mới có ích trong sản xuất của chính mình
Giải pháp về các chi phí đầu vào: Qua kết quả khảo sát cho thấy chi phí
phân bón (32,85%) và thuốc BVTV (15,52%) chiếm tỉ trọng cao trong tổng
các chi phí. Do đó trong quá trình sản xuất nông hộ cần phải sử dụng hợp lý
các nguồn đầu vào như: thuốc, phân bón, giống. Nông hộ cần sử dụng hợp lý
và hiệu quả phân bón hóa học cũng như các loại thuốc nông dược, tránh dư
thừa trong quá trình sản xuất. Chỉ sử dụng các loại phân bón, thuốc tại các đại
lý có uy tín trên thị trường. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng tránh trường
hợp sử dụng thuốc giả hay thuốc hết hạn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng
lúa.

45
46
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN


6.1.1 Kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, thu nhập của người dân ở huyện Châu Thành từ việc sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu. Do thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thời tiết và tập
quán canh tác lúa lâu năm nên người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
lúa.
Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được từ 60 nông hộ tham
gia trực tiếp vào sản xuất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho thấy
nông hộ đạt lợi nhuận trung bình gần 2,00 triệu đồng/1000 m 2. Tổng chi phí
sản xuất trung bình 1,99 triệu đồng/1000 m 2, chi phí chưa có LĐGĐ trung
bình là 1,87 triệu đồng/1000 m2. Năng suất trung bình của nông hộ trồng lúa
đạt 695 kg/1.000 m2, giá bán trung bình của nông hộ là 5,67 nghìn đồng/kg,
doanh thu trung bình đạt khoảng 3,94 triệu đồng/1000 m2. Giá trị trung bình
của tỷ số Doanh thu/Tổng chi phí là 2,00 lần, Lợi nhuận/Tổng chi phí là 1,00
lần, Lợi nhuận/Doanh thu là 0,49 lần. Giá trị trung bình của các tỷ số tài chính
đều cho thấy mô hình sản xuất lúa đạt hiệu quả tài chính
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa
có 6 biến được đưa vào mô hình thì có 3 biến có ý nghĩa thống kê. Biến giá
giống chuẩn hóa, diện tích, tập huấn có ý nghĩa thống kê. Các biến còn lại như
giá URE chuẩn hóa, giá NPK chuẩn hóa, giống xác nhận không có ý nghĩa
thống kê, không tác động đến lợi nhuận.
Qua kết quả khảo sát có thể thấy cây lúa mang lại hiệu quả tài chính cho
nông hộ thông qua các chỉ số tài chính trung bình đều dương. Việc sản xuất
lúa của nông hộ tại đây đa phần là dựa trên kinh nghiệm và học hỏi từ những
người xung quanh nên chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Các nông hộ với quy
mô không đồng nhất. Nhiều hộ không có tham gia tổ chức nông nghiệp hay
tham gia các buổi tập huấn. Vì vậy cần khuyến khích người dân tham gia vào
các tổ chức này. Về tiêu thụ nông hộ chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái tại
ruộng. Các vấn đề nan giải khó khăn của nông hộ là thiếu kỹ thuật, giá cả mặt
hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, giá bán bấp bênh không ổn định.

47
6.1.2 Hạn chế của đề tài
Vấn đề thị trường chưa được phân tích sâu trong nghiên cứu này. Do đề
tài chỉ giới hạn ở phân tích hiệu quả tài chính nên các chỉ số hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế chưa được xem xét. Do thời gian
nghiên cứu có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất, tiêu thụ lúa khá phức tạp và
việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn (cả nguyên nhân chủ quan
lẫn khách quan), do hạn chế về thời gian nên số liệu được lấy từ 60 hộ chưa
khái quát hết số nông hộ trên địa bàn huyện, đây là hạn chế lớn của đề tài.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn đến nông dân nói chung và nông
dân trồng lúa nói riêng. Qua đó giúp họ đưa ra những giải pháp thiết thực khi
họ gặp phải khó khăn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tỷ lệ nông hộ tham gia tập huấn còn thấp nên cán bộ địa phương cần ra
sức tuyên truyền, khuyến khích nông dân để họ biết được lợi ích khi tham gia
buổi tập huấn mà chính quyền địa phương tổ chức.
Cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện hơn cơ sở hạ tầng nông thôn như
đường, giao thông, thủy lợi, kênh mương, hệ thống điện, trạm bơm,… nhằm
tạo điều kiện tốt nhất phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa của nông hộ.
6.2.2 Đối với Nhà nước
Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc chọn giống, chăm
sóc và thu hoạch cũng như hướng dẫn nông dân hạch toán các khoản chi phí
và doanh thu trong sản xuất để biết được hiệu quả và có bước đầu tư cho phù
hợp.
Ban quản lý thị trường cần thường xuyên kiểm tra và quản lý chất lượng,
giá cả các mặt hàng liên quan đến phân bón, thuốc BVTV,… giúp nông hộ an
tâm sử dụng vật tư nông nghiệp, từ đó nông hộ sẽ sản xuất đạt hiệu quả tốt
nhất.
Đầu tư cơ giới hóa, phối hợp với các viện, trường, các chuyên gia để đẩy
mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.
Bình ổn giá lúa cho nông dân, đảm bảo đầu ra và hạn chế tình trạng mất
mùa được giá.

48
6.2.3 Đối với các nhà kinh doanh
Các doanh nghiệp, các đại lý vật tư nông nghiệp phải cung cấp vật tư
đúng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, nâng cao kiến thức và kỹ
năng về giống lúa, sử dụng thuốc BVTV và phân bón để có thể hướng dẫn cho
nông hộ sử dụng vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.
Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân trong sản xuất
nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, giúp cho hộ nông dân có đầu ra ổn định.
Đối với thương lái thu mua cần thực hiện đúng uy tín, không ép giá.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Danh mục tài liệu tiếng Việt


1. Đặng Lê Phương Liên, 2012. Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất
lúa tại huyện Cờ Đỏ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
2. Lê Thị Chi, 2013. Phân tích hiệu quả tài chính của cây hành tím tại huyện
Vĩnh Châu Sóc Trăng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
3. Lý Huỳnh, 2015. Phân tích hiệu quả tài chính của ba mô hình: nuôi tôm
sú công nghiệp, tôm thẻ chân trắng và tôm sú kết hợp với cua biển tại
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
4. Mai văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Khoa Kinh tế, Đại học Cần
Thơ.
5. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2015. Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ
trồng Bắp tại Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Thị Tuyết Lan, 2016. Phân tích hiệu quả tài chính vú sữa Lò Rèn
Vĩnh Kim ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Luận văn thạc sĩ. Đại
học Cần Thơ.
7. Phạm Thị Cẩm Ngân, 2018. Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ
trồng bắp tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại
học. Đại học Cần Thơ.
8. Phạm Thị Huỳnh Như, 2016. Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ
trồng lúa trồng lúa Jasmine 85 trên địa bàn xã Thạn Phú huyện Cờ Đỏ
thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.
9. Phạm Thúy An, 2017. Đánh giá hiệu quả tài chính của ba mô hình sản
xuất lúa: mô hình hai vụ lúa, mô hình một lúa-một tôm và mô hình hai
lúa-một màu tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp
Cao học. Đại học Cần Thơ.
10. Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, 2018 –
Tháng 6/2021. Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2018. Huyện
Châu Thành. Hà Nội: NXB. Thống kê.
11. Trần Quốc Khánh, 2005. Quản trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Hà Nội. Hà
Nội: NXB. Lao động - Xã Hội.

50
 Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Frankellis, 1993. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội: NXB. Thống kê.
2. Huỳnh Việt Khải and Mitsuyasu Yabe, 2014. Technical Efficiency
Analysis Of Rice Production In Vietnam. Journal of the International
Society for Southeast Asian Agricultural Sciences. Vol. 17, No. 1:135-146.
 Danh mục tài liệu Internet
1. Cổng thông tin điện tử UBND huyện Châu Thành, 2021. [online]
Available at: <https://chauthanh.soctrang.gov.vn/>[Ngày truy cập 05
tháng 09 2021].
2. Trang phân bón Bình Minh, 2021. Tổng quan về cây lúa, [online]
Available at: <http://phanbonbinhminh.com/goc-ky-thuat/25-tong-quan-
ve-cay-lua.html>[Ngày truy cập 15 tháng 09 2021].

51
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH
- Thống kê mô tả
 Thông tin chung về nông hộ trồng lúa
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
Trìnhđộhọcvấn 60 7.9 4.019866 0 15
Sốnhânkhẩu 60 4.183333 .9295829 3 7
Tuổi 60 40.98333 9.397965 22 62
Kinhnghiệm 60 17 10.50585 2 40
Diệntích 60 27.2 12.73697 5 65
LĐGĐtrựctiếp 60 1.45 .594466 1 3

 Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất lúa của nông hộ

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max


Chiphílàmđất/1000m2 60 152.25 18.21308 120 185
Chiphígiống/1000m2 60 285.6833 46.93432 200 375
Chiphíphânbón/1000m2 60 654.71 160.6319 301.4 1057.2
Chiphíthuốc/1000m2 60 307.5 39.05732 234 380
Chiphínhiênliệu/1000m2 60 96.86667 38.24119 35 160
Chiphíthuêmáy/1000n2 60 260.4167 9.126775 250 280
Chiphílđthuê/1000m2 60 119.75 68.18112 0 225
Chiphílđgđ/1000m2 60 114 16.75345 87 147
Tổngchiphí/1000m2 60 1991.177 212.1021 1530.4 2350

 Lượng sử dụng phân bón

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max


URE/kg 60 15.345 6.638037 5 40.6
NPK/kg 54 18.07963 7.247313 10 32.5
DAP/kg 52 12.92692 1.568453 10.3 15.3
LAN/kg 54 3.594444 .9333277 2 5
KALI/kg 55 6.252727 .7282283 5 7.5

 Chi phí phân bón

52
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
ThànhtiềnURE 60 192.7567 83.9687 65 487.2
ThànhtiềnNPK 60 195.1667 107.1073 0 416
ThànhtiềnDAP 60 186.295 79.63065 0 273.6
ThànhtiềnLAN 60 10.03333 5.586839 0 19.6
ThànhtiềnKALI 60 70.45833 23.89901 0 99.4
Chiphíphân/1000m2 60 654.71 160.6319 301.4 1057.2

 Tổng hợp doanh thu, năng suất, giá bán của nông hộ trồng lúa

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max


Năngsuất 60 695 88.6337 550 850
Giábán 60 5.675 .2404974 5.5 6
Doanhthu/1000m2 60 3942.083 519.7679 3025 5100

 Tổng hợp chi phí, doanh thu và thu nhập của nông hộ

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max


TCPkhôngcólđgđ/1000m2 60 1877.177 210.5882 1436.1 2261.4
TCPcólđgđ/1000m2 60 1991.177 212.1021 1530.4 2350
Doanhthu/1000m2 60 3942.083 519.7679 3025 5100
Thunhập/1000m2 60 2064.907 599.6201 1105.6 3586.6
Lợinhuận/1000m2 60 1950.907 595.6014 1003.6 3454.6

 Các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính lúa

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max


DT/TCP 60 2.007751 .3732274 1.437032 3.09955
LN/TCP 60 1.007751 .3732274 .4370319 2.09955
LN/DT 60 .4847373 .0962152 .3041212 .6773725

- Mô hình hồi quy


 Kết quả mô hình hồi quy

Source SS df MS Number of obs = 60

53
F(6, 53) = 11.04
Model 1.59796685 6 .266327808 Prob > F = 0.0000
Residual 1.27819588 53 .024116903 R-squared = 0.5556
Adj R-squared = 0.5053
Total 2.87616273 59 .048748521 Root MSE = .1553

LnY Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]


LnPnpk -.4878919 .3265108 -1.49 0.141 -1.14279 .1670058
LnPure -.0366884 .254355 -0.14 0.886 -.54686 .4734832
LnPgiong -.4034788 .1585622 -2.54 0.014 -.7215143 -.0854433
LnDientich -.2825461 .0502367 -5.62 0.000 -.3833081 -.1817841
GIONGXACNHAN -.0620854 .0473445 -1.31 0.195 -.1570465 .0328757
TAPHUAN .0926662 .0466058 1.99 0.052 -.0008132 .1861455
_cons 7.751761 .2907797 26.66 0.000 7.16853 8.334991

 Kiểm tra đa cộng tuyến

Variable VIF 1/VIF


TAPHUAN 1.35 0.741026
LnPure 1.33 0.754155
GIONGXACNHAN 1.32 0.758584
LnPnpk 1.29 0.773219
LnPgiong 1.16 0.860240
LnDientich 1.14 0.876381
Mean VIF 1.27

- Phương sai sai số thay đổi


White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(25) = 27.88
Prob > chi2 = 0.3135

54
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Source chi2 df p

Heteroskedasticity 27.88 25 0.3135

Skewness 14.31 6 0.0263

Kurtosis 1.00 1 0.3178

Total 43.19 32 0.0895

55
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG
Xin chào Ông/bà, tôi tên Trần Hoàng Yến, là sinh viên trường Đại Học
Cần Thơ ngành Kinh tế nông nghiệp – Khóa 44. Tôi đang thực hiện luận văn
đại học với đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa của nông hộ
tại huyện Châu Thành - tỉnh Sóc Trăng”. Rất mong ông/bà vui lòng dành
một chút thời gian để trả lời một số thông tin cần thiết sau đây. Các câu hỏi
khảo sát bên dưới phục vụ cho việc làm luận văn tốt nghiệp, các thông tin sẽ
được bí mật và không phục vụ mục đích khác.Tôi xin chân thành cảm ơn sự
hỗ trợ của Ông/bà.
Người phỏng vấn: Trần Hoàng Yến
Ngày phỏng vấn:… /… /2021
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ HỘ
1. Họ và tên nông hộ:
……………………………………………………….
2. Năm sinh:……..
3. Địa chỉ: Ấp…………. Xã................ Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc
Trăng
4. Giới tính:  Nam  Nữ
5. Trình độ học vấn :……năm
6. Số nhân khẩu:........người. Dân tộc: ............
7. Số LĐ gia đình trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất.........người.Trong
đó: Nam:.........người, Nữ:.........người.
8. Diện tích đất trồng lúa:.............công (1.000 m2 )
Đất nhà:.........công, Đất thuê:...........công.
Giá thuê:................................(1.000đ/công/năm)
9. Kinh nghiệm trồng lúa của Ông/bà bao nhiêu năm:……năm
10. Ông/bà có tham gia tập huấn về trồng lúa hay không?
 Có  Không
Số lần tham gia tập huấn trong vụ:……lần/vụ
11. Ông/bà có vay vốn để sản xuất lúa không? (Nếu không thì bỏ câu hỏi
phụ kế tiếp)

56
Có Không

Nếu có mong Ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau:
Vay từ đâu Số tiền (1.000đ) Lãi suất (%/tháng) Thời gian (tháng

12. Ông bà có sử dụng lúa xác nhận không?


 Có  Không
13. Ông bà có tham gia các mô hình liên kết không? ( htx)
 Có  Không
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2020 – 2021
14. Ông/bà có ký hợp đồng với công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm
đầu ra không? (Nếu không thì bỏ qua câu hỏi 15)
 Có  Không
15. Vì sao Ông/bà ký hợp đồng với công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản
phẩm đầu ra? (Có thể chọn nhiều đáp án)
 Đảm bảo được đầu ra Ổn định giá
Ứng trước được vốn Giảm chi phí giao dịch
16. Giá cả thường do ai quyết định ?
Người bán Người mua
Đôi bên cùng thỏa thuận  Theo giá thị trường
17. Ông/bà thường bán lúa cho ai?
Tiểu thương đến mua lúa tại nhà Các nhà máy xay sát
Bán lẻ  Các công ty lương
thực
18. Ông/bà bán lúa theo cách nào?
Lúa tươi tại ruộng Xay thành gạo rồi bán
Dự trữ chờ giá cao Sấy khô rồi bán
III. CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA
19. Chi phí sản xuất lúa
Các chỉ tiêu Số lượng Đơn giá (nghìn đồng)

57
1. Chi phí chuẩn bị đất
CPLĐ gia đình
CPLĐ thuê
2. Chi phí gieo trồng
Lượng giống
CPLĐ gia đình gieo giống
CPLĐ thuê gieo giống
3. Chi phí bón phân
URE
NPK
DAP
LÂN
KALI
CPLĐ gia đình
CPLĐ thuê
4. Chi phí phun thuốc
Thuốc diệt ốc
Thuốc cỏ
Thuốc sâu, rầy
Thuốc bệnh
Thuốc dưỡng
CPLĐ gia đình
CPLĐ thuê
5. Chi phí tưới tiêu
Nhiên liệu
CPLĐ gia đình
CPLĐ thuê

58
6. Chi phí thu hoạch
CP thuê máy móc
CPLĐ gia đình
CPLĐ thuê
7. Chi phí khác
20. Doanh thu vụ Đông Xuân 2020 – 2021
Diện tích Sản lượng Năng suất Giá bán
(1000m2) (kg) (kg/1000m2) (1000đ/kg)

IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRỒNG


LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2020 - 2021
21. Những thuận lợi và khó khăn khi sản xuất lúa (có thể chọn nhiều đáp
án):
Thuận lợi:
 Giá bán cao  Có kinh nghiệm sản xuất
 Đủ vốn để sản xuất  Được tập huấn tốt
 Đất đai, thời tiết thuận lợi  Nhà nước hỗ trợ đầu ra
Khó khăn:
 Thiếu đất canh tác  Giá cả không ổn định
 Thiếu lao động  Giao thông yếu
 Thiếu giống, thiếu nước  Thiếu kỹ thuật canh tác
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA NÔNG HỘ
22. Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới:
 Thu hẹp quy mô  Tiếp tục duy trì quy mô
 Mở rộng quy mô  Chuyển sang cây trồng khác
23. Ông/bà có đề xuất gì để giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa:
 Hỗ trợ vốn sản xuất  Ổn định giá vật tư đầu vào
 Hỗ trợ giống chất lượng cao  Kiếm thị trường tiêu thụ ổn định
 Mở rộng CLB,HTX  Khác

59
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG BÀ
CHÚC ÔNG BÀ NHIỀU SỨC KHỎE !

60

You might also like