You are on page 1of 61

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ DU LỊCH

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHUỒNG TRẠI VÀ CHĂN NUÔI HEO


CON, HEO NÁI, HEO THỊT

Họ và tên sinh viên: BÙI QUANG HUY


Ngành : Thú y
Lớp : K19_Thú y
Liên khóa :2019-2022

Ngày 26 tháng 9 năm 2022

I
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ DU LỊCH

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHUỒNG TRẠI VÀ CHĂN NUÔI HEO


CON, HEO NÁI, HEO THỊT TẠI TRẠI HEO XUÂN TÁNH

Tác giả: BÙI QUANG HUY

Giáo viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN VĂN PHÁT

Ngày 26 tháng 9 năm 2022

II
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Bùi Quang Huy


Tên luận văn: “Khảo sát quy trình chuồng trại và chăn nuôi heo con,heo
nai,heo thịt tại trại heo XUÂN TÁNH tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU”

Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày: 2 0 1 9 - 2 0 2 2

Giáo viên hướng dẫn


(Ký tên và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Văn Phát

III
LỜI NÓI ĐẦU

Em là Bùi Quang Huy, học lớp K19_TY, Trường cao đẳng Công nghệ và Du lịch

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Chế Nghuyễn Văn Phát, phụ trách môn thực tập trang
trại chăn nuôi, đã tạo điều kiện và dẫn dắt chúng em trước, sau và trong quá trình em đi thực
tập được thuận lợi, và đạt được kết quả tốt.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công Ty Cổ Phần GREEN FEED Việt Nam
chi nhánh Đồng Nai, cảm ơn cô Phạm Tánh chủ trại Heo Xuân Tánh, ngụ tại xã Xuân Sơn,
huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được thực tập tại
trại, giúp em có cơ hội được cọ sát thực tế, trải nghiệm những điều mởi mẻ trong ngành
Chăn nuôi.

Em xin cảm ơn anh Nguyễn Thân, kỹ thuật trưởng tại trại, anh cũng là người giám sát và
quản lý, phân phối công việc, khuyên dạy, trao đổi trực tiếp với em trong suốt thời gian em
thực tập 1,5 tháng.

Em xin chân thành cảm ơn

TP. HCM, Ngày 26 tháng 09 năm 2022

Sinh viên thực hiện

BÙI QUANG HUY

IV
MỤC LỤC
Trang tựa .......................................................................................................................... I Lời
cảm ơn ..................................................................................................................... .. III Mục
lục ............................................................................................................................ ..IV Danh
sách các bảng ...................................................................................................... …V Danh
sách các hình .......................................................................................................... VI

Chương 1.Mở Đầu………………………………………………………………………………………………1.


1. Đặt vấn đề………………………………………………………………………………………………………….1
2. Mục tiêu…………………………………………………………………………………………………………….2

3. Yêu cầu………………………………………………………………………………………………………………2
Chương II. GIỚI THIỆU…………………………………………………………………………………………..3
Chương III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN...................................................... 45
CHƯƠNG IV: THỰC TẬP TẠI TRẠI HỞ...................................................................................7
1. Kết cấu chuồng trại………………………………………………………………………………………....8
1.1 Khu chuồng nuôi hậu bị, nái khô, mang thai và đực thí tình8 1.2 Khu chuồng nái đẻ và nuôi
1.3 Khu chuồng sau cai sữa, heo choai.............................................................................9
1.4 Khu nuôi nuôi heo thịt............................................................................................... 10
1.5 Khu nuôi cách ly, khu xuất bán heo........................................................................... 11
1.6 Kho thức ăn chăn nuôi.............................................................................................. 14
1.7 Nguồn nước, khu chứa nước.................................................................................... 15
1.8 Khu xử lý chất thải, xử lý heo chết............................................................................ 15
2. Quy trình chăn nuôi........................................................................................................ 17
2.1 Khu chuồng nuôi hậu bị, nái khô, mang thai và đực thí tình đực thí tình..................17
2.2 Heo nái nuôi con và heo con theo mẹ....................................................................... 22
2.3 Khu sau cai sữa, heo choai........................................................................................ 43
2.4 Khu nuôi heo thịt...................................................................................................... 48
3. Nhận xét và đánh giá.............................................................................................48
Chương v.kết Luận và đề nghị.....................................................................................................50
V
5.1.Kết luận..............................................................................................................................................50
5.2.Đề nghị.....................................................................................................................................................51

Mục lục hình


Hình 1. Hình ảnh cổng trại........................................................................................................................................3
Hình 2 Sơ đồ trang trại..............................................................................................................................................4
Hình 3 Toàn cảnh 1 dãy chuồng nái mang thai, nái khô và nái chờ phối.........................................8
Hình 4. Một ô chuồng nái nuôi con...................................................................................................................9
Hình 5. Toàn cảnh một dãy chuồng nái đẻ và nuôi con............................................................................9
Hình 6. Tổng quan khu chuồng cai sữa............................................................................................................10
Hình 7. Toàn cảnh chuồng nuôi heo thịt bên trại kín và trại hở...........................................................11
Hình 8. Khu nuôi cách ly heo nhập và heo xuất bán.................................................................................12
Hình 9. Lối đi của heo xuất bán dẫn lên xe của bên mua........................................................................13
Hình 10. Hai Kho chứa thức ăn...........................................................................................................................14
Hình 11. Bể và bồn chứa nước sinh hoạt và nước sử dụng trong chuồng trại................................15
Hình 12. Khu chứa phân tươi, hầm biogas.....................................................................................................16
Hình 13. Heo chết, nhau thai, khô thai, heo con chết, heo bệnh chết,.., cuối ngày được đem ra
một khu riêng nấu chín (xử lí mầm bệnh) và bỏ xuống ao (ao có nuôi cá trê, cá chép,.. và đây
cũng là nguồn thức ăn khá dinh dưỡng dành cho chúng)..............................................................16
Hình 14 Tình heo GF399........................................................................................................................................18
Hình 15. Các bước phối heo lên giống............................................................................................................19
Hình 16. Thức ăn cho heo cám GF07...............................................................................................................21
Hình 17. Heo xảy thai, heo mủ bị lốc, heo sổ mũi, hô hấp kém...........................................................22
Hình 18 Dùng IDECTIN tẩy ký sinh trùng cho nái trước đẻ.................................................................26
Hình 19. Chuyển heo từ khu nuôi mang thai đến khuchuồng đẻ..........................................................27
Hình 20. Phun xương sát trùng cho heo trước khi chuyển lên chuồng đẻ.......................................28
Hình 21. Thẻ nái và phiếu theo dõi heo con theo mẹ.................................................................................28
Hình 22. Đèn, lồng úm heo con...........................................................................................................................29
Hình 23. Một số thuốc được sử dụng sau khi heo sinh.............................................................................30
Hình 24. Sau khi heo được sinh ra heo được phủ bột làm ấm...............................................................32

Hình 25. Men vi sinh + bột sữa dung dịch và bơm cho heo con uống...............................33
VI
Hình 26. Cám dinh dưỡng cho heo nái GF08...............................................................................................36
Hình 27. Mài răng và bấm đuôi heo con mới sinh......................................................................................38
Hình 28. Chích sắt và nhỏ cầu trùng heo con...............................................................................................39
Hình 29. Chích amox và thiến heo con............................................................................................................39
Hinh 30. Cám heo con + men vi sinh + bột cám..........................................................................................40
Hình 31. Vacin phòng bệnh trên heo con........................................................................................................41
Hình 32. Thuốc trị tiêu chảy hay sử dụng đối với heo con......................................................................42
Hình 33. ảnh đầu, heo chưa đẻ bị sưng to và mọng nước rất hay bị bể nếu heo tác động mạnh
vào khung chuồng. Ảnh 2, heo bị viêm khớp hay nằm, rất ít khi đứng, phát hiện bằng cách
cho ăn và thấy heo không hay đứng. Ảnh 3, heo ảnh đầu sau khi bị bể và hình thành máu
đông, đè vào thành chuồng và dẫn đến thâm đen. Ảnh 4, heo bị sa tử cung do co bóp quá
mạnh khi đẻ, điều trị bằng cách khâu treo tử cung và tiêm aptropin, giúp giảm co bóp nhu
động ruột và hạn chế tử cung sa nhiều, hay gặp ở nái rạ.........................................................................43
Hình 34. Cám cho heo con theo mẹ và sau cai sữa 10 ngày...................................................................44
Hình 35. Cám cho heo con sau cai sữa GF02...............................................................................................44
Hình 36. Định kì tiêm vacine phòng bệnh heo con.....................................................................................45
Hình 37. Thuốc trợ sức B.Complex...................................................................................................................46
Hình 38. Thuốc kết hợp trị tiêu chảy................................................................................................................46
Hình 39. Bổ sung điện giải và men tiêu hóa..................................................................................................47

VII
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Chỉ tiêu và mục tiêu……………………………………………17

Bảng 2: Chế độ ăn của heo nái mang thai……………………………….20

Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp của cty GreenF……..20

Bảng 4: Lượng thức ăn cho heo nái mới đẻ……………………………..35

Bảng 5: Thành phần dinh dưỡng của cảm GF07…………………….....36

Bảng 6: Thời gian biểu cho ăn………………………… ………………36

VIII
Chương I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong nền nông nghiệp nước ta hiện nay, ngành nông nghiệp giữ vai trò hết sức
quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Cùng với ngành trồng trột, ngành chăn nuôi đặc
biệt là nuôi heo đang được chú trọng phát triển, thịt lợn chiếm 76% trong tổng lượng tiêu
thụ hàng ngày, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm,
xoá đói giảm nghèo, tăng cơ hội đổi đời cho người dân, thịt heo không những tiêu thụ
trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì ngành chăn nuôi của nước ta vẫn còn gặp
nhiều khó khăn, hình thức chăn nuôi công nghiệp còn mang tính nhỏ lẽ, lý thuyết và thực
hành còn nhiều hạn chế, kỹ thuật chuyên môn của ngành chăn nuôi chưa cao, mạng lưới
thú y viên còn mỏng, ý thức của người dân về vệ sinh thú y, công tác phòng và chống
dịch chưa cao nên khi dịch bệnh xảy ra thì lan nhanh làm thiệt hại lớn đến kinh tế. Do đó
vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay là phải không ngừng học tập, trao dồi kiến thức,
tiến tới nghiên cứu và áp dụng linh hoạt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế của
ngành chăn nuôi. Với yêu cầu đặt ra đòi hỏi mỗi kỹ thuật viên thú y là phải nắm vững lý
thuyết đi đôi với thực hành.
Trong ngành chăn nuôi heo công nghiệp hiện nay, tình hình bệnh gây ra bởi các loài
vi khuẩn ngày càng nhiều và khó phân biệt. Vi khuẩn có mặt thường xuyên trong trại
hoặc truyền lây vào trong trại chăn nuôi qua nhiều con đường khác nhau. Chúng gây ra
nhiều thiệt hại về kinh tế rất lớn làm cho số đầu lợn giảm sút làm cho heo phát triển kém,
tăng trọng chậm.
Trong khi đó, ngành chăn nuôi ở nước ta đang đứng trước những khó khăn và thách
thức lớn về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu đặc biệt là mấy năm trở lại đây dịch bệnh
gây thiệt hại đối với ngành kinh tế chăn nuôi, không những vậy nó còn ảnh hưởng đến
sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, cần đòi hỏi những đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi,
bác sĩ thú y giỏi, nhiệt tình và có ý thức tự giác trách nhiệm cao.

1
2. Mục tiêu
2.1 Mục tiêu chung
Va chạm thực tế tại cơ sở chăn nuôi, học tập các kiến thức từ thực tế và đưa ra nhận
xét, đánh giá về cơ sở chăn nuôi
2.2Mục tiêu cụ thể

2.2.1Về kiến thức:

- Tái hiện, củng cố và bổ sung kiến thức, kỹ năng đã học ở phần lý thuyết của
các môn học được học trên giảng đường.
- Tiếp xúc với thực tế để hiểu rõ hơn thực tế chăn nuôi, tình hình hoạt động và xu
thế phát triển của ngành chăn nuôi.
2.2.2Về kỹ năng

- Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi (mô hình gia đình, bán
công nghiệp và công nghiệp)…
- Nâng cao sự tự tin, khả năng giao tiếp, cách ứng xử.

- Nâng cao kỹ năng điều tra, phỏng vấn, thu thập, tổng hợp, phân tích vấn đề,
viết báo cáo và trình bày báo cáo.
2.2.3 Về thái độ:

- Nâng cao ý thức và tính kỷ luật.

- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc nhóm.

3. Yêu cầu

- Nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết của thực tập.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các chỉ tiêu và yêu cầu được giao.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế nghề nghiệp.

- Ghi chép, tính toán và xử lý các chỉ tiêu theo dõi được giao.

- Viết báo cáo và trình bày báo cáo sau khi thực tập xong.

2
Chương II. GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu trang trại

Trang trại ‘’Trại heo Xuân Tánh’’ thuộc công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam, ngụ tại xã
Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc sở hữu của cô Phạm Tánh (trại
khách hàng), với quy mô 800 heo nái, trang trại được chia làm 2 khu: 200 heo nái trại hở,
650 heo nái trại lạnh

Hình 1. Hình ảnh cổng trại


Trại có quy trình khép kín từ khâu nuôi heo giống đến khâu sản xuất heo thịt đảm bảo an
toàn dịch bệnh. Trại cách khu dân cư, trường học khoảng 4km. Hệ thống chuồng trại được
xây dựng theo công nghệ chuồng kín cooling pad, hệ thống làm mát, hệ thống biogas xử lý
chất thải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Xung quanh trại trồng nhiều cây cối, hoa màu
đây là điều kiện rất tốt để không bị ô nhiễm môi trường, thoáng khí. Khu ăn ở của nhân công
cũng như sinh viên thực tập tiện nghi, sạch sẽ. Trại không ngừng cố gắng phát triển những
đàn heo một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cho trại.

3
Hình 2 Sơ đồ trang trại

2. Cách tổ chức

Thực hiện chặt chẽ, liên kết với các bộ phận với nhau từ kĩ thuật đến công nhân cho
đến chủ trại. Trong trại gồm camera giám sát trải dài từ cổng đến trong trại chủ trại sẽ giám
sát qua hệ thống camera không cần phải tiếp xúc trực tiếp.

Trong trại không được sự cho phép của quản lý và chủ trại không được phép ra ngoài
để đảm bảo an toàn cho heo không bị dịch lây lan ..

Thời gian làm việc đúng quy định sáng từ 6h30 sáng đến 11h được nghỉ trưa đến
13h30 bắt đầu công việc đến 17h30 nghỉ. Thời gian làm việc đúng với kế hoạch không quá
sớm hoặc quá trễ sẽ ảnh hưởng đến năng xuất thời gian 6h30 bắt đầu cho ăn tất cả mọi người
có mặt tập trung cùng vào để tránh heo phá chuồng đặc biệt là trại heo bầu vì sẽ ảnh hưởng
đến thai khi heo quậy phá, đảm bảo giờ giấc cho heo ăn đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ.
Chương III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực tập: Từ ngày 26/06/2022đến ngày 26/09/2022
- Địa điểm
• Trang trại Xuân Tánh
4
• Địa chỉ: Xã Xuân Sơn, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2. Nội dung thực tập

Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của trang trại thực tập. Khảo sát quy trình chăm sóc
nuôi dưỡng qua các vòng đời của heo. Khảo sát tình hình dịch bệnh xảy ra tại trang
trại.
3. Đối tượng thực tập

Heo nái mang thai, heo nái đẻ và heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt

4. Nội dung và phương pháp thực hiện

4.1. Nội dung

- Tên trang trại: “Trại heo Xuân Tánh”

- Địa chỉ: Ngụ tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

- Số điện thoại:

• Chủ trại: 0969537220 (Cô Tánh)


• Kỹ thuật trưởng: 0978608697 (anh Nguyễn Thân)

- Cơ sở hạ tầng:

+Kiến trúc trang trại: Thiết kế chuồng sàn (heo nái đẻ và nuôi con, heo hậu bị, nái mang thai,
heo đực thí tình), thiết kế chuồng nền (heo con cai sữa, heo choai, heo thịt)

+Các phương tiện đầu tư phục vụ hoạt động: có xe cày chở cám, phân,… máy áp lực 3 pha
xịt rửa chuồng, phun sát trùng,… tủ UV diệt vi khuẩn, vi rút trong kho cám, thực phẩm ăn
hàng ngày,…

- Nguồn nhân lực của trang trại:



Trại kín 650 nái:

• 1 kỹ thuật trưởng: anh Nguyễn Thân


• 1 Bác sỹ thú y: anh Thịnh
• 2 công nhân trại heo thịt, heo cai sữa: anh Cày, anh Thái
• 3 công nhân trại nái đẻ và nuôi con: chị Thu, anh Tuấn, anh Lượng
• 2 công nhân trại heo bầu: anh Dũng, anh Thái

• 1 thực tập sinh: bạn Cao Lượng Trại hở 200 nái:
• 1 Kỹ thuật heo: anh Cường
• 1 công nhân trại nái đẻ và nuôi con: chị Thy
5
• 2 công nhân trại heo thịt: anh Dạ, anh Tình
• 1 thực tập sinh: là em Nguyễn Văn Khánh

4.2. Phương pháp thu thập thông tin:

- Quan sát thực tế tại trang trại

- Học hỏi: kỹ thuật, công nhân trong trại,….

4.3. Tìm hiểu về quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái đẻ

 Nội dung

- Tìm hiểu về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo heo nái đẻ: vệ sinh, thức ăn, phối
giống, tiêm chích vaccine, chữa bệnh cho heo
 Phương pháp thu thập thông tin:

- Tìm hiểu các loại thức ăn giành cho từng loại heo.

- Tìm hiểu các loại thuốc vaccine giành cho từng loại heo.

- Tìm hiểu cách chữa một số loại bệnh thông thường trên heo.

- Phỏng vấn: kỹ thuật, công nhân trong trại,….

4.4. Khảo sát tình hình dịch bệnh tại trang trại

 Nội dung

Khảo sát tình hình dịch bệnh và các bệnh thường xảy ra tại trại trong thời gian thực tập
(nếu có).
 Phương pháp thu thập thông tin

- Quan sát thực tế.

- Phỏng vấn, học hỏi: Kỹ thuật, công nhân làm việc trực tiếp trong trại

6
CHƯƠNG IV: THỰC TẬP TẠI TRẠI HỞ
- Thời gian thực hiện: 26/06/2022-26/09/2022
- Trong quá trình thực tập tại trại hở, anh Thân kỹ thuật sắp xếp em chủ yếu chuyên về
khu nái nuôi con và khu nái mang thai, bên cạnh đó mỗi ngày em có một chút thời
gian để qua các khu khác để học hỏi và làm việc
- Số lượng: 200 nái bao gồm: 2 trại nuôi nái mang thai, hậu bị, 2 trại nuôi nái đẻ và heo
con theo mẹ, 1 trại heo cai sữa, và nhiều ô chuồng nuôi heo thịt
- Một số công việc được phân công hằng ngày: cho heo ăn, tập ăn heo con, vệ sinh
chuồng, quan sát heo bệnh (chủ yếu là tiêu chảy trên heo con theo mẹ, sốt sữa heo
mẹ), hỗ trợ anh kỹ thuật làm công tác thú y, ghi chép sổ sách, xịt rửa chuồng, gầm
chuồng, tháo gỡ tấm đan chuồng trại heo nái đẻ sau mỗi lần heo con cai sữa vào 21-24
ngày tùy vào trọng lượng heo con, phun sát trùng vào 10h30 trước khi nghỉ trưa và
16h30 trước khi nghỉ tối, theo dõi heo đẻ, heo hậu bị, nái chờ phối chờ lên giống và
phối tinh nhân tạo mỗi 16h30 chiều.

7
1. Kết cấu chuồng trại
1.1 Khu chuồng nuôi hậu bị, nái khô, mang thai và đực thí tình

Kiểu chuồng hở và được thiết kế dạng lồng cá thể, mỗi ô có kích thước 0,6m x
2,2m, ngắn với nhau bằng song sắt, nền chuồng được lót đan nên có khe thoát nước
tránh nước đọng tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Chuồng nái khô và mang thai
được chia làm 5 dãy, mỗi dãy 50 lồng. Ở đầu chuồng có thiết kế quạt cho những ngày
nắng nóng. Xung quanh trại có che lưới lan để tránh nắng và xung quanh có trồng dừa
tạo oxi tốt. Thời gian chiếu sáng ít nhất 8h/24h.

Hình 3 Toàn cảnh 1 dãy chuồng nái mang thai, nái khô và nái chờ phối
1.2 Khu chuồng nái đẻ và nuôi con
Được thiết kế dạng chuồng hở, mái lợp tole và có tấm cách nhiệt, sử dụng quạt máy
công nghiệp để làm mát ở đầu mỗi khu chuồng. Chuồng đẻ gồm 2 nhà, mỗi nhà có 2
dãy, mỗi dãy có 14 ổ đẻ, mỗi ổ có kích thước 2,2m x 1,8m, trong mỗi ổ đều có đèn úm,
máng tập ăn heo con. Sàn chuồng cách nền 1m, tấm đan ở giữa cho nái và 2 bên là tấm
đan nhựa để tránh bị lạnh cho heo con thuận tiện cho việc vệ sinh sát trùng
8
định kì, gầm chuồng cách sàn 1m cao dốc vừa phải và có rãnh thoát nước để tiện cho
việc sịt rửa mỗi ngày. Bao cám được tận dụng làm bạt úm và tấm chắn giữa 2 ô
chuồng

Hình 4. Một ô chuồng nái nuôi con.

Hình 5. Toàn cảnh một dãy chuồng nái đẻ và nuôi con


1.3 Khu chuồng sau cai sữa, heo choai

2
Diện tích rộng rãi 0,3 m /con. Trung bình một ô chuồng chứa khoảng 45-50 con.
Nền chuồng sàn nhám, có sân chơi, có sân đan tránh lạnh ban đêm. Quạt mát công
nghiệp được đặt ở phía đầu chuồng, thời gian bật 9h-17h30. Đèn úm được đặt phía
trên tấm đan tránh gió lạnh lùa ban đêm, thời gian bật 17h30-9h ngày hôm sau. Có
thiết kế máng ăn tự động. 2 máng/ô chuồng.

9
Hình 6. Tổng quan khu chuồng cai sữa

1.4 Khu nuôi nuôi heo thịt

2
Diện tích ô chuồng 4,4x5,5 (1m /con) trung bình 25-30 con/ô chuồng. Thiết kế
kiểu 2 bên giống với chuồng nuôi cai sữa nhưng diện tích lớn hơn. Có quạt mát xung
quanh đầu và giữa dãy chuồng, thời gian bật 9h-20h. Đèn led được bật mờ và thưa,
mục đích là vẫn cho heo quan sát xung quanh nhưng không sáng chói, giúp heo tránh
hoạt động nhiều làm mất năng lượng và giảm tỉ trọng vì giai đoạn này nuôi lấy thịt.
Thức ăn được đổ vào máng tự động
10
khi heo ăn thức ăn sẽ tự động chảy xuống.

Xung quanh trại nuôi heo thịt có bao quanh bởi những tấm lưới, tránh gió lùa, côn
trùng,…

Hình 7. Toàn cảnh chuồng nuôi heo thịt bên trại kín và trại
hở 1.5 Khu nuôi cách ly, khu xuất bán heo

Bình thường sẽ được nhốt bởi những heo bệnh, heo loại thải, nếu đến đợt xuất bán
sẽ được lùa vào khu chuồng này và có trạm cân, heo được đi qua trạm cân và có 1 lối
đi thẳng dẫn đến xe của người mua.

11
Hình 8. Khu nuôi cách ly heo nhập và heo xuất bán

12
Hình 9. Lối đi của heo xuất bán dẫn lên xe của bên mua

13
1.6 Kho thức ăn chăn nuôi

Kho rộng lớn chứa mọi loại thức ăn của từng giai đoạn của heo như GF01 cho heo con
theo mẹ, GF02 cho heo cai sữa, GF07 cho heo nái mang thai, GF08 cho heo nái đẻ,…

Mỗi lần nhập cám mới về trại đều tuân thủ an toàn sinh học, xịt sát trùng xe chở cám,
xịt khí dung cho người vận chuyển di chuyển qua, trong kho cám hoàn toàn khô ráo, có
máy UV khử trùng và đóng kho 12h sau khi nhập cám mới về.

Hình 10. Hai Kho chứa thức ăn

14
1.7 Nguồn nước, khu chứa nước

Nước được bơm mỗi ngày từ giếng khoan cách trại 1 km vào kho chứa nước và bồn
chứa nước, bể chứa nước mỗi ngày đều được khử trùng bởi dung dịch clorine.

Rất yên tâm vì nguồn nước hoàn toàn sạch, được kiểm nghiệm đầy đủ yêu cầu dùng
cho sinh hoạt và cả trang trại.

Trang trại hở có 1 bể lớn chứa nước, có máy bơm ống dẫn đến các khu chuồng nuôi, có
4 bồn lớn chứa nước được đặt ở khu nhà ở nhân công, và khu chuồng nuôi heo thịt.

Hình 11. Bể và bồn chứa nước sinh hoạt và nước sử dụng trong chuồng
trại 1.8 Khu xử lý chất thải, xử lý heo chết

Phân tươi, khô sau khi hốt, và đóng bao và được dồn về 1 chỗ (có thể bán ra ngoài cho
người có nhu cầu sử dụng phân heo).
15
Phân ướt, phân loãng, nước thải xịt chuồng được chảy xuống hệ thống lọc và xuống
hầm biogas.

Hình 12. Khu chứa phân tươi, hầm biogas

Hình 13. Heo chết, nhau thai, khô thai, heo con chết, heo bệnh chết,.., cuối ngày được đem

ra một khu riêng nấu chín (xử lí mầm bệnh) và bỏ xuống ao (ao có nuôi cá trê, cá
chép,.. và đây cũng là nguồn thức ăn khá dinh dưỡng dành cho chúng).

16
2. Quy trình chăn nuôi
2.1 Khu chuồng nuôi hậu bị, nái khô, mang thai và đực thí tình đực thí
tình

 Mục tiêu của kỹ thuật:

Hình 1: Mục tiêu


• Cơ sở cần ghi nhớ

Tỉ lệ phối/ tuần: 5.25%/ tổng đàn

Tỉ lệ đẻ/ tuần: 4.73%/ tổng đàn

Thay đàn: 40% năm -> 0.77%/ tổng đàn

Tỉ lệ chuồng bầu: 95%/ tổng đàn

Tỉ lệ chuồng đẻ: 24%/ tổng đàn

- Thời gian lên giống lại hơn 90% nái cai sữa sau 7 ngày ( bình thường 1-2 ngày

ngưng tiết sữa. 3-4 ngày lên giống. >4 ngày được xem là chậm lên giống)
Một số công việc cần chú ý
- Thực hiện sắp xếp heo theo nhóm, chuẩn bị khu nhận heo heo nái cai sữa
- Đo điểm thể trạng: phân loại, sắp xếp heo ( chú ý heo bệnh và heo có thể trạng dưới
2 điểm vào 1 khu)
- Đánh dấu bằng kẹp thẻ
- Kiểm tra và điều trị heo bệnh: đau chân, viêm mủ ( vài ngày sau cai sữa), loại những
con nặng khó hồi phục.
17
- Chích ADE nếu bên chuồng đẻ chưa chích
- Xác định con nào cần cho ăn thêm vì ốm
- Tiếp xúc nọc từ ngày thứ 2
- Cho ăn tự do bằng cám nái đẻ
- Kiểm tra lên giống tất cả heo cai sữa nhưng bỏ qua 1 chu kỳ những con dưới 2

điểm, tích cực kích thích chu kỳ sau ( 18 ngày sau lần lên giống trước) Quản
lí giai đoạn chờ phối

Sắp xếp heo theo thứ tự, treo thẻ nái, đánh giống con lên giống, cho tiếp xúc đực
thí tình 20’ mỗi ngày, trong lúc tiếp xúc em cùng anh kỹ thuật massa hông, bầu vú bẹn
heo và ngồi lên lưng, con nào mê ì, có dịch nhầy, âm hộ sưng to, được xem là lên
giống. Dùng 1 đực khi bắt giống và 2 đực khi phối

o
Tinh heo được bảo quản 15-18 C, vận chuyển trong thùng xốp. loại được trại sử
dụng là GF399

Hình 14 Tình heo GF399



Quy trình phối giống Chuẩn bị:
- Bình xịt nước
- Khăn sạch
- Giấy mềm
- Ống phối: cho hậu bị (màu trắng) và rạ (màu vàng)

18
- Gel bôi trơn
- Kẹp phối (thực tế vì số heo phối ít nên không cần thiết) Thực hiện:

Hình 15. Các bước phối heo lên giống


- Khăn giấy lau sạch âm hộ từ trong ra ngoài
- Bôi gel vào đầu que phối
- Đưa từ từ que phối vào trong và xoay ngược chiều kim đồng hồ và đầy vào 1 góc
o
45
- Đưa bình tinh vào và nhấc cao tay
- Tác động, massa giúp heo co bóp tử cung làm hút tinh nhanh hơn.
- Để cây phối bên trong tầm 5’ và gỡ
- Phối lần 2 sau 24h để tăng tỉ lệ đậu thai cho mỗi heo

19

Những heo cai sữa sau khi chuyển từ trại đẻ sang cho ăn ít lại và chích ADE cho heo
đã đẻ 1-2 lứa. Những heo nào chậm lên giống chích 10cc ADE (1-2 lứa) và 8cc
ADE (6-8).
 Dinh dưỡng cho heo hậu bị, nái mang thai, heo chờ phối, heo đực thí tình

- Thời gian ăn: sáng 6h30, chiều 15h. Heo nái được theo dõi kết quả phối giống từ 15-
21 ngày để biết được heo phối giống có đậu thai hay không. Ngày thứ 28 kể từ ngày phối giống heo nái
được kiểm tra kĩ xem có đậu thai hay không. Heo được xếp theo tuần phối để tiện cho việc chăm sóc quản
lí.

Giai đoạn (ngày) Loại cám Đơn vị Nái hậu bj


Phối-7 GF08 Kg 1,8
7-21 GF07 Kg 1,8
21-28 GF07 Kg 2-2,2
84-107 GF07 Kg 2,2-2,5
107-110 GF08 Kg 2,2-2,5

Bảng2 . Chế độ ăn của nái mang thai

Thành phần dinh dưỡng Loại thức ăn hỗn hợp


GF07 GF0
Protein thô (min) 14% 16,5%
Năng lượng trao đổi (min) 3000 Kcal/kg 3200 Kcal/kg
Độ ẩm (max) 14% 14%
Xơ thô (max) 10% 6%
Canxi (min-max) 0,9-1,5% 0,9-1,5%
Phốt pho tổng số (min-max) 0,6-1,2% 0,6-1,2%
Lysin tổng số ( min) 0,8% 0,9-1,5%
Methionin và cysteine tổng số( min) 0.9% 0,6%

Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp của công ty GreenFeed

20
Hình 16: Thức ăn cho heo GF07
 Công việc hằng ngày

- Sáng 6h30 lật máng cho ăn và dọn chuồng cào phân, sịt máng, sịt gầm, châm cám
tầm trưa bật quạt
- Chiều 15h lật máng cho ăn và dọn chuồng cào phân
- 16h30 dắt nọc, massa heo và bắt giống. Nếu có heo lên giống sẽ được phối vào sáng
hôm sau.

 Vacine được sử dụng định kì


- Tiêm tổng đàn
- Mỗi 3 tháng vacine dịch tả
- Mỗi 4 tháng vacine tai xanh (PRRS)
- Mỗi 5 tháng vacine lở mồm long móng (FMD)
 Một số trường hợp xảy ra

21
Hình 17. Heo xảy thai, heo mủ bị lốc, heo sổ mũi, hô hấp kém
Heo nái rạ lứa thứ 6 trở lên, heo lốc nhiều lần, heo tỉ lệ đậu thai thấp, heo năng suất thấp,...
sẽ được loại thải.

2.2 Heo nái nuôi con và heo con theo mẹ

2.2.1 Các bước chuẩn bị chuồng heo nái đẻ

Bước 1: Thu gom vật dụng và xịt rửa bê mặt

Gom hết thức ăn trong máng, thu dọn dụng cụ, máng ăn heo con, bóng điện … Xịt
rửa phân trên bề mặt chuồng bằng máy áp lực trước khi tháo đưa đan nhựa ra ngoài

Bước 2: Tháo đan và khung chuồng

22
Tháo khung chuồng, tấm đan nhựa

Bước 3: Ngâm đan và khung chuồng ( thực tế ở trại có thể bỏ qua bước này vì thiếu nhân
công, sức khỏe hao mòn nhiều, nặng nhọc )

Bước 4: Vệ sinh đan bê tông

23
Bước 5: Chà rửa khung chuồng ( bị bỏ qua vì khi xịt bằng nước áp lực các chất bám cũng
đã bị
rửa trôi )

Bước 6: Chà rửa máng ăn

Bước 7: Vệ sinh mô tơ, gầm chuồng

Bước 8: Gia cố chuồng trại: hàn chuồng, hàn máng ăn, sửa lại vòi nước, …và xịt sát trùng
lần 1

24
Bước 9: Xịt rửa đan và dụng cụ: xịt rửa đan bằng máy áp lực, xịt rửa lồng úm, tấm lót

Bước 10: Để chuồng khô và xịt sát trùng đan, dụng cụ

Bước 11: Lắp đan và khò chuồng: lắp đan vào chuồng đẻ, khò chuồng kỹ, phun sát trùng 1
lần

Bước 12: Xịt vôi và đóng chuồng:

- Xịt vôi sau khi lắp, tỷ lệ: 1kg vôi sống/30 lít nước
• Sử dụng các biện pháp khử trùng phù hợp điều kiện dịch tễ từng trại.
• Đóng cửa trại tối thiểu 2 – 3 ngày mới cho heo vào

25
- Thực tế: một số trường hợp không đủ nhân công và thời gian, có thể sau khi khò
chuồng và xịt sát trùng (bước 11) , để khô 1-2 giờ và có thể chuyển nái lên chuồng
đẻ
2.2.2 Các bước chuẩn bị và chuyển heo lên nhà đẻ
 Mục đích:
- Cho nái thích nghi với chuồng mới trước khi đẻ.
- Bảo vệ và thuận tiện được heo con nếu nái đẻ trước dự kiến
- Thuận lợi căn chỉnh lượng cám với nái vì mỗi ô chuồng là một máng ăn
- Giai đoạn này âm hộ nở ra, sưng lên vi trùng dễ xâm nhập do đó cần cho nái lên

chuồng đẻ để đảm bảo vệ sinh Các bước tiến hành:
- Kiểm tra lại tổng quát chuồng đẻ:
• Kiểm tra quạt, tốc độ gió
• Kiểm tra điện
• Kiểm tra nước uống
• Kiểm tra các thiết bị trong chuồng
- Tẩy nội ngoại ký sinh trùng: sau khi nái được chuyển lên chuồng đẻ, sử dụng
IDECTIN tiêm bắp 1ml/33kg thể trọng
 Để điều trị và kiểm soát giun tròn ở đường tiêu hóa (giun trưởng thành và ấu trùng

giai đoạn 4, giun tròn lớn như Ascaris suum, giun dạ dày Gyostrongylus rubidus,
giun đốt Oesophagostomum spp, giun phổi, rận (H.suis) và ve,..

26
Hình 18 Dùng IDECTIN tẩy ký sinh trùng cho nái
trước đẻ -

Chuyển heo:
• Tắm heo bằng xà phòng Lifebouy
• Xịt sát trùng
• Viết số tai lên lưng, đánh số thứ tự để dễ sắp xếp khi lên chuồng đẻ (dựa vào ngày
đẻ dự kiến để đánh số) Làm đường: Thu dọn các vật cản, chắn các lối đi tự do

Hình 19. Chuyển heo từ khu nuôi mang thai đến khu chuồng đẻ
• Trước khi đón heo 2 giờ thì tiến hành bật quạt để ổn định và kiểm tra nhiệt độ, nhiệt
0
độ thích hợp từ 26 – 28 C
- Phun sát trùng trước khi đưa heo lên - Lưu ý:

• Phun sương, không xịt thẳng vào người heo, xịt lên 1 góc khoảng 45
độ • Tập trung xịt vào hàng lang và lối đi.

27
Hình 20. Phun xương sát trùng cho heo trước khi chuyển lên chuồng đẻ
- Tiến hành chuyển heo lên
- Chuyển heo lúc trời mát, sáng sớm hoặc chiều tối.
- Lùa nhẹ nhàng, không đánh đập tạo stress cho heo.
- Lùa đúng theo số thứ tự đã đánh dấu.
- Không nên lùa khi heo ăn no làm cho thai bị chèn ép. - Mỗi nhóm lùa đi khoảng 2
con
 Do chu chuyển đàn và tiện cho chăm sóc heo đẻ hàng loạt, nên xếp heo theo
thứ tự ngày đẻ gần nhau để thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, ghép heo,
cai sữa, tiện cho vệ sinh phòng dịch.
 Thời gian chuyển nái lên chuồng đẻ trước 3-7 ngày so với ngày đẻ dự kiến.
gắn thẻ nái

28
Hình 21. Thẻ nái và phiếu theo dõi heo con theo mẹ

2.2.3 Chuẩn bị lồng úm, dụng cụ và thuốc thú y khi đỡ đẻ cho heo
 Đèn úm, lồng úm
- Kích thước : (rộng x dài x cao) 0,45mx0,9mx0,5m, kín tránh gió lùa
- Chất liệu : Gỗ, tôn, khung sắt,… (Tùy theo từng trại)
- Loại đèn sưởi ấm : 60 - 100 - 175 (W)
- Nhiệt độ thích hợp (heo con): từ 32 – 38 °C. Kiểm tra nhiệt độ : Sử dụng súng nhiệt
hồng ngoại, nhiệt kế,…(thực tế đèn úm sau khi được mua không cần kiểm tra nhiệt
độ mà vẫn được đưa vào sử dụng)
- Vị trí đặt : Đặt bên rộng của chuồng đẻ, phía sau heo nái.
- Chú ý: Mở đèn úm trước khi heo đẻ 15-30’ và tránh vùng nguy hiểm vùng 1/3 cuối
ô chuồng

Hình 22. Đèn, lồng úm heo con

 Chuẩn bị dụng cụ
- Thuốc sát trùng, cồn i-ốt
- Khăn lau heo con
- Panh kẹp, xi-lanh, kim, kéo, kềm bấm răng.
- Gel bôi trơn
29
- Nước rửa tay
- Bột ủ ấm heo con
- Găng tay
- Cây thăm heo
 Thực tế chỉ cần khăn lau và bột phủ ấm là có thể đỡ đẻ cho heo rồi, một số trường

hợp đẻ khó thì có thể cần gel bôi trơn



Chuẩn bị thuốc thú y
Kháng sinh pendistrep, oxytoxin, thuốc hạ sốt Gluco KC Bamin, thuốc cầm máu,
vitamin K,...

Hình 23. Một số thuốc được sử dụng sau khi heo sinh
2.2.4 Dấu hiệu nhận biết heo nái sắp đẻ

Dấu hiệu nhận biết sớm 6 tiếng trước đẻ


- Căng thẳng hay bồn chồn
- Thường xuyên đứng lên nằm xuống
- Cố gắng để tạo sự thoải mái
- Chán ăn hoặc ăn chậm
- Biểu hiện bản năng làm ổ

30
- Cào chân lên sàn chuồng
- Tăng nhịp hô hấp > 40 lần/phú
Các dấu hiệu gần sắp đẻ
- Đuôi giật giật và có dấu hiệu co thắt bên sườn
- Có vết dịch nhơ – do các cơn co bóp đẩy dịch từ bên trong qua cổ tử cung đang giãn
rộng
- Có vết máu
- Phân su – chất thải của bào thai và phân có màu vàng/xanh – nâu (quan trọng)
- Bầu vú sưng và đỏ
- Sữa nhỏ giọt
Quy trình đỡ đẻ
- Khoảng cách thời gian giữa 2 heo con sinh ra được định nghĩa là: thời gian giữa 2
heo con được sinh ra không phân biệt heo con sống sót hoặc chết hoặc thai khô.
- Bình thường: 10 – 15 phút.
- Bất thường: sau 15 – 20 phút (thực tế heo có thể đẻ từ 4-5h nhưng vẫn không phải là
trường hợp đẻ khó, vì thế tùy từng trường hợp mà ta cần can thiệp kịp thời)
- Chỉ xé bỏ và lau lớp màng vùng mũi và mắt, không lau khô toàn thân heo con vì lớp
màng này được xem như lớp áo bảo vệ nếu không có bột úm nó sẽ phát huy tác
dụng.
- Dốc đầu heo con chũi xuống phía dưới và bốc bột úm phủ đều toàn thân heo con và
o
cho vào lồng úm đã được bật sẵn và nhiệt độ ấm 32-38 C.
- Một số trường hợp đẻ khó ta dùng cây thăm heo khám thử, nếu cảm nhận có heo
con và heo mẹ vẫn đang rặn lâu mà heo chưa ra có dấu hiệu đẻ khó ta cần dùng gel
bôi trơn cánh tay và thò vào móc heo theo chiều thuận nhất để lôi heo con ra tránh
heo con bị ngạt và chết toàn bộ những heo chưa được đẻ ra.

31
Hình 24. Sau khi heo được sinh ra heo được phủ bột làm ấm

- Sau khi heo đẻ xong là lúc heo mẹ tống hết nhau ra ngoài, kiểm tra lần cuối bằng
cây thăm heo và ghi chép số liệu vào phiếu theo dõi heo (số con sơ sinh, số con chết
ngạt, số con loại, số con ghép). Thường xuyên dọn phân trong chuồng để chuồng
luôn sạch sẽ, tránh trường hợp heo con ăn phải phân heo mẹ.
- Những con bị loại là những con có trọng lượng <800g, nhưng trại không loại trực
tiếp mà vẫn nuôi và tối đa năng suất bằng cách chăm sóc chúng, cho heo bú sữa pha
mỗi ngày, vì heo yếu không có khả năng cạnh tranh bầu vú heo mẹ với anh em trong
đàn
- Ghép những heo nhỏ, heo loại vào một heo nái có đầu ti nhỏ để heo dễ bú, chọn
những nái hiện tránh heo mẹ đè chết heo con.

32

Hình 25. Men vi sinh + bột sữa dung dịch và bơm cho heo con uống
2.2.5 Quy trình tập bú theo trại

Được quy định theo tiêu chuẩn của công ty:

Bước 1. Bắt đầu tập heo con trong vòng 15 phút sau khi
sinh Bước 2. Heo con khô ráo, ấm.
Bước 3. Không bị cạnh tranh từ những heo cùng ổ khi đang tập heo con sơ sinh lần
đầu.
Bước 4. Giữ heo đã lau khô hết ngay núm vú.
33
Bước 5. Cặp ngay sau tai heo con lên, nắm dọc theo hai bên vai.
Bước 6. Đưa núm vào miệng heo.
Bước 7. Bóp nhẹ để sữa bắn vào miệng nếu heo con không biết tự bú.
Bước 8. Đặt heo xuống và xem nó có bắt đầu tự bú được không .
Bước 9. Tiếp tục đến khi heo tự bú được.
Bước 10. Khi tập xong thì chuyển lại vào thùng úm.
Bước 11. Những ổ lớn hoặc nái đẻ lâu thì cần cho 1/4 nhóm heo sinh cuối có nhiều
thời gian uống sữa đầu hơn.
Bước 12. Những con nhẹ ký 0.8 – 1.2kg cần chăm nhiều hơn.
Bước 13. Đánh dấu lại những con nào đã biết bú.
 Nhưng thực tế có thể để tự heo con tự bú và hình thành tập tính mẹ con

2.2.6 Chăm sóc heo mẹ sau khi đẻ

Sau khi đẻ xong heo mẹ thường dễ nhạy cảm với môi trường và có một số biểu hiện
bất thường: nái còn rặn, sốt, bỏ ăn, giảm ăn, bầu vú sưng, cứng, nóng,…

Vì thế cần theo dõi và có các biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe của nái:

- Quan sát dịch (dịch đặc, dịch có mùi thối) và bầu vú heo mẹ viêm
- Theo dõi thân nhiệt heo mẹ 3 ngày đầu. Nhiệt độ 37,5 – 39,5 oC là bình thường
- Quan sát quá trình cho sữa: heo mẹ nằm lấp vú và có biểu hiện không cho con bú,
heo con quậy phá đòi bú, heo con đói,..

Điều trị bằng chương trình kháng viêm:
- Ngày 1 (6h sau khi đẻ xong): tiêm 10ml hạ sốt Glucose KC Bamin (tiêm bắp cổ)
- Ngày 1 (24h sau khi đẻ xong): Tiêm 20ml pendistrep (tiêm bắp cổ, hiệu lực trong
48h) + 2ml Oxytocin (tiêm âm hộ)
 Mục đích: pendistrep có chứa kháng sinh và chống viêm tử cung cho heo mẹ,
oxtocin giúp heo mẹ tống nhau tránh xót trong tử cung và góp phần tăng tình
cảm mẹ con
- Ngày 2 (48h sau khi đẻ): 2ml Oxytocin (tiêm âm hộ, tăng khả năng tiết oxytocin ở
vùng tuyến thượng thận nhanh hơn)

34
- Ngày 3: Tiêm 20ml pendistrep (tiêm bắp cổ, hiệu lực trong 48h) + 2ml Oxytocin
(tiêm âm hộ)
- Ngày 4: 2ml Oxytocin (tiêm âm hộ, tăng khả năng tiết oxytocin ở vùng tuyến
thượng thận nhanh hơn)
- Ngày 5: có thể không tiêm Pendistrep nếu thấy heo nái có biểu hiện khỏe lại và phục
hồi tốt

 Kiểm soát dinh dưỡng

 Nguyên nhân làm giảm lượng ăn tổng đàn nái


- Tỷ lệ thay thế đàn cao (nhiều nái hậu bị đẻ trong cùng khoảng thời gian) - Heo nái bị
bệnh nền (viêm nhiễm).
- Nhiệt độ chuồng quá nóng.
- Thiếu nước uống hoặc chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh
- Heo nái tổn thương móng chân.
- Thức ăn không đủ cho heo về số lượng hoặc chất lượng không đảm bảo (không
ngon miệng
– thức ăn bị nấm mốc,…)
- Cho bú trong thời gian ngắn hơn (cai sữa sớm).
- Heo nái bị sót nhau.
 Chế độ cho ăn

Bảng 4: Chế độ ăn

35
Hình 26. Cám dinh dưỡng cho heo nái GF08

Độ ẩm tối đa (%): 14 P tổng số trong khoáng


Xơ thô tối đa (%): 6 Lysine tổng số tối thiểu (%): 0,95
Methionine + cystine tổng số tối thiểu (%): 0,55
Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg): Hormone: không có
3.200

Bảng 5. Thành phần dinh dưỡng cám GF08

 Thời gian biểu cho ăn

Loại heo Loại thức ăn Thời gian cho ăn Khẩu phần cám cho ăn(
(giờ) kg)

Heo nái đẻ GF08 6H30 2-2.5 kg

10H 1-1.5 kg
15H 2-2.5 kg
20H 1-1.5 kg
Bảng6. Thời gian biểu cho ăn
Buổi sáng: 6h30 cho ăn với lượng nhiều giúp heo có đầy đủ dinh dưỡng cho sữa suốt
một đêm dài

36
Buổi chiều: cho ăn lúc 15h, có thể cho ăn muộn hơn vì trại hở chịu nhiều ảnh hưởng
của nhiệt độ môi trường, nếu cho ăn sớm quá thời tiết nắng nóng heo sẽ giảm ăn
Buổi tối: cho ăn lúc 20h với lượng nhiều vì heo sẽ phải chờ đến sáng hôm sau mới
được ăn lại và không có nhân công trực nên heo ăn xong sẽ nằm và ngủ đến sáng ngày
hôm sau, hạn chế
được trường hợp heo mẹ đè chết heo con
 Vacin cho heo nái

Heo nái nuôi con chích vắc-xin Farrowsure B để phòng bệnh Parvo virus, Lep-to,
đóng dấu son. Chích lúc 7 - 14 ngày nuôi con.

Vắc-xin dịch tả chích lúc 14 ngày nuôi con.



Lưu ý những con heo nái không bầu, sảy thai, lốc nhiều lần để chích nhắc lại vắc-xin

2.2.7 Chăm sóc heo con



theo mẹ Mục tiêu của
trại:
- Heo con sơ sinh tự bú và có lượng sữa đầu cần thiết
- Số ngày nuôi con <=24 ngày trọng lượng cai sữa trung bình > 6kg
- Tỉ lệ sống heo con chọn nuôi khi cai sữa đạt > 94%
 Nguyên tắc chăm sóc:
- Giữ vệ sinh
- Luôn sát trùng tay
- Không sử dụng chung thiết bị dụng cụ giữa các ổ đẻ
- Sưởi ấm cho heo con sơ sinh: Nhiệt độ cần cho heo con là 32 - 38 oC
 72 giờ đầu tiên sau khi heo con được sinh ra việc quan trọng cần chú ý:

- Giữ cho heo ấm và khô


- Lượng sữa đầu hấp thu
- Heo con bú được - Vú nái và tập bú
- Sức khỏe heo và tránh gây căng thẳng
- Canh heo con kẻo heo mẹ đè
37
 Những công việc thực hiện đối với heo con sơ sinh:

24h sau sinh: chích mỗi con 1 ml amoxycilin giúp chống viêm và tiến hành mài răng và
bấm đuôi, xịt violet spay vào đuôi và rốn lần 1, sau nhiều lần học hỏi và luyện tập, thao
tác cắt đuôi và mài răng em đã thành thạo.

Hình 27. Mài răng và bấm đuôi heo con mới sinh
Ngày 3-5: Chích sắt + nhỏ cầu trùng, xịt violoet spray vào rốn lần 2

38
Hình 28. Chích sắt và nhỏ cầu trùng heo con
Ngày 5-7: thiến heo đực (dao phẫu thuật, amoxycilin, violet spray) sau khi thiến xong
xịt violet spray vào vết thiến và vào rốn lần cuối

Hình 29. Chích amox và thiến heo con


39
 Dinh dưỡng cho heo con

Thời gian đầu heo con vẫn bú sữa của heo mẹ bình thường

Ngày thứ 5 bắt đầu tập ăn cho heo con, bằng cách đặt máng tập ăn có màu sắc nổi
bật để thúc đẩy tính tò mò của heo con, tập ăn cho cả bầy chỉ với vài hột cám múc đích
chỉ cho heo con làm quen chứ không ăn

Ngày thứ 6 – 11 heo con đã làm quen với thức ăn mới, ta tăng số lượng cám lên nhiều hơn

Ngày thức 12, heo con đã quen dần và cơ quan tiêu hóa heo con bắt đầu hình thành
tiêu hóa được lượng cám tiêu thụ

Ngày thứ 21-24 trọng lượng heo con đạt mục tiêu ban đầu > 6kg mỗi con sẽ được
chuyển sang trại nuôi cai sữa và cách ly hoàn toàn với heo mẹ

Công thức cám tập ăn heo con: GF01/9014 plus + bột cám + men vi sinh

Hình 30. Cám heo con + men vi sinh + bột cám


 Vacine cho heo con
- 7 ngày đầu: mycoplassma phòng bệnh do
- 14 ngày đầu: PRRS + Circovirus: phòng hội chứng sinh sản và hô hấp, chống còi
cọc trên heo con
40
Hình 31. Vacin phòng bệnh trên heo con
 Một số bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ

- Tiêu chảy: Heo con giai đoạn đầu khi tập ăn và thay đổi thức ăn, cơ quan tiêu hóa
heo con chưa hoàn thiện và chưa thích nghi nên tiêu chảy là bình thường, tiêu chảy
này là tiêu chảy sinh lí. Nên thuốc được sử dụng chủ yếu là chống vi khuẩn gây
tiêu chảy E.Coli và chống mất nước gây suy nhược đối với heo con. Liệu trình sử

41
dụng là 2-3 lần trong 10 ngày và quan sát nếu heo con không ngừng tiêu chảy thì
sẽ can thiệp theo hướng khác.

Hình 32. Thuốc trị tiêu chảy hay sử dụng đối với heo
con Kim được sử dụng cho tiêm heo con theo mẹ là kim số 7
(0.7*13mm)

Kim được sử dụng cho heo con trên 2 tuần tuổi là kim số 9 (0.9*15mm)

2.2.8 Một số lưu ý trong chuồng chăn nuôi heo đẻ


 Một số trường hợp của nái sinh sản

42
Hình 33. ảnh đầu, heo chưa đẻ bị sưng to và mọng nước rất hay bị bể nếu heo tác động
mạnh vào khung chuồng. Ảnh 2, heo bị viêm khớp hay nằm, rất ít khi đứng, phát hiện
bằng cách cho ăn và thấy heo không hay đứng. Ảnh 3, heo ảnh đầu sau khi bị bể và hình
thành máu đông, đè vào thành chuồng và dẫn đến thâm đen. Ảnh 4, heo bị sa tử cung do
co bóp quá mạnh khi đẻ, điều trị bằng cách khâu treo tử cung và tiêm aptropin, giúp giảm
co bóp nhu động ruột và hạn chế tử cung sa nhiều, hay gặp ở nái rạ.

43
2.3 Khu sau cai sữa, heo choai
 Mục đích
- Giảm thiểu stress
- Tạo môi trường tốt nhất cho heo
- Tối đa sức khỏe đàn và tình trạng vệ sinh
- Tối đa trọng lượng heo con sau cai sữa
 Chăm sóc nuôi dưỡng
- Dinh dưỡng cho heo con từ sau cai sữa đến 40 ngày tuổi
- Dinh dưỡng của cảm chủ yếu vẫn là protein sữa giúp heo tăng trọng và phát triển tối
đa với bộ máy tiêu hóa trước khi hết khả năng tiêu hóa sữa

Hình 34. Cám cho heo con theo mẹ và sau cai sữa 10 ngày
- Dinh dưỡng cho heo con sau cai sữa đến 72 ngày tuổi
- Giai đoạn này hệ tiêu hóa của heo con đã phát triển hoàn chỉnh, heo con tập trung
hoàn toàn vào tiêu thụ protein và tăng trọng mạnh mẽ

44
Hình 35. Cám cho heo con sau cai sữa GF02
 Sắp xếp trong chuồng trại
- Trung bình 1 chuồng nuôi heo cai sữa sẽ có khoảng 45-50 heo
- Với mật độ đông nên tỉ lệ mắc bệnh cao và những con bị nặng sẽ được bắt ra và
nuôi riêng ở ô chuồng cuối cùng gần cửa gió ra để tránh gió lùa heo bệnh qua các
heo khỏe trong môi trường khí dung.

Vacine cho heo con cai sữa
- Heo con được 35 ngày tuổi: vacine dịch tả CFS phòng bệnh Dịch tả heo cổ điển +
vacine giả dại. ta dồn heo về 1 góc tường và dùng hàng rào chặn heo và ép chích

Hình 36. Định kì tiêm vacine phòng bệnh heo con

45

- Heo con được 42 ngày tuổi: Vacine FMD (Lở mồm long móng) Bảo quản
vacine:
- Không để thức ăn, nước uống trong tủ dự trữ vacine
- Dung dịch pha và dụng cụ tiêm phải được làm lạnh
- Vacine pha phải sử dụng hết trong 2h
- Vacine chết phải được lắc kĩ trước khi sử dụng
- Nên để heo đói trước khi chích tránh heo sốc thuốc
- Chích vacine 1 ô dùng 1 kim không dùng chung kim cho các ô chuồng khác
 Một số bệnh thường gặp

Heo xù lông, ho, giảm hô hấp, thường chích vào khoảng 14h sau khi dọn chuồng
xong sẽ làm công tác thú y cho heo.

Hình 37. Thuốc trợ sức B.Complex


Heo tiêu chảy không do sinh lí vì cơ quan tiêu hóa đạm của heo con đã hoàn
thiện, chủ yếu do mầm bệnh trong trại gây nên vì thế can thiệp có kết hợp kháng sinh:
Atropin + lincospectin

46
Hình 38. Thuốc kết hợp trị tiêu chảy
Vào thời tiết trưa chiều nắng nóng, nhiệt độ tăng cao heo cần giải nhiệt và tránh bị
sốt nên cần cung cấp và bổ sung các chất điện giải giúp heo hồi phục, B.complex +
men vi sinh + Para – C10P.

Hình 39. Bổ sung điện giải và men tiêu hóa


 Công việc hằng ngày

- Sáng 9h, tắt đèn úm, bóng đèn, kiểm tra máng ăn tự động, dọn vệ sinh
- Chiều 1h30 bật quạt, dọn vệ sinh chuồng, bổ sung điện giải nếu cần, trị tiêu chảy, hô
hấp,.

47
 Để tối đa tỉ lệ sống sót của heo con sau cai sữa thì những biện pháp can thiệp thú

y là hết sức cần thiết, giai đoạn này có sự kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau,
kháng sinh, kháng viêm, thuốc trị hô hấp, tiêu chảy, trợ sức, men tiêu hóa, điện
giải,… vì thế heo ở giai đoạn này hạn chế mức làm thực phẩm vì còn tồn dư
thuốc rất nhiều.
2.4 Khu nuôi heo thịt

Heo ở giai đoạn này có khả năng xuất bán nên hạn chế sử dụng thuốc để điều trị, ta
chỉ tác động vào yếu tố môi trường, kiểm soát mầm bệnh, thức ăn, và vệ sinh thường
xuyên để hạn chế can thiệp bằng thuốc thú y

Thức ăn ở heo giai đoạn nuôi thịt gồm các loại cám khác nhau: 9034, 9104, 9204,
9304

Công việc hằng ngày của công nhân khu nuôi thịt là dọn vệ sinh, cho ăn, đẩy cám, sịt
sát trùng vào 10h30 và 17h30 chiều.

3. Nhận xét và đánh giá


* Nhận xét chung: Qua các bảng số liệu về quy trình vaccine cho heo nái mang
thai, heo hậu bị, heo nái đẻ, heo con theo mẹ, heo con cai sữa và heo thịt có một số nhận
xét như sau:

48
Tình hình làm vaccine tại trại được nâng cao, đạt tiêu chuẩn và đảm bảo yêu cầu
trong công tác phòng bệnh trên vật nuôi.
Đối với loại vaccine rối loạn hô hấp và sinh sản được trại tiêm định kỳ 3.5 tháng 1
lần để nâng cao sự miễn dịch cho heo.
Đối với những loại vaccine như dịch tả tai xanh phải tiêm định kì 6 tháng 1 lần để
đảm bảo hiểu phả phòng bệnh cho heo.
Đối với lợn con và tất cả các loại heo khác phải tiêm phòng đầy đủ để nâng cao hiệu
phả phòng bệnh tránh bùng phát dịch.
 Công tác vệ sinh, phòng bệnh của trại.

Trong tình trạng dịch bệnh đang diễn biến rất phước tạp hiện nay là Dịch Tả Châu Phi
đang hoành hành tại miền Bắc nước ta và một số tỉnh ở miền trung cũng đang nổ ra
dịch Lở Mồm Long Móng công tác phòng bệnh của trại heo Xuân Tánh nói riêng và hệ
thống chăn nuôi
GreenFeed Việt Nam nói chung đều được đặt lên hàng đầu nhất là hệ thống vệ sinh an
toàn phòng bệnh, từ khâu nhập heo về đến khâu xuất heo đi, từ những người ra vào trại
đều phải trải qua nhiều công đoạn vệ sinh khử trùng, cách ly.
Hệ thống sát trùng trong trại được lắp đặt hiện đại các khu vực như: cổng trại,
phòng sát trùng, từng dãy trại...phòng sát trùng có hệ thống phun sương tự động khi có
người đi qua đó, mỗi dãy trại có một thùng nước hòa thuốc sát trùng với tỷ lệ 1/500 để
nhúng ủng trước khi vào trong trại.
Sát trùng chuồng trại mỗi ngày 1 lần.
Khu hành chính cách xa dưới trại khoảng 20m, để hạn chế người đi ra vào khu chăn
nuôi không đi qua phòng sát trùng.

 Trại có các khu riêng:

Khu cách ly là nơi nhập heo về và được kiểm tra kĩ càng trong các công tác nhất, khi
lợn mới nhập về thì được cách ly theo dõi và được phun sát trùng kĩ lưỡng.
Khu nái đẻ và khu nái mang thai là khu quan trọng được đặt thùng vôi để nhúng ủng
khi vào trại.
 Nhận xét:
49
- Trại luôn chú trọng và quản lý nghiêm ngặt tình hình dịch bệnh nên
bệnh chỉ xảy ra nhỏ lẻ không xảy ra thành dịch.
- Ngoài chú trọng và quản lý nghiêm ngặt tình hình dịch bệnh, trại cũng
luôn chú trọng tới việc vệ sinh phòng bệnh, luôn có nơi sát trùng từ cổng cho đến
khu vực chăn nuôi, vệ sinh từ khu nhập heo đến khu xuất lợn cũng luôn được chú
trọng.

Chương V. KẾT LUẬN,ĐỀ NGHỊ


5.1. KẾT LUẬN
Trong thời gian từ ngày 02/05/2018 đến ngày 27/06/2018 em thực hiện đề tài “Khảo
sát bệnh viêm tử cung – viêm vú –mất sữa trên heo nái và bệnh tiêu chảy trên heo con
theo mẹ và so sánh 02 phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung” ghi nhận được kết luận như
sau:
Tỷ lệ viêm vú, mất sữa, viêm tử cung
- Viêm tử cung: 60%
- Viêm vú: chưa phát hiện bệnh trong thời gian thực tập (0%)
- Mất sữa: 10%
Tỷ lệ heo nái bệnh viêm tử cung theo trọng lượng sơ sinh
- Trọng lượng sơ sinh từ < 3 kg: 50%
- Trọng lượng sơ sinh từ 1,3 – 1,6 kg: 25%
- Trọng lượng sơ sinh từ > 6 kg: 87,5%
Tỷ lệ heo nái bệnh viêm tử cung theo số con sơ sinh
- Số con sơ sinh < 10 con: 100%
- Số con sơ sinh 10 - 12 con: 57,14%
- Số con sơ sinh > 12 con: 50%
Tỷ lệ heo nái bệnh viêm tử cung theo can thiệp sản khoa
- Có can thiệp: 76,92%
- Không can thiệp: 28,6%
Tỷ lệ heo nái bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ
- 1 - 2 lứa: 100%
- 3 - 5 lứa: 44,44%
50
- >5 lứa: 40%
Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên heo con: 4,4%
Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo ngày tuổi
- 1 - 7 ngày tuổi : 1,36%
- 8 - 14 ngày tuổi: 1,91%
- 15 – Cai sữa: 1,12%
Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo lứa đẻ
- 1 - 2 lứa: 3,56%
- 3 -5 lứa: 5,56%
- >5 lứa: 4,45%
Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo tình trạng heo nái
- Bệnh: 2,25%
- Không bệnh: 2,15%
So sánh tỷ lệ khỏi bệnh giữa 2 phác đồ
Phác đồ 2: có 1 con 1 ngày, 04 con 2 ngày và 1 con 3 ngày khỏi bệnh nên hiệu quả
hơn phác đồ 1.
Tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử cung và khỏi bệnh tiêu chảy:
100% 5.2. ĐỀ NGHỊ
- Đối với trại
Cần phải vệ sinh máng ăn, máng uống của heo con thường xuyên
Sửa chữa đường ống dẫn nước cho heo
- Đối với nhà trường
Do thời gian thực tập ngắn nên số heo khảo sát chưa nhiều, vì vậy nhà trường nên bố trí
thời gian thực tập nhiều hơn cho các khóa sau để sinh viên thực tập có đủ thời gian khảo sát
với số con nhiều hơn nhằm đánh giá được tình hình bệnh được chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aherne Frank, 2000. Chăm sóc và dinh dưỡng lợn con cai sữa. Cẩm nang chăn nuôi
công nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

2. Trần Thị Dân, 2000. Thay đổi sinh lý heo con và biện pháp giải quyết. Tài liệu
51
chuyên đề tham khảo. Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

3. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh và Nguyễn Quang Tuyên, 2000. Sử dụng chế phẩm
sinh học Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai
sữa. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số 2.

4. Lê Thị Đậm, 2002. Khảo sát một số bệnh thường xảy ra trên heo tại trung tâm
nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ. Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

5. Đặng Quốc Hùng, 2006. So sánh hiệu quả của 2 loại vaccin phòng bệnh
Mycoplasma hyoneumoniae trên heo thịt từ 60 – 150 ngày tuổi. Luận văn tốt
nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thu Hương, 2006. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa - 56
ngày tuổi tại trại heo giống Tà Niên – Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp khoa
Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Bích Liên, 2002. Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa - 56 ngày
tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn
Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Hoa Lý và Hồ Kim Hoa, 2004. Giáo trình môi trường và sức khỏe vật nuôi.
Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

9. Võ Văn Ninh, 1992. Bài giảng chăn nuôi heo. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Như Pho, 1995. Giáo trình Nội chẩn. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Văn Phát,2002. Bài giảng chẩn đoán. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.

12. Trần Thanh Phong, 1996. Giáo trình bệnh truyền nhiễm do vi trùng trên heo. Tủ
sách Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

52
13. Trần Thanh Phong, 1996. Giáo trình bệnh truyền nhiễm do virus trên heo. Tủ sách
Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Chí Thức, 2006. Đánh giá hiệu quả phòng bệnh hô hấp và tiêu hóa của sản phẩm
Maxjlor Premix trên heo từ cai sữa - 120 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp khoa Chăn
Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Bạch Trà, 1988. Giáo trình chăn nuôi heo. Khoa chăn nuôi thú y. Trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

16. Phạm Công Trạng, 2007. Khảo sát tình hình bệnh trên heo con sau cai sữa từ 28 – đến 65
ngày tuổi tại trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long. Luận văn tốt nghiệp khoa
Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông Nghiệp.

HẾT

53

You might also like