You are on page 1of 60

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
– – – – – – –  – – – – – – –

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP


THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
GVGD: ThS. LÊ THỊ LAN THẢO

Sinh Viên Thực Hiện:


Nguyễn Thị Ánh Thông 20127143
Nguyễn Long Phú 20127054
Nguyễn Ngọc Hiệp 20127019
Trần Ý Như 20127130
Đinh Ngọc Thùy Trinh 20127151
Lý Châu Gia Thuận 20127145

1
2

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................6
I. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ QUY NHƠN...............................................7
I.1. Điều kiện tự nhiên:......................................................................................8
I.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................8
I.1.2. Địa hình................................................................................................8
I.1.3. Khí hậu..................................................................................................8
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội:.............................................................................8
I.2.1. Kinh tế:..................................................................................................9
II. Tính toán công suất trạm xử lí:.....................................................................10
II.1. Nước dung cho dân cư:...........................................................................10
II.2. Tính toán lưu lượng nước tiêu dùng.......................................................10
II.2.1 Lưu lượng nước sinh hoạt.................................................................10
II.2.2. Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định..........12
II.2.3. Lưu lượng nước dùng cho trường đại học Quy Nhơn.....................12
II.2.4. Lưu lượng nước dùng cho khách sạn THE CENTRAL..................13
II.2.5. Lưu lượng nước cấp cho công nghiệp.............................................13
II.2.6. Lưu lượng nước tưới cây rửa đường................................................13
II.2.7. Lưu lượng nước dùng cho chữa cháy..............................................14
II.2.8. Lưu lượng nước rò rỉ........................................................................14
II.2.9. Lưu lượng cho bản thân trạm xử lý.................................................14
III. Tổng quan lý thuyết và chất lượng nước:................................................16
III.1. Thành phần và chất lượng nước ngầm.................................................16
III.1.1. Nước ngầm cấp cho sinh hoạt:.......................................................16
III.1.2. Thành phần, tính chất nước ngầm.................................................17
IV. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp......................................19
IV.1 Các công trình thu nước..........................................................................19
IV.2. Công trình vận chuyển nước..................................................................19
IV.3. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học............................................19
IV.3.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ.....................................................................19
IV.3.2. Song chắn rác và lưới chắn rác.......................................................19

2
3

IV.3.3. Bể lắng cát........................................................................................20


IV.3.4. Bể lắng.............................................................................................20
IV.3.5. Bể lọc................................................................................................25
IV.4. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý.............................................29
IV.4.1. Làm thoáng......................................................................................29
IV.4.2. Clo hóa sơ bộ....................................................................................30
IV.4.3. Keo Tụ - Tạo Bông...........................................................................31
IV.4.3. Khử trùng nước...............................................................................32
V. Khử sắt trong nước ngầm..............................................................................34
V.1. Trạng thái tồn tại tự nhiên của sắt trong nguồn nước ngầm..................34
V.2. Các phương pháp khử sắt trong xử lý nước............................................34
VI. Đề xuất công nghệ:........................................................................................37
VI.1. Phân tích chất lượng nguồn nước.........................................................37
VI.1.1 Nguồn nước mặt...............................................................................37
VI.1.2. Nguồn nước ngầm...........................................................................37
VI.1.3. Lựa chọn nguồn nước.....................................................................38
VI.2. Đề xuất công nghệ xử lý.........................................................................39
VI.3. Thuyết minh công nghệ..........................................................................40
VII. Thiết kế tính toán hệ thống:.......................................................................40
VII.1. Tháp làm thoáng cưỡng bức.................................................................40
VII.1.1. Diện tích Tháp làm thoáng cưỡng bức..........................................40
VII.1.2. Chiều cao của tháp làm thoáng cưỡng bức...................................41
VII.1.2.1. Chiều cao của lớp vật liệu tiếp xúc............................................41
VII.1.2.2. Chiều cao toàn bộ của tháp làm thoáng cưỡng bức...................41
VII.1.3. Hệ thống phân phối nước..............................................................41
VII.1.3.1 Ống chính:..................................................................................41
VII.1.3.2. Ống nhánh:................................................................................42
VII.1.3.3. Số lỗ trên ống nhánh:................................................................42
VII.1.4. Tính hệ thống cung cấp khí...........................................................43
VII.2. Bể lắng ngang (Phương án 1)...............................................................44
VII.2.1. Thiết kế vùng lắng..........................................................................44
VII.2.1.1. Tính toán...................................................................................44

3
4

VII.2.1.2. Kiểm tra....................................................................................45


VII.2.2. Ngăn phân phối nước đầu bể.........................................................46
VII.2.3. Máng thu nước bề mặt cuối bể:.....................................................46
VII.2.4. Chiều cao bể lắng...........................................................................47
VII.3. Tính toán bể lắng ly tâm.......................................................................47
VII.3.1. Thiết kế vùng lắng..........................................................................47
VII.3.2. Kiểm tra thông số:..........................................................................48
VII.3.3. Máng răng cưa thu nước...............................................................48
VII.3.4. Hệ thống cào bùn...........................................................................48
VII.5. Hồ cô đặc, nén và phơi bùn...................................................................48
VII.6. Bể tuần hoàn nước sau rửa lọc.............................................................50
VII.7. Bể lọc tinh..............................................................................................50
VII.7.1. Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc..................................51
VII.7.2. Tính toán thu nước rửa:................................................................53
VII.7.3. Tính toán ống phân phối gió..........................................................54
VII.7.4. Tổng chiều cao của bể lọc tính từ đáy bể:.....................................55
VII.8. Clorator..................................................................................................55
VII.9. Bể chứa..................................................................................................56
VII.10. Trạm bơm cấp 1 – Trạm bơm cấp 2....................................................58
VIII. Bản vẽ thiết kế............................................................................................60
IX. Kết luận và kiến nghị....................................................................................60
X. Tài liệu tham khảo..........................................................................................60

4
5

LỜI NÓI ĐẦU

Con người và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong lịch sử phát
triển của con người, để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cũng như sự gia
tăng dân số một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây đã và đang gây ra nhiều tác
động cân bằng sinh học trong hệ sinh thái. Thiên nhiên bị tàn phá môi trường ngày càng
xấu đi, đã ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của con người, mỹ quan đô thị cũng như các
loài động thực vật, việc xây dựng hệ thống thoát nước cũng như trạm xử lí nước cấp cho
các khu dân cư trở thành yêu cầu hết sức cần thiết, đặt biệt là trong giai đoạn đô thị hóa
và phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Chúng em những sinh viên ngành kỹ thuật môi trường tương lai rất cần những
đồ án như thế này để tự hình thành khái quát trong đầu một hệ thống xử lí nước, thu thập
thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Từ đó có cơ sở tốt để hoàn thành tốt cho công việc
sau này. Đây là lần đầu tiên chúng em làm một đồ án, do thiếu kinh nghiệm cũng như
kiến thức, nên không tránh khỏi những sai xót, mong cô chỉ dạy thêm. Thời gian qua nhờ
sự chỉ dạy tận tình của cô Lê Thị Lan Thảo đã giúp chúng em thêm nhiều kiến thức, kỹ
năng chuyên ngành, cũng như giúp chúng em hoàn thành xong đồ án này. Chúng em xin
chân thành cảm ơn!

5
6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là vai trò và nhu cầu rất cần thiết trong đời sống con người và sinh vật, nó
tham gia vào mọi hoạt động của quá trình tự nhiên và tác động đến mọi sự biến đổi của
sinh vật trên trái đất, không có nước sẽ không có sự sống. Xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu về nước của con người cũng ngày càng tăng.
Do đó nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của con người lại được phân chia ra
nhiều loại khác nhau: nước cho nhu cầu ăn uống đòi hỏi phải có chất lượng cao, đảm bảo
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; các nguồn nước dùng cho tắm giặt,
rửa có thể yêu cầu thấp hơn. Ngoài ra thì nước ta là một nước nông nghiệp nên nhu cầu
nước dùng cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn;bên cạnh đó nước còn sử dụng cho công
nghiệp, giao thông vận tải và các hoạt động khác… Nước dùng để cấp cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất có chất lượng rất khác nhau bao gồm nước mặt và nước ngầm.Các
nguồn nước này hầu như không đáp ứng được các yêu cầu chất lượng; do đó phải biết
được thành phần tính chất của chúng để tiến hành xử lý nhằm đạt được các yêu cầu về
chất lượng,đáp ứng mục đích sử dụng nước. Trong mục đích cấp nước cho sinh hoạt
người ta thường sử dụng nguồn nước ngầm, do đó có rất nhiều công nghệ xử lý nước
ngầm đã được áp dụng để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người.

6
7

I. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ QUY NHƠN


Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định. Trước khi thuộc về
Việt Nam, Quy Nhơn từng là đất của người Champa nên xung quanh thành phố hiện vẫn
tồn tại nhiều di tích Chăm. Sau năm 1975, Quy Nhơn thành thị xã tỉnh trực thuộc tỉnh
Nghĩa Bình rồi chính thức trở thành thành phố vào năm 1986. Đến năm 1989 thì trở
thành tỉnh của Bình Định cho đến nay. Với sự phát triển không ngừng của mình, Quy
Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm
2010 và được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough
Guides của Anh vào năm 2015.
I.1. Điều kiện tự nhiên:
I.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là
biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh, phía Bắc giáp huyện
Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.
Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36′ đến 13°54′ vĩ độ Bắc, từ 109°06′
đến 109°22′ kinh độ Đông.
Cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km
về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Gia Lai) 165 km và cách Đà Nẵng 322 km
Quy Nhơn cách TP Hồ Chí Minh 400 dặm về phía Nam, cách Tuy Hòa 62 dặm,
cách thành phố Pleiku 105 dặm và cách Đà Nẵng 195 dặm.
Thành phố Quy Nhơn có 16 phường: Đống Đa, Bùi Thị Xuân, Hải Cảng, Ghềnh
Ráng, Ngô Mây, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Lý Thường Kiệt, Nhơn Phú,
Quang Trung, Nhơn Bình, Trần Hưng Đạo, Thị Nại, Trần Quang Diệu, Trần Phú và 5 xã:
Nhơn Hải, Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hội, Phước Mỹ.
I.1.2. Địa hình
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi (Như
núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), gò đồi, đồng ruộng,
ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa. Phường Nhơn Phú và phường
Quang Trung), Bầu Lác (Phường Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phường Lê Hồng Phong),
hồ Sinh Thái (Phường Thị Nại), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo
Phương Mai) và đảo (Đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km,
diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản

7
8

quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp,
thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.
I.1.3. Khí hậu
Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9, mùa mưa
từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 độ C.
Quy Nhơn được biết đến như một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: Về tài
nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100 km 2, đầm Thị Nại 50 km2 (trong đó:
Quy Nhơn 30 km2, huyện Tuy Phước 20 km), có trên 30.000ha rừng. Khoáng sản quặng
titan (xã Nhơn Lý), đá granít (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng, đa
loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng sau
tỉnh Khánh Hòa). Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà Thanh
và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố.
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
- Diện tích: 286 km2
- Dân số: 290.053 người (năm 2019)
- Thành thị: 263.892 người (91%)
- Nông thôn: 26.161 người (9%)
- Mật độ: 1.014 người/km²
I.2.1. Kinh tế:
Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong
GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm
2014 đạt: 5,5% - 47,6% - 46,9%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 918,4 triệu USD, kim
ngạch nhập khẩu ước đạt 608 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là
6.052 USD/người.
Theo quyết định 1672/QĐ-TTg 2018 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương, là trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm
kinh tế biển quốc gia theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng
tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan toả đến hệ thống đô thị toàn tỉnh Bình Định và
vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Phát triển khu kinh tế Nhơn Hội làm động lực quan
trọng phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng
trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu trên, còn rất nhiều
việc phải làm. Vì vậy, chính quyền và nhân dân cần có sự chung tay góp sức xây dựng vì
mục tiêu chung.
Thương mại - Du lịch - Dịch vụ:
Nhìn từ khách sạn FLC Luxury Hotel Quy Nhơn ra bãi biển.

8
9

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 14,3% trên năm.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 930,4 triệu USD gấp 1,4 lần so với năm 2010.
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 9,52 tỷ USD, giá trị kim ngạch nhập
khẩu đạt 8,764 tỉ USD.
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2019 đạt trên 19 triệu tấn, tăng 9%
so với năm 2018.
Công tác quy hoạch, quảng bá du lịch được tăng cường, đến nay thành phố có hơn
600 khách sạn-khu nghỉ dưỡng du lịch lớn nhỏ, đặc biệt là các khách sạn 5 sao như FLC
Luxury Hotel Quy Nhơn, Avani Quy Nhon Resort & Spa, Anantara Quy Nhon Villas và
vô số các khách sạn 4 sao, 3 sao. Năm 2018 Quy Nhơn đón hơn 6 triệu lượt khách du
lịch. Năm 2019, Quy Nhơn đón được hơn 7,8 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch
ước tính đạt 16.000 tỉ đồng. Đầu năm 2020 Quy Nhơn dành các danh hiệu "Thành phố du
lịch sạch Asean 2020" của diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) bình chọn và "Điểm đến hàng
đầu thế giới" do Hostelworld bình chọn.
Khu công nghiệp:
KCN Phú Tài
KCN Long Mỹ
KCN Nhơn Hội A
KCN Nhơn Hội B
KCN Nhơn Hội C
Cụm công nghiệp:
CCN Bùi Thị Xuân
CCN Nhơn Bình (đang di dời, chuyển đổi thành đất dân sinh đô thị)
CCN Quang Trung
Nông - Lâm - Ngư nghiệp:
Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X)
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới tại 4 xã Nhơn Lý, Phước Mỹ, Nhơn Hải, Nhơn Châu đạt kết quả tích cực, đã
hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại 2 xã Nhơn Lý, Phước Mỹ vào năm 2015 và 2 xã
Nhơn Hải, Nhơn Châu sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,6% trên năm.

9
10

II. Tính toán công suất trạm xử lí:


II.1. Nước dung cho dân cư:
Dân số: No= 293000 người (2020)
Tốc độ tăng trưởng dân số: a = 1.42%
Niên hạn: t =10
=> Dân số sau 10 năm sau
N = No×(1+ a)t = 293000× (1+1,42%)10= 337.367,84 người
II.2. Tính toán lưu lượng nước tiêu dùng
II.2.1 Lưu lượng nước sinh hoạt
 Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình
qi × N i ×k ng. max 200× 337367,84 ×1,3
Qtbsh = ×fi = × 0,99 = 86.838,48 (m3/ngđ)
1000 1000

Trong đó:
qi: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt.
Ni: Số dân tính toán tương ứng với tiêu chuẩn cấp nước
fi: Tỷ lệ dân được cấp nước.
Theo TCXDVN 33:2006 có:
fi = 99%, qi = 200 lít /người.ngày, Ni = 337367.84 người
Chọn Kng.max = 1,3
 Lưu lượng nước sinh hoạt trong ngày dùng nước lớn nhất
Qngày.max = Kngày.max × Qtbsh
Theo TCVNXD 33:2006 thì kngày.max = 1,2 – 1,4 nên ta chọn Kngày.max= 1,3
Qngày.max = Kngày.max × Qtbsh = 1,3 ×86838.48 =112890.02 (m3/ngđ)
 Lưu lượng nước sinh hoạt trong ngày dùng nước ít nhất
Qngày.min = Kngày.min × Qtbsh
Theo TCVNXD 33:2006 thì kngày.min= 0,7 – 0,9 nên ta chọn Kng.min= 0,8
Qngày.min = Kngày.min × Qtbsh = 0,8 × 86838.48 = 69470.79(m3/ngđ)

10
11

Trong đó: Hệ số không điều hòa Kgiờ xác định theo công thức:
Kgiờ max = αmax x β max
Kgiờ min = αmin x β min
Với α: hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc được chọn
như sau:
αmax = 1,2 ÷1,5. Ta chọn αmax = 1,4
αmin = 0,4 ÷ 0,6. Ta chọn αmin = 0,5
β: Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy bảng 3.2 trong TCVN 33- 2006 như
sau:
S
ố dân
0.1 0.15 0.20 0.30 0.50 0.75 1 2
(1000
người)
β max 4.5 4.0 3.5 3 2.5 2.2 2.0 1.8
β min 0.1
0.01 0.01 0.02 0.03 0.05 0.07 0.10
5
S
ố dân ≥10
4 6 10 20 50 100 300
(1000 00
người)
β max 1.6 1.4 1.3 1.2 1.15 1.1 1.05 1.0
β min 0.20 0.25 0.40 0.50 0.60 0.70 0.85 1.0

Với dân số là 337.367,84 người ta dùng phương pháp nội suy được:
βmax = 1,0473 và βmin= 0,858
 k giờ max = 1,0473 x 1,4 = 1,47; k giờ min = 0,858 x 0,5 = 0,43

II.2.2. Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, Trần Phú, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định

11
12

Quy mô bệnh viện: A = 1050 nội trú giường bệnh và 1300 cán bộ nhân viên.
Tổng: 2350(người)
q tcbv= 300 (l/giường.ngđ) (Theo TCXDVN 33:2006)

Lưu lượng nước sử dụng cho cho bệnh viện


qtcvn × A 300× 2350
Qbv = = = 705 (m3/ngđ)
1000 1000

II.2.3. Lưu lượng nước dùng cho trường đại học Quy Nhơn
Địa chỉ: 325 Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Lưu lượng sử dụng cho trường
Chọn số học sinh: P = 1200 học sinh. (2 buổi/ngày)
qtc= 75 (l/ngày). (bán trú)
Lưu lượng nước lớn nhất sử dụng lớn nhất của trường:
tc
q ×P 75× 1200
Qth = = = 90¿ ¿/ ngày)
1000 1000
II.2.4. Lưu lượng nước dùng cho khách sạn THE CENTRAL
Địa chỉ: 213 Tăng Bạt Hổ, Phường Lê Lợi, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

Quy mô: 18 phòng (33 giường) bao gồm 8 giường đơn và 5 giường đôi, (5 gia đình
phòng 3 giường)
Tiêu chuẩn dùng nước cho khách sạn 250 l/giường.ngày (TCXD VN 33:2006)
250× 33
Qks = = 8.25 (m3/ngày)
1000

II.2.5. Lưu lượng nước cấp cho công nghiệp


CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TỔNG HỢP THIÊN ÂN
Địa chỉ: Lô B1A, QL1A, Khu công nghiệp Phú Tài, Phường Trần Quang Diệu, Thành
phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Quy mô: 2000 công nhân
Tiêu chuẩn dùng nước: 25 l/người
25 × 2000
Qcn = =50 ¿/ngày)
1000

12
13

 Qttr = Qbv + Qth + Qks + Qcn = 705 + 90 + 8,25 + 50 = 853,25 m3/ngd


II.2.6. Lưu lượng nước tưới cây rửa đường
Diện tích cây xanh: 24.193 m2
Diện tích giao thông: 93.003,87 m2
Diện tích cây xanh được tưới: Qt,cx = 25% ×24193 = 6.048,25 m2
Diện tích đường được tưới: Qt,đ = 25%×93003,87 = 23.250,97 m2
Tiêu chuẩn tưới: Chọn qtc = 5 lít/m2/ngd
Tiêu chuẩn rửa đường: Chọn qrd = 0,4 lit/m2/ngd
 Lưu lượng nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường:
 Cây xanh được tưới từ 5h – 8h và 16h – 19h: 6 tiếng
F t ×q tc ×n 6048,25 ×5 ×1
Qcx = = =30,24 (m3/ngày đêm)
1000 1000

 Đường được rửa từ 8h – 16h: 8 tiếng


Ft × qrd ×n 23250,97 ×0,4 ×1
Qrd = = =9,3 (m3/ngày đêm)
1000 1000

II.2.7. Lưu lượng nước dùng cho chữa cháy


Chọn số đám cháy đồng thời n = 3 đám cháy
Thời gian dập tắt: 3h
Chọn nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa nên lưu lượng mỗi đám cháy
là qcc = 60 l/s.
qcc ×n × 3× 3600
Qcc = = 1944 (m3/ngày)
1000

II.2.8. Lưu lượng nước rò rỉ.


Qh.ích = Qsh + Qttr + Qtc+rđ = 86838.48 + 853,25 + 30,24 + 9,3 = 87.731,27 m3/ngd
Theo TCXDVN 33:2006: Qrr < 20% Qh.ích
Qrr = 10% × Qh.ích = 10% × 87731,27 = 8773,127 (m3/ngđ)
 Công suất toàn mạng lưới:
Qtml = Qhữu ích + Qrr = 87731,27 + 8773,127 = 96.504,397 (m3/ngđ)

13
14

II.2.9. Lưu lượng cho bản thân trạm xử lý.


Qtxl = 6%× Qtml = 6% × 96504,397 = 5.790,27 (m3/ngđ)
 Tổng lưu lượng cung cấp cho khu vực:
Qtổng = Qtml + Qcc + Qbttxl = 96504,397 + 1944 + 5790,27 = 104.238,67 (m3/ngđ).
 Lựa chọn trạm xử lý có công suất 105000 m3/ngd

C
Qsh (k = Q trường Q bệnh Q Q ông
Qtưới
1.47) học viện ks rò rỉ nghiệ
G
p
IỜ
C
m Đ m m m m m
% ây % %
3
ường 3 3 3 3 3
xanh
0 1 1 0 0 0 1 0 3
  0  
-1 .8 563.09 .15 .135 .2 .41 .02 655.47
1 1 1 0 0 0 1 0 3
  0  
-2 .785 550.07 .15 .135 .2 .41 .02 655.47
2 1 1 0 0 0 1 0 3
  0  
-3 .71 484.94 .15 .135 .2 .41 .02 655.47
3 1 1 0 0 0 1 0 3
  0  
-4 .725 497.96 .15 .135 .2 .41 .02 655.47
4 2 2 0 0 0 3 0 3
  0  
-5 .71 353.32 .15 .135 .5 .525 .04 655.47
5 3 3 5 0 0 0 3 0 3
   
-6 .62 143.55 .04 .25 .225 .5 .525 .04 655.47
6 4 3 5 0 0 2 0 3
  3  
-7 .5 907.73 .04 .3 .27 1.15 .25 655.47
7 5 4 5 2 2 3 0 3 6
  5
-8 .38 671.91 .04 3.5 1.15 5.25 .41 655.47 .25
8 5 5 1 6 6 5 0 3 6
  8
-9 .98 192.94 .16 .8 .12 6.4 .66 655.47 .25
9 6 5 1 4 4 1 7 0 3 6
 
-10 .13 323.20 .16 .6 .14 0 0.5 .83 655.47 .25
1 5 4 1 3 3 4 0 3 6
  6
0-11 .42 706.65 .16 .6 .24 2.3 .50 655.47 .25
1 5 5 1 1 1 7 0 3
  2  
1-12 .95 166.89 .16 .8 0 0.5 .83 655.47

14
15

1 4 4 1 2 1 7 0 3
  3  
2-13 .88 237.72 .16 .7 0 0.5 .83 655.47
1 4 4 1 6 5 4 0 3 6
  6
3-14 .82 185.61 .16 .25 .625 2.3 .50 655.47 .25
1 5 4 1 6 5 3 0 3 6
  5
4-15 .23 541.65 .16 .25 .625 5.25 .41 655.47 .25
1 5 4 1 2 8 5 0 3 6
  3
5-16 .58 845.59 .16 .7 .5 9.925 .70 655.47 .25
1 5 4 5 3 5 3 0 3 6
  4
6-17 .67 923.74 .04 .6 .5 8.775 .45 655.47 .25
1 5 4 5 3 3 3 0 3
  5  
7-18 .29 593.76 .04 .6 .24 5.25 .41 655.47
1 4 4 5 3 2 3 0 3
  5  
8-19 .91 263.77 .04 .3 .97 5.25 .41 655.47
1 4 3 4 3 0 3
    5 5  
9-20 .5 907.73 .5 5.25 .41 655.47
2 4 4 2 2 1 0 3
    2  
0-21 .68 064.04 .6 .34 4.1 .17 655.47
2 3 2 1 1 0 4 0 3
     
1-22 .36 917.77 8.6 6.74 .7 .935 .06 655.47
2 2 2 1 1 2 0 3
    3  
2-23 .51 179.65 .6 .44 1.15 .25 655.47
2 1 1 0 0 3 0 3
    1  
3-24 .86 615.20 .9 .5 .525 .04 655.47
1 8 9 3 1 9 1 7 8 8 5
 
00 6838.48 .30 0.24 00 0 00 05 .25 7731.27 0.0

Trạm bơm cấp 1:


Trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 bậc điều hòa suốt ngày đêm là 4.17%Qngđ
Qh = Qngđ /24= 105000/24 = 4375 m3 /h
Chọn 32 bơm giếng khoan làm việc song song:
Q1 bơm = 4375/32 =138 m3/h = 38 l/s

15
16

III. Tổng quan lý thuyết và chất lượng nước:


III.1. Thành phần và chất lượng nước ngầm.
III.1.1. Nước ngầm cấp cho sinh hoạt:
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá tốt
về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo
thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt
nước mưa…nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, hay hàng trăm
mét. Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước
được ưa thích. Bởi vì, các nguồn nước nặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải
phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác
động của con người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều.
Trong nước ngầm hầu như: không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng
gây bệnh thấp.
Thông số Nước ngầm Nước bề mặt
Nhiệt độ Tương đối ổn định Thay đổi theo nhiệt độ
Chất rắn lơ lửng Rất thấp hầu như không có (30- Thường cao và thay đổi
50mg/l) theo mùa ( hàm lượng dao
động lớn có khi lên tới
3000mg/l)
Chất khoáng hòa tan Ít thay đổi, cao hơn so với nước Thay đổi tuỳ thuộc chất
mặt lượng đất, lượng mưa.
Hàm lượng Fe2+, Mn2+ Thường xuyên có trong nước, hàm Rất thấp, chỉ có khi nước ở
lượng tùy thuộc vào địa chất của sát dưới đáy hồ
mạch nước
Khí CO2 hoà tan Có nồng độ cao (hàm lượng tùy Rất thấp hoặc bằng 0
thuộc vào địa chất của mạch nước)
Khí O2 hoà tan Thường không tồn tại Gần như bão hoà
Khí NH3 Thường có (hàm lượng tùy thuộc Có khi nguồn nước bị
vào địa chất của mạch nước) nhiễm bẩn
Khí H2S Thường có Không có
SiO2 Thường có ở nồng độ cao Có ở nồng độ trung bình
NO3- Có ở nồng độ cao, do bị nhiễm bởi Thường rất thấp
phân bón hoá học
Vi sinh vật Chủ yếu là các vi trùng do sắt gây Nhiều loại vi trùng, virut

16
17

ra gây bệnh và tảo.


Bảng: Một số đặc điểm khác nhau giữ nước ngầm và nước mặt
Các nguồn nước ngầm hầu như không chứa rong tảo, một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các tạp
chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa, các quá trình
phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều
chất bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng
hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa ngấm vào đất. Ngoài ra, nước
ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con ng ười. Các chất thải của con người
và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất thải hoá học, và việc sử dụng phân bón hoá
học…tất cả những loại chất thải đó theo thời gian nó sẽ ngấm vào nguồn nước, tích tụ
dần và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đã có không ít nguồn nước ngầm do tác động của
con người đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ, các vi khuẩn gây bệnh,
nhất là các hoá chất độc hại như các kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu và không loại
trừ cả các chất phóng xạ. pH nước ngầm khá thấp, thường dao động từ 3 – 6.
III.1.2. Thành phần, tính chất nước ngầm.
Thành phần chất luợng của nuớc ngầm phụ thuộc vào nguồn gốc của nuớc ngầm, cấu
trúc dịa hình của khu vực và chiều sâu dịa tầng nơi khai thác nuớc. Ở các khu vực duợc
bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây nhiễm bẩn, nuớc ngầm nói chung được đảm bảo về mặt
vệ sinh và chất luợng khá ổn dịnh. Nguời ta chia làm 2 loại khác nhau:
a) Nước ngầm hiếu khí.
Thông thuờng nuớc có oxy có chất luợng tốt, có truờng hợp không cần xử lý mà
có thể cấp trực tiếp cho nguời tiêu thụ. Trong nuớc có oxy sẽ không có các chất khử như
H2S, CH4, NH4+,…
b) Nước ngầm yếm khí.
Trong quá trình nước thấm qua các tầng đá, oxy bị tiêu thụ. Khi lượng oxy hòa tan
trong nước bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe 2+, Mn2+ sẽ được tạo thành. Mặt khác,
các quá trình khử NO3-  NH4+; SO42-  H2S ; CO2  CH4 cũng xảy ra.
b1) Các ion trong nước ngầm.
• Ion Canxi Ca2+
• Ion magie Mg2+.
• Ion Na+.
• Ion NH4+.
• Ion bicacbonat HCO3-.

17
18

• Ion sunfat SO42-


• Ion clorua Cl-.
• Ion sắt.
• Ion mangan.
b2) Các chất khí hòa tan trong nuớc ngầm.
• O2 hòa tan.
• H2S.
• Metan CH4 và khí CO2.
Nồng độ các tạp chất chứa trong nước ngầm phụ thuộc và các vị trí địa lý của
nguồn nước, thành phần các tầng đất đá trong khu vực, độ hòa tan của các hợp chất trong
nước, sự có mặt của các chất dễ bị phân hủy bằng sinh hóa trong chất đó.
Nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do các tác động của con người như phân
bón, chất thải hóa học, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật. Do
vậy các khu vực khai thác nước ngầm cấp cho sinh hoạt và công nghiệp cần phải được
bảo vệ cẩn thận, tránh bị nhiễm bẩn nguồn nước. Ðể bảo vệ nguồn nước ngầm cần
khoanh vùng khu vực bảo vệ và quản lý, bố trí các nguồn thải ở khu vực xung quanh.
Tóm lại, trong nước ngầm có chứa các cation chủ yếu là Na +, Ca2+, Mn2+, NH4+ và
các anion HCO3-, SO42- , Cl-.
Trong đó các ion Ca2+, Mg2+ chỉ tồn tại trong nước ngầm khi nước này chảy qua
tầng đá vôi. Các ion Na+, Cl-, SO42- có trong nước ngầm trong các khu vực gần bờ biển,
nước bị nhiễm mặn. Ngoài ra, trong nước ngầm có thể có nhiều nitrat do phân bón hóa
học của người dân sử dụng quá liều lượng cho phép. Thông thường thì nước ngầm chỉ có
các ion Fe2+, Mn2+, khí CO2, còn các ion khác đều nằm trong giới hạn cho phép của
TCVN đối với nước cấp cho sinh hoạt.
b3) Một số phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm sắt.
Tùy thuộc vào hàm lượng Fe 2+ có trong nước ngầm mà người ta lựa chọn các
phương pháp khử sắt khác nhau:
 Làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+
 Khử sắt bằng phương pháp dùng hóa chất.
 Khử sắt bằng các chất oxi hóa mạnh: Các chất oxi hóa mạnh thường sử dụng
dể khử sắt là: Cl2, KMnO4, …
 Khử sắt bằng vôi.

18
19

IV. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp.


IV.1 Các công trình thu nước
Công trình thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước. Công trình thu nước
mặt có các dạng kết hợp hoặc phân ly, thu nước sát bờ bằng cửa thu hoặc thu nước giữa
dòng bằng ống tự chảy, xiphông. Công trình thu nước ngầm thường là giếng khoan, thu
nước từ nguồn nước ngầm mạch sâu có áp. Chọn vị trí công trình thu nước dựa trên cơ sở
đảm bảo lưu lượng, chất lượng, độ ổn định, tuổi thọ công trình và thuận tiện cho việc bảo
vệ vệ sinh nguồn nước.
IV.2. Công trình vận chuyển nước
Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đưa nước thô từ công trình thu lên trạm xử lý nước.
Trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nước, có trường hợp lấy nước
từ xa, khoảng cách đến trạm xử lý có thể tới vài kilomet thậm chí hàng chục kilomet.
Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt, trạm bơm cấp I có thể kết hợp với công trình thu
hoặc xây dựng riêng biệt. Công trình thu nước sông hoặc hồ có thể dùng cửa thu và ống
tự chảy, ống xiphông hoặc cá biệt có trường hợp chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy đến
trạm xử lý khi mức nước ở nguồn nước cao hơn cao độ ở trạm xử lý. Khi sử dụng nước
ngầm, trạm bơm cấp I thường là các máy bơm chìm có áp lực cao, bơm nước từ giếng
khoan đến trạm xử lý.
Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ đưa nước sạch đã qua xử lý phân phối đến các hộ
trong khư dân cư.
IV.3. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học
IV.3.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ.
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo điều kiện thuận
lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác
động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy
hòa tan trong nước, và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước
vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.
IV.3.2. Song chắn rác và lưới chắn rác.
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại
trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả
làm sạch của các công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước
nhỏ như que tăm nổi, hoặc nhành cây non khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý
có thể bị tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu của nước. Song chắn
rác có cấu tạo gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ 8 hoặc 10, hoặc tiết diện hình chữ nhật
kích thước 6 x 50 mm đặt song song với nhau và hàn vào khung thép. Khoảng cách giữa
các thanh thép từ 40 ÷ 50 mm. Vận tốc nước chảy qua song chắn khoảng 0,4 ÷ 0,8 m/s.
Song chắn rác được nâng thả nhờ ròng rọc hoặc tời quay tay bố trí trong ngăn quản lý.
Hình dạng song chắc rác có thể là hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Lưới chắn
rác phẳng có cấu tạo gồm một tấm lưới căng trên khung thép. Tấm lưới đan bằng các dây
thép đường kính 1 ÷ 1,5 mm, mắt lưới 2 × 2 ÷ 5 × 5 mm. Trong một số trường hợp, mặt
19
20

ngoài của tấm lưới đặt thêm một tấm lưới nữa có kích thước mặt lưới 25 × 25 mm đan
bằng dây thép đường kính 2 – 3 mm để tăng cường khả năng chịu lực của lưới. Vận tốc
nước chảy qua băng lưới lấy từ 0,15 ÷ 0,8 m/s. Lưới chắn quay được sử dụng cho các
công trình thu cỡ lớn, nguồn nước có nhiều. Cấu tạo gồm một băng lưới chuyển động liên
tục qua hai trụ tròn do một động cơ kéo. Tấm lưới gồm nhiều tấm nhỏ nối với nhau bằng
bản lề. Lưới được đan bằng dây đồng hoặc dây thép không gỉ đường kính từ 0,2 ÷ 0,4.
Mắt lưới kích thước từ 0,3 × 0,3 mm đến 0,2 × 0,2 mm. Chiều rộng băng lưới từ 2 ÷ 2,5
m. Vận tốc nước chảy qua băng lưới từ 3,5 ÷ 10 cm/s, công suất động cơ kéo từ 2 ÷ 5
kW.
IV.3.3. Bể lắng cát.
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lưới chắn, các
hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng
nhanh được giữ lại ở bể lắng cát. Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng
các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5;
để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ
lại trong bể tạo bông và bể lắng.
IV.3.4. Bể lắng.
Quá trình lắng: Lắng là quá trình tách hạt rắn lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng
của trọng lực, nhằm làm sạch sơ bộ nguồn nước trước khi thực hiện quá trình lọc. Quá
trình lắng phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng của các hạt, đồng thời
phụ thuộc vào trạng thái của nước Các hạt rắn không hòa tan này có tỷ trọng lớn hơn tỷ
trọng của nước.
Bể lắng thường được chia ra thành các loại khác nhau dựa theo chuyển động của
dòng nước: Bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng ly tâm và các loại bể lắng khác như bể
lắng lớp mỏng, bể lắng cá cặn lơ lửng…
a) Bể lắng ngang.
Nhiệm vụ của bể lắng là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát kích thước lớn hơn
hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6 để loại trừ hiện tượng bào mòn các
cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể lắng.
Trong bể lắng ngang, quỹ đạo chuyển động của các hạt cặn tự do là tổng hợp của
lực rơi tự do và lực đẩy của nước theo phương nằm ngang và có dạng đường thẳng.
Trường hợp lắng có dùng chất keo tụ, do trọng lực của hạt tăng dần trong quá trình lắng
nên quỹ đạo chuyển động của chúng có dạng đường cong và tốc độ lắng của chúng cũng
tăng dần. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước lớn hơn 3000
m3/ngày đêm.
Bể lắng ngang là bể lắng hình chữ nhật làm bằng gạch hoặc bê tong cốt thép.

20
21

Cấu tạo bể lắng ngang bao gồm bốn bộ phận chính: Bộ phận phân phối nước vào
bể, vùng lắng cặn, hệ thống thu nước đã lắng, hệ thống thu xả cặn.

Hình: Bể lắng ngang

Hình: Cấu tạo bể lắng ngang


b) Bể lắng đứng.
Bể lắng đứng nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các
hạt cặn rơi ngược chiều với chiều chuyển động của dòng nước từ trên xuống. Bể lắng
đứng thường có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn. Ứng dụng cho trạm có công suất
nhỏ (Q ≤ 5000 m3/ngđ).
Nước được chảy qua ống trung tâm ở giữa bể rồi đi xuống phía dưới qua bộ phận
hãm làm triệt tiêu chuyển động xoáy rồi đi vào vùng lắng, chuyển động theo chiều đứng
từ dưới lên trên. Các hạt cặn có tốc độ lắng lớn hơn tốc độ chuyển động của nước tự lắng
xuống, các hạt còn lại bị dòng nước cuốn lên trên, kết dính với nhau ( trường hợp có sử

21
22

dụng chất keo tụ) trở thành hạt có kích thước lớn dần, đến khi trọng lực đủ lớn, thắng lực
đẩy của nước thì chúng sẽ tự lắng xuống.
Bể lắng đứng được chia thành hai vùng: vùng lắng có dạng hình trụ hoặc hình hộp
ở trên và vùng chứa, nén cặn có dạng hình côn ở phía dưới, cặn được đưa ra ngoài theo
chu kỳ bằng ống qua van xả cặn.
Nước trong được thu ở phía dưới của bể lắng thông qua hệ thống máng vòng xung
quanh bể hoạc các ống máng có đục lỗ hình nan quạt, nước chảy trong ống hoặc trong
máng với vận tốc 0.6 – 0.7m/s. Hiệu suất thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20%.

Hình: Bể lắng đứng

22
23

Hình: Cấu tạo bể lắng đứng


c) Bể lắng ly tâm
Bể lắng li tâm có dạng hình tròn, đường kính từ 5m trở lên. Thường dùng để sơ
lắng nguồn nước có hàm lượng cặn cao, Co > 2000 mg/l. Áp dụng cho trạm có công suất
lớn Q ≥ 30.000 m3/ngđ và có hoặc không dùng chất keo tụ.
Nước được chuyển động theo nguyên tắc từ phía tâm bể ra phía ngoài và từ dưới
lên trên. Bể có hệ thống gạt bùn đáy nên không yêu cầu có độ dốc lớn nên chiều cao của
bể chỉ cần khoảng 1.5 – 3.5m, thích hợp với khu vực có mực nước ngầm cao, bể có thể
hoạt động liên tục vì việc xả cặn có thể tiến hành song song với quá trình hoạt động của
bể. Tốc độ của dòng nước giảm dần từ phía trong ra ngoài, ở vùng trong do tốc độ lớn
nên các hạt cặn khó lắng hơn, đôi khi xuất hiện chuyển động khối. Mặt khác, phần nước
trong chỉ được thu bằng hệ thống máng vòng xung quanh bể nên thu nước khó đều.
Ngoài ra hệ thống gạt bùn cấu tạo phức tạp và làm việc trong điểu kiện ẩm ướt nên chóng
bị hư hỏng.

23
24

Hình: Bể lắng ly tâm

Hình: Cấu tạo bể lắng ly tâm


d) Bể lắng lớp mỏng.
Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang thông thường, nhưng khác
với bể lắng ngang là trong vùng lắng của bể lắng lớp mỏng được đặt thêm các bản vách
ngăn bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng một góc 450 ÷
600 so với mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau. Do có cấu tạo thêm các bản
vách ngăn nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu suất cao hơn so với bể lắng ngang.
Diện tích bể lắng lớp mỏng giảm 5,26 lần so với bể lắng ngang thuần túy.

24
25

e) Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.


Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng,
bởi vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay
trong lớp cặn lơ lửng của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn ít diện
tích xây dựng hơn. Tuy nhiên, bể lắng trong có cấu tạo phức tạp, kỹ thuật vận hành cao.
Vận tốc nước đi từ dưới lên ở vùng lắng nhỏ hơn hoặc bằng 0,85 mm/s và thời gian lưu
nước khoảng 1,5 – 2 giờ.
IV.3.5. Bể lọc.
Bể lọc được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc
vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc nước là
cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt
hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước.
Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp lực, tốc
độ lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng
nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Tốc độ lọc là
lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt của bể lọc trong một đơn vị thời
gian (m/h). Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T (h).
Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc
làm việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau. Thiết bị lọc có thể
được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc gián đoạn và lọc liên
tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong; theo áp suất trong quá trình lọc
như lọc chân không (áp suất 0,085 MPa), lọc áp lực (từ 0,3 đến 1,5 MPa) hay lọc dưới áp
suất thủy tĩnh của cột chất lỏng…
Trong các hệ thống xử lý nước công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị lọc áp
suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt.
Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của các bể lọc, nó đem lại hiệu quả làm việc và tính
kinh tế của quá trình lọc. Vật liệu lọc hiện nay được dùng phổ biến nhất là cát thạch anh
tự nhiên. Ngoài ra còn có tể sử dụng một số vật liệu lọc khác như: sỏi nghiền, đá hoa
nghiền, than antraxit, polime,… Vật liệu lọc phải đảm bảo các yêu cầu sau: Giá thành rẻ,
dễ tìm, dễ vận chuyển; độ đồng nhất cao về thành phần; độ đồng nhất về kich thước hạt
càng co càng tốt; có độ bền cơ học cao; có độ bền hóa học cao.

25
26

Hình: Thạch anh Hình: Than antraxit


Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương.
Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:
 Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học;
 Lắng trọng lực;
 Giữ hạt rắn theo quán tính;
 Hấp phụ hóa học; Hấp phụ vật lý;
 Quá trình dính bám;
 Quá trình lắng tạo bông;
Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại:
 Theo tốc độ lọc: Bể lọc nhanh, bể lọc chậm, bể lọc cao tốc.
 Theo chế độ dòng chảy: Bể lọc trọng lực, bể lọc áp lực.
 Theo chiều của dòng nước: Bể lọc xuôi, bể lọc ngược, bể lọc hai chiều.
 Theo số lượng lớp vật liệu lọc: Bể lọc một lớp, bể lọc hai lớp…
 Theo cỡ hạt lớp vật liệu lọc: Bể lọc hạt nhỏ ( d < 0.4mm), hạt vừa (d = 0,4 –
0,8mm), hạt thô (d > 0.8mm).
Sau đây sẽ trình bày một số loại bể lọc:
Bể lọc nhanh:
Theo nguyên tắc cấu tạo và hoạt động, bể lọc nhanh bao gồm bể lọc một chiều và
bể lọc hai chiều.
Nước từ bể lắng đưa vào lọc có thể đi qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống lọc xuôi),
từ dưới lên (lọc ngược), hoặc cả hai chiều (lọc hai chiều), qua hệ thống thu nước trong
sau đó được chuyển sang bể chứa nước sạch.

26
27

Sử dụng dòng chảy từ trên xuống (lọc xuôi) có ưu điểm là tạo được động lực cho
quá trình lọc nhờ áp lực của nước nhưng nhược điểm là sau khi rửa lọc hiệu quả lọc bị
giảm do khi rửa lọc có thể làm cho các hạt lọc bé bị đẩy lên trên và các hạt to bị giữ lại ở
đáy, do vậy khi lọc sẽ nhanh tắc bể lọc hơn.
Sử dụng dòng chảy ngược chiều từ dưới lên trên sẽ khắc phục được hiện tượng
trên, khả năng giữ lại chất bẩn cũng tăng lên vì tốc độ của hạt cặn chịu ảnh hưởng của hai
lực ngược chiều nhau: lực đẩy của dòng nước và trọng lực của hạt cặn. Nhưng khuyết
điểm là khó vệ sinh và phải thay mới vật liệu lọc.
Hiệu quả làm việc của bể lọc phụ thuộc vào kết quả của quá trình rửa lọc. Nếu rửa
không sạch, bể lọc làm việc không đạt hiệu quả mong muốn, chu kỳ làm việc của bể bị
rút ngắn. Để rửa bể lọc nhanh có thể dùng hai phương pháp: rửa bằng nước thuần túy
hoặc rửa bằng nước và gió kết hợp.
Rửa lọc gồm 4 bước:
Bước 1: Xác định thời điểm rửa lọc bằng cách đo chênh lệch áp suất trước và sau
bể lọc.
Bước 2: Cho khí, nước hoặc dòng khí và nước qua hệ thống phân phối nước rửa
lọc ngược chiều với chiều lọc. Quá trình rửa lọc thực hiện đến khi nước trong rồi dừng lại
Cường độ rửa từ 2 – 20 l/s.m2.
Bước 3: Cho nước vào bể đến mực nước thiết kế, cho bể làm việc.
Bước 4: Xả bỏ lược nước ban đầu trong khoảng 10 phút vì chất lượng nước lọc
ngay sau rửa lọc không đảm bảo.

27
28

Hình: Hình minh họa bể lọc nhanh


Bể lọc chậm:
Lọc chậm thường được áp dụng cho xử lý nước uống, đôi khi còn được sử dụng
cho các mục đích cấp nước khác.
Do đặc điểm của bể là tốc độ lọc chậm nên hiệu quả làm sạch nước cao, loại trừ
được đến 90 – 95% cặn bẩn và vi trùng trong nước. Nhược điểm của phương pháp này là
tốn diện tích xây dựng do diện tích lọc lớn, khó khăn trong việc cơ giới hóa và tự động
hóa quá trình rửa lọc. Vì vậy, lọc chậm thường không được áp dụng đối với nhà máy có
công suất lớn.
Bể lọc chậm đạt được hiệu quả cao trong việc loại bỏ cặn bẩn lơ lửng vì vật liệu
lọc là các hạt cát mịn nhưng chỉ áp dụng đối với nguồn nước có độ đục dưới 50mg/l,
trường hợp nước có độ đục cao hơn cần có xử lý sơ bộ trước khi đưa vào bể lọc chậm

28
29

( lắng keo tụ, lọc nhanh…), nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn rong tảo cần có biện pháp ngăn
ngừa.
Nguyên lý làm việc của bể lọc chậm: Trước khi cho bể hoạt động cần đưa nước
dâng dần từ dưới lên để đuổi hết không khí ra khỏi lớp cát lọc. Khi nước dâng cao hơn
mặt cát lọc 20 – 30cm thì ngừng cấp nước và cho nước nguồn vào bể đến độ cao thiết kế.
Điều chỉnh tốc độ lọc cho bể làm việc theo đúng tốc độ tính toán. Trong quá trình lọc,
cặn bẩn trong nước thô sẽ được tích lũy ở lớp màng mỏng trên cùng của lớp vật liệu lọc,
tạo thành lớp màng làm giảm khe rỗng giữa các hạt vật liệu lọc làm tổn thất áp lực tăng
lên, đến khi đạt giới hạn nhất định cần ngừng vận hành và tiến hành rửa lọc. Mức độ tổn
thất áp lực càng tăng khi hàm lượng cặn trong nước càng lớn, vận tốc lọc càng cao và
kích thước hạt vật liệu càng nhỏ. Tổn thất áp lực của bể lọc thường được tính bằng thực
nghiệm.
Bể lọc chậm có thể rửa bằng thủ công hoặc bán cơ giới.

Hình: Bể lọc chậm


IV.4. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý
IV.4.1. Làm thoáng
Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy
hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III, mangan hóa trị IV tạo thành các
hợp chất hydroxyl sắt hóa trị III và hydroxyl mangan hóa trị IV Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng
đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc. Làm thoáng để khử CO2, H2S có trong nước,
làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy
phân sắt và mangan, nâng cao công suất của các công trình lắng và lọc trong quy trình
khử sắt và mangan. Quá trình làm thoáng làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước,
nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất
hữu cơ trong quá trình khử mùi và mùi của nước. Có hai phương pháp làm thoáng: Đưa
nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màng mỏng chảy trong
29
30

không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun thành tia và màng mỏng
trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như ở các dàn làm thoáng cưỡng bức.
Đưa không khí vào nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ theo dàn
phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm thoáng. Hỗn hợp
hai phương pháp trên: làm thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và phun trên mặt nước.

IV.4.2. Clo hóa sơ bộ


Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Clo hóa sơ bộ
có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng, oxy hóa sắt hòa tan
ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng, oxy
hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu, phá hủy tế bào
của các vi sinh sản ra chất nhầy nhớt trên mặt bể lọc.

30
31

IV.4.3. Keo Tụ - Tạo Bông


Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân
tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 đến 10 m. Các hạt này không
nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện
tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan
trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút
VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay khi
khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown
và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các hạt duy trì
trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện
tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự
ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy
tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng,
quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể
liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và
lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
Những chất keo tụ thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như:
Al2(SO4)3, Al2(SO4)2.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O,
NH4Al(SO4)2.12H2O, FeCl3, Fe2(SO4)2.2H2O, Fe2(SO4)2.3H2O, Fe2(SO4)2.7H2O
a) Muối Nhôm
Trong các loại phèn nhôm, Al2(SO4)3 được dùng rộng rãi nhât do có tính hòa tan
tốt trong nước, chi phi thấp và hoạt động có hiệu quả trong khoảng pH = 5,0 – 7,5. Quá
trình điện ly và thủy phân Al2(SO4)3 xảy ra như sau:
Al3+ + H2O = AlOH2+ + H+
AlOH+ + H2O = Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)3(s) + H+
Al(OH)3 + H2O = Al(OH)4- + H+
Ngoài ra, Al2(SO4)3 có thể tác dụng với Ca(HCO3)2 trong nước theo phương
trình phản ứng sau:
Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 Al(OH)3 + 3CaSO4 + 6CO2
Trong phần lớn các trường hợp, người ta sử dụng hỗn hợp NaAlO2vàAl2(SO4)3
theo tỷ lệ (10:1) – (20:1). Phản ứng xảy ra như sau:
6NaAlO2 + Al2(SO4)3 + 12H2O 8Al(OH)3 + 2Na2SO4

31
32

Việc sử dụng hỗn hợp muối trên cho phép mở rộng khoảng pH tối ưu của môi
trường cũng như tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông.
b) Muối Sắt
Các muối sắt được sử dụng làm chất keo tụ có nhiều ưu điểm hơn so với các muối
nhôm do:
- Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp;
- Có khoảng giá trị pH tối ưu của môi trường rộng hơn;
- Có thể khử mùi H2S.
Tuy nhiên, các muối sắt cũng có nhược điểm là tạo thành phức hòa tan có màu do
phản ứng của ion sắt với các hợp chất hữu cơ. Quá trình keo tụ sử dụng muối sắt xảy ra
do các phản ứng sau:
FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 = HCl+Fe2(SO4)3 + 6H2O+Fe(OH)3 + 3H2SO4
Trong điều kiện kiềm hóa:
2FeCl3 + 3Ca(OH)2 = Fe(OH)3 + 3CaCl2+FeSO4 + 3Ca(OH)2 2Fe(OH)3 +
3CaSO4
d) Chất Trợ Keo Tụ
Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất trợ
keo tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất keo tụ,
giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất trợ keo tụ
nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin (C6H10O5)n, các ete, cellulose,
dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O). Các chất trợ keo tụ tổng hợp thường dùng là
polyacrylamit (CH2CHCONH2)n. Tùy thuộc vào các nhóm ion khi phân ly mà các chất
trợ đông tụ có điện tích âm hoặc dương như polyacrylic acid (CH2CHCOO)n hoặc
polydiallyldimetyl-amon.
IV.4.3. Khử trùng nước
Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt.
Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng. Sau các quá trình xử lý
cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại. Song để tiêu
diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước. Hiện nay có
nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh, các
tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng…..
a) Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo

32
33

Clo là một chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tác dụng với nước tạo
thành axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng mạnh. Khi cho Clo vào nước, chất
diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên
trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Khi cho Clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:
Cl2 + H2O = HOCl + HCl
Hoặc có thể ở dạng phương trình phân ly:
Cl2 + H2O = H+ + OCl- + Cl-
Khi sử dụng Clorua vôi, phản ứng diễn ra như sau:
Ca(OCl)2 + H2O = CaO + 2HOCl +2HOCl 2H+ + 2OCl-
b) Dùng ozone để khử trùng
Ozone là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với
con người. Ở trong nước, ozone phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tử.
Ozone có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất nhiều
lần. Thời gian tiếp xúc rất ngắn do đó diện tích bề mặt thiết bị giảm, không gây mùi vị
khó chịu trong nước kể cả khi trong nước có chứa phênol.
c) Khử trùng bằng phương pháp nhiệt
Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000C có thể
tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước. Chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ
cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc. Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất
nhỏ. Phương pháp đun sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh, nên chỉ
dùng trong quy mô gia đình.
d) Khử trùng bằng tia cực tím (UV)
Tia cực tím là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400 nm, có tác dụng diệt
trùng rất mạnh. Dùng các đèn bức xạ tử ngoại, đặt trong dòng chảy của nước. Các tia cực
tím phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử protit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và
mất khả năng trao đổi chất, vì thể chúng sẽ bị tiêu diệt. Hiệu quả khử trùng chỉ đạt được
triệt để khi trong nước không có các chất hữu cơ và cặn lơ lửng. Sát trùng bằng tia cực
tím không làm thay đổi mùi, vị của nước.
e) Khử trùng bằng siêu âm
Dòng siêu âm với cường độ tác dụng không nhỏ hơn 2W/cm2 trong khoảng thời
gian trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong nước
f) Khử trùng bằng ion bạc
33
34

Ion bạc có thể tiêu diệt phần lớn vi trùng có trong nước. Với hàm lượng 2 – 10 ion
g/l đã có tác dụng diệt trùng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là: nếu trong nước
có độ màu cao, có chất hữu cơ, có nhiều loại muối,…thì ion bạc không phát huy được
khả năng diệt trùng.

V. Khử sắt trong nước ngầm


V.1. Trạng thái tồn tại tự nhiên của sắt trong nguồn nước ngầm
Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hoá trị II (Fe 2+) là thành
phần của các muối hoà tan như: Fe(HCO3)2; FeSO4…hàm lượng sắt có trong các nguồn
nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu.
Nước có hàm lượng sắt cao, làm cho nước co mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Do đó, khi mà nước có
hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử
sắt.
Các hợp chất vô cơ của ion sắt hoá trị II: FeS, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(HCO3)2,
FeSO4, v.v… Các hợp chất vô cơ của ion sắt hoá trị III: Fe(OH)3, FeCl3 …trong đó
Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc. Vì thế các hợp
chất vô cơ của sắt hoà tan trong nước hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp lý học:
làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hoá sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III và cho quá
trình thuỷ phân, keo tụ Fe(OH)3 xảy ra hoàn toàn trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và
các bể lọc Các phức chất vô cơ của ion sắt với silicat, photphat FeSiO(OH)3+3) Các phức
chất hữu cơ của ion sắt với axit humic, funvic,…Các ion sắt hoà tan Fe(OH)2, Fe(OH)3
tồn tại tuỳ thuộc vào giá trị thế oxy hoá khử và pH của môi trường. Các loại phức chất và
hỗn hợp các ion hoà tan của sắt không thể khử bằng phương pháp lý học thông thường,
mà phải kết hợp với phương pháp hoá học. Muốn khử sắt ở dạng này phải cho thêm vào
nước các chất oxy hoá như: Cl-, KMnO4, Ozone, đã phá vỡ liên kết và oxy hoá ion sắt
thành ion hoá trị III hoặc cho vào nước các chất keo tụ FeCl3, Al(SO4)3 và kiềm hoá để
có giá trị pH thích hợp cho quá tr ình đồng keo tụ các loại keo sắt và phèn xảy ra triệt để
trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và bể lọc trong.
V.2. Các phương pháp khử sắt trong xử lý nước
a) Phương pháp oxy hoá sắt
Nguyên lý của phương pháp này là oxy hoá (II) thành sắt (III) và tách chúng ra
khỏi nước dưới dạng hyđroxyt sắt (III). Trong nước ngầm, sắt (II) bicacbonat là một muối
không bền, nó dễ dàng thuỷ phân thành sắt (II)hyđroxyt theo phản ứng:
Fe(HCO3)2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2H2CO3
Nếu trong nước có oxy hoà tan, sắt (II) hyđroxyt sẽ bị oxy hoá thành sắt (III)
hyđroxyt theo phản ứng:
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 ↓

34
35

Sắt (III) hyđroxyt trong nước kết tủa thành bông cặn màu vàng và có thể tách ra
khỏi nước một cách dễ dàng nhờ quá trình lắng lọc. Kết hợp các phản ứng trên ta có phản
ứng chung của quá trình oxy hoá sắt như sau:
4Fe2+ + 8HCO3 + O2 + H2O → 4Fe(OH)3 + 8H+ + 8HCO3-
Nước ngầm thường không chứa ôxy hoà tan hoặc có hàm lượng ôxy hoà tan rất
thấp. Để tăng nồng độ ôxy hoà tan trong nước ngầm, biện pháp đơn giản nhất là làm
thoáng. Hiệu quả của bước làm thoáng được xác định theo nhu cầu ôxy cho quá trình khử
sắt.
b) Phương pháp khử sắt bằng quá trình ôxy hoá
 Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc
Nước cần khử sắt được làm thoáng bằng dàn phun mưa ngay trên bề mặt lọc.
Chiều cao giàn phun thường lấy cao khoảng 0,7m, lỗ phun có đường kính từ 5-7mm, lưu
lượng tưới vào khoảng 10 m3/m2 Lượng ôxy hoà tantrong nước sau khi làm thoáng ở
nhiệt độ 250C lấy bằng 40% lượng ôxy hoà tan bão hoà (ở 250C lượng ôxy bão hoà
bằng 8,1 mg/l).
 Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên
Nước cần làm thoáng được tưới lên giàn làm thoáng một bặc hay nhiều bặc với
các sàn rải xỉ hoặc tre gỗ. Lưu lượng tưới và chiều cao tháp cũng lấy như trường hợp
trên. Lượng ôxy hoà tan sau làm thoáng bằng 55% lượng ôxy hoà tan bão hoà. Hàm
lượng CO2 sau làm thoáng giảm 50%.
 Làm thoáng cưỡng bức
Cũng có thể dùng tháp làm thoáng cưỡng bức với lưu lượng tưới từ 30 đến 40
m3/h. Lượng không khí tiếpxúc lấy từ 4 đến 6 m3 cho 1m3nước. Lượng ôxy hoà tan sau
làm thoáng bằng 70% hàm lượng ôxy hoà tan bão hoà. Hàm lượng CO2 sau làm thoáng
giảm 75%.
c) Khử sắt bằng hoá chất
Khi trong nước nguồn có hàm lượng tạp chất hữu cơ cao, các chất hữu cơ sẽ tạo ra
dạng keo bảo vệ các ion sắt, như vậy muốn khử sắt phải phá vỡ được màng hữu cơbảo vệ
bằng tác dụng của các chất ôxy hoá mạnh. Đối với nước ngầm, khi làm lượng sắt quá cao
đồng thời tồn tại cả H2S thì lượng ôxy thu được nhờ làm thoáng không đủ để ôxy hoá hết
H2S và sắt, trong trường hợp này cần phải dùng đến hoá chất để khử sắt.
d) Biện pháp khử sắt bằng vôi

35
36

Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH-, các ion
Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử
tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt (II) dễ dàng chuyển hoá
thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ
dàng tách ra khỏi nước. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nước mặt và nước ngầm.
Nhược điểm của phương pháp này là phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản
lý phức tạp, cho n ên thường kết hợp khử sắt với quá trình xử lý khác như xử lý ổn định
nước bằng kiềm, làm mềm nước bằng vôi kết hợp với sôđa.
 Biện pháp khử sắt bằng Clo
Quá trình khử sắt bằng clo được thực hiện nhờ phản ứng sau:
2Fe(HCO3)2 + Cl2 + Ca(HCO3)2 + 6H2O → 2Fe(OH)3CaCl2 + 6H+ + 6HCO3-
 Biện pháp khử sắt bằng Kali Permanganat (KMnO4)
Khi dùng KMnO4 để khử sắt, qua trình xảy ra rất nhanh vì cặn mangan (IV)
hyđroxyt vừa được tạo thành sẽ là nhân tố xúc tác cho quá trình khử. Phản ứng xảy ra
theo phương trình sau:
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Biện pháp khử sắt bằng cách lọc qua lớp vật liệu đặc biệt. Các vật liệu đặc biệt có
khả năng xúc tác, đẩy nhanh quá trình ôxy hoá khử Fe2+ thành Fe3+ và giữ lại trong tầng
lọc. Quá trình diễn ra rẩt nhanh chóng và có hiệu quả cao. Cát đen là một trong những
chất có đặc tính như thế.
 Biện pháp khử sắt bằng phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được sử dụng khi kết hợp với quá trình khử cứng. Khi
sử dụng thiết bị trao đổi ion để khử sắt, nước ngầm không được tiếp xúc với không khí vì
Fe3+ sẽ làm giảm khả năng trao đổi của các ionic. Chỉ có hiệu quả khi khử nước ngầm có
hàm lượng sắt thấp.
 Biện pháp khử sắt bằng phương pháp vi sinh
Một số loại vi sinh có khả năng ôxy hoá sắt trong điều kiện m à quá trình ôxy hoá
hoá học xảy ra rất khó khăn. Chúng ta cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cáy lọc của bể
lọc, thông qua hoạt động của các vi khuẩn sắt được loại ra khỏi nước. Thường sử dụng
thiết bị bể lọc chậm để khử sắt.

36
37

VI. Đề xuất công nghệ:


VI.1. Phân tích chất lượng nguồn nước
VI.1.1 Nguồn nước mặt
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 độ C. Về mùa lũ thành phố Quy Nhơn
vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng lũ của vùng miền núi Vân Canh
đổ về. mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 mùa này các sông cạn kiệt thiếu nước
tưới. Nên không thể dùng cho sản xuất và sinh hoạt
VI.1.2. Nguồn nước ngầm
Trên cơ sở tài liệu thăm dò địa chất thủy văn tại khu vực nghiên cứu cho thấy địa
tầng khu vực sông Hà Thanh rất tốt, gồm các lớp: đất phù sa châu thổ sâu 0-0,5m lớp cát
và thấu kính pha cát pha sét dày từ 1,0 m – 15,0m ở độ sâu từ 0,5 đến 20m; lớp cát thô và
cuội sỏi ở độ sâu từ 20m đến 25m; lớp đá gốc ở độ sâu 25m trở xuống.
Một khu vực nhiều tiềm năng với trữ lượng ở lưu vực sông Côn cách thành phố
Quy Nhơn 12km về phía bắc.
Chất lượng nước ngầm tại nguồn
Bảng: Chất lượng nước ngầm của bãi giếng Hà Thanh
Stt Chỉ tiêu chất Đơn vị Kết quả xác Tiêu chuẩn
lượng định 1329/2002/BYT/QĐ
16 pH 6,7÷ 7 6,5÷ 8,5
17 Tổng cặn mg/l 90÷ 335 1000
18 Độ dẫn điện μS/cm 67÷ 619 Không qui định
19 Độ kiềm tổng mg/l CaCO3 17,5÷ 95,5 Không qui định
20 Độ cứng tổng mg/l CaCO3 12÷ 163 300
21 Hydro Sulfua mg/l < 0,01÷ 0,9 0,05
22 Độ oxy hóa mg/l O2 0,2÷ 1,5 2
23 Nitrit mg/l < 0,01÷ 0,27 3
24 Nitrat mg/l <0,01÷ 6,22 50
25 Phosphat mg/l < 001÷ 0,03 Không qui định
26 Natri mg/l 12÷ 33 200
27 Canxi mg/l 2,2÷ 38,8 Không qui định

37
38

28 Sắt mg/l < 0,01÷ 0,28 0,5


29 Mangan mg/l 0,03÷ 0,6 0,5
30 Amoni mg/l < 0,01÷ 0,07 1,5
( Nguồn: Dự án Vie-2146-2005)

VI.1.3. Lựa chọn nguồn nước


Nguồn nước ngầm lưu vực sông Hà Thanh và lưu vực sông Côn được bổ cập trực
tiếp từ nguồn nước của hai con sông này và thấm qua tầng cát lọc tự nhiên. Chất lượng
nguồn nước ngầm của các giếng khoan của Công ty cấp thoát nước Bình.
Cho thấy nguồn nước ngầm của các giếng có các đặc tính sau đây :
- Hàm lượng sắt của tất cả các giếng rất thấp , nằm trong khoảng từ 0.01- 0.28mg/l
. Hàm lượng mangan trong nước trừ giếng G3B có giá trị 0.6mg/l ( cao hơn tiêu chuẩn
cho phép ) còn tất cả các giếng còn lại đều thấp và có giá trị nằm trong quy định của tiêu
chuẩn cấp nước sinh hoạt theo 1329/2002/BYT/QĐ.
- Hàm lượng các hợp chất của Nitơ như amoni , nitrat, nitrit , độ ooxy hóa đều
thấp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định .
Vì vậy, nước ngầm được lựa chọn làm nguồn nước cho hệ thống xử lý.
VI.2. Đề xuất công nghệ xử lý

Trạm bơm cấp 1

Tháp làm thoáng cưỡng bức

Bể lắng ngang Bể lắng ly tâm Bể lọc sơ bộ

Bể tuần hoàn Bể lọc tinh 38

Khử trùng Bể cô đặc bùn


Bể chứa

39
Trạm bơm cấp 2

Nguồn nước chứa hàm lượng sắt là chủ yếu nên công nghệ chỉ cần xử lý được
lượng sắt này. Với hàm lượng sắt tổng số trung bình là 11,42 mg/l lớn hơn 10 mg/l nên
sử dụng công nghệ làm thoáng cưỡngMạng
bức –lưới
lắng hoặc lọc sơ bộ – lọc tinh. Lượng sắt
không quá cao nên không sử dụng thêm các hóa chất khác.
VI.3. Thuyết minh công nghệ
Nước thô được bơm từ các bơm giếng khoan vào đường ống chung về nhà máy xử
Chú thích
lý. Tại đây nước được bơm lên tháp làm thoáng cưỡng bức để cung cấp Oxygen cho quá
Dòng nước
trình Oxy
Dòng hóa
nước Fehoàn
tuần
2+
thành Fe(OH)3 . Sau khi làm thoáng, cặn sắt được tách khỏi nước bằng
1 trong 3 phương pháp: sử dụng bể lắng ngang, sử dụng bể lắng ly tâm hoặc sử dụng bể
Dòng bùn
lọc nhanh có cấp phối hạt lớn. Sau khi qua các bể tách cặn sắt, nước được dẫn qua bể lọc
nhanh có cấp phối hạt nhỏ để lọc lại các hạt cặn chưa loại bỏ triệt để trong quá trình
trước. Nước sau xử lý được đưa vào bể chứa và châm hóa chất khử trùng, sau đó đưa vào
mạng lưới cấp nước bằng trạm bơm cấp 2.

VII. Thiết kế tính toán hệ thống:


VII.1. Tháp làm thoáng cưỡng bức
VII.1.1. Diện tích Tháp làm thoáng cưỡng bức
- Lưu lượng cấp nước :
Q=¿ 105000 (m3/ngđ) = 4375 (m3/h)

- Diện tích tháp làm thoáng cưỡng bức:


Q 4250
F= q = = 88 (m2)
m 50

Trong đó:
F: Diện tích của tháp làm thoáng cưỡng bức: (m2);
Q: Công suất của trạm xử lý, Q = 4375 (m3/h);
qm: Cường độ mưa tính toán, q m = 50 (m3/m2.h) (Theo TCXD 33 – 2006,
mục 6.246).
• Khi vật liệu tiếp xúc là gỗ, tre: qm= 40 ÷ 50 m3/m2.h
• Khi dùng vật liệu tiếp xúc là Rasiga: qm= 60 ÷ 90 m3/m2.h
- Chia làm 8 tháp, diện tích mỗi tháp:
F 88
f= = =11 (m2)
N 8

 chọn tháp làm thoáng cưỡng bức có đường kính: D=


√ 4×f
π
= 3,8 m

39
40

- Lưu lượng nước qua mỗi tháp:

Q 4375
qt = = =546,88m3/h = 0,15 m3/s
8 8

VII.1.2. Chiều cao của tháp làm thoáng cưỡng bức


VII.1.2.1. Chiều cao của lớp vật liệu tiếp xúc
- Phụ thuộc vào độ kiềm toàn phần của nước nguồn; Chiều cao lớp vật liệu
tiếp xúc phụ thuộc vào độ kiềm toàn phần của nước nguồn, lấy theo TCXD 33: 1895
(bảng 2-22)

Bảng 2-22:

Loại vật liệu Chiều cao vật liệu (m) khi độ kiềm toàn phần (mgdl/l)

tiếp xúc 0,5 ÷ 2 2÷4 4÷6 6÷8

Vòng rasiga 1,5 2,0 3,0 4,0

Sàn gỗ, tre 1,5 2,0 2,5 3,0

- Theo TCXD 33 – 2006, độ kiềm nhỏ hơn 2 mgdl/l thì HVLTX = 1,5 m.

VII.1.2.2. Chiều cao toàn bộ của tháp làm thoáng cưỡng bức
H = Hnt + HVLTX + Hp = 3,3 (m)
Trong đó:
+ Hnt: Chiều cao ngăn thu nước ở đáy tháp, Hnt = 0,8m; Hnt ≥ 0,5m
+ Hvl: Chiều cao của lớp vật liệu tiếp xúc, HVLTX = 1,5m.
+ Hp: khoảng cách từ hệ thống phun mưa tới bề mặt vật liệu tiếp xúc, H p = 1m;
Hp≥ 1m.

VII.1.3. Hệ thống phân phối nước


VII.1.3.1 Ống chính:
- Lưu lượng: qt = 0,15 m3/s

40
41

- Vận tốc: vc= 1,19 m/s (QĐ: 1 ÷ 2 m/s)


Đường kính ống chính:

Dc=
√ qt × 4
Vc × π
=

0,15 ×4
1,19 ×3,14
=¿ 0,4 m.

 Chọn ống chính có đường kính 400mm.

VII.1.3.2. Ống nhánh:


- Được bố trí theo hai bên của ống chính của mỗi tháp.
- Khoảng cách giữa 2 ống nhánh theo quy định (0,2- 0,3)m, chọn 0,3m. Số ống nhánh
L
cần thiết: m= × 2=24 ống
0,3

- Lưu lượng nước qua mỗi ống nhánh:


qt 0,15
qn= = =6,25.10-3 m3/s
24 24

- Vận tốc ống nhánh: vn= 2 m/s


- Đường kính ống nhánh:

Dn =
√ qn ×4
Vn × π
=0,065 m

 Chọn ống nhánh có đường kính 70mm


VII.1.3.3. Số lỗ trên ống nhánh:
- Tiết diện ngang ống chính:
2
π × D c 3,14 × 0,42
Sc= = =0,1256 m2
4 4

- Để nước có thể phân phối đều khắp diện tích của tháp, trên ống nhánh ta khoang các
lỗ có đường kính dl= 10mm ( quy định 5-10mm). Tổng diện tích các lỗ này lấy bằng
(30- 35%) diện tích tiết diện ngang của ống chính. Chọn 35%.
- Tổng diện tích lỗ: W = 0,35 × Sc= 0,35 × 0,1256= 0,044m2
ω 0 , 044
- Số lỗ cần thiết:
∑ n= π ×d 2 = π × 0 , 012 = 560 lỗ
l
4 4

41
42

Số lỗ trên mỗi ống nhánh:


ống khoảng cách ống với tâm tháp L ống số lỗ trên ống
1 150 1690 30
2 450 1650 28
3 750 1550 26
4 1050 1380 24
5 1350 1140 20
6 1650 740 12

- Các lỗ trên ống nhánh xếp thành 2 hàng so le nhau hướng xuống dưới và nghiên một
góc 45o so với phương nằm ngang.
VII.1.4. Tính hệ thống cung cấp khí
Lượng gió cần thiết cấp vào theo tiêu chuẩn là 10m3/l m3 nước.
Lưu lượng gió đưa vào 1 tháp:
Qg = 10 x qt = 10 × 0,15= 1,5m3/s
Dùng 2 quạt gió để cung cấp khí, mỗi quạt cấp cho 4 tháp. Lưu lượng mỗi quạt : 6
m /s3

Áp lực gió được tính theo công thức:


Hg= HVLTX + Hcb + Hpp
Trong đó:
- HVLTX: tổn thất áp lực qua lớp VLTX, lấy bằng 30mm/1m chiều cao lớp VLTX.
HVLTX = 1,5x 30= 45mm
- Hcb: tổn thất cục bộ, Hcb= 15-20mm => chọn Hcb= 20mm
- Hpp: tổn thất ống phân phối, Hpp= 15mm.
 Áp lực gió: Hg= 45+20+15= 80mm= 0,8m
 Vậy ta cần chọn máy quạt gió đáp ứng yêu cầu:
- Qg≥ 6m3/s
- Hg≥ 0,8m
Ống cấp gió chính:

42
43

- Lưu lượng: Qgc= 6 m3/s


- Vận tốc gió: 18 m/s

Dg=
√ Qgc × 4
Vg × π
=
√6 x4
18 ×3,14
=0,65 m

 Chọn Dgc = 650mm

- Lưu lượng: Qgn = 1,5m3/s


- Vận tốc gió: 18 m/s

Dg=
√ Qgn ×4
Vg× π
=

1,5 x 4
18 ×3,14
=0,325 m

 chọn Dgn= 350mm


VII.2. Bể lắng ngang (Phương án 1)
Xây dựng 4 bể, lưu lượng 1 bể: 4375/4 = 1093,7 m3/h
VII.2.1. Thiết kế vùng lắng
VII.2.1.1. Tính toán
- Diện tích vùng lắng
Q 1093 . 7
F= ∝× u = 1,82 × = 850,6 m3
0 0,65∗3,6

Trong đó:
• F: diện tích vùng lắng (m2)
• Q: lưu lượng 1 bể (m3/h)
• U0: tốc độ lắng cặn sắt = 0,65 (mm/s) = 0,00065 (m/s)
• α: hệ số kể đến sự ảnh hưởng của dòng chảy rối (trang 149 sách)
L/H 10 15 20 25
∝ 1,33 1,5 1,67 1,82

- Chia bể lắng thành 3 ngăn, cách nhau bằng vách ngăn, mỗi ngăn rộng 3,2m.

43
44

Chiều rộng bể: B=3,2*3 = 9,6


F 850 .6
- Chiều dài bể: L= = = 89 (m)
B 9,6

- Chiều sâu vùng lắng: chọn H=3 (m) (quy phạm H = 3 - 5 m),
VII.2.1.2. Kiểm tra
Q
- Tốc độ dòng chảy v0 = < 16,3
BH
HB
- Bán kính thủy lực R=
B+ 2 H
vo R
- Hệ số reynold: Re=0,9997* <20000
0,00131
2
v0
- Hệ số Frouder Fr= > 0,00001
9,81∗R
HBL
- Thời gian lưu nước T= > 1,5
Q
L L
- >15 ; > 4
H B

Chế độ làm việc


Thông số Làm việc bình Ngưng một bể sửa Vượt công sức 1,6
thường chữa lần

Q 4375 4375 6500


N 4 3 4
L 89

B 9,6
H 3
v0 1054 14,05 15,7
R 1,043

Re 8160 10880 12480


Fr 0,000010 0,000019 0,000024
44
45

L/H 29.7
B/H 3,2
L/B 9.3
T 2.35 1.75 1,57

VII.2.2. Ngăn phân phối nước đầu bể


Ngăn phân phối nước rộng 2 m, trên vách ngăn đục các lỗ để phân phối nước
- Tổng diện tích lỗ:
Q 0 , 303
∑ f lỗ = = =1 ,21 (m2)
V lỗ 0,25

Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước vào bể (m3/s)
+Vlỗ: vận tốc nước qua lỗ (m/s)
- Số lỗ:
∑ f lỗ 1 , 21
n= = =270 (lỗ)
f l ỗ 0 , 00442

Trong đó:
2
πd π∗0,075
2
f lỗ = lỗ = =0,00442 (m2)
4 4

Các lỗ bố trí đều trong 3 ngăn, mỗi ngăn 100 lỗ được sắp xếp thành 10 hàng và 10 dãy.
Mỗi lỗ cách nhau 25 cm, cách vách 30 cm, cách vùng chứa bùn 50 cm .(có thay đổi )
VII.2.3. Máng thu nước bề mặt cuối bể:
Chiều dài tối thiểu cần thiết:
Q 0,303
L=nB= = =3 (m).
5 H u o 5∗3∗0,65

Chọn L= 45m
Bố trí máng dọc theo các ngăn bể lắng, số máng là 3.

45
46

Chiều dài một máng là l= 45/3= 15 (m).


Để đảm bảo thu toàn bộ nước trên toàn bộ máng, khoét thành các chữ V có chiều
cao 5 cm, đáy là 10 cm đặt liên tiếp nhau.
- Tải lượng thu nước trên 1m máng:
Q 303(l/s )
q= = =3,38 (l/s.m)
2L 2∗45

Chiều cao mực nước trong khe chữ V:


5
q 0,00338
q o= = =1,4 h 2
10 10

Rút ra h= 3,5 cm < 5 cm đặt yêu cầu.

VII.2.4. Chiều cao bể lắng


Ht = H + Hbv + Hcb = 3 + 0,5 +0,5 = 4 (m)
Trong đó: Ht: chiều cao tổng bể lắng
Hbv: chiều cao bảo vệ lấy bẳng 0,5m
Hcb: chiều cao phần chứa bùn lấy bằng 0,5m
VII.3. Tính toán bể lắng ly tâm
Xây dựng 4 bể, lưu lượng 1 bể : 4375/4 = 1093,7 m3/h
VII.3.1. Thiết kế vùng lắng
Tính toán - Diện tích bề mặt vùng lắng:
Q 1,07
F= 0,21× ( u × N ¿ ¿ + π (r + 1)2 = 0,21׿ + π ( 2+1 )2 = 2648 (m2)
0

Trong đó:
Q: Lưu lượng nước vào bể (m3/h)
u0: Tốc độ lắng cặn, uo = 0.65mm (u0 = 0.4 – 1.5mm)
r: Bán kính ống trung tâm (m)
N: Số lượng bể
- Bán kính bể:

46
47

- Chiều cao bể lắng:


Rb =
√ √
F
π
=
2648
π
= 29 (m)

H= h + i x R = 1,8+ 0,08 x 29 = 3,32 (m )

Trong đó:
h: chiều cao vùng lắng: chọn bằng 1,8m
i: độ dốc đáy bể: Theo QCVN 33/2006-BXD bằng 0,08
VII.3.2. Kiểm tra thông số:
Q 4375
- Tốc độ dòng chảy: v0 = = = 6,7 (mm/s) < 16,3
π∗N∗R∗h π∗4∗29∗1,8

- Bán kính thủy lực bể: RTL= h= 1,8


R TL∗v 0∗p 1,8∗6,7∗999,7
- Hệ số Reynold: Re= ¿ = ¿ = 9203.35 < 20000
1000 v 1000 0,00131
v0 2 6,7 2
( ) ( )
- Hệ số Frouder: Fr= 1000 = 1000 = 0,0000254 > 0,00001
R TL∗9,81 1,8∗9,81

VII.3.3. Máng răng cưa thu nước


Bố trí máng thu nước thành vòng quanh chu vi bể
L = π D = 3,14 x 29 = 91(m
Trên máng khoét thành các khe chữ V cao 5cm , đáy rộng 10cm. Trên 1m chiều
dài máng khoét thành 10 khe. Tổng số lượng khe là 910.
VII.3.4. Hệ thống cào bùn
Hệ thống cào bùn thiết kế theo dạng dầm cầu chạy theo bán kính bể, động cơ đặt
trên thanh ray chạy trên chu vi bể, ở tâm đặt khớp xoay 360 o, tốc độ chuyển động 2
vòng / giờ.

VII.4. Hồ cô đặc, nén và phơi bùn


- Lượng bùn xả ra hằng ngày
Q . ( C1−C 2 +C3 ) 105000 ( 22,43−5+5 )
G= = =2355,15 kg/ ngày
1000 1000

Trong đó:

47
48

C1: lượng cặn Fe (OH)3


C2: lượng cặn giữ lại ở bể lọc
C3: lượng cặn xả ra từ quá trình rửa lọc
- Lượng cặn xả ra trong 3 tháng =2355,15x3x30=211983,5 kg
G3 t 211983,5 2
F= = =1927 m
a 110

a: diện tích mặt hồ tính theo tải trọng bùn trong thời gian 3- 5 tháng từ 100-120
kg/m2

- Hồ hình chữ nhật chọn chiều rộng bằng ¼ chiều dài


- Chiều rộng 28m chiều dài 70m
- Bùn khô 25% tỉ trọng γ=¿1,2t/m3
- Thể tích bùn trong bể
G 211,9835 3
V= = =176,65 m
γ 1,2
V 176,65 × 4
- Chiều cao lớp bùn h= = =0,36 m
S 22× 88

- Lượng cặn khô xả ra hằng ngày G=2355,15 kg, nồng độ cặn: 0,4 tỉ trọng
1,011t/m3
- Tỉ trọng dung dịch xả cặn hằng ngày:
2355,15 ×100
G 1= =588787,5 kg=588,7875 tấn
0,4

- Thể tích bùn loãng xả ra hằng ngày


G 1 588,7875
V= = =582,96 m3
γ 101

- Chiều cao lớp bùn loãng


V 582,96
h1 = = =0,3 m
S 22× 88

- Đáy hồ có lớp sỏi đỡ cỡ hạt 20mm dày 200mm, lớp sỏi thứ hai cỡ hạt 8mm
dày 100mm, lớp thứ ba cỡ hạt 2mm dày 100mm
- Chiều cao dự trữ 0,5m

48
49

- Tổng chiều cao bể = 0,36+0,3+0,4+0,5=1,56m


- Chiều dài ống chính 66,6 m
- Đường kính ống chính 400 mm
- Khoảng cách các ống nhánh 1m
- Số ống nhánh 128
- Đường kính ống nhánh 150mm
- Số lỗ trên một ống nhánh 134, các ống khoan thành 2 hàng lỗ hướng xuống
dưới góc 45o so với phương ngang.
- Khoảng cách lỗ 200 mm

VII.5. Bể tuần hoàn nước sau rửa lọc


- Lưu lượng tuần hoàn
Qth ≤ 5 %Q ≤218,75

- Thể tích nước sau rửa lọc


3
W th =V tb × S ×t × n=5× 7 ×8 ×1 ×6=1680 m /ngđ

W th 1680 3
 Qth = = =70 m
24 24

Chọn W th =200 m3/h


- Vận tốc nước vào bể 1,8m/s
- Thể tích bể điều hòa lưu lượng
3
V =Qth −n ×Qth × t=1680−6 × 200× 1=480 m

Trong đó
n: số bể lọc rửa trong một ngày
Qth: lưu lượng bơm tuần hoàn (m3/h)
t: thời gian giữa hai lần rửa các bể kế tiếp nhau thường 0,45-1h
- Thiết kế bể tròn cao 5m.

49
50

V 480
- Diện tích bằng: F= = =96 m3
h 5

- Đường kính D = 12, H = 5


VII.6. Bể lọc tinh
 Bể lọc nhanh chọn lớp vật liệu lọc là Cát dày 700mm có:
d = 0,5 - 1,25 mm
dtd = 0,6 - 0,65 mm
 Diện tích bể lọc:

Q Q 105000
F= = = =899
V T × V bt −3,6 a ×W ×t 1−a ×t 2× V bt 1 1
24 ×5−3,6 × ×14 × 0,1− × 1× 5
3 3
(m2)
Q: công suất (m3/ngđ)

Vbt: tốc độ lọc theo chế độ bình thường (m/h)

T: thời gian làm việc ngày đêm (h)

W: cường độ rửa lọc (l/s.m2) W= 12-14 l/s.m2

a: số lần rửa lọc trong 1 ngày đêm ở chế độ bình thường

t1: thời gian rửa lọc (h)

t2: thời gian ngừng bể lọc để rửa, kể cả xả nước lọc đầu (h)

 Số bể lọc cần thiết:

N = 0,5.√ F = 0,5.√ 899= 15 (bể)

 Lấy 16 bể

 Diện tích 1 bể lọc:

F 899
f= = =56,1875 (m2)
N 16

50
51

Thiết kế bể: 7 x 8 m

 Tốc độ lọc tính theo chế độ tăng cường:

N 15
Vtc = Vbt× = 5× = 5,36 (m/h)
N−1 15−1

VII.7.1. Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc


 Lưu lượng nước rửa lọc:

Qr = f×W = 56,1875 × 14 = 730,4 (l/s) = 0,7304 (m3/s)

 Ống chính của hệ thống phân phối lấy dc=600mm, dày 20mm, vận tốc vc=2m/s
(cho phép 1-2m/s)
 Ống nhánh lấy dn =100mm, dày 7mm, vận tốc vn =1,9m/s (cho phép 1,8-2,2m/s)
 Chọn khoảng cách giữa các ống nhánh khoan lỗ là 0,35m (cho phép 0,25-0,35m)
 Số ống nhánh cần thiết:

8
n= ×2 = 46 (ống)
0,35

 Lưu lượng nước qua 1 ống nhánh:

730,4
qn = = 16 (l/s)
46

 Chiều dài 1 ống nhánh:

7−0,62
l= = 3,19 (m)
2

 Ống nhánh hàn vào tim ống chính, chiều cao từ đáy bể đến tim ống nhánh =
620/2 = 310
 Tổn thất áp lực qua lỗ trên hệ thống phân phối để đảm bảo độ phân phối đều 95%:

2 2
vc v 22 1,92
H = A× + 1,25×A n = 12× +1,25× 12 × = 5,21(m)
2g 2g 2× 9,81 2× 9,81

Chọn A = 12

51
52

 Đường kính lỗ chọn d = 10mm


 Diện tích lỗ: flỗ = π × Rn2 = 3,14 ×0,52 = 0,785 (cm2)
d 10
 Tỷ số δ = 7 =¿1,43. Tra bảng hệ số lưu lượng chọn µ = 0,68

 Tổng diện tích lỗ trên các ống nhánh:


Q 0,780
∑ f = µ √ 2 gH = 0,68 √2 × 9,81×5,21 = 0,11 (m2) = 1100 (cm2)

 Tổng số lỗ cần thiết: n =


∑f 1100
= 0,785 = 1402 (lỗ)
f lỗ
1402
 Số lỗ trên một ống nhánh: n = 46 = 31 (lỗ)  Lấy 32 lỗ

 Bố trí các lỗ thành 2 hàng đối xứng nhau, các lỗ hướng xuống góc 450 so
với phương ngang.
3,19
 Khoảng cách tim các lỗ = 32 ×2 = 0,2 (m) = 200 (mm)

VII.7.2. Tính toán thu nước rửa:


 Chiều rộng của máng:

√ √
2 2
5 qm 0,208 5
B=K = 2,1 = 0,60 (m)
(1,57+a)
3
(1,57+1,5)3
Máng có đáy hình tam giác lấy a=1,5; K=2,1

qm: lưu lượng nước rửa tháo qua máng:

qm =W× d ×l= 14 × 2 × 8 = 208 (l/s) = 0,208 (m3/h)

W: cường độ rửa lọc (l/s.m2)

d: khoảng cách giữa các tâm máng (m)

l: chiều dài của máng (m)

 Chiều cao phần chữ nhật: h =0,75; B=0,45 (m)


 Chiều cao toàn bộ máng: h =1,25 B=0,75 (m)

52
53

 Máng có độ dốc 1% về phía cuối. Chiều cao cuối máng:


8
h = 0,75 + = 0,83 (m)
100
 Chiều cao phần chữ nhật phía cuối máng:
8
h = 0,45 + = 0,53 (m)
100
 Khoảng cách từ mép máng đến mặt lớp vật liệu lọc:
L. e 0,7 x 45
∆ H m= + 0,25 = + 0,25 = 0,57 (m)
100 100

L: chiều dày lớp vật liệu lọc

e: độ dãn nở của lớp vật liệu lọc

 Khoảng cách từ đáy máng thu đến đáy máng tập trung:


2
3 qm
hm =1,75 2
+ 0,2 = 1 (m)
g. A
A: chiều rộng máng tập trung, A = 1m
g: gia tốc trọng trường
VII.7.3. Tính toán ống phân phối gió
 Lưu lượng gió cần thiết khi rửa 1 bể lọc:
qgió = Wgió × f =17×56,1875 = 955,2 l/s = 955,2 (m3/s)
Wgió: cường độ gió rửa (l/s.m2) (cho phép 15 – 20 l/s.m2)
f: diện tích bể lọc (m2)
 Tốc độ trong ống dẫn gió vào chọn v = 20m/s (15 – 20m/s)
Q 0,9552
 Diện tích tiết diện ống gió vào: fv = V = 20 = 0,04776 (m2)

 Đường kính ống gió vào:

√ √
Dv = 4 f = 4 × 0,04776 = 0,247 (m)
π 3,14
 Chọn ống d = 250mm

53
54

qg 955,2
 Gió phân phối trong bể theo 2 ống chính qc = 2 = 2
= 477,6 (l/s) = 0,4776
(m3/s)
Q 0,4776
 Tiết diện ống chính: fc= V = 20 = 0,0239 m2

 Đường kính ống chính: Dc =


√ √
4f
π
=
4 × 0,0239
3,14
= 0,175 (m)

 Chọn ống d = 200mm


 Các ống nhánh đặt cách nhau 350 mm. Tổng số ống nhánh cần thiết cho 1 ống
chính
8
n= ×2 = 46 (ống)
0,35
477,6
 Lưu lượng gió đi vào 1 ống qn = 46 =10,38 (l/s) = 0,01038 m3/s

 Vận tốc ống nhánh chọn v = 25m/s


Q 0,01038
 Diện tích tiết diện cần thiết của ống nhánh: f = V = 25
= 0,0004152 (m2)

 Đường kính ống nhánh: d =


√ √
4f
π
=
4 × 0,0004152
3,14
= 0,023 (m)

 Chọn ống d = 25mm


 Vận tốc gió qua lỗ phân phối chọn 25m/s (cho phép 20 – 25m/s)
 Tổng diện tích lỗ cần thiết:
Q 0,4776
∑ f lỗ = v =
25
= 0,019104 (m2) = 191,04 (cm2)

 Lỗ chọn đường kính d = 3mm (cho phép 2 – 5mm). Diện tích 1 lỗ:
f = 3,14.R2 = 0,07065 (cm2)
191,04
 Tổng số lỗ cần thiết: n = 0,07065 = 2704 (lỗ)

2704
 Số lỗ trên 1 ống nhánh: n = 46 = 60 (lỗ)

7−0,64
−0,2
 Chiều dài 1 ống nhánh: l = 2 = 1,49 (m)
2

54
55

 Bố trí các lỗ thành 2 hàng đối xứng nhau, các lỗ hướng xuống góc 450 so với
phương ngang.
 Khoảng cách giữa các lỗ: (1,49/60) ×2 = 0,05 (m) = 50 mm

VII.7.4. Tổng chiều cao của bể lọc tính từ đáy bể:


H= Hđ + HL + Hn + Hbv= 0,4 + 0,7 + 1,9 + 0,5 = 3,5 (m)
Hđ: chiều cao lớp đỡ
HL: chiều cao lớp vật liệu lọc
Hn: chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu lọc (cho phép 1,5 – 2m)
Hbv: chiều cao dự trữ (chiều cao từ mặt nước đến mặt bể lọc)
VII.7. Clorator
Lượng Clo sử dụng một ngày = 1g/m 3 × Q = 105000g (theo TCVN 33 :2006/BXD
lượng Clo lấy từ 0,7-1mg/l đối với xử lý nước ngầm)
Lượng Clo sử dụng trong 1 giờ: 4375g/h = 4,375kg/h
Dòng nước áp lực từ bơm đến, đi qua ejecter, tạo ra chân không trong clorator.
Nhờ độ chênh lệch áp lực trước và sau van chân không làm cho màng nằm trên rãnh chân
không di chuyển, nén lò xo để mở van an toàn ở cửa vào. Khí clo từ bình chứa đi qua hệ
van an toàn và giảm áp lực, lọc qua bộ lọc giữ lại clo nước còn lại khí clo, đi vào rãnh
chân không, định lượng qua rotamet, đi tiếp vào óng dẫn chân không rồi được hút vào
rãnh ejector, theo đường óng dẫn nước áp lực đến nơi hòa trộn với nước. Khi ejector
không làm việc, trong clorator không còn chân không, độ chênh áp bằng không, màng
giãn ra, lò xo không bị nén, van an toàn ở cửa đóng lại, toàn bộ hệ thống ngừng làm việc
Để cấp nước cho ejector hoạt động, lưu lượng và áp lực nước trước ejector, thường
dùng máy bơm riêng, lấy nước từ bể chứa nước sạch bơm về
Chọn bơm cấp nước cho ejector có lưu lượng 5000l/h áp lực đầu vào 3,5 bar (chọn
theo bảng)

55
56

Chọn bình chứa Clo lỏng có dung tích 2000l


Một bình sử dụng trong 20 ngày
Trạm clorator. Tổ hợp các thiết bị gồm bình đựng clo, cân, ống và cloratorr được
lắp ráp thành hệ thống đặt trong một hoặc hai phòng để định lượng clo vào nước gọi là
trạm clo. Do tính độc hại của hơi clo, trạm phải được cách li với môi trường xung quanh
bằng các cửa kính và có hệ thống thông gió riêng. Trong trạm có clorator, đường dẫn clo,
bình clo lỏng dặt trên bàn. Diện tích trạm clrator tính theo tiêu chuẩn 3m 2 cho một
clorator và 4m2 cho một bàn cân. Trạm phải được thông gió thường xuyên bằng quạt tầng
suất tuần hoàn 12 tuần hoàn/h trạm được bố trí ở cuối hướng gió trong trạm đặt 2 clorator
1 hoạt động và 1 dự phòng
VII.8. Bể chứa
Do chế độ làm việc khác nhau giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II nên cần
phải xây dựng bể chứa nước để dự trữ một lượng nước do trạm bơm cấp I bơm đến
khi trạm bơm cấp II không bơm hết và bổ sung lượng nước thiếu khi trạm bơm cấp II
bơm nhiều hơn.
Lượng nước từ đường ống cấp nước là: Qb = 4.17% Qngđ.
 Khi đó trạm bơm cấp II làm việc theo 3 cấp:
Từ 23 - 1h: chạy 1 bơm = 3.3% Qngđ
Từ 1 - 6h và 20 - 23h: chạy 2 bơm = 3,8% Qngđ
Từ 6-20h: chạy 3 bơm = 4.5% Qngđ

56
57

Bảng 3. Xác định thể tích điều hòa của bể chứa nước (tính theo % Qngđ)
           
Lưu lượng từ Lưu lượng từ Lượng Lượng Lượng nước
  trạm bơm trạm bơm nước vào nước ra còn lại trong
cấp I cấp II bể bể bể
Giờ          
0_1 4.16 3.3 0.86 0 2.45
1_2 4.16 3.8 0.36 0 2.81
2_3 4.16 3.8 0.36 0 3.17
3_4 4.16 3.8 0.36 0 3.53
4_5 4.16 3.8 0.36 0 3.89
5_6 4.16 3.8 0.36 0 4.25
6_7 4.17 4.5 0 0.33 3.92
7_8 4.17 4.5 0 0.33 3.59
8_9 4.17 4.5 0 0.33 3.26
9_10 4.17 4.5 0 0.33 2.93
10_11 4.17 4.5 0 0.33 2.6
11_12 4.17 4.5 0 0.33 2.27
12_13 4.17 4.5 0 0.33 1.94
13_14 4.17 4.5 0 0.33 1.61
14_15 4.17 4.5 0 0.33 1.28
15_16 4.17 4.5 0 0.33 0.95
16_17 4.17 4.5 0 0.33 0.62
17_18 4.17 4.5 0 0.33 0.29
18_19 4.17 4.5 0 0.33 -0.04
19_20 4.17 4.5 0 0.33 -0.37
20_21 4.17 3.8 0.37 0 0
21_22 4.17 3.8 0.37 0 0.37
22_23 4.16 3.8 0.36 0 0.73
23_24 4.16 3.3 0.86 0 1.59
Tổng cộng 100 100

Theo bảng 3, dung tích điều hòa lớn nhất của bể chứa 4,25 % Qngđ.
đ b
Dung tích bể được tính theo công thức W t =W đh+W CC +W bt (m3)

57
58

 W bđh là thể tích điều hòa của bể chứa nước

W bđh = 105000 × 4,25% = 4463 (m3)


 Wcc: thể tích chứa lượng nước để dập tắt đám cháy của phạm vi thiết kế trong 3h
 Chọn nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa nên lưu lượng mỗi đám
cháy là qcc = 60 l/s.

qcc ×n × 3× 3600
 Wcc = = 1944 (m3/ngày)
1000
 Wbttxl: lượng nước dự trữ cho bản thân trạm xử lý
Wbttxl = 5790 (m3)
 Vậy tổng dung tích của bể chứa nước là:
b b
W t = W đh + Wcc + Wbttxl =4463 + 1944 + 5790 = 12197 (m3)
Chọn chiều cao của bể 5 (m), chiều rộng 45 (m), chiều dài 56 (m), chiều cao bảo vệ 1
(m).
VII.9. Trạm bơm cấp 1 – Trạm bơm cấp 2
Trạm bơm cấp 1:
Trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 bậc điều hòa suốt ngày đêm là 4.17%Qngđ
Qngd 105000
Qh = = = 4375 m3 /h
24 24

Chọn 32 bơm giếng khoan làm việc song song:


4375
Q1 bơm = = 138 m3/h = 38 l/s
32

Trạm bơm cấp 2:


Căn cứ vào biểu đồ tiêu thụ nước có thể chọn chế độ bơm trong trạm bơm cấp II
gồm 3 cấp:
 Từ 23-1h: chạy 1 bơm = 3.3% Qngđ
 Từ 1-6h và 20-23h : chạy 2 bơm = 3,8% Qngđ
 Từ 6-20h : chạy 3 bơm = 4.5% Qngđ

58
59

Gọi lưu lượng của 1 máy bơm là a (m3/h).


 3 bơm làm việc đồng thời: α = 0,88

 2 bơm làm việc đồng thời: α = 0,9


QB = 96504,4 ( m3/ngđ) = 4021 (m3/h).
Ta có : 3 × 14 × 0,88 × a + 2 × 8 × 0,9 × a + 1 × 2 × 1 × a = 96504,4
 a = 1808.6 (m3/h).
Chọn 4 bơm có lưu lượng 500 l/s, đặt 3 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng.

VIII. Bản vẽ thiết kế.

IX. Kết luận và kiến nghị.


Các thông số vận hành có thể thay đổi theo thực tế.

X. Tài liệu tham khảo.


 TS Trịnh Xuân Lai: Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và Công nghiệp

59
60

 TS Nguyễn Ngọc Dung: Xử lý nước Cấp

60

You might also like