You are on page 1of 39

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM

B¸O C¸O NGHI£N CøU KH¶ THI


dù ¸n CÇU V¦ît ®­êng s¾t t¹i ®­êng n2
khu kinh tÕ ®«ng nam
X· DiÔn An, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An

PhÇn I - ThuyÕt minh dù ¸n


2021-TECDO4-01-HĐ

C«ng ty cæ phÇn t­ vÊn thiÕt kÕ giao th«ng vËn t¶i 4


teDco
Since 1971
4 ®Þa chØ: sè 02 - ®­êng lª ninh - ph­êng qu¸n bµu - tp vinh
®iÖn tho¹i: 02383 853374 fax: 02383 854276
B¸O C¸O NGHI£N CøU KH¶ THI
dù ¸n CÇU V¦ît ®­êng s¾t t¹i ®­êng n2
khu kinh tÕ ®«ng nam nghÖ an
X· DiÔn An, huyÖn DiÔn Ch©u, tØnh NghÖ An

PhÇn I - ThuyÕt minh dù ¸n


2021-TECDO4-01-HĐ

Chủ nhiệm dự án : Vũ Lam Trà


KCS Công ty : Nguyễn Kim An

CÔNG TY CỔ PHẦN TVTK GTVT 4


GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN

PHÓ GIÁM ĐỐC


Nguyễn Kim An

Tp Vinh, tháng ..... năm 2021


ThuyÕt minh
Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................ 3
1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................... 3
1.2. Các căn cứ pháp lý ................................................................................................... 4
1.3. Tổ chức thực hiện..................................................................................................... 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 5
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG DỰ ÁN .................... 6
2.1. Đặc điểm địa chất ..................................................................................................... 6
2.2. Điều kiện địa hình, địa mạo ..................................................................................... 8
2.3. Điều kiện khí hậu ..................................................................................................... 9
2.4. Điều kiện thủy văn, thủy triều của khu vực .......................................................... 10
2.4.1. Đặc điểm thủy văn khu vực ............................................................................... 10
2.4.2. Chế độ thủy triều vùng biển Nghệ An ................................................................ 10
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 11
3.1. Mạng lưới giao thông khu vực ............................................................................... 11
3.2. Hiện trạng giao thông trong khu vực .................................................................... 12
3.3. Hiện trạng của dự án ............................................................................................. 12
3.4. Sự cần thiết đầu tư ................................................................................................. 12
3.5. Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư ......................................................... 13
3.6. Điều kiện để thực hiện đầu tư ................................................................................ 13
CHƯƠNG IV: QUY MÔ XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT .............................. 14
4.1. Nguồn tài liệu để lập DAĐT................................................................................... 14
4.1.1. Hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng khảo sát:............................................... 14
4.1.2. Quy trình, quy phạm thiết kế: ............................................................................ 15
4.1.3. Các tài liệu tham khảo ...................................................................................... 16
4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 17
4.3. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật: ............................................................................ 17
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ .......................................................................... 18
5.1. Hướng tuyến ........................................................................................................... 18
5.2. Trắc dọc .................................................................................................................. 18
5.3. Trắc ngang ............................................................................................................. 18
5.4. Cầu vượt ................................................................................................................. 21
5.4.1. Kết cấu nhịp ...................................................................................................... 21
5.4.2. Kết cấu mố ........................................................................................................ 22
5.4.3. Kết cấu trụ ........................................................................................................ 22
5.4.4. Cầu thang cho người đi bộ ................................................................................ 22
5.4.5. Đoạn chuyển tiếp giữa cầu và đường ................................................................ 22
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 1
Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
5.5. Kết cấu áo đường ................................................................................................... 23
5.6. Kết cấu nền đường ................................................................................................. 23
5.7. Công trình thoát nước nhỏ .................................................................................... 24
5.8. Tường chắn ............................................................................................................ 24
5.9. An toàn giao thông ................................................................................................. 25
5.10. Công trình điện chiếu sáng .................................................................................... 25
CHƯƠNG VI: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHỦ ĐẠO ........................................... 26
6.1. Công tác chuẩn bị................................................................................................... 26
6.2. Thi công mố ............................................................................................................ 26
6.3. Thi công trụ ............................................................................................................ 26
6.4. Thi công kết cấu nhịp ............................................................................................. 26
6.5. Thi công đường hai đầu cầu .................................................................................. 27
6.6. Hoàn thiện .............................................................................................................. 28
6.7. Một số lưu ý trong quá trình thi công ................................................................... 28
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ .................... 29
6.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ........................................................................................ 29
6.2. Một số chi phí liên quan trong quá trình thực hiện dự án ....................................... 29
6.3. Chi phí duy tu, bảo trì ............................................................................................... 29
6.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: ......................................................................................... 30
CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, XÁC ĐỊNH HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................................ 30
7.1. Đánh giá tác động môi trường ............................................................................... 30
7.2. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải..................................................... 30
CHƯƠNG VIII: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ................................................................. 33
8.1. Lưu ý trong quá trình thi công .............................................................................. 33
8.2. Các lưu ý đối với giai đoạn khai thác cầu ............................................................. 34
- Kiểm tra ban đầu: ................................................................................................................ 34
- Kiểm tra thường xuyên:........................................................................................................ 34
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 34
9.1. Kết luận .................................................................................................................. 34
9.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 35

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 2


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT-CTCP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY CP TVTK GTVT 4 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vinh, ngày tháng năm 2021

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


CẦU VƯỢT ĐƯỜNG SẮT TẠI ĐƯỜNG N2
KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM
XÃ DIỄN AN, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
THUYẾT MINH DỰ ÁN

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu chung


Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An rộng 207,76 km² gồm một phần huyện Nghi
Lộc, một phần huyện Diễn Châu, một phần Thành phố Vinh và một phần thị xã Cửa
Lò. Theo quy hoạch, đây là một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng và được
kỳ vọng trở thành một trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, du lịch,
thương mại, cảng biển lớn của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam; một trung tâm đô thị
lớn của Nghệ An.
Để đảm bảo cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch phát triển Khu kinh tế
Đông Nam, UBND tỉnh Nghệ An đã có chủ trương đồng ý cho Ban QL KKT Đông
Nam được lập DAĐT một số tuyến đường phục vụ hạ tầng KKT, trong đó có tuyến
đường ngang N2, là tuyến đường trục chính ở khu vực phía Bắc trong Khu kinh tế
Đông Nam, là đường trục chính trung tâm của Khu công nghiệp Thọ Lộc và Khu đô
thị số 1, tổng có chiều dài 5,6km, quy mô công trình đường giao thông cấp II. Công
tác GPMB đã hoàn thành và ban giao cho đơn vị thi công từ năm 2010, nhưng đến nay
dự án vẫn chưa thể hoàn thành do thiếu vốn và đã dừng thi công hơn 10 năm nay. Hiện
toàn tuyến đã được thảm bê tông nhựa hạt trung, nhưng do thiếu vốn nên dự án vẫn
chưa thảm bê tông nhựa hạt mịn.
Mặt khác, theo thiết kế BVTC đã được phê duyệt, tuyến đường N2 giao cắt đồng
mức với tuyến đường sắt Bắc - Nam tại Km1+109.38 (lý trình đường bộ) tại
Km289+515.40 (lý trình đường sắt) và đã được Tổng Công ty đường sắt Việt Nam
thành lập đường ngang cấp I có thời hạn tại nút giao (QĐ số 1884/QĐ-ĐS ngày

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 3


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
24/12/2009). Thời gian sử dụng đường ngang đến 31/12/2015 (từ năm 2016 trở đi sử
dụng giao cắt lập thể cầu đường bộ vượt đường sắt). Tuy nhiên, đến nay do chưa có
nguồn kinh phí nên Ban QLDA Đông Nam vẫn chưa lập dự án cầu vượt đường sắt.
Do dự án vẫn chưa thảm bê tông nhựa hạt mịn, cũng như việc ngành đường sắt
chôn cọc lập rào chắn giữa đường N2 để đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu nên hiện
nay tuyến đường N2 đang bị dang dở, chia cắt. Mọi phương tiện chưa thể đi lại dẫn
đến dự án chưa phát huy tác dụng.
Vì vậy, để đảm bảo thông tuyến đường ngang N2 nhằm phát huy tác dụng của
dự án, tránh lãng phí nguồn đầu tư, việc đầu tư xây dựng Cầu vượt đường sắt Bắc Nam
trên đường ngang N2 là hết sức cần thiết.
1.2. Các căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
- Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng ngày 17/6/ 2020;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết
thi thành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghê
An và định hướng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ
An đã thông qua UBND tỉnh Nghệ An;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX (trong đó, xác định: xây
dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Nghệ An);
- Quyết định số 91/2014/QĐ-UBND ngày 15/1/20214 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý
Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An;
- Kế hoạch phát triển Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2021-2025;

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 4


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn
2021-2025;
- Công văn số 9448/BGTVT-KCHT ngày 24/8/2018 của Bộ GTVT về việc thành
lập đường ngang nội bộ tại Km289+514,4 tuyến đường sắt Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh;
- Công văn số 2103/SXD.KTQH ngày 30/7/2020 của Sở xây dựng Nghệ An về
việc góp ý quy mô, thiết kế cầu vượt đường sắt Bắc Nam tại nút giao thông đường N2
- Khu kinh tế Đông Nam;
- Công văn số 1976/ĐS-QLHT ngày 30/8/2020 của Tổng công ty đường sắt Việt
Nam về việc xây dựng cầu vượt đường sắt tại Km289+514,4, tuyến đường sắt Hà Nội
- Tp Hồ Chí Minh;
- Công văn số 1587/UBND-KT&HT ngày 03/8/2020 của Ủy ban nhân dân huyện
Diên Châu về việc góp ý quy mô, thiết kế cầu vượt đường sắt Bắc Nam tại nút giao
đường N2;
- Công văn số 2504/SGTVT-QLCL ngày 05/8/2020 của Sở giao thông vận tải
Nghệ An về việc ý kiến quy mô, thiết kế cầu vượt đường sắt Bắc Nam tại nút giao
đường N2;
- Quyết định phê duyệt số …./QĐ-UBND ngày …/…/2021 của UBND tỉnh Nghệ
An v/v phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư Dự án cầu vượt đường sắt tại đường N2.
1.3. Tổ chức thực hiện
- Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Nghệ An
- Chủ đầu tư: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
- Đơn vị tư vấn lập dự án: Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải 4
(TEDCO4)
Địa chỉ: 02 Lê Ninh, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 02383.853.374; Fax: 02383.854.276
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Tên dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2;
- Địa điểm thực hiện: Xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 5


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG DỰ ÁN

2.1. Đặc điểm địa chất


Căn cứ vào kết quả khoan khảo sát, thí nghiệm hiện trường (SPT) và kết quả thí
nghiệm các mẫu đất trong phòng của 03 lỗ khoan cầu, địa tầng khu vực xây dựng công
trình được phân chia thành các lớp đất mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp Đ: Đất đắp: Sét ít dẻo (CL) lẫn dăm sạn, đá cục, bê tông, màu nâu đỏ, xám
vàng, thành phần hỗn tạp
Lớp đất có thành phần Sét ít dẻo (CL) lẫn dăm sạn, đá cục, bê tông, màu nâu đỏ,
xám vàng, thành phần hỗn tạp, lớp này nằm ngay trên bề mặt địa hình khu vực khảo
sát. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt gặp tại các lỗ khoan trên
cạn. Bề dày lớp thay đổi từ 1.70m (CVĐS-T3) đến 3.00m (CVĐS-M2). Không lấy
mẫu thí nghiệm trong lớp này.
- Lớp 1: Sét rất dẻo (CH) màu xám đen, xám nâu, trạng thái dẻo chảy
Thành phần chính của lớp là Sét rất dẻo (CH) màu xám đen, xám nâu, trạng thái
dẻo chảy. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt gặp tại tất cả các lỗ
khoan. Bề dày lớp thay đổi từ 2.10m (CVĐS-M2) đến 3.90m (CVĐS-M1). Đây là lớp
đất có khả năng chịu tải kém, độ biến dạng lớn, giá trị xuyên tiêu chuẩn N30= 2-3 búa.
- Lớp 2: Sét ít dẻo (CL) lẫn dăm sạn, màu xám trắng, xám nâu, trạng thái dẻo
cứng
Thành phần chính của lớp là Sét ít dẻo (CL) lẫn dăm sạn, màu xám trắng, xám
nâu, trạng thái dẻo cứng. Diện phân bố của lớp khá rộng, bắt gặp tại các lỗ khoan
CVĐS-T3 và CVĐS-M2. Bề dày lớp thay đổi từ 2.40m (CVĐS-M2) đến 2.50m
(CVĐS-T3). Đây là lớp đất có khả năng chịu tải trung bình, giá trị xuyên tiêu chuẩn
N30=12 búa.
- Lớp 3: Sét ít dẻo (CL) màu xám trắng, xám nâu, xám vàng, trạng thái dẻo mềm
Thành phần chính của lớp là Sét ít dẻo (CL) màu xám trắng, xám nâu, xám vàng,
trạng thái dẻo mềm. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt gặp tại tất
cả các lỗ khoan. Bề dày lớp thay đổi từ 3.00m (CVĐS-T3) đến 3.50m (CVĐS-M2).
Đây là lớp đất có khả năng chịu tải kém, giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 = 6-8 búa.
- Lớp 4: Sét ít dẻo (CL) màu xám nâu, xám vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng
Thành phần chính của lớp là Sét ít dẻo (CL) màu xám nâu, xám vàng, xám trắng,
trạng thái dẻo cứng. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt gặp tại tất
cả các lỗ khoan. Bề dày lớp thay đổi từ 2.50m (CVĐS-M1) đến 4.70m (CVĐS-T3).
Đây là lớp đất có khả năng chịu tải trung bình, giá trị xuyên tiêu chuẩn N30= 9-11
búa.
- Lớp 5: Sét rất dẻo (CH) màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo chảy

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 6


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
Thành phần chính của lớp là Sét rất dẻo (CH) màu xám nâu, xám đen, trạng thái
dẻo chảy. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt gặp tại tất cả các lỗ
khoan. Bề dày lớp thay đổi từ 2.30m (CVĐS-T3, CVĐS-M2) đến 3.50m (CVĐS-M1).
Đây là lớp đất có khả năng chịu tải kém, độ biến dạng lớn, giá trị xuyên tiêu chuẩn
N30= 2-3 búa.
- Lớp 5a: Sét ít dẻo (CL) màu xám nâu, xám trắng, trạng thái dẻo mềm
Thành phần chính của lớp là Sét ít dẻo (CL) màu xám nâu, xám trắng, trạng thái
dẻo mềm. Diện phân bố của lớp khá hẹp, bắt gặp cục bộ tại lỗ khoan CVĐS-M1 với
bề dày lớp khoảng 2.50m. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải kém, giá trị xuyên tiêu
chuẩn N30= 5 búa.
- Lớp 6: Cát cấp phối kém (SP) màu xám vàng, xám nâu, xám đen, kết cấu chặt
vừa
Thành phần chính của lớp là Cát cấp phối kém (SP) màu xám vàng, xám nâu,
xám đen, kết cấu chặt vừa. Diện phân bố của lớp khá rộng, bắt gặp tại các lỗ khoan
CVĐS-T3 và CVĐS-M2. Bề dày lớp thay đổi từ 1.20m (CVĐS-M2) đến 2.00m
(CVĐS-T3). Đây là lớp đất có khả năng chịu tải trung bình, giá trị xuyên tiêu chuẩn
N30= 11 búa.
- Lớp 7: Sét ít dẻo (CL) màu nâu đỏ, xám trắng, xám vàng, trạng thái nửa cứng
Thành phần chính của lớp là Sét ít dẻo (CL) màu nâu đỏ, xám trắng, xám vàng,
trạng thái nửa cứng. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt gặp tại tất
cả các lỗ khoan. Bề dày lớp thay đổi từ 17.00m (CVĐS-T3) đến 19.00m (CVĐS-M1).
Đây là lớp đất có khả năng chịu tải khá, giá trị xuyên tiêu chuẩn N30= 16-29 búa.
- Lớp 8: Sét ít dẻo (CL) lẫn dăm sạn, màu xám nâu, xám trắng, trạng thái cứng
Thành phần chính của lớp là Sét ít dẻo (CL) lẫn dăm sạn, màu xám nâu, xám
trắng, trạng thái cứng. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt gặp tại
tất cả các lỗ khoan. Bề dày lớp thay đổi từ 6.20m (CVĐS-M1) đến 6.50m (CVĐS-T3,
CVĐS-M2). Đây là lớp đất có khả năng chịu tải khá tốt, giá trị xuyên tiêu chuẩn N30=
31-35 búa.
- Lớp 9: Đá sét kết phong hóa mạnh đến hoàn toàn, nứt nẻ đặc biệt mạnh, màu
xám nâu (đá cấp IV-VI)
Thành phần chính của lớp là Đá sét kết phong hóa mạnh đến hoàn toàn, nứt nẻ
đặc biệt mạnh, màu xám nâu. Diện phân bố của lớp rộng khắp khu vực khảo sát, bắt
gặp tại tất cả các lỗ khoan. Bề dày lớp chưa xác định vì các lỗ khoan kết thúc vẫn
thuộc lớp này (khoan vào lớp khoảng từ 10.30m đến 11.00m). Chỉ số chất lượng đá
RQĐ= 0-27%; Tỷ lệ lấy lõi toàn phần TCR= 12-40%. Lớp này có sức chịu tải tốt đối
với công trình cầu.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 7


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
2.2. Điều kiện địa hình, địa mạo
- Địa hình toàn vùng:
Xã Diễn An là một xã nằm ở phía phía Nam huyện Diễn Châu, nằm trên Quốc
lộ 1A trải dài trên khoảng 6,5 km, cách Thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc
và cách Cửa Lò gần 20 km về phía Tây Bắc.
Diễn An giáp các xã: Phía tây và bắc giáp xã Diễn Lộc, phía tây nam giáp xã
Diễn Phú, phía đông giáp xã Diễn Trung, phía đông bắc giáp xã Diễn Thịnh, phía nam
giáp với xã Nghi Yên (Huyện Nghi Lộc). Giao thông rất thuận lợi với 6,5 km đường
Quốc lộ 1A, 6 km đường sắt với ga Mỹ Lý là ga trung chuyển, cùng với khoảng 5 km
đường sông (Kênh Nhà Lê).
Xã Diễn An nổi tiếng có núi Mộ Dạ đã đi vào sử sách với Khu Di tích lịch sử
Đền Cuông. Đền Cuông cách bãi biển Cửa Hiền (thuộc xã Diễn Trung) chỉ khoảng 3
km tạo nên khu Du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền và cách bãi biển Cửa Lò gần 20 km.
Diễn An nằm trong vành đai khu kinh tế Đông Nam, một dự án kinh tế trọng điểm của
tỉnh Nghệ An.
Xã Diễn An trải qua nhiều lần tách, nhập, thay đổi địa giới hành chính cùng với
xã Diễn Lộc, Diễn Trung. Hiện nay Diễn An gồm 5 làng: Nguyệt Tiên (Phúc Lộc),
Yên Nam, Phúc Đồng, Bục Bục và Trại Lầy. Làng Yên Nam vốn là một xóm nhỏ, sau
đó bổ sung một số hộ từ làng Mị Châu. Làng Mị Châu là một làng nằm ven kênh Nhà
Lê, bị máy bay Mỹ ném bom tàn phá nên di cư, một phần về Diễn An, một phần về
Diễn Lộc.
Hiện nay xã Diễn An có 9 xóm: Làng Nguyệt Tiên gồm 2 xóm 1, 2; Làng Yên
Nam là xóm 3; Làng Phúc Đồng gồm các xóm 4, 5, 9, 14; Làng Bục Bục là xóm 12
và Làng Trại Lầy (Trại Trâu) là xóm 13. Năm 2020, Xã Diễn An tái thiết theo chủ
trương chung của nhà nước giảm còn 5 xóm:
+ Nhập xóm 1, 2 thành xóm 1 (tương ứng với làng Nguyệt Tiên)
+ Nhập xóm 3, 4...
Trung tâm của xã ở xóm 14 với chợ Giâm, bưu cục Nam Diễn Châu, trường
THCS Diễn An. Hiện nay khu vực gần Đền Cuông đã trở nên nhộn nhịp, mang dáng
vẻ của một thị tứ trong tương lai gần với kinh tế chủ yếu là du lịch - dịch vụ. Trung
tâm hành chính nằm ở xóm 3, cùng với trường tiểu học, mầm non xã Diễn An.
- Địa hình khu vực tuyến đi qua: Đường N2 là tuyến đường đã được thi công chủ
yếu đi qua địa hình ruộng lúa, ruộng màu, không có dân cư sinh sống. Tuyến giao cắt
đường sắt tại Km1+109,38 (lý trình đường N2) và tại Km289+514,4 (lý trình đường
sắt Bắc – Nam). Phạm vi đoạn tuyến thuộc cầu vượt ngang đi qua khu vực ruộng lúa
và hoa màu.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 8


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Điều kiện địa mạo khu vực xây dựng công trình tồn tại chủ yếu ở 3 dạng sau:
+ Dạng bào mòn xâm thực tập trung chủ yếu tại các lòng sông, suối và sườn đồi.
Đất đá tồn tại ở dạng địa mạo này chủ yếu là: Cát, cuội, sỏi sạn, sét…
+ Dạng lắng đọng trầm tích tập trung chủ yếu ở các ruộng vườn và hai bên bờ
các sông suối. Đất đá tồn tại ở dạng địa mạo này chủ yếu là: Cát, cát sét, sét lẫn dăm
sạn…
+ Dạng vừa lắng đọng trầm tích, vừa bào mòn xâm thực. Đất đá tồn tại ở dạng
địa mạo này chủ yếu là: Sét, sét cát lẫn dăm sạn, cát…
2.3. Điều kiện khí hậu
Khu vực cầu nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ của miền khí hậu phía Bắc.
Về cơ bản, khí hậu Bắc Trung Bộ vẫn giữ những đặc điểm chính của khí hậu miền
Bắc, song liên quan đến vị trí cực Nam của vùng này và với đặc điểm riêng của địa
hình khu vực mà khí hậu ở đây thể hiện những nét riêng có tính chất chuyển tiếp giữa
kiểu khí hậu miền phía Bắc và miền Đông Trường Sơn.
Sau đây là một số đặc trưng khí tượng khu vực thông qua các số liệu từ trạm khí
tượng Vinh:
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23,6  23,90C. Những tháng giữa mùa
đông khá lạnh, có tới 3  4 tháng (từ tháng XII đến tháng III) nhiệt độ giảm xuống
dưới 200C. Tháng lạnh nhất là tháng I có nhiệt độ trung bình 17,0  17,50C tăng dần
từ Bắc xuống Nam. Tháng nóng nhất là tháng VII có nhiệt độ trung bình 29,3  34,20C.
b. Mưa
Ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa trung bình năm trong khu vực vào khoảng 1700 
2100mm. Số ngày mưa trung bình toàn năm vào khoảng 139  147 ngày tùy từng nơi.
Mùa mưa kéo dài 6, 7 tháng, bắt đầu vào tháng V, kết thúc vào tháng X ở phần phía
bắc (Thanh Hoá) vào tháng XI ở phần phía nam (Nghệ An). Các tháng mưa lớn nhất
là các tháng VII, tháng VIII, tháng IX và tháng X, trung bình mỗi tháng thu được trên
300mm. Tháng có lượng mưa cực đại là tháng IX, là tháng có nhiều bão nhất ở vùng
này.
c. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 85%. Tháng ẩm nhất là các tháng cuối mùa
đông, có độ ẩm trung bình xấp xỉ 90%. Thời kỳ khô nhất là các tháng đầu mùa đông,
đặc biệt là ở phần phía Bắc của dự án. Riêng khu vực nam Thanh Hoá - Nghệ An, thời
kỳ khô nhất xuất hiện vào tháng V, tháng VI và tháng VII, khi có hiện tượng gió Lào

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 9


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
ở vùng này. Thời kỳ khô nhất không phải là các tháng đầu mùa đông như ở Bắc Bộ,
mà là giữa mùa hạ, thời kỳ khô nhất xuất hiện vào tháng VII, có độ ẩm trung bình
73,4%.
d. Gió
Về mùa đông hướng thịnh hành là Tây Bắc rồi đến Bắc hay Đông Bắc (tần suất
tổng cộng hai hướng đó vào khoảng 50  60%), về mùa hạ hướng thịnh hành là Tây
Nam hay Nam (với tần suất 40  50%). Tốc độ gió trung bình năm khoảng 1,7 
1,8m/s. Tốc độ gió mạnh nhất quan sát được khi có bão khoảng 30  40m/s.
e. Các hiện tượng thời tiết khác
- Bão:
Trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ
An, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, chiếm 19% tổng số cơn bão đổ bộ vào
nước ta. Bão thường tập trung từ tháng VI đến tháng XI. Bão lớn, triều cường gây nên
nước dâng ở vùng ven biển và các cửa sông, cửa lạch, đồng thời mưa lớn do hoàn lưu
sau bão và ATNĐ cùng với sự tàn phá của sức gió, gây ra lũ lụt, lũ quét và nhiều thiệt
hại lớn trên diện rộng.
- Gió Tây khô nóng:
Hiện tượng thời tiết đáng chú ý trong khu vực là hiện tượng gió Tây khô nóng,
trung bình 15  30 ngày mỗi năm. Những đợt gió Tây khô nóng sớm thường xuất hiện
vào đầu tháng IV và thường đến cuối tháng VIII, thậm chí đầu tháng IX vẫn có khả
năng gặp những đợt gió Tây khô nóng cuối mùa, tương đối yếu. Nhưng thời kỳ thịnh
hành nhất của gió Tây khô nóng là hai tháng VI, tháng VII.
- Mưa phùn:
Thường xuất hiện vào tháng II, tháng III hàng năm.
2.4. Điều kiện thủy văn, thủy triều của khu vực
2.4.1. Đặc điểm thủy văn khu vực
Chế độ thủy văn trong vùng thuộc lưu vực sông Cấm và sông Nhà Lê, là khu vực
có địa hình tương đối bằng phẳng. Sông Nhà Lê là một nhánh sông đào đổ vào sông
Cấm tại cầu Cấm. Sông Cấm là một con sông chảy qua địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An. Sông có chiều dài 47Km, bắt nguồn từ dãy núi Đại Huệ, xã Đại Sơn, huyện
Đô Lương, chảy về hướng đông và đổ ra vịnh Bắc Bộ tại Cửa Lò.
2.4.2. Chế độ thủy triều vùng biển Nghệ An
Nằm trong vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn, kín và phức tạp của nước ta, lại kết hợp
thêm một số yếu tố địa hình của vùng thềm lục địa. Nghệ An đã tạo điều kiện cho quá

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 10


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
trình cộng hưởng của các sóng triều khi truyền vào đây. Ngoài ra một số yếu tố khác
như thiên văn, bão, gió mùa,… cũng ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm cũng như diễn
biến của thủy triều trong vùng biển Nghệ An. Dưới sự tác động của các nhân tố trên,
thủy triều vùng biển Nghệ An mang những đặc điểm của chế độ triều hỗn hợp, thủy
triều vùng biển Nghệ An được đánh giá là có chế độ nhật triều không đều. Trong tháng
có khoảng 10-13 ngày thủy triều có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống. Biên độ triều
ở đây khá lớn (2,5 -3m vào kỳ nước cường) và giảm dần từ Bắc vào Nam. Nơi có biên
độ lớn nhất là vùng vịnh Diễn Châu. Khi đi vào các cửa sông, biên độ triều cũng có
những thay đổi đáng kể. Thủy triều vùng biển Nghệ An cũng biến thiên theo những
chu kỳ nhất định.

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

3.1. Mạng lưới giao thông khu vực


Khu kinh tế Đông Nam có mạng lưới giao thông theo quy hoạch và hiện trạng
khá đa dạng, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy:
- Về đường bộ: có 2 tuyến quốc lộ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7. Quốc lộ 1A đoạn qua
KKT dài hơn 28 km, tuyến Quốc lộ 7A ở phía Bắc KKT là tuyến giao thông nối QL1A,
thị trấn Diễn Châu với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, lưu thông khu vực miền Trung với
Lào.
Phía Nam và Tây Nam là ĐT534 nối QL1A tại thị trấn Quán Hành và QL7A tại
xã Bảo Thành, huyện Yên Thành chiều dài khoảng 28km. Ngoài ra hệ thống đường
tỉnh, đường huyện trong phạm vi khu kinh tế cũng khá hoàn chỉnh.
Các tuyến đường theo quy hoạch của khu kinh tế gồm hệ thống đường ngang
(N1, N2, N3, N4, N5) và đường dọc (D1, D2, D3, D4, D5) cũng đang được triển khai
lập dự án, tuy nhiên chỉ mới xây dựng được vài tuyến đường chính, khối lượng xây
dựng còn hạn chế.
Ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu – Quán Hành
cũng đang được triển khai lập TKKT giai đoạn 2017 – 2020.
- Về đường sắt: Dọc theo Quốc lộ 1A là tuyến đường sắt Bắc Nam, khổ 1m, chiều
dài qua KKT khoảng 28km, cắt qua tuyến N2.
- Về đường thủy: Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An có sông Cấm chảy qua dài
khoảng 20km đổ ra Biển Đông qua cảng biển Cửa Lò. Bên cạnh đó là hệ thống kênh
nhà Lê là di tích lịch sử Quốc gia có nhiều đóng góp về mặt giao thông, thủy lợi.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 11


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Về hàng không có sân bay Vinh, cách dự án khoảng 25 km.
3.2. Hiện trạng giao thông trong khu vực
- Hiện trạng Quốc lộ 7A đoạn từ thị trấn Diễn Châu đến cửa khẩu Nậm Cắn:
Đường đạt tiêu chuẩn từ cấp V miền núi đến cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng từ
3,5 đến 10 m; Đoạn Diễn Châu - Đô Lương đã được san bê tông bằng phẳng, qua khu
vực đông dân cư; Đoạn Đô Lương - Nậm Cắn dài 192 km, chạy dọc sông Cả, gần Nậm
Cắn đường qua đèo Mường Xén dài 22 km, độ dốc 10-12%, đường hẹp, xe tránh nhau
khó khăn, nhiều đoạn có vách ta luy cao hay bị sạt lở vào mùa mưa. Tuy nhiên vào
năm 2015 chính phủ đã mở rộng mặt đường nhiều đoạn và làm thêm nhiều cầu mới
nên đoạn đường từ thị trấn Đô Lương lên đến đường Hồ Chí Minh tương đối rộng rãi
và tốt.
- Hiện trạng QL1A: Tuyến vừa mới được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III
đồng bằng có Bn = 20,5m. Mặt cắt ngang đoạn thông thường được bố trí với 4 làn xe
cơ giới, 2 làn xe máy và dải phân cách giữa rộng 1.5m.
- Tuyến đường ngang N5 là tuyến đường trục chính ở khu vực phía Bắc trong
Khu kinh tế Đông Nam, là đường trục chính trung tâm của Khu công nghiệp Thọ Lộc
và Khu đô thị số 1, tổng có chiều dài 5,6km, quy mô công trình đường giao thông cấp
II. Công tác GPMB đã hoàn thành và ban giao cho đơn vị thi công từ năm 2010, nhưng
đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do thiếu vốn và đã dừng thi công hơn 01 năm
nay. Hiện toàn tuyến đã được thảm bê tông nhựa hạt trung, nhưng do thiếu vốn nên
dự án vẫn chưa thảm bê tông nhựa hạt mịn.
3.3. Hiện trạng của dự án
- Dự án Đường ngang N2 trong Khu kinh tế Đông Nam do Ban Quản lý Khu
kinh tế Đông Nam làm Chủ đầu tư có tổng chiều dài 5,6Km. Đến nay, đã thi công
hoàn thành 5,6Km mặt đường và các hạng mục phụ trợ.
- Vị trí giao cắt với đường sắt Bắc – Nam (Km1+109,38 lý trình tuyến N2 và
Km289+514,4 lý trình đường sắt Bắc Nam) thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An. Địa hình khu vực dự kiến xây cầu hai bên tuyến N2 là vùng ruộng lúa bằng
phẳng, không có dân cư.
3.4. Sự cần thiết đầu tư
Dự án Đường ngang N2 trong Khu kinh tế Đông Nam do Ban Quản lý Khu kinh
tế Đông Nam làm Chủ đầu tư có tổng chiều dài 5,6Km, được UBND tỉnh Nghệ An
phê duyệt (tại Quyết định số 5811/UBND-CN ngày 23/12/2008). Đến nay, đã thi công
hoàn thành 5,6Km mặt đường và các hạng mục phụ trợ. Đây là trục đường chính trong
Khu kinh tế Đông Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 12
Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
Khu công nghiệp Thọ Lộc. Hiện tại đã có nhiều nhà Đầu tư hạ tầng, Khu công nghiệp,
khu chế xuất...đến nghiên cứu, xem xét để đầu tư.
Tuy nhiên, tại vị trí Km1+109,38 (lý trình đường bộ), tuyến đường có giao cắt
với đường sắt Bắc - Nam tại Km289+514,4 (lý trình đường sắt). Năm 2018, Bộ GTVT
đã có văn bản số 9448/BGTVT-KCHT gửi UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu tỉnh chỉ đạo
Chủ đầu tư xây dựng nút giao khác mức(phù hợp với quy định tại Điều 17 Luật đường
sắt số 06/2017/QH14, Điều 11 Nghị định số 65/2018/NĐCP ngày 25/5/2018 của
Chính phủ), nhưng do nguồn kinh phí còn hạn chế nên chưa đầu tư xây dựng. Thời
gian qua để đảm bảo ATGT tại nút giao, UBND tỉnh giao Ban quản lý Khu kinh tế
Đông Nam hợp đồng với Công ty CP đường sắt Nghệ Tĩnh thực hiện cảnh giới để các
phương tiện có tải trọng nhỏ tạm thời lưu thông trong thời gian chờ đầu tư xây dựng
cầu vượt đường sắt..
Để khuyến khích, xúc tiến đầu tư vào Khu công nghiệp Thọ Lộc, đảm bảo dự án
tuyến đường ngang N2 phát huy hiệu quả, việc đầu tư xây dựng cầu vượt đường sắt
tại đường N2 là hết sức cần thiết.
3.5. Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư
- Về quy hoạch: Việc đầu tư xây dựng Cầu vượt đường sắt Bắc Nam trên đường
ngang N2 là hết sức cần thiết, hoàn toàn phù hợp với:
+) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đông Nam đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008;
- Về kế hoạch đầu tư: Việc đầu tư xây dựng Cầu vượt đường sắt Bắc Nam trên
đường ngang N2 là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng
trong khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát
triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-
2020 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày
24/7/2017.
3.6. Điều kiện để thực hiện đầu tư
Việc hoàn thành công trình cầu vượt đường sắt Bắc Nam trên đường ngang N2
– Khu kinh tế Đông Nam là một bước quan trọng trong giai đoạn hoàn thiện đường
N2 trước khi thông tuyến nhằm phát huy tác dụng của dự án, tránh lãng phí nguồn đầu
tư bị gây ra bởi ngành đường sắt đang chôn cọc lập rào chắn giữa đường N2 để đảm
bảo an toàn cho các chuyến tàu, dẫn đến tuyến đường bị dang dở, chia cắt, đồng thời
cũng phù hợp với quy định của ngành đường sắt về việc giao cắt khác mức giữa đường
sắt và đường bộ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 13


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
CHƯƠNG IV: QUY MÔ XÂY DỰNG VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

4.1. Nguồn tài liệu để lập DAĐT


4.1.1. Hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng khảo sát:

TT Tên quy trình, quy phạm Mã hiệu


1 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản TCVN 4419:1987
Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000;
2 96TCN 42-90;
1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000 (phần trong nhà).
Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000;
3 96TCN 43-90
1:2000; 1:5000 (phần ngoài trời)
Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 và
4 TCĐC 1995
1/5000
5 Quy trình khảo sát đường ôtô 22 TCN 263-2000
6 Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng lưới độ cao - BTNMT QCVN 11:2008
7 Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng lưới tọa độ - BTNMT QCVN 04 : 2009
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu
8 TCVN 9398:2012
chung
Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công
9 TCVN 9401:2012
trình
Kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ lập bản đồ
10 địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/500, 1/1000, Số 68/2015/TT
1/2000 và 1/5000 - BTNMT
11 Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ TCVN 9845:2013
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về số liệu các điều kiện tự
12 QCVN 02:2009
nhiên dùng trong xây dựng
Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất
13 22TCN 262-2000
yếu
14 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản TCVN 4419:1987
Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình
15 TCVN 9402:2012
cho xây dựng trong vùng các-tơ
16 Thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386:2012
17 Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất công trình TCVN 9437:2012
Đất xây dựng-Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo
18 TCVN 2683:2012
quản

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 14


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi

TT Tên quy trình, quy phạm Mã hiệu


Tiêu chuẩn thí nghiệm thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
19 TCVN 9351:2012
(SPT)
20 Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22 TCN 211 - 06
Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng riêng
21 TCVN4195:2012
trong phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút
22 TCVN4196:2012
ẩm trong phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo, giới
23 TCVN4197:2012
hạn chảy trong phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định thành phần hạt
24 TCVN4198:2014
trong phòng thí nghiệm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính chống cắt
25 TCVN 4199:1995
trong phòng thí nghiệm bằng máy cắt phẳng
Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong
26 TCVN 4200:2012
phòng thí nghiệm
27 Thí nghiệm xác định - Hệ số rỗng cho cát (emax, emin) TCVN8721:2012
28 Thí nghiệm xác định - Góc nghỉ khô, ướt (u,k) TCVN8724:2012
29 Tiêu chuẩn thí nghiệm nén 3 trục (UU, CU) TCVN8868:2011
30 Thí nghiệm nén 1 trục nở hông cho đất dính (qu) TCVN 9438:2012
31 Thí nghiệm phân tích thành phần hóa học của nước TCXD81-1981
Chống ăn mòn trong xây dựng. Kết cấu bê tông và bê
32 TCVN 12041-2017
tông cốt thép. Phân loại môi trường xâm thực
33 Đất xây dựng - Phân loại đất TCVN5747:1993
34 Thí nghiệm nén đá ASTM D2938-86

4.1.2. Quy trình, quy phạm thiết kế:

TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu


35 Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế TCVN 4054-05
36 Tiêu chuẩn thiết kế cầu TCVN 11823:2017
Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô & chỉ dẫn kỹ thuật
37 22 TCN 273-01
thiết kế đường ôtô
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: Đường đô thị – Yêu
38 TCXDVN 104-07
cầu thiết kế
39 Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-06

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 15


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi

TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu


40 Quy trình thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95
Quyết định số
Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi
3230/QĐ-BGTVT
41 măng thông thường có khe nối trong xây dựng công
ngày 14 /12/2012 của
trình giao thông
Bộ trưởng Bộ GTVT
Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm & chỉ dẫn kỹ
42 22 TCN 274-2001
thuật thiết kế mặt đường mềm
43 Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước TCVN 9355:2012
Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ
44 TCVN 9844:2013
thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu
45 Quy trình thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm 22 TCN 244-98
46 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10304:2014
47 Cọc khoan nhồi thiết kế, thi công và nghiệm thu TCVN 9395:2012
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài
48 TCXDVN 333-2005
công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi
49 TCVN 4252:2012
công
Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu BT và BTCT
50 TCVN 3994-85
phân loại môi trường xâm thực
51 Kết cấu bê tông và bê tông lắp ghép TCVN 9115:2019
Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án
52 22 TCN 242-98
TKCS và thiết kế xây dựng công trình giao thông
Nghị định số
Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao 11/2010/NĐ-CP ngày
53
thông đường bộ 24/2/2010 và Nghị định
số 100/2013/NĐ-CP
54 Điều lệ biển báo đường bộ - BGTVT QCVN 41: 2019
55 Đường GTNT - Yêu cầu thiết kế - TCĐBVN TCVN 10380:2014
Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài -
56 TCVN 7957:2008
TCTK
4.1.3. Các tài liệu tham khảo
- Bản đồ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm
2020 (tầm nhìn đến năm 2030).

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 16


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Hồ sơ TKBVTC dự án Đường ngang N2 – Đoạn 1 (Giai đoạn 2) - Khu kinh tế
Đông Nam Nghệ An do Công ty CP TVTK và Đầu tư xây dựng Nhà Việt thực hiện
năm 2011.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế cầu vượt đường sắt Bắc Nam trên đường ngang N2.
- Điểm đầu: Tại Km0+660 dự án đường ngang N2.
- Điểm cuối: Tại Km1+458,73 dự án đường ngang N2.
- Tổng chiều dài dọc theo tuyến N2: 798,73m.
- Địa điểm xây dựng: thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
4.3. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
* Đối với cầu vượt:
Căn cứ vào quy mô mặt cắt ngang đường ngang N2 hiện tại, tuyến đường được
thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị chủ yếu TCXDVN 104-2007, vận tốc thiết kế
80Km/h:
- Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép DƯL. Tải
trọng thiết kế: tải trọng HL-93.
- Tĩnh không vượt đường sắt:
+ Tĩnh không trên cao tính từ đỉnh ray là H= 5,3m (Mục 1a, Điều 9 - Nghị định
số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 “Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng
đường sắt”).
+ Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền không đào,
không đắp tính từ mép ngoài cùng của ray ngoài cùng trở ra là 5.6m (Mục 2c, Điều 9
- Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 “Quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu
hạ tầng đường sắt”).
- Thông số hình học: theo tiêu chuẩn đường đô thị chủ yếu TCXDVN 104-2007.
Các thông số hình học chủ yếu như sau:
STT Các thông số hình học chủ yếu Đơn vị Giá trị
1 + Vận tốc thiết kế Km/h 80
2 + Dốc siêu cao lớn nhất % 8
3 + Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất (thông m 400
thường)
4 + Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất (giới hạn) m 250

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 17


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi

5 + Bán kính đường cong nằm không làm siêu cao m 2500
6 + Độ dốc dọc lớn nhất % 5
7 + Chiều dài đổi dốc nhỏ nhất m 150
8 + Bán kính đường cong lồi nhỏ nhất m 4500
9 + Bán kính đường cong lõm nhỏ nhất m 3000
10 + Chiều dài đường cong đứng nhỏ nhất m 70
11 + Tầm nhìn m 100

- Kết cấu áo đường: Cấp cao A1, mặt đường BTN.


* Quy mô mặt cắt ngang:
Quy mô tuyến đường ngang N2 đã được phê duyệt Dự án tại Quyết định số
5812/QĐ.UBND-CN ngày 23/12/2008, cụ thể: Chỉ giới đường đỏ rộng 56,0m, Bmặt =
2x15,0m, Bvỉa hè = 2x8,0m, Dải phân cách = 10,0m.

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

5.1. Hướng tuyến


Cầu vượt đi lệch bên phải so với tim tuyến đường N2 hiện hữu 4.0m. Điểm đầu
tại Km0+660.00 (lý trình đường ngang N2), điểm cuối tại Km1+458,73 (lý trình
đường ngang N2). Lý trình giao giữa tuyến N2 và đường sắt Bắc – Nam tại
Km1+109,38 (lý trình đường sắt - Km289+514).
5.2. Trắc dọc
Trắc dọc cầu được thiết kế theo TCXDVN 104-2007, vận tốc thiết kế V =
80km/h, đảm bảo vượt tĩnh không đường sắt tính từ đỉnh ray H= 5,3m.
Trắc dọc tuyến được thiết kế như sau:
Độ dốc dọc hai đầu cầu : i = 4%;
Bán kính đường cong lồi : Rlồi = 4500 (m);
Bán kính đường cong lõm : Rlõm = 3000 (m).
5.3. Trắc ngang
Căn cứ quy mô tuyến đường ngang N2 đã được phê duyệt Dự án tại Quyết định
số 5812/QĐ.UBND-CN ngày 23/12/2008, các ý kiến của Sở Giao thông Nghệ An tại
văn bản số 2504/SGTVT-QLCL ngày 05/8/2020, ý kiến của Sở Xây dựng Nghệ An

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 18


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
tại văn bản số 2103/SXD.KTQH ngày 30/7/2020 và các ý kiến của địa phương. Với
tiêu chí tiết kiệm kinh phí xây dựng, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và lưu lượng xe
hiện tại, TVTK đưa ra các phương án quy mô mặt cắt ngang như sau:
- Phần cầu: Thiết kế 01 đơn nguyên lệch bên phải tuyến 4,0m. Mặt cắt ngang
cầu B = 12,25m (phần xe chạy rộng hai làn 2x3,75= 7,5m; làn xe thô sơ 2,25m, dải an
toàn hai bên 2x0,75= 1,5m; gờ lan can 2x0,5m= 1,0m).
Riêng nhịp vượt đường sắt, TVTK đưa ra 02 phương án vượt đường sắt cho
người đi bộ như sau:
 Phương án 1: Thiết kế mặt cắt ngang cầu B = 14,75m (phần xe chạy rộng hai làn
2x3,75= 7,5m; làn xe thô sơ 2,25m, dải an toàn hai bên 2x0,75= 1,5m; hành lang
cho người đi bộ phía bên phải rộng 2,5m; gờ lan can 2x0,5m= 1,0m) và bố trí
thêm cầu thang bộ lên xuống.
 Phương án 2: Thiết kế mặt cắt ngang cầu B=12,25m như các nhịp còn lại, bố trí
cầu vượt đường sắt cho người đi bộ trên phạm vi vỉa hè bên phải tuyến.
So sánh 02 phương án:
Phương án 1: Phương án 2:
Hạng mục Hành lang người đi Bố trí cầu vượt cho Chênh lệch
bộ bằng nhịp super-T người đi bộ trên vỉa hè
(1) (2) (3) (4) = (3)-(2)
Bề rộng cầu (m) 14,75 12,25 -2,5
Kết cấu cầu vượt Nhịp super-T B=2,5m Cầu bằng thép B=2,4m +
cho người đi bộ + thang lên xuống thang lên xuống
Kết cấu trụ Trụ 2 cột Trụ chữ T, thân cột
Số lượng dầm 06 05 -01
super-T (dầm)
Số lượng cọc khoan 16 12 -04
nhồi dự kiến cho 02
trụ (cọc)
Diện tích XD cầu 590 490 -100
BTCT (m2)
Giá thành xây dựng:
- Nhịp super-T: 14,75 tỷ 12,25 tỷ -2,5 tỷ
- Cầu thép cho 1,6 tỷ 3,1 tỷ 1,5 tỷ
người đi bộ
Ưu điểm - Phần hành lang cho - Kết cấu trụ cầu T3,
người đi bộ kết nối T4 đồng bộ với các

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 19


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
Phương án 1: Phương án 2:
Hạng mục Hành lang người đi Bố trí cầu vượt cho Chênh lệch
bộ bằng nhịp super-T người đi bộ trên vỉa hè
đồng bộ với phần xe nhịp còn lại, thuận lợi
chạy, sử dụng dầm trong công tác thiết kế,
super T nên tận dụng thi công, dễ đẩy nhanh
được ván khuôn, tiến độ thi công công
công nghệ, thuận lợi trình.
cho quá trình thi - Bề rộng cầu chính
công. đống nhất trên toàn
- Kết cấu bê tông có chiều dài cầu thuận lợi
tính thẩm mỹ của cho công tác thiết kế,
công trình cao hơn thi công mở rộng cầu
kết cấu thép. trong tương lai nếu có
chủ trương mở rộng
quy mô cầu theo quy
hoạch.
- Giá thành xây dựng
thấp hơn.
Nhược điểm - Cấu tạo phức tạp - Kết cấu đơn giản, chỉ
hơn, kết cấu trụ cầu mang tính công năng,
T3, T4 phải thiết kế chưa mang tính mỹ
khác biệt với các quan công trình.
nhịp còn lại, ván
khuôn trụ T3, T4
không đồng bộ với
các trụ còn lại, nên
không tận dụng được
ván khuôn, làm tăng
chi phí sản xuất.
- Bề rộng cầu không
đồng nhất nên sẽ khó
khăn trong công tác
thiết kế, thi công mở
rộng cầu theo quy
hoạch trong tương
lai.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 20


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
Phương án 1: Phương án 2:
Hạng mục Hành lang người đi Bố trí cầu vượt cho Chênh lệch
bộ bằng nhịp super-T người đi bộ trên vỉa hè
- Giá thành xây dựng
cao hơn.
Từ phân tích Ưu điểm và Nhược điểm cũng như chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các
phương án nêu trên, Tư vấn nhận thấy về giải pháp kỹ thuật cả hai phương án đều có
những ưu nhược điểm tương đương nhau. Mặc dù Phương án 2 có chi phí xây dựng
thấp hơn Phương án 1, kết cấu trụ đồng bộ, dễ triển khai thiết kế, thi công công trình;
tuy nhiên kết cấu cầu vượt cho người đi bộ bằng thép nằm tách biệt trên vỉa hè chỉ có
lợi ích về công năng, nhưng giá trị về mỹ quan công trình thấp hơn kết cấu dầm super-
T, đặc biệt là đối với công trình trong đô thị tương lai. Vì vậy kiến nghị chọn Phương
án 1 với bề rộng cầu nhịp vượt đường sắt B=14,75m kết hợp làm cầu thang lên xuống
cho người đi bộ làm phương án triển khai.
- Đường đầu cầu: Chỉ giới đường đỏ rộng 56,0m, Bmặt = 2x15,0m, Bvỉa hè =
2x8,0m, dải phân cách = 10,0m. Trong đó, phạm vi đường đầu cầu vượt có quy mô:
Bnền = 10,0m, Bmặt = 9,0m; 25,0m đoạn tiếp giáp đuôi mố thiết kế vuốt nối từ Bnền =
12,25m, Bmặt = 11,25m về quy mô Bnền = 10,0m, Bmặt = 9,0m.
5.4. Cầu vượt
5.4.1. Kết cấu nhịp
Cầu được thiết kế với sơ đồ 39,079+40,0+40,0+40,0+40,0+39,092m, chiều dài
toàn cầu L=243,97m (tính đến đuôi mố).
Tim cầu chéo góc so với tim đường sắt 01 góc 740.
Kết cấu nhịp:
o Mặt cắt ngang nhịp bố trí 5 dầm super “T” L= 38.2m bằng BTCT DƯL căng
trước, khoảng cách giữa các dầm chủ là 2.4m. Riêng vị trí nhịp vượt đường
sắt bố trí 6 dầm super “T”.
o Bản mặt cầu BTCT dùng bê tông có cường độ chịu nén f’c=35MPa đổ tại
chỗ, chiều dày bản mặt cầu tối thiểu là 0.18m. Mặt cầu được tạo dốc 01 mái
2,0%.
o Lớp phủ mặt cầu:
+ Bê tông nhựa C12,5 dày 7cm
+ Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2
+ Lớp phòng nước dạng dung dịch phun.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 21


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
o Gối cầu: Dùng gối chậu.
o Khe co giãn: Tại 02 mố và trụ T3, dùng khe co giãn dạng răng lược, khả
năng chuyển vị 100mm; tại các trụ T1, T2, T4 và T5 thiết kế bản liên tục
nhiệt.
o Thoát nước mặt cầu: các cửa thu nước mặt cầu được bố trí dọc bên mép
trong của gờ lan can phía bên phải và được dẫn về mố, trụ thông qua đường
ống dọc bằng nhựa PVC D150.
o Lan can: gờ lan can bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ f’c=25Mpa, tay vịn lan
can làm bằng thép mạ kẽm nhúng nóng 2 lớp.
5.4.2. Kết cấu mố
Mố cầu BTCT dùng bê tông có cường độ f’c=30Mpa. Thân mố dạng chữ U được
đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi đường kính D=100cm. Chiều dài cọc dự kiến
Ldk=46,0m tại mố M1 và Ldk=43,0m tại mố M2. (Chiều dài cọc chính thức sẽ được
quyết định khi có kết quả thử cọc trong quá trình thi công).
5.4.3. Kết cấu trụ
- Đối với trụ T1, T2, T5: Trụ cầu dạng chữ T, thân cột với tiết diện cột thay đổi
loe rộng từ dưới lên trên (dạng bình hoa), BTCT dùng bê tông có cường độ f’c=30Mpa.
Thân trụ được đặt trên hệ móng gồm 06 cọc khoan nhồi đường kính D=100cm. Chiều
dài cọc dự kiến Ldk=50,0m (Chiều dài cọc chính thức sẽ được quyết định khi có kết
quả thử cọc trong quá trình thi công).
- Đối với trụ T3, T4: Trụ cầu dạng chữ Π, 02 cột tiết diện không thay đổi từ chân
lên đáy xà mũ, BTCT dùng bê tông có cường độ f’c=30Mpa. Thân trụ được đặt trên
hệ móng gồm 08 cọc khoan nhồi đường kính D=100cm. Chiều dài cọc dự kiến
Ldk=50,0m (Chiều dài cọc chính thức sẽ được quyết định khi có kết quả thử cọc trong
quá trình thi công).
5.4.4. Cầu thang cho người đi bộ
o Dầm cầu thang: Sử dụng 02 dầm thép chữ I450.
o Trụ đỡ cầu thang: Loại trụ thép đơn, thân trụ bằng thép ống D600, xà mũ bằng
thép hộp, bệ trụ bằng BTCT 25Mpa đặt trên hệ cọc BTCT 250x250 thi công bằng
phương pháp ép tĩnh.
o Bậc thang: Dốc 1:2, mặt bậc bằng thép chống trơn.
5.4.5. Đoạn chuyển tiếp giữa cầu và đường

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 22


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp êm thuận, không gây ra “xóc” mạnh cho xe chạy
qua đoạn chuyển tiếp thì độ bằng phẳng theo phương dọc tim đường của đoạn chuyển
tiếp giữa đường và cầu: S ≤ 1/175.
- Chiều dài đoạn chuyển tiếp theo Điều 4.2.2 Quyết định 3095/QĐ-BGTVT “Quy
định tạm thời về các giải pháp kỹ thuật công nghệ đối với đoạn chuyển tiếp giữa đường
và cầu (cống) trên đường ô tô”.
5.5. Kết cấu áo đường
Mặt đường cấp cao A1, tải trọng tính toán 120kN, mô đun đàn hồi mặt đường
Eyc>155MPa. Kết cấu áo đường theo hồ sơ TKBVTC đường N2 (Giai đoạn 2) đã
được phê duyệt gồm các lớp như sau:
+ Lớp BTN C12,5 dày 5cm
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn nhựa 0,8kg/m2
+ Lớp BTN C19 dày 7cm
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn nhựa 1,0kg/m2
+ Lớp CPĐD loại 1 dày 18cm
+ Lớp CPĐD loại 2 dày 30cm
5.6. Kết cấu nền đường
a. Nền đường thông thường:
Ta luy đắp 1:1,5. Nền đắp bằng đất, lu lèn đạt độ chặt yêu cầu. Đất được đầm
chặt K95, riêng lớp trên cùng của nền đường, lớp tiếp giáp kết cấu áo đường dày 50cm
được đầm chặt K98.
b. Nền đường đắp trên đất yếu:
Theo hồ sơ báo cáo địa chất, đoạn tuyến N2 tại khu vực xây dựng cầu vượt xuất
hiện lớp sét rất dẻo (CH) trạng thái dẻo chảy (Lớp 1 và Lớp 5), tại các lỗ khoan M1
và M2. Chiều dày Lớp 1 từ 2,10 – 3,90m nằm ngay dưới lớp đất đắp nền đường (chiều
sâu đỉnh lớp tại mố M1 là 1,9m, tại mố M2 là 3,0m. Chiều dày Lớp 5 từ 2,30 – 3,50m,
nằm ở độ sâu 11,5m tại mố M1 và 15,2m tại mố M2. Nằm kẹp giữa 02 lớp này là các
lớp sét dẻo mềm (Lớp 2, 3, 4, 5a). Tổng chiều dày các lớp sét dẻo chảy, dẻo mềm từ
14,5 ÷ 15,6m. Do đó đối với dự án cầu vượt, cần xem xét xử lý nền đường nếu đắp
trên điều kiện địa chất nền đất yếu.
Tuyến cầu vượt đường sắt là đường phố chính đô thị chủ yếu (TCXDVN
104:2007), Vtk=80km/h, vì vậy phải thiết kế xử lý đảm bảo yêu cầu ổn định trượt và
lún:

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 23


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
+ Yêu cầu về ổn định trượt: hệ số ổn định trượt của nền đắp trong giai đoạn thi
công Kôđ ≥ 1.20, trong giai đoạn khai thác Kôđ ≥ 1.40 (theo phương pháp Bishop).
+ Yêu cầu về lún: Phần độ lún cố kết cho phép còn lại ΔS tại trục tim của nền
đường sau khi hoàn thành công trình đối với đoạn nền đắp trên đất yếu gần mố cầu
ΔS≤10cm, đối với đoạn nền đắp thông thường ΔS≤30cm.
Các giải pháp xử lý nền đất yếu là bố trí giếng cát cự ly a = 2,0 ÷ 2,1m, chiều sâu
giếng H = 15,0 ÷ 17,5m, kết hợp rải vải địa 200kN/m (01 lớp) ÷ 400kN/m (02 đến 04
lớp). Tổng thời gian thi công xử lý đất yếu theo tính toán tối đa 457 ngày, trong đó
thời gian chờ cố kết tối đa là 380 ngày, độ cố kết U = 91,3 – 95,6%.
5.7. Công trình thoát nước nhỏ
Tại Km1+88,82 và Km1+137,39 có cống hộp thủy lợi BxH=1,25x1,25m trùng
với vị trí đặt trụ T3 và T4. Vì vậy, để đảm bảo tĩnh không vượt đường sắt, trụ T3 và
T4 cần thiết phải đặt theo đúng vị trí thiết kế. Do đó, cần dịch chuyển vị trí đặt cống
sang vị trí khác cho phù hợp. Cống thay thế có khẩu độ bằng khẩu độ cống cũ
BxH=1,25x1,25m đặt tại lý trình Km1+80,00 và Km1+145,00.
5.8. Tường chắn
Để kết nối dân sinh hai bên vào tuyến N2 trong phạm vi cầu vượt được thuận lợi,
thiết kế tường chắn vai đường bên phải đoạn đường đầu cầu vượt, phần mặt đường
hiện tại N2 còn lại bên phải đủ bố trí một làn xe cho phương tiện quay đầu dưới gầm
cầu. Để tăng tính mỹ quan công trình, vừa đảm bảo ta luy đắp phía bên trái không lấn
sang cả mặt đường N2 hiện hữu, thiết kế tường chắn vai đường như phía bên phải.
Giải pháp tường chắn được xem xét gồm tường chắn trọng lực BTCT hoặc tường chắn
có cốt.
So sánh giữa tường chắn trọng lực bằng BTCT và tường chắn có cốt, TVTK nhận
thấy tường chắn có cốt do các ưu điểm sau so với tường chắn trọng lực:
+ Vật liệu thân thiện với môi trường, dễ dàng làm xanh hóa bề mặt bằng thảm
thực vật.
+ Vượt được khẩu độ chiều cao lớn mà tường bê tông cốt thép truyền thống
không làm được.
+ Mái dốc kè có thể thẳng đứng lên đến 900, chiều cao kè lên tới 45 – 50m.
+ Hình dáng dễ uốn lượn mềm mại theo địa hình, không kén chọn loại vật liệu
đắp (tận dụng được vật liệu đắp tại chỗ).
+ Thi công nhanh, dễ dàng.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 24


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
+ Giá thành rẻ tiết kiệm khoảng 10-30% chi phí so với giải pháp truyền thống.
+ Vật liệu bền với môi trường tự nhiên, cường lực cao, độ giãn dài thấp, bền
vững, lâu dài.
Như vậy so với tường chắn trọng lực BTCT, tường chắn có cốt có những ưu điểm
vượt trội về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và mỹ quan công trình. Do đó kiến nghị sử
dụng tường chắn có cốt cho đường hai đầu cầu vượt.
Kết cấu tường chắn:
+ Khi chiều cao tường H≥3,0m, thiết kế tường chắn có cốt, cường độ tấm bê tông
f’c=20MPa;
+ Khi chiều cao tường H = 0,5 ÷ 3,0m, thiết kế tường chắn trọng lực bằng BTCT
cường độ f’c=20MPa;
+ Khi chiều cao tường H<=0,5m, thiết kế gờ chắn bằng BTCT cường độ
f’c=20MPa.
5.9. An toàn giao thông
Thiết kế theo Quy chuẩn Quốc gia về báo hiệu đường bộ
QCVN41:2019/BGTVT.
5.10. Công trình điện chiếu sáng
Thiết kế theo TCXDVN 259:2001 “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo
đường, đường phố, quảng trường đô thị”.
Theo hồ sơ TKBVTC tuyến N2 đoạn 1 (giai đoạn 2), trên tuyến đã thiết kế 02
tuyến đèn chiếu sáng hai bên đường và một tuyến đèn trang trí trên dải phân cách. Đèn
chiếu sáng sử dụng cột đèn cao áp cao 11m, cột bát giác côn liền cần đơn, đèn
MASTER SON 250W. Khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng là 35m. Tuyến đèn
trang trí dùng đèn chùm CH-04-4, đèn cầu D400, bóng compact 20W. Khoảng cách
giữa các cột đèn chùm trang trí là 20 m. Trên tuyến sử dụng 2 trạm biến áp 75kVA để
cấp điện cho toàn tuyến.
Đối với phạm vi cầu vượt, ngoài hệ thống chiếu sáng chung của tuyến N2 đã
được thiết kế, cần bổ sung thiết kế hệ thống chiếu sáng riêng cho cầu vượt. Phạm vi
bố trí cột đèn chiếu sáng từ chân dốc đường đầu cầu phía mố M1 đến chân dốc đường
đầu cầu phía mố M2 (chiều dài 600m). Cột đèn cao 10m, hình bát giác côn liên cần
đơn, đèn 250W, được bố trí ở lan can phía bên trái. Chân cột liên kết với ụ đèn bằng
BTCT được đổ tại chỗ cùng với gờ lan can. Khoảng cách giữa các cột K = 30,0m.
Chiều dài phạm vi bố trí 600m, nên số lượng cột đèn dự kiến là 600/30+1 = 21 cột
đèn.
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 25
Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
Công suất điện tiêu thụ cho chiếu sáng của toàn bộ phạm vi cầu là 250W x 21
cột = 5250W (=5,25KW)
Công suất toàn phần là: 5,25/0,85 = 6,18kVA.
Vậy ta sẽ đặt 01 trạm biến áp 10 kVA để cấp điện cho bổ sung cho dự án.
Ta chọn kiểu trạm thích hợp là trạm biến áp treo để phù hợp tính kinh tế.

CHƯƠNG VI: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHỦ ĐẠO

6.1. Công tác chuẩn bị


- Xây dựng bãi gia công, bãi đúc cấu kiện, bãi tập kết vật liệu,…;
- Tập kết các thiết bị phụ trợ, máy móc phục vụ thi công;
- Tập kết các vật tư như cát, đá, xi măng, cốt thép thường,…
6.2. Thi công mố
- Định vị tim mố, tim cọc và thi công cọc khoan nhồi;
- Khi BT cọc đủ cường độ, đập BT đầu cọc và vệ sinh đầu cọc khoan nhồi;
- Đào đất hố móng bằng máy kết hợp với thủ công;
- Đổ lớp bê tông tạo phẳng;
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông bệ mố;
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông thân, tường cánh mố;
- Đắp hoàn trả hố móng, hoàn thiện mố.
6.3. Thi công trụ
- Định vị tim trụ, tim cọc và thi công cọc khoan nhồi;
- Khi BT cọc đủ cường độ, đập BT đầu cọc và vệ sinh đầu cọc khoan nhồi;
- Đào đất hố móng bằng máy kết hợp với thủ công;
- Đổ lớp bê tông tạo phẳng;
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông bệ trụ;
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông thân, xà mũ trụ;
- Đắp hoàn trả hố móng, hoàn thiện trụ.
6.4. Thi công kết cấu nhịp
- Dầm super-T được đúc tại chỗ trên bệ đúc tại công trường và tập trung tại bãi
chứa;
- Lao lắp dầm bằng 02 cầu 80T;
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 26
Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Thi công dầm ngang;
- Thi công bản mặt cầu;
- Thi công gờ lan can và lắp đặt tay vịn lan can;
- Thi công lớp phòng nước mặt cầu và lớp phủ mặt cầu.
6.5. Thi công đường hai đầu cầu
- Thi công xử lý nền đắp trên đất yếu:
+ Thi công lớp đệm cát;
+ Định vị vị trí cọc cát;
+ Vận chuyển cát đến vị trí;
+ Điều khiển cọc ống thép (rỗng) đến đúng vị trí và cao độ thiết kế; đóng
cọc xuống độ sâu định sẵn;
+ Đổ cát vào đầy cọc; rung, rút cọc ống, để lại cọc cát trong lòng đất;
+ Đắp nền đường từng lớp đến cao độ thiết kế, đắp gia tải và chờ nền đất
yếu cố kết;
+ Sau khi nền đất đã đạt độ cố kết theo yêu cầu, tiến hành đào nền đất đắp
đến cao độ tự nhiên ban đầu, đất đào được tập kết tại vị trí gần khu vực thi công
nền đường.
+ San ủi tạo mặt bằng thi công tường chắn.
- Thi công tường chắn có cốt (chỉ được thực hiện sau khi nền đất yếu đã được xử
lý cố kết):
+ Chuẩn bị máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ thi công tường chắn;
+ Chuẩn bị mặt bằng thi công
+ Lắp đặt vỏ tường, hệ thanh chống, rải cốt, nối cốt với tấm và đắp đất;
+ Thi công phần đỉnh tường và trên đỉnh tường;
+ Hoàn thiện tường chắn.
- Thi công tường chắn BTCT (chỉ được thực hiện sau khi nền đất yếu đã được
xử lý cố kết):
+ Chuẩn bị máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ thi công tường chắn;
+ Định vị tường chắn;
+ Đào hố móng tường chắn;
+ Lắp đặt cốt thép, ván khuôn bệ tường chắn;
+ Đổ bê tông bệ tường chắn;
+ Lắp đặt cốt thép, ván khuôn thân và đỉnh tường chắn;
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 27
Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
+ Thi công đổ bê tông thân và đỉnh tường;
+ Hoàn thiện tường chắn.
- Thi công đắp các lớp đất nền đường đảm bảo độ chặt K95, K98;
- Thi công các lớp kết cấu áo đường.
6.6. Hoàn thiện
- Hoàn thiện taluy đường đầu cầu;
- Dọn dẹp công trình, khu vực công trường, thu hồi vật liệu thừa, thu dọn vật liệu
thải và vận chuyển đổ đi tại các vị trí qui định;
- Sửa chữa hoàn trả mặt đường BTN của đường N2 bị hư hỏng trong quá trình
thi công;
- Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng;
- Lắp đặt hệ thống an toàn giao thông như tôn sóng, cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ
đường...
6.7. Một số lưu ý trong quá trình thi công
- Do thời gian thi công xử lý đất yếu đường hai đầu cầu khá dài (457 ngày), để
thi công được cọc khoan nhồi mố và các hạng mục tường chắn, cống, mặt đường đầu
cầu, cần phải chờ nền đất cố kết xong. Như vậy, trong thời gian chờ đợi cố kết, không
thể thi công 02 nhịp gần 02 mố M1, M2. Để đảm bảo tiến độ, trong thời gian đó, nhà
thầu cần thi công trước các trụ T1 – T5, đúc xong toàn bộ số lượng dầm của dự án,
tiến hành lao lắp dầm và thi công kết cấu phần trên từ nhịp 2 đến nhịp 5. Sau khi nền
đất cố kết thì mới tiếp tục thi công 02 mố, rồi mới lao lắp dầm và kết cấu phần trên 02
nhịp còn lại.
- Công tác thi công phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Trước và trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra các mốc toạ độ,
cao độ khống chế.
+ Tuân thủ các qui định có liên quan của nhà nước và địa phương nơi xây dựng
công trình;
+ Bảo đảm các yêu cầu về an toàn lao động, an toàn giao thông;
+ Tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn cho các công trình
liên quan.
- Các vấn đề khác: Trước khi thi công lắp đặt, đơn vị thi công cần lập biện pháp
thi công, phân luồng tổ chức thi công trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 28


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

6.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư


- Căn cứ quy mô các hạng mục đầu tư nêu trên;
- Thông tư 09/2019/TT - BXD ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của BXD về việc hướng dẫn xác
định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Thông tư 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của BXD về việc ban hành định
mức xây dựng;
- Thông tư 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của BXD về việc hướng dẫn xác
định ca máy và thiết bị thi công xây dựng;
- Thông tư 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của BXD về việc hướng dân xác
định đơn giá nhân công xây dựng công trình;
- Quyết định 1291/QĐ-BXD ngày 12/10/2018 của Bộ xây dựng về việc công bố
suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp kết cấu công trình năm
2017;
- Đơn giá hiện hành của UBND tỉnh Nghệ An;
- Văn bản pháp quy hiện hành về đơn giá xây dựng cơ bản;
- Tham khảo suất đầu tư và thông báo giá khác.
6.2. Một số chi phí liên quan trong quá trình thực hiện dự án
- Chi phí xây dựng công trình …… đồng
- Chi phí GPMB …… đồng
- Chi phí quản lý dự án …… đồng
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng …… đồng
- Chi phí khác …… đồng
- Chi phí dự phòng …… đồng
- Tổng mức đầu tư …… đồng
6.3. Chi phí duy tu, bảo trì
Sau khi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ bàn giao cho đơn vị quản lý
đường bộ thực hiện công tác quản lý; kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo trì theo
quy định hiện hành.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 29


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
6.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm
giai đoạn 2021-2025;
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, XÁC
ĐỊNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

7.1. Đánh giá tác động môi trường


Nguồn gốc tác động đến môi trường của dự án được chia thành 2 loại: nguồn gây
tác động có liên quan đến chất thải, nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
và theo từng giai đoạn của dự án: giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và khai thác
tuyến đường.
7.2. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a) Giai đoạn giải phóng mặt bằng
- Nguồn phát sinh chất thải rắn
Trong quá trình GPMB chủ yếu phát sinh CTR từ việc đào mặt đường cũ để làm
móng xây dựng cầu, chặt cây, bóc lớp phủ thực vật. Lượng chất thải này ước tính
khoảng 600 m3.
Biện pháp giảm thiểu:
Khi đào mặt cũ, chặt cây, bóc lớp phủ thực bì chuẩn bị mặt bằng cho việc thi
công chúng tôi sẽ tiến hành phân loại chất thải. Đối với những loại có thể tái chế hoặc
sử dụng cho mục đích khác sẽ được thu gom để tiện sử dụng. Đối với những loại chất
thải rắn cần phải xử lý thì tổ chức thu gom và hợp đồng với đơn vị vận chuyển chất
thải rắn ở địa phương vận chuyển đến bãi chôn lấp, xử lý.
- Nguồn phát sinh chất thải lỏng
Quá trình GPMB nói chung hầu như không làm phát sinh nước thải.
- Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn
Trong giai đoạn GPMB sẽ phát sinh bụi chủ yếu từ việc đào bóc kết cấu mặt
đường cũ, chặt bỏ cây cối. Ngoài ra, sẽ có một khối lượng xe, máy (máy ủi, xe vận
tải…) tham gia quá trình GPMB. Những phương tiện này khi hoạt động trong khu vực
làm phát sinh tiếng ồn, bụi và khói thải có chứa các chất gây ô nhiễm như: COx, SO2,
NOx, CmHn,…

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 30


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
Biện pháp giảm thiểu:
- Khi đào bóc kết cấu mặt đường cũ có biện pháp che chắn tránh phát tán bụi ra
môi trường xung quanh. Trường hợp đào mặt cũ gặp lúc trời hanh khô sẽ tưới ẩm
nhằm giảm thiểu lượng bụi phát tán.
- Trong quá trình vận chuyển chất thải đi xử lý sử dụng các phương tiện tốt, dùng
bạt che chắn trên cung đường vận chuyển.
b) Giai đoạn thi công xây dựng
- Nguồn chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này bao gồm:
+ CTR xây dựng phát sinh (như gạch vỡ, vôi vữa phế thải, bao bì đựng vật liệu,
cọc chống, ván cốt pha gãy nát, các dụng cụ thi công hỏng hóc…).
+ Rác thải sinh hoạt của công nhân thi công phát sinh tại khu lán trại. Khối lượng
rác thải sinh hoạt bình quân cho một người ở Việt Nam khoảng 0,35kg –
0,8kg/người/ngày-đêm. (Theo Quản lý chất thải rắn – NXB Xây dựng). Theo dự tính,
bình quân mỗi ngày sẽ có khoảng 30 công nhân làm việc trên công trường. Như vậy
khối lượng rác thải sinh hoạt do lực lượng cán bộ, công nhân làm việc tại công trường
thải ra tối đa tính cho một ngày là 30 x 0,6kg/người/ngày-đêm = 18kg/ngày-đêm.
* Biện pháp giảm thiểu:
Khối lượng CTR phát sinh ở giai đoạn này không nhiều nên được thu gom ngay
sau mỗi ca để đảm bảo vệ sinh công trường.
- Nguồn phát sinh chất thải lỏng
Trong giai đoạn này chất thải lỏng phát sinh chỉ có nước thải sinh hoạt. Với giả
thiết lượng nước tiêu thụ tối đa cho một người là 100 l /ngày và số lượng dự kiến 30
người thì ước tính lượng nước thải sinh hoạt của toàn công trường khoảng 2 - 3
m3/ngày.
* Biện pháp giảm thiểu
Tại các khu vực lán trại sẽ bố trí các công trình vệ sinh tự hoại, các bể phốt này
được đặt ở vị trí có nền cao hơn nền xung quanh để tránh ngập úng, trôi rữa khi có
mưa và bố trí về cuối hướng gió đối với khu sinh hoạt và làm việc tập trung của cán
bộ, công nhân để tránh ảnh hưởng của mùi hôi đến khu dân cư, công nhân trên công
trường và khu lán trại.
- Nguồn phát sinh bụi, khí thải:
Đây là nguồn gây tác động đáng quan tâm nhất trong quá trình thi công xây
dựng công trình. Hoạt động thi công phát sinh bụi và khí thải từ các nguồn sau:

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 31


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
+ Bụi phát sinh ra từ quá trình đào đắp đất, san ủi mặt bằng nền đường, bốc dỡ
vật liệu xây dựng (bụi xi măng...).
+ Bụi và khói chứa các khí độc (COx, SO2, NOx, CmHn,...) phát sinh từ hoạt động
của các phương tiện giao thông.
+ Khí độc phát sinh từ quá trình rải nhựa đường (do quá trình đun nấu nhựa) và
thảm bê tông nhựa.
* Biện pháp giảm thiểu
+ Sử dụng phương tiện tốt, có đầy đủ bạt che chắn để vận chuyể nguyên vật liệu,
phun nước tưới ẩm đoạn đường vận chuyển.
+ Các trạm nấu nhựa đường được đặt cuối hướng gió để hạn chế đối tượng chịu tác
động do sức nóng và khí thải phát sinh từ hoạt động nấu và rải nhựa đường.
+ Sẽ trang bị ủng, găng tay, bịt mặt, áo quần bảo hộ...cho công nhân để tránh ảnh
hưởng bởi nhiệt, khí và tai nạn lao động có thể xảy ra như bỏng, cháy...
c) Giai đoạn vận hành công trình
- Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh dọc tuyến đường do nhu cầu sinh hoạt của người dân địa
phương (Tại các hàng quán dọc tuyến đường, và sinh hoạt của người dân,...) và khách
qua lại (các loại bao bì, túi nilong, đồ gói thức ăn, thức ăn thừa,...).
* Biện pháp giảm thiểu
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đối với dân cư dọc tuyến.
+ Bố trí các thùng chứa rác thải di động trên công trường, xây dựng bể chứa rác
tạm thời để tập trung rác và vận chuyển đi xử lý chôn lấp theo hợp đồng với các hợp
các đơn vị có chức năng thu gom xử lý.
- Nguồn phát sinh chất thải lỏng
Nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng chú ý sau khi
công trình đưa vào sử dụng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do hoạt động của các
phương tiện giao thông, bảo dưỡng đường định kỳ.
* Biện pháp giảm thiểu
+ Tại các đường rẽ vào các cơ quan, xí nghiệp và tại các giao cắt trên tuyến
đường, dự án thiết kế cống ngang đặt bản BTCT chịu lực, đổ bê tông mũ mố, đảm bảo
giao thông đường rẽ và thoát nước tốt.
- Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung
Khi công trình đi vào vận hành, lưu lượng xe tham gia giao thông sẽ tăng so với
hiện nay. Các phương tiện giao thông sẽ thải ra bụi đất, khí độc như NOx, SOx, COx,
CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 32
Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
CmHn hơi xăng dầu, bụi cao su (do sự bào mòn giữa lốp xe và mặt đường). Ngoài ra
khí thải còn phát sinh từ quá trình phân huỷ rác thải trên đường phố, rác thải sinh hoạt
và từ các cống, mương thoát nước của các khu dân cư trong vùng.
* Biện pháp giảm thiểu
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng giám sát, kiểm
tra các phương tiện lưu thông trên đường.
- Tất cả các xe đảm bảo đã qua kiểm định về mức ồn và khí thải phát sinh đạt
tiêu chuẩn về môi trường và không chở quá tải trọng quy định.
- Bố trí đầy đủ hệ thống biển hiệu quy định tốc độ hay cấm còi khi đi qua khu
vực tập trung dân cư.
Như vậy xét trên khía cạnh môi trường, dự án có tính khả thi cao, các tác động
tiêu cực về môi trường trong quá trình thi công và khai thác được giảm thiểu và loại
bỏ. Các biện pháp giảm nhẹ các tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái, kinh tế - xã hội vùng tuyến đi qua trong thời gian thi công và khai thác chủ
yêu: Chống xói và sát lở đất, giảm thiểu sự phá hoại của môi trường nước, bảo vệ
nguồn nước sạch, giảm tiếng ồn, bảo vệ chất lượng không khi trong thi công và khai
thác.
- Trong quá trình hoàn thiện dự án, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện
đánh giá tác động môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Đồng thời,
sẽ nghiên cứu thực hiện một số giải pháp để giảm thiểu tác động tới môi trường khu
vực có dự án.
- Khi đầu tư xây dựng dự án, diện tích đất bị ảnh hưởng dự kiến khoảng 0,48 ha,
chủ yếu là đất canh tác.

CHƯƠNG VIII: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

8.1. Lưu ý trong quá trình thi công


- Trước khi triển khai thi công nhà thầu cần tiến hành xác định vị trí công trình
và tiến hành đo kiểm tra trắc dọc, cao độ tự nhiên theo phương dọc cầu và dọc tuyến
đường. Đồng thời phải tiến hành điều tra, khảo sát kiểm tra độc lập cao độ mực nước
lũ lịch sử và so sánh với Hồ sơ thiết kế. Nếu có sai khác thì báo cáo TVGS, Chủ đầu
tư để cập nhật, điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 33


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Cao độ đặt móng mố, trụ, chiều dài cọc khoan nhồi, cọc BTCT 25x25cm chỉ là
dự kiến. Trong quá trình triển khai thi công đào hố móng, khoan cọc nhồi, ép cọc
BTCT, nhà thầu phải cử kỹ sư chuyên ngành để đánh giá các lớp địa chất khu vực đến
cao độ thiết kế dự kiến và báo TVGS, Chủ đầu tư để quyết định cao độ đặt móng,
chiều sâu mũi cọc.
8.2. Các lưu ý đối với giai đoạn khai thác cầu
- Kiểm tra ban đầu:
+ Kiểm tra ban đầu được thực hiện trên toàn bộ công trình cầu, cống và tiến hành
sau khi cầu, cống được thi công xong, đã tiến hành thử tải, nghiệm thu, đưa vào khai
thác và đã bàn giao cho cơ quan quản lý.
+ Mục đích của kiểm tra ban đầu là thiết lập các số liệu đo đạc đầu tiên của công
tác bảo trì kết cấu cầu, cống phát hiện và sửa chữa ngay những sai sót (nếu có) để đảm
bảo công trình cầu, cống được đưa vào sử dụng đúng thiết kế.
+ Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát bằng mắt thường kết hợp với hồ sơ
hoàn công, kết quả thử tải, hồ sơ nghiệm thu và các tài liệu liên quan khác.
+ Kết quả kiểm tra được lưu trữ để làm dữ liệu cho quá trình bảo trì cầu, cống
sau này.
- Kiểm tra thường xuyên:
+ Kiểm tra thường xuyên được thực hiện trên toàn bộ công trình cầu, cống và
tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian khai thác công trình.
+ Mục đích của kiểm tra thường xuyên là để nắm được kịp thời tình trạng làm
việc của các kết cấu cầu, cống những hư hỏng dự đoán có thể xảy ra, để sớm có biện
pháp sửa chữa bảo dưỡng kịp thời.
+ Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát bằng mắt thường tại các vị trí có thể
quan sát được. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần so sánh, đối chiếu với hồ sơ
thiết kế, dữ liệu từ các lần bảo trì trước và các tài liệu liên quan khác.
+ Kết quả kiểm tra được lưu trữ để làm dữ liệu cho các công tác bảo trì cầu,cống
tiếp theo.
+ Trong quá trình sử dụng khi kiểm tra xung quanh hố móng bị xói lở, đào bới
cần tiên hành đắp đất, đá đầm chặt như quy định trong hồ sơ thiết kế.

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9.1. Kết luận


Dự án cầu vượt đường sắt tại đường N2 – Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã
được TVTK – Công ty CP TVTK GTVT 4 lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoàn toàn
tuân thủ theo các quy định của pháp luật, các quy trình, quy phạm hiện hành, phù hợp

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 34


Dự án: Cầu vượt đường sắt tại đường N2
Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi
với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam đã được phê duyệt, phù hợp
với kế hoạch đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế, khu công nghiệp theo
hướng đồng bộ, hiện đại.
Việc xây dựng dự án cầu vượt đường sắt tại đường N2 là hết sức cần thiết nhằm
đảm bảo phát huy hiệu quả cho dự án đường ngang N2 đã được đầu tư, đảm bảo ATGT
cho các phương tiện khi lưu thông qua nút giao này, từ đó làm cơ sở để khuyến khích,
xúc tiến đầu tư vào Khu công nghiệp Thọ Lộc.
9.2. Kiến nghị
Công ty CPTVTK GTVT 4 kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt
Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cầu vượt đường sắt tại đường N2 – Khu kinh
tế Đông Nam Nghệ An để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo trong Kế hoạch đầu
tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh Nghệ An./.

CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ GTVT 4 (TEDCO4) 35


C¸c v¨n b¶n ph¸p lý

You might also like