You are on page 1of 181

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM HUY DŨNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐẾN ỔN ĐỊNH


MÁI DỐC ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM HUY DŨNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐẾN ỔN ĐỊNH


MÁI DỐC ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA

Ngành: Địa kỹ thuật xây dựng

Mã số: 9580211

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. HOÀNG VIỆT HÙNG

2. GS. NGUYỄN CÔNG MẪN

HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận án

Phạm Huy Dũng

i
LỜI CÁM ƠN

Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất đến PGS.TS Hoàng
Việt Hùng và GS.Nguyễn Công Mẫn là hai Thầy hướng dẫn trực tiếp đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cảm ơn
hai Thầy đã dành nhiều công sức, trí tuệ giúp tác giả hoàn thành luận án.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Trịnh Minh Thụ, xin cảm ơn những ý kiến
đóng góp quý báu của Giáo sư cho ý tưởng luận án của tác giả.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Công trình, phòng Đào tạo-Trường
Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian thực
hiện luận án. Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các
Thầy/Cô giáo bộ môn Địa kỹ thuật, Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật – Trường Đại học
Thủy lợi đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong quá
trình thực hiện luận án.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu đánh giá các tai biến địa chất và môi
trường nghiêm trọng trong khai thác, chế biến một số khoáng sản chính ở Việt Nam;
đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại và phòng chống tai biến, mã số KC.08.23/16-
20” do PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Hoàng làm chủ nhiệm đã hỗ trợ kịp thời một số
tài liệu bổ ích và phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích để tác giả hoàn thành luận án.

ii
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ............................................. xiii
DANH MỤC KÝ HIỆU ............................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 3
7. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ỔN ĐỊNH MÁI DỐC ĐẤT
KHÔNG BÃO HÒA ........................................................................................................ 5
1.1 Tổng quan về phân tích ổn định mái dốc ........................................................... 5
1.1.1 Các phương pháp phân tích ổn định mái dốc .............................................. 5
1.1.2 Phân tích ổn định mái dốc trên cơ sở khoa học đất không bão hòa ............ 7
1.2 Tầm quan trọng của cơ học đất không bão hòa ................................................. 8
1.2.1 Môi trường đất không bão hòa .................................................................... 8
1.2.2 Các trường hợp điển hình liên quan đến cơ học đất không bão hòa ........... 9
1.3 Tổng quan nghiên về cứu cường độ kháng cắt đất không bão hòa .................. 12
1.3.1 Khái niệm đường cong đặc trưng đất-nước .............................................. 12
1.3.2 Cường độ kháng cắt của đất không bão hòa ............................................. 13
1.3.3 Tình hình nghiên cứu về SWCC và cường độ kháng cắt của đất không bão
hòa trên thế giới ..................................................................................................... 14
1.3.4 Tình hình nghiên cứu về SWCC và cường độ kháng cắt của đất không bão
hòa ở Việt Nam ...................................................................................................... 17
1.4 Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không
bão hòa ....................................................................................................................... 19
1.4.1 Ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc ................................................ 19

iii
1.4.2 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không
bão hòa trên thế giới .............................................................................................. 23
1.4.3 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không
bão hòa ở Việt Nam ............................................................................................... 25
1.5 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 27
CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC ĐẤT
KHÔNG BÃO HÒA ...................................................................................................... 29
2.1 Các biến trạng thái ứng suất của đất không bão hòa ....................................... 29
2.2 Lực hút dính của đất không bão hòa và cách xác định .................................... 31
2.2.1 Khái niệm lực hút dính .............................................................................. 31
2.2.2 Đo trực tiếp lực hút dính bằng căng kế ..................................................... 32
2.2.3 Đo gián tiếp lực hút dính ........................................................................... 33
2.3 Xác định đường cong đặc trưng đất-nước ....................................................... 33
2.3.1 Đặc điểm SWCC ....................................................................................... 33
2.3.2 Thí nghiệm xác định SWCC ..................................................................... 34
2.3.3 Phương trình SWCC ................................................................................. 37
2.3.4 Ước lượng SWCC ..................................................................................... 39
2.4 Dòng thấm trong đất không bão hòa ................................................................ 41
2.4.1 Định luật thấm của Darcy cho đất không bão hòa .................................... 41
2.4.2 Các tương quan phụ thuộc của hệ số thấm................................................ 42
2.4.3 Xác định hệ số thấm của đất không bão hòa ............................................. 42
2.5 Xác định cường độ kháng cắt của đất không bão hòa ..................................... 44
2.5.1 Phương trình cường độ kháng cắt của đất không bão hòa ........................ 44
2.5.2 Thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt của đất không bão hòa ............ 47
2.5.3 Một số kết quả xác định cường độ kháng cắt của đất không bão hòa ...... 48
2.6 Phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát trong phân tích ổn định mái dốc đẩt
không bão hòa ............................................................................................................ 50
2.7 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 51
CHƯƠNG 3NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG
CỦA ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA ................................................................................... 53
3.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 53
3.2 Xác định lực hút dính của đất .......................................................................... 53
3.2.1 Thiết bị thí nghiệm đo lực hút dính kiểu 2725ARL-Jetfill ....................... 53

iv
3.2.2 Nguyên lý hoạt động của căng kế ............................................................. 54
3.2.3 Quy trình thí nghiệm xác định lực hút dính bằng căng kế 2725ARL ....... 54
3.2.4 Lựa chọn vị trí thí nghiệm xác định lực hút dính ...................................... 56
3.2.5 Kết quả thí nghiệm xác định lực hút dính ................................................. 57
3.3 Xác định SWCC bằng bình áp lực và đĩa tiếp nhận khí cao ............................ 63
3.3.1 Vị trí lấy mẫu thí nghiệm xác định SWCC ............................................... 63
3.3.2 Thiết bị thí nghiệm xác định SWCC ......................................................... 64
3.3.3 Nguyên lý hoạt động của bình áp lực ........................................................ 64
3.3.4 Trình tự thí nghiệm xác định SWCC ........................................................ 65
3.3.5 Các đặc trưng của đất dùng trong thí nghiệm ........................................... 67
3.3.6 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC ......................................................... 68
3.3.7 Ước lượng SWCC theo mô hình MK ....................................................... 69
3.3.8 Xác định hàm thấm từ SWCC ................................................................... 71
3.4 Xác định cường độ kháng cắt của đất bằng máy ba trục ................................. 73
3.4.1 Máy thí nghiệm ba trục ............................................................................. 73
3.4.2 Trình tự thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy ba trục ....... 73
3.4.3 Kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy ba trục ........ 75
3.5 Xác định cường độ kháng cắt của đất bằng máy cắt trực tiếp ......................... 77
3.5.1 Máy thí nghiệm cắt trực tiếp ..................................................................... 77
3.5.2 Trình tự thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy cắt trực tiếp77
3.5.3 Kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy cắt trực tiếp 78
3.6 Kết luận chương 3 ............................................................................................ 86
CHƯƠNG 4NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA LÊN
MÁI DỐC ĐẤT ĐẮP .................................................................................................... 88
4.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 88
4.2 Nghiên cứu chế tạo máng thí nghiệm .............................................................. 89
4.3 Nghiên cứu chế tạo dàn tạo mưa ...................................................................... 90
4.4 Đo lường và thu thập dữ liệu lực hút dính ....................................................... 90
4.4.1 Thiết bị thí nghiệm đo lực hút dính kiểu 2100F-Remote Tensometer ...... 90
4.4.2 Thiết bị thu thập dữ liệu lực hút dính ........................................................ 91
4.4.3 Quy trình thí nghiệm xác định lực hút dính bằng căng kế 2100F ............. 92
4.5 Chỉ tiêu cơ lý của đất dùng trong thí nghiệm ................................................... 92

v
4.6 Trình tự thí nghiệm .......................................................................................... 94
4.6.1 Chuẩn bị thí nghiệm .................................................................................. 94
4.6.2 Lựa chọn các thông số về mưa dùng trong thí nghiệm ............................. 96
4.6.3 Tiến hành thí nghiệm ................................................................................ 96
4.7 Phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm ............................................................ 97
4.7.1 Ảnh hưởng của độ chặt đất đắp đến cường độ tràn................................... 98
4.7.2 Ảnh hưởng của độ dốc mái đến cường độ tràn ......................................... 99
4.7.3 Sự thay đổi của lực hút dính trong quá trình mưa và sau khi mưa ......... 100
4.8 Kết luận chương 4 .......................................................................................... 102
CHƯƠNG 5ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHO MỘT
SỐ MÁI DỐC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ................................................................ 104
5.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................... 104
5.2 Phương pháp tính toán ................................................................................... 104
5.3 Mái dốc đất đắp đê hữu Cầu .......................................................................... 105
5.3.1 Giới thiệu về đê hữu Cầu ........................................................................ 105
5.3.2 Trường hợp tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu ................................ 106
5.3.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất trong tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu........ 107
5.3.4 Kết quả tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu ....................................... 108
5.4 Mái dốc đất đắp đập Khau Piều ..................................................................... 112
5.4.1 Giới thiệu về hồ chứa nước Khau Piều ................................................... 112
5.4.2 Trường hợp tính toán ổn định mái dốc đập Khau Piều ........................... 113
5.4.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất trong tính toán ổn định mái dốc đập Khau Piều .. 113
5.4.4 Kết quả tính toán ổn định mái dốc đập Khau Piều .................................. 114
5.5 Mái dốc đất đắp đập Chúc Bài Sơn ............................................................... 118
5.5.1 Giới thiệu về hồ chứa nước Chúc Bài Sơn .............................................. 118
5.5.2 Trường hợp tính toán ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn ..................... 119
5.5.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất tính toán ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn ...... 120
5.5.4 Kết quả tính toán ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn ............................ 121
5.6 Kết luận chương 5 .......................................................................................... 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 127
1.Các kết quả đạt được của luận án .................................................................. 127
2.Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 128

vi
3. Những tồn tại và hướng phát triển................................................................ 128
3.1 Những tồn tại............................................................................................. 128
3.2 Hướng phát triển....................................................................................... 129
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ........................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 131

vii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Phân bố áp lực nước lỗ rỗng trong đới không bão hòa [1] ............................... 9
Hình 1.2 Phân bố áp lực nước lỗ rỗng (hình a) và áp lực khí lỗ rỗng (hình b) ngay sau
khi thi công một lớp đắp thân đập [1] ........................................................................... 10
Hình 1.3 Phân bố áp lực nước lỗ rỗng (hình a) và áp lực khí lỗ rỗng (hình b) trong quá
trình vận hành của đập [1] ............................................................................................. 10
Hình 1.4 Mái dốc tự nhiên (a) và mái dốc hố móng (b) chịu tác động của mưa [1] ..... 11
Hình 1.5 Đường cong đặc trưng đất- nước điển hình [1] .............................................. 12
Hình 1.6 Đường bao phá hoại Mohr-Coulomb của đất bão hòa ................................... 13
Hình 1.7 SWCC của một số loại đất điển hình [28] ...................................................... 15
Hình 1.8 Kết quả thí nghiệm cho đất sét Dhanauri thực hiện bởi Satija với đất có khối
lượng riêng khô nhỏ [9] ................................................................................................. 15
b
Hình 1.9 Quan hệ phụ thuộc của  với (u -u ) và ( -u ) [29] .................................... 17
a w 3 a
Hình 1.10 Quan hệ giữa lực hút dính và độ ẩm thể tích của các loại đất có cùng trọng
3
lượng riêng 15 kN/m [30] ............................................................................................ 18
Hình 1.11 SWCC của vật liệu đất đắp đập Khe Cát [31] .............................................. 19
Hình 1.12 Hình ảnh một trận trượt lở đất do mưa, (a) ở Mỹ [32] ; (b) ở Ý [33] .......... 19
Hình 1.13 Hình ảnh hiện trạng sau khi trượt lở đất tại Yabakei, tỉnh Oita, Nhật Bản .. 20
Hình 1.14 Hình ảnh trượt lở đất, (a) ở lòng hồ Đăk Lông Thượng [36]; (b) ở hạ lưu
Thủy điện Trung Sơn [37] ............................................................................................. 21
Hình 1.15 Hình ảnh hiện trạng sau khi xảy ra trượt lở đất, (a) đê tả sông Chu
K24+710-:-K24+820; (b) cầu Mống Sến ...................................................................... 22
Hình 1.16 Hình ảnh trượt lở đất ở ga Lâm Giang, tỉnh Yên Bái [40] ........................... 22
Hình 1.17 Quan hệ giữa cường độ mưa xâm nhập với hệ số thấm [41] ....................... 23
Hình 1.18 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc theo thời gian đối với các mái dốc có
chiều cao khác nhau [42] ............................................................................................... 24
Hình 1.19 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc theo thời gian đối với các kiểu mưa
khác nhau [43] ............................................................................................................... 25
Hình 1.20 Thay đổi của mực nước sông, lượng mưa và hệ số ổn định [45] ................. 26
Hình 1.21 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc theo thời gian [46] .......................... 27
Hình 2.1 Sự thay đổi của lực tác dụng: (a) đất bão hòa và (b) đất không bão hòa [60] 31
Hình 2.2 Căng kế chế tạo bởi công ty Soilmoisture Equipment Corp [61] .................. 32
Hình 2.3 Hiện tượng trễ của SWCC [1] ........................................................................ 34
Hình 2.4 Nguyên lý làm việc của đĩa tiếp nhận khí cao [1] .......................................... 35
Hình 2.5 SWCC theo phương trình của Fredlund và Xing (1994) ............................... 38
Hình 2.6 Kết quả thực nghiệm của định luật thấm Darcy cho đất không bão hòa [68] 41
Hình 2.7 Đường bao phá hoại mở rộng Mohr-Coulomb của đất không bão hòa [1] .... 45
Hình 2.8 Kết quả thí nghiệm cho đất sét Dhanauri [9], (a) đất có khối lượng riêng khô
nhỏ; (b) đất có khối lượng riêng khô lớn ...................................................................... 49

viii
Hình 2.9 Kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp cho đất sét Madrid được thực hiện bởi
Escario và Sasez (1986), (a) Quan hệ  và (a-ua); (b) Quan hệ  và (ua-uw).............49
Hình 2.10 Sơ đồ lực tác dụng trong phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát [89]...50
Hình 3.1 Cấu tạo căng kế kiểu 2725ARL-Jet fill [61]................................................. 54
Hình 3.2 Hình ảnh minh họa quá trình lắp đặt căng kế ở hiện trường [61]..................55
Hình 3.3 Vị trí xác định lực hút dính ở trong các mái dốc........................................... 56
Hình 3.4 Hình ảnh minh họa đo lực hút dính ở hiện trường........................................ 57
Hình 3.5 Lực hút dính trong mái dốc đập Khau Piều đợt 2 năm 2017.........................60
Hình 3.6 Lực hút dính trong mái dốc đập Bầu Lầy đợt 2 năm 2017............................ 60
Hình 3.7 Lực hút dính trong mái dốc đập Chúc Bài Sơn đợt 2 năm 2017...................61
Hình 3.8 Quan hệ tương quan giữa lực hút dính và độ bão hòa trong mái dốc công
trình thủy lợi................................................................................................................ 62
Hình 3.9 Đường cong đặc trưng đất nước của đất trong mái dốc công trình thủy lợi .. 63
Hình 3.10 Bình chiết áp lực cao để xác định SWCC [31]............................................ 64
Hình 3.11 Hình ảnh lấy mẫu thí nghiệm ở hiện trường, (a) Khoan khảo sát tại đập
Chúc Bài Sơn; (b) Ảnh nõn khoan của đập Chúc Bài Sơn; (c) Khoan khảo sát tại đập
Khau Piều; (d) Ảnh nõn khoan của đập Khe Chão...................................................... 65
Hình 3.12 Hình ảnh bão hòa mẫu thí nghiệm.............................................................. 66
Hình 3.13 Hình ảnh mẫu đất trong bình áp lực khí cao............................................... 66
Hình 3.14 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC của đất đắp đê hữu Cầu.....................68
Hình 3.15 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC của đất đắp đập Khau Piều................69
Hình 3.16 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC của đất đắp đập Chúc Bài Sơn..........69
Hình 3.17 Ước lượng SWCC của đất đắp đê hữu Cầu................................................. 70
Hình 3.18 Ước lượng SWCC của đất đắp đập Khau Piều...........................................71
Hình 3.19 Ước lượng SWCC của đất đắp đập Chúc Bài Sơn...................................... 71
Hình 3.20 Hàm thấm của đất đắp đê hữu Cầu............................................................. 72
Hình 3.21 Hàm thấm của đất đắp đập Khau Piều........................................................ 72
Hình 3.22 Hàm thấm của đất đắp đập Chúc Bài Sơn................................................... 72
Hình 3.23 Hình ảnh chuẩn bị mẫu thí nghiệm ba trục................................................. 73
Hình 3.24 Sơ đồ nguyên lý của máy ba trục................................................................ 74
Hình 3.25 Máy nén ba trục TRIAX50 tại phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật...................75
Hình 3.26 Quan hệ ứng suất biến dạng mẫu đất đắp đập Khau Piều...........................76
Hình 3.27 Đường bao Coulomb mẫu đất đắp đập Khau Piều......................................76
Hình 3.28 Sơ đồ nguyên lý của máy cắt trực tiếp........................................................ 77
Hình 3.29 Máy cắt trực tiếp EDJ-2 tại phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật........................78
Hình 3.30 Mặt bao phá hoại của đất đắp đê hữu Cầu.................................................. 79
Hình 3.31 Quan hệ cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực tương ứng với lực hút
dính khác của đất đắp đê hữu Cầu............................................................................... 79
Hình 3.32 Cường độ kháng cắt và lực hút dính tại giá trị ứng suất pháp thực bằng
không của đất đắp đê hữu Cầu..................................................................................... 80

ix
Hình 3.33 Quan hệ giữa góc ma sát biểu kiến và lực hút dính của đất đắp đê hữu Cầu
80
Hình 3.34 Mặt bao phá hoại của đất đắp đập Khau Piều............................................. 81
Hình 3.35 Quan hệ cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực tương ứng với lực hút
dính khác nhau của đất đắp đập Khau Piều................................................................. 81
Hình 3.36 Cường độ kháng cắt và lực hút dính tại giá trị ứng suất pháp thực bằng
không của đất đắp đập Khau Piều................................................................................ 82
Hình 3.37 Quan hệ giữa góc ma sát biểu kiến và lực hút dính của đất đắp đập Khau
Piều.............................................................................................................................. 83
Hình 3.38 Mặt bao phá hoại của đất đắp đập Chúc Bài Sơn........................................ 83
Hình 3.39 Quan hệ cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực tương ứng với lực hút
dính khác của đất đắp đập Chúc Bài Sơn..................................................................... 84
Hình 3.40 Cường độ kháng cắt và lực hút dính ứng với ứng suất pháp thực khác nhau
của đất đắp đập Chúc Bài Sơn..................................................................................... 84
Hình 3.41 Quan hệ giữa góc ma sát biểu kiến và lực hút dính của đất đắp đập Chúc Bài
Sơn.............................................................................................................................. 85
Hình 4.1 Cấu tạo máng thí nghiệm, (a) Trục quay tự do; (b) Thiết bị đo lưu lượng nước
tràn; (c) Máng thí nghiệm; (d) Sơ đồ hoàn chỉnh của máng thí nghiệm......................89
Hình 4.2 Cấu tạo của dàn tạo mưa............................................................................... 90
Hình 4.3 Cấu tạo căng kế kiểu 2100F-Remote Tensometer......................................... 91
Hình 4.4 Hình ảnh bộ kết nối và truyền dẫn dữ liệu lực hút dính................................ 91
Hình 4.5 Hình ảnh giao diện phần mềm ICT............................................................... 92
Hình 4.6 Đường cong SWCC của vật liệu đất mỏ Đại Phong ở độ chặt K = 0,97.......93
Hình 4.7 Hàm thấm của vật liệu đất mỏ Đại Phong ở độ chặt K = 0,97......................94
Hình 4.8 Chuẩn bị thí nghiệm, (a) Sơ đồ đắp đất); (b) Đầm đất trong máng thí nghiệm;
(c) Lắp đặt căng kế trong đất....................................................................................... 95
Hình 4.9 Mô hình thí nghiệm mưa lên mái dốc, (a) Sơ đồ thực tế; (b) Sơ đồ mô phỏng
96
Hình 4.10 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số mái m = 1....................................98
Hình 4.11 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số mái m = 2.................................... 98
Hình 4.12 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số mái m = 4....................................99
Hình 4.13 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số đầm chặt K = 0,70.......................99
Hình 4.14 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số đầm chặt K = 0,95.....................100
Hình 4.15 Sự thay đổi của lực hút dính trong mái dốc sau thời gian mưa 1 ngày......100
Hình 4.16 Sự thay đổi của lực hút dính trong mái dốc sau thời gian mưa 3 ngày......101
Hình 5.1 Mặt cắt tính toán ổn định đê hữu Cầu......................................................... 107
Hình 5.2 Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đê hữu Cầu..............................108
Hình 5.3 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu tính toán trên cơ sở khoa học đất bão hòa
108
Hình 5.4 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH 109

x
Hình 5.5 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đê hữu Cầu với kiểu mưa HI............109
Hình 5.6 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu khi dừng mưa với kiểu mưa HI...........110
Hình 5.7 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu với kiểu mưa HI..........110
Hình 5.8 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đê hữu Cầu với kiểu mưa LD...........111
Hình 5.9 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu khi dừng mưa với kiểu mưa LD..........111
Hình 5.10 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu với kiểu mưa LD.......111
Hình 5.11 Mặt cắt tính toán ổn định đập Khau Piều.................................................. 113
Hình 5.12 Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập Khau Piều.......................114
Hình 5.13 Hệ số ổn định đập Khau Piều tính toán trên cơ sở khoa học đất bão hòa .. 115
Hình 5.14 Hệ số ổn định đập Khau Piều tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH......115
Hình 5.15 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Khau Piều với kiểu mưa HI.....115
Hình 5.16 Hệ số ổn định đập Khau Piều khi dừng mưa với kiểu mưa HI..................116
Hình 5.17 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Khau Piều với kiểu mưa HI................116
Hình 5.18 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Khau Piều với kiểu mưa LD. . .117
Hình 5.19 Hệ số ổn định đập Khau Piều khi dừng mưa với kiểu mưa LD.................117
Hình 5.20 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Khau Piều với kiểu mưa LD...............118
Hình 5.21 Mặt cắt tính toán ổn định đập Chúc Bài Sơn............................................. 120
Hình 5.22 Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập Chúc Bài Sơn..................121
Hình 5.23 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn tính toán trên cơ sở khoa học đất bão hòa
121
Hình 5.24 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH . 122
Hình 5.25 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa HI
122
Hình 5.26 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn khi dừng mưa với kiểu mưa HI............123
Hình 5.27 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa HI...........123
Hình 5.28 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa LD
123
Hình 5.29 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn khi dừng mưa với kiểu mưa LD...........124
Hình 5.30 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa LD..........124

xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phương trình cân bằng tĩnh học trong các PP phân mảnh [5].........................5
Bảng 1.2 Mối quan hệ các lực tương tác giữa các mảnh [5].......................................... 6
Bảng 1.3 Một số kết quả thí nghiệm xác định tham số kháng cắt của đất không bão hòa
16
Bảng 2.1 Các phương pháp thí nghiệm ba trục cho đất không bão hòa.......................48
Bảng 3.1 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở đỉnh mái dốc đợt 1 năm 2017....................57
Bảng 3.2 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở giữa và chân mái dốc đợt 1 năm 2017.......58
Bảng 3.3 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở đỉnh mái dốc đợt 2 năm 2017....................58
Bảng 3.4 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở giữa và chân mái dốc đợt 2 năm 2017.......59
Bảng 3.5 Kết quả xác định độ bão hòa S (%) ở đỉnh mái dốc đợt 2 năm 2017............61
Bảng 3.6 Kết quả xác định độ bão hòa S (%) ở đỉnh mái dốc đợt 1 năm 2017............62
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp các đặc trưng cơ bản của ba loại đất thí nghiệm...................67
Bảng 3.8 Kết quả tổng hợp thí nghiệm ba trục............................................................ 76
Bảng 3.9 Kết quả tổng hợp thí nghiệm cắt trực tiếp.................................................... 85
Bảng 4.1 Thành phần hạt của mỏ đất Đại Phong......................................................... 93
Bảng 4.2 Chỉ tiêu tính chất vật lý, cơ học của mỏ đất Đại Phong................................ 93
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm tác động của mưa lên mái dốc...............97
Bảng 5.1 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đê hữu Cầu.................................107
Bảng 5.2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đập Khau Piều............................113
Bảng 5.3 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đập Chúc Bài Sơn.......................120

xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

1. Các từ viết tắt

PP : Phương pháp
KBH Không bão hòa
SWCC : Đường cong đặc trưng đất và nước (Soil water characteristic curve)
AEV : Giá trị khí vào (Air entry value)
MK : Mô hình Modified Kovacs
CU : Thí nghiệm ba trục cố kết không thoát nước
CD : Thí nghiệm ba trục cố kết thoát nước
CW Thí nghiệm ba trục độ ẩm không đổi
HI : Mưa thời gian ngắn và cường độ lớn
LD : Mưa kéo dài và cường độ nhỏ
MNDBT : Mực nước dâng bình thường
TCVN : Tiêu chuẩn Quốc gia

2. Giải thích thuật ngữ

- Đường cong đặc trưng đất nước

Đường cong đặc trưng đất nước là biểu đồ biểu diễn quan hệ giữa lượng chứa nước
trong đất và lực hút của đất. Lượng chứa nước trong đất có thể biểu diễn bằng nhiều
cách như độ ẩm khối lượng w, độ ẩm thể tích , độ bão hòa... Lực hút của đất có thể là
lực hút dính, lực hút thẩm thấu hoặc là lực hút tổng.

- Lực hút dính

Lực hút dính (ua - uw) là hiệu số của áp lực khí lỗ rỗng ua, thường là áp lực khí quyển
ở ngoài trời và áp lực nước lỗ rỗng uw.

- Góc ma sát biểu kiến

Là góc biểu thị lượng tăng của cường độ kháng cắt của đất không bão hòa theo lực hút
dính.

xiii
DANH MỤC KÝ HIỆU

Ký hiệu Đơn vị Diễn giải


2
c’ kN/m Lực dính đơn vị
’ Độ Góc ma sát trong
b
 Độ Góc ma sát biểu kiến
2
 kN/m Cường độ kháng cắt
f
2
ua – uw kN/m Lực hút dính
2
 – ua kN/m Ứng suất pháp thực
2
 – uw kN/m Ứng suất hiệu quả
2
 kN/m Ứng suất pháp tổng
2
’ kN/m Ứng suất pháp hiệu quả
2
uw kN/m Áp lực nước lỗ rỗng (Ứng suất trung hòa)
2
ua kN/m Áp lực khí lỗ rỗng
Ts kN/m Sức căng mặt ngoài
Rs m Bán kính cong mặt ngoài
 -Độ ẩm thể tích chuẩn hóa,  = (-r)/(s-r)
 - Độ ẩm thể tích
r - Độ ẩm thể tích dư
s - Độ ẩm thể tích bão hòa
C(ψ) - Hệ số hiệu chỉnh
2
ψ kN/m Lực hút
2
ψr kN/m Lực hút dính ứng với độ ẩm thể tích dư
(ψi, θi) - Tọa độ điểm uốn của SWCC
ψp - Giao điểm của đường tiếp tuyến với trục lực hút dính
ac - Hệ số dính bám
hc0 - Chiều cao mao dẫn tương đương
vw m/s Vận tốc dòng thấm
kw m/s Hệ số thấm
ks m/s Hệ số thấm bão hòa
- Hệ số an toàn chống trượt theo cân bằng mô men
- Hệ số an toàn chống trượt theo cân bằng lực

xiv
W kNTrọng lượng thỏi đất
N kNTổng các lực thẳng đứng tác dụng lên đáy thỏi

E kNLực tương tác pháp tuyến giữa các thỏi


X kNLực tương tác tiếp tuyến giữa các thỏi
R mKhoảng cách từ tâm quay đến đáy thỏi
f mKhoảng cách từ tâm quay đến lực thẳng đứng N
x mKhoảng cách nằm ngang từ tâm thỏi đến tâm quay
A kNTổng áp lực nước
a mKhoảng cách từ tổng áp lực nước đến tâm quay
α Độ Góc giữa tiếp tuyến qua tâm đáy thỏi với phương ngang
β mChiều rộng đáy thỏi theo phương góc α
D10 mm Đường kính cỡ hạt tương ứng với 10% lọt
Cu - sàng Hệ số đồng đều hạt
w %Độ ẩm của đất
wopt % Độ ẩm tối ưu
3
 kN/m Trọng lượng thể tích tự nhiên
3
 kN/m Trọng lượng thể tích khô
d
3
 kN/m Trọng lượng thể tích của nước
w
3
 kN/m Trọng lượng thể tích khô lớn nhất
3
 kg/m Khối lượng thể tích khô
d
K -Hệ số đầm chặt

[K] -Hệ số ổn định mái dốc cho phép


m -Hệ số mái dốc
Gs - Tỷ trọng
e - Hệ số rỗng
n %Độ lỗ rỗng
S %Độ bão hoà

Sa - Độ bão hòa liên quan đến cơ chế dính bám


Sc - Độ bão hòa liên quan đến cơ chế mao dẫn
WL % Độ ẩm giới hạn chảy

xv
Wp % Độ ẩm giới hạn dẻo
PI % Chỉ số dẻo
LI - Chỉ số chảy
Fs Hệ số ổn định mái dốc
Kc Hệ số đầm chặt
RR mm/giờ Cường độ tràn ổn định
RC % Tỷ lệ chảy tràn
RI % Tỷ lệ thâm nhập
QT lít/phút Lượng nước chảy tràn
mw - Độ dốc của SWCC
h mCột nước tổng
kx m/s Hệ số thấm của đất theo phương x
ky m/s Hệ số thấm của đất theo phương y
3
Q m /sĐiều kiện biên của dòng chảy tác dụng lên bề mặt mái dốc

xvi
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, ở nước ta đã xảy ra hàng loạt sự cố công trình liên quan
đến hiện tượng trượt lở mái dốc gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Hiện tượng trượt
lở không chỉ xảy ra đối với các mái dốc tự nhiên, mà còn là sự cố thường xuyên đối
với mái dốc đất đắp như đường, đê, đập, hố móng... Một trong những tác nhân chính
dẫn đến mất ổn định mái dốc là do mưa. Gần đây nhất vào tháng 10 năm 2020, một
loạt các sự cố trượt lở đất liên tiếp xảy ra ở miền Trung Việt Nam đã để lại những hậu
quả thảm khốc.

Áp lực nước lỗ rỗng và cường độ kháng cắt của đất là những yếu tố quan trọng khi
đánh giá ổn định mái dốc. Các quan niệm truyền thống của cơ học đất đều giả thiết đất
bão hòa hoàn toàn khi nằm dưới mực nước ngầm và khô hoàn toàn khi nằm trên mực
nước ngầm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh sự
gia tăng của cường độ kháng cắt trong đất không bão hòa là do tác dụng của áp lực
nước lỗ rỗng âm [1], [2]; tức là làm tăng hệ số ổn định của mái dốc. Vì vậy, cần thiết
phải áp dụng các nguyên lý tính toán của cơ học đất không bão hòa trong phân tích ổn
định mái dốc, đặc biệt là những nơi có mực nước ngầm ở dưới sâu.

Đối với đất không bão hòa, đường cong đặc trưng đất nước (SWCC) được coi là thông
số quan trọng, nó thường được dùng để xác định các đặc tính của đất không bão hoà
như hệ số thấm, cường độ kháng cắt và biến thiên thể tích của đất [3], [4]. Phương
trình SWCC đều chứa các tham số hiệu chỉnh và giá trị của các tham số này tùy thuộc
và đặc điểm riêng biệt của từng loại đất ở các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, các số
liệu về SWCC của các loại đất ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, cần thiết bổ sung
các nghiên cứu về đất không bão hòa để cung cấp thêm dữ liệu, làm cơ sở xây dựng
SWCC một cách phù hợp hơn cho các loại đất ở Việt Nam.

Khi nghiên cứu các tác động của mưa đến ổn định mái dốc, nhiều tác giả trên thế giới
và Việt Nam đã sử dụng mô hình số để nghiên cứu quy luật biến đổi áp lực nước lỗ

1
rỗng (lực hút dính) và hệ số ổn định mái dốc theo thời gian trong quá trình mưa. Tuy
nhiên, các số liệu thực nghiệm về lượng mưa xâm nhập vào mái dốc, sự thay đổi của
áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình mưa và sau khi dừng mưa vẫn chưa thực sự rõ
ràng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu khoa học cụ thể, nhằm làm sáng tỏ bản chất,
quá trình tác động của mưa đên sự ổn định mái dốc của đất không bão hòa để có những
giải pháp công trình phù hợp và hiệu quả.

Với những lý do nêu trên, đề tài „Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái
dốc đất không bão hòa‟ là thực sự cần thiết và mang nhiều ý nghĩa khoa học thực tế

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc đất không bão
hòa dưới tác động của mưa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mái dốc đất không bão hòa đắp đắp bằng đất đa
nguồn gốc phân bố ở miền Bắc Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài của đề tài là nghiên cứu quá trình biến đổi áp lực nước
lỗ rỗng trong mái dốc dẫn đến thay đổi cường độ kháng cắt của đất và hệ số ổn định
mái dốc của các loại mái dốc đất đắp công trình thủy lợi như đê, đập.

4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về ổn định mái dốc đất không bão hòa ở trên thế giới và
Việt Nam, từ đó đánh giá những vấn đề tồn tại và định hướng cho nghiên cứu;

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về cơ học đất không bão hòa liên quan đến tính toán
ổn định mái dốc;

- Nghiên cứu thực nghiệm xác định được các đặc trưng của đất không bão hòa
bao gồm lực hút dính, đường cong đặc trưng đất nước, hàm thấm và cường độ kháng
cắt;

2
- Nghiên cứu chế tạo máng thí nghiệm và dàn tạo mưa;

- Nghiên cứu thực nghiệm quá trình nước mưa xâm nhập vào mái dốc đất đắp với
các mái dốc có độ dốc mái và độ chặt đất đắp khác nhau;

- Nghiên cứu thực nghiệm cơ chế của sự biến thiên áp lực nước lỗ rỗng trong mái
dốc đất đắp trong quá trình mưa và sau khi dừng mưa;

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mưa đến ổn
định mái dốc đất đắp không bão hòa cho một số công trình thực tế.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lý thuyết: nghiên cứu lý thuyết các nội dung liên quan đến cơ học
đất không bão hòa và phân tích ổn định mái dốc;

- Phương pháp thực nghiệm: thực hiện các thí nghiệm trong phòng và hiện
trường xác định các đặc trưng của đất không bão hòa, tiến hành thí nghiệm mẫu lớn
phân tích quá trình nước mưa xâm nhập vào mái dốc, cơ chế của sự biến thiên áp lực
nước lỗ rỗng trong mái dốc đất trong quá trình mưa và sau khi dừng mưa;

- Phương pháp mô hình số: mô phỏng, phân tích và đánh giá ổn định mái dốc đất
không bão hòa dưới tác động của mưa;

- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, thu thập ý kiến của các chuyên gia,
các nhà khoa học ở một số chuyên ngành liên quan để hoàn thiện nội dung nghiên cứu
đề ra trong luận án.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học:

- Đóng góp bộ cơ sở dữ liệu về các đặc trưng của đất không bão hòa ở Việt Nam;

- Thực nghiệm xác định được lượng nước mưa xâm nhập vào mái dốc và cơ chế
thay đổi áp lực nước lỗ rỗng trong mái dốc trong quá trình mưa và sau khi dừng mưa.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

3
- Đề xuất công cụ ước lượng SWCC cho một số loại đất dính ở miền Bắc Việt
Nam khi không có kết quả thực nghiệm xác định SWCC;

- Đề xuất bổ sung đánh giá ảnh hưởng của mưa kéo dài đến ổn định mái dốc
trong công tác thiết kế công trình thủy lợi như đê và đập;

- Góp phần chính xác hóa trong tính toán phân tích ổn định mái dốc trên cơ sở
khoa học đất không bão hòa.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, luận án được trình bày trong 5 chương

bao gồm:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về ổn định mái dốc đất không bão hòa

Chương 2: Cơ sở lý thuyết tính toán ổn định mái dốc đất không bão hòa

Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm xác định các đặc trưng của đất không bão hòa

Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của mưa lên mái dốc đất đắp

Chương 5: Ứng dụng kết quả nghiên cứu tính toán cho một số mái dốc công trình thủy
lợi

4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ỔN ĐỊNH MÁI DỐC
ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA

1.1 Tổng quan về phân tích ổn định mái dốc

1.1.1 Các phương pháp phân tích ổn định mái dốc

Hiện nay có nhiều phương pháp (PP) để phân tích ổn định mái dốc, các PP này được
phân thành ba nhóm chính là PP cân bằng giới hạn, PP phân tích giới hạn và PP số.

PP cân bằng giới hạn đánh giá trạng thái cân bằng của một khối trượt dưới tác dụng
của trọng lực. Chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay được xem xét trên một
mặt trượt tiềm năng giả định hoặc đã biết phía dưới khối đất hoặc đá. Đối với PP cân
bằng giới hạn, kỹ thuật phân mảnh được sử dụng phổ biến nhất. Theo trường phái này,
khối trượt được chia thành các mảnh như của Taylor (1937), Bishop (1955) và Spencer
(1967). Các PP này đều dựa trên nguyên lý cân bằng tĩnh học (tức là cân bằng tĩnh của
lực và/hoặc momen), mà không xét đến dịch chuyển trong khối đất. Mức độ an toàn

của mái dốc được đánh giá bằng hệ số ổn định mái dốc F S (là tỷ số giữa lực/mô men
chống trượt với lực/mô men gây trượt). Các PP phân mảnh khác nhau thì cho kết quả
khác nhau do khác nhau về giả thiết các lực tương tác giữa các mảnh. Giả thiết về lực
tương tác giữa các mảnh và mối liên hệ giữa chúng của các PP khác nhau được tổng
hợp trong Bảng 1.1. Điều kiện cân bằng tĩnh học cần được thỏa mãn của các PP phân
thỏi khác nhau được nêu trong Bảng 1.2.

Bảng 1.1 Phương trình cân bằng tĩnh học trong các PP phân mảnh [5]

Phương pháp Cân bằng mô men Cân bằng lực


Ordinary hoặc Fellenius Có Không
Bishop đơn giản Có Không
Janbu đơn giản Không Có
Spencer Có Có
Morgenstern-Price Có Có
Corps of Engineers – 1 Không Có
Corps of Engineers – 2 Không Có
Lowe-Karafiath Không Có
Janbu tổng quát Có Có
Sarma Có Có

5
Bảng 1.2 Mối quan hệ các lực tương tác giữa các mảnh [5]

Phương pháp Lực tương Lực tương Tổng hợp lực


tác pháp tác tiếp
tuyến (E) tuyến (X)
Ordinary hoặc Fellenius Không Không Không có lực
Bishop đơn giản Có Không Lực nằm ngang
Janbu đơn giản Có Không Lực nằm ngang
Spencer Có Có Hàm không đổi
Morgenstern-Price Có Có Hàm thay đổi
Corps of Engineers – 1 Có Có Hợp lực song song với đường
mái dốc
Corps of Engineers – 2 Có Có Hợp lực song song với mặt trên
của thỏi đất
Lowe-Karafiath Có Có Là góc nghiêng trung bình của
mái dốc và đáy thỏi
Janbu tổng quát Có Có
Sarma Có Có X = C + Etan

Đối với PP phân tích giới hạn thì đất được coi như là một vật liệu dẻo tuyệt đối và thỏa
mãn đồng thời hai định lý giới hạn trên và giới hạn dưới. Theo nguyên lý giới hạn trên,
nếu các tải trọng ngoài tác dụng lên một khối trượt và công sinh ra bởi các tải trọng
ngoài gây gia tăng chuyển vị cân bằng với công sinh ra bởi nội lực thì giá trị tải trọng
ngoài không nhỏ hơn tải trọng phá hủy. Còn theo nguyên lý giới hạn dưới, nếu trường
ứng suất được tìm thấy cân bằng với tải trọng ngoài không vượt qua điều kiện phá hoại
thì tải trọng ngoài không lớn hơn tải trọng phá hủy [6].

Đối với PP số như phần tử hữu hạn thì khối đất được rời rạc hóa thành các phần tử liên kết
với nhau tại các điểm nút. Mỗi nút phần tử là một tập hợp các bậc tự do có thể thay đổi
dựa theo điều kiện biên của bài toán. Tất cả các điều kiện của phần tử được tập hợp lại
thành ma trận tổng thể. Giải phương trình ma trận tổng thể sẽ tìm được nghiệm của bài
toán. Griffiths và Lane (1999) cho rằng PP phần tử hữu hạn có những ưu điểm so với PP
khác như sau: (1) Không cần giả thiết hình dạng hoặc vị trí của mặt trượt, sự “trượt” xảy
ra một cách tự nhiên ở những vùng mà cường độ kháng cắt của đất không thỏa mãn điều
kiện cân bằng giới hạn; (2) Không cần giả thiết về lực tương tác giữa các mảnh vì không
cần phân chia khối trượt thành các mảnh, PP phần tử hữu hạn duy trì trạng thái cân bằng
tổng thể cho đến khi phá hoại; (3) Nếu có các thông số về đặc

6
trưng biến dạng thì sẽ tìm được biến dạng của khối đất; (4) PP phần tử hữu hạn có khả
năng mô phỏng quá trình dẫn đến trạng thái phá hoại [7].

Trong các PP trên thì PP cân bằng giới hạn được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới
cũng như ở Việt Nam trong các phân tích tính toán và thiết kế mái dốc. Các phân tích này
được hỗ trợ tích cực bởi các phần mềm thương mại nổi tiếng trên thế giới như GeoStudio
của Canada hay Geo5 của Cộng hòa Séc [5], [8]. Các bộ phần mềm có giao diện đẹp, dễ
sử dụng và có thể tính toán được nhiều PP khác nhau như PP của Janbu (1954), Bishop
(1955), Morgenstern-Price (1965), Spencer (1967) và Sarma (1973).

1.1.2 Phân tích ổn định mái dốc trên cơ sở khoa học đất không bão hòa

Các tham số cường độ kháng cắt góc ma sát trong ‟ và lực dính đơn vị c‟) thường
được sử dụng khi thực hiện phân tích ổn định mái dốc đất bão hòa. Tuy nhiên, những
nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ sự gia tăng của cường độ kháng cắt do áp lực nước
lỗ rỗng âm (lực hút dính) dẫn tới tăng hệ số ổn định mái dốc [1], [9].

Để xét ảnh hưởng của áp lực nước lỗ rỗng âm khi phân tích ổn định mái dốc đất không
bão hòa thì có thể sử dụng PP đưa lực hút dính vào lực dính của đất theo cách thức của
Ching và cộng sự, đây được gọi là PP “lực dính toàn phần” [10]. Theo PP này thì lực dính
của đất được xem là tăng lên khi lực hút dính của đất tăng lên. Độ tăng của lực dính từ lực
b
hút dính là (ua - uw)tg , cường độ kháng cắt của đất do lực dính đảm nhận được gộp vào
b
thành phần lực hút dính của đất là c = c‟+(u a - uw)tg . PP thứ hai để xét ảnh hưởng của
áp lực nước lỗ rỗng âm gọi là “cường độ kháng cắt mở rộng”. Quan hệ giữa cường độ
kháng cắt với lực hút dính có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến.

Fredlund và Rahardjo (1993) đã sử dụng PP “lực dính toàn phần” để đánh giá ổn định cho
một mái dốc đứng ở Hong Kong. Trong tính toán, các tham số cường độ kháng cắt (‟, c‟
b
và  ) được các tác giả xác định từ thí nghiệm trong phòng. Áp lực nước lỗ rỗng âm được
xác định bằng các căng kế ở hiện trường. Trong chuỗi phân tích thứ nhất, khi bỏ qua ảnh
hưởng của lực hút dính thì hệ số ổn định mái dốc của các mặt cắt tính toán đều nhỏ hơn
1,0 tức là mái dốc không ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế các mái dốc vẫn ổn định, điều
đó chứng tỏ lực hút dính góp phần gia tăng cường độ kháng cắt và đã đảm bảo mái dốc ổn
định. Trong chuỗi phân tích thứ hai, dựa theo kết quả đo đạc

7
lực hút dính ở hiện trường các tác giả đã phân chia thành các lớp mỏng có chiều dày
5,0 m. Mỗi lớp này có một giá trị “lực dính toàn phần” độc lập, lượng tăng của lực hút
b
dính đối với mỗi lớp là (ua - uw)tg . Kết quả tính toán đã cho thấy, hệ số ổn định mái
dốc đều lớn hơn 1,0 khi dựa và giá trị lực hút dính đo ngày 29/11/1980 và ngày
27/10/1981 [1].

Đối với PP “cường độ kháng cắt mở rộng”, Fredlund và Rahardjo (1993) cũng đã áp dụng
o
tính toán cho một mái dốc tàn tích cao 38,0 m với góc dốc 60 ở Hong Kong [1]. Phương
trình cường độ kháng cắt được sử dụng theo đề xuất của của Fredlund và cộng sự. Sự khác
biệt của phương trình này so với phương trình cường độ kháng cắt của đất bão hòa là xuất
b
hiện thành phần (ua - uw)tg , tức là cường độ kháng cắt của đất không bão hòa tăng tuyến
tính theo giá trị lực hút dính [11]. Kết quả phân tích cho thấy, khi bỏ qua áp lực nước lỗ
b
rỗng âm (tức là  /‟ = 0) thì hệ số ổn định mái dốc bằng 0,9. Tuy nhiên, không tìm thấy
bất cứ dấu hiệu nào của sự mất ổn định mái dốc, chứng tỏ hệ số ổn định mái dốc phải lớn
hơn 1,0. Điều này giải thích áp lực nước lỗ rỗng âm đã góp phần tăng thêm cường độ
b
kháng cắt của đất và làm tăng thêm hệ số ổn định. Khi thay đổi tỷ số  /‟ từ 0,25 đến 1,0
thì hệ số ổn định mái dốc thay đổi từ 1,0 đến 1,4.
1.2 Tầm quan trọng của cơ học đất không bão hòa

1.2.1 Môi trường đất không bão hòa

Môi trường đất chịu ảnh hưởng lớn tác động của khí hậu thông qua quá trình bốc hơi
và thẩm thấu. Theo nghiên cứu của Dregne (1976), có tới 33% bề mặt trái đất được coi
là khô hạn và bán khô hạn [12]. Trong khi đó, ở Việt Nam có đến 74,3% diện tích là
vùng đồi núi và trung du [13], những vùng đất này thường có mực nước ngầm ở khá
sâu. Vùng đất nằm dưới đường bão hòa thì có áp lực nước lỗ rỗng dương, trong khi
vùng đất không bão hòa có áp lực nước lỗ rỗng âm. Quá trình nước trong lỗ rỗng đi ra
khỏi vùng đất bề mặt bởi quá trình bốc hơi sẽ làm cho đất tiếp tục khô hơn và làm tăng
áp lực nước lỗ rỗng âm. Ngược lại, nước mưa và dòng chảy mặt tạo thành dòng thấm
hướng vào đất thì làm đất tăng ẩm và giảm áp lực nước lỗ rỗng âm.

Fredlund và Rahardjo (1993) đã đưa ra quá trình thay đổi áp lực nước lỗ rỗng trong
vùng đất nằm trên đường bão hòa khi có quá trình mưa và bốc hơi như ở Hình 1.1 [1].

8
Khi bề mặt đất được che phủ kín, không có quá trình mưa và bốc hơi tác động thì áp
lực lỗ rỗng có dạng đường thẳng giống như áp lực thuỷ tĩnh (đường 1). Khi không có
quá trình nước mưa cung cấp, thường sẽ xuất hiện quá trình bốc hơi nước từ trong đất
đi ra, làm độ ẩm giảm dẫn tới đường áp lực nước lỗ rỗng dịch chuyển về phía trái
(đường 2), cường độ kháng cắt tăng lên làm cho hệ số ổn định mái dốc tăng. Vùng
thay đổi lớn nhất nằm ở vùng gần bề mặt đất. Thời gian bốc hơi càng dài thì đường áp
lực lỗ rỗng càng dịch về bên trái, và dần dần mực nước ngầm hạ thấp. Khi có mưa thì
lượng nước mưa sẽ thấm vào trong đất, làm cho đường áp lực nước lỗ rỗng dịch
chuyển về bên phải (đường 3). Quá trình này sẽ làm cho vùng không bão hoà thu hẹp,
cường độ kháng cắt giảm dẫn đến mất ổn định mái dốc.

Dòng thấm hướng lên


ổn định

Hình 1.1 Phân bố áp lực nước lỗ rỗng trong đới không bão hòa [1]

1.2.2 Các trường hợp điển hình liên quan đến cơ học đất không bão hòa

1.2.2.1 Quá trình thi công và vận hành của đập đất

Khi thi công đập đất, đất thường được rải thành từng lớp và đầm chặt, chiều dày mỗi
lớp khoảng từ 25†30 cm đối với đất dính. Đất đầm chặt thường có độ bão hòa khoảng
70% đến 80%. Khi được đầm chặt, thì áp lực khí lỗ rỗng trong đất xấp xỉ áp lực khí

9
quyển, còn áp lực nước lỗ rỗng có giá trị âm. Khi chiều dày khối đắp tăng lên, các lớp
đất phía trên sẽ gây lực nén truyền xuống lớp dưới và làm tăng ứng suất lên khối đắp.
Sự nén chặt này làm thay đổi áp lực khí lỗ rỗng và áp lực nước lỗ rỗng. Quá trình thi
công thường diễn ra nhanh chóng nên sự thay đổi thể tích của đất xảy ra trong điều
kiện không thoát nước. Tại thời điểm bất kỳ trong quá trình thi công, áp lực khí lỗ rỗng
và áp lực nước lỗ rỗng theo Fredlund và Rahardjo (1993) có thể được biểu diễn thành
các đường đẳng trị như trên Hình 1.2 [1].

Đống đá

a) Áp lực nước lỗ rỗng (kPa)

Đống đá

b) Áp lực khí lỗ rỗng (kPa)

Hình 1.2 Phân bố áp lực nước lỗ rỗng (hình a) và áp lực khí lỗ rỗng (hình b) ngay sau
khi thi công một lớp đắp thân đập [1]

Mực nước Đống đá

a) Áp lực nước lỗ rỗng (kPa)

Đống đá
Mực nước

b) Áp lực khí lỗ rỗng (kPa)

Hình 1.3 Phân bố áp lực nước lỗ rỗng (hình a) và áp lực khí lỗ rỗng (hình b) trong quá
trình vận hành của đập [1]

Khi đập vận hành, sự tích nước của hồ chứa sẽ làm thay đổi áp lực nước lỗ rỗng và áp
lực khí lỗ rỗng, theo Fredlund và Rahardjo (1993) sẽ như ở Hình 1.3 [1]. Như vậy, sẽ
có quá trình chuyển hóa áp lực nước lỗ rỗng và áp lực khí lỗ rỗng kể từ khi thi công

10
đến khi hình thành trạng thái làm việc ổn định. Thậm chí, dưới tác động của môi
trường như mưa, bốc hơi thì cũng tiếp tục làm thay đổi áp lực nước lỗ rỗng và áp lực
khí lỗ rỗng. Đất bão hòa không thể xem xét quá trình thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng
âm, do đó cần thiết phải coi đất là môi trường không bão hòa.

1.2.2.2 Mái dốc tự nhiên và mái dốc hố móng chịu tác động của mưa

Mái dốc tự nhiên và mái dốc hố móng luôn chịu tác động của biến đổi môi trường (Hình
1.4). Khi có mưa, nước mưa xâm nhập vào mái dốc làm tăng độ ẩm của đất, giảm lực hút
dính, giảm cường độ kháng cắt và giảm hệ số ổn định mái dốc. Trong điều kiện khô hạn,
nước bốc hơi từ bề mặt mái dốc sẽ làm giảm độ ẩm của đất, tăng lực hút dính, tăng cường
độ kháng cắt và tăng hệ số ổn định mái dốc. Để đánh giá mức độ ổn định của mái dốc, cần
tiến hành khảo sát địa hình và địa chất để xác định chính xác hình dạng mái dốc và chỉ
tiêu cơ lý của các lớp đất. Trong nhiều trường hợp xảy ra trong thực tế, mặt trượt thường
khá nông và hầu như ở phía trên mực nước ngầm [1].

Mưa rơi

Lớp đất 1 Mưa rơi

Lớp đất 2

Mặt
Lớp đất 3 trượt
tiềm năng

Vùng không bão hòa

Mực nước ngầm Mực nước ngầm

a) b)
Hình 1.4 Mái dốc tự nhiên (a) và mái dốc hố móng (b) chịu tác động của mưa [1]

Các vấn đề được đặt ra có thể là: (1) sự thay đổi của hình dạng mái dốc có ảnh hưởng
gì đến điều kiện áp lực nước lỗ rỗng? (2) Áp lực nước lỗ rỗng thay đổi như thế nào
trong quá trình mưa? (3) vị trí mặt trượt nguy hiểm có bị thay đổi do mưa hay không?
(4) hệ số ổn định mái dốc có thay đổi theo thời gian mưa hay không? Tương tự như
trên, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi coi đất là môi trường không bão hòa.

11
1.3 Tổng quan nghiên về cứu cường độ kháng cắt đất không bão hòa

1.3.1 Khái niệm đường cong đặc trưng đất-nước

Đường cong đặc trưng đất- nước (SWCC) được định nghĩa là mối quan hệ giữa lượng
chứa nước trong đất và lực hút của đất. SWCC được coi là thông số trung tâm của đất
không bão hòa, nó được dùng để xác định các đặc tính của đất không bão hoà như hệ
số thấm, cường độ chống cắt và biến thiên thể tích của đất [3], [4].

SWCC thường được phân chia thành 3 vùng là vùng bão hòa, vùng chuyển tiếp và
vùng tàng dư với hai giá trị biên là giá trị khí vào (AEV) và lực hút dính dư. Hình 1.5
biểu diễn quan hệ giữa độ ẩm trọng lượng, w, là tỷ số giữa khối lượng (hoặc trọng
lượng) nước trong đất với khối lượng (hoặc trọng lượng) hạt đất.

SWCC có thể xác định trực tiếp bằng thí nghiệm. Tuy nhiên, các thí nghiệm đối với đất
không bão hòa thường khá tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, nhiều nhà khoa học
đã tìm cách thiết lập các phương trình SWCC. Các phương trình thực nghiệm có thể được
phân thành hai dạng đó là phương trình SWCC có hai tham số hiệu chỉnh [14], [15], [16]
hoặc phương trình SWCC có ba tham số hiệu chỉnh [17] [18], [19]. Để xác định được các
tham số hiệu chỉnh, cần phải tiến hành thí nghiệm xác định mối quan hệ giữa lượng chứa
nước và lực hút dính tại một số điểm nhất định.

Vùng
chuyển
tiếp

Giá trị
Độ ẩm trọng lượng (%) khí vào
Điểm uốn

Biên ảnh
hưởng Vùng tàng dư

Lực hút
dính dư

Lực hút dính (kPa)

Hình 1.5 Đường cong đặc trưng đất- nước điển hình [1]

12
1.3.2 Cường độ kháng cắt của đất không bão hòa

Cường độ kháng cắt của đất là tính chất quan trọng được sử dụng trong các bài toán
Địa kỹ thuật liên quan đến ổn định mái dốc, sức chịu tải của đất nền hoặc áp lực đất
lên tường chắn. Cường độ kháng cắt được hiểu là lực chống trượt lớn nhất trên một
đơn vị diện tích tại mặt trượt giữa hai khối đất.

Đối với đất bão hòa, Tezaghi (1936) sử dụng tiêu chuẩn phá hoại Mohr-Coulomb biểu
diễn phương trình cường độ kháng cắt [20]:

   (1-1)

Trong đó: f là cường độ kháng cắt; (– uw) là ứng suất pháp thực; c‟ là lực dính đơn
vị;  là ứng suất pháp tổng; uw là áp lực nước lỗ rỗng; ‟ là góc ma sát trong.

’

f (kPa)

c’
0
-uw (kPa)

Hình 1.6 Đường bao phá hoại Mohr-Coulomb của đất bão hòa

Phương trình (1-1) xác định được một đường thẳng biểu diễn ở Hình 1.6 được gọi là
đường bao phá hoại, đường này cho ta mối quan hệ giữa ứng suất cắt và ứng suất pháp
thực tại thời điểm phá hoại. Ứng suất cắt được mô tả bởi đường bao phá họa biểu thị
cường độ kháng cắt hay còn gọi là độ bền kháng cắt đối với mỗi giá trị ứng suất hiệu
quả. Độ dốc của đường thẳng cho biết giá trị góc ma sát trong ‟ và giao điểm của nó
với trục tung được gọi là lực dính đơn vị c‟.

Đối với đất không bão hòa, Fredlund và cộng sự (1978) đề xuất sử dụng tổ
hợp biến trạng thái ứng suất là ứng suất pháp thực (- ua) và lực hút dính (ua-
uw) để biểu thị cường độ kháng cắt, phương trình có dạng [11]:

13
    (1-2)

Trong đó: f là cường độ kháng cắt của đất; c’ là lực dính đơn vị; (– ua) là ứng suất
b
pháp thực; (ua – uw) là lực hút dính; ’ là góc ma sát trong;  là góc má sát biểu thị
lượng tăng của cường độ kháng cắt theo lực hút dính (góc ma sát biểu kiến).

So với đất bão hòa, cường độ kháng cắt của đất không bão hòa có thêm thành phần
b
(ua– uw) tg , đại lượng này thể hiện sự gia tăng cường độ kháng cắt của đất không
bão hòa so với đất bão hòa là do lực hút dính. Như vậy, cường độ kháng cắt đất
không bão hòa là sự mở rộng của tiêu chuẩn phá hoại Mohr-Coulomb so với đất bão
b
hòa. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy góc  hầu như không đổi chứng tỏ quan
hệ tuyến tính của cường độ kháng cắt theo lực hút dính. Tuy nhiên, các nghiên cứu
b
sau này đã cho thấy sự thay đổi của góc  theo lực hút dính. Đây là tiền đề cho sự
phát triển của các phương trình cường độ kháng cắt phi tuyến sau này.

1.3.3 Tình hình nghiên cứu về SWCC và cường độ kháng cắt của đất không bão
hòa trên thế giới

Các kết quả nghiên cứu về SWCC đã được nhiều nhà khoa học tiến hành cho các loại đất khác
nhau ở trên thế giới. Các nghiên cứu đều chỉ ra xu hướng biến thiên của AEV và lực hút dính
dư là tăng dần khi thay đổi từ đất cát đến đất bụi, đất á sét và đất sét. Theo các kết quả nghiên
của Sillers (1997) và Pham (2002), đối với đất cát thì SWCC thường có dạng dốc đứng với
AEV thường nhỏ hơn 5,0 kPa và giá trị lực hút dính dư thường nhỏ hơn 15,0 kPa [21], [22] .
Đất bụi và đất á sét có AEV khoảng vài chục kPa trong khi lực hút dính dư khoảng
vài trăm kPa, đất sét thì có dạng SWCC khá thoải với AEV lên tới hàng nghìn kPa
[23], [24]. Hình dáng một số SWCC điển hình của một số loại đất được mình họa ở
Hình 1.7. Ở trường hợp này, lượng chứa nước trong đất được tính bằng độ ẩm thể

tích, , là tỷ số giữa thể tích nước trong đất và thể tích mẫu đất.

Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học trên thế giới đã chứng tỏ
b
sự tồn tại của góc ma sát biểu kiến  [25], [26], [27]. Khi giá trị lực hút dính nhỏ, thông
b
thưởng nhỏ hơn 50 ÷ 70 kPa thì góc  có giá trị bằng góc ma sát trong ’, nhưng sau đó
giảm dần và duy trì ở giá trị bằng 1/2’ đến 1/3’ khi lực hút dính lớn từ

14
200 ÷ 300 kPa . Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định tham số kháng
cắt của một số loại đất không bão hòa ở trên thế giới được tổng hợp ở Bảng 1.3.

Đất sét
Độ ẩm thể tích

Đất bụi

Đất cát

Lực hút dính (kPa)

Hình 1.7 SWCC của một số loại đất điển hình [28]
b
Sự phi tuyến của góc ma sát biểu kiến  theo lực hút dính (ua-uw) đối với đất không
bão hòa đã được nhiều nhà khoa học kiểm chứng [1]. Bằng cách phân tích lại kết
quả thí nghiệm với đất sét Dhanauri được thực hiện bởi Satija (1978), Fredlund và
cộng sự (1987) đã chỉ rõ quan hệ phi tuyến của cường độ chống cắt với lực hút dính
ở Hình 1.8. Kết quả thí nghiệm cho thấy, đối với đất sét Dhanauri có khối lượng riêng
b o
khô nhỏ thì  = ’ = 29 khi lực hút dính nhỏ hơn 50 kPa, sau đó giảm nhanh khi lực
b o
hút dính tăng và duy trì ở giá trị  = 16,2 khi lực hút dính vượt qua 150 kPa.

Hình 1.8 Kết quả thí nghiệm cho đất sét Dhanauri thực hiện bởi Satija với đất có khối
lượng riêng khô nhỏ [9]

15
Bảng 1.3 Một số kết quả thí nghiệm xác định tham số kháng cắt của đất không bão hòa
b
Loại đất c’ ’  Loại thí Tác giả
(kPa) (độ) (độ) nghiệm
Phiến sét đầm chặt, w = 15,8 24,8 18,1 CW Bishop và cộng sự
18.6% (1960)
Sét Boulder, w = 11.6% 9,6 27,3 21,7 CW Bishop và cộng sự
(1960)
Sét Dhanauri, w = 37,3 28,5 16,2 CD
3
22.2%, ρd = 1580kg/m Satija (1978)
Sét Dhanauri, w = 20,3 29,0 12,6 CW
3
22.2%, ρd = 1478kg/m Satija (1978)
Sét Dhanauri, w = 15,5 28,5 22,6 CD
3
22.2%, ρd = 1580kg/m Satija (1978)
Sét Dhanauri, w = 11,3 29,0 16,5 CW
3
22.2%, ρd = 1478kg/m Satija (1978)
Sét Madrid, w = 29% 23,7 22,5 16,1 DST Escario (1980)
Granite Hong Kong 28,9 33,4 15,3 CD Ho và Fredlund (1982)
Rhyolite Hong Kong 7,4 35,3 13,8 CD Ho và Fredlund (1982)
Bụi Tappen-Notch, w= 0,0 35,0 16,0 CD Krahn và cộng sự
3
21.5%, ρd = 1590kg/m (1989)
Băng tích đầm chặt, w= 10,0 25,3 7,0- DST
3
12.2%, ρd = 1810kg/m 25,5 Gan và cộng sự (1988)
Kaolin đầm chặt, w= 49,0 32,0 12,0 CW
3
22%, ρd = 1350kg/m Thu và cộng sự (2006)
Đất tàn tích Bukit Timah 9,2 28,6 18,0 - Rahardjo và
Satyanaga (2019)

Thu và cộng sự (2006) đã tiến hành một chuỗi thí nghiệm CW cho đất bụi đầm chặt [29]. Kết
b
quả thí nghiệm đã chứng minh sự phụ thuộc của  theo cả lực hút dính và ứng suất pháp
thực. Tuy nhiên, khi lực hút dính có giá trị nhỏ hơn 50 kPa hoặc lớn hơn 170 kPa thì
b
 có giá trị không đổi tức là hầu như không phụ thuộc vào lực hút dính và ứng suất
b
pháp thực. Trong phạm vi giá trị của lực hút dính từ 50 đến 170 kPa thì  có xu thế
tăng dần theo độ lớn của ứng suất pháp thực. Chẳng hạn như, tại giá trị lực hút dính
b o o
bằng 100 kPa,  tăng dần từ 17 khi ứng suất pháp thực là 50 kPa lên đến 25 khi
ứng suất pháp thực là 300 kPa như minh họa ở Hình 1.9.

16
b (độ)

Lực hút dính ua – uw (kPa)


b
Hình 1.9 Quan hệ phụ thuộc của  với (ua-uw) và (3-ua) [29]

1.3.4 Tình hình nghiên cứu về SWCC và cường độ kháng cắt của đất không bão
hòa ở Việt Nam

Các nghiên cứu thực nghiệm về SWCC và cường độ kháng cắt đất không không bão
hòa ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế do thiếu các thiết bị thí nghiệm về cơ học đất
không bão hòa. Cho đến nay mới chỉ có một số nghiên cứu thực nghiệm được thực
hiện bởi Hằng và cộng sự (2010), Nhung và cộng sự (2010), Hương (2013), Toan
(2016) và một số tác giả khác. Nổi bật trong số đó là các kết quả nghiên cứu của
Hương (2013) và Toan (2016).

Toan (2016) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần hạt và trọng lượng riêng của đất
đến AEV và lực hút dính dư cho một số loại đất dọc bờ sông Hồng khu vực Hà Nội
[30]. Do hạn chế về thiết bị thí nghiệm ở trong nước, tác giả đã sử dụng bình chiết áp
lực cao tại phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật của đại học Ibaraki, Nhật Bản. Kết quả thí
nghiệm ở Hình 1.10 cho thấy lực hút dính chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thành phần hạt
và trọng lượng riêng của đất. AEV và lực hút dính dư có xu hướng giảm rõ giữa các
nhóm hạt khác nhau, từ nhóm hạt sét đến nhóm hạt cát khi hàm lượng hạt sét giảm,
hàm lượng hạt bột và hạt cát trong đất tăng. Với cùng trọng lượng riêng bằng 15
3
kN/m , AEV giảm từ 50 kPa đến 9 kPa, giá trị lực hút dính dư giảm từ 600 kPa đến 25
kPa khi hàm lượng hạt mịn trong đất giảm dần. AEV và lực hút dính dư có giá trị cao

17
hơn khi trọng lượng riêng của đất cao hơn. Tuy nhiên tác giả chưa thiết lập được
phương trình thực nghiệm xác định SWCC cho loại đất nghiên cứu.

Độ ẩm thể tích (%)

Lực hút dính (kPa)

Hình 1.10 Quan hệ giữa lực hút dính và độ ẩm thể tích của các loại đất có cùng trọng
3
lượng riêng 15 kN/m [30]
Trong Luận án Tiến sỹ kỹ thuật của Hương (2013), tác giả đã tiến hành thí nghiệm xác
định SWCC của các loại đất ở 3 địa phương khác nhau của Việt Nam là Quảng Ninh, Yên
Bái và Ninh Thuận [31]. Các kết quả thí nghiệm cho thấy AEV của các loại đất này biến
đổi từ 11,8 kPa đến 40 kPa và có xu thế tăng dần theo độ lớn của chỉ số dẻo. Hình 1.11
minh họa kết quả thí nghiệm xác định SWCC của vật liệu đất đắp đập Khe Cát (Quảng
Ninh) với độ chặt chế bị K=0,95. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất hiệu chỉnh hai tham số
thực nghiệm là m và n trong phương trình SWCC được đề xuất bởi Fredlund và Xing
(1994) nhằm phù hợp hơn với loại đất ở Việt Nam [18]. Tác giả cũng đã tiến hành thí
nghiệm nén 3 trục CD và CW cho các loại đất này, kết quả cho thấy khi lực hút dính tăng
b
thì góc ma sát trong không tăng nhưng lực dính tăng lên. Đồng thời góc  =’ khi lực
hút dính nhỏ hơn giá trị khí vào, sau đó giảm nhanh khi lực hút dính tăng lên. Kết
quả thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt của đất theo phương pháp cắt trực
tiếp và cắt ba trục cho cùng loại mẫu thí nghiệm không khác biệt đáng kể. Lực
dính từ thí nghiệm ba trục có xu thế thấp hơn lực dính từ thí nghiệm cắt trực tiếp
b b
khi cùng lực hút dính, góc  từ kết quả thí nghiệm ba trục CD lớn hơn góc  từ
kết quả thí nghiệm ba trục CW.

18
Hình 1.11 SWCC của vật liệu đất đắp đập Khe Cát [31]

1.4 Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không
bão hòa

1.4.1 Ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc

Mưa là tác nhân chủ yếu dẫn đến mất ổn định mái dốc. Khi có mưa, nước mưa xâm
nhập vào mái dốc làm tăng độ ẩm, tăng trọng lượng, tăng áp lực nước lỗ rỗng, giảm
cường độ kháng cắt, dâng cao mực nước ngầm và dẫn đến giảm hệ số ổn định mái dốc.
Nếu cường độ mưa lớn hơn cường độ xâm nhập, sẽ xuất hiện dòng chảy tràn trên bề
mặt mái dốc. Dòng chảy bề mặt có nguy cơ làm tan rã và xói mòn đất. Khi bị xói mòn,
mái dốc có nguy cơ xảy ra hiện trượng trượt lở đất.

a) b)
Hình 1.12 Hình ảnh một trận trượt lở đất do mưa, (a) ở Mỹ [32] ; (b) ở Ý [33]

Hiện tượng trượt lở đất xảy ra rộng khắp trên thế giới, gây tổn thất lớn và tài sản và
con người. Ở Mỹ, trung bình mỗi năm trượt lở đất làm 2050 người chết và thiệt hại

19
hảng tỷ đô la. Hình 1.12 cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của một vụ trượt lở mái dốc
xảy ra ở Mỹ [32]. Ở Ý, trượt lở đất cũng đã gây ra sự tàn phá nặng nề (Hình 1.12).
Trong khoảng thời gian từ 19542013, đã có 1279 người bị chết và 1731 người bị
thương do trượt lở đất [33]. Gariano và cộng sự (2015) đã thống kê dữ liệu về các vụ
trượt lở đất ở tỉnh Calabria phía nam nước Ý cho thấy có 1466 vụ sạt lở đất xảy ra từ
năm 1921 đến 2010. Trong khoảng thời gian từ 1981 đến 2010 các vụ sạt lở đất do các
trận mưa nhỏ xảy ra với mật độ nhiều hơn ở các giai đoạn trước chứng tỏ nguy cơ về
trượt lở đất ngày càng gia tăng.

Hình 1.13 Hình ảnh hiện trạng sau khi trượt lở đất tại Yabakei, tỉnh Oita, Nhật Bản

Do đặc điểm về địa chất và khí hậu, Nhật Bản là nơi thường xuyên xảy ra các vụ trượt
lở đất [34]. Do đó, hội trượt lở đất Nhật Bản đã được thành lập rất sớm kể từ năm
1963. Mục đích chính của hội là nghiên cứu các nguyên nhân, cơ chế xảy ra trượt lở
đất và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác hại của trượt lở đất. Gần đây, một khối
trượt có kích thước rất lớn với chiều dài 220 m, chiều rộng 160 m và chiều sâu 35 m
xảy ra ngày 11/04/2018 tại Yabakei, tỉnh Oita, Nhật Bản đã làm chết 6 người và nhiều
ngôi nhà bị đổ sập. Để khắc phục sự cố này, các kỹ sư của Nhật Bản đã áp dụng nhiều
giải pháp công trình gồm lưới chắn đá rơi, giếng thu nước, đinh đất, neo và tương chắn
đất (Hình 1.13). Chi phí xây dựng của công trình tiêu tốn tới gần 600 tỷ đồng.

Việt Nam có trên 70% diện tích là vùng núi và trung du, với trên 6000 hồ đập và hàng
chục nghìn kilomet đê và đường giao thông, nên hiện tượng mất ổn định mái dốc xảy
ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn về người và của. Theo báo cáo của Tổng cục phòng
chống thiên tai thì năm 2017 thiên tai đã làm chết và mất tích 400 người, gây thiệt hại

20
gần 60 ngàn tỷ đồng, năm 2018 giảm xuống còn 224 người chết và mất tích, thiệt hại
kinh tế gần 20 ngàn tỷ đồng, trong đó vấn đề trượt lở đất được coi là một trong những
tai biến chính [35].

a) b)
Hình 1.14 Hình ảnh trượt lở đất, (a) ở lòng hồ Đăk Lông Thượng [36]; (b) ở hạ lưu
Thủy điện Trung Sơn [37]

Theo điều tra của Thắng (2016), hiện tượng trượt lở lòng hồ Đăk Lông Thượng, tỉnh
Lâm Đồng bắt đầu hình thành và mở rộng từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2013, trong giai
đoạn mùa mưa ở vùng Tây Nguyên [36]. Có tất cả 4 vị trí trượt lở dọc theo tuyến
đường ven lòng hồ. Trong đó, vị trí trượt lở số 4 nằm trên tuyến đường ven lòng hồ
phía bờ trái và cách tràn xả lũ 1500m là có quy mô lớn nhất với chiều dài cung trượt
130m, chiều rộng khe nứt từ 60÷70cm và chênh cao tại đỉnh khối trượt lên tới 1,7m
(Hình 1.14). Hiện tượng trượt lở đất còn xảy ra đối với rất nhiều hồ chứa công trình
thủy lợi-thủy điện khác như sự cố trượt lở mái đào vai phải hố xói Thủy điện Trung
Sơn, tỉnh Thanh Hóa xảy ra vào ngày 31/08/2018 [37]. Hay gần đây nhất là sự cố trượt
lở mái dốc làm vỡ đường ống dẫn nước Thủy điện Đăk Kar, tỉnh Đăk Nông xảy ra
ngày 07/08/2019 [38].

Do ảnh hưởng mưa lũ của hoàn lưu bão số 10, ngày 21/9/2013 trên tuyến đê tả sông
Chu (Thanh Hóa) xuất hiện cung trượt ngay trên mái đê phía sông đoạn từ K24+710-:-
K24+820 dài 110m (Hình 1.15). Kích thước khối trượt rất lớn, có nguy cơ gây mất an
toàn cho dân cư các xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân, xã Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ,
huyện Thiệu Hóa.

21
a) b)
Hình 1.15 Hình ảnh hiện trạng sau khi xảy ra trượt lở đất, (a) đê tả sông Chu
K24+710-:-K24+820; (b) cầu Mống Sến

Vào tháng 7/2004, tại khu vực Cầu Mống Sến (Hình 1.15), Quốc lộ 4D (từ Sa Pa đi
Lào Cai), một trận trượt lở đất từ sườn núi đã đổ ập xuống một dãy nhà lán trại tại
công trường của một Công ty xây dựng cầu đường, làm chết 2 người và hư hỏng nhiều
tài sản khác. Tiếp đó, một trận trượt lở đất kinh hoàng ở thôn Sùng Hoàng, xã Phìn
Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã xảy ra vào hồi 21h ngày 13/9/2004. Trên một
vạn mét khối đất đá từ trên cao đổ ập xuống tạo ra chiều rộng vết trượt 100m, dài
400m đã vùi lấp hoàn toàn 4 ngôi nhà của đồng bào dân tộc Dao, 23 người chết và mất
tích cùng với nhiều tài sản chôn vùi trong giây lát [39].

Hình 1.16 Hình ảnh trượt lở đất ở ga Lâm Giang, tỉnh Yên Bái [40]

Ngày 09/10/2017 cũng đã xảy ra một trận trượt lở đất quy mô lớn ở ga Lâm Giang, tỉnh
3
Yên Bái. Khoảng 70.000†100.000m đất đá trượt lở từ sườn núi đổ ập xuống giữa gác
chắn và nhà ga. Chiều rộng khối trượt khoảng 100m đã vùi lấp 7 toa tàu hàng,

22
trong đó 2 toa bị hất văng xuống sát mép bờ sông Hồng [40]. Sự cố trượt lở may mắn
không gây thiệt hại về người nhưng đã làm cho tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai tê liệt
trong thời gian dài.

Có thể thấy rằng, trượt lở đất do mưa là sự cố công trình xảy ra thường xuyên trên toàn
thế giới và ở Việt Nam. Do đó, cần có các nghiên cứu cụ thể nhằm sáng tỏ cơ chế và
đánh giá các nguyên nhân trực tiếp gây ra trượt lở đất để có các biện pháp xử lý công
trình phù hợp.

1.4.2 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất
không bão hòa trên thế giới

Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết cơ học đất không
bão hòa, các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không bão
hòa cũng được mở rộng.
 Cường độ mưa xâm nhập/ks

Thời gian (giờ)


Hình 1.17 Quan hệ giữa cường độ mưa xâm nhập với hệ số thấm [41]

Gasmo và cộng sự (2000) đã sử dụng mô hình số để đánh giá ảnh hưởng của quá trình
nước mưa xâm nhập đến sự ổn định của mái dốc đất tàn tích [41]. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức độ mưa xâm nhập lớn nhất xảy ra ở chân mái dốc. Đồng thời khi cường độ mưa
nhỏ hơn hệ số thấm bão hòa ks, thì ban đầu mức độ mưa xâm nhập nhỏ hơn nhiều k s

nhưng sau đó có xu thể tăng dần tới ks. Còn với những trận mưa có cường độ mưa lớn hơn

ks, thì ban đầu mức độ mưa xâm nhập lớn hơn ks rồi sau đó giảm về ks

23
(Hình 1.17). Trận mưa với cường độ 80mm/ngày sẽ làm giảm hệ số an toàn mái dốc
khoảng 25% sau thời gian 12 giờ, trong khí đó phải mất hai tuần lễ sau khi mưa thì hệ
số an toàn mới tăng ngược trở lại 30%. Đồng thời, nếu trận mưa thứ hai xảy ra ngay
sau khi trận mưa thứ nhất, sẽ làm cho hệ số an toàn giảm thêm 12%.

Rahardjo và cộng sự (2002) đã đưa ra nguyên lý chung đánh giá ổn định mái dốc gồm
cả đất bão hòa và không bão hòa [42]. Nguyên lý bao gồm phương pháp phân tích
thấm, ổn định, sử dụng các chỉ tiêu cơ lý và áp dụng các điều kiện biên. Nghiên cứu
cũng vận dụng tính toán cho một mái dốc đất tàn tích điển hình ở Singapore có các
chiều cao và độ dốc mái khác nhau dưới tác động của một trận mưa điển hình diễn ra
liên tục trong 4 giờ với cường độ 80mm/giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số ổn
định và chiều sâu cung trượt nguy hiểm giảm dần trong thời gian mưa và đạt giá trị
nhỏ nhất khi kết thúc mưa, nhưng sau đó tăng ngược trở lại (Hình 1.18). Nguyên nhân
là do quá trình nước mưa xâm nhập vào mái dốc và làm tăng áp lực nước lỗ rỗng
dương và làm giảm sức kháng cắt của đất kéo theo giảm chiều sâu mặt trượt nguy
hiểm. Đồng thời, kết quả tính toán cũng chỉ ra rằng khi áp lực nước lỗ rỗng dương tăng
thì chiều cao mái dốc ảnh hưởng không đáng kể đến hệ số ổn định và chiều sâu cung
trượt nguy hiểm.
Hệ số an toàn Fs

Thời gian (giờ)


Hình 1.18 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc theo thời gian đối với các mái dốc có
chiều cao khác nhau [42]

Ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc vô hạn cũng đã được nghiên cứu bởi Việt và
cộng sự (2016). Trong nghiên cứu này, các kiểu mưa khác nhau bao gồm Advanced
(cường độ mưa lớn nhất ở đầu trận mưa), Centralized (cường độ mưa lớn nhất ở giữa

24
trận mưa), Delayed (cường độ mưa lớn nhất ở cuối trận mưa) và Uniformed (cường độ
mưa không đổi) [43]. Các trận mưa này đều có thời gian mưa là 16 giờ và tổng lưu
lượng mưa không đổi. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy xu hướng chung của các kiểu
mưa là làm cho hệ số ổn định mái dốc giảm dần theo thời gian (Hình 1.19). Điều đặc
biệt là hệ số ổn định nhỏ nhất của các kiểu mưa khác nhau đều bằng nhau. Tuy nhiên,
mức độ giảm hệ số ổn định lớn nhất xảy ra đối với kiểu mưa Centralized, Delayed và
Uniformed lên tới 33%. Kiểu mưa Advanced có mức độ giảm hệ số ổn định ít nhất chỉ
19% nhưng thời gian để giảm xuống giá trị hệ số ổn định nhỏ nhất lại diễn ra nhanh
nhất.
Hệ số an toàn Fs

Thời gian (giờ)


Hình 1.19 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc theo thời gian đối với các kiểu mưa
khác nhau [43]

1.4.3 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất
không bão hòa ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không
bão hòa đã có những thành tựu nhất định. Một số tác giả đã sử dụng mô hình số và lý
thuyết cường độ chống cắt đất không bão hòa đề giải thích các sự cố công trình do
mưa đã xảy ra trong thực tế [44], [36]. Thìn (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời
gian mưa đến hệ số ổn định mái dốc cho một mái dốc điển hình. Tác giả đã thiết lập
được biểu đồ tương quan giữa hệ số ổn định mái dốc ở các thời điểm khác nhau đối
với các trận mưa có thời gian kéo dài khác nhau.

25
Để đánh giá sự cố sạt trượt mái đê Tả Đuống đoạn K1+070, Thắng (2017) đã dựa vào tài
liệu thống kê dữ liệu khí tượng thủy văn với thời đoạn tính toán từ ngày 21/6/2013 đến
ngày 31/8/2013 [45]. Phương trình SWCC xác định theo Fredlund và Xing (1994)

và góc ma sát biểu kiến được xét hai trường hợp b =‟và b = 0. Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra thời điểm nguy hiểm nhất xảy ra cung trượt là vào ngày 26/8/2013. Đồng thời
khi xét ảnh hưởng của lực hút dính đến sức kháng cắt thì hệ số ổn định mái liên hệ mật
thiết với lượng mưa (Hình 1.20). Hệ số ổn định giảm đến 15% khi không xét ảnh hưởng
của lực hút dính đến sức kháng cắt.
TH-2b TH-1b TH-1a TH-2a Mực nước sông Lượng mưa

1.75 200 10

gLượnmưa (mm)
1.7 180 9

1.65 160 8

1.6 140 7

1.55 120 6

Mực nước sông (m)


Hệ số ổn định,
FS
1.5 100 5

1.45 80 4

1.4 60 3

1.35 40 2

1.3 20 1

1.25 0 0
21/6/2013 1/7/2013 11/7/2013 21/7/2013 31/7/2013 10/8/2013 20/8/2013 30/8/2013 9/9/2013
Thời gian

Hình 1.20 Thay đổi của mực nước sông, lượng mưa và hệ số ổn định [45]

Việt và cộng sự (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mưa lớn đến sự ổn định của mái
dốc tàn tích điển hình ở Yên Bái [46]. Cường độ mưa được phân tích lựa chọn từ chuỗi
dữ liệu thống kê các trận mưa ở Yên Bái từ năm 1960 đến năm 2009. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ rõ sự suy giảm của lực hút dính và gia tăng áp lực nước lỗ rỗng của đất
trong mái dốc từ đó suy giảm cường độ kháng cắt đất không bão hòa và làm giảm hệ
số ổn định mái dốc. Đồng thời, hệ số ổn định mái dốc có xu thế giảm tuyến tính theo
thời gian mưa (Hình 1.21). Đến cuối thời đoạn của trận mưa 60 giờ, hệ số ổn định mái
đã giảm xuống 23%. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian mưa liên tục 14 giờ, mái dốc đã có
nguy cơ mất ổn định.

26
Hệ số an toàn Fs

Thời gian (giờ)


Hình 1.21 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc theo thời gian [46]

Tân và cộng sự (2015) đã tìm ra được ngưỡng mưa gây trượt lở đất dựa trên dữ liệu lượng
mưa trong vòng 25 năm (từ 1990-2014) và số liệu điều tra trượt lở đất trong khu vực
huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình [47]. Theo tác giả thì trượt lở đất quan hệ chặt chẽ với

lượng mưa ngày (P) và lượng mưa tích lũy trong 10 ngày trước đó (P 10). Ngưỡng mưa để

gây trượt đất là P = 128,41 – 0,076 P10 (mm). Đồng thời tác giả cũng đã tìm được xác suất
xuất hiện trượt lở đất trong khu vực là 66%; 96,1% và 99,5% đối với các chu kỳ lặp tương
ứng là 1 năm, 3 năm và 5 năm. Đây là nguyên lý khá phổ biến đang được áp dụng ở nhiều
nơi trên thế giới để đưa ra cảnh báo về trượt lở đất
[48]. Tuy nhiên khi mưa rơi xuống mặt đất, thì chỉ một phần nước mưa xâm nhập vào
mái dốc, phần còn lại là chảy tràn hoặc bốc hơi. Hoàng và Khang (2011) đã xây dựng
được mô hình xác định lượng nước mưa thấm vào mái dốc dựa trên quan hệ giữa lực
hút tuyệt đối, hệ số thấm không bão hòa và độ ẩm thể tích của đất [49]. Tác giả đã ứng
dụng cho mái dốc điển hình ở khu vực thị trấn Cốc Pài, Xín Mần, Hà Giang và tìm ra
lượng nước thấm vào mái dốc cho một trận mưa điển hình chỉ từ 14% đến 34%.

1.5 Kết luận chương 1

Khí hậu ở nước ta có tính phân hóa đa dạng, nhiệt độ trung bình năm cao và lượng
mưa trung bình năm lớn. Đặc biệt, với diện tích có đến 74,3% là khu vực đồi núi và
trung du nên loại đất không bão hòa ở Việt Nam là rất phổ biến. Các bài toán liên quan
đến đất không bão hòa ở Việt Nam rất đa dạng, bao gồm cả mái dốc tự nhiên (tàn tích)

27
hay nhân tạo (đê, đập, đường). Trên thực tế các khối đất trong các mái dốc này là một
hệ đất bão hòa/không bão hòa. Vì vậy, để tính toán một cách đầy đủ và chính xác các
công trình dạng mái dốc thì việc áp dụng các lý thuyết của cơ học đất không bão hòa là
thực sự cần thiết. Nếu chỉ sử dụng các thông số tính toán của cơ học đất bão hòa thì
chúng ta không xác định được chính xác cường độ kháng cắt của đất ở vùng không bão
hòa. Từ đó dẫn đến việc thiết kế mái dốc không hợp lý do việc xác định hệ số ổn định
mái dốc không chính xác.

Đối với đất không bão hòa, SWCC được coi là thông số quan trọng nhất. Nó thường
được dùng để xác định các đặc tính như hệ số thấm, cường độ kháng cắt và biến thiên
thể tích của đất. Việc xác định SWCC bằng thực nghiệm thường rất tốn kém và mất
nhiều thời gian. Trong khi đó, ở Việt Nam thì các thiết bị thí nghiệm để xác định
SWCC còn rất hạn chế. Vì vậy, việc xác định SWCC bằng xác phương trình thực
nghiệm có sử dụng các tham số hiệu chỉnh phù hợp với đặc tính của đất ở Việt Nam là
rất có giá trị.

Trong thực tế, các sự cố công trình về mất ổn định mái dốc phần lớn liên quan đến
mưa. Nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam đã sử dụng mô hình số để nghiên cứu về
quy luật biến đổi của áp lực nước lỗ rỗng (lực hút dính), hệ số ổn định mái dốc theo
thời gian trong quá trình mưa. Tuy nhiên điều kiện biên về lượng mưa xâm nhập vào
mái dốc, cơ chế biến thiên của áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình mưa và sau khi
dừng mưa vẫn chưa thực sự sáng tỏ. Vì vậy, các nghiên cứu thực nghiệm trong điều
kiện ở Việt Nam sẽ được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của mưa lên mái dốc và
ứng dụng vào các bài toán thực tế.

28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC
ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA

2.1 Các biến trạng thái ứng suất của đất không bão hòa

Terzaghi (1936) đã mô tả biến trạng thái ứng suất kiểm soát ứng xử của đất bão hòa như
sau: “Ứng suất tại bất kỳ điểm nào của một mặt cắt qua khối đất có thể được tính toán từ

ứng suất chính tổng 1, 2, 3 tác dụng tại điểm đó. Nếu các lỗ rỗng trong đất chứa đầy

nước và chịu ứng suất uw, thì các ứng suất chính tổng gồm 2 thành phần. Một phần là u w
tác dụng vào nước và có độ lớn bằng nhau theo mọi phương, được gọi là ứng suất trung

hòa hoặc áp lực nước lỗ rỗng. Phần kia là ‟1= 1-uw, ‟2= 2-uw, ‟3= 3-uw biểu thị

lượng vượt quá ứng suất trung hòa u w tác dụng vào hạt đất. Tất cả các ảnh hưởng đo được
do ứng suất thay đổi như nén, xoắn và thay đổi sức kháng cắt đều là do các thay đổi về

ứng suất hiệu quả ‟1, ‟2, ‟3” [20]. Vì vậy ứng suất hiệu quả là biến trạng thái ứng suất
cho đất bão hòa, và được biểu thị bởi phương trình sau:

 (2-1)

Trong đó: ‟là ứng suất pháp hiệu quả;  là ứng suất pháp tổng; uw là ứng suất trung
hòa.

Khái niệm ứng suất hiệu quả tạo nên một nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu cơ học
đất bão hòa. Biến thiên của thể tích và cường độ kháng cắt bị kiểm soát bởi biến thiên
ứng suất hiệu quả. Mặc dù phương trình ứng suất hiệu quả (2-1) không phải là định
luật vật lý, song ứng suất hiệu quả đã chứng tỏ là một biến trạng thái ứng suất duy nhất
khống chế ứng xử của đất bão hòa [1].

Đất không bão hòa có ứng xử rất phức tạp so với đất bão hòa. Có nhiều quan điểm
khác nhau của các nhà khoa học về việc thiết lập biến trạng thái ứng suất cho đất
không bão hòa. Biot (1941) đã đề xuất lý thuyết cố kết tổng quát cho đất không bão
hòa có các bọt khí giam hãm [50]. Các phương trình biểu diễn quan hệ ứng suất biến
dạng được xây dựng theo hai biến trạng thái ứng suất độc lập, đó là ứng suất hiệu quả

( - uw), và áp lực nước lỗ rỗng, uw. Tức là tác giả đã nhận ra được rằng cần phải có

29
một sự tách biệt giữa ảnh hưởng của sự thay đổi ứng suất pháp tổng và thay đổi áp lực
nước lỗ rỗng khi mô tả ứng xử của đất không bão hòa.

Coleman (1962) đã đề xuất sử dụng ba biến số ứng suất là, 1 - ua, 3 - ua và uw - ua,
để biểu thị ứng suất dọc trục, ứng suất buồng và áp lực nước lỗ rỗng trong sơ đồ thí
nghiệm nén ba trục (trong đó ua là áp lực khí lỗ rỗng) [51]. Tương quan về sự thay đổi
của thể tích cho đất không bão hòa được thiết lập dựa theo ba biến số này.

Bishop và Blight (1963) đã đánh giá lại phương trình ứng suất hiệu quả được đề xuất
trước đây đối với đất không bão hòa và chỉ ra rằng sự thay đổi của lực hút dính (u a -
uw) không dẫn đến sự thay đổi ứng xử của đất giống như thay đổi ứng suất pháp thực
( - ua) [52]. Các kết quả thí nghiệm đã được trình bày bằng cách sử dụng các đồ họa
ba chiều với lực hút dính và ứng suất pháp thực tạo thành các trục trực giao độc lập.
Nói cách khác, ứng suất pháp thực và lực hút dính được trình bày dưới dạng các biến
ứng suất độc lập.

Matyas và Radhakrishna (1968) đã đưa ra khái niệm về “tham số trạng thái” để biểu
thị sự thay đổi thể tích của đất không bão hòa [53]. Sự thay đổi của thể tích được biểu

thị bằng mặt cong ba chiều sử dụng hai tham số trạng thái là ( - ua) và (ua - uw). Sự
thay đổi của độ bão hòa cũng được biểu thị bằng quan hệ giữa ứng suất pháp thực và
lực hút dính. Barden và cộng sự (1969) cũng đề xuất sự thay đổi thể tích của đất không
bão hòa có thể được biểu thị bằng 2 tham số riêng biệt là ứng suất pháp thực (

- ua) và lực hút dính (ua - uw) [54].

Vào những năm 1970, Fredlund (1973), Fredlund và Morgenstern (1977) đã giới thiệu
phương pháp phân tích cân bằng lý thuyết cho đất không bão hòa dựa trên cơ sở cơ học
liên tục nhiều pha [55], [56]. Các tác giả trước thường xem đất không bão hòa như một hệ
ba pha, nhưng trong phương pháp phân tích cân bằng lý thuyết thì đất không bão hòa được
xem là một hệ gồm bốn pha với mặt ngoài căng (mặt phân cách khí-nước) được coi là pha
độc lập thứ tư. Theo phương pháp này thì các hạt đất được coi là không ép co và trơ về
mặt hóa học. Các giả thiết này cũng hoàn toàn phù hợp với đất bão hòa. Từ các phân tích
các tác giả đã kết luận là bất kỳ hai trong ba biến ứng suất đều có thể dùng mô tả ứng xử
của đất không bão hòa. Tức là có ba tổ hợp có thể dùng

30
làm biến trạng thái ứng suất đó là ( - ua) và (ua - uw); ( - uw) và (ua - uw); ( - ua) và

( - uw). Trong các tổ hợp trên thì tổ hợp biến trạng thái ứng suất ( - ua) và (ua - uw)
được chấp nhận rộng rãi nhất đối với đất không bão hòa. Trong phân tích ứng suất ba
chiều, các biến trạng thái ứng suất của đất không bão hòa tạo nên hai tenxơ ứng suất
độc lập. Cường độ kháng cắt và biến thiên thể tích của đất không bão hòa được thiết
lập bởi các phương trình liên quan đến các tổ hợp biến trạng thái ứng suất. Ngoài ra
các biến trạng thái ứng suất này cũng đã được kiểm chứng bằng các thí nghiệm [55].

Nói tóm lại, tổ hợp biến trạng thái ứng suất ( - ua) và (ua - uw) là tổ hợp phù hợp nhất
để dùng trong thực tế xây dựng [57], [58]. Ở đây, các ảnh hưởng của biến thiên ứng
suất pháp tổng được tách khỏi các ảnh hưởng gây ra do biến thiên áp lực nước lỗ rỗng.
Đặc biệt áp lực khí lỗ rỗng là áp lực khí quyển (áp suất áp kế bằng không) xảy ra với
hầu hết các bài toán Địa kỹ thuật.

2.2 Lực hút dính của đất không bão hòa và cách xác định

2.2.1 Khái niệm lực hút dính

Theo định nghĩa của Aitchison (1964) thì lực hút dính là lực hút tương đương xác định
bằng phép đo áp suất riêng phần của hơi nước cân bằng với nước trong đất, có liên
quan với áp suất riêng phần của hơi nước cân bằng với một dung dịch đồng nhất về
thành phần với nước trong đất [59]. Lực hút dính (ua - uw) là hiệu số của áp lực khí lỗ
rỗng ua, thường là áp lực khí quyển ở ngoài trời và áp lực nước lỗ rỗng uw.

(a) (b)

Hình 2.1 Sự thay đổi của lực tác dụng: (a) đất bão hòa và (b) đất không bão hòa [60]
Hình 2.1 minh họa sự thay đổi của áp lực nước tác dụng lên hạt đất khi đất bão hòa và
không bão hòa. Có thể thấy rằng, trong trường hợp đất bão hòa thì áp lực nước trong lỗ
rỗng có xu thể đẩy các hạt đất ra xa. Trong khi với trường hợp đất không bão hòa, do

31
tác dụng của lực mao dẫn làm các hạt đất gắn kết lại với nhau [60]. Để mô tả ứng xử
của đất không bão hòa thì việc xác định được giá trị lực hút dính là một yếu tố quan
trọng. Hiện nay có thể đo lực hút dính bằng phương pháp trực tiếp hoặc bằng phương
pháp đo gián tiếp.

2.2.2 Đo trực tiếp lực hút dính bằng căng kế

Căng kế (Tensometer) là loại thiết bị để đo trực tiếp áp lực nước lỗ rỗng âm hay lực
hút dính trong đất. Các bộ phận chính của căng kế bao gồm một cốc gốm được nối tới
áp kế bằng ống dẫn (Hình 2.2). Cốc gốm có tác dụng cho phép nước đi qua nhưng
không cho khí đi qua. Khi đặt cốc gốm trong môi trường đất, nước trong ống dẫn sẽ đi
vào hoặc đi ra qua cốc gốm tùy theo lực hút của đất. Khi đạt cân bằng giữa đất và hệ
đo, nước trong căng kế sẽ cùng có áp lực âm như nước trong lỗ rỗng. Trong thực tế,
giá trị giới hạn đo của căng kế là -90kPa do hiện tượng sinh bọt khí của nước trong
căng kế. Đối với các bài toán địa kỹ thuật thì áp lực nước lỗ rỗng âm có trị số bằng lực

hút dính vì áp lực khí lỗ rỗng là áp lực khí quyển (ua= áp lực kế bằng không) [1].

Hình 2.2 Căng kế chế tạo bởi công ty Soilmoisture Equipment Corp [61]

Tùy thuộc chiều dài của ống dẫn mà có thể đo được lực hút dính trong đất ở các độ sâu
khác nhau. Hiện nay, trên thị trường đã có các thiết bị đo được lực hút dính ở độ sâu từ
1,2 ÷1,5 m. Cần phải chú ý hiệu chỉnh kết quả đo lực hút dính tương ứng với chiều cao
cột nước trong căng kế, ống căng kế càng dài thì giá trị hiệu chỉnh càng lớn. Các kết
quả hiệu chỉnh này làm giá trị áp lực âm đo được lớn hơn giá trị hiển thị trên thiết bị
đo. Trong trường hợp chiều cao cột nước là 1,5 m thì giá trị hiểu chỉnh áp lực tương
ứng là 15,2 kPa.

32
Để khắc phục nhược điểm của căng kế là chỉ đo giá trị lực hút dính ở dải thấp, một số
nhà khoa học đã phát triển một số thiết bị có thể đo được lực hút dính trong đất lên tới
giá trị 1500 kPa [62].

2.2.3 Đo gián tiếp lực hút dính

Để đo gián tiếp lực hút dính trong đất, người ta sử dụng một khối xốp tiêu chuẩn làm
cảm biến. Vật liệu của khối xốp có thẻ là thạch cao, gốm, nilon, thủy tinh hoặc kim
loại. Cảm biến khối xốp phải được đưa về cân bằng với lực hút dính trong đất, lúc cân
bằng thì lực hút dính trong khối xốp và trong đất bằng nhau. Lực hút dính được suy ra
từ độ ẩm của khối xốp, còn độ ẩm của khối xốp được xác định bằng cách đo lương tính
chất dẫn nhiệt hoặc dẫn điện của khối xốp. Những tính chất này là hàm số của độ ẩm
và có thể thiết lập qua các tương quan. Khi hiệu chỉnh, khối xốp sẽ chịu tác dụng của
các lực hút dính khác nhau và xác định được các tính chất dẫn nhiệt hoặc dẫn điện của
khối xốp. Các giá trị đo được của tính dẫn nhiệt hoặc dẫn điện ở mỗi điều kiện cân
bằng với đất sẽ được sử dụng để xác định lực hút dính thông qua đường cong hiệu
chỉnh.

2.3 Xác định đường cong đặc trưng đất-nước

2.3.1 Đặc điểm SWCC

Như đã trình bày ở mục 1.3.1, SWCC được định nghĩa là mối quan hệ giữa lượng chứa
nước trong đất và lực hút của đất. Lượng chứa nước trong đất có thể biểu diễn bằng
nhiều cách thức. Phổ biến trong các bài toán địa kỹ thuật là sử dụng độ ẩm trọng
lượng, w, là tỷ số giữa khối lượng (hoặc trọng lượng) nước trong đất và khối lượng
(hoặc trọng lượng) hạt đất. Trong lĩnh vực khoa học đất thì độ ấm thể tích, , là tỷ số
giữa thể tích nước trong đất và tổng thể tích mẫu đất. Ngoài ra có thể sử dụng độ bão
hòa, S, là tỷ số giữa thể tích nước và thể tích lỗ rỗng để biểu diễn lượng chứa nước
trong đất. Fredlund (2002) còn giới thiệu một số cách khác để biểu diễn lượng chứa

nước như sử dụng độ ẩm trọng lượng không thứ nguyên, dg, là tỷ số giữa độ ẩm trọng

lượng ở trạng thái bất kỳ, w, với độ ẩm trong lượng ở trạng thái bão hòa, w s, hoặc độ

ấm thể tích không thứ nguyên, dv, là tỷ số giữa độ ẩm thể tích ở trạng thái bất kỳ, ,

và độ ẩm thể tích khi bão hòa, s [63].

33
Lực hút của đất có thể là lực hút dính (hay áp lực mao dẫn), lực hút thẩm thấu hoặc lực
hút tổng (lực hút dính kết hợp với lực hút thẩm thấu). Các giá trị của lực hút có thể thay
6
đổi từ 0 đến 10 kPa do đó lực hút của đất thường được biểu thị dưới dạng logarit
[1]. Một số thông số chính khống chế hình dạng của SWCC bao gồm: độ ẩm thể tích
bão hoà, s, là độ ẩm thể tích tại giá trị lực hút dính bằng 0 kPa; độ ẩm thể tích bão
hoà dư, r, là độ ẩm thể tích thấp nhất khi nước trong lỗ rỗng không liên thông; giá trị
khí vào hay áp lực bọt khí, a, là lực hút ứng với lúc khí có thể thấm vào các lỗ rỗng lớn
nhất. Nói chung độ ẩm bão hòa ws và giá trị khí vào AEV thường tăng theo tính dẻo
của đất [28] .

Giá trị khí vào


Độ chứa khí dư

Nhánh khô và nhánh ướt


Độ ẩm thể tích chuẩn hóa

Nhánh khô

Nhánh ướt

Độ ẩm tàng dư

Lực hút dính(kPa)

Hình 2.3 Hiện tượng trễ của SWCC [1]

Hình dáng SWCC có dạng tương tự như đường quan hệ giữa hệ số rỗng và ứng suất
hiệu quả trong thí nghiệm nén cố kết với hai nhánh giảm ẩm và nhánh tăng ẩm tương
tự như đường nén và đường nở [1]. Theo nhánh giảm ẩm, độ ẩm của đất giảm khi lực
hút dính tăng và ngược lại trên nhánh tăng ẩm, độ ẩm của đất tăng khi lực hút dính
giảm. Nhánh giảm ẩm và nhánh tăng ẩm của SWCC thường không nằm trùng nhau,
hiện tượng này được gọi là hiện tượng trễ của SWCC (Hình 2.3).

2.3.2 Thí nghiệm xác định SWCC

2.3.2.1 Đĩa tiếp nhận khí cao

SWCC là một yếu tố quan trọng nhất để xác định các đặc trưng của đất không bão hòa
ứng dụng trong các bài toán địa kỹ thuật. Trong lĩnh vực nông nghiệp nó đã được đo

34
lường từ những năm 1930. Nhiều thiết bị đã được phát triển để đo lường phạm vi lớn
của lực hút dính. Điển hình trong số đó như của Reginato và van Bavel (1962) sử dụng
tấm Tempe với áp lực 100 kPa hoặc tấm áp suất thể tích với áp lực 200 kPa [64]. Sau
này, các nhà khoa học đã chế tạo ra các đĩa tiếp nhận khí cao tới 500 kPa hoặc 1500
kPa như của Fredlund và Rahardjo [1]. Các thiết bị này cho phép đo đạc được khối
lượng nước hoặc thể tích nước trong mẫu đất, từ đó xác định được lượng chứa nước
cân bằng với lực hút dính tác dụng vào mẫu .

Một đĩa tiếp nhận khí cao có các lỗ rất nhỏ với kích thước tương đối đồng đều nhau.
Đĩa có tác dụng như một màng ngăn giữa khí và nước (Hình 2.4). Đĩa thường được
làm bằng gốm chế tạo từ kaolin nung kết. Khi đĩa được bão hòa nước, khí không thể đi
qua đĩa do tính năng mặt ngoài căng chống lại dòng khí.

Mặt căng

Khí

Nước

Khí

Đĩa gốm bão hòa nước

Vùng chứa nước

Dẫn tới hệ đo

Hình 2.4 Nguyên lý làm việc của đĩa tiếp nhận khí cao [1]

Tính năng chống lại dòng khí của đĩa gốm là do lực căng bề mặt T s được phát triển do
mặt ngoài căng. Mặt ngoài căng có tác dụng như một màng mỏng nối các lỗ rỗng bán

kính Rs trên bề mặt đĩa gốm. Hiệu giữa áp suất khí ở trên mặt ngoài căng và áp suất
nước ở dưới mặt ngoài căng chính là lực hút dính. Lực hút dính lớn nhất có thể giữ qua
bề mặt đĩa gọi là giá trị tiếp nhận không khí của đĩa, giá trị này được minh họa bằng
phương trình Kelvin như sau:

(2-2)

35
Trong đó: (ua-uw)d là giá trị tiếp nhận không khí của đĩa tiếp nhận khí cao; T s là sức
căng mặt ngoài; Rs là bán kính cong mặt ngoài

Hiện nay đĩa tiếp nhận khí cao đã được sản xuất thương mại hóa phù hợp cho nhiều
dải đo khác nhau. Giá trị lớn nhất của áp lực khí mà đĩa có thể tiếp nhận được hiện nay
là khoảng 1500 kPa [28]. Đĩa tiếp nhận khí cao thường được sử dụng ở các thí nghiệm
trong phòng nhằm đưa mẫu đất không bão hòa đến các trạng thái có lực hút dính khác
nhau.

2.3.2.2 Các phương pháp thí nghiệm xác định SWCC

Các phương pháp thí nghiệm xác định SWCC gồm có năm phương pháp được miêu tả
trong tiêu chuẩn ASTM D6836-02 [65]. Phương pháp A (cột treo) phù hợp với khoảng
áp lực từ 0 đến 80 kPa, và phù hợp cho loại đất hạt thô có tốc độ thoát nước nhanh.
Phương pháp B (tấm chiết áp và đo lường thể tích) phương pháp C (tấm chiết áp và đo
lường khối lượng) phù hợp với khoảng áp lực từ 0 đến 1500 kPa. Hai phương pháp
này thường phù hợp với đất hạt mịn, có tốc độ thoát nước chậm. Phương pháp D (ẩm
kế) phù hợp với khoảng áp lực từ 500 kPa đến 100 MPa và sử dụng được trong vùng
áp lực gần với trạng thái bão hòa. Phương pháp E (máy ly tâm) thường sử dụng cho
các loại đất các loại đất có kích thước hạt lớn và phạm vị áp lực tới 120 kPa. Ngoài ra
có thể kết hợp các phương pháp để xác định chi tiết SWCC. Theo cách này thì phương
pháp A hoặc E được sử dụng để xác định lực hút ở giá trị thấp và gần với trạng thái
bão hòa để xác định chính xác giá trị khí vào, phương pháp B hoặc C được sử dụng khi
lực hút có giá trị trung gian (100 đến 1000 kPa) và phương pháp D được sử dụng lực
hút có giá trị lớn (> 1000 kPa).

2.3.2.3 Thí nghiệm xác định SWCC bằng bình chiết áp lực cao

Trong năm phương pháp thí nghiệm ở trên, phương pháp B và C là thường được sử
dụng ở các phòng thí nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. Thiết bị chính của thí nghiệm là
đĩa tiếp nhận khí cao, kỹ thuật tịnh tiến trục được sử dụng để tạo lực hút dính khác
nhau cho các mẫu đất trong quá trình thí nghiệm.

Đối với đất không bão hoà, áp lực khí lỗ rỗng u a thường là áp lực khí quyển (u a = 0) và áp
lực nước lỗ rỗng âm (uw < 0). Trong quá trình thí nghiệm, tác dụng lực hút dính lên

36
mẫu bằng cách giữ để áp lực nước lỗ rỗng bằng không và đặt vào mẫu một áp lực khí
lỗ rỗng dương. Khi đó để làm thay đổi lực hút dính trong đất thì chỉ cần thay đổi áp
lực khí tác dụng lên mẫu đất. Đây được gọi là kỹ thuật tịnh tiến trục [1].

Khi thí nghiệm, mẫu đất được đặt trong buồng áp suất và ở mặt trên của đĩa gốm. Mặt
dưới của đĩa gốm tiếp xúc với lớp nước được ngăn cách bởi màng cao su. Nước trong
màng cao su được liên thông với khí quyển bên ngoài để đảm bảo áp lực nước lỗ rỗng
trong mẫu đất bằng không. Khi đó, áp lực khí lỗ rỗng sẽ là áp lực dương và có thể điều
chỉnh bằng hệ thống van điều áp. Lúc này, lực hút dính tác dụng lên mẫu đất chính là
áp lực khí tác dụng vào buồng áp lực. Quá trình tác dụng áp lực khí lên mẫu đất làm
cho nước lỗ rỗng thoát qua đĩa ra buồng chứa nước. Lượng nước thoát ra khỏi mẫu đất
có thể kiểm soát được thông qua số đọc trên ống đo nước. Tại thời điểm áp lực cân
bằng lượng nước trong đất giảm tương ứng với lượng tăng lực hút dính và đất có độ
ẩm tương ứng với một lực hút dính xác định. Trong trường hợp thí nghiệm đồng thời
nhiều mẫu thí nghiệm ở cùng cấp áp lực, thì cần phải cân khối lượng mẫu sau khi đã
được cân bằng áp lực để xác định chênh lệch về khối lượng nước chứa trong mẫu đất.
Thay đổi các giá trị khác nhau của lực hút dính và xác định được độ ẩm còn lại trong
mẫu đất thì sẽ xác định được SWCC.

2.3.3 Phương trình SWCC

Các phương trình SWCC đều chứa một tham số liên quan đến AEV và một tham số
liên quan đến tốc độ thoát nước. Một số phương trình sử dụng tham số thứ ba để phân
biệt đường cong khi giá trị lực hút dính nhỏ so với phạm vi lực hút dính lớn. Việc sử
dụng ba tham số cho phép sự linh hoạt hơn khi phải hiệu chỉnh với kết quả thí nghiệm,
các tham số này có thể phụ thuộc vào nhau [28].

Mỗi phương trình thực nghiệm có thể phù hợp với nhánh giảm ẩm hoặc tăng ẩm.
Fredlund và cộng sự (2012) đã chỉ ra hai nhược điểm lớn nhất của các phương trình
này [28]. Thứ nhất đó là đường biểu diễn ở phạm vi lực hút dính nhỏ là đường tiệm
cận với đường nằm ngang. Do đó khi xét vi phân trong phạm vi lực hút dính nhỏ thì độ
ẩm thể tích tiến về không, nên không thực tế. Pham & Fredlund (2005) đã thiết lập
phương trình phù hợp hơn khi lực hút dính nhỏ nhưng các hàm này không liên tục
[19]. Hạn chế thứ hai của các phương trình thực nghiệm đó là ở phạm vi lực hút dính

37
lớn vượt qua giá trị nước vào thì đường cong có xu thế tiệm cận với đường nằm ngang
khi lực hút dính tiến tới vô hạn. Fredlund và Xing (1994) đã khắc phục vấn đề thứ hai
này bằng cách áp dụng hệ số hiệu chỉnh để độ ẩm của đất đạt giá trị bằng không khi
6
lực hút ở giá trị 10 kPa [18]. Phương trình của Fredlund và Xing (1994) có dạng như
sau:

{ [ ]}
(2-3)

Trong đó: C(ψ) là hệ số hiệu chỉnh, được xác định theo biểu thức:

[ ]

a =ψi [ ]

[ ]

Ở đây ψr là lực hút dính ứng với độ ẩm thể tích dư, θ r; (ψi, θi) là tọa độ điểm uốn của
SWCC; s là độ dốc của đường tiếp tuyến với đường cong, ψ p là giao điểm của đường
tiếp tuyến với trục lực hút dính.
Chuẩn hóa độ ẩm thể tích

Lực hút dính (kPa)


Hình 2.5 SWCC theo phương trình của Fredlund và Xing (1994)

38
Có thể thấy rằng khi C(1000000) bằng không, thì tại giới hạn đó lực hút dính đạt giá trị
6
10 kPa tương ứng với độ ẩm thể tích θ=0. SWCC khi lực hút dính thấp không bị ảnh
hưởng đáng kể do C(ψ) = 1. SWCC theo phương trình của Fredlund và Xing (1994)
được minh họa ở Hình 2.5.

2.3.4 Ước lượng SWCC

Để xây dựng được SWCC hoàn chỉnh, ngoài việc tiến hành thí nghiệm xác định độ ẩm
của đất ở các giá trị lực hút dính khác nhau còn cần phải sử dụng kết hợp với các
phương trình thực nghiệm sẵn có của một số tác giả. Do đó việc xác định SWCC
thường khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Trong trường hợp thiếu các thiết bị thí
nghiệm xác định SWCC hoặc trong các phân tích, tính toán ban đầu, có thể sử dụng
một số phương pháp khác để ước lượng SWCC.

Hiện nay có ba cách phổ biến để ước lượng SWCC bao gồm: (1) sử dụng chuỗi dữ liệu
sẵn có của các loại đất tương tự, khi sử dụng cách này cần chú ý đến sự tương đồng về
thành phần hạt, giới hạn chảy và giới hạn dẻo; (2) sử dụng đường cong cấp phối hạt
(3) so sánh tương quan giữa chỉ tiêu cơ lý của đất và các tham số của SWCC. Trong ba
cách này, thì hai cách đầu tiên được sử dụng phổ biến hơn cả do dễ dàng sử dụng và
tính phổ biến của dữ liệu đầu vào.

Nhiều mô hình đã được đề xuất để ước lượng SWCC từ đường cong cấp phối hạt,
trong đó mô hình Modified Kovacs (2003) (MK) được biết đến rộng rãi vì nó phù hợp
với khá nhiều loại đất bao gồm cả đất rời và đất dính [66]. Theo mô hình MK thì lượng
nước được giữ trong đất được quy về hai cơ chế chính là lực mao dẫn và lực dính bám.
Mao dẫn được coi là cơ chế chính khi lực hút dính thấp và dính bám là cơ chế chính
khi lực hút dính cao. Hai thành phần này được kết hợp bởi phương trình (2-4) như sau:

〈 〉
(2-4)

Trong đó: S là độ bão hòa; θ là độ ẩm thể tích; n là độ lỗ rỗng, S c là độ bão hòa liên quan đến
cơ chế mao dẫn; Sa là độ bão hòa liên quan đến cơ chế dính bám; 〈〉 = 0,5(x+| |).

39
Độ bão hòa liên quan đến cơ chế mao dẫn Sc được xác định theo công thức sau:

*( ) + [ ]
(2-5)

Ở đây: hc0 là chiều cao mao dẫn tương đương liên quan đến đường kính lỗ rỗng tương
đương và bề mặt hạt đất; ψ là lực hút; m là hệ số kích thước lỗ rỗng.

Độ bão hòa liên quan đến cơ chế dính bám Sa được xác định theo công thức kinh
nghiệm (2-6):

( )
(2-6)

Ở đây: ac là hệ số dính bám; e là hệ số rỗng; ψn là hệ số, ψn = 1cm; khi ψ có đơn vị là


7
cm; ψ0 là hệ số ψ0 = 10 cm.

Đối với đất rời bốn tham số hc0; ψr ; m và ac của mô hình MK được xác định bằng các
biểu thức:
1,2
ac =0,01 Ψr = 0,86hc0


[ ]

Ở đây: D10 là đường kính cỡ hạt tương ứng với 10% lọt sàng; Cu là hệ số đồng đều hạt.

Đối với đất dính bốn tham số hc0; ψr ; m và ac của mô hình MK được xác định bằng
các biểu thức:
1,2
ac =0,0007 m=0,00003 Ψr = 0,86hc0

Ở đây: ρs là khối lượng riêng của hạt đất; wL là độ ẩm giới hạn chảy.

40
2.4 Dòng thấm trong đất không bão hòa

2.4.1 Định luật thấm của Darcy cho đất không bão hòa

Theo Darcy (1856) vận tốc dòng thấm trong đất bão hòa tỷ lệ với gradient thủy lực
theo phương trình (2-7) như sau [67],:

(2-7)

Trong đó: vw: là vận tốc dòng thấm; kw : là hệ số thấm của nước; hw/y: là gradient
thủy lực theo hướng y, có thể ký hiệu là iw.

Hệ số tỷ lệ giữa vận tốc thấm của nước và gradient thuỷ lực được gọi là hệ số thấm k w.
Hệ số thấm là hằng số đối với đất bão hòa. Phương trình (2-7) cũng có thể viết theo
các hướng x và z. Dấu âm trong phương trình (2-7) biểu thị là các dòng nước thấm
chảy theo hướng giảm gradient thuỷ lực.

Hình 2.6 Kết quả thực nghiệm của định luật thấm Darcy cho đất không bão hòa [68]

Nước chỉ có thể thấm qua các lỗ rỗng chứa nước. Khi các lỗ rỗng chứa khí thì dòng
thấm không thể thấm qua. Do vậy, các lỗ rỗng đầy khí trong đất không bão hoà có thể
xem tương tự như pha rắn và đất có thể xem như bão hoà với độ ẩm giảm [69]. Khi đó,
định luật Darcy có thể có hiệu lực cho đất không bão hoà tương tự với đất bão hoà.
Tuy nhiên, thể tích nước (hay độ ẩm) phải không đổi khi gradien thuỷ lực thay đổi.

Kết quả thực nghiệm kiểm chứng định luật Darcy cho đất không bão hòa đã được thực
hiện bởi Childs và Collis-Goerge (1948) ở trên Hình 2.6 [68]. Trong thí nghiệm, một
cột đất không bão hòa có độ ẩm đồng nhất và cột nước áp lực không đổi chịu tác dụng

41
của các gradient thủy lực khác nhau. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy tại một độ ẩm
riêng biệt, hệ số thấm k w là hằng số đổi với các gradient thủy lực khác nhau. Nói cách
khác, vận tốc thấm của nước trong đất không bão hòa có quan hệ tuyến tính với
gradient thủy lực khi hệ số thấm kw là hằng số. Như vậy, định luật thấm của Darcy
hoàn toàn có thể áp dụng với đất không bão hòa [1]. Tuy nhiên, độ lớn của hệ số thấm
kw sẽ thay đổi tùy theo giá trị của độ ẩm thể tích trong đất không bão hòa.

2.4.2 Các tương quan phụ thuộc của hệ số thấm

Đối với đất bão hòa, hệ số thấm được coi là hàm của hệ số rỗng [70]. Trong tính toán
cho đất bão hòa với dòng thấm ổn định và không ổn định, hệ số thấm thường coi như
là không đổi.

Tuy nhiên, với đất không bào hòa thì hệ số thấm phụ thuộc vào cả hệ số rỗng và độ
bão hòa (hoặc độ ẩm). Do dòng thấm chỉ chảy qua các lỗ rỗng chứa nước nên tỷ lệ
phần trăm lỗ rỗng chứa nước đóng vai trò quan trọng. Khi đất bắt đầu giảm bão hòa,
bọt khí sẽ chiếm chỗ của nước trong các lỗ rỗng, và làm giảm thể tích lỗ rỗng chứa
nước, kéo theo tốc độ thấm nước giảm đi. Khi lực hút dính trong đất tăng lên, dẫn đến
giảm thêm về thể tích lỗ rỗng cho nước chiếm. Đồng thời, mặt phân cách khí nước bị
kéo ngày càng gần tới các hạt đất làm cho hệ số thấm của nước giảm nhanh. Đối với
đất không bão hòa, hệ số thấm là hàm của hai trong ba thông số sau [71], [72]:

(2-8)

hoặc (2-9)

hoặc (2-10)

Nhiều phương trình bán thực nghiệm cho hệ số thấm đã được suy ra từ SWCC [14],
[73]. Trên thực tế, hầu hết các hàm thấm được xác định từ SWCC.

2.4.3 Xác định hệ số thấm của đất không bão hòa

Hệ số thấm của đất có thể được xác định bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc đo trực tiếp hệ số thấm có thể được thực hiện cả ở trong phòng hoặc ngoài thực
địa. Tuy nhiên các phép đo hệ số thấm của đất không bão hòa thường rất khó khăn và
tốn thời gian. Vì vậy các nhà khoa học đã phát triển một số phương pháp khác để xác

42
định hệ số thấm. Hiện nay, có bốn phương pháp để xác định hệ số thấm đó là: mô hình
kinh nghiệm, mô hình thống kê, mô hình tương quan và mô hình hồi quy.

Theo phương pháp mô hình kinh nghiệm, các nhà khoa học cho rằng có sự liên quan
giữa đặc tính của SWCC và hàm thấm, từ đó sử dụng mối quan hệ này theo cách thực
nghiệm. Brooks và Corey (1964) đưa ra khái niệm chỉ số phân bố kích thước lỗ rỗng là
độ dốc của đường cong quan hệ giữa độ bão hòa hiệu quả và lực hút dính [73]. Phương
trình có dạng như sau:

(2-11)

(2-12)

(2-13)

Trong đó: ks: là hệ số thấm khi đất bão hòa; : là hằng số thực nghiệm, thường được lấy
từ 3 đến 4 cho các loại đất [74], [75]; (ua – uw)b là giá trị lực hút dính phải vượt qua
trước khi khí ở trong lỗ rỗng giảm đi; S e là độ bão hòa hiệu quả; Sr: là độ bão hòa dư
mà tại đó khi lực hút dính tăng thì không làm thay đổi độ bão hòa.

Mô hình hồi quy dựa vào chuỗi các số liệu hệ số thấm từ các kết quả thí nghiệm hoặc
sử dụng các số liệu từ các phương pháp khác để thiết lập hàm hồi quy. Trong khi đó
các mô hình thống kê sử dụng mô hình vật lý bằng tập hợp các lỗ rỗng mà nước có thể
chảy qua. Mô hình vật lý phổ biến nhất được sử dụng là của Childs & Collis-George
(1948). Một số hàm thấm đã được tìm ra bằng cách dựa vào kết quả thực nghiệm của
mô hình này. Hầu hết các phương trình thiết lập theo cách này sử dụng phương pháp
tích phân đường cong SWCC từ điều kiện bão hòa.

Với các mô hình tương quan, sự liên quan giữa hàm thấm và đường cong SWCC được
thể hiện một cách toàn diện hơn. Các đặc trưng riêng biệt của đất đã được bổ sung vào
các hàm tương quan này. Fredlund và cộng sự (1994) đề xuất phương trình xác định
hàm thấm như sau [76]:

43
  (2-14)
∫ 

 
∫ 

Trong đó : là hệ số thấm ở giá trị lực hút bất kỳ, ks là hệ số


thấm bão hòa;  là độ ẩm thể tích chuẩn hóa,  = (-r)/(s-r); s và r là độ ẩm thể
tích bão hòa và độ ẩm thể tích dư,  là độ ẩm thể tích bất kỳ; q = 2; b = ln(1000000); là
giá trị khí vào; y là biến tích hợp; ‟ là đạo hàm của phương trình (2-3); e là cơ

sô tự nhiên, e = 2,71828.

Sau đó, Leong và Rahardjo (1997) đã sử dụng các chỉ tiêu phân loại đất để xác định
hàm thấm có dạng [77]:
.p (2-15)

Trong đó: p là hệ số tùy thuộc vào từng loại đất.

Công thức này thường được lựa chọn sử dụng vì tính chất đơn giản, đồng thời dễ dàng
thấy được sự liên hệ giữa hàm thấm và SWCC. Ban đầu Leong và Rahardjo (1)997 sử
dụng sáu loại đất để chuẩn hóa giá trị của p [77]. Sau đó, Fredlund và cộng sự (2001)
đã sử dụng khoảng 300 số liệu để chuẩn hóa giá trị của p [78]. Kết quả tính toán cho
thấy, đối với đất cát thì giá trị của p là 2,37; với đất sét là 4,34; với đất cát bụi là 2,86
và đất sét bụi là 3,58. Giá trị p phù hợp cho các loại đất thay đổi từ 2,4 đến 5,6 và giá
trị trung bình của p cho tất cả các loại đất là 3,29.

2.5 Xác định cường độ kháng cắt của đất không bão hòa

2.5.1 Phương trình cường độ kháng cắt của đất không bão hòa

Như vậy đối với đất bão hòa, chỉ cần sử dụng một biến trạng thái ứng suất là ứng suất

pháp thực (– uw) để xác định cường độ kháng cắt của đất như ở phương trình (1-1).
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cần phải sử dụng ít nhất hai biến trạng thái ứng
suất cho đất không bão hòa. Các nghiên cứu của Fredlund (1979) và Fredlund và
Rahardjo (1987) đã chứng tỏ tổ hợp biến trạng thái ứng suất ( - ua) và (ua - uw) là tổ
hợp phù hợp nhất để dùng cho đất không bão hòa [57], [58]. Khi đó phương trình

44
cường độ kháng cắt cho đất không bão hòa được viết dưới dạng như phương trình (1-
2).

So sánh phương trình (1-1) và phương trình (1-2) cho thấy phương trình cường độ
kháng cắt của đất không bão hòa là sự mở rộng từ đất bão hòa. Khi đất bão hòa, thì áp

lực nước lỗ rỗng uw tiến tới áp lực khí lỗ rỗng u a tức là lực hút dính ua – uw = 0, lúc đó
phương trình (1-2) lại trở về dạng phương trình (1-1).

Mặt bao phá hoại của đất bão hòa được vẽ trên đồ thị hai hướng như ở Hình 1.6. Đối với
đất không bão hòa, mặt bao phá hoại được hình thành từ đồ thị ba hướng với tung độ là
ứng suất cắt  và hoành độ là các hợp ứng suất pháp thực (- ua) và lực hút dính

(ua-uw). Mặt phẳng phía trước biểu diễn cho đất ở trạng thái bão hòa tức là lực
hút dính bằng không, các mặt phẳng phía sau biểu thị cho đất ở trạng thái không
bão hòa với các lực hút dính khác nhau. Đồ thị 3 hướng ở Hình 2.7 là sự mở rộng
của Hình 1.6 về hướng thứ 3 cho lực hút dính (ua-uw). Góc ma sát trong liên hệ tới
b
lực hút dính được đặc trưng bởi góc  thể hiện lượng tăng cường độ kháng cắt
do tăng lực hút dính. Trong khí đó góc ma sát trong ’ biểu thị liên hệ giữa lượng

tăng cường độ kháng cắt do tăng ứng suất pháp thực (- ua).

Hình 2.7 Đường bao phá hoại mở rộng Mohr-Coulomb của đất không bão hòa [1]

45
Phương trình (1-2) cho thấy mối quan hệ tuyến tính của cường độ kháng cắt theo lực hút dính, Tuy
nhiên nhiều kết quả thực nghiệm sau này đã chứng tỏ xu thế phi tuyến của mối quan hệ này. Phương trình
cường độ kháng cắt dạng phi tuyến theo đề xuất của Vanapalli và cộng sự (1996) có dạng như sau [79]:

(2-16)
   [ ( )]

Trong đó:  là độ ẩm thể tích; s là độ ẩm thể tích bão hòa; r là độ ẩm thể tích dư.

So sánh phương trình (1-2) và phương trình (2-16) ta thu được mối quan hệ:

  (2-17)
   (  )

Do giá trị  thay đổi theo lực hút dính, vì vậy phương trình (2-16) đã nêu lên
b
được mối quan hệ phi tuyến của  theo lực hút dính. Từ đó có thể thấy rằng,
b
góc  có thể xác định được từ đường cong SWCC.

Phương trình cường độ kháng cắt của đất không bão hòa còn được biểu thị
dưới nhiều dạng khác nhau. Fredlund và cộng sự (1996) đã đề xuất phương
trình cường độ kháng cắt liên quan đến độ ẩm thể tích như sau [80]:

 (2-18)
   (  )

Trong đó: là tham số hiệu chỉnh phụ thuộc vào loại đất. Sau này dựa vào số
liệu thí nghiệm của các loại đất từ các vùng nghiên cứu khác nhau, Garven
vàn Vanapallli (2006) đã đề xuất phương trình kinh nghiệm liên hệ giữa tham
số hiệu chỉnh và chỉ số dẻo PI của đất như ở phương trình (2-19) [81]:

(2-19)

Oberg và Sallfors (1997) lại cho rằng lực hút dính liên quan đến độ bão hòa S
do đó sức kháng cắt của đất không bão có thể được viết dưới dạng [82]:

    (2-20)

46
Bao và cộng sự (1998) đã đề xuất một biến số mới  để xét ảnh hưởng của lực
hút dính tới cường độ kháng cắt đất không bão hòa,  đạt giá trị bằng 1,0 khi lực

hút dính nhỏ hơn giá trị khí vào (u a-uw)b [83]. Khi lực hút dính vượt quá giá trị khí

vào và tiến tới giá trị lực hút dính dư (u a-uw)r thì  được tính theo biểu thức:

Khi đó phương trình cường độ kháng cắt cho đất không bão hòa có dạng sau:

     (2-21)

Ngoài ra, một số tác giả khác như Lee và cộng sự (2005) và Vilar (2006) sử dụng
SWCC và các tham số hiệu chỉnh để thiết lập phương trình cường độ kháng cắt
của đất không bão hòa [84], [85]. Tuy nhiên, trong các phương trình cường độ
kháng cắt của đất không bão hòa ở trên, thì phương trình (1-2) do Fredlund và
cộng sự (1978) đề xuất và phương trình (2-16) do Vanapalli và cộng sự (1996) đề
xuất thường được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất [11], [79].

2.5.2 Thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt của đất không bão hòa

Cũng tương tự như đối với đất không bão hòa, người ta cũng thường sử dụng
hai loại thí nghiệm để xác định cường độ kháng cắt của đất không bão hòa là
thí nghiệm cắt trực tiếp và thí nghiệm ba trục. Thiết bị thí nghiệm về cơ bản
tương tự như đối với các thí nghiệm cho đất bão hòa truyền thống. Chỉ có một
điểm khác biệt nhỏ đó là đặt thêm một đĩa tiếp nhận khí cao ở đáy mẫu để có
thể tạo ra các giá trị lực hút dính khác nhau cho mẫu đất.

Đối với thí nghiệm ba trục, có năm phương pháp để xác định cường độ kháng cắt
của đất không bão hòa đó là (1) thí nghiệm cố kết thoát khí+nước (CD); (2) thí
nghiệm độ ẩm không đổi (CW); (3) thí nghiệm cố kết không thoát khí+nước (CU); (4)
thí nghiệm không cố kết không thoát khí+nước (UU); (5) thí nghiệm nở hông (UC).

Trong trường hợp thí nghiệm CU và CD, chữ cái đầu tiên có nghĩa là cố kết trước khi
cắt, chữ cái thứ hai có ý nghĩa là điều kiện thoát nước trong quá trình cắt. Thí nghiệm độ
ẩm không đổi là trường hợp đặc biệt khi mà áp lực khí được duy trì theo kiểu thoát

47
nước và áp lực nước được duy trì theo kiểu không thoát nước. Cả áp lực khí và
áp lực nước được duy trì theo kiểu không thoát nước trong sơ đồ thí nghiệm
không thoát nước UU. Thí nghiệm nở hông UC là trường hợp đặc biệt của thí
nghiệm UU khi áp lực hông bằng không. Bảng 2.1 tóm tắt các điều kiện về áp lực
khí, áp lực nước hoặc thay đổi thể tích trong các sơ đồ thí nghiệm ba trục [1].

Bảng 2.1 Các phương pháp thí nghiệm ba trục cho đất không bão hòa

Phương Cố kết Điều kiện thoát khí nước Quá trình cắt
pháp thí trước khi Áp lực khí Áp lực Thay đổi
Khí Nước
nghiệm cắt ua nước uw thể tích V
CD Có Có Có C C M
CW Có Có Không C M M
CU Có Không Không M M
UU Không Không Không
UC Không Không Không

Ghi chú: M = đo lường; C = kiểm soát

2.5.3 Một số kết quả xác định cường độ kháng cắt của đất không bão hòa

Mối quan hệ phi tuyến của cường độ kháng cắt và lực hút dính đã được nhiều nhà
khoa học kiểm chứng bằng thực nghiệm. Theo kết quả thí nghiệm của Satija (1978)
b
với đất sét Dhanauri, với đất có khối lượng riêng khô nhỏ thì góc  đạt giá trị ’ khi
lực hút dính nhỏ hơn giá trị 50 kPa, sau đó giảm nhanh khi lực hút dính tăng dần tới
giá trị 150 kPa và hầu như không đổi khi lực hút dính tiếp tục tăng [9]. Còn đối với
b
đất có khối lượng riêng khô lớn thì góc  không đổi khi lực hút dính nhỏ hơn giá trị
75÷100 kPa sau đó giảm nhanh khi lực hút dính tăng dần tới giá trị 300 kPa và hầu
b
như không đổi khi lực hút dính tiếp tục tăng. Sự thay đổi của góc  theo lực hút dính
kéo theo sự phi tuyến của cường độ kháng cắt với lực hút dính. Hình 2.8 biểu diễn
các kết quả thực nghiệm xác định cường độ kháng cắt theo lực hút dính với đất sét
Dhanauri có các giá trị khối lượng riêng khô khác nhau.

Escario và Sasez (1986) cũng đã xác định được mối quan hệ phi tuyến giữa cường độ
kháng cắt và lực hút dính. Các thí nghiệm cắt trực tiếp đã được thực hiện trên ba loại
đất ở Madrid [86]. Tính phi tuyến của cường độ kháng cắt theo lực hút dính thể hiện rõ
ràng hơn khi phạm vi thí nghiệm của lực hút dính rộng hơn như ở trên Hình 2.9.

48
(a)

(b)
Hình 2.8 Kết quả thí nghiệm cho đất sét Dhanauri [9], (a) đất có khối lượng riêng khô
nhỏ; (b) đất có khối lượng riêng khô lớn

(a) (b)

Hình 2.9 Kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp cho đất sét Madrid được thực hiện bởi Escario
và Sasez (1986), (a) Quan hệ  và (a-ua); (b) Quan hệ  và (ua-uw)

49
Nói chung, các kết quả thực nghiệm đối với đất không bão hòa đã chỉ ra các quy luật

như sau: (1) Ở cùng giá trị áp lực buồng 3, cường độ kháng cắt của đất tăng lên khi
lực hút dính tăng; (2) Ở cùng lực hút dính, cường độ kháng cắt của đất tăng lên khi áp

lực buồng 3 tăng; (3) Cường độ kháng cắt và lực hút dính có mối quan hệ phi tuyến
khi lực hút dính tăng dần về giá trị lực hút dính dư. Ban đầu cường độ kháng cắt tăng
nhanh khi lực hút dính vượt qua giá trị khí vào, nhưng sau đó tăng chậm và thậm chí
giảm xuống khi lực hút dính lớn [86] [79] [87].

2.6 Phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát trong phân tích ổn định mái dốc
đẩt không bão hòa

Đối với mái dốc đất bão hòa, phương pháp cân bằng giới hạn đã được áp dụng rộng rãi và
phổ biến khi phân tích ổn định mái dốc. Một số tác giả sau này đã tìm cách mở rộng
các phân tích truyền thống để áp dụng cho phân tích ổn định mái dốc đất không
bão hòa khi xét đến sự ảnh hưởng của áp lực nước lỗ rỗng âm. Phương pháp cân
bằng giới hạn tổng quát (GLE) bởi Fredlund và cộng sự trong những năm 1970
(Fredlund và Karhn (1977); Fredlund và cộng sự (1981)). Phương pháp này dựa
vào hai phương trình hệ số an toàn và cho phép biến đổi lực tương tác giữa các
thỏi [88], [89]. Trong đó một phương trình tính toán hệ số ổn định theo cân bằng
mô men ( ) và một phương trình tính toán hệ số ổn định theo cân bằng lực ( ).

T©m quay

VÕt nøt
c¨ng aL X
AL b

MÆt
tr-ît XL
EL W
R
h
ER
XR

NSm

Hình 2.10 Sơ đồ lực tác dụng trong phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát [89]

50
Hai phương trình cân bằng đối với đất không bão hòa như sau:

∑[ (  ) ] (2-22)

∑ ∑

(2-23)
∑[ (  )  ]

Trong đó: và lần lượt là hệ số an toàn chống trượt theo cân bằng mô men và
cân bằng lực
W là trọng lượng thỏi đất có bề rộng b và chiều cao h
N là tổng các lực thẳng đứng tác dụng lên đáy thỏi
Sm là lực cắt tại đáy thỏi
E là lực tương tác pháp tuyến giữa các thỏi (chỉ số L và R lần lượt là bên trái và
bên phải của thỏi đất)
X là lực tương tác tiếp tuyến giữa các thỏi (chỉ số L và R lần lượt là bên trái và
bên phải của thỏi đất)
R là khoảng cách từ tâm quay đến đáy thỏi
f là khoảng cách từ tâm quay đến lực thẳng đứng N
x là khoảng cách nằm ngang từ tâm thỏi đến tâm quay
A là tổng áp lực nước (chỉ số L và R lần lượt là bên trái và phải của thỏi đất)
a là khoảng cách từ tổng áp lực nước đến tâm quay
α là góc giữa tiếp tuyến qua tâm đáy thỏi với phương
ngang β là chiều rộng đáy thỏi theo phương góc α

2.7 Kết luận chương 2

Chương 2 của luận án đã trình bày cơ sở tính toán ổn định mái dốc của đất không bão
hòa. Lực hút dính, SWCC, hàm thấm và cường độ kháng cắt là những thông số cơ bản
của đất không bão hòa thường được sử dụng khi tính toán ổn định mái dốc. Đối với lực
hút dính ở dải thấp, có thể dùng căng kế để đo đạc, đây là các giá trị thường xảy ra với
hầu hết các bài toán địa kỹ thuật. Với trường hợp lực hút dính ở giải cao cần phải sử
dụng các đầu đo cảm biến.

51
SWCC có thể được xác định bằng thí nghiệm hoặc từ các phương trình thực nghiệm.
Các phương trình SWCC đều chứa một số tham số hiệu chỉnh thống kê liên quan đến
giá trị khí vào AEV và tốc độ thoát nước. Hiện nay có ba cách phổ biến để ước lượng
SWCC bao gồm: (1) sử dụng chuỗi dữ liệu sẵn có của các loại đất tương tự; (2) sử
dụng đường cong cấp hối hạt; (3) so sánh tương quan giữa chỉ tiêu cơ lý của đất và các
tham số của SWCC. Trong ba cách này, thì cách một và cách hai được sử dụng phổ
biến hơn cả do dễ dàng sử dụng và sự phổ biến của dữ liệu đầu vào. Vì vậy, hướng
nghiên cứu tiếp theo của tác giả liên quan đến việc xác định các tham số hiệu chỉnh
theo mô hình MK cho một số loại đất ở Việt Nam.

Hệ số thấm của đất không bão hòa là một hàm số phụ thuộc vào cả hệ số rỗng và độ
bão hòa do dòng thấm chỉ chảy qua các lỗ rỗng chứa nước. Phương pháp hiện nay
thường dùng là thiết lập tương quan giữa hàm thấm và SWCC. Đối với cường độ
kháng cắt của đất không bão hòa thì phương trình của Fredlund và cộng sự (1978) và
của Vanapalli và cộng sự (1996) là được sử dụng phổ biến hơn cả [11], [79].
Tuy nhiên phương trình của Vanapalli và cộng sự (1996) thể hiện tính phi
tuyến của cường độ kháng cắt đất không bão hòa tốt hơn so với phương trình
của Fredlund và cộng sự (1978). Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm xác định các thông số cơ bản của một số loại đất ở Việt Nam
nhằm sáng tỏ một số vấn đề nêu trên.

52
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC
TRƯNG CỦA ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA

3.1 Đặt vấn đề

Sự làm việc của của đất trong mái dốc đất đắp các công trình thủy lợi như đê, đập
thường rất phức tạp do liên quan đến trạng thái bão hòa hoặc không bão hòa. Đối với
vùng đất nằm dưới đường bão hòa thì có thể coi như bão hòa hoàn toàn và việc áp
dụng các lý thuyết về cơ học đất bão hòa là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên đối với vùng
đất nằm phía trên đường bão hòa tồn tại ba pha gồm pha rắn, pha lỏng và pha khí. Khi

đó xuất hiện sự chênh lệch giữa áp lực khí lỗ rỗng u a và áp lực nước lỗ rỗng uw, được

gọi là lực hút dính (ua-uw). Lực hút dính và SWCC là những thông số quan trọng của
đất không bão hòa, nó được dùng để xác định các đặc tính của đất không bão hoà như
hệ số thấm, cường độ chống cắt và biến thiên thể tích của đất nên việc xác định chính
xác các thông số này có ý nghĩa lớn. Những năm gần đây, các nghiên cứu về cơ học
đất không bão hòa đã được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt
Nam cơ sở dữ liệu về cơ học đất không bão hòa vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, việc
nghiên cứu bổ sung để làm sáng tỏ các đặc tính của đất không bão hòa ở nước ta có ý
nghĩa quan trọng.

Các nghiên cứu thực nghiệm dưới đây sẽ xác định một số đặc trưng cơ bản của một số
loại đất không bão hòa trong mái dốc công trình thủy lợi. Các đặc trưng được nghiên
cứu bao gồm lực hút dính, đường cong đặc trưng đất nước, hàm thấm và cường độ
kháng cắt.

3.2 Xác định lực hút dính của đất

3.2.1 Thiết bị thí nghiệm đo lực hút dính kiểu 2725ARL-Jetfill

Trong nghiên cứu này, căng kế kiểu 2725ARL-Jet fill được sử dụng để đo trực tiếp lực
hút dính trong môi trường đất. Thiết bị này đã được thương mại hóa và chế tạo bởi
Công ty Soilmoisture Equipment Corp. Các bộ phận chính của căng kế bao gồm một
cốc gốm tiếp nhận khí cao có đường kính 22 mm được nối tới áp kế bằng ống dẫn
dạng nhựa dẻo. Trên cùng là nắp đậy có nút bịt dạng piston có tác dụng kín nước và
hút khí (Hình 3.1).

53
Hình 3.1 Cấu tạo căng kế kiểu 2725ARL-Jet fill [61]

3.2.2 Nguyên lý hoạt động của căng kế

Căng kế là loại thiết bị để đo trực tiếp lực hút nước gây ra bởi các hạt đất. Cốc gốm có
tác dụng cho phép nước đi qua nhưng không cho khí đi qua. Khi đổ đầy nước vào ống
dẫn và đặt cốc gốm vào môi trường đất, nước trong ống dẫn sẽ đi vào hoặc đi ra thông
qua lỗ rỗng của cốc gốm. Khi môi trường đất khô, nước bên trong ống dẫn sẽ đi ra
ngoài tạo ra môi trường chân không trong ống dẫn. Khi áp suất trong ống dẫn cân bằng
với lực hút dính trong đất thì nước trong ống dẫn ngừng di chuyển. Các giá trị của lực
hút dính sẽ được hiển thị bởi áp kế. Nếu đất tiếp tục khô hơn thì nước trong ống dẫn sẽ
tiếp tục di chuyển ra ngoài và thiết lập trạng thái cân bằng mới. Nếu đất ẩm ướt hơn thì
nước trong đất sẽ di chuyển ngược vào trong ống dẫn. Giới hạn đo của căng kế kiểu
2725ARL-Jet fill là 80 đến 85 kPa do hiện sinh bọt khí của nước ở trong căng kế [61].
Hiện nay, chiều dài tối đa của ống dẫn là 1,8 m tức là độ sâu đo đạc của căng kế ở hiện
trường là 1,8 m kể từ mặt đất. Tuy nhiên, cần phải xét đến ảnh hưởng của áp lực nước
gây ra bởi cột nước ở trong ống dẫn. Tức là một mét cột nước sẽ gây nên áp lực 10
kPa, do đó hiệu quả thực tế của loại căng kế này là chỉ đo được lực hút giới hạn từ 62
đến 67 kPa.

3.2.3 Quy trình thí nghiệm xác định lực hút dính bằng căng kế 2725ARL

Các bước thí nghiệm xác định lực hút dính của đất bằng căng kế kiểu 2725ARL-Jet fill
ở hiện trường được thực hiện theo trình tự như sau:

54
Bước 1: Làm bão hòa cốc gốm bằng cách bơm liên tục nước đã tách khí (de-air water)
vào cốc gốm trong khoảng thời gian từ 5÷10 phút.

Bước 2: Kết nối các bộ phận của căng kế bao gồm cốc gốm, ống dẫn, áp kế và nắp
đậy.

Bước 3: Sử dụng bình bơm nước có gắn dây dẫn nhỏ để bơm nước vào trong ống dẫn
ngược từ dưới lên. Nếu còn xuất hiện bọt khí trong ống dẫn thì có thể ép pit-tông ở nắp
đậy nhiều lần để làm thoát khí ra ngoài.

Bước 4: Sử dụng búa đóng ống thép rỗng có đường kính d = 22 mm vào mái dốc đến
độ sâu dự kiến lắp đặt căng kế. Cần chú ý phần đầu của ống thép dạng khum tròn,
tương tự với hình dáng của phần đáy cốc gốm.

Bước 5: Rút ống thép ra khỏi đất và đưa căng kế vào lỗ hổng vừa tạo được, dùng đất
sét dẻo lấp kín kẽ hổng giữa căng kế và đất nền.

Bước 6: Chờ giá trị lực hút ổn định, đọc số chỉ áp kế sau khoảng thời gian khoảng
10÷15 phút.

Trong trường hợp vị trí cần đo đạc lực hút dính có độ sâu lớn (lớn hơn 0,5 m), thì trước
khi tiến hành bước 4 cần sử dụng máy khoan để tạo được lỗ hổng có đường kính từ
100÷130 mm. Sau khi lắp đặt căng kế cần lấp kín lỗ hổng vừa tạo ra bằng dung dịch
đất-bentonite. Quá trình lắp đặt căng kế được minh họa trong Hình 3.2.

Hình 3.2 Hình ảnh minh họa quá trình lắp đặt căng kế ở hiện trường [61]

55
So với tài liệu hướng dẫn sử dụng [61], quy trình trên đã cải tiến được 3 điểm mới như
sau: (1) Cải tiến quy trình bão hòa cốc gốm (bước 1) bằng cách sử dụng khí đã tách
nước. Cách làm này đảm bảo cốc gốm được bão hòa hoàn toàn và rút ngắn thời gian
bão hòa cốc gốm. (2) Cải tiến quy trình lắp đặt căng kế vào trong đất (bước 4) bằng
cách sử dụng ống thép rỗng. Phương pháp này đảm bảo môi trường đất xung quanh
căng kế không bị nén chặt, làm ảnh hưởng đến kết quả xác định lực hút dính. (3) Bổ
sung cách lắp đặt căng kế ở độ sâu lớn bằng cách khoan tạo lỗ và lấp kín lỗ hổng bằng
dung dịch đất-bentonite. Cách làm này đảm bảo quá trình lắp đặt và tháo dỡ căng kế ở
độ sâu lớn được thuận tiện.

3.2.4 Lựa chọn vị trí thí nghiệm xác định lực hút dính

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mái dốc đất không bão hòa đắp bằng đất đa nguồn
gốc phân bố ở miền Bắc Việt Nam. Do đó tác giả đã lựa chọn một số mái dốc điển
hình ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang và Bắc Ninh và Hưng Yên. Đây là
các tỉnh có số lượng hồ đập lớn (Bắc Giang có 467 hồ chứa các loại), có hệ thống sông
lớn chảy qua (sông Hồng, sông Cầu, sông Thương, sông Kỳ Cùng), có lượng mưa lớn
(Quảng Ninh mưa trung bình năm trên 2000 mm) và là các trung tâm kinh tế lớn của
vùng (Quảng Ninh, Bắc Ninh).

Vị trí đo lực hút dính


Mực nước hồ

Đất đắp đồng chất

Hình 3.3 Vị trí xác định lực hút dính ở trong các mái dốc

Trong thực tế, mặt trượt nguy hiểm thường xảy ra đối với các mái dốc phía hạ lưu đê,
đập. Vì vậy, lực hút dính của đất ở mái hạ lưu đê, đập sẽ được xác định. Để xét đến
mức độ ảnh hưởng của đường bão hòa trong mái dốc, các điểm đo được bố trí một số
điểm từ đỉnh đến chân mái dốc. Ở mỗi công trình, lực hút dính được đo đạc tại mặt cắt
giữa đập với ba vị trí là đỉnh mái dốc, giữa mái dốc hạ lưu và chân mái dốc hạ lưu. Do
độ sâu lắp đặt tối đa của thiết bị đo là 1,8m và để đảm bảo vị trí đo đạc nằm hoàn toàn

56
phía trên đường bão hòa nên tác giả lựa chọn 3 độ sâu điển hình để đo đạc lực hút dính
trong mái dốc là 25 cm, 45 cm và 1,0 m. Như vậy, kết quả đo lực hút dính ở hiện
trường có thể đại diện cho giá trị lực hút dính của lớp đất ở vùng bề mặt của mái dốc
có chiều dày từ 1,0 m đến 2,0 m.

Hình 3.4 Hình ảnh minh họa đo lực hút dính ở hiện

trường 3.2.5 Kết quả thí nghiệm xác định lực hút dính

Thí nghiệm xác định lực hút dính được tác giả tiến hành đo đạc ở 2 đợt của năm 2017,
trong đó đợt 1 được tiến hành ở tháng 8 và tháng 9 năm 2017, đợt 2 được tiến hành ở
tháng 11 và tháng 12 năm 2017. Kết quả thí nghiệm xác định lực hút dính trong các
mái dốc được tổng hợp từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.4:

Bảng 3.1 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở đỉnh mái dốc đợt 1 năm 2017

Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu Thời


STT Công trình Địa điểm
0,25m 0,45m 1,0m điểm đo
1 Đập Ba Son Lạng Sơn 45 43 T8/2017
2 Đập Bản Cưởm Lạng Sơn 37 36 T8/2017
3 Đập Khau Piều Lạng Sơn 44 42 T8/2017
4 Đập Bầu Lầy Bắc Giang 41 38 T9/2017
5 Đập Chúc Bài Sơn Quảng Ninh 40 37 T9/2017
6 Đê tả Hồng Hưng Yên 30 28 T9/2017
7 Đê Hữu Cầu Bắc Ninh 34 32 T9/2017

57
Bảng 3.2 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở giữa và chân mái dốc đợt 1 năm 2017

Giữa mái dốc Chân mái dốc


Thời
STT Công trình Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu điểm đo
0,25m 0,45m 0,25m 0,45m
1 Đập Ba Son 41 40 42 43 T8/2017
2 Đập Bản Cưởm 34 32 36 34 T8/2017
3 Đập Khau Piều 38 37 37 36 T8/2017
4 Đập Bầu Lầy 33 32 31 27 T9/2017
5 Đập Chúc Bài Sơn 35 33 32 34 T9/2017
6 Đê tả Hồng 28 27 26 28 T9/2017
7 Đê Hữu Cầu 32 30 31 29 T9/2017
Bảng 3.3 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở đỉnh mái dốc đợt 2 năm 2017

Giữa mái dốc Chân mái dốc


Thời
STT Công trình Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu điểm đo
0,25m 0,45m 0,25m 0,45m
1 Đập Ba Son 52 49 50 47 T12/2017
2 Đập Bản Cưởm 35 35 40 41 T12/2017
3 Đập Khau Piều 42 37 44 40 T12/2017
4 Đập Khe Đặng 44 46 43 42 T11/2017
5 Đập Khe Chão 57 54 56 51 T11/2017
6 Đập Bầu Lầy 38 37 37 35 T11/2017
7 Đập Chúc Bài Sơn 41 42 40 39 T11/2017
8 Đập Rộc Cùng 31 28 30 30 T11/2017
9 Đê tả Hồng 36 35 33 31 T12/2017
10 Đê Hữu Cầu 39 37 35 34 T12/2017

Kết quả đo đạc đã cho thấy sự tồn tại của lực hút dính trong mái dốc đất không bão
hòa. Tại thời điểm đo, các giá trị của lực hút dính trong mái dốc một số công trình thủy
lợi ở phía Bắc Việt Nam có giá trị trong khoảng từ 30 † 50 kPa. Giá trị lực hút dính ở
đợt 2 có xu thế lớn hơn ở đợt 1 từ 5 † 10 kPa có thể là do thời điểm đo của đợt 2 được
tiến hành ở mùa khô. Giá trị lực hút dính ở độ sâu nhỏ hơn thì có xu thế biểu thị giá trị
lớn hơn so với giá trị lực hút dính ở độ sâu lớn. Nguyên nhân là do các điểm ở gần bề
mặt mái dốc bị ảnh hưởng bởi quá trình bốc hơi nên làm độ ẩm giảm so với các điểm ở
độ sâu lớn. Quy luật này tương đồng với các kết quả thí nghiệm được thực hiện bởi
một số tác giả [90], [91], [92]. Tuy nhiên, mức độ biến động của lực hút dính trong các

58
mái dốc đất đắp công trình thủy lợi không lớn như đối với các kết quả đo đạc từ các
mái dốc tự nhiên như của Lim và cộng sự (1996), Li và cộng sự (2005). Nguyên nhân
là do mực nước ngầm trong các mái dốc công trình thủy lợi không quá xa bề mặt mái
dốc nên độ ẩm của đất được duy trì do hiện tượng mao dẫn. Mặt khác, bề mặt của mái
dốc được bao phủ bởi lớp cỏ bảo vệ mái nên làm giảm hiện tượng bốc hơi của đất.

Bảng 3.4 Kết quả đo lực hút dính (kPa) ở giữa và chân mái dốc đợt 2 năm 2017

Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu Thời


STT Công trình Địa điểm
0,25m 0,45m 1,0m điểm đo
1 Đập Ba Son Lạng Sơn 56 53 T12/2017
2 Đập Bản Cưởm Lạng Sơn 40 39 T12/2017
3 Đập Khau Piều Lạng Sơn 46 43 35 T12/2017
4 Đập Khe Đặng Bắc Giang 47 48 T11/2017
5 Đập Khe Chão Bắc Giang 59 55 T11/2017
6 Đập Bầu Lầy Bắc Giang 40 36 33 T11/2017
7 Đập Chúc Bài Sơn Quảng Ninh 44 44 38 T11/2017
8 Đập Rộc Cùng Quảng Ninh 35 33 T11/2017
9 Đê tả Hồng Hưng Yên 32 33 T12/2017
10 Đê Hữu Cầu Bắc Ninh 36 36 T12/2017

Do lực hút dính trong mái dốc công trình thủy lợi thay đổi trong phạm vi nhỏ nên sẽ
ảnh hưởng lớn đến cường độ kháng cắt của đất không bão hòa so với đất bão hòa. Các
kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như Thu và cộng sự (2006), Fredlund và cộng sự
(1987) đã chứng tỏ trong phạm vi thay đổi của lực hút dính nhỏ hơn 50÷70 kPa thì góc
b
 = ‟ [29], [93]. Như vậy cường độ kháng cắt của đất trong vùng không bão hòa sẽ
gia tăng đáng kể và làm tăng hệ số ổn định mái dốc.

Kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy kết quả mô phỏng tính toán ổn định mái dốc
trong Luận án tiến sỹ của Hương (2013) chưa hoàn toàn phù hợp với thực tế [31].
Trong nghiên cứu này, lực hút dính tính toán ở vùng gần bề mặt mái đập của tác giả có
b
giá trị khá lớn kéo theo giá trị của góc  sẽ giảm đi, dẫn đến hiệu quả tăng cường độ
kháng cắt không cao.

Sự thay đổi của lực hút dính theo chiều sâu được minh họa ở Hình 3.5, Hình 3.6 và
Hình 3.7. Tại thời điểm đo lực hút dính ở đập Khau Piều, lực hút dính có giá trị là 46

59
kPa ở độ sâu 25 cm, sau đó lần lượt giảm xuống 43 kPa ở độ sâu 45 cm và 35 kPa ở độ
sâu 1,0 m. Trong khi đó ở đập Bầu Lầy, lực hút dính có giá trị là 40 kPa ở độ sâu 25
cm, sau đó lần lượt giảm xuống 36 kPa ở độ sâu 45 cm và 33 kPa ở độ sâu 1,0 m.
Trong khi đó ở đập Chúc Bài Sơn thì lực hút dính không thay đổi ở độ sâu 25 cm và 45
cm cùng đạt giá trị 45 kPa. Ở một số công trình như đập Khe Đặng hay đê tả Hồng thì
lực hút dính ở độ sâu 25 cm lại có giá trị nhỏ hơn so với độ sâu 45 cm.

Lực hút dính (kPa)


0 10 20 30 40 50 60
,00
Đỉnh đập

Mái đập
Độ sâu (m) ,500
Chân đập

1,00

1,500

Hình 3.5 Lực hút dính trong mái dốc đập Khau Piều đợt 2 năm 2017

Lực hút dính (kPa)


0 10 20 30 40 50 60
,00
Đỉnh đập

Độ sâu (m) Mái đập


,500
Chân đập

1,00

1,500

Hình 3.6 Lực hút dính trong mái dốc đập Bầu Lầy đợt 2 năm 2017

60
Sự tồn tại của lực hút dính trong các mái dốc đất đắp công trình thủy lợi sẽ làm tăng
cường độ kháng cắt của đất và tăng hệ số ổn định của mái dốc. Do đó, trong quá trình
tính toán thiết kế, cần phải xét đến sự ảnh hưởng của lực hút dính nhằm tránh lãng phí
quá trình đầu tư xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho công trình.

Lực hút dính (kPa)


0 10 20 30 40 50 60
,00
Đỉnh đập

Độ sâu (m) Mái đập


,500
Chân đập

1,00

1,500

Hình 3.7 Lực hút dính trong mái dốc đập Chúc Bài Sơn đợt 2 năm 2017

Ngoài ra, tác giả cũng đã tiến hành lấy mẫu thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của
mẫu đất tại các vị trí đo lực hút dính ở đỉnh mái dốc. Từ đó tính toán được độ bão hòa
S của đất trong mái dốc, kết quả được thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 3.5 Kết quả xác định độ bão hòa S (%) ở đỉnh mái dốc đợt 2 năm 2017

Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu Thời


STT Công trình Địa điểm
0,25m 0,45m 1,0m điểm đo
1 Đập Ba Son Lạng Sơn 68,6 68,1 T12/2017
2 Đập Bản Cưởm Lạng Sơn 82,4 83,3 T12/2017
3 Đập Khau Piều Lạng Sơn 75,5 79,0 86,9 T12/2017
4 Đập Khe Đặng Bắc Giang 74,3 74,8 T11/2017
5 Đập Khe Chão Bắc Giang 68,4 68,6 T11/2017
6 Đập Bầu Lầy Bắc Giang 82,1 83,1 86,6 T11/2017
7 Đập Chúc Bài Sơn Quảng Ninh 72,8 75,5 78,2 T11/2017
8 Đập Rộc Cùng Quảng Ninh 90,6 91,0 T11/2017
9 Đê tả Hồng Hưng Yên 92,0 91,7 T12/2017
10 Đê Hữu Cầu Bắc Ninh 890 89,8 T12/2017

61
Bảng 3.6 Kết quả xác định độ bão hòa S (%) ở đỉnh mái dốc đợt 1 năm 2017

Ở độ sâu Ở độ sâu Ở độ sâu Thời


STT Công trình Địa điểm
0,25m 0,45m 1,0m điểm đo
1 Đập Ba Son Lạng Sơn 77,0 77,7 T8/2017
2 Đập Bản Cưởm Lạng Sơn 85,6 84,7 T8/2017
3 Đập Khau Piều Lạng Sơn 78,7 79,1 T8/2017
4 Đập Bầu Lầy Bắc Giang 82,3 82,6 T9/2017
5 Đập Chúc Bài Sơn Quảng Ninh 80,8 82,1 T9/2017
6 Đê tả Hồng Hưng Yên 92,6 92,9 T9/2017
7 Đê Hữu Cầu Bắc Ninh 89,9 90,4 T9/2017

Hình 3.8 Quan hệ tương quan giữa lực hút dính và độ bão hòa trong mái dốc công
trình thủy lợi

Từ các kết quả xác định lực hút dính ở hiện trường ở Bảng 3.1 đến Bảng 3.4 và các kết
quả xác định độ bão hòa S trong phòng thí nghiệm ở Bảng 3.5 và Bảng 3.6, thiết lập
được biểu đồ quan hệ giữa lực hút dính và độ bão hòa của đất trong mái dốc của 37 số
liệu thực tế như ở Hình 3.8. Có thể thấy rằng, lực hút dính trong mái dốc tăng lên khi
độ bão hòa giảm đi. Theo lý thuyết thì mối quan hệ này có dạng là một đường cong
hàm số mũ [1]. Xử lý thống kê theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thì quy luật
này có mức độ tương quan chặt chẽ theo hàm số sau:

-0,0228S 2=0,92
(ua-uw)= 255,80e ;R (3-1)
Trong đó: S là độ bão hòa (%); (ua – uw) là lực hút dính.

Mối quan hệ tương quan này có thể sử dụng để xác định lực hút dính trong mái dốc đất
không bão hòa dựa trên kết quả thí nghiệm trong phòng với dải giá trị độ bão hòa và

62
lực hút dính trong giới hạn S=(68%93%) và (ua – uw) =(28kPa59kPa). Kết quả này có
thể dùng để khống chế kiện biên khi tính toán ổn định mái dốc bằng các phần mềm
chuyên dụng như Geo-Studio [5]. Tuy nhiên, hạn chế của tương quan này là chưa xem xét
đến các yêu tố khác ảnh hưởng đến lực hút dính như loại đất, thành phần hạt…

Hình 3.9 Đường cong đặc trưng đất nước của đất trong mái dốc công trình thủy lợi

Phân tích 37 số liệu về lực hút dính của đất trong mái dốc một số công trình thủy lợi
này cho phép xác định được đường cong đặc trưng đất nước theo phương trình của
Fredlund và Xing (1994). Bằng phương pháp làm trùng điểm tính được các thông số a
= 56, n = 2,8 và m = 1,5 với độ lỗ rỗng trung bình bằng 0,44. Đường cong đặc trưng
đất và nước và các số liệu thực tế có hệ số tương quan rất cao là 0,96 và được thể hiện
trên Hình 3.9.

3.3 Xác định SWCC bằng bình áp lực và đĩa tiếp nhận khí cao

3.3.1 Vị trí lấy mẫu thí nghiệm xác định SWCC

Trong nghiên cứu này, các mẫu đất để thí nghiệm xác định SWCC là các mẫu nguyên
dạng được lấy ở độ sâu từ 1,0†2,0 m trong các hố khoan khảo sát ở các công trình đê
hữu Cầu – Bắc Ninh, đập Khau Piều – Lạng Sơn và đập Chúc Bài Sơn – Quảng Ninh.
Ba loại đất này có nguồn gốc và thành phần khác nhau, có thể đại diện cho các loại đất
trong khu vực nghiên cứu. Đất đắp đê hữu Cầu có nguồn gốc trầm tích sông kỷ đệ Tứ,

63
trong khi đất đắp đập Khau Piều có nguồn gốc tàn tích phong hóa từ đá trầm tích sét
bột kết và đất đắp đập Chúc Bài Sơn có nguồn gốc tàn tích phong hóa từ đá biến chất
thuộc loại đá phiến sét, đá phiến thạch anh.

3.3.2 Thiết bị thí nghiệm xác định SWCC

Hình 3.10 Bình chiết áp lực cao để xác định SWCC [31]

Thiết bị thí nghiệm được sử dụng là bình chiết áp lực cao với đĩa tiếp nhận khí 5 bar được
chế tạo bởi hãng Eijkelkamp tại Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi.
Cấu tạo chính của bình áp lực gồm có: Bình áp lực bằng thép chịu được áp lực cao, đĩa
tiếp nhận khí cao đặt ở đáy bình được nối với ống dẫn nước và đường dẫn khí vào gắn với
đồng hồ đo áp lực. Sơ đồ của bình áp lực được minh họa ở Hình 3.10.

3.3.3 Nguyên lý hoạt động của bình áp lực

Nguyên lý hoạt động của bình áp lực được trình bày chi tiết trong mục 2.3.2.3. Mục
đích của thí nghiệm này là nhằm xác định mối quan hệ giữa lượng chứa nước với lực

hút dính (ua - uw). Thông qua ống dẫn khí, các mẫu đất đặt trong bình áp lực sẽ chịu

tác dụng các áp lực khí ua bên ngoài khác nhau. Áp lực nước lỗ rỗng u w được giữ
không đổi bằng 0 kPa do đường dẫn nước kết nối trực tiếp với buồng chứa nước dưới
đáy đĩa tiếp nhận khí cao luôn được nối thông với khí quyển bên ngoài. Do đó, để thay
đổi lực hút dính của mẫu đất chỉ cần thay đổi áp lực khí tác dụng vào bình áp lực thông
qua van điều áp. Bằng cách này, lực hút dính dương được tạo ra mà không cần tác
dụng áp lực nước lỗ rỗng âm. Khi thay đổi áp lực khí tức là thay đổi lực hút dính,

64
nước từ mẫu đất sẽ đi ra hoặc đi vào thông qua đĩa tiếp nhận khí cao. Lúc này lượng
chứa nước trong mẫu đất sẽ được xác định thông qua khối lượng của mẫu. Cần chú ý
lực hút dính trong mẫu đất không được vượt quá giá trị tiếp nhận khí của đĩa gốm.

3.3.4 Trình tự thí nghiệm xác định SWCC

Thí nghiệm xác định SWCC được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật,
Trường Đại học Thủy lợi theo các bước chính sau:

a b

c d
Hình 3.11 Hình ảnh lấy mẫu thí nghiệm ở hiện trường, (a) Khoan khảo sát tại đập
Chúc Bài Sơn; (b) Ảnh nõn khoan của đập Chúc Bài Sơn; (c) Khoan khảo sát tại đập
Khau Piều; (d) Ảnh nõn khoan của đập Khe Chão
Bước 1: Bão hòa đĩa tiếp nhận khí cao. Bão hòa đĩa tiếp nhận khí cao nhằm mục đích
tạo mặt căng để ngăn cách pha khí và pha nước. Trước tiên, cho nước vào đầy buồng
bên dưới đĩa qua ống dẫn và đẩy hết bọt khí trong buồng ra ngoài. Sau đó đặt đĩa vào
một khay inox to, đổ nước vào khay sao cho ngập trên mặt đĩa, ngâm đĩa trong nước 3
đến 5 ngày đến khi đĩa gốm bão hòa. Khi đĩa bão hòa thì nước trong lỗ rỗng của đĩa

65
lưu thông với nước trong buồng. Áp lực nước trong buồng luôn duy trì bằng không (u w
= 0) bằng cách mở ống dẫn nước ra ngoài không khí.

Hình 3.12 Hình ảnh bão hòa mẫu thí nghiệm

Bước 2: Chuẩn bị mẫu. Sau khi khoan khảo sát, các mẫu đất đất nguyên dạng được đóng
gói và bảo quản cẩn thận và chuyển về phòng thí nghiệm (Hình 3.11). Tiếp đó đưa các
3
mẫu đất vào dao vòng có chiều cao 2,0 cm và thể tích 60 cm . Mẫu đất được bão hòa bằng
cách đặt dao vòng chứa mẫu đất vào hộp nén của máy nén tam liên, phía trên và dưới mẫu
có đặt đá thấm và giấy thấm. Đổ nước vào hộp nén đến khi ngập mẫu để mẫu đất bão hoà
2
từ từ, đồng thời đặt tải trọng nén lên mẫu với cấp lực 0,05kG/cm để mẫu không bị trương
nở. Quá trình bão hoà mẫu kéo dài khoảng hai đến ba ngày, khi mẫu bão hoà hoàn toàn thì
khối lượng mẫu không thay đổi (Hình 3.12).

Hình 3.13 Hình ảnh mẫu đất trong bình áp lực khí cao

Bước 3: Đặt mẫu thí nghiệm vào bình áp lực. Đặt mẫu đất đã được bão hòa vào bình
áp lực, siết chặt nắp đậy và mở ống dẫn nước ra ngoài không khí (Hình 3.13). Tăng áp

66
lực khí trong buồng lên 10 kPa, khi đó lực hút dính tác dụng lên mẫu đất trong bình áp
lực là ua – uw = 10 – 0 = 10 kPa. Do tác dụng của lực hút dính, nước trong mẫu đất sẽ
thoát ra ngoài qua đĩa tiếp nhân khí cao. Trạng thái cân bằng của mẫu đạt được là khi
khối lượng của mẫu không thay đổi (thường là sau khoảng thời gian 2 đến 3 ngày).

Bước 4: Tăng áp lực khí trong bình. Sau khi mẫu đất đạt khối lượng ổn định thì tiếp
tục tăng áp lực khí trong bình lên các cấp 25 kPa, 50 kPa, 100 kPa, 200 kPa và 400
kPa. Ở mỗi cấp áp lực cũng xác định khối lượng ổn định của mẫu.

3.3.5 Các đặc trưng của đất dùng trong thí nghiệm

Bảng 3.7 Bảng tổng hợp các đặc trưng cơ bản của ba loại đất thí nghiệm

Ký Đê hữu Đập Khau Đập Chúc


STT Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị
hiệu Cầu Piều Bài Sơn
1 Thành phần hạt
Nhóm hạt sạn - % 6,9 15,7
Nhóm hạt cát - % 31,9 28,6 37,9
Nhóm hạt bụi - % 36,5 43,4 30,4
Nhóm hạt sét - % 31,6 21,1 16,0
2 Độ ẩm tự nhiên W % 26,95 25,30 26,13
3
3 TLR tự nhiên  kN/m 18,8 18,9 19,2
3
4 TLR khô d kN/m 14,8 15,1 15,2
5 Tỷ trọng Gs - 2,70 2,69 2,69
6 Hệ số rỗng e - 0,824 0,781 0,770
7 Độ lỗ rỗng n % 45,18 43,85 43,50
8 Độ bão hoà S % 88,3 87,14 91,3
9 Giới hạn chảy WL % 40,05 37,13 34,16
10 Giới hạn dẻo Wp % 22,34 20,24 22,64
11 Chỉ số dẻo PI % 17,71 16,89 11,52
12 Chỉ số chảy LI - 0,26 0,30 0,30
-6 -5 -5
13 Hệ số thấm bão hòa ks cm/s 2,84.10 3,78.10 6,24.10

Kết quả thí nghiệm cho thấy đất đắp đê hữu Cầu có hàm lượng hạt mịn lớn nhất, tiếp
đó là đến đất đắp đập Khau Piều và đập Chúc Bài Sơn. Hàm lượng hạt sét của 3 loại
đất lần lượt là 31,6%; 21,1% và 16,0%. Vì vậy, tính dẻo của đất đắp đê hữu Cầu cũng
cao hơn so với hai loại đất còn lại. Đồng thời, hệ số thấm bão hòa của đất đắp đê hữu
-6
Cầu có giá trị nhỏ nhất là ks = 2,84.10 cm/s, tiếp theo lần lượt là hệ số thấm của đất

67
-5 -
đắp đập Khau Piều và Chúc Bài Sơn với giá trị k s = 3,78.10 cm/s và ks = 6,24.10
5
cm/s. Độ bão hòa của cả ba loại đất không khác nhau đáng kể, thay đổi trong phạm vi
từ 88% đến 91% và đều ở trạng thái dẻo cứng. Các đặc trưng cơ bản của ba loại đất
được xác định và hợp trong Bảng 3.7.

3.3.6 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC

Kết quả thí nghiệm xác định SWCC của ba loại đất được trình bày trong Phụ lục II và

từ Hình 3.14 đến Hình 3.16. Giá trị độ ẩm thể tích bão hòa s của ba loại đất đắp đê
hữu Cầu, đất đắp đập Khau Piều và đất đắp đập Chúc Bài Sơn lần lượt là 0,452; 0,439
và 0,435. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi lực hút dính nhỏ hơn giá trị khí vào thì độ
ẩm thể tích giảm rất chậm chứng tỏ lượng nước thoát ra khỏi mẫu không nhiều. Tuy
nhiên khi lực hút dính vượt qua giá trị khí vào thì lượng nước trong mẫu đất thoát ra
nhanh và làm cho độ ẩm thể tích giảm nhanh chóng. AEV của ba loại đất thí nghiệm là
đất đắp đê hữu Cầu, đất đắp đập Khau Piều và đất đắp đập Chúc Bài Sơn lần lượt là 42
kPa, 26 kPa và 18 kPa. Như vậy, loại đất có hàm lượng hạt mịn lớn hơn, tính dẻo cao
hơn thì có giá trị khí vào lớn hơn. Nguyên nhân là do khả năng giữ nước của các hạt
mịn tốt hơn so với hạt thô nên cần giá trị lực hút dính lớn hơn để nước có thể thoát ra
khỏi mẫu đất. Tốc độ thoát nước của đất đắp đập Chúc Bài Sơn cũng lớn hơn so với
hai loại đất còn lại.

Hình 3.14 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC của đất đắp đê hữu Cầu

68
Hình 3.15 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC của đất đắp đập Khau Piều

Hình 3.16 Kết quả thí nghiệm xác định SWCC của đất đắp đập Chúc Bài

Sơn 3.3.7 Ước lượng SWCC theo mô hình MK

Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, các thí nghiệm xác định SWCC thường
khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, việc ước lượng SWCC sử dụng trong các
phân tích, tính toán ban đầu thực sự cần thiết.Trong nghiên cứu này, phương trình
Modified Kovacs (MK) được sử dụng để ước lượng SWCC của các loại đất dùng trong
nghiên cứu. Đây là một trong những mô hình được biết đến rộng rãi vì nó phù hợp với
khá nhiều loại đất bao gồm cả đất rời và đất dính dính [28]. Các tham số hiệu chỉnh
của mô hình dựa vào các dữ liệu liên quan đến đường cong cấp phối hạt. Đây là dữ
liệu rất phổ biến trong các tài liệu khảo sát địa chất ở Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là
một mô hình được lựa chọn sử dụng trong bộ phần mềm địa kỹ thuật nổi tiếng là Geo
Studio [5].

69
Khi sử dụng phương trình MK, SWCC của ba loại đất thí nghiệm được mô tả như
trong Hình 3.17 đến Hình 3.19. Kết quả mô phỏng theo phương trình MK cho thấy
SWCC mô phỏng có xu thế dốc hơn và AEV lớn hơn so với kết quả thực nghiệm.
Nguyên nhân là do các tham số hiệu chỉnh ở trong phương trình MK được xử lý thống
kê từ các dữ liệu các loại đất có nguồn gốc Bắc Mỹ [23], [94]. Vì vậy cần thiết phải
thay đổi các tham số hiệu chỉnh của phương trình MK để phù hợp hơn với các loại đất
ở Việt Nam.

Trong phương trình MK, hai tham số hệ số hút dính a c và phân bố kích thước lỗ rỗng
m là các tham số khống chế độ dốc của SWCC và độ lớn của AEV. Quy luật ảnh
hưởng của ac và m đến SWCC là khi ac tăng thì SWCC dốc hơn và khi m tăng thì AEV
tăng. Đối với các loại đất có nguồn gốc Bắc Mỹ, a c và m là các hằng số với giá trị a c
=0,0007 và m=0,00003. Do đó, khi áp dụng cho các loại đất ở vùng Đông Bắc của Việt
Nam cần phải giảm các giá trị của ac và m. So sánh với kết quả thực nghiệm bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất cho thấy, khi a c =0,0005 và m=0,00002 thì đường
cong phù hợp nhất với kết quả thực nghiệm. Vì vậy, tác giả kiến nghị sử dụng a c
=0,0005 và m=0,00002 trong phương trình MK cho các loại đất dính ở phía Bắc Việt
Nam. Đây là một công cụ hữu ích để giả định SWCC khi không có các kết quả thí
nghiệm SWCC dành các loại đất dính ở phía Bắc Việt Nam.

0,6
Kết quả thực nghiệm
0,5
PT Modified Kovacs
Độ ẩm thể tích, 

0,4 Đề xuất hiệu chỉnh

0,3

0,2

0,1

0,0
1 100 10000 1000000
Lực hút dính, ua - uw (kPa)

Hình 3.17 Ước lượng SWCC của đất đắp đê hữu Cầu

70
0,6

0,5 Kết quả thực nghiệm


0,3 PT Modified Kovacs

thểtích
,
0,4
Đề xuất hiệu chỉnh
Độ ẩm

0,2

0,1

0,0 100 10000 1000000


1 Lực hút dính, ua - uw (kPa)

Hình 3.18 Ước lượng SWCC của đất đắp đập Khau Piều

0,6
0,5 Kết quả thực nghiệm
Độ ẩm thể tích, 
PT Modified Kovacs
0,4
Đề xuất hiệu chỉnh
0,3
0,2
0,1
0,0
1 100 10000 1000000
Lực hút dính, ua - uw (kPa)

Hình 3.19 Ước lượng SWCC của đất đắp đập Chúc Bài Sơn

3.3.8 Xác định hàm thấm từ SWCC

Hàm thấm là thông số quan trọng đối với đất không bão hòa, đặc biệt trong các bài
toán có sự ảnh hưởng của môi trường nước. Từ kết quả ước lượng SWCC ở mục 3.3.7,
sử dụng phương trình hàm thấm của Leong và Rahardjo (1997) để xác định hệ số thấm

tại các giá trị lực hút dính khác nhau. Ở đây giá trị độ ẩm thể tích w được xác định
theo hai trường hợp là theo phương trình MK và theo đề xuất hiệu chỉnh của tác giả
như ở mục 3.3.7. Kết quả xác định hệ số thấm của đất không bão hòa tương ứng với
các lực hút dính khác nhau được trình bày trong Hình 3.20 đến Hình 3.22 và trong Phụ
lục III. Kết quả tính toán cho thấy, hình dạng của hàm thấm tương đồng với hình dáng
của SWCC.

71
Hệ số thấm kw (cm/s) 4E-06
PT Modified Kovacs
3E-06
3E-06 Đề xuất hiệu chỉnh
2E-06
2E-06
1E-06
5E-07
0E+00
1 10 100 1000 10000
Lực hút dính, ua - uw (kPa)

Hình 3.20 Hàm thấm của đất đắp đê hữu Cầu

5E-05
Hệ số thấm kw (cm/s) 4E-05 PT Modified Kovacs
4E-05 Đề xuất hiệu chỉnh
3E-05
3E-05
2E-05
2E-05
1E-05
5E-06
0E+00
1 10 100 1000 10000
Lực hút dính, ua - uw (kPa)

Hình 3.21 Hàm thấm của đất đắp đập Khau Piều

7E-05 PT Modified Kovacs


thấmkw (cm/s)

6E-05 Đề xuất hiệu chỉnh


5E-05
4E-05
3E-05
2E-05
Hệ số

1E-05
0E+00
1 10 100 1000 10000
Lực hút dính, ua - uw (kPa)

Hình 3.22 Hàm thấm của đất đắp đập Chúc Bài Sơn

72
3.4 Xác định cường độ kháng cắt của đất bằng máy ba trục

3.4.1 Máy thí nghiệm ba trục

Thiết bị thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu là máy nén ba trục kiểu TRIAX50
của hãng Wykeham Farrance tại Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật, Trường Đại học Thủy
lợi. Các bộ phận chính của máy nén ba trục gồm hệ thống gia tải có tác dụng điều
khiển tải trọng thẳng đứng lên mẫu đất, hệ thống tạo áp lực có tác dụng điều khiển áp
lực buồng và áp lực ngược tác dụng vào mẫu đất, thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng, thiết
bị đo lượng nước vào và ra khỏi mẫu, thiết bị đo chuyển vị của mẫu (Hình 3.24). Ưu
điểm cơ bản của máy nén ba trục là có thể thí nghiệm nhiều loại thí nghiệm khác nhau
và mô phỏng tương đối phù hợp quá trình làm việc thực tế của đất.

3.4.2 Trình tự thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy ba trục

Trong nghiên cứu này, sơ đồ thí nghiệm ba trục cố kết không thoát nước CU được tiến
hành nhằm xác định các thông số kháng cắt hiệu quả của đất bão hòa gồm góc ma sát
trong ‟ và lực dính đơn vị c‟. Cũng tương tự như đối với thí nghiệm SWCC, các mẫu
đất thí nghiệm CU được lấy được lấy trực tiếp ở hiện trường ở độ sâu từ 1,0†2,0m
trong các hố khoan khảo sát các công trình đê hữu Cầu – Bắc Ninh, đập Khau Piều –
Lạng Sơn và đập Chúc Bài Sơn – Quảng Ninh. Các mẫu thí nghiệm CU có dạng hình
trụ với đường kính 38 mm và chiều cao 76 mm (Hình 3.23). Công tác thí nghiệm được
thực hiện tại Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi theo TCVN
8868:2011 với các bước chính sau [95]:

Hình 3.23 Hình ảnh chuẩn bị mẫu thí nghiệm ba trục

73
Hình 3.24 Sơ đồ nguyên lý của máy ba trục

Bước 1: Bão hòa mẫu thí nghiệm. Việc bão hòa mẫu được thực hiện bằng phương pháp
tăng áp lực buồng và áp lực ngược. Trong phương pháp này, việc tăng áp lực buồng và
áp lực ngược được thực hiện luân phiên nhau. Giai đoạn tăng áp lực buồng thì không
để nước thoát ra hoặc thấm vào mẫu, như vậy sẽ có thể xác định được hệ số áp lực
nước lỗ rỗng B tại mỗi cấp áp lực. Áp lực ngược tác động lên mẫu qua đầu trên của
mẫu thí nghiệm. Khi tác động lên cả hai đầu, cả hai van áp lực ngược và van thoát
nước đáy được nối với hệ thống áp lực ngược. Mẫu đất được coi là bão hòa khi hệ số
áp lực nước lỗ rỗng B = Δu/Δσ 0,95 thì mẫu đất được coi là bão hòa; ở đây Δu là
chênh lệch áp lực nước lỗ rỗng và Δσ là chênh lệch áp lực buồng. Tùy theo trạng thái
ban đầu của mẫu thí nghiệm, quá trình bão hòa mẫu thường từ một đến hai ngày.

Bước 2: Cố kết mẫu. Giai đoạn cố kết kế tiếp ngay sau khi giai đoạn bão hoà. Sự cố
kết của mẫu trong thí nghiệm này là đẳng hướng. Mục tiêu của giai đoạn cố kết là đưa
mẫu đất đến trạng thái của ứng suất hiệu quả cần thiết. Khi cố kết mẫu cần tăng áp lực
buồng trong khi vẫn khóa van áp lực ngược để tạo chênh lệch ứng suất hiệu quả cần
thiết. Sau đó mở van áp lực ngược để nước thoát ra khỏi mẫu, đồng thời đọc lượng

74
nước đi ra và áp lực nước lỗ rỗng ở các thời điểm tương ứng. Quá trình cố kết kết thúc
khi độ cố kết của mẫu U = (uo – ui)/ (uo – ub)  0,95; ở đây uo là áp lực nước ban đầu
trước khí cố kết, ui là áp lực nước tại thời điểm bất kỳ và u b là áp lực buồng. Thời gian
cố kết mẫu thường từ 4 giờ đến 8 giờ.

Hình 3.25 Máy nén ba trục TRIAX50 tại phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật

Bước 3: Nén mẫu. Giai đoạn nén mẫu được thực hiện tiếp sau khi kết thúc quá trình
bão hòa mẫu. Khi nén mẫu van áp lực ngược cần đóng lại để nước không thoát ra
ngoài, van áp lực buồng cần mở ra để duy trì áp lực ngang tác dụng lên mẫu. Tốc độ
biến dạng tác dụng lên mẫu sao cho quá trình phá hoại mẫu xảy ra không nhỏ hơn hai
giờ. Trong thí nghiệm này, tốc độ biến dạng của mẫu được lựa chọn là 0,15mm/phút.
Ở giai đoạn nén cần đọc đồng thời số đọc của thiết bị đo biến dạng và áp lực nước lỗ
rỗng (Hình 3.25).

3.4.3 Kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy ba trục

Kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt của ba loại đất được tóm tắt trong Bảng
3.8. Kết quả thí nghiệm cho thấy đất đắp đập Chúc Bài Sơn có góc ma sát trong lớn nhất
o
‟ = 26,7 , nguyên nhân là do loại đất này chứa nhiều hàm lượng hạt thô nhất.

75
Trong khi đó, đất đắp đê hữu Cầu thể hiện tính ma sát nhỏ nhất với giá trị của của ‟ =
o
19,6 . Kết quả thí nghiệm chi tiết được trình bày trong Phụ lục IV. Hình 3.26 biểu diến
quan hệ giữa độ lệch ứng suất nén và biến dạng dọc trục của mẫu đất đắp đập Khau
Piều. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy sự phụ thuộc của trạng thái ứng suất, khi áp lực
ngang tăng thì độ lệch ứng suất cũng tăng và ngược lại. Đường cong quan hệ ứng suất
biến dạng cũng cho thấy ứng xử của đất thể hiện ở trạng thái cố kết thông thường, với
biến dạng dọc trục tại thời điểm phá hoại từ 12% đến 15%.

Bảng 3.8 Kết quả tổng hợp thí nghiệm ba trục

2
STT Loại đất ’ (độ) c’ (kN/m )
1 Đất đắp đê hữu Cầu 14,6 16,9
2 Đất đắp đập Khau Piều 20,1 8,1
3 Đất đắp đập Chúc Bài Sơn 26,7 14,5

’ = 200kPa

’ = 150kPa
’ = 100kPa

Hình 3.26 Quan hệ ứng suất biến dạng mẫu đất đắp đập Khau Piều
300
Cường độ kh¸ng cắt 250
200
150 y = ,366x + 8,100
100
50
0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600
2
Ứng suất hiệu quả (kN/m )

Hình 3.27 Đường bao Coulomb mẫu đất đắp đập Khau Piều

76
3.5 Xác định cường độ kháng cắt của đất bằng máy cắt trực tiếp

3.5.1 Máy thí nghiệm cắt trực tiếp

Thiết bị thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu là máy cắt trực tiếp kiểu ứng biến
EDJ-2 của hãng ZheJiang TuGong tại Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật-Trường Đại học
Thủy lợi. Các bộ phận chính của máy cắt trực tiếp kiểu ứng biến gồm có hộp cắt, hệ
thống gia tải và thiết bị đo lực. Ưu điểm cơ bản của máy cắt trực tiếp là có thể mô
phỏng tương đối phù hợp một số trường hợp làm việc thực tế của đất, quá trình thí
nghiệm đơn giản và nhanh chóng. Sự đặc biệt ở thí nghiệm này là các mẫu đất được
cân bằng dưới một giá trị áp lực hút dính nhất định trước khi cắt.

Hình 3.28 Sơ đồ nguyên lý của máy cắt trực tiếp

3.5.2 Trình tự thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy cắt trực tiếp

Trong nghiên cứu này, công tác thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt của đất không
bão hòa bằng máy cắt trực tiếp gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu với các lực hút dính khác nhau. Tương tự như đối với thí
nghiệm ba trục, các mẫu đất cũng được lấy được lấy trực tiếp ở hiện trường trong các
hố khoan khảo sát các công trình đê hữu Cầu, đập Khau Piều và đập Chúc Bài Sơn.
Mẫu đất nguyên dạng sau khi lấy từ hiện trường được đưa vào dao vòng có chiều cao
3
2,0 cm, thể tích 60 cm . Sau đó mẫu đất được bão hòa và đưa vào bình áp lực để tạo
lực hút dính cho mẫu đất tương tự như trình tự nêu ở mục 3.3.4. Trong thí nghiệm này
mẫu đất được tạo lực hút dính ở các cấp áp lực từ 15kPa đến 300 kPa tùy theo từng
loại đất nhằm đảm bảo cấp áp lực đầu tiên phải nhỏ hơn giá trị khí vào AEV của mỗi

77
loại đất. Ở mỗi cấp áp lực hút dính, cần chuẩn bị 3 thỏi đất tương tự nhau để tiến hành
thí nghiệm cắt trực tiếp.

Hình 3.29 Máy cắt trực tiếp EDJ-2 tại phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật

Bước 2: Lắp đặt mẫu. Các mẫu đất sau khi đã được cân bằng lực hút dính, sẽ được lấy ra
khỏi bình áp lực và đem cắt ngay để đảm bảo duy trì được độ ẩm. Các mẫu được lắp vào
hộp cắt và gia tải thẳng đứng lên mẫu. Ở mỗi cấp áp lực hút dính, 3 thỏi đất được gia tải
thẳng đứng khác nhau với các giá trị lần lượt là 100 kPa, 200 kPa và 300 kPa.

Bước 3: Cắt mẫu. Mẫu thí nghiệm được tiến hành với tốc độ cắt chậm để đảm nước
trong mẫu hầu như không thoát ra trong quá trình thí nghiệm. Trong nghiên cứu này,
tốc độ cắt trên máy cắt trực tiếp được lựa chọn là 0,05 mm/phút tương tự như trong
nghiên cứu của Hương (2013). Quá trình cắt kết thúc khi ứng suất cắt đạt giá trị lớn
nhất thông qua số đọc của vòng ứng biến.

3.5.3 Kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt bằng máy cắt trực tiếp

3.5.3.1 Đối với đất đắp đê hữu Cầu

Kết quả thí nghiệm các mẫu đất đắp của đê hữu Cầu được biểu thị trên hệ trục tọa độ
trong không gian 3 chiều như ở hình Hình 3.30. Sự gia tăng của cường độ kháng cắt

theo lực hút dính được biểu diễn trên mặt phẳng τ f(σ-ua) như ở hình Hình 3.31. Tại
giá trị ứng suất pháp thực bằng không, cường độ kháng cắt chính là lực dính hiệu quả
bằng 17,8 kPa khi lực hút dính bằng không, nhưng tăng lên tương ứng với giá trị 29,3
kPa khi lực hút dính là 40 kPa và đạt giá trị 57,9 kPa khi lực hút dính là 300 kPa. Quy
luật gia tăng cường độ kháng cắt cũng được tìm thấy tương tự cho các giá trị ứng suất

78
pháp thực lớn hơn, chẳng hạn như khi ứng suất pháp thực bằng 200 kPa, cường độ
kháng cắt đạt giá trị 75,9 kPa, nhưng tăng lên tương ứng với giá trị 87,3 kPa khi lực
hút dính là 40 kPa và đạt giá trị 119,1 kPa khi lực hút dính là 300 kPa. Quy luật gia
tăng của cường độ kháng cắt hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu trước đó của
Satija (1978), Thu và cộng sự (2006), Hương và Thụ (2013).

Hình 3.30 Mặt bao phá hoại của đất đắp đê hữu Cầu

200

Cường độ kháng
cắt f (kPa)
150

100
ua- uw = 0
ua- uw = 40 kPa
50 ua- uw = 100 kPa
ua- uw = 200 kPa
ua- uw = 300 kPa
0
0 100 200 300 400
Ứng suất pháp thực -ua (kPa)

Hình 3.31 Quan hệ cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực tương ứng với lực
hút dính khác của đất đắp đê hữu Cầu

79
Hình 3.32 Cường độ kháng cắt và lực hút dính tại giá trị ứng suất pháp thực bằng
không của đất đắp đê hữu Cầu

Hình 3.32 biểu diễn quan hệ phi tuyến giữa cường độ kháng cắt và lực hút dính trên
mặt mặt phẳng ứng suất pháp thực bằng không. Độ dốc của đường biểu diễn cường độ
kháng cắt có xu thế giảm dần khi lực hút dính tăng dần, quy luật này được minh họa ở
b
Hình 3.33. Quan hệ giữa góc  và lực hút dính cho thấy, khi lực hút dính nhỏ hơn giá
b
trị khí vào (AEV = 42 kPa) thì góc  hầu như không đổi và bằng góc ma sát ‟ =
o b
16,2 . Tuy nhiên,  giảm nhanh khi lực hút dính vượt qua giá trị khí vào và giảm
b o
xuống  = 8,2 và hầu như duy trì ở giá trị này khi lực hút dính vượt qua giá trị 170
kPa. Quy luật xảy ra với đất đắp đê hữu Cầu hầu như tương đồng với các nghiên cứu
của Ho và Fredlund (1982), Escario và Saez (1986) và nhiều tác giả khác.

Hình 3.33 Quan hệ giữa góc ma sát biểu kiến và lực hút dính của đất đắp đê hữu Cầu

80
3.5.3.2 Đối với đất đắp đập Khau Piều

Tương tự như đối với đất đắp đê hữu Cầu, kết quả thí nghiệm các mẫu đất đắp của đập
Khau Piều được biểu thị trên hệ trục tọa độ trong không gian 3 chiều như ở Hình 3.34 .
Giá trị lực hút dính ban đầu của đất đắp đập Khau Piều được lựa chọn là 20 kPa thay vì
40 kPa như đối với đất đắp đê hữu Cầu là do giá trị khí vào của đất đắp đập Khau Piều
chỉ là 26 kPa.

Hình 3.34 Mặt bao phá hoại của đất đắp đập Khau Piều

200

Cường độ kháng cắt


f (kPa) 150

100
ua- uw = 0
ua- uw = 20 kPa
50 ua- uw = 80 kPa
ua- uw = 150 kPa
ua- uw = 200 kPa
0
0 100 200 300 400
Ứng suất pháp thực -ua (kPa)

Hình 3.35 Quan hệ cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực tương ứng với lực
hút dính khác nhau của đất đắp đập Khau Piều

81
Hình 3.36 Cường độ kháng cắt và lực hút dính tại giá trị ứng suất pháp thực bằng
không của đất đắp đập Khau Piều

Mối quan hệ giữa cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực ứng với các giá trị lực hút

dính ua – uw = 0; 20 kPa; 80 kPa; 150 kPa và 200 kPa được biểu thị trên mặt phẳng

τf(σ-ua) như ở Hình 3.35. Biểu đồ cũng cho thấy sự gia tăng của cường độ kháng cắt
theo lực hút dính. Tại giá trị ứng suất pháp thực bằng không, cường độ kháng cắt chính
là lực dính hiệu quả bằng 14,3 kPa khi lực hút dính bằng không, nhưng tăng lên tương
ứng với giá trị 21,5 kPa khi lực hút dính là 20 kPa và đạt giá trị 46,7 kPa khi lực hút
dính là 200 kPa. Điều đặc biệt là các đường bao cường độ kháng cắt hầu như song
song với nhau chứng tỏ góc ma sát trong ‟ thay đổi không đáng kể khi thay đổi lực
hút dính.

Hình 3.36 biểu diễn quan hệ phi tuyến giữa cường độ kháng cắt và lực hút dính trên
mặt mặt phẳng ứng suất pháp thực bằng không. Tương tự như đối với đất đắp đê hữu
Cầu, độ dốc của đường biểu diễn cường độ kháng cắt có xu thế giảm dần khi lực hút
b
dính tăng dần. Hình 3.37 biểu diễn quan hệ giữa góc  và lực hút dính cho thấy, khi
b
lực hút dính nhỏ hơn giá trị khí vào (AEV = 26 kPa) thì góc  hầu như không đổi và
b
bằng góc ma sát ‟. Tuy nhiên,  giảm nhanh khi lực hút dính vượt qua giá trị khí vào
b o
và đạt tới  = 9,5 khi lực hút dính đạt 140 kPa và hầu như duy trì ở giá trị này khi
b
tăng lực hút dính. So với đất đắp đê hữu Cầu thì, mức độ giảm của góc  nhiều hơn và
biên độ giảm cũng nhanh hơn.

82
Hình 3.37 Quan hệ giữa góc ma sát biểu kiến và lực hút dính của đất đắp đập Khau
Piều

3.5.3.3 Đối với đất đắp đập Chúc Bài Sơn

Tương tự như đối với đất đắp đê hữu Cầu, kết quả thí nghiệm các mẫu đất đắp của đập
Chúc bài Sơn được biểu thị trên hệ trục tọa độ trong không gian 3 chiều như ở Hình
3.38. Giá trị lực hút dính ban đầu của đất đắp đập Chúc Bài Sơn được lựa chọn là 15
kPa là do giá trị khí vào của đất đắp đập Chúc Bài Sơn chỉ là 18,0 kPa.

Hình 3.38 Mặt bao phá hoại của đất đắp đập Chúc Bài Sơn

Mối quan hệ giữa cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực được biểu thị trên mặt
phẳng τf(σ-ua) như ở Hình 3.39. Tại giá trị ứng suất pháp thực bằng không, cường độ
kháng cắt chính là lực dính hiệu quả bằng 20,2 kPa khi lực hút dính bằng không,

83
nhưng tăng lên tương ứng với giá trị 26,7 kPa khi lực hút dính là 15 kPa và đạt giá trị
53,3 kPa khi lực hút dính là 200 kPa. Cũng tương tự như với đất đắp đập Khau Piều,
các đường bao cường độ kháng cắt hầu như song song với nhau chứng tỏ góc ma sát
trong ‟ thay đổi không đáng kể khi thay đổi lực hút dính.

200
cắt f (kPa)

150
gđộkhán

100
ua- uw = 0
Cường

ua- uw = 15 kPa
50 ua- uw = 80 kPa
ua- uw = 150 kPa
ua- uw = 200 kPa
0
0 100 200 300 400
Ứng suất pháp thực -ua (kPa)

Hình 3.39 Quan hệ cường độ kháng cắt và ứng suất pháp thực tương ứng với lực
hút dính khác của đất đắp đập Chúc Bài Sơn

300
s-ua = 0
s-ua = 100kPa
Cường độ kháng cắt f 250
s-ua = 200kPa
(kPa)
200 s-ua = 300kPa

150

100

50

0
0 100 200
Lực hút dính ua-uw (kPa)

Hình 3.40 Cường độ kháng cắt và lực hút dính ứng với ứng suất pháp thực khác nhau
của đất đắp đập Chúc Bài Sơn

Hình 3.40 biểu diễn quan hệ phi tuyến giữa cường độ kháng cắt và lực hút dính ứng
với các giá trị ứng suất pháp thực khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi lực hút
dính nhỏ hơn giá trị khí vào (AEV = 18 kPa) thì tốc độ tăng của cường độ kháng cắt

84
khá nhanh, nhưng khi lực hút dính vượt quá giá trị thì tốc độ tăng chậm lại và có xu
thế không thay đổi độ dốc khi tăng lực hút dính. Kết quả này hầu như tương đồng với
các thí nghiệm của Escario và Sasez (1986) cho đất sét pha Madrid [86]. Điều này có

thể được giải thích bằng quá trình giảm góc ma sát biểu kiến b khi gia tăng lực hút
dính. Cũng tương tự như đối với đất đắp đê hữu Cầu, khi lực hút dính nhỏ hơn giá trị
b o
khí vào (AEV = 18 kPa) thì góc  hầu như không đổi và bằng góc ma sát ‟ =23,5 .
b b o
Tuy nhiên,  giảm nhanh khi lực hút dính vượt qua giá trị khí vào và đạt tới  = 9,4
khi lực hút dính đạt 110 kPa và hầu như duy trì ở giá trị này khi tăng lực hút dính
(Hình 3.41). So với đất đắp đê hữu Cầu và đất đắp đập Khau Piều thì mức độ giảm của
b
góc  nhiều hơn và biên độ giảm cũng nhanh hơn.

Bảng 3.9 Kết quả tổng hợp thí nghiệm cắt trực tiếp

2
STT Loại đất ’ (độ) C’ (kN/m )
1 Đất đắp đê hữu Cầu 16,2 17,8
2 Đất đắp đập Khau Piều 18,8 14,3
3 Đất đắp đập Chúc Bài Sơn 23,5 20,2
30

20
b (độ)

Góc 10

0
0 50 100 150 200
Lực hút dính ua-uw (kPa)

Hình 3.41 Quan hệ giữa góc ma sát biểu kiến và lực hút dính của đất đắp đập Chúc
Bài Sơn

Kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt của ba loại đất được tóm tắt trong
Bảng 3.9. Tương tự như đối với kết quả thí nghiệm ba trục bão hòa, đất đắp đập Chúc

85
o
Bài Sơn có góc ma sát trong lớn nhất ‟ = 23,5 , nguyên nhân là do loại đất này chứa
nhiều hàm lượng hạt thô nhất. Trong khi đó, đất đắp đê hữu Cầu thể hiện tính ma sát
o
nhỏ nhất với giá trị của của ‟ = 16,2 . Các tham số cường độ kháng cắt của các loại
đất xác định từ hai sơ đồ không khác nhau nhiều. Xu thế chung là lực dính từ thí
nghiệm cắt trực tiếp lớn hơn so với kết quả thí nghiệm ba trục nhưng góc ma sát trong
lại nhỏ hơn. Nguyên nhân có thể là do trong sơ đồ thí nghiệm 3 trục, mẫu đất được nén
cố kết nên lực dính đã chuyển hóa một phần thành lực ma sát.

3.6 Kết luận chương 3

Chương 3 của luận án đã trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định các
đặc trưng cơ bản của đất không bão hòa của một số loại đất đắp ở miền Bắc Việt Nam.
Các thông số không bão hòa đã được xác định bao gồm lực hút dính, SWCC, cường độ
kháng cắt và hàm thấm. Tác giả đã xây dựng được quy trình xác định lực hút dính của
đất không bão hòa bằng căng kế. Từ kết quả thực nghiệm, tác giả đã đề xuất thành lập

biểu thức quan hệ giữa lực hút dính (ua-uw) và độ bão hòa S của đất như ở phương
trình (3-1).

Tác giả cũng đã tiến hành thí nghiệm xác định đường cong đặc trưng đất nước SWCC
cho ba loại đất khác nhau trong vùng nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm cho thấy giá trị
khí vào (AEV) của ba loại đất thí nghiệm là đất đắp đê hữu Cầu, đất đắp đập Khau
Piều và đất đắp đập Chúc Bài Sơn lần lượt là 42 kPa, 26 kPa và 18 kPa. Như vậy, đất
có hàm lượng hạt mịn lớn hơn, tính dẻo cao hơn thì có giá trị khí vào lớn hơn. Đồng
thời tác giả cũng đã kiến nghị sử dụng hai tham số trong phương trình MK lần lượt là

ac =0,0005 và m=0,00002 để ước lượng SWCC cho các loại đất dính ở khu vực nghiên
cứu trong trường hợp không có các số liệu thí nghiệm xác định SWCC. Từ kết quả ước
lượng SWCC, tác giả đã sử dụng phương trình hàm thấm của Leong và Rahardjo [77]
để xác định hệ số thấm tại các giá trị lực hút dính khác nhau cho các loại đất dùng
trong thí nghiệm.

Ngoài ra, tác giả cũng đã tiến hành thí nghiệm thí nghiệm xác định cường độ kháng cắt
cho ba loại đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự gia tăng của cường độ kháng cắt theo lực
hút dính. Đối với đất đắp đê hữu Cầu, tại giá trị ứng suất pháp thực bằng không,

86
cường độ kháng cắt bằng 17,8 kPa khi lực hút dính bằng không, nhưng tăng lên tương ứng
với giá trị 29,3 kPa khi lực hút dính là 40 kPa và đạt giá trị 57,9 kPa khi lực hút dính là
b
300 kPa. Đồng thời, khi lực hút dính nhỏ hơn giá trị khí vào AEV = 42 kPa thì góc  hầu
b
như không đổi và bằng góc ma sát ‟. Tuy nhiên,  giảm nhanh khi lực hút dính vượt qua
b o
giá trị khí vào và giảm xuống  = 8,2 và hầu như duy trì ở giá trị này khi lực hút dính
vượt qua giá trị 170 kPa. Quy luật đối với đất đắp đập Chúc Bài Sơn
và Khau Piều cũng tương đồng như đối với đất đắp đê hữu Cầu, tuy nhiên so với đất
b
đắp đê hữu Cầu và đất đắp đập Khau Piều thì mức độ giảm góc  của đất đắp đập
Chúc Bài Sơn nhiều hơn và biên độ giảm cũng nhanh hơn.

87
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA
MƯA LÊN MÁI DỐC ĐẤT ĐẮP

4.1 Đặt vấn đề

Mưa là một trong những tác nhân chính gây ra sự cố trượt lở cho mái dốc. Do ảnh
hưởng của mưa, nước mưa xâm nhập vào mái dốc làm tăng độ ẩm của đất và dẫn đến
giảm sức kháng cắt của đất. Khi mưa rơi xuống đất, một phần nước mưa sẽ ngấm vào
đất, một phần chảy tràn trên bề mặt và một phần bốc hơi. Nước mưa ngấm vào mái
dốc là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều tham số như cường độ mưa, thời
gian mưa, độ dốc mái, loại đất, độ ẩm ban đầu, lớp phủ bề mặt, v.v… Đã có nhiều
nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trên. Các kết quả
nghiên cứu đều chỉ ra rằng, cường độ mưa xâm nhập tăng khi độ dốc mái giảm [96],
[97], [98]. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung cho những mái dốc thoải, có
độ dốc nhỏ hơn 20% như trong nghiên cứu của Nassif và Wilson (1975), Poesen
(1984) và Joshi và Tambe (2010). Đối với công trình thủy lợi như đê đập, thì độ dốc
mái thường từ 30% đến 60%, do đó cần thiết nghiên cứu bổ sung quy luật trên để áp
dụng được với những mái dốc có độ dốc lớn hơn. Sự ảnh hưởng của loại đất, lớp phủ
bề mặt, cường độ mưa và độ ẩm ban đầu cũng đã được đề cập trong các nghiên cứu
của Duley và Kelly (1939), Nassif và Wilson Wilson (1975) và Mu và cộng sự (2015).
Tuy nhiên, đối với những công trình đắp bằng đất như đê, đập, đường, v.v… thì độ
chặt đất đắp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự xâm nhập của nước mưa vào
mái dốc. Độ chặt đất đắp được xác định bằng biểu thức:

 (4-1)

Trong đó: K là hệ số đầm chặt; d là trọng lượng thể tích khô;  là trọng lượng thể
tích khô lớn nhất.

Vì vậy, ở phần này tác giả sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của độ chặt đất đắp đến cường độ
mưa thâm nhập vào mái dốc. Ngoài ra, sự thay đổi của lực hút dính ở các độ sâu khác
nhau trên mái dốc trong quá trình mưa, sau khi dừng mưa cũng được xem xét.

88
4.2 Nghiên cứu chế tạo máng thí nghiệm

Khi nghiên cứu thực nghiệm trong phòng, kích thước máng thí nghiệm của các tác giả
thường được lựa chon như sau: chiều cao 30 ÷ 60 cm, chiều rộng 50 ÷ 100 cm và chiều
dài 100 ÷ 200 cm [96], [97], [99]. Trên cơ sở kế thừa và tương thích với các nghiên cứu
trước đây, máng thí nghiệm được lựa chọn cấu tạo dạng hình hộp chữ nhật với kích thước
chiều dài 150 cm, chiều rộng 50 cm và chiều cao 70 cm (Hình 4.1). Xung quanh máng
được gia cường bằng khung kim loại và kính cường lực để đảm bảo độ cứng của máng.
Máng thí nghiệm được đặt trên một trục quay tự do ở giữa máng kết hợp với bệ đỡ ở hai
bên máng. Theo cấu tạo này, việc chế bị mẫu sẽ được thực hiện trên mặt nằm ngang và dễ
dàng điều chỉnh độ dốc sau đó bằng cách xoay máng thí nghiệm theo trục quay tự do.
Phương pháp này đã khắc phục được các nhược điểm khi chế tạo mẫu và thay đổi góc dốc
như trong các nghiên cứu của Hakro và Harahap (2015) và Mu và cộng sự (2015). Để xác
định lượng nước tràn trên bề mặt mái dốc, một van xả mặt và đồng hồ đo lưu lượng được
gắn vào mặt bên của máng (Hình 4.1).

a) b)

c) d)
Hình 4.1 Cấu tạo máng thí nghiệm, (a) Trục quay tự do; (b) Thiết bị đo lưu lượng nước
tràn; (c) Máng thí nghiệm; (d) Sơ đồ hoàn chỉnh của máng thí nghiệm

89
4.3 Nghiên cứu chế tạo dàn tạo mưa

Để mô phỏng quá trình mưa xảy ra trong thực tế, dàn tạo mưa được chế tạo bằng máng
nhựa mica dạng hình hộp chữ nhật với kích thước chiều dài 150cm, chiều rộng 50cm và
chiều cao 20cm (Hình 4.2). Để tạo ra hình dạng giọt mưa tương tự như trong thực tế, đáy
máng trước tiên được khoan tạo mặt khum lõm với đường kính mũi khoan 2mm, sau đó
sử dụng mũi khoan đường kính 0,5mm khoan xuyên qua đáy máng. Các lỗ khoan được bố
trí theo các đỉnh của hình vuông với chiều dài các cạnh là 5,65cm. Để duy trì cường độ
mưa không thay đổi trong quá trình thí nghiệm, quy tắc “cột nước không đổi” đã được áp
dụng bằng cách cho nước trong máng chảy tràn liên tục qua thành mỏng có chiều cao 4,0
cm. Để xác định lượng mưa rơi vào mái dốc, các đồng hồ đo lưu lượng được gắn vào các
đầu cấp nước vào và đầu thoát nước ra. Khi đó, tổng lưu lượng mưa chính là chênh lệch
lượng nước vào và ra khỏi dàn tạo mưa.

Cấu tạo như trên của dàn tạo mưa sẽ khắc phục được nhược điểm phân bố mưa không
đều lên bề mặt mái dốc do hình thức tạo mưa dưới dạng tia nước như trong một vài
nghiên cứu trước đây của Nassif và Wilson (1975), Poesen (1984) và Joshi và Tambe
(2010).

Hình 4.2 Cấu tạo của dàn tạo

mưa 4.4 Đo lường và thu thập dữ liệu lực hút dính

4.4.1 Thiết bị thí nghiệm đo lực hút dính kiểu 2100F-Remote Tensometer

Trong nghiên cứu này, căng kế kiểu 2100F-Remote Tensometer được sử dụng để đo
trực tiếp lực hút dính trong môi trường đất. Thiết bị này đã được thương mại hóa và
chế tạo bởi Công ty Soilmoisture Equipment Corp. Nguyên lý, tính năng và phạm vi

90
áp dụng của loại căng kế này hoàn toàn giống với căng kế 2725ARL-Jet fill đã nêu ở
mục 3.2.2. Các bộ phận chính của căng kế bao gồm một cốc gốm tiếp nhận khí cao có
đường kính 6 mm được nối tới áp kế bằng ống dẫn dạng nhựa dẻo. Trên cùng là nắp
đậy có nút bịt dạng pit-tông có tác dụng kín nước và hút khí (Hình 4.3). Khác với
trường hợp đo lực hút dính trong mái dốc ở mục 3.2, đầu nối áp kế được kết nối với
cảm biến ứng suất cho phép đọc được giá trị lực hút dính một cách liên tục.

Hình 4.3 Cấu tạo căng kế kiểu 2100F-Remote Tensometer

4.4.2 Thiết bị thu thập dữ liệu lực hút dính

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng bộ thu thập dữ liệu tự động kết nối với máy tính để
thu thập giá trị lực hút dính thay đổi theo thời gian trong mái dốc (Hình 4.4). Bộ phần
mềm ICT (ICT International Instrument) được sử dụng để lưu trữ và ghi dữ liệu tự
động liên tục theo từng bước thời gian định sẵn (Hình 4.5).

Hình 4.4 Hình ảnh bộ kết nối và truyền dẫn dữ liệu lực hút dính

91
Hình 4.5 Hình ảnh giao diện phần mềm ICT

4.4.3 Quy trình thí nghiệm xác định lực hút dính bằng căng kế 2100F

Các bước thí nghiệm xác định lực hút dính của đất bằng căng kế kiểu 2100F-Remote
Tensometer được thực hiện theo các bước chính sau:

Bước 1: Làm bão hòa cốc gốm bằng cách ngâm trong nước sạch từ 3-5 giờ.

Bước 2: Kết nối các bộ phận của căng kế bao gồm cốc gốm, ống dẫn, áp kế, nắp đậy,
dây dẫn truyền dữ liệu đến bộ đọc dữ liệu.

Bước 3: Bơm nước vào ống dẫn ngược từ dưới lên.

Bước 4: Lắp đặt căng kế vào vị trí cần đo đạc trong mái dốc

Bước 5: Kết nối bộ đọc với dây dẫn truyền dữ liệu và máy tính.

Bước 6: Thiết lập các khoảng thời gian đo lực hút dính bằng phần mềm ICT.

4.5 Chỉ tiêu cơ lý của đất dùng trong thí nghiệm

Vật liệu đất dùng trong thí nghiệm được lấy tại mỏ đất Đại Phong, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương như trong nghiên cứu trước đây của tác giả [100]. Đây là mỏ đất có trữ
lượng lớn lên tới hàng trăm hecta. Vật liệu đất ở đây đã được dùng cho nhiều công

92
trình ở tỉnh Hải Dương và các vùng lân cận. Đây cũng chính là loại đất đắp đã được dùng
cho dự án nâng cấp cải tạo đê hữu Cầu (Bắc Ninh), đê hữu Thái Binh (Bắc Ninh), đê tả
Hồng (Hưng Yên). Vật liệu đất thuộc loại đất á sét màu xám nâu, xám vàng lẫn sạn sỏi có
nguồn gốc tàn tích phong hóa từ đá cát kết, đá bột kết [101]. Kết quả thí nghiệm xác định
các đặc trưng vật lý của đất được nêu trong Bảng 4.1 và Bảng 4.2. Kết quả thí nghiệm
đầm nén tiêu chuẩn xác định được các đặc trưng đầm nén của mẫu vật liệu bao gồm độ ẩm

tối ưu wopt = 10,85% và trọng lượng thể tích khô lớn nhất
3
 = 18,22 (kN/m ).

Bảng 4.1 Thành phần hạt của mỏ đất Đại Phong

Nhóm hạt Sạn sỏi Cát Bụi Sét


Tỷ lệ (%) 10,59 40,28 33,19 15,94
Bảng 4.2 Chỉ tiêu tính chất vật lý, cơ học của mỏ đất Đại Phong

Chỉ tiêu Gs WL WP PI wopt 


Giá trị 2,70 41,44 28,18 13,27 10,85 18,22

Ghi chú: Gs: tỷ trọng hạt; WL: độ ẩm giới hạn chảy; WP: độ ẩm giới hạn dẻo; PI:
chỉ số dẻo.

Hình 4.6 Đường cong SWCC của vật liệu đất mỏ Đại Phong ở độ chặt K = 0,97

Các chỉ tiêu không bão hòa của đất cũng được xác định gồm đường cong SWCC và
hàm thấm. Đường cong SWCC và hàm thấm của đất dùng trong thí nghiệm được xác
định theo trình tự đã nêu ở mục 3.3. Kết quả thí nghiệm xác định đường cong SWCC

93
cho mẫu đất được chế bị với hệ số đầm chặt K = 0,97 được trình bày ở Hình 4.6, từ kết

quả cho thấy đất có độ ẩm thể tích bão hòa là s = 0,343 và giá trị tới hạn khí vào AEV
là 22,0 kPa.

Hàm thấm của vật liệu đất mỏ Đại Phong ở độ chặt chế bị K = 0,97 xác định theo
phương trình hàm thấm của Leong và Rahardjo (1997) có dạng tương tự như SWCC
(Hình 4.7). Hệ số thấm có xu thế giảm nhanh khi lực hút dính vượt qua giá trị tới hạn
khí vào.

Hình 4.7 Hàm thấm của vật liệu đất mỏ Đại Phong ở độ chặt K = 0,97

4.6 Trình tự thí nghiệm

4.6.1 Chuẩn bị thí nghiệm

Ban đầu, điều chỉnh máng thí nghiệm ở trạng thái cân bằng để thuận tiện trong quá
trình chuẩn bị mẫu đất (Hình 4.1). Đồng thời, van thoát nước đáy được mở liên tục để
tránh hiện tượng đọng nước ở đáy máng. Sau đó, lớp dăm lọc có chiều dày 10 cm được
phủ dưới đáy máng nhằm thu nước thấm qua mẫu đất. Phía trên lớp dăm lọc, trải một
lớp vải địa kỹ thuật để ngăn cách lớp dăm lọc và lớp đất đắp (Hình 4.8). Tiếp đó, trộn

đất ở độ ẩm tối ưu wopt = 10,85%, rải thành từng lớp mỏng trong máng thí nghiệm và
tiến hành đầm nén bằng đầm thủ công để đạt độ chặt yêu cầu. Để đảm bảo tính đồng
nhất của khối đất trong mô hình thí nghiệm, mẫu thí nghiệm có chiều dày 50 cm được
chia thành thành 10 lớp đầm nén, mỗi lớp có chiều dày 5 cm. Trong quá trình thí
nghiệm, để đảm bảo đất được đầm ở các độ chặt tương ứng, tác giả đã kiểm tra đối

94
chiếu khối lượng thể tích khô của đất sau mỗi lớp đầm bằng phương pháp dao vòng.
Loại dao vòng sử dụng trong thí nghiệm có chiều cao 4,0 cm nên hoàn toàn khống đế
được độ chặt của từng lớp. Khi chiều cao của mẫu đất đạt tới cao độ dự định lắp đặt
căng kế, tiến hành lắp đặt căng kế vào vị trí chính giữa của mẫu đất theo trình tự ở mục
4.4.3. Sau khi hoàn thành công tác đầm đất và lắp đặt căng kế, sử dụng kích thủy lực
để điều chỉnh máng thí nghiệm về độ dốc thiết kế. Trong nghiên cứu này, độ dốc mái
được thay đổi 3 trường hợp ứng với hệ số mái m = 1,0; m = 2,0 và m = 4,0. Các hệ số
mái dốc này được lựa chọn để đảm bảo phản ánh được các dạng mái dốc trong thực tế
thiết kế của các loại công trình đất như đê, đập và đường. Độ chặt đất đắp cũng được
thay đổi 4 trường hợp ứng với hệ số đầm chặt K = 0,70; K = 0,90; K = 0,95 và K
= 0,97 nhằm phản ánh giá trị độ chặt của đất đắp đối với các dạng công trình nêu trên.

a)

b) c)
Hình 4.8 Chuẩn bị thí nghiệm, (a) Sơ đồ đắp đất); (b) Đầm đất trong máng thí nghiệm;
(c) Lắp đặt căng kế trong đất

95
4.6.2 Lựa chọn các thông số về mưa dùng trong thí nghiệm

Căn cứ theo dữ liệu thống kế của QCVN 02:2009/BXD, cường độ mưa lớn nhất trung
bình thời đoạn ở khu vực miền Bắc của Việt Nam thay đổi trong phạm vi từ 60 mm/
giờ đến 150 mm/giờ [102]. Vì vậy, ở nghiên cứu này tác giả lựa chọn giá trị cường độ
mưa trung bình của khu vực là 105 mm/giờ. Đồng thời theo dữ liệu thu thập được từ
một số trạm quan trắc khí tượng thủy văn như trạm Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Hà,
Tiên Yên thì các trận mưa ngắn thường phổ biến diễn ra trong khoảng thời gian từ 1,0
giờ đến 3,0 giờ. Vì vậy, trận mưa điển hình được sử dụng trong nghiên cứu là cường
độ mưa 105 mm/giờ diễn ra liên tục trong thời gian 2,0 giờ.

4.6.3 Tiến hành thí nghiệm

Ban đầu, mở van cấp nước vào dàn tạo mưa, chờ đến khi tạo thành dòng chảy tràn ổn
định thì bắt đầu cho nước mưa rơi lên mái dốc. Quá trình mưa được tiến hành liên tục
trong thời gian 2 giờ với cường độ mưa 105mm/giờ cho tất cả các chuỗi thí nghiệm.
Trong quá trình thí nghiệm, tiến hành ghi chép và đo đạc lượng nước mưa chảy tràn

trên bề mặt mái dốc QT (lít/phút) sau từng thời đoạn 5 phút trong 1 giờ mưa đầu tiên
và 10 phút trong 1 giờ mưa tiếp theo.

a) b)
Hình 4.9 Mô hình thí nghiệm mưa lên mái dốc, (a) Sơ đồ thực tế; (b) Sơ đồ mô phỏng

96
4.7 Phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm

Từ các kết quả đo đạc lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt mái dốc Q T(lít/phút), tính
toán được cường độ tràn trên bề mặt mái dốc trong từng thời đoạn tương ứng. Cường độ

tràn RR được tính bằng tỷ số giữa lượng nước chảy tràn thời đoạn Q T (lít/phút) chia cho
2
diện tích bề mặt tràn (m ). Trong tính toán bỏ qua lượng nước tổn hao do bốc hơi. Tỷ lệ
chảy tràn RC (%) được tính bằng tỷ số giữa tổng lượng nước tràn chia cho tổng lượng
mưa của cả trận mưa. Tỷ lệ thâm nhập RI (%) là hiệu số của 100% và RC. Kết quả thí
nghiệm được tổng hợp trong Bảng 4.3. Kết quả thực nghiệm cho thấy, hiện tượng nước
chảy tràn chỉ bắt đầu sau một khoảng thời gian mưa nhất định. Đối với đất có độ chặt
trung bình và cao (K=0,90; K=0,95 và K =0,97) thì hiện tượng chảy tràn bắt đầu xuất hiện
sau thời gian mưa từ 3 đến 5 phút, còn đối với đất có độ chặt thấp (K=0,70) thì hiện tượng
này xảy ra chậm hơn, sau thời gian mưa từ 8 đến 10 phút. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện chảy
tràn, thì cường độ tràn có xu thế tăng dần và tiến tới ổn định sau khoảng thời gian từ 30
đến 40 phút (Hình 4.10, Hình 4.11 và Hình 4.12).

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm tác động của mưa lên mái dốc

STT m K RR (mm/giờ) RC (%) RI (%)


1 1,0 0,70 86,9 74 26
2 1,0 0,90 96,9 84 24
3 1,0 0,95 101,5 91 9
4 1,0 0,97 102,6 95 5
5 2,0 0,70 84,4 72 28
6 2,0 0,90 96,4 85 15
7 2,0 0,95 100,2 90 10
8 2,0 0,97 101,3 92 8
9 4,0 0,70 80,7 68 32
10 4,0 0,90 93,6 80 20
11 4,0 0,95 98,6 87 13
12 4,0 0,97 99,7 90 10
Ghi chú: RR: cường độ tràn ổn định (tại thời điểm sau khi mưa 1,0h); RC: tỷ lệ chảy
tràn (tại thời điểm cuối trận mưa); RI: tỷ lệ thâm nhập(tại thời điểm cuối trận mưa).

97
4.7.1 Ảnh hưởng của độ chặt đất đắp đến cường độ tràn

Kết quả thí nghiệm trên các Hình 4.10, Hình 1.11 và Hình 4.12 cho thấy quy luật
chung của độ chặt đất đắp và cường độ tràn đó là cường độ tràn giảm (hay cường độ
mưa thâm nhập tăng) khi độ chặt đất đắp giảm. Ảnh hưởng này ở mức độ lớn khi độ
chặt đất đắp thấp (K = 0,70) và giảm dần khi độ chặt đất đắp tăng dần.

Hình 4.10 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số mái m = 1

Hình 4.11 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số mái m = 2


Trong trường hợp hệ số mái m = 1 và hệ số đầm chặt K = 0,70 thì cường độ tràn ổn
định RR = 86,9 mm/giờ tương ứng với tỷ lệ chảy tràn có giá trị RC = 74%. Khi hệ số
đầm chặt tăng lên K = 0,90; K = 0,95 và K =0,97 thì tỷ lệ chảy tràn tăng lên tương ứng
84%; 91% và 95%. Khi mái dốc thoải nhất và độ chặt thấp nhất (m = 4 và K =

98
0,70) thì tỷ lệ chảy tràn có giá trị thấp nhất 68% và tăng lên tới 95% khi mái dốc dốc
nhất và độ chặt cao nhất (m = 1 và K = 0,97).

Hình 4.12 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số mái m =


4 4.7.2 Ảnh hưởng của độ dốc mái đến cường độ tràn

Khi độ dốc mái tăng (hệ số mái giảm) thì cường độ tràn tăng (hay cường độ mưa thâm
nhập giảm dần). Tuy nhiên sự ảnh hưởng là không lớn khi so sánh với độ chặt đất đắp.
Khi độ chặt đất đắp thấp (K = 0,70) thì sự ảnh hưởng này khá rõ ràng còn khi độ chặt đất
đắp trung bình và cao (K = 0,90; K = 0,95 và K =0,97) thì sự ảnh hưởng hầu như không
đáng kể (Hình 4.13 và Hình 4.14). Khi đất có độ chặt cao nhất (K = 0,97) thì tỷ lệ chảy
tràn chỉ thay đổi từ 90% đến 95% khi hệ số mái thay đổi từ m = 4 đến m = 1.

Hình 4.13 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số đầm chặt K = 0,70

99
Hình 4.14 Sự thay đổi của cường độ tràn khi hệ số đầm chặt K = 0,95
4.7.3 Sự thay đổi của lực hút dính trong quá trình mưa và sau khi mưa

Sự ảnh hưởng của mưa đến lực hút dính trong mái dốc được tiến hành với mẫu đất chế
bị đầm nén ở độ ẩm tối ưu w = 10,85% và hệ số đầm chặt K = 0,97. Căng kế được lắp
đặt tại 2 vị trí ở độ sâu lần lượt là 10 cm và 35 cm tính từ bề mặt mái dốc. Quy trình
tạo mưa có cường độ 105mm/giờ trong thời gian liên tục 2 giờ vẫn được tiến hành
tương tự như ở mục 4.6.3 .

Hình 4.15 Sự thay đổi của lực hút dính trong mái dốc sau thời gian mưa 1 ngày
Hình 4.15 cho thấy quy luật thay đổi của lực hút dính theo thời gian của mẫu thí nghiệm
trong quá trình mưa và sau khi mưa. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ban đầu lực hút dính tại
độ sâu 10 cm lớn hơn lực hút dính tại độ sâu 35 cm với khoảng chênh lệch là 2,8 kPa.
Trong thời gian mưa liên tục 2 giờ thì lực hút dính tại 2 điểm đo không thay

100
đổi. Điều này chứng tỏ nước mưa trên bề mặt mái dốc chưa thâm nhập tới 2 vị trí này.
Tuy nhiên, tại độ sâu 10 cm thì lực hút dính bắt đầu giảm mạnh sau khi dừng mưa
khoảng 0,5 giờ, quá trình này giảm liên tục cho đến khi sau khi dừng mưa khoảng 5,0
giờ thì giữ ổn định ở giá trị 16,5kPa trong ngày đầu tiên sau khi dừng mưa. Sau đó lực
hút dính tại độ sâu 10cm có xu thế tăng ngược trở lại, nguyên nhân là do hiện tượng
bốc hơi ở gần bề mặt mái dốc. Tuy nhiên tốc độ tăng khá chậm, cho đến 3 ngày sau khi
mưa thì lực hút dính tại vị trí này đạt giá trị 20,5kPa (Hình 4.16).

Hình 4.16 Sự thay đổi của lực hút dính trong mái dốc sau thời gian mưa 3 ngày
Trong khi đó, sự suy giảm của lực hút dính tại độ sâu 35 cm diễn ra chậm hơn và ít
hơn nhiều so với độ sâu 10 cm. Sau khi dừng mưa khoảng 1,0 giờ thì lực hút dính tại
độ sâu 35 cm mới bắt đầu suy giảm dần từ giá trị ban đầu là 22,5kPa, cho đến sau khi
dừng mưa khoảng 5,0 giờ thì giảm xuống còn 20,5 kPa. Sau đó, lực hút dính ở độ sâu
này không tăng ngược trở lại giống như ở độ sâu 10cm mà tiếp tục giảm xuống với tốc
độc rất chậm, cho đến 3 ngày sau khi mưa thì lực hút dính tại vị trí này đạt giá trị
19,5kPa (Hình 4.16).

Tại 2 điểm đo thì lực hút dính đều có xu thế giảm rất nhanh khi lực hút dính nhỏ hơn giá
trị tới hạn khí vào. Điều này cũng tương tự quy luật ảnh hưởng của lực hút dính tới hàm
thấm. Sự suy giảm của lực hút dính kéo theo sự giảm sức kháng cắt của đất đắp và làm
giảm sự ổn định của mái dốc đất đắp. Như vậy, đối với công trình đất đắp có độ chặt cao
như đê, đập, đường, v.v… thì giai đoạn nguy hiểm nhất thường là vài giờ sau

101
khi mưa, sau đó lực hút dính của đất ở vùng gần bề mặt mái dốc sẽ tăng ngược trở lại
do hiện tượng thẩm thấu và bốc hơi, và làm giảm nguy cơ mất ổn định mái dốc.

4.8 Kết luận chương 4

Mưa là một trong những tác nhân chính gây ra sự cố trượt lở cho mái dốc. Do ảnh hưởng
của mưa, nước mưa xâm nhập vào mái dốc làm tăng độ ẩm của đất và dẫn đến giảm sức
kháng cắt của đất. Khi mưa rơi xuống đất, một phần nước mưa sẽ ngấm vào đất, một phần
chảy tràn trên bề mặt và một phần bốc hơi. Nước mưa ngấm vào mái dốc là một quá trình
phức tạp, phụ thuộc vào nhiều tham số như cường độ mưa, thời gian mưa, độ dốc mái, loại
đất, độ ẩm ban đầu, lớp phủ bề mặt, v.v… Tuy nhiên đối với những công trình đắp bằng
đất như đê, đập, đường, v.v… thì độ chặt đất đắp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới
sự xâm nhập của nước mưa vào mái dốc. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ ảnh hưởng của
độ chặt đất đắp và độ dốc mái đến cơ chế nước mưa xâm nhập vào mái dốc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hiện tượng nước chảy tràn chỉ bắt đầu sau một khoảng thời gian mưa
nhất định. Đối với đất có độ chặt trung bình và cao (K=0,90; K=0,95 và K = 0,97) thì hiện
tượng chảy tràn bắt đầu xuất hiện sau thời gian mưa từ 3 đến 5 phút, còn đối với đất có độ
chặt thấp (K=0,70) thì hiện tượng này xảy ra sau thời gian mưa từ 8 đến 10 phút. Đồng
thời cường độ tràn có xu thế tăng dần và tiến tới ổn định sau khoảng thời gian từ 30 đến
40 phút. Khi hệ số mái dốc m = 2 thì cường độ tràn giảm từ 100,2 mm/ giờ về 84,4 mm/
giờ khi độ chặt đất đắp giảm từ K = 0,95 về K = 0,70. Ảnh hưởng này ở mức độ lớn khi
độ chặt đất đắp thấp (K = 0,70) và giảm dần khi độ chặt đất đắp tăng dần. Khi độ chặt đất
đắp K = 0,90 thì cường độ tràn giảm từ 96,9 mm/giờ về 93,6 mm/giờ khi hệ số mái dốc
tăng từ m = 1,0 lên m = 4,0. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy độ chặt đất đắp có mức
độ ảnh hưởng tới cường độ tràn lớn hơn so với độ dốc mái. Mặt khác, lượng nước mưa
chảy tràn chiếm tỷ lệ lớn thay đổi từ 68% (ứng với độ chặt đất đắp K=0,70 và hệ số mái
dốc m=4) đến 95% (ứng với độ chặt đất đắp K=0,97 và hệ số mái dốc m=1). Như vậy,
lượng nước mưa thâm nhập vào mái dốc khá nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ từ 5% đến 32%.

Do mưa xâm nhập vào mái dốc, làm cho áp lực nước lỗ rỗng tăng tức là lực hút dính
trong đất giảm đi. Trong thời gian mưa, lực hút dính trong mái dốc hầu như không
thay đổi, tuy nhiên giảm rất nhanh khi kết thúc mưa từ 0,5 đến 1,0 giờ. Sau đó lực hút

102
dính có xu thể hồi phục trở lại nhưng tốc độ tăng rất chậm. Kết quả thí nghiệm cũng
cho thấy lực hút dính có xu thế giảm rất nhanh khi lực hút dính nhỏ hơn giá trị tới hạn
khí vào. Điều này cũng tương tự quy luật ảnh hưởng của lực hút dính tới hàm thấm. Sự
suy giảm của lực hút dính kéo theo sự giảm sức kháng cắt của đất đắp và làm giảm sự
ổn định của mái dốc đất đắp. Như vậy, đối với công trình đất đắp có độ chặt cao như
đê, đập, đường, v.v… thì giai đoạn nguy hiểm nhất thường là vài giờ sau khi mưa, sau
đó lực hút dính của đất ở vùng gần bề mặt mái dốc sẽ tăng ngược trở lại do hiện tượng
thẩm thấu và bốc hơi, và làm giảm nguy cơ mất ổn định mái dốc.

103
CHƯƠNG 5 ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN
CHO MỘT SỐ MÁI DỐC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

5.1 Đặt vấn đề

Ở chương này, tác giả tập trung vào việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ các
chương trước để tính toán ổn định cho một số mái dốc đất đắp không bão hòa dưới ảnh
hưởng của mưa. Các công trình thực tế được vận dụng tính toán ở trong chương này là
các mái dốc đất đắp của đê hữu Cầu, đập Khau Piều và đập Chúc Bài Sơn.

Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào tính toán bao gồm:

- Các đặc trưng cơ bản của đất bao gồm trọng lượng riêng tự nhiên, góc ma sát
trong, lực dính đơn vị, hệ số thấm bão hòa, độ ẩm thể tích bão hòa được xác
định ở mục 3.3.5 và mục 3.4.3.

- SWCC của đất được ước lượng theo phương pháp đề xuất hiệu chỉnh của tác
giả ở mục 3.3.7.

- Hàm thấm của đất được xác định ở mục 3.3.8.

- Lượng nước mưa xâm nhập vào mái dốc được tính toán dựa vào kết quả thực
nghiệm ở mục 4.7.

5.2 Phương pháp tính toán

Trong tính toán, tác giả sử dụng bộ phần mềm Geo-Studio 2018 là phiên bản cập nhật
hiện nay để phân tích ổn định mái dốc với hai mô đun là SEEP/W và SLOPE/W [5].
Trong đó, mô đun SEEP/W được dùng để phân tích thấm không ổn định theo thời gian
nhằm xác định sự thay đổi của đường bão hòa trong mái dốc khi có mưa. SEEP/W sử
dụng phương pháp phần từ hữu hạn để giải quyết bài toán thấm hai hướng với phương
trình vi phân có dạng:
(5-1)

( ) ( ) ( )

104
Ở đây: h là cột nước tổng; kx là hệ số thấm của đất theo phương x; k y là hệ số thấm của
đất theo phương y; Q là điều kiện biên của dòng chảy tác dụng lên bề mặt mái dốc; 
là độ ẩm thể tích; t là thời gian.

Do  và 
nên phương trình (5-1) có thể viết dưới dạng:

(5-2)
( ) ( )  ( )

Ở đây: mw là độ dốc của SWCC; uw là áp lực nước lỗ rỗng; w là trọng lượng thể tích
của nước; y là thế năng.

Trong trường hợp dòng thấm ổn định, phương trình (5-1) suy biến về dạng sau:
( ) ( )

(5-3)

Trong phân tích tính toán dòng thấm không ổn định, điều kiện ban đầu được thiết lập
tương ứng với trường hợp MNDBT. Để xét tới ảnh hưởng của mưa, điều kiện biên về
cường độ mưa (unit flow rate) thay đổi theo thời gian được tác dụng lên toàn bộ bề
mặt của mái dốc. Ở nghiên cứu này, mực nước thượng lưu được coi là không thay đổi
theo thời gian.

Sau đó, mô đun SLOPE/W được sử dụng ghép đôi với mô đun SEEP/W để phân tích
ổn định mái dốc. Mô đun SLOPE/W cho phép phân tích ổn định mái dốc theo nhiều
phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này tác giả lựa chọn tính toán theo
phương pháp của Bishop (1955). Ngoài ra, phương trình cường độ kháng cắt của đất
không bão hòa theo Vanapalli và cộng sự (1996) cho phép thể hiện sự phi tuyến của
cường độ kháng cắt theo lực hút dính nên được lực chọn sử dụng trong nghiên cứu.

5.3 Mái dốc đất đắp đê hữu Cầu

5.3.1 Giới thiệu về đê hữu Cầu

Sông Cầu là một trong những con sông dài và có lưu vực lớn nhất ở Việt Nam, trong
đó đoạn chảy qua Bắc Ninh có chiều dài 70 km. Vị trí công trình thuộc bờ hữu sông
Cầu, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Mặt cắt tính toán thuộc dự án “Xử

105
lý cấp bách kè hộ đê và hoàn thiện mặt cắt, nâng cấp đê hữu Cầu từ K28+860-:-
K82+350”. Các thông tin cơ bản của dự án như sau [103]:

- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án xây dựng NN & PTNT Bắc Ninh

- Đơn vị Tư vấn thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn XD & PTNT Bắc Ninh

- Loại công trình: Công trình đề điều, cấp II

- Diện tích vùng bảo vệ: 51.895 ha

- Dân số vùng bảo vệ là 830.601 người

- Mực nước lũ thiết kế: +6,5 m

- Hệ số mái đê phía sông: m = 2,0

- Hệ số mái đê phía đồng: m = 3,0

- Cao trình đỉnh đê: +9,2 m

- Chiều rộng đỉnh đê: 6,0 m

5.3.2 Trường hợp tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu

Mặt cắt được lựa chọn tính toán có lý trình K56+150, đây là mặt cắt nguy hiểm của
phân đoạn tính toán do có chiều dày lớn đất yếu khá lớn. Trường hợp tính toán tương
ứng với mực nước sông ở cao trình mực nước lũ thiết kế +6,5 m. Số liệu mưa được
phân tích, lựa chọn từ dữ liệu thống kê các trận mưa của trạm Bắc Ninh trong khoảng
thời gian 15 năm từ 2001 đến 2015. Theo dữ liệu này, các trận mưa có cường độ lớn
thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 1,0 giờ đến 2,0 giờ. Trong khi các trận mưa
nhỏ có thể liên tiếp kéo dài từ 2,0 đến 3,0 ngày. Cường độ mưa giờ lớn nhất được ghi
nhận trong khu vực là 56,3 mm/giờ (từ 3 giờ đến 5 giờ ngày 08/09/2015). Trận mưa
dài nhất trong khu vực kéo dài 46 giờ (từ 12 giờ ngày 01/08/2015 đến 10 giờ
03/08/2015) với tổng lượng mưa là 117,1 mm. Vì vậy, để đánh giá ảnh hưởng của mưa
đến ổn định mái dốc đê hữu Cầu thì điều kiện biên đối với hai kiểu mưa điển hình là
mưa cường độ lớn (HI) và mưa kéo dài (LD) được lựa chọn như sau: kiểu mưa HI có
cường độ 56,3 mm/giờ với thời gian mưa liên tục trong 2,0 giờ, kiểu mưa LD có thời
gian mưa liên tục trong 46,0 giờ với cường độ phân bố đều từ tổng lượng mưa (117,1
mm) trong thời gian mưa.

106
5.3.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất trong tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu

Căn cứ vào tài liệu khảo sát, cấu tạo địa chất đoạn đê bao gồm lớp đất đắp (lớp 1)
thuộc loại đất sét màu xám, xám nâu, trạng thái dẻo cứng, chiều dày trung bình 6,0 m.
Bên dưới lớp đất đắp là lớp đất yếu (lớp 2) á sét màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo
mềm đến dẻo chảy. Chiều dày trung bình của lớp đất yếu là từ 3,0 m đến 5,0 m. Dưới
cùng là lớp đất á sét (lớp 3) màu xám nâu, xám vàng trạng thái dẻo cứng [103]. Sơ đồ
tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu được minh họa ở Hình 5.1.

Hình 5.1 Mặt cắt tính toán ổn định đê hữu Cầu

Bảng 5.1 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đê hữu Cầu


STT Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
hiệu
3
1 Trọng lượng thể tích  kN/m 19,3 18,4 19,2
tự nhiên
2 Góc ma sát trong ‟ độ 14,6 10,2 18,8
2
3 Lực dính đơn vị c‟ kN/m 16,9 7,8 22,0
-6 -5 -6
4 Hệ số thấm bão hòa ks cm/s 2,8.10 5,4.10 8,2.10
5 Hệ số đầm chặt K 0,90
6 Giá trị khí vào AEV kPa 42,0

Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất dùng trong tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu được
nêu trong Bảng 5.1. Ngoài ra, để tính toán ổn định mái dốc trên cơ sở khoa học đất
không bão hòa thì các thông số về lực hút dính, đường cong SWCC và hàm thấm được
lấy từ các kết quả nghiên cứu của tác giả ở CHƯƠNG 3.

107
5.3.4 Kết quả tính toán ổn định mái dốc đê hữu Cầu

Khi mực nước sông ở cao trình mực nước thiết kế +6,5 m, kết quả phân tích thấm bằng
mô đun SEEP/W như ở Hình 5.2. Giá trị cột nước áp lực nhỏ nhất đạt trị số -4,0 m tại
vùng đỉnh đê. Kết quả này tương đối phù hợp với dữ liệu đo lực hút dính ở vùng đỉnh
đê hữu Cầu là 36 kPa như đã trình bày ở mục 3.2.5. Đồng thời, khi tính toán dựa trên

cơ sở khoa học đất bão hòa thì hệ số ổn định mái dốc hạ lưu đê hữu Cầu là K min =
1,281 (Hình 5.3).

10 MNDBT = 6.5 m -3
6
(1)
1
2
(2) 5
-2
9
-6 13 (3)
15
-10
0 10 20 30 40 50 60 70
[m]

Hình 5.2 Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đê hữu Cầu

Hình 5.3 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu tính toán trên cơ sở khoa học đất bão hòa

Khi đó điều kiện về ổn định mái đê không thỏa mãn, do TCVN 9902: 2016 quy định
hệ số ổn định mái đê cho phép là [K] = 1,30 [104]. Chính vì vậy, đơn vị Tư vấn đã lựa
chọn giải pháp đắp áp trúc mái hạ lưu đê để tăng hệ số ổn định mái đê [103]. Tuy
nhiên, khi tính toán dựa trên cơ sở khoa học đất không bão hòa thì hệ số thì hệ số ổn

định mái đê hạ lưu ở trường hợp trên tăng lên Kmin = 1,305 (Hình 5.4). Nguyên nhân

108
của sự gia tăng này là do áp lực nước lỗ rỗng âm hay lực hút dính của đất ở vùng
không bão hòa đã làm tăng cường độ kháng cắt ở đới không bão hòa. Mức độ chênh
lệch hệ số ổn định mái dốc ở hai trường hợp không lớn, chỉ là 1,9% là do trong phạm
vi khối trượt thì vùng không bão hòa có tỷ lệ diện tích không lớn so với vùng bão hòa.
Tuy nhiên, điều quan trọng là hệ số ổn định mái đê khi tính toán trên cơ sở khoa học
đất không bão hòa đã thỏa mãn điều kiện ổn định cho phép [104]. Từ đó dẫn đến việc
không cần phải bổ sung giải pháp tăng cường ổn định mái dốc ở trường hợp này và
giảm chi phí đầu tư xây dựng cho công trình.

Hình 5.4 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH

Hình 5.5 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đê hữu Cầu với kiểu mưa HI

Dưới tác động của kiểu mưa HI, mực nước ngầm trong thân đê dâng cao và làm thu
hẹp đới không bão hòa. Biểu đồ phân bố cột nước áp lực tại điểm A trên mặt cắt X-X
và cách bề mặt mái dốc 1,0 m cho thấy, khi bắt đầu mưa thì áp lực nước lỗ rỗng tăng
rất nhanh cho đến thời điểm kết thúc mưa rồi giảm ngược trở lại. Khoảng 2,0 giờ đầu

109
sau khi mưa thì tốc độ giảm áp lực nước khá nhanh, nhưng sau đó giảm chậm dần
(Hình 5.5). Sự gia tăng của áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình mưa ở vùng không bão
hòa đã dẫn đến sự giảm của hệ số ổn định mái dốc hạ lưu. Hệ số ổn định mái dốc giảm

từ ngưỡng an toàn Kmin = 1,305 về ngưỡng không an toàn K min = 1,293 khi kết thúc
mưa (Hình 5.6), nhưng sau đó hồi phục trở lại nhưng mức độ hồi phục hầu như không
đáng kể sau khi dừng mưa 8,0 giờ (Hình 5.7).

Hình 5.6 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu khi dừng mưa với kiểu mưa HI

Hình 5.7 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu với kiểu mưa HI

Trong khi đố kiểu mưa LD đã làm cho mái đê hầu như bão hòa hoàn toàn. Khi bắt đầu
mưa thì áp lực nước lỗ rỗng tại A tăng rất nhanh. Cho đến thời điểm kết thúc mưa, cột
nước áp lực tại A có giá trị là 0,5 m chứng tỏ mực nước ngầm đã dâng cao quá điểm A.
Sau khi ngừng mưa, cột nước áp lực tại A giảm nhanh và đạt giá trị -0,9 m sau thời
gian 30 giờ. Sau thời gian này, tốc độ giảm của cột nước áp lực rất chậm (Hình 5.8).

110
Hình 5.8 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đê hữu Cầu với kiểu mưa LD

Hình 5.9 Hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu khi dừng mưa với kiểu mưa LD

Hình 5.10 Sự thay đổi của hệ số ổn định mái dốc đê hữu Cầu với kiểu mưa LD

Cũng giống như kiểu mưa HI, ở kiểu mưa LD thì sự gia tăng của áp lực nước lỗ rỗng
trong quá trình mưa cũng đã dẫn đến sự giảm của hệ số ổn định mái dốc hạ lưu. Hệ số

111
ổn định mái dốc giảm từ ngưỡng an toàn K min = 1,305 về ngưỡng không an toàn Kmin
= 1,262 khi kết thúc mưa (Hình 5.9), tức là giảm đến 3,4%. Khi dừng mưa, hệ số ổn
định mái dốc tăng ngược trở lại, nhưng tốc độ khá chậm. Sau khi ngừng mưa một tuần,
hệ số ổn định mái dốc vẫn chưa trở lại ngưỡng an toàn (Hình 5.10).

5.4 Mái dốc đất đắp đập Khau Piều

5.4.1 Giới thiệu về hồ chứa nước Khau Piều

Đập Khau Piều là một hạng mục của công trình hồ chứa nước Khau Piều thuộc xã Tú
Mịch, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đây là một trong 10 hồ chứa thuộc tiểu dự án
“Sữa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Lạng Sơn” do WB tài trợ. Nhiệm vụ
chính của tiểu dự án là đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn
cao, những công trình thiết yếu, quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng lực hồ chứa,
giảm thiểu nguy cơ về rủi ro, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai thích ứng với biến đổi khí
hậu. Các thông số cơ bản của hồ chứa nước Khau Piều như sau [105]:

- Loại công trình: hồ chứa thủy lợi loại nhỏ, cấp III.

- Nhiệm vụ: đảm bảo nước tưới cho 50 ha diện tích đất nông nghiệp
2
- Diện tích lưu vực: 1,18 km
- Cao trình MNDBT: +312,1 m
3
- Dung tích hồ chứa: 210.000 m

Đập Khau Piều thuộc loại đập đất đồng chất trên nền đá sét bột kết phong hóa mạnh
với các đặc điểm hiện trạng như sau:

- Cao trình đỉnh đập: 314,5 m

- Chiều rộng đỉnh đập: 5,0 m

- Chiều dài đập: 62,0 m

- Chiều cao đập lớn nhất: 12,0 m

- Hệ số mái thượng hạ lưu đập: 2,75

- Kết cấu mái thượng lưu: Đất và đá lát khan

- Kết cấu mái hạ lưu: mái đất trồng cỏ.

112
5.4.2 Trường hợp tính toán ổn định mái dốc đập Khau Piều

Mặt cắt được lựa chọn tính toán là mặt cắt giữa đập C2, đây là mặt cắt có chiều cao
đập lớn nhất. Trường hợp tính toán ứng với mực nước trong hồ ở MNDBT +312,1 m.
Số liệu mưa được phân tích, lựa chọn từ dữ liệu thống kê các trận mưa của trạm Lạng
Sơn trong khoảng thời gian 10 năm từ 2000 đến 2009. Theo dữ liệu này, các trận mưa
có cường độ lớn thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 1,0 giờ đến 2,0 giờ. Trong
khi các trận mưa nhỏ có thể liên tiếp kéo dài từ 2,0 đến 3,0 ngày. Cường độ mưa giờ
lớn nhất được ghi nhận trong khu vực là 45,4 mm/giờ (từ 16 giờ đến 17 giờ ngày
26/06/2001). Trận mưa dài nhất trong khu vực kéo dài 78 giờ (từ 4 giờ ngày
28/07/2006 đến 10 giờ 31/07/2006) với tổng lượng mưa là 139,2 mm. Vì vậy, để đánh
giá ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đập Khau Piều thì điều kiện biên đối với
hai kiểu mưa điển hình là mưa cường độ lớn (HI) và mưa kéo dài (LD) được lựa chọn
như sau: kiểu mưa HI có cường độ 45,4 mm/giờ với thời gian mưa liên tục trong 2,0
giờ, kiểu mưa LD có thời gian mưa liên tục trong 78,0 giờ với cường độ phân bố đều
từ tổng lượng mưa (139,2 mm) trong thời gian mưa.

5.4.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất trong tính toán ổn định mái dốc đập Khau Piều

Căn cứ vào tài liệu khảo sát, cấu tạo địa chất đập Khau Piều bao gồm lớp đất đắp (lớp
1) thuộc loại đất á sét màu xám nâu, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Tiếp
đến là đới phong hóa IA1 (lớp 2) và IA2 (lớp 3) của đá sét bột kết màu xám nâu, nâu
đỏ. Dưới cùng là đới đá phong hóa IB (lớp 4) tương đối cứng chắc [105]. Sơ đồ tính
toán ổn định mái dốc đập Khau Piều được minh họa ở Hình 5.11.

Hình 5.11 Mặt cắt tính toán ổn định đập Khau Piều

Bảng 5.2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đập Khau Piều

113

STT Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
hiệu
3
1 Trọng lượng thể tích  kN/m 18,9 19,2 19,5
tự nhiên
2 Góc ma sát trong ‟ độ 20,1 24,0 26,0
2
3 Lực dính đơn vị c‟ kN/m 8,1 5,0 5,2
-5 -5 -5
4 Hệ số thấm bão hòa ks cm/s 3,8.10 3,2.10 9,5.10
5 Hệ số đầm chặt K 0,92
6 Giá trị khí vào AEV kPa 26,0

Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất dùng trong tính toán ổn định mái dốc đập Khau Piều
được nêu trong Bảng 5.2. Ngoài ra, để tính toán ổn định mái dốc trên cơ sở khoa học
đất không bão hòa thì các thông số về lực hút dính, đường cong SWCC và hàm thấm
được lấy từ các kết quả nghiên cứu của tác giả ở CHƯƠNG 3.

5.4.4 Kết quả tính toán ổn định mái dốc đập Khau Piều

Khi mực nước thượng lưu ở cao trình MNDBT, kết quả phân tích thấm bằng mô đun
SEEP/W như ở Hình 5.12. Giá trị cột nước áp lực nhỏ nhất đạt trị số -4,0 m tại vùng
đỉnh đập. Kết quả này tương đối phù hợp với dữ liệu đo lực hút dính ở vùng đỉnh đập
Khau Piều là 43 kPa như đã trình bày ở mục 3.2.5. Đường bão hòa trong thân đập khá
cao do không có vật thoát nước ở hạ lưu đập. Khi tính toán dựa trên cơ sở khoa học đất

bão hòa thì hệ số ổn định mái hạ lưu đập Khau Piều ở trường hợp này là K min = 1,289
(Hình 5.13). Khi đó điều kiện về ổn định mái đập không thỏa mãn do TCVN
8216:2018 quy định hệ số ổn định mái đập cho phép là [K] = 1,30 [106]. Chính vì vậy,
đơn vị Tư vấn đã lựa chọn giải pháp đắp áp trúc mái hạ lưu đập để tăng hệ số ổn định
mái đập [105].

Hình 5.12 Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập Khau Piều

114
Hình 5.13 Hệ số ổn định đập Khau Piều tính toán trên cơ sở khoa học đất bão hòa

Hình 5.14 Hệ số ổn định đập Khau Piều tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH

1
Cột nước áp lực (m) 0.5
0
-0.5
-1
-1.5
-2
0 2 4 6 8 10
Thời gian (giờ)

Hình 5.15 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Khau Piều với kiểu mưa HI

Tuy nhiên, khi tính toán trên cơ sở khoa học đất không bão hòa thì hệ số thì hệ số ổn

định mái hạ lưu đập ở trường hợp trên tăng lên là K min = 1,324 (Hình 5.14). Nguyên
nhân của sự gia tăng này là do áp lực nước lỗ rỗng âm hay lực hút dính của đất ở vùng
không bão hòa đã làm tăng cường độ kháng cắt ở đới không bão hòa. Mức độ chênh
lệch hệ số ổn định mái ở hai trường hợp không lớn, chỉ là 2,7% là do trong phạm vi
khối trượt thì vùng không bão hòa có tỷ lệ diện tích không lớn so với vùng bão hòa.

115
Tuy nhiên điều quan trọng là hệ số ổn định mái đập khi tính toán trên cơ sở khoa học
đất không bão hòa đã thỏa mãn điều kiện ổn định cho phép [106]. Từ đó dẫn đến việc
không cần phải bổ sung giải pháp tăng cường ổn định ở trường hợp này và giảm chi
phí đầu tư, xây dựng cho công trình.

Hình 5.16 Hệ số ổn định đập Khau Piều khi dừng mưa với kiểu mưa HI

Hình 5.17 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Khau Piều với kiểu mưa HI

Trong trường hợp đập Khau Piều làm việc dưới tác động của kiểu mưa HI, kết quả tính
toán cho thấy mực nước ngầm trong thân đập dâng cao và làm thu hẹp đới không bão hòa.
Biểu đồ phân bố cột nước áp lực tại điểm A trên mặt cắt X-X và cách bề mặt mái dốc 1,0
m cho thấy, khi bắt đầu mưa thì áp lực nước lỗ rỗng tăng rất nhanh cho đến thời điểm kết
thúc mưa rồi giảm ngược trở lại. Khoảng 1,0 giờ đầu sau khi mưa thì tốc độ giảm áp lực
nước khá nhanh, nhưng sau đó giảm chậm dần (Hình 5.15). Sự gia tăng của áp lực nước lỗ
rỗng trong quá trình mưa ở vùng không bão hòa đã dẫn đến sự giảm của hệ số ổn định mái
dốc. Hệ số ổn định mái dốc giảm từ ngưỡng an toàn Kmin = 1,324 về ngưỡng không an
toàn Kmin = 1,280 (giảm 3,4%) khi kết thúc mưa (Hình

116
5.16), nhưng sau đó hồi phục dần trở lại. Đặc biệt chỉ sau khi dừng mưa 3,0 giờ thì hệ
số ổn định mái dốc đã vượt ngưỡng an toàn như ở Hình 5.17.

Kiểu mưa LD đã làm cho mái đập hầu như bão hòa, khi bắt đầu mưa thì áp lực nước lỗ
rỗng tại A tăng rất nhanh trong khoảng thời gian 4,0 giờ đầu tiên, sau đó tăng rất chậm
cho đến khi kết thúc mưa thì đạt giá 0,7 m chứng tỏ mực nước ngầm đã dâng cao quá
điểm A. Sau khi ngừng mưa, cột nước áp lực tại A giảm rất nhanh trong khoảng 2,0 giờ
đầu tiên. Sau thời gian này, tốc độ giảm của cột nước áp lực rất chậm và đạt giá trị -1,3
m sau khi ngừng mưa 3 ngày (Hình 5.18).

Hình 5.18 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Khau Piều với kiểu mưa LD
[m] 1.117
MNDBT = 312,1m
314

308
Lop 1
302
Lop 2
296
Lop 3 Lop 4
290
0 15 30 45 60 75 90 105 120 135
[m]

Hình 5.19 Hệ số ổn định đập Khau Piều khi dừng mưa với kiểu mưa LD

Sự gia tăng của áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình mưa cũng đã dẫn đến sự giảm của
hệ sô ổn định mái dốc. Hệ số ổn định mái dốc giảm rất nhanh từ ngưỡng an toàn Kmin
= 1,324 trong khoảng 30 giờ kể từ lúc bắt đầu mưa. Sau đó, hệ số ổn định mái dốc hầu
như không đổi cho đến khi kết thúc mưa với giá trị Kmin = 1,117 (Hình 5.19), tức là

117
giảm đến 18,5% kể từ lúc bắt đầu mưa. Nguyên nhân là do đất trong mái dốc đã hầu
như bão hòa. Khi dừng mưa, hệ số ổn định mái dốc tăng nhanh trở lại trong khoảng 10
giờ đầu tiên, sau đó tốc độ giảm dần. Sau khi ngừng mưa một tuần, hệ số ổn định mái
dốc vẫn chưa trở lại ngưỡng an toàn (Hình 5.20).

Hình 5.20 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Khau Piều với kiểu mưa LD

5.5 Mái dốc đất đắp đập Chúc Bài Sơn

5.5.1 Giới thiệu về hồ chứa nước Chúc Bài Sơn

Đập Chúc bài Sơn là một hạng mục của công trình hồ chứa nước Chúc Bài Sơn thuộc
xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong 8 hồ chứa thuộc tiểu
dự án “Sữa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Quảng Ninh” do WB tài trợ.
Nhiệm vụ chính của tiểu dự án là đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa có nguy cơ
mất an toàn cao, những công trình thiết yếu, quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng
lực hồ chứa, giảm thiểu nguy cơ về rủi ro, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai thích ứng với
biến đổi khí hậu. Các thông số của hồ chứa nước Chúc Bài Sơn như sau [107]:

- Loại công trình: hồ chứa thủy lợi loại vừa, cấp II.

- Nhiệm vụ: đảm bảo nước tưới cho 3.100 ha diện tích đất nông nghiệp, cung cấp
nước sinh hoạt cho 20.000 nhân khẩu và một phần nước công nghiệp của thị
trấn Hà Cối.
2
- Diện tích lưu vực: 18,2 km

- Cao trình MNDBT: +75,27 m

118
6 3
- Dung tích hồ chứa: 15.10 m

Đập Chúc Bài Sơn thuộc loại đập đất đồng chất trên nền đá sét phiến sét phong hóa
mạnh đến trung bình với các đặc điểm hiện trạng như sau:

- Cao trình đỉnh đập: +80,3 m

- Chiều rộng đỉnh đập: 5,0 m

- Chiều dài đập: 235,0 m

- Chiều cao đập lớn nhất: 25,0 m

- Hệ số mái thượng hạ lưu đập: m1 = 4,0; m2 = 3,0

- Kết cấu mái thượng lưu: Tấm lát bê tông cốt thép

- Kết cấu mái hạ lưu: mái đất trồng cỏ.

5.5.2 Trường hợp tính toán ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn

Mặt cắt được lựa chọn tính toán là mặt cắt giữa đập D3. Đây là mặt cắt có chiều cao
đập lớn nhất nên có mức độ nguy hiểm nhất. Trường hợp tính toán ứng với mực nước
trong hồ ở MNDBT +75,27 m. Số liệu mưa được phân tích, lựa chọn từ dữ liệu thống
kê các trận mưa của trạm Quảng Hà trong khoảng thời gian 15 năm từ 2001 đến 2015.
Theo dữ liệu này, các trận mưa có cường độ lớn thường xảy ra trong khoảng thời gian
từ 1,0 giờ đến 3,0 giờ. Trong khi các trận mưa nhỏ có thể liên tiếp kéo dài từ 3,0 đến
4,0 ngày, cá biệt kéo dài đến 7 ngày. Cường độ mưa giờ lớn nhất được ghi nhận trong
khu vực là 91,0 mm/giờ (từ 6 giờ đến 9 giờ ngày 29/06/2003). Trận mưa dài nhất trong
khu vực kéo dài 162 giờ (từ 2 giờ ngày 26/07/2015 đến 20 giờ 01/08/2015) với tổng
lượng mưa là 1150,1 mm. Vì vậy, để đánh giá ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc
đập Chúc Bài Sơn thì điều kiện biên đối với hai kiểu mưa điển hình là mưa cường độ
lớn (HI) và mưa kéo dài (LD) được lựa chọn như sau: kiểu mưa HI có cường độ 91,0
mm/giờ với thời gian mưa liên tục trong 3,0 giờ, kiểu mưa LD có thời gian mưa liên
tục trong 162,0 giờ với cường độ phân bố đều từ tổng lượng mưa (1150,1 mm) trong
thời gian mưa.

119
5.5.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất tính toán ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn

Căn cứ vào tài liệu khảo sát, cấu tạo địa chất đập Chúc Bài Sơn bao gồm lớp đất đắp (lớp
1a) thuộc loại đất á sét màu nâu vàng, nâu đỏ lẫn dăm sạn,trạng thái dẻo cứng. Tiếp đến là
lớp á sét (lớp 1b) màu nâu vàng, nâu đỏ lẫn dăm sạn,trạng thái dẻo mềm. Bên dưới là lớp
cuội lẫn cát (lớp 2) màu xám nâu, xám vàng, trạng thái chặt vừa. Dưới cùng là đới đá
phong hóa IA2 (lớp 3), đá phiến sét phong hóa mạnh đến trung bình [107]. Sơ đồ tính toán
ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn được minh họa ở Hình 5.21.

Hình 5.21 Mặt cắt tính toán ổn định đập Chúc Bài Sơn

Bảng 5.3 Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đập Chúc Bài Sơn


STT Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị Lớp 1a Lớp 1b Lớp 2
hiệu
3
1 Trọng lượng thể tích  kN/m 19,2 18,6 19,5
tự nhiên
2 Góc ma sát trong ‟ độ 26,7 17,0 30
2
3 Lực dính đơn vị c‟ kN/m 14,5 14,9 0,1
-5 -5 -4
4 Hệ số thấm bão hòa ks cm/s 6,2.10 7,6.10 1,0.10
5 Hệ số đầm chặt K 0,93
6 Giá trị khí vào AEV kPa 18,0

Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất dùng trong tính toán ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn
được nêu trong Bảng 5.3. Ngoài ra, để tính toán ổn định mái dốc trên cơ sở khoa học
đất không bão hòa thì các thông số về lực hút dính, đường cong SWCC và hàm thấm
được lấy từ các kết quả nghiên cứu của tác giả ở CHƯƠNG 3.

120
5.5.4 Kết quả tính toán ổn định mái dốc đập Chúc Bài Sơn

Khi mực nước thượng lưu ở cao trình MNDBT, kết quả phân tích thấm bằng mô đun
SEEP/W như ở Hình 5.22. Giá trị cột nước áp lực nhỏ nhất đạt trị số -5,0 m tại vùng
đỉnh đập. Kết quả này tương đối tương đồng với dữ liệu đo đạc lực hút dính ở đỉnh mái
đập Chúc Bài Sơn là 44 kPa như đã trình bày ở mục 3.2.5 Đường bão hòa trong thân
đập được hạ thấp do tác dụng của đống đá tiêu nước phía hạ lưu đập. Khi tính toán dựa
trên cơ sở khoa học đất bão hòa thì hệ số ổn định mái hạ lưu đập Chúc Bài Sơn này là

Kmin = 1,505 (Hình 5.23).

[m]
81 MNDBT = 75.27 m
-5
75
69 -1
63 11 7 3
57 19
51 23

45
27

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170


[m]

Hình 5.22 Phân bố cột nước áp lực trong thân và nền đập Chúc Bài Sơn

Hình 5.23 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn tính toán trên cơ sở khoa học đất bão hòa

Khi tính toán dựa trên cơ sở khoa học đất không bão hòa thì hệ số thì hệ số ổn định

mái hạ lưu đập tăng lên tương ứng là K min = 1,633 (Hình 5.24). Nguyên nhân của sự
gia tăng này là do áp lực nước lỗ rỗng âm hay lực hút dính của đất ở vùng không bão
hòa đã làm tăng cường độ kháng cắt ở đới không bão hòa. Mức độ chênh lệch hệ số ổn
định mái ở hai trường hợp khá lớn, là 8,5 % là do trong phạm vi khối trượt thì vùng
không bão hòa có tỷ lệ diện tích tương đối lớn so với vùng bão hòa. Vì vậy, mức độ

121
gia tăng của hệ số ổn định mái đập trong trường hợp này lớn hơn nhiều so với trường
hợp của đê hữu Cầu và đập Khau Piều.

[m] 1.633
81 MNDBT = 75.27 m
75
69
63
57
51
45
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170
[m]

Hình 5.24 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH

Hình 5.25 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa HI

Tương tự như đối với đê hữu Cầu và đập Khau Piều, dưới tác động của kiểu mưa HI đã
làm cho mực nước ngầm trong thân đập dâng cao và thu hẹp đới không bão hòa. Biểu đồ
phân bố cột nước áp lực tại điểm A trên mặt cắt X-X và cách bề mặt mái dốc 1,0 m cho
thấy, khi bắt đầu mưa thì áp lực nước lỗ rỗng tăng rất nhanh cho đến thời điểm kết thúc
mưa. Ngược lại với trường hợp của đê hữu Cầu và đập Khau Piều, cột nước áp lực tại A
tiếp tục tăng chậm sau khi ngừng mưa (Hình 5.25). Sự gia tăng của áp lực nước lỗ rỗng
trong quá trình mưa ở vùng không bão hòa đã dẫn đến sự giảm của hệ số ổn định mái dốc.

Hệ số ổn định mái dốc giảm từ Kmin = 1,633 về Kmin = 1,545 (giảm 5,7%) khi kết thúc
mưa (Hình 5.26). Sau khi ngừng mưa, hệ số ổn định mái dốc tăng ngược trở lại và đạt giá

trị Kmin = 1,59 sau khi ngừng mưa 8,0 giờ (Hình 5.27).

122
Hình 5.26 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn khi dừng mưa với kiểu mưa HI

Hình 5.27 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa HI

Hình 5.28 Sự thay đổi cột nước áp lực tại A của đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa LD

Kiểu mưa LD đã làm cho mái đập hầu như bão hòa hoàn toàn. Khi bắt đầu mưa thì áp
lực nước lỗ rỗng tại A tăng rất nhanh trong khoảng thời gian 15,0 giờ đầu tiên, sau đó
tăng rất chậm cho đến khi kết thúc mưa thì đạt giá 0,5 m chứng tỏ mực nước ngầm đã
dâng cao quá điểm A. Sau khi ngừng mưa, cột nước áp lực tại A giảm rất nhanh trong

123
khoảng 20,0 giờ đầu tiên, sau thời gian này, tốc độ giảm của cột nước áp lực rất chậm
và đạt giá trị -1,3 m sau khi ngừng mưa 7 ngày (Hình 5.28).

[m] 1.304
81 MNDBT = 75.27 m
75
69
11
63 -1
57 19
51
27

45
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170
[m]

Hình 5.29 Hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn khi dừng mưa với kiểu mưa LD

Hình 5.30 Sự thay đổi của hệ số ổn định đập Chúc Bài Sơn với kiểu mưa LD

Sự gia tăng của áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình mưa cũng đã dẫn đến sự giảm của

hệ số ổn định mái dốc. Hệ số ổn định mái dốc giảm rất nhanh từ giá trị K min = 1,633
trong khoảng 70 giờ kể từ lúc bắt đầu mưa. Sau đó, hệ số ổn định mái dốc hầu như

không đổi cho đến khi kết thúc mưa với giá trị ở ngưỡng an toàn K min = 1,304 (Hình
5.29), tức là giảm đến 20,1 % kể từ lúc bắt đầu mưa. Nguyên nhân là do đất trong mái
dốc đã hầu như bão hòa. Quy luật biến thiên cột nước áp lực và hệ số ổn định mái dốc
với kiểu mưa LD xảy ra ở đập Chúc Bài Sơn hoàn toàn tương tự với đập Khau Piều
nhưng khác biệt so với đê hữu Cầu. Nguyên nhân là do hệ số thấm của vật liệu đất đắp
của hai đập tương đối tương đồng nhau. Khi dừng mưa, hệ số ổn định mái dốc tăng

124
nhanh trở lại trong khoảng 20 giờ đầu tiên, sau đó tốc độ giảm dần. Sau khi ngừng
mưa một tuần, hệ số ổn định mái dốc đạt giá trị Kmin = 1,51 (Hình 5.30).

5.6 Kết luận chương 5

Ở chương này, tác giả đã sử dụng bộ phần mềm Geo-Studio 2018 [5] để đánh giá ảnh
hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không bão hòa cho ba công trình thực tế là đê
hữu Cầu, đập Khau Piều và đập Chúc Bài Sơn. Các thông số của đất không bão hòa
được sử dụng từ các kết quả nghiên cứu ở CHƯƠNG 3. Điều kiện biên tính toán các
trận mưa điển hình được lựa chọn, phân tích từ dữ liệu thống kê các trận mưa của các
trạm khí tượng trong vùng dự án. Ở nghiên cứu này, hai kiểu mưa điển hình được lựa
chọn là là mưa ngắn cường độ lớn (HI) và mưa dài cường độ nhỏ (LD).

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khi tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH thì hệ số ổn
định mái dốc của đê hữu Cầu và đập Khau Piều tăng lần lượt là 1,9% và 2,7% so với
tính toán trên cơ sở khoa học đất bão hòa. Mức tăng không lớn nhưng điều quan trọng
là khi tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH thì hệ số ổn định của hai công trình này
thỏa mãn điều kiện ổn định theo tiêu chuẩn thiết kế quy định. Từ đó dẫn đến việc
không cần phải bổ sung giải pháp tăng cường ổn định và giảm chi phí xây dựng cho
công trình. Đối với đập Chúc Bài Sơn thì mức độ gia tăng hệ số ổn định lớn hơn, lên
tới 8,5% khi tính toán trên cơ sở khoa học đất KBH.

Kết quả tính toán cũng đã cho thấy sự tác động của mưa đến sự ổn định mái dốc đất KBH.
Đối với cả hai kiểu mưa HI và LD, cột nước áp lực hay áp lực nước lỗ rỗng trong mái dốc
đều thể hiện xu thế tăng trong quá trình mưa và giảm sau khi dừng mưa, tuy nhiên cơ chế
không hoàn toàn giống nhau. Với kiểu mưa HI, áp lực nước lỗ rỗng trong mái dốc có xu
thế tăng dần đều và giảm dần đều trong quá trình mưa và sau khi dừng mưa. Tuy nhiên
kiểu mưa LD cho thấy xu thế áp lực nước lỗ rỗng tăng nhanh và giảm nhanh khi bắt đầu
mưa và sau khi dừng mưa. Sau đó tốc độ tăng và giảm chậm dần khi thời gian tăng dần.
Sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng kéo theo sự thay đổi của cường độ kháng cắt và hệ số
ổn định mái dốc. Quy luật thay đổi của hệ số ổn định mái dốc với các kiểu mưa là đi
ngược lại với quy luật của biến thiên áp lực nước lỗ rỗng. Đặc biệt, trong khi kiểu mưa HI
chỉ làm giảm hệ số ổn định mái dốc của ba công trình đê hữu Cầu, đập Khau Piều và đập
Chúc Bài Sơn lần lượt là 1%; 3,4% và 5,7%

125
thì kiểu mưa LD làm giảm hệ số ổn định mái dốc lớn hơn nhiều với các giá trị lần lượt
là 3,4%; 18,5% và 20,1%. Vì vậy, kiểu mưa LD có xu thế gây mất ổn định mái dốc lớn
hơn so với kiểu mưa HI.

Các tính toán ở trên cũng cho thấy mưa tác động rất lớn đến vấn đề ổn định mái dốc.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi TCVN 9902:2016 và TCVN
8216:2018 không yêu cầu rõ ràng về trường hợp tính toán ổn định mái dốc dưới ảnh
hưởng của mưa [104], [106]. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong các điều kiện làm việc
thực tế của công trình, tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định kiểm toán trường hợp
ảnh hưởng của mưa kéo dài trong tính toán ổn định mái dốc công trình thủy lợi.

126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Các kết quả đạt được của luận án

(1) Luận án đã phân tích tổng quan nghiên cứu về ổn định mái dốc đất không bão hòa
ở trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ rõ vai trò của đường cong SWCC
trong cơ học đất không bão hòa và tầm quan trọng của cơ học đất không bão hòa trong
phân tích ổn định mái dốc. Từ đó đã nêu lên được tính cấp thiết của đề tài, những vấn
đề mà luận án cần tập trung giải quyết để ứng dụng cụ thể vào công tác phân tích, thiết
kế mái dốc ở Việt Nam.

(2) Tác giả luận án đã cải tiến được quy trình đo đạc xác định lực hút dính của đất ở
hiện trường bằng phương pháp sử dụng căng kế. Đã tiến hành thực nghiệm xác định
được giá trị lực hút dính ở trong mái dốc một số công trình thủy lợi ở phía Bắc Việt
Nam. Đồng thời đề xuất biểu thức thực nghiệm tương quan giữa lực hút dính và độ
bão hòa. Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng vào việc khống chế điều kiện biên
khi tính toán phân tích ổn định mái dốc.

(3) Tác giả đã tiến hành thực nghiệm và bổ sung được nguồn cơ sở dữ liệu về các đặc
trưng của đất không bão hòa cho một số loại đất ở phía Bắc Việt Nam bao gồm đường
cong SWCC, hàm thấm và cường độ kháng cắt. Từ các kết quả thực nghiệm ban đầu,
tác giả đã đề xuất công cụ ước lượng SWCC khi không có các kết quả thí nghiệm xác
định SWCC. Đó là sử dụng phương trình của Modified Kovacs với hai tham số sửa đổi
theo kiến nghị của tác giả là ac và m. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tế ứng dụng
tính toán phân tích ổn định mái dốc đất không bão hòa trong điều kiện ở Việt Nam do
dữ liệu về đường cong cấp phối hạt là rất phổ biến.

(4) Đã nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành công máng thí nghiệm và dàn tạo mưa
trong công tác thực nghiệm. Máng thí nghiệm và dàn tạo mưa có cấu tạo đơn giản, thuận
tiện sử dụng và khắc phục được một số nhược điểm của các thiết bị tương đồng.

(5) Đã tiến hành thực nghiệm xác định được cơ chế nước mưa xâm nhập vào mái dốc.
Xác định được quy luật ảnh hưởng của độ chặt đất đắp và độ dốc mái đến lượng nước
mưa xâm nhập vào mái dốc cho một loại đất cụ thể.

127
(6) Đã tiến hành thực nghiệm xác định được cơ chế biến thiên của áp lực nước lỗ rỗng
trong mái dốc đất đắp trong quá trình mưa và sau khi dừng mưa cho một loại đất cụ
thể.

(7) Đã vận dụng được các kết quả nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với mô hình số để
phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc đất không bão hòa cho
một số công trình thủy lợi thực tế.

2. Những đóng góp mới của luận án

1) Xác định được những đặc trưng cơ bản của đất không bão hòa (đường cong đặc
b
trưng đất nước, góc ma sát biểu kiến  ) của một số loại đất đắp ở miền Bắc
Việt Nam.

2) Đánh giá được mức độ ổn định mái dốc hạ lưu công trình (đê, đập) trong điều
kiện tác động đồng thời của dòng thấm bão hòa và không bão hòa dưới tác
động của mưa.

3) Bước đầu chế tạo và ứng dụng thành công máng thí nghiệm và dàn tạo mưa,
nghiên cứu thực nghiệm được cơ chế biến thiên của áp lực nước lỗ rỗng trong
mái dốc đất đắp trong quá trình mưa và sau khi mưa.

3. Những tồn tại và hướng phát triển

3.1 Những tồn tại

Do thời gian và kinh phí hạn chế, nên nghiên cứu mới chỉ tập trung cho một số loại đất
phân bố ở phía Bắc Việt Nam.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc mới chỉ xét được sự biến
đổi của áp lực nước lỗ rỗng kéo theo sự thay đổi cường độ kháng cắt và hệ số ổn định
mái dốc do nước mưa xâm nhập vào mái dốc, mà chưa nghiên cứu được các tác động
khác như bốc hơi, xói mòn.

Nghiên cứu mới chỉ tiến hành thực nghiệm và mô phỏng cho kiểu mưa có cường độ
không đổi mà chưa thực hiện được đối với kiểu mưa có cường độ thay đổi theo thời
gian.

128
3.2 Hướng phát triển

Bổ sung kết quả nghiên cứu cho các loại đất ở các vùng khác nhau để có được bộ số
liệu đầy đủ và hoàn chỉnh về đặc tính không bão hòa của đất ở Việt Nam.

Bổ sung nghiên cứu ảnh hưởng của các kiểu mưa, các kiểu bảo vệ mái dốc, độ dốc và
độ chặt của đất đắp để thiết lập được mối tương quan giữa lượng nước mưa xâm nhập
vào mái dốc và các yếu tố liên quan.

129
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. P.H. Dũng, H.V. Hùng, N.C. Mẫn, “Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa đến ổn định
của đập đất trên cơ sở khoa học đất không bão hòa,” Tạp chí Địa kỹ thuật, Số 4, tr.
12-19, 2020.

2. T.T. Viet, H.V. Hung, P.H. Dung and G.Sato, “Use of Scoops3D and GIS for the
Assessment of Slope Stability in Three-Dimensional: A Case Study in Sapa,
Vietnam,” ProcProeedings of the International Conference on Innovations for
Sustainable and Responsible Mining, ISRM 2020 - Volume 2, 2020.

3. P.H. Dũng, “Nghiên cứu ảnh hưởng của lực hút dính đến cường độ kháng cắt đất
không bão hòa trong mái dốc công trình thủy lợi,” Tuyển tập hội nghị khoa học
thường niên trường Đại học Thủy lợi, 2018.

4. T.T. Viet, P.H. Dung, H.V. Hung, T.M. Thu, “Soil type, rainfall infiltration and the
stability of unsaturated soil slopes,” International Symposium on Lowland
Technology, Hanoi, Vietnam, 2018.

5. P.H. Dũng, H.V. Hùng, N.C. Mẫn, “Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của mưa
lên mái dốc đất đắp không bão hòa,” Tạp chí Địa kỹ thuật, Số 2+3, tr. 50-58, 2018.

6. P.H. Dũng, H.V. Hùng, N.C. Mẫn, “Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa tới lực hút
dính của đất không bão hòa trong mái dốc đắp,” Tuyển tập hội nghị khoa học
thường niên trường Đại học Thủy lợi, 2017.

7. P.H. Dũng, P.V. Tuấn, N.H. Huế, “Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân sạt lở mái đê
Thanh Hương K3+00-K6+500, Nam Định,” Tuyển tập hội nghị khoa học thường
niên trường Đại học Thủy lợi, 2016.

130
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] D. G. Fredlund and H. Rahardjo, Soil Mechanics for Unsaturated Soils. New
York: Wiley, 1993.
[2] H. Rahardjo et al, "Unsaturated soil mechanics for slope stabilization,"
Geotechnical Engineering Journal of the SEAGS & AGSSEA, vol. 43, No1,
2012.
[3] D. G. Fredlund, "An Overview of Unsaturated Soil Behavior," in Unsaturated
Soils, Proceedingsof sessions of ASCE Convention, Dallas, TX, 1993, pp. 1-31.
[4] M. D. Fredlund, "The role of unsaturated soil property functions in the practice
of unsaturated soil mechanics," University of Saskatchewan, Saskatoon, SK,
PhD Thesis 2000.
[5] GEO-SLOPE International Ltd, Stability modelling with GeoStudio, 2018.
[6] H. S. Yu et al, "Limit analysis versus limit equilibrium for slope stability,"
Jounal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, vol. 124, No.1,
1998.
[7] D. V. Griffiths and P. A. Lane, "Slope stability analysis by finite elements,"
Geotechnique 49, No. 3, pp. 387–403, 1999.
[8] Fine engineering software, Engineering manuals for GEO5 programs, 2018.
[9] B. S. Satija, "Shear behaviour of partly saturated soils," Indian Institute of
Technology, New Delhi, PhD Thesis 1978.
[10] R. K. H. Ching et al, "Increase in factor of safety due to soil suction for two
Hong Kong slopes," in Fourth International Symposium on Landslides, Toronto,
1984, pp. 617-623.
[11] D. G. Fredlund et al, "The shear strength of unsaturated soils," Canadian
Geotechnical Journal, vol. 15, No. 3, pp. 313–321, 1978.
[12] H. E. Dregne, Soils in Arid Regions. New York: Elsevier, 1976.
[13] Tổng cục thống kê, "Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009," 2009.
[14] W. R. Gardner, "Some steady state solutions of the unsaturated moisture flow
equation with application to vaporation from a water-table," Soil Science
Journal, vol. 85, No. 4, pp. 228-232, 1958.
[15] W. Brutsaert, "Some methods of calculating unsaturated permeability,"
Transactions of ASABE, vol. 10, pp. 400-404, 1967.
[16] C. R. McKee and A. C. Bumb, "The importance of unsaturated flow parameters
in designing a hazardous waste site," in Hazardous Waste and Environmental
Emergencies: Hazardous Materials Control Research Institute National
Conference, Houston, TX, 1984, pp. 50-58.

131
[17] M. T. van Genuchten, "A closed-form equation for predicting the hydraulic
conductivity of unsaturated soils," Journal of Soil Science Society of America,
vol. 44, pp. 892-898, 1980.
[18] D. G. Fredlund and A. Xing, "Equations for the soil-water characteristic curve,"
Canadian Geotechnical Journal, vol. 31, No. 3, pp. 521–532, 1994.
[19] H. Q. Pham and D. G. Fredlund, "A volume-mass constitutive model for
unsaturated soils," in Proceedings of the FiftyEighth Canadian Geotechnical
Conference, Saskatoon, SK, 2005, Vol. 2, pp. 173–181.
[20] K. Terzaghi, "The shear strength of saturated soils," in Proceedings of the First
International Conference on Soil Mechanics and Foundation Engineering,
Cambridge, MA, 1936, Vol. 1, pp. 54-56.
[21] W. S. Sillers, "Mathematical representation of the soilwater characteristic curve,"
University of Saskatchewan, Saskatoon, SK, M.Sc. Thesis 1997.
[22] H. Q. Pham, "An engineering model of hysteresis for the soil-water
characteristic curve," University of Saskatchewan, Saskatoon, SK, M.Sc. Thesis
2002.
[23] P. G. Bruch, "A laboratory study of evaporative fluxes in homogeneous and
layered soils," University of Saskatchewan, Saskatoon, SK, M.Sc. Thesis 1993.
[24] D. G. Fredlund, "An introduction to unsaturated soil mechanics," in paper
presented at the Geotechnical Engineering Division GeoLogan Conference,
ASCE, Special Geotechnical Publication, Logan, UT, 1997, Vol. 68, pp. 1–37.
[25] A. W. Bishop et al, "Factors controlling the shear strength of partly saturated
cohesive soils," in paper presented at the Research Conference on Shear
Strength of Cohesive Soils, ASCE, University of Colorado, Boulder, CO, 1960,
pp. 503–532.
[26] V. Escario, "Suction–controlled penetration and shear tests," in Proceedings of
the Fourth International Conference on Expansive Soils, American Society of
Civil Engineers, Denver, CO, 1980, Vol. 2, pp. 781–797.
[27] J. Krahn et al, "Effect of soil suction on slope stability at Notch Hill," Canadian
Geotechnical Journal, vol. 26, No. 2, pp. 269–278, 1989.
[28] D. G. Fredlund et al, Unsaturated Soil Mechanics in Engineering Practice. New
Jersey: John Wiley & Sons, Inc., 2012.
[29] T. M. Thu et al, "Shear strength and pore-water pressure characteristics during
constant water content triaxial tests," Journal of Geotechnical and
Geoenvironmental Engineering, ASCE, vol. 132, No. 3, pp. 411–419, 2006.
[30] D. T. Toan, "Đặc điểm sức hút dính của một số loại đất bờ Sông Hồng khu vực
Hà Nội," Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường,
Tập 32, Số 2S, pp. 9-18, 2016.

132
[31] N. T. N. Hương, "Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chống cắt đất không bão hòa
đến sự ổn định đất," Trường Đại học Thủy lợi, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật,
2013.
[32] http://www.ccb-boulder.org/landslide-questions/.
[33] S. L. Gariano et al, "Changes in the occurrence of rainfall-induced landslides in
Calabria, southern Italy, in the 20th century," Natural Hazards and Earth System
Sciences , vol. 15, pp. 2313-2330, 2015.
[34] https://japan.landslide-soc.org/overview.html?lang=en.
[35] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-200-deaths-due-
to-natural-disasters-in-vietnam-06202019082523.html.
[36] N. C. Thắng, "Phân tích nguyên nhân sự cố sạt trượt mái dốc viền hồ Đắk Lông
Thượng," in Tuyển tập hội nghị KHTN Trường Đại học Thủy lợi, 2016.
[37] X. Sơn, "Sạt trượt mái đào vai phải hố xói đập tràn Thủy điện Trung Sơn,"
https://kinhtenongthon.vn/sat-truot-mai-dao-vai-phai-ho-xoi-dap-tran-thuy-
dien-trung-son-post22222.html, Sep. 13,2018.
[38] V. Thành, "Nguy cơ vỡ hồ thuỷ điện Đăk Kar, hàng nghìn hộ dân phải sơ tán
khẩn cấp," http://cand.com.vn/doi-song/Nguy-co-vo-ho-thuy-dien-hang-nghin-
ho-dan-phai-so-tan-khan-cap-556683/, Aug. 09,2019.
[39] Trần Trọng Huệ, "Báo cáo Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến
địa chất trên lãnh thổViệt Nam và các giải pháp phòngtránh," Viện Địa chất,
Viện KH&CN Việt , Hà Nội, Đềtài độc lập cấp nhà nước 2004.
[40] T. Duy, "Sạt lở chưa từng có ở Yên Bái, 7 toa tầu vùi trong đất đá,"
https://www.tienphong.vn/xa-hoi/sat-lo-chua-tung-co-o-yen-bai-7-toa-tau-vui-
trong-dat-da-1196290.tpo, Oct.10, 2017.
[41] J. M. Gamo, "Infiltration effects on stability of a residual soil slope," Computers
and Geotechnics 26, pp. 145–165, 2000.
[42] H. Rahardjo et al, "Studies of rainfall-induced slope failures," in Proceedings of
the National Seminar, Slope 2002, Bandung, Indonesia, 2002, pp. 15-29.
[43] T. T. Viet et al, "Effect of Rainfall Patterns on the Response of Water Pressure
and Slope Stability Within a Small Catchment: A Case Study in Jinbu-Myeon,
South Korea," Journal of the Korean Geo-Environmental Society, pp. 5-16,
2016.
[44] P. H. Dũng, "Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân sạt lở mái đê Thanh Hương
K3+00¸K6+500, Nam Định," in Tuyển tập hội nghị KHTN Trường Đại học Thủy
lợi, 2016.
[45] N. C. Thắng, "Phân tích ảnh hưởng của lực hút dính đến hệ số ổn định mái đê tả
Đuống, Hà Nội," in Tuyển tập hội nghị KHTN Trường Đại học Thủy lợi, 2017.

133
[46] T. T. Viet et al, "Effect of Extreme Rainfall on Cut Slope Stability: Case Study in
Yen Bai City, Viet Nam," Journal of the Korean Geo-Environmental Society,
pp. 23-32, 2015.
[47] M. T. Tân và nnk, "Phân tích tương quan giữa trượt lở đất và lượng mưa khu vực
Mai Châu-Hòa Bình," Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và
Môi trường, vol. 31, Số 4, pp. 51-63, 2015.
[48] N. Khampilang and M. Nillorm, "Landslide risk management in Thailand,"
2018.
[49] N. V. Hoàng và U. Q. Khang, "Mô hình thấm nước mưa phục vụ phân tích ổn
định sườn dốc khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang," Tạp
chí các khoa học về trái đất, vol. 33, pp. 78-84, 2011.
[50] M. A. Biot, "General theory for three-dimensional consolidation," Journal of
Applied Physics, vol. Vol. 12, No. 2, pp. 155-164, 1941.
[51] J. D. Coleman, "Stress strain relations for partly saturated soils," Geotechnique,
vol. Vol. 12, No. 4, pp. 348-350, 1962.
[52] A. W. Bishop and G. E. Blight, "Some aspects of effective stress in saturated and
unsaturated soils," Geotechnique, vol. Vol. 13, No. 3, pp. 177-197, 1963.
[53] E. L. Matyas and H. S. Radhakrishna, "Volume change characteristics of
partially saturated soils," Geotechnique, vol. Vol. 18, No. 4, pp. 432-448, 1968.
[54] L. Barden et al, "Volume change characteristics of unsaturated clay," Journal of
the Soil Mechanics and Foundation Division, ASCE, vol. 95, pp. 33-52, 1969.
[55] D. G. Fredlund, "Volume change behaviour of unsaturated soils," Department of
Civil Engineering, University of Alberta, Edmonton, PhD Thesis 1973.
[56] D. G. Fredlund and N. R. Morgenstern, "Stress state variables for unsaturated
soils," Journal of Geotechnical Engineering Division, ASCE, vol. 103, No. GT5,
pp. 447-466, 1977.
[57] D. G. Fredlund, "Appropriate concepts and technology for unsaturated soils,"
Second Canadian Geotechnical Colloquium, Canadian Geotechnical Journal,
vol. 16, No. 1, pp. 121-139, 1979.
[58] D. G. Fredlund and H. Rahardjo, "Soil mechanics principles for highway
engineering in arid regions," Transportation Research Record, vol. 1138, pp. 1-
11, 1987.
[59] G. D. Aitchison, "Engineering concepts of moisture equilibria and moisture
changes in soils," in Statement of the Review Panel, In Moisture Equilibria and
Moisture Changes in Soils Beneath Covered Areas, A Symposium in Print,
Butterworths, Sydney, 1964, pp. 7-21.
[60] D. G. Fredlund and H. Rahardjo, "The role of unsaturated soil behaviour in
geotechnical engineering practice," in Eleventh Southeast Asian Geotechnical

134
Conference, Singapore, 1993.
[61] Soil moisture equipment Corp., "2710ARL Tensiometer and 2725ARL Jet Fill
Tensiometer," Operating instructions, 2011.
[62] I. Meilani et al, "Mini suction probe for matric suction measurement," Canadian
Geotechnical Journal, vol. 39, No. 6, pp. 1427-1432, 2002.
[63] D. G. Fredlund, "Use of the soil-water characteristic curve in the implementation
of unsaturated soil mechanics," in Proceedings of the Third International
Conference on Unsaturated Soilsl, Recife, Brazi, 2002, pp. 887-902,.
[64] R. J. Reginato and van Bavel, "Pressure cell for soil cores," Soil Science Society
of America, vol. 26, pp. 1-3, 1962.
[65] American Society for Testing and Materials (ASTM), Standards test methods for
determination of the soil- water characteristic curve for desorption using a
hanging column, pressure extractor, chilled mirror hygrometer, and/or
centrifuge, ASTM D6836–02. West Conshohocken, PA, 2008.
[66] M. Aubertin et al, "A model to predict the water retention curve from basic
teotechnical properties," Canadian Geotechnical Journal, vol. 40, pp. 104–1122,
2003.
[67] H. Darcy, "Histoire des Foundataines Publique de Dijon," Dalmont, Paris,
pp.590–594, 1856.
[68] E. C. Childs and N. Collis-George, "Soil geometry and soilwater equilibria,"
Faraday Society, vol. 3, pp. 78–85, 1948.
[69] E. C. Childs, "An Introduction to the Physical Basis of Soil Water Phenomena,"
in Wiley-Interscience, London, p. 1969.
[70] T. W. Lambe and R. V. Whitman, Soil Mechanics. New York: Wiley, 1979.
[71] A. Lloret and E. E. Alonso, "Consolidation of unsaturated soils including
swelling and collapse behaviour," Geotechnique, vol. 30, No. 4, pp. 449–477,
1980.
[72] D. G. Fredlund, "Seepage in saturated soils. Session 3 on Groundwater and
Seepage Problems," in Proceedings of the Tenth International Conference on
Soil Mechanics and Foundation Engineering, Stockholm, 1981, Vol. 4, pp. 629–
641.
[73] R. H. Brooks and A. T. Corey, "Hydraulic properties of porous media," in
Colorado State University Hydrology Paper, No. 3. , Fort Collins, CO, 1964.
[74] S. F. Averjanov, "About permeability of subsurface soils in case of incomplete
saturation," English Collection, vol. 7, pp. 19–21, 1950.
[75] A. T. Corey, "The interrelation between gas and oil relative permeabilities,"
Producer’s Monthly, vol. 19, No. 1, pp. 38–41, 1954.

135
[76] D. G. Fredlund et al, "Predicting the permeability function for unsaturated soils
using the soil-water characteristics curve," Canadian Geotechnical Jounal, no.
31(3), pp. 521-532, 1994.
[77] E. C. Leong and H. Rahardjo, "Permeability functions for unsaturated soils,"
Journal of Geotechnical and Geoenvironmental Engineering, ASCE, vol. 123,
No.12, pp. 1118–1126, 1997.
[78] D. G. Fredlund et al, "Predicting the permeability function for unsaturated soils,"
in Proceedings of the International Symposium on Suction, Swelling,
Permeability and Structured Clays, Shizuoka, Japan, 2001, pp. 215–222.
[79] S. K. Vanapalli et al, "Model for the prediction of shear strength with respect to
soil suction," Canadian Geotechnical Journal, vol. 33, pp. 379–392, 1996.
[80] D. G. Fredlund et al, "The relationship of the unsaturated soil shear strength of
the soil-water characteristic curve," Canadian Geotechnical Journal, vol. 32, pp.
440–448, 1996.
[81] E. A. Garven and S. K. Vanapalli, "Evaluation of empirical procedures for
predicting the shear strength of unsaturated soils," in Proceedings of the Fourth
International Conference on Unsaturated Soils, Reston, VA, 2006, pp. 2570–
2581.
[82] A. Oberg and G. Sallfors, "Determination of shear strength parameters of
unsaturated silts and sands based on water retention curve," ASTM Geotechnical
Testing Journal, vol. 20, pp. 40–48, 1997.
[83] C. Bao et al, "Properties of unsaturated soils and slope stability of expansive
soils," in Proceedings of the Second International Conference on Unsaturated
Soils, Beijing, Vol. 1, 1998, pp. 71–98.
[84] I. M. Lee et al, "Effect of stress state on the unsaturated shear strength of weathered
granite," Canadian Geotechnical Journal, vol. 42, pp. 624–631, 2005.
[85] O. M. Vilar, "A simplified procedure to estimate the shear strength envelope of
unsaturated soil," Canadian Geotechnical Journal, vol. 43, pp. 1088–1095,
2006.
[86] V. Escario and J. Saez, "The shear strength of partly saturated soils,"
Geotechnique, vol. 36, No. 3, pp. 453–456, 1986.
[87] M. R. Cunningham et al, "Mechanical behaviour of a reconstituted unsaturated
silty clay," Geotechnique, vol. 53, No. 2, pp. 183–194, 2003.
[88] D. G. Fredlund and J. Krahn, "Comparison of slope stability methods of
analysis," Canadian Geotechnical Journal, vol. 14, No. 3, pp. 429-439, 1977.
[89] D. G. Fredlund et al, "The relationship between limit equilibrium slope stability
methods," in 10th Int. Conf. Soil Mech. Found. Eng., Stockholm, 1981, pp. 409-
416.

136
[90] T. T. Lim et al, "Effect of rainfall on matric suctions in a residual soil slope,"
Canadian Geotechnical Journal , vol. 33, pp. 618–628, 1996.
[91] A. G. Li et al, "Field-monitored variations of soil moisture and matric suction in
a saprolite slope," Canadian Geotechnical Journal, vol. 42, pp. 13-26, 2005.
[92] Y. Cui et al, "Monitoring Field Soil Suction Using a Miniature Tensiometer,"
Geotechnical Testing Journal , vol. 31, pp. 95-100, 2008.
[93] D. G. Fredlund et al, "Nonlinearity of strength envelope for unsaturated soils," in
Proceedings of the Sixth International Conference on Expansive Soils, New
Delhi, 1987, Vol. 1, pp. 49–54.
[94] R. C. Sydor, "Engineered mine tailings cover : verification of drainage behaviour
and investigations of design," University of Waaterloo, Thesis of the degree of
Master Science in Earth Science 1992.
[95] TCVN 8868:2011, "Thí nghiệm xác định sức kháng cắt không cố kết - không
thoát nước và cố kết - thoát nước của đất dính trên thiết bị nén ba trục".
[96] S. H. Nassif and E. M. Wilson, "The influence of slope and rain intensity on
runoff and infiltration," Hydrological Sciences Jounal, Taylor & Francis Group ,
pp. 539-553, 1975.
[97] J. Poesen, "The influence of slope angle on infiltration rate and Hotornian
overland flow," Z.Geomorph. N.F, Suppl-49, Berlin. Stuttgart, pp. 117-131,
1984.
[98] V. U. Joshi and D. T.Tambe, "Estimation of infiltration rate, run-off and sediment
yield under simulated rainfall experiments in in upper Pravara Basin, India:
Effect of slope angle and grass-cover," J.Earth Syst.Sci.119, Indian Academy of
Sciences, pp. 763-773, 2010.
[99] W. Mu et al, "Effect of rainfall intensity and slope gradient on runoff and soil
moisture content on different growing stages of Spring maize," Water 7, pp.
2990-3008, 2015.
[100] P. H. Dũng và H. V. Hùng, "Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của mưa lên
mái dốc đất đắp không bão hòa," Tạp chí Địa kỹ thuật, vol. 2+3, 2018.
[101] Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, "Bản đồ địa chất, bản đồ khoáng
sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000," 2005.
[102] Bộ xây dựng, "QCVN 02:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia - Số liệu
điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng," 2009.
[103] Công ty Cổ phần Tư vấn XD & PTNT Bắc Ninh, "Xử lý cấp bách kè hộ đê và
hoàn thiện mặt cắt, nâng cấp đê hữu Cầu từ K28+860 - K82+350," 2009.
[104] Bộ Khoa học và Công nghệ , "TCVN 9902:2016, Công trình thủy lợi - Yêu cầu
thiết kế đê sông ," 2016.

137
[105] Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi, "Hồ sơ thiết kế hồ chứa nước
Khau Piều," Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Lạng
Sơn, 2017.
[106] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, "TCVN 8216:2018 Công trình thủy
lợi - Thiết kế đập đất đầm nén," 2018.
[107] Viện kỹ thuật công trình, "Hồ sơ thiết kế dự án hồ chứa nước Chúc Bài Sơn,"
2017.
[108] A. W Bishop, "The use of the slip circle in the stability analysis of slopes,"
Geotechnique 5, No.1, pp. 7-17, 1955.
[109] E. Spencer, "A method of analysis of the stability of embankments assuming
parallel interslice forces," Geotechnique 17, No. 1, pp. 11–26, 1967.
[110] D. W. Taylor, "Stability of earth slopes," J. BostonSoc. Civ. Eng. 24, pp. 197–
246, 1937.
[111] N. Janbu, "Applications of Composite Slip Surfaces for Stability Analysis," in
European Conference on the Stability of Earth Slopes, 1954., pp. Vol. 3, p. 39-
43.
[112] N. R. Morgenstern and V. E. Price, "The Analysis of the Stability of General Slip
Surfaces," Geotechnique, vol. 15, pp. 79-93, 1965.
[113] S. K. Sarma, "Stability Analysis of Embankments and Slopes," Geotechnique,
vol. 23(3), pp. 423-433, 1973.
[114] D. Y. F. Ho and D. G. Fredlund, "A multi-stage triaxial test for unsaturated
soils," Geotechnical Testing Journal, ASTM , vol. Vol. 5, pp. 18– 25, 1982.
[115] J. K-M. Gan et al, "Determination of the shear strength parameters of an
unsaturated soil using the direct shear test," Canadian Geotechnical Journal, vol.
25, No. 8, pp. 500–510, 1988.
[116] H. Rahardjo and A. Satyanaga, "Sensing and Monitoring for Assessment of
infall-induced Slope Failures in Residual Soil," Journal of Geotechnical
Engineering, March 2019.
[117] L. T. B. Hằng và nnk, "Nghiên cứu đặc trưng cường độ chống cắt của đất không
bão hòa," Tạp chí Địa Kỹ Thuật, Số 2, 2010.
[118] N. H. Nhung và nnk, "Ảnh hưởng của cường độ chống cắt của đất không bão
hòa đến ổn định mái dốc," Tạp chí Địa Kỹ Thuật, Số 2, 2010.
[119] N. V. Thìn, "Ảnh hưởng của mưa đến ổn định mái dốc," Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thủy lợi và Môi trường, Số 16, 2007.
[120] N. T. N Hương và T. M. Thụ, "N. T. N Hương và Xác định cường độ chống cắt
của đất không bão hòa băng thí nghiệm cắt trực tiếp," Tạp chí khoa học kỹ thuật
thủy lợi và môi trường, vol. 42, 2013.

138
[121] F. L. Duley and L. L. Kelly , "Effect of soil type, slope and surface conditions on
intake of water," University of Nebraska, College of Agriculture, Agricultural
experiment station, Research bulletin 112, 1939.
[122] M. R. Hakro and I. S. H. Harahap, "Laboratory experiments on rainfall-induced
flowslide from pore pressure and moisture content measurements," Natural
Hazards Earth System Science , vol. Discuss., 3, pp. 1575–1613.

139
PHỤ LỤC I: HIỆU CHUẨN ÁP KẾ ĐO LỰC HÚT DÍNH

Bảng I.1: Kết quả thí nghiệm mẫu đất đắp đê hữu Cầu
STT Lực hút (kPa) Số đọc trên đồng hồ áp lực (kPa)
1 0 0
2 5 5.1
3 10 10.2
4 15 14.8
5 20 20.2
6 25 25.3
7 30 30.3
8 35 35.4
9 40 40.3
10 50 50.3
11 60 60.4
12 70 70.6
13 80 80.8
14 90 91.1

1
PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG
CONG ĐẶC TRƯNG ĐẤT NƯỚC

Bảng II.1: Kết quả thí nghiệm mẫu đất đắp đê hữu Cầu
KL dao+đất KL thể tích
Lực hút dính Độ ẩm trọng Độ ẩm thể
khi ổn đinh đơn vị
ua-uw (kPa) 3 lượng (%) tích 
(g) (g/cm )
0 159.076 1.932 30.52 0.452
20 157.621 1.908 28.89 0.428
40 156.162 1.883 27.24 0.403
100 148.125 1.749 18.19 0.269
150 144.157 1.683 13.73 0.203
200 142.365 1.653 11.71 0.173
300 141.262 1.635 10.47 0.155
400 140.823 1.628 9.97 0.148

Bảng II.2: Kết quả thí nghiệm mẫu đất đắp đập Khau Piều
KL dao+đất KL thể tích
Lực hút dính Độ ẩm trọng Độ ẩm thể
khi ổn đinh đơn vị
ua-uw (kPa) 3 lượng (%) tích 
(g) (g/cm )
0 159.75 1.949 29.04 0.439
20 158.873 1.934 28.07 0.424
40 154.232 1.857 22.95 0.347
80 149.984 1.786 18.26 0.276
150 144.637 1.697 12.36 0.187
200 143.365 1.676 10.96 0.165
300 141.973 1.653 9.42 0.142
400 141.234 1.640 8.61 0.130

2
Bảng II.3: Kết quả thí nghiệm mẫu đất đắp đập Chúc Bài Sơn

KL dao+đất KL thể tích


Lực hút dính Độ ẩm trọng Độ ẩm thể
khi ổn đinh đơn vị
ua-uw (kPa) 3 lượng (%) tích 
(g) (g/cm )
0 160.412 1.955 28.62 0.435
15 158.971 1.931 27.04 0.411
40 154.567 1.857 22.21 0.338
80 148.412 1.755 15.46 0.235
150 144.135 1.684 10.77 0.164
200 142.683 1.659 9.18 0.140
300 141.263 1.636 7.62 0.116
400 140.762 1.627 7.07 0.107

3
Bảng II.4: Kết quả tính toán theo mô hình MK mẫu đất đắp đê hữu Cầu

Lực hút  (mô


S S S
(kPa)
c C a Sa* r
hình MK)
1 1.0000 1.0000 1.1206 1.0000 1.0000 0.4518
5 1.0000 1.0000 0.8570 0.8570 1.0000 0.4518
10 1.0000 1.0000 0.7634 0.7634 1.0000 0.4518
15 1.0000 0.9999 0.7135 0.7135 1.0000 0.4518
20 0.9997 0.9999 0.6801 0.6801 0.9999 0.4517
40 0.8652 0.9998 0.6059 0.6059 0.9469 0.4278
100 0.2742 0.9996 0.5199 0.5199 0.6516 0.2943
150 0.1326 0.9993 0.4858 0.4858 0.5540 0.2503
200 0.0768 0.9991 0.4630 0.4630 0.5043 0.2278
250 0.0498 0.9989 0.4460 0.4460 0.4736 0.2139
300 0.0348 0.9987 0.4325 0.4325 0.4523 0.2043
350 0.0256 0.9984 0.4215 0.4215 0.4363 0.1971
400 0.0197 0.9982 0.4121 0.4121 0.4237 0.1914
450 0.0155 0.9980 0.4040 0.4040 0.4133 0.1867
500 0.0126 0.9978 0.3969 0.3969 0.4045 0.1827
1000 0.0031 0.9956 0.3528 0.3528 0.3548 0.1603
2000 0.0007 0.9912 0.3129 0.3129 0.3134 0.1416
5000 0.0001 0.9783 0.2651 0.2651 0.2652 0.1198
10000 0.0000 0.9576 0.2312 0.2312 0.2312 0.1045
50000 0.0000 0.8224 0.1518 0.1518 0.1518 0.0686
100000 0.0000 0.6999 0.1151 0.1151 0.1151 0.0520
500000 0.0000 0.2458 0.0309 0.0309 0.0309 0.0140
1000000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

4
Bảng II.5: Kết quả tính toán theo mô hình MK mẫu đất đắp đập Khau Piều

Lực hút  (mô


S S S
(kPa)
c C a Sa* r
hình MK)
1 1.0000 1.0000 1.0975 1.0000 1.0000 0.4385
5 1.0000 1.0000 0.8393 0.8393 1.0000 0.4385
10 1.0000 1.0000 0.7477 0.7477 1.0000 0.4385
15 1.0000 0.9999 0.6988 0.6988 1.0000 0.4385
20 0.9992 0.9999 0.6661 0.6661 0.9997 0.4384
40 0.8321 0.9998 0.5934 0.5934 0.9317 0.4086
100 0.3598 0.9996 0.5285 0.5285 0.6981 0.3061
150 0.1190 0.9993 0.4758 0.4758 0.5382 0.2360
200 0.0687 0.9991 0.4534 0.4534 0.4910 0.2153
250 0.0445 0.9988 0.4368 0.4368 0.4618 0.2025
300 0.0310 0.9986 0.4236 0.4236 0.4415 0.1936
350 0.0228 0.9984 0.4128 0.4128 0.4262 0.1869
400 0.0175 0.9981 0.4036 0.4036 0.4140 0.1816
450 0.0138 0.9979 0.3956 0.3956 0.4040 0.1772
500 0.0112 0.9977 0.3887 0.3887 0.3955 0.1734
1000 0.0027 0.9954 0.3455 0.3455 0.3472 0.1523
2000 0.0006 0.9908 0.3063 0.3063 0.3068 0.1345
5000 0.0001 0.9773 0.2594 0.2594 0.2594 0.1138
10000 0.0000 0.9559 0.2260 0.2260 0.2260 0.0991
50000 0.0000 0.8169 0.1477 0.1477 0.1477 0.0648
100000 0.0000 0.6928 0.1116 0.1116 0.1116 0.0489
500000 0.0000 0.2415 0.0297 0.0297 0.0297 0.0130
1000000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

5
Bảng II.6: Kết quả tính toán theo mô hình MK mẫu đất đắp đập Chúc Bài Sơn

Lực hút  (mô


S S S
(kPa)
c C a Sa* r
hình MK)
0 1.0000 1.0000 1.0270 1.0000 1.0000 0.4350
5 1.0000 1.0000 0.7854 0.7854 1.0000 0.4350
10 1.0000 0.9999 0.6997 0.6997 1.0000 0.4350
15 1.0000 0.9999 0.6539 0.6539 1.0000 0.4350
20 0.9969 0.9999 0.6233 0.6233 0.9988 0.4345
40 0.7634 0.9998 0.5552 0.5552 0.8948 0.3893
100 0.3024 0.9996 0.4946 0.4946 0.6474 0.2816
150 0.0972 0.9992 0.4452 0.4452 0.4991 0.2171
200 0.0558 0.9990 0.4243 0.4243 0.4564 0.1985
250 0.0360 0.9987 0.4087 0.4087 0.4300 0.1870
300 0.0251 0.9985 0.3963 0.3963 0.4115 0.1790
350 0.0185 0.9982 0.3862 0.3862 0.3975 0.1729
400 0.0141 0.9980 0.3776 0.3776 0.3864 0.1681
450 0.0112 0.9977 0.3702 0.3702 0.3772 0.1641
500 0.0090 0.9975 0.3636 0.3636 0.3694 0.1607
1000 0.0022 0.9950 0.3231 0.3231 0.3246 0.1412
2000 0.0005 0.9900 0.2864 0.2864 0.2868 0.1248
5000 0.0001 0.9754 0.2423 0.2423 0.2423 0.1054
10000 0.0000 0.9524 0.2107 0.2107 0.2107 0.0917
50000 0.0000 0.8064 0.1364 0.1364 0.1364 0.0594
100000 0.0000 0.6796 0.1024 0.1024 0.1024 0.0446
500000 0.0000 0.2338 0.0269 0.0269 0.0269 0.0117
1000000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

6
Bảng II.7: Kết quả hiệu chỉnh của tác giả mẫu đất đắp đê hữu Cầu

 (hiệu
Lực hút C
(kPa) Sc  Sa Sa* Sr chỉnh của
tác giả
0 1.0000 1.0000 0.8005 0.8005 1.0000 0.4518
5 1.0000 1.0000 0.6121 0.6121 1.0000 0.4518
10 1.0000 1.0000 0.5453 0.5453 1.0000 0.4518
15 0.9999 0.9999 0.5097 0.5097 1.0000 0.4517
20 0.9952 0.9999 0.4858 0.4858 0.9975 0.4506
40 0.7372 0.9998 0.4328 0.4328 0.8509 0.3844
100 0.1924 0.9996 0.3714 0.3714 0.4923 0.2224
150 0.0905 0.9993 0.3470 0.3470 0.4061 0.1835
200 0.0519 0.9991 0.3307 0.3307 0.3654 0.1651
250 0.0335 0.9989 0.3186 0.3186 0.3414 0.1542
300 0.0233 0.9987 0.3090 0.3090 0.3251 0.1469
350 0.0172 0.9984 0.3011 0.3011 0.3131 0.1414
400 0.0131 0.9982 0.2944 0.2944 0.3036 0.1372
450 0.0104 0.9980 0.2886 0.2886 0.2960 0.1337
500 0.0084 0.9978 0.2835 0.2835 0.2895 0.1308
1000 0.0020 0.9956 0.2520 0.2520 0.2535 0.1145
2000 0.0005 0.9912 0.2235 0.2235 0.2239 0.1011
5000 0.0001 0.9783 0.1894 0.1894 0.1894 0.0856
10000 0.0000 0.9576 0.1651 0.1651 0.1652 0.0746
50000 0.0000 0.8224 0.1085 0.1085 0.1085 0.0490
100000 0.0000 0.6999 0.0822 0.0822 0.0822 0.0371
500000 0.0000 0.2458 0.0221 0.0221 0.0221 0.0100
1000000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

7
Bảng II.8: Kết quả hiệu chỉnh của tác giả mấu đất đắp đập Khau Piều

 (hiệu
Lực hút C
(kPa) Sc  Sa Sa* Sr chỉnh của
tác giả
0 1.0000 1.0000 0.7839 0.7839 1.0000 0.4385
5 1.0000 1.0000 0.5995 0.5995 1.0000 0.4385
10 1.0000 1.0000 0.5341 0.5341 1.0000 0.4385
15 0.9998 0.9999 0.4992 0.4992 0.9999 0.4385
20 0.9914 0.9999 0.4758 0.4758 0.9955 0.4365
40 0.6957 0.9998 0.4238 0.4238 0.8247 0.3616
100 0.2572 0.9996 0.3775 0.3775 0.5376 0.2357
150 0.0810 0.9993 0.3399 0.3399 0.3933 0.1725
200 0.0463 0.9991 0.3239 0.3239 0.3552 0.1558
250 0.0299 0.9988 0.3120 0.3120 0.3325 0.1458
300 0.0208 0.9986 0.3026 0.3026 0.3171 0.1390
350 0.0153 0.9984 0.2948 0.2948 0.3056 0.1340
400 0.0117 0.9981 0.2883 0.2883 0.2966 0.1301
450 0.0092 0.9979 0.2826 0.2826 0.2892 0.1268
500 0.0075 0.9977 0.2776 0.2776 0.2830 0.1241
1000 0.0018 0.9954 0.2468 0.2468 0.2481 0.1088
2000 0.0004 0.9908 0.2188 0.2188 0.2191 0.0961
5000 0.0000 0.9773 0.1853 0.1853 0.1853 0.0813
10000 0.0000 0.9559 0.1614 0.1614 0.1614 0.0708
50000 0.0000 0.8169 0.1055 0.1055 0.1055 0.0463
100000 0.0000 0.6928 0.0797 0.0797 0.0797 0.0350
500000 0.0000 0.2415 0.0212 0.0212 0.0212 0.0093
1000000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

8
Bảng II.9: Kết quả hiệu chỉnh của tác giả mẫu đất đắp đập Chúc Bài Sơn

 (hiệu
Lực hút C
(kPa) Sc  Sa Sa* Sr chỉnh của
tác giả
0 1.0000 1.0000 0.7336 0.7336 1.0000 0.4350
5 1.0000 1.0000 0.5610 0.5610 1.0000 0.4350
10 1.0000 0.9999 0.4998 0.4998 1.0000 0.4350
15 0.9989 0.9999 0.4671 0.4671 0.9994 0.4348
20 0.9786 0.9999 0.4452 0.4452 0.9881 0.4299
40 0.6175 0.9998 0.3966 0.3966 0.7692 0.3346
100 0.2135 0.9996 0.3533 0.3533 0.4913 0.2137
150 0.0659 0.9992 0.3180 0.3180 0.3630 0.1579
200 0.0376 0.9990 0.3030 0.3030 0.3292 0.1432
250 0.0242 0.9987 0.2919 0.2919 0.3090 0.1344
300 0.0168 0.9985 0.2831 0.2831 0.2951 0.1284
350 0.0123 0.9982 0.2758 0.2758 0.2848 0.1239
400 0.0094 0.9980 0.2697 0.2697 0.2766 0.1203
450 0.0074 0.9977 0.2644 0.2644 0.2699 0.1174
500 0.0060 0.9975 0.2597 0.2597 0.2642 0.1149
1000 0.0014 0.9950 0.2308 0.2308 0.2319 0.1009
2000 0.0003 0.9900 0.2046 0.2046 0.2049 0.0891
5000 0.0000 0.9754 0.1730 0.1730 0.1731 0.0753
10000 0.0000 0.9524 0.1505 0.1505 0.1505 0.0655
50000 0.0000 0.8064 0.0975 0.0975 0.0975 0.0424
100000 0.0000 0.6796 0.0732 0.0732 0.0732 0.0318
500000 0.0000 0.2338 0.0192 0.0192 0.0192 0.0084
1000000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

9
PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH HÀM THẤM

Bảng III.1: Kết quả tính toán hàm thấm mẫu đất đắp đê hữu Cầu
kw (hiệu
 (mô hình  (hiệu chỉnh kw (mô hình
Lực hút (kPa) chỉnh của tác
MK) của tác giả) MK) giả)
0 0.4518 0.4518 2.84E-06 2.84E-06
5 0.4518 0.4518 2.84E-06 2.84E-06
10 0.4518 0.4518 2.84E-06 2.84E-06
15 0.4518 0.4517 2.84E-06 2.83E-06
20 0.4517 0.4506 2.83E-06 2.81E-06
40 0.4278 0.3844 2.37E-06 1.67E-06
100 0.2943 0.2224 6.93E-07 2.75E-07
150 0.2503 0.1835 4.06E-07 1.46E-07
200 0.2278 0.1651 2.98E-07 1.03E-07
250 0.2139 0.1542 2.42E-07 8.26E-08
300 0.2043 0.1469 2.08E-07 7.03E-08
350 0.1971 0.1414 1.85E-07 6.21E-08
400 0.1914 0.1372 1.68E-07 5.62E-08
450 0.1867 0.1337 1.55E-07 5.16E-08
500 0.1827 0.1308 1.44E-07 4.80E-08
1000 0.1603 0.1145 9.37E-08 3.10E-08
2000 0.1416 0.1011 6.23E-08 2.06E-08
5000 0.1198 0.0856 3.60E-08 1.19E-08
10000 0.1045 0.0746 2.29E-08 7.58E-09
50000 0.0686 0.0490 5.75E-09 1.90E-09
100000 0.0520 0.0371 2.31E-09 7.64E-10
500000 0.0140 0.0100 3.06E-11 1.01E-11
1000000 0 0.0000 2.84E-48 7.46E-49

10
Bảng III.2: Kết quả tính toán hàm thấm mẫu đất đắp đập Khau Piều
kw (hiệu
 (mô hình  (hiệu chỉnh kw (mô hình
Lực hút (kPa) chỉnh của tác
MK) của tác giả) MK) giả)
0 0.4385 0.4385 3.78E-05 3.78E-05
5 0.4385 0.4385 3.78E-05 3.78E-05
10 0.4385 0.4385 3.78E-05 3.78E-05
15 0.4385 0.4385 3.78E-05 3.78E-05
20 0.4384 0.4365 3.78E-05 3.72E-05
40 0.4086 0.3616 2.99E-05 2.00E-05
100 0.3061 0.2357 1.16E-05 4.90E-06
150 0.2360 0.1725 4.92E-06 1.75E-06
200 0.2153 0.1558 3.64E-06 1.25E-06
250 0.2025 0.1458 2.97E-06 1.01E-06
300 0.1936 0.1390 2.57E-06 8.63E-07
350 0.1869 0.1340 2.28E-06 7.65E-07
400 0.1816 0.1301 2.08E-06 6.93E-07
450 0.1772 0.1268 1.92E-06 6.38E-07
500 0.1734 0.1241 1.79E-06 5.94E-07
1000 0.1523 0.1088 1.16E-06 3.85E-07
2000 0.1345 0.0961 7.74E-07 2.56E-07
5000 0.1138 0.0813 4.46E-07 1.47E-07
10000 0.0991 0.0708 2.83E-07 9.37E-08
50000 0.0648 0.0463 6.99E-08 2.31E-08
100000 0.0489 0.0350 2.78E-08 9.19E-09
500000 0.0130 0.0093 3.59E-10 1.19E-10
1000000 0.0000 0.0000 1.76E-47 4.62E-48

11
Bảng III.3: Kết quả tính toán hàm thấm mẫu đất đắp đập Chúc Bài Sơn
kw (hiệu
 (mô hình  (hiệu chỉnh kw (mô hình
Lực hút (kPa) chỉnh của tác
MK) của tác giả) MK) giả)
0 0.4350 0.4350 6.24E-05 6.24E-05
5 0.4350 0.4350 6.24E-05 6.24E-05
10 0.4350 0.4350 6.24E-05 6.24E-05
15 0.4350 0.4348 6.24E-05 6.23E-05
20 0.4345 0.4299 6.22E-05 6.00E-05
40 0.3893 0.3346 4.33E-05 2.63E-05
100 0.2816 0.2137 1.49E-05 6.02E-06
150 0.2171 0.1579 6.35E-06 2.22E-06
200 0.1985 0.1432 4.73E-06 1.61E-06
250 0.1870 0.1344 3.88E-06 1.31E-06
300 0.1790 0.1284 3.36E-06 1.13E-06
350 0.1729 0.1239 3.00E-06 1.00E-06
400 0.1681 0.1203 2.73E-06 9.10E-07
450 0.1641 0.1174 2.52E-06 8.39E-07
500 0.1607 0.1149 2.36E-06 7.82E-07
1000 0.1412 0.1009 1.54E-06 5.10E-07
2000 0.1248 0.0891 1.02E-06 3.39E-07
5000 0.1054 0.0753 5.89E-07 1.95E-07
10000 0.0917 0.0655 3.72E-07 1.23E-07
50000 0.0594 0.0424 8.90E-08 2.94E-08
100000 0.0446 0.0318 3.47E-08 1.15E-08
500000 0.0117 0.0084 4.28E-10 1.42E-10
1000000 0.0000 0.0000 7.18E-48 1.89E-48

12
PHỤ LỤC IV
Phßng thÝ nghiÖm kü thuËt c«ng tr×nh vµ m«i tr-
êng Trêng ®¹i häc thuû lîi hµ néi (las - xd 381)
§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
CU Triaxial compression test - ThÝ nghiÖm nÐn 3 trôc CU
Standard (tiªu chuÈn) :astm - d4767; BS 1377

Test No. (Sè TN):


Project/C«ng tr×nh: ĐÊ HỮU CẦU - BẮC NINH
Borehole (Lç khoan):
Compacte
Sample (MÉu): Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹ng) d
Depth (§é s©u), m Diameter (®êng kÝnh): 39 mm

Date of test (ngµy TN): Preparation procedure (ph¬ng ph¸p chuÈn bÞ):

Specimen - mÉu parameter - th«ng sè kü thuËt Unit/§.vÞ A B C

Cell pressure (¸p suÊt buång) kN/m2 150 200 250

Consolidation stage Back stress (øng suÊt ngîc) kN/m2 100 100 100
giai §o¹n Cè kÕt Initial PWP (¸p suÊt lç rçng ban ®Çu) kN/m 2
123,7 176,5 224,7
2
Final PWP (¸p suÊt lç rçng cuèi cïng) kN/m 100,0 100,0 100,0

Cell pressure (¸p suÊt buång) kN/m2 150 200 250

compression stage Back stress (øng suÊt ngîc) kN/m2 100 100 100
Giai §O¹n nÐn Initial PWP (¸p suÊt lç rçng ban ®Çu) kN/m 2
100,7 102,2 103,6

Strain (biÕn d¹ng) (  ) % 7,7 9,66 9,09

U kN/m2 119,7 122,35 127,5


2
3 kN/m 150 200 250

falure condition '3 kN/m2 30,30 77,65 122,50


§iÒu KiÖn ph¸ hñy '1 kN/m 2
95,30 176,85 252,70

1+3)/2 kN/m2 182,50 249,60 315,10


2
'1+'3)/2 kN/m 62,80 127,25 187,60

1-3)/2 kN/m2 32,50 49,60 65,10

Cv m2/year 18,68
consolidation 2
mv m /MN 3,311
Cè kÕt
K x 10 -9 m/s 19,180

shear strength parameters

cêng ®é chèng c¾t C' = 16,90 kN/m2 φ' = 14°36'

Tested by/ThÝ nghiÖm Vice chief of lab/P.Trëng phßng


Phßng thÝ nghiÖm kü thuËt c«ng tr×nh vµ m«i tr-
êng Trêng ®¹i häc thuû lîi hµ néi (las - xd 381)
§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
CU Triaxial compression test - ThÝ nghiÖm nÐn 3 trôc CU
Standard (tiªu chuÈn) : astm - d4767; BS1377

Test No. (Sè TN):


Project/C«ng tr×nh: ĐÊ HỮU CẦU - BẮC NINH
Borehole (Lç khoan):
Compacte
Sample (MÉu): Depth Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹ng) d
(§é s©u), m Date of Diameter (®êng kÝnh): 39 mm
test (ngµy TN): Preparation procedure (ph¬ng ph¸p chuÈn bÞ):

250
shearstress - s c¾t: (s'1-s'3)/2 (kn/m2)

200

150

100
y = 0,26x + 16,90

50

0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550
2
effective stress - s hiÖu qu¶: (s'1+s'3)/2 (kn/m )

Vice chief of lab/P.Trëng phßng


Tested by/ThÝ nghiÖm
Phßng thÝ nghiÖm kü thuËt c«ng tr×nh vµ m«i trêng Trêng
®¹i häc thuû lîi hµ néi (las - xd 381)
§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
Standard (tiªu chuÈn) : BS 1377:Part 8

Test No. (Sè TN):


Project/ C«ng tr×nh: ĐÊ HỮU CẦU - BẮC NINH
Borehole (Lç khoan):
Sample (MÉu): Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹n Compacted (chÕ bÞ)
Depth (§é s©u), m Diameter (®êng kÝnh):
Date of test (ngµy TN):
diagram deviator stress and strain - biÓu ®å øng suÊt lÖch vµ biÕn d¹ng

350

DEVIAT
OR 300
STRES
S (øNG
SUÊT
LÖch)
(kn/m2
250

200

150

100

50

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

strain (biÕn d¹ng) ( % )

diagram pore pressure and strain - biÓu ®å ¸p suÊt níc lç rçng vµ biÕn d¹ng

200
pore pressure
180
( ¸p suÊt lç
rçng) (kn/m2 160

140

120

100

80

60

40

20

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
(strain%)(strain(biÕn (biÕnd¹ng)d¹ng(%)

Tested by/ThÝ nghiÖm Vice chief of lab/P.Trëng phßng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI HÀ NỘI
PTN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG (LAS - XD 381)

§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
CU Triaxial compression test - ThÝ nghiÖm nÐn 3 trôc CU
Standard (tiªu chuÈn) :astm - d4767; BS 1377

Test No. (Sè TN): Project/


ĐẬP KHAU PIỀU - LẠNG SƠN
Borehole (Lç khoan): C«ng tr×nh:
Compacte
Sample (MÉu): Depth Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹ng) d
(§é s©u), m Date of Diameter (®êng kÝnh): 39 mm
test (ngµy TN): Preparation procedure (ph¬ng ph¸p chuÈn bÞ):

Specimen - mÉu parameter - th«ng sè kü thuËt Unit/§.vÞ A B C

Cell pressure (¸p suÊt buång) kN/m2 200 250 300

Consolidation stage Back stress (øng suÊt ngîc) kN/m2 100 100 100
giai §o¹n Cè kÕt Initial PWP (¸p suÊt lç rçng ban ®Çu) kN/m 2
123,7 176,5 224,7
2
Final PWP (¸p suÊt lç rçng cuèi cïng) kN/m 100,0 100,0 100,0

Cell pressure (¸p suÊt buång) kN/m2 200 250 300

compression stage Back stress (øng suÊt ngîc) kN/m2 100 100 100
Giai §O¹n nÐn Initial PWP (¸p suÊt lç rçng ban ®Çu) kN/m 2
100,9 101,1 101,3

Strain (biÕn d¹ng) (  ) % 16,69 13,53 10,39

U kN/m2 110,3 125,15 145,2


2
3 kN/m 150 200 300

falure condition '3 kN/m2 39,70 74,85 154,80


§iÒu KiÖn ph¸ hñy '1 kN/m 2
107,50 181,65 343,60

1+3)/2 kN/m2 183,90 253,40 394,40


2
'1+'3)/2 kN/m 73,60 128,25 249,20

1-3)/2 kN/m2 33,90 53,40 94,40

Cv m2/year 18,68
consolidation 2
mv m /MN 3,311
Cè kÕt
K x 10 -9 m/s 19,180

shear strength parameters


cêng chèng c¾t C' = 8,10 kN/m 2
φ' = 20°07'
Thí nghiệm/ Tested by P.Trưởng phòng/Vice chief of lab
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI HÀ NỘI
PTN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG (LAS - XD 381)

§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
CU Triaxial compression test - ThÝ nghiÖm nÐn 3 trôc CU
Standard (tiªu chuÈn) : astm - d4767; BS1377

Test No. (Sè TN): Project/


ĐẬP KHAU PIỀU - LẠNG SƠN
Borehole (Lç khoan): C«ng tr×nh:
Compacte
Sample (MÉu): Depth Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹ng) d
(§é s©u), m Date of Diameter (®êng kÝnh): 39 mm
test (ngµy TN): Preparation procedure (ph¬ng ph¸p chuÈn bÞ):

300

) 250
N/m 2

k( 20
0
y = 0,37x + 8,10
ắt

ckh¸ng
150
độ

ng
100
C

50

2
50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 Ứng suất hiệu quả (kN/m )
0

Thí nghiệm/ Tested by P.Trưởng phòng/Vice chief of lab


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI HÀ NỘI
PTN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG (LAS - XD 381)
§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
Standard (tiªu chuÈn) : BS 1377:Part 8

Test No. (Sè TN): Project/


ĐẬP KHAU PIỀU - LẠNG SƠN
Borehole (Lç khoan): C«ng tr×nh:

Sample (MÉu): Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹n Compacted (chÕ bÞ)
Depth (§é s©u), m Diameter (®êng kÝnh):
Date of test (ngµy TN):
diagram deviator stress and strain - biÓu ®å øng suÊt lÖch vµ biÕn d¹ng

450
400
Độ lệch ứng 350
suất (kn/m2
300
250
200
150
100
50
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Biến dạng dọc trục (%)

diagram pore pressure and strain - biÓu ®å ¸p suÊt níc lç rçng vµ biÕn d¹ng

200

pore pressure 180

( ¸p suÊt lç 160
rçng) (kn/m2 140

120

100

80

60

40

20

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

strain (biÕn d¹ng) ( % )


Thí nghiệm/ Tested by P.Trưởng phòng/Vice chief of lab
Phßng thÝ nghiÖm ®Þa kü thuËt
Trêng ®¹i häc thuû lîi hµ néi (las - xd 381)
§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
CU Triaxial compression test - ThÝ nghiÖm nÐn 3 trôc CU
Standard (tiªu chuÈn) :astm - d4767; BS 1377

Test No. (Sè TN): 0


Project/C«ng tr×nh: CHÚC BÀI SƠN - QUẢNG NINH
Borehole (Lç khoan): 0
Compacte
Sample (MÉu): 0 Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹ng) d
Depth (§é s©u), m 0 Diameter (®êng kÝnh): 39 mm

Date of test (ngµy TN): Preparation procedure (ph¬ng ph¸p chuÈn bÞ):

Specimen - mÉu parameter - th«ng sè kü thuËt Unit/§.vÞ A B C

Cell pressure (¸p suÊt buång) kN/m2 200 250 300


2
Consolidation stage Back stress (øng suÊt ngîc) kN/m 100 100 100
giai §o¹n Cè kÕt Initial PWP (¸p suÊt lç rçng ban ®Çu) kN/m 2
123,7 176,5 224,7

Final PWP (¸p suÊt lç rçng cuèi cïng) kN/m2 100,0 100,0 100,0

Cell pressure (¸p suÊt buång) kN/m2 200 250 300


2
compression stage Back stress (øng suÊt ngîc) kN/m 100 100 100
Giai §O¹n nÐn Initial PWP (¸p suÊt lç rçng ban ®Çu) kN/m 2
101,2 102,0 102,4

Strain (biÕn d¹ng) (  ) % 11,55 12,88 10,39


2
U kN/m 109,7 114,1 126,1
 kN/m 2
150 200 300
3

2
falure condition '3 kN/m 40,30 85,90 173,90
§iÒu KiÖn ph¸ hñy '1 kN/m 2
160,70 276,10 509,50
2
1+3)/2 kN/m 210,20 295,10 467,80
2
'1+'3)/2 kN/m 100,50 181,00 341,70
2
1-3)/2 kN/m 60,20 95,10 167,80

Cv m2/year 0,42
consolidation 2
mv m /MN 3,311
Cè kÕt
K x 10 - 7 m/s 0,434

shear strength parameters


cêng chèng c¾t C' = 14,50 kN/m 2
φ' = 26°42'

Tested by/ThÝ nghiÖm


Chief of lab/ Trëng phßng
Phßng thÝ nghiÖm ®Þa kü thuËt
Trêng ®¹i häc thuû lîi hµ néi (las - xd 381)
§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473

CU Triaxial compression test - ThÝ nghiÖm nÐn 3 trôc CU


Standard (tiªu chuÈn) : astm - d4767; BS1377

Test No. (Sè TN): 0


Project/C«ng tr×nh: CHÚC BÀI SƠN - QUẢNG NINH
Borehole (Lç khoan): 0
Compacte
Sample (MÉu): 0 Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹ng) d
Depth (§é s©u), m 0 Diameter (®êng kÝnh): 39 mm

Date of test (ngµy TN): 0 Preparation procedure (ph¬ng ph¸p chuÈn bÞ):

300
shea
rstre
ss - s
y = 0,503x + 14,5
c¾t: 250
(s'1-
s'3)/2
(kn/ 200
m2)

150

100

50

0
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600
2
effective stress - s hiÖu qu¶: (s'1+s'3)/2 (kn/m )

Tested by/ThÝ nghiÖm


Chief of lab/ Trëng phßng
Phßng thÝ nghiÖm ®Þa kü thuËt
Trêng ®¹i häc thuû lîi hµ néi (las - xd 381)
§Þa chØ: 175 T©y S¬n - §èng §a - Hµ Néi Tel: 043 5636473
Standard (tiªu chuÈn) : BS 1377:Part 8

Test No. (Sè TN):


Project/ C«ng tr×nh: CHÚC BÀI SƠN - QUẢNG NINH
Borehole (Lç khoan):
Sample (MÉu): Sample type (lo¹i mÉu): Undisturbed (nguyªn d¹n Compacted (chÕ bÞ)
Depth (§é s©u), m Diameter (®êng kÝnh):
Date of test (ngµy TN):
diagram deviator stress and strain - biÓu ®å øng suÊt lÖch vµ biÕn d¹ng

400

DEVIAT 350
OR
STRES
300
S (øNG
SUÊT
LÖch) 250
(kn/m2
200

150

100

50

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

strain (biÕn d¹ng) ( % )

diagram pore pressure and strain - biÓu ®å ¸p suÊt níc lç rçng vµ biÕn d¹ng

140
(kn/m 2

120
lç rçng)

100

60
¸psuÊt

80
(pressure

20
40
pore

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

(strain%)(strain(biÕn (biÕnd¹ng)d¹ng(%)

Tested by/ThÝ nghiÖm Chief of lab/ Trëng phßng


PHỤ LỤC V
MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TUYẾN ĐÊ HỮU CẦU K56+150
TỶ LỆ: ĐỨNG 1:100
NGANG 1:100

HC2
HC1
10.0
9.0 9.18 0.0 HC3
8.0
7.19 0.0
7.0
6.0
5.0 1 6.20 0.0
4.0
3.0 2.99 4.2
2.68 6.5 3.60 2.6
2.0
1.0
0.0 2
-1.0 0.00 6.2
-2.0 -1.91 9.1 -1.92 11.1
-3.0
-4.0 3
-5.0 -3.80 10.0
-6.0 -5.82 15.0
-7.0
-7.81 15.0
-8.0
-9.0
-10.0
1/200

1/200

KÝ HIỆU QUY ƯỚC Đất đắp: Sét pha màu xám nâu. Trạng thái dẻo cứng.
1

Sét màu xám, xám nâu. Trạng thái dẻo cứng xen kẹp lớp mỏng
2
trạng thái dẻo mềm, bão hòa nước.
GHI CHÚ
- Cao trình ghi trong bản vẽ là m, kích thước là m.
Sét màu xám xanh, xám vàng lẫn kết vón. Trạng thái dẻo cứng.
3
0 10 20 30 40m
TUYẾNNGANGC2CỌCCHẤTĐỊACẮTMẶT PIỀUKHAUHỒĐẬP
324 324
3
1:200NGANG1:200ĐỨNGLỆ:TỶ 2
322 2
3
2
320 0
3
318
KP2 1
8
KP1 KP3 3
1
316 6
31
314 4
3
1
312 2
3
310 10
3
0
308
98.310 0.0 85.309 0.0 8
3
0
306
0 1 53.314 0.0 5 8
0
6
8 . 3
. 0
304 . 6 4
9 1 3 3
3 0
302 . . 65.301 2.8 2
0
9 43.30 1 85.299 0.10 3
1
300 3 1 3
0
0
2
9
298 98.2952 0.157. 36.297 9.16 8
8.297 13 2
4
9
296 35.294 0.20 6
2
1/200

9
4
2
294 9
2
1/200 292

302.76
308.20

307.27
304.02

307.52
305.22

310.47

309.85
310.08

314.56

312.98
nhiªntù®éCa
o (m)
00.4 00.3 00.3 00.3 00.3 00.3 40.3 10.3 5.50 5.50 2.30 3.53 1.80 3.70 2.80 1.60 5.60 4.80
(m)lÎlyCù
1 40. 60.2 70.5 60.4 00.5

47.00
32.00

41.00

44.00

50.40
35.00

38.00

72.00

77.50
53.50

59.00

64.50

66.80

70.33

73.80

80.30

81.90

87.50

107.00
102.40

112.00
96.70
92.30
dåncénglyCù (m)
cäcTªn
KÝ HIỆU QUY ƯỚC
.cứngnửa-cứngdẻo
tháiTrạng.sạndămítlẫnđỏ,nâunâu,xámmầusétáĐấtđắp:Đất
.mạnhhóa
phongđáđỏ,nâunâu,xámmầukếtbộtsétĐáIA2:hóaphongĐới
.cứngđốitương
CHÚGH Đá.vừahóaphongđáđỏ,nâunâu,xámmầukếtbộtsétĐáIB:Đới
m
thư
,
ớc
l
trongghitrìn kíc ml
à
hCao- h
v
0 10 20 30 40m
MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CỌC D3 NGANG ĐẬP HỒ CHÚC BÀI SƠN
TỶ LỆ: ĐỨNG 1:100
TD1 NGANG 1:100

+80 TL1 79.83 0.0


+79 79.03 0.8
+78
+77 76.66 0.0
+76 1 76.36 0.3
+75
+74
+73 1a
+72
+71
+70
+69 69.16 7.5
11/2017
68.83 11.0
1a HL1
+68
+67
66.47 0.0
+66
1b 11/2017
+65
+64
+63 1b
+62 62.07 4.4
+61
+60
+59 59.27 7.2
+58 58.03 21.8 2 57.47 9.0
+57 56.76 19.9
+56 53.66 23.0 2 56.53 23.3

+55 54.96 21.7


+54 4 4
+53
1/200

52.83 27.0
52.47 14.0
9.5 7.5
1/200
Ký hiÖu TL1 C8 C9 TD1 C10 C11 C12 C13 C14 C15 C16 C17 HL1
Cao ®é HK (m) +76.66 +79+79.64.74 +79.83+79.77+79.6 +76.93 +74.24 +71.06 +70.42 +70.84 +68.45 +66.47
Kho¶ng c¸ch (m) 15.5 2.0 2.3 7.3 8.5 0.6 3.4 8.6 7.5 4.1

KÝ HIỆU QUY ƯỚC 1 Vật liệu san lấp gồm cát lẫn cuội sỏi. 2 Cuội sỏi lẫn cát mầu xám nâu, xám vàng; cuội có độ mài tròn tốt kích thước 2-5cm. Kết cấu chặt vừa.

Đất đắp: Đất á sét mầu nâu vàng, nâu đỏ lẫn dăm sạn, dăm cục. Đới phong hóa IA2: Lớp đá phiến sét, đá phong hóa mạnh, đá có mầu xám, xám vàng, nâu hồng, đôi
1a 4
Trạng thái dẻo cứng - nửa cứng. chỗ phớt xám xanh.
1b Đất đắp: Đất á sét mầu xám nâu, nâu vàng, lẫn dăm sạn. Trạng thái dẻo mềm.

GHI CHÚ
- Cao trình ghi trong bản vẽ là m, kích thước là m.

0 10 20 30 40m

You might also like