You are on page 1of 141

LỜI CẢM ƠN

Khi luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành, đó là lúc đánh dấu kết thúc quá trình
trên giảng đường đại học của tôi. Quãng thời gian được ngồi trên ghế giảng đường, được
học tập, nghiên cứu và vui chơi bên bạn bè có lẽ không chỉ là quãng đời đẹp nhất của
riêng tôi mà còn là của tất cả những ai đã từng là sinh viên. Để hoàn thành tốt khóa học
này cũng như hoàn thành tốt luận văn này ngoài nổ lực của bản thân sự giúp đỡ tận tình
của gia đình, thầy cô và bạn bè là nguồn động lực không nhỏ giúp tôi vượt qua những lúc
khó khăn nhất.
Tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Phạm Khương Duy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ,
dạy dỗ cho tôi nhiều điều trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng muốn gởi lời cám ơn rất nhiều đến các thầy, cô trong khoa môi trường đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Bên cạnh đó, cảm ơn các bạn cùng khóa 2008 những người đã bên cạnh tôi trong
suốt thời gian theo học tại trường. Các bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong
quá trình hoàn thành luận văn này. Hi vọng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn còn mãi.
Và cuối cùng, xin dành lời cảm ơn cho gia đình và những người thân của tôi,
những người luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.

Tp Hồ Chí Minh, 02 tháng 01 năm 2013.


Phạm Anh Việt

i
Nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn

.......................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................
................................................................................................................

ii
Nhận xét của giáo viên phản biện

.......................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................
................................................................................................................

iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. xii
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... xii
2. Nhiệm vụ của luận văn...................................................................................................... xiii
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... xiii
4. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ xiii
5. Nội dung luận văn ............................................................................................................. xiii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN HỘI ...................................... 1
1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 1
1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................ 4
1.2.1 Địa hình ........................................................................................................................ 4
1.2.2 Khí hậu ......................................................................................................................... 4
1.2.3 Địa chất công trình và địa chất thủy văn: ....................................................................... 4
1.2.4 Cảnh quan thiên nhiên................................................................................................... 5
1.3 Ngành nghề kinh doanh - định hướng phát triển ............................................................... 5
1.4 Hiện trạng nguồn nước ..................................................................................................... 6
1.4.1 Nguồn nước mặt ........................................................................................................... 6
1.4.2 Nguồn nước ngầm......................................................................................................... 6
1.5 Lựa chọn nguồn nước ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC CẤP VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ ............... 8
2.1 Tầm quan trọng của nước cấp ........................................................................................... 8
2.2 Nguồn nước cấp ............................................................................................................... 8
2.2.1 Nguồn nước mặt ........................................................................................................... 8
2.2.2 Nguồn nước ngầm......................................................................................................... 9
2.3 Các chỉ tiêu trong nước cấp ............................................................................................ 11
2.3.1 Các chỉ tiêu vật lý ....................................................................................................... 11

iv
2.3.1.1 Nhiệt độ nước (0C, 0K) ......................................................................................... 11
2.3.1.2 Độ màu (Pt – Co) ................................................................................................. 11
2.3.1.3 Mùi vị .................................................................................................................. 11
2.3.1.4 Độ đục (NTU) ...................................................................................................... 11
2.3.1.5 Hàm lượng chất rắn trong nước ............................................................................ 11
2.2.2 Các chỉ tiêu hóa học .................................................................................................... 12
2.2.2.1 Hàm lượng ôxi hòa tan (DO) ................................................................................ 12
2.2.2.2 Độ pH .................................................................................................................. 12
2.2.2.3 Độ kiềm của nước ................................................................................................ 12
2.2.2.4 Độ cứng của nước ............................................................................................. 12
2.2.2.5 Các hợp chất chứa Nitơ ........................................................................................ 13
2.2.2.6 Các hợp chất Photpho ........................................................................................... 13
2.2.2.7 Các hợp chất Sắt, Mangan .................................................................................... 14
2.2.2.8 Các chất khí hoà tan ............................................................................................. 14
2.2.2.9 Clorua (Cl-) ......................................................................................................... 14
2.2.2.10 Sunfat (SO42-) ..................................................................................................... 14
2.2.2.11 Các kim loại nặng có tính độc cao ...................................................................... 15
2.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh...................................................................................................... 15
2.3.3.1 Vi trùng gây bệnh ................................................................................................. 15
2.3.2.2 Các loại rong tảo .................................................................................................. 16
2.4 Các tiêu chuẩn nước cấp ................................................................................................. 16
2.4.1 Tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt ............................................................... 16
2.4.2 Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt.............................................................................. 19
2.4.3 Chất lượng nước cấp cho sản xuất ............................................................................... 21
2.5 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp .............................................................. 23
2.5.1 Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học................................................................... 23
2.5.1.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ .......................................................................................... 23
2.5.1.2 Song chắn và lưới chắn......................................................................................... 24
2.5.1.3 Bể lắng cát ........................................................................................................... 24
2.5.1.4 Lắng ..................................................................................................................... 24
2.5.1.5 Lọc ....................................................................................................................... 25
2.5.2 Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý ................................................................... 26

v
2.5.2.1 Làm thoáng .......................................................................................................... 26
2.5.2.2 Clo hóa sơ bộ ....................................................................................................... 27
2.5.2.3 Keo tụ - Tạo bông................................................................................................. 27
2.5.2.4 Khử trùng nước .................................................................................................... 29
2.5.2.5 Ổn định nước........................................................................................................ 30
2.6 Dây chuyền công nghệ xử lý nước .................................................................................. 30
2.6.1 Phân loại ..................................................................................................................... 30
2.6.2 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt ...................................................................... 32
2.6.3 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt tại thực tế...................................................... 34
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC CẤP CHO CCN TÂN HỘI.......... 38
3.1 Cơ sở lựa chọn ............................................................................................................... 38
3.2 Chất lượng nguồn nước thô ............................................................................................ 38
3.3 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý phù hợp .................................................................... 39
3.4 So sánh ưu điểm và nhược điểm của 2 phương án trên .................................................... 40
3.5 Thuyết minh công nghệ lưa chọn thiết kế ....................................................................... 42
CHƢƠNG 4. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ............................................................ 43
4.1 Công trình thu và trạm bơm cấp I ................................................................................... 43
4.1.1 Lưới chắn rác .............................................................................................................. 44
4.1.2 Song chắn rác ............................................................................................................. 44
4.1.3 Ngăn lắng cát (ngăn thu) ............................................................................................. 45
4.1.4 Ngăn hút – Ngăn bơm ................................................................................................. 45
4.1.5 Tính toán đường kính ống hút và ống đẩy ................................................................... 47
4.1.6 Trạm bơm cấp 1 .......................................................................................................... 48
4.2 Lượng hóa chất cần dùng................................................................................................ 49
4.2.1 Chất keo tụ.................................................................................................................. 49
4.2.2 Chất kiềm hóa ............................................................................................................. 51
4.3 Công trình chuẩn bị dung dịch phèn ............................................................................... 52
4.3.1 Bể hòa trộn phèn ......................................................................................................... 53
4.3.2 Bể tiêu thụ phèn .......................................................................................................... 54
4.4 Công trình chuẩn bị dung dịch vô i .................................................................................. 56
4.4.1 Bể hòa trộn vôi (Theo điều 6.19 TCXDVN 33:2006): ................................................. 56
4.4.2 Bể tiêu thụ vôi ............................................................................................................ 57

vi
4.5 Bể trộn cơ khí................................................................................................................. 60
4.5.1 Nhiệm vụ .................................................................................................................... 60
4.5.2 Tính toán .................................................................................................................... 60
4.6 Bể phản ứng cơ khí......................................................................................................... 62
4.6.1 Nhiệm vụ .................................................................................................................... 62
4.6.2 Tính toán .................................................................................................................... 62
4.7 Bể lắng ly tâm ................................................................................................................ 66
4.7.1 Nguyên tắc làm việc.................................................................................................... 66
4.7.2 Tính toán .................................................................................................................... 66
4.8 Bể chứa trung gian ......................................................................................................... 72
4.9 Bồn lọc áp lực ................................................................................................................ 72
4.9.1 Nguyên tắc hoạt động ................................................................................................. 72
4.9.2 Cấu tạo của bồn lọc ..................................................................................................... 73
4.9.3 Tính toán bồn lọc cát áp lực ........................................................................................ 73
4.10 Lọc than hoạt tính........................................................................................................... 87
4.10.1 Nhiệm vụ ................................................................................................................ 87
4.10.2 Cấu tạo của bồn lọc ................................................................................................. 87
4.10.3 Tính toán bồn lọc than hoạt tính .............................................................................. 88
4.11 Bể chứa nước sạch.........................................................................................................100
4.12 Tính toán khử trùng .......................................................................................................101
4.13 Thiết kế bể thu cặn và sân phơi bùn ...............................................................................103
4.12.1 Bể thu cặn ..............................................................................................................103
4.12.2 Sân phơi bùn ..........................................................................................................104
4.14 Hồ chứa nước thô ..........................................................................................................107
4.15 Tính toán chọn thiết bị...................................................................................................108
CHƢƠNG 5: KHÁI TOÁN CHI PHÍ ...................................................................................122
5.1 Dự toán chi phí xây dựng cơ bản ...................................................................................122
5.2 Dự toán chi phí vận hành hệ thống ................................................................................124
5.3 Dự toán chi phí cho 1 m3 nước cấp ................................................................................124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................126
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................127

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ định hướng kết nối với CCN 2 và 3................................................................... 2
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng .................................................................................... 3
Hình 2.1 Sơ đồ cấp nước trực tiếp sau khi khử trùng ................................................................. 32
Hình 2.2 Sơ đồ xử lý nước bằng lọc chậm. ................................................................................ 32
Hình 2.3 Sơ đồ lọc trực tiếp ...................................................................................................... 32
Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn  2500 mg/l. ............................ 33
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn > 2500 mg/l. ............................ 33
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn đạt loại B ............................................................. 33
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn đạt loại C ............................................................. 34
Hình 2.9 Công nghệ xử lý nước mặt của nhà máy nước Cầu Đỏ Đà Nẵng ................................. 36
Hình 2.10 Công nghệ xử lý nước mặt của nhà máy nước Sóc Trăng .......................................... 37
Hình 3.1 Sơ đồ khối công nghệ phương án 1 ............................................................................. 39
Hình 3.2 Sơ đồ khối công nghệ phương án 2 ............................................................................. 40
Hình 4.1 Sơ đồ cấu tạo công trình thu và trạm bơm cấp I ........................................................ 43
Hình 4.2 Độ giãn nở của vật liệu lọc ứng với vận tốc rửa ngược ................................................ 90

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đặc tính nguồn nước mặt ............................................................................................. 6


Bảng 1.2 Đặc tính nguồn nước ngầm........................................................................................... 7
Bảng 2.1 Những điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt................................................. 10
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về chất lượng nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT...................... 16
Bảng 2.3 Đặc tính nước sau xử lý.............................................................................................. 20
Bảng 2.4 Chất lượng nước cấp cho làm nguội ........................................................................... 22
Bảng 2.5 Chất lượng nước cấp cho nồi hơi ................................................................................ 22
Bảng 4.1 Liều lượng phèn để xử lý nước đục ............................................................................ 50
Bảng 4.2 Các thông số thiết kế của bể hòa trộn phèn ................................................................. 54
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế của bể tiêu thụ phèn .................................................................. 56
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế của bể hòa trộn vôi.................................................................... 57
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế của bể tiêu thụ vôi..................................................................... 58
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể trộn cơ khí............................................................................ 62
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể phản ứng cơ khí ................................................................... 66
Bảng 4.8 Các thông số thiết kế bể lắng ..................................................................................... 72
Bảng 4.9 Các thông số thiết kế bể lắng ...................................................................................... 72
Bảng 4.10 Cỡ hạt và chiều dày của lớp đỡ ................................................................................. 75
Bảng 4.11 Đặc trưng của lớp vật liệu lọc. .................................................................................. 75
Bảng 4.12 Độ nở tương đối của vật liệu lọc. .............................................................................. 76
Bảng 4.13 Thể tích cặn chiếm chỗ trong các lỗ trống................................................................. 76
Bảng 4.14 Đặc tính của lớp vật liệu lọc. .................................................................................... 77
Bảng 4.15 Độ ẩm cặn có trong nước.......................................................................................... 77
Bảng 4.16 Các thông số về chân đỡ ........................................................................................... 87
Bảng 4.17 Các thông số thiết kế bồn lọc .................................................................................... 87
Bảng 4.18 Thông số than NORIT GAC 830 .............................................................................. 88
Bảng 4.19 Các thông số về chân đỡ ..........................................................................................100
Bảng 4.20 Các thông số thiết kế bồn lọc ...................................................................................100
Bảng 4.21 Các thông số xây dựng bể chứa . 101 Hình 4.3 Đồ thị tra tổn thất áp lực qua vật liệu lọc
Norit GAC 830 (nguồn catalogue Norit GAC 840) ...................................................................111

ix
Bảng 5.1 Dự toán chi phí phần xây dựng (giá tiền x 106) ..........................................................122
Bảng 5.2 Bảng dự toán chi phí phần thiết bị (giá tiền x 106) .....................................................123

x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KCX Khu chế xuất


CCN Cụm công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BYT Bộ y tế
DTM Đánh giá tác động môi trường
COD Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học
BOD Biochemical oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa
TSS Tổng hàm lượng cặn lơ lửng
SS Cặn lơ lửng
DS Chất rắn hòa tan
DO Hàm lượng oxy hòa tan
BTCT Bê tông cốt thép
VND Việt Nam đồng
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

xi
Mở đầu

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với
Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam
giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Tây Ninh là một trong 15 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đã tự cân đối được
ngân sách và thực hiện nghĩa vụ với Trung ương. Phương hướng phát triển của Tây Ninh
trong thời gian tới gắn liền với phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước .
Phấn đấu đến 2010, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp -
công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 28 - 32 - 40; GDP bình quân đầu người 1.000 USD,
phấn đấu đến năm 2020 Tây Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững.
Để thực hiện mục tiêu trên trong thời gian qua tỉnh Tây Ninh tập trung phát triển
xây dựng các Khu Công nghiệp, các Khu Chế Xuất, các Cụm Công Nghiệp trên địa bàn
toàn tỉnh nhằm kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào. Các Khu công
nghiệp hiện đang tập trung nhiều tại các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu… như KCN Trảng
Bàng, KCN Trâm Vàng, KCN Dịch vụ Bourbon An Hòa… Có 1 KCX là KCX Linh
Trung 3 (Trảng Bàng) và các Cụm Công Nghiệp chủ yếu ở huyện Tân Châu,Tân Biên thị
xã Tây Ninh…như CCN Cơ Khí, CCN Suối Cạn, CCN Tân Phú…Trong đó CCN Tân
Hội (Tân Châu) là một cụm công nghiệp của tỉnh được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn
2010 ÷ 2020. Hiện CCN đang khẩn trương tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đáp
ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Trong đó nguồn nước cung cấp cho CCN để phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của doanh nghiệp là vấn đề hết sức cấp thiết đòi hỏi phải nhanh chóng
giải quyết để sớm đưa CCN đi vào hoạt động nhằm góp phần giải quyết việc làm cho
người dân và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh.
Chính nhu cầu cấp thiết trên, đề tài: “ Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho CCN
Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với công suất 3000 m3/ngày.đêm” được thực
hiện vì lí do đó.

xii
Mở đầu
2. Nhiệm vụ của luận văn
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh với công suất: 3000 m3/ngày.đêm
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng cấp nước và số liệu nguồn nước khu vực để lựa chọn nguồn
nước cung cấp
- Tính toán thiết kế xây dựng nhà máy xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội, huyện
Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với công suất: 3000 m3/ngày.đêm.
- Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho CCN khi đi vào vào hoạt động.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực nghiệm: Điều tra số liệu ghi chép sẵn có về vị trí địa
lí, địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực. Về chất lượng nguồn nước,
tình hình cấp nước và sử dụng nước của người dân. Bên cạnh đo, kết hợp với việc hỏi
thăm trực tiếp người dân.
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Các kết quả phân tích sẽ thống kê lại dưới
dạng bảng và điều chỉnh hợp lí.
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả phân tích với QCVN 02:2009/BYT từ đó
xác định chỉ tiêu cần phải xử lí.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập các kiến thức từ các tài liệu sau đó rút
ra phương án xử lí hiệu quả nhất.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, thu thập các ý kiến từ các chuyên gia, thầy
cô.
- Phương pháp tính toán lựa chọn: Từ quá trình phân tích ta lựa chọn vị trí xây
dựng nhà máy, lựa chọn hệ thống nước ngầm cho phù hợp.
5. Nội dung luận văn
 Thu thập số liệu phục vụ cho việc thiết kế.
 Xác định nhu cầu dùng nước.
 Phân tích số liệu để tính toán thiết kế.
 Đề xuất công nghệ xử lý.

xiii
Mở đầu
 Tính toán các công trình đơn vị.
 Khái toán giá thành xử lý.
 Kết luận và kiến nghị
 Thực hiện các bản vẽ kĩ thuật.

xiv
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG


NGHIỆP TÂN HỘI
1.1 Vị trí địa lý
Cụm công nghiệp Tân Hội được tọa lạc trên vùng đất thuộc địa bàn xã Tân Hội
cách trung tâm huyện Tân Châu khoảng 13 km về phía Bắc, cách Thị xã Tây Ninh khoảng
44 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km cách cửa khẩu Quốc tế Xa mát
khoảng 20 km và cách cửa khẩu Quốc gia Kà Tum khoảng 15 km.
Là một vị trí địa lý hết sức thuận lợi về mặt quan hệ giao thương với các nước
trong khu vực thuộc hành lang kinh tế Campuchia - Thái Lan và Myanmar, trục lộ 785,
784 nối liền với đường xuyên Á là hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thích hợp cho việc
phát triển các ngành dịch vụ, thương mại cũng như sản xuất.
Khu đất quy hoạch có diện tích 49,19 ha. Ranh đất nghiên cứu thuộc xã Tân Hội,
huyện Tân Châu, nằm ở phía bắc Tỉnh lộ 785, có ranh giới hạn là đường đất bao quanh 3
mặt trong, mặt trước giáp với đường nhựa:

- Phía Đông Bắc : giáp đất nông nghiệp.

- Phía Tây Bắc : giáp nhà máy mì Nước Trong.

- Phía Tây Nam : giáp với đường nhựa.

- Phía Đông Nam : giáp đất nông nghiệp.

Trang 1
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội

Hình 1.1 Bản đồ định hƣớng kết nối với CCN 2 và 3

Trang 2
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng

Trang 3
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
1.2 Điều kiện tự nhiên
1.2.1 Địa hình
 Địa hình khu đất dự án tương đối bằng phẳng.
 Cao độ cao nhất: 38,09 m
 Cao độ thấp nhất: 35,03 m
 Địa hình thoải dần theo hướng từ Đông Bắc tới Tây Nam.
1.2.2 Khí hậu
Tân Châu có khí hậu đặc trưng của vùng khí hậu Nam Bộ: không có mùa đông
lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Huyện Tân Châu cũng như toàn tỉnh Tây Ninh nằm
sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và
những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện nông
nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

 Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình khoảng 27,4°C, biên độ dao động thấp
(3,9°C).
 Độ ẩm tương đối: ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 ÷ 80%.
 Gió: tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hòa trong năm, Tây Ninh chịu ảnh hưởng của
2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc
vào mùa khô.
 Bão: Tây Ninh không bị các thiên tai như bão, lụt.
 Nắng: lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ
nắng. Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định.
 Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 ÷ 2.200 mm. Mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
1.2.3 Địa chất công trình và địa chất thủy văn
Thủy văn: gần khu đất quy hoạch về hướng Nam có suối Nước Trong.
Địa chất: khu vực đất có nền đất tốt. Khu vực này khá thuận lợi cho việc xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật và các nhà máy công nghiệp.

Trang 4
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
1.2.4 Cảnh quan thiên nhiên
Cảnh quan thiên nhiên trong khu vực thiết kế quy hoạch còn khá trong lành, xanh
mát, chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp (mía, mì, cao su) nên không gian xanh chiếm
đa số. Chỉ có một vài hộ dân sinh sống đơn lẻ nên môi trường ít bị tác động của con
người.
1.3 Ngành nghề kinh doanh - định hƣớng phát triển
Ðịnh hướng phát triển Cụm công nghiệp Tân Hội bước đầu đầu tư xây dựng dự án
với diện tích 150 ha. Giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng lên 200 ha.
Mục tiêu của Cụm công nghiệp Tân Hội kêu gọi đầu tư theo 3 nhóm ngành công
nghiệp chính, trong đó bao gồm nhiều ngành khác nhau như:

 Công nghiệp chế biến


- Công nghiệp chế biến thực phẩm (trừ chế biến tinh bột mì).

- Công nghiệp chế biến nông sản, hải sản.

- Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.

 Công nghiệp nhẹ


- Công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy, sửa chữa máy móc thiết bị phụ
tùng, dụng cụ lắp ráp.
- Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, phụ tùng, điện công nghiệp gia
dụng.
- Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục thể thao, trang trí nội thất, văn
phòng.
- Công nghiệp sản xuất bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn (trừ sản xuất
gạch nung).
- Cán đúc kim loại màu quy mô nhỏ.

 Công nghiệp kỹ thuật cao


- Công nghiệp điện tử, phương tiện thông tin, phương tiện thông tin viễn
thông.
- Công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế.

Trang 5
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
- Và các ngành công nghiệp khác (trừ các ngành dệt, nhuộm, thuộc da).
1.4 Hiện trạng nguồn nƣớc
1.4.1 Nguồn nƣớc mặt
Chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn Tỉnh, với chiều dài của toàn
bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ Đông (chiều dài 220 km, trong đó có 151 km chảy trong địa phận
Tây Ninh); hồ Dầu Tiếng có diện tích 27.000 ha, dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến
kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ
tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt tiêu dùng
và cho sản xuất công nghiệp; hệ thống suối, kênh, rạch đã tạo ra một mạng lưới thủy văn
phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2 và 2.500 ha đầm lầy nằm rải
rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông; đồng thời với tổng diện tích ao, hồ lớn có
khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng
thủy sản khoảng 490 ha.
1.4.2 Nguồn nƣớc ngầm
Khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn Tỉnh, với tổng lưu lượng nước
ngầm có thể khai thác được 50 ÷ 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác
nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
1.5 Lựa chọn nguồn nƣớc
Ta có đặc tính của các nguồn nước đầu vào được xác định dựa theo DTM được phê
duyệt gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
Bảng 1.1 Đặc tính nguồn nƣớc mặt

Đơn vị
TT Tên chỉ tiêu Giá trị
tính

1 Độ đục NTU 154

2 Độ màu TCU 60

3 Độ cứng mg/l 16
4 Hàm lượng Fe mg/l 2

Trang 6
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
5 Hàm lượng Nitơ mg/l 5,6

6 Hàm lượng Photpho mg/l 0,07

7 COD mg/l 13

8 BOD mg/l 5

9 Hàm lượng Amoni mg/l 0,93

10 CN- mg/l <


11 Hàm lượng cặn mg/l 210

Bảng 1.2 Đặc tính nguồn nƣớc ngầm

Đơn vị
TT Tên chỉ tiêu Giá trị
tính

1 Độ đục NTU 28,4

2 Độ màu TCU 8

3 Độ cứng mg/l 8

4 As mg/l <

5 Fe mg/l 11,1

6 Mn mg/l 0,055

7 Cd mg/l <

8 COD mg/l 13

9 CN- mg/l <

10 Hàm lượng Amoni mg/l <

Với các đặc tính như thế, ta thấy nguồn nước mặt ở đây tương đối sạch, không bị ô
nhiễm nặng, chỉ có độ đục và độ màu là chính. Ngoài ra, nguồn nước mặt ở đây tương đối
dồi dào, có nhiều sông kênh rạch nhỏ đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho CCN đi vào
hoạt động. Vì thế ta chọn nguồn nước mặt để xử lý.

Trang 7
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC CẤP VÀ


CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1 Tầm quan trọng của nƣớc cấp
Nước là nhu cầu cần thiết của mọi sinh vật sống trên trái đất, không có nước cuộc
sống trên trái đất không thể tồn tại. Nhu cầu dùng nước rất lớn. Vấn đề xử lí nước và cung
cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và nước
thải sản xuất là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về tiêu chuẩn nước cấp. Trong đó, các
chỉ tiêu cao thấp khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu phải đảm bảo an toàVn vệ sinh
về số lượng vi sinh có trong nước, không có các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe
con người, các chỉ tiêu về pH, độ cứng, độ đục, độ màu, hàm lượng kim loại hòa tan, mùi
vị…

Các nguồn nước trong tự nhiên ít khi đảm bảo được hết các tiêu chuẩn chung về
nước cấp. Do đó, tính chất có sẵn của nguồn nước hay bị ô nhiễm nên tùy thuộc vào từng
chất lượng nước và yêu cầu về chất lượng nước cấp mà cần phải có quá trình xử lí cho
thích hợp, đảm bảo cung cấp nước có chất lượng nước tốt và ổn định chất lượng nước cho
từng nhu cầu sử dụng.
2.2 Nguồn nƣớc cấp
2.2.1 Nguồn nƣớc mặt
Nguồn nước mặt là nguồn nước tự nhiên gần gũi vối con người nhất và cũng chính
vì vậy mà nguồn nước mặt cũng dễ ô nhiễm do điều kiện môi trường, do các hoạt động
của con người khi khai thác và sử dụng nguồn nước. Nước mặt chủ yếu là nước sông và
nước hồ.
Chất lượng nước sông phụ thuộc vào nơi có mât độ dân số cao, công nghiệp phát
triển mà công tác quản lí các dòng thải không được chú trọng thì nước sông bị ô nhiễm
bởi các chất độc hại, các chất hữu cơ ô nhiễm.

Chất lượng nước hồ phụ thuộc vào thời gian lưu, điều kiện thời tiết và chất lượng
nguồn nước chảy vào hồ cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Ngoài ra còn
Trang 8
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
phụ thuộc vào thời tiết khu vực, nơi thiếu ánh sáng mặt trời, điều kiện lưu thông kém và
chất thải hữu cơ nhiều. Nước sông và nước hồ đều không đảm bảo chất lượng nước cấp.
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng cũng
dễ bị ô nhiễm nhất.
Tổ chức y tế Thế Giới đưa ra một số nguồn ô nhiễm chính trong nước mặt như sau:
- Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virut và các chất hữu cơ gây bệnh.
- Nước nhiễm bẩn do các chất hữu cơ phân hủy từ động thực vật và các chất thải
trong nông nghiệp.
- Nguồn nước nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các chất
độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, xianua, crôm, cađimi, chì, kẽm…
- Nguồn nước nhiễm bẩn do các chất tẩy rửa tổng hợp trong sinh hoạt và trong
công nghiệp.
- Nguồn nước nhiễm bẩn do chất phóng xạ, các hóa chất bảo vệ thực vật, các hóa
chất hữu cơ tổng hợp trong công nghiệp chất dẻo, vải sợi, các hóa chất vô cơ dùng làm
phân bón, nguồn nước thải từ các nhà may nhiệt điện tất cả đều gây ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước mặt.
Tóm lại, ngoài các yếu tố địa hình, thời tiết là các yếu tố khách quan gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước bề mặt, chúng ta còn phải xét đến một yếu tố khác chủ quan
hơn đó là tác động của con người trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm nước
bề mặt.
2.2.2 Nguồn nƣớc ngầm
Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng yếu tố tác động của con người hơn nước mặt. Chất
lượng nước ngầm tốt hơn chất lượng nước mặt. Thành phần đáng quan tâm trong nước
ngầm là các tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, điều kiện địa tầng, thời
tiết, các quá trình phong hóa, sinh hóa trong khu vực.
Mặt dù vậy, nước ngầm cũng có thể nhiễm bẩn do tác động của con người. Các chất
thải của con người và động vật, các chất thải hóa học, các chất thải sinh hoạt, cũng như
việc sử dụng phân bón hóa học… Tất cả các chất thải đó theo thời gian sẽ ngấm dần vào
nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng nguồn nước ngầm.

Trang 9
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Bảng 2.1 Những điểm khác nhau giữa nƣớc ngầm và nƣớc mặt

Đặc tính Nƣớc mặt Nƣớc ngầm


Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định

Độ đục Thường cao và thay đổi theo mùa Thấp hay hầu như không có

Chất khoáng hoà tan Thay đổi theo chất lương đất, lượng Ít thay đổi, cao hơn nước mặt ở
mưa cùng một vùng
Fe và Mn hoá trị II (ở Rất thấp, trừ dưới đáy hồ Thường xuyên có
trạng thái hoà tan)
Khí CO2 hoà tan Thường rất thấp hay gần bằng không Thường xuất hiện ở nồng độ cao

NH4+ Xuất hiện có các nguồn nước nhiễm Thường có


bẩn
SiO2 Thường có nồng độ trung bình thấp Thường có ở nồng độ cao

Nitrat Thường thấp Thường có ở nồng độ cao do


phân hóa học
Các vi sinh vật Vi trùng (nhiều loại gây bệnh) virut Các vi khuẩn do sắt gây ra
các loại tảo thường xuất hiện.

Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm. Nước
luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất. Nó tạo nên sự cân
bằng giữa nước và đất.
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây ô nhiễm, nước ngầm nói
chung được đảm bảo bề mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định.
Người ta chia nước ngầm làm 2 loại khác nhau:
- Nước ngầm hiếu khí (có ôxy): Thông thường loại này có chất lượng tốt, có
trường hợp không cần xử lí mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Nước ngầm yếm khí (không có ôxy): Trong quá trình nước thấm qua các tầng
đất, đá, ôxy bị tiêu thụ. Lượng ôxy hòa tan bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe2+, Mn2+
sẽ tạo thành.

Trang 10
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
2.3 Các chỉ tiêu trong nƣớc cấp
2.3.1 Các chỉ tiêu vật lý
2.3.1.1 Nhiệt độ nƣớc (0C, 0K)
Nhiệt độ của nguồn nước là đại lượng phụ thuộc và điều kiện môi trường và khí
hậu. Đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình xử lí nước.
2.3.1.2 Độ màu (Pt – Co)
Độ màu của nước thiên nhiên để thể hiện sự tồn tại các hợp chất humic (mùn) và
các chất bẩn trong nước tạo nên.
Độ màu của nước cấp được xác định bằng cách so màu bằng mắt thường hay bằng
máy so màu quang học với thang màu tiêu chuẩn. Đơn vị đo màu là Pt – Co.
2.3.1.3 Mùi vị
Một số chất khí và chất hòa tan trong nước có mùi. Nước thiên nhiên thường có
mùi đất, mùi tanh đặc trưng hóa học như ammoniac, mùi Clophenol. Nước có thể không
vị hoặc có vị mặn chát tùy theo hàm lượng các muối khoáng hòa tan.
2.3.1.4 Độ đục (NTU)
Độ đục của nước đặc trưng cho các tạp chất phân tán dạng hữu cơ hay vô cơ không
hòa tan hay keo có nguồn gốc khác nhau. Nguyên nhân gây ra mặt nước bị đục là sự tồn
tại của các loại bùn, acid silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm, các loại keo hữu cơ, vi sinh
vật, và phù du thực vật trong đó.
Độ đục thường đo bằng máy so màu quang học dựa trên cơ sở thay đổi cường độ
ánh sáng khi đi qua lớp nước mẫu. Đơn vị của độ đục xác định theo phương pháp này là
NTU. 1 NTU tương ứng với 0,58 mg foocmazin trong 1 lít nước.
2.3.1.5 Hàm lƣợng chất rắn trong nƣớc
Hàm lượng chất rắn trong nước bao gồm có chất rắn vô cơ (các muối hòa tan, chất
rắn không tan như huyền phù, đất cát…), các chất rắn hữu cơ (các vi sinh vật, vi khuẩn,
động vật nguyên sinh, chất thải sinh hoạt, công nghiệp). Trong xử lí nước, về hàm lượng
chất rắn có các khái niệm sau:
- Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS (total suppended solid).
- Cặn lơ lửng SS (Suppended Solid).
- Chất rắn hòa tan DS ( Dissolved Solid ): DS = TDS – SS.
Trang 11
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
- Chất rắn hóa hơi VS (Volatile Solid).
2.2.2 Các chỉ tiêu hóa học
2.2.2.1 Hàm lƣợng ôxi hòa tan (DO)
Oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, đặc tính
của nguồn nước bào gồm các thành phần hóa học, vi sinh và thủy sinh. Oxy hòa tan trong
nước không tác dụng với nước về mặt hóa học.
2.2.2.2 Độ pH
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch. Thường biểu thị cho
tính acid hay tính kiềm của nước.
Và độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hòa
tan trong nước. Ở độ pH < 5, tùy thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nước
có thể chứa Sắt, Mangan nhôm ở dạng hòa tan. Và một số loại khí như CO2, H2S tồn tại ở
dạng tự do trong nước. Tính chất này được dùng để khử các hợp chất Sunfua và Cacbonat
có trong nước bằng biện pháp làm thoáng.
Ngoài ra khi tăng pH và có thêm tác nhân oxi hóa, các kim loại hòa tan trong nước
chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng biện pháp lắng, lọc.
Độ pH trong nước có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý, hoá khi xử lý bằng
hóa chất. Quá trình chỉ có hiệu quả tối ưu khi ở một khoảng pH ấn định trong những điều
kiện nhất định.
2.2.2.3 Độ kiềm của nƣớc
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng các ion Hydrocacbonat, Cacbonat, Hydroxyt
và Anion của các muối của các axit yếu. Do hàm lượng các muối của các axit yếu có
trong nước rất nhỏ nên độ kiềm toàn phần được đặc trưng bằng tổng hàm lượng các ion
sau: K t = [OH  ] + [CO 3 2 ] + [HCO 3  ].
2.2.2.4 Độ cứng của nƣớc
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion Canxi và Magiê có
trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng 3 loại độ cứng:
- Độ cứng tạm thời.
- Độ cứng toàn phần.

Trang 12
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
- Độ cứng vĩnh cửu.
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt gây lãng phí xà phòng do Canxi và
Magiê phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó hòa tan. Trong sản xuất,
Canxi và Magiê có thể tham gia các phản ứng kết tủa khác gây trở ngại cho quy trình sản
xuất.
2.2.2.5 Các hợp chất chứa Nitơ
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra Amoniac, Nitrit, Nitrat. Vì vậy, các hợp
chất chứa nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có
trong tự nhiên, trong các chất thải, trong các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hay
gián tiếp đưa vào nguồn nước. Do đó, các hợp chất này thường được xem là những chất
chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Khi nước mới bị ô nhiễm do phân bón hay nước thải, trong nguồn nước chủ yếu là
NH4 (nước nguy hiểm).
Nước chủ yếu là NO2 thì nguồn nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài hơn (nước ít
nguy hiểm hơn).
Nước chủ yếu là NO3 thì quá trình oxy hoá đã kết thúc (nước ít nguy hiểm hơn).
Việc sử dụng rộng rải các loại phân bón cũng làm cho hàm lượng Nitrat trong nước tự
nhiên cao. Ngoài ra, do cấu trúc địa tầng và ở một số đầm lầy, nước thường bị nhiễm
Nitrat.
2.2.2.6 Các hợp chất Photpho
Trong nước tự nhiên thường gặp nhất là photphat. Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn
bởi rác và các hợp chất hữu cơ quá trình phân huỷ giải phóng ion PO 4 3- sản phẩm của quá
trình có thể tồn tại ở dạng: H2PO4-, HPO42-, PO43-.
Nguồn Photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải sinh hoạt, nước thải của
một số ngành công nghiệp, phân bón dùng trên đồng ruộng.
Photphat không thuộc loại độc hại đối với con người. Nhưng sự tồn tại của chất
này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở trong quá trình xử lý. Đặc biệt là hoạt
động của bể lắng.

Trang 13
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
2.2.2.7 Các hợp chất Sắt, Mangan
Trong nước mặt thường chứa Sắt (III) tồn tại ở dạng keo hữu cơ hay cặn huyền
phù với hàm lượng không lớn.
Trong nước ngầm, Sắt thường tồn tại ở dạng sắt hoá trị (II) kết hợp với các gốc
Hydrocacbonat, Sunfat, Clorua (Fe(HCO3)2; FeSO4; FeCl2). Đôi khi tồn tại dưới dạng keo
của Axit Humic, hay keo Silic, keo lưu huỳnh. Sự tồn tại của các dạng Sắt trong nước phụ
thuộc vào pH và điện thế oxy hóa khử của nước. Cũng như Sắt, Mangan thường có trong
nước ngầm. Nhưng với hàm lượng lớn hơn 0.5mg/l là nguyên nhân gây cho nước có mùi
tanh kim loại.
2.2.2.8 Các chất khí hoà tan
Các loại khí hoà tan thường gặp trong nước thiên nhiên là khí Cacbonic (CO2), khí
Oxy (O2) và Sunfua Dihydro (H2S). Hàm lượng CO2 hoà tan trong nước cao thường làm
cho nước có tính ăn mòn bê tông và ngăn cản việc tăng pH của nước.
Trong nước mặt Sunfua Dihydro được oxy hóa thành dạng Sunfat. Do vậy, sự có
mặt của khí H2S trong nước chứng tỏ nguồn nước mặt đó đã bị nhiễm bẩn và có quá thừa
chất hữu cơ chưa phân huỷ, tích tụ ở đáy các nguồn nước.
Hàm lượng khí H2S hoà tan trong nước nhỏ hơn 0.5mg/l đã tạo cho nước có mùi
khó chịu và làm cho nước có tính ăn mòn kim loại.
2.2.2.9 Clorua (Cl-)
Muối khoáng hay bị ảnh hưởng quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay
ở các đoạn sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây ra mắc
bệnh thận cho người sử dụng. Ngoài ra nước chứa nhiều clorua có tính xâm thực đối với
bêtông.
2.2.2.10 Sunfat (SO42-)
Ion sunfat thường có nguồn gốc khoáng chất hay nguồn gốc hữu cơ. Nước có hàm
lượng sunfat lớn hơn 250mg/l có tính độc hại cho sức khoẻ người sử dụng.

Trang 14
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
2.2.2.11 Các kim loại nặng có tính độc cao
- Arsen (As): Arsen là kim loại có thể tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Trong nước arsen thường ở dạng Arsenic. Arsen có khả năng gây: Ung thư biểu mô da,
phế quản, phổi, các xoang…
- Crom (Cr): Trong địa quyển, Crom tồn tại chủ yếu ở dạng quặng cromit
FeO.C2O3. Crom đưa vào nguồn nước tự nhiên do hoạt động nhân tạo và tự nhiên (phong
hóa). Hợp chất Cr+6 là chất oxy hoá mạnh và độc dễ gây: Viêm loét da, xuất hiện mụn
cơm, viêm gan, viêm thận, thủng vách ngăn giữa hai lá mía, ung thư phổi,…
- Thuỷ ngân (Hg): Thuỷ ngân còn có trong nước bề mặt và nước ngầm ở dạng vô
cơ.. Thuỷ ngân vô cơ tác động chủ yếu đến thận, trong khi đó Metyl thuỷ ngân ảnh hưởng
chính đến hệ thần kinh trung ương.
- Chì (Pb): Đây là một kim loại nặng ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường rất
nhiều. Vì nó có khả năng tích luỹ lâu dài trong cơ thể và gây nhiễm độc người, thuỷ sinh
qua dây chuyền thực phẩm. Chì tác dụng lên hệ thống Enzim vận chuyển Hydro. Khi bị
nhiễm độc, người bệnh có một số rối loạn cơ thể.
2.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh
Trong tự nhiên, môi trường nước cũng là nơi sống của rất nhiều loại vi sinh vật,
rong tảo và các đơn bào. Tùy tính chất các loại vi sinh phân thành hai nhóm: có hại và vô
hại. Nhóm có hại gồm các vi trùng gây bệnh và các loại rong, rêu, tảo. Chúng cần được
giảm thiểu trước khi đưa vào sử dụng.
2.3.3.1 Vi trùng gây bệnh
Nguồn gốc của vi trùng gây bệnh trong nước là do sự nhiễm bẩn rác, phân người
và động vật. Trong người và động vật thường có vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển.
Đây là loại vi khuẩn đường ruột vô hại, thường được bài tiết qua phân ra môi trường. Sự
có mặt của E.coli chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm bẩn phân rác và khả năng tồn tại của các
loại vi khuẩn gây bệnh kèm theo là cao. Số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ
nhiểm bẩn. Khả năng tồn tại của vi khuẩn E.coli cao hơn các loại vi khuẩn gây bệnh khác.
Do đó, vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ nhiễm
bẩn vi trùng gây bệnh của nguồn nước.

Trang 15
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
2.3.2.2 Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho nước có
màu xanh. Trong nước mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống, các loại gây hại chủ yếu và
khó loại trừ là nhóm tảo diệp lục và tảo đơn bào. Trong kỹ thuật xử lý và cung cấp nước,
hai loại tảo trên thường vượt qua bể lắng và đọng lại trên bề mặt lọc làm tổn thất tăng
nhanh. Khi phát triển trong các đường ống dẫn nước, rong tảo có thể làm tắc ống, đồng
thời còn làm cho nước có tính ăn mòn do quá trình hô hấp thải khí Cacbonic. Do vậy để
tránh tác hại của rong tảo, cần có biện pháp phòng ngừa sự phát triển của chúng ngay tại
nguồn nước.
2.4 Các tiêu chuẩn nƣớc cấp
2.4.1 Tiêu chuẩn nƣớc cấp cho ăn uống, sinh hoạt
Nước cấp dùng trong sinh hoạt phải không màu, không mùi, không chứa các chất
độc hại, các vi trùng và tác nhân gây bệnh. Hàm lượng chất hòa tan không được vượt quá
giới hạn cho phép. Theo QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên
soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17
tháng 6 năm 2009 về chất lượng nước ăn uống như ở bảng sau: (trích dẫn một số chỉ tiêu
quan trọng).
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về chất lƣợng nƣớc ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT

Giới hạn
Đơn Mức độ
STT Tên chỉ tiêu tối đa cho Phƣơng pháp thử
vị giám sát
phép
TCVN 6185 - 1996
1. Màu sắc(*) TCU 15 (ISO 7887 - 1985) hoặc A
SMEWW 2120
Cảm quan, hoặc
Không có
2. Mùi vị(*) - SMEWW 2150 B và A
mùi, vị lạ
2160 B
TCVN 6184 - 1996
3. Độ đục(*) NTU 2 (ISO 7027 - 1990) A
hoặc SMEWW 2130 B

Trang 16
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Trong
(*)
TCVN 6492:1999 hoặc
4. pH - khoảng A
SMEWW 4500 - H+
6.5-8.5
Độ cứng, tính theo TCVN 6224 - 1996 hoặc
5. mg/l 300 A
CaCO3(*) SMEWW 2340 C
Tổng chất rắn hoà tan
6. mg/l 1000 SMEWW 2540 C B
(TDS) (*)
TCVN 6657 : 2000 (ISO
7. Hàm lượng Nhôm(*) mg/l 0.2 B
12020 :1997)
SMEWW 4500 - NH3 C

8. Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 hoặc SMEWW 4500 - B


NH3 D

9. Hàm lượng Antimon mg/l 0.005 US EPA 200.7 C


Hàm lượng Asen tổng TCVN 6626:2000 hoặc
10. mg/l 0.01 B
số SMEWW 3500 - As B
11. Hàm lượng Bari mg/l 0.7 US EPA 200.7 C
Hàm lượng Bo tính TCVN 6635: 2000 (ISO
12. chung cho cả Borat và mg/l 0.3 9390: 1990) hoặc C
Axit boric SMEWW 3500 B
TCVN6197 - 1996
13. Hàm lượng Cadimi mg/l 0.003 (ISO 5961 - 1994) hoặc C
SMEWW 3500 Cd
TCVN6194 - 1996
250
14. Hàm lượng Clorua(*) mg/l (ISO 9297 - 1989) hoặc A
300(**)
SMEWW 4500 - Cl- D
TCVN 6222 - 1996
Hàm lượng Crom tổng
15. mg/l 0.05 (ISO 9174 - 1990) hoặc C
số
SMEWW 3500 - Cr -
Hàm lượng Đồng tổng TCVN 6193 - 1996 (ISO
16. mg/l 1 C
số(*) 8288 - 1986) hoặc

Trang 17
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
SMEWW 3500 - Cu
TCVN 6171 - 1996
(ISO 6703/1 - 1984)
17. Hàm lượng Xianua mg/l 0.07 C
hoặc SMEWW 4500 -
CN-
TCVN 6195 - 1996
18. Hàm lượng Florua mg/l 1.5 (ISO10359 - 1 - 1992) B
hoặc SMEWW 4500 - F-
Hàm lượng Hydro
19. mg/l 0.05 SMEWW 4500 - S2- B
sunfur(*)
TCVN 6177 - 1996 (ISO
Hàm lượng Sắt tổng số
20. mg/l 0.3 6332 - 1988) hoặc A
(Fe2+ + Fe3+)(*)
SMEWW 3500 - Fe
TCVN 6193 - 1996 (ISO
21. Hàm lượng Chì mg/l 0.01 8286 - 1986) B
SMEWW 3500 - Pb A
Hàm lượng Mangan TCVN 6002 - 1995
22. mg/l 0.3
tổng số (ISO 6333 - 1986) A
TCVN 5991 - 1995 (ISO
Hàm lượng Thuỷ ngân
23. mg/l 0.001 5666/1-1983 - ISO B
tổng số
5666/3 -1983)
24. Hàm lượng Molybden mg/l 0.07 US EPA 200.7 C
TCVN 6180 -1996
25. Hàm lượng Niken mg/l 0.02 (ISO8288 -1986) C
SMEWW 3500 - Ni
TCVN 6180 - 1996
26. Hàm lượng Nitrat mg/l 50 A
(ISO 7890 -1988)
TCVN 6178 - 1996 (ISO
27. Hàm lượng Nitrit mg/l 3 A
6777-1984)
TCVN 6183-1996 (ISO
28. Hàm lượng Selen mg/l 0.01 C
9964-1-1993)

Trang 18
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
TCVN 6196 - 1996
29. Hàm lượng Natri mg/l 200 B
(ISO 9964/1 - 1993)
TCVN 6200 - 1996
30. Hàm lượng Sunphát (*) mg/l 250 A
(ISO9280 - 1990)
TCVN 6193 - 1996
31. Hàm lượng Kẽm(*) mg/l 3 C
(ISO8288 - 1989)
TCVN 6186:1996 hoặc
32. Chỉ số Pecmanganat mg/l 2 A
ISO 8467:1993 (E)
Trong
SMEWW 4500Cl hoặc
33. Clo dư mg/l khoảng A
US EPA 300.1
0.3 – 0.5
Vi TCVN 6187 - 1,2 :1996
34. Coliform tổng số khuẩn/ 0 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) A
100ml hoặc SMEWW 9222
Vi TCVN 6187 - 1,2 : 1996
E.coli hoặc Coliform
35. khuẩn/ 0 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) A
chịu nhiệt
100ml hoặc SMEWW 9222

(Nguồn: Cục Y tế dự phòng & Môi trường – Bộ Y tế)


2.4.2 Tiêu chuẩn cấp nƣớc cho sinh hoạt
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử
dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng
cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh
hoạt). Tiêu chuẩn nước sau xử lý: QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi
trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT -
BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

Trang 19
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Bảng 2.3 Đặc tính nƣớc sau xử lý

Giới hạn
Tên chỉ Đơn vị Mức độ
TT tối đa cho phép Phƣơng pháp thử
tiêu tính giám sát
I II

TCVN 6185 - 1996


1 Màu sắc(*) TCU 15 15 (ISO 7887 - 1985) hoặc A
SMEWW 2120

Cảm quan, hoặc


Không có Không có
2 Mùi vị(*) - SMEWW 2150 B và A
mùi vị lạ mùi vị lạ
2160 B

TCVN 6184 - 1996

3 Độ đục(*) NTU 5 5 (ISO 7027 - 1990) A

hoặc SMEWW 2130 B

Trong
SMEWW 4500Cl hoặc
4 Clo dư mg/l khoảng - A
US EPA 300.1
0,3-0,5

Trong Trong
TCVN 6492:1999 hoặc
5 pH(*) - khoảng khoảng 6,0 A
SMEWW 4500 - H+
6,0 - 8,5 - 8,5

SMEWW 4500 - NH3 C


Hàm lượng hoặc
6 mg/l 3 3 A
Amoni(*)
SMEWW 4500 - NH3 D

Hàm lượng
TCVN 6177 - 1996 (ISO
Sắt tổng số
7 mg/l 0,5 0,5 6332 - 1988) hoặc B
(Fe2+ +
SMEWW 3500 - Fe
Fe3+)(*)

Chỉ số
TCVN 6186:1996 hoặc
8 Pecmangan mg/l 4 4 A
ISO 8467:1993 (E)
at

9 Độ cứng mg/l 350 - B


TCVN 6224 - 1996 hoặc
tính theo

Trang 20
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
CaCO3(*) SMEWW 2340 C

TCVN6194 - 1996
Hàm lượng
10 mg/l 300 - (ISO 9297 - 1989) hoặc A
Clorua(*)
SMEWW 4500 - Cl- D

TCVN 6195 - 1996


Hàm lượng
11 mg/l 1.5 - (ISO10359 - 1 - 1992) B
Florua
hoặc SMEWW 4500 - F-

Hàm lượng
TCVN 6626:2000 hoặc
12 Asen tổng mg/l 0,01 0,05 B
SMEWW 3500 - As B
số

Vi TCVN 6187 - 1,2:1996


Coliform
13 khuẩn/ 50 150 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) A
tổng số
100ml hoặc SMEWW 9222

E. coli TCVN6187 - 1,2:1996


Vi
hoặc
14 khuẩn/ 0 20 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) A
Coliform
100ml hoặc SMEWW 9222
chịu nhiệt

(Nguồn: Cục Y tế dự phòng & Môi trường – Bộ Y tế)


2.4.3 Chất lƣợng nƣớc cấp cho sản xuất
Mỗi ngành sản xuất đều có những yêu cầu riêng về chất lượng sử dụng. Nước cấp
cho các ngành: Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, phim ảnh… đều cần có
chất lượng như nước sinh hoạt, đồng thời có một số yêu cầu riêng về lượng sắt, mangan
và độ cứng.
Trong sản xuất công nghiệp, lượng nước làm nguội chiếm phần lớn nhu cầu cho
sản xuất nói chung. Yêu cầu chất lượng nước làm nguội theo bảng sau:

Trang 21
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Bảng 2.4 Chất lƣợng nƣớc cấp cho làm nguội
Chỉ tiêu chất lƣợng Làm nguội một lần

Độ pH 7,2 – 9,5

Axít cacbonic xâm thực, mg/l 20

Độ cứng tạm thời, 0 dH 8 -15

Độ cứng toàn phần, 0 dH 50

Tổng hàm lượng muối, mg/l 3000

Clorua, mg/l 1000

Sắt, mg/l 1

Mangan, mg/l 0.15

Chất lơ lửng, mg/l 5

(Nguồn: Công ty TNHH Formosa Việt Nam)

Bên cạnh đó là nồi hơi động lực, nồi hơi cấp nhiệt tuy không có yêu cầu cao về các
chỉ tiêu hóa sinh, vi sinh, nhưng lại có các yêu cầu rất cao về các chỉ tiêu hoá học, chất
lượng nước cấp cho nồi hơi ở bảng:

Bảng 2.5 Chất lƣợng nƣớc cấp cho nồi hơi

Áp suất nồi hơi, atm


Chỉ tiêu chất lƣợng
13 16 52 122 158

Độ cứng toàn phần, 0 dH < 0,1 < 0,1 < 0,05 < 0,01 < 0,01

Axít cacbonic toàn phần, mg/l - < 10 < 10 <5 <5

Oxy hoà tan, mg/l < 50 < 50 < 50 < 20 < 20

Dầu mỡ, mg/l <3 <3 <3 <1 <1

Độ oxy hoá KmnO4, mg/l CÀNG THẤP CÀNG TỐT

Trang 22
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Sắt, mg/l - - - - < 30

SiO, mg/l < 240 < 180 < 126 <2 < 0,1

(Nguồn: Công ty TNHH Formosa Việt Nam)

2.5 Tổng quan về các phƣơng pháp xử lý nƣớc cấp


Trong quá trình xử lý nước cấp cần phải thực hiện các biện pháp như sau:
Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị làm sạch như:lưới chắn rác, bể
lắng, bể lọc.
Biện pháp hoá học: dùng các hoá chất cho vào nước để xử lý nước như: dùng phèn
làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hoá nước, cho Clo vào nước để khử trùng.
Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu
âm. Điện phân nước biển để khử muối. Khử khí CO2 hoà tan trong nước bằng phương
pháp làm thoáng.
Trong ba biện pháp xử lý nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lý
nước cơ bản nhất. Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý nước một cách độc lập hoặc kết
hợp với các biện pháp hoá học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý
nước. Trong thực tế để đạt được mục đích xử lý một nguồn nước nào đó một cách kinh tế
và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng việc kết hợp của nhiều phương pháp.
Thực ra cách phân chia các biện pháp như trên chỉ là tương đối, nhiều khi bản thân biện
pháp xử lý này lại mang cả tính chất của biện pháp xử lý khác.
2.5.1 Xử lý nƣớc cấp bằng phƣơng pháp cơ học
2.5.1.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo điều kiện thuận
lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác
động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy
hòa tan trong nước, và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước
vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.

Trang 23
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
2.5.1.2 Song chắn và lƣới chắn
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại
trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả
làm sạch của các công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước
nhỏ như que tăm nổi, hoặc nhành cây non khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý có
thể bị tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu của nước.
2.5.1.3 Bể lắng cát
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lưới chắn, các
hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng
nhanh được giữ lại ở bể lắng cát.
Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước lớn
hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5; để loại trừ hiện tượng bào mòn
các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể
lắng.
2.5.1.4 Lắng
Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành
quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang,
bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc
không lớn hơn 16,3 mm/s. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước
lớn hơn 3.000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nước chuyển động theo phương thẳng
đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc 0,3-0,5 mm/s. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng
thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 đến 20%.
Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang thông thường, nhưng khác
với bể lắng ngang là trong vùng lắng của bể lắng lớp mỏng được đặt thêm các bản vách
ngăn bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng một góc 450 ÷
600 so với mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau. Do có cấu tạo thêm các bản
vách ngăn nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu suất cao hơn so với bể lắng ngang.
Diện tích bể lắng lớp mỏng giảm 5,26 lần so với bể lắng ngang thuần túy.

Trang 24
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng,
bởi vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay
trong lớp cặn lơ lửng của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn ít diện
tích xây dựng hơn. Tuy nhiên, bể lắng trong có cấu tạo phức tạp, kỹ thuật vận hành cao.
Vận tốc nước đi từ dưới lên ở vùng lắng nhỏ hơn hoặc bằng 0,85 mm/s và thời gian lưu
nước khoảng 1,5 ÷ 2 giờ.
2.5.1.5 Lọc
Bể lọc được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc
vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc nước là
cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt
hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Sau một
thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp lực, tốc độ lọc giảm
dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc
gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc.
Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt của bể lọc
trong một đơn vị thời gian (m/h). Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T
(h). Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc làm
việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau.
Thiết bị lọc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc
gián đoạn và lọc liên tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong; theo áp suất
trong quá trình lọc như lọc chân không (áp suất 0,085 MPa), lọc áp lực ( từ 0,3 đến 1,5
Mpa ) hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng
Trong các hệ thống xử lý nước công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị lọc áp
suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc có thể sử dụng là cát
thạch anh, than cốc, hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ. Việc lựa chọn
vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương. Quá trình lọc xảy ra
theo những cơ chế sau:
- Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học
- Lắng trọng lực
- Giữ hạt rắn theo quán tính
Trang 25
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
- Hấp phụ hóa học
- Hấp phụ vật lý
- Quá trình dính bám
- Quá trình lắng tạo bông.
Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại thành thiết bị lọc chậm, thiết bị lọc
nhanh, thiết bị lọc hở và thiết bị lọc kín. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong thiết bị lọc hở
dao động trong khoảng 1 ÷ 2 m và trong thiết bị lọc kín từ 0,5 ÷ 1 m.
2.5.2 Xử lý nƣớc cấp bằng phƣơng pháp hóa lý
2.5.2.1 Làm thoáng
Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy
hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III, mangan hóa trị IV tạo thành các
hợp chất hydroxyl sắt hóa trị III và hydroxyl mangan hóa trị IV Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng
đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc.
Làm thoáng để khử CO2, H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện
thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan, nâng cao công suất
của các công trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan. Quá trình làm thoáng
làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực
hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và mùi của
nước.
Có hai phƣơng pháp làm thoáng:
- Đưa nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màng mỏng
chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun thành tia và
màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như ở các dàn làm thoáng
cưỡng bức.
- Đưa không khí vào nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ theo
dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm thoáng.
- Hỗn hợp hai phương pháp trên: làm thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và phun
trên mặt nước.

Trang 26
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
2.5.2.2 Clo hóa sơ bộ
Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lằng và bể lọc. Chlo hóa sơ
bộ có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm vẩn nặng oxy hóa sắt hòa
tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương úng,
oxy hoác các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu phá hủy tế
bào của các vi sinh sinh sản ra chất nhầy nhớt trên bề mặt lọc.
2.5.2.3 Keo tụ - Tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân
tán , kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 đến 10 m. Các hạt này khổng
nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách để loại bỏ. Vì kích thước hạt nhỏ, tỉ số
diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lơn nên hiện tương hóa hoc bề mặt trở nên rất
quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút
VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay khi
khoảng cách giữa chủng đủ nhỏ nhờ va chạm.
Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy
nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh
diện vì bề mặt các hạt mang điện tích, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự
hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa.
Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để
phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng , quá trình này được
gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể lien kết với những hạt
keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình
này được gọi là quá trình tạo bông.
 Muối Nhôm
Trong các loại phèn nhôm, Al2(SO4)3 được dùng rộng rãi nhât do có tính hòa tan
tốt trong nước, chi phi thấp và hoạt động có hiệu quả trong khoảng pH = 5,0 – 7,5. Quá
trình điện ly và thủy phân Al2(SO4)3 xảy ra như sau:
Al3+ + H2 O = AlOH2+ + H+ (2.5.a)
AlOH+ + H2 O = Al(OH)2+ + H+ (2.5.b)

Trang 27
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Al(OH)2+ + H2 O = Al(OH)3(s) + H+ (2.5.c)
Al(OH)3 + H2 O = Al(OH)4- + H+ (2.5.d)
Ngoài ra, Al2(SO4)3 có thể tác dụng với Ca(HCO3)2 trong nước theo phương trình
phản ứng sau:
Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 = Al(OH)3 + 3CaSO4 + 6CO2 (2.5.e)
Trong phần lớn các trường hợp, người ta sử dụng hỗn hợp NaAlO2 và Al2(SO4)3
theo tỷ lệ (10:1) ÷ (20:1). Phản ứng xảy ra như sau:
6NaAlO2 + Al2(SO4)3 + 12H2O = 8Al(OH)3 + 2Na2SO4 (2.5.f)
Việc sử dụng hỗn hợp muối trên cho phép mở rộng khoảng pH tối ưu của môi
trường cũng như tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông.
 Muối Sắt
Các muối sắt được sử dụng làm chất keo tụ có nhiều ưu điểm hơn so với các muối
nhôm do:
- Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp.
- Có khoảng giá trị pH tối ưu của môi trường rộng hơn.
- Có thể khử mùi H2S.
Tuy nhiên, các muối sắt cũng có nhược điểm là tạo thành phức hòa tan có màu do
phản ứng của ion sắt với các hợp chất hữu cơ. Quá trình keo tụ sử dụng muối sắt xảy ra
do các phản ứng sau:
FeCl3 + 3H2O + Fe(OH)3 = HCl+Fe2(SO4)3 + 6H2O+Fe(OH)3 + 3H2SO4 (2.5.g)
Trong điều kiện kiềm hóa:
2FeCl3 + 3Ca(OH)2 = Fe(OH)3 + 3CaCl2+FeSO4 + 3Ca(OH)2 2Fe(OH)3 + 3CaSO4
(2.5.h)
 Chất trợ keo tụ
Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất trợ
keo tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất keo tụ,
giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo.
Các chất trợ keo tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin
(C6H10O5)n, các ete, cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O). Các chất trợ keo tụ
Trang 28
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
tổng hợp thường dùng là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n. Tùy thuộc vào các nhóm ion
khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc dương như polyacrylic acid
(CH2CHCOO)n hoặc polydiallyldimetyl-amon.
2.5.2.4 Khử trùng nƣớc
Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt.
Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng. Sau các quá trình xử lý cơ
học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại. Song để tiêu diệt
hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước. Hiện nay có nhiều
biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh, các tia vật
lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng,…
 Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo
Clo là một chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tác dụng với nước tạo
thành axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng mạnh. Khi cho Clo vào nước, chất
diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên
trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Khi cho Clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:
Cl2 + H2O = HOCl + HCl (2.5.i)
Khi sử dụng Clorua vôi, phản ứng diễn ra như sau:
Ca(OCl)2 + H2O = CaO + 2HOCl +2HOCl 2H+ + 2OCl- (2.5.j)
 Dùng Ozone để khử trùng
Ozone là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với
con người. Ơ trong nước, ozone phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tử.
Ozone có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất nhiều
lần. Thời gian tiếp xúc rất ngắn do đó diện tích bề mặt thiết bị giảm, không gây mùi vị
khó chịu trong nước kể cả khi trong nước có chứa phenol.
 Khử trùng bằng phƣơng pháp nhiệt
Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000C có thể
tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước. Chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao
sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc. Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Trang 29
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Phương pháp đun sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh, nên chỉ dùng
trong quy mô gia đình
 Khử trùng bằng tia cực tím (UV)
Tia cực tím là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400 nm, có tác dụng diệt
trùng rất mạnh. Dùng các đèn bức xạ tử ngoại, đặt trong dòng chảy của nước. Các tia cực
tím phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử protit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và mất
khả năng trao đổi chất, vì thể chúng sẽ bị tiêu diệt. Hiệu quả khử trùng chỉ đạt được triệt
để khi trong nước không có các chất hữu cơ và cặn lơ lửng. Sát trùng bằng tia cực tím
không làm thay đổi mùi, vị của nước.
 Khử trùng bằng siêu âm
Dòng siêu âm với cường độ tác dụng không nhỏ hơn 2W/cm2 trong khoảng thời
gian trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong nước.
 Khử trùng bằng ion bạc
Ion bạc có thể tiêu diệt phần lớn vi trùng có trong nước. Với hàm lượng 2 – 10 ion
g/l đã có tác dụng diệt trùng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là: nếu trong nước
có độ màu cao, có chất hữu cơ, có nhiều loại muối,…thì ion bạc không phát huy được khả
năng diệt trùng.
2.5.2.5 Ổn định nƣớc
Xử lý ổn định nước là quá trình khử tính xâm thực của nước đồng thời cấy lên mặt
trên thành ống lớp màng bảo vệ để cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu
làm ống. Tác dụng của màng bảo vệ là:
Chống rỉ cho thép và các phụ tùng trên đường ống.
Không cho nước hòa tan vôi trong thành phần xi măng của lớp tráng mặt cống
gang và ống gang dẻo, mặt thành trong của ống bê tông.
2.6 Dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc
2.6.1 Phân loại
Quá trình xử lý nước phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện
trong các công trình đơn vị khác nhau. Tập hợp các công trình đơn vị theo trình tự từ đầu
đến cuối gọi là dây chuyền công nghệ xử lý nước. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích của

Trang 30
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
nước nguồn, yêu cầu chất lượng nước sử dụng có thể xây dựng được các sơ đồ công nghệ
xử lý khác nhau và được phân loại như sau:
 Theo mức độ xử lý chia ra: xử lý triệt để và không triệt để.
 Xử lý triệt để: chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt
hoặc đạt yêu cầu cấp nước cho công nghiệp đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn nước
sinh hoạt.
 Xử lý không triệt để: yêu cầu chất lượng nước sau xử lý thấp hơn nước ăn
uống sinh hoạt. Sơ đồ công nghệ này chủ yếu dùng trong một số ngành
công nghiệp như: làm nguội, rửa sản phẩm…
 Theo biện pháp xử lý chia ra: sơ đồ công nghệ có keo tụ và không có keo tụ.
 Sơ đồ không dùng chất keo tụ: áp dụng cho trạm xử lý có công suất nhỏ,
quản lý thủ công hoặc xử lý sơ bộ.
 Sơ đồ có dùng chất keo tụ: dùng cho trạm xử lý có công suất bất kì, hiệu
quả xử lý đạt được cao hơn kể cả đối với nguồn nước có độ đục và độ màu
cao.
 Theo số quá trình hoặc số bậc quá trình xử lý chia ra:
 Một hoặc nhiều quá trình: lắng hay lọc độc lập hoặc lắng lọc kết hợp (gồm
hai quá trình).
 Một hay nhiều bậc quá trình: lắng, lọc sơ bộ rồi lọc trong (gồm hai bậc lọc).
 Theo đặc điểm chuyển động của dòng nước chia ra: tự chảy hay có áp.
 Sơ đồ tự chảy: nước từ công trình xử lý này tự chảy sang công trình xử lý
tiếp theo. Sơ đồ này dùng phổ biến và áp dụng cho các trạm xử lý có công
suất bất kì.
 Sơ đồ có áp: nước chuyển động trong các công trình kín (sơ đồ có bể lọc áp
lực) thường dùng trong trạm xử lý có công suất nhỏ hoặc hệ thống tạm thời.

Trang 31
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
2.6.2 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc mặt
 Áp dụng khi nước nguồn đạt tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống sinh hoạt và
công nghiệp, chỉ cần khử trùng rồi cấp cho người tiêu thụ:

Clorine

Bơm hoặc tự chảy


Nước nguồn Bể chứa tiếp xúc để khử
cấp cho người tiêu
trùng
thụ

Hình 2.1 Sơ đồ cấp nƣớc trực tiếp sau khi khử trùng

 Áp dụng cho nước nguồn có chất lượng loại A ghi trong tiêu chuẩn TCXD
33 ÷ 2006: độ đục  30mg/l tương đương 15 NTU, hàm lượng rong rêu tảo
độ màu thấp.
Clorine

Nước nguồn Bể lọc chậm Bể tiếp xúc khử trùng Người tiêu thụ

Hình 2.2 Sơ đồ xử lý nƣớc bằng lọc chậm.


 Áp dụng khi nước nguồn có chất lượng loại A theo tiêu chuẩn nguồn nước
cấp: độ đục  20 mg/l tương đương 10 NTU.
Phèn Clorine

Bể tiếp xúc
Nước Bể trộn Bể lọc tiếp xúc
khử trùng
nguồn

Xả ra nguồn tiếp nhận Lắng nước rửa lọc

Hình 2.3 Sơ đồ lọc trực tiếp

Trang 32
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc nguồn có hàm lƣợng cặn  2500 mg/l

Chất keo tụ Chất khử trùng


Từ trạm
bơm cấp 1 Bể phản Bể Bể lọc Bể chứa
Bể trộn
ứng lắng nhanh nước sạch

Chất kiềm hóa

Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc nguồn có hàm lƣợng cặn  2500 mg/l.
 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc nguồn có hàm lƣợng cặn > 2500 mg/l.
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm
Bể lọc Bể
bơm cấp 1
Bể lắng Bể trộn Bể phản Bể chứa
nhanh
sơ bộ ứng lắng nước
sạch
Chất kiềm hóa

Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc nguồn có hàm lƣợng cặn > 2500 mg/l.
 Công nghệ xử lí nƣớc nguồn đạt tiêu chuẩn loại B hoặc tốt hơn.

Phèn Clorine

Keo tụ Lắng Tiếp xúc


Nước nguồn Bể trộn Lọc
tạo bông khử trùng

Xả cặn ra Cung cấp


hồ nén cặn

Lắng nước
rửa lọc

Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc nguồn đạt loại B

Trang 33
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
 Qui trình áp dụng khi nƣớc nguồn có chất lƣợng loại C.

Phèn Chất trợ keo tụ


Lọc qua
Nước Keo tụ tạo Lắng than hoạt
nguồn Bể trộn Lọc
bông tính

Xả cặn ra Tiếp xúc Clo


hồ và nén khử trùng
cặn

Cung cấp
Lắng
nước rửa
lọc
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc nguồn đạt loại C
Khái niệm chất lượng nước :
Loại A : nguồn nước có chất lượng tốt chỉ cần xử lí đơn giản trước khi cung cấp.
Loại B : Nguồn nước có chất lượng bình thường có thể khai thác xử lí để cấp cho ăn uống
sinh hoạt.
Loại C : Nguồn nước có chất lượng xấu nếu sử dụng vào mục đích cấp nước thì cần phải
được xử lí bằng các công nghệ đặc biệt, phải được giám sát nghiêm ngặt và thường xuyên
về chất lượng.
2.6.3 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc mặt tại thực tế

Trang 34
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
 Công nghệ xử lý nƣớc mặt của nhà máy nƣớc Vĩnh Long.
Thông số căn bản: Q=2000m3/ngàyđêm
Tính chất cơ bản của nước mặt:
pH = 7.5
Độ đục : 180
Độ màu : 30
Phèn, vôi

Nước sông Công trình thu Bể trộn cơ khí


Trạm bơm cấp I

Bể phản cơ khí

Clo

Bể chứa nước Bể lọc nhanh Bể lắng li tâm


sạch

Hình 2.8 Công nghệ xử lý nƣớc mặt của nhà máy nƣớc Vĩnh Long
Nhận xét: Nhìn chung sơ đồ công nghệ của nhà máy nước Vĩnh Long tuy đơn giản
nhưng xử lý hiệu quả đảm bảo nước sạch loại A theo tiêu chuẩn

Trang 35
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
 Công nghệ xử lý nƣớc mặt của nhà máy nƣớc Cầu Đỏ Đà Nẵng
Thông số căn bản:
Q=2500 m3/ngàyđêm.
Tính chất cơ bản của nước mặt:
pH = 7.5
Độ đục : 150
Độ màu :15

Phèn,
vôi

Nước sông Hậu Công trình thu Bể trộn cơ khí

Trạm bơm cấp I

Bể phản ứng cơ khí

Clo

Bể chứa nước Bể lọc nhanh Bể lắng ngang


sạch

Hình 2.9 Công nghệ xử lý nƣớc mặt của nhà máy nƣớc Cầu Đỏ Đà Nẵng
Từ trạm bơm cấp 1, nước sông được đưa đến bể trộn của nhà máy xử lý qua hệ
thống ống dẫn nước thô D500 bằng 2 bơm ly tâm trục ngang. Nước ở bể trộn luôn được
giữ ở mức ổn định nhất để có thể tạo dòng tự chảy cho các công trình phía sau.
Tại bể trộn, các hóa chất như phèn, vôi được châm vào với liều lượng nhất định .
Nước sau khi đã trộn đều với hóa chất sẽ chảy qua bể phản ứng sau đó chảy sang bể lắng
ngang, bể lọc nhanh và sau đó châm clo trước khi cho vào bể chứa.
Nhận xét: sơ đồ công nghệ tuy đơn giản tuy nhiên hiệu quả xử lý cao.

Trang 36
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
 Công nghệ xử lý nƣớc mặt của nhà máy nƣớc Sóc Trăng
Thông số căn bản:
Q=3000m3/ngàyđêm
Tính chất cơ bản của nước mặt:
pH = 7.2
Độ đục : 220
Độ màu : 30

Phèn,vôi

Nước sông Công trình thu Bể trộn cơ khí

Trạm bơm cấp I

Bể phản ứng cơ khí

Clo

Bể chứa nước Bể lọc nhanh Bể lắng li tâm


sạch

Hình 2.10 Công nghệ xử lý nƣớc mặt của nhà máy nƣớc Sóc Trăng
Nhận xét: Nhìn chung sơ đồ công nghệ của nhà máy nước Sóc Trăng tuy đơn giản
nhưng xử lý hiệu quả đảm bảo nước sạch loại A theo tiêu chuẩn.

Trang 37
Chương 3: Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ


NƢỚC CẤP CHO CCN TÂN HỘI
3.1 Cơ sở lựa chọn
Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp dựa vào:
- Tài liệu địa chất công trình khu đất quy hoạch.
- Các tài liệu về địa chất thủy văn.
- Quy hoạch kiến trúc tổng thể của CCN Tân Hội.
- Các thông số đầu vào của nước thô bao gồm: lưu lượng nước thô, đặc tính nước
đầu vào được xác định dựa theo DTM được phê duyệt. Tiêu chuẩn nước sau xử lý:
QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ Trưởng
Bộ Y tế ban hành.
- Những quy định cấp nước cho sản xuất công nghiệp.
- Hiệu quả quá trình xử lý.
- Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường.
- Tham khảo các công trình xử lý nước cấp thực tế.
3.2 Chất lƣợng nguồn nƣớc thô
Các đặc tính nước đầu vào được xác định dựa theo DTM được phê duyệt trình bày
ở bảng sau:
Bảng 3.1 Bảng các thông số các đặc tính nƣớc đầu vào

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị QCVN 02:2009/BYT

1 Độ đục NTU 154 5

2 Độ màu TCU 60 15

3 Độ cứng mg/l 16 350

4 Hàm lượng Fe mg/l 2 0.5

5 Hàm lượng Nitơ mg/l 5,6 -

6 Hàm lượng Photpho mg/l 0,07 -

Trang 38
Chương 3: Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội
7 COD mg/l 13 -

8 BOD mg/l 5 -

9 Hàm lượng Amoni mg/l 0,93 3

10 CN- mg/l < -

11 Hàm lượng cặn mg/l 210 -

12 pH 6,5 – 8,5 -

Nhận xét và kết luận: mẫu nước có độ đục, độ màu và hàm lượng Fe cao hơn tiêu
chuẩn.
3.3 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý phù hợp
Muốn đưa ra một công nghệ xử lý nước cấp có hiệu quả cao trước hết phải xem xét
thành phần, tính chất của nguồn nước, công suất xử lý yêu cầu. Đối với nguồn nước trên
chỉ tiêu quan trọng cần xử lý là độ đục, độ màu nên quá trình xử lý chính là keo tụ tạo
bông, lắng, lọc.
Phƣơng án 1 Phèn, vôi
Nguồn
nước mặt
Song Trạm bơm Bể trộn vách Bể phản ứng
chắn rác cấp I ngăn vách ngăn
sông Lòng
Tàu
Bể lắng ly tâm

Cl Xả
Bể trung gian
o bùn

Mạng lưới Bể chứa Khử Bể lọc áp lực


cấp nước nước trùng Lọc than
sạch
Nước rửa ngược Xả nước
rửa lọc

Bãi chôn lấp Sân phơi bùn Bể thu cặn

Hình 3.1 Sơ đồ khối công nghệ phƣơng án 1

Trang 39
Chương 3: Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội
Phƣơng án 2

Phèn, vôi
Nguồn
nước mặt
Song Trạm bơm Bể trộn cơ khí
chắn rác cấp I
Bể phản
sông Lòng
Tàu ứng cơ
khí
Bể lắng ly tâm

Cl Xả
Bể trung gian
o bùn

Mạng lưới Bể chứa Khử Bể lọc áp lực


cấp nước nước trùng Bể lọc áp lực
sạch
Nước rửa Xả nước
ngược rửa lọc

Bãi chôn lấp Sân phơi bùn Bể thu cặn

Hình 3.2 Sơ đồ khối công nghệ phƣơng án 2


3.4 So sánh ƣu điểm và nhƣợc điểm của 2 phƣơng án trên
 Bể trộn vách ngăn
Gồm 1 đoạn mương bê tông cốt thép có các vách trộn chắn ngang có tác dụng là
xáo trộn dòng chảy.
Nhƣợc điểm
Bể trộn vách ngăn thường được áp dụng để trộn nước với các dung dịch hóa chất
chứa ít phèn , sô đa.
Không nên dùng bể trộn vách ngăn để trộn dung dịch vôi vì khi trộn dung dịch vôi,
cặn vôi cặn vôi có thể lắng xuống và đóng thành lớp trước vách ngăn. Do vậy để nâng pH
phải dùng NaOH có chi phí cao hơn vôi.

Trang 40
Chương 3: Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội
 Bể phản ứng vách ngăn
Nguyên lý cơ bản là dùng các vách ngăn để tạo ra sự đổi chiều liên tục của dòng
nước. Mỗi khi dòng nước đổi chiều dòng chảy, giữa các lớp nước lại có sự thay đổi về tốc
độ và tạo ra hiệu quả khuấy trộn.
Ƣu điềm
Bể phản ứng tạo bông cặn có vách ngăn là đơn giản trong xây dựng và vận hành.
Nhƣợc điểm
Khối lượng xây dựng lớn hơn do có nhiều vách ngăn và bể phải cao để đủ thỏa
mãn tổn thất áp lực trong toàn bể.
 Bể trộn cơ khí
Thay bằng năng lượng dòng nước, trộn cơ khí dùng năng lượng cánh khuấy để tạo
ra dòng chảy rối. Cánh khuấy có thể được cấu tạo theo nhiều dạng khác nhau.
Ƣu điềm
So với phương pháp trộn thủy lực , trộn cơ khí có nhiều ưu điểm hơn.
- Có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn .
- Thời gian khuấy trộn ngắn nên dung tích bể nhỏ.
- Tiết kiệm được vật liệu xây dựng.
- Phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ tiên tiến.
Nhƣợc điểm
- Cần có máy khuấy và có các thiết bị cơ khí khác.
- Đòi hỏi trình độ quản lý cao
 Bể phản ứng cơ khí
Ƣu điểm
Bể phản ứng cơ khí là có khả năng điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn.
Nhƣợc điểm
Cần có máy móc, thiết bị cơ khí chính xác.
Nhận xét: sau khi so sánh ưu và nhược điểm của 2 công nghệ xử lý thấy rằng:
phương án 2 có nhiều ưu điểm phù hợp với yều cầu thiết kế cho trạm xử lý nước cấp cho
CCN Tân Hội về quy mô, kinh tế, quản lý vận hành. Chính vì vậy chọn phương án 2 để

Trang 41
Chương 3: Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội
tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội, công suất 3000
m3/ngày.đêm.
3.5 Thuyết minh công nghệ lƣa chọn thiết kế
Từ trạm bơm cấp 1, nước sông được bơm lên hồ chứa nước thô để tiện cho việc
cung cấp nước, sau đó nước được đưa đến bể trộn của nhà máy xử lý bằng hệ thống bơm
chìm đặt ở hồ chứa nước thô. Nước ở bể trộn luôn được giữ ở mức ổn định nhất để có thể
tạo dòng tự chảy cho các công trình phía sau.
Tại bể trộn, các hóa chất như phèn, vôi được châm vào với liều lượng nhất định .
Nước và chất phản ứng sau khi trộn sẽ được đưa sang bể phản ứng. Bể phản ứng có chức
năng hoàn thành nốt quá trình keo tụ , tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình tiếp xúc và kết
dính các hạt keo và cặn bận trong nước để tạo nên những bông cặn đủ lớn và được giữ lại
trong bể lắng.
Nước từ bể phản ứng chảy sang bể lắng ly tâm để lắng bông cặn. Cặn từ bể lắng
được bơm xả về để thu cặn.
Nước từ bể lắng ly tâm đưa qua bể trung gian sau đó được đưa đến bồn lọc áp lực.
Bồn lọc có nhiệm vụ giữ lại các hạt cặn lơ lửng, bông cặn có kích thước lớn hơn lỗ rỗng,
hay các hạt keo có kích thước bé hơn lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên
trên bề mặt hạt vật liệu lọc.

Nước sau khi qua bồn lọc cát, sẽ chảy qua hệ thống lọc than hoạt tính, than hoạt
tính là một chất hấp phụ có khả năng hấp phụ các chất hữu cơ, các chất sinh màu, mùi vị
trong nước.

Nước sau khi qua bể lọc được dẫn đến bể lọc nước sạch. Tại đây, lượng clo được
châm vào để khử trùng và đảm bảo lượng clo dư đạt tiêu chuẩn trong mạng lưới cấp nước.

Trang 42
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

CHƢƠNG 4. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ


Công suất thiết kế nhà máy
Q = 3000 m3/ngày.đêm = 125 m3/h = 34,126 l/s = 35 l/s
Với công suất như trên ta chia làm 3 công trình đơn vị, lưu lượng vào mỗi công
trình là Q = 1000 m3/ngày.đêm = 41,67 m3/h; nhằm để đảm bảo duy trì việc cấp nước
trong sản xuất công nghiệp.
Nước mặt từ trạm bơm cấp I, bơm vào mỗi công trình đơn vị, với mỗi công trình
qua các bước keo tụ tạo bông, lắng và lọc, sau đó nước từ bể lọc nhờ áp lực từ bể lọc đưa
nước lên bể chứa rồi được bơm đưa vào mạng lưới cấp nước.
4.1 Công trình thu và trạm bơm cấp I
Công trình thu nước làm nhiệm vụ thu nước từ sông (đã được lựa chọn cho mục
đích cấp nước) qua đường ống thu nước thô (nước chưa xử lý) với đầu thu nước có lưới
chắn rác và được đặt dưới mực nước thấp nhất ít nhất là 1m.
Trạm bơm cấp I (trạm bơm nước thô) làm nhiệm vụ bơm nước chưa xử lý (nước
thô) từ công trình thu nước đến trạm xử lý nước (nhà máy nước).

Hình 4.1 Sơ đồ cấu tạo công trình thu và trạm bơm cấp I
I. Ngăn thu. II. Ngăn hút. III. Trạm bơm cấp I. IV. Nhà quản lý.
1. Cửa thu nước. 2. Cửa thông bể thu và bể hút. 3. Bơm cấp I. 4. Phễu hút.5 - ống đẩy

Trang 43
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
4.1.1 Lưới chắn rác
Chọn lưới chắn rác kiểu lưới chắn phẳng đặt giữa bể thu và bể hút.
Lưới được đan bằng thép không rỉ có đường kính dây thép đan d = 1 mm, kích
thước mắt lưới: a x a = 4 x 4 (mm). Mặt ngoài của lưới đặt thêm một tấm lưới bảo vệ có
kích thước mắt lưới 25 x 58 (mm), đường kính dây thép đan d = 3 mm để tăng khả năng
chịu lực cho lưới. Lưới được căng lên khung thép, nâng hạ bằng ròng rọc máy.
Diện tích công tác của lưới chắn rác xác định theo công thức:

Trong đó:
- Q : lưu lượng tính toán, Q = 0,035 m3/s.
- v : vận tốc nước qua lưới. Theo TCXDVN 33:2006, v = 0,2 ÷ 0,4 m/s, chọn
v = 0,4 m/s.
- k1: hệ số co hẹp do các thanh thép:

a  d 2
k1   1  p 
a2
Với p là tỉ lệ giữa phần diện tích bị khung và các kết cấu khác chiếm so với diện
tích công tác của lưới, lấy p = 0,05.

4  12
 k1   1  0,05  1,64
42
- k2: hệ số co hẹp do rác bám vào lưới, k = 1,25.
- k3: hệ số kể đến ảnh hưởng của hình dạng, k = 1,15.

Chọn 1 bể hút, 1 lưới chắn rác diện tích = 0,21 (m2).


Kích thước lưới chắn rác: B x H = 0,5m x 0,5m.
4.1.2 Song chắn rác
Song chắn rác gồm các thanh thép có tiết diện tròn đường kính d = 10 mm đặt song
song nhau tại cửa thu nước của bể thu, cách nhau một khoảng a = 40 mm. Song chắn

Trang 44
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
rác được nâng lên hạ xuống nhờ ròng rọc máy. Hai bên song có thanh trượt để thuận
tiện cho quản lý và sử dụng.
Diện tích công tác của song chắn rác xác định theo công thức:

Trong đó:
- Q: lưu lượng tính toán. Q = 3000 m3/ngày.đêm = 0,035 m3/s.
- v: vận tốc nước qua song chắn rác, theo TCXDVN 33:2006, vận tốc này trong
khoảng từ 0,4 ÷ 0,8 m/s ; khi sông đục nên lấy vận tốc nhỏ. Chọn v = 0,4(m/s).
- K1 : hệ số co hẹp do các thanh thép.
a  d 40  10
K1    1, 25
a 40
- K2 : là hệ số co hẹp do rác bám vào song, K = 1,25.
- K3: hệ số kể ảnh hưởng của hình dạng thanh thép tiết diện tròn, K = 1,1.

Chọn 1 bể thu, 1 song chắn rác, diện tích song chắn rác = 0,15 m2.
Chọn loại song chắn rác có H = 0,4 m => L =0,15/0,4 = 0,375 m .
 H = L = 0,4 m.
4.1.3 Ngăn lắng cát (ngăn thu)
Chiều rộng bể thu xác định theo công thức:
Bt = BL + 2e (m)
Trong đó:
- BL : chiều rộng lưới chắn rác, B = 1230 mm = 1,23 m.
- e : khoảng cách từ mép lưới đến tường bể thu, lấy e = 0,5 m.
=> Bt = 1,23 + 2 x 0,5 = 2,23 (m) => Bt = 2.5 (m)
Chọn chiều dài bể thu Lt = 2,5 m.
Trong bể thu bố trí song chắn rác, thang lên xuống, thiết bị tẩy rửa.
4.1.4 Ngăn hút – Ngăn bơm
Chiều rộng bể hút xác định theo công thức:

Trang 45
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
B h  3D f

Đường kính phễu thu: D f = (1,3 ÷ 1,5)D h . Lấy D f = 1,3D h

Dh: đường kính ống hút.


Ta có Q = 0,035 m3/s.
Tiêu chuẩn: Dh = 300  800; vh = 1,0  1,3 m/s. Chọn Dh = 300mm, ống thép tương
ứng ta có vh = 1,09 m/s.
=> Df = 1,3 x 0,3 = 0,39m. Chọn đường kính phễu Df = 0.4 m.
=> Bh  3. 0.4 = 1.2 (m). Chọn B = 1.2 m.
Do Bh , Bt tính toán chênh lệch nhau không nhiều, để đảm bảo chế độ dòng chảy
và thuận tiện cho thi công ta lấy: Bh = Bt = B = 2,5 (m).
Chiều dài bể hút:
Lh = Lt = 2,5(m).
Khoảng cách từ mép dưới cửa thu nước đến đáy sông: h = 0,7m.
Khoảng cách từ mép dưới đặt lưới đến đáy công trình thu: h = 0,5m.
Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến mép trên cửa thu: h = 0,5m.
Khoảng cách từ mực nước thấp nhất đến miệng phễu hút:

h 6  1,5D f = 1,5 x 0,4 = 0,6 m

h 6 > 0,5 => chọn h 6 = 0,6 m


Khoảng cách từ đáy bể hút đến miệng phễu hút:

h 5  0,8D f = 0,8 x 0,4 = 0,32 m

h 5 < 0,45 => chọn h 5 = 0.3 m.


Khoảng cách từ mực nước cao nhất đến sàn công tác: h = 0,5m.
Đáy công trình thu có độ dốc về phía hố thu cặn.
Hố thu cặn kích thước: a x b x h = 0,3 x 0,3 x 0,25m.
Chiều cao gian quản lý: H = 3m.
Tính toán cao trình mặt nước trong ngăn thu và ngăn hút.
Cao trình mặt nước của sông: MNCN = 7,4m. MNTN = 5m.
Sơ bộ lấy:
Trang 46
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Tổn thất qua song chắn rác: h = 0,1m.
Tổn thất qua lưới chắn rác: h = 0,2 m.
Cao trình mặt nước trong bể thu:
MNCNnt = MNCN - h = 7,4 – 0,1= 7,3 m.
MNTNnt = MNTN - h = 5 – 0,1 = 4,9 m.
Cao trình mặt nước trong bể hút:
MNCNnh = MNCN - h = 7,3 – 0,2 = 7,1 m.
MNTNnh = MNTN - h = 4,9– 0,2 = 4,7 m.
4.1.5 Tính toán đƣờng kính ống hút và ống đẩy
Đường kính ống hút và các phụ tùng kèm theo phải căn cứ vào vận tốc nước chảy
trong ống theo TCXDVN 33:2006.

Đường kính ống Vận tốc nước chảy (m/s)


(mm) Trong ống hút Trong ống đẩy
Dưới 250 0.6-1.0 0.8-2.0
300-800 0.8-1.5 1.0-3.0
Trên 800 1.2-2.0 1.5-4.0

(Nguồn: TCXD – 33:2006)

Chọn 1 ống hút bằng thép với:

Sơ bộ chọn V = 0,8 (m/s).

Chọn ống hút ống SS304 có đường kính là: Dh = 250 mm


Tính toán và kiểm tra lại vận tốc:

Miệng của ống hút được tính toán và đặt ở độ sâu hợp lý để tránh hút khí và cặn
bẩn vào bơm.

Trang 47
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Tính toán đường kính ống đẩy
Chọn 1 ống đẩy bằng thép. Sơ bộ chọn V = 1,2 (m/s).

Chọn mỗi ống đẩy là ống SS304 có đường kính: Dd = 200 mm


Tính toán và kiểm tra lại ta được:

Thỏa điều kiện ở bảng 4.1


4.1.6 Trạm bơm cấp 1
Sử dụng 3 bơm (2 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng) được đặt trong một ngăn trên
mực nước về mùa khô.
Lưu lượng của mỗi bơm: Q = 62,5 m3/h, bơm đặt cao hơn mực nước thấp nhất
trong ngăn hút 3m.
Chiều dài ống hút lh = 8 m, chiều dài ống đẩy lđ = 4000 m.
Tổn thất áp lực trong ống hút:

Trong đó:
- : hệ số tổn thất của van bơm nước vào,
- : hệ số tổn thất của các chỗ uốn ống hút,
- : hệ số ma sát của ống.
Chuẩn số Reynold:

Trong đó:
- : độ nhớt động học của nước ở 28oC,

Trang 48
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Áp dụng công thức Cônacốp (Re>100000)

Chân không trong máy bơm:

Hck nhỏ hơn trị số chân không cực địa cho phép trong máy bơm (6m).
Tổn thất áp lực trong ống đẩy:

Tương tụ như trên, hệ số ma sát trong ống đẩy

Cột áp bơm:
Hb = hh + hđ + hhh
Trong đó:
- Hhh: độ chênh hình học giữa cao trình mực nước cao nhất trên trạm xử lý
(mực nước trong bể trộn) và mực nước thấp nhất trong bể hút.

- hh: tổn thất áp lực trong ống hút.


- hđ: tổn thất áp lực trong ống đẩy.

4.2 Lƣợng hóa chất cần dùng


4.2.1 Chất keo tụ
Các hóa chất thường sử dụng để thực hiện quá trình keo tụ: Al2(SO4)3, FeSO4,
FeCl3. Do nước nguồn không cần phải khử cứng nên ta có thể chọn phèn nhôm Al2(SO4)3
làm hóa chất dùng để keo tụ. Còn phèn sắt có hiệu quả keo tụ cao, nhưng các quá trình

Trang 49
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
khác như sản xuất, vận chuyển, định lượng phức tạp và trong quá trình xử lý để làm nước
có màu vàng nên thường không được sử dụng để xử lý nước cấp.
Lƣợng phèn nhôm cần dùng (6.11 - TCXDVN 33: 2006):

Trong đó:
- PAl: lượng phèn nhôm không chứa nước (mg/l)
- M: độ màu nước nguồn (Pt - Co), M = 60
Nếu tính theo hàm lƣợng cặn (bảng 6.3 mục 6.11 – TCXDVN 33 : 2006)
Bảng 4.1 Liều lƣợng phèn để xử lý nƣớc đục

Liều lƣợng phèn nhôm Al2(SO4)3 không


Hàm lƣợng cặn của nƣớc nguồn (mg/l)
chứa nƣớc (mg/l)
Đến 100 25 – 35
101 - 200 30 – 45
201 - 400 40 - 60
104 - 600 45 - 70
601 - 800 55 - 80
801 - 1000 60 - 90
1001 - 1400 65 - 105

(Nguồn: TCXD – 33:2006)


Do hàm lượng cặn của nước nguồn là 210 mg/l (xem bảng 3.1) nên ta chọn lượng
phèn nhôm không chứa nước dùng để xử lý là 40 mg/l.
Vậy chọn giá trị 40 mg/l phèn nhôm không nước.
Kho dự trữ phèn
Lượng phèn thô 35% tính theo sản phẩm không ngậm nước cần dùng trong một
ngày :

Lượng phèn lớn nhất cần sử dụng là a = 343 kg/ngày, nồng độ P = 40 mg/l.
Lượng phèn dự trữ trong một tháng:

Trang 50
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Diện tích sàn kho cần thiết

Trong đó
- Q: công suất trạm xử lý (m3/ngày).
- P: liều lượng hóa chất tính toán (g/m3).
- T: thời gian giữ hóa chất trong kho; chọn T = 1 tháng = 30 ngày.
- : hệ số tính đến diện tích đi lại và thao tác trong kho.  = 1,3.
- G0: khối lượng riêng của hóa chất (tấn/m3). G0 = 1,2 tấn/m3.
- PK: độ tinh khiết của hóa chất (%), PK = 65%.
- h: chiều cao cho phép của lớp hóa chất, phèn nhôm cục có h = 2m.

Thiết kế kho có cửa lớn ở đầu hồi để ôtô có thể lùi vào đổ vôi trực tiếp vào kho,
chung quanh xây kín để chống mưa, bụi, có cửa thông hơi thoáng gió để hạ độ ẩm của
không khí trong kho. Kho xây liền với gian đặt các công trình chuẩn bị dung dịch phèn.
4.2.2 Chất kiềm hóa
Trong phản ứng keo tụ sẽ giải phóng các ion H+ làm tăng tính axit của nước sau xử
lý, lượng ion này có thể được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước. Nếu độ kiềm của
nước thấp có thể cần kiềm hóa nước bổ sung bằng hóa chất (dùng vôi).
Liều lƣợng chất kiềm hóa (6.15 – TCXDVN 33: 2006)

Trong đó:
- PAl: lượng phèn nhôm lớn nhất (mg/l).
- e: đương lượng phèn nhôm không chứa nước = 57 mg/l.
- k: độ kiềm nhỏ nhất của nước. k = 1,2 mgđl/l.
- K: đương lượng gam của của vôi (theo CaO) = 28.
- c: tỉ lệ chất kiềm hóa nguyên chất có trong sản phẩm sử dụng, c = 75%.
Lượng vôi cần sử dụng trong 1 ngày

Trang 51
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Lượng vôi dự trữ trong 1 tháng

Diện tích sàn kho cần thiết

Trong đó
- Q: công suất trạm xử lý (m3/ngày)
- P: liều lượng hóa chất tính toán (g/m3).
- T: thời gian giữ hóa chất trong kho; chọn T = 1 tháng = 30 ngày
- : hệ số tính đến diện tích đi lại và thao tác trong kho.  = 1,3
- G0: khối lượng riêng của hóa chất (tấn/m3). G0 = 1,2 tấn/m3.
- PK: độ tinh khiết của hóa chất (%), PK = 75%.
- h: chiều cao cho phép của lớp hóa chất, phèn nhôm cục có h = 1,5m.

Thiết kế kho có cửa lớn ở đầu hồi để ôtô có thể lùi vào đổ vôi trực tiếp vào kho,
chung quanh xây kín để chống mưa, bụi, có cửa thông hơi thoáng gió để hạ độ ẩm của
không khí trong kho. Kho xây liền với gian đặt các công trình chuẩn bị dung dịch vôi.
4.3 Công trình chuẩn bị dung dịch phèn
Các công trình và thiết bị chuẩn bị dung dịch và định liều lượng chất phản ứng
gồm: thùng hòa trộn, thùng tiêu thụ, thiết bị định liều lượng chất phản ứng; ngoài ra còn
cần phải có kho chứa hóa chất, thiết bị vận chuyển hóa chất, cân đong đo hóa chất, bơm
hóa chất và các ống dẫn hóa chất.
Phèn cục thường chứa nhiều tạp chất và hòa tan chậm, để đảm bảo cho phèn được
hòa tan đều trong nước người ta pha phèn làm hai bậc. Trước tiên, phèn cục được đưa vào
bể hòa trộn để hòa tan thành dung dịch có nồng độ cao và loại bỏ cặn bẩn. Sau đó dung
dịch này được dẫn sang bể tiêu thụ để pha loãng thành nồng độ sử dụng.

Trang 52
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
4.3.1 Bể hòa trộn phèn
Có nhiệm vụ hòa tan phèn cục và lắng cặn bẩn. Nồng độ dung dịch phèn trong bể
thường cao nhưng không được vượt quá nồng độ bão hòa
Bể hòa trộn xây bằng bêtông cốt thép, mặt trong bể phải được bảo vệ bằng lớp vật
liệu chịu axit để chống tác dụng ăn mòn của dung dịch phèn như ốp gạch men chống axit
hoặc phủ một lớp xi măng chịu axit. Bể phải được thiết kế với tường đáy nghiêng một góc
45o so với mặt phẳng nằm ngang.
Đường ống dẫn nước sạch vào bể được chọn trên cơ sở làm đầy dung tích bể
không quá 1 giờ. Ta chọn ống uPVC 60 để dẫn nước vào bể.
Để xả cặn, bể bố trí ống xả có đường kính 150 mm bằng thép chống ăn mòn.
Quá trình hòa tan phèn cục kéo dài từ 2  3 giờ. Sau đó tắt khí nén để dung dịch
phèn lắng trong khoảng 2  3 giờ nữa rồi mới đưa sang bể tiêu thụ.
Dung tích bể hòa trộn (6.19 – TCXDVN 33:2006):

Trong đó:
- Q: lưu lượng nước cần xử lý = 125 (m3/h).
- n: thời gian giữa hai lần khuấy (lấy 12h với trạm công suất 3000
m3/ngày.đêm).
- p: lượng hóa chất cho vào nước = 40 (g/m3).
- bh: nồng độ dung dịch hóa chất trong bể trộn (lấy 10%).
 : khối lượng riêng của dung dịch (lấy  = 1 T/m ).
3
-

Chọn số bể hòa tan phèn là N = 1


Bể được thiết kế hình tròn, đường kính bể bằng chiều cao công tác của bể:

Trang 53
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Chọn D = H = 1 m.
Tổng chiều cao bể: Hb = 1 + 0.5 = 1,5 m (chiều cao dự trữ 0,5m).
Thể tích xây dựng của bể

Bảng 4.2 Các thông số thiết kế của bể hòa trộn phèn

Thông số Số lƣợng Đơn vị Vật liệu

Bể hòa trộn phèn 1 bể Bê tông cốt thép

Đường kính bể D 1 m -

Chiều cao bể HXD 1,5 m -

4.3.2 Bể tiêu thụ phèn


Có nhiệm vụ pha loãng dung dịch phèn đưa từ bể hòa trộn sang đến nồng độ cho
phép. Theo TCXDVN 33:2006 nồng độ phèn trong bể tiêu thụ lấy bằng 4  10% tính theo
sản phẩm không ngậm nước. Ta chọn là 5%.
Các công trình chuẩn bị dung dịch phèn cần bố trí ở nơi thuận tiện cho việc vận
chuyển, hòa trộn và vệ sinh. Thông thường được bố trí ở gần bể trộn. Kho phèn đặt liền
ngay nhà pha phèn để tiện việc vận chuyển.
Dung tích bể tiêu thụ (6.19 – TCXDVN 33 : 2006):

Trong đó:
- : dung tích bể tiêu thụ (m3).
- b1: nồng độ dung dịch hóa chất bể trộn (lấy 10%).
- b2 : nồng độ dung dịch hóa chất trong bể tiêu thụ (lấy 5%).

Trang 54
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Thiết kế 1 bể tiêu thụ phèn.
Bể được thiết kế hình tròn, đường kính bể bằng chiều cao công tác của bể

Chọn D = H = 1,2 m.
Tổng chiều cao bể: Hb = 1,2 + 0,5 = 1,7 m (chiều cao dự trữ 0,5m).
Thể tích xây dựng của bể tiêu thụ

 Để hòa trộn phèn ta dùng máy khuấy trộn cánh quạt phẳng có:
+ Số cánh quạt là: 2 cánh
+ Chiều dài cánh quạt lấy = 0,6 đường kính bể
Lcánh khuấy = 0,6 × 1 = 0,6 (m)
+ Chiều rộng mỗi cánh quạt:
Bcánh khuấy = 100 mm
 Công suất động cơ của máy khuấy

Trong đó:
-  : Trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn,  = 1100

kg/m3.
- h : Chiều cao cánh quạt, h = 0.1(m)
- n : Số vòng quay của cánh quạt trong một giây, n = 2,5 (vòng/giây)
- d : Đường kính vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = 0,6 (m)
- z : Số cánh quạt trên trục cánh khuấy, z = 1
-  : Hệ số hữu ích của động cơ truyền động, chọn  = 80%

Trang 55
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Chọn 3 máy khuấy trộn (1 hoạt động ở bể hòa trộn, 1 hoạt động ở bể tiêu thụ, 1 dự
phòng)
 Máy bơm định lƣợng phèn
Chọn bơm định lượng để đưa dung dịch phèn vào bể trộn
Lưu lượng dung dịch phèn 5% cần thiết đưa vào nước trong 1 giờ:

Công suất bơm:

Trong đó:
- qb : lưu lượng bơm.
-  : khối lượng riêng của dung dịch,  = 997 kg/m3
- g : gia tốc trọng trường, g = 9.71 m/s2.
- H: cột áp bơm, H = 8 m.
-  : hiệu suất chung của bơm  = 0.126 – 0.93. Chọn  = 0.8.

Chọn 2 bơm định lượng phèn (1 hoạt động, 1 dự phòng)


Bảng 4.3 Các thông số thiết kế của bể tiêu thụ phèn

Thông số Số lƣợng Đơn vị Vật liệu

Bể tiêu thụ phèn 1 bể Bê tông cốt thép

Đường kính bể D 1,2 m -

Chiều cao bể HXD 1,7 m -

4.4 Công trình chuẩn bị dung dịch vôi


4.4.1 Bể hòa trộn vôi (Theo điều 6.19 TCXDVN 33:2006):

Trang 56
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Trong đó:
- Q: lưu lượng nước cần xử lý = 125 (m3/h).
- n: thời gian giữa hai lần hòa tan vôi (lấy 12h với trạm công suất 1200 ÷
10000 m3/ngày)
- p: lượng vôi cho vào nước (g/m3), p = DK + 3 = 18,73 + 3 = 21,73 (g/m3).
- bh: nồng độ vôi sữa trong bể (lấy 5%).
3
-  : khối lượng riêng của dung dịch (lấy 1 T/m ).

Thiết kế 1 bể hình trụ, đường kính bể bằng chiều cao công tác của bể:

Chọn D = H = 1 m. Tổng chiều cao bể: Hb = 1 + 0.5 = 1,5 m (chiều cao dự trữ
0,5m).
Thể tích xây dựng của bể

Bảng 4.4 Các thông số thiết kế của bể hòa trộn vôi

Thông số Số lƣợng Đơn vị Vật liệu

Bể hòa trộn vôi 1 bể Bê tông cốt thép

Đường kính bể D 1 m -

Chiều cao bể HXD 1,5 m -

4.4.2 Bể tiêu thụ vôi


Dung tích bể tiêu thụ (6.19 – TCXDVN 33 : 2006):

Trong đó:
Trang 57
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- : dung tích bể tiêu thụ (m3).
- b1: nồng độ dung dịch hóa chất bể trộn (lấy 10%).
- b2 : nồng độ dung dịch hóa chất trong bể tiêu thụ (lấy 5%).

Thiết kế 1 bể tiêu thụ vôi.


Bể được thiết kế hình tròn, đường kính bể bằng chiều cao công tác của bể

Chọn D = H = 1,2 m.
Tổng chiều cao bể: Hb = 1,2 + 0,5 = 1,7 m (chiều cao dự trữ 0,5m).
Thể tích xây dựng của bể tiêu thụ

Bảng 4.5 Các thông số thiết kế của bể tiêu thụ vôi

Thông số Số lƣợng Đơn vị Vật liệu

Bể tiêu thụ phèn 1 bể Bê tông cốt thép

Đường kính bể D 1,2 m -

Chiều cao bể HXD 1,7 m -

 Để hòa trộn vôi ta dùng máy khuấy trộn cánh quạt phẳng có:
+ Số cánh quạt là: 2 cánh
+ Chiều dài cánh quạt lấy = 0,6 đường kính bể
Lcánh khuấy = 0,6 × 1 = 0,6 (m)
+ Chiều rộng mỗi cánh quạt:
Bcánh khuấy = 100 mm

Trang 58
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Công suất động cơ của máy khuấy

Trong đó:
-  : Trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn,  = 1030
kg/m3.
- h : Chiều cao cánh quạt, h = 0.1(m)
- n : Số vòng quay của cánh quạt trong một giây, n = 2,5 (vòng/giây)
- d : Đường kính vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = 0,6 (m)
- z : Số cánh quạt trên trục cánh khuấy, z = 1
-  : Hệ số hữu ích của động cơ truyền động, chọn  = 80%

Chọn 2 máy khuấy trộn (1 hoạt động ở bể hòa trộn, 1 hoạt động ở bể tiêu thụ)
 Dùng bơm định lƣợng để đƣa dung dịch vào bể trộn
Lưu lượng dung dịch vôi cần thiết để đưa vào nước trong một giờ:

Trong đó:
- Q: công suất nhà máy = 125 (m3/h)
- a: Liều lượng vôi cần thiết, a = 18,73 mg/l.
- p: Nồng độ vôi ở bể tiêu thụ (%), lấy bằng 5%
Công suất bơm:

Trong đó:
- qb : lưu lượng bơm.
-  : khối lượng riêng của dung dịch,  = 997 kg/m3
- g : gia tốc trọng trường, g = 9.71 m/s2.
- H: cột áp bơm, H = 8 m.

Trang 59
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
-  : hiệu suất chung của bơm  = 0.126 – 0.93. Chọn  = 0.8.

Chọn 2 bơm định lượng phèn (1 hoạt động, 1 dự phòng)


4.5 Bể trộn cơ khí
4.5.1 Nhiệm vụ
Hòa trộn đều phèn nhôm 5% với nước. Quá trình xáo trộn được tiến hành rất
nhanh trong khoảng thời gian ngắn, gây ra do cánh khuấy quay với tốc độ cao nhằm đảm
bảo điều kiện phèn phân tán nhanh, đều vào toàn bộ khối lượng nước.
4.5.2 Tính toán
Lưu lượng vào bể: Q = 1000 m3/ngày = 41,67 m3/h = 0,0116 m3/s
Thể tích bể trộn

Trong đó:
- Q : lưu lượng nước vào bể.
- T : thời gian lưu nước trong bể. T = 5 phút
Chọn 1 bể có tiết diện hình vuông. Kích thước bể là:

Ống dẫn nước vào ở đỉnh bể, dung dịch phèn cho vào ngay ở cửa ống dẫn vào bể,
nước được hòa trộn với phèn rồi được dẫn sang bể phản ứng.
Dùng máy khuấy tua bin 4 cánh nghiêng 450 hướng xuống dưới để đưa nước từ
trên xuống.
Điều kiện cánh khuấy: D  1/2 B = 1/2 × 1,5 = 0,75 m.
D: là đường kính cánh khuấy. Chọn D = 0,75 m = 750 mm
Trong bể đặt 4 tấm chắn trên 4 cạnh của bể để gia tăng chuyển động xoáy của nước
Các thông số của tấm chắn
 Chiều rộng tấm chắn là : Wb = 0,1D = 0,1 × 0,75 = 0,075 m = 75 mm.
 Chiều cao tấm chắn: 2000 mm.
Cánh khuấy đặt cách đáy một khoảng: h = D = 0,75 m.

Trang 60
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Kích thước bản cánh: L x B = 375 mm x 150 mm
Năng lượng cần truyền vào nước

Trong đó:
- G : cường độ khuấy trộn, chọn G = 800 s-1 (Theo 6.58 [1]).
- V : thể tích bể.
- µ : độ nhớt động lực nước, µ = 0,001 (N.s/m2)

Hiệu suất động cơ : n = 0,8.


Công suất của động cơ : 2,3/0,8 = 2,88 Kw.
Xác định số vòng quay của máy khuấy:

Trong đó:
- P: năng lượng cần truyền, W.
- D: đường kính cánh khuấy, D = 700 mm
- : khối lượng riêng của nước.
- K: hệ số sức cản của nước, K = 1,08 (trang 115 [2]).

 Chọn Motor khuấy trộn


Đường kính ống dẫn nước nguồn vào bể

Với v = 1,2: vận tốc nước chảy trong ống (Theo 6.56 TCXDVN 33:2006, v = 1 ÷
1,5 m/s).
Chọn ống dẫn nước vào là ống uPVC có D = 110 mm
Chiều cao xây dựng của bể tính cả chiều cao bảo vệ (chọn chiều cao bảo vệ là 0,5
m theo quy pham từ 0,3 ÷ 0,5 m).

Trang 61
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
H = h + 0,5 = 2 + 0,5 = 2,5 m.
Đường kính ống dẫn nước từ bể trộn sang bể phản ứng

Với v là tốc độ chuyển động nước lúc ra khỏi bể, v = 0,8 ÷ 1 (m/s) (Theo 6.59
TCXDVN 33:2006).
Chọn ống dẫn nước ra là ống uPVC có D = 140 mm.
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể trộn cơ khí

Chiều cao bể trộn 2,5 m


Chiều dài bể trộn 1,5 m
Chiều rộng bể trộn 1,5 m
Đường kính ống dẫn vào bể 110 mm
Đường kính ống ra khỏi bể 140 mm

4.6 Bể phản ứng cơ khí


4.6.1 Nhiệm vụ
Trong quá trình xử lý nước bằng các chất keo tụ, sau khi phèn đã được trộn đều
với nước và kết thúc giai đoạn thủy phân sẽ bắt đầu giai đoạn hình thành bông cặn. Cần
xây dựng các bể phản ứng với mục đích đáp ứng các yêu cầu kết dính để tạo ra bông cặn.
Nguyên lý làm việc của bể là quá trình tạo bông kết tủa diễn ra nhờ sự xáo trộn của
dòng nước trong bể bằng biện pháp cơ khí. Bộ phận chính của bể là các cánh khuấy, cánh
khuấy thường có dạng bản phẳng, đặt đối xứng qua trục quay. Kích thước bản cánh được
tính với tỉ lệ tổng diện tích bản cánh với mặt cắt ngang bể là 15 ÷ 20%. Các cánh khuấy
được lắp vào trục quay tạo thành guồng khuấy. Mỗi ngăn đặt một guồng khuấy. Lấy tốc
độ lớn cho ngăn đầu và giảm dần ở những ngăn sau. Nhờ sự điều chỉnh tốc độ khuấy trộn
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bông cặn tạo thành ngày càng lớn.
4.6.2 Tính toán
Lưu lượng vào mỗi bể: Q = 1000 m3/ngày = 41,67 m3/h = 0,0116 m3/s.
Chọn bể tạo bông khuấy trộn bằng cánh guồng, trục ngang, dòng chảy ngang.

Trang 62
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Dung tích của bể được tính theo công thức sau:

Trong đó:
- Q: Lưu lượng cần xử lý. Q = 1000 m3/ngày = 41,67 m3/h = 0,0116 m3/s
- t: Thời gian lưu nước trong bể, chọn t = 30 phút (qui phạm 10 - 30 phút)
(Theo trang 129 [2])
Tiết diên ngang của một bể:
f = h  b = 2 x 1,5 = 3 m2
Chiều dài bể

Theo chiều dài bể, chia bể làm 3 buồng bằng các vách ngăn hướng dòng theo
phương thẳng đứng. Chiều dài mỗi buồng:

Chọn chiều dài mỗi buồng là: l = 3 m.


Kích thước mỗi buồng là: L x B x H = 3m x 1,5m x 2 m
Với Hbv = 0,5 m. Kích thước thiết kế là: L x B x H = 3m x 1,5m x 2,5 m
Cấu tạo guồng khuấy gồm trục quay và bốn bản cánh khuấy đặt đối xứng qua trục,
toàn bộ đặt theo phương ngang.
Tổng diện tích bản cánh lấy bằng 15% diện tích mặt cắt ngang bể (qui phạm: 15 ÷
20%).

Diện tích một bản cánh là: fc/4 = 0,45/4 = 0,1125 m2


Chọn chiều dài cánh là: lc = 1,2 m; chiều rộng cánh là: bc = 0,12 m.
D là đường kính guồng khuấy
D = B – 0,3 = 1,5 – 0,3 = 1,2 m (quy pham quy định D < B 0,3 – 0,4m)
Các bản cánh đặt ở khoảng cách tính từ mép ngoài đến tâm trục quay là:
R1 = 0,5xD = 0,5 x 1,2 = 0,6 m và R2 = R1 – 0,2 = 0,6 – 0,2 = 0,4 m.

Trang 63
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Chọn tốc độ quay của buồng khuấy sử dụng bộ truyền động trục vít với 1 động cơ
điện kéo chung cho 2 buồng khuấy. Lấy tốc độ khuấy lớn cho buồng đầu, giảm dần ở
buồng sau:
Buồng đầu: 10 vòng/phút
Buồng thứ hai: 7 vòng/phút
Buồng cuối cùng: 5 vòng/phút
Tốc độ chuyển động của bản cánh khuấy so với mặt nước bằng 75% vận tốc của
bản thân đầu bản cánh. (trang 113 [2]).

Nhu cầu năng lượng cho xáo trộn:

Trong đó
- CD: Hệ số trở lực của nước, phụ thuộc vào tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng bản
cánh với l/b = 12  CD = 1,5 (trang 131[2])
- A: Diện tích cánh khuấy, A = fc = 0,45 m2
- : khối lượng riêng của dung dịch, = 1000 kg/m3
Với 2 bản cánh, R1 = 0,6 m và R2 = 0,4 m

= 0,0457 n3
Vậy: P = 0,0457×n3
Ở buồng thứ nhất, n = 10 vòng/phút
P1 = 0,0457  103 = 45,7 W
Ở buồng thứ hai, n= 7 vòng/phút
P2 = 0,0457  73 = 15,68 W
Ở buồng cuối, n = 5 vòng/phút
P3 = 0,0457  53 = 5,7 W
Giá trị gradient vận tốc

Trang 64
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Trong đó:
- P : Nhu cầu năng lượng (W)
- Vng: Thể tích của một ngăn tạo bông, V = 1,5 x 1,5 x 3,1 = 6,975 m3.
- µ : Độ nhớt động học của nước, ở 200C,  = 1.002 10-3 N.s/m2.
Vậy, ở buồng đầu tiên, P1 = 45,7 W, ta có:

(giá trị G này nằm trong khoảng 80 ÷ 100 s-1 của buồng phản ứng đầu tiên, chấp
nhận)
Ngăn giữa, P2 = 6,9 W

Ngăn cuối, P3 = 2,9 W

(giá trị G của buồng cuối nằm trong khoảng 20 ÷ 30 s-1, theo trang 129 [2]).
Đường kính ống dẫn nước từ bể phản ứng sang bể lắng:

Với v là tốc độ chuyển động nước trong ống, lấy v = 0,2 m/s (theo trang 132 [2],
vận tốc nước từ 0,15 ÷ 0,3 m/s).
Chọn ống dẫn nước từ bể phản ứng sang bể lắng là ống uPVC có D = 225 mm
Kiểm tra lại vận tốc:

Trang 65
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể phản ứng cơ khí

Số buồng phản ứng trên 1 bể 3 buồng/bể


Tiết diện 1 buồng phản ứng 3m x 1,5m x 2,5m
Đường kính ống dẫn vào bể 140 mm
Đường kính ống ra khỏi bể 225 mm

4.7 Bể lắng ly tâm


4.7.1 Nguyên tắc làm việc
Nước cần xử lý vào ống trung tâm của bể, rồi được phân phối vào vùng lắng.
Trong vùng lắng nước chuyển động chậm dần từ tâm bể ra ngoài và từ dưới lên trên. Ở
đây, cặn được lắng xuống đáy, nước trong thì được thu vào máng vòng và theo đường ống
sang bể lọc.
So với một số kiểu bể lắng khác, bể lắng li tâm có một số ưu điểm sau: nhờ có thiết
bị gạt bùn, nên đáy có độ dốc nhỏ hơn so với bể lắng đứng, do đó chiều cao công tác của
bể nhỏ, thích hợp xây dựng ở những khu vực có mực nước ngầm cao. Bể vừa làm việc
vừa xả cặn liên tục nên khi xả cặn bể vẫn làm việc bình thường.
4.7.2 Tính toán
Hàm lượng cặn của nước nguồn: C = 210 mg/l.
Lưu lượng vào bể: Q = 1000 m3/ngày.đêm = 41,67 m3/h
 Diện tích bề mặt bể xác định theo công thức:

Trong đó:
- Q: lưu lượng xử lý, Q = 41,67 m3/h.
- u0 : tốc độ lắng cặn tính toán, uo = 0,8 (Xử lý nước cấp – Nguyễn Ngọc
Dung, uo = 0,4 ÷ 1,5mm)
- f : diện tích vùng xoáy của bể lắng, đây là phần diện tích nằm giữa bể do
chuyển động xoáy của dòng nước, cặn không lắng xuống được.

Trang 66
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Với:
 rx: bán kính vùng xoáy, rx = rp + 1
 rp: bán kính ngăn phân phối nước hình trụ, chọn rp = 2 m (qui phạm 2
 4 m).

rx = rp + 1 = 2 + 1 = 3 m.
f = rx2 = 3,14  32 = 28,25 m2.

Bán kính của bể là:

Chọn bán kính của bể: R = 4 m


Chọn chiều sâu tại thành bể là h = 2,5 m.
Thể tích phần lắng : V = F x h = 42,68 x 2,5 = 106,7 m3
Thời gian lưu nước của bề lắng:

Chọn độ dốc đáy bể là: i = 6% (qui phạm 5 8 %)


Chiều cao của bể lắng sẽ là:
H = h + i.R = 2,5 + 4  0,06 = 2,7 m
Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m  H = 2,7 + 0,3 = 3,0 m.
Vậy chọn chiều cao xây dựng bể là : H = 3 m.
Kiểm tra lại tải trọng máng tràn:

 Tính ngăn phân phối nƣớc:


Ngăn phân phối nước được thiết kế hình trụ có khoan lỗ trên vách ngăn, mép dưới
vách ngăn ngập dưới mực nước trong bể ở độ sâu bằng chiều sâu bể lắng tại thành bể (h =
1,5 m).

Trang 67
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Diện tích xung quanh của ngăn phân phối là:

Tổng diên tích các lỗ trên vách ngăn:

Lấy vlỗ = 0,3 m/s


Chọn đường kính lỗ dlỗ = 36 mm (qui phạm 36  40mm)  flỗ = 0,00102 m2
Số lỗ:

Chọn số lỗ là : n = 40, xếp thành 4 hàng ngang so le nhau, mỗi hàng 10 lỗ


Khoảng cách giữa các tâm lỗ theo chiều đứng là : a = 250 mm
Chu vi ngăn phân phối:

Khoảng cách giữa các tâm lỗ theo chiều ngang:

Lượng cặn lắng thu được sau một ngày đêm:

Trong đó :
- Q : Lưu lượng nước đưa vào bể (m3/ngày đêm). Q = 1000 m3/ngày đêm
- : Nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt lấy theo bảng 6.8 [1]. Chọn
.
- C : Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi lắng bằng 10 ÷ 12 mg/l. Chọn
c = 12 mg/l
- Cmax : hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng. Cmax tính theo công thức
6-11 [1]:
Cmax = Cn + KP + 0.25M + v (mg/l)
Trong đó:

Trang 68
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Cn : Hàm lượng cặn nước nguồn; Cn = 210 mg/l
 P : Liều lượng phèn tính theo sản phẩm không ngậm nước(g/m3). P =
0 (g/m3)
 K : Hệ số phụ thuộc vào độ tinh khiết của phèn sử dụng. K = 0,55
 M : Độ màu của nước nguồn.
 v : liều lượng vôi kiềm hoá nước. v = 15,23 mg/l.
=> Cmax = 210 + 0,55 x 0 + 0,25 x 60 + 15,23 = 240,23 mg/l.
Vậy:

Thời gian làm việc giữa 2 lần xả cặn là :

Lƣợng nƣớc dùng cho việc xả cặn bể lắng tính bằng phần trăm lƣợng nƣớc xử
lý, xác định nhƣ sau:

Trong đó:
 Kp = Hệ số pha loãng cặn bằng 1,2 ÷ 1,5. Lấy Kp = 1,5

Lượng nước dùng cho xả cặn:


V = 1000 x 0,85% = 8,5 m3.
Theo tiêu chuẩn, đường kính ống xả cặn của bể lắng là 100 ÷ 200 mm. Chọn
đường kính ống xả cặn là 200 mm. Bùn được đưa ra khỏi đáy bể lắng bằng hệ thống tự
chảy. Ống xả cặn có đặt van để điều chỉnh vận tốc và lưu lượng xả cặn. Chọn vận tốc xả
là 0,8 m/s (theo quy chuẩn không được thấp hơn 0,7 m/s).
Lưu lượng xả cặn:

Trang 69
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Thời gian xả cặn:

 Máng thu nƣớc


Nước được thu bằng máng vòng quanh thành ngoài bể.
Chiều dài máng thu nước:

Chiều rộng máng thu nước bằng 10% bán kính bể:

Chọn chiều cao máng thu hm = 0,4 m.


Độ dốc của máng về phía ống tháo nước ra i = 0,02.
 Máng răng cƣa
Máng răng cưa được gắn vào máng thu nước (qua lớp đệm cao su) để điều chỉnh
cao độ mép máng thu đảm bảo thu nước đều trên toàn bộ chiều dài máng tràn.
Bề dày máng răng cưa là 5 mm
Chiều cao tổng của máng răng cưa 250 mm.
Chiều dài máng răng cưa bằng chiều dài máng thu nước: l = lm = 25,12 (m).
Tải trọng thu nước trên 1m dài mép máng:

Máng răng cưa xẻ khẻ thu nước chữ V, góc 90o để điều chỉnh cao độ mép máng:
- Chiều cao khe: 50 mm.
- Bề rộng mỗi khe là 100 mm.
- 1 m chiều dài có 5 khe chữ V.
- Khoảng cách giữa các đỉnh là 200mm
Tổng số khe chữ V trên máng răng cưa:

Lưu lượng nước qua 1 khe chữ V góc 90o:

Trang 70
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Chiều cao mực nước qua khe chữ V:

(h = 1,4 cm < 5 cm thỏa yêu cầu)


Máng răng cưa được bắt dính với máng thu nước bê tông bằng bulông qua các khe
dịch chuyển.
Khe dịch chuyển có đường kính 10 mm, bulông được bắt cách mép máng răng cưa
50mm và cách đáy chữ V là 50mm. hai khe dịch chuyển cách nhau 0.5m,
Tổng số khe dịch chuyển:

 Thanh gạt bùn:


Chiều dài:

Năng lượng cần truyền vào nước:


P = G2 × V × µ
Trong đó:
 G : cường độ khuấy. G = 30 s-1
 V : thể tích bể . V = 150 (m3)
 µ : Độ nhớt động lực bùn. µ = 0,00105 (N.s/m2)
Vậy: P = 302 × 150 × 0,00105
= 141,75 (J/s) = 0,142 (Kw)
Xác định số vòng quay của cánh gạt bùn:

= 0,37 vòng/phút

Trang 71
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Bảng 4.8 Các thông số thiết kế bể lắng

Số lượng bể lắng 3 bể
Đường kính bể lắng 8m
Chiều cao bể lắng 3m
Đường kính ống dẫn vào bể 225 mm
Đường kính ống ra khỏi bể 160 mm
Đường kính ống xả bùn 200 mm

4.8 Bể chứa trung gian


Thể tích bể chứa trung gian:

Trong đó:
- Q: lưu lượng tính toán. Q = 125 m3/h.
- t: thời gian lưu nước tại bể chứa, h. Chọn t = 40 phút.

Kích thước bể: Dài x Rộng x Cao = 5m x 4,9m x 3,5m


Chọn chiều cao bảo vệ hbv = 0,5 m.
Kích thước thiết kế: Dài x Rộng x Cao = 5m x 4,9m x 4m
Bảng 4.9 Các thông số thiết kế bể lắng

Kích thước xây dựng 5m x 4,9m x 4m


Đường kính ống dẫn nước vào 160 mm
Đường kính ống dẫn nước ra 225 mm

4.9 Bồn lọc áp lực


4.9.1 Nguyên tắc hoạt động
Bồn lọc áp lực là một loại bồn lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép có
dạng hình trụ đứng (cho công suất nhỏ) và hình trụ ngang (cho công suất lớn). Do bể làm
việc dưới áp lực, nên nước cần xử lí được đưa trực tiếp từ trạm bơm cấp I vào bể, rồi đưa
trực tiếp vào mạng lưới không cần trạm bơm cấp II

Trang 72
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Bồn lọc áp lực có thể chế tạo sẵn trong xưởng. Khi không có điều kiện chế tạo sẵn
có thể dùng thép tấm hàn, ống thép,.. để chế tạo bể.
Nguyên tắc hoạt động của bồn: Nước được đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh
bồn, qua lớp cát lọc, lớp đỡ vào hệ thống nước trong, đi vào đáy bể và phát vào mạng
lưới. Khi rửa bồn, nước từ ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và vào
phểu thu, chảy qua ống thoát nước rửa xuống mương thoát nước.
Ngoài ra, bồn lọc áp lực còn trang bị ống xả khí nối với đỉnh bể, van xả khí đặt ở
nóc bồn để thoát khí đọng ở nóc bồn. Bố trí các áp lực kế trên ống dẫn nước vào và ra
khỏi bể để kiểm tra tổn thất áp lực qua bể. Bồn chế tạo có tai để dễ dàng cẩu, lắp và có
nắp đậy với bulông xiết chặt để có thể tháo mở khi thau rữa cát lọc hoặc sữa chữa.
4.9.2 Cấu tạo của bồn lọc
Vật liệu chế tạo: thép CT3.
Vật liệu lọc:
- Cát thạch anh (góc cạnh).
- Sỏi đỡ cỡ hạt 2 ÷ 5 mm
4.9.3 Tính toán bồn lọc cát áp lực

 Diện tích và chiều cao bể lọc áp lực


Chọn số lượng bồn lọc là: 3 bồn
Nên lưu lượng nước vào mỗi bể là Q = 1000 m3/ngày.đêm = 41,67 m3/h
Diện tích bề mặt lọc:

Trong đó:
- Q : lưu lượng nước vào bồn lọc. Q = 41,67 m3/h.
- v : vận tốc lọc. Chọn vận tốc lọc: v = 15 m/h (quy phạm v = 4 ÷ 20 m/h)

Trang 73
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Đường kính bồn lọc

 Chọn đường kính bồn lọc: D = 2 m


Diện tích bề mặt bể lọc áp lực:

Vận tốc lọc nước của bể lọc

 v = 13,3 m/h thỏa điều kiện.


Chiều cao bể lọc:
H = hd + hvl + he
Trong đó:
- hd : Chiều cao lớp đỡ, lấy theo bảng 4.10. Chọn sỏi đỡ đường kính d = 2 ÷ 5
mm  hd = 0,15 m.
- hvl : chiều dày lớp vật liệu lọc, lấy theo bảng 4.4
Độ nở tương đối của lớp vật liệu lọc e = 0,3 = 30% (theo bảng 4.11)
Chọn đường kính lớp hiệu dụng lớp vật liệu lọc là d = 0,8 mm.
 hvl = 1,3 m.
- he : khoảng cách từ lớp vật liệu lọc đến phểu thu nước rửa lọc
Theo điều 6.119/51 TCXD 33-2006, khoảng cách từ lớp vật liệu lọc đến phễu thu
nước lọc:

 H = 0,15 + 1,3 + 0,69 = 2,14 (m)


Chọn chiều cao bể là: H = 2,2 m.

Trang 74
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Bảng 4.10 Cỡ hạt và chiều dày của lớp đỡ

Cỡ hạt của lớp đỡ (mm) Chiều dày của lớp đỡ (mm)


Mặt trên của lớp này cao bằng mặt trên của ống phân phối nhưng
40 - 20
phải cao hơn lỗ phân phối ít nhất 100mm
20 - 10 100 - 150
10 - 5 100 - 150
5-2 50 - 100

(Nguồn: Bảng 6.12 TCXDVN 33 : 2006)


Bảng 4.11 Đặc trƣng của lớp vật liệu lọc.

Đặc trƣng của lớp vật liệu lọc


Tốc độ
Đƣờng Đƣờng Đƣờng Hệ số Chiều dày Tốc độ lọc ở
lọc làm
Kiểu kính kính lớn kính không của lớp vật chế độ làm
việc ở chế
bể nhỏ nhất hiệu đồng liệu lọc (mm) việc bình
độ tăng
lọc nhất (mm) dụng nhất K thƣờng Vtb
cƣờng Vtc
(mm) d10 (m/h)
(m/h)
(mm)
Bể lọc 0,5 1,25 0,6 -6,65 1,5-1,7 700-800 5-6 6-7,5
nhanh 0,7 1,6 0,75-0,8 1,3-1,5 1300-1500 6-8 7-9,5
một lớp;
vật liệu
0,8 2 0,9-1,0 1,2-1,4 1800-2000 8-10 10-12
lọc là cát
thạch anh
Bể lọc Cát thạch anh
0,5 1,2 0,6-0,65 1,5-1,7
nhanh có 700-800
7-10 8,5-12
2 lớp vật Than antraxit
0,8 1,8 0,9-1,1 1,5-1,7
liệu lọc 400-500
(Nguồn: Bảng 6.11 TCXDVN 33 : 2006)

Trang 75
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Bảng 4.12 Độ nở tƣơng đối của vật liệu lọc.

Độ nở tƣơng Cƣờng độ rửa Thời gian


Loại vật liệu lọc và bể lọc đối của vật liệu bể lọc rửa bể lọc
lọc (%) (l/s-m2) (phút)
Bể lọc nhanh 1 lớp vật liệu lọc:
d=0,5÷1,25(deff=0,6÷0,65) 45 12÷14
d=0,7÷1,6(deff=0,75÷0,8) 30 14÷16 6÷5
d=0,8÷2,0(deff=0,9÷1,1) 25 16÷18
Bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu lọc 50 14÷16 7÷6

(Nguồn: Bảng 6.13 TCXDVN 33 : 2006)


 Tính toán chu kỳ lọc
Khi lọc nước qua lớp vật liệu lọc, nước chảy qua các khe rỗng, cặn bám vào bề mặt
hạt, dần dần thu hẹp kích thước của các khe rỗng làm cho vận tốc nước qua các khe rỗng
tăng lên, kéo theo các hạt cặn đã bám dính từ trước đi xuống lớp hạt nằm dưới, cứ như thế
đến cuối chu kỳ lọc cặn có thể bị kéo ra ngoài làm xấu chất lượng nước lọc. Do đó, sau
một thời gian vận hành bể lọc, phải tiến hành rửa bể lọc
Phương pháp rửa lọc: rửa ngược bằng nước thuần túy
Thời gian rửa: t = 5 ÷ 6 phút
Tính toán sơ bộ thời gian của chu kỳ lọc theo khả năng chứa cặn của lớp vật
liệu lọc
Vận tốc lọc của bể lọc v = 13,3 m/h.
Theo bảng 4.13, thể tích cặn chiếm chỗ trong các lỗ trống là 1/6 ÷ 1/5. Chọn 1/5.
Bảng 4.13 Thể tích cặn chiếm chỗ trong các lỗ trống.

Vận tốc lọc(m/giờ) Thể tích cặn chiếm chỗ trong lỗ rỗng
<5 1/3
5.5÷ 7,5 1/4
≥8 1/6÷1/5

(Nguồn: Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch - Trịnh Xuân Lai)
Vật liệu lọc là cát thạch anh (góc cạnh) có đường kính d = 0,8 mm nên dựa vào
bảng 4.14 ta có độ rỗng e = 0,53.

Trang 76
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Bảng 4.14 Đặc tính của lớp vật liệu lọc.

Hệ số hình Tỉ trọng Độ rỗng Đƣờng


Vật liệu lọc Hình dạng
học () tƣơng đối (e),% kính,mm
Tròn 0,82 2,65 42 0,4÷1,0
Cát thạch anh
Góc cạnh 0,73 2,65 53 0,4÷1,0
Cát Ottawa Cầu 0,95 2,65 40 0,4÷1,0
Anthracite
Góc cạnh 0,126 1,5÷ 1,75 55 0,4÷1,4
nghiền

(Nguồn: SECTION IV/ Physical _ Chemical Treatment Processes)

Dựa vào bảng 4.15 ta có độ ẩm của cặn là 94% ⇒Trọng lượng cặn là 6%
Bảng 4.15 Độ ẩm cặn có trong nƣớc

Loại cặn Độ ẩm (%)


Cặn nước hồ chứa nhiều chất hữu cơ nhẹ 98
Cặn nước sông độ đục cao 96
Cặn sắt,vôi làm mềm nước 94

(Nguồn: Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch - Trịnh Xuân Lai)
Thể tích chứa cặn của lớp cát lọc:

Lượng cặn mà 1m3 cát lọc có thể giữ lại (trọng lượng cặn chiếm 6%)

Lưu lượng nước qua bể lọc: Q = 41,67 m3/h


Lượng cặn mà lớp cát lọc giữ lại được trong 1h:

Trong đó:
- Q : lưu lượng nước chảy qua bể lọc. Q = 41,67 m3/h.
- C : hàm lượng cặn của nước trước khi vào bồn lọc. C = 5 mg/l = 5 g/m3.
 m = 5 x 41,67 = 208,35 g/h = 208,35 kg/h.

Trang 77
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Chu kỳ lọc của bồn lọc

Vậy chu kỳ lọc của bồn là 4 ngày. Nếu quá thời gian trên thì nước sau lọc không
đạt chất lượng. Thực tế chu kỳ lọc do chịu nhiều yếu tố khác nhau nên phụ thuộc nhiều
vào kinh nghiệm của người vận hành nên có thế thời gian lọc có thể khác so với tính toán.
Cƣờng độ rửa ngƣợc:
Chọn cường độ rửa ngược vrửa ngược =8 l/s.m = 28,8 m/h.
Lưu lượng nước rửa lọc:

 Hệ thống phân phối và thu nƣớc


Nước được dẫn vào bể bằng ống dẫn nước rồi được phân phối đều trên bề mặt bể
lọc bằng phễu. Nước sau lọc được thu bằng hệ thống sàn chụp lọc rồi được dẫn ra khỏi bể
bằng ống dẫn nước.
Nước rửa lọc được dẫn vào bể bằng ống dẫn nước rồi được phân phối đều vào bể
qua hệ thống sàn chụp lọc sau đó tràn vào phễu thu nước và được dẫn ra ngoài bằng ống
dẫn nước.
Ống dẫn nƣớc
Đường kính ống dẫn nước vào bồn lọc:

Trong đó:
- Q : lưu lượng nước vào bồn lọc. Q = 41,67 m3/h.
- v : vận tốc nước chảy trong ống (quy phạm 0,8 ÷ 1,2 m/s). Chọn v = 1 m/s.

Chọn ống dẫn nước vào bồn lọc là ống uPVC có D = 125 mm

Trang 78
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Kiểm tra lại vận tốc

Ống dẫn nƣớc sau khi lọc


Chọn vận tốc nữa chảy trong ống: v = 1 m/s. (theo quy phạm 1 ÷ 1,5 m/s)
Tương tự ta chọn ống dẫn nước khi lọc là ống uPVC có D = 125 mm
Ống dẫn nƣớc rửa lọc
Đường kính ống:

Trong đó:
- Q : lưu lượng nước rửa lọc. Q = 90,4 m3/h.
- v : vận tốc nước chảy trong ống (quy phạm 1,5 ÷ 2 m/s). Chọn v = 2 m/s.

Ta chọn đường kính ống dẫn nước rửa lọc là ống uPVC có D = 125 mm.
Kiểm tra lại vận tốc

 Hệ thống phân phối nƣớc


Sử dụng phễu phân phối nước và thu nước rửa lọc.
Vật liệu: thép không gỉ.
Hình dạng: hình nón cụt.
Đầu nón gắn manchon nhật có ren để gắn ống dẫn nước vào.
Chọn phễu có kích thước:
 Đường kính đáy nhỏ = đường kính ống dẫn nước vào lọc D = 125 mm.
 Đường kính đáy lớn: 270 mm.
 Chiều cao phễu: 200mm.

Trang 79
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Hệ thống sàn chụp lọc
Thu nước lọc bằng chụp lọc.
Số chụp lọc trong bồn: Theo 6.112 TCXDVN 33:2006, số chụp lọc lấy không dưới
35 ÷ 50 cái cho 1m2 diện tích công tác của bể lọc. Chọn số chụp lọc trên 1m2 bể là 40 cái.
Khoảng cách giữa các chụp lọc nằm trong khoảng từ 140 ÷ 180 mm.
Số chụp lọc trong bồn:

Trong đó:
- F : diện tích bề mặt bồn lọc. F = 3,14 m2.
Ta chọn N = 126 cái.
Sàn gắn chụp lọc:
 Vật liệu: thép không gỉ dạng tấm.
 Đường kính: 2 m.
 Trên sàn có đục 126 lỗ để gắn chụp lọc
Lưu lượng nước rửa lọc qua mỗi chụp lọc:

Trong đó:
- Qr : lưu lượng nước rửa lọc Qr = 90,4 m3/h.
- N : số chụp lọc

 Hệ thống rửa ngƣợc


Lưu lượng nước rửa ngược: Qr = 90,4 m3/h = 0,025 m3/s.
Cường độ rửa bề mặt: Qs = 0,061 x F = 0,061 x 3,14 = 0,19 m3/phút = 11,5 m3/h
Lƣợng nƣớc dùng cho rửa lọc:
Chọn thời gian rửa lọc là 6 phút, lượng nước rửa lọc được tính như sau:
Ban đầu, rửa bề mặt với lưu lượng Qs = 0,19 m3/phút trong thời gian 2 phút, thể
tích nước rửa bề mặt: Vs = 0,19 x 2 = 0,38 m3.

Trang 80
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Quá trình rửa ngược bắt đầu ở phút thứ 3 và kéo dài đến hết phút thứ 6, thể tích
nước rửa: Vr = 1,5 x 4 = 6 m3.
Vậy lượng nước cho 1 lần rửa 1 bồn lọc là:
V = Vs + Vr = 0,216 + 3,36 = 3,576 m3
 Tính cơ khí
Bồn lọc làm việc ở áp suất trong Plv = 50 mH2O.
Chọn vật liệu làm bồn lọc là thép CT3. Các thông số của thép:
- Ứng suất cho phép:   = 146 N/mm2.
- Tốc độ gỉ: 0,1 mm/năm.
- Hệ số hiệu chỉnh:  = 1.
- Hệ số bền mối hàn: h = 0,95.
Xác định chiều dày thân bồn lọc
Áp suất tính toán trong bồn lọc:

Trong đó:
- Plv : áp suất làm việc (N/mm2). Plv = 50 mH2O = 0,5 N/mm2.
- Pl : áp suất thủy tĩnh (N/mm2).
- h: chiều cao của bồn lọc. h = 2,2 m.
3 3
- : khối lượng riêng của nước.  = 10 kg/m .

Xét :
   
h
P
Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- P: áp suất tính toán (N/mm2). P = 0,52 N/mm2.
- h: hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

Trang 81
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Do đó chiều dày thân thiết bị đƣợc xác định theo công thức sau:

Trong đó:
- Dt : đường kính trong của bồn lọc (mm). Dt = 2000 mm.
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

Chiều dày thực thân thiết bị:

Trong đó:
- C : hệ số bổ sung bề dày thiết bị. .
- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.
- Cb : hệ số kể đến bào mòn cơ học. Cb = 0.
- Cc : hệ số sai số do cấu tạo lắp đặt. Cc = 0.
- Co : hệ số làm tròn số. Co = 2,5 mm.

Chọn S1 = 8 mm.
Kiểm tra điều kiện bền:

Kiểm tra điều kiện áp suất:

Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

- S1: chiều dày thực thân thiết bị. S1 = 8 mm.


- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.

Trang 82
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- Dt : đường kính trong của bồn lọc (mm). Dt = 1500 mm.

Vậy thân bồn lọc có bề dày S1 = 8 mm thỏa mãn điều kiện bền và áp suất làm việc.
Xác định chiều dày đáy và nắp thân bồn lọc
Chọn đáy và nắp cho bồn lọc là đáy và nắp elip tiêu chuẩn được hàn liền với thân,
có Rt = Dt = 2000 mm.
Tính toán áp suất:

Xét :
   
h
P
Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- P: áp suất tính toán (N/mm2). P = 0,52 N/mm2.
- h: hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

Do đó chiều dày tính toán đáy và nắp thiết bị bồn lọc đƣợc tính theo công
thức nhƣ sau:

Trong đó:
- Dt : đường kính trong của thiết bị (mm). Dt = 2 m.
- P: áp suất làm việc của bồn lọc. P = 0,52 N/mm2
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

- : tra bảng XIII.10 Sổ tay Quá Trình và Thiết Bị Công Nghệ Hóa Chất tập
2, trang 382. ht = 500 mm = 0,5 m.
- k : hệ số không thứ nguyên. Do đáy và nắp có lỗ nhưng được tăng cứng nên
k = 1.

Trang 83
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Chiều dày đáy và nắp thiết bị

Trong đó:
- C : hệ số bổ sung bề dày thiết bị. .
- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.
- Cb : hệ số kể đến bào mòn cơ học. Cb = 0.
- Cc : hệ số sai số do cấu tạo lắp đặt. Cc = 0.
- Co : hệ số làm tròn số. Co = 2,5 mm.

Chọn S2 = 8 mm.
Kiểm tra điều kiện bền:

Kiểm tra điều kiện áp suất:

Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

- S2: chiều dày thực thân thiết bị. S2 = 10 mm.


- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.
- Dt : đường kính trong của bồn lọc (mm). Dt = 2000 mm.

Vậy đáy và nắp bồn lọc có bề dày S2 = 8 mm thỏa mãn điều kiện bền và áp suất
làm việc.

Trang 84
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Tính chân đỡ
Để chọn chân đỡ thích hợp, trước tiên ta phải tính tải trọng của toàn bồn lọc. Chọn
vật liệu làm chân đỡ là thép CT3 ( = 7,85 x 103 kg/m3).
Khối lƣợng thân:

Trong đó:
- Dn: đường kính ngoài của bồn lọc. Dn = 2000 + (10 x 2) = 2020 mm.
- Dt: đường kính trong của bồn lọc. Dt = 2 m.
- H: chiều cao của bồn lọc. H = 2,2 m.
- : khối lượng riêng của thép CT3.

Khối lƣợng đáy và nắp:


Tra bảng XIII.11 trang 373 Sổ tay quá trình và thiết bị (Tập 2).
- Mđ = 364 kg.
- Mn = 364 kg.
Khối lƣợng lớp nƣớc trong bồn lọc:

Trong đó:
- Dt: đường kính trong của bồn lọc. Dt = 2 m.
3 3
- n: khối lượng riêng của nước. n = 10 kg/m .

- hn: chiều cao lớp nước trong bồn lọc. hn = 1,95 m.

Khối lƣợng lớp cát lọc:

Trong đó:
- Dt: đường kính trong của bồn lọc. Dt = 2 m.

Trang 85
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
3
- c: khối lượng riêng của cát. cát = 2650 kg/m .

- hc : chiều cao lớp cát. hc = 1,3 m.

Khối lƣợng lớp sỏi đỡ:

Trong đó:
- Dt: đường kính trong của bồn lọc, Dt = 2 m.
3
- s: khối lượng riêng của sỏi, sỏi = 2650kg/m .

- hs: chiều cao lớp sỏi, hsỏi = 0,15 m.

Tổng khối lƣợng của bồn lọc:


M  M T  Mñ  M n  M nöôùc  M caùt  M than  Msoûi
Trong đó:
- MT: khối lượng thân bồn lọc. MT = 1090 kg.
- Mđ: khối lượng đáy bồn lọc. Mđ = 364 kg.
- Mn : khối lượng nắp bồn lọc. Mn = 364 kg.
- Mnước: khối lượng lớp nước trong bồn lọc. Mnước = 6123 kg.
- Mcát: khối lượng lớp cát lọc. Mcát = 10822,78 kg.
- Msỏi : khối lượng lớp sỏi đỡ. Msỏi = 1248,15 kg.

Trọng lƣợng của toàn bồn lọc:

Trong đó:
- M: tổng khối lượng của bồn lọc. M = 20012 kg.
- g: gia tốc trọng trường. g = 9,81m/s2.

Trang 86
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Xác định chân đỡ
Chọn bồn lọc có 4 chân đỡ.
Như vậy tải trọng lên 1 chân đỡ sẽ là:

Theo bảng XIII.35 trang 437 Sổ tay quá trình thiết bị và hóa chất (Tập 2) ta chọn
chân đỡ ứng với tải trọng 6 x 104 N.
Bảng 4.16 Các thông số về chân đỡ

L B B1 B2 H h S I d
mm
300 240 260 370 450 226 18 110 34

(Nguồn: Sổ tay thiết bị và công nghệ)


Bảng 4.17 Các thông số thiết kế bồn lọc

Đƣờng kính bồn lọc 2m


Chiều cao thân bồn lọc 2,2 m
Chiều cao đáy và nắp 500 mm
Ống dẫn nƣớc vào bồn lọc và sau lọc 125 mm
Ống dẫn nƣớc rửa lọc và sau rửa 125 mm
Số chụp lọc 126

4.10 Lọc than hoạt tính


4.10.1 Nhiệm vụ
Nước sau khi qua hệ thống lọc áp lực sẽ được dẫn qua bồn lọc than hoạt tính, than
hoạt tính là một chất hấp phụ có khả năng hấp phụ các chất hữu cơ, các chất sinh màu,
mùi vị trong nước.
4.10.2 Cấu tạo của bồn lọc
Vật liệu chế tạo: thép không gỉ
Vật liệu lọc: than NORIT GAC 830

Trang 87
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Bảng 4.18 Thông số than NORIT GAC 830

Thông số Đơn vị Giá trị


Số iodine mg/g 920 min
Cỡ hạt
- > 2,36 mm % 8 max
- < 0,6 mm % 4 max
Khối lượng riêng g/ml 0,51
Tỷ trọng sau rửa ngược g/ml 0,446
Đường kính hiệu quả mm 0,86
Hệ số đồng dạng (UC) 2
Hệ số % mài mòn % 75
Độ ẩm % 2

(nguồn catalogue)
4.10.3 Tính toán bồn lọc than hoạt tính
Vận tốc vào vf = 5 ÷ 15 m/h (theo Meftcaf &Eddy, Wasterwater Engineering
Treatment and Reuse), chọn vf = 15 m/h.
Chọn 3 cột lọc, lưu lượng vào mỗi cột là Q = 1000 m3/ngày.đêm = 41,67 m3/h
Thời gian tiếp xúc: EBCT = 5 ÷ 30 phút (theo Meftcaf &Eddy, Wasterwater
Engineering Treatment and Reuse) → Chọn EBCT = 6 phút = 0,1 h.
Thể tích GAC trong cột:

Diện tích bề mặt cột lọc:

Đường kính cột lọc:

Chọn D = 2 m.

Trang 88
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Tính lại các thông số:
Diện tích bề mặt cột lọc:

Vận tốc nước vào cột lọc:

 v = 13,3 m/h thỏa điều kiện.


Chiều cao lớp than:

Chọn hGAC = 1,3 m


Chiều cao cột lọc: H = hđ + hGAC + hn
Trong đó:
- H: chiều cao tổng cộng bể lọc, m.
- hđ : chiều cao lớp sỏi đỡ, hđ = 0,15m (bảng 6.12, nguồn [1]).
- hGAC : chiều cao lớp than, hGAC = 0,92 m.
- hn: khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến phễu thu nước rửa lọc, m.
Theo điều 6.119 nguồn [1] ta có:

Trong đó: e là độ giãn nở của than khi rửa ngược.


Giả sử chọn lưu lượng rửa ngược tối đa là 15 gpm/ft2 = 10,2 L/s.m2 = 36,72 m/h.
Tra đồ thị hình 4.2 ta được độ giãn nở e = 30%.

Trang 89
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Hình 4.2 Độ giãn nở của vật liệu lọc ứng với vận tốc rửa ngƣợc
Vậy chiều cao tổng cộng của cột lọc là:
H = hđ + hGAC + hn = 0,15 + 1,3 + 0,69 = 2,14m
Chọn chiều cao thiết kế H = 2,2m
 Thời gian hoạt động của than

Trong đó:
- t: thời gian hoạt động của than, h.
- mGAC : khối lượng than trong cột lọc, kg.
- Q: lưu lượng nước vào, Q = 41,67 m3/h
- CUR: lượng than hoạt tính cần để xử lý 1 m3 nước, kg/m3 nước đã xử lý
Khối lượng than trong cột lọc:

Trong đó
- Vb: Thể tích lớp than, Vb = 4,167 m3
- : Khối lượng riêng của GAC, = 510 kg/m3
Lượng than cần để xử lý 1m3 nước:

Trang 90
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Trong đó:
Vsp: lượng nước mà 1 kg than xử lý được, Vsp = 50 ÷ 200 m3/kg (theo Meftcaf
&Eddy, Wasterwater Engineering Treatment and Reuse) → Vsp = 150 m3/kg

Vậy

Cƣờng độ rửa ngƣợc:


Chọn cường độ rửa ngược vrửa ngược =8 l/s.m = 28,8 m/h.
Lưu lượng nước rửa lọc:

 Tính toán hệ thống phân phối nƣớc và thu nƣớc

Nước được dẫn vào bồn bằng ống dẫn nước rồi được phân phối đều trên bề mặt
bồn lọc bằng phễu. Nước sau khi lọc được thu bằng hệ thống sàn chụp lọc rồi được dẫn
ra khỏi bồn lọc bằng ống dẫn nước.

Nước rửa lọc được dẫn vào bồn lọc bằng ống dẫn nước rồi được phân phối đều qua
hệ thống sàn chụp lọc sau đó tràn vào phễu thu nước và được dẫn ra ngòai bằng ống dẫn.

Ống dẫn nƣớc


Đường kính ống dẫn nước vào bồn lọc:

Trong đó:
- Q : lưu lượng nước vào bồn lọc. Q = 41,67 m3/h.
- v : vận tốc nước chảy trong ống (quy phạm 0,8 ÷ 1,2 m/s). Chọn v = 1 m/s.

Trang 91
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Chọn ống dẫn nước vào bồn lọc là ống uPVC có D = 125 mm
Kiểm tra lại vận tốc

Ống dẫn nƣớc sau khi lọc


Chọn vận tốc nữa chảy trong ống: v = 1 m/s. (theo quy phạm 1 ÷ 1,5 m/s)
Tương tự ta chọn ống dẫn nước khi lọc là ống uPVC có D = 125 mm
Ống dẫn nƣớc rửa lọc
Đường kính ống:

Trong đó:
- Q : lưu lượng nước rửa lọc. Q = 90,4 m3/h.
- v : vận tốc nước chảy trong ống (quy phạm 1,5 ÷ 2 m/s). Chọn v = 2 m/s.

Ta chọn đường kính ống dẫn nước rửa lọc là ống uPVC có D = 125 mm.
Kiểm tra lại vận tốc

 Hệ thống phân phối nƣớc


Sử dụng phễu phân phối nước và thu nước rửa lọc.
Vật liệu: thép không gỉ.
Hình dạng: hình nón cụt.
Đầu nón gắn manchon nhật có ren để gắn ống dẫn nước vào.
Chọn phễu có kích thước:
 Đường kính đáy nhỏ = đường kính ống dẫn nước vào lọc D = 125 mm.

Trang 92
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Đường kính đáy lớn: 270 mm.
 Chiều cao phễu: 200mm.
 Hệ thống sàn chụp lọc
Thu nước lọc bằng chụp lọc.
Số chụp lọc trong bồn: Theo 6.112 TCXDVN 33:2006, số chụp lọc lấy không dưới
35 ÷ 50 cái cho 1m2 diện tích công tác của bể lọc. Chọn số chụp lọc trên 1m2 bể là 40 cái.
Khoảng cách giữa các chụp lọc nằm trong khoảng từ 140 ÷ 180 mm.
Số chụp lọc trong bồn:

Trong đó:
- F : diện tích bề mặt bồn lọc. F = 3,14 m2.
Ta chọn N = 126 cái.
Sàn gắn chụp lọc:
 Vật liệu: thép không gỉ dạng tấm.
 Đường kính: 2 m.
 Trên sàn có đục 126 lỗ để gắn chụp lọc
Lưu lượng nước rửa lọc qua mỗi chụp lọc:

Trong đó:
- Qr : lưu lượng nước rửa lọc Qr = 90,4 m3/h.
- N : số chụp lọc

 Hệ thống rửa ngƣợc


Lưu lượng nước rửa ngược: Qr = 90,4 m3/h = 0,025 m3/s.
Cường độ rửa bề mặt: Qs = 0,061 x F = 0,061 x 3,14 = 0,19 m3/phút = 11,5 m3/h
Lƣợng nƣớc dùng cho rửa lọc:
Chọn thời gian rửa lọc là 6 phút, lượng nước rửa lọc được tính như sau:

Trang 93
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Ban đầu, rửa bề mặt với lưu lượng Qs = 0,19 m3/phút trong thời gian 2 phút, thể
tích nước rửa bề mặt: Vs = 0,19 x 2 = 0,38 m3.
Quá trình rửa ngược bắt đầu ở phút thứ 3 và kéo dài đến hết phút thứ 6, thể tích
nước rửa: Vr = 1,5 x 4 = 6 m3.
Vậy lượng nước cho 1 lần rửa 1 bồn lọc là:
V = Vs + Vr = 0,216 + 3,36 = 3,576 m3
 Tính cơ khí
Bồn lọc làm việc ở áp suất trong Plv = 50 mH2O.
Chọn vật liệu làm bồn lọc là thép CT3. Các thông số của thép:
- Ứng suất cho phép:   = 146 N/mm2.
- Tốc độ gỉ: 0,1 mm/năm.
- Hệ số hiệu chỉnh:  = 1.
- Hệ số bền mối hàn: h = 0,95.
Xác định chiều dày thân bồn lọc
Áp suất tính toán trong bồn lọc:

Trong đó:
- Plv : áp suất làm việc (N/mm2). Plv = 50 mH2O = 0,5 N/mm2.
- Pl : áp suất thủy tĩnh (N/mm2).
- h: chiều cao của bồn lọc. h = 2,2 m.
3 3
- : khối lượng riêng của nước.  = 10 kg/m .

Xét :
   
h
P
Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- P: áp suất tính toán (N/mm2). P = 0,52 N/mm2.
- h: hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

Trang 94
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Do đó chiều dày thân thiết bị đƣợc xác định theo công thức sau:

Trong đó:
- Dt : đường kính trong của bồn lọc (mm). Dt = 2000 mm.
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

Chiều dày thực thân thiết bị:

Trong đó:
- C : hệ số bổ sung bề dày thiết bị. .
- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.
- Cb : hệ số kể đến bào mòn cơ học. Cb = 0.
- Cc : hệ số sai số do cấu tạo lắp đặt. Cc = 0.
- Co : hệ số làm tròn số. Co = 2,5 mm.

Chọn S1 = 8 mm.
Kiểm tra điều kiện bền:

Kiểm tra điều kiện áp suất:

Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.
Trang 95
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- S1: chiều dày thực thân thiết bị. S1 = 8 mm.
- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.
- Dt : đường kính trong của bồn lọc (mm). Dt = 1500 mm.

Vậy thân bồn lọc có bề dày S1 = 8 mm thỏa mãn điều kiện bền và áp suất làm việc.
Xác định chiều dày đáy và nắp thân bồn lọc
Chọn đáy và nắp cho bồn lọc là đáy và nắp elip tiêu chuẩn được hàn liền với thân,
có Rt = Dt = 2000 mm.
Tính toán áp suất:

Xét :
   
h
P
Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- P: áp suất tính toán (N/mm2). P = 0,52 N/mm2.
- h: hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

Do đó chiều dày tính toán đáy và nắp thiết bị bồn lọc đƣợc tính theo công
thức nhƣ sau:

Trong đó:
- Dt : đường kính trong của thiết bị (mm). Dt = 2 m.
- P: áp suất làm việc của bồn lọc. P = 0,52 N/mm2
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

- : tra bảng XIII.10 Sổ tay Quá Trình và Thiết Bị Công Nghệ Hóa Chất tập
2, trang 382. ht = 500 mm = 0,5 m.

Trang 96
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- k : hệ số không thứ nguyên. Do đáy và nắp có lỗ nhưng được tăng cứng nên
k = 1.

Chiều dày đáy và nắp thiết bị

Trong đó:
- C : hệ số bổ sung bề dày thiết bị. .
- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.
- Cb : hệ số kể đến bào mòn cơ học. Cb = 0.
- Cc : hệ số sai số do cấu tạo lắp đặt. Cc = 0.
- Co : hệ số làm tròn số. Co = 2,5 mm.

Chọn S2 = 8 mm.
Kiểm tra điều kiện bền:

Kiểm tra điều kiện áp suất:

Trong đó:
- : ứng suất cho phép của thép CT3 (N/mm2). = 146 N/mm2.
- h : hệ số bền mối hàn. h = 0,95.

- S2: chiều dày thực thân thiết bị. S2 = 10 mm.


- Ca : hệ số chịu sự ăn mòn của môi trường. Ca = 1 mm.
- Dt : đường kính trong của bồn lọc (mm). Dt = 2000 mm.

Trang 97
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Vậy đáy và nắp bồn lọc có bề dày S2 = 8 mm thỏa mãn điều kiện bền và áp suất
làm việc.
 Tính chân đỡ
Để chọn chân đỡ thích hợp, trước tiên ta phải tính tải trọng của toàn bồn lọc. Chọn
vật liệu làm chân đỡ là thép CT3 ( = 7,85 x 103 kg/m3).
Khối lƣợng thân:

Trong đó:
- Dn: đường kính ngoài của bồn lọc. Dn = 2000 + (10 x 2) = 2020 mm.
- Dt: đường kính trong của bồn lọc. Dt = 2 m.
- H: chiều cao của bồn lọc. H = 2,2 m.
- : khối lượng riêng của thép CT3.

Khối lƣợng đáy và nắp:


Tra bảng XIII.11 trang 373 Sổ tay quá trình và thiết bị (Tập 2).
- Mđ = 364 kg.
- Mn = 364 kg.
Khối lƣợng lớp nƣớc trong bồn lọc:

Trong đó:
- Dt: đường kính trong của bồn lọc. Dt = 2 m.
3 3
- n: khối lượng riêng của nước. n = 10 kg/m .

- hn: chiều cao lớp nước trong bồn lọc. hn = 1,95 m.

Khối lƣợng lớp than :

Trang 98
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Trong đó:
- Dt: đường kính trong của bồn lọc. Dt = 2 m.
3
- c: khối lượng riêng của than. than = 510 kg/m .

- hc : chiều cao lớp cát. hc = 1,3 m.

Khối lƣợng lớp sỏi đỡ:

Trong đó:
- Dt: đường kính trong của bồn lọc. Dt = 2 m.
3
- s: khối lượng riêng của sỏi. sỏi = 2650kg/m .

- hs: chiều cao lớp sỏi. hsỏi = 0,15 m.

Tổng khối lƣợng của bồn lọc:


M  M T  Mñ  M n  M nöôùc  M caùt  M than  Msoûi
Trong đó:
- MT: khối lượng thân bồn lọc. MT = 1090 kg.
- Mđ: khối lượng đáy bồn lọc. Mđ = 364 kg.
- Mn : khối lượng nắp bồn lọc. Mn = 364 kg.
- Mnước: khối lượng lớp nước trong bồn lọc. Mnước = 6123 kg.
- Mcát: khối lượng lớp cát lọc. Mcát = 2082 kg.
- Msỏi : khối lượng lớp sỏi đỡ. Msỏi = 1248,15 kg.

Trọng lƣợng của toàn bồn lọc:

Trong đó:
- M: tổng khối lượng của bồn lọc. M = 11272 kg.
- g: gia tốc trọng trường. g = 9,81m/s2.

Trang 99
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Xác định chân đỡ


Chọn bồn lọc có 3 chân đỡ.
Như vậy tải trọng lên 1 chân đỡ sẽ là:

Theo bảng XIII.35 trang 437 Sổ tay quá trình thiết bị và hóa chất (Tập 2) ta chọn
chân đỡ ứng với tải trọng 6 x 104 N.
Bảng 4.19 Các thông số về chân đỡ

L B B1 B2 H h S I d
300 2400 260 370 450 226 18 110 34

(Nguồn: Sổ tay thiết bị và công nghệ)

Bảng 4.20 Các thông số thiết kế bồn lọc

Đƣờng kính bồn lọc than 2m


Chiều cao thân bồn lọc 2,2 m
Chiều cao đáy và nắp 500 mm
Ống dẫn nƣớc vào bồn lọc và sau lọc 125 mm
Ống dẫn nƣớc rửa lọc và sau rửa 125 mm
Số chụp lọc 126

4.11 Bể chứa nƣớc sạch


Bể chứa nước sạch dùng để điều hòa giữa lượng nước đưa vào mạng và chế độ làm
việc của trạm xử lý. Bể chứa thực hiện quá trình tiếp xúc giữa nước với dung dịch Clo để
loại bỏ vi trùng trước khi nước được cấp vào mạng lưới tiêu thụ. Ngoài ra, bể chứa còn để
dự trữ.
Thể tích của bể chứa nước sạch:

Trong đó:
- Q: lưu lượng nước vào bể. Q = 3000 m3/ngày.đêm = 125 m3/h.
- T: thời gian lưu nước của bể. Chọn T = 3,5 h.
Trang 100
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Chọn chiều cao của bể là 3,7 m.


Diện tích của bể là :

Chọn kích thước bể : L x B = 13,2m x 9m.


Với chiều cao bảo vệ : Hbv = 0,3 m.
Ta thiết kế bể với kích thước sau : L x B x H = 13,2m x 9m x 4m.
Bảng 4.21 Các thông số xây dựng bể chứa

Kích thƣớc bể chứa 13,2m x 9m x 4m.

Đƣờng kính ống dẫn nƣớc vào 225 mm

Đƣờng kính ống dẫn nƣớc vào 225 mm


mạng lƣới cấp nƣớc

4.12 Tính toán khử trùng


Khử trùng nước là khâu bắt buộc cuối cùng của quá trình xử lý nước cấp dùng cho
nhu cầu ăn uống và sinh hoạt. Mục đích của việc khử trùng là tiêu diệt hoàn toàn vi trùng
gây bệnh trong nguồn nước. Có nhiều biện pháp khử trùng nước như khử bằng chất oxy
hóa mạnh, khử bằng tia vật lý, khử bằng siêu âm, khử bằng nhiệt, khử bằng các ion kim
loại nặng…
Trong hệ thống này dùng clo lỏng để khử trùng, cơ sở của phương pháp này là
dùng chất oxi hóa mạnh để oxi hóa men của tế bào vi sinh vật và tiêu diệt chúng.
Clo là một chất oxi hoá mạnh, ở bất cứ dạng nào, đơn giản hay hợp chất, khi tác
dụng với nước đều tạo thành phân tử HOCl có tác dụng khử trùng rất mạnh. Quá trình
khử trùng xảy ra hai giai đoạn, đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi
sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn
đến sự diệt vong tế bào. Tốc độ của quá trình khử trùng nhanh khi nồng độ của chất khử
trùng và nhiệt độ của nước tăng, đồng thời phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất

Trang 101
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
khử trùng, vì quá trình khuếch tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn quá trình phân ly. Tốc
độ khử trùng giảm đi rất nhiều khi trong nước có các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các chất
khử khác.
Phản ứng thủy phân giữa Clo và nước xảy ra như sau:
Cl2 + H2O  HCl + HClO (4.a)
Axit hypoclorit HClO rất yếu, không bền và dễ dàng phân ly thành HCl và oxi
nguyên tử:

HClO  HCl + O (4.b)


Hoặc có thể phân ly thành H+ và OCl-
HOCl  H+ + OCl- (4.c)
Cả HOCl, OCl- và O là những chất oxi hóa mạnh có khả năng tiêu diệt vi trùng.
Thời gian tiếp xúc không được nhỏ hơn 30 phút, Clo dung dịch được bơm vào đường ống
dẫn vào bể chứa nước sạch.
Lƣợng Clo cần thiết để khử trùng trong một giờ:

Liều lượng clo hoạt tính cần thiết sử dụng trong một giờ được tính theo công thức:

Trong đó:
- Q: lưu lượng nước xử lí (m3/giờ), Q = 125 m3/h.
- a: liều lượng clo hoạt tính. Theo TCXD 33-2006: liều lượng Clo khử trùng
nước đối với nước mặt a = 2 ÷ 3 mg/l. Chọn a = 2,5 mg/l = 2,5 g/m3.
Vậy lượng clo hoạt tính cần thiết dùng để khử trùng trong một giờ là:

Lƣợng Clo cần thiết để khử trùng trong một ngày:

Trong đó:
- C: liều lượng Clo hoạt tính cần thiết trong 1 giờ. C = 0,3125 kg/h.

Trang 102
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- t: thời gian hoạt động của trạm cấp nước. t = 24 h.
- b: hàm lượng Clo hoạt tính có trong sản phẩm. b = 70%.

Liều lượng clo sử dụng trong 1 tháng là: 10,7 x 30 = 321 kg


Để đảm bảo khả năng phản ứng diệt trùng xảy ra triệt để, còn có tác dụng đến điểm
dừng nước ở cuối mạng lưới, ta cần đưa thêm vào nước lượng clo dư cần thiết ngoài
lượng clo tính toán. Theo TCXD – 33:2006 liều lượng clo dư ở đầu mạng lưới tối thiểu là
0.5 mg/L và ở cuối mạng lưới là 0,05 mg/L và không được dư tới mức tạo mùi khó chịu.
Đối với nước mặt hàm lượng clo là 2  3 mg/L. Ở đây dùng clo lỏng để khử trùng với liều
lượng 3 mg/L. Clo lỏng là một dạng clo nguyên chất màu vàng xanh, trọng lượng riêng
1,47 kg/L. Khi dùng clo lỏng để khử trùng nước thì phải đặt thiết bị chuyên dùng để đưa
clo vào nước gọi là clorator. Clorator có chức năng pha chế và định lượng clo hơi vào
nước. Để tránh tình trạng đưa clo vào nước với áp suất cao, hay bị rò hơi clo ra ngoài gây
nguy hiểm nên ta chọn sử dụng clorator chân không loại tỉ lệ để có thể đưa lượng clo vào
nước tương ứng với sự thay đổi lưu lượng nước xử lý.
4.13 Thiết kế bể thu cặn và sân phơi bùn
4.12.1 Bể thu cặn
Thể tích bể thu cặn được tính ứng với lưu lượng xả 1 bể lắng và lượng nước rửa 2
bể lọc. Khi nước từ bể lắng xả tới bể thu cặn thì đồng thời nước cũng được bơm lên hồ cô
đặc.
Thời gian xả hết cặn ở bể lắng, T = 76,8 phút = 4608 s.
Lưu lượng rửa 1 bể lọc:
Thể tích bể cần thiết:

Với Qx = 0,025 m3/s là lưu lượng xả cặn của bể lắng.


Chiều sâu hồ là: H = 3,5 m
Diện tích của hồ:

Trang 103
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Chọn kích thước bể: L x B = 8m x 4,9m
Chiều cao bảo vệ: Hbv = 0,5 m.
Vậy kích thƣớc thiết kế bể: L x B x H = 8m x 4,9m x 4m
Nước từ bể thu cặn sau khi lắng thì được tuần hoàn về hồ chứa nước thô bằng van
tự động đặt ở bể thu cặn để tiếp tục xứ lý. Lượng bùn thì được bơm lên sân phơi bùn bằng
hệ thống bơm chìm đặt trong bể.
4.12.2 Sân phơi bùn
Lượng cặn khô mỗi lần xả, được tính theo công thức:

Trong đó:
- Q: lưu lượng trạm xử lý, Q = 3000 m3/ngày.đêm.
- C1: hàm lượng cặn lớn nhất cho vào bể. C = 240,23 mg/l
- C2: hàm lượng cặn sau khi nước qua bể lắng. C2 = 12 mg/l.

Lượng bùn cần nén trong 1,5 tháng:

Gt = 30 x 1,5 x 685 = 30825 kg

Lượng cặn từ bể lọc trong 1,5 tháng:

Diện tích hồ cần thiết:

Với a = 120 kg/m2 là tải trọng nén bùn khô trong thời gian 1,5 tháng.
Bùn chứa trong hồ 1,5 tháng, sau đó rút nước ra và bùn được phơi, nồng độ bùn
khô đạt 25%, tỷ trọng  = 1,2 T/m3.
Thể tích bùn khô trong sân:

Trang 104
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Chiều cao bùn khô trong bể:

Trong lượng cặn xả ra hằng ngày có nồng độ cặn 0,4%, tỷ trọng 1,011 T/m3
Trọng lượng dung dịch cặn xả ra hàng ngày:

Thể tích bùn loãng xả ra trong một ngày:

Chiều cao bùn loãng trong sân:

Chiều cao phần chứa cặn: hcặn = 0,65 + 0,1 = 0,75 m

Tổng chiều cao của hồ:

H = hđ + hcặn = 0,6+ 0,75 = 1,35 m

Chọn Hbv = 0,3. Chiều cao xây dựng: H = 1,7 m


Chọn sân phơi bùn hình chữ nhật: chiều dài bằng 2 lần chiều rộng

Chọn B = 12 m, L = 24 m.
Chia ra làm 4 sân phơi bùn, kích thước mỗi sân: L x B = 6 m x 3 m
 Tính hệ thống ống phân phối nƣớc vào sân phơi bùn
Lưu lượng xả cặn: Q = 0,025 m/s, nước từ bể thu cặn bơm lên sân phơi bùn với
vận tốc vc = 2,1 m/s. Đường kính ống chính dẫn nước từ bể thu cặn đến sân phơi bùn.

Trang 105
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Chọn ống dẫn chính là ống uPVC có D = 140 mm
 Tính hệ thống ống thu nƣớc bùn
Để thu nước bùn ta dùng hệ thống ống có cấu tạo hình xuơng cá và trên các ống
nhánh ta khoan các lỗ để thu nước bùn.
Lưu lượng nước trong ngăn, q = 0,025 m/s,vận tốc chảy trong ống chính cho phép
vc = 1÷ 2 m/s, chọn vc = 1,5 m/s

 Đường kính ống chính chính bằng đường kính ống dẫn vào D = 140 mm.
Số ống nhánh của một sân phơi bùn:

Trong đó,
- L: Chiều dài của một sân phơi bùn, L = 6 m
- l: Khoảng cách giữa các ông nhánh, l = (0,25 ÷ 0,35) m. Chọn l = 0,35m.

Chiều dài một ống nhánh:

Chon ln = 1,4 m.

Lưu lượng nước bùn qua mỗi ống nhánh:

Vận tốc chảy trong ông nhánh cho phép: vn = (1,8 ÷ 2,2) m/s, chọn vn = 1,8 m/s.

Đường kính ống nhánh:

Chọn ống nhánh bằng nhựa uPVC, có đường kính dn = 24 mm,


Để có thể thu nước trên khắp diện tích của mỗi ngăn thu bùn, trên các ống nhánh
ta khoan các lỗ có đường kính dl = 5mm (quy phạm 5 ÷ 10 mm). Tổng diện tích các lỗ

Trang 106
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
này lấy bằng (30 ÷ 35 %) diện tích tiết diện ngang của ống chính. Chọn 35 %, tổng
diện tích lỗ:

Số lỗ cần thiết:

Số lỗ trên mỗi nhánh:

Trên mỗi ống nhánh ta khoan 8 lỗ, các lỗ xếp thành 2 hàng so le nhau hướng lên
trên và nghiêng một góc 45o so với phương nằm ngang. Khoảng cách giữa các lỗ:

4.14 Hồ chứa nƣớc thô


4.14.1 Nhiệm vụ
Hồ chứa nước thô tiếp nhận nguồn nước từ công trình thu bơm về. Sau đó nước từ
hồ được bơm lên bể trộn. Mục đích xây dựng hồ chứa nước thô nhằm thuận lợi cho việc
cung cấp nước cho công trình xử lý. Vì công trình thu được đặt khá xa nơi xử lý.
4.14.2 Tính toán
Lưu lượng tính toán: Q = 3000 m3/ngày.đêm = 125 m3/h.
Chọn thời gian lưu nước của hồ là: T = 11 h.
Thể tích hồ chứa: V = Q x T = 125 x 11 = 1375 m3.
Hồ chứa nước thô được thiết kế là hình chóp cụt (có 2 đáy là hình chữ nhật).
Chọn chiều cao của hồ là: h = 3 m.
Thể tích hình chóp cụt:

Trong đó:
- h: chiều cao hình chóp.

Trang 107
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- S1: diện tích đáy hình chóp.
- S2: diện tích mặt thoáng.
Ta chọn: Đáy S1 có L x B = 32m x 11m
Mặt thoáng S2 có L x B = 40m x 15m.
Kiểm tra lại thể tích:

Chọn vận tốc dẫn nước ra khỏi hồ là: v = 1,2 m/s.


Đường kính ống dẫn nước ra:

Vậy chọn đường kính ống dẫn nước ra khỏi hồ ống thép SS304 có D = 200 mm.
4.15 Tính toán chọn thiết bị
 Bơm lọc
Tính toán tổn thất áp lực
Tổng tổn thất áp lực của nƣớc khi đi vào bể lọc:
Hb = HO + Hl + Hgh (m)
Trong đó:
- Hb: cột áp bơm, m.
- HO: tổn thất áp lực trên đường ống dẫn từ bể chứa trung gian đến bể lọc, m.
- Hl: tổn thất áp lực ban đầu, m.
- Hgh: tổn thất áp lực giới hạn của bể lọc. Hgh = 6 m (theo điều 6.106
TCXDVN 33:2006).
Tổn thất áp lực trên đƣờng ống
HO = hd + hcb
Trong đó:
- hd: tổn thất dọc đường trong đường ống, m.
- hcb: Tổn thất cục bộ trong đường ống, m

Trang 108
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Tổn thất dọc đƣờng trong đƣờng ống (hd)
Áp dụng công thức Darcy:

Trong đó:
- L : chiều dài ống, L = 20 m.
- D : đường kính ống, D = 0,125 m.
- g : gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2.
- v : vận tốc nước trong ống, v = 1 m/s.
-  : hệ số tổn thất.

- Re : hệ số Reynolds.

Áp dụng công thức Cônacốp (Re>100000)

Tổn thất cục bộ (hcb)

Trong đó:
- v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 1m/s
- : hệ số tổn thất cục bộ, phụ thuộc loại tổn thất và thường xác định bằng

thực nghiệm.
Tham khảo tài liệu “Ví dụ tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước” của Nguyễn
Phước Dân, hệ số tổn thất cục bộ của cút, co, van được tính như sau:
 Hệ số tổn thất do cút:
 Hệ số tổn thất do tê:
 Hệ số tổn thất do van:
Trang 109
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Hệ số tổn thất do phễu phân phối nước:
Tổng hệ số tổn thất là:

Vậy tổn thất áp lực do đƣờng ống dẫn nƣớc vào bể lọc:

Tổn thất áp lực ban đầu


Tổn thất áp lực qua lớp cát sạch:
Phương trình Carman – Kozeny:

Trong đó:
- hl: Tổn thất áp lực qua lớp cát, m.
- L: Chiều cao lớp vật liệu lọc. L = h vl = 1,3 m.
- : Hệ số hình học.  = 0,73 (bảng 4.7).
- d: đường kính hiệu quả hạt vật liệu lọc. d = 0,8 mm = 0,8 x 10 -3 m.
- e: độ rỗng. e = 0,53 (bảng 4.7).
- Vs: vận tốc rửa lọc.
- f: hệ số ma sát.
Hệ số ma sát là một hệ số theo Reynold, theo Ergun (1952):

Trong đó:
3
- : khối lượng riêng của nước,  = 1000 kg/m

- µ: độ nhớt của nước, µ = 10-3 N.s/m2 = 10-3 kg/m.s


- K = const = 1,75.

Trang 110
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Vậy:

Tổn thất áp lực qua lớp than:

Hình 4.3 Đồ thị tra tổn thất áp lực qua vật liệu lọc Norit GAC 830 (nguồn catalogue
Norit GAC 840)
Với lưu lượng qua hệ thống lọc Q = 0,035 m3/s = 35 l/s = 26,8 gpm/ft2. Tra đồ thị
hình 4.3 ta chọn áp lực qua lớp than là Hthan = 0,65 m

Cột áp bơm dẫn nƣớc vào

Chọn Hb = 9 m.
Vậy với:
- Lưu lượng vào mỗi bể lọc: Q = 41,47 m3/h = 11,57 l/s
- Cột áp bơm Hb = 9 m

Trang 111
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Ta chọn 4 bơm ly tâm trục ngang hiệu ABS, Model AFP 0841 4P M22/4 (3 hoạt
động, 1 dự phòng) với các thông số sau:
- Lưu lượng mỗi bơm: Q = 12 l/s
- Cột áp bơm: H = 9 m
- Công suất: N = 2,9 kW
- Điện thế 3 phase: 380V/3
 Bơm rửa lọc
Tổn thất áp lực do rửa lọc.
Áp lực bơm rửa lọc
Hr = hO + hL + hth + hđỡ + hC + hgh
Trong đó:
- Hr: cột áp bơm rửa lọc, m.
- hO: tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước, m.
- hL: tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ, m.
- Hth: tổn thất áp lực qua lớp than,m
- hđỡ: tổn thất áp lực qua sỏi đỡ, m.
- hC: tổn thất qua chụp lọc, m.
- hgh: tổn thất áp lực giới hạn, hgh = 6 m.
Tổn thất áp lực qua lớp cát lọc khi rửa lọc:

Trong đó:
- s: khối lượng riêng của vật liệu lọc,  = 2650 kg/m .
3

- l: khối lượng riêng của nước, s = 1000 kg/m .


3

- L: chiều cao lớp vật liệu lọc, L = hvl = 1,3 m.

Tổn thất áp lực qua sỏi đỡ:

Trang 112
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Trong đó:
- LS: chiều dày lớp sỏi đỡ. LS = 0,15 m.
- vb: vận tốc rửa ngược. Vb= 90,4 m/h.

Tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng chụp lọc:
Tổn thất áp lực qua hệ thống phân phổi rửa bằng chụp lọc được xác định theo điều
6.112 của TCXDVN 33:2006.

Trong đó:
- v: vân tốc chuyển động của nước qua khe hở của chụp lọc, v ≥ 1,5 m/s,
chọn v = 1,5 m/s.
- : hệ số lưu lượng của chụp lọc, chụp lọc khe hở

Cột áp bơm rửa lọc:


Hr = 0,7 x 2 + 1 + 0,65+ 0,83 x 2 + 0,495 x 2 + 6 = 11,7 m.
Chọn Hr = 12 m
Vậy với:
- Lưu lượng rửa lọc: Q = 90,4 m3/h = 25,11 l/s.
- Cột áp bơm: H = 12 m
Ta chọn 3 bơm ly tâm trục ngang hiệu ABS, Model AFP 834 2P M125/2 (2 hoạt động, 1
dự phòng) với các thông số sau:
- Lưu lượng mỗi bơm: Q = 13 l/s
- Cột áp bơm: H = 12 m
- Công suất: N = 14,4 kW
- Điện thế 3 phase: 380V/3
 Bơm cấp 1
Chọn 3 bơm (2 bơm hoạt động, 1 dự phòng)
Lưu lượng mỗi bơm: Q = 62,5 m3/h = 17,36 l/s

Trang 113
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Cột áp bơm: H = 25,22 m
Ta chọn 3 bơm ly tâm trục ngang hiệu ABS, Model AFP 1047 4P M185/4 (2 hoạt
động, 1 dự phòng) với các thông số sau:
- Lưu lượng mỗi bơm: Q = 18 l/s
- Cột áp bơm: H = 26 m
- Công suất: N = 21,2 kW
- Điện thế 3 phase: 380V/3
 Bơm chìm ở hồ chứa nƣớc thô
Tổn thất áp lực trên đƣờng ống
HO = hd + hcb
Trong đó:
- hd: tổn thất dọc đường trong đường ống, m.
- hcb: Tổn thất cục bộ trong đường ống, m
Tổn thất dọc đƣờng trong đƣờng ống (hd)
Áp dụng công thức Darcy:

Trong đó:
- L : chiều dài ống, L = 22 m.
- D : đường kính ống, D = 0,2 m.
- g : gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2.
- v : vận tốc nước trong ống, v = 1,2 m/s.
-  : hệ số tổn thất.

- Re : hệ số Reynolds.

Áp dụng công thức Cônacốp (Re>100000)

Trang 114
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Tổn thất cục bộ (hcb)

Trong đó:
- v: vận tốc nước chảy trong ống, v = 1,2 m/s
- : hệ số tổn thất cục bộ, phụ thuộc loại tổn thất và thường xác định bằng

thực nghiệm.
Tham khảo tài liệu “Ví dụ tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước” của Nguyễn
Phước Dân, hệ số tổn thất cục bộ của cút, co, van được tính như sau:
 Hệ số tổn thất do cút:
 Hệ số tổn thất do tê:
 Hệ số tổn thất do van:
 Hệ số tổn thất do phễu phân phối nước:
Tổng hệ số tổn thất là:

Vậy tổn thất áp lực do đƣờng ống dẫn nƣớc vào bể trộn:

Vậy cột áp bơm là: H = ho + hgh = 0,42 + 6 = 6,24 m


Ta chọn 3 bơm chìm (2 bơm hoạt động, 1 dự phòng).
Lưu lượng mỗi bơm là: Q = 17,36 l/s
Cột áp bơm: H = 7m
Chọn bơm chìm là bơm của hãng GRUNFOS SE1.80.80.30.4.50D với các thông
số:
- Lưu lượng bơm: Q = 24,9 l/s
- Cột áp bơm: H = 7,37 m
- Công suất: N = 3,36 kW
- Điện thế 3 phase: 380V/3

Trang 115
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Bơm nƣớc sạch
Chiều dài ống hút lh = 4 m, chiều dài ống đẩy lđ = 100 m.
Tổn thất áp lực trong ống hút:

Trong đó:
- : hệ số tổn thất của van bơm nước vào,
- : hệ số tổn thất của các chỗ uốn ống hút,
- : hệ số ma sát của ống.
Chuẩn số Reynold:

Trong đó:
- : độ nhớt động học của nước ở 28oC,

Tra giãn đồ Moody: ta đc

Chân không trong máy bơm:

Hck nhỏ hơn trị số chân không cực địa cho phép trong máy bơm (6m).
Tổn thất áp lực trong ống đẩy:

Chuẩn số Reynold:

Trong đó:
- : độ nhớt động học của nước ở 28oC,

Trang 116
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị

Áp dụng công thức Cônacốp (Re>100000)

Cột áp bơm:
Hb = hh + hđ + hhh
Trong đó:
- Hhh: độ chênh hình học giữa bể chứa và mặt đất.
- hh: tổn thất áp lực trong ống hút.
- hđ: tổn thất áp lực trong ống đẩy.

Lưu lượng mỗi bơm là: Q = 17,36 l/s


Cột áp bơm: H = 7,2 m
Ta chọn 3 bơm ly tâm trục ngang hiệu ABS, Model AFP 0841 4P M25/4 (2 hoạt
động, 1 dự phòng) với các thông số sau:
- Lưu lượng mỗi bơm: Q = 18 l/s
- Cột áp bơm: H = 8 m
- Công suất: N = 3,3 kW
- Điện thế 3 phase: 380V/3
 Bơm bùn
Bơm bùn từ bể lắng về bể thu cặn
Chiều dài ống hút lh = 10 m, chiều dài ống đẩy lđ = 5 m.
Tổn thất áp lực trong ống hút:

Trang 117
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
Trong đó:
- : hệ số tổn thất của van bơm nước vào,
- : hệ số tổn thất của các chỗ uốn ống hút,
- : hệ số ma sát của ống.
Chuẩn số Reynold:

Trong đó:
- : độ nhớt động học của nước ở 28oC,

Áp dụng công thức Cônacốp (Re>100000)

Chân không trong máy bơm:

Hck nhỏ hơn trị số chân không cực địa cho phép trong máy bơm (6m).
Tổn thất áp lực trong ống đẩy:

Tương tụ như trên, hệ số ma sát trong ống đẩy

Cột áp bơm:
Hb = hh + hđ + hhh
Trong đó:
- Hhh: độ chênh hình học giữa bể lắng và bể thu cặn
- hh: tổn thất áp lực trong ống hút.

Trang 118
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- hđ: tổn thất áp lực trong ống đẩy.

Chọn 3 bơm ly tâm trục ngang.


Lưu lượng xả bùn của mỗi bể lắng: Q = 0,025 m3/s = 25 l/s
Cột áp bơm: H = 7 m
Ta chọn bơm ly tâm trục ngang hiệu ABS, Model AFP 2006 6P M130/4 với các
thông số sau:
- Lưu lượng mỗi bơm: Q = 25 l/s
- Cột áp bơm: H = 8 m
- Công suất: N = 16 kW
- Điện thế 3 phase: 380V/3
Bơm bùn chìm từ bể thu cặn tới sân phân bùn
Ta chọn 2 bơm chìm (1 bơm hoạt động, 1 dự phòng).
Lưu lượng mỗi bơm là: Q = 25 l/s
Cột áp bơm: H = 7 m
Chọn bơm chìm là bơm của hãng GRUNFOS SE1.80.80.30.4.50D với các thông
số:
- Lưu lượng bơm: Q = 24,9 l/s
- Cột áp bơm: H = 7,37 m
- Công suất: N = 3,36 kW
- Điện thế 3 phase: 380V/3
 Motor khuấy
Bể hòa trộn và bể tiêu thụ phèn:
Với công suất động cơ: N = 1,4
Ta chọn 3 máy khuấy trục đứng (2 hoạt động, 1 dự phòng) hiệu CYCLO 6000
Series, Model CVVM B136 50Hz với các thông số:
- Số vòng quay: 181 vòng/phút.
- Công suất động cơ: 2.2 kW.
- Điện thế 3 phase: 380V/3

Trang 119
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
- Kiểu truyền động : hộp giảm tốc
Bể hòa trộn và bể tiêu thụ vôi:
Với công suất động cơ: N = 1,4
Ta chọn 3 máy khuấy trục đứng (2 hoạt động, 1 dự phòng) hiệu CYCLO 6000
Series, Model CVVM B136 50Hz với các thông số:
- Số vòng quay: 181 vòng/phút.
- Công suất động cơ: 2,2 kW.
- Điện thế 3 phase: 380V/3
- Kiểu truyền động : hộp giảm tốc
Bể trộn cơ khí:
Với công suất động cơ: N = 2,3 kW và số vòng quay 144 vòng/phút
Chọn 3 máy khuấy trục đứng hiệu CYCLO 6000 Series, Model CVVM B134
50Hz với các thông số:
- Số vòng quay: 145 vòng/phút.
- Công suất động cơ: 3 kW.
- Điện thế 3 phase: 380V/3
- Kiểu truyền động : hộp giảm tốc
- Kiểu cánh khuấy: tua bin 4 cánh nghiêng 450 hướng xuống dưới để đưa
nước từ trên xuống.
Bể phản ứng cơ khí:
Chọn 9 máy khuấy trục ngang hiệu CYCLO 6000 Series, Model CHHM B108
50Hz với các thông số:
- Số vòng quay: 10 vòng/phút.
- Công suất động cơ: 0,2 kW.
- Điện thế 3 phase: 380V/3
- Kiểu truyền động : bộ truyền động trục vít.
- Kiểu cánh khuấy: dùng guồng khuấy gồm trục quay và bốn bản cánh.

Trang 120
Chương 4: Tính toán công trình đơn vị
 Bơm định lƣợng
Bơm định lƣợng phèn
Lưu lượng: Q = 0,028 l/s = 100 l/h.
Ta chọn 2 bơm (1 hoạt động, 1 dự phòng) hiệu OBL – Italy, Model MB 101 với
các thông số sau:
- Lưu lượng: 101 l/h.
- Áp suất đầu xả: 6 bar.
- Motor: 0,24Kw, 3Pha 380V, 1Pha 220V.
- Vật liệu màng, bi, đế: PTFE (Teflon).
Bơm định lƣợng vôi
Lưu lượng: Q = 0,013 l/s = 46,8 l/h.
Ta chọn 2 bơm (1 hoạt động, 1 dự phòng) hiệu OBL – Italy, Model MB 50 với các
thông số sau:
- Lưu lượng: 50 l/h.
- Áp suất đầu xả: 6 bar.
- Motor: 0,24Kw, 3Pha 380V, 1Pha 220V.
- Vật liệu màng, bi, đế: PTFE (Teflon).
Bơm định lƣợng chlorine
Ta chọn 2 bơm (1 hoạt động, 1 dự phòng) hiệu OBL – Italy, Model MB 50 với các
thông số sau:
- Lưu lượng: 50 l/h
- Áp suất đầu xả: 6 bar
- Motor: 0,24Kw, 3Pha 380V, 1Pha 220V.
- Vật liệu màng, bi, đế: PTFE (Teflon)

Trang 121
Chương 6: Quản lý và vận hành hệ thống

CHƢƠNG 5: KHÁI TOÁN CHI PHÍ


5.1 Dự toán chi phí xây dựng cơ bản
5.2.1 Phần xây dựng
Bảng 5.1 Dự toán chi phí phần xây dựng (giá tiền x 106)

Số Thể Đơn Thành


STT Công trình Vật liệu Đơn giá
lƣợng tích vị tiền
BTCT #200, quét sơn
1 Bể hòa trôn 2 1,2 m3 2,2 5,3
chống thấm bên trong
BTCT #200, quét sơn
2 Bể tiêu thụ 2 1,92 - - 8,5
chống thấm bên trong
Thép không gỉ, quét
Song chắn rác,
3 2 sơn chống thấm bên - cái 5 10
lưới chắn rác
trong
Ngăn thu, BTCT #200, quét sơn
4 1 23,37x2 m3 2,2 103
ngăn hút chống thấm bên trong
BTCT #200, quét sơn
5 Bể trộn cơ khí 3 5,625 - - 37,2
chống thấm bên trong
Bể phản ứng BTCT #200, quét sơn
6 3 11,25 - - 74,3
cơ khí chống thấm bên trong
BTCT #200, quét sơn
7 Bể lắng ly tâm 3 150,126 - - 995
chống thấm bên trong
Bồn lọc áp lức
và bồn lọc
8 6 Thép CT3 47 282
than(van và
đường ống)
BTCT #200, quét sơn
9 Bể trung gian 1 126 m3 2,2 158,4
chống thấm bên trong
Bể chứa nước BTCT #200, quét sơn
10 1 550 - - 1210
sạch chống thấm bên trong

Trang 122
Chương 6: Quản lý và vận hành hệ thống

BTCT #200, quét sơn


11 Bể thu cặn 1 130,5 - - 287
chống thấm bên trong
BTCT #200, quét sơn
12 Bể tuần hoàn 1 152,25 - - 335
chống thấm bên trong
BTCT #200, quét sơn
13 Sân phơi bùn 4 30,6 - - 270
chống thấm bên trong
Tường xây gạch, mái
14 Nhà điều hành 1 100
đổ bê tông
Tường xây gạch, mái
15 Nhà bảo vệ 1 50
đổ bê tông
Cột sắt, maùi lôïp
16 Nhà xe 1 25
toân
Nhà kho chứa Töôøng xaây gaïch,
17 1 100
hóa chất maùi lợp tôn
Trạm châm Cột sắt, maùi lôïp
18 1 25
hóa chất toân
Tường xây gạch, mái
19 Trạm biến áp 1 50
đổ bê tông
Trạm bơm cấp Töôøng xaây gaïch,
20 1 200
1 maùi lợp tôn
Hồ chứa nước BTCT, quét sơn
21 1 2000 m3 2,2 4400
thô chống thấm bên trong
Tổng cộng 8825,7

5.2.2 Phần thiết bị


Bảng 5.2 Bảng dự toán chi phí phần thiết bị (giá tiền x 106)

STT Thiết bị Số lƣợng Đơn vị Đơn giá Thành tiền


1 Bơm định lượng phèn 2 cái 25 50
2 Bơm định lượng vôi 2 - 25 50
3 Máy khuấy trộn phèn 3 - 24 72
4 Máy khuấy trộn vôi 3 - 24 72

Trang 123
Chương 6: Quản lý và vận hành hệ thống

Máy khuấy trộn bể trộn


5 3 - 30 90
cơ khí
Máy khuấy trộn bể phản
6 9 - 25 225
ứng cơ khí
7 Bơm cấp 1 3 - 250 750
Bơm chìm ở hồ chứa
8 3 - 150 450
nước thô
9 Bơm bùn ở bể lắng 3 - 150 450
10 Bơm lọc 4 - 10 40
11 Bơm rửa lọc 3 - 10 30
12 Bơm bùn ở bể thu cặn 2 - 150 300
Bơm định lượng clo khử
13 2 - 25 50
trùng
14 Bơm nước sạch 3 25 75
Tổng cộng 2704

Tổng chi phí xây dựng cơ bản: 11530 x 106 VND/ngày.


5.2 Dự toán chi phí vận hành hệ thống
Chi phí nhân công: 1,5 x 106 VND/ngày.
Chi phí điện năng: 2,5 x 106 VND/ngày.
Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng: 0,5 x 106 VND/ngày.
Chi phí hóa chất: phèn + vôi + clo = (1000 + 37 + 45) x 106 = 1082 x 106
VND/năm = 3 x 106 VND/ngày.
Chi phí khấu hao (chi phí xây dựng co bản khấu hao trong 20 năm, chi phí máy
móc thiết bị khấu hao 10 năm) = 2 x 106 VND/ngày.
5.3 Dự toán chi phí cho 1 m3 nƣớc cấp
Vậy chi phí cho 1 ngày vân hành nước cấp:
TC = (1,5 + 2,5 + 0,5 + 3 +2) x 106 = 9,5 x 106 VND/ngày.
TC = 9,5 x 106 (VND/ngày)/3000 (m3/ngày) = 3200 VNĐ/m3.

Trang 124
Kết luận và kiến nghị

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
Qua thời gian 12 tuần thực hiện những nội dung mà đồ án làm được đã thực hiện
bao gồm:
- Đã đưa ra được các sơ đồ công nghệ để lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
Sau khi phân tích ưu nhược điểm của từng phương án đã đề xuất công nghệ xử lý nước
hợp lý và thích hợp với tính chất đặc trưng của nước nguồn.
- Đã tiến hành tính toán thiết kế chi tiết các công trình đơn vị, và triển khai bản vẽ
chi tiết cho toàn bộ hệ thống xử lý.
Nhận xét về kinh tế:
- Chi phí đầu tư để xây dựng dự án là: 11,5 tỉ đồng.
- Giá thành 1m3 xử lý là: 3.200 đồng/1m3
- Giá nước bán hiện tại cho các đơn vị sử dụng nước trong CCN: 3.700 đồng/m3.
Ta thấy công nghệ đưa ra, cùng với giá thành xử lý, dự án nhà máy khả thi về mặt
chi phí. Nên cần nhanh chóng xây dựng để đưa nhà máy đi vào hoạt động, nhằm đảm bảo
nguồn nước cung cấp cho CCN.
Kiến nghị
Để hệ thống xử lý nước hoạt động có hiệu quả và ổn định một số đề xuất mà ban
quản lý nhà máy cần lưu ý bao gồm:
- Thực hiện tốt các vấn đề về qui hoạch, thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sao cho
phù hợp với qui hoạch chung của huyện và công suất đáp ứng nhu cầu phát triển trong
tương lai.
- Khi thi công cần có biện pháp thi công an toàn, đảm bảo chất lượng của vật liệu
xây dựng đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Bảo đảm công tác quản lý và vận hành đúng theo hướng dẫn kỹ thuật.
- Thường xuyên quan trắc chất lượng nước cấp xử lý đầu vào để kiểm tra xem lưu
lượng và chất lượng có đạt điều kiện xử lý đảm bảo chất lượng đầu ra phù hợp theo quy
chuẩn.
- Nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm đúng mục đích, chống thất thoát.

Trang 125
Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ xây dựng Công ty nƣớc và môi trƣờng Việt Nam (2006), TCXD 33 : 2006
Cấp nước – Mạng lưới đường ống công trình tiêu chuẩn thiết kế.
[2] TS.Trịnh Xuân Lai (2009), Cấp Nước. Tập 2: Xử lý nước cấp cho Sinh hoạt và
Công nghiệp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[3] TS.Nguyễn Ngọc Dung (2005),Xử lý nước cấp. Nhà xuất bản Xây dựng.
4] TS.Trịnh Xuân Lai (2009), Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp
nước sạch. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5] Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp. Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật.
6] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khƣơng, Hồ Lê Viên, Sổ tay quá trình và thiết bị công
nghệ hoá chất Tập 2. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[7] Ronald L.Droste, Theory and practice of water and wastewater treament.
[8] Metcaf & Eddy Inc.(1972). Waster Engineering - Treatment and Reuse.
[9] ThS. Lê Ngọc Dung, Máy bơm và trạm bơm cấp thóat nước, NXB Khoa học và
kỹ thuật, 2002.
[10] TS. Nguyễn Văn Tín, Cấp nước tập 1 – Mạng lưới cấp nước. NXB Khoa học và
kỹ thuật 2001.
[11] GS. TS Lâm Minh Triết, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Tính toán thiết
kế công trình. NXB Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.
[12] Trần Đức Hạ, Đỗ Văn Hải (2002), Cơ sở hóa học quá trình xử lý nước cấp Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[13] Nguyễn Văn Phƣớc, uá t nh v thiết bị trong công nghiệp hóa học, Tập 13,
Trường ĐH Bách Khoa Tp HCM.

Trang 126
Phụ lục

PHỤ LỤC

Trang 127

You might also like