You are on page 1of 156

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐÀO TRỌNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ


KHAI THÁC VÀ TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ
CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC CHO CÁC VỈA DẦY
TRUNG BÌNH DỐC ĐỨNG TẠI CÁC MỎ THAN
HẦM LÒ KHU VỰC UÔNG BÍ - QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐÀO TRỌNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ


KHAI THÁC VÀ TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ
CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC CHO CÁC VỈA DẦY
TRUNG BÌNH DỐC ĐỨNG TẠI CÁC MỎ THAN
HẦM LÒ KHU VỰC UÔNG BÍ - QUẢNG NINH

Ngành: Khai thác mỏ


Mã số: 9520603

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. PGS.TS. Đỗ Mạnh Phong
2. TS. Trương Đức Dư

HÀ NỘI - 2017
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2017


Tác giả

Đào Trọng Cường


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Mỏ - Địa chất, Ban lãnh đạo khoa Mỏ, phòng Đại học và sau đại học, tập
thể thầy giáo bộ môn Khai thác hầm lò và nhất là PGS.TS. Đỗ Mạnh Phong
và TS. Trương Đức Dư đã giành rất nhiều công sức và tâm huyết hướng dẫn
tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các
công ty hầm lò, các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho quá trình thực hiện luận án này.
Tác giả
iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................. ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................... vii
Danh mục các bảng ................................................................................................ viii
Danh mục các hình ................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ CÔNG
NGHỆ KHAI THÁC CÁC VỈA THAN DÀY TRUNG BÌNH DỐC ĐỨNG
VÀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ CỦA
HỆ THỐNG KHAI THÁC ...................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về HTKT các vỉa dày trung bình, dốc đứng trên thế giới ...... 5
1.1.1.HTKT bằng giàn chống ................................................................. 5
1.1.2. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp giàn
chống tự hành kết hợp máy bào than ...................................................... 9
1.1.3. HTKT cột dài theo phương, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
giàn chống tự hành kết hợp máy bào hoặc combai khấu than .............. 10
1.1.4. HTKT dạng buồng sử dụng lỗ khoan dài, đường kính lớn......... 12
1.1.5. Các CNKT khấu than bằng máy cưa than .................................. 13
1.1.6. CNKT bằng sức nước ................................................................. 15
1.2. Tổng quan về các HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng ở trong nước ... 17
1.2.1. Các HTKT dạng buồng ............................................................... 17
1.2.2. HTKT lò dọc vỉa phân tầng ........................................................ 20
1.2.3. HTKT bằng giàn chống tại các mỏ Vàng Danh, Mạo Khê ........ 23
1.2.4. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống
giữ bằng giàn chống mềm tại mỏ Vàng Danh ...................................... 25
iv

1.2.5. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ chia bậc chân khay,
điều khiển vách bằng chèn lò kiểu Kakuchi tại mỏ Mạo Khê .............. 26
1.2.6. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH .................................................................................................. 28
1.2.7. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống
giữ bằng giàn mềm loại ZRY................................................................ 31
1.3. Tổng quan về công tác nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của hệ
thống khai thác vỉa dày trung bình, dốc đứng ................................................. 37
1.3.1. Tổng quan về các phương pháp tối ưu hóa trong ngành mỏ ...... 37
1.3.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của
hệ thống khai thác vỉa dày trung bình, dốc đứng .................................. 45
1.4. Kết luận chương 1 ..................................................................................... 48
Chương 2: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ
CÔNG NGHỆ KHAI THÁC HỢP LÝ CHO CÁC VỈA THAN DÀY
TRUNG BÌNH, DỐC ĐỨNG VÙNG UÔNG BÍ - QUẢNG NINH.................. 51
2.1. Đánh giá đặc điểm địa chất - kỹ thuật mỏ và tổng hợp trữ lượng các
vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí........................................... 51
2.1.1. Đặc điểm địa tầng ....................................................................... 51
2.1.2. Đặc điểm địa chất công trình ...................................................... 52
2.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn......................................................... 54
2.1.4. Đặc điểm khí mỏ, cháy nội sinh ................................................. 54
2.1.5. Tổng hợp trữ lượng các vỉa than dày trung bình, dốc đứng
vùng Uông Bí ........................................................................................ 55
2.2. Nghiên cứu xây dựng điều kiện áp dụng các HTKT và CNKT cho
các vỉa dày trung bình, dốc đứng ..................................................................... 57
2.2.1. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn CNKT hợp lý . 57
2.2.2. Xây dựng điều kiện áp dụng các loại hình CNKT vỉa dày
trung bình, dốc đứng ............................................................................. 59
v

2.3. Phân tích, đánh giá lựa chọn HTKT và CNKT phù hợp cho các vỉa
dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí ......................................................... 64
2.4. Kết luận chương 2 ..................................................................................... 69
Chương 3: TỐI ƯU HOÁ CÁC THÔNG SỐ CỦA HỆ THỐNG KHAI
THÁC LÒ CHỢ XIÊN CHÉO CHỐNG GIỮ BẰNG GIÀN MỀM ZRY
CHO CÁC VỈA THAN DÀY TRUNG BÌNH, DỐC ĐỨNG ............................ 71
3.1. Lựa chọn các thông số cần tối ưu hóa của HTKT vỉa dày trung bình,
dốc đứng ............................................................................................................ 71
3.1.1. Các thông số cơ bản của các HTKT vỉa dày trung bình, dốc
đứng vùng Uông Bí - Quảng Ninh ........................................................ 71
3.1.2. Lựa chọn CNKT cần tối ưu hóa các thông số của HTKT .......... 80
3.1.3. Lựa chọn các thông số cần tối ưu hóa củaHTKT cột dài theo
phương trong CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm
ZRY ....................................................................................................... 81
3.2. Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa các thông số của HTKT lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY .................................................... 84
3.2.1. Lựa chọn phương pháp tối ưu hóa .............................................. 84
3.2.2. Xây dựng mô hình toán - kinh tế tối ưu hóa các thông số của
HTKT cột dài theo phương, lò chợ xiên chéo, sử dụng giàn mềm ZRY ... 86
3.3. Tối ưu hóa các thông số của HTKT cột dài theo phương, lò chợ xiên
chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY ........................................................... 102
3.3.1. Tổng hợp một số đơn giá định mức, giá thành công đoạn sản
xuất phục vụ tính toán ......................................................................... 102
3.3.2. Tối ưu hóa chiều cao tầng khi biết trước chiều dài cột khai thác ... 104
3.3.3. Tối ưu hóa chiều dài cột khai thác khi biết trước chiều cao tầng . 107
3.3.4. Tối ưu hóa các thông số của HTKT lò chợ xiên chéo sử dụng
giàn mềm loại ZRY theo tiêu chí giá thành sản xuất nhỏ nhất ........... 110
3.4. Kết luận chương 3 ................................................................................... 112
vi

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHAI THÁC LÒ CHỢ XIÊN CHÉO,


CHỐNG GIỮ BẰNG GIÀN MỀM ZRY CHO ĐIỀU KIỆN VỈA 9B KHU
TRÀNG KHÊ, CÔNG TY THAN HỒNG THÁI .............................................. 114
4.1. Đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ vỉa 9b khu Tràng Khê, mỏ
Hồng Thái ........................................................................................................ 114
4.1.1. Tóm tắt đặc điểm địa chất khu vực ........................................... 114
4.1.2. Đặc điểm vỉa than 9b khu Tràng Khê ....................................... 116
4.1.3. Hiện trạng công tác khai thông, chuẩn bị, khai thác................. 117
4.1.4. Kích thước khai trường và tổng hợp trữ lượng khu vực ........... 118
4.2.Hệ thống khai thác áp dụng cho vỉa 9B với các thông số tối ưu ........... 119
4.2.1. Khai thông, chuẩn bị khai trường ............................................. 119
4.2.2. Phương pháp khấu than, thiết bị chống giữ lò chợ và đồng bộ 120
4.2.3. Tính toán hộ chiếu chống giữ lò chợ ........................................ 120
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm ZRY..................................................................... 121
4.3.1. Tính toán một số chỉ tiêu KTKT lò chợ.................................... 121
4.3.2. Tính toán giá thành phân xưởng, giá thành sản xuất trực tiếp.. 123
4.4. Kết luận chương 4 ................................................................................... 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
2ANSH Tổ hợp cơ giới hóa khai thác 2ANSH
CGH Cơ giới hóa
CNKT Công nghệ khai thác
CTLĐ Cột thủy lực đơn
DVPT Dọc vỉa phân tầng
DVTG Dọc vỉa thông gió
DVVT Dọc vỉa vận tải
HTKT Hệ thống khai thác
KTKT Kinh tế - kỹ thuật
NSLĐ Năng suất lao động
TLDĐ Thủy lực di động
TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Viết tắt tên giao dịch tiếng Việt)
VINACOMIN Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Viết tắt tên giao dịch tiếng Anh)
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG


TT Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu KT-KT đạt được của HTKT bằng giàn chống tại
một số mỏ thuộc Liên Xô (cũ) .......................................................... 8
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu KTKT đạt được của các HTKT dạng buồng ......... 20
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu KT-KT đạt được của HTKT lò DVPT .................. 22
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu KT-KT đạt được của HTKT bằng giàn chống tại
các mỏ Vàng Danh, Mạo Khê ......................................................... 24
Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu KTKT đạt được của HTKT bằng giàn chống,
CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH tại Mạo Khê, Hồng Thái... 29
Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu KTKT đạt được của lò chợ ZRY20/30L tại vỉa
9b khu Tràng Khê II ........................................................................ 36
Bảng 2.1.Tính chất cơ lý đá các khu vực vỉa dày trung bình, dốc đứng
vùng Uông Bí - Quảng Ninh ........................................................... 53
Bảng 2.2. Tổng hợp trữ lượng các vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng
Uông Bí ........................................................................................... 55
Bảng 2.3. Điều kiện áp dụng các HTKT dạng buồng ..................................... 60
Bảng 2.5. Điều kiện áp dụng HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử
dụng tổ hợp 2ANSH ....................................................................... 62
Bảng 2.6. Điều kiện áp dụng HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY ............................. 64
Bảng 2.7. Phân tích, so sánh ưu nhược điểm của các HTKT cho điều kiện
vỉa dày trung bình, dốc đứng .......................................................... 65
Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của các HTKT
cho điều kiện vỉa dày trung bình, dốc đứng.................................... 67
Bảng 3.1. Các thông số cơ bản của HTKT buồng - thượng chéo ................... 73
Bảng 3.2. Các thông số cơ bản của HTKT buồng - thượng............................ 75
ix

Bảng 3.3. Các thông số cơ bản của HTKT lò dọc vỉa phân tầng .................... 76
Bảng 3.4. Các thông số cơ bản của HTKT bằng giàn chống trong CNKT
CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH ........................................... 78
Bảng 3.5. Các thông số cơ bản của HTKT cột dài theo phương trong
CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY ............. 80
Bảng 3.6. Các điều kiện tính toán bài toán tối ưu hóa .................................... 91
Bảng 3.7. Tổng hợp các điều kiện địa chất, kỹ thuật, kinh tế mỏ ................. 103
Bảng 4.1. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá trong địa tầng khu Tràng Khê -
Công ty than Hồng Thái................................................................ 115
Bảng 4.2. Tổng hợp các chỉ tiêu KTKT cơ bản của lò chợ .......................... 122
Bảng 4.3. Giá thành phân xưởng khai thác lò chợ ........................................ 123
x

DANH MỤC CÁC HÌNH


TT Tên hình Trang
Hình 1.1. HTKT bằng giàn chống..................................................................... 6
Hình 1.2.Cấu tạo một số loại giàn chống cứng ................................................. 7
Hình 1.3. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp ANSH (АНЩ) ... 9
Hình 1.4. Sơ đồ HTKT cột dài theo phương,CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
giàn chống KGU (КГУ) .................................................................. 11
Hình 1.5. HTKT dạng buồng sử dụng lỗ khoan dài, đường kính lớn ............. 13
Hình 1.6. CNKT khấu than bằng máy cưa trong các dải theo độ dốc ............ 14
Hình 1.7. CNKT khấu than bằng máy cưa trong các dải theo phương........... 15
Hình 1.8. CNKT bằng sức nước ..................................................................... 16
Hình 1.9. Sơ đồ HTKT buồng - thượng chéo ................................................. 18
Hình 1.10. Sơ đồ HTKT buồng - thượng ........................................................ 19
Hình 1.11. HTKT lò dọc vỉa phân tầng........................................................... 21
Hình 1.12. HTKT bằng giàn chống tại Vàng Danh, Mạo Khê ....................... 24
Hình 1.13. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn chống mềm tại mỏ Vàng Danh ...................................... 26
Hình 1.14. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ chia bậc chân khay,
điều khiển vách bằng chèn lò kiểu Kakuchi tại mỏ Mạo Khê ........ 27
Hình 1.15. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH
tại các mỏ Mạo Khê, Hồng Thái ..................................................... 28
Hình 1.16. Giàn chống mềm ZRY .................................................................. 32
Hình 1.17. Nguyên lý làm việc của giàn chống mềm ZRY ............................ 33
Hình 1.18. Khả năng thay đổi kích thước làm việc của giàn mềm ZRY ........ 34
Hình 1.19. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn mềm ZRY20/30L tại Công ty than Hồng Thái ............. 35
xi

Hình 2.1. Phân bố trữ lượng vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông
Bí theo các mỏ ................................................................................ 56
Hình 2.2. Phân bố trữ lượng vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông
Bí theo miền chiều dày vỉa ............................................................. 56
Hình 3.1. Giải thuật của mô hình tối ưu hóa các thông số của HTKT cột
dài theo phương, lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm
ZRY ............................................................................................... 101
Hình 3.2. Giao diện phần mềm tối ưu hóa các thông số của HTKT cột dài
theo phương, lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY . 102
Hình 3.3. Đồ thị hàm số f(Ht) thể hiện mối quan hệ giữa giá thành sản xuất
với thông số chiều cao tầng Ht ...................................................... 105
Hình 3.4. Kết quả chạy phần mềm tối ưu hóa chiều cao tầng khi biết trước
chiều dài cột khai thác trong CNKT lò chợ giàn mềm ZRY ........ 106
Hình 3.5. Đồ thị hàm số f(Lp) thể hiện mối quan hệ giữa giá thành sản xuất
với thông số chiều dài cột khai thác theo phương Lp .................... 108
Hình 3.6. Kết quả chạy phần mềm tối ưu hóa chiều dài cột khai thác khi
biết trước chiều cao tầng trong CNKT lò chợ giàn mềm ZRY .... 109
Hình 3.7. Kết quả chạy phần mềm tối ưu hóa các thông số chiều dài cột
khai thác, chiều cao tầng, trong CNKT lò chợ giàn mềm ZRY ... 111
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trữ lượng các vỉa than dày trung bình, dốc đứng chiếm tỷ trọng không
nhỏ trong tổng trữ lượng bể than Đông Bắc (Quảng Ninh), khoảng 5 ÷ 8%,
trong đó tập trung ở vùng than Uông Bí với tổng trữ lượng khoảng 54,6 triệu
tấn. Hàng năm, sản lượng khai thác từ đối tượng vỉa dày trung bình, dốc đứng
chiếm khoảng 7 ÷ 8 tổng sản lượng than của Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam (TKV) [4].
Hiện nay, để khai thác các vỉa than dày trung bình, dốc đứng, các mỏ
hầm lò chủ yếu vẫn áp dụng các CNKT thủ công như các CNKT dạng buồng;
CNKT lò dọc vỉa phân tầng. Các CNKT này có hiệu quả chưa cao, sản lượng
và NSLĐ thấp, chi phí khai thác lớn và đặc biệt là tỷ lệ tổn thất cao (30 ÷ 40%)
[15]. Những năm gần đây, một số mỏ vùng Uông Bí đã đưa vào áp dụng thử
nghiệm các CNKT tiên tiến như: CNKT CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH, HTKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, và đã
bước đầu khẳng định tính ưu việt hơn hẳn các CNKT thủ công trong cùng điều
kiện, qua đó mở ra triển vọng mở rộng áp dụng [4]. Tuy nhiên, quá trình đưa
vào áp dụng chưa lâu, cần tiến hành theo dõi, đánh giá, nghiên cứu tối ưu hóa
các thông số của HTKT nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng công nghệ.
Xuất phát từ từ thực tế nêu trên, cần thiết phải thực hiện “Nghiên cứu
lựa chọn CNKT và tối ưu hóa các thông số của HTKT cho các vỉa dầy
trung bình dốc đứng tại các mỏ than hầm lò khu vực Uông Bí - Quảng
Ninh” nhằm nâng cao sản lượng khai thác, NSLĐ, mức độ an toàn lao động
và giảm tổn thất trong khai thác các vỉa than dày trung bình, dốc đứng.
2. Mục tiêu của đề tài
Lựa chọn được CNKT hợp lý và tối ưu hóa các thông số của HTKT các
vỉa dày trung bình dốc đứng tại các mỏ than hầm lò khu vực Uông Bí - Quảng
2

Ninh, nhằm nâng cao mức độ an toàn, sản lượng và NSLĐ trong khai thác
than hầm lò.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là CNKT vỉa dày trung bình,
dốc đứng.Phạm vi nghiên cứu là của đề tài các vỉa than dày trung bình, dốc
đứng tại các mỏ than hầm lò khu vực Uông Bí - Quảng Ninh.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ các vỉa than dày trung
bình dốc đứng tại các mỏ than hầm lò khu vực Uông Bí - Quảng Ninh.
- Phân tích, đánh giá, lựa chọn được CNKT phù hợp điều kiện các vỉa
than dày trung bình, dốc đứng tại các mỏ than hầm lò khu vực Uông Bí -
Quảng Ninh.
- Nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của HTKT cho các vỉa dày trung
bình dốc đứng tại các mỏ than hầm lò khu vực Uông Bí.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, đánh gia tài liệu;
- Phương pháp khảo sát, đánh giá điều kiện địa chất;
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh;
- Phương pháp tính toán giải tích;
- Phương pháp mô hình toán - kinh tế.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Góp phần xây dựng điều kiện áp dụng
một số loại hình CNKT vỉa dày trung bình, dốc đứng; Xây dựng được phương
pháp luận, giải thuật bài toán tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai
thác”, “chiều dài theo phương cột khai thác” trong CNKT lò chợ chợ xiên
chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY.
3

6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài: Đề xuất được các CNKT hợp lý cho
điều kiện các vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí - Quảng Ninh;
Tối ưu hóa các thông số HTKT giúp nâng cao hiệu quả áp dụng CNKT lò chợ
chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY trong điều kiện vỉa dày
trung bình, dốc đứng tại các mỏ hầm lò vùng Uông Bí - Quảng Ninh.
7. Những điểm mới của luận án
7.1. Xây dựng được điều kiện áp dụng một số loại hình CNKT vỉa dày
trung bình, dốc đứng.
7.2. Xây dựng phương pháp tối ưu hóa các thông số của hệ thống khai
thác các vỉa dày trung bình, dốc đứng.
7.3. Thiết kế hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn
mềm ZRY cho vỉa 9b khu Tràng Khê, Công ty Than Hồng Thái với các thông
số tối ưu.
8. Luận điểm khoa học
8.1. Đối với điều kiện các vỉa than dày trung bình dốc đứng vùng Uông
Bí, trong thời điểm hiện nay, đề xuất lựa chọn CNKT hợp lý theo nguyên tắc
ưu tiên áp dụng CNKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống
giữ bằng giàn mềm loại ZRY; CNKT chia cột theo hướng dốc, CGH đồng bộ
sử dụng tổ hợp 2ANSH.
8.2. Trong CNKT lò chợ chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại
ZRY:Chiều cao tầng tối ưu tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa than, chi phí đào, xén
lò và tỷ lệ nghịch với chi phí thiết bị; Chiều dài theo phương cột khai thác tối
ưu tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa than, chi phí đào, xén lò; và tỷ lệ nghịch với
chiều dày vỉa than, chi phí thiết bị.
8.3. Trong điều kiện vỉa 9b khu Tràng Khê, Công ty than Hồng Thái,
chiều cao tầng khai thác tối ưu khoảng Ht = 75 ÷ 80 m, chiều dài theo phương
cột khai thác tối ưu khoảng Lp = 650 ÷ 700 m.
4

9. Cấu trúc của luận án


Luận án gồm 4 chương, các phần Mở đầu và Kết luận kiến nghị, 126
trang, bao gồm 28 bảng biểu và 28 hình vẽ.
Chương 1: Tổng quan về các hệ thống khai thác và công nghệ khai
thác các vỉa than dày trung bình dốc đứng và công tác
nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của hệ thống khai thác.
Chương 2: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống khai thác và công nghệ khai
thác hợp lý cho các vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng
Uông Bí - Quảng Ninh.
Chương 3: Tối ưu hoá các thông số của hệ thống khai thác lò chợ xiên
chéo chống giữ bằng giàn mềm ZRY cho các vỉa than dày
trung bình, dốc đứng
Chương 4: Thiết kế hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn mềm ZRY cho điều kiện vỉa 9b khu Tràng Khê,
Công ty than Hồng Thái.
5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ CÔNG NGHỆ
KHAI THÁC CÁC VỈA THAN DÀY TRUNG BÌNH DỐC ĐỨNG VÀ
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ
CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC
1.1. Tổng quan về HTKT các vỉa dày trung bình, dốc đứng trên thế giới
Trong lịch sử phát triển ngành than thế giới, các vỉa than dày trung
bình, dốc đứng luôn luôn là đối tượng có điều kiện khai thác khó khăn, phức
tạp nhất, do các đặc điểm về chiều dày, góc dốc đều bất lợi để cho phép áp
dụng các loại hình HTKT có mức độ cơ giới hóa cao, quy mô công suất lớn,
giá thành rẻ. Tuy nhiên, trữ lượng các vỉa than dày trung bình, dốc đứng lại
không hề ít. Có những bể than lớn trên thế giới mà trữ lượng các vỉa than
trong điều kiện này chiếm tỷ lệ chủ yếu, như bể than Donbass (Ukraina), vùng
than Quý Châu (Trung Quốc) [13]. Do đó, trên thế giới,CNKT các vỉa than
dày trung bình, dốc đứng đã được nghiên cứu phát triển và hoàn thiện rất đa
dạng về loại hình, khác nhau từ hệ thống chuẩn bị, phương pháp khấu gương,
chống giữ gương lò chợ, điều khiển áp lực mỏ, vận tải, thông gió, v.v... Tổng
quan và phân tích một số loại hình HTKT vỉa than dày trung bình, dốc đứng
phổ biến trên thế giới như sau:
1.1.1.HTKT bằng giàn chống
Nhằm khắc phục ảnh hưởng của góc dốc vỉa lớn, một trong những công
nghệ khai thác vỉa than dốc đứng đã được nghiên cứu và thử nghiệm tại Liên
Xô (cũ) từ những năm 1930, áp dụng rộng rãi tại Đông Âu và Trung Quốc từ
những năm 1960, là HTKT bằng giàn chống(tiếng Nga: Щитовая система
разработки) [27].
Theo HTKT này, tầng khai thác được chuẩn bị bằng các lò dọc vỉa
thông gió và dọc vỉa vận tải đào từ xuyên vỉa trung tâm về phía biên giới khai
6

trường. Từ biên giới khai trường, đào các thượng thông gió - vận tải chia
ruộng mỏ thành các cột khai thác theo hướng dốc. Các thông số cơ bản của
HTKT bằng giàn chống gồm:chiều rộng cột từ 20 40 m, chiều dài theo
hướng dốc từ 100  140 m, chiều rộng trụ bảo vệ giữa các thượng cột từ 1,5 ÷
3,5 m phụ thuộc chiều dày vỉa. Công tác khấu than được thực hiện bằng
khoan nổ mìn theo hướng dốc vỉa, trong không gian dưới một hệ thống chống
giữ đặc biệt - giàn chống cứng(phân mảng hoặc không phân mảng), là lớp che
chắn cấu tạo từ các súc gỗ hoặc vì chống kim loại liên kết với nhau, bên trên
trải các lớp gỗ phủ kín bề mặt để ngăn đất đá phá hỏa rơi xuống không gian
làm việc của lò chợ (xem hình 1.1).

a) Sơ đồ chuẩn bị b) Lò chợ
Hình 1.1. HTKT bằng giàn chống
Giàn chống cứng có kết cấu khá đa dạng, đơn giản và dễ chế tạo, được
thiết kế phù hợp với từng điều kiện địa chất, đặc điểm thế nằm, góc dốc của
vỉa than khai thác (xem hình 1.2). Đối với các vỉa than mỏng đến dày trung
bình thường áp dụng giàn vòm, giàn chữ “Г”, v.v... để tăng tiết diện không
gian làm việc dưới giàn chống, kết cấu giàn thường nhẹ, gồm khung kim loại
và 1  2 lớp gỗ và lưới thép che chắn. Đối với các vỉa than có chiều dày lớn
hơn thường áp dụng loại giàn phẳng, dạng phân mảng hoặc không phân
mảng, kết cấu gồm nhiều lớp để tăng độ kiên cố [24].
7

a) Giàn phân mảng

b) Giàn không phân mảng dạng phẳng c) Giàn chữ “Г”

d) Giàn vòm e) Giàn vòm có đế trượt


Hình 1.2.Cấu tạo một số loại giàn chống cứng
Công nghệ khai thác sử dụng giàn chống cứng như trên có ưu điểm là
cho năng suất cao, công tác tổ chức khai thác đơn giản do không cần thực
hiện các công tác chống giữ gương và điều khiển đá vách, vận tải than từ lò
chợ xuống mức vận tải bằng tự chảy. Nhược điểm của sơ đồ công nghệ này là
8

khối lượng đào lò chuẩn bị lớn, đặc biệt là phải đào nhiều thượng tháo than
trong một cột khai thác, tỷ lệ tổn thất còn cao (25 - 30%) do phải để lại trụ
than bảo vệ giữa các cột khai thác. Điều kiện để áp dụng công nghệ khai thác
này là góc dốc vỉa và đường phương vỉa trong phạm vi một cột khấu phải ổn
định, đá vách, đá trụ từ ổn định trung bình đến ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật đạt được khi áp dụng công nghệ khai thác sử dụng giàn chống cứng
đối với các vỉa than dày trung bình, dốc đứng tại một số mỏ hầm lò thuộc
Liên Xô cũ thể hiện trong bảng 1.1 [23].
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu KT-KT đạt được của HTKT bằng giàn chống tại
một số mỏ thuộc Liên Xô (cũ)
Chiều Góc Chiều Sản lượng Năng suất Tỷ lệ
Loại giàn
Tên mỏ dày dốc dài khai thác, lao động, tổn
chống
vỉa, m vỉa, độ giàn, m T/tháng T/công thất, %
Kiselovsk 3,0-4,0 56-63 Phân mảng 24-36 6.093-8.406 5,96-10,68 24
Taibinsk 3,6-4,1 66-69 Phân mảng 24-36 6.032-10.905 5,52-12,28 25,8
Trernaia gora 3,2-4,6 60-72 Phân mảng 30-34 3.143-6.171 4,59-7,5 -
Không phân
Hầm lò số 13 2,9-3,7 54-58 24-34 4.630-10.544 4,32-10,32 -
mảng
Không phân
Ziminka 1-2 4,0-4,2 70 24-33 9.758-12.431 7,12-9,68 30
mảng
Không phân
Kalininka 3,5-4,7 68-72 24-36 4.055-8.093 5,4-8,52 -
mảng
Không phân
Koksovai-1 2,8-3,1 70-78 18-30 4.841-10.610 3,46-4,58 12,4
mảng
Kalininka 1,8-2,0 72 Giàn vòm - 4.168-5.716 6,08-7,88 16,1
ArtromUgol 1,5-1,8 60 Giàn vòm 30 3.572-4.243 3,59-5,46 -
Không phân
Treliabinsk 3,5-4,0 >60 27 4.100 - 22
mảng
9

1.1.2. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp giàn chống tự
hành kết hợp máy bào than
HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp giàn chống tự
hành kết hợp máy bào than kiểu ANSH, ASHM (АНЩ, АЩМ) được nghiên
cứu phát triển và áp dụng thành công tại bể than Donbass từ những năm 1960,
sau đó đã được áp dụng rộng rãi tại Liên Xô (cũ), nhiều nước Đông Âu và
Trung Quốc.

Hình 1.3. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp ANSH (АНЩ)
Bản chất HTKT này kế thừa từ các HTKT bằng giàn chống. Theo đó,
khai trường mỏ cũng được chuẩn bị theo hệ thống khai thác chia cột theo
hướng dốc. Các thông số cơ bản của HTKT gồm: chiều rộng cột khai thác
(theo đường phương) khoảng 40 ÷ 60 m, chiều dài cột khai thác (theo hướng
10

dốc vỉa) phụ thuộc vào chiều cao tầng khai thác, từ 100 ÷ 300 m. Tổ hợp thiết
bị khấu - chống được lắp đặt tại lò dọc vỉa thông gió và khấu theo hướng dốc.
Trong quá trình khai thác sẽ chống giữ hậu thượng thông gió phía cột tiếp
theo bằng hộ chiếu chống gỗ liền vì. Công tác di chuyển giàn chống bằng tự
trọng và sự hỗ trợ qua lại giữa các giàn chống liền kề thông qua kích thủy lực.
Công tác khấu than, tải than bằng máy bào chuyên dụng (xem hình 1.3).
Dây chuyền thiết bị CGH khai thác theo HTKT bằng giàn chống gồm
tổ hợp giàn chống tự hành kết hợp máy bào than, phổ biến nhất là tổ hợp
2ANSH. Lò chợ 2ANSH có ưu điểm là công suất tương đối lớn (có thể đạt
250.000 tấn/năm [25]) so với các công nghệ khác trong cùng điều kiện, năng
suất lao động cao, tỷ lệ tổn thất và chi phí mét lò chuẩn bị đều rất thấpdo
không phải để lại trụ than bảo vệ và đào lại các thượng thông gió - vận tải
giữa các cột khai thác. Đặc biệt là CNKT có mức độ CGH rất cao, sử dụng ít
lao động và có thể cho phép người lao động điều khiển tổ hợp từ phía ngoài lò
chợ. Nhược điểm chủ yếu của HTKT này là khả năng thích nghi thấp với biến
động địa chất vỉa than, việc giữ hậu các thượng thông gió bằng chống gỗ liền
vì làm tăng chi phí gỗ.
1.1.3. HTKT cột dài theo phương, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp giàn chống
tự hành kết hợp máy bào hoặc combai khấu than
Hầu hết các sơ đồ HTKT cột dài theo phương, CGH đồng bộ chỉ có
điều kiện áp dụng hiệu quả với vỉa than dốc thoải đến nghiêng (α ≤ 35º). Tuy
nhiên, một số đồng bộ thiết bị CGH đã được phát triển, thiết kế đặc biệt để
khai thác đối tượng vỉa than dày trung bình, dốc đứng.Có thể kể đến các tổ
hợp AK-3, KGU (АК-3, КГУ) của Liên Xô (cũ) [22]. Ngoài ra, những năm
gần đây, tại tại Tây Ban Nha, Séc, Trung Quốc…đã chế tạo được các đồng bộ
thiết bị CGH và áp dụng trong sản xuất sơ đồ HTKT cột dài theo phương với
góc dốc lò chợ trên 55.Sơ đồ HTKT cột dài theo phương, CGH đồng bộ sử
11

dụng các tổ hợp kiểu KGU của Liên Xô (cũ) được áp dụng để khai thác điều
kiện vỉa than dày trung bình, góc dốc vỉa từ 35 ÷ 90º, đá trụ vỉa từ bền vững
trung bình đến rất bền vững (xem hình 1.4).

Hình 1.4. Sơ đồ HTKT cột dài theo phương,CGH đồng bộ


sử dụng tổ hợp giàn chống KGU (КГУ)
Theo sơ đồ HTKT này, khu vực khai thác được chuẩn bị theo hệ thống
cột dài theo phương.Các thông số cơ bản của HTKT gồm:chiều dài lò chợ
khoảng 120 m, chiều dài theo phương của cột khai thác phụ thuộc vào điều
kiện vỉa than, thường không nhỏ hơn 300 m. Tổ hợp được lắp đặt tại thượng
12

khởi điểm và khấu than theo đường phương. Có các loại tổ hợp 1KGU,
2KGU, 3KGU tương ứng với chiều dày vỉa từ 0,6 - 1,0 m; 0,75 - 1,2 m và 0,9
- 1,5 m. Ngoài ra, còn có các tổ hợp KGU-D, KGU-M được tự động hóa hoàn
toàn, cho phép người lao động điều khiển tổ hợp từ phía ngoài lò chợ. Khấu
than bằng các loại máy khấu tay ngắn như Komsomoles, Temp-1, A-70, KND
và Poisk-2 với trình tự khấu than từ dưới lên trên, di chuyển dọc tuyến lò chợ
nhờ sự hỗ trợ của tời kéo chậm đặt ở lò dọc vỉa thông gió [22].
Ưu điểm của HTKT cột dài theo phương, CGH đồng bộ sử dụng các tổ
hợp tự hành tương tự như KGU là chuẩn bị lò chợ theo phương tương đối đơn
giản và cho phép tập trung hóa sản xuất cao (do chiều dài cột theo phương
lớn), phương pháp khấu chống CGH do đó cho sản lượng tương đối tốt, từ
560 - 700 tấn/ca, năng suất lao động cao. Nhược điểm chủ yếu của HTKT là
hệ thống thiết bị có trong lượng lớn, phức tạp, đòi hỏi tiêu hao năng lượng lớn
để vạn hành, đồng thời đòi hỏi tay nghề của công nhân rất cao. Trường hợp tổ
hợp sảy ra trục trặc về thiết bị giàn chống trong quá trình vận hành, việc sửa
chữa, thay thế rất phức tạp và gần như không khả thi.
1.1.4. HTKT dạng buồng sử dụng lỗ khoan dài, đường kính lớn
HTKT dạng buồng, nổ mìn trong các lỗ khoan dài, đường kính lớn đã
được áp dụng tại một số nước như Nga, Ba Lan, Đông Đức (cũ) và Anh để
khai thác các vỉa than mỏng đến dày trung bình, dốc đứng. Theo sơ đồ HTKT
này, khu vực khai thác được chuẩn bị bởi các lò dọc vỉa phân tầng cách nhau
20 ÷ 30 m. Tại các lò dọc vỉa phân tầng tiến hành khoan các lỗ khoan dài,
đường kính lớn, cách nhau 8 ÷ 12 m và nổ mìn để khấu than theo hướng từ
biên giới khai trường về trung tâm (xem hình 1.5) [21].
13

Hình 1.5. HTKT dạng buồng sử dụng lỗ khoan dài, đường kính lớn
Thiết bị để khoan các lỗ khoan dài, đường kính lớn là các kiểu máy
khoan lồng БГА-4В, УБВ-1,25, УБВ-600 của Nga. Công tác nổ mìn theo
kiểu phân đoạn, sử dụng kíp vi sai phi điện an toàn hầm lò [21].
Ưu điểm của HTKT này là cho phép không phải chống giữ gương lò
chợ và không cần người có mặt trong lò chợ. NSLĐ của công nhân ở khu vực
trong một ca đạt đến 12 tấn; chi phí gỗ chống giảm xuống đến 3 m3 cho 1000
tấn than. Giá thành 1 tấn than giảm gần 5 lần so với giá thành khi áp dụng
công nghệ thông thường có chống gương lò. Nhược điểm của HTKT là tỷ lệ
tổn thất than lớn, thường từ 40 ÷ 60%, chi phí mét lò chuẩn bị cao [21]. Do
đó, HTKT này thường chỉ áp dụng để khai thác tận thu các trụ bảo vệ, các khu
vực nhỏ lẻ, phân tán, điều kiện địa chất phức tạp.
1.1.5. Các CNKT khấu than bằng máy cưa than
CNKT khấu than bằng máy cưa than được áp dụng tại một số nước như
Nga, Ba Lan, Trung Quốc, chủ yếu với mục tiên ngăn ngừa nguy cơ cú đấm
mỏ khai thác các vỉa than dày trung bình, dốc đứng, đá vách, đá trụ thuộc loại
14

bền vững, khó sập đổ. Theo CNKT này, có hai hình thức chuẩn bị dải khấu
theo hướng dốc, và theo đường phương.
Với hình thức chuẩn bị theo HTKT bằng giàn chống, khu vực khai thác
cũng được chia thành các phân tầng có chiều dài theo hướng dốc từ 40 ÷ 80
m. Sau đó, người ta đào các lò thượng phân chia phân tầng thành các dải khấu
theo hướng dốc vỉa và lắp đặt máy cưa để khấu than (xem hình 1.6). Các
thông số cơ bản của HTKT gồm: chiều rộng dải khấu; chiều dài dải khấu theo
hướng dốc; kích thước trụ bảo vệ giữ các dải khấu; kích thước họng sáo tháo
than.Độ bền vững đá vách là yếu tố cơ bản để xác định chiều rộng dải khấu (4
 15 m) và chiều rộng trụ bảo vệ giữa các dải khấu (3  4 m) [21].

Hình 1.6. CNKT khấu than bằng máy cưa trong các dải theo độ dốc
Với hình thức chuẩn bị dải khấu theo đường phương, khu vực khai thác
được chuẩn chi bằng các lò dọc vỉa phân tầng cách nhau 20 ÷ 50 m. Sau đó
đào thượng cắt và lắp đặt máy cưa để khấu than theo phương (xem hình
1.7).Đồng thời, tiến trước gương khấu theo đường phương vỉa, đào các
thượng nối thông mức vận tải, thông gió của dải khấu để lắp đặt các hệ thống
liên động giữa hai tời ở hai đầu máy cưa (trường hợp sử dụng hai tời), hoặc để
đường cáp từ puli dẫn hướng quay lại (trường hợp sử dụng một tời). Các
thông số cơ bản của HTKT gồm: chiều dài gương khấu, chiều dài cột khấu
theo phương.
15

Hình 1.7. CNKT khấu than bằng máy cưa trong các dải theo phương
Máy cưa than cấu tạo từ các lưỡi cưa dạng cào hình con thoi, mỗi đầu
được gắn vào một sợi dây cáp. Thông qua hệ thống puli dẫn hướng dây cáp
này được nối với hệ thống tời đặt tại lò dọc vỉa thông gió (đối với sơ đồ
CNKT khấu theo phương có thể đặt tại lò dọc vỉa vận tải). Công tác khấu than
bằng cách vận hành tời để lưỡi cưa di chuyển qua lại phá vỡ gương than.
Than vỡ ra tự trượt xuống họng sáo tháo than phía lò dọc vỉa vận tải [21].
Ưu điểm của CNKT khấu than bằng máy cưa than là không cần người
làm việc trong gương khai thác, đặc biệt trong các vỉa có nguy hiểm về cú
đấm mỏ và sập đổ đột ngột than và khí; đầu tư thiết bị khai thác không lớn và
các công đoạn sản xuất đơn giản.Nhược điểm của công nghệ là không ổn định
được các chỉ tiêu công nghệ theo thời gian; tổn thất than cao; phức tạp trong
công tác thông gió và chi phí mét lò thượng cắt dải khấu cao. Ngoài ra,
CNKT chỉ áp dụng trong điều kiện than có độ cứng trung bình đến yếu; đá
vách, đá trụ bền vững; than không dính vách, trụ; và khu vực không chịu ảnh
hưởng của nước ngầm.
1.1.6. CNKT bằng sức nước
CNKT bằng sức nước được phát triển áp dụng tại một số nước trên thế
giới đặc biệt áp dụng rộng rãi tại LB Nga và Trung Quốc.Trong điều kiện địa
16

chất kỹ thuật mỏ phức tạp, mỏ có nguy hiểm về khí và bụi nổ, hoặc có nguy
cơ cháy nội sinh cao, hướng phát triển áp dụng khai thác bằng sức nước là
một trong các hướng có triển vọng đối với CNKT không có người trong
gương khai thác [21].
Các sơ đồ chuẩn bị cho CNKT bằng sức nước được xây dựng theo một
số phương án khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ khu
vực vỉa khai thác, đặc biệt theo điều kiện góc dốc vỉa. Để khai thác các vỉa
mỏng, dốc và dốc đứng bằng phương pháp sức nước thường áp dụng hệ thống
chuẩn bị bằng các lò dọc vỉa phân tầng (xem hình 1.8). Công tác khấu than
được tiến hành theo phương pháp phá vỡ gương than bằng sức nước hoặc hỗn
hợp cơ giới và sức nước [21].

Hình 1.8. CNKT bằng sức nước


CNKT khai thác bằng sức nước có ưu điểm hơn so với các CNKT
thông thường khác nhờ giảm thiểu tối đa các công đoạn sản xuất, đơn giản
hóa công tác khấu than, công suất khai thác cao, v.v. và hiệu quả hơn khi áp
dụng trong điều kiện địa chất phức tạp như độ chứa nước của vỉa cao, than có
17

tính tự cháy, mức độ phá huỷ kiến tạo cao. Tuy nhiên,CNKT này cũng có
nhiều nhược điểm như:Tổn thất than cao (trên 30 %); Hiệu quả phá than thấp,
đặc biệt khi khoảng cách từ súng đến gương than trên 5  10 m, than có độ
cứng lớn hoặc chứa nhiều sét; Chi phí mét lò chuẩn bị cao; Chi phí điện năng
lớn (gấp 2  3 lần so với các CNKT thông thường); Giảm chất lượng than
theo các yếu tố độ tro và kích thước cục; đòi hỏi phải đồng bộ trong toàn mỏ
về hệ thống vận tải than, môi trường làm việc ẩm ướt ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người lao động [21].
1.2. Tổng quan về các HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng ở trong nước
Hiện nay, để khai thác các vỉa than dày trung bình, dốc đứng, các mỏ
than hầm lò trong nước chủ yếu vẫn áp dụng các HTKT với CNKT thủ công
như HTKT lò DVPT và các HTKT dạng buồng - cột. Năm 2008, các công ty
than Mạo Khê, Hồng Thái đã phối hợp với Viện KHCN Mỏ áp dụng công
nghệ CGH đồng bộ khai thác chia cột theo hướng dốc, sử dụng tổ hợp
2ANSH kết hợp máy bào than. Năm 2015, Công ty than Hồng Thái lại phối
hợp với Viện KHCN Mỏ áp dụng thử nghiệm thành công HTKT với lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY tại mức +30/+90, vỉa 9b, khu
Tràng Khê. Tổng quan các HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng ở trong nước
cụ thể như sau:
1.2.1. Các HTKT dạng buồng
Các HTKT dạng buồng được sử dụng phổ biến tại hầu hết các mỏ hầm
lò như Vàng Danh, Nam Mẫu, Mạo Khê, Hồng Thái, Uông Bí, Quang Hanh
và Mông Dương, v.v... để khai thác các vỉa than dày trung bình, dốc đứng,
bao gồm hai sơ đồ HTKT chính là buồng - thượng chéo và buồng - thượng.
Theo sơ đồ HTKT buồng - thượng chéo, khu vực khai thác được chuẩn
bị theo tầng bởi các đường lò dọc vỉa phân tầng, chiều cao tầng 40 ÷ 60m.
Theo phương, tầng được chia thành các cột bởi các đường lò thượng chính
18

đào nối thông hai mức thông gió và vận tải, khoảng cách giữa các thượng theo
phương từ 12 ÷ 14m. Tại các cột đào lò thượng chéo từ thượng chính của cột
về phía cột đã khai thác trước đó để chuẩn bị cho công tác khai thác.Công tác
khai thác bằng cách phá nổ từng đoạn lò thượng chéo (hay còn gọi là buồng)
để thu hồi than (xem hình 1.9) [14].
Khai th¸c th-îng chÐo
Khai th¸c th-îng chÝnh
50 m
Lß DV th«ng giã

Lß däc vØa th«ng giã

o

gc
în
Th-

o

gc
în
Th-
40 50 m

Lß Lß Lß
nè nè nè
i i i
10 10

h
h

.0 .0

hÝn
 
hÝn

12 12
.0 .0

gc
gc

m m

în
în

Th-
Th-

h
h

hÝn
hÝn

gc
gc

Th-îng chÐo

în
în

Th-
Th-

Lß däc vØa
vËn t¶i
Th-îng chÐo M¸ng cµo

12 14 m 12 14 m 12 14 m Lß däc vØa vËn t¶i 12 14 m 12 14 m M¸ng cµo

Hình 1.9.Sơ đồ HTKT buồng - thượng chéo


Theo sơ đồ HTKT buồng - thượng, khu vực được chuẩn bị theo tầng
bởi các đường lò dọc tầng, chiều cao tầng 60 ÷ 80m. Theo phương, tầng được
chia thành các cột bởi các đường lò thượng cột (thượng block), khoảng cách
giữa các thượng cột theo phương từ 50 ÷ 60m. Trong mỗi cột, tầng được chia
thành các phân tầng, chiều cao phân tầng từ 10 ÷ 15m bằng các đường lò dọc
vỉa phân tầng. Trên các đường lò dọc vỉa phân tầng, đào các đường lò thượng
bám trụ, khống chế độ dốc từ 25 ÷ 30º về phía lò dọc vỉa phân tầng phía trên
liền kề để tiến hành khai thác (xem hình 1.10) [14].
19

Hình 1.10. Sơ đồ HTKT buồng - thượng


Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản đạt được trong quá trình áp dụng
các HTKT buồng như sau: Sản lượng khai thác trung bình 100 ÷ 120 T/ngày,
công suất khai thác 30.000 ÷ 40.000 T/năm, NSLĐ trực tiếp 3,0 ÷ 4,0
T/công.ca, chi phí thuốc nổ 300 ÷ 400 kg/1000T, chi phí kíp nổ 700 ÷ 900
kíp/1000T, chi phí mét lò chuẩn bị 30 ÷ 40 m/1000T, chi phí gỗ 30 ÷ 40
m3/1000T, tổn thất than 40÷ 55% (chi tiết xem bảng 1.2) [14].
20

Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu KTKT đạt được của các HTKT dạng buồng
Giá trị
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Buồng - thượng Buồng - thượng chéo
1 Công suất lò chợ T/năm 40000  70000 40000  60000
2 Năng suất lao động T/công 3,0 4,0 3,5 4,0
3 Chi phí thuốc nổ Kg/1000T 350  400 300  400
4 Chi phí kíp nổ Cái/1000T 800900 700 900
5 Chi phí mét lò chuẩn bị m/1000T 30 40 30 40
3
6 Chi phí gỗ m /1000T 35 40 30 40
7 Tổn thất than % 45  55 40  50
Ưu điểm của công nghệ này là đơn giản, linh hoạt, thích ứng tốt với
điều kiện địa chất phức tạp, chi phí đầu tư nhỏ. Nhược điểm lớn nhất của
công nghệ là tổn thất than rất lớn (45 ÷ 50%), chi phí mét lò chuẩn bị cao, kéo
theo đó là NSLĐ và sản lượng thấp. Ngoài ra, bản chất của các HTKTdạng
buồng là an toàn vì không có người làm việc trong không gian khai thác, song
nếu công tác quản lý kỹ thuật, an toàn lơ là, ý thức kỷ luật của người lao động
không tốt, rất dễ xảy ra hiện tượng công nhân chui vào phía trong buồng khấu
để tổ chức khoan nổ mìn đợt hai khi than trong buồng sau nổ mìn chưa sập đổ
hoặc có than đá to chèn làm kẹt dòng than ở phía trong buồng, gây tai nạn
nghiêm trọng. Và thực tế tai nạn lao động do nguyên nhân này đã xảy ra ở
nhiều mỏ, và cũng chính vì nguyên nhân này mà Tập đoàn Công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam đã hạn chế áp dụng các HTKT dạng buồng.
1.2.2. HTKT lò dọc vỉa phân tầng
HTKTlò dọc vỉa phân tầng được áp dụng ở hầu hết các mỏ hầm lò để
khai thác các vỉa dày trung bình và dày (<6,0 m), dốc nghiêng đến dốc đứng;
thuận lợi nhất là các vỉa than dốc đứng, tương đối ổn định theo đường phương
vỉa, đá vách sập đổ trung bình đến dễ sập đổ, đá trụ có tính chất bất kỳ.
Theo sơ đồ công nghệ này, theo chiều dốc, khu vực được chuẩn bị
thành các tầng bởi các lò dọc vỉa vận tải, dọc vỉa thông gió tầng. Theo
21

phương, tầng khai thác được chia thành các cột khai thác bởi các đường lò
thượng cột nối thông mức thông gió - vận tải, khoảng cánh giữa các lò thượng
cột từ 80 ÷ 100m. Tùy theo góc dốc vỉa, lò thượng cột có thể đào vuông ke
với đường phương vỉa hoặc đào bán xiên để giảm góc dốc. Trong mỗi cột,
tầng được chia thành các phân tầng bởi các đường lò dọc vỉa phân tầng, chiều
cao phân tầng từ 7 ÷ 8 m(xem hình 1.11).Công tác khai thác được tiến hành
lần lượt từng cột từ biên giới khai trường về trung tâm [15].

Hình 1.11. HTKT lò dọc vỉa phân tầng


Trong mỗi cột khai thác lần lượt các phân tầng từ trên xuống dưới theo
chiều dốc vỉa.Công tác khai thác tại mỗi phân tầng được thực hiện bằng cách
khoan nổ mìn, hạ trần thu hồi phần than trên nóc lò. Thiết bị sử dụng cho
HTKT lò dọc vỉa phân tầng gồm: giá TLDĐ để chống giữ tăng cường phạm
vi gương khấu, máy khoan điện hoặc khí nén để khoan nổ mìn hạ trần than.
Các lỗ mìn hình dẻ quạt được khoan lên trần than phía sau các giá TLDĐ tại
22

lò dọc vỉa phân tầng. Sau khi nổ mìn, than sẽ được thu hồi qua các cửa tháo
than phía sau giá thủy lực và được vận tải bằng máng cào về phía lò thượng
cột. Khi đã thu hồi hết than, tiến hành cắt cầu máng cào và di chuyển giá về
phía lò thượng cột và chuẩn bị chu kỳ khai thác tiếp theo.
Đối với khai thác vỉa than dày trung bình, dốc đứng, một số chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật cơ bản đạt được của HTKT như sau: chiều dày vỉa ≤3,5 m;
góc dốc vỉa >45o; chiều dài cột khấu theo phương 6080 m; công suất khai
thác 25.000  45.000 T/năm; NSLĐ 2,5  3,6 T/người.ca; chi phí mét lò
chuẩn bị 30  48 m/1000T; tổn thất than 32 40 %. Hiện nay, sản lượng than
khai thác bằng sơ đồ công nghệ lò DVPT chiếm 3,43 % tổng sản lượng khai
thác hầm lò (chi tiết xem bảng 1.3) [15].
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu KT-KT đạt được của HTKT lò DVPT
Giá trị
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Vàng
Mạo Khê Uông Bí Hòn Gai Hạ Long
Danh
1 Vật liệu chống giữ Giá thủy lực di động
2 Chiều dày vỉa m 3,0 ÷ 4,8 3,0 ÷ 4,5 2,5 ÷ 3,5 2,5 ÷ 4,0 3,5 ÷ 4,5
3 Góc dốc vỉa trung bình độ 60 ÷ 70 60 ÷ 65 55 ÷ 65 45 ÷ 55 55 ÷ 60
Chiều dài theo phương
4 m 70 ÷ 80 70 ÷ 80 70 ÷ 80 70 ÷ 80 70 ÷ 80
cột khai thác
5 Chiều cao phân tầng m 10 ÷ 12 7÷8 8 ÷ 10 8 8÷9
30.000 ÷ 35.000 ÷ 25.000 ÷ 25.000 ÷ 30.000 ÷
6 Công suất khai thác T/năm
45.000 40.000 30.000 35.000 35.000
7 Năng suất lao động T/công 2,5 ÷ 3,5 2,8 ÷ 3,6 2,2 ÷ 2,5 2,3 ÷ 2,7 2,0 ÷ 3,2
8 Chi phí thuốc nổ Kg/1000T 78 ÷ 85 136 ÷ 142 132 ÷ 152 112 ÷ 130 98 ÷ 167
9 Chi phí kíp nổ Cái/1000T 184 ÷ 197 214 ÷ 227 287 ÷ 348 186 ÷ 209 160 ÷ 282
10 Chi phí lò chuẩn bị m/1000T 41 ÷ 48 28 ÷ 35 30 ÷ 35 32 ÷ 35 32 ÷ 38
11 Tổn thất than % 32 ÷ 36 34 ÷ 37 34 ÷ 36 33 ÷ 38 37 ÷ 40
23

Ưu điểm của công nghệ là mức đầu tư ban đầu thấp; áp dụng linh hoạt
trong các điều kiện địa chất phức tạp; mức độ an toàn lao động tương đối cao.
Tuy nhiên, nhược điểm chủ yếu của công nghệ là sản lượng và năng suất khai
thác thấp, tỷ lệ tổn thất lớn. Chiều cao tầng thấp (do hạn chế của công tác
khoan nổ mìn) nên chi phí mét lò chuẩn bị lớn, các đường lò ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau gây nén, lún làm tăng chi phí chống xén. Công tác thông gió cục
bộ dẫn đến điều kiện làm việc của người lao động cũng như công tác an toàn khí
mỏ hạn chế; các công tác thoát nước và vận tải phức tạp.
1.2.3. HTKT bằng giàn chống tại các mỏ Vàng Danh, Mạo Khê
Trong giai đoạn 1986 - 1991, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã triển
khai thực hiện đề tài cấp nhà nước 12A-02-07 “Nghiên cứu công nghệ khai
thác vỉa dày, dốc α> 350 các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh” do TS. Ninh
Quang Thành làm chủ nhiệm. Quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành áp dụng
thử nghiệm công nghệ khai thác sử dụng giàn chống cứng tại các mỏ Vàng
Danh và Mạo Khê từ tháng 9/1991  12/1991 [9].
Tại mỏ Vàng Danh áp dụng HTKT sử dụng giàn chống cứng không
phân mảng tại vỉa 8 vách khu Tây Vàng Danh. Vỉa than có chiều dày trung
bình 3,5 m, góc dốc 75º. Kích thước cột khai thác rộng 26 m, dài 33 m theo
hướng dốc. Giàn chống cấu tạo bằng gỗ, kích thước dài 24 m, rộng 2,7 m [9].
Tại mỏ Mạo Khê áp dụng HTKT sử dụng giàn chống cứng dạng vòm
tại vỉa 6 khu Tràng Khê. Vỉa than có chiều dày vỉa trung bình 3,7m, góc dốc
trung bình 62º. Cột khai thác rộng 24 m, dài 40 m theo hướng dốc. Giàn
chống chế tạo bằng thép SVP-27, kích thước dài 22 m, rộng 2,6 m [9].
Sơ đồ HTKT bằng giàn chống tại các mỏ Vàng Danh, Mạo Khê (xem
hình 1.12).
24

2 4m

Cóp th«ng
giã+®i l¹i

Cóp th«ng
giã+®i l¹i

Dµn chèng cøng Th-îng


chia cét

Lç khoan §KL

68 68

Cóp th«ng giã Lß däc vØa vËn t¶i 24 30m

Hình 1.12. HTKT bằng giàn chống tại Vàng Danh, Mạo Khê
Kết quả áp dụng thử nghiệm tại mỏ Vàng Danh khai thác được 02 cột
khấu, tại mỏ Mạo Khê được 01 cột khấu. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thực tế
đạt được như sau [9]:
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu KT-KT đạt được của HTKT bằng giàn chống
tại các mỏ Vàng Danh, Mạo Khê
Giá trị
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Mạo Khê Vàng Danh
1 Sản lượng khai thác T/ngày đêm 48 47
2 Chi phí thuốc nổ kg/1000 T 400 355
3 Chi phí gỗ m3/1000 T 36,4 20
4 Chi phí mét lò chuẩn bị m/1000 T 62,0 58,3
5 Năng suất lao động trực tiếp T/công 2,7 3,9
6 Tổng sản lượng khai thác được từ công nghệ tấn 3.000 11.100
7 Tổn thất than % >50 54,69
25

Quá trình áp dụng cho thấy, tại các vị trí đường phương và góc dốc vỉa
ổn định, việc điều khiển giàn chống dễ; khi đường phương vỉa thay đổi lớn
hoặc góc dốc vỉa không ổn định, giàn chống bị cắm vào đá trụ khiến việc điều
khiển giàn gặp khó khăn, dẫn đến sản lượng khai thác và năng suất lao động
thấp. Ngoài ra,chi phí mét lò chuẩn bị của công nghệ cao do phải đào nhiều
thượng tháo than; cột khấu được thiết kế ngắn làm tăng tỷ lệ tổn thất than (do
dưới mỗi cột khấu phải để lại 10  15 m trụ than bảo vệ lò dọc vỉa vận tải);
kinh nghiệm của cán bộ, công nhân đối với công nghệ khai thác sử dụng giàn
chống còn ít nên việc điều hòa, phối hợp trong các công đoạn sản xuất chưa
đảm bảo cho mỗi chu kỳ khai thác.Điều kiện áp dụng công nghệ đòi hỏi khu
vực ổn định đã trở thành yêu cầu khó khăn đối với điều kiện địa chất mỏ vùng
Quảng Ninh,do đó sơ đồ HTKT này đã không được mở rộng áp dụng [9].
1.2.4. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng
giàn chống mềm tại mỏ Vàng Danh
Nhằm thay thế công nghệ giàn chống cứng phân mảng và công nghệ
khấu buồng truyền thống,từ tháng 02/2001  04/2004 Viện Khoa học Công
nghệ Mỏ tiếp tục phối hợp với Công ty than Vàng Danh áp dụng thử nghiệm
CNKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo,chống giữ bằng giàn
chống mềm tại vỉa 8 dốc khu Tây Vàng Danh.Trong khu vực áp dụng thử
nghiệm, vỉa than có chiều dày 2,5  3,5 m,trung bình 3,2 m, góc dốc trung
bình 82º. Giàn chống có chiều rộng 2,7 m, dài 63 m, lò chợ xiên chéo dài 40
m, chiều cao tầng khai thác 31,5 m (xem hình 1.13) [9].
Giàn chống mềm là loại giàn phẳng được cấu tạo bằng các xà thép chữ
I nối lại với nhau theo các mảng chiều dài 1,0 m bằng các gông và thanh định
vị bằng ray P33, các mảng và các xà thép liên kết tổng hợp bằng cáp thép.
Trên giàn chống trải một lớp lưới thép B 40 liên kết với nhau bằng các mối
nối 4. Bên trên lưới phủ 2 lớp phên tre, tác dụng ngăn đất đá nhỏ lọt qua
26

giàn vào khoảng trống lò chợ.Trong quá trình khai thác các xà thép được thu
hồi ở phần đuôi của giàn và lắp trở lại ở phần đầu giàn [9].

Hình 1.13. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn chống mềm tại mỏ Vàng Danh
So với HTKT sử dụng bằng giàn chống cứng phân mảng đã thử nghiệm
tại Vàng Danh, HTKT sử dụng giàn chống mềm đã giải quyết được vấn đề
giảm tổn thất than. Tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được khá thấp:
sản lượng khai thác 50 T/ngày, NSLĐ 1,55 T/công, chi phí thuốc nổ 395
kg/1000 T, chi phí mét lò chuẩn bị 57 m/1000 T, tổn thất than 31%. Mặt khác,
cũng như các HTKT sử dụng giàn chống nói chung,công nghệ gặp nhiều khó
khăn khi vỉa than có độ biến động lớn chiều dày, góc dốc, than mềm yếu. Do
vậy trong điều kiện địa chất phức tạp khu vực Uông Bí, HTKTsử dụnggiàn
chống chỉ phù hợp với một số ít khu vực có điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ rất
thuận lợi [9].
1.2.5. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ chia bậc chân khay, điều
khiển vách bằng chèn lò kiểu Kakuchi tại mỏ Mạo Khê
Năm 2006, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã phối hợp với các chuyên
gia Nhật Bản và Công ty than Mạo Khê nghiên cứu áp dụng thử nghiệm
HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ chia bậc chân khay, điều khiển đá
vách bằng phương pháp chèn lò toàn phần theo kiểu Kakuchi của Nhật Bản,
27

tại mức -25  +30 vỉa 8 Tây XV 56- I cánh Bắc Mạo Khê.Khu vực áp dụng
thử nghiệm có chiều dày vỉa 2,0  2,8 m, góc dốc 60º. Các đường lò chuẩn bị
cơ bản của sơ đồ bao gồm: Lò dọc vỉa thông gió, lò dọc vỉa vận tải và gương
lò chợ chéo vỉa với độ dốc khoảng 30º. Lò chợ được bố trí chia thành các bậc
chân khay với chiều dài 6  10 m (với chân lò vượt trước). Khấu than bằng
khoan nổ mìn, chống lò bằng vì gỗ thìu ngang, không gian phía sau gương
được chèn nấp bằng đá chèn có kích thước 50 x 50mm. Chiều rộng mặt bậc
chân khay 1,8  2,4 m. Khi khấu than tiến hành nổ mìn tại mặt bậc chân khay
theo hướng từ trên xuống dưới. Khoảng cách các vì chống gỗ nhỏ hơn 1,2 m,
khoảng cách giữa các cột chống trong một vì nhỏ hơn 1,8 m(hình 1.14) [12].
C

mÆt c¾t C - C
lß däc vØa th«ng giã møc +30
3000

600
00 G¸nh thÐp ray P24, L = 5m
221
mÆt c¾t a - a Lß däc vØa th«ng giã møc +30
(Tû LÖ: 1/50) Thµnh ch¾n ®Êt ®¸ chÌn
00
22

0
10
00

00
15
00 0
24 00
95
0
00

0
00
95

00
24

10
10
00

§Êt ®¸ chÌn
10
24

43°
00
A

000
0

10
80
0
80

6
24
00

Khu«n c¸t m«n

M¸ng cµo

Thang ®i l¹i
Lß däc vØa vËn t¶i møc -25
22
00
58°

0
00
24

mÆt c¾t b - b
00

10
(tû lÖ: 1/50)

14

00
0 00
10 10
00
10
15
0
80
0
80
0
80
3000

220
0

35°

M¸ng cµo SKAT-80 lß däc vØa vËn t¶i Møc -25

Hình 1.14. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ chia bậc chân khay,
điều khiển vách bằng chèn lò kiểu Kakuchi tại mỏ Mạo Khê
Trong thời gian khai thác thử nghiệm, lò chợ đã khai thác được 5.000
tấn than, sản lượng khai thác cao nhất 1.395 T/tháng, NSLĐ 0,47T/Công,chi
phí vật liệu chèn 730 m3/1000 tấn than; chi phí gỗ 54 m3/1000 tấn than. Sau 4
tháng khai thác thử nghiệm, lò chợ đã dừng lại do gặp khu vực khai thác cũ
28

[12]. Kết quả thử nghiệm HTKT với lò chợ dốc kiểu bậc chân khay sử dụng
chèn lò theo kiểu Kakuchi tại Mạo Khê tuy chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhưng là một thành tựu về mặt kỹ thuật, đảm bảo độ an toàn cao trong khai
thác các vỉa dốc mỏng và trung bình, đồng thời tạo điều kiện tích lũy kinh
nghiệm khai thác chèn lò để bảo vệ các công trình bề mặt.
1.2.6. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH
Giai đoạn 2008 ÷ 2009, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ phối hợp với
các công ty than Mạo Khê, Hồng Thái triển khai áp dụng thử nghiệm HTKT
bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH để khai thác đối
tượng vỉa than dày trung bình, dốc nghiêng đến dốc đứng. Sơ đồ HTKT được
thiết kế dựa trên cơ sở kinh nghiệm áp dụng tại Nga (hình 1.15) [13].

0
42
60
12

50
28
630

mv

>45°
Ld

1000 1000
8000

60.000

Hình 1.15. HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH tại các mỏ Mạo Khê, Hồng Thái
Tháng 6/2008, Công ty than Mạo Khê đã lắp đặt và đưa vào vận hành
lò chợ 2ANSH tại vỉa 8 cánh Bắc mức -80/+25. Đến hết năm 2012 khai thác
được 226.693T, bình quân 49.460 T/năm, NSLĐ đạt 4,0 ÷ 5,6 T/công. Mặc
dù sản lượng không đạt như thiết kế ban đầu (125.000T/năm cho 01 tổ hợp),
song so với các HTKT khác trong cùng điều kiện, các chỉ tiêu KTKT của lò
29

chợ 2ANSH tại Mạo Khê đã tốt hơn, đặc biệt là tỷ lệ tổn thất than (12 ÷ 19%),
chi phí mét lò chuẩn bị (7,1 ÷ 11,4 m/1000T) thấp, điều kiện làm việc và mức
độ an toàn cho người lao động được nâng cao rõ rệt [4].
Tháng 9/2008, Công ty than Hồng Thái đưa vào vận hành lò chợ
2ANSH tại vỉa 12 mức +200/+350 Tràng Khê. Tổng sản lượng khai thác bình
quân đạt 59.000T/năm, cao nhất đạt 96.325 T, NSLĐ đạt 3,1÷5,6 T/công, tỷ
lệ tổn thất 3,7÷12,5%, chi phí mét lò chuẩn bị 5,2 ÷ 8,8 m/1000T (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu KTKT đạt được của HTKT bằng giàn chống,
CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH tại Mạo Khê, Hồng Thái
Đơn Số lượng
TT Tên chỉ tiêu
vị Mạo Khê Hồng Thái
1 Chiều dày trung bình vỉa than m 2,2 2,0
2 Góc dốc trung bình của vỉa độ 58 50
3 Trọng lượng thể tích của than T/m3 1,52 1,56
5 Chiều dài theo hướng dốc một cột m 130 205
6 Chiều cao khấu lò chợ m 2,2 2,0
8 Chiều rộng luồng khấu m 0,63 0,63
9 Tiến độ khai thác lò chợ một ngày đêm m 1,33 0,51
10 Sản lượng lò chợ một ngày đêm T 100 400 200  400
11 Sản lượng khai thác lò chợ một tháng T 4.000 7.000
12 Công suất lò chợ trung bình T/năm 50.000 59.000
13 Năng suất lao động T/công 4,0 ÷ 5,6 3,1 ÷ 5,6
15 Chi phí gỗ cho 1000 T than m3 35,8 29,1
16 Chi phí mét lò chuẩn bị cho 1000 tấn m 7,1 ÷ 11,4 5,2 ÷ 8,8
17 Chi phí dầu nhũ hoá cho 1000 T than kg 52,1 52,0
19 Chi phí răng khấu cho 1000 T than cái 3 3
20 Tổn thất than theo công nghệ % 12 ÷ 19% 3,7÷12,5%

Phân tích quá trình áp dụng lò chợ 2ANSH tại Mạo Khê cho thấy,
nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sản lượng lò chợ không cao là do diện sản xuất
30

không tập trung, số lần và thời gian chuyển diện nhiều (do mỏ chỉ sử dụng 01
tổ hợp, trong khi theo thiết kế phải sử dụng 02 tổ hợp đồng thời: 01 khai thác,
01 lắp đặt chờ). Trong thời gian khấu tạo diện thu hồi, tạo diện lắp đặt, sản
lượng lò chợ chỉ 1.000 ÷ 2.000 T/tháng. Trong các tháng khai thác ổn định,
sản lượng lò chợ tương đối tốt, thậm chí vượt công suất thiết kế (8.138 ÷
12.207 T/tháng, tương đương 98.000 ÷ 146.000 T/năm). Từ tháng 6/2011, khi
lò chợ chuyển diện sang vỉa 7, do ảnh hưởng của nước mặt chảy qua vùng phá
hỏa vào lò chợ gây tụt nóc, lún nền, than ướt làm ách tắc tuyến vận tải. Ngoài
ra, một số yếu tố khác đã ảnh hưởng đến sản lượng lò chợ như: chiều dày vỉa
lớn hơn chiều cao chống giữ của giàn chống (> 2,2m) và/hoặc đá vách mềm
yếu, gây tụt lở, rỗng nóc phải xử lý chèn kích, làm giảm tốc độ khấu; Công
tác vận tải tại lò DVVT thực hiện bằng goòng làm mất tính liên tục và hạn
chế sản lượng khai thác. Từ năm 2013, do không bố trí được diện phù hợp
dây chuyền hầu như không hoạt động. Hiện nay, dây chuyền này được chuyển
giao lại cho Công ty than Hồng Thái [4].
Phân tích quá trình áp dụng công nghệ 2ANSH tại Hồng Thái cho thấy,
giai đoạn 2008 ÷ 2010, do khai thác cột đầu tiên chịu ảnh hưởng của nước
ngấm từ địa hình vào lò chợ, gương than lầy lội, tụt nóc, lún nền, ách tắc vận
tải, v.v... cán bộ công nhân chưa có nhiều kinh nghiệm, nên tốc độ tiến gương
lò chợ rất thấp, sản lượng chỉ từ 950 ÷ 5.916 T/tháng. Từ năm 2011 ÷ 2014,
sau khi công nghệ được hoàn thiện và tách được nước, sản lượng lò chợ đã
được nâng lên 65.528 ÷ 96.325 T/năm. Sản lượng tháng ổn định đạt 7.400 ÷
13.068 T/tháng, tương đương công suất 89.000 ÷ 157.000 T/năm. Tuy nhiên,
áp dụng 2ANSH tại Hồng Thái cũng tồn tại hạn chế như tại Mạo Khê, đó là
chỉ sử dụng một dây chuyền, dẫn đến thời gian chuyển diện lâu và trong thời
gian đó sản lượng đạt được thấp. Năm 2015, lò chợ chuyển sang khu vực khai
31

thác mới, cột đầu tiên lại chịu ảnh hưởng lớn bởi nước, do đó sản lượng đã
không đạt kế hoạch [4].
Ưu điểm của HTKT bằng giàn chống, sử dụng tổ hợp 2ANSH là giảm
được các nguy cơ mất an toàn từ sự sập đổ đá vách trong quá trình khai thác
các vỉa mỏng đến dày trung bình, dốc nghiêng đến dốc đứng nhờ bộ phận
khấu than có bước khấu nhỏ và dịch chuyển tổ hợp nhờ cơ cấu tự trượt theo
chiều dốc do tác động của khối đất đá sập đổ phía trên giàn và tự trọng của tổ
hợp. Ngoài ra HTKT này có phương pháp kỹ thuật tương đối đơn giản mà
trình độ công nghệ của các mỏ hầm lò Việt Nam có thể đáp ứng. Tổ hợp
2ANSH có thể áp dụng cho điều kiện vỉa than dốc đứng đến 90o mà sơ đồ cột
dài theo phương hiện nay không thực hiện được.
Nhược điểm cơ bản của HTKT bằng giàn chống, sử dụng tổ hợp
2ANSHlà phải di chuyển và lắp đặt tổ hợp giàn chống (chuyển diện) nhiều do
chiều dài cột khai thác theo độ dốc không lớn; khó khăn khi đào lò thượng
khởi điểm, đi lại và duy trì lò thượng dạng “giữ hậu”; chi phí gỗ cao. Ngoài ra
công nghệ có độ thích ứng không cao ở các điều kiện chiều dày vỉa biến động
lớn, khi chiều dày vỉa vượt khỏi hành trình làm việc của giàn, hiện tượng lở
nóc diễn ra làm mất ổn định của vì chống dẫn đến trôi trượt.
Nhìn chung, HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH tại Hồng Thái đã khẳng định tính ưu việt so với các công nghệ khác
trong cùng điều kiện, có thể nhân rộng áp dụng cho các khu vực có điều kiện
phù hợp. Song cần tránh ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn, xem xét
sử dụng 02 tổ hợp đồng thời để rút ngắn tối đa thời gian chuyển diện.
1.2.7. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng
giàn mềm loại ZRY
Năm 2015, trên cơ sở kết quả khảo sát công nghệ tại Trung Quốc, Viện
Khoa học Công nghệ Mỏ đã phối hợp Công ty than Hồng Thái triển áp dụng
32

thử nghiệm HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn mềm ZRY20/30L tại vỉa 9b, khu Tràng Khê II.Bản chất của HTKT
này tương tự như HTKT sử dụng giàn chống mềm áp dụng ở mỏ Vàng Danh
trước đây,tuy nhiên sử dụng loại giàn chống mềm ZRY (Trung Quốc) thay vì
giàn chống phẳng gia công bằng thép chữ I trước đây [16].
Giàn chống mềm ZRY được chế tạo với nhiều mã hiệu khác nhau
tương ứng với từng miền chiều dày vỉa, ví dụ: mã hiệu ZRY16/25L áp dụng
cho vỉa dày 1,6  2,5 m; ZRY 20/30L áp dụng cho vỉa dày 2,0  3,0 m;
ZRY35/45L áp dụng cho vỉa dày 3,5  4,5 m [16].

a. Cấu tạo giàn chống b. Mô hình giàn chống hoàn chỉnh

c. Kết cấu xích liên kết các giàn chống


Hình 1.16. Giàn chống mềm ZRY
Mỗi bộ giàn chống mềm ZRY được cấu tạo gồm các chi tiết: Xà dẫn
hướng (1); Xà nóc (2); Xà che chắn (3); Xà đuôi (4);Kích điều khiển xà đuôi
(5); Hệ thống thủy lực cho kích điều khiển xà đuôi(xem hình 1.16).
33

Nguyên lý làm việc của giàn chống mềm ZRY trong lò chợ như sau:
Dọc theo chiều dài lò chợ có độ dốc 25 30º, các bộ giàn chống được lắp đặt
và liên kết bằng xích tạo thành hệ thống giàn chống mềm,xà dẫn hướng (1)
của giàn bám sát vách vỉa than, xà đuôi (4) chống trực tiếp xuống trụ vỉa
(hoặc nền than) tạo thành 2 điểm chống cơ bản. Quá trình khai thác lò chợ sẽ
tiến hành khoan nổ mìn khấu gương với tiến độ 0,8 m. Sau khi khấu than giàn
chống tự dịch chuyển xuống phía dưới nhờ tự trọng và tải trọng của đất đá
phá hỏa phía sau (xem hình 1.17) [16].

a. Khoan lỗ mìn gương lò b. Nạp nổ mìn, thông gió c. Tải than, hạ giàn chống
Hình 1.17. Nguyên lý làm việc của giàn chống mềm ZRY
So với loại giàn chống mềm áp dụng trước đây ở mỏ than Vàng Danh,
giàn chống mềm ZRY có những ưu điểm nổi bật như:
- Kết cấu đơn giản, thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, dễ tháo lắp hoặc thay
thế các chi tiết để bảo dưỡng, sữa chữa.
- Cường độ chống giữ lớn, khó xảy ra hiện tượng gãy, hỏng.
- Khi khấu than sẽ khấu hết chiều dày vỉa, không cần để lại vai than đỡ
giàn chống. Không gian làm việc phía dưới giàn chống rộng, diện tích che
chắn không gian làm việc lên đến 95%, mức độ an toàn cao.
- Giàn chống có bộ phận xà đuôi được điều khiển bằng kích thủy lực
cho phép thay đổi kích thước chống giữ,giúp giàn chống di chuyển linh hoạt
qua những vùng biến động chiều dày vỉa (xem hình 1.18).
34

30
70
19 25
20 00
1570
400 880

45
2
1450

140
69°

0
43°
48°

Hình 1.18. Khả năng thay đổi kích thước làm việc của giàn mềm ZRY
- Các bộ giàn chống được liên kết với nhau bằng xích tăng cường sự ổn
định, đồng thời đảm bảo sự linh hoạt của tuyến lò chợ, nên có khả năng thích
ứng cao trong điều kiện vỉa biến động về đường phương và góc dốc.
Sơ đồ chuẩn bị khu vực áp dụng HTKT như sau: khu vực khai thác
được chia thành các cột dài theo phương bằng các đường lò dọc vỉa thông gió,
vận tải, chiều cao theo phương thẳng đứng từ 40 ÷ 45 m, chiều dài theo
phương từ 600 ÷ 800 m. Ở biên giới cột khai thác, từ lò DVVT đào cặp cúp
tháo than và đi lại đầu tiên (dài 5 ÷ 10 m), khoảng cách giữa hai cúp từ 6 ÷ 8
m. Sau đó mở lò song song nối thông hai cúp và tiếp tục mở thượng khởi
điểm xiên chéo lên lò thông gió, với góc dốc so với mặt phẳng nằm ngang từ
28 ÷ 30º, chiều dài từ 80 ÷ 100 m. Tại đoạn lò song song (dài 10 ÷ 15 m),
thượng khởi điểm và khoảng 15 ÷ 20 m trên lò dọc vỉa thông gió, tiến hành
lắp giàn chống mềm ZRY, phía trên giàn chống trải lưới thép để giữ ổn định
nóc và đảm bảo thuận lợi khi thu hồi giàn (xem hình 1.16) [16].
35

A 2
2 m Æt c¾t a - a

2370
B
L

8 B

3 L

900
350 350

L
L
v

2760
2930
v
A 6000 6000 18. 000 3270
1 3590
4 10 7
5

mÆt c¾t B - B
mÆt c¾t c - c

C
9 8
1700

C
6
9
Lv

0
170
2 8°
3 5°

1. Lß däc vØa vËn t¶i; 2. Lß däc vØa th«ng giã; 3. Lß chî ¸p dông dµn chèng mÒm lo¹i ZRY;
4. Cóp ®i l¹i vËn chuyÓn; 5. Cóp th¸o than; 6. M¸ng tr-ît; 7. M¸ng cµo; 8. Dµn mÒm ZRY;
9. Cét TL§ chuyªn dông; 10. Lß nèi ch©n lß chî ZRY.
Hình 1.19. HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn mềm ZRY20/30L tại Công ty than Hồng Thái
Công tác khấu gương được thực hiện bằng khoan nổ mìn theo trình tự
từ dưới lên, chiều dài khay khấu 10 ÷ 20 m, tiến độ khấu 0,8 m. Sau mỗi
luồng khấu, giàn chống tự dịch chuyển hạ xuống nhờ áp lực đá phá hoả phía
trên và tự trọng giàn.Trong quá trình tiến gương, đoạn lò song song phía chân
lò chợ sẽ dài ra và đoạn lò lắp đặt giàn trên lò thông gió sẽ ngắn đi, phải tháo
thu hồi bớt các giá chống phía chân lò chợ và chuyển lên lắp đặt bổ sung phía
lò dọc vỉa thông gió. Đồng thời, trong quá trình khai thác, tiến hành các công
tác đào các cúp tháo than vượt trước gương lò chợ.Than khai thác từ gương lò
chợ tự trượt trên máng trượt xuống cúp tháo than, sau đó được đổ lên thiết bị
vận tải ra ngoài.Thông gió cho lò chợ bằng hạ áp chung của mỏ [16].
36

Lò chợ áp dụng thử nghiệm đầu tiên được đưa vào lắp đặt và khai thác
từ tháng 8/2015, tại mức +30/+95 vỉa 9b, khu Tràng Khê II.Tổng hợp một số
chỉ tiêu KTKT đạt được sau thời gian áp dụng thử nghiệm xem bảng 1.6 [4].
Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu KTKT đạt được của lò chợ ZRY20/30L tại vỉa
9b khu Tràng Khê II
Giá trị
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Thiết kế Thực tế
1 Chiều dày vỉa m 2,7 2,7
2 Góc dốc vỉa Độ 48 48
3 Sản lượng khai thác 1 ngày-đêm Tấn 334 293
4 Sản lượng khai thác 1 tháng Tấn 8.350 7.325
5 Công suất khai thác lò chợ T/năm 90.000 87.900
6 Nhân công KT lò chợ 1 ngày-đêm Công 63 39
7 Năng suất lao động trực tiếp T/công 5,3 5,5
8 Chi phí thuốc nổ cho 1000T than Kg 142 112
9 Chi phí kíp nổ cho 1000T than Cái 472 444
10 Chi phí gỗ cho 1000T than m3 - 5,3
11 Chi phí lưới nhựa cho 1000T than kg 5,0 5,0
12 Chi phí nhũ hóa cho 1000T than kg 25,6 40,5
13 Mét lò chuẩn bị cho 1000T than m 17,3 16,7
14 Tổn thất than % 21,0 16,3

Kết quả áp dụng thử nghiệm công nghệ vỉa 9b, khu Tràng Khê II, Công
ty than Hồng Thái cho phép đưa ra một số đánh giá như sau:
* Về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Công nghệ đã đạt một số chỉ tiêu
KTKT tốt (bảng 2), công suất và năng suất lao động tương đối cao. Sản lượng
ngày đêm có giai đoạn từ đạt trên 400 T/ngày đêm. Đặc biệt là tổn thất than
giảm đáng kể chỉ còn khoảng 12,6 ÷ 16,3%.
37

* Về công tác an toàn của công nghệ: Công nghệ có quy trình khai thác
không phức tạp, giàn chống có cấu tạo đơn giản, thiết bị của lò chợ không
nhiều. Do đó, cán bộ, công nhân phân xưởng nhanh chóng thuần thục quy
trình khai thác và quản lý tốt công tác an toàn lao động. Lò chợ được thông
gió bằng hạ áp theo mạng thông gió chung, không phải thông gió cục bộ nên
điều kiện làm việc của công nhân trong lò chợ tốt hơn.
* Về kết quả làm việc của đồng bộ thiết bị lò chợ: Dây chuyền thiết bị
gồm giàn chống mềm ZRY, trạm bơm, hệ thống cấp dịch và các thiết bị vận
tải. Nhìn chung, các thiết bị của lò chợ làm việc tốt, đảm bảo độ tin cậy.
Từ những đánh giá nêu trên cho thấy, công nghệ khai thác lò chợ xiên
chéo, chống giữ bằng giàn chống mềm ZRY đã được áp dụng thử nghiệm
thành công tại Công ty than Hồng Thái. Đây là cơ sở quan trọng để xem xét
khả năng nhân rộng áp dụng cho các điều kiện vỉa dốc phù hợp khác tại các
mỏ hầm lò thuộc TKV.
1.3. Tổng quan về công tác nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của hệ
thống khai thác vỉa dày trung bình, dốc đứng
1.3.1. Tổng quan về các phương pháp tối ưu hóa trong ngành mỏ
Tối ưu hóa là một trong những lĩnh vực kinh điển của toán học có ảnh
hưởng đến hầu hết các lĩnh vực khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội.
Trong thực tế, việc tìm giải pháp tối ưu cho một vấn đề nào đó chiếm một vai
trò hết sức quan trọng. Phương án tối ưu là phương án hợp lý nhất, tốt nhất,
tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực mà lại cho hiệu quả cao.
Khoa học mỏ trên thế giới từ lâu đã chú trọng đến vấn đề nghiên cứu
tối ưu các tham số công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hầm lò.
Trong số đó phải kể đến các nhà khoa học, các giáo sư đã đặt nền móng đầu
tiên: B.I. Boki, P.Z. Dviagin, D.A. Borixov. Ngày nay các vấn đề tối ưu hóa
các tham số mỏ được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học của
38

các nhà khoa học hàng đầu của LB Nga: Viện sĩ M.I. Agosov,A.C. Burtracov,
A.C. Malkin, L.A. Putrcov, Giáo sư: A.M. Kurnoxov, M.I. Uxchinov,
G.G.Lomonoxov, Tiến sĩ khoa học A.V.Xtarichkov, IuK. Brumanov, v.v…
Các nhà khoa học Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tối ưu
các tham số mỏ hầm lò. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu của
GS. TS. Trần Văn Huỳnh, TS. Vũ Cao Đàm, GS. TSKH. Lê Như Hùng, TS.
Ninh Quang Thành, PGS. TS. Đỗ Mạnh Phong, PGS. TS. Trần Văn Thanh,
PGS. TS. Phùng Mạnh Đắc, TS. Thái Hồng Phương, TS. Nguyễn Anh Tuấn
[6], [7]. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới vấn đề
tối ưu các tham số mỏ hầm lò, phục vụ cho thiết kế mỏ hầm lò, mà chưa đi
sâu về tối ưu hóa các tham số của một HTKTcụ thể, đặc biệt là HTKT trong
điều kiện vỉa dày trung bình, dốc đứng.
Việc giải các bài toán tối ưu trong ngành khai thác mỏ được phát triển
theo hai hướng chủ yếu:
- Tối ưu cục bộ: Lựa chọn các lời giải tối ưu theo từng bài toán nhỏ như
lựa chọn chiều dài lò chợ, công suất mỏ, số tầng khai thác hợp lý v.v… Điển
hình là bài toán số nguyên của Seviakov, bài toán xác định tiết diện lò để tổng
chi phí đào lò và chi phí năng lượng thông gió là nhỏ nhất .
- Tối ưu tổng hợp: Xét toàn diện các vấn đề trong dây chuyền công
nghệ mỏ. Hướng này cho phép chọn được một phương án tối ưu tồn tại khách
quan trong một tập hợp các phương án khả thi. Song tối ưu tổng hợp có nhiều
khó khăn về mặt khối lượng tính toán cũng như thuật toán để giải bài toán.
Với sự ra đời của máy tính điện tử, nhất là gần đây với các loại máy
tính điện tử thế hệ thứ tư trong một giây có thể tính hàng vài chục triệu phép
tính đã giúp ta giải quyết khó khăn về mặt khối lượng tính toán. Tuy vậy khi
thiết kế sơ đồ CNKT có thể lập được tập hợp các phương án (vài nghìn
phương án). Độ tin cậy của kết quả tính toán càng cao khi càng nhiều số
39

phương án được xem xét. Với số lượng phương án nhiều như vậy nhiều khi
vượt quá khả năng của máy tính điện tử. Để giảm bớt khối lượng tinh toán mà
vẫn đảm bảo độ tin cậy của kết quả tính toán, TSKH. Lê Như Hùng đã kết
hợp cả hai hướng trên: Tối ưu hóa cục bộ gắn với tối ưu hóa tổng hợp.
Phương pháp này cho phép lựa chọn được một sơ đồ công nghệ tối ưu tồn tại
khách quan trong tập hợp lớn các sơ đồ công nghệ có thể áp dụng cho mỏ.
Để giải các bài toán tối ưu hóa các tham số của công nghệ khai thác mỏ
thường áp dụng các phương pháp:Phương pháp tiếp nhận các lời giải phức
tạp; Phương pháp giải tích (một hoặc hai biến); Phương pháp phương án;
Phương pháp mô hình toán kinh tế.
1. Phương pháp tiếp nhận các lời giải phức tạp
Thông thường để giải các bài toán trong điều kiện có nhiều tiêu chuẩn
tối ưu (từ 2 trở lên) cần phải đưa bài toán tới việc xác định lời giải trong điều
kiện có một tiêu chuẩn tổng hợp bao hàm tất cả những tiêu chuẩn đã nêu. Để
giải bài toán này, có thể xây dựng một “hàm siêu” bao gồm tất cả các tiêu
chuẩn tối ưu, hoặc áp dụng “chỉ tiêu tổng hợp” và lần lượt áp dụng vào các
tiêu chuẩn tối ưu tuỳ thuộc vào tình huống phát sinh cụ thể.
Bài toán đánh giá tổng hợp để xác định giá trị tối ưu về: điều kiện địa
chất mỏ (hay kỹ thuật và CNKT mỏ hoặc hiệu quả kinh tế khai thác mỏ) có
thể được biểu diễn bằng cách: Giả sử điều kiện địa chất, khai thác mỏ được
đặc trưng bằng tổ hợp các tiêu chuẩn tối ưu J = { J1, J2,... , Ji, ... , Jn }, ta lập
ma trận A về điều kiện địa chất mỏ:
J 11 J 12 ... J 1 j ... J 1m
J 21 J 22 ... J 2 j ... J 2 m

A  J ij  
... ... ... ... ... ...
(1.1)
J i1 J i2 ... J ij ... J im
... ... ... ... ... ...
J n1 J n2 ... J nj ... J nm
40

Trong đó: Jij- giá trị của tiêu chuẩn Ji trong điều kiện địa chất thứ j; n -
Số tiêu chuẩn cần xem xét; m - Số điều kiện địa chất mỏ cần đánh giá.
Mỗi véc tơ của cột Ji tương ứng với tổ hợp các giá trị của các tiêu chuẩn
về điều kiện địa chất mỏ (hay kỹ thuật và CNKT mỏ hoặc hiệu quả kinh tế
khai thác mỏ). Để có thể lựa chọn được giá trị tối ưu mang lại hiệu quả kinh
tế tốt nhất cần phải tìm được chỉ tiêu { J ij 0 }.
Các phương pháp đánh giá chất lượng điều kiện địa chất mỏ (hay kỹ
thuật và CNKT mỏ hoặc hiệu quả kinh tế khai thác mỏ) theo các tiêu chuẩn
thường có dạng:KTH = F( Ki ). Hàm này được thể hiện theo hai dạng sau:

n
KTH = n  i 1
Ki (1.2)

n
và KTH =  Ki
i 1
(1.3)

Trong đó: Ki - điểm của tính chất thứ i, xác định thông qua công thức:
Jij
Ki = (1.4)
Jij CH

với n- Số lượng các chỉ tiêu được xem xét; J ijCH - điểm của tiêu chuẩn

thứ i của điều kiện điều kiện địa chất mỏ.


Điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ (hay kỹ thuật và CNKT mỏ hoặc hiệu
quả kinh tế khai thác mỏ) được xem xét có thể có một số chỉ tiêu thấp, một số
chỉ tiêu cao, do vậy một phần trong số n điểm của các tính chất K i của điều
kiện điều kiện địa chất mỏ (hay kỹ thuật và CNKT mỏ, hiệu quả kinh tế) sẽ
Jij Jij
được tăng lên Ki = CH
 max, một phần khác sẽ giảm Ki +k =  min .
Jij Jij CH

Trong điều kiện như vậy sẽ không rõ ràng là hướng tới giá trị lớn hay nhỏ.
Vì vậy khi đánh giá KTH cần đánh giá cả tính quan trọng của các chỉ
tiêu tương ứng mi. Phương pháp đánh giá điều kiện điều kiện địa chất mỏ
41

(hay kỹ thuật và CNKT mỏ hoặc hiệu quả kinh tế khai thác mỏ) theo chỉ tiêu
tổng hợp có dạng:
n
KTH = f (Ki, mi ); KTH = n
 k , m 
i 1
i i (1.5)

n
và KTH =  (k , m )
i 1
i i (1.6)

Trong đó: KTH - chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của điều kiện địa chất mỏ;
mi- chỉ tiêu độ quan trọng của tiêu chuẩn thứ i của điều kiện địa chất mỏ.
Cả hai mô hình (1.5) và (1.6) về mặt hình thức vẫn chưa giảm bớt được
các nhược điểm đã nêu do các hướng đối chọi nhau của các giá trị:
Ki max và Ki + 1 min.
Phương pháp xác định các chỉ tiêu mi sẽ quyết định độ quan trọng khác
nhau của các tiêu chuẩn. Hiện nay chưa có phương pháp nào để giải quyết vấn
đề này trong trường hợp chung nhất. Tuy nhiên có vài giải pháp có thể giải
quyết được vấn đề này trong những điều kiện cụ thể. Trong số đó có giải pháp
đánh giá các tiêu chuẩn theo dấu hiệu trọng số.
Nguyên tắc cơ bản xác định trọng số của mi của các tiêu chuẩn tối ưu
dựa trên luận cứ: trọng số mi là hàm số tăng đơn điệu so với biến cố Si. Biến
cố Si là chi phí về tiền (hoặc sức lao động) cần để đảm bảo thực hiện và hoàn
thiện tiêu chuẩn thứ i. Nói cách khác, nếu mi = (Si ) thì khi Si + 1 > Si ta sẽ có
mi+ 1> mi. Thông thường hàm (Si ) là hàm tuyến tính.
Si
Hàm trọng số được xác định theo công thức:mi = n
(1.7)
S
i 1
i

Để đánh giá trọng số của các tiêu chuẩn khác nhau ta sử dụng phép biến
hình khác nhau của phương pháp đánh giá chuyên gia. Khi đó:
42

n
0  Ki  1 và 0  mi  1 với m
i 1
i  1 . Đôi khi phạm vi thay đổi của Ki và mi

không phải trong khoảng {0,1} mà trong khoảng {0,10}. Phương pháp Delphi
là phương pháp hoàn thiện nhất hiện nay về mặt tiến hành hỏi ý kiến chuyên
gia. Phương pháp chuyên gia cho phép làm sáng tỏ ý kiến của các chuyên gia
trong điều kiện thiếu sự thảo luận trực tiếp. Tuy nhiên độ chính xác và tính
khách quan của ý kiến đã có sự phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của
các chuyên gia cũng như số lượng chuyên gia. Thông thường có thể đạt độ
chính xác khi có nhóm chuyên gia 10 - 12 người với 3 vòng đánh giá.
Kinh nghiệm áp dụng phương pháp chuyên gia cho thấy việc xử lý các
kết quả đánh giá được tiến hành bằng các phương pháp toán học khác nhau:
Phương pháp trội, phương pháp bậc, các phương pháp tương quan cặp và sắp
đặt tuần tự. Có sự trùng khớp các kết quả cao khi xử lý các số liệu của các lần
đánh giá bằng các phương pháp toán học. Kiểm tra, bổ sung về các số liệu của
đánh giá đã tiến hành khi xác định các trọng số cho thấy sự trùng hợp của các
kết quả theo phương pháp kiểm tra trội và bậc.
Phương pháp trội và bậc là hai phương pháp đơn giản nhất trong các
phương pháp chuyên gia đánh giá trọng số. Trọng số của các tính chất riêng
cũng có thể được xác định được bằng phương pháp tổng hợp bao gồm nguyên
tắc đánh giá chuyên gia và nguyên tắc chi phí. Trong các lĩnh vực khác nhau
có thể sử dụng hàng loạt các phương pháp cụ thể để đánh giá tổng hợp chất
lượng của các đối tượng. Các phương pháp này đã được kiểm tra và sử dụng
rất có hiệu quả. Tuy nhiên không có phương pháp nào có thể sử dụng trực tiếp
để đánh giá hiệu quả của các điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ. Mỗi phương
pháp trong những phương pháp nêu trên có hàng loạt các vấn đề không thể
giải quyết được và chưa rõ ràng để áp dụng cho đối tượng phức tạp như điều
kiện địa chất kỹ thuật mỏ.
43

2. Phương pháp giải tích (một hoặc hai biến)


Phương pháp giải tích được áp dụng có hiệu quả khi tối ưu các tham số
đơn lẻ của mỏ. Hàm một biến thường có dạng: f(x) = a.x+b/x+c → min.
Trong đó x là biến cần tìm. Hàm hai biến thường có dạng: f(S,n) = a.x+b/x+c
→ min. Trong đó x là biến cần tìm; a, b, c là các hệ số. Hàm hai biến thường
có dạng: f(S,n) = C1S + C2/nS + C3/S + C4n + C5/n+C6 → min. Trong đó: S
và n là biến cần tìm; C1, C2, C3, C4, C5 và C6 là các hệ số.
3. Phương pháp phương án
Phương pháp phương án được áp dụng để giải các bài toán đa phương
án. Tuy nhiên với các chuẩn tối ưu khác nhau (Chi phí quy đổi đơn vị nhỏ
nhất hoặc lợi nhuận lớn nhất), đáp án cũng có thể khác nhau.
4. Phương pháp mô hình toán - kinh tế
Phương pháp mô hình toán - kinh tế có ưu điểm là đánh giá định lượng
theo một chuẩn tối ưu: Giá thành thấp nhất, chi phí nhỏ nhất hay lợi nhuận
lớn nhất. Hàm mục tiêu trong trường hợp này được thể hiện:
F(X,Y) = C+EHK  min (1.8)
Trong đó: Y - Các điều kiện ban đầu của bài toán: Chiều dày, góc dốc
của vỉa than, tính chất cơ lý cua đất đá và than v.v…; X - Các tham số tối ưu
cần tìm: Phương án mở vỉa và chuẩn bị, công suất mỏ, chiều cao tầng, HTKT,
chiều dài khu khai thác, CNKT v.v…
Bài toán đặt ra trong trường hợp chung nhất là bái toán có n biến.Việc
giải bài toán này là một công việc hết sức khó khăn.
Nhờ có máy tính điện tử ta có thể chuyển việc giải giải bài toán có n
biến thành việc giả n bài toán, mỗi bài toán chỉ có một tham số cần tìm:
n
F(X,Y) =  F ( X , Y )  min.
m
i i (1.9)
44

Trong đó: Y = (y1, y2, … , yj, … ym) – Véc tơ các điều kiện ban đầu của
bài toán: j = 1, 2, 3,…, m.
X - Tập hợp các tham số cần tìm:
X = (x1, x2, … , xi, … xn)  Di (1.10)
n
i = 1, 2, 3,…, n;  F ( X , Y ) - Các thành phần của hàm mục tiêu.
m
i i

Rõ ràng bài toán tối ưu n biến được đưa về giải n bài toán tối ưu hàm
một biến: Các thành phần bất kỳ của véc tơ X làm cực tiểu hàm (1.9) với các
điều kiên biên (1.10) sẽ là các lời giải của bài toán:
n
Min  F ( X , Y ) ; Xi 
m
i i Di

Ký hiệu W là tập hợp tất cả các véc tơ có thể (Tập hợp khả thi các các
tam số sơ đồ công nghệ mỏ). Giả sử Vi là tập hợp các véc tơ X trong W mà
n
trong đó thành phần thứ nhất không làm cực tiểu hàm  F ( X ,Y )
m
i i trong tập

hợp Di . Hiển nhiên phương án cần tìm không thể nằm trong V i . Thực tế
phương án nào đó:
X* = (x*1, x*2, … , x*i, … x*n)  Vi
Fi(Y,X*i) ≠ Fi(Y,X0i)
Giá trị F(X,Y) trong đó X* = (x01, x*2, … , x*i, … x*n) sẽ nhỏ hơn
F(X*,Y).Do vậy phương án phương án tối ưu nằm giữa tập hợp Wi = W\V1.
Khi thu hẹp tập hợp các phương án , ta đã đi từ tạp hợp W sang tập hợp
Wi. Quá trình lặp lại liên tục, cuối cùng ta được tập hợp Wi =
W\V1\V1\V2,…,\ Vi\....Vn. Gồm véc tơ: X0 = (x01, x02, … , x0i, … x0n) là lời
giải của bài toán.Ta chứng minh véc tơ: X0 thỏa mãn hai điều kiện:
- Điều kiện cần; X0  D = [X];
- Điều kiện đủ:0 F(Y, X0) = min {F(Y,X)}.
45

Giả sử: 1 - Tập hợp các lời giải giai đoạn tối ưu thứ nhất;  2 - Tập hợp
các lời giải giai đoạn tối ưu thứ hai;  = 1   2 - Tập hợp các lời giải cần phải
lựa chon.
Nếu khi lựa chọn ta có tập hợp n thỏa mãn điều kiện:
F(Y,Z) < R’; Z  .

Hiển nhiên X0   2 . Ngược lại X0 (Tổ hợp không thỏa mãn điều kiện
ban đầu) hoặc là X0  (Giá trị của hàm mục tiêu sẽ nhỏ hơn R. Điều này
không thể xẩy ra vì lùi xa cực tiểu của hàm F. vì Vậy X0   2 . Do phạm vi
0
 2 xác định tập hợp D ={X} nên véc tơ X  D. Ta đã chứng minh được điều

kiện đủ của tính tối ưu.


Giá trị F(Y, X0) = min F(Y, X) là cực tiểu của hàm tại toàn tập hợp  .
Giả sử điều này không đúng thì giữa các điểm của tập hợp  không
nằm trong  2 ( \ 1 ) chí ít tìm được một điểm có F(Y, X*) < F(Y, X0). Giả
thiết này không thể có được vì các điểm của của vùng Q có F(Y, X) > R. Ta
đã chứng minh được điều kiện đủ của tính tối ưu.
1.3.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của hệ
thống khai thác vỉa dày trung bình, dốc đứng
Như đã trình bày, các HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng rất đa dạng
về hệ thống chuẩn bị. Do đó, việc nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của
HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng thường chỉ chuyên sâu cho một loại hình
CNKT. Các kết quả nghiên cứu đối với HTKT này thường khó có thể áp dụng
đối với một HTKT khác.
Ở trong nước, việc nghiên cứu tối ưu hóa thông số của HTKT vỉa dày
trung bình, dốc đứng đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu hoàn thiện
một số loại hình CNKT. Có thể tổng quan các công trình này như sau:
1) Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu khả năng phát triển công nghệ khai thác
các vỉa than độ dốc lớn theo hướng áp dụng các giàn chống (không phân
46

mảng, giàn chống có đế trượt, giá thủy lực di động) và phương pháp nổ mìn
trong lỗ khoan dài đường kính lớn” do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ chủ trì
thực hiện năm 2004, ThS. Trần Tuấn Ngạn chủ nhiệm đề tài [9]. Kết quả đề
tài tiến hành hoàn thiện các thông số của một số HTKT vỉa dày trung bình,
dốc đứng trong điều kiện vùng than Quảng Ninh, bao gồm:
* HTKT lò dọc vỉa phân tầng: Các thông số của sơ đồ HTKT bao gồm
chiều dài theo phương của cột khai thác, chiều cao phân tầng khai thác và
khoảng cách các dải lỗ khoan phá nổ phân tầng.
- Chiều dài theo phương của cột khai thác: phụ thuộc vào khả năng vận
tải, thông gió và thời gian duy tu bảo dưỡng đường lò. Đối với điều kiện vỉa
cho phép nâng cao chiều cao tầng, chiều dài theo phương của cột khai thác có
thể tới 600 ÷ 300 m đồng thời CGH khâu đào lò, khai thác, xúc bốc và vận
tải. Đối với điều kiện vỉa không cho phép nâng cao chiều cao phân tầng khai
thác, đào lò bằng thủ công, bán CGH khâu khai thác, xúc bốc, vận tải, chiều
dài theo phương của cột khai thác thông thường 100 ÷ 150 m.
- Chiều cao phân tầng khai thác: phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của
đá vách, đá trụ vỉa. Trường hợp vỉa dốc, đá vách và đá trụ yếu đất đá vách sập
đổ ngay trong quá trình khoan bắn tháo than ở các dải khấu gây khó khăn cho
công tác tháo than, chiều cao phân tầng khoảng 7 ÷ 8 m. Trường hợp đá vách,
đá trụ ổn định trở lên có thể nâng cao phân tầng khai thác 20 ÷ 30 m, phụ
thuộc vào khả năng khoan của thiết bị.
- Khoảng cách các dải lỗ khoan phá nổ phân tầng: phụ thuộc vào chiều
cao phân tầng khai thác, tính chất của than. Chiều cao phân tầng lớn khoảng
cách các dải lỗ khoan tăng lên. Chiều cao phân tầng 5 ÷ 8 m khoảng cách các
dải lỗ khoan giữa các chu kỳ phá nổ từ 1,0 ÷ 1,5 m. Đối với chiều cao phân
tầng lớn hơn khoảng cách này là: 1,5 ÷ 3,0 m.
47

* HTKT bằng giàn chống: Đề tài đã tiến hành hoàn thiện việc lựa chọn
kết cấu giàn chống; Quy trình lắp đặt, vận hành khai thác bằng giàn chống.
Đối với các thông số của HTKT, đề tài thống nhất lựa chọn theo kinh nghiệm
của Liên Xô (cũ).
Các kết quả của đề tài đã được áp dụng phổ biến và góp phần nâng cao
hiệu quả trong điều kiện sản xuất thực tế tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.
2) Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác chèn lò
phục vụ công tác điều khiển đá vách và bảo vệ các đối tượng công trình bề
mặt trong điều kiện các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh” do Viện Khoa học
Công nghệ Mỏ chủ trì thực hiện năm 2006, TS. Nguyễn Anh Tuấn chủ nhiệm
đề tài [12]. Trên cơ sở xây dựng được phương pháp xác định giá trị tải trọng
đất đá lên khối vật liệu chèn, đề tài đã xây dựng được phương pháp tính toán
tối ưu các thông số cơ bản của trụ bảo vệ nhân tạo từ vật liệu chèn lò trong sơ
đồ CNKT chèn lò kiểu Kakuchi, phương pháp chuẩn bị và bảo vệ các đường
lò trong quá trình khai thác.
3) Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chiều cao phân
tầng trong sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dốc tại các mỏ than Hầm lò Vùng
Quảng Ninh” do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ chủ trì thực hiện năm 2009,
TS. Nhữ Việt Tuấn chủ nhiệm đề tài [15]. Kết quả đề tài đã xây dựng phương
pháp tối ưu chiều cao phân tầng khai thác trong sơ đồ HTKT lò dọc vỉa phân
tầng, hạ trần than bằng khoan nổ mìn trong các lỗ khoan dài.
4) Đề tài cấp Bộ “Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng phát triển áp
dụng công nghệ cơ giới hóa vỉa dốc mỏng bằng giàn chống tự hành 2ANSH
tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh” do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ chủ
trì thực hiện năm 2009, TS. Nguyễn Anh Tuấn chủ nhiệm đề tài [13]. Trên cơ
sở phân tích trạng thái làm việc và phân bố áp lực lên tổ hợp giàn chống, kiểm
định và tính toán áp lực mỏ trên lý thuyết, đề tài đã xây dựng các thông số
48

hợp lý của sơ đồ HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH. Theo đó, hệ thống khai thác bao gồm hai thông số chính đó là chiều
dài gương khấu lò chợ (chiều dài theo phương của cột khai thác) và chiều dài
của cột khai thác (chiều dài theo hướng dốc của cột khai thác). Kết quả đã xác
định, chiều dài cột khấu phụ thuộc chủ yếu vào việc chia tầng khai thác (theo
Dự án quy hoạch mỏ). Chiều dài gương khấu phụ thuộc vào đặc điểm, tính
chất đá vách, đá trụ của vỉa trong khu vực áp dụng, tính chất của than, khả
năng kỹ thuật, thời gian chu kỳ sản xuất: đối với điều kiện mỏ Mạo Khê chiều
dài gương khấu lò chợ khoảng 60 m là phù hợp; đối với điều kiện mỏ Hồng
Thái chiều dài gương khấu lò chợ khoảng 40 m là phù hợp.
Tóm lại, đặc điểm chung của các đề tài nói trên là đều tiến hành tối ưu
hóa các thông số của HTKT theo phương pháp phương án, hoặc lựa chọn dựa
trên kinh nghiệm thực tiễn. Ưu điểm của các phương pháp này là đơn giản, dễ
phân tích lựa chọn, tiếp cận với điều kiện thực tế. Tuy nhiên, các phương
pháp nói trên thường chỉ áp dụng với một số bài toán cụ thể, khó có khả năng
khái quát kết quả để sử dụng cho nhiều điều kiện dự liệu đầu vào, đồng thời
kết quả xác định thường chưa thể khẳng định là tối ưu. Cho đến nay, chưa có
công trình nào đi tìm lời giải cho bài toán tối ưu hóa các thông số của hệ
thống khai thác vỉa dày trung bình, dốc đứng, bằng các phương pháp giải tích
và/hoặc phương pháp mô hình toán - kinh tế.
1.4. Kết luận chương 1
Luận án đã tổng quan các HTKT vỉa than dày trung bình, dốc đứng ở
trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy, trên thế giới, các HTKT vỉa than dày
trung bình, dốc đứng đã được nghiên cứu phát triển rất đa dạng,đa phần có
mức độ CGH tương đối cao, đòi hỏi trình độ vận hành, cùng với đó là điều
kiện áp dụng tương đối khắt khe, ít phù hợp với điều kiện địa chất phức tạp
vùng Quảng Ninh.Ở trong nước, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài
49

đã tiến hành thử nghiệm nhiều HTKT khác nhau, tuy nhiên kết quả đạt được
còn hạn chế. Phổ biến hiện nay là các HTKT dạng buồng; HTKT lò dọc vỉa
phân tầng,có hiệu quả chưa cao, sản lượng và NSLĐ thấp, chi phí khai thác
lớn và đặc biệt là tỷ lệ tổn thất cao (30 ÷ 40%). Một số HTKT tiên tiến áp
dụng gần đây như: CNKT CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH, CNKT lò
chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY đã bước đầu khẳng định
tính ưu việt hơn hẳn các CNKT thủ công trong cùng điều kiện, qua đó mở ra
triển vọng mở rộng áp dụng, nhằm đổi mới CNKT vỉa dày trung bình, dốc
đứng trong nước. Tuy nhiên, quá trình đưa vào áp dụng chưa lâu, cần tiến
hành theo dõi, đánh giá, đồng thời tối ưu hóa các thông số của HTKT nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng công nghệ.
Tổng quan các nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của hệ thống khai
thác vỉa dày trung bình, dốc đứng cho thấy, khoa học mỏ trên thế giới từ lâu
đã chú trọng đến vấn đề nghiên cứu tối ưu các tham số công nghệ nhằm nâng
cao hiệu quả khai thác hầm lò. Ở trong nước, một số công trình nghiên cứu đã
đề cập và hoàn thiện các thông số của HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng
cho một vài loại hình CNKT. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các kết quả
nghiên cứu nói trên là đều tiến hành tối ưu hóa các thông số của CNKT theo
phương pháp phương án, hoặc lựa chọn dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. Do
đó, phương pháp luận hoặc kết quả nghiên cứu thường chỉ áp dụng được với
một số trường hợp cụ thể, khó có khả năng khái quát để sử dụng cho bài toán
công nghệ khác, hoặc điều kiện khác. Cho đến nay, chưa có công trình nào đi
tìm lời giải cho bài toán tối ưu hóa các thông số của hệ thống khai thác vỉa
dày trung bình, dốc đứng, bằng các phương pháp giải tích và/hoặc phương
pháp mô hình toán - kinh tế.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, luận án xác định mục tiêu và nội dung
nghiên cứu gồm:
50

- Nghiên cứu lựa chọn CNKT phù hợp điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ
các vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí - Quảng Ninh;
- Xây dựng phương pháp tối ưu hóa các thông số của HTKT theo công
nghệ được lựa chọn.
51

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG KHAI THÁC VÀ
CÔNG NGHỆ KHAI THÁC HỢP LÝ CHO CÁC VỈA THAN DÀY
TRUNG BÌNH, DỐC ĐỨNG VÙNG UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
2.1. Đánh giá đặc điểm địa chất - kỹ thuật mỏ và tổng hợp trữ lượng các
vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí
2.1.1. Đặc điểm địa tầng
Đặc điểm chung của địa tầng trầm tích chứa than vùng Uông Bí, Quảng
Ninh gồm nhiều biến thể bởi các kiểu kiến trúc đặc biệt như dạng ẩn tinh, lấp
đầy, cơ sở, biến tinh. Thành phần đá gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết,
sét kết, sét kết than và than. Xi măng gắn kết chủ yếu là thành phần silic,
cacbonat và sét nên khả năng bền vững trong cùng một loại đá cũng có những
đặc điểm khác nhau. Với tính chất như vậy nên tính chất cơ lý của đá cũng
biến đổi mạnh ngay trong cùng một lớp, phân lớp trầm tích.Cấu tạo địa chất
các vỉa than dày trung bình, dốc đứng khu vực Uông Bí gồm hai nhóm chính:
- Nhóm thứ nhất tập trung tại khoáng sàng Mạo Khê, nằm giữa hai đứt
gãy kiến tạo lớn là đứt gãy 18 và Trung Lương, gồm các vỉa phẳng ít uốn
lượn thuộc loại cấu tạo đơn giản, biến động vỉa nhỏ.Địa tầng trầm tích hạt thô
như cuội sạn kết, cát kết, thuộc loại bền chắc, nứt nẻ vừa đến mạnh.
- Nhóm thứ hai tập trung tại các mỏ Vàng Danh, Nam Mẫu, phân bố về
phía Bắc của đứt gãy Trung Lương, gồm các vỉa than có cấu tạo phức tạp, bị
vò nhàu, uốn lượn mạnh. Mức độ biến động vỉa thuộc loại lớn, có nhiều nếp
lồi, nếp lõm nhỏ, do vậy sẽ kéo theo sự phức tạp của địa tầng trầm tích. Địa
tầng trầm tích hạt vụn mịn chiếm chủ yếu, các tập đá yếu nằm trực tiếp trên
vách, trụ vỉa có chiều dày lớn, các tập đá hạt thô như cát kết, sạn kết với chiều
dày không lớn và thường cấu tạo xen kẹp các lớp hạt mịn, nứt nẻ mạnh.
* Đặc điểm vách, trụ vỉa:
52

Trầm tích chứa than vùng Uông Bí, Quảng Ninh nhìn chung mang tính
trầm tích nhịp điển hình, do đó đá vách, đá trụ của các vỉa than thường thuộc loại
mềm yếu, kém ổn định trong công tác khai thác hầm lò.Nằm sát vỉa than thường
là các tập sét kết than, sét kết màu xám đen, xám, mềm bở với phân lớp rất mỏng
từ 2  12 cm và trong đá kẹp nhiều chỉ than thuộc loại than cám, vun rời. Đá bị
nứt nẻ mạnh, mặt phân lớp nhẵn, trơn, láng bóng, khi gặp nước thường trương
nở, nhão, dễ tách chẻ, sập lở, trượt tiếp xúc khi đào lò hoặc khai thác. Chiều dày
của tập đá yếu, kém bền vững này thường từ 0,3  5,0 m.Nằm kế tiếp tập đá yếu,
kém ổn định là tập bột kết màu xám đen, xám, phân lớp mỏng từ 8  25 cm, nứt
nẻ mạnh. Mặt phân lớp phẳng, nhẵn nhưng khó tách chẻ và đá thuộc loại rắn
chắc hơn. Chiều dày của tập bột kết thường từ 6,0  25,0 m. Đây là tập đá
thường bị dịch chuyển, biến dạng trong quá trình khai thác, theo kiểu kéo theo
do sập lở của tập đá yếu phân bố ở sát vách và trụ vỉa than.
Tiếp theo là tập đá trầm tích hạt thô như cát kết, sạn kết, cuội kết phân
lớp dày từ 18  25 cm, đá rắn chắc, bền vững, nứt nẻ trung bình đến mạnh.
Mặt phân lớp phẳng khó tách chẻ, sập lở. Đây là tập đá khá ổn định khi khai
thác than. Chiều dày của tập này thường từ 20  60 m.
2.1.2. Đặc điểm địa chất công trình
Đặc trưng tính chất cơ lý đá cũng như việc đánh giá chất lượng của
khối đá các khu vực vỉa dày trung bình, dốc đứng nói riêng và các khoáng
sàng chứa than nói chung được nghiên cứu liên tục trong các giai đoạn điều
tra khảo sát và khai thác mỏ. Tuy cùng một loại đá, nhưng các đặc trưng tính
chất, trạng thái cũng rất khác nhau, mức độ biến thiên lớn, nên trong quá trình
tổng hợp tài liệu chuyên đề đã lựa chọn những nét đặc trưng bằng phương
pháp xác suất thống kê. Công tác thu thập tài liệu tính chất cơ lý đá được dựa
vào các kết quả thí nghiệm mẫu chuẩn trong phong thí nghiệm của các loại đá
trầm tích, được trình bày chi tiết trong bảng 2.1.
53

Bảng 2.1.Tính chất cơ lý đá các khu vực vỉa dày trung bình, dốc đứng
vùng Uông Bí - Quảng Ninh
Độ bền Mô đun Lực kết Góc Dung
Tên Độ bền
TT Loại đá kéo, đàn hồi, dính, nội ma trọng,
mỏ nén, MPa
MPa GPa MPa sát, độ g/cm3
70164 7,514 5,911,4 2,42,6
Sạn kết - -
153,9 12,6 9,6 2,59
99,6125,9 8,710,5 10,718,9 2,552,59
Cát kết - -
Mạo 114,2 11,1 2,57
1
Khê 38,1100 3,510 10,212 3,18,5 2934 2,552,62
Bột kết
85 5,8 10,6 5,9 32 2,60
1121,5 1,83,5 0,080,47 2,16,5 1635 2,512,69
Sét kết
17,1 2,9 0,218 4,2 24 2,61
61,3117 2,522,68
Cát kết - - - -
102 2,65
Nam 3076 2,52,71
2 Bột kết - - - -
Mẫu 65 2,68
6,528 2,52,71
Sét kết - - - -
21 2,6
58,995 5,89,2 2,612,75
Cát kết - - -
81,3 7,7 2,71
Vàng 32,955 4,67,1 2,632,75
3 Bột kết - - -
Danh 43,7 6,2 2,73
1027 1,83,1 2,612,73
Sét kết - - -
20 2,3 2,71
5091 4,89,7 2,42,85
Cát kết - - -
108 6,7 2,53
Hồng 2951 4,36,7 2,532,65
4 Bột kết - - -
Thái 41 5,9 2,7
825 1,52,8 2,472,69
Sét kết - - -
16 2,1 2,52
54

2.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn


Các mỏ hầm lò vùng Uông Bí, Quảng Ninh chủ yếu nằm ở vùng đồi
núi thấp, hiện nay một số khu vực khai thác hầm lò đã nằm dưới mức thông
thủy, độ sâu khai thác dưới 250m. Đặc điểm địa chất thủy văn chính của vùng
Uông Bí, Quảng Ninh là nước trong trầm tích chứa than có liên quan chặt chẽ
với nước mặt và thay đổi theo mùa: về mùa mưa, lưu lượng nước trong lò lớn
gấp 15  30 lần so với mùa khô và đạt tới 5000  6000 m3/giờ. Lưu lượng
nước lớn vào mùa mưa gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho công tác khai thác,
sản lượng lò chợ cũng như tốc độ đào lò chuẩn bị trong thời kỳ này giảm
xuống đáng kể.
Bên cạnh đó, nhiều khu vực khai thác hầm lò nằm dưới ao hồ, sông
suối, moong lộ thiên chứa nước, và khu vực lò cũ không được cập nhật.
Trong quá trình khai thác, đã có một số mỏ bị ngập nước như Mạo Khê, Vàng
Danh thậm chí một số nơi cũng đã xảy ra bục nước trong hầm lò, gây thiệt hại
lớn về người và tài sản.
Một số vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí, Quảng Ninh
như các vỉa thuộc mỏ Mạo Khê thuộc loại than cám bóp, có đặc tính khi gặp
nước thì trương nở, bùn hóa, giảm độ bền.
2.1.4. Đặc điểm khí mỏ, cháy nội sinh
Trầm tích chứa than vùng Uông Bí, Quảng Ninh có chứa các loại khí
chủ yếu là N2, CO2, H2, CH4 và một số khí khác tỷ lệ không đáng kể. Trong
đó, các khí CO2, H2, CH4 có mặt ở hầu hết các các vỉa và đá bao quanh.
Kết quả khảo sát, xác định độ thoát khí tương đối, xếp loại một số mỏ
hầm lò đặc trưng theo cấp khí của Bộ Công thương năm 2016 cho thấy, hầu
hết các mỏ vùng Uông Bí được xếp loại I về khí Mêtan (Vàng Danh, Nam
Mẫu, Hồng Thái), riêng mỏ Mạo Khê được xếp vào loại siêu hạng.
55

Hiện nay trong khai thác các mỏ than vùng Uông Bí, Quảng Ninh đã
xuất hiện hiện tượng cháy nội sinh. Qua nghiên cứu, phân tích, nguyên nhân
xảy ra cháy là do cháy nội sinh, do vỉa than có tính chất tự cháy. Các vỉa than
có tính tự cháy đã được phát hiện là: vỉa 24 khu Tràng Khê, Công ty than
Hồng Thái; vỉa 5 mỏ than Hồ Thiên - Khe Chuối, Công ty than 91, Tổng
Công ty Đông Bắc.
2.1.5. Tổng hợp trữ lượng các vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng
Uông Bí
Luận án đã tiến hành đánh giá tổng hợp trữ lượng các vỉa than dày
trung bình, dốc đứng tại 5 Công ty than hầm lò vùng Uông Bí, bao gồm Mạo
Khê, Hồng Thái, Uông Bí, Nam Mẫu và Vàng Danh (xem bảng 2.2). Kết quả
nghiên cứu tỉ mỉ tại các khu vực này sẽ là định hướng chung cho toàn bộ các
khoáng sàng than còn lại tại vùng Uông Bí.
Bảng 2.2. Tổng hợp trữ lượng các vỉa than dày trung bình, dốc đứng
vùng Uông Bí
Chiều dày (m) Tổng cộng Tỷ lệ
TT Tên mỏ
1,21÷2,2m 2,21÷3,5m (1000T) %
1 Mạo Khê 14.990,5 28.624,3 43.614,7 79,8%
2 Nam Mẫu 1.932,9 3.455,8 5.388,7 9,9%
3 Uông Bí 0,0 1.728,2 1.728,2 3,2%
4 Vàng Danh 168,6 3.327,4 3.496,1 6,4%
5 Hồng Thái 143,4 272,0 415,4 0,8%
Tổng cộng 17.235,4 37.407,7 54.643,1 100%

Kết quả đánh giá cho thấy, trong tổng số 656,3 triệu tấn trữ lượng địa
chất được xem xét, trữ lượng các vỉa than dày trung bình, dốc đứng chiếm
54,6 triệu tấn (chiếm 8,3%). Trong đó, tập trung chủ yếu tại mỏ Mạo Khê
(khoảng 43,6 triệu tấn, chiếm 79,8%), tiếp đó là Nam Mẫu (5,4 triệu tấn,
56

chiếm 9,9%), Vàng Danh (3,5 triệu tấn, chiếm 6,4%), Uông Bí (1,7 triệu tấn,
chiếm 3,2%) và Hồng Thái (0,41 triệu tấn, chiếm 0,76%). Các công ty than
Uông Bí, Hồng Thái có điều kiện vỉa than chủ yếu là dốc nghiêng (góc dốc
vỉa đến 55º). Biểu đồ phân bố trữ lượng vỉa than dày trung bình, dốc đứng
vùng Uông Bí theo các mỏ xem hình 2.1.

Hình 2.1. Phân bố trữ lượng vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng
Uông Bí theo các mỏ

Hình 2.2. Phân bố trữ lượng vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng
Uông Bí theo miền chiều dày vỉa
Đánh giá chi tiết trữ lượng các vỉa dày trung bình, dốc đứng vùng Uông
Bí và tại từng mỏ theo các miền chiều dày từ 1,21÷2,2 m và từ 2,21 ÷ 3,5 m
cho thấy,trữ lượng nằm trong miền chiều dày từ 1,21 ÷ 2,2 m khoảng 17,2
triệu tấn (chiếm 31,5%), trữ lượng nằm trong miền chiều dày từ 2,21 ÷ 3,5 m
57

khoảng 37,4 triệu tấn (chiếm 68,5%). Như vậy, trữ lượng tập trung chủ yếu
trong miền chiều dày từ 2,21 ÷ 3,5 m (xem hình 2.2.).
2.2. Nghiên cứu xây dựng điều kiện áp dụng các HTKT và CNKT cho các
vỉa dày trung bình, dốc đứng
Để làm cơ sở lựa chọn CNKT phù hợp điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ
các khu vực vỉa dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí - Quảng Ninh, luận
án tiến hành xây dựng điều kiện áp dụng từng loại hình CNKT. Trên cơ sở
tổng quan tình hình áp dụng các CNKT vỉa dày trung bình, dốc đứng ở trong
và ngoài nước, luận án đã xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa
chọn CNKT hợp lý, từ đó xây dựng điều kiện áp dụng một số loại hình CNKT
vỉa dày trung bình, dốc đứng phổ biến vùng Quảng Ninh.Cụ thể như sau:
2.2.1. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn CNKT hợp lý
Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn CNKT hợp lý nói
chung, CNKT vỉa dày trung bình, dốc đứng nói riêng, bao gồm: yếu tố sản
trạng vỉa, tính chất của đá vách và trụ vỉa, mức độ phá huỷ kiến tạo, hệ số nở
rời của đất đá, hệ số bền vững của vỉa than, v.v…
1. Yếu tố sản trạng vỉa
a. Chiều dày vỉa và mức độ biến động chiều dày vỉa:

Yếu tố chiều dày vỉa và mức độ biến động chiều dày vỉa có một ý nghĩa
quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ khai thác. Mỗi một công nghệ chỉ
áp dụng phù hợp với một miền chiều dày nhất định. Việc lựa chọn công nghệ
phù hợp với chiều dày vỉa sẽ làm tăng tính hiệu quả về an toàn khai thác cũng
như nâng cao được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
Mức độ biến động của chiều dày vỉa đặc trưng bởi hệ số biến đổi chiều
dày vỉa (Vm) theo các công trình thăm dò và cập nhật thực tế sản xuất.Kinh
nghiệm khai thác thực tiễn phân ra làm ba mức độ biến động chiều dày vỉa:
Vm< 15%: Đơn giản, ít biến động (ổn định);Vm = 15 ÷ 35%: Tương đối phức
tạp (ổn định trung bình); Vm> 35%: Biến động lớn (không ổn định).
58

b. Góc dốc vỉa và mức độ biến động góc dốc vỉa:


Cũng như yếu tố chiều dày và mức độ biến động chiều dày vỉa, góc dốc
vỉa và mức độ biến động góc dốc vỉa quyết định loại hình công nghệ áp dụng
phù hợp. Mức độ biến động góc dốc vỉa đặc trưng bởi hệ số biến đổi góc dốc
vỉa (V) theo các công trình thăm dò và cập nhật thực tế sản xuất.
Căn cứ các giá trị của V xác định vỉa thuộc loại ổn định, tương đối ổn
định và không ổn định: V< 15%: Ổn định; V = 15 ÷ 35%: Tương đối ổn
định; V> 35%: Không ổn định.
2. Yếu tố cấu tạo vỉa
Cấu tạo vỉa được đặc trưng bởi hệ số % giữa tổng chiều dày các lớp đá
kẹp so với tổng chiều dày vỉa than tính cả kẹp (hệ số k1). Nhìn chung, cấu tạo
vỉa đơn giản, ít đá kẹp thuận lợi cho công tác khấu than tại gương, cũng như
thu hồi than (trong các CNKT buồng - thượng, lò dọc vỉa phân tầng). Nếu vỉa
có lớp kẹp lớn, hoặc nhiều lớp kẹp, việc khấu than, thu hồi than trở nên phức
tạp hơn. Đồng thời, trong quá trình thu hồi than, lượng đá lớn sẽ chắn ở cửa
tháo, gây ách tắc và làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi than.
3. Tính chất cơ lý của đá vách và trụ vỉa
Tính chất cơ lý của đá vách và trụ vỉa đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định và tính toán các thông số cơ bản của sơ đồ công nghệ khai thác, quyết
định phương pháp chống giữ trong quá trình khấu than và phương pháp điều
khiển đá vách. Các chỉ tiêu cơ lý cơ bản ảnh hưởng đến tính toán và xác định các
thông số công nghệ, như: Trọng lượng thể tích đất đá, hệ số nở rời, độ cứng, độ
bền nén và bền kéo, tính chất sập đổ của nham thạch vách vỉa, độ kháng lún của
nham thạch vách, trụ vỉa, độ ổn định và diện tích lộ trần sau khi khấu, v.v…
4. Hệ số kiên cố của than
Hệ số kiên cố của than ảnh hưởng đến cả công tác nổ mìn khấu gương
và thu hồi than. Đối với than mềm, lượng thuốc nạp nổ ít, phần than tự sập
59

nhiều. Thể tích than cần phá nổ trong buồng ít, có khả năng tăng chiều cao
phân tầng khai thác, từ đó số lượng các lò thượng khai thác giảm. Ngược lại,
than cứng, công tác nổ mìn khai thác khó khăn, phải nổ mìn nhiều, tăng chi
phí thuốc và kíp nổ, thậm chí tăng số lượng các lò thượng khai thác (do khả
năng khoan nổ mìn hạn chế).
5. Mức độ phá huỷ kiến tạo vỉa than
Các phá huỷ kiến tạo ảnh hưởng rất lớn tới việc chuẩn bị khu vực khai
thác, cũng như công tác khai thác. Mặt khác, biên độ dịch chuyển của các đứt
gãy kiến tạo cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả áp dụng của công nghệ.
Phương pháp đánh giá mức độ phá huỷ kiến tạo được biểu thị bằng hai hệ số
mà chúng sẽ đặc trưng cho số lượng, chiều dài và biên độ của phay phá, đó là
hệ số biểu thị tổng chiều dài các phay phá trên một đơn vị diện tích và hệ số
biểu thị số lượng phay phá gặp trên một đơn vị chiều dài đường lò.
2.2.2. Xây dựng điều kiện áp dụng các loại hình CNKT vỉa dày trung bình,
dốc đứng
Trên cơ sở tổng quan tình hình áp dụng CNKT vỉa dày, trung bình dốc
đứng, đối chiếu với các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn CNKT
hợp lý, có thể xây dựng điều kiện áp dụng các loại hình CNKT vỉa dày trung
bình, dốc đứng, cụ thể như sau:
1. Điều kiện áp dụng các HTKT dạng buồng
Đối với các HTKT buồng - thượng và buồng - thượng chéo, có thể áp
dụng trong điều kiện các vỉa than có mức độ biến động chiều dày vỉa thuộc
loại ổn định đến không ổn định; góc dốc vỉa ≥ 45º và độ biến động góc dốc
vỉa thuộc loại ổn định đến đến không ổn định. Tuy nhiên, góc dốc vỉa càng
cao thì tỷ lệ thu hồi than càng lớn.Các HTKT buồng - thượng và buồng -
thượng chéo có thể áp dụng với vỉa có tính chất đá vách và đá trụ bất kỳ. Tuy
nhiên, đá vách thuộc loại dễ sập đổ sẽ làm giảm khả năng thu hồi than; còn
60

khi đá vách vỉa thuộc loại bền vững, khó sập đổ, đá vách không những tạo áp
lực lớn lên buồng khấu mà còn gây ảnh hưởng đến khai thác phân tầng tiếp
theo, làm cho các đường lò chuẩn bị bị biến dạng, gây khó khăn cho công tác
khai thác.Về mức độ phá huỷ kiến tạo vỉa than, các HTKT buồng - thượng và
buồng - thượng chéo có thể áp dụng trong trường hợp khu vực có phay phá
bất kỳ. Do các lò thượng đào gần nhau, việc thăm dò cấu tạo vỉa cho khu vực
khai thác là rất cụ thể, nên có thể phát hiện phay phá và dễ dàng khắc phục
bằng cách chuyển gương khai thác sang vị trí mới ngoài vùng ảnh hưởng của
phá huỷ kiến tạo. Điều kiện áp dụng các HTKT dạng buồng xem bảng 2.3.
Bảng 2.3. Điều kiện áp dụng các HTKT dạng buồng
Điều kiện áp dụng
TT Thông số
Buồng - thượng Buồng - thượng chéo
< 6,0m, ổn định đến không
1 Chiều dày vỉa < 6,0m, ổn định đến không ổn định
ổn định
≥ 45º, ổn định đến không ổn
2 Góc dốc vỉa ≥ 45º, ổn định đến không ổn định
định
3 Cấu tạo vỉa Từ đơn giản đến phức tạp
4 Đá vách vỉa Đá vách trực tiếp bất kỳ Đá vách trực tiếp bất kỳ
5 Đá trụ vỉa Đá trụ trực tiếp bất kỳ Đá trụ trực tiếp bất kỳ
Tính chất cơ học
6 Than có độ cứng bất kỳ Than có độ cứng bất kỳ
của than
Mức độ phá hủy Có thể áp dụng ở các khu vực có nhiều phay phá đứt gẫy,tuy nhiên
7
kiến tạo sẽ làmgiảm hiệu quả khai thác.
Ghi chú(ưu tiên Áp dụng để khai thác tận thu Áp dụng để khai thác tận thu các
8
áp dụng) các khu vực nhỏ lẻ khu vực có trữ lượng lớn

2. Điều kiện áp dụng HTKT lò dọc vỉa phân tầng


HTKT lò DVPT áp dụng trong trường hợp vỉa có góc dốc > 45º và độ
biến động góc dốc vỉa thuộc loại ổn định đến đến không ổn định. Tuy nhiên,
góc dốc vỉa càng cao thì tỷ lệ thu hồi than hạ trần càng lớn. HTKT lò DVPT
61

có thể áp dụng trong trường hợp vỉa có tính chất đá vách và đá trụ bất kỳ.
Trong trường hợp khi góc dốc vỉa nhỏ và đá vách thuộc loại dễ sập đổ sẽ làm
giảm khả năng thu hồi than hạ trần, còn khi đá vách vỉa thuộc loại bền vững,
khó sập đổ, đá vách không những tạo áp lực lớn lên lò chợ mà còn gây ảnh
hưởng đến khai thác phân tầng tiếp theo làm cho các đường lò chuẩn bị bị
biến dạng (nén bẹp) gây khó khăn cho công tác khai thác. Đối với mức độ phá
hủy kiến tạo, HTKT lò DVPT có thể áp dụng trong trường hợp có phay phá
bất kỳ. Do các lò dọc vỉa phân tầng đào gần nhau, việc thăm dò cấu tạo vỉa tại
các phân tầng là rất cụ thể, nên có thể phát hiện phay phá và dễ dàng khắc
phục bằng cách chuyển diện khai thác lò chợ sang vị trí mới ngoài vùng ảnh
hưởng của phá huỷ kiến tạo. Tổng hợp điều kiện áp dụng HTKTlò dọc vỉa
phân tầng xem bảng 2.4.
Bảng 2.4. Điều kiện áp dụng HTKTlò dọc vỉa phân tầng
TT Thông số Điều kiện áp dụng
1 Chiều dày vỉa < 6,0 m, ổn định đến ổn định trung bình
2 Góc dốc vỉa ≥ 450, ổn định đến ổn định trung bình
3 Cấu tạo vỉa Từ đơn giản đến phức tạp
4 Đá vách vỉa Đá vách trực tiếp bất kỳ
5 Đá trụ vỉa Đá trụ trực tiếp bất kỳ
Tính chất cơ
6 Than có độ cứng bất kỳ
học của than
Mức độ phá hủy Có thể áp dụng ở các khu vực có nhiều phay phá đứt gẫy,
7
kiến tạo tuy nhiên sẽ làmgiảm hiệu quả khai thác.
Vật liệu chống Giá thủy lực di động loại XDY-1T2/LY của Trung Quốc
8
giữ gương khấu hoặc của Việt Nam sản xuất
3. Điều kiện áp dụng HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử
dụng tổ hợp 2ANSH
HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH áp
dụng trong trường hợp vỉa có chiều dày từ 1,2 ÷ 2,2 m,góc dốc > 40º; vỉa
62

than thuộc loại ổn định về biến động chiều dày và góc dốc.Cấu tạo vỉa đòi
hỏi đơn gian để có thể khấu than bằng máy bào, trường hợp vỉa than có cấu
tạo phức tạp, trong vỉa có lớp kẹp cứng (f> 3) không những làm hao mòn
thiết bị, đôi khi cần phá vỡ bằng khoan nổ mìn thủ công gây ách tắc sản
xuất. Khu vực áp dụng công nghệ thuận lợi khi đá vách ổn định từ trung
bình trở lên. Trong trường hợp đá vách rất dễ sập đổ, gây tụt nóc sẽ phải
mất công xử lý, đồng thời giàn chống mất áp gây khó khăn cho công tác di
chuyển. Khu vực áp dụng công nghệ đòi hỏi hạn chế tối đa vấn đề nước
ngầm chảy vào gương than gây khó khăn cho quá trình khấu và tải than.
Tổng hợp điều kiện áp dụng HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử
dụng tổ hợp 2ANSH xem bảng 2.5.
Bảng 2.5. Điều kiện áp dụng HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử
dụng tổ hợp 2ANSH
TT Thông số Điều kiện áp dụng
1 Chiều dày vỉa 1,2  2,2 m
2 Góc dốc vỉa 40  90°
3 Cấu tạo vỉa Đơn giản. Vỉa ít, hoặc không có đá kẹp
4 Đá kẹp và than có chỉ tiêu độ cứng f<3
5 Đá vách trực tiếp Sét kết, bột kết có độ ổn định từ TB trở lên
6 Đá vách cơ bản Nhẹ đến trung bình
7 Đá trụ trực tiếp của vỉa Bền vững trung bình trở lên
8 Mức độ phay phá Phay phá nhỏ hoặc không có phay phá
Khu vực khai thác không hoặc ít bị ảnh
9 Điều kiện địa chất thủy văn
hưởng của nước mặt cũng như nước ngầm
4. Điều kiện áp dụng HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên
chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY
Qua kinh nghiệm khai thác sử dụng giàn chống của nước ngoài và tổng
hợp kinh nghiệm khai thác sử dụng giàn chống mềm loại ZRY20/30L trong
63

thực tế tại vỉa 9b khu Tràng Khê II Công ty than Hồng thái, phân tích các yếu
tố ảnh hưởng của điều kiện địa chất mỏ cho thấy:
* Yếu tố chiều dày và góc dốc vỉa: Theo đặc tính kỹ thuật của giàn
chống ZRY, có các phạm vi từ 1,6 ÷ 4,5 m. Trường hợp, vỉa có chiều dày lớn
hơn giới hạn trên, lò chợ sẽ phải khấu bỏ trụ hoặc vách vỉa dễ gây nên các
hiện tượng trượt nền hoặc lở gương rỗng nóc làm hạn chế đến công tác khai
thác lò chợ. Vỉa hẹp hơn giới hạn làm việc, lò chợ phải khấu một phần đá
vách hoặc đá trụ vỉa sẽ làm giảm chất lượng than. Độ biến động chiều dày vỉa
cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của giàn chống, công tác
điều khiển giàn. Vỉa có độ biến động góc dốc lớn, rất dễ làm vặn giàn chống
dẫn đến khả năng chịu tải của giàn chống giảm đi và khó điều khiển giàn
trong quá trình khai thác. Qua phân tích, điều kiện chiều dày và góc dốc vỉa
các khu vực áp dụng giàn chống là: Chiều dày vỉa từ 2,0 ÷ 3,0 m, góc dốc vỉa
tốt nhất từ 45 ÷75º. Vỉa tương đối ổn định về chiều dày và góc dốc.
* Điều kiện của đá vách, đá trụ vỉa: ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
khai thác và điều khiển giàn chống giữ lò chợ. Đá vách, trụ vỉa cứng tạo điều
kiện tốt cho công tác khấu gương lò chợ. Tuy nhiên, đá vách không sập đổ, tải
trọng lên giàn ít công tác điều khiển giàn khó khăn thậm chí dễ gây nên hiện
tượng trôi trượt giàn chống. Đá vách đá trụ mềm yếu, dễ bị tụt lở, trượt nền
gây khó khăn cho công tác điều khiển giàn. Qua thực tế khai thác cho thấy,
điều kiện đá vách trực tiếp là sét hoặc bột kết có độ ổn định trung bình, đá trụ
trực tiếp là sét hoặc bột kết thuộc loại bền vững trung bình đến bền vững.
* Cấu tạo vỉa và tính chất bền vững của than: Vỉa có cấu tạo phức tạp,
nhiều đá kẹp, các lớp đá kẹp dày và cứng gây khó khăn trong quá trình khoan
nổ mìn khấu gương. Than trong vỉa có độ cứng bất kỳ, tuy nhiên than gương
mềm, ngậm nước cũng gây nhiều khó khăn cho công tác khấu chống cũng
như công tác vận tải.
64

* Yếu tố kiến tạo: Kiến tạo vỉa phức tạp, có nhiều phay phá đứt gãy làm
giảm độ ổn định của đá vách và tính chất bền vững của than trong vỉa. Mặt
khác ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ ổn định của tuyến gương khai thác. Khu
vực có nhiều phay phá phức tạp khó khăn cho khai thác lò chợ. Lò chợ bị chia
cắt phải tháo lắp nhiều ảnh hưởng đến năng suất, công suất lò chợ.
Tổng hợp điều kiện áp dụng công nghệ sử dụng giàn chống mềm loại
ZRY xem bảng 2.6.
Bảng 2.6. Điều kiện áp dụng HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY
TT Một số yếu tố Thông số - Điều kiện

1 Chiều dày vỉa (m) 1,6 2,5; 2,0 ÷ 3,0; 2,5 ÷ 3,5; 3,5 ÷ 4,5
2 Góc dốc vỉa (độ) >45º, tương đối ổn định
3 Cấu tạo vỉa Đơn giản, vỉa ít, hoặc không có đá kẹp
4 Độ cứng của than Than có độ cứng bất kỳ
5 Đá vách trực tiếp Sét kết, bột kết có độ ổn định từ TB trở lên
6 Đá trụ trực tiếp của vỉa Tập sét kết và bột kết, bền vững trung bình
7 Mức độ phay phá Phay phá nhỏ hoặc không có phay phá
Điều kiện địa chất thủy Khu vực khai thác không hoặc ít bị ảnh
8
văn hưởng của nước mặt cũng như nước ngầm

2.3. Phân tích, đánh giá lựa chọn HTKT và CNKT phù hợp cho các vỉa
dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí
Trên cơ sở đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ các vỉa
than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí, kết hợp xem xét điều kiện áp
dụng các loại hình HTKT và kết quả áp dụng công nghệ trong điều kiện thực
tế thời gian qua, luận án tiến hành phân tích, so sánh ưu nhược điểm của các
loại hình HTKT, xem bảng 2.7.
65

Bảng 2.7. Phân tích, so sánh ưu nhược điểm của các HTKT cho điều kiện vỉa dày trung bình, dốc đứng
Tiêu chí Các công nghệ khai thác
TT
so sánh Lò dọc vỉa phân tầng Các CNKT dạng buồng CNKT lò chợ 2ANSH Giàn mềm kiểu ZRY
Vỉa có chiều dày < 6,0 m,ổn định Vỉa có chiều dày < 6,0 m,ổn định đến Vỉa có chiều dày 1,2 ÷ 2,2m, dốc Vỉa có chiều dày 1,6 ÷
Điều kiện đến ổn định trung bình, góc dốc > không ổn định, góc dốc > 45º, đá vách >45o, ổn định về chiều dày và góc 4,5m, dốc >45o, tương
1
áp dụng 45º, đá vách trụ bất kỳ trụ bất kỳ dốc, đá vách trụ ổn định TB trở lên đối ổn định về chiều dày
và góc dốc
Công tác - Sơ đồ chuẩn bị phức tạp - Sơ đồ chuẩn bị đơn giản
1
chuẩn bị - Khối lượng các lò thượng nhiều - Khối lượng đường lò ít
- Công tác khai thác phức tạp, do - Công tác khai thác tương đối đơn - Khai thác CGH, đòi hỏi trình độ - Đơn giản, quy trình
Công tác quy trình CNKT nhiều công giản.Công suất lò chợ thấp. vận hành thiết bị cao. Công suất lò CNKT ít công đoạn, dễ
2
khai thác đoạn.Công suất thấp. chợ tương đối cao. triển khai. Công suất lò
chợ cao
- Phức tạp. Vận tải than bằng máng - Đơn giản. Vận tải than bằng máng - Đơn giản. Vận tải than bằng gầu - Đơn giản. Vận tải than
Công tác cào. Công tác lắp đặt, cắt, thu hồi trượt, công tác lắp đặt, tháo dỡ đơn giản bào trong gương, qua thượng bằng bằng máng trượt, công
3
vận tải máng cào phức tạp máng trượt tác lắp đặt, tháo dỡ đơn
giản
- Thông gió cục bộ. - Thông gió cục bộ - Thông gió bằng hạ áp chung của mỏ
Công tác
4 - Tương đối phức tạp, không phải - Phức tạp, phải thông gió ngược - Công tác thông gió đơn giản
thông gió
thông gió ngược
- An toàn, do vị trí gương khấu được - An toàn, do không có người trong - An toàn, do vị trí gương khấu được chống giữ chắc chắn bằng
Mức độ an chống giữ chắc chắn bằng giá thủy gương khai thác, vị trí cửa tháo thu hồi giàn chống.
5
toàn lực di động hoặc giá khung thủy lực than được chống tăng cường bằng cũi - Công tác quản lý về mặt an toàn thuận lợi
di động. lợn và thành chắn.
66

Tiêu chí Các công nghệ khai thác


TT
so sánh Lò dọc vỉa phân tầng Các CNKT dạng buồng CNKT lò chợ 2ANSH Giàn mềm kiểu ZRY
- Công tác quản lý về mặt an toàn - Công tác quản lý về mặt an toàn khó
thuận lợi khăn, phụ thuộc vào ý thức của người
lao động.
- Tổn thất tương đối nhiều - Tổn thất than nhiều do phần than tại vị - Tổn thất than rất ít - Tổn thất than ít
Tổn thất
6 trí chống tăng cường cửa tháo khó sập
than
đổ, không thu hồi được.
- Mức độ đầu tư tương đối lớn. Phải - Mức độ đầu tư nhỏ do vận tải bằng - Mức độ đầu tư lớn. Phải đầu tư tổ - Mức độ đầu tư lớn.
Mức độ đầu đầu tư máng cào vận tải than, giá máng trượt, không phải đầu tư vì chống hợp 2ANSH. Chi phí vật tư thay thế Phải đầu tư giàn chống
7
tư thủy lực di động XDY và hệ thống thủy lực và hệ thống cấp dịch tốn kém do phải nhập khẩu ZRY, hệ thống cấp dịch.
cấp dịch
- Áp dụng tương đối tốt, tuy nhiên - Áp dụng được, vốn đầu tư ít. - Áp dụng tốt, tuy nhiên đỏi hỏi điều - Áp dụng tốt, tuy nhiên
phải đầu tư tương đối lớn về mặt vật - Tổn thất than tương đối cao. kiện địa chất thuận lợi, trữ lượng tập phải đầu tư lớn về giàn
tư, thiết bị. - Công tác quản lý về mặt an toàn khó trung. Phải đầu tư lớn, chi phí vật tư chống, hệ thống cung
So sánh -Tổn thất than tương đối cao. khăn, phụ thuộc vào ý thức của người thay thế đắt. cấp dịch.
8
chung - Công tác quản lý về mặt an toàn lao động - Tổn thất than thấp. - Tổn thất than thấp.
thuận lợi. - Công suất lò chợ thấp - Dễ quản lý về mặt an toàn. - Mức độ an toàn cao, dễ
- Công suất lò chợ thấp - Công suất lò chợ tương đối cao. quản lý về mặt an toàn.
- Công suất lò chợ cao
67

Đồng thời, trên cơ sở kết quả đánh giá tình hình áp dụng các loại hình
HTKT vỉa than dày trung bình, dốc đứng nói trên tại các mỏ hầm lò vùng
Quảng Ninh, luận án tiến hành lập bảng so sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật cơ bản của các HTKT. Trên cơ sở đó, cho phép đánh giá lựa chọn một
số loại hình HTKT phù hợp với điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ vùng Quảng
Ninh. Chi tiết xem bảng 2.8.
Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của các HTKT
cho điều kiện vỉa dày trung bình, dốc đứng
Các công nghệ khai thác
TT Tiêu chí so sánh Đơn vị Lò dọc vỉa Các CNKT CNKT lò Giàn mềm
phân tầng dạng buồng chợ 2ANSH kiểu ZRY
25.000 ÷ 40.000  50.000 
1 Công suất lò chợ T/năm 90.000
45.000 70.000 96.000
2 Năng suất lao động T/công 2,0  3,6 3,0  4,0 3,1 ÷ 5,6 5,5
3 Chi phí thuốc nổ Kg/1000T 78 ÷ 167 300  400 - 112
4 Chi phí kíp nổ Cái/1000T 160 ÷ 348 700  900 - 444
5 Chi phí mét lò chuẩn bị m/1000T 28 ÷ 48 30  40 5,2 ÷ 11,4 16,7
6 Chi phí gỗ m3/1000T - 30  40 29,1  35,8 5,3
7 Tổn thất than % 32  40 40  55 3,7  19 16,3
8 Giá thành phân xưởng Đồng/T

Từ kết quả phân tích, so sánh trong các bảng 2.7, 2.8 cho thấy:
- Các HTKT dạng buồng - thượng cho các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt
được còn hạn chế, sản lượng và năng suất lao động đều rất thấp trong khi các
chi phí sản xuất cao, tỷ lệ tổn thất than lớn, khó đáp ứng các yêu cầu về mặt
an toàn trong quá trình khai thác. Hơn nữa, hiện nay Tập đoàn Vinacomin chủ
trương hạn chế áp dụng các loại hình HTKT buồng khi khai thác các vỉa than
dốc. Vì vậy HTKT buồng - lò thượng chéo chỉ phù hợp áp dụng tạm thời
nhằm đảm bảo nhu cầu sản lượng hàng năm theo kế hoạch của mỏ.
68

- HTKT lò dọc vỉa phân tầng cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật,
mức độ kiểm soát an toàn tốt hơn các HTKT dạng buồng, và hiện đang áp
dụng tại các công ty than hầm lò. Tuy nhiên, cũng như các HTKT dạng
buồng, HTKT lò dọc vỉa phân tầng cho các chỉ tiêu KTKT thậm chí còn thấp
hơn, tổn thất than cao, chi phí gỗ lớn. Do đó, công nghệ chỉ phù hợp để khai
thác tận thu các khu vực nhỏ lẻ, phân tán hoặc các điều kiện vỉa biến động
phức tạp, phân tán, khó tập trung hóa sản xuất.
- HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH là loại
hình công nghệ tiên tiến nhất, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại
hình CNKT thủ công. Hiện nay Công ty than Hồng Thái đang áp dụng sơ đồ
công nghệ này khai thác lò chợ vỉa 12 khu Tràng Khê II. Theo dự kiến đến
năm 2020 mới kết thúc khai thác lò chợ này. Tuy nhiên, điều kiện áp dụng
CNKT này đòi hỏi rất khắt khe. Mặt khác, ở thời điểm hiện nay, việc đầu tư
một dây chuyền đồng bộ thiết bị cho công nghệ có chi phí khá lớn. Do đó,
việc áp dụng công nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng, áp dụng cho các khu vực
có trữ lượng tập trung lớn để tăng thời gian hoạt động hiệu quả của đồng bộ
thiết bị, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
-HTKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY có những ưu
điểm giống như sơ đồ CNKT chống giữ bằng giàn mềm ở mỏ Vàng Danh
trước đây. Ngoài ra, do sử dụng loại giàn mềm ZRY có nhiều cải tiến so với
giàn mềm trước đây nên có thể khắc phục được những hạn chế của sơ đồ công
nghệ chống giữ bằng giàn mềm ở mỏ Vàng Danh. Nhờ những cải tiến đó,
điều kiện áp dụng CNKT này tương đối linh hoạt, có thể áp dụng cho hầu hết
miền chiều dày vỉa trung bình, góc dốc vỉa trên 45o. Kết quả áp dụng thành
công tại Hồng Thái cũng đã khẳng định sự phù hợp của CNKT này với điều
kiện vỉa than dày trung bình, dốc đứng vùng Uông Bí.
69

Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, luận án đề xuất định hướng
HTKT đối với điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ các vỉa than dày trung bình
dốc đứng vùng Uông Bí như sau:
- Áp dụng các HTKT dạng buồng, HTKT lò dọc vỉa phân tầng để khai
thác tận thu các khu vực nhỏ lẻ, phân tán hoặc các điều kiện vỉa biến động
phức tạp, phân tán, khó tập trung hóa sản xuất. Các khu vực vỉa loại này phân
bố rải rác ở tất cả các mỏ vùng Uông Bí, đặc biệt ở các công ty than Nam
Mẫu, Vàng Danh.
- Áp dụng HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH cho những khu vực có điều kiện hết sức thuận lợi như: vỉa than có
chiều dày từ 1,2 ÷ 2,2 m, ít biến động về chiều dày và góc dốc;cấu tạo vỉa đơn
giản; đá vách, đá trụ ổn định trung bình trở lên; trữ lượng tập trung. Các khu
vực vỉa loại này tập trung chủ yếu tại Mạo Khê, Hồng Thái, Uông Bí.
- Ưu tiên áp dụng HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY cho những khu vực còn lại có điều kiện
phù hợp.Các khu vực vỉa phù hợp phân bố ở cả các mỏ Mạo Khê, Hồng Thái,
Uông Bí, Nam Mẫu, Vàng Danh với trữ lượng tương đối lớn.
2.4. Kết luận chương 2
Luận án đã tiến hành đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ
vùng Uông Bí - Quảng Ninh. Kết quả đánh giá cho thấy, các vỉa than dày
trung bình, dốc đứng thuộc hai nhóm điều kiện đặc trưng, được chia cắt bởi
đứt gãy Trung Lương: Nhóm thứ nhất tập trung tại khoáng sàng Mạo Khê -
Tràng Bạch, gồm các vỉa phẳng ít uốn lượn, thuộc loại cấu tạo đơn giản, biến
động vỉa nhỏ; Nhóm thứ hai tập trung tại khu vực Vàng Danh, Nam Mẫu,
gồm các vỉa than có cấu tạo phức tạp, bị vò nhàu, uốn lượn mạnh.
Kết quả tổng hợp trữ lượng cho thấy, các vỉa than dày trung bình, dốc
đứng khoảng 54,6 triệu tấn, chiếm 8,3% trong tổng số 656,3 triệu tấn trữ
70

lượng địa chất được xem xét, tập trung chủ yếu tại mỏ Mạo Khê, tiếp đó là
Nam Mẫu, Vàng Danh, Uông Bí và Hồng Thái. Trữ lượng nằm trong miền
chiều dày vỉa từ 1,21 ÷ 2,2 m khoảng 17,2 triệu tấn (chiếm 31,5%), trong
miền chiều dày từ 2,21 ÷ 3,5 m khoảng 37,4 triệu tấn (chiếm 68,5%).
Để làm cơ sở lựa chọn CNKT phù hợp đối với các vỉa than dày trung
bình, dốc đứng vùng Uông Bí - Quảng Ninh, luận án tiến hành xây dựng điều
kiện áp dụng từng loại hình HTKT. Trên cơ sở đó, kết hợp tình hình áp dụng
công nghệ trong thực tế thời gian qua, luận án tiến hành phân tích, so sánh ưu
nhược điểm của các loại hình CNKT. Từ đó, luận án đề xuất lựa chọn HTKT
đối với điều kiện các vỉa dày trung bình dốc đứng vùng Uông Bí như sau:
- Ưu tiên áp dụng HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY cho những khu vực có điều kiện phù hợp.
- Áp dụng HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH cho những khu vực có điều kiện thuận lợi (vỉa than có chiều dày từ
1,2 ÷ 2,2 m, ít biến động về chiều dày và góc dốc;cấu tạo vỉa đơn giản; đá
vách, đá trụ ổn định trung bình trở lên; trữ lượng tập trung; định hướng áp
dụng tại vùng Mạo Khê, Hồng Thái, Uông Bí).
- Áp dụng các HTKT dạng buồng, HTKT lò dọc vỉa phân tầng để khai
thác tận thu các khu vực nhỏ lẻ, phân tán hoặc các điều kiện vỉa biến động
phức tạp, phân tán, khó tập trung hóa sản xuất.
71

CHƯƠNG 3
TỐI ƯU HOÁ CÁC THÔNG SỐ CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC LÒ
CHỢ XIÊN CHÉO CHỐNG GIỮ BẰNG GIÀN MỀM ZRY CHO CÁC
VỈA THAN DÀY TRUNG BÌNH, DỐC ĐỨNG
3.1. Lựa chọn các thông số cần tối ưu hóa của HTKT vỉa dày trung bình,
dốc đứng
3.1.1. Các thông số cơ bản của các HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng
vùng Uông Bí - Quảng Ninh
Trên cơ sở kết quả đề xuất các CNKT hợp lý đối với điều kiện các vỉa
dày trung bình dốc đứng vùng Uông Bí - Quảng Ninh, luận án tiến hành xác
định và phân tích chi tiết các thông số cơ bản của HTKT, cụ thể như sau:
1. Các thông số cơ bản của HTKT buồng - thượng chéo
Các thông số cơ bản của HTKT trong công nghệ buồng - thượng chéo,
bao gồm: chiều cao tầng khai thác; chiều dài theo phương của cột khai thác
(khoảng cách giữa các thượng chính); chiều cao phân tầng khai thác (khoảng
cách giữa các lò thượng chéo); góc dốc của các lò thượng chéo, thượng chính;
chiều dài khấu buồng ở lò thượng chéo, thượng chính.
1. Chiều cao tầng và chiều dài theo phương của cột khai thác
Đối với khai thác vỉa dốc, chiều cao tầng khai thác phụ thuộc vào khả
năng mở thượng, thông thường chiều cao tầng khai thác từ 60 ÷ 80 m.
Chiều dài theo phương của cột khai thác chủ yếu dựa vào kích thước
khu vực, năng lực vận tải và khả năng thông gió cục bộ tại các gương khai
thác. Ngoài ra, về mặt an toàn các thượng cột được thi công với nhiệm vụ tạo
lối thoát cho công nhân làm việc ở các gương lò khai thác khi xảy ra sự cố.
Theo kinh nghiệm của nước ngoài cũng như tại các mỏ hầm lò vùng Quảng
Ninh, chiều dài theo phương của cột khai thác đối với CNKT buồng - thượng
chéo thường được lựa chọn trong khoảng 60 ÷ 80 m.
72

2. Khoảng cách giữa các thượng chéo


Khoảng cách giữa các lò thượng chéo được xác định tuỳ thuộc vào cấu
tạo vỉa, tính chất của than khả năng khoan, nạp mìn phá nổ và khả năng tự sập
của trần than giữa hai lò thượng chéo. Việc xác định khoảng cách không hợp
lý sẽ gây khó khăn cho công tác chống giữ lò hoặc gây tổn thất tài nguyên khi
không thu hồi được than trong buồng.
- Khả năng khoan, phá nổ trụ than: Với thiết bị khoan nối choòng hiện
nay, các mỏ hầm lò đã khoan được các lỗ khoan có chiều dài đến 6,0 m hoặc
lớn hơn. Tuy nhiên, khi nạp nổ mìn với loại kíp nổ vi sai điện thường các lỗ
mìn có chiều dài tối đa 3,0m, còn với loại kíp nổ vi sai phi điện - 6,0m.
- Khả năng tự sập đổ của trần than: Chiều cao trần than tự sập đổ tùy
thuộc vào tính chất và độ cứng của than, theo kinh nghiệm áp dụng công nghệ
tại các mỏ hầm lò, chiều cao tự sập đổ của trụ than từ 1,5 ÷ 3,0m. Chiều cao
tự sập đổ của than cứng thấp hơn than mềm. Để xác định chiều cao giữa các
phân tầng khai thác, lấy chiều cao tự sập đổ của trụ than trung bình là 2,0m.
- Chiều rộng của lò thượng chéo: Lò thượng chéo khai thác thường
được đào tiết diện hình thang, chống giữ bằng vì chống gỗ. Chiều rộng của lò
thượng chéo thường từ 2,5 ÷ 3,0m.
Như vậy, chiều rộng trụ than giữa hai lò thượng chéo khi phá nổ sử
dụng kíp vi sai điện là 5,0m, khi đó khoảng cách giữa hai lò thượng chéo dao
động trong khoảng 7,5 ÷ 8,0m. Chiều rộng trụ than giữa hai lò thượng chéo
khi phá nổ sử dụng kíp vi sai phi điện là 9,0m, khi đó khoảng cách giữa hai lò
thượng chéo dao động trong khoảng 10,0 ÷ 12,0m.
3. Góc dốc của các thượng chính, thượng chéo
Góc dốc thực của các thượng chính, thượng chéo phụ thuộc chủ yếu
vào một số yếu tố là khả năng thi công thượng (điều kiện góc dốc lớn nhất
bằng góc dốc vỉa) và khả năng tự trượt của than trên nền thượng buồng để có
73

thể thu hồi hiệu quả qua cửa tháo than. Theo kinh nghiệm áp dụng HTKT
buồng - thượng chéo tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, góc dốc các
thượng chính, thượng chéo thường từ 25 ÷ 30º.
4. Chiều dài khấu buồng ở lò thượng chéo, thượng chính
Trong quá trình khai thác tại các thượng chéo, tiến hành khoan nổ mìn
bắn rút phần trụ than giữa hai lò thượng chéo theo từng buồng khấu. Theo
kinh nghiệm áp dụng HTKT buồng - thượng chéo tại các mỏ hầm lò, chiều
dài một đoạn buồng khấu trên lò thượng chéo thường từ 3,5 ÷ 4,2m.
Khi khai thác trên lò thượng chính, chiều dài buồng khấu trên thượng
chính có thể lấy tương tự như lò thượng chéo hoặc có thể lấy bằng 1/2 chiều
dài đoạn lò thượng chính giữa hai lò thượng chéo kế tiếp nhau.
Tổng hợp các thông số cơ bản của HTKT theo công nghệ buồng -
thượng chéo xem bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các thông số cơ bản của HTKT buồng - thượng chéo
TT Tên các thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác m 60 ÷ 80
2 Chiều dài theo phương cột khai thác m 60 ÷ 80
Khoảng cách giữa các thượng chéo
3 - Nổ mìn sử dụng kíp vi sai điện m 7,5 ÷ 8
- Nổ mìn sử dụng kíp vi sai phi điện m 10 ÷ 12
4 Chiều dài buồng khấu m 3,5 ÷ 5,0
2. Các thông số cơ bản của HTKT buồng - thượng
Về cơ bản, HTKT buồng - thượng và HTKT buồng thượng chéo gần
tương tự nhau. Tuy nhiên, HTKT lại có những khác biệt thông số và lựa
chọn thông số. Các thông số cơ bản của HTKT buồng - thượng, bao gồm:
chiều cao tầng khai thác, chiều dài theo phương của cột khai thác, chiều
74

cao phân tầng khai thác, chiều dài và góc dốc của các lò thượng khai thác,
khoảng cách giữa các lò thượng khai thác, chiều dài khấu buồng ở lò
thượng khai thác.
1. Chiều cao tầng và chiều dài theo phương của cột khai thác
Tương tự như đối với HTKT buồng - thượng chéo, chiều cao tầng khai
thác phụ thuộc vào khả năng mở thượng, thường chiều cao tầng khai thác thay
đổi từ 60 ÷ 80 m.
Chiều dài theo phương của cột khai thác chủ yếu cũng dựa vào kích
thước khu vực, năng lực vận tải và khả năng thông gió cục bộ tại các gương
khai thác và nhiệm vụ tạo lối thoát cho công nhân làm việc ở các gương lò
khai thác khi xảy ra sự cố. Theo kinh nghiệm của nước ngoài cũng như tại các
mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, chiều dài theo phương của cột khai thác thường
được lựa chọn trong khoảng 60 ÷ 80m.
2. Chiều cao phân tầng và chiều dài buồng khai thác
Theo kinh nghiệm tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, chiều dài
buồng (hoặc chiều cao phân tầng khai thác) từ 30 ÷ 50m, chiều rộng buồng 6
÷ 8m, chiều rộng trụ than giữa các buồng từ 1,5 ÷ 3m (lấy trung bình 2,0m),
chiều rộng trụ than bảo vệ thượng cột từ 3 ÷ 4m. Những năm trước đây, các
đường lò thượng cột và thượng khai thác được đào thẳng ke theo hướng dốc
vỉa. Tuy nhiên, hiện nay do việc đào các lò thượng này khó khăn (khó khăn
trong công tác đi lại và vận chuyển vật liệu), nên các lò thượng được đào xiên
chéo để giảm độ dốc (góc dốc các lò thượng được đào từ 25 ÷ 30º). Mặt khác,
công tác khấu buồng bằng việc phá nổ toàn bộ chiều dài thượng khấu, công
tác tháo than bị hạn chế dẫn đến tổn thất than cao. Chính vì vậy, trong các mỏ
hầm lò hiện nay chiều cao phân tầng được chọn nằm trong khoảng từ 25 ÷
30m và công tác khấu than ở các lò thượng được phân đoạn để nâng cao hiệu
quả thu hồi than trong buồng, chiều dài buồng từ 3,5 ÷ 4,2m.
75

3. Khoảng cách giữa các lò thượng khai thác


Khoảng cách giữa các lò thượng khai thác về bản chất được xác định
tương tự như khoảng cách giữa các lò thượng chéo của công nghệ khai thác
buồng - thượng chéo,phụ thuộc vào cấu tạo vỉa, tính chất của than, khả năng
khoan, nạp mìn và khả năng tự sập của trần than giữa hai lò thượng. Khi đó,
khoảng cách giữa các lò thượng khai thác khi phá nổ sử dụng kíp vi sai điện
từ 7,5 ÷ 8,0m và khi phá nổ sử dụng kíp vi sai phi điện từ 10 ÷ 12,0m.
Góc dốc của các thượng buồng, chiều dài khấu buồng được xác định
tương tự như đối với HTKT buồng - thượng chéo. Tổng hợp các thông số cơ
bản của HTKT theo công nghệ buồng - thượng xem bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các thông số cơ bản của HTKT buồng - thượng
TT Tên các thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều dài theo phương cột khai thác m 60 ÷ 80
2 Chiều cao tầng khai thác m 60 ÷ 80
3 Chiều cao phân tầng khai thác m 20 ÷ 30
Khoảng cách giữa các thượng khai thác
4 - Nổ mìn sử dụng kíp vi sai điện m 7,5 ÷ 8,0
- Nổ mìn sử dụng kíp vi sai phi điện m 10 ÷ 12
5 Chiều dài buồng khấu m 3,5 ÷ 5,0
3. Các thông số cơ bản của HTKT lò dọc vỉa phân tầng
Các thông số cơ bản của HTKT lò DVPT, bao gồm: chiều dài theo
phương của cột khai thác và chiều cao phân tầng khai thác (Chiều dày các lớp
khấu hoặc khoảng cách giữa các lò dọc vỉa phân tầng).
1. Chiều dài theo phương của cột khai thác
Tương tự như đối với các HTKT dạng buồng, chiều cao tầng khai thác
phụ thuộc vào khả năng mở thượng, thường thay đổi từ 60 ÷ 80 m.
76

Việc lựa chọn chiều dài theo phương của cột khai thác trong HTKT lò
dọc vỉa phân tầng chủ yếu dựa vào kích thước khu vực, năng lực vận tải và
khả năng thông gió cục bộ tại các gương khai thác. Ngoài ra, về mặt an toàn
các thượng cột được thi công với nhiệm vụ tạo lối thoát cho công nhân làm
việc ở các gương lò khai thác khi xảy ra sự cố. Theo kinh nghiệm tại các mỏ
hầm lò, chiều dài theo phương của cột khai thác khoảng 60 ÷ 80 m.
2. Chiều cao phân tầng khai thác
Chiều cao phân tầng khai thác được xác định tuỳ thuộc vào cấu tạo vỉa,
tính chất của than khả năng khoan, nạp mìn phá nổ trần than và khả năng tự
sập của trần than. Việc xác định chiều cao phân tầng không hợp lý sẽ gây khó
khăn cho công tác chống giữ lò hoặc gây tổn thất tài nguyên do không thu hồi
được than hạ trần. Với chiều cao của lò dọc vỉa phân tầng từ 2,0 ÷ 2,5 m,
chiều cao giữa các phân tầng khai thác hoặc khoảng cách giữa các lò dọc vỉa
phân tầng khi phá nổ trần than sử dụng kíp vi sai điện dao động trong khoảng
7,0 ÷ 8,0 m, khi phá nổ trần than sử dụng kíp vi sai phi điện dao động trong
khoảng 10,0 ÷ 12,0 m. Tuy nhiên, trường hợp than mềm yếu, trần than dễ sập
đổ, chiều cao phân tầng có thể lên tới 15 m.
Tổng hợp các thông số cơ bản của HTKT lò DVPT xem bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các thông số cơ bản của HTKT lò dọc vỉa phân tầng
TT Tên các thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều dài theo phương cột khai thác m 60 ÷ 80
2 Chiều cao tầng khai thác m 60 ÷ 80
Chiều cao phân tầng khai thác
3 - Nổ mìn sử dụng kíp vi sai điện m 7,0 ÷ 8,0
- Nổ mìn sử dụng kíp vi sai phi điện m 10 ÷ 12
77

4. Các thông số cơ bản của HTKT bằng giàn chống trong CNKT
CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH
Các thông số cơ bản của HTKT bằng giàn chống trong CNKT CGH
đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH bao gồm: chiều cao tầng khai thác (hoặc
chiều dài cột khấu theo hướng dốc); chiều dài theo rộng cột khai thác (chiều
dài lò chợ); chiều cao trụ than bảo vệ lò dọc vỉa vận tải.
1. Chiều cao tầng khai thác
Chiều cao tầng khai thác càng lớn thì chiều dài cột khấu theo hướng
dốc càng dài, lò chợ càng ít phải chuyển diện và do đó hiệu quả áp dụng
HTKT bằng giàn chống trong CNKT CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH
cao. Tuy nhiên, chiều cao tầng khai thác phụ thuộc vào khả năng mở thượng
thông gió - vận tải đầu tiên của khu vực khai thác. Tại Mạo Khê, chiều cao
tầng khai thác lò 105m (tương ứng với chiều dài cột là 140 m); tại Hồng Thái,
chiều cao tầng khai thác là 150 m (tương ứng với chiều dài cột là 215 m).
Như vậy, chiều cao tầng khai thác có thể đạt đến 100 ÷ 150 m.
2. Chiều rộng của cột khai thác (chiều dài lò chợ)
Chiều rộng của cột khai thác hay chiều dài lò chợ càng lớn thì sản
lượng lò chợ mỗi luồng khấu càng cao, đồng thời tăng cao mức độ tập trung
hóa sản xuất, do đó tăng công suất lò chợ. Tuy nhiên, kéo theo đó là chi phí
đầu tư tổ hợp 2ANSH cũng tăng lên theo tỷ lệ tuyến tính với chiều dài lò chợ.
Mặt khác, kinh nghiệm tại Mạo Khê và Hồng Thái cho thấy, ban đầu khi áp
dụng thử nghiệm công nghệ với chiều dài lò chợ 60 m, công tác vận hành lò
chợ khó khăn, tốc độ tiến gương lò chợ chậm dẫn đến hàng loại sự cố tụt nóc,
bùng nền do áp lực mỏ lớn. Năm 2010, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã
theo dõi hoạt động của lò chợ 2ANSH, đo đạc áp lực mỏ, từ đó hoàn thiện
công nghệ và lựa chiều dài lò chợ chỉ là 40 m. Sau khi áp dụng theo hộ chiếu
78

hoàn thiện, sản lượng lò chợ 2ANSH tại Hồng Thái đã được cải thiện rõ rệt
(tăng từ 50.000 T/năm lên 96.000 T/năm).
Trên cơ sở kinh nghiệm của Mạo Khê, Hồng Thái, có thể nhận định
trong điều kiện vỉa dày trung bình, dốc đứng vùng Mạo Khê, Uông Bí, việc
lựa chọn chiều dài lò chợ 2ANSH là 40 m tương đối phù hợp.
3. Chiều cao trụ than bảo vệ lò dọc vỉa vận tải
Trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải nhằm duy trì đường lò cho công tác thông
gió ở mức tiếp theo (trường hợp không duy trì đường lò này có thể xem xét
khấu hết). Theo kinh nghiệm tại Mạo Khê, Hồng Thái (và các mỏ hầm lò
khác trong việc để lại trụ bảo vệ đường lò dọc vỉa), chiều cao trụ bảo vệ lò
dọc vỉa vận tải khoảng 10 ÷ 15 m.
Tổng hợp các thông số cơ bản của HTKT bằng giàn chống trong CNKT
CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH xem bảng 3.4.
Bảng 3.4. Các thông số cơ bản của HTKT bằng giàn chống trong CNKT
CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH
TT Tên các thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác m 100 ÷ 150
2 Chiều rộng cột khai thác (chiều dài lò chợ) m 40 ÷ 60
3 Chiều rộng trụ bảo vệ lò DVVT m 10 ÷ 15

5. Xác định các thông số cơ bản của HTKT cột dài theo phương
trong CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
Các thông số của HTKT cột dài theo phương theo CNKT gương lò
chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY bao gồm: chiều cao
tầng khai thác; chiều dài theo phương của cột khai thác; góc dốc của lò
chợ; khoảng cách giữa các cúp tháo than - đi lại; chiều cao trụ bảo vệ lò
dọc vỉa vận tải.
79

1. Chiều cao tầng và chiều dài theo phương của cột khai thác
Trong HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn mềm loại ZRY, chiều cao tầng khai thác có mối quan hệ chặt chẽ
với chiều dài theo phương của cột khai thác, và chủ yếu phụ thuộc vào kích
thước khu vực, năng lực vận tải. Tại khu vực áp dụng thử nghiệm vỉa 9b, khu
Tràng Khê, Công ty than Hồng Thái, chiều cao tầng khai thác là 65m, chiều
dài theo phương của cột khai thác là 200 m.
2. Góc dốc của lò chợ
Góc dốc của lò chợ chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thi công thượng,
khả tự trượt của giàn chống trong quá trình khai thác. Theo kinh nghiệm của
Trung Quốc và thực tế áp dụng tại Hồng Thái, góc dốc của lò chợ từ 25 ÷ 30º.
3. Khoảng cách giữa các cúp tháo than - đi lại
Theo thiết kế của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ khi áp dụng thử
nghiệm HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng
giàn mềm loại ZRY tại Hồng Thái, trong khu vực lò chợ luôn luôn duy trì tối
thiểu hai cúp nối thông giữa lò dọc vỉa vận tải và đoạn lò song song phía chân
lò chợ nhằm mục đích vận tải than (cúp số 2, gần gương lò chợ) và thông gió
- đi lại cúp số 1, về phía khu vực đã khai thác), đổng thời tạo lối thoát cho
công nhân làm việc ở các gương lò khai thác khi xảy ra sự cố. Cúp số 3 được
đào đón trước gương lò chợ, quá trình tiến gương lò chợ đến cúp số 3 sẽ tiến
hành thu hồi đoạn giàn chống mềm giữa cúp số 1 và số 2. Mặt khác, trong quá
trình tiến gương đến cúp số 3, công nhân phải tải bộ than ở đoạn lò song song
hình thành phía chân chợ về cúp số 2.
Khoảng các giữa các cúp tháo than - đi lại trong HTKT cột dài theo
phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY tại
Hồng Thái ảnh hưởng đến khả năng duy trì đường lò dọc vỉa vận tải, công tác
tải bộ than ở đoạn lò song song phía chân lò chợ, công tác thu hồi giàn chống
80

mềm giữa các cúp. Theo thiết kế của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ khi áp
dụng thử nghiệm công nghệ tại Hồng Thái, khoảng cách tâm giữa các cúp là
8,0 m, tương ứng với khoảng cách giữa các cúp khoảng 6,0 m.
4. Chiều cao trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải
Trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải nhằm duy trì đường lò cho công tác thông
gió ở mức tiếp theo. Khi áp dụng thử nghiệm tại vỉa 9b, khu Tràng Khê, Công
ty than Hồng Thái, chiều cao trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải là 10 m.
Tổng hợp các thông số cơ bản của HTKT cột dài theo phương trong
CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY xem bảng 3.5.
Bảng 3.5. Các thông số cơ bản của HTKT cột dài theo phương trong
CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
TT Tên các thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác m 65
2 Chiều dài theo phương của cột khai thác m 200
3 Khoảng cách giữa các cúp tháo than - đi lại m 6
4 Chiều cao trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải m 10

3.1.2. Lựa chọn CNKT cần tối ưu hóa các thông số của HTKT
Kết quả xác định các thông số của HTKT vỉa dày trung bình, dốc đứng
vùng Uông Bí và kinh nghiệm lựa chọn các thông số của HTKT tại các mỏ
hầm lò cho thấy, mỗi một CNKT có các thông số HTKT riêng biệt. Việc tối
ưu hóa các thông số của HTKT còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như công
nghệ khấu than, thiết bị chống giữ lò chợ, phương pháp thông gió, vận tải.
Trong các HTKT đã đề xuất áp dụng cho đối tượng vỉa dày trung bình,
dốc đứng vùng Uông Bí, các HTKT dạng buồng, HTKT lò dọc vỉa phân tầng
đã được nghiên cứu và hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn áp dụng và nghiên cứu
trong nhiều năm qua. Như đã trình bày, các thông số HTKT của các loại hình
công nghệ này cũng đã tương đối hoàn thiện. CNKT chia cột theo hướng dốc,
81

CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp 2ANSH đã được Viện Khoa học Công nghệ Mỏ
nghiên cứu hoàn thiện và hiện nay triển khai tại Hồng Thái cho kết quả tương
đối tốt.
HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng
giàn mềm ZRY mới được đưa vào áp dụng thử nghiệm thành công tại Công ty
than Hồng Thái (và gần đây là Công ty than Uông Bí). Tuy nhiên, việc thiết
kế công nghệ thử nghiệm, cũng như lựa chọn các thông số của HTKT còn chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm tại Trung Quốc, chưa có các nghiên cứu sâu đánh
giá hoàn thiện công nghệ, cũng như tối ưu hóa các thông số của HTKT.
Trên cơ sở đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu tối ưu hóa các thông số
của HTKT cột dài theo phương trong CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn mềm ZRY.
3.1.3. Lựa chọn các thông số cần tối ưu hóa củaHTKT cột dài theo phương
trong CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
Như đã trình bày, các thông số của HTKT cột dài theo phương theo
CNKT gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY bao gồm:
chiều cao tầng khai thác; chiều dài theo phương của cột khai thác; góc dốc
của lò chợ; khoảng cách giữa các cúp tháo than - đi lại; chiều cao trụ bảo vệ
lò dọc vỉa vận tải. Phân tích chi tiết việc lựa chọn các thông số này như sau:
+ Góc dốc lò chợ:
Góc dốc của lò chợ chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thi công thượng và
ảnh hưởng đến khả năng di chuyền hạ giàn trong quá trình khai thác. Trong
CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, gương lò chợ
bắt buộc phải tạo với đường phương vỉa một góc xiên chéo, sao cho đất đá
phá hỏa tạo thành lớp đệm phía sau giàn chống, giúp cho khả năng di chuyển
hạ giàn bằng tải trọng này và tự trọng giàn, đồng thời lớp đệm đất đá này có
nhiệm vụ bảo vệ giàn chống không bị hư hai khi đá phá hỏa sập đổ khối lớn
82

phía sau lò chợ. Do đó, góc dốc lò chợ thường không lớn hơn góc tự trượt của
đất đá phá hỏa (khoảng 30 ÷ 35º).Mặt khác, trong khu vực được chuẩn bị theo
hệ thống cột dài theo phương, trường hợp góc dốc lò chợ nhỏ hơn 25º, thường
tạo ra tam giác thác lớn phía sau lò thượng khởi điểm, phải tận thu bằng các
công nghệ khấu buồng, do đó làm giảm hiệu quả khai thác cả khu vực. Việc
giảm góc dốc lò chợ còn làm chiều dài lò chợ sẽ dài ra, chi phí đầu tư thiết bị
sẽ tăng lên trong khi sản lượng khai thác tăng lên không đáng kể.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, kinh nghiệm tại Trung Quốc và
việc thiết kế góc dốc của lò chợ ZRY tại vỉa 9b, khu Trang Khê, mỏ Hồng
Thái trong khoảng 25 ÷ 30º là tương đối hợp lý.
+ Khoảng cách giữa các cúp tháo than - đi lại
Theo thiết kế của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ khi áp dụng thử
nghiệm CNKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng
giàn mềm loại ZRY tại Hồng Thái, trong khu vực lò chợ luôn luôn duy trì tối
thiểu hai cúp nối thông giữa lò dọc vỉa vận tải và đoạn lò song song phía chân
lò chợ nhằm mục đích vận tải than (cúp số 2, gần gương lò chợ) và thông gió
- đi lại cúp số 1, về phía khu vực đã khai thác), đổng thời tạo lối thoát cho
công nhân làm việc ở các gương lò khai thác khi xảy ra sự cố. Cúp số 3 được
đào đón trước gương lò chợ, quá trình tiến gương lò chợ đến cúp số 3 sẽ tiến
hành thu hồi đoạn giàn chống mềm giữa cúp số 1 và số 2. Mặt khác, trong quá
trình tiến gương đến cúp số 3, công nhân phải tải bộ than ở đoạn lò song song
hình thành phía chân chợ về cúp số 2.
Khoảng các giữa các cúp tháo than và đi lại càng lớn thì việc duy trì
đường lò dọc vỉa vận tải càng đảm bảo. Tuy nhiên, cùng với đó là khoảng
cách tải bộ than ở đoạn lò song song càng lớn. Mặt khác, khi thu hồi đoạn
giàn chống mềm ZRY qua cúp số 1, công tác thu hồi các vì còn lại cho đến
cúp số 2 được thực hiện trong vùng thông gió khuếch tán. Theo Quy chuẩn kỹ
83

thuật Quốc gia an toàn trong khai thác mỏ hầm lò, vùng thông gió khuếch tán
không được vượt quá 6,0 m. Do đó, thiết kế đã chọn khoảng cách tâm giữa
các cúp tháo than - đi lại là 8,0 m, tương ứng khoảng cách giữa các cúp tháo
than - đi lại tối đa là 6,0 m là phù hợp.
+ Chiều cao trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải
Chiều cao trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải phụ thuộc chủ yếu vào độ kiên
cố của than, phương pháp đào chống đường lò và chiều dày vỉa than. Theo
kinh nghiệm tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, chiều cao trụ bảo vệ lò dọc
vỉa vận tải khoảng 10 ÷ 15 m là hợp lý.
+ Chiều cao tầng và chiều dài theo phương của cột khai thác
Như đã trình bày, trong HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên
chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, các thông số chiều cao tầng khai
thác và chiều dài theo phương của cột khai thác có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, đồng thời phụ thuộc rất lớn vào kích thước khu vực khai thác.
Nếu chiều dài theo phương của khu vực khai thác đủ lớn (cho phép
tăng chiều dài cột khai thác theo phương), việc tăng chiều cao tầng khai thác
cho phép tăng chiều dài lò chợ, do đó tăng mức độ tập trung hóa sản xuất và
sản lượng mỗi luồng tiến gương, làm tăng công suất lò chợ, giảm tỷ lệ tổn
thất than do để lại trụ than bảo vệ lò dọc vỉa vận tải. Tuy nhiên, khi chiều dài
cột khai thác theo phương nhỏ, chiều cao tầng lớn trong khi chiều dài khấu
không đáng kể sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư thiết bị giàn chống, chi phí lắp
đặt, thu hồi chuyển diện lò chợ.
Mặt khác, trong trường hợp khu vực khai thác có kích thước lớn về cả
đường phương và hướng dốc, việc lựa chọn các thông số chiều cao tầng khai
thác và chiều dài theo phương của cột khai thác hợp lý có phép quy hoạch khu
vực khai thác một cách tối ưu nhất, nâng cao hiệu quả đầu tư dây chuyền thiết
bị, giảm chi phí sản xuất. Ngược lại, khi kích thước khu vực khai thác nhỏ về
84

cả đường phương và hướng dốc, việc so sánh diện tích khu vực (theo đó là trữ
lượng huy động) với các thông số tối ưu giúp đơn vị sản xuất đánh giá hiệu
quả, từ đó quyết định lựa chọn áp dụng CNKT lò chợ chống giữ bằng giàn
mềm ZRY, hoặc CNKT phù hợp hơn.
Như vậy, trong số các thông số của HTKT cột dài theo phương lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, các thông số: góc dốc của lò
chợ; khoảng cách giữa các cúp tháo than - đi lại; chiều cao trụ bảo vệ lò dọc
vỉa vận tải, đã được tính toán, lựa chọn tương đối hợp lý theo kết quả nghiên
cứu thiết kế của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ. Việc lựa các thông số chiều
cao tầng khai thác; chiều dài theo phương của cột khai thác phụ thuộc vào
kích thước khu vực khai thác và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả áp dụng
công nghệ.
Từ những phân tích nêu trên, luận án lựa chọn nghiên cứu tối ưu hóa
các thông số trong HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, gồm: chiều cao tầng khai thác; chiều dài
theo phương của cột khai thác.
3.2. Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa các thông số của HTKT lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
3.2.1. Lựa chọn phương pháp tối ưu hóa
Để lựa chọn phương pháp tối ưu hóa các thông số chiều cao tầng khai
thác; chiều dài theo phương của cột khai thác, trong HTKT cột dài theo
phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, luận án
tiến hành phân tích ưu nhược điểm, sự phù hợp của của một số phương pháp
tối ưu hóa. Như đã trình bày trong chương 1, để giải bài toán tối ưu hóa các
thông số của HTKT có thể áp dụng một số phương pháp, gồm: Phương pháp
tiếp nhận các lời giải phức tạp; Phương pháp giải tích (một hoặc hai biến);
Phương pháp phương án; Phương pháp mô hình toán kinh tế.
85

Phương pháp tiếp nhận các lời giải phức tạp dựa trên việc đánh giá tổng
hợp nhiều tiêu chí. Đối với bài toán tối ưu hóa các thông số chiều cao tầng
khai thác; chiều dài theo phương của cột khai thác, chỉ có một tiêu chí chủ
yếu là hiệu quả kinh tế, thể hiện qua giá thành sản xuất thấp nhất. Do đó,
phương pháp tiếp nhận các lời giải phức tạp không phù hợp để giải quyết bài
toán luận án đặt ra.
Phương pháp phương án có ưu điểm là đơn giản, dễ phân tích lựa chọn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ tính cho một số trường
hợp nhất định, do đó khó khái quát kết quát kết quả và khẳng định sự “tối ưu”
trong những trường hợp khác.
Phương pháp giải tích có thể áp dụng để giải bài toán tìm cực trị min
của hàm số “giá thành sản xuất”, trong đó gồm hai biến số là: chiều cao
tầng khai thác; chiều dài theo phương của cột khai thác. Tuy nhiên, việc
xây dựng và giải bài toán tìm cực trị của hàm số “giá thành sản xuất” với
hai biến số thường rất phức tạp, đặc biệt là với bài toán về CNKT mỏ. Do
đó, áp dụng phương pháp giải tích để tối ưu hóa các thông số HTKT tương
đối khó khăn.
Phương pháp mô hình toán - kinh tế phù hợp nhất với bài toán luận án
đặt ra, trước hết là phù hợp về tiêu chuẩn tối ưu: Giá thành thấp nhất, chi phí
nhỏ nhất hay lợi nhuận lớn nhất. Mặt khác, việc xây dựng mô hình toán - kinh
tế cho phép giải bài toán tố ưu: tìm cực trị của hàm số (“giá thành sản xuất”)
với hai biến số (“chiều cao tầng khai thác” và“chiều dài theo phương của cột
khai thác”) bằng cách cho mỗi biến số chạy trong miền biến thiên quy định,
trong khi đó tính giá trị của hàm xác định giá trị cực trị. Ngày nay, với sự hỗ
trợ máy tính điện tử, công việc này có thể thực hiện tương đối đơn giản.
Từ những phân tích nêu trên, luận án lựa chọn tối ưu hóa các thông số
chiều cao tầng khai thác; chiều dài theo phương của cột khai thác, trong
86

CNKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn
mềm loại ZRY, bằng phương pháp mô hình toán - kinh tế.
3.2.2. Xây dựng mô hình toán - kinh tế tối ưu hóa các thông số của HTKT
cột dài theo phương, lò chợ xiên chéo, sử dụng giàn mềm ZRY
Việc xây dựng mô hình toán - kinh tế cho bài toán tối ưu hóa các thông
số của HTKT trong HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY có thể chia làm 4 bước:
Bước 1. Xây dựng mô hình định tính cho vấn đề đặt ra, tức là xác định
các yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất và xác lập các qui luật mà chúng phải
tuân theo. Thông thường bước này nằm ngoài phạm vi của toán học.
Bước 2. Xây dựng mô hình toán học cho vấn đề đang xét, tức là diễn tả lại
dưới dạng ngôn ngữ toán học cho mô hình định tính. Như vậy, mô hình hóa toán
học là trừu tượng hóa dưới dạng ngôn ngữ toán học của hiện tượng thực tế, cần
phải được xây dựng sao cho việc phân tích nó cho phép ta hiểu được bản chất
của hiện tượng. Mô hình toán học thiết lập các mối liên hệ giữa các biến số và
các tham số điều khiển hiện tượng.Trong bước này một việc rất quan trọng là
cần phải xác định hàm mục tiêu, tức là một dặc trưng bằng số mà giá trị càng lớn
(càng nhỏ) của nó với tình huống càng tốt hơn đối với người cần nhận quyết
định. Bước thứ hai bắt đầu đòi hỏi những kiến thức toán học nhất định.
Như vậy, sau hai bước đầu ta đã phát biểu đươc bài toán cần giải.
Bước 3. Sử dụng các công cụ toán học để khảo sát và giải quyết bài
toán hình thành trong bước 2.Các thuật toán tối ưu hóa là một trong những
công cụ đắc lực và hiệu quả các bài toán đặt ra.
Cần nhấn mạng rằng, thông thường các bài toán thực tế có kích thước
rất lớn, vì thế, để giải chúng cần phải sử dụng đến máy tính điện tử. Điều đó
có nghĩa là bước 3 bao gồm cả việc xây dựng các hệ thống chương trình tính
toán theo các thuật toán được chọn đảm bảo giải bài toán đặt ra trong bước 2.
87

Bước 4. Kiểm chứng lại các kết quả tính toán thu được trong bước 3.
Trong bước này cần phải xác lập mức độ phù hợp với mô hình lí thuyết
với vấn đề thực tế mà nó mô tả. Để thực hiện bước này, có thể làm thực
nghiệm hoặc áp dụng phương pháp phân tích chuyên gia.
Ở đây có 2 khả năng:
Khả năng 1. Các kết quả tính phù hợp với thực tế. Khi đó có thể áp
dụng nó vào việc giải quyết vấn đề thực tế đặt ra. Trong trường hợp mô hình
cần được sử dụng nhiều lần, sẽ xuất hiện vấn đề xây dựng phần mềm đảm bảo
giao diện thuận tiện giữa người sử dụng và máy tính, không đòi hỏi người sử
dụng phải có trình độ chuyên môn cao về toán.
Khả năng 2. Các kết quả tính toán không phù hợp với thực tế. Trong
trường hợp này cần phải xem xét các nguyên nhân của nó. Nguyên nhân đầu
tiên có thể do các kết quả tính toán trong bước 3 là chưa có đủ độ chính xác
cần thiết. khi đó cần phải xem lại các thực tế cũng như các chương trình tính
toán trong bước này. Một nguyên nhân khác rất có thể là do mô hình xây
dựng chưa phản ánh được đầy đủ hiện tượng thực tế. Nếu vậy, cần phải rà
soát lại bước 1, trong việc xây dựng mô hình định tính có yếu tố hoặc quy luật
nào bỏ xót không ? Cuối cùng, cần phải xem xét hoặc xây dựng lại mô hình
toán học ở bước 2. Như vậy, trong trường hợp kết quả tính toán không phù
hợp với thực tế chúng ta cần phải quay lại kiểm tra tất cả các bước thực hiện
trước đó, và rất có thể 4 bước vừa mô tả dễ phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho
đến khi thu được kết quả tính toán phù hợp với thực tế để có thể áp dụng vào
việc giải quyết vấn đề thực tế đặt ra.
1. Xây dựng mô hình tổng quát và xác lập các điều kiện tính toán
1. Xây dựng mô hình tổng quát
Đối với bài toán tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai thác”,
“chiều dài theo phương của cột khai thác” trong HTKT cột dài theo phương,
88

gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, tiêu chuẩn tối
ưu được đưa ra là giá thành thấp nhất, chi phí nhỏ nhất hay lợi nhuận lớn
nhất, nên bài toán tối ưu hóa các thông số chiều cao tầng khai thác; chiều dài
theo phương của cột khai thác, trong HTKT cột dài theo phương, gương lò
chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, có dạng như sau:
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 , 𝐿𝑝 ) → 𝑚𝑖𝑛 (3.1)
Trong đó:
C - Giá thành sản xuất 1 tấn than;
Ht - Chiều cao tầng khai thác, m;
Lp - Chiều dài cột khai thác theo phương, m;
f(Ht,Lp) - Hàm số tính toán chi phí sản xuất dựa trên Ht,Lp. Trong đó,
các giá trị Ht,Lp được cho trước miền biến thiên bởi các giá trị cực tiểu và cực
đại: Ht = [Ht-min; Ht_max] ; Lp - [Lc-min; Lp_max], đồng thời giả định các yếu tố
đầu vào khác (không liên quan đến Ht,Lp) là không đổi.
2. Xác định chi phí thời gian cho từng công việc chính trong chu kỳ
khai thác lò chợ
Tổ chức sản xuất lò chợ theo chế độ một ngày đêm làm việc 3 ca, mỗi
ca làm việc 8 giờ.
Để thuận tiện, một chu kỳ sản xuất coi như bằng thời gian khấu hết một
luồng khấu, hoàn thành thu hồi giàn chống lò chân và lắp đặt bổ sung giàn
chống ở lò đầu. Các công việc cụ thể trong từng chu kỳ sản xuất bao gồm:
Giao ca, chuẩn bị sản xuất; Kiểm tra, củng cố lò chợ; Thu máng trượt, khoan
lỗ mìn; Nạp mìn; Nổ mìn, thông gió; Tải than, sửa gương, đặt máng trượt, căn
chỉnh giàn chống; Lắp đặt bổ sung giàn chống tại lò DVTG; Thu hồi giàn
chống tại lò nối chân lò chợ; Vận chuyển giàn chống thu hồi ở lò nối chân lò
chợ lên lò DVTG;Vận chuyển vật liệu.
89

a. Chi phí thời gian giao ca, chuẩn bị sản xuất: Chi phí thời gian giao
ca, chuẩn bị sản xuất lấy theo kinh nghiệm thực tế tại các công ty khai thác
than hầm lò là: Tcb = 60 (phút).
b. Chi phí thời gian kiểm tra, củng cố lò chợ: Theo kinh nghiệm thực tế
tại Công ty than Hồng Thái, công tác kiểm tra, củng cố lò chợ thực hiện đồng
thời trong suốt thời gian thực hiện các công việc khoan lỗ mìn, tải than.
c. Chi phí thời gian thu máng trượt, khoan lỗ mìn: Theo thực tế theo dõi
tại Công ty than Hồng Thái, chi phí thời gian thu máng trượt, khoan lỗ mìn
trong CNKT lò chợ xiên chéo sử dụng giàn chống mềm ZRY là 30 phút đối
với mỗi khay khấu 10m. Như vậy, nếu lò chợ có 2 khay khấu đồng thời, tổng
chi phí thời gian thu máng trượt, khoan lỗ mìn trong một chu kỳ sản xuất (1
luồng khấu) là:
Tklm = (Lc/(10*2))*30 = 1,5Lc (phút)
d. Chi phí thời gian nạp mìn: Theo thực tế theo dõi tại Công ty than
Hồng Thái, chi phí thời gian nạp mìn trong CNKT lò chợ xiên chéo sử dụng
giàn chống mềm ZRY là 30 phút đối với mỗi khay khấu 10m. Như vậy, nếu
lò chợ có 2 khay khấu đồng thời, tổng chi phí thời gian nạp mìn trong một chu
kỳ sản xuất (1 luồng khấu) là:
Tnm = (Lc/(10*2))*30 = 1,5Lc (phút)
e. Chi phí thời gian nổ mìn, thông gió: Chi phí thời gian nổ mìn, thông
gió lấy theo kinh nghiệm thực tế tại các công ty khai thác than hầm lò là 30
phút cho mỗi đợt nổ. Như vậy, nếu lò chợ có 2 khay khấu đồng thời, tổng chi
phí thời gian nổ mìn, thông gió trong một chu kỳ sản xuất (1 luồng khấu) là:
Ttg = (Lc/(10*2))*30 = 1,5Lc (phút)
f. Chi phí thời gian đặt máng trượt, tải than, sửa gương, căn chỉnh giàn
chống: Chi phí thời gian đặt máng trượt, tải than, sửa gương, căn chỉnh giàn
chống trung bình sau mỗi đợt khoan nổ mìn phụ thuộc vào chiều dài lò chợ.
90

Theo kinh nghiệm, chi phí thời gian cho những công tác này là 90 cho mỗi
đợt nổ (2 khay khấu đồng thời). Như vậy, chi phí thời gian tải than, sửa
gương, đặt máng trượt, căn chỉnh giàn chống trong một chu kỳ sản xuất (1
luồng khấu) là:
Ttt = (Lc/(10*2)) 90 = 4,5Lc (phút)
g. Chi phí thời gian lắp đặt bổ sung giàn chống tại lò DVTG: Theo thực
tế theo dõi tại Công ty than Hồng Thái, chi phí thời gian lắp đặt bổ sung giàn
chống tại lò DVTG là 120 phút/1 giàn chống. Tuy nhiên công tác này có thể
được thực hiện đồng thời với các công tác kiểm tra, củng cố, khoan lỗ mìn, tải
than trong lò chợ.
h. Chi phí thời gian thu hồi giàn chống tại lò nối chân lò chợ: Theo thực
tế theo dõi tại Công ty than Hồng Thái, chi phí thời gian thu hồi giàn chống
tại lò nối chân lò chợ là 120 phút/1 giàn chống. Tuy nhiên công tác này có thể
được thực hiện đồng thời với các công tác kiểm tra, củng cố, khoan lỗ mìn, tải
than trong lò chợ.
i. Chí phí thời gian vận chuyển giàn chống thu hồi ở lò nối chân lò chợ
lên lò DVTG: Theo thực tế theo dõi tại Công ty than Hồng Thái, chi phí thời
gian vận chuyển giàn chống thu hồi ở lò nối chân lò chợ lên lò DVTG bằng
180 phút mỗi ngày (mỗi 3 ca, vào cuối ca thứ 3).
Như vậy, tính trung bình, trong 01 ca sản xuất, tổng thời gian giao ca,
vận chuyển giàn chống là 120 phút, tổng thời gian thực hiện các công việc sản
xuất chính (khoan nổ mìn, thông gió, tải than) là 360 phút. Tổng thời gian
hoàn thành một chu kỳ sản xuất (khấu hết 1 luồng), không kể thời gian giao
ca, vận chuyển giàn chống là:
𝑇𝑐𝑘 = 𝐿𝑐 × (1,5 + 1,5 + 1,5 + 4,5) = 9,0𝐿𝑐 , phút (3.2)
Số ca hoàn thành 1 chu kỳ sản xuất là:
9,0𝐿𝑐
𝑛𝑐𝑘 = = 0,025𝐿𝑐 (3.3)
360
91

3. Xác định hệ số hoàn thành chu kỳ khai thác lò chợ


Hệ số hoàn thành chu kỳ khai thác lò chợ là một đại lượng thể hiện
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan có thể tác động tiêu
cực tới quá trình khai thác lò chợ. Tùy thuộc vào loại hình công nghệ, đặc
điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ khu vực áp dụng mà hệ số này có thể
thay đổi lớn hay nhỏ. Đối với CNKT lò chợ xiên chéo sử dụng giàn chống
mềm ZRY trong điều kiện vỉa 9b khu Trang Khê II - Công ty than Hồng Thái,
lựa chọn hệ số hoàn thành chu kỳ là Kck = 0,9.
4. Xác định thời gian chuyển diện khai thác
Thời gian mỗi lần chuyển diện khai thác lò chợ xiên chéo sử dụng giàn
chống mềm ZRY được lấy là 1,5 tháng/lần.
Tổng hợp các điều kiện tính toán của bài toán tối ưu hóa các thông số
(chiều cao tầng khai thác, chiều dài cột khấu theo phương) của HTKT lò chợ
xiên chéo sử dụng giàn chống mềm ZRY thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các điều kiện tính toán bài toán tối ưu hóa

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Thời gian giao ca, chuẩn bị sản xuất Phút/ca 60

2 Thời gian khoan lỗ mìn 1 đợt khấu Phút/đợt 30

3 Thời gian nạp mìn 1 đợt khấu Phút/đợt 30

4 Thời gian nổ mìn, thông gió 1 đợt khấu Phút/đợt 30

5 Thời gian tải than, căn chỉnh 1 đợt khấu Phút/đợt 90

6 Thời gian vận chuyển giàn ZRY Phút/ca 60

7 Thời gian 1 lần chuyển diện Tháng/lần 1,5

8 Hệ số hoàn thành chu kỳ - 0,9


92

2. Xây dựng hàm số quan hệ giữa giá thành sản xuất và các thông
số cần tối ưu hóa
Để giải bài toán tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai thác”;
“chiều dài theo phương của cột khai thác” trong HTKT cột dài theo phương,
gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY, hay nói các
khác, để giải phương trình (3.1), trước tiên cần xây dựng hàm quan hệ phụ
thuộc giữa “giá thành sản xuất” với hai biến số là: chiều cao tầng khai thác;
chiều dài theo phương của cột khai thác, tức là hàm f(Ht,Lp) trong phương
trình (3.1), từ đó tìm cực trị min của hàm số này.
Giá thành sản xuất 1 tấn than(C)ra đến cửa lò bao gồm: giá thành phân
xưởng và các chi phí đào lò chuẩn bị sản xuất, chi phí vận tải than từ chân lò
chợ đến hệ thống vận tải chung của mỏ, chi phí thông gió và kiểm soát khí
mỏ, chi phí thoát nước mỏ, chi phí xén lò.Giá thành sản xuất 1 tấn
than(C)được tính toán theo công thức sau:
𝐶 = 𝐺𝑝𝑥 + 𝐶đ𝑙 + 𝐶𝑣𝑡 + 𝐶𝑡𝑔 + 𝐶𝑡𝑛 + 𝐶𝑥 + 𝐶𝑐 , đồng/tấn. (3.4)
Trong đó:
Gpx - Giá thành phân xưởng, đồng/tấn;
Cđl - Chi phí đào lò chuẩn bị sản xuất, đồng/tấn;
Cvt - Chi phí vận tải than, đồng/tấn;
Ctg - Chi phí thông gió cho lò chợ, đồng/tấn;
Ctn - Chi phí thoát nước cho lò chợ, đồng/tấn;
Cx - Chi phí chống xén lò chợ, đồng/tấn;
Ccd - Chi phí chuyển diện khai thác, đồng/tấn.
Cc - Chi phí chung, bao gồm khấu hao, duy trì bảo dưỡng, vận hành các
công trình khai thông mỏ; sân ga hầm trạm, các công trình trên mặt bằng mỏ.
Giá thành phân xưởng, chi phí đào xén lò chuẩn bị, chi phí vận tải than,
chi phí chuyển diện đều có mối quan hệ với các thông số “chiều cao tầng
93

khai thác”; “chiều dài theo phương của cột khai thác”. Các chi phí thông gió,
thoát nước, chi phí chung được xác định theo định mức của mỏ trên mỗi tấn
than nguyên khai.
1. Giá thành phân xưởng (Gpx)
Giá thành phân xưởng được cấu thành từ 6 yếu tố chi phí chính là: vật
liệu (Cvl), động lực (Cđ), tiền lương (Ctl), các loại bảo hiểm (Cbh), khấu hao cơ
bản và chi phí khác (Ck):
𝐺𝑝𝑥 = 𝐶𝑣𝑙 + 𝐶đ + 𝐶𝑡𝑙 + 𝐶𝑏ℎ + 𝐶𝑘ℎ + 𝐶𝑘 , (3.5)
* Chi phí vật liệu (Cvl) bao gồm:
- Các chi phí theo định mức tính cho mỗi 1 tấn than nguyên khai
(Gđm_vl): ắc quy đèn lò, cầu máng cào, xích máng cào, v.v... Chi phí này không
phụ thuộc vào Ht, Lp.
- Các chi phí tính toán được khi thiết kế, trong CNKT lò chợ chống giữ
bằng giàn mềm ZRY, gồm các chi phí gỗ (Cg), thuốc nổ (Ctn), kíp nổ (Ckip).
Trong đó, chi phí gỗ không đáng kể và có thể xem xét bỏ qua.
𝐶𝑣𝑙 = 𝐺đ𝑚_𝑣𝑙 + 𝐶𝑡𝑛 × 𝐺𝑡𝑛 + 𝐶𝑘𝑖𝑝 × 𝐺𝑘𝑖𝑝 (3.6)
Trong đó: Gtn, Gkip tương ứng là đơn giá gỗ, thuốc nổ, kíp.
+ Chi phí thuốc nổ:
Ctn = QTN/Qck (3.7)
Trong đó:
Qck - Sản lượng khai thác một chu kỳ (T). Trong trường hợp của bài
toán, một chu kỳ sản xuất được tính là quá trình 1 luồng tiến gương. Sản
lượng khai thác một chu kỳ tính theo công thức:
𝑄𝑐𝑘 = 𝐿𝑐 × 𝑟 × 𝑚𝑘 × 𝛾 × 𝑘 (3.8)
Trong đó:Lc - Chiều dài của lò chợ (m);r - Tiến độ 1 luồng khấu, r= 0,8
(m);mk - Chiều rộng gương khấu (chiều dày vỉa), (m); - Trọng lượng thể tích
của than nguyên khai, (T/m3);k - Hệ số khai thác, k= 0,95.
94

𝑄𝑐𝑘 = 0,76 × 𝐿𝑐 × 𝑚𝑘 × 𝛾
QTN- Lượng thuốc nổ cho một chu kỳ khai thác (kg)
𝐿𝑐
𝑄𝑇𝑁 = 𝑛𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 × ×𝑞 (3.9)
𝐷𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛

Trong đó: nkhoan - Số hàng lỗ khoan gương; Dkhoan - Khoảng cách giữa
các lỗ khoan trong hàng, giá trị Dkhoan và nkhoan dựa trên hộ chiếu khoan nổ
mìn, phụ thuộc chiều dày vỉa than và độ cứng của than; q - lượng thuốc nổ sử
dụng cho một lỗ khoan.
Thay các công thức (3.8), (3.9) vào công thức (3.7) ta có:
𝑛𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 ×𝑞
𝐶𝑡𝑛 = (3.10)
0,76𝑚𝑘 ×𝐷𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛

+ Chi phí kíp nổ:


Ckip = Nk/Qck (3.11)
Nk - Số kíp nổ sử dụng cho một chu kỳ khai thác (kíp).
𝐿𝑐
𝑁𝑘 = 𝑛𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 × (3.12)
𝐷𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛

Thay các công thức (3.8), (3.12) vào công thức (3.11) ta có:
𝑛𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛
𝐶𝑘𝑖𝑝 = (3.13)
0,76𝑚𝑘 ×𝐷𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛

Thay các công thức (3.10), (3.13) vào công thức (3.6) ta có:
𝑛𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛
𝐶𝑣𝑙 = 𝐺đ𝑚_𝑣𝑙 + × (𝐺𝑘𝑖𝑝 + 𝑞 × 𝐺𝑡𝑛 ) (3.14)
0,76 𝑚𝑘 ×𝐷𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛

Như vậy, chi phí vật liệu (Cvl) cho 1 tấn than nguyên khai không phụ
thuộc vào các thông số chiều cao tầng và chiều dài cột khấu Ht, Lp.
* Chi phí động lực (Cđ):
Chi phí động lực (Cđ) là tiêu hao điện năng, được tính toán dựa trên
công suất tiêu thụ điện năng của thiết bị khai thác (ATB) và thời gian hoạt động
của thiết bị trong một chu kỳ sản xuất (TTB_ck) và chia cho sản lượng khai thác
một chu kỳ (Qck):
𝐶đ = 𝐴 𝑇𝐵 × 𝑇𝑇𝐵_𝑐𝑘 /𝑄𝑐𝑘 (3.15)
95

Mặt khác, thời gian hoạt động của thiết bị khai thác (khoan điện) trong
một chu kỳ sản xuất (TTB_ck) phụ thuộc vào chiều dài lò chợ:
𝐿𝑐
𝑇𝑇𝐵_𝑐𝑘 = 𝑛𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 × × 𝑇đ𝑚_𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 (3.16)
𝐷𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛

Trong đó: Tđm_khoan - thời gian định mức khoan 1 lỗ khoan.


Thay giá trị TTB_ck và Qck từ các công thức (3.8), (3.16) vào công thức
(3.15) ta có:
𝐴𝑇𝐵 ×𝑛𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 ×𝑇đ𝑚𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛
𝐶đ = (3.17)
0,76×𝐷𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 ×𝑚𝑘 ×𝛾

Như vậy, chi phí động lực Cđ cho 1 tấn than nguyên khai cũng không
phụ thuộc vào các thông số Ht, Lp.
* Chi phí tiền lương và chi phí bảo hiểm:
Chi phí tiền lương được tính bằng đơn giá nhân công (Gtl) cho một ca
lao động chia cho NSLĐ của nhân công trực tiếp. Các loại chi phí bảo hiểm
được tính theo các quy định hiện hành của nhà nước (Gbh) chia cho NSLĐ:
𝐶𝑡𝑙 + 𝐶𝑏ℎ = (𝐺𝑡𝑙 + 𝐺𝑏ℎ )/𝑁𝑆𝐿Đ (3.18)
Năng suất lao động được tính theo công thức:
Qnđ
NSLĐ = , (T/công); (3.19)
N cn

Trong đó:Ncn - Nhân lực làm việc trực tiếp trong lò chợ một ngày đêm.
Sản lượng khai thác một ngày đêm (Qnđ) được tính theo công thức:
𝑄𝑐𝑘
𝑄𝑛đ = × 𝑛𝑐𝑎 × 𝑘𝑐𝑘 (3.20)
𝑛𝑐𝑘

Trong đó:
nck- Số ca hoàn thành chu kỳ, tính theo công thức (3.3) 𝑛𝑐𝑘 = 0,025𝐿𝑐 ;
nca - Số ca khai thác một ngày đêm, nca = 3 (ca);
kck - Hệ số hoàn thành chu kỳ, kck= 0,9;
Thay số và công thức (3.20) ta có:
3×0,9×0,76×𝐿𝑐 ×𝑚𝑘 ×𝛾
𝑄𝑛đ = = 82,08 × 𝑚𝑘 × 𝛾 (3.21)
0,025𝐿𝑐
96

Thay công thức (3.21) vào công thức (3.19) ta có:


82,08×𝑚𝑘 ×𝛾
𝑁𝑆𝐿Đ = (3.22)
𝑁𝑐𝑛

Thay công thức (3.22) vào công thức (3.18) ta có:


(𝐺𝑡𝑙 +𝐺𝑏ℎ )×𝑁𝑐𝑛
𝐶𝑡𝑙 + 𝐶𝑏ℎ = (3.23)
82,08×𝑚𝑘 ×𝛾

Như vậy, chi phí tiền lương và chi phí bảo hiểm cho 1 tấn than nguyên
khai cũng không phụ thuộc vào các thông số Ht, Lp.
* Chi phí khấu hao cơ bản:
Chi phí khấu hao cơ bản được tính từ tổng mức đầu tư lò chợ (TM), số
năm khấu hao thiết bị (Nkh = 7) chia cho sản lượng lò chợ trong năm (Qnăm):
𝑇𝑀 𝑇𝑀
𝐶𝑘ℎ = = (3.24)
𝑁𝑘ℎ ×𝑄𝑛𝑎𝑚 7×𝑄𝑛𝑎𝑚

Qnăm=Qthángnthkcd=Qn.đntnthkcd (3.25)
Trong đó:
nth- Số tháng làm việc trong năm, nth= 12 (tháng);
nt - Số ngày làm việc trong tháng, nt= 25 (ngày);
kcd - Hệ số tính đến thời gian chuyển diện,
1,5×𝑛𝑐𝑑
𝑘𝑐𝑑 = 1 − (3.26)
12

Trong đó: ncd - Số lần chuyển diện 1 năm; 1,5 - thời gian chuyển diện.
12𝑉𝑘ℎ𝑎𝑢
𝑛𝑐𝑑 = (3.27)
𝐿𝑝 +1,5𝑉𝑘ℎ𝑎𝑢

Với Vkhau - Tốc độ tiến gương trong 1 tháng, m/tháng,


𝑙𝑐𝑘 𝑙𝑐𝑘 𝑙𝑐𝑘
𝑉𝑘ℎ𝑎𝑢 = × 0,9 × 25 = 22,5 = 900 (3.28)
𝑛𝑐𝑘 0,025𝐿𝑐 𝐿𝑐

Với lck - Khoảng cách tiến gương 1 chu kỳ, bằng:


0,8𝐿𝑐 sin 𝛼
𝑙𝑐𝑘 = (3.29)
(𝐻𝑡 −10)

Trong đó 0,8 - tiến độ khấu 1 chu kỳ (vuông góc với gương lò chợ xiên
chéo); 10 - Chiều cao trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải; α - Góc dốc vỉa than.
97

0,8𝐿𝑐 sin 𝛼 sin 𝛼


Do đó: 𝑉𝑘ℎ𝑎𝑢 = 900 = 720
𝐿𝑐 (𝐻𝑡 −10) (𝐻𝑡 −10)
sin 𝛼
12×720 8.640 sin 𝛼
(𝐻𝑡 −10)
𝑛𝑐𝑑 = sin 𝛼 = (3.30)
𝐿𝑝 +1,5×720 𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080 sin 𝛼
(𝐻𝑡 −10)

Thay vào công thức (3.27) ta có:


1.080 sin 𝛼 𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)
𝑘𝑐𝑑 = 1 − = (3.31)
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080 sin 𝛼 𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080 sin 𝛼

Thay công thức (3.31) vào công thức (3.25) ta có:


𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10)
𝑄𝑛ă𝑚 = 82,08 × 𝑚𝑘 × 𝛾 × 25 × 12 ×
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10) + 1.080 sin 𝛼
24.624𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)
𝑄𝑛ă𝑚 = (3.32)
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080 sin 𝛼

Tổng mức đầu tư lò chợ, chỉ tính chi phí đầu tư thiết bị giàn chống
mềm ZRY tỷ lệ thuận với chiều dài lò chợ:
𝐿𝑐 +15+20 (𝐿𝑐 +35)𝐺𝑡𝑏
𝑇𝑀 = × 𝐺𝑡𝑏 = (3.33)
0,35 0,35

Với 15, 20 tương ứng là chiều dài đoạn lò song song phía chân lò chợ
và đoạn lò DVTG cần lắp đặt giàn mềm ZRY phía đầu lò chợ (m).
Thay vào công thức (3.24) ta có:
𝐺𝑡𝑏 (𝐿𝑐 +35)[𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)−1.080 sin 𝛼]
𝐶𝑘ℎ = (3.34)
60.328,8𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

Chiều dài lò chợ Lc được xác định bởi công thức:


𝐻𝑡 −10 𝐻𝑡 −10
𝐿𝑐 = = = 2(𝐻𝑡 − 10) (3.35)
sin 𝛽 sin 30𝑜

Trong đó: β - Góc dốc biểu kiến của lò chợ, β = 30º; 10 - Chiều cao
thẳng đứng của trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải.
Thay vào công thức (3.34) ta có:
𝐺𝑡𝑏 (2𝐻𝑡 +15)[𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)−1.080 sin 𝛼]
𝐶𝑘ℎ = (3.36)
60.328,8𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

* Chi phí khác được lấy tỷ lệ % tổng các chi phí trên (N1).
98

Như vậy, kết quả xây dựng các chi phí cấu thành giá thành phân xưởng
cho thấy, giá thành phân xưởng phụ thuộc vào Ht, Lp và được xác định (gần
đúng) theo công thức:
𝐺𝑡𝑏 (2𝐻𝑡 +15)[𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)−1.080 sin 𝛼]
𝐺𝑝𝑥 = (1 + 𝑁1 ){𝐶𝑣𝑙 + 𝐶đ + 𝐶𝑡𝑙 + 𝐶𝑏ℎ + }(3.37)
60.328,8𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

2. Chi phí đào lò (Cđl) và chi phí xén lò (Cx)


Chi phí đào lò tính cho 1 tấn than nguyên khai được xác định bằng tổng
số mét lò bình quân cần đào trong 1 năm chia cho sản lượng trong 1 năm,
theo công thức, nhân mét lò (Gđl):
𝐿𝑙ò_𝑛ă𝑚
𝐶đ𝑙 = × 𝐺đ𝑙 (3.38)
𝑄𝑛ă𝑚

Trong đó, tổng số mét lò bình quân cần đào trong 1 năm bằng số lần
chuyển diện trong năm nhân với tổng số mét lò chuẩn bị cho 1 diện khai thác:
𝐿𝑝
𝐿𝑙ò_𝑛ă𝑚 = 𝑛𝑐𝑑 × (2𝐿𝑝 + 𝐿𝑐 + × 𝐿𝑐ú𝑝 ) (3.39)
8

Trong đó: Lcúp - Chiều dài cúp tháo đi lại: 𝐿𝑐ú𝑝 = 10/ sin 𝛼 (3.40)
Thay các công thức (3.30), (3.35), (3.40) vào công thức (3.39) ta có:
17.280[(𝐿𝑝 +𝐻𝑡 −10) sin 𝛼+0,625𝐿𝑝 ]
𝐿𝑙ò_𝑛ă𝑚 = (3.41)
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080 sin 𝛼

Thay công thức (3.32), (3.41) vào công thức (3.38) ta có:
0,7𝐺đ𝑙 [(𝐿𝑝 +𝐻𝑡 −10) sin 𝛼+0,625𝐿𝑝 ]
𝐶đ𝑙 = (3.42)
𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

Chi phí xén lò tính theo tỷ lệ % (N2) của (Cđl), tổng chi phí đào, xén lò:
0,7𝐺đ𝑙 (1+𝑁2 )[(𝐿𝑝 +𝐻𝑡 −10) sin 𝛼+0,625𝐿𝑝 ]
𝐶đ𝑙 + 𝐶𝑥 = (3.43)
𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

3. Chi phí vận tải than (Cvt)


Chi phí vận tải than gồm chi phí vận tải trong khu vực tại lò dọc vỉa vận
tải đến thượng/xuyên vỉa vận tải trung tâm và chi phí vận tải chung của mỏ:
𝐿𝑝
𝐶𝑣𝑡 = 𝐶𝑣𝑡_𝑐 + 𝐶𝑣𝑡_𝑘 = 𝐶𝑣𝑡_𝑐 + × 𝐺𝑣𝑡 (3.44)
2
99

Trong đó: Gvt - đơn giá vận tải 1 tấn than trên 1 mét lò.
4. Chi phí chuyển diện khai thác (Ccd)
Chi phí chuyển diện khai thác (Ccd) tính trên 1 tấn than nguyên khai
được tính bằng số lần chuyển diện trong năm (ncd) nhân với chi phí một lần
chuyển diện (Gcd) và chia cho tổng sản lượng khai thác trong năm (Qnăm):
𝑛𝑐𝑑 ×𝐺𝑐𝑑
𝐶𝑐𝑑 = (3.45)
𝑄𝑛𝑎𝑚

Trong đó, chi phí một lần chuyển diện (Gcd) được tính bằng 2% tổng
chi phí thiết bị:
(𝐿𝑐 +35)𝐺𝑡𝑏 (𝐿𝑐 +35)𝐺𝑡𝑏
𝐺𝑐𝑑 = 0,02 × 𝑇𝑀 = 0,02 × = (3.46)
0,35 17,5

Thay các công thức (3.30), (3.32), (3.46) vào công thức (3.45) ta có:
8.640 sin 𝛼 24.624𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10) (𝐿𝑐 +35)𝐺𝑡𝑏
𝐶𝑐𝑑 = : ×
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080 sin 𝛼 𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080 sin 𝛼 17,5

8.640𝐺𝑡𝑏 (𝐿𝑐 +35) sin 𝛼


𝐶𝑐𝑑 =
430.920𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

0,02𝐺𝑡𝑏 (2𝐻𝑡 +15) sin 𝛼


𝐶𝑐𝑑 = (3.47)
𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

5. Xây dựng hàm quan hệ phụ thuộc C = f(Ht,Lp)


Thay các giá trị xác định được từ các công thức (3.37), (3.43), (3.44),
(3.47) vào công thức (3.4) ta có hàm quan hệ phụ thuộc:

𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 , 𝐿𝑝 ) = (1 + 𝑁1 ) {𝐶𝑣𝑙 + 𝐶đ + 𝐶𝑡𝑙 + 𝐶𝑏ℎ

𝐺𝑡𝑏 (2𝐻𝑡 + 15)[𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10) − 1.080 sin 𝛼]


+ }
60.328,8𝑚𝑘 × 𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10)
0,7𝐺đ𝑙 (1 + 𝑁2 )[(𝐿𝑝 + 𝐻𝑡 − 10) sin 𝛼 + 0,625𝐿𝑝 ]
+ +
𝑚𝑘 × 𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10)
0,02𝐺𝑡𝑏 (2𝐻𝑡 + 15) sin 𝛼 𝐿𝑝 𝐺𝑣𝑡
+ + 𝐶𝑣𝑡𝑐 + + 𝐶𝑡𝑔 + +𝐶𝑡𝑛 + 𝐶𝑐
𝑚𝑘 × 𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10) 2
𝐿𝑝
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 , 𝐿𝑝 ) = (1 + 𝑁1 )(𝐶𝑣𝑙 + 𝐶đ + 𝐶𝑡𝑙 + 𝐶𝑏ℎ ) + 𝐶𝑣𝑡_𝑐 + 𝐺 + 𝐶𝑡𝑔 + 𝐶𝑡𝑛 + 𝐶𝑐 +
2 𝑣𝑡
100

𝐺𝑡𝑏 (2𝐻𝑡 +15)[𝐿𝑝 (1+𝑁1 )(𝐻𝑡 −10)−1.080(𝑁1 −0,12) sin 𝛼]+42.336𝐺đ𝑙 (1+𝑁2 )[(𝐿𝑝 +𝐻𝑡 −10) sin 𝛼+0,625𝐿𝑝 ]
+ (3.48)
60.328,8𝑚𝑘 ×𝛾𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

Để giản lược công thức (3.48), có thể đặt:


𝐺𝑡𝑏 42.336𝐺đ𝑙 (1+𝑁2 )
𝐴1 = ; 𝐴2 = ; 𝐴3 = sin 𝛼 ; 𝐴4 = (1 + 𝑁1 );
60.328,8𝑚𝑘×𝛾 60.328,8𝑚𝑘 ×𝛾

𝐴5 = (1 + 𝑁1 )(𝐶𝑣𝑙 + 𝐶đ + 𝐶𝑡𝑙 + 𝐶𝑏ℎ ) + 𝐶𝑣𝑡_𝑐 + 𝐶𝑡𝑔 + 𝐶𝑡𝑛 + 𝐶𝑐 .


Khi đó ta có:
𝐴1 (2𝐻𝑡 +15)[𝐴4 𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)+1.080(𝐴4 −1,12)𝐴3 ]
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 , 𝐿𝑝 ) = +
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)

𝐴2 𝐴3 (𝐿𝑝 +𝐻𝑡 −10)+0,625𝐴2 𝐿𝑝 𝐺𝑣𝑡 𝐿𝑝


+ + 𝐴5 + (3.49)
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10) 2

Từ công thức (3.46) cho thấy, rõ ràng việc tìm cực tiểu của hàm số
f(Ht,Lp) theo phương pháp giải tích là một công việc hết sức phức tạp.
3. Xây dựng giải thuật của mô hình tối ưu hóa
Phương trình (3.45) có thể được giải quyết đơn giản bằng sự hỗ trợ của
máy tính. Trong đó, các giá trị “chiều cao tầng khai thác”(Ht), “chiều dài theo
phương của cột khai thác”(Lp) được cho trước miền biến thiên bởi các giá trị
cực tiểu và cực đại: Ht = [Ht_min; Ht_max] ; Lp = [Lc_min; Lp_max]
Thuật giải bài toán gồm hai vòng lặp, mỗi vòng lặp tương ứng với từng
biến số nói trên. Cụ thể như sau:
- Biến số chiều cao tầng khai thác Ht thay đổi trong miền biến thiên cho
trước [Ht_min; Ht_max] (vòng lặp thứ nhất);
- Với mỗi giá trị của biến số Ht, thực hiện thay đổi biến số Lp trong
miền biến thiên cho trước [Lc_min; Lp_max] (vòng lặp thứ hai);
- Với mỗi giá trị của Ht và Lp tiến hành xác giá trị trả về của hàm
f(Ht,Lp) bằng công thức (3.45).
Giả sử biến số Ht có n1 giá trị thay đổi, biến số Lp có n2 giá trị thay đổi
thì số lần tính toán hàm f(Ht,Lp) là n1 × n2 lần.
101

Trên cơ sở các kết quả tính toán giá trị trả về của hàm f(Ht,Lp), tìm được
giá trị nhỏ nhất, khi đó bài toán tối ưu hóa được giải quyết.
Sơ đồ khối thể hiện giải thuật của mô hình tối ưu hóa các thông số
“chiều cao tầng khai thác”(Ht), “chiều dài theo phương của cột khai thác”(Lp)
trong HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng
giàn mềm loại ZRY thể hiện trong hình 3.1.

Hình 3.1. Giải thuật của mô hình tối ưu hóa các thông số của HTKT cột
dài theo phương, lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
Trên cơ sở thuật giải của bài toán mô hình tối ưu hóa, luận án đã tiến
hành xây dựng chương trình phần mềm phục vụ tính toán giải quyết bài toán
102

tối ưu hóa bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic, chi tiết nội dung giải thuật
của chương trình phần mềm xem phần Phụ lục. Giao diện chương trình phần
mềm xem hình 3.2.

Hình 3.2. Giao diện phần mềm tối ưu hóa các thông số của HTKT cột dài
theo phương, lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
3.3. Tối ưu hóa các thông số của HTKT cột dài theo phương, lò chợ xiên
chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
3.3.1. Tổng hợp một số đơn giá định mức, giá thành công đoạn sản xuất
phục vụ tính toán
Để giải quyết bài toán tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai
thác”, “chiều dài theo phương cột khai thác” trong CNKT lò chợ xiên chéo,
103

chống giữ bằng giàn chống mềm ZRY, cần xác định một số đơn giá, giá thành
công đoạn sản xuất làm điều kiện đầu vào phục vụ tính toán, xem bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tổng hợp các điều kiện địa chất, kỹ thuật, kinh tế mỏ
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Chiều dày vỉa trung bình m 2,7
2 Góc dốc vỉa trung bình Độ 55
3 Chiều cao tầng khai thác tối đa m 170
4 Chiều dài theo phương của cột tối đa m 650
5 Tỷ trọng than T/m3 1,72
6 Số nhân công làm việc trong 1 ngày đêm Người 63
7 Chi phí vật liệu cho 1 tấn than nguyên khai (Cvl) Đồng/tấn 49.940
8 Chi phí động lực cho 1 tấn than nguyên khai (Cđ) Đồng/tấn 18.216
9 Chi phí tiền lương cho 1 tấn than nguyên khai (Ctl) Đồng/tấn 161.346
10 Chi phí bảo hiểm cho 1 tấn than nguyên khai (Cbh) Đồng/tấn 13.421
11 Tỷ lệ chi phí khác (N1) % 7,04
12 Tỷ lệ chi phí xén lò/chi phí đào lò (N2) % 15,56
13 Chi phí vận tải chung (Cvt_c) Đồng/tấn 30.434
14 Chi phí thông gió (Ctg) Đồng/tấn 16.500
15 Chi phí thoát nước (Ctn) Đồng/tấn 14.045
16 Chi phí sản xuất chung (Cc) Đồng/tấn 258.458
17 Đơn giá thiết bị giàn chống mềm ZRY (Gtb) Đồng/giàn 108.000.000
18 Đơn giá đào lò chuẩn bị sản xuất (Gđl) Đồng/mét 13.860.200
19 Đơn giá vận tải than cự ly 300 m (Gvt × 1000) Đồng/T 2.580
Thay các giá trị trong bảng 3.2 vào công thức (3.49) ta có:
385,48(2𝐻𝑡 + 15)[1,0704𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10) − 43,88]
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 , 𝐿𝑝 ) = +
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 − 10)
1.982.597,14(𝐿𝑝 +𝐻𝑡 −10)+1.512.690,13𝐿𝑝
+ + 579.461,78 + 4,3𝐿𝑝 (3.50)
𝐿𝑝 (𝐻𝑡 −10)
104

Việc nghiên cứu tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai thác”,
“chiều dài theo phương cột khai thác” cho phép quy hoạch sơ đồ chuẩn bị
khai thác khu vực nói trên hợp lý, nâng cao hiệu quả áp dụng CNKT lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn chống mềm ZRY.
3.3.2. Tối ưu hóa chiều cao tầng khi biết trước chiều dài cột khai thác
Việc giải bài toán tối ưu hóa chiều cao tầng khai thác khi biết trước
chiều dài theo phương của cột khai thác có ý nghĩa quan trọng, cho phép lựa
chọn chiều cao tầng hợp lý, tương ứng với đó là chiều dài lò chợ hợp lý để tối
ưu hóa hiệu quả đầu tư, lợi nhuận. Đặc biệt khi chiều dài theo phương cột
khai thác ngắn, việc giải bài toán này không chỉ với mục tiêu lựa chọn chiều
cao tầng hợp lý, mà còn cho phép đơn vị sản xuất đánh giá hiệu quả áp dụng
CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY cho khu vực đó. Nếu
kết quả tính toán cho thấy giá thành sản xuất tối ưu quá cao, đơn vị sản xuất
có thể xem xét lựa chọn CNKT khác phù hợp hơn.
Giả sử các thượng thông gió - vận tải chia block khai thác đã được đào
với khoảng cách theo phương (theo thiết kế) là Lp = 240 m. Bằng phương
pháp giải tích, tiến hành tìm giá trị chiều cao tầng (phân tầng) khai thác tối ưu
Ht. Các giá trị cho trước bao gồm:
- Chiều dài cột khai thác theo phương: Lp = 240m.
- Chiều cao tầng tối thiểu: Ht_min = 10 m.
- Chiều cao tầng tối đa: Ht_max= 170m.
Thay giá trị Lp = 240m vào công thức (3.50) ta có hàm số f(Ht) phụ
thuộc vào biến số chiều cao tầng (Ht) như sau:
297.088,24𝐻𝑡2 + 704.295,87𝐻𝑡 + 596.087.528,33
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 ) = + 580.493,78
240𝐻𝑡 − 2400
2.636.830,46
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 ) = 1.237,87𝐻𝑡 + 595.807,02 + (3.51)
𝐻𝑡 −10

Tiến hành khảo sát đồ thị hàm số f(Ht) trong công thức (4.2), cho thấy:
105

- Khi biến số Ht → +10,0 thì f(Ht) → +∞: lim𝐻𝑡→+10 𝑓(𝐻𝑡 ) = +∞.


- Khi biến số Ht → +∞ thì f(Ht) → +∞: lim𝐻𝑡→+∞ 𝑓(𝐻𝑡 ) = +∞.
Giải phương trình đạo hàm bậc nhất của hàm số: f’(Ht) = 0 có nghiệm
Ht = 75 (m). Khi đó giá trị f(Ht) = 714.174 (đồng/tấn). Đồ thị hàm số f(Ht)
trong công thức (3.51) với giá trị Ht = [0;200] thể hiện trong hình 3.3.

Hình 3.3. Đồ thị hàm số f(Ht) thể hiện mối quan hệ giữa giá thành sản
xuất với thông số chiều cao tầng Ht
Từ đồ thị hình 3.3 cho thấy, khi chiều cao tầng khai thác Ht tăng dần từ
10 ÷ 40 m thì giá thành sản xuất f(Ht) sẽ giảm mạnh, nếu tiếp tục tăng giá trị
Ht (đến Ht = 75m) thì f(Ht) sẽ giảm dần cho đến khi đạt giá trị cực tiểu (f(Ht) =
714.174 đồng/tấn), sau đó nếu tiếp tục tăng chiều cao tầng khai thác thì giá
thành sản xuất f(Ht) sẽ tăng lên, nhưng lúc này sự thay đổi giá trị Ht làm giá
trị f(Ht) biến động nhẹ hơn.
Kết quả tính toán tối ưu hóa chiều cao phân tầng khai thác bằng chương
trình phần mềm, do luận án xây dựng theo giải thuật bài toán tối ưu hóa, thể
hiện trong hình 3.4.
106

Hình 3.4. Kết quả chạy phần mềm tối ưu hóa chiều cao tầng khi biết
trước chiều dài cột khai thác trong CNKT lò chợ giàn mềm ZRY
Kết quả tính toán bằng chương trình phần mềm cũng cho thấy, với giá
trị chiều dài theo phương cột khai thác cho trước (Lp = 240m), chiều cao tầng
khai thác tối ưu là Ht = 75m. Khi đó, công suất lò chợ đạt 98.000 tấn/năm,
NSLĐ đạt 6,1 tấn/công, giá thành sản xuất 710.432 đồng/tấn.Như vậy, nếu
chiều dài cột khai thác theo phương (Lp) được xác định trước bằng 240m, thì
chiều cao tầng khai thác tối ưu khoảng 70 ÷ 80 m. Khi đó giá thành sản xuất
một tấn than là thấp nhất, khoảng 700.000 ÷ 720.000 đồng/tấn.
Mặt khác, từ các công thức (3.49), (3.50) và (3.51), bằng cách giữ
nguyên giá trị chiều dài theo phương cột khai thác (Lp) và thay đổi giá trị các
hệ số còn lại trong bảng tổng hợp các điều kiện địa chất, kỹ thuật, kinh tế mỏ
(bảng 3.3), cho phép rút ra nhận xét rằng: chiều cao tầng khai thác tối ưu tỷ lệ
107

thuận với góc dốc vỉa than, đơn giá đào, xén lò; và tỷ lệ nghịch với đơn giá
thiết bị giàn chống mềm.
3.3.3. Tối ưu hóa chiều dài cột khai thác khi biết trước chiều cao tầng
Tương tự như bài toán tối ưu hóa “chiều cao tầng khai thác” khi biết
trước “chiều dài theo phương của cột khai thác”, việc giải bài toán tối ưu hóa
“chiều dài theo phương của cột khai thác” khi biết trước “chiều cao tầng khai
thác” có ý nghĩa quan trọng, cho phép lựa chọn chiều dài theo phương của cột
khai thác hợp lý để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, lợi nhuận. Đồng thời, là công
cụ giúp đơn vị sản xuất đánh giá hiệu quả áp dụng sơ bộ ngay từ bước lựa
chọn CNKT hợp lý.
Giả sử tầng khai thác +30/+200 được chia thành các tầng (phân tầng)
khai thác nhỏ hơn với chiều cao mỗi tầng trung bình 60m (theo thiết kế).
Bằng phương pháp giải tích, tiến hành tìm giá trị “chiều dài theo phương của
cột khai thác” tối ưu Lp. Các giá trị cho trước bao gồm:
- Chiều cao tầng khai thác: Ht = 60m.
- Chiều dài cột khai thác tối thiểu: Ht_min = 0,0 m.
- Chiều dài cột khai thác tối đa: Ht_max= 650 m.
Thay giá trị Ht = 60m vào công thức (3.50) ta có hàm số f(Lp) phụ thuộc
vào biến số chiều dài cột khai thác(Lp) như sau:
6.280.489,47𝐿𝑝 +96.846.306,48
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 , 𝐿𝑝 ) = + 579.461,78 + 4,3𝐿𝑝
50𝐿𝑝

1.936.926,13
𝐶 = 𝑓(𝐻𝑡 , 𝐿𝑝 ) = 4,3𝐿𝑝 + 705.071,57 + (3.52)
𝐿𝑝

Tiến hành khảo sát đồ thị hàm số f(Lp) trong công thức (4.3), cho thấy:
- Khi biến số Lp → +0 thì f(Lp) → +∞: lim𝐿𝑝→+0 𝑓(𝐿𝑝 ) = +∞.

- Khi biến số Lp → +∞ thì f(Ht) → +∞: lim𝐿𝑝→+∞ 𝑓(𝐿𝑝 ) = +∞.


108

Giải phương trình đạo hàm bậc nhất của hàm số: f’(Lp) = 0 có nghiệm
Lp = 671 (m). Khi đó giá trị f(Lp) = 710.843 (đồng/tấn). Đồ thị hàm số f(Lp)
trong công thức (3.52) với giá trị Lp = [0;2.000] thể hiện trong hình 3.5.

Hình 3.5. Đồ thị hàm số f(Lp) thể hiện mối quan hệ giữa giá thành sản
xuất với thông số chiều dài cột khai thác theo phương Lp
Từ đồ thị hình 3.5 cho thấy, khi chiều dài cột khai thác theo phương Lp
tăng dần (từ giá trị 0 ÷ 100m) thì giá thành sản xuất f(Lp) sẽ giảm mạnh, nếu
tiếp tục tăng Lp thì f(Lp) sẽ giảm dần cho đến khi đạt giá trị cực tiểu (f(Lp) =
710.843 đồng/tấn khi Lp = 671 m), sau đó nếu tiếp tục tăng chiều dài cột khai
thác theo phương thì giá thành sản xuất f(Lp) sẽ tăng lên.
Kết quả tính toán tối ưu hóa chiều cao tầng khai thác bằng chương trình
phần mềm, do luận án xây dựng theo giải thuật bài toán tối ưu hóa, thể hiện
trong hình 3.6.
109

Hình 3.6. Kết quả chạy phần mềm tối ưu hóa chiều dài cột khai thác khi
biết trước chiều cao tầng trong CNKT lò chợ giàn mềm ZRY
Kết quả tính toán bằng phần mềm cũng cho thấy, với giá trị chiều cao
tầng khai thác cho trước (Ht = 60m), chiều dài theo phương cột khai thác tối
ưu là Lp = 2.314 m. Khi đó, công suất lò chợ đạt 106.000 tấn/năm, NSLĐ đạt
6,1 tấn/công, giá thành sản xuất 710.843 đồng/tấn.Như vậy, nếu chiều cao
tầng (Ht) được xác định trước bằng 60m, thì chiều dài theo phương của cột
khai thác tối ưu khoảng 650 ÷ 700 m. Khi đó giá thành sản xuất một tấn than
là thấp nhất, khoảng 700.000 ÷ 720.000 đồng/tấn.
Mặt khác, từ các công thức (3.49), (3.50) và (3.52), bằng cách giữ
nguyên giá trị chiều cao tầng khai thác (Ht) và thay đổi giá trị các hệ số còn
lại trong bảng tổng hợp các điều kiện địa chất, kỹ thuật, kinh tế mỏ (bảng
3.3), cho phép rút ra nhận xét rằng: chiều dài theo phương cột khai thác tối ưu
110

tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa than, đơn giá đào, xén lò; tỷ lệ nghịch với chiều
dày vỉa than và đơn giá thiết bị giàn chống mềm.
3.3.4. Tối ưu hóa các thông số của HTKT lò chợ xiên chéo sử dụng giàn
mềm loại ZRY theo tiêu chí giá thành sản xuất nhỏ nhất
Việc giải bài toán tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai thác”,
“chiều dài theo phương của cột khai thác” theo tiêu chí giá thành sản xuất nhỏ
nhất có ý nghĩa quan trọng, cho phép quy hoạch khu vực khai thác hợp lý để
tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, lợi nhuận, đặc biệt khi kích thước khu vực khai
thác tương đối lớn.
Như đã trình bày ở nội dung trước, việc tìm cực trị của hàm số với hai
biến số f(Ht,Lp) trong công thức (3.49) (hoặc công thức (3.50) bằng phương
pháp giải tích tương đối phức tạp. Do đó, luận án áp dụng giải thuật (hình 3.1)
để giải quyết bài toán này.
Quá trình tính toán tối ưu hóa một trong hai biến số Ht, Lp ở phần trước
cũng đã cho thấy:
- Giá trị Ht tối ưu khoảng 70 ÷ 80 m;
- Giá trị Lp tối ưu khoảng 650 ÷ 700 m.
Như vậy, để thuật giải bài toán tối ưu hóa có thể tìm được giá trị
f(Ht,Lp) nhỏ nhất, áp dụng điều kiện biến thiên các biến số như sau:
- Chiều dài cột khai thác tối thiểu: Lp_min = 0 m.
- Chiều dài cột khai thác tối đa: Lp_min = 1.000m.
- Chiều cao tầng tối thiểu: Ht_min = 10 m.
- Chiều cao tầng tối đa: Ht_max= 200m.
Kết quả tính toán tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai thác”,
“chiều dài theo phương của cột khai thác” bằng chương trình phần mềm, do
luận án xây dựng theo giải thuật bài toán tối ưu hóa, thể hiện trong hình 3.7.
111

Hình 3.7.Kết quả chạy phần mềm tối ưu hóa các thông số chiều dài cột
khai thác, chiều cao tầng, trong CNKT lò chợ giàn mềm ZRY
Kết quả tính toán bằng phần mềm cho thấy, chiều cao tầng khai thác tối
ưu là Ht = 77m, chiều dài theo phương cột khai thác tối ưu là Lp = 660m. Khi
đó, công suất lò chợ đạt 108.000 tấn/năm, NSLĐ đạt 6,1 tấn/công, giá thành
sản xuất 708.684 đồng/tấn.Như vậy, chiều cao tầng khai thác tối ưu khoảng
55 ÷ 60m, chiều dài theo phương cột khai thác tối ưu là Lp = 650m. Khi đó giá
thành sản xuất một tấn than là thấp nhất, khoảng 700.000 ÷ 720.000 đồng/tấn.
Mặt khác, bằng cách thay đổi các hệ số trong bảng tổng hợp các điều
kiện địa chất, kỹ thuật, kinh tế mỏ (bảng 3.3), và tính toán kết quả tối ưu hóa
các thông số bằng phần mềm cũng cho cho phép rút ra nhận xét rằng:
- Chiều cao tầng khai thác tối ưu tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa than, đơn
giá đào, xén lò; và tỷ lệ nghịch với đơn giá thiết bị giàn chống mềm.
112

- Chiều dài theo phương cột khai thác tối ưu tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa
than, đơn giá đào, xén lò; và tỷ lệ nghịch với chiều dày vỉa than, đơn giá thiết
bị giàn chống mềm.
3.4. Kết luận chương 3
Luận án đã tiến hành xác định, đánh giá chi tiết các thông số cơ bản của
từng HTKT trong các CNKT được đề xuất. Trên cơ sở đó, phân tích và lựa
chọn tập trung nghiên cứu tối ưu hóa các thông số của HTKT cột dài theo
phương trong CNKT lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY.Từ kết
quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thông số và ảnh hưởng
của các thông số đến hiệu quả áp dụng CNKT, luận án đã lựa chọn nghiên
cứu tối ưu hóa các thông số “chiều cao tầng khai thác”; “chiều dài theo
phương của cột khai thác” trong HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ
xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY.
Để giải quyết bài toán đặt ra, trên cơ sở phân tích sự phù hợp của các
phương pháp tối ưu hóa, luận án đã lựa chọn phương pháp mô hình toán -
kinh tế. Luận án đã tiến hành xây dựng mô hình tổng quát cho bài toán có
dạng C = f(Ht,Lp) → min, đồng thời xác lập các điều kiện tính toán chung cho
bài toán tối ưu hóa. Trên cơ sở xác định các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu
thành lên giá thành khai thác 1 tấn than nguyên khai, luận án đã xây dựng
hàm số phụ thuộc f(Ht,Lp) với hai biến số “chiều cao tầng khai thác” (Ht),
“chiều dài theo phương của cột khai thác”(Lp), thể hiện qua công thức (3.48).
Để giải bài toán tìm cực trị min của hàm số f(Ht,Lp) trong công thức
(3.48), luận án đã xây dựng giải thuật của mô hình tối ưu hóa, theo nguyên tắc
vòng lặp khi cho giá trị các biến số (Ht,Lp) biến thiên trong miền giá trị cho
trước Ht = [Ht_min; Ht_max] ; Lp = [Lc_min; Lp_max], tính toán giá trị trả về của hàm
số f(Ht,Lp) và tìm giá trị nhỏ nhất. Trên cơ sở giải thuật của bài toán tối ưu
này, luận án đã xây dựng được chương trình phần mềm phục vụ tính toán,
113

bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic (xem Phụ lục).Kết quả giải các bài toán
tối ưu hóa cho phép rút ra một số kết luận sau:
- Chiều cao tầng khai thác tối ưu khoảng Ht = 75 ÷ 80 m, chiều dài theo
phương cột khai thác tối ưu khoảng Lp = 650 ÷ 700 m. Khi đó, công suất lò
chợ khoảng 105.000 ÷ 110.000 tấn/năm, NSLĐ đạt 6,1 tấn/công, giá thành
sản xuất 700.000÷ 720.000 đồng/tấn.
- Nếu chiều dài cột khai thác theo phương (Lp) được xác định trước
bằng 240 m, thì chiều cao tầng khai thác tối ưu khoảng 70 ÷ 80 m. Khi đó giá
thành sản xuất một tấn than là thấp nhất, khoảng 700.000 ÷ 720.000 đồng/tấn.
- Nếu chiều cao tầng khai thác (Ht) được xác định trước bằng 60m, thì
chiều dài theo phương của cột khai thác tối ưu khoảng 650 ÷ 700 m. Khi đó giá
thành sản xuất một tấn than là thấp nhất, khoảng 700.000 ÷ 720.000 đồng/tấn.
Mặt khác, thông qua việc giải bài toán tối ưu hóa các thông số HTKT lò
chợ xiên chéo sử dụng giàn mềm ZRY cũng cho phép rút ra nhận xét rằng:
- Chiều cao tầng khai thác tối ưu tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa than, đơn
giá đào, xén lò; và tỷ lệ nghịch với đơn giá thiết bị giàn chống mềm.
- Chiều dài theo phương cột khai thác tối ưu tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa
than, đơn giá đào, xén lò; và tỷ lệ nghịch với chiều dày vỉa than, đơn giá thiết
bị giàn chống mềm.
114

CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHAI THÁC LÒ CHỢ XIÊN CHÉO, CHỐNG
GIỮ BẰNG GIÀN MỀM ZRY CHO ĐIỀU KIỆN VỈA 9B KHU TRÀNG
KHÊ, CÔNG TY THAN HỒNG THÁI
4.1. Đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ vỉa 9b khu Tràng Khê, mỏ
Hồng Thái
Vỉa 9b khu Tràng Khê nằm trong phạm vi quản lý và khai thác của
Công ty than Hồng Thái, thuộc xã Hoàng Quế và xã Tràng Lương, huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Tóm tắt điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ vỉa 9b
khu Tràng Khê, Công ty than Hồng Thái như sau:
4.1.1. Tóm tắt đặc điểm địa chất khu vực
Vỉa 9b khu Tràng Khê thuộc tập vỉa giữa nằm trong địa tầng chứa than
có tuổi T3 (n-r) của khoáng sàng than Mạo Khê - Tràng Bạch.Trong khu vực
có 4 đứt gãy lớn gồm F.cb, F.129, F.280 và F.15 phân chia các vỉa than thành
những khu vực riêng biệt. Ví dụ, phay F.129 là ranh giới phân chia các khu
vực Tràng Khê II và Tràng Khê III.
Bề mặt mỏ khu Tràng Khê là đồi núi với địa hình dốc, thuận lợi cho
việc thoát nước nhanh chóng vào mùa mưa. Tuy nhiên, trong những năm qua,
nhiều lộ vỉa than được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, sau khai thác
không được san lấp moong đầy đủ dẫn đến khả năng tích tụ nước.Ngoài ra,
trong khu vực có hệ thống lò khai thác cũ của người Pháp không được cập
nhật đầy đủ, cộng với đứt gãy thuận F129 là đứt gãy có đới huỷ hoại rộng khả
năng tàng trữ và lưu thông nước rất tốt, do vậy trong quá trình khai thác, cần
đề phòng sự cố bục nước.Nước ngầm có mối quan hệ thủy lực với nước mặt.
Địa tầng bao gồm các loại đá sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết đá sét và
các vỉa than. Các lớp đá hạt thô có chiều dày lớn được phân bố ở phần phía
Bắc khoáng sàng. Các lớp sạn kết thường có chiều dày mỏng, nằm xen kẽ các
115

lớp cát kết hạt trung đến hạt thô. Các lớp cát kết thường có các khe nứt phát
triển theo nhiều phương, độ hở của khe nứt nhỏ, trong các khe nứt thường có
oxit sắt hoặc thạch cao bám.Bột kết có thành phần chính là thạch anh, silic,
sét, xi măng. Các lớp bột kết thường nằm xen với các đá sét hoặc cát kết, do
đó chiều dày biến đổi khá mạnh từ vài centimet đến vài chục mét.Sét kết
thường là vách trụ trực tiếp của các vỉa than nằm xen kẽ với các lớp bột kết,
cát kết hạt nhỏ,chiều dày biến đổi khá mạnh, thuộc loại đá mềm yếu rất dễ vỡ
theo mặt lớp, chúng thường bị sập lở ngay khi khai thác than. Các lớp đá sét ít
có khả năng chứa nước hoặc thấm nước.Các chỉ tiêu cơ lý của các loại đá
được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá trong địa tầng khu Tràng Khê -
Công ty than Hồng Thái
C.độ K.nén C.độ K.kéo Dung trọng Tỷ trọng Góc nội Lực dính kết
Tên đá
(kG/cm2) (kG/cm2) (g/cm3) (g/cm3) ma sát (0) (kG/cm2)
2796220 289190 2,702,49 2,772,56 370300 15587
Sạn kết
1435,73 239,5 2,60 2,69 340 121
2700220 28927 2,682,56 2,752,67 370300 15587
Cát kết
1246,68 173,32 2,62 2,71 340 121
1553103,9 21829,7 2,972,33 3,262,36 320-270 13153
Bột kết
552,78 92,82 2,65 2,7 300 100,5
170566,3 306168 3,101,5 3,22,42 390340 12059
Sét kết
450,88 237 2,43 2,67 360 89,5

Theo Quyết định số 1541/QĐ-BCT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ


trưởng Bộ Công Thương về việc “Xếp loại mỏ theo khí Mêtan năm 2014” các
vỉa than khu Tràng Khê (V24, V18, V12, V10 và V9b) mức +30  lộ vỉa được
xếp loại I về khí Mêtan.
116

4.1.2. Đặc điểm vỉa than 9b khu Tràng Khê


Trong phạm vi đánh giá từ tuyến thăm dò địa chất T.IXA đến T.XI, vỉa
9b có chiều dày thay đổi từ 0,8 ÷ 5,1 m, trung bình 2,7 m, chiều dày riêng
than thay đổi từ 0,8 ÷ 4,4 m, trung bình 2,1 m.Vỉa thuộc loại ổn định trung
bình về chiều dày với mức độ biến động chiều dày vỉa Vm = 35%. Cấu tạo vỉa
từ đơn giản đến phức tạp, trong vỉa chứa từ 0 ÷ 3 lớp đá kẹp, tổng chiều dày
đá kẹp thay đổi từ 0 ÷ 1,8 m, trung bình 0,4 m. Góc dốc vỉa thay đổi từ
45÷60º, trung bình 55º, vỉa ổn định về góc dốc với mức độ biến động góc dốc
vỉa Vα = 15%. Than trong vỉa là loại bán antraxít có chất lượng tương đối tốt.
Theo các tài liệu địa chất cũng như thực tế trong quá trình đào lò khai thông
chuẩn bị của khu vực cho thấy, trong phạm vi vỉa 9b mức +30/+200 khu
Tràng Khê II than không có tính tự cháy.
- Đá vách trực tiếp: Phân bố đều trực tiếp trên vỉa than là tập sét kết
màu xám đen, cấu tạo phân lớp mỏng với chiều dày phân lớp từ 0,05 ÷ 0,2 m.
Chiều dày tập sét kết từ 1,3 ÷ 6,93 m, trung bình 3,18 m. Cường độ kháng nén
thay đổi từ 48 ÷ 1019 kG/cm2, trung bình 273 kG/cm2. Trọng lượng thể tích
thay đổi từ 2,26 ÷ 2,76 g/cm3, trung bình 2,60 g/cm3, thuộc loại không ổn
định và dễ sập đổ. Nằm phía trên tập sét kết là tập bột kết màu xám tối, cấu
tạo phân lớp trung bình với chiều dày phân lớp từ 0,25 ÷ 0,4m. Chiều dày tập
bột kết từ 1,6 ÷ 11,0m, trung bình 7,1 m. Cường độ kháng nén thay đổi từ 69
÷ 1944 kG/cm2, trung bình 850 kG/cm2. Trọng lượng thể tích thay đổi từ 2,01
÷ 3,13 g/cm3, trung bình 2,78 g/cm3, thuộc loại ổn định và sập đổ trung bình.
- Vách cơ bản: Phía trên vách trực tiếp là tập cát kết màu xám sáng, phân
lớp dày từ 0,6 ÷ 1,1 m. Chiều dày tập cát kết từ 4,61 ÷ 17,6 m, trung bình 9,4
m. Đá vách cơ bản thuộc loại ổn định trung bình, tính sập đổ trung bình.
- Đặc điểm đá trụ vỉa: Nằm trực tiếp dưới vỉa than là tập sét kết màu
xám đen có chiều dày từ 0,53 ÷ 3,67, trung bình 1,7 m. Phía dưới lớp sét kết
117

đá bột kết bền vững, đôi chỗ ngay sát dưới vỉa than là đá bột kết. Trụ vỉa
thuộc loại ổn định trung bình đến ổn định.
4.1.3. Hiện trạng công tác khai thông, chuẩn bị, khai thác
* Hiện trạng công tác khai thông
Vỉa 9b khu Tràng Khê II đã được khai thông mở vỉa theo thiết kế kỹ
thuật “Dự án đầu tư nâng công suất lên 600.000 tấn/năm khu Tràng Khê II, III
- Công ty than Hồng Thái” do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công
nghiệp lập năm 2005. Cụ thể như sau:
- Mức thông gió khai thông bằng lò xuyên vỉa +200 đào từ mặt bằng
địa hình với tổng chiều dài 70 m.
- Mức vận tải được khai thông bằng lò xuyên vỉa vận tải mức +30, lò
dọc vỉa đá mức +30 V9b-TKII và các cúp xuyên vỉa đá mức +30.
* Hiện trạng công tác chuẩn bị
Theo kết quả cập nhật hiện trạng khai trường đến tháng 10/2016, công
tác chuẩn bị khai trường như sau:
- Mức thông gió +200 đã được chuẩn bị bằng lò dọc vỉa than mức +200
V9b cánh Tây đào từ vị trí lò xuyên vỉa +200 gặp vỉa đến tuyến T.IXA với
tổng chiều dài 925 m. Đường lò đào tiết diện hình vòm, chống bằng thép
SVP-22, bước chống 0,7m/vì, diện tích đào 8,4m2, diện tích sử dụng 7,5 m2.
- Mức vận tải +30 đã được chuẩn bị bằng lò dọc vỉa than mức +30 V9b
đào từ lò xuyên vỉa mức +30 V9b-12-TKII đến IIK644 với tổng chiều dài
644m và đoạn lò dọc vỉa than mức +30 V9b đào từ cúp đá số 3 mức +30 đến
IIK176 với chiều dài 176 m. Lò đào tiết diện hình vòm, chống bằng thép
SVP-22, bước chống 0,7 m/vì, diện tích đào 9,5 m2, diện tích sử dụng 8,4 m2.
+ Theo phương, khai trường được chuẩn bị thành các cột (bloc) bằng
các đường lò thượng thông gió vận tải mức +30/+200. Chiều dài theo phương
của mỗi cột, theo thiết kế dự kiến khoảng 240 m. Lò thượng +30/+200 đào
118

với tiết diện hình vòm, diện tích đào Sđ = 7,2 m2, diện tích sử dụng Ssd = 6,4
m2, chống thép SVP-17, bước chống 0,7 m/vì.
+ Theo hướng dốc, tầng khai thác +30/+200 dự kiến được chia thành 3
phân tầng bằng các đường lò dọc vỉa than đào nối giữa hai lò thượng thông
gió vận tải mức +30/+200 của mỗi cột. Lò dọc vỉa phân tầng đào với tiết diện
hình vòm, diện tích đào Sđ = 9,5 m2, diện tích sử dụng Ssd = 8,4 m2, chống
thép SVP-22, bước chống 0,7 m/vì. Chiều cao mỗi phân tầng từ 50 ÷ 65 m.
* Hiện trạng công nghệ khai thác
Vỉa 9b khu Tràng Khê II hiện đang được huy động vào khai thác theo
thiết kếáp dụng thử nghiệm công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ
bằng giàn mềm ZRY tại Công ty Than Hồng Thái - TKV do Viện Khoa học
Công nghệ Mỏ - Vinacomin lập năm 2014, sử dụng loại giàn mềm ZRY20/30ZL
cho phạm vi chiều dày vỉa từ 2,0 ÷ 3,0 m.
Hiện nay, công tác khai thác đã kết thúc lò chợ mức +30/+95 cột số 1
phía Tây biên giới khai trường và chuyển diện sang cột khai thác số 2.
4.1.4. Kích thước khai trường và tổng hợp trữ lượng khu vực
Cột khai thác áp dụng đầu tiên thuộc vỉa 9b (cột số 1), giới hạn theo
phương từ tuyến T.IXA đến T.XA có chiều dài theo phương Lp = 270 m, giới
hạn theo hướng dốc từ mức +30 đến mức +200 (chia làm 3 phân tầng), có trữ
lượng địa chất khoảng 250.000 tấn, tương đương với trữ lượng công nghiệp
191.500 tấn. Hiện nay cột số 1 đã khai thác xong. Theo hiện trạng khai thông,
chuẩn bị, kích thước khai trường khu vực nghiên cứu thuộc vỉa 9b khu Tràng
Khê II được giới hạn như sau:
+ Theo hướng dốc từ mức +30 lên +200 (chênh cao 170 m, tương ứng
với chiều dài theo hướng dốc vỉa than khoảng 207 m).
+ Theo đường phương từ lò xuyên vỉa vận tải mức +30 về phía Tây đến
ranh giới cột đã khai thác (khoảng 650 m).
119

Tổng trữ lượng còn lại của khu vực (tính đến hết tháng 10/2016) theo
biên giới khai trường như trên là:
- Trữ lượng địa chất Zđc = 580.000 tấn;
- Trữ lượng công nghiệp Zcn = 444.700 tấn;
4.2.Hệ thống khai thác áp dụng cho vỉa 9B với các thông số tối ưu
4.2.1. Khai thông, chuẩn bị khai trường
Như đã trình bày ở phần trước, vỉa 9b mức +30/+200 khu Tràng Khê II
đã được khai thông: mức thông gió bằng lò xuyên vỉa +200 đào từ mặt bằng
địa hình; mức vận tải đã được khai thông bằng lò xuyên vỉa vận tải mức +30,
lò dọc vỉa đá mức +30 V9b-TKII và các cúp xuyên vỉa đá mức +30. Khu vực
đã được chuẩn bị bằng các lò dọc vỉa than mức +30 và +200 đào từ các xuyên
vỉa về biên giới khai trường.
Chuẩn bị khai trường theo các thông số đã tối ưu như sau:
- Tại ranh giới dừng khai thác (gần các xuyên vỉa đá +30 và +200) đào
thượng thông gió - vận tải +30/+200 số 1 nối thông mức vận tải với mức
thông gió;
- Từ thượng thông gió - vận tải +30/+200 số 1, đào các lò dọc vỉa mức
+85 và +140 về phía biên giới khai trường (chiều dài mỗi lò khoảng 650m) để
phân chia khu vực khai thác thành 03 tầng khai thác (03 lò chợ):
+ Tầng khai thác +140/+200 (Lò chợ số 1): mức thông gió là lò dọc vỉa
than +200, mức vận tải là lò dọc vỉa than +140;
+ Tầng khai thác +85/+140 (Lò chợ số 2): mức thông gió là lò dọc vỉa
than +140, mức vận tải là lò dọc vỉa than +85;
+ Tầng khai thác +30/+85 (Lò chợ số 3): mức thông gió là lò dọc vỉa
than +85, mức vận tải là lò dọc vỉa than +30.
- Công tác chuẩn bị tại tầng khai thác (lò chợ) đầu tiên như sau: Từ lò
dọc vỉa +140 ở biên giới cột khai thác, tiến hành đào cặp cúp tháo than và đi
120

lại đầu tiên mức +140/+150, khoảng cách giữa hai cúp là 6,0 m. Sau đó đào lò
nối thông hai cúp và thượng khởi điểm xiên chéo với góc dốc biểu kiến 30
thông lên lò dọc vỉa thông gió mức +200. Trong quá trình khai thác sẽ tiến
hành đào các cúp tháo than mức +140/+150 tiếp theo, sao cho phía trước
gương lò chợ luôn duy trì từ 2 đến 3 cúp tháo than đã đào sẵn.Công tác chuẩn
bị cho lò chợ các tầng tiếp theo được thực hiện tương tự như đối với lò chợ
tầng đầu tiên.Cúp tháo than đào với tiết diện hình thang, diện tích đào Sđ = 4,0
m2, diện tích sử dụng Ssd = 3,0 m2, chống gỗ liền vì.Lò nối cúp và lò thượng
khởi điểm được đào với tiết diện hình vòm, diện tích đào Sđ = 7,2 m2, diện
tích sử dụng Ssd = 6,4 m2, chống thép SVP-17, bước chống 0,7 m/vì.
4.2.2. Phương pháp khấu than, thiết bị chống giữ lò chợ và đồng bộ
Phương pháp khấu than trong lò chợ chống giữ bằng giàn mềm ZRY
hoàn toàn bằng khoan nổ mìn.
Với điều kiện vỉa 9b khu Tràng Khê có chiều dày vỉa trung bình 2,7m,
lựa chọn giàn chống loại ZRY20/30L. Thiết bị đi cùng bao gồm: trạm bơm
dung dịch nhũ hoá kiểu BRW80/20 cùng với thùng chứa dung dịch nhũ hoá
mã hiệu XRXTA; cột thuỷ lực đơn mã hiệu DW-25và loại chuyên dùng cho
giàn chống mềm;máng cào loại SKAT-80.
4.2.3. Tính toán hộ chiếu chống giữ lò chợ
+ Số lượng giàn chống ZRY20/30L: Số lượng giàn chống phải đảm bảo
chống đỡ được toàn bộ chiều dài lò chợ xiên chéo là 100 m, đoạn lò chợ thẳng
phía chân có chiều dài 20 m và đoạn thẳng phía đầu lò chợ có chiều dài 15 m.
Như vậy tổng chiều dài cần chống giữ là: 100 + 20 + 15 = 135 m. Khoảng
cách giữa các giàn chống trong lò chợ là 0,35 mm, tổng số giàn chống cần
thiết là: 135/0,35 = 386 (bộ).
+ Số lượng cột thuỷ lực đơn tăng cường: bố trí 03 giá/cột. Tổng số cột
cần thiết là 386/3 = 129 (cột).
121

4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm ZRY
4.3.1. Tính toán một số chỉ tiêu KTKT lò chợ
- Sản lượng khai thác một chu kỳ:
𝑄𝑐𝑘 = 𝐿𝑐 𝑟𝑚𝑘 𝛾𝑘 = 100 × 0,8 × 2,7 × 1,72 × 0,95 = 353(T)
- Số ca hoàn thành chu kỳ:
𝑛𝑐𝑘 = 0,025𝐿𝑐 = 0,025 × 100 = 2,5 (ca/chu kỳ)
- Sản lượng khai thác một ngày đêm:
𝑄𝑐𝑘
𝑄𝑛đ = × 𝑛𝑐𝑎 × 𝑘𝑐𝑘 = (353/2,5) × 3 × 0,9 = 381,2(T/ngày-đêm)
𝑛𝑐𝑘

- Sản lượng khai thác trong một tháng:


Qtháng=Qn.đnt = 381,225 = 9.529,5 (T/tháng)
- Tốc độ tiến gương trong 1 tháng:
sin 𝛼 sin 55°
𝑉𝑘ℎ𝑎𝑢 = 720 = 720 = 11,8 (m/tháng)
(𝐻𝑡 −10) (60−10)

- Số lần chuyển diện 1 năm:


12𝑉𝑘ℎ𝑎𝑢 12×11,8
𝑛𝑐𝑑 = = = 0,21 (lần/năm)
𝐿𝑝 +1,5𝑉𝑘ℎ𝑎𝑢 650+1,5×11,8

- Hệ số chuyển diện:
1,5 × 𝑛𝑐𝑑 1,5 × 0,21
𝑘𝑐𝑑 = 1 − =1− = 0,97
12 12
- Công suất khai thác:
Qnăm=Qthángnthkcd=9.529,5120,97 = 111.323 (T/năm)
Làm tròn: Qnăm= 110.000 (T/năm).
- Năng suất lao động:
Qnđ
NSLĐ = = 381,2/63 = 6,05 (T/công)
N cn
122

- Chi phí thuốc nổ cho 1000 tấn than: Lượng thuốc nổ sử dụng cho một
chu kỳ khai thác là: 51 (kg). Sản lượng khai thác một chu kỳ: Qck = 353 (T).
Chi phí thuốc nổ cho 1000 tấn than khai thác là:
Ct = 51/353 1000 = 144,5 (kg/1000 T).
- Chi phí kíp nổ cho 1000 tấn than: Số kíp nổ sử dụng cho một chu kỳ
khai thác là: 170(kíp).Sản lượng khai thác một chu kỳ: Qck = 353 (tấn). Chi
phí kíp nổ cho 1000 tấn than khai thác là:
Ck = 170/353 1000 = 482 (kíp/1000 tấn)
- Chi phí mét lò chuẩn bị cho 1000 tấn than:
𝐿𝑙ò_𝑛ă𝑚 2×650+100+6×81,25
𝐶đ𝑙 = × 1000 = 𝑛𝑐𝑑 × × 1000 = 3,6(m/1000T)
𝑄𝑛ă𝑚 110.000

Tổng hợp các chỉ tiêu KTKT cơ bản của lò chợ thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tổng hợp các chỉ tiêu KTKT cơ bản của lò chợ
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Chiều dày vỉa trung bình m 2,7
2 Góc dốc vỉa trung bình Độ 55
3 Tỷ trọng than T/m3 1,72
4 Sản lượng than khai thác 1chu kỳ T 353
5 Sản lượng than khai thác 1 ngày đêm T 381,2
6 Sản lượng than khai thác 1 tháng T 9.529,5
7 Hệ số chuyển diện lò chợ - 0,97
8 Công suất lò chợ T/năm 110.000
9 Số nhân công làm việc trong 1 ngày đêm Người 63
10 Năng suất lao động trực tiếp T/công 6,05
11 Chi phí thuốc nổ cho 1000 tấn than kg 144,5
12 Chi phí kíp nổ cho 1000 tấn than kíp 482
13 Chi phí mét lò chuẩn bị cho 1000 tấn than m 3,6
123

4.3.2. Tính toán giá thành phân xưởng, giá thành sản xuất trực tiếp
Giá thành phân xưởng khai thác lò chợ thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Giá thành phân xưởng khai thác lò chợ
Định Thành tiền,
TT Các yếu tố chi phí ĐVT Đơn giá, đ
mức/1000T đ/tấn
TỔNG SỐ 408.453
I Vật liệu 49.940
1 Thuốc nổ kg 34.500 144,5 4.989
2 Kíp điện cái 11.540 482 5.562
3 Dây nổ m 850 1.779 1.512
4 Gỗ lò m3 910.000 3,6 6.643
5 Mũi khoan than cái 127.000 6 762
6 Choòng khoan than cái 350.000 5 1.750
7 Cầu máng cào cái 2.300.000 1 2.300
8 Xích máng cào m 425.000 8 3.400
9 Đèn ắc quy lò cái 1.450.000 2 2.900
10 Chi phí dầu nhũ lít 49.167 25,6 1.259
11 Lưới thép m3 25.000 93,1 2.328
12 Chi phí sửa chữa 10.022
13 Vật tư khác % 6.514
II Động lực Kwh 1.422 12.810 18.216
III Tiền lương công 822,.864 196.08 161.346
IV Các loại bảo hiểm đ 68.448 196.08 13.421
V Khấu hao cơ bản đ 15.032.891.640 110.000 136.663
VII Chi phí khác 28.867
Giá thành sản xuất 1 tấn than:
𝐶 = 𝐺𝑝𝑥 + 𝐶đ𝑙 + 𝐶𝑣𝑡 + 𝐶𝑡𝑔 + 𝐶𝑡𝑛 + 𝐶𝑥 + 𝐶𝑐 = 719.141, đồng/tấn
Như vậy, thiết kế lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn mềm ZRY
cho điều kiện vỉa 9b khu Tràng Khê với các thông số hệ thống khai thác
tối ưu: chiều cao tầng khai thác 60m; chiều dài theo phương cột khai
124

thác 650m, cho kết quả tương đồng với kết quả tính toán bằng giải thuật
tối ưu hóa.
4.4. Kết luận chương 4
Luận án đã tiến hành thiết kế hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm ZRY cho điều kiện vỉa 9b khu Tràng Khê, Công ty
than Hồng Thái và đánh giá hiệu quả kinh tế. Kết quả cho thấy, với các thông
số tối ưu hóa, giá thành phân xưởng là 408.453 nghìn đồng/tấn, tương đương
với giá thành phân xưởng hiện nay tại Công ty than Hồng Thái. Tuy nhiên,
giá thành sản xuất trực tiếp một tấn than khoảng 719.141 đồng/tấn, giảm so
với tính toán thực tế tại Hồng Thái.
125

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án có thể rút ra các kết luận sau:
1. Kết quả đánh giá điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ và tổng hợp trữ
lượng các vỉa than cho thấy, trữ lượng các vỉa dày trung bình, dốc đứng vùng
Uông Bí là tương đối lớn (Khoảng 55 triệu tấn) chiếm khoảng 8,3% tổng trữ
lượng than toàn vùng.
2. Khai thác các vỉa dày trung bình dốc đứng là rất khó khăn và phức
tạp. Các hệ thống khai thác buồng, lò dọc vỉa phân tầng không đáp ứng được
yêu cầu về mặt kỹ thuật và kinh tế. Gần đây, một số hệ thống khai thác với
công nghệ khai thác tiên tiến như hệ thống khai thác cột dài theo hướng dốc
với cơ giới hóa đồng bộ sử dụng tổ hợp giàn chống 2ANSH, hệ thống khai
thác lò chợ xiên chéo chống giữ bằng giàn mềm ZRY đã được áp dụng và đạt
kết quả tương đối tốt. Song, cần phải theo dõi, đánh giá và hoàn thiện các
công nghệ khai thác này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
2. Trên cơ sở xây dựng điều kiện áp dụng các hệ thống khai thác cùng
công nghệ khai thác, kết hợp phân tích, đánh giá của từng loại hình công nghệ,
luận án đã đề xuất phạm vi áp dụng hợp lý cho các loại hình công nghệ như sau:
- Ưu tiên áp dụng HTKT cột dài theo phương, gương lò chợ xiên chéo,
chống giữ bằng giàn mềm loại ZRY cho những khu vực có điều kiện phù hợp.
- Áp dụng HTKT bằng giàn chống, CGH đồng bộ sử dụng tổ hợp
2ANSH cho những khu vực có điều kiện thuận lợi.
- Áp dụng các HTKT dạng buồng, HTKT lò dọc vỉa phân tầng để khai
thác tận thu các khu vực nhỏ lẻ, phân tán hoặc các điều kiện vỉa biến động
phức tạp, phân tán, khó tập trung hóa sản xuất.
4. Bằng phương pháp mô hình toán - kinh tế, luận án đã xác định được
các thông số hợp lý của hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng
126

giàn mềm ZRY đó là: Chiều cao tầng tối ưu Ht = 75-80m và chiều dài theo
phương hợp lý Lp = 650-700m.
5. Tính toán hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo chống giữ bằng giàn
chống ZRY áp dụng cho vỉa 9b khu Tràng Khê, Công ty than Hồng Thái với
các thông số tối ưu sẽ cải thiện đáng kể các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật: công
suất lò chợ 110.000 tấn/năm(so với thiết kế ban đầu và thực tế đạt được hiện
nay là 90.000 tấn/năm), năng suất lao động 6,05 tấn/công (so với 5,5
tấn/công), chi phí mét lò chuẩn bị cho 1000 tấn than 3,6 m/1000T (so với 10,5
m/1000T), giá thành phân xưởng 408.453 nghìn đồng/tấn (so với 395.000
nghìn đồng/tấn), giá thành sản xuất trực tiếp khoảng 719.141 đồng/tấn(so với
935.000 đồng/tấn).
2. Kiến nghị
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo, giúp ích cho các đơn vị sản xuất than hầm lò vùng Uông Bí -
Quảng Ninh trong định hướng lựa chọn CNKT phù hợp các vỉa dày trung
bình, dốc đứng, tối ưu hóa các thông số hệ thống khai thác góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể là
tài liệu phục vụ nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Như Hùng, Lê Tiến Dũng, Đặng Quang Hưng, Đào Trọng Cường, Phan
Duy Tĩnh (2010), “Xác định chiều sâu khai thác an toàn khi khai thác mỏ
than Bình minh (đồng bằng Sông Hồng) bằng phương pháp hầm lò”, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất (32), tr 61-65;
2. Đào Trọng Cường (2014), “Đổi mới khoa học công nghệ trong ngành
than”, Tạp chí Khoa học và công nghệ (17), tr 6-8;
3. Đào Hồng Quảng, Trần Tuấn Ngạn, Nguyễn Ngọc Giang, Đào Trọng
Cường (2016), “Kết quả áp dụng giàn chống mềm loại ZRY trong khai thác
vỉa dốc tại Công ty Than Hồng Thái”, Tạp chí công nghiệp mỏ (4), tr 9-15;
4. Trương Đức Dư, Đặng Hồng Thắng, Phạm Văn Quân, Đào Trọng Cường
(2016), “Nghiên cứu tính toán, thiết kế kết cấu chống giếng đứng mỏ than
Hầm lò Núi Béo”, Hội nghị Khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ XXV
Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, tr 327-332;
5. Nguyễn Văn Thịnh, Trần Văn Thanh, Nguyễn Hồng Cường, Đặng Phương
Thảo, Đinh Thị Thanh Nhàn (2016) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm
thiểu ảnh hưởng của nước đến công tác khai thác vỉa 12 - mỏ than Bắc Cọc
Sáu”, Hội nghị Khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ XXV Hội Khoa học
và Công nghệ mỏ Việt Nam, tr 502-506;
6. Đỗ Trung Hiếu, Đào Trọng Cường (2016), “Phân tích nguyên nhân và cách
phòng ngừa, xử lý sự cố thường gặp trong trạm bơm cấp dịch cho thiết bị
chống thuỷ lực mỏ hầm lò”, Bản tin Cơ khí năng lượng - mỏ (5), tr 28-31;
7. Trần Ngô Huấn, Vũ Đình Mạnh, Đoàn Ngọc Cảnh, Đào Trọng Cường
(2016) “Thiết bị bảo vệ quá nâng của hệ thống trục tải giếng đứng”, Thông
tin khoa học công nghệ mỏ (6), tr 37-39.
8. Đào Trọng Cường (2017), “Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa các thông
số của hệ thống khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ giàn bằng giàn mềm
ZRY trong điều kiện vỉa 9 B khu Tràng Khê – Công ty Than Hồng Thái”,
Tạp chí Công thương (7), tr 219-223;
9. Đào Trọng Cường, Đỗ Mạnh Phong, Đặng Vũ Chí, Nguyễn Quế Thanh
(2017), “Nghiên cứu xây dựng điều kiện áp dụng các loại hình công nghệ
khai thác vỉa than dày trung bình và dốc đứng”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Việt Nam (11), tr 60-64.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong
khai thác hầm lò QCVN 01:2011/BCT, Hà Nội.
2. Chính phủ (2016), Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam
đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, ban hành theo Quyết định
số Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, Hà Nội.
3. Uông Hồng Hải (2008), Nghiên cứu công nghệ khai thác lò chợ dốc kiểu
bậc chân khay sử dụng chèn lò theo kiểu Kakuchi của Nhật Bản, Báo cáo
tổng kết Đề tài cấp TKV, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà
Nội.
4. Đặng Thanh Hải (2016), Phát triển áp dụng cơ giới hóa đào lò và khai
thác tại các mỏ hầm lò vùng than Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015, lộ
trình đến năm 2020, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp TKV, Viện Khoa học
Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
5. Trần Xuân Hòa (2011), Nghiên cứu nâng cao mức độ cơ giới hóa và hiện
đại hóa khai thác than hầm lò và định hướng ứng dụng cho các mỏ than
hầm lò vùng Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Nhà nước, Viện
Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
6. Lê Như Hùng (2002), Tối ưu hóa thiết kế mỏ hầm lò, Bài giảng Cao học
khai thác mỏ, Hà Nội.
7. Lê Như Hùng (2002), Ứng dụng tin học xác định các tham số mỏ hầm lò,
Bài giảng Cao học khai thác mỏ,Hà Nội.
8. Trần Văn Huỳnh và NNK (1998), Mở vỉa và khai thác khoáng sàng dạng
vỉa, Hà Nội.
9. Trần Tuấn Ngạn (2004), Nghiên cứu khả năng phát triển công nghệ khai
thác các vỉa than độ dốc lớn theo hướng áp dụng các dàn chống (không
phân mảng, dàn chống có đế trượt, giá thủy lực di đông) và phương pháp
nổ mìn trong lỗ khoan dài đường kính lớn, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ
Công thương, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
10.Trần Tuấn Ngạn (2015), Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác sử dụng
giàn chống đối với các vỉa than dày trung bình, độ dốc 35 ÷ 55o ở các mỏ
than hầm lò Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết Đề tài trọng điểm cấp Nhà
nước, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
11.Ninh Quang Thành (1991), Nghiên cứu công nghệ khai thác vỉa dày, dốc
α> 350 các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Nhà
nước, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
12.Nguyễn Anh Tuấn (2006), Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác chèn
lò phục vụ công tác điều khiển đá vách và bảo vệ các đối tượng công trình
bề mặt trong điều kiện các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết
Đề tài cấp TKV, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
13. Nguyễn Anh Tuấn (2009), Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng phát triển
áp dụng công nghệ cơ giới hóa vỉa dốc mỏng bằng dàn chống tự hành
2ANSH tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp
Bộ Công thương, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
14.Nguyễn Anh Tuấn (2009), Nghiên cứu áp dụng một số giải pháp kỹ thuật
trong công nghệ khai thác gương lò ngắn khi khai thác các vỉa than mỏng,
dốc vùng Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Công thương, Viện
Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
15.Nhữ Việt Tuấn (2009), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chiều cao phân
tầng trong sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dốc tại các mỏ than Hầm lò
Vùng Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Công thương, Viện
Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
16.Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin (2014), Dự án đầu tư áp dụng
thử nghiệm công nghệ khai thác lò chợ xiên chéo, chống giữ bằng giàn
mềm ZRY tại Công ty Than Hồng Thái - TKV, Hà Nội.
17.Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin (2017), Hướng dẫn áp dụng
công nghệ khai thác chia lớp ngang nghiêng tại các mỏ hầm lò thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
18.Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin (2017), Hướng dẫn áp dụng
công nghệ khai thác lò dọc vỉa phân tầng tại các mỏ hầm lò thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
19.Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin (2017), Hướng dẫn áp dụng
công nghệ khai thác buồng - thượng, buồng - thượng chéo tại các mỏ hầm
lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
20.ВНИМИ (1965), Методическое пособие по определению основных
параметров систем разработки с короткими забоями для пологих
пластов Кузбасса, Ленинград.
21.Иванов И.Ф. (1992), Средства выемки и крепления забоев тонких
крутых пластов, Справочное пособие, «Тэхника», Киев.
22.Кораблин Н.П., Середенко М.И., Белов В.П., Коровин Д.Р.
(1966),“Обобщение опыта работы и определение параметров и
области применения крепи КТУ-2 на шахтах Кузбасса”,Исследования
по вопросам горного дела,(13), КузНИУИ. Недра, Москва.
23.Лама Р.Д. (1994),Вклад в геотехнику, выбросы, газовый и пылевой
контроль и оптимизация горного планирования подземных угольных
шахт, Дисс. д-ра техн. наук, Кемерово.
24.Малышев Н.Ю. (1994),“Механизм разработки рациональных
технологических решений”,Горный информационно-аналитический
бюллетень,(5), МГГУ, Москва.
25.Некрасов В.В. (1997), Комплексное обоснование параметров и
реализация прогрессивных технологий эффективной и безопасной
отработки запасов высокоугленосных месторождений, Автореф.
дисс. докт. техн. наук., МГГУ, Москва.
26.Станченко Н.К.и др. (1986), Методология проектирования горных
предприятий, Справочник, Недра, Москва.
27.Шпайхер Е.Д., Салихов В.А. (2002),Геологоразведочные работы и
геолого-экономическая оценка месторождений полезных
ископаемых, Учебное пособие, СибГИУ, Новокузнецк.
28.Чинакал Н.А. (1968), Щитоваясистемаразработки, Недра.
PHỤ LỤC
#include <ButtonConstants.au3>
#include <GUIConstantsEx.au3>
#include <StaticConstants.au3>
#include <WindowsConstants.au3>
#include <WinAPI.au3>
#Region #
;Tạo GUI
$MainGUI = GUICreate("Tối ưu hóa HTKT lò chợ ZRY - NCS. Đào Trọng
Cường", 444, 410, -1, -1);Tạo GUI
;GUICtrlSetFont(-1, 10, 800, 0, "Arial") ;Chỉnh font

;Tạo Group đặc điểm vỉa than


$Input_info = GUICtrlCreateGroup("Đặc điểm vỉa than", 4, 4, 150, 70)
$Lb_mv = GUICtrlCreateLabel("- Chiều dày vỉa:", 10, 28, 75, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_mv = GUICtrlCreateInput("", 90, 28, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_mv_dv = GUICtrlCreateLabel("m", 130, 28, 15, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_av = GUICtrlCreateLabel("- Góc dốc vỉa:", 10, 49, 75, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_av = GUICtrlCreateInput("", 90, 49, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_mv_dv = GUICtrlCreateLabel("độ", 130, 49, 15, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)

;Tạo Group thông số đầu vào


$Input_info = GUICtrlCreateGroup("Thông số tối ưu hóa", 4, 75, 150, 125)
$Lb_Ht = GUICtrlCreateLabel("- Chiều cao tầng:", 10, 90, 110, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Ht_Gt = GUICtrlCreateLabel("Cho trước", 10, 105, 50, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Ht_Min = GUICtrlCreateLabel("Min", 70, 105, 50, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Ht_Max = GUICtrlCreateLabel("Max", 110, 105, 30, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Ht_dv = GUICtrlCreateLabel("m", 140, 120, 10, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_Ht = GUICtrlCreateInput("", 15, 120, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_Ht_min = GUICtrlCreateInput("", 60, 120, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_Ht_max = GUICtrlCreateInput("", 100, 120, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)

$Lb_Lp = GUICtrlCreateLabel("- Chiều dài cột khấu:", 10, 140, 110, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Lp_Gt = GUICtrlCreateLabel("Cho trước", 10, 155, 50, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Lp_Min = GUICtrlCreateLabel("Min", 70, 155, 50, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Lp_Max = GUICtrlCreateLabel("Max", 110, 155, 30, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Lb_Lp_dv = GUICtrlCreateLabel("m", 140, 175, 10, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_Lp = GUICtrlCreateInput("", 15, 175, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_Lp_min = GUICtrlCreateInput("", 60, 175, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)
$Input_Lp_max = GUICtrlCreateInput("", 100, 175, 35, 18)
GUICtrlSetColor(-1, 0x0000FF)

; Tạo Group các thông số tối ưu


$Toi_uu = GUICtrlCreateGroup("Kết quả tối ưu hóa các thông số HTKT", 160, 4,
280, 108)
$Lb_Ht_TU = GUICtrlCreateLabel("- Chiều cao phân tầng tối ưu:", 165, 20, 140,
17)
$Display_Ht_TU = GUICtrlCreateLabel("", 310, 20, 35, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0xFF0000)
$Lb_Ht_TU_dv = GUICtrlCreateLabel("m", 350, 20, 10, 17)
$Lb_Lp_TU = GUICtrlCreateLabel("- Chiều dài cột khấu tối ưu:", 165, 38, 140,
17)
$Display_Lp_TU = GUICtrlCreateLabel("", 310, 38, 35, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0xFF0000)
$Lb_Lp_TU_dv = GUICtrlCreateLabel("m", 350, 38, 10, 17)
$Lb_Lc_TU = GUICtrlCreateLabel("- Chiều dài lò chợ tối ưu:", 165, 56, 140, 17)
$Display_Lc_TU = GUICtrlCreateLabel("", 310, 56, 35, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0xFF0000)
$Lb_Lc_TU_dv = GUICtrlCreateLabel("m", 350, 56, 10, 17)
$Lb_C_sx = GUICtrlCreateLabel("- Chi phí trực tiếp sản xuất 1 tấn than:", 165, 74,
180, 17)
$Display_C_sx = GUICtrlCreateLabel("", 350, 74, 60, 17)
GUICtrlSetColor(-1, 0xFF0000)
$Lb_C_sx_dv = GUICtrlCreateLabel("đ", 415, 74, 10, 17)
$Lb_GTPX = GUICtrlCreateLabel("- Giá thành phân xưởng:", 165, 92, 180, 17)
$Display_GTPX = GUICtrlCreateLabel("", 350, 92, 60, 17)
$Lb_GTPX_dv = GUICtrlCreateLabel("đ", 415, 92, 10, 17)

; Tạo Group các chỉ tiêu KTKT


$ChitieuKTKT = GUICtrlCreateGroup("Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật", 160, 115,
280, 290)
$Lb_ndan = GUICtrlCreateLabel("- Số lượng giá ZRY (0% dự phòng):", 165, 133,
205, 17)
$Display_ndan = GUICtrlCreateLabel("", 345, 133, 45, 17)
$Lb_ndan_dv = GUICtrlCreateLabel("dàn", 391, 133, 43, 17)
$Lb_nca_ck = GUICtrlCreateLabel("- Số ca hoàn thành chu kỳ:", 165, 151, 205,
17)
$Display_nca_ck = GUICtrlCreateLabel("", 345, 151, 45, 17)
$Lb_nca_ck_dv = GUICtrlCreateLabel("ca", 391, 151, 43, 17)
$Lb_Qck = GUICtrlCreateLabel("- Sản lượng khai thác 1 chu kỳ:", 165, 169, 205,
17)
$Display_Qck = GUICtrlCreateLabel("", 345, 169, 45, 17)
$Lb_Qck_dv = GUICtrlCreateLabel("tấn", 391, 169, 43, 17)
$Lb_Qngd = GUICtrlCreateLabel("- Sản lượng khai thác 1 ngày đêm:", 165, 187,
205, 17)
$Display_Qngd = GUICtrlCreateLabel("", 345, 187, 45, 17)
$Lb_Qngd_dv = GUICtrlCreateLabel("tấn", 391, 187, 43, 17)
$Lb_Qthang = GUICtrlCreateLabel("- Sản lượng khai thác 1 tháng:", 165, 205,
205, 17)
$Display_Qthang = GUICtrlCreateLabel("", 345, 205, 45, 17)
$Lb_Qthang_dv = GUICtrlCreateLabel("tấn", 391, 205, 43, 17)
$Lb_vk = GUICtrlCreateLabel("- Tốc độ tiến gương:", 165, 223, 205, 17)
$Display_vk = GUICtrlCreateLabel("", 345, 223, 45, 17)
$Lb_vk_dv = GUICtrlCreateLabel("m/tháng", 391, 223, 43, 17)
$Lb_kcd = GUICtrlCreateLabel("- Hệ số chuyển diện:", 165, 241, 205, 17)
$Display_kcd = GUICtrlCreateLabel("", 345, 241, 45, 17)
$Lb_Qnam = GUICtrlCreateLabel("- Công suất lò chợ:", 165, 259, 205, 17)
$Display_Qnam = GUICtrlCreateLabel("", 345, 259, 45, 17)
$Lb_Qnam_dv = GUICtrlCreateLabel("tấn/năm", 391, 259, 43, 17)
$Lb_NSLD = GUICtrlCreateLabel("- Năng suất lao động:", 165, 277, 205, 17)
$Display_NSLD = GUICtrlCreateLabel("", 345, 277, 45, 17)
$Lb_NSLD_dv = GUICtrlCreateLabel("tấn/công", 391, 277, 43, 17)
$Lb_Llo_1000 = GUICtrlCreateLabel("- Chi phí mét lò chuẩn bị cho 1000T:", 165,
295, 205, 17)
$Display_Llo_1000 = GUICtrlCreateLabel("", 345, 295, 45, 17)
$Lb_Llo_1000_dv = GUICtrlCreateLabel("m", 391, 295, 43, 17)
$Lb_Vdau_1000 = GUICtrlCreateLabel("- Chi phí dầu nhũ hóa cho 1000T:", 165,
313, 205, 17)
$Display_Vdau_1000 = GUICtrlCreateLabel("", 345, 313, 45, 17)
$Lb_Vdau_1000_dv = GUICtrlCreateLabel("kg", 391, 313, 43, 17)
$Lb_TN_1000 = GUICtrlCreateLabel("- Chi phí thuốc nổ cho 1000T:", 165, 331,
205, 17)
$Display_TN_1000 = GUICtrlCreateLabel("", 345, 331, 45, 17)
$Lb_TN_1000_dv = GUICtrlCreateLabel("kg", 391, 331, 43, 17)
$Lb_Kipno_1000 = GUICtrlCreateLabel("- Chi phí kíp nổ cho 1000T:", 165, 349,
205, 17)
$Display_Kipno_1000 = GUICtrlCreateLabel("", 345, 349, 45, 17)
$Lb_Kipno_1000_dv = GUICtrlCreateLabel("kíp", 391, 349, 43, 17)
$Lb_Luoithep_1000 = GUICtrlCreateLabel("- Chi phí lưới thép cho 1000T:", 165,
367, 205, 17)
$Display_Luoithep_1000 = GUICtrlCreateLabel("", 345, 367, 45, 17)
$Lb_Luoithep_1000_dv = GUICtrlCreateLabel("kg", 391, 367, 43, 17)
$Lb_Ton_that = GUICtrlCreateLabel("- Tổn thất than theo công nghệ:", 165, 385,
205, 17)
$Display_Ton_that = GUICtrlCreateLabel("", 345, 385, 45, 17)
$Lb_Ton_that_dv = GUICtrlCreateLabel("%", 391, 385, 43, 17)

;Tạo nút tắt bật


$Button_Start = GUICtrlCreateButton("START", 30, 290, 40, 25)
$Button_Exit = GUICtrlCreateButton("EXIT", 80, 290, 40, 25)
;Đếm bước tính toán
$Lb_i = GUICtrlCreateLabel("Số bước tính:", 4, 205, 72, 17)
$Display_i = GUICtrlCreateLabel("0", 75, 205, 50, 17)

Dim $MainGUI_AccelTable[2][2] = [["{Enter}", $Button_Start],["{End}",


$Button_Exit]]
GUISetAccelerators($MainGUI_AccelTable)
GUICtrlSetOnEvent($Button_Start, "_Start")
GUICtrlSetOnEvent($Button_Exit, "_Exit")
GUISetOnEvent($GUI_EVENT_CLOSE, "_Exit")
GUISetState(@SW_SHOW)
#EndRegion ### END Koda GUI section ###
; Set chế độ theo dõi GUI
Opt("GUIOnEventMode", 1)

$pi = 3.14159265358979
Dim $start
Dim $mv,$av,$than = 1.72,$N_cn = 63
Dim $Ht,$Lp,$Ht_min,$Ht_max,$Lp_min,$Lp_max
Dim
$Htbv,$Lc,$nca_ck,$ndan,$Qck,$Qngd,$Qthang,$Rp,$Vkhau,$Tkt_cot,$N_chuyen
dien,$Kcd,$Qnam,$NSLD,$Thuocno_1000,$Kipno_1000,$Lo_1000,$Dau_1000,$
Luoithep_1000,$TLhuydong,$Qkhaithac,$Qdaolo,$Qkt_cot,$Ton_that
Dim $Dg_daolo = 13860200,$Dg_vantai = 8.6,$Dg_thonggio = 16500,
$Dg_thoatnuoc = 14045
Dim $TM_Thietbi,$Tb_Dan,$Tb_CTLD,$Tb_Trambom,$Tb_Dien,$Tb_khac
Dim
$Cthuocno,$Ckip,$Cdayno,$Cgo,$Cmuikhoan,$Cchoongkhoan,$Ccaumang,$Cxich
mang,$Cdenlo,$Cdaunhu,$Cluoithep,$Csuachua
Dim $Vattu,$Dongluc,$Tienluong,$Baohiem,$Khauhao,$Khac,$GTPX
Dim
$C_sanxuat,$C_daolo,$C_khaithac,$C_vantai,$C_thonggio,$C_thoatnuoc,$C_xenl
o,$C_chung,$C_cdien
Dim $mk1,$Lc1,$Lp1,$CPSX,$i,$N1=0.0704,$N2=0.1556,$C_vtai_chung =
30434,$Lo_nam

$start = False

While 1
If $start = True Then
_GetInfo()
If $mv < 1.5 Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều dày vỉa không được nhỏ hơn 1.5m")
$start = False
ElseIf $mv >3.5 Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều dày vỉa không được lớn hơn 3.5m")
$start = False
ElseIf $av <45 Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Góc dốc vỉa không được nhỏ hơn 45 độ")
$start = False
ElseIf $av >90 Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Góc dốc vỉa không được lớn hơn 90 độ")
$start = False
ElseIf ($Ht=0 And $Ht_max<10) Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều cao tầng max không được nhỏ hơn 10m")
$start = False
ElseIf ($Ht=0 And $ht_min<10) Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều cao tầng min không được nhỏ hơn 10m")
$start = False
ElseIf ($Ht>0 And $Ht<10) Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều cao tầng không được nhỏ hơn 10m")
$start = False
ElseIf ($Lp=0 And $Lp_max<50) Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều dài cột khấu tối đa không được nhỏ hơn
50m")
$start = False
ElseIf ($Lp=0 And $Lp_min<50) Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều dài cột khấu tối thiểu không được nhỏ hơn
50m")
$start = False
ElseIf ($Lp>0 And $Lp<50) Then
MsgBox (0 ,"Lỗi" ,"Chiều dài cột khấu không được nhỏ hơn 50m")
$start = False
Else
If $Ht <>0 Then
$Ht_min = $Ht
$Ht_max = $Ht
EndIf
If $Lp <>0 Then
$Lp_min = $Lp
$Lp_max = $Lp
EndIf
$Ht = $Ht_min
$Lp = $Lp_min
_cost($Ht,$Lp)
$CPSX = $C_sanxuat
$i=0
For $Ht = $Ht_min To $Ht_max Step 0.5
For $Lp = $Lp_min To $Lp_max Step 5
_cost($Ht,$Lp)
$i=$i+1
GUICtrlSetData($Display_i,$i)
If $C_sanxuat<=$CPSX Then
$Ht1 = $Ht
$Lp1 = $Lp
$CPSX = $C_sanxuat
EndIf
Next
Next
_cost($Ht1,$Lp1)
_Show($Ht1,$Lp1)
EndIf
$start = False
EndIf
WEnd

Func _GetInfo()
$mv = GUICtrlRead($Input_mv)
$av = GUICtrlRead($Input_av)
$Ht = GUICtrlRead($Input_Ht)
$Ht_min = GUICtrlRead($Input_Ht_min)
$Ht_max = GUICtrlRead($Input_Ht_max)
$Lp = GUICtrlRead($Input_Lp)
$Lp_min = GUICtrlRead($Input_Lp_min)
$Lp_max = GUICtrlRead($Input_Lp_max)
EndFunc

Func _KTKT ($Ht,$Lp)


$Htbv = 10; Chiều cao TBV
$Lc = ($Ht-$Htbv)/Sin(30/180*$pi); Chiều dài lò chợ
$nca_ck = $Lc*0.025; Số ca hoàn thành chu kỳ, ca
$ndan = Round(($Lc+35)/0.35,0); Số lượng dàn chống
$Qck = 0.95*0.8*$mv*$Lc*$than; Sản lượng 1 chu kỳ, tấn
$Qngd = 3*0.9*$Qck/$nca_ck; Sản lượng 1 ngày đêm, tấn
$Qthang = $Qngd*25; Sản lượng 1 tháng, tấn
$Rp = 0.8*Sin($av/180*$pi)/Sin(30/180*$pi); tiến độ khấu, m
$Vkhau = $Rp*3/$nca_ck*0.9*25; Tốc độ tiến gương theo phương, m/tháng
$Tkt_cot = $Lp/$Vkhau; Thời gian khai thác hết 1 cột, tháng
$N_chuyendien = 12/($Tkt_cot+1.5); Số lần chuyển diện trong năm
$Kcd = (12-$N_chuyendien*1.5)/12; Hệ số chuyển diện
$Qnam = $Qthang*12*$Kcd; Sản lượng năm, tấn
$NSLD = $Qngd/$N_cn; Năng suất lao động, tấn/công
$Thuocno_1000 = $Lc*$mv*0.8*0.25/$Qck*1000; Chi phí thuốc nổ cho 1000T
$Kipno_1000 = Round(2*$Lc/3+2*($Lc/3-1),0)/$Qck*1000; Chi phí kíp nổ cho
1000T
$Lo_1000 =
(2*$Lp+$Lp/8*10/Sin($av/180*$pi)+$Lc)/($Tkt_cot*$Qthang)*1000; Chi phí mét
lò chuẩn bị cho 1000T
$Dau_1000 = 192/$Qthang*1000; Chi phí dầu nhũ hóa cho 1000T
$Luoithep_1000 = 5*1.1*3.3*($Lp+$Lc+15)/($Tkt_cot*$Qthang)*1000; Chi phí
lưới thép cho 1000T
$TLhuydong = $Ht/Sin($av/180*$pi)*($Lp+25)*$mv*1.72; Trữ lượng huy động
$Qkhaithac = $Tkt_cot*$Qthang; Sản lượng khai thác
$Qdaolo = (0.8*($Lp*7.3+$Lp*9.2)+($Lc+15)*6.4+$Lp/8*10*4)*1.72; Sản
lượng đào lò
$Qkt_cot = $Qkhaithac+$Qdaolo; Tổng sản lượng từ cột khai thác
$Ton_that = (1 - $Qkt_cot/$TLhuydong)*100; Tổn thất than, %
$Lo_nam = $N_chuyendien*(2*$Lp+$Lc+$Lp/8*$Htbv/Sin($av/180*$pi))
EndFunc

Func _Show($Ht,$Lp)
GUICtrlSetData($Display_Ht_TU,$Ht)
GUICtrlSetData($Display_Lp_TU,$Lp)
GUICtrlSetData($Display_Lc_TU,Round($Lc,1))
GUICtrlSetData($Display_C_sx,Round($C_sanxuat,0))
GUICtrlSetData($Display_GTPX,Round($GTPX,0))
GUICtrlSetData($Display_ndan,$ndan)
GUICtrlSetData($Display_nca_ck,Round($nca_ck,2))
GUICtrlSetData($Display_Qck,Round($Qck,0))
GUICtrlSetData($Display_Qngd,Round($Qngd,0))
GUICtrlSetData($Display_Qthang,Round($Qthang,0))
GUICtrlSetData($Display_vk,Round($Vkhau,1))
GUICtrlSetData($Display_kcd,Round($Kcd,3))
GUICtrlSetData($Display_Qnam,Round($Qnam,-3))
GUICtrlSetData($Display_NSLD,Round($NSLD,1))
GUICtrlSetData($Display_Llo_1000,Round($Lo_1000,1))
GUICtrlSetData($Display_Vdau_1000,Round($Dau_1000,1))
GUICtrlSetData($Display_TN_1000,Round($Thuocno_1000,1))
GUICtrlSetData($Display_Kipno_1000,Round($Kipno_1000,1))
GUICtrlSetData($Display_Luoithep_1000,Round($Luoithep_1000,1))
GUICtrlSetData($Display_Ton_that,Round($Ton_that,1))
EndFunc

Func _cost($Ht,$Lp)
_KTKT ($Ht,$Lp)
_Thietbi ($Ht,$Lp)
_Gtpx ($Ht,$Lp)
$C_daolo = $Lo_nam/$Qnam*$Dg_daolo
$C_khaithac = $GTPX
$C_vantai = $C_vtai_chung + $Dg_vantai*$Lp/2
$C_thonggio = $Dg_thonggio
$C_thoatnuoc = $Dg_thoatnuoc
$C_xenlo = $C_daolo*$N2
$C_chung = 258458
$C_cdien = 0.02*$TM_Thietbi*$N_chuyendien/$Qnam
$C_sanxuat
=($C_daolo+$C_khaithac+$C_vantai+$C_thonggio+$C_thoatnuoc+$C_xenlo+$C_
chung+$C_cdien)
EndFunc
Func _Thietbi ($Ht,$Lp)
$TM_Thietbi = ($Lc+35)/0.35*108000000; Đầu tư thiết bị dàn chống ZRY
EndFunc
Func _Gtpx ($Ht,$Lp)
$Vattu = 49940;
$Dongluc = 18216; Chi phí động lực
$Tienluong = 161346;Chi phí tiền lương
$Baohiem = 13421;Chi phí bảo hiểm
$Khauhao = $TM_Thietbi/7/$Qnam; Chi phí khấu hao cơ bản
$Khac = $N1*($Vattu+$Dongluc+$Tienluong+$Baohiem+$Khauhao); Chi phí
khác
$GTPX = $Vattu+$Dongluc+$Tienluong+$Baohiem+$Khauhao+$Khac; Giá
thành phân xưởng
EndFunc
Func _Start()
$start = Not $start
$Button_Start = GUICtrlCreateButton("STOP", 30, 290, 40, 25)
EndFunc
Func _Exit()
Exit
EndFunc

You might also like