You are on page 1of 87

Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Trường đại học xây dựng


bộ môn thuỷ lực thuỷ văn

bài giảng

môn học

thuỷ văn công trình

ĐHXD 2010

0
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Mục lục
Phần 1. thuỷ văn sông ngòi đại cương......................................................................4
chương 1. các khái niệm cơ bản............................................................................4
I. sông và hệ thống sông.................................................................................................................4
I.1. Các khái niệm cơ bản về sông và hệ thống sông...................................................4
I.2. Hình dạng và phân bố sông trên lưu vực...............................................................4
II. các đặc trưng của sông................................................................................................................5
II.1. Lòng sông và bãi sông......................................................................................5
II.2. Sự phân đoạn sông...........................................................................................5
II.3. Các đặc trưng địa lý thuỷ văn của sông............................................................6
III. lưu vực sông................................................................................................................................6
III.1. Đường phân nước.............................................................................................6
III.2. Lưu vực và các đặc trưng của nó......................................................................7
IV. mặt cắt sông..............................................................................................................................11
IV.1. Mặt cắt dọc sông............................................................................................11
IV.2. Mặt cắt ngang sông........................................................................................11
chương 2. cơ học dòng chảy sông........................................................................15
I. chuyển động của nước trong sông............................................................................................15
II. lưu tốc dòng nước và sự phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang...................................................16
III. dòng chảy vòng.........................................................................................................................17
chương 3. DòNG CHảY SÔNG NGòI.................................................................19
I. các đại lượng đặc trưng của dòng chảy sông............................................................................19
I.1. Lưu lượng dòng chảy Q (m3/s; l/s)......................................................................19
I.2. Tổng lượng dòng chảy W (m3)............................................................................19
I.3. Độ sâu dòng chảy y(mm)....................................................................................19
I.4. Môđun dòng chảy M((l/s.km2)............................................................................19
I.5. Hệ số dòng chảy..................................................................................................20
II. quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi................................................................................20
II.1. Sự hình thành dòng chảy mặt.........................................................................20
II.2. Sự hình thành dòng chảy ngầm......................................................................21
III. các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi.......................................................................22
III.1. ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý đối với dòng chảy sông..........................22
III.2. ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến dòng chảy sông ngòi......................23
III.3. ảnh hưởng của hoạt động kinh tế con người...................................................26
IV. Tuần hoàn nước trong thiên nhiên, phương trình cân bằng nước.............................................27
IV.1. Tuần hoàn nước trong thiên nhiên..................................................................27
IV.2. Phương trình cân bằng nước..........................................................................28
Phần 2. TíNH TOáN THUỷ VĂN...................................................................................31
chương 4. khái niệm về xác suất thống kê..........................................................34
I. Hiện tượng ngẫu nhiên - biến cố - định nghĩa xác suất............................................................34
I.1. Khái niệm về thống kê trong thủy văn.................................................................34
I.2. Một số khái niệm và định nghĩa..........................................................................34
II. Đại lượng ngẫu nhiên - hàm phân phối xác suất.......................................................................35
II.1. Đại lượng ngẫu nhiên.....................................................................................35
II.2. Hàm phân phối xác suất của ĐLNN...............................................................36
II.3. Hàm mật độ phân phối xác suất f(x)..............................................................37
III. các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục.........................................................38
III.1. Các số đặc trưng về vị trí...............................................................................38

1
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

III.2. Các số đặc trưng hình dạng............................................................................39


IV. hàm mật độ phân phối xác suất Pearson III và kriski-Melken.................................................42
IV.1. Giới thiệu hàm mật độ PIII.............................................................................42
IV.2. ứng dụng của hàm mật độ PIII.......................................................................43
IV.3. Hàm mật độ phân phối xác suất kriski-Melken..............................................44
V. khái niệm về lý thuyết thống kê - tổng thể và tập mẫu.............................................................45
V.1. Những khái niệm cơ bản về thống kê trong thủy văn.....................................45
V.2. Các số đặc trưng thống kê của mẫu - sai số lấy mẫu......................................46
V.3. Sai số lấy mẫu................................................................................................46
VI. đường tần suất kinh nghiệm......................................................................................................47
VI.1. Phương pháp vẽ đường tần suất kinh nghiệm.................................................47
VI.2. Công thức tính tần suất kinh nghiệm..............................................................47
VI.3. Các nhược điểm của đường TSKN - ứng dụng đường TSLL.........................48
VII. Phương pháp xây dựng Đường tần suất trong thủy văn......................................................48
VII.1. Phương pháp thử đường (còn gọi là phương pháp thích hợp)........................49
VII.2. Một ví dụ về phương pháp thử đường............................................................50
VIII. phân tích tương quan............................................................................................................52
VIII.1.Khái niệm.......................................................................................................52
VIII.2.Tương quan đường thẳng...............................................................................53
chương 5. dòng chảy năm....................................................................................58
I. chuẩn dòng chảy năm và cách tính...........................................................................................58
I.1. Khái niệm............................................................................................................58
I.2. Tính toán chuẩn dòng chảy.................................................................................58
II. lượng dòng chảy năm thiết kế (LDCNTK)...............................................................................61
II.1. Khái niệm.......................................................................................................61
II.2. Cách tính........................................................................................................61
III. phân phối dòng chảy trong năm thiết kế...................................................................................63
III.1. Khái niệm.......................................................................................................63
III.2. Tính phân phối dòng chảy trong năm.............................................................64
chương 6. Dòng chảy kiệt....................................................................................67
I. Khái niệm chung.......................................................................................................................67
II. Xác định Qk thiết kế..................................................................................................................67
II.1. Tính Qkp trong trường hợp số liệu quan trắc đủ dài........................................67
II.2. Khi có ít tài liệu..............................................................................................68
II.3. Khi không có tài liệu......................................................................................69
chương 7. dòng chảy lũ........................................................................................70
I. khái niệm chung........................................................................................................................70
II. lũ thiết kế...................................................................................................................................71
II.1. Khái niệm chung............................................................................................71
II.2. Các đặc trưng cần thiết của lũ thiết kế............................................................71
III. tính toán các đặc trưng lũ thiết kế bằng phương pháp thống kê...............................................72
III.1. Tính QmaxP và WP khi chuỗi số liệu quan trắc đủ dài.......................................72
III.2. Tính QmaxP và WP khi thiếu & không có tài liệu quan trắc thủy văn (TL).......75
IV. Xác định đường quá trình lũ thiết kế........................................................................................75
IV.1. Vấn đề chọn lũ điển hình (chọn năm điển hình về lũ)....................................75
IV.2. Xác định đường quá trình lũ thiết kế..............................................................76
V. sơ lược lý thuyết hình thành lũ công thức căn nguyên dòng chảy............................................76
V.1. Các giai đoạn hình thành dòng chảy lũ...........................................................76
V.2. Công thức căn nguyên dòng chảy..................................................................77

2
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

V.3. Sự hình thành lưu lượng đỉnh lũ từ mưa rào...................................................80


VI. Phương pháp tính lưu lượng đỉnh lũ bằng công thức kinh nghiệm..........................................81

3
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Phần 1
thuỷ văn sông ngòi đại cương

hư3fơ3f%Ÿg . các khái niệm cơ bản

I. sông và hệ thống sông


I.1. Các khái niệm cơ bản về sông và hệ thống sông
Nước mưa rơi xuống mặt đất, một phần bị tổn thất do bốc hơi, tích đọng ở
những chỗ trũng, ngấm xuống đất phần còn lại chảy theo các sườn dốc và tuỳ theo
các điều kiện địa hình mà dồn tụ, tạo thành các lạch nước nhỏ hoặc thành các khe
suối nhỏ. Nhiều suối nhỏ chảy vào một sông nhỏ, những sông nhỏ chảy vào dòng
chính, hợp thành sông lớn. Tất cả các sông suối trong một khu vực nhất định có
quan hệ dòng chảy với nhau tạo thành một hệ thống sông và cuối cùng nước trong
các hệ thống sông đều đổ ra biển.
Sông là dòng nước tự nhiên chảy theo chỗ trũng của địa hình, có lòng dẫn
tương đối ổn định, có nguồn cung cấp là nước mặt và nước ngầm
Trong một hệ thống sông người ta phân ra thành sông chính, sông nhánh cấp I, cấp
II, ...
- Dòng sông chủ yếu của cả hệ thống sông trực tiếp đưa nước ra biển, đại dương
hay các hồ lớn gọi là sông chính.
- Các sông đưa nước vào sông chính được gọi là sông nhánh (sông đưa nước
trực tiếp vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, sông đưa nước vào sông nhánh
cấp I được gọi là sông nhánh cấp II...)
- Tập hợp toàn bộ sông chính và sông nhánh gọi là hệ thống sông hay lưới
sông.
- Hệ thống toàn bộ ao hồ, sông ngòi đầm lầy của một khu vực nào đó gọi là hệ
thống địa lý thuỷ văn của khu vực ấy (hệ thống sông là một thành phần của hệ
thống địa lý thuỷ văn của khu vực).
I.2. Hình dạng và phân bố sông trên lưu vực
Sự phân bố của sông nhánh ra sông chính có ảnh hưởng quyết định đến tình hình
dòng nước. Sự phân bố đó được phân thành mấy dạng sau:
Dạng lông chim: Các sông nhánh phân bố đều đặn hai bên sông chính
Dạng nan quạt: Các sông nhánh đổ vào sông chính ở những vị trí gần nhau và có
hình dạng như những chiếc nan quạt.

4
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Dạng cành cây: Các sông nhánh chảy vào sông chính theo các hướng gần như song
song với nhau

Dạng lông chim Dạng nan quạt Dạng cành cây


Hình 1.1. Các dạng phân bố sông trên lưu vực

Một hệ thống sông lớn thường bao gồm các dạng phân bố trên.

II. các đặc trưng của sông


II.1. Lòng sông và bãi sông
- Lòng sông là phần sông có nước chảy về mùa kiệt. Mùa kiệt, ít nước, nước trong
sông chảy trong phần thấp nhất ta gọi đó là lòng sông.

- Bãi sông là phần đất đai bị ngập lụt về mùa lũ.

Hình 1.2. Lòng sông và bãi sông


Quá trình hình thành lòng sông và bãi sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chất
thổ nhưỡng khí hậu thuỷ văn và quá trình hình thành lòng sông, bãi sông lại có tác
dụng điều tiết chế độ thuỷ văn sông ngòi.

5
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

II.2. Sự phân đoạn sông


Dựa vào điều kiện địa lý và diễn biến của sông, người ta chia ra các phân đoạn
sông như sau:
1. Nguồn sông: là nơi bắt nguồn hay bắt đầu của một dòng chảy, thường bắt đầu
ở các nơi núi cao, rừng rậm, nơi có nhiều khe suối nhỏ chằng chịt nước chảy quanh
năm; cũng có khi bắt nguồn từ một nguồn nước ngầm lớn hay một hồ lớn.
2. Thượng lưu: là đoạn đầu của sông, có độ dốc rất lớn, lòng hẹp nhiệu thác
ghềnh xói lở mạnh theo chiều sâu.
3. Trung lưu: là đoạn dưới tiếp sau thượng lưu, có độ dốc giảm hơn so với
thượng lưu, sông phát triển rộng ra, ít thác ghềnh, sông quanh co uốn khúc.
4. Hạ lưu: là đoạn cuối cùng của một con sông, có lòng sông rộng, độ dốc đáy
nhỏ. Đoạn này bồi nhiều hơn xói nên hay hình thành các bãi hay các dụn cát.
5. Cửa sông: là nơi sông đổ ra biển, hồ lớn hay nhập lưu với một con sông
khác.

II.3. Các đặc trưng địa lý thuỷ văn của sông


1. Vị trí nguồn sông và cửa sông: được xác định bằng toạ độ điạ lý (kinh, vĩ độ) trên
bản đồ mạng lưới sông. Ngoài ra, trên bản đồ hệ thống mạng lưới sông cần mô tả
thêm cao độ tuyệt đối của nguồn sông –cửa sông, vị trí của nó.
2. Độ dài sông chính và sông nhánh (km): là khoảng cách dọc sông theo chiều nước
chảy đo từ nguồn sông tới cửa sông. Xác định bằng dụng cụ đo trên bản đồ hệ thống
sông ngòi.
L
3. Hệ số gấp khúc: thể hiện bởi tỷ số ξ = l >1, là tỉ số giữa chiều dài của sông với
khoảng cách từ nguồn tới cửa sông theo đường thẳng, nó biểu thị mức độ quanh co
uốn khúc, ξ càng lớn sông càng quanh co, uốn khúc, nó cũng thể hiện tình hình địa
chất địa mạo của lưu vực.
4. Mật độ lưới sông: là tỷ số giữa tổng chiều dài các sông có trong lưu vực với tổng
∑ L Km
2
diện tích lưu vực D = F ( Km )
Qua D đánh giá được chế độ lũ trong sông, phân tích đặc điểm nguồn nước
trong lưu vực.

6
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

III. lưu vực sông


III.1. Đường phân nước
Định nghĩa: Đường phân nước là đường xác định trên mắt đất nối những điểm cao
nhất của địa hình, chia mắt đất thành hai hướng sườn đốc đối lập nhau, từ đó nước
mưa rơi xuống chảy theo hai sườn dốc. Có hai dạng đường phân nước:
+ Đường phân nước mặt (như đã định nghĩa ).
+ Đường phân nước ngầm: đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước mưa sau
khi ngấm xuống lòng đất sẽ chảy về hai phía đối lập nhau.
Đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm nói chung là không trùng nhau,
do đó sẽ có hiện tượng nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác.

Hình 1.3. Đường phân nước


Sự khác nhau này do cấu tạo địa chất của một mặt cắt có phân bố khác nhau.
Tuy nhiên, trong tính toán rất khó xác định đường phân nước ngầm vì vậy thường
coi là trùng với đường phân nước mặt.
III.2. Lưu vực và các đặc trưng của nó
a. Định nghĩa: Lưu vực là phần diện tích mắt đất mà trên đó nước theo các sườn
dốc chảy vào một con sông hay một hệ thống sông nào đó. Diện tích lưu vực là
phần diện tích được giới hạn bởi đường phân nước.
b. Hình dạng và phân loại lưu vực
Lưu vực thường có rất nhiều hình dạng khác nhau và phụ thuộc vào hình dạng của
đường phân nước và mạng lưới sông.
Phân loại lưu vực
* Phân loại theo hình dạng của đường phân nước: khái quát thành 3 loại sau:
+ Dạng mở rộng ở giữa.
+ Dạng mở rộng ở thượng nguồn, hẹp ở tuyến cửa ra.
+ Dạng bề ngang ít thay đổi theo bề dài lưu vực.

7
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Hình 1.4. Các dạng lưu vực


Quá trình hình thành hình dạng lưu vực gắn liền với quá trình phát triển sông
ngòi và phụ thuộc vào điều kiện địa chất lưu vực
* Phân loại theo hình dạng mạng lưới sông: theo cách này có thể chia ra:
+ Dạng lông chim hẹp: lưu vực hẹp và dài, các cửa sông nhánh được phân bố
đều dọc sông chính. Sông nhánh trên lưu vực lần lượt đổ nước vào sông chính.
+ Dạng nan quạt: các sông nhánh giống như các nan quạt tập trung vào sông
chính (sông Lô). ở các sông này lũ lên nhanh nhất là chỗ các sông nhánh gặp nhau.
+ Dạng hình bình hành: các sông nhánh đổ vào sông chính theo các hướng gần
như song song.
+ Dạng hỗn hợp: tổ hợp các loại trên.
c. Các đặc trưng biểu thị hình dạng lưu vực.
Hình dạng lưu vực có ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung dòng chảy sông và chế độ
thuỷ văn sông ngòi.
* Hệ số hình dạng lưu vực: là tỉ số giữa bề rộng trung bình của lưu vực với chiều
B
dài sông chính K = L1 . Hệ số này biểu thị mức độ phát triển hình học của lưu vực.
d

F
2
B được tính bằng F/L1 với F là diện tích lưu vực  Kd = L1
thông thường Kd <1; nếu Kd càng nhỏ lưu vực càng hẹp và dài.
Lp
* Hệ số tròn của lưu vực: Kc = Lt
L p:chu vi đường phân nước.
Lt: chu vi đường tròn có diện tích bằng diện tích lưu vực. Thông thường L t <Lp
do đó Kc ¿ 1.

π.
√F
Lt = 2.. r  ta lại có F = .r2, thay vào Lt có: Lt = 2. √π =2 √ πF .

8
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Lp Lp Lp
= =0 ,282
Do đó: Kc = L t 2 √ πF √F .
Lưu vực càng tròn thì lũ tập trung càng dễ và càng nhanh.
* Hệ số không đối xứng:
F p −F t
a= F p +Ft ; Đặc trưng cho sự phân bố không đều diện tích hai bên sông chính của
lưu vực, a càng nhỏ lưu vực càng đối xứng .
d. Các đặc trưng hình học khác của lưu vực
- Diện tích lưu vực (F): là phần diện tích được giới hạn bởi đường phân nước, được
tính bằng km2, và được xác định bằng máy đo diện tích trên bản đồ hệ thống sông
ngòi, hoặc có thể tính theo phương pháp đếm ô gần đúng. Diện tích lưu vực phản
ánh diện tích hứng nước mưa cho sông, nói chung nó càng lớn thì sông ngòi càng
lớn..
- Chiều dài lưu vực (L): là khoảng cách theo đường gấp khúc từ nguồn sông ra của
sông qua các điểm giữa của các đoạn thẳng cắt ngang qua lưu vực và vuông góc với
hướng dòng chảy. Trong thực tế thường lấy chiều dài sông chính làm chiều dài lưu
vực.

Hình 1.5. Chiều dài lưu vực

F
- Chiều rộng lưu vực (B): Được xác định theo công thức: B= L1
Nếu các điều kiện địa chất địa hình khí hậu của lưu vực đồng nhất thì nó ảnh
hưởng tới Q cửa ra.
- Độ cao bình quân lưu vực (Htb): ảnh hưởng đến điều kiện thuỷ văn khí hậu. Xác
định trên bản đồ địa hình theo công thức sau:
∑ F i . hi
Htb = F

9
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Trong đó:
Fi = diện tích giữa hai đường đẳng cao (km2),
hi = cao trình trung bình giữa các đường đẳng cao.
F = diện tích lưu vực.
Độ cao bình quân của lưu vực có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhân tố khí hậu, đặc
biệt là đối với các lưu vực rộng lớn.
- Độ dốc trung bình lưu vực Jtb:
ảnh hưởng rất quan trọng tới quá rình tập trung dòng nước- Sự tạo thành lũ và tính
chất lũ trong lưu vực. Lưu vực càng dốc thì dòng chảy tập trung càng nhanh và lũ lên
càng nhanh.

Jtb = F (
h l 0 +l n
2
+l 1 +l 2 +. . .+l n−1 )
Trong đó:
h: hiệu cao trình các đường đồng mức.
ln: chu vi các đường đẳng cao trong lưu vực.
F: diện tích lưu vực.
0
Jtb: biểu thị bằng 00 .
e. Các đặc trưng địa lý tự nhiên của lưu vực
- Vị trí địa lý: của lưu vực được biểu thị bằng toạ độ địa lý và các vùng tiếp giáp
trên bản đồ mạng lưới sông ngòi.
- Cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng: có ảnh hưởng lớn tới khả năng cung cấp nước ngầm
của lưu vực.
- Địa hình lưu vực: hướng núi, độ cao núi trong lưu vực có ảnh hưởng lớn tới các
yếu tố khí tượng như mưa, gió, bão. Lưu vực có núi cao sẽ có hiện tượng mưa nhiều
ở sườn đón gió.
- Lớp phủ thực vật: có ảnh hưởng tới các yếu tố khí hậu và sự tập trung dòng chảy.
Lưu vực có nhiều rừng có tác dụng điều tiết tốt và làm chậm quá trình tập trung
Fr
dòng chảy, ảnh hưởng này được đánh giá bằng hệ số phủ rừng: Kp = F .
- Ao hồ đầm lầy: có tác dụng điều tiết quá trình tập trung dòng chảy của lưu vực,
ảnh hưởng tới quá trình tập trung lũ.
∑ Fh ∑ Fd
Kh = F ; Kđ = F

10
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Tất cả các đặc trưng trên đều có ảnh hưởng tới Q cửa ra của lưu vực.
Kết luận: “Chế độ thuỷ văn của một lưu vực là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố
ảnh hưởng. Trong đó khí hậu đống vai trò quết định – các nhân tố khác tuỳ theo
điều kiện cụ thể có ảnh hưởng ít nhiều khác nhau.”

IV. mặt cắt sông


Có hai loại mặt cắt sông cần nghiên cứu đó là mặt cắt dọc và mặt cắt ngang.
IV.1. Mặt cắt dọc sông
Là mặt cắt dọc theo chiều dài dòng sông, biểu thị độ dốc đáy sông và độ dốc đường
mặt nước.
- Cách vẽ: trên cơ sở các điểm thay đổi đột của địa hình, đường mặt nước thấp
nhất, cao trình bờ phải và trái, chất đất đáy sông.
ΔH
- Độ dốc trong 1 đoạn sông: J = ΔL .
n
∑ ΔΗi
1
n
∑ ΔLi
- Trong 1 số đoạn sông: J= 1 . Với n = số đoạn sông liên tiếp.

0 H ng −H c
=
- Cả sông: J
00 L

* Các dạng mặt cắt dọc sông thường gặp:


- Dạng lõm: Thường xuất hiện ở thượng lưu nơi có độ dốc đáy lớn.
- Dạng thẳng: Thường xuất hiện ở hạ lưu hoặc những sông nhỏ ở đồng bằng.
- Dạng lồi: Thường có ở những sông miền núi

11
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Hình 1.6. Các dạng mặt cắt dọc sông


IV.2. Mặt cắt ngang sông
* Khái niệm: Là mặt cắt vuông góc với hướng dòng chảy tại một vị trí nào đó của
sông giới hạn bởi đáy sông, hai bên bờ sông và đường mặt nước ngang sông.
Mặt cắt ngang thường thay đổi theo mực nước.
Các dạng mặt cắt ngang thường gặp:

Hình 1.7. Các dạng mặt cắt ngang sông


Mặt cắt ngang sông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: thuỷ văn, dòng chảy Q,
V, H, nhân tố bờ ( địa chất, thực vật).
* Độ dốc ngang sông và nguyên nhân gây ra độ dốc ngang sông
Do sự hình thành lòng sông và sự vận động của dòng nước trong sông, mặt
nước ngang sông thường nghiêng đi một góc nào đó – Sự xuất hiện độ dốc ngang
sông này do ảnh hưởng của hai lực là Fk (koriolít) và Fl (li tâm).
a. Mặt nước ngang ở đoạn sông thẳng
Nguyên nhân là do sự kết hợp của lực Koriolist và trọng lực tác động lên phân tử
nước đang chuyển động.

12
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Hình 1.8. Độ dốc ngang mặt nước ở đoạn sông thẳng

- Lực Koriolist: Fk = 2mvsin


Một phân tử nước chuyển động chịu tác dụng của một lực gọi là lực koriolist F k
(được giải thích do sự quay quanh trục của trái đất gây ra).
- Trọng lực G = m. g
Tổng hợp lực sẽ là R1. Để giữ được thế cân bằng động, mặt nước ngang sẽ nghiêng
đi một góc  nào đó ( tạo ra độ dốc ngang) để vuông góc với tổng hợp lực R1.
ΔH
Ta có độ dốc ngang: tg = i = B :
F k 2 mv ω. sin ϕ
=
Mặt khác i= G mg ( 1)
2vω.sin ϕ
ΔH =i. B= .B
Độ chênh cao do có sự nghiêng mặt nước là g (2)
Trong đó.
m: khối lượng phân tử sét.
v: vận tốc chuyển động của phần tử nước (m/s)
−5
: vận tốc quay của trái đất = 7, 292.10 rad/ s
: vĩ độ của điểm xét.

13
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Lực Fk gây ra độ chênh lệch mặt nước không đáng kể – ví dụ


{B=20 m¿{V=1,5m/s¿ ¿ 
H=0, 2cm.
b. Mặt nước ngang ở đoạn sông cong
Với một phân tử nước chuyển động vào đoạn sông cong có bán kính cong R sẽ chịu
một lực li tâm Fl = mv2/R và trọng lực G = mg. Tổng hợp lực sẽ là R 2, để giữ được
thế cân bằng động, mặt nước ngang sẽ nghiêng đi một góc  nào đó (tạo ra độ dốc
ngang) để vuông góc với tổng hợp lực R2. Lực Fl có hướng từ bờ lồi sang bờ lõm.

Hình 1.8. Độ dốc ngang mặt nước ở đoạn sông cong

Fl mv 2 v 2 B.v 2
= = ΔH =i. B=
Trị số độ dôc ngang tg =i = G Rmg Rg ; Rg
* Các đặc chưng của mặt cắt ngang
- Chiều rộng mặt cắt ngang: là khoảng cách giữa mép nước bờ phải và bờ trái.
- độ sâu lòng sông ở mỗi điểm: là hiệu số giữa mực nước và đáy sông (hiệu số giữa
cao trình mặt nước và cao trình đáy sông) tại điểm đó.
- Diện tích mặt cắt ướt (): là phần diện tích trên mặt cắt ngang có nước chảy qua.
n
∑ ωi
= 1 trong đó i là diện tích kẹp giữa hai thuỷ trực i và i-1.

1 h1 +h2 hn−2 +hn−1 1


= ∑ ω i = 2
b h
1 1 + b 2 +.. . .+b n−1 + b n hn
2 2 2

14
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

b1; b2. . . bn. là khoảng cách giữa các đường đo sâu.


h1 ; h2. . . hn là độ sâu ở mỗi thuỷ trực (độ sâu lòng sông tại các điểm đo).
- Chu vi ướt (): là độ dài đường đáy sông chứa nước (độ dài đường tiếp xúc giữa
nước và đất). Giới hạn bởi mép nước bờ phải và bờ trái của mặt cắt ngang. Đối với
những sông có bề rộng lớn, có thể lấy  =B
- Độ sâu lớn nhất trên mặt cắt ngang: Hmax = max(Hi)
ω
- Độ sâu trung bình mặt cắt: htb = B .
ω
- Bán kính thuỷ lực R= x .
hư3fơ3f%Ÿg . cơ học dòng chảy sông

I. chuyển động của nước trong sông


Nước trong sông chuyển động nhờ tác dụng của trọng lực F. F được phân ra thành
hai lực thành phần, một thành phần song song với đáy F x và một thành vuông góc
với đáy Fy.

Hình 2.1. Cơ chế chuyển động của nước trong sông


- Trong quá trình cộng lực Fy tự triệt tiêu với phản lực từ đáy.
- Fx phụ thuộc chủ yếu vào độ đốc, tạo nên chuyển động của dòng nước.
Lực Fx tác động thường xuyên lẽ ra sẽ gây ra chuyển động nhanh dần đều, tuy
vậy hiện tượng đó không xảy ra vì có lực cản xuất hiện giữa các lớp chất lỏng (các
phần tử nước với nhau) và các phần tử nước với dòng sông.
Sự thay đổi hình thái bờ sông, độ dốc lòng sông độ nhẵn đáy sông, sự co hẹp hay mở
rộng lòng sông dẫn đến thay đổi tương quan giữa lực chuyển động và lực cản, do đó
dẫn tới sự thay đổi vận tốc dòng nước trong sông và trong mặt cắt di động. Có thể
phân chuyển động dòng nước trong các lòng dẫn hở ra các loại sau đây:

15
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

1) Chuyển động ổn định - đều: lưu tốc, mặt cắt ướt, lưu lượng không đổi theo

thời gian và dọc theo chiều dài dòng chảy (dòng chảy trong các kênh dẫn mặt

cắt ngang hình thang, hình chữ nhật).

Trong chuyển động đều độ dốc của đường mặt nước = độ dốc đáy sông, mặt

nước song song với bề mặt bằng phẳng của lòng dẫn.

2) Chuyển động ổn định - không đều: các đặc trưng trên không thay đổi theo thời
gian mà lại thay đổi dọc theo chiều dài dòng chảy. Thường thấy ở các sông trong
mùa kiệt khi lưu lượng trong sông tương đối ổn định hay trong điều kiện nước dâng
tạo nên bởi đập dâng nước).
Chuyển động không đều chia hai loại:
- Chậm dần: đường mặt nước có dạng đường cong lõm đi lên, độ dốc mặt nước nhỏ
hơn độ dốc đường đáy sông, độ sâu tăng dần theo chiều dài dòng chảy.
- Nhanh dần: imn> iđáy. Chiều sâu giảm dần theo dòng chảy, đường mặt nước có
dạng đường cong lồi đi xuống, lưu tốc và độ dốc mặt nước tăng lên.
3) Chuyển động không ổn định: Các đặc trưng trên thay đổi theo thời gian và cả
chiều dài dòng chảy (thấy ở dòng sông trong thời kỳ lũ lên).

II. lưu tốc dòng nước và sự phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang

Lưu tốc dòng nước là quãng đường đi được của dòng nước trong một đơn vị thời
gian. Nó thay đổi và khác nhau ở mỗi điểm cả theo chiều rộng và cả chiều sâu của
mặt cắt di động.
Phân bố lưu tốc tên thuỷ trực:
Nếu lấy một đường thẳng đứng (thủy trực) và xét phân bố lưu tốc trên thủy trực này
ta có:
+ Lưu tốc nhỏ nhất ở sát đáy (do ảnh hưởng lớn của ma sát đáy sông).
+ Từ đáy lên theo chiều thẳng đứng lưu tốc tăng dần lúc đầu tăng rất nhanh sau
đó giảm dần. Trong điều kiện bình thường, lưu tốc lớn nhất đạt ở độ sâu 0.2h.

16
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Hình 2.2. Phân bố lưu tốc trên thuỷ trực


Đường cong biểu diễn sự biến thiên lưu tốc theo chiều sâu gọi là biểu đồ phân bố lưu
tốc phân bố theo chiều sâu (theo thủy trực).
- Sự phân bố lưu tốc theo chiều sâu (thủy trực) chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa
hình và tình hình bề mặt đáy sông, gió, sự có mặt các loài thực vật trong nước.
- Nếu đáy lòng dẫn không bằng phẳng, lưu tốc dòng chảy trước các mố cản giảm
đột ngột khi tiến dần tới đáy, gặp các loài thực vật cũng vậy.
- Gió thổi cùng chiều làm tăng vận tốc và ngược lại. Khi đó V max đạt ở mặt, lưu tốc
trên mặt và dưới sâu thay đổi tương đối đều.
- Lưu tốc trung bình trên một thủy trực nào đó có thể xác định bằng cách chia diện
tích biểu đồ phân bố lưu tốc cho H: v tb = S/H, hoặc cũng có thể được tính theo công
thức kinh nghiệm: Vtb=0,5( v0, 24H+ v0, 8H)
Phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang:
Biểu đồ phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang chính là biều đồ phân bố các lưu tốc
trung bình thuỷ trực trên mặt cắt ngang.

Hình 2.3. Phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang và trục động lực
- Lưu tốc nhỏ nhất đạt ở gần bờ, lớn nhất đạt ở trung tâm dòng chảy (giữa dòng).
- Đường nối các điểm có lưu tốc lớn nhất trên các mặt cắt ướt gọi là đường trục.

17
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Tại những đoạn sông cong, lưu tốc lớn nhất trên mặt cắt ngang tiến sát tới phía
bờ lõm.
- Trong mặt cắt ướt, nối các điểm có cùng lưu tốc ta được đường đẳng lưu.
- Lưu tốc trung bình mặt cắt chính là giá trị trung bình của biểu đồ phân bố lưu tốc
trên mặt cắt ngang, có thể xác định bằng cách chia diện tích biểu đồ phân bố lưu
tốc trên mặt cắt cho chiều rộng mặt cắt B: vtbmc = S/B.

III. dòng chảy vòng


Một trong các đặc điểm của chuyển động nước trong sông là sự chảy thành các
luồng không song song. Đặc điểm này có cả trên đoạn sông thẳng và đoạn sông
cong.
- Hướng của cả dòng chảy nói chung là song song với hai bờ, tuy nhiên trong đó
tồn tại các hướng chảy khác nhau. Sự vận chuyển các thể tích nước không phải chỉ xảy
ra dọc sông mà còn có theo chiều ngang sông vuông góc với hướng chung của dòng
chảy.
- Trên đường trục lưu tốc dòng chảy lớn nhất nên xảy ra hiện tượng hướng dòng
chảy vào giữa. Kết quả là ở phần trung tâm của dòng chảy mực nước sẽ có phần cao
hơn vì vậy ở mặt cắt vuông góc hướng dòng chảy sẽ tạo ra hai dòng chảy vòng. Kết
hợp với chuyển động tịnh tiến của dòng nước dọc sông tạo nên dòng chảy xoắn.
- ở đoạn sông cong dòng nước đến bờ lõm bị bật ngược trở lại tạo thành những
luồng nước ngược có vận tốc không lớn lắm, luồng nước này gặp luồng nước chảy
xuôi làm cho mực nước bờ lõm tăng lên và mặt nước dốc từ lõm sang bờ lồi.
- Một trong các nguyên nhân quan trọng xuất hiện dòng chảy vòng ở đoạn sông
2
mV
cong là do tác động lực li tâm Fl= R mỗi phần tử nước ở đoạn sông cong chịu tác
dụng của một lực li tâm Fl hướng về phía bờ lõm.
Do Fl sinh ra độ dốc từ phía bờ lõm sang bờ lồi nên tạo ra một gradien hướng
ngược lại về phía bờ lồi, tổng hợp lực sẽ tạo nên sự chuyển động vòng của các phân
tử nước và kết hợp với chuyển động dọc tạo nên dòng xoắn – với kết cấu thủy lực
như trên bờ lõm không ngừng bị xói lở tạo thành các lạch sâu và ở bờ lồi luôn có
phù sa và bùn cát lắng đọng.
- Khi mực nước sông thấp lưu tốc nhỏ hầu như không có dòng chảy vòng ở
đoạn sông cong. Nước cao V⃗ lớn, dòng chảy xuất hiện rõ rệt, song tốc độ dòng
chảy này nhỏ hơn tốc độ dòng chảy thẳng.
- Dòng chảy vòng xảy ra khi nước trong lòng sông chưa tràn lên bãi, bởi khi đã
tràn tương tác giữa dòng chảy trong sông và dòng chảy ở bãi sông rất phức tạp.

18
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Tuỳ theo hướng cong và vị trí của sông trên trái đất, lực F k có thể thay đổi
(tăng hay giảm) dòng chảy vòng ở đoạn sông cong. Còn ở đoạn sông thẳng F k cũng
có tác dụng tạo nên dòng chảy vòng.

19
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

hư3fơ3f%Ÿg . DòNG CHảY SÔNG NGòI

I. các đại lượng đặc trưng của dòng chảy sông


Ta sử dụng các đặc trưng sau đây để đánh giá về mặt định lượng dòng chảy
sông:
I.1. Lưu lượng dòng chảy Q (m3/s; l/s)
Là lượng dòng chảy chảy qua mặt cắt cửa ra trong một đơn vị thời gian.
Q = v. (m3/s; l/s)
- v: vận tốc dòng chảy (m/s);
- : diện tích mặt cắt ướt (diện tích mặt cắt cửa ra) (m2)
I.2. Tổng lượng dòng chảy W (m3)
Là tổng lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong khoảng thời gian tính toán T nào
đó, W đo bằng m3 hay km3, theo công thức:

W = 86400. QT . T (m3)

-
QT : (m3 /s)là lưu lượng trung bình trong thời đoạn T.

- 86400: số giây trong một ngày đêm (24h).


- T: số ngày đêm tính toán.
I.3. Độ sâu dòng chảy y(mm)
Đó là độ sâu lớp nước nếu ta đem tổng lượng dòng chảy trong khoảng thời gian T
nào đó rải đều trên toàn bộ diện tích lưu vực.
W 86 , 4 . T . Q T
(mm )
y= F = F . Với T: ngày đêm, Q: (m3 /s), F: (km2 ).
I.4. Môđun dòng chảy M((l/s.km2)
Là lượng dòng chảy từ một đơn vị diện tích lưu vực chảy ra mặt cắt cửa ra của lưu
vực trong 1s.
Q Q
M = F (m /s.km ) = 10 . F (l/s.km2)
3 2 3
với Q(m3/s), F(km2).
MF
3
Từ kết quả của (2) và (3) ta có: Q = 10 .
M .F .T M .F .T
3 3
Mặt khác W = Q. T = 10 hay y. F = 10

20
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

MT
3
do đó: y = 10
Độ sâu dòng chảy y và môđun dòng chảy M được dùng để nghiên cứu dòng chảy
theo không gian.
I.5. Hệ số dòng chảy
Là tỷ số giữa độ sâu dòng chảy (y) và lượng mưa tương ứng sinh ra nó (x). Công
y
thức tính: α = x . Do trên lưu vực luôn có tổn thất nên y  x nên 0 ¿ α≤1 .
 là hệ số không thứ nguyên, nó phản ánh mức độ tạo thành dòng chảy từ mưa và
phản ánh mức độ tổn thất nước mưa trên lưu vực

II. quá trình hình thành dòng chảy sông ngòi


Nước mưa sau khi rơi xuống mặt đất (bề mặt lưu vực ) một phần chảy trên mặt
đất (dòng chảy mặt), một phần ngấm xuống đất sau đó tập trung thành mạng nước
ngầm chảy vào sông cuối cùng chảy qua mặt cắt cửa ra của lưu vực được gọi là
dòng chảy sông ngòi.
II.1. Sự hình thành dòng chảy mặt
1. Mưa – Quá trình mưa
Mưa là nguyên nhân chính gây ra dòng chảy ở nước ta. Nước mưa rơi xuống
mặt lưu vực theo các sườn dốc tập trung vào các lạch nhỏ, vào sông suối, cuối cùng
đổ nước ra lòng dẫn chính.
2. Quá trình tổn thất
Lượng mưa rơi xuống mặt đất không phải tất cả đều sinh ra dòng chảy mà một phần
bị tổn thất do bốc hơi, ngấm vào đất, tích đọng ở các nơi trũng. Các quá trình đó gọi
chung là quá trình tổn thất trên lưu vực.
+ Khi trên lưu vực có mưa thì một phần lượng mưa (a) rơi trực tiếp xuống mặt
sông tham gia dòng chảy mặt phần còn lại rơi trên bề mặt lưu vực.
+ Nếu trên mặt đất có lớp phủ thực vật thì nước mưa sẽ đọng lại một phần ở lớp
phủ này, nước ở đây có thể tiếp tục rơi xuống đất do trọng lực hoặc bốc hơi vào khí
quyển.
+ Nếu trên mặt đất không có lớp phủ thực vật thì mưa rơi ngay xuống mặt đất -
Quá trình thấm bắt đầu xảy ra.
- Khi cường độ mưa nhỏ hơn cường độ thấm nước sẽ ngấm hết vào đất.

21
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Qúa trình thấm kéo dài suốt cả thời gian mưa, và kéo dài nữa ngay khi có mưa
lại. Trong thời kì đầu của trận mưa, cường độ thấm lớn nhất sau đó giảm dần và tiến
tới ổn định.
- Khi cường độ mưa lớn hơn cường độ thấm trên mặt đất sẽ hình thành một
lượng mưa quá thấm, nếu có những nơi trũng trên mặt lưu vực, thì nước mưa chảy vào
đó, nếu không lượng nước mưa sẽ chảy tràn trên sườn dốc.
- Nước ở những khu vực trũng không ngừng bị mất đi do ngấm hoặc bốc hơi
nhưng nó vẫn thường được bổ sung bởi lượng mưa quá thấm khác từ các nơi khác
chảy đến. Sau khi mưa nước ở đây còn tồn tại thời gian dài mới ngấm hoặc bốc hơi
hết.
3. Quá trình chảy tràn trên sườn dốc
Nước mưa chảy thành từng lớp trên mặt dốc của lưu vực gọi là hiện tượng chảy tràn
trên sườn dốc, nước bắt đầu từ khi có lượng mưa quá thấm.
ở nơi ít thấm (vách núi, mặt đường, loại đất ít thấm) thì hiện tượng chảy tràn trên
sườn dốc sớm xuất hiện ngay sau khi mưa và tiến tới chảy tràn trên toàn bộ diện tích
lưu vực (lan rộng đến các nơi khác theo cường độ mưa ).
- Khi chảy tràn trên sườn dốc nước vẫn bị tổn thất do bốc hơi và ngấm xuống đất
song trong quá trình mưa vẫn có nước bổ sung cho lớp nước chảy tràn.
- Lớp nước chảy tràn dày hay mỏng, hiện tượng chảy tràn lâu hay chóng, tốc độ
chảy tràn nhanh hay chậm tuỳ thuộc tương quan giữa cường độ mưa và cường độ
thấm.
II.2. Sự hình thành dòng chảy ngầm
Nước mưa thấm xuống đất, một phần bị giữ lại ở các tầng đất phía trên rồi dần bị
bốc hơi qua tầng địa chất hoặc thực vật, phần cong lại thấm sâu xuống tầng bão hòa
nước làm dâng cao mực nước ngầm. Nước ngầm thấm qua các địa tầng và cuối
cùng đổ vào sông. Lượng mưa thấm xuống đất chịu các tổn thất trước khi nhập
thành dòng chảy ngầm, và dòng chảy ngầm chịu các tổn thất trước khi cấp được
nước cho sông.
Các tổn thất của dòng chảy ngầm thường gặp là:
- Thấm ngược lên các tầng đất phía trên dơ mao dẫn rồi bốc hơi qua mặt đất và
thực vật;
- Chảy sang các lưu vực khác;
Bị con người khai thác thông qua các giếng khoan.
Với những lưu vực rộng, trữ lượng nước ngầm lớn nên sông thường xuyên được
cung cấp nước từ nước ngầm, do đó sông có dòng chảy quanh năm (gọi là dòng
chảy thường xuyên). Ngược lại, ở những lưu vực nhỏ, lòng sông có thể cao hơn

22
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

mực nước ngầm nên sông ít có nguồn nước ngầm bổ xung (thậm chí còn bị mất
nước vì một phần thấm sâu từ đáy sông xuống tầng ngầm phía dưới). Những sông
nhỏ này thường chỉ có nước vào mùa mưa

23
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

III. các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi
III.1. ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý đối với dòng chảy sông
1. ảnh hưởng của đất mặt trên lưu vực
ảnh hưởng này thể hiện qua sự ảnh hưởng của lớp đất mặt tới quá trình thấm và
bốc hơi.
Trong điều kiện khí hậu cụ thể, lượng nước được trữ lại ở lớp đất mặt này bị tổn
thất do bốc hơi hoặc do quá trình trao đổi chất của thực vật sẽ làm thay đổi mực
nước ngầm.
2. ảnh hưởng của cấu tạo địa chất lưu vực
Xác định điều kiện cung cấp nước ngầm.
- Thành phần cấu trúc các lớp đất, sự sắp đặt của chúng, độ dày các lớp đất
không thấm là yếu tố quyết định đối với sự hình thành dòng chảy ngầm và sự phân
bố của chúng theo không gian, thời gian.
- ở các lưu vực catxtơ phát triển, dòng chảy mặt hầu như không có, nước mưa
chảy vào các phễu catxtơ và các khe nước ngầm.
- Chiều sâu lòng sông lớn – cắt qua nhiều tầng ngầm làm tăng dòng chảy ngầm
và ngược lại.
- Đối với các lưu vực lớn, sông sâu nước ngầm được lưu vực cung cấp rất ổn
định.
3. ảnh hưởng của rừng và các loài thực vật (ảnh hưởng không lớn lắm):
Thực vật làm tăng độ nhám mặt đất, làm giảm lưu tốc chảy của nước mặt và làm
tăng khả năng thấm.
* Một số kết luận:
+ Mưa trên khu vực có rừng lớn hơn nơi không có rừng, do điều kiện ngưng tụ
của nước thuận lợi, tuần hoàn nước quay vòng nhiều.
+ Tổng lượng bốc hơi của khu vực có rừng có thể lớn hơn lượng bốc hơi của
khu vực không có rừng do khả năng bốc hơi qua lá lớn, đại lượng này phụ thuộc
vào mức độ khai thác và loại rừng.
+ Do sự phát triển của rễ thực vật, sự thối rữa của lá, rễ làm đất rừng luôn luôn
xốp do đó làm tăng khả năng thấm lớn, ở đây dòng chảy mặt nhỏ.
+ ở nơi có rừng thì nguồn cung cấp nước ngầm lớn. Dòng chảy mùa kiệt trên
sông lớn và ổn định (ta nói rừng có tác dụng điều tiết dòng chảy).

24
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

+ Đối với lưu vực sông nhỏ do lòng sông không sâu nên phần lớn lượng nước
ngầm chảy ra khỏi lưu vực. Lượng tổn thất này tăng khi tỉ lệ rừng tăng. Đối với các
lưu vực nhỏ tỉ lệ rừng càng lớn dòng chảy sông càng nhỏ đi.
+ ở các lưu vực lớn sông sâu tổn thất này không lớn, phân bố dòng chảy càng
điều hoà.
III.2. ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến dòng chảy sông ngòi
1. áp suất không khí
áp suất không khí thay đổi dưới tác dụng của quá trình động lực và quá trình nhiệt.
Trong một ngày đêm áp suất đạt cực đại ở 10h và 22h, đạt cực tiểu ở 4h và 16h
Sự thay đổi áp suất không khí có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bốc hơi, Khi áp
suất giảm bốc hơi tăng và ngược lại. áp suất không khí cũng có thể làm dao động mực
nước ngầm, tác động tới dòng khí sinh ra gió
- áp suất dòng khí đo bằng miliben hay mm cột Hg
1000 mb = áp suất 750,1 mmHg
- Trên mực nước biển áp suất không khí được tính bằng
1013 mb hay 760 mmHg
2. Gió
- Là sự vận chuyển của không khí cùng với độ ẩm theo phương ngang
- Trong khí quyển luôn luôn có gió tuy vậy tốc độ và hướng gió mỗi lúc mỗi nơi
khác nhau – Nguyên nhân trực tiếp gây ra gió là sự phân bố áp suất không đều theo
chiều ngang.
- Gió ảnh hưởng lớn tới các thành phần của phương trình cân bằng nước, làm
tăng khả năng bốc hơi. Hướng gió có ảnh hưởng lớn tới phân bố của mưa, ảnh
hưởng trực tiếp mực nước và lưu tốc dòng chảy.
3. Mưa
a. Nguyên nhân gây ra mưa
Trong điều kiện áp suất không đổi, khả năng chứa hơi nước của không khí (độ
ẩm không khí) phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì một lý do nào đó nhiệt độ không khí giảm
xuống dưới nhiệt độ điểm sương (nhiệt độ ở đó không khí bão hoà hơi nước)- hơi
nước trong không khí sẽ ở trạng thái quá bão hoà, nhờ các hạt nhân ngưng kết phần
hơi nước quá bão hoà trong không khí sẽ ngưng lại thành giọt nước, dưới tác dụng
của trọng lực các giọt nước rơi xuống đất tạo thành mưa.
- Các hạt nhân ngưng kết có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo mưa
- đó là các hạt rắn nhỏ háo nước, có khả năng tập trung hơi nước xung quanh nó -

25
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

đó là các tinh thể của quá trình thăng hoa các tinh thể nước đá, khói bụi công nghiệp
- tro cháy rừng. . .
- Nguyên nhân chủ yếu để nhiệt độ không khí giảm dưới  (nhiệt độ điểm
sương) là trong các điều kiện đặc biệt, không khí bốc lên cao – khi đó áp suất giảm
đồng thời thể tích khối không khí lớn dần lên, để hoàn thành công giãn nở, khối
không khí tiêu hao năng lượng nhiệt làm nhiệt độ không khí giảm (gọi là giảm nhiệt
động lực)
b. Phân loại mưa
Tuỳ theo nguyên nhân làm khối không khí bốc lên cao, mưa được chia ra 4 loại:
1) Mưa front: tạo nên do sự gặp nhau của 2 luồng không khí nóng và lạnh, 2
khối không thể hoà hợp nhau - tạo nên một mặt không liên tục ở chỗ tiếp xúc. Gọi là
mặt front.
- Nếu khối không khí lạnh chủ động đi tới với tốc độ nhanh sẽ đẩy khối không
khí nóng nhẹ bốc lên cao giảm nhiệt độ tạo ra mưa gọi là mưa front lạnh, loại này
có cường độ mưa lớn, thời gian mưa ngắn (mưa rào)
- Nếu khối không khí nóng di chuyển nhanh gặp sự cản trở của khối không khí
lạnh, nó sẽ bò trượt lên giảm nhiệt động lực tạo ra mưa, loại này có cường độ nhỏ,
thời gian mưa dài, diện mưa rộng.
2) Mưa đối lưu: Xảy ra vào mùa hè, mặt đất bị nung nóng bởi bức xạ mặt trời,
nước bốc hơi nhanh, hơi nước nhanh chóng đạt tới mức bão hoà trong không khí.
Nhiệt độ tăng lên làm khối không khí nóng ẩm này không ổn định bốc lên cao và sẽ
có không khí từ trên xuống chiếm chỗ. Quá trình trao đổi vị trí khối khí này làm
giảm nhiệt động lực tạo ra mưa đối lưu. Loại mưa này rất to, cường độ lớn, diện
mưa nhỏ, thời gian ngắn kèm theo sấm sét.
3) Mưa địa hình: Khối không khí nóng ẩm di chuyển gặp núi cao, bò trượt lên
giảm nhiệt động lực tạo mưa. Mưa này xảy ra ở sườn đón hướng gió.
4) Mưa bão: Do phân bố áp suất không đều ở khu vực nhiệt đới thường có bão.
Khối không khí nóng ẩm liên tục di chuyển và bốc lên cao do gió bão và tạo ra mưa.
c. Các thông số đặc trưng của mưa:
1) Lượng mưa: là chiều dày lớp nước mưa (mm). Để xác định lượng mưa tại
một khu vực, ta bố trí các trạm đo mưa, nó có thể là máy tự ghi hay thùng đo mưa
đơn giản. Lượng mưa trung bình cho một khu vực lớn (lưu vực sông) được tính theo
một trong các phương pháp sau:
* Phương pháp trung bình số học
Khi lưu vực nhỏ địa hình đơn giản, trạm đo mưa khống chế được mưa trong khu
vực ta dùng phương pháp này.

26
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

n
xi
x i= ∑
1 n (n là số trạm đo mưa)
* Phương pháp đa giác Thiessen:
Nối các trạm đo với nhau thành các hình
tam giác, vẽ các đường trung trực của
các cạnh tam giác, các đường trung trực
này tạo thành các đa giác bao lấy các
trạm đo mưa gọi là đa giác Thiessen.

x=
( x 1 . f 1 + x 2 . f 2 +.. . ..+x n . f n
f 1 +. .. .. f n )
xi là lượng mưa của trạm đo mưa thứ i trong đa giác thứ i.
Fi là diện tích đa giác thứ i
* Phương pháp đường đẳng trị mưa
x1 + x2 x 2+ x 3 x n−1 + x n
x= . f 1+ . f 2 +. . .. ..+ . f n−1
2 2 2
xi: số ghi trên các đường đẳng trị.
fi: diện tích giữa hai đường đẳng trị.
2) Cường độ mưa:
Là lượng mưa rơi trong 1 đơn vị thời gian i = x/t (mm/phút).
Khu vực có cường độ mưa lớn nhất gọi là khu vực tràn mưa. Cường độ mưa
(cũng như lượng mưa) luôn luôn thay đổi theo thơì gian và không gian, nó có tác
dụng chi phối lượng nước chảy qua cửa ra của lưu vực.
3) Lượng mưa trung bình nhiều năm:
n
1
X = ∑ Xi
n 1 (Xi: mưa trung bình năm ).
(n: số năm có tài liệu).
4. Bốc hơi
Quá trình bốc hơi trực tiếp ảnh hưởng tới dòng chảy sông. Có 2 loại bốc hơi là
bốc hơi từ mặt đất và bốc hơi từ mặt nước.
a. Từ mặt nước
Các phần tử nước luôn luôn ở trạng thái chuyển động, ở lớp nước sát bề mặt có
các phần tử chuyển động V⃗ lớn đến mức thắng được lực hút phân tử tách khỏi mặt

27
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

nước bay vào khí quyển. Có một số phần tử rơi trở lại mặt nước, sỗ còn lại sẽ tiếp
tục bay vào khí quyển.
- Cường độ bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao bốc hơi càng nhanh.
- áp suất hơi nước trong khoảng không gian trên bề mặt nước ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình bốc hơi, khi lớp khí quyển này bão hoà hơi nước thì hoạt động bốc hơi chấm
dứt.
b. Từ mặt đất
Bốc hơi từ mặt đất phức tạp hơn từ mặt nước rất nhiều, ngoài các yếu tố khí tượng
loại bốc hơi này phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của đất, độ ẩm càng lớn bốc hơi
càng tăng.
- Đất có nhiều mao quản nhỏ, nước dâng sát mặt cường độ bốc hơi càng lớn
- Nước ngầm càng cao bốc hơi càng lớn.
- Lớp phủ thực vật làm giảm bốc hơi.
- Đo bốc hơi mặt đất bằng thùng bốc hơi, diện tích bề mặt thùng bốc hơi khoảng
500cm2 cao 50cm. Tính trọng lượng nước đã bốc hơi bằng hiệu trọng lượng mẫu đất
trong thùng.

III.3. ảnh hưởng của hoạt động kinh tế con người


Các hoạt động của con người bao gồm các biện pháp canh tác, xây dựng các công
trình thuỷ lợi (hồ chứa, các kênh lấy nước, đê đập…), các hoạt động sử dụng nguồn
nước…
Hoạt động của con người có thể tác động trực tiếp tới dòng chảy hoặc có thể tác
động gián tiếp thông qua việc tác động vào các nhân tố khác như khí hậu, địa chất…

28
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

IV. Tuần hoàn nước trong thiên nhiên, phương trình cân bằng nước
IV.1. Tuần hoàn nước trong thiên nhiên
Nước trên trái đất phân bố không đều, 71 diện tích trái đất là biển và các đại
dương, còn lại là diện tích lục địa. Mặt nước chiếm 360106 km2 trên tổng số
510106 km2 bề mặt trái đất.
Dưới tác dụng của nhiệt Mặt trời, hơi nước luôn luôn vận động, chuyển hoá từ
dạng này sang dạng khác theo các quy luật tuần hoàn nhất định.
a. Tuần hoàn lớn, bé
Theo báo cáo của UNESCO, hàng năm có khoảng 577103 km3 nước bốc hơi từ
các đại dương, biển, ao hồ, đầm lầy sông ngòi và mặt đất. Hơi nước đi vào khí
quyển bằng hiện tượng khuyếch tán, dòng đối lưu nhờ sự vận chuyển của các dòng
không khí. Trong số đó lượng bốc hơi từ biển, đại dương chiếm tuyệt đại đa số
(505103 km3 bằng 80 tổng lượng bốc hơi).
- Phần lớn lượng hơi nước nói trên rơi trở lại mặt biển và đại dương tham gia vòng
tuần hoàn bé.
- Lượng hơi nước còn lại di chuyển sâu vào lục địa tham gia vòng tuần hoàn lớn.

Vòng tuần hoàn lớn diễn ra như sau:

29
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Hơi nước di chuyển từ đại dương vào đất liền nhập với hơi nước bốc lên từ lục
địa, gặp điều kiện thuận lợi ngưng tụ và rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa. Một
phần lượng mưa này tạo thành dòng chảy mặt đổ ra biển, một phần bốc hơi hoặc
ngấm hết.
Phần ngấm đi theo các tầng ngầm cung cấp cho sông ngòi, phần còn lại bị chảy
ra biển theo trọng lực và quay trở lại vòng tuần hoàn mới.
b. Tuần hoàn nội địa
Xét tuần hoàn nước xảy ra ở một khu vực nào đó trong đất liền gọi là tuần hoàn
nội địa. Việc tính toàn các thành phần tham gia như sau:
A: Lượng hơi nước trung bình năm từ ngoài chuyển vào lãnh thổ nghiên cứu.
X: Tổng lượng mưa rơi trên lãnh thổ ấy trong thời gian một năm.
Y: lượng dòng chảy mặt
Z: Bốc hơi trung bình trong năm nghiên cứu tại lãnh thổ xét.
Giữa X, Y, Z có quan hệ sau đây: X=Y+Z (1)
- Khi di chuyển vào lãnh thổ xét, chỉ có một phần hơi nước A tạo thành mưa rơi
trong lãnh thổ dang xét gọi là mưa ngoài (X1), phần còn lại bay ra ngoài lãnh thổ.
- Lượng bốc hơi trong lãnh thổ cũng tạo thành mưa rơi ngay trên phần lãnh thổ
xét, gọi là lượng mưa trong, phần còn lại bay ra ngoài lãnh thổ là C.
- Như vậy lượng bốc hơi trong lãnh thổ đang xét là
Z = X - X1+ C (2)
Mặt khác X = Y + Z
Nên ta có: Z = Y+ Z - X1 + C  X1 = Y+ C (3)
Phương trình (3) dùng để tính tuần hoàn nước ở bất kì khu vực nào trên nội địa.
X
Biết: X, X , ta có X 1 (hệ số tuần hoàn), có ý nghĩa là: “có bao nhiêu lần hơi nước
1

bay từ ngoài vào lãnh thổ xét rơi xuống ở dạng mưa trước khi dòng khí quyển và
dòng chảy mang nó ra khỏi khu vực?”
X
Khi mưa trong bé n = X 1 càng  1.
Khi mưa trong lớn thì n > 1
IV.2. Phương trình cân bằng nước
Quá trình hình thành dòng chảy cũng như các nhân tố ảnh hưởng dù phức tạp
đến mấy nhưng nó vẫn tuân theo những quy luật nào đó, quy luật đó là “ Lượng

30
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

nước đến = lượng nước mất đi ± lượng nước trữ trong lưu vực (dấu  khi lượng
nước mất lớn hơn lượng nước đến). Điều này đúng cho bất cứ một khu vực nào
trong một thời gian nhất định,
Từ đó ta lập được các phương trình cân bằng nước khác nhau và là cơ sở để
phân tích nguyên nhân hình thành dòng chảy.
a. Phương trình cân bằng nước dạng tổng quát
Dựa trên cơ sở phương trình cân bằng: “Hiệu số lượng nước đến và lượng nước
mất đi của một thể tích không gian nhất định sẽ làm tăng hay giảm lượng nước có
trong thể tích ấy, nó đúng ở bất kì khoảng thời gian và không gian nào.”
Phương trình cân bằng nước dùng để:
+ So sánh các nguồn nước cùng cung cấp cho một khu vực nhất định trong các
thời gian khác nhau.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình hình thành chế độ nước của
khu vực.
+ Đánh giá sai số trong việc đo các đặc trưng.
+ Đánh giá độ chính xác về các kết luận chế độ nước của khu vực.
+ Dùng để xác định một cách gián tiếp các yếu tố khó đo đạc như bốc hơi, dòng
chảy, thấm. Từ các nguyên tắc trên ta lập phương trình cân bằng nước của một khu
vực bất kỳ.
* Nguồn nước đến:
+ Mưa (X) trong khu vực trong thời gian
khảo sát.
+ Dòng chảy mặt đến (Y1) (dòng chảy
mặt từ ngoài vào khu vực).
+ Dòng chảy ngầm đến (W1) (dòng chảy
ngầm từ ngoài vào khu vực).
+ Nước ngưng tụ (Z1) trong đất và trên bề mặt.
+ Nước trữ trong khu vực đầu thời đoạn tính toán (U1)
* Nguồn nước ra khỏi khu vực
+ Dòng chảy mặt ra (Y2).
+ Dòng chảy ngầm chảy ra (W2).
+ Bốc hơi các loại từ khu vực (Z2).
+ Nước đọng lại trong khu vực cuối thời đoạn tính toán (U2)

31
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

* Dạng tổng quát của một phương trình cân bằng nước cho một khu vực bất kỳ với
một khoảng thời gian bất kỳ:
X + Y1+ Z1+ W1+ U1 = Z2 + Y2 + W2+ U2.
đơn vị đo là mm, biểu thị bởi lớp nước.
b. Phương trình cân bằng nước dạng đặc biệt
* Cho lưu vực sông
Đối với một lưu vực sông sẽ không có dòng chảy mặt đến (Y 1) mà chỉ có dòng chảy
đi, kí hiệu Y, sau khi biến đổi phương trình cân bằng nước ta có:
X = Y+ (Z2- Z1)+ (W2- W1)+ (U2- U1)
Thực tế rất khó xác định các thành phần riêng biệt của phương trình cân bằng nước
mà thường chỉ nghiên cứu các yếu tố đối lập: bốc hơi – ngưng kết; ngầm đến –
ngầm đi…

Gọi Z là lượng bốc hơi bay vào trong khi quyển


U là sự thay đổi của lượng nước trữ trong lưu vực.
W là sự thay đổi nước ngầm trong lưu vực khảo sát và lưu vực bên cạnh.
X, Y, Z luôn dương; U, W có thể (+ ) hoặc (- )
Nên ta có: X= Y + Z ± W ± U
Nếu nước ngầm tăng lên thì W mang dấu (+) và ngượclại.
Nếu lượng nước trữ trong lưu vực tăng lên thì U mang dấu (+) và ngược lại.
Khi lưu vực càng lớn ta thấy W càng nhỏ. Do đó đối với lưu vực lớn thường không
có trao đổi nước ngầm nên thể bỏ qua W.
Vậy: X= Y+ Z ± U
* Cho lưu vực sông trong nhiều năm
Khi này U coi như bằng 0, vậy:
X =Y +Z
n
1
X = ∑ Xi
n 1 (Mưa trung bình trong n năm ).
n
1
Y= ∑Y
n 1 i (Dòng chảy trung bình trong n năm ).
n
1
Z = ∑ Zi
n 1 (Bốc hơi trung bình trong n năm ).

32
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Phần 2
TíNH TOáN THUỷ VĂN
Đặc điểm của các hiện tượng thủy văn và
các phương pháp nghiên cứu tính toán thủy văn
1. Đặc điểm của các hiện tượng thủy văn
Hiện tượng thuỷ văn là kết quả của sự tác động từ nhiều nhân tố tự nhiên và con
người. Dòng chảy phụ thuộc vào mưa, điều kiện địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ
v.v... Đó là quá trình tự nhiên với đầy đủ tính chất vật lý của nó và biểu hiện luật
nhân quả.
Các nhóm nhân tố tự nhiên chính tác động tới dòng chảy gồm:
 Nhóm các nhân tố khí hậu, khí tượng: Biến động lớn theo thời gian, vừa có tính
chu kỳ vừa có tính ngẫu nhiên. Tính chu kỳ phản ánh quy luật thay đổi của xu thế
bình quân, trong khi tính ngẫu nhiên thể hiện sự xuất hiện một giá trị cụ thể tại
thời điểm nào đó của chu kỳ và lệch so với giá trị bình quân.
 Nhóm các nhân tố mặt đệm: Thể hiện qua sự biến đổi theo không gian, tạo thành
các vùng, miền có điều kiện mặt đệm không đồng nhất.
Tổ hợp hai nhóm nhân tố làm cho hiện tượng thủy văn có hai tính chất: Tất định và
ngẫu nhiên.
- Tính tất định thể hiện trên các mặt sau:
(1) Tính chu kỳ của các xu thế bình quân theo thời gian: chu kỳ 1 năm (lũ, kiệt), nhiều
năm (nhóm năm ít nước, nhiều nước).
(2) Biến đổi theo không gian do tính địa đới của các yếu tố khí hậu và mặt đệm.
(3) Phản ánh quy luật của sự hình thành dòng chảy.
- Tính ngẫu nhiên phụ thuộc vào sự biến đổi ngẫu nhiên của các nhân tố khí hậu khí
tượng.
- Dựa trên các tính chất đó của hiện tượng thủy văn, người ta phát triển các phương
pháp tính toán thủy văn.
2. Các phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp TTTV có thể chia làm 2 loại: Phân tích nguyên nhân hình thành
và Thống kê xác suất.
2.1. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành
Cơ sở của PP là tính tất định của hiện tượng thủy văn, có thể chia nhỏ thành các loại
sau đây:

33
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

(1) Phương pháp phân tích căn nguyên - mô hình tất định
- Phân tích quan hệ giữa các đặc trưng thủy văn với các thông số đặc trưng cho các
nhân tố ảnh hưởng, thông qua các quan hệ toán học, xây dựng nên các mô hình
toán, các phần mềm máy tính.
- Các mô hình toán lại được chia làm hai loại, căn cứ vào cách thức xử lý các loại tham
số của mô hình, thành mô hình tham số tập trung (lumped) và tham số phân bố
(distributed).
- Trong mô hình tham số tập trung (thường là các mô hình mưa rào-dòng chảy), hệ
thống thủy văn được trung bình hoá theo không gian, hay coi như một điểm trong
không gian mà không có kích thước. Ví dụ nhiều mô hình coi đầu vào mưa trải đều
trên mặt lưu vực, bỏ qua sự biến đổi theo không gian của dòng chảy trên lưu vực.
- Ngược lại, mô hình thông số phân phối xem xét các quá trình thủy văn xảy ra tại các
điểm khác nhau trong không gian và tính toán các biến số của mô hình như những
hàm biến đổi theo không gian.
(2) Phương pháp tổng hợp địa lý
Do hiện tượng thủy văn mang tính địa đới, tính khu vực và biến đổi nhịp nhàng
trong không gian theo các cảnh quan địa lý. PP Tổng hợp địa lý tiến hành phân
vùng, nội ngoại suy bằng cách xây dựng các bản đồ đẳng trị, các bản đồ phân khu
các tham số tổng hợp, sử dụng nó trong tính toán các đặc trưng thủy văn.
(3) Phương pháp lưu vực tương tự
PP này dùng trong trường hợp lưu vực nghiên cứu không có số liệu quan trắc. Các
đặc trưng thủy văn của lưu vực cần tính toán thiết kế được suy ra từ các đặc trưng
thủy văn của các lưu vực tương tự như nó về điều kiện hình thành dòng chảy.
Nhược điểm của phương pháp nguyên nhân hình thành là không xét được tính
ngẫu nhiên của các quá trình thủy văn. Một đầu vào cho trước luôn cho ra cùng một
kết quả ở đầu ra.

2.2. Phương pháp thống kê xác suất - Mô hình ngẫu nhiên


- Do các hiện tượng thủy văn mang tính ngẫu nhiên nên có thể coi các đặc trưng
thủy văn là các đại lượng ngẫu nhiên rồi áp dụng lý thuyết xác suất thống kê trong
toán học, với chuỗi số liệu của các đặc trưng thủy văn bất kỳ, và từ đó có thể xác
định được các đặc trưng thiết kế theo một tần suất quy định nào đó.
- Đối với một số đặc trưng dòng chảy, hiện nay có xu hướng tìm giá trị lớn nhất có khả
năng xảy ra của nó, gọi là giá trị cực hạn (PMF - Probable Maximum Frequency=
tần suất cực đại có thể xảy ra), đặc trưng thiết kế không chọn theo tần suất quy định
mà theo giá trị cực hạn của các đặc trưng đó.

34
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Dựa trên phương pháp thống kê xác suất, người ta xây dựng các mô hình ngẫu nhiên
nhằm các mục tiêu tính toán thủy văn khác nhau. Tuy nhiên trong khuôn khổ
chương trình Thủy văn đại cương không trình bày cụ thể các mô hình này.
- Hạn chế của PP thống kê xác suất là coi các đại lượng dòng chảy không có giới hạn
trên.
Để khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp, trong tính toán thủy văn thực tế,
người ta thường kết hợp nhiều phương pháp. Trong công nghệ mô hình tính toán
thủy văn người ta đã xây dựng một số mô hình lai ghép giữa mô hình tất định và mô
hình ngẫu nhiên, trong đó một số tham số của mô hình tất định được tìm bằng
phương pháp ngẫu nhiên, hay trong mô hình ngẫu nhiên, một số đại lượng lại được
gián tiếp xác định bằng phương pháp tất định. Tuy nhiên, trong giáo trình này
không có ý định giới thiệu chi tiết các mô hình toán thủy văn. Sinh viên quan tâm có
thể tham khảo trong cuốn "Thủy văn công trình" của Đại học Thủy lợi, 1993. Sơ đồ
phân loại các mô hình dùng trong tính toán thủy văn được tóm tắt trong hình sau.

35
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

hư3fơ3f%Ÿg . khái niệm về xác suất thống kê

I. Hiện tượng ngẫu nhiên - biến cố - định nghĩa xác suất


I.1. Khái niệm về thống kê trong thủy văn
- Các quá trình thủy văn diễn ra trong không gian và theo thời gian một phần có thể
đoán trước được - nó mang tính tất định - nhưng một phần chịu ảnh hưởng bởi tính
ngẫu nhiên. Những quá trình như vậy được gọi là "quá trình ngẫu nhiên."
- Trong một số trường hợp, do sự biến thiên mang tính ngẫu nhiên của quá trình lớn
hơn nhiều so với sự biến thiên mang tính tất định, nên người ta coi quá trình đó chỉ
là quá trình ngẫu nhiên.
- Khi không tồn tại một tương quan nào giữa một giá trị thủy văn được quan trắc
quan trắc với các giá trị lân cận nó thì hệ thống thủy văn được xem như một hệ
thống ngẫu nhiên, độc lập về không gian và độc lập về thời gian. Chẳng hạn trị số
các đỉnh lũ, hay các giá trị trung bình trong một thời đoạn dài như lượng mưa trung
bình năm v.v... Chương này xem xét các chuỗi số liệu thủy văn như những quá trình
thuần tuý ngẫu nhiên, sử dụng công cụ là các thông số và hàm thống kê. Thống kê
là một khoa học về sự mô tả chứ không phải khoa học nghiên cứu nguyên nhân.
I.2. Một số khái niệm và định nghĩa
1. Biến cố: Muốn nghiên cứu quy luật của hiện tượng ngẫu nhiên nào đó phải tiến
hành rất nhiều lần một thực nghiệm – mỗi lần thực nghiệm có khả năng xuất hiện
một hiện tượng một cách ngẫu nhiên không phụ thuộc vào điều kiện thực nghiệm.
Một kết cục trong một phép thử (thực nghiệm) như vậy được gọi là biến cố xuất
hiện của đại lượng ngẫu nhiên. Ví dụ: Năm 1993, mực nước cao nhất trên sông
Hồng đo được tại Hà Nội là 12,80 m. Đại lượng ngẫu nhiên nghiên cứu ở đây là
mực nước lớn nhất tại Hà Nội, biến cố xuất hiện là trị số 12,80 m xảy ra trong năm
1993.
Ta gọi các hiện tượng xảy ra khi quan trắc hay thực nghiệm là các biến cố.
2. Xác suất, tần suất: Các biến cố khác nhau có khả năng xuất hiện khác nhau. Nếu ta
dùng số học biểu thị cụ thể số đo khả năng xuất hiện của biến cố đó, số đo này là
xác suất xuất hiện của biến cố đó.
Ví dụ: Gieo đồng tiền cân đối đồng chất ta không có lý do gì để nói rằng khả năng
xuất hiện mặt nào nhiều hơn, cuối cùng đi tới kết luận là khả năng xuất hiện hai mặt
như nhau và số đo khả năng ấy bằng 1/2.
Định nghĩa: Xác suất xuất hiện của biến cố A ký hiệu P(A) là khả năng xảy ra của
biến cố A trong một phép thử ngẫu nhiên hay một quan trắc.
- Xác suất của các biến cố có thể tính được,  bằng tỉ số giữa số biến cố thuận lợi
cho biến cố A (tức là m lần xuất hiện) và tổng số biến cố có thể có:

36
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

m
P(A) = n ; (0 P(A)  1)
- Khi m = 0  P(A) = 0: biến cố không
- Khi m = n  P(A) = 1: biến cố chắc chắn
 Phân biệt giữa xác suất và tần suất.
- Định nghĩa trên dựa trên tính đồng nhất đối xứng của thực nghiệm. Khi điều kiện
trên không thoả mãn thì các khả năng xuất hiện khác nhau, mặt khác khi thí nghiệm
rất nhiều lần một thực nghiệm ta thấy tỉ số trên thường dao động quanh một hằng số
nhất định. Trong tự nhiên, các biến cố của nhiều đại lượng ngẫu nhiên không mang
tính chất đồng khả năng, ví dụ sự xuất hiện các giá trị mực nước hay lưu lượng ...
tại một trạm thủy văn ở các thời gian khác nhau là không đồng nhất (tức là không
m
đồng khả năng xuất hiện như 1 trong 6 mặt của con xúc sắc), lúc đó tỷ số n nói
trên được gọi là tần suất xuất hiện biến cố A. Chỉ khi số lần thực nghiệm tăng lên
vô hạn (n), thì trị số cố định mà tần suất dao động quanh nó như đã nói trên
được gọi là xác suất xuất hiện của biến cố A, tức là:
m
lim
P(A) = n→∞ n . Thông thường trong tính toán ta biểu diễn dưới dạng phần trăm:
m
lim
P(A) % = n→∞ n 100 %

II. Đại lượng ngẫu nhiên - hàm phân phối xác suất
II.1. Đại lượng ngẫu nhiên
“Đó là đại lượng mà trong kết quả của phép thử nó có thể nhận giá trị này hay giá trị
khác mà ta không biết trước được.”
- Đại lượng ngẫu nhiên dùng để biểu diễn tất cả các kết quả của các phép thử ngẫu
nhiên.
- Đại lượng ngẫu nhiên kí hiệu bằng các chữ in hoa X,Y, Z ...
- Các giá trị có thể có viết bằng các chữ thường.
X (x1, x2, ..., xn).
Y (y1, y2, ..., yn).
Z (z1, z2, ..., zn).

37
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Mỗi giá trị có thể có của ĐLNN Xi là ứng với một biến cố của phép thử. Khi phép
thử thực hiện các biến cố này sẽ xuất hiện với một xác suất p. Do tập hợp các giá trị
có thể có của ĐLNN lập thành dãy đầy đủ các biến cố nên ∑ pi =1 .
- Đối với các ĐLNN chỉ có một quan hệ về các giá trị có thể có của ĐLNN và xác
suất xuất hiện nó. Quan hệ này là quan hệ hàm số, được gọi là luật phân phối xác
suất của ĐLNN. Nói các khác, biến (hay đại lượng) ngẫu nhiên X được mô tả bởi
một hàm phân phối xác suất (PPXS). Hàm phân phối xác suất chỉ ra khả năng xuất
hiện của X sẽ rơi vào trong một khoảng cụ thể nào đó.
Ví dụ, nếu X là lượng mưa trung bình năm tại một vị trí nào đó, thì hàm PPXS của
X sẽ cho ta biết khả năng giá trị mưa trung bình năm của một năm nào đó sẽ nằm
trong một khoảng xác định nào đó, chẳng hạn sẽ nhỏ hơn 1500 mm, hay nằm giữa
1200  1800 mm v.v...
- Mẫu: Một liệt quan trắc x1, x2, x3, ... xn, của một biến ngẫu nhiên được gọi là một
mẫu của biến ngẫu nhiên X; còn Tổng thể là tất cả các giá trị có thể có của X.
Người ta giả thiết rằng các mẫu được rút ra từ một tổng thể giả định dài vô hạn thì
có cùng các đặc trưng thống kê (giống như của tổng thể), trong khi các đặc trưng
của mẫu có thể thay đổi từ mẫu nọ sang mẫu kia.
- Trong lý thuyết xác suất chia ĐLNN thành:
liên tục > < rời rạc
độc lập > < phụ thuộc.
............
- ĐLNN là rời rạc nếu các giá trị của nó là một tập hợp rời rạc, tách biệt đếm được.
- ĐLNN là liên tục nếu các giá trị có thể có của nó liên tục lấp đầy một khoảng hữu
hạn hay vô hạn.
- Các ví dụ: Mực nước sông ngòi, lưu lượng qua một mặt cắt ngang.

II.2. Hàm phân phối xác suất của ĐLNN


1. ĐLNN rời rạc
Luật phân phối xác suất được mô tả dưới dạng bảng, có một ĐLNN X, các giá trị
là: x1, x2, ..., xn, và xác suất xuất hiện tương ứng là p1, p2, p3,..., pn.
Ta viết: ĐLNN X(x1, x2,..., xn) có xác suất xuất hiện P(p1, p2, p3,..., pn).
2. ĐLNN liên tục
- Cách mô tả trên không dùng được đối với ĐLNN liên tục vì các giá trị của nó liên
tục lấp đầy một khoảng hữu hạn hay vô hạn.

38
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Để khắc phục, trong lý thuyết xác suất: dùng nghiên cứu phân phối xác suất của
các ĐLNN mà các giá trị có thể của nó lớn hơn hay nhỏ hơn một giá trị cho trước.
P(X<x) hay P(X ¿ x).
- Với khái niệm này khi x biến thiên sẽ dẫn tới P(X<x) hay P(X ¿ x) cũng thay đổi
theo. Sự thay đổi này tuân theo một quy luật hàm số nào đó và được gọi là hàm tích
phân xác suất của ĐLNN X. Ký hiệu:
F(X) = P(X ¿ x) hay F(X) = P(X<x).
- Trong thủy văn thường dùng F (X) = P(X ¿ x).
- Theo ngôn ngữ thuỷ văn, đường biểu diễn hàm tích phân phân phối xác suất của
ĐLNN X được gọi là đường tần suất hay hàm xác suất vượt.

II.3. Hàm mật độ phân phối xác suất f(x)


- Để lột tả hết đặc điểm của ĐLNN người ta nghiên cứu hàm mật độ phân phối xác
suất tức là hàm vi phân của F (X) = P(X ¿ x).
- Định nghĩa về hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục
Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục X, được xác định trên tập số thực R nếu:

1) f(x)  0, x  R
+∞

2) −∞
∫ f (x ).dx = 1
b

∫ f ( x).dx
3) P(a<X<b) = a

- Giả sử có một ĐLNN X


mà hàm tích phân phân phối
xác suất F (X) = P(X ¿ x)
liên tục và khả vi thì xác
suất mà các giá tri của ĐLNN nhận các giá trị trong
khoảng (x, x+ Δ x) là:
P(x+ Δ x ¿ x) = F(x+ Δ x) – F(x).
- Xác suất bình quân (mật độ xác suất) mà ĐLNN nhận
trong khoảng Δ x tức là xác suất mà ĐLNN nhận trên
một đơn vị x là:
F ( x+ Δx)−F ( x )
P Δx=
Δx

39
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

F( x + Δx )−F ( x )
lim P Δx = lim =
Lấy: Δx →0 Δx→0 Δx F'(x) = f(x) (hàm mật độ phân phối xác
suất).
- Hàm f(x) biểu diễn mật độ xác xuất của ĐLNN tại một giá trị cho trước.
- Đường biểu diễn f(x) gọi là đường cong mật độ PPXS Nó thể hiện độ dốc của
đường cong PPXS – chỉ tồn tại với nguyên hàm là liên tục, tức X là ĐLNN liên tục.

III. các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục
- Các đại lượng thủy văn thường là rời rạc, chẳng hạn các chuỗi dòng chảy (lưu
lượng) trung bình ngày, tháng, năm, hay trị số lưu lượng hoặc mực nước lớn nhất
trong năm v.v... Tuy nhiên để có cơ sở nghiên cứu chúng, trước hết ta nghiên cứu
các hàm PPXS của các đại lượng NN liên tục rồi tìm cách ứng dụng những quy luật
của nó cho các đại lượng NN rời rạc của thủy văn.
- Theo quan điểm xác suất, hàm PPXS có thể mô tả hoàn toàn ĐLNN nhưng trong
thực tế nghiên cứu và ứng dụng không cần thiết phải mô tả tỉ mỉ như vậy mà chỉ cần
thông qua các hằng số đặc trưng (gọi là các tham số) ta có thể mô tả được các tính
chất chính của ĐLNN (cũng giống như cần xác định đường thẳng y= ax + b, ta chỉ
cần biết hai tham số a,b).
- Trong một phạm vi hẹp, các tham số dùng để biểu diễn các đặc điểm cơ bản nhất
của luật phân phối xác suất gọi là các tham số đặc trưng của ĐLNN.

III.1. Các số đặc trưng về vị trí


1. Kì vọng toán học: Kì vọng toán học của một ĐLNN là số đặc trưng xác định tầm
cỡ của đại lượng ngẫu nhiên.
a. Kì vọng toán (expected value) của ĐLNN liên tục, ký hiệu là M.
+∞

M(X) = −∞
x.f (x).d(x)
- Về mặt toán, số kỳ vọng là mô men bậc nhất của biến ngẫu nhiên xung quanh gốc
0.
- Về mặt hình học, kỳ vọng toán đặt tại trọng tâm của diện tích nằm dưới đường
cong hàm mật độ.

b. Kì vọng toán học của ĐLNN rời rạc

Giả sử có một ĐLNN rời rạc X(x 1,x2,...,xn), tuân theo luật PPXS P(p1,p2,...,pn). Ta
có kì vọng toán:

40
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

x 1 . p 1 + x 2 . p 2 + x3 . p 3 + . . . + x . p
n n
p1 + p2 + p3 + .. . + p
M(X) = n

∑ x i pi = x p
∑ i i
hay: M(X) = ∑ pi (vì ∑ pi =1 ).
* Vậy kì vọng toán của một ĐLNN rời rạc bằng tổng các tích của các giá trị của
ĐLNN nhân với xác suất tương ứng.

- Giả sử có một ĐLNN rời rạc X(x 1,x2,...,xn). Luật phân phối xác suất là P(p1, p2,...,
pn), tiến hành k lần thử và giả sử:
x1 xuất hiện k1 lần.
x2 xuất hiện k2 lần.
....... ......
xn xuất hiện kn lần.
- Trung bình số học trong k lần thử của các giá trị nhận được là:
k1 k2 kn
X ( x i )=x 1 + x2 +. .. . .+ x n X ( x i )=x 1 p 1 +x 2 p 2 +. .. ..+x n p n
k k k 

vậy X là trung bình gia quyền mà quyền số là xác suất xuất hiện p i của biến nhẫu nhiên
xi.

2. Số giữa (Me)

- Số giữa của ĐLNN kí hiệu là Me thoả mãn yêu cầu biểu thức:
P(x>Me) = P(x ¿ Me) : xác suất của ĐLNN
nhận giá trị < hay > (Me ) đều bằng nhau.
- Về mặt hình học số giữa chia đôi diện tích
giữa đường cong mật độ SX và trục hoành.

3. Số đông (M0)
- Số đông của ĐLNN là giá trị mà ở đó
ĐLNN nhận xác suất lớn nhất hay giá trị có
thể sao cho tương ứng với hàm mật độ phân
phối đạt giá trị max, kí hiệu là M0 khi
P(x=M0) = Pmax.
Nhận xét: Trong 3 số trên: kỳ vọng toán bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các giá trị cực
đoan, số giữa ít bị ảnh hưởng, còn các giá trị cực đoan hầu như không gây ảnh
hưởng tới số đông. Số kì vọng toán là số đặc trưng định vị quan trọng nhất.

41
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

III.2. Các số đặc trưng hình dạng


1.Phương sai D(x) (variance)
- Nếu X là ĐLNN liên tục ta có
+∞

D(X) = −∞
( x−M x )2 . f (x ).dx
- Nếu X là ĐLNN rời rạc ta có D(X) =
∑ (xi −X )2 . pi
n
1
X = ∑ Xi
Trong đó Mx là viết tắt của M(X); n 1

2. Độ lệch quân phương σ (Standard Deviation)

√ √
n n
x
∑ ( xi −X )2 ∑ ( Xi −1 )2
1 1
=X . =
σ = n n


n
∑ ( K i−1 )2
1
=X.
n
xi
với: Ki = hệ số mô đun = X

(xi  X ) = khoảng lệnh của xi với X .


  nói lên mức độ dao động của trị số trong liệt quan trắc quanh trị số bình quân.

3. Hệ số phân tán CV (Coef. of Variance)

√ √
n n

σ
∑ ( K i −1)2 ∑ (K i−1 )2
X 1 1
. =
X
CV = = X n n

 CV >0, không thứ nguyên phụ thuộc chủ yếu vào xi thể hiện sự phân tán của
ĐLNN một cách tốt nhất, song nó chưa khái quát
được hình dạng, người ta đưa ra hệ số phân tán.

4. Hệ số thiên lệch CS (Coef. of Skewness)


n n
∑ ( X i −X ) ∑ ( K i −1)3
3

1 1
3
=
CS = n. X .C 3v n .C 3v

(Ki: như trên)

42
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Tất cả các công thức trên chỉ đúng với n rất lớn.
 Thường các liệt quan trắc của ta ngắn nên ta dùng công thức trên có sửa lại cho
phù hợp với mẫu.
n

√ √
∑ xi 1
n
1
n

X=
i=1 σ= . ∑ ( x i− X )2 =X . ∑ ( K i −1)2
n n−1 i=1 n−1 i=1


n n

∑ ( xi −X ) ∑ ( K i−1 )3

2
n 2
σ 1 ( K i −1)
Cv= =
i=1
= ∑ n−1 C s = i=1
X X n−1 i=1 và (n−3 ). C 3v
giới thiệu một số hàm mật độ phân phối xác suất
Trong thiết kế các công trình, tuỳ vào đại lượng thủy văn cụ thể (lưu lượng
trung bình năm, lượng mưa ngày, mực nước đỉnh lũ v.v...) hay từng vùng cụ thể,
v.v… người ta chọn trong số các hàm PPXS cái nào phù hợp nhất thì đưa vào ứng
dụng. ở một số nước, việc lựa chọn hàm PPXS rất ngẫu nhiên, chẳng hạn dựa vào
sự tiện lợi hay thói quen, còn những nước khác, người ta tiến hành nghiên cứu chuỗi
số liệu trên nhiều sông trước khi đưa ra kết luận. Việc chọn sai hàm mật độ xác suất
có thể dẫn tới những sai số lớn trong kết quả tính toán, nhất là thời kỳ lặp lại. Nếu
có thể người ta thường sử dụng cùng một bộ số liệu nhưng áp dụng các hàm phân
phối khác nhau để tính toán, sau đó dùng các tiêu chuẩn để đánh giá độ phù hợp cụ
thể của từng hàm mật độ, từ đó mới có cơ sở để lựa chọn dạng hàm mật độ thích
hợp nhất đối với vấn đề cần nghiên cứu tính toán.
Tính toán thủy văn thường dùng một số hàm mật độ phân phối xác suất sau:
1. Phân phối Gumbel, còn gọi là EV1 - Giá trị cực trị kiểu 1, hay phân phối Normal.
2. Giá trị cực trị tổng quát (GEV)
3. Phân phối Frenchet, còn gọi là Giá trị cực trị kiểu 2.
4. Log Gumbel
5. Pearson III
6. Kriski-Melken
6. Gamma 2 tham số
7. Phân phối hàm mũ
8. Weibull, còn gọi là Giá trị cực trị kiểu 3
9. LogNormal 2 tham số
10. LogNormal 3 tham số
11. Cực trị 2 thành phần
12. Wakeby ...........
Sinh viên quan tâm về các đường tần suất này có thể tham khảo trong một số
sách về chuyên ngành thủy văn.

43
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Sau đây ta nghiên cứu một trong những hàm mật độ thông dụng nhất trong thủy
văn đó là Hàm mật độ PPXS Pearson III.

IV. hàm mật độ phân phối xác suất Pearson III và kriski-Melken
Trong thực tế các hàm phân phối xác suất của các biến ngẫu nhiên trong thủy văn
thường có dạng không đối xứng (qua một trục thẳng đứng) (C S  0). Hàm PIII là
một trong những hàm PPXS không đối xứng.
IV.1. Giới thiệu hàm mật độ PIII
Năm 1795 Karl Pearson (Anh) qua kết quả thống kê rất nhiều số liệu phát hiện ra
đường biểu diễn mật độ tần suất thường là hình quả chuông, chỉ có một số đông (tại
đó f(x) = fmax). Tần suất hai đầu dần dần giảm nhỏ tiến đến tiệm cận với hoành độ.
Ông đề ra hai điều kiện để thành lập họ đường cong mật độ:
1. Tại vị trí số đông M0 , hệ số góc của tiếp tuyến bằng 0. Nếu gốc toạ độ đặt tại số
bình quân thì khi x = - d (d = khoảng cách giữa số bình quân với số đông còn gọi là
df
bán kính lệch) đạo hàm dx = 0.
2. Tại một hoặc cả hai đầu, đường cong nhận trục hoành làm đường tiệm cận tức là khi
df
f= 0 thì dx = 0.
- Với hai điều kiện đó ông đưa ra phương trình vi phân của họ đường phân bố mật
độ tần suất như sau.
df ( x +d ) . f
=
dx b 0 +b 1 x +b 2 x 2
(1)

Giải b0 + b1.x + b2.x2 = 0 được nhiều loại


nghiệm khác chia ra 13 loại đường cong, đường
PIII là một trong 13 loại đường cong nói trên.
df ( x +d ). f
=
Với b2 = 0 tacó: dx b0 + b1 x (2)

44
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Tịnh tiến trục toạ độ từ x về số đông M0 và tích phân phương trình trên ta được
hàm số:
a x
x d −d
f =f 0 .(1+ ) . e
a (3)
ở đây:

a = khoảng cách từ khởi điểm của đường cong (tức là từ trị số nhỏ nhất x 0 đến số đông
M0);
f0 = xác suất xuất hiện số đông (tung độ max của đường cong).
e = cơ số logarit tự nhiên.
- Tính chất cơ bản của đường PIII là đầu bên trái có giới hạn ( x0), còn đầu bên
phải vô hạn (không có trị số xmax).
- Từ những phân tích thực tế (xem sách) người ta kết luận rằng, về mặt vật lý, để giá
trị gẫu nhiên X phù hợp với các hiện tượng thủy văn thì C S  2 CV (không thể dùng
hàm PIII nếu CS  2 CV !)

IV.2. ứng dụng của hàm mật độ PIII


Hàm mật độ PPXS PIII là một trong các hàm PPXS có nhiều ứng dụng nhất
trong phân tích tính toán các đại lượng NN trong thủy văn.
- Để tính xP = giá trị biến ngẫu nhiên ứng với xác suất p cho trước (p thường là tần
x P −x K P−1
suất thiết kế của công trình) người ta đã lập sẵn quan hệ  = σ = CV =
f(CS, p) (xem phụ lục trong sách Thủy văn công trình). Có 2 loại bảng là bảng  và
bảng KP.
a- Dùng bảng 
Bảng tra khoảng lệch tung độ  của đường TSLL Pearson III
Tần suất p%
CS
0,01 0,1 0,5 1 2 5 10 50 70 ... 95 97 99 99,9

0,0 3,72 3,09 2,58 2,33 2,02 1,64 1,28 0,00 -0,52 ... -1,64 -1,88 -2,33 -3,09

0,1 3,94 3,23 2,67 2,40 2,11 1,67 2,29 -0,02 -0,53 ... -1,61 -1,84 -2,25 -2,95

0,2 4,16 3,38 2,76 2,47 2,16 1,70 1,30 -0,30 -0,55 ... -1,58 -1,79 -2,18 -2,81
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

1,0 5,96 4,53 3,49 3,02 2,54 1,88 1,34 -0,16 -0,62 ... -1,32 -1,42 -1,59 -1,79

1,1 6,18 4,67 3,58 3,09 2,58 1,89 1,34 -0,18 -0,62 ... -1,28 -1,38 -1,52 -1,79
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

5,2 - 9,27 6,02 4,59 3,33 1,74 0,73 -0,37 -0,384 ... -0,385 -0,385 -0,385 -0,385

45
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

 - Vậy cách làm như sau: Từ chuỗi quan trắc tính C S ; với p% cho trước và CS 
vào bảng ~(CS, p)  tra   từ đó tính được xP = . + x

b- Dùng bảng KP
- Người ta lập các bảng riêng cho các giá trị của hệ số m trong hệ thức tỷ lệ C S =
m.CV. Sau đây là ví dụ về bảng Kp với CS = 2.CV

Bảng tra hệ số mô đun Kp của đường TSLL Pearson III

Tần suất p% Trường hợp CS = 2CV


CV
0,01 0,1 0,5 1 2 5 10 50 75 ... 90 95 99
0,05 1,20 1,16 1,13 1,12 1,11 1,08 1,06 1,00 0,97 ... 0,94 0,92 0,89
0,10 1,42 1,33 1,27 1,24 1,21 1,17 1,13 1,00 0,93 ... 0,87 0,84 0,78
0,20 1,92 1,51 1,42 1,37 1,32 1,26 1,19 1,00 0,90 ... 0,81 0,77 0,68
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
1,45 13,46 9,90 7,42 6,36 5,28 3,90 2,85 0,52 0,00 ... -0,23 -0,29 -0,33
1,50 14,14 10,36 7,72 6,60 5,47 4,00 2,90 0,49 -0,05 ... -0,25 -0,30 -0,33

- Cách làm như sau: vào bảng KT phụ thuộc CV, CS và p để tra ra KP rồi tính

 xP = x . K P

IV.3. Hàm mật độ phân phối xác suất kriski-Melken


Xuất phát từ nhược điểm của mô hình xác suất PIII là khi C S < 2.CV thì đại
lượng X xuất hiện số âm, không phù hợp với ý nghĩa vật lý của các đại lượng thủy
văn. Mô hình xác suất K-M (còn gọi là mô hình xác suất Gamma 3 thông số) được
xây dựng với 3 yêu cầu:

(1) Mô hình gồm 3 thông số, trong đó chủ yếu là x và CV, còn CS lấy = m.CV vì thực tế
CS có nhiều sai số.
(2) Đồ thị hàm mật độ có dạng quả chuông, chỉ có một số đông.
(3) Đại lượng X bị chặn một đầu (x0 = 0) còn đầu kia không có giới hạn.

46
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Mô hình XS K-M có đặc điểm là giá trị nhỏ nhất của X luôn ở số 0 với mọi tỷ số
CS
CV

- Để tính xP, một bảng tra sẵn trị số KP phụ thuộc vào CS = m.CV, p và CV. Bảng lập cho

m= 16 tương tự như bảng cho hàm Pearon III nói trên. xP được tính bởi: xP =
x. K P .

47
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

V. khái niệm về lý thuyết thống kê - tổng thể và tập mẫu

V.1. Những khái niệm cơ bản về thống kê trong thủy văn


- Hàm phân phối xác suất biểu thị đầy đủ quy luật của hiện tượng nghiên cứu, do
đó việc nghiên cứu các đại lượng ngẫu nhiên được tiến hành thông qua việc nghiên
cứu các hàm phân phối.
- Trong thủy văn, hàm phân phối xác suất được xác định thông qua thực nghiệm. Ví
dụ, muốn xác định quy luật của dòng chảy trung bình năm ta phải có các trạm thuỷ
văn đo đạc trên sông để thu thập chuỗi số liệu, thông qua chỉnh lý và phân tích có
thể thấy được quy luật thống kê.
+ Trong toán thống kê ta gọi tổng thể là tập hợp của tất cả các giá trị của biến ngẫu
nhiên có thể nhận được (các giá trị x i của X). Ví dụ toàn bộ trị số lưu lượng của một
con sông chảy qua một mặt cắt nào đó là một tổng thể.
+ Mẫu chỉ là một phần rất nhỏ của tổng thể, có được thông qua một phép đo hay
quan trắc. Ví dụ lưu lượng trung bình ngày đo được từ năm 1902-2001 là một mẫu.
* Các yêu cầu của một mẫu thống kê thủy văn
- Mục đích của ta là tìm hàm phân phối xác suất F(X) của tổng thể, nhưng trong tay
ta chỉ có một mẫu nhỏ x1, x2,..., xn. Ta chỉ xác định được hàm PPXS của mẫu F n(X),
song ta mong rằng hàm PPXS của mẫu Fn(X) gần với hàm PPXS F(X) của tổng thể.
Do đó cần phải có một số nguyên tắc thống kê về mẫu để đảm bảo mẫu có thể đại
diện được cho tổng thể. Những nguyên tắc đó gồm:
(1) Tính đồng nhất: các số liệu trong mẫu phải lấy từ cùng một tổng thể. Đòi hỏi này
thường bị vi phạm khi:
- Điều kiện hình thành dòng chảy thay đổi do các nguyên nhân tự nhiên và con
người.
- Cách lấy số liệu không đồng nhất.
(2) Tính ngẫu nhiên độc lập: Các số liệu trong mẫu phải được lấy một cách ngẫu
nhiên, các phần tử của tập hợp mẫu phải không được có quan hệ ảnh hưởng lẫn
nhau. Ví dụ nếu chọn các đỉnh lũ trong một năm thì có thể trị số và thời gian xuất
hiện của đỉnh lũ này ảnh hưởng đến đỉnh lũ lân cận vì con lũ đầu chưa rút hết
v.v…
(3) Tính đại biểu: Mẫu phải đảm bảo đại biểu được cho tổng thể, dung lượng phải đủ
lớn, phải chứa đủ các trị số lớn (năm nhiều nước), nhỏ (năm ít nước) và trung
bình.
Thực tế, một hay vài yêu cầu trên ít nhiều bị vi phạm  sinh ra sai số lấy mẫu, thể
hiện bởi sự chênh lệch khi tính toán các đặc trưng thống kê của mẫu.

48
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

V.2. Các số đặc trưng thống kê của mẫu - sai số lấy mẫu
Các số đặc trưng biểu thị một cách khái quát quy luật thống kê của mẫu gồm có
^¿
v
số trung bình cộng X , hệ số phân tán C ¿ và hệ số thiên lệch (hệ số không đôí
¿^
s
xứng) C ¿ . Thông qua các số đặc trưng này ta có thể ước tính các tham số của tổng
thể (các hàm phân phối xác suất ).
1
n∑ i
X= x
a. Số trung bình


n
1 2
^
¿=
n−1
∑ (x − X )
i
i=1
b. Độ lệch chuẩn (standard deviation) σ ¿


n
1
CV =

n−1 1
(K i−1 )2
c. Hệ số phân tán Cv với
Xi
K i=
X
∑ ( K i −1)3
d. Hệ số không đối xứng Cs C S = (n−3 ).C 3v (Ki: như trên)

V.3. Sai số lấy mẫu

Sai số giữa các số đặc trưng thống kê của mẫu so với đặc trưng tổng thể gọi là
sai số lấy mẫu (sai số do cách lấy mẫu gây ra).
- Sai số lấy mẫu được biểu thị bằng số lệch tiêu chuẩn.
σ
+ Sai số lấy mẫu khi thay MX bởi X , gọi là X
σ
+ Sai số lấy mẫu khi thay CV bởi CV , gọi là C V
C σ
+ Sai số lấy mẫu khi thay CS bởi S , gọi là C S
- Trong tính toán thuỷ văn các sai số đó được tính theo các công thức sau:
a. Sai số lấy mẫu của kỳ vọng:

σ
σX=
√n với  = độ lệch của tổng thể; n: số giá trị của mẫu.
¿
σ
σ = √n
Do không biết được  nên: X
Nếu biểu diễn dưới dạng phần trăm ta có tên sai số tương đối:
¿
σX σ 100 . C^ v
σ ' X = .100 % .100% = %
x = √ n. x √ n

49
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

b. Sai số lấy mẫu của hệ số phân tán


Cv
σ CV = . √ 1+C2v
+ Sai số tuyệt đối: √2 n
1
√ 1+C 2v .100 %
+ Sai số tương đối: ’CV = √ 2 n
c. Sai số lấy mẫu của hệ thiên lệch

+ Tuyệt đối: √
σ cs=
6
n
(1+6 C 2v + 5C 4v )

1 6
+Tương đối: ’CS = C S n √
(1+6 C2v +5 C 4v ). 100 %

VI. đường tần suất kinh nghiệm


VI.1. Phương pháp vẽ đường tần suất kinh nghiệm
Đường tần suất kinh nghiệm trong thuỷ văn là đường tần suất được xây dựng từ
mẫu số liệu thực đo về một đặc trưng thuỷ văn nào đó của một trạm thuỷ văn.

Bài toán: Cho chuỗi số liệu thực đo thủy văn X(x 1, x2,..., xn). Hãy xác định trị số
thiết kế xP = ?
 Để giải bài toán này ta cần xây dựng một đường tần suất dựa trên chuỗi số liệu
đã cho, thuật ngữ gọi là đường tần suất kinh nghiệm. Khi đường tần suất đã được
thiết lập ta có thể tra trên đó để tìm giá trị x P tương ứng với tần suất thiết kế. Muốn
vẽ đường tần suất kinh nghiệm ta làm như sau:
(1) Sắp xếp liệt quan trắc X theo dãy giảm dần.
m
.100 %
(2) Tính tần suất luỹ tích pi = n+1

(3) Chấm các điểm có toạ độ (p i, xi) lên hệ vuông góc ta có các điểm phân bố có xu
thế (có dạng quan hệ tương quan)
(4) Vẽ đường trung bình qua băng điểm trên ta được đường tần suất kinh nghiệm.

* Chú ý: số lần xuất hiện giá trị x xm chính bằng số thứ tự m trong dãy giảm dần.

VI.2. Công thức tính tần suất kinh nghiệm


m
p= ×100 %
- Thông thường tính tần suất n nhưng vì dung lượng mẫu không đủ dài
và còn không hợp lý ở chỗ là số hạng nhỏ nhất của mẫu có tần suất 100% ; tức là

50
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

sau đó không có số hạng nào nhỏ hơn nữa - Đó là điều không hợp lý, và công thức
trên chỉ đúng khi n
- Để khắc phục nhược điểm trên trong tính toán hiện nay thường dùng một số công
thức:
m−0,5
p1 = ×100 %
a. Công thức trung bình: n
m
p2 = ×100 %
b. Công thức kỳ vọng toán học: n+1
m−0,3
p3 = ×100 %
c. Công thức số giữa: n+0,4
Kết quả tính tần suất theo các công thức trên không giống nhau, nếu vẽ thành
các đường tần suất kimh nghiệm ta thấy:

+ Khi p < 50% (các năm nhiều nước) với cùng trị số X ta có p 2 > p3 > p1  tức là tính
theo p2 là an toàn nhất.
+ Khi p > 50% (các năm ít nước) ta có p1 > p3 > p2  nghĩa là tính với p2 cũng là an
toàn nhất.

VI.3. Các nhược điểm của đường TSKN - ứng dụng đường TSLL
Trong thực tiễn, đường TSKN có một số nhược điểm lớn sau:
1- Khi tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế cho các công trình ta thường phải xác
định các giá trị cực trị với tần suất xuất hiện rất nhỏ hoặc rất lớn (nằm ở hai đầu của
đường cong). Tuy nhiên, liệt số liệu đo đạc của ta có hạn (p min chỉ tới  3%, pmax 
98%). Vậy muốn xác định các đại lượng thủy văn với tần suất rất nhỏ hoặc rất lớn
thì phải kéo dài đường tần suất kinh nghiệm (ở hai đầu) . Vấn đề là: (1) Căn cứ vào
đâu để kéo dài, và (2) kéo dài thế nào để ít có sai số.
2 - Đường tần suất kinh nghiệm vẽ lên giấy kẻ ô vuông có hai đầu rất dốc, tra không
thuận tiện và hay mắc sai số chủ quan. Trong thực tế ta thường dùng giấy tần suất
thay cho giấy kẻ ô nhằm khắc phục nhược điểm kể trên.
3 - Đường TSKN xây dựng từ số liệu đo đạc chứa nhiều sai số (quan trắc, vẽ và đặc
biệt là sai số lấy mẫu) không thể hiện đầy đủ và chính xác đặc tính của tổng thể.

Để khắc phục những nhược điểm này, người ta nghĩ tới việc mượn những đường
tần suất lý luận của các biến ngẫu nhiên liên tục, thể hiện bởi các hàm số toán
học (tức là dùng công cụ toán) , cố gắng mô tả đường tần suất kinh nghiệm.

51
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

VII. Phương pháp xây dựng Đường tần suất trong thủy văn
Đường tần suất kinh nghiệm (TSKN) được vẽ trên cơ sở số liệu mẫu. Cũng từ chuỗi
số liệu mẫu ta có thể tính được X , CV, CS. Dựa trên các tham số này ta có thể xây
dựng một đường tần suất lý luận (TSLL) (giả định một dạng đường nào đó, ví dụ
PIII).
Tuy nhiên, thực tế đường TSLL vẽ lên thường cách xa các điểm tần suất kinh
nghiệm (do các tham số thống kê mắc phải những sai số, nhất là ’CS có thể tới vài
trăm phần trăm)  không dùng ngay được  phải xác định lại các tham số thống
kê của đường TSLL sao cho khi vẽ lên, đường TSLL phù hợp với các điểm kinh
nghiệm (nằm giữa băng điểm kinh nghiệm).
Có một số phương pháp điều chỉnh đường tần suất lý luận, nhưng trong đó phương
pháp thử đường được ứng dụng rộng rãi nhất.
VII.1. Phương pháp thử đường (còn gọi là phương pháp thích hợp)

Nội dung chính là: Sử dụng chuỗi số liệu tính X , CV. Không tính CS mà giả thiết
CS = m  CV (thử dần với m = 16 - đây thực chất là đường tần suất Kriski-Melken).
Vẽ các đường TSLL với từng bộ 3 tham số kể trên lên giấy xác suất  chọn lấy
đường phù hợp nhất với các điểm kinh nghiệm.
Việc tiến hành thử đường TSLL có thể tiến hành theo nhiều cách: lấy C S = m.CV
như vừa nêu; hoặc đầu tiên cứ lấy C S bằng giá trị tính được bằng phương pháp mô
men để vẽ một đường TSLL tham khảo, sau đó thử với các gia strị CS khác.
Nói chung có thể phác hoạ các bước tiến hành cơ bản như sau:
1. Vẽ đường TSKN

- Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự từ lớn xuống nhỏ: x1 > x2 > x3 > … > xn
m
×100 %
- Tính tần suất luỹ tích ứng với mỗi xi : pi = n+1
với: m = số thứ tự (sau khi đã sắp xếp) của xi ;
n = dung lượng của mẫu.
- Chấm toạ độ các điểm kinh nghiệm (xi, pi) lên giấy xác suất và vẽ một đường cong
trơn (dùng thước cong) đi qua trung tâm của băng điểm kinh nghiệm  được đường
TSKN.
2. Vẽ đường TSLL
- Giả thiết giá trị CS bằng cách giả thiết một giá trị của m (0 m  6) rồi tính CS =
m.CV.
- Vào Bảng KP phụ thuộc CS, CV và p  tra ra KP tương ứng với pi.

52
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Tính xPi = x . KP rồi chấm toạ độ (xPi, pi) lên cùng tờ giấy xác suất có đường
TSKN,  được đường TSLL.
- Nếu thấy chưa phù hợp thì vẽ đường TSLL khác dựa trên một giá trị giả thiết m
khác.
- Chọn đường cong TSLL phù hợp nhất đối với đường TSKN.

Có những trường hợp phải hiệu chỉnh cả C thậm chí cả x thì mới đạt được sự phù
V

hợp tốt nhất giữa đường TTLL và đường TSKN.


Hiện nay có một số chương trình máy tính vẽ đường tần suất kinh nghiệm và lý luận
theo hàm PIII hoặc Kriski-Melken. Người sử dụng có thể vào số liệu và thực hiện
hiệu chỉnh các tham số trên máy mà không cần phải vẽ trên giấy và tính toán thủ
công nữa.

VII.2. Một ví dụ về phương pháp thử đường


- Tính lưu lượng bình quân năm chuyển qua một mặt cắt trên sông ứng với tần suất p =
75 % và p = 90 %. Số liệu lưu lượng Q cho ở cột 2 và 3 trong bảng sau. Các bước
tiến hành như sau:
1- Số liệu được sắp xếp lại theo thứ tự giảm dần từ trên xuống dưới ở cột 4.
∑ Q i =7935 =396 ,8
2- Tính Q= n 20 (m3/s)
Qi
3- Tính Ki = Q ghi vào cột 5.
2 3
4- Các giá trị (Ki - 1), ( K i −1 ) và ( K i −1 ) ghi trong cột 6, 7, 8 dùng để tính C V và
CS :

CV = √ ∑ ( K i−1 )2 =
n−1 √ 1 , 376
19
≈¿ ¿
0,269;

∑ ( K i −1)3 = 0 ,036
≈¿ ¿
3
(n−3 ).C 3 17×0 , 269
CS = V 0,108 < 2.CV  Loại bỏ !

5- Tần suất pi theo công thức kỳ vọng ghi ở cột 9.

T.T Nă Qi sắp Qi pi=


Qi 2 3
m xếp Ki - 1 ( K i −1 ) ( K i −1 ) m
(=m) (m3/s)
(m3/s) Ki= Q n+1
×100(%)

1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 1950 570 592 1,492 0,492 0,242 0,119 4,76

53
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

2 1951 503 570 1,437 0,437 0,191 0,083 9,52


3 1952 313 503 1,268 0,268 0,072 0,019 14,29
4 1953 485 496 1,250 0,250 0,063 0,016 19,05
5 1954 460 485 1,222 0,222 0,049 0,011 23,81
6 1955 592 463 1,167 0,167 0,028 0,005 28,57
7 1956 215 460 1,159 0,159 0,025 0,004 33,33
8 1957 346 446 1,124 0,124 0,015 0,002 38,10
9 1958 333 445 1,122 0,122 0,015 0,002 42,86
10 1959 411 411 1,036 0,036 0,001 0,000 47,62
11 1960 263 399 1,006 0,006 0,000 0,000 52,38
12 1961 446 346 0,872 -0,128 0,016 -0,002 57,14
13 1962 445 342 0,862 -0,138 0,019 -0,003 61,90
14 1963 342 333 0,839 -0,161 0,026 -0,004 66,67
15 1964 274 313 0,789 -0,211 0,045 -0,009 71,43
16 1965 496 306 0,771 -0,229 0,052 -0,012 76,19
17 1966 399 274 0,691 -0,309 0,096 -0,030 80,95
18 1967 463 273 0,688 -0,312 0,097 -0,030 85,71
19 1968 273 263 0,663 -0,337 0,114 -0,038 90,48
20 1969 306 215 0,542 -0,458 0,210 -0,096 95,24
(n=20) Tổng: 7935 1,376 0,036

6- Chấm các toạ độ (x Pi, pi) lên giấy xác suất rồi vẽ một đường cong trơn đi qua băng
điểm vừa chấm  được đường TSKN;
7- Giả thiết đại lượng ngẫu nhiên Q trung bình năm đang nghiên cứu phù hợp với một
dạng đường TSLL F(X) nào đó, ví dụ PIII;
8- Vẽ đường TSLL lên cùng tờ giấy với đường TSKN, bằng cách:
- Tính toạ độ QP ứng với các tần suất p khác nhau;

- Vào Bảng KP phụ thuộc CS, CV và p  tra ra KP tương ứng với pi;

- Tính QPi = Q .KP rồi chấm toạ độ (QPi, pi) lên cùng tờ giấy xác suất  được
đường TSLL;
9- So sánh hai đường TS, nếu thấy chưa phù hợp thì chỉnh lại C S và nếu cần, cả CV
và Q,
10- Sau khi hai đường đã phù hợp nhau, lúc đó có thể tra đường TTLL ra các giá trị Q P
theo các tần suất cần tìm hoặc dùng 3 tham số X , CV, CS tính ra các gia trị đó,
Bảng sau cho kết quả tính toán ứng với CV = 0,30 và CS = 2 CV,

0,1 1 2 5 10 26 50 75 90
p% 95 99

54
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

2,19 1,83 1,64 1,54 1,4 1,28 0,97 0,79 0,64


KP 0,56 0,41

869,0 726,1 650,8 611,1 555,5 507,9 384,9 313,5 254,0


QP 222,2 162,7

(m3/s)

VIII. phân tích tương quan


VIII.1. Khái niệm
Trong thực tế các chuỗi số liệu khí tượng thủy văn thực đo tại các trạm, vì nhiều lý
do khác nhau, quá ngắn hoặc bị đứt đoạn, dung lượng không đủ thoả mãn các yêu
cầu của phân tích thống kê  người ta nghĩ đến việc tìm một quan hệ tương quan
nào đó (hàm số) giữa đại lượng đang xét với các đại lượng khác có quan hệ bản chất
với đại lượng đang xét nhưng lại có số liệu đủ dài, qua đó bổ sung và kéo dài chuỗi
số liệu cho đại lượng đang xét. Những quan hệ đó thường là:
- Quan hệ mưa rào – Dòng chảy trên lưu vực;
- Quan hệ giữa dòng chảy với các yếu tố khác như mưa, độ dày thảm phủ, bốc hơi,
thấm v.v...
- Quan hệ giữa lưu lượng (hay mực nước) giữa trạm trên và trạm dưới;
- Cũng có thể là tương quan giữa 2 trạm của hai lưu vực có nhiều điểm tương đồng
v.v...
Do vậy cần xét hai biến số trở lên và quan hệ giữa chúng.
Trong lý thuyết thống kê khi phân tích quan hệ số lượng của biến số này với biến số
khác ta gọi là phân tích tương quan. Nói chung quan hệ giữa các biến số chia ra 3
loại sau:
1. Quan hệ chặt chẽ: với mỗi trị số xác định bởi
biến số X sẽ có một hay nhiều trị số xác định của
biến số Y hoặc/và ngược lại - Đó là quan hệ hàm
số mà ta quen thuộc hay còn gọi là tương quan
hoàn toàn.

2. Không tương quan: giữa X và Y không thể hiện


mối quan hệ nào giữa chúng, hay sự thay đổi của
biến số này không làm thay đổi biến số kia.

3. Tương quan thống kê: Mỗi X có thể có Y này


hay Y khác mà ta không biết trước được, vì Y
không những phụ thuộc X mà còn phụ thuộc nhiều
yếu tố khác. Tuy vậy qua nhiều số liệu thống kê,

55
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

ta vẫn tìm được một xu thế rõ rệt, gọi là tương quan thống kê, có thể gọi tắt là tương
quan (là trường hợp trung gian của hai loại quan hệ trên, là đối tượng nghiên cứu
của thống kê).
- Các hiện tượng thuỷ văn qua quá trình phát sinh diễn biến thường có liên quan đến
rất nhiều nhân tố ảnh hưởng khác – Giả sử y là đại lượng đại diện cho hiện tượng
này. Về lý luận mà nói, khi ta xác định được trước về mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố khác tới y ta có quan hệ:
y = f(x, z, i, j).
- Do loại hàm này rất phức tạp vì các biến x, z, i, j ngoài các biểu hiện tất nhiên còn
có biểu hiện ngẫu nhiên. Mặt khác do yêu cầu độ chính xác khó đạt được khi xác
định các ảnh hưởng trên nên ta có thể bỏ qua các ảnh hưởng của z, i, j, khi đó quan
hệ này trở thành tương quan.
Tuỳ theo biến số ảnh hưởng xét đến nhiều hay ít ta có:
+ Tương quan đơn, ví dụ: y = f(x),
+ Tương quan kép: ví dụ y = f(x, z, i, j ...)  Tức là xét tới ảnh hưởng của nhiều
biến số tới biến phụ thuộc.
- Những bài toán thủy văn thông thường chỉ đòi hỏi phân tích loại tương quan đơn.
Trong tương quan đơn, tuỳ theo hình dạng của đường tương quan ta chia thành
tương quan đường thẳng và tương quan đường cong, trong đó tương quan đường
thẳng được dùng phổ biến nhất.
VIII.2. Tương quan đường thẳng
- Có hai phương pháp xác định quan hệ tương quan, nếu dùng phương pháp giải tích
để xác lập quan hệ tương quan thì ta gọi là phương pháp giải tích. Nếu dùng đồ thị
để biểu thị quan hệ tương quan thì ta gọi là phương pháp đồ giải.
1. Phương pháp giải tích
a) Phương trình hồi quy

Giả sử ta có các cặp trị số (x i, yi) đối ứng nhau quan trắc được của hai biến ngẫu
nhiên X và Y  chấm n điểm lên hệ toạ độ vuông góc X0Y – Nếu các điểm trên
phân bố thành một dải hẹp và thẳng ta có tương quan đường thẳng giữa hai biến số
trên. Đường thẳng đi giữa các điểm thực nhiệm đó được gọi là đường hồi quy, có
dạng: y = a.x + b.
Phương pháp phân tích tương quan giải tích không tìm cách vẽ đường thẳng nói trên
mà nhằm thông qua một số tiêu chuẩn nhất định, trên cơ sở số liệu thực đo có hạn
tìm ra đường thẳng phối hợp tốt nhất đại biểu cho đường bình quân có điều kiện của

56
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

tổng thể nói trên. Phương trình đường phối hợp tốt nhất đó gọi là phương trình hồi
quy.

- Với trường hợp này xi là biến số độc lập, nên phương trình hồi quy số bình quân có
điều kiện y là biến số phụ thuộc: y = a + bxi.
- Khoảng lệch giữa các điểm thực đo với số bình quân có điều kiện nằm trên đường
hồi quy (giả sử đường này đã biết).

yi – y = yi – (a + bxi)
- Tiêu chuẩn để xét đường hồi quy tốt nhất hiện nay là Tổng bình phương các khoảng
lệch là nhỏ nhất (least squares):

∑ ( y i− y )2=∑ ( y i−(a+bx i ))2=Min


a,b: là hai biến số. Muốn vậy ta phải tìm đạo hàm riêng với a, b và cho đạo hàm này
= 0.

∂( ∑ (yi−y)2 )
∂a }
=0 ¿ ¿¿¿
giải hệ phương trình này ta có:

a= y−x .
∑ ( x i −x )( y i− y ) b=
∑ ( xi −x )( y i − y )
∑ ( x i−x )2 ∑ (x i −x )2
thay a,b vào y = a + bx ta có phương trình đường hồi quy biến phụ thuộc y theo biến
độc lập x là:

y− y=( x−x ).
∑ (x i −x )( y i − y )
∑ ( x i −x )2
hoặc của biến phụ thuộc x theo biến độc lập y:

x−x=( y− y ).
∑ (x i −x )( y i − y )
∑ ( y i − y )2
xi, yi = các giá trị thực đo tương ứng của biến ngẫu nhiên X và Y.

x, y = trị số bình quân của X và Y.


- Khi áp dụng để bổ sung kéo dài số liệu, chỉ cần số bình quân có điều kiện này cần
tìm (ứng với xi đã biết của liệt đủ số liệu) được coi là trị số cần bổ sung hay kéo dài
với sai số là sai số tương quan. Nếu coi x là biến phụ thuộc, y là biến độc lập thì
phương trình trên thay xi  yi và x  y…

57
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

b. Hệ số tương quan
- phương trình hồi quy có thể biểu thị quan hệ tương quan giữa hai biến số nhưng
không thể đánh giá mức độ chặt chẽ của tương quan.
 Để biết rõ mức độ tương quan giữa 2 biến (chặt, không chặt, không tương quan
v.v...) ta dùng đánh giá hệ số tương quan:
xi

}
K x=
γ=±
∑ ( xi −x )( y i − y ) =± ∑ ( K x −1)( K y−1 ) x
yi
√∑ ( xi−x )2 . ∑ ( yi − y )2 √∑ ( K x−1 )2. ∑ (K y −1)2 K y=
y
 > 0  tương quan đồng biến (mưa nhiều  dòng chảy nhiều).
 < 0  tương quan nghịch biến (bốc hơi nhiều  dòng chảy ít).
+ Hệ số góc của đường hồi quy (gọi tắt là hệ số hồi quy) viết sau:
σY
b= .γ
- Hệ số hồi quy y theo x: σX

σX
b1 = .γ
- Hệ số hồi quy x theo y: σY

σ X , σ Y = khoảng lệnh quân phương của hai liệt số.

σY
y− y =γ . ( x −x )
+ Từ phương trình hồi quy của y theo x có thể viết: σX i

σX
x−x=γ . ( yi− y )
hay x theo y: σY

Lưu ý: Có nhiều phần mềm máy tính thông dụng xử lý bảng số và đồ thị có thể tính
toán và xây dựng đường thẳng hồi quy (trend line), hệ số tương quan v.v... như
EXCEL, SPSS, GRAPHER for WIN... dựa trên các công thức nêu trên. Sinh viên
được khuyến khích làm quen và ứng dụng các công cụ đó trong quá trình học.

c. Sai số tương quan


 sai số của đường hồi quy
- dùng đường hồi quy để bổ sung số liệu ta sẽ mắc phải sai số vì các điểm thực đo
không nằm trên đường hồi quy - đường này chỉ là đường này chỉ là đường trung
bình có điều kiện.
- Sai số nói ở đây là sai số của phương trình hồi quy, biểu thị bằng sai số quân
phương.

58
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

S y=

y)
√ ∑ ( y i− y )2
n−1 (y tính theo x)
S x=
√ ∑ ( x i−x )2
n−1 ( x tính theo

- Trong phương trình thống kê có hệ quả sau:

S y =σ Y ( √ 1−γ 2 )
S x=σ X ( √ 1−γ 2 )
- Khi  = 1 thì Sy hay Sx bằng không, các điểm nằm trên đường hồi quy.

- Khi  = 0 thì SY =Y ; SX =X, số bình quân có điều kiện bằng số bình quân của

liệt. y=y ; x=x


σY
y− y =γ . . (x i −x )
σX
σX
x−x=γ .( y i − y )
khi đó: σY

là hai đường cong song song với trục hoành, quan hệ này là không tương quan.
X Quan
- Khi 0 <  < 1 là tương quan thống kê với sai số Sx, SY hệ X~Y
* Ưu nhược điểm của phương pháp giải tích
+ Ưu: - Sử dụng phương pháp hồi quy để tính toán nên không mắc phải sai số chủ
quan.
- Có tiêu chuẩn để đánh giá được mức độ tương quan, tránh việc áp dụng tuỳ
tiện.
+ Nhược: - Dùng hai đường hồi quy để tính toán cho kết quả không giống nhau đó là
điều không hợp lý.
- Không loại trừ các điểm quá phân tán do nguyên nhân không xác đáng gây ra.

 Để khắc phục nhược điểm này trong thực tế thường phối hợp phương pháp giải
tích và phương pháp đồ giải để bổ sung và kéo dài số liệu. Y
2. Phương pháp tương quan đồ giải
Cách làm:
- Sau khi chấm các điểm tương quan (xi, yi) lên hệ toạ độ vuông góc, nếu các điểm này
tương đối tập trung thành một giải hẹp và bảo đảm   0,8  ta có thể vẽ một đường
thẳng đi qua trung tâm các nhóm điểm làm đường hồi quy để bổ xung và kéo dài số
liệu.

59
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Để tránh tuỳ tiện khi tra đồ thị ta có thể viết ra phương trình tương quan:
y = ax + b (không qua gốc)
y = ax (qua gốc)
Trong đó:
b = điểm cắt trục tung 0y;
a = hệ số góc của đường thẳng tương quan;
y = biến số cần kéo dài;
x = trị số biến số liệt số liệu dài.
Dùng toạ độ của hai điểm thuộc đường tương quan thay vào phương trình ta được
hệ hai phương trình, giải ra được a và b.
Phương pháp này đơn giản nhanh chóng, khắc phục được nhược điểm của phương
pháp giải tích là loại bỏ được các điểm phân tán bất thường, nhưng có nhược điểm
lớn là đường tương quan chịu ảnh hưởng nhiều của chủ quan người xác định nó
(chú ý trước khi áp dụng, phải phân tích xem các biến số có quan hệ với nhau về
nguyên nhân hình thành hay không rồi mới dùng nếu không thì sẽ không có nghĩa).

60
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

hư3fơ3f%Ÿg . dòng chảy năm

I. chuẩn dòng chảy năm và cách tính


I.1. Khái niệm
“Chuẩn dòng chảy năm (hay chuẩn dòng chảy) là đại lượng trung bình nhiều năm
của dòng chảy bình quân hàng năm, với điều kiện cảnh quan địa lý không thay đổi,
cùng thuộc thời địa chất ngày nay và cùng mức độ khai thác kinh tế của con
người”.
Trị số trung bình của những năm này thường đã tiến tới ổn định, nếu ta thêm vào
dãy số liệu một số trị số nữa thì nó vẫn không thay đổi hoặc không thay đổi nhiều.
Tính ổn định này chỉ là tạm thời, vì các yếu tố tạo nên nó không phải bất biến. Sự
biến đổi khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính (green
house), những đột biến khí hậu như La Nina hay Elnino và các hoạt động kinh tế
con người như xây dựng hồ chứa, chặt phá hay cháy rừng v.v... làm thay đổi chúng.
- ý nghĩa của chuẩn dòng chảy là nó đánh giá được khả năng tiềm tàng về nguồn nước
trong một lưu vực, hay so sánh khả năng này giữa các lưu vực hoặc dòng sông khác
nhau. Nó cũng là đặc trưng cơ bản nhất dùng trong thiết kế hồ chứa và các công trình
trên sông khác.
- Một cách sơ lược có thể nói dòng chảy năm được tính bằng trung bình số học của
chuỗi dòng chảy trung bình năm ở một trạm thủy văn, thường ký hiệu bằng chỉ số 0 ở
dưới đại lượng cần xem xét.
- Dòng chảy năm có thể biểu diễn dưới các dạng sau:
1- Lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm: Q0 (m3/s);
2- Tổng lượng dòng chảy năm TB nhiều năm: W0 (m3, km3);

3- Mô đun dòng chảy năm TB nhiều năm: M0


( ) l
s . km 2 , (l/s/km2);

4- Lớp dòng chảy (còn gọi là độ sâu dòng chảy) TB nhiều năm: y0 (mm);

I.2. Tính toán chuẩn dòng chảy


1. Tính toán chuẩn dòng chảy khi có đủ số liệu

- Tính Q0 (cũng như các dạng biểu diễn khác gồm M0, W0, y0, X0, ...)

Q0 =
Q 1 +Q 2 +…+Q n ∑ Qi
n = n (1)
- Công thức này chỉ đúng khi n đủ lớn và n bao hàm được các nhóm năm nhiều, ít
và nước trung bình.

61
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Do chuỗi quan trắc của ta ngắn, thường 20  40 năm, nhiều là 60  80 năm, nên nếu
tính Q0 theo công thức (1) với n là dãy quan trắc có hạn, dẫn tới sai số với Q 0 thực
của dãy có n  (tổng thể). Trong trường hợp này, ta dùng công thức: Q0 =
Qn ±σ Q
n

σQ
Trong đó: = sai số quân phương của trị số trung bình của mẫu trong “n” năm
n

σQ
σQ ±
so với của tổng thể, tức là khi n ): n = √n (2)

Với: Q = độ lệch quân phương của các giá trị dòng chảy năm riêng rẽ Q 0 so với


n
∑ (Qi−Qn )2
1
σ Q =±
dòng chảy trung bình của “n” năm, tính bởi: n−1


n
∑ (Qi −Qn )2
1
σ Q n=±
 Thay vào (2) có: n .(n−1 )

- Để so sánh mức độ của các sông có nguồn nước lớn, nhỏ khác nhau ta biểu diễn
sai số trên dưới dạng % (tương đối)
σ Qn σQ CV
4
10 . C V
2

σ ' Q n (% ) =± ¿ 100 % =± ¿100 % = ¿100 % suy ra ⇒ n=


Qn Qn . √ n √n 2
σ ' Qn

ở đây n là số năm ít nhất phải có số liệu (dung lượng tối thiểu của mẫu).
σ 'Q
- Trong tính toán chuẩn dòng chảy, thường lấy n = 6%.
σ 'Q
- Với sai số cho phép cho trước và CV tính được từ dãy số liệu quan trắc vào
n

Bảng 4.1 trong sách TVCT (của TS. Lê Trần Chương) tra ra số năm tối thiểu phải
có số liệu để tính chuẩn dòng chảy năm (n).
Số năm n cần thiết để tính chuẩn dòng chảy

σ 'Q
n (%)
CV

 5,0  6,0  7,0  8,0  9,0
10,0
0,10 4 3 2 2 1 1
0,15 9 6 5 4 3 2
0,20 16 11 8 6 5 4
... ... ... ... ... ... ...

62
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

1,0 400 278 204 156 123 100

63
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

2. Tính toán dòng chảy năm khi có ít số liệu


Có ít số liệu tức là dung lượng mẫu n nhỏ hơn đòi hỏi trong bảng nói trên  Trong
trường hợp này ta cần tìm biện pháp kéo dài số liệu dòng chảy theo hai phương
pháp sau.
a. Kéo dài chuỗi dòng chảy theo tương quan với mưa năm
Loại này áp dụng ở nơi thoả mãn các điều kiện sau:
(1) xét thấy lượng mưa ảnh hưởng quyết định tới dòng
chảy;
(2) các trạm đo mưa khống chế được lượng mưa trong
lưu vực;
(3) có những năm đo song song cả dòng chảy và mưa;
(4) quan hệ giữa mưa và dòng chảy tốt, đảm bảo sai
số cho phép.
áp dụng: Xây dựng phương trình hồi quy rồi ngoại
suy dòng chảy từ mưa.
b. Kéo dài chuỗi số liệu bằng phương pháp tương quan với lưu vực tương tự
Hai lưu vực A và B được gọi là tương tự về dòng chảy năm
và có thể suy số liệu của lưu vực này cho lưu vực kia nếu
thoả mãn 3 yêu cầu sau:
(1) Tương tự về các nguyên nhân hình thành dòng chảy: điều
kiện địa lý tự nhiên và khí hậu, có thể thuộc một quan hệ
trạm trên~trạm dưới hay hai con sông khác nhau;
(2) Lưu vực tương tự có dung lượng mẫu dòng chảy đủ dài;
hai lưu vực có một số năm cùng quan trắc dòng chảy
song song.
(3) Diện tích hai lưu vực xấp xỉ nhau.
* áp dụng:
Trạm A cần tính chuẩn dòng chảy nhưng chỉ có 10 năm quan trắc, trạm B có số liệu
đủ dài và đã tính được trị số chuẩn dòng chảy. Trước hết ta tiến hành xây dựng và
phân tích tương quan dòng chảy giữa 2 trạm dùng phương pháp giải tích hoặc/và
phương pháp đồ giải. Sau đó dùng tương quan để kéo dài chuỗi dòng chảy cho trạm
A và tính chuẩn dòng chảy cho trạm này theo một trong các cách sau:

64
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

II. lượng dòng chảy năm thiết kế (LDCNTK)


II.1. Khái niệm
Là lượng dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế cho trước.
- LDCNTK là đại lượng cơ bản dùng để tính toán thiết kế các công trình thủy lợi.
- LDCNTK được biểu thị dưới dạng sau:

 Lưu lượng dòng chảy năm TK QP (m3/s),

 Mô đun dòng chảy năm TK MP (l/s/km2),

 Lớp dòng chảy năm TK yP (mm), và


 Tổng lượng dòng chảy năm TK WP (m3, km3).

II.2. Cách tính


1. Tính toán khi có chuỗi số liệu dài
a. Dùng đường tần suất kinh nghiệm
 dùng đường tần suất kinh nghiệm, theo các
bước sau:
(1) Lập bảng tính và vẽ đường tần suất kinh
nghiệm (xem ví dụ ở chương trước)
(2) Tra giá trị lượng dòng chảy năm trên đường
tần suất kinh nghiệm.
- Nếu tần suất thiết kế cần tra nằm ngoài
khoảng cho phép của đường TSKN thì:
+ Nếu khoảng cần kéo dài ngắn, ta kéo dài
theo xu thế;
+ Nếu khoảng cần kéo dài quá lớn và cần độ chính xác cao  Đưa vào đường tần
suất lý luận (PIII, Kriski-Melken, hàm mũ, Normal v.v...) như trình bày sau đây.

b. Dùng đường tần suất lý luận để kéo dài đường TSKN


* Dùng đường PIII
Các bước tiến hành như sau:

(1) Từ chuỗi số liệu thực đo  tính các tham số thống kê Q , CV, CS.
(2) Với giả thiết luật phân bố xác suất của đường TSKN có thể xấp xỉ bởi phân bố
PIII, trên cơ sở các tham số thống kê tính được ở trên  vẽ đường TSLL (xem ví
dụ về vẽ đường TSLL ở chương trước).

65
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

(3) Dùng phương pháp thử đường để chỉnh lại các tham số thống kê sao cho trên đồ
thị, đường TSLL và TSKN phù hợp với nhau (gần như trùng nhau).
(4) Với đường TSLL đã hiệu chỉnh này, hoặc dùng công thức hoặc dùng đồ thị, tìm ra
giá trị dòng chảy năm thiết kế.
Có một số điểm cần chú ý là:
(1) Công thức tần suất dùng trong tính toán dòng chảy năm sẽ là: p =
m−0,3
×100 %
n+0,4
(2) Khi CS < 0  ta vẫn dùng bảng  nhưng biến đổi như sau:

P với (CS < 0) = - 100-P ứng với (CS > 0)

Thí dụ: Tìm  ứng với p = 1% khi CV = 0,5 và CS = -1


Theo công thức trên ta có: 1% (CS = -1) = - 100-1 (CS = 1)
Tra bảng với p = 99% và CS = 1  99% = -1,59
Do đó 1% (CS = -1) = + 1,59

(3) Khi sử dụng hàm PIII chú ý giới hạn thay đổi của C S phải là:
2 Cv
2C v ≤C s ≤
1−K min
2. C V
vì khi CS < 2.CV ta có 2CV  CS  1−K min , chia cả hai vế cho 2.CV ta có :
1
1≥
1−K min  - Kmin  0  Kmin  0
 Vậy khi CS < 2CV đường PIII cắt trục tần suất P trong khoảng 95  97%

 suy ra KP có giá trị âm  vô lý.

- Để khắc phục những trường hợp này  dùng hàm Kriski-Melken


* Dùng đường Kriski-Melken
Khi không áp dụng được đường PIII (khi C S < 2CV) ta dùng phương pháp thử
đường của Kriski- Melken (xem các bước tiến hành ở chương trước).

2. Tính toán khi có chuỗi số liệu ngắn


- Khi số năm quan trắc ngắn, chỉ khoảng 7-15 năm  tiến hành kéo dài số liệu
bằng phương pháp tương quan với số liệu của lưu vực tương tự

66
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

3. Tính toán khi không có số liệu


- Phương hướng là xác định 3 tham số thống kê của chuỗi số liệu dòng chảy năm 
tính ra dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế.
- Cách làm:
 Sử dụng bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm M 0 hoặc bản đồ
đẳng trị lớp dòng chảy y 0 , hoặc
 Tính từ phương trình cân bằng nước.
Hai phương pháp này đã trình bày trong các phần trước.

III. phân phối dòng chảy trong năm thiết kế


III.1. Khái niệm
1. Phân phối dòng chảy trong năm
Lưu lượng nước tại mặt cắt cửa ra của lưu vực thay đổi liên tục trong năm, khác với
sự thay đổi trong nhiều năm, quá trình dòng chảy trong năm mang tính chất chu kỳ rõ
rệt. Sự thay đổi có chu kỳ này gọi là sự phân phối dòng chảy trong năm.
Cũng như dòng chảy năm, phân phối dòng chảy trong năm phụ thuộc vào các yếu tố
khí hậu, địa vật lý của lưu vực và hoạt động kinh tế con người.
- Nước ta ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng
ẩm, phân bố dòng chảy cũng được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô ở Bắc Bộ
thường bắt đầu từ tháng XI-III, mùa mưa từ tháng IV-X (miền Nam mùa khô xuất
hiện muộn hơn).
- Theo sự phân bố lượng mưa, phân bố dòng chảy cũng chia làm hai mùa:
+ Mùa ít mưa (mùa kiệt) lượng mưa ít biến đổi, dòng chảy tương đối ổn định. Bắc
bộ từ tháng XI - V, khu bốn cũ: tháng XII - VI.
+ Mùa mưa (mùa lũ): Bắc bộ: tháng V - X; Khu 4 cũ: VII - IX.
Phân phối dòng chảy được nghiên cứu để sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả
nhất.

2. Năm thủy văn


Dựa trên chu kỳ biến đổi của dòng chảy trong năm, người ta đưa vào khái niệm năm
thủy văn: “là khoảng thời gian bắt đầu mùa lũ năm nay kéo dài cho tới hết mùa kiệt
năm sau” (ví dụ từ tháng V năm nay đến hết tháng IV sang năm).
 Năm thủy văn ở mỗi vùng khác nhau và thời gian kéo dài mùa lũ hay mùa cạn
cũng khác nhau.

67
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

a. Năm thủy văn đại biểu


Xem xét quá trình dòng chảy nhiều năm cho thấy có hiện tượng dòng chảy phân bố
không đều qua các năm: các năm nhiều nước bị xen kẽ bởi một số năm ít nước và năm
nước trung bình  đưa ra 3 loại năm thủy văn đại biểu: Năm nhiều nước đại biểu,
năm ít nước đại biểu và năm nước trung bình đại biểu.
Khái niệm này gắn liền với độ lớn của dòng chảy năm, thể hiện qua tần suất xuất hiện
của các giá trị dòng chảy lớn nhỏ khác nhau:
 Năm đại biểu nhiều nước: p = 3 - 5% (Thường tính toán với p = 5%)
 Năm ĐB nước trung bình: p = 50%
 Năm ĐB đại biểu ít nước : p = 75 - 99 % (Thường tính toán với p = 95%)
III.2. Tính phân phối dòng chảy trong năm
1. Khi có đủ số liệu
- Dùng phương pháp năm đại biểu, nghiên cứu phân bố dòng chảy trong năm thông
qua phân bố dòng chảy theo tháng, mùa.
- Theo số liệu quan trắc, lập bảng lưu lượng trung bình năm, trung bình tháng cho
tất cả các năm có số liệu. Mỗi năm đại biểu ta có một bảng sau:

Tháng
TT Năm
V VI VII VIII IX X ... III IV
∑ Qi Q năm
1 1924 - 1925 ... ... ... ...
2 1925 - 1926 ... ... ... ... ... ...
3 .... ... .. ... ... ... ...
... ...
n ...
Trung bình

- Năm ở đây tính theo thuỷ văn.


- Tuỳ theo yêu cầu và mục đích tính toán ta tính phân phối dòng chảy cho các năm đại
biểu.
- Theo phương pháp tính lượng dòng chảy năm thiết kế  tính các giá trị Q5% Q50%,Q95%.
- Từ số liệu bảng trên chọn 3 năm điển hình: nhiều nước, ít nước và trung bình nước,
nó phải có:

(1) Q năm  QP như đã tính trên (Q5% Q50%,Q95%).

(2) Có dạng bất lợi đối với công trình (ví dụ: với mục tiêu khai thác năng lượng và
khai thác giao thông thuỷ thì dạng bất lợi là mùa kiệt kéo dài, lượng dòng chảy

68
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

nhỏ; với công trình phòng lũ, dạng bất lợi là đỉnh lũ cao, tổng lượng lớn, thời
gian tập trung dòng chảy ngắn (dạng lũ "gày"), thời gian xuất hiện lũ muộn...).
- Sau khi chọn được năm điển hình,
tính tỉ số phần trăm của lưu lượng
nước trung tháng so với cả năm của
năm đó:
Q thang
i
K i= 12
¿ 100 %
∑ Qi thang

i =1

Trong đó:

Ki = tỷ lệ phân bố dòng chảy tháng


của tháng thứ i của năm điển
hình,
thang
Qi = lưu lượng trung bình tháng thứ i của năm điển hình
+ Đưa kết quả vào bảng

Loại Tháng Cả năm


năm đại
V VI VII VIII IX X XI XII I II III IV (%)
biểu
Nhiều nước 8,52 9.21 ... ... 100
Nước TB ... ... ... ... 100
ít nước ... .. ... ... 100

+ Từ kết quả bảng trên ta được biểu đồ phân phối dòng chảy trong năm cho các năm
đại biểu (xem hình).
p%
+ Tính lưu lượng trung bình tháng của năm thiết kế bởi:
Qi = K  QP (i=112)
i

với QP = lưu lượng trung bình năm thiết kế.


2. Tính phân phối dòng chảy trong năm khi thiếu hay không có số liệu
- Tiến hành tính cho lưu vực nghiên cứu từ lưu vực tương tự.
- Để đảm bảo độ chính xác cần thiết sông tương tự phải thoả mãn 3 điều kiện sau:
+ Thời gian kéo dài lũ trên sông xấp xỉ nhau (quan sát).
+ Điều kiện địa vật lý giống nhau.
+ Hai lưu vực ở trong cùng một điều kiện khí hậu
3. Tính phân phối dòng chảy trong năm dưới dạng đường duy trì lưu lượng bình
quân ngày (còn gọi là đường tần suất đảm bảo Q ngày)

69
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

 Theo phương pháp này, một điểm trên đường tần suất sẽ cho biết số ngày bình
quân trong năm có Qngày  Q cho trước nào đó (tức là trong một năm có p% số ngày
có Qi  Q). Đường này thường được gọi là đường duy trì lưu lượng, rất cần thiết
trong tính toán thủy năng, thủy nông (tưới), cấp nước, đặc biệt là giao thông thủy
(biết được số ngày mà tàu thuyền có thể đi lại được)
Ta thường xây dựng đường suất bảo đảm Q ngày cho các năm đại biểu. Sau khi
chọn được năm đại biểu lập bảng thống kê lưu lượng ngày trong cả năm.
Cách tiến hành:
(1) Từ số liệu Qngày của năm đại biểu  Lập bảng xắp sếp Q
ti
×100 %
(2) Tính p% = 365 (ti = số ngày trong năm có lưu lượng  Qi)
(3) Chấm điểm quan hệ (Q, p%) lên giấy tần suất và vẽ đường trung bình  ta được
đường tần suất trung bình Qngày cho năm đại biểu (ví dụ năm nhiều nước).

TT Qi pi (%) TT Qi pi (%)
1 3680 0,27 362 1125 95,3
2 3615 2,82 363 1069 96,6
3 3604 4,11 364 1035 98,5
… … … 365 1021 100

4. Đường suất bảo đảm Q ngày trong nhiều năm


Được xây dựng trên cơ sở số liệu của “n” năm quan trắc:
a. Theo Kogerin:

(1) Theo n năm số liệu ta có 365n giá trị Q ngày.

(2) Xắp sếp chuỗi dòng chảy Qi theo thứ tự giảm dần.
ti
×100 %
(3) Tính pi = 365 .n . (ti = số ngày có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng lưu lương
Qi)
 Xác định được đường suất đại biểu Q ngày cho nhiều năm.
b. Phương pháp đường trung bình:
Mỗi năm vẽ một đường suất, đặt chồng n đường tần suất bảo đảm của n năm lên và
vẽ đường trung bình  Xác định được đường suất đại biểu Q ngày cho nhiều năm.

70
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

hư3fơ3f%Ÿg . Dòng chảy kiệt

I. Khái niệm chung


- Nước kiệt là dòng nước trong sông vào thời kỳ dòng chảy đạt trị số nhỏ nhất.
- Nước kiệt sinh ra trong mùa khô, ít mưa, lượng dòng chảy kiệt chủ yếu do nước
ngầm cung cấp.
- Dòng chảy kiệt chịu tác động của các nhân tố khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng, thảm
phủ thực vật và các hoạt động kinh tế của con người.
Đặc điểm của số liệu dòng chảy kiệt là rất khó xác định vì các lý do:

1- Qk nhỏ, khó đo đạc, một ảnh hưởng nhỏ cũng gây ra sai số lớn.

2- Qk phụ thuộc chặt vào điều kiện lưu vực, do đó rất khó xây dựng một phương
pháp tính toán chung hay đưa ra công thức tính toán chặt chẽ.

II. Xác định Qk thiết kế


Trong thiết kế thường dùng Qngày kiệt nhất, Qtháng kiệt nhất ứng với tần suất thiết kế
đã cho.

II.1. Tính Qkp trong trường hợp số liệu quan trắc đủ


dài
- Do dòng chảy kiệt khó đo được chính xác nên trước khi
tính toán, cần thống kê Q kiệt, kiểm tra số liệu, nhất là
số liệu kéo dài ngoại suy ở phần nước kiệt
- Để hạn chế sai số ngẫu nhiên ta xây dựng quan hệ Qkiệt
ngày~Qkiệt tháng trong từng năm đo đạc. Quan hệ này
nói chung rất chặt chẽ. Có những điểm cách xa xu thế
chung cần chỉnh lý hoặc loại bỏ.
- Lập bảng thống kê sau

k k
TT Năm Qng min Ngày, tháng xuất hiện Qth min Ngày, tháng xuất hiện

(1) (2) (3) (4) (5) (6)


1 1970 386 … 412 …

2 1971 305 … 401 …

... ... ... … ... …


k
Min Qng min … Qkth min …

k k
TB Qng Qth

71
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

+ Dựa vào bảng số liệu, lựa chọn và tính các đặc trưng sau đây của dòng chảy kiệt:
k

Qng nhỏ nhất trong n năm quan trắc (trị nhỏ nhất trong cột 3).
k

Qng trung bình trong n năm quan trắc (trị trung bình của cột 3).


Qkth nhỏ nhất trong n năm quan trắc (nhỏ nhất của cột 5).
k

Qth trung bình trong n năm quan trắc (trung bình của cột 5).
- Ngoài ra để tính toán đối với các công trình lấy nước, giao thông thủy ... cần xác
định Qp với các p = 75%, p = 90%, p =95,9% v.v... cho trước.
k
* Tính Q p  sử dụng phương pháp tính như đối với lượng dòng chảy năm thiết kế
theo các bước sau:
(1) Xếp cột (5) theo dãy giảm dần.
mi −0,3
×100 %
(2) Tính pi = n+0,4 .
(3) Dựng đường tần suất kinh nghiệm hoặc/và đường tần suất lý luận.
k k k
(4) Cuối cùng tính
Qp =
K p׿ ¿ Q0
II.2. Khi có ít tài liệu

Có 2 phương pháp
* Phương pháp 1:
- Kéo dài theo lưu vực tương tự như đối với dòng chảy năm.
- Khi chọn lưu vực tương tự (a) cần chú ý các yếu tố tự nhiên của nó.
- Việc kiểm tra tính tương tự được đánh giá bằng tỉ số k:
Q k thang , ngay (a )
k = Q k thang , ngay ( x ) trong thời gian quan trắc song song k phải ổn định. Vậy (a)
 (x)
* Phương pháp 2:
(1) Chọn lưu vực (a), tính k và khẳng định (a)  (x).

(2) Dựa vào (a) tính Qpk(a).


k
Q p (a )
k
(3) Tính tỷ số Qt (a )min cho thời gian có số liệu quan trắc đồng thời trên 2 lưu vực.

72
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

(4) Nhân tỉ số trên với Qtk(a)min thực đo của (x) ta được Qpk(x).
II.3. Khi không có tài liệu
+ Mượn môđun dòng chảy kiệt của lưu vực tương tự.
+ Dùng bản đồ đẳng trị môđun kiệt.
n
+ Dùng công thức kinh nghiệm lưu lượng kiệt trung bình tháng: Qmin =a.(F+C)

trong đó: a, C, n là các thông số tra trong các bảng lập sẵn;
F: diện tích lưu vực

+ Dùng công thức kinh nghiệm của Tổng cục KTTV: Mk = A. Xn-1m

với Mk = là môđun dòng chảy kiệt của một năm nào đó,

Xn-1 là lượng mưa của một năm trước đó.


A, m = hệ số kinh nghiệm phụ thuộc điều kiện địa lý, lấy như sau:
- Thượng nguồn sông Thao: A = 1,7.10-5; m=1,8.
- Thượng nguồn sông Thái Bình, sông khu IV, sông Đông Bắc: A=1,4.10-6; m=1,98.
- Các lưu vực còn lại ở Bắc bộ: A= 2,2.10-6; m = 2,02.

73
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

hư3fơ3f%Ÿg . dòng chảy lũ

I. khái niệm chung


Dòng chảy lũ là một đặc trưng rất quan trọng trong chế độ thủy văn của lưu vực
sông và là yếu tố quyết định quy mô, kích thước các công trình tháo nước, đập
dâng, cầu, cống v.v..., do đó nó được trở thành nội dung trung tâm của việc nghiên
cứu chế độ thủy văn sông ngòi.

Một trận lũ được đánh giá qua 3 đặc trưng là: đỉnh lũ, Q max, tổng lượng lũ W và
đường quá trình lũ. Khi thiết kế một công trình không có khả năng điều tiết dòng
chảy thì lưu lượng đỉnh lũ quyết định kích thước công trình tháo, các đặc trưng còn
lại không quan trọng lắm. Đối với các công trình có tác dụng điều tiết thì cả ba đặc
trưng trên đều cần được xác định.
* Sơ lược tình hình lũ trên miền Bắc
ở miền Bắc mùa hè kéo dài từ tháng V đến tháng IX, là mùa tập trung phần lớn
lượng mưa trong năm, chiếm 70%-80% lượng mưa cả năm. Tương ứng với thời
gian này là mùa lũ trên các sông suối.
Thời gian bắt đầu xuất hiện và kết thúc mùa lũ, tổng lượng lũ và quá trình diễn biến
của lũ mỗi năm mỗi khác, thường lũ bắt đầu vào tháng V kết thúc tháng XI.

74
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Có 3 loại dòng chảy lũ, phân biệt theo thời gian xuất hiện:
1- Lũ đầu mùa (lũ tiểu mãn): xuất hiện khoảng tháng V – VI, thường không lớn và rút
nhanh.
2- Lũ giữa mùa (lũ chính vụ): xuất hiện vào thời kỳ mưa nhiều và bão trong các tháng
VII, VIII, IX. Càng về phía nam lũ chính vụ xuất hiện càng muộn.
3- Lũ cuối mùa: xuất hiện trong các tháng X- XI.
Nghiên cứu dòng chảy lũ là nội dung trung tâm trong việc nghiên cứu chế độ
thủy văn sông ngòi và dòng chảy lũ là một chương đặc biệt quan trọng trong
chương trình thủy văn công trình.

II. lũ thiết kế
II.1. Khái niệm chung
Lũ thiết kế trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề an toàn và kinh tế trong công trình
nếu lũ thiết kế quá lớn thì công trình quá an toàn nhưng đầu tư lại quá lớn. Nếu lũ
thiết kế chọn bé thì công trình không an toàn.Vì vậy lũ thiết kế cần phải được
nghiên cứu đầy đủ.
Khi thiết kế công trình tháo lũ phải đảm bảo được công trình đó phải chống đỡ
được (không bị phá hoại) khi gặp một trận lũ lớn gọi là lũ thiết kế. Với việc xây
dựng đập dâng thì độ cao đập, kích thước các công trình xả lũ, dung tích phòng lũ
đều phụ thuộc vào lũ thiết kế. Lũ thiết kế trong xây dựng cầu, cống, hệ thống thoát
nước đô thị, đê điều, trạm bơm v.v… cũng quyết định kích thước và kết cấu của
công trình.
Khi thiết kế công trình tháo lũ cần phải biết hai loại lũ:
+ Lũ thiết kế cho bản thân công trình
+ Lũ thiết kế cho quy hoạch phòng lũ ở hạ lưu công trình.

II.2. Các đặc trưng cần thiết của lũ thiết kế


Khi xét đến lũ thiết cần xét đến 3 đặc trưng sau:

1. Đỉnh lũ thiết kế QmaxP (m3/s)


Với các công trình tháo lũ nằm trong hệ thống không có dung tích phòng lũ tức
là không cắt được đỉnh lũ thì đỉnh lũ thiết kế có tác dụng quyết định - là cơ sở chủ
yếu để thiết kế.
Với các hồ chứa nhỏ dung tích nhỏ lũ thiết kế cũng lấy đỉnh lũ, đồng thời cũng
xét đến lượng lũ một cách thích đáng.
2. Lượng lũ thiết kế WP

75
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Với hệ thống đầu mối lớn hồ chứa có dung tích lớn thì ảnh hưởng chính không phải
là lưu lượng đỉnh lũ mà là lượng lũ. Vì vậy cần xác định được lượng lũ thiết kế
trong một thời đoạn dài. Trường hợp này lượng lũ được lấy cùng tần suất với đỉnh
lũ.
3. Đường quá trình lũ thiết kế
Hình dạng đường quá trình lũ (lũ đơn, lũ kép, độ dốc sườn lên và sườn xuống,
thời gian lũ lên TL, thời gian lũ rút TR, thời gian xuất hiện đỉnh lũ) ảnh hưởng đến
hiệu quả cắt lũ của hồ chứa, vì vậy cần xác định đường quá trình lũ thiết kế. Để xác
định nó ta tìm một trận lũ nào đó (có tính chất riêng) gọi là đường quá trình lũ điển
hình rồi thu phóng theo các tỉ số để được đường quá trình lũ thiết kế.

III. tính toán các đặc trưng lũ thiết kế bằng phương pháp thống kê
III.1. Tính QmaxP và WP khi chuỗi số liệu quan trắc đủ dài
Dòng chảy lũ có những điểm rất khác biệt so với các đặc trưng thủy văn khác: hình
thành phức tạp, xuất hiện nhiều lần trong năm, các đặc trưng thống kê biến động
mạnh. Vì vậy trong tính toán lũ thiết kế cần đề cập một số vấn đề sau:
1. Vấn đề chọn mẫu thống kê,
2. Vấn đề xử lý lũ đặc biệt lớn,
3. Chọn dạng đường tần suất lý luận,
4. Hệ số an toàn.

Khi có đủ tài liệu, QmaxP và WP được xác định bằng phương pháp thống kê.

76
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

1. Chọn mẫu thống kê


Có 3 cách chọn mẫu thống kê

+ Mỗi năm chọn 1 giá trị Qmax (mô hình AM - Annual Maximum series)

+ Trong toàn liệt, chọn các Qmax vượt ngưỡng, tức là Qmax  Q0 (ngưỡng) nào đó
(Mô hình PD - Partial Duration series hay còn gọi là POT - Peaks over a
threshold)

+ Trong toàn liệt, chọn các Qmax  Q0, nhưng Q0 được điều chỉnh sao cho số lượng
Qmax được chọn bằng đúng số năm của liệt dòng chảy.

Mỗi cách chọn có ưu nhược điểm riêng, chẳng hạn, nếu mỗi năm chọn 1 trị số thì:
Ưu điểm Nhược điểm
- Đơn giản - Không khai thác được triệt để các
- Bảo đảm tính độc lập thông tin về lũ đã đo đạc được (nhiều
- Tần suất xuất hiện là tần suất năm trận lũ lớn không được đưa vào chuỗi
thống kê)

- Ngược lại, mỗi năm chọn nhiều trị số thì ưu diểm là khắc phục được nhược điểm
của cách chọn trên nhưng lại có nhược điểm là tính phức tạp khi lựa chọn (nên đưa
trận lũ nào vào chuỗi và bỏ đi cái nào), các trận lũ lớn xuất hiện gần nhau có thể bị
ảnh hưởng lẫn nhau, và mô hình tính toán tần suất cũng phức tạp hơn.
Cách chọn còn phụ thuộc vào đặc điểm từng chuỗi thống kê. ở nước ta, chuỗi được
chọn theo cách 2, mỗi năm lấy không quá 3 đỉnh.
Các vấn đề khác khi chọn mẫu thống kê:

 Về việc chọn lưu lượng Qmax vào chuỗi nghiên cứu:


- Các sông nhỏ và vừa: Tính toán với Q tức thời lớn nhất.

77
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- Các sông lớn, thời gian duy trì đỉnh lũ lớn hơn 1 ngày có thể dùng trị số lưu lượng
bình quân ngày lớn nhất.
 Về lượng lũ Wmax: Lượng lũ ở đây là lượng lũ lớn nhất trong một thời đoạn nhất
định trong năm hay của một trận lũ.
 Về thời gian lũ (T):
- Sông lớn: thời đoạn T = 15, 30, 45, 60 dài nhất là 120 ngày ngắn nhất là 7 ngày
- Sông nhỏ thời đoạn tính toán có thể là một trận lũ hoặc T< 7 ngày.

Phương pháp tính: Lượng lũ và đỉnh lũ thiết kế được xác định như tính với dòng
chảy năm thiết kế, tuy vậy khi tính toán cần chú ý các điểm sau:
a. Biểu thức tính tần suất kinh nghiệm
Đối với lượng lũ và đỉnh lũ, tần suất vượt quá một trị số nào đó (luỹ tích) của dãy số
m
.100 %
liệu thực đo được xác định theo công thức kỳ vọng: p% = n+1 .
b. Các thông số thống kê
n
∑ Qmax
i
1
Qmax =
n


n
∑ ( K i−1 ) 2 Qmax
CV =
1 K i= i
n−1 với Qmax
C S tìm bằng cách thử dần (theo phương pháp của Krisky-Melken).

2. Xử lý lũ đặc biệt lớn


Để nâng cao tính đại biểu của liệt thủy văn và tăng thêm độ chính xác của kết
quả tính toán lũ, ta cần xét đến tài liệu lũ đặc biệt lớn, còn gọi là lũ lịch sử. Lũ đặc
biệt lớn có thể xảy ra trong thời gian quan trắc hoặc trước khi quan trắc rồi được
điều tra khôi phục lại.
Nếu có thể đưa được các trị số của lũ đặc biệt lớn vào chuỗi quan trắc thì sẽ
nâng cao tính đại biểu của chuỗi do đó tạo điều kiện kéo dài đường tần suất ở đoạn
có tần suất p nhỏ được chính xác hơn.
Nội dung cần tính của phần này là:
+ Ước tính thời kỳ xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn (lũ ĐBL).
+ Tính các đặc trưng của đường tần suất lũ (Khi đã biết Q đặc biệt lớn).
Xác định thời kì xuất hiện lại của lũ đặc biệt lớn (lũ lịch sử) N (năm)

78
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Đặc điểm là khó xác định chính xác, chỉ căn cứ vào năm xuất hiện lũ để xác định N:
* Sông X: năm 1908 có một lần lũ lớn nhất từ trước đến nay (2001):
N = 2001 - 1908 = 93 năm.
* Sông Y: năm 1971 có trận lũ lớn đặc biệt, điều tra cho thấy năm 1871 cũng có
một trận lũ lớn tương tự. Vậy trong 2001-1871=130 năm có 2 trận lũ tương tự
nên:
2001−1871
N= 2 = 65 năm.
* Sông Z: năm 1967 xảy ra một trận lũ lớn đặc biệt từ 1798 trở lại đây, do đó:
N = 2001 - 1798 = 203 năm.
Vậy việc xác định N chỉ là gần đúng, song do thời gian này lớn hơn nhiều thời
gian quan trắc nên xử lý lũ đặc biệt lớn này vẫn làm tăng độ chính xác.
M
×100 %
Sau khi xác định được N ta tính tần suất p của lũ đặc biệt lớn: p = N +1
với: M = thứ tự của lũ đặc biệt lớn xếp từ lớn đến nhỏ.
N = thời kỳ xuất hiện lại của trận lũ đặc biệt lớn thứ nhất.
3. Lựa chọn đường tần suất lý luận trong tính toán lũ thiết kế
Việc lựa chon sai dạng đường tần suất lý luận sẽ dẫn tới những sai số lớn trong tính
toán. Một số đường TSLL thường được sử dụng trong tính toán lũ là: PIII, Log PIII,
Gumbel và Kriski-Melken, trong đó ở nước ta dạng đường K-M hay được sử dụng.
3.4. Hiệu chỉnh an toàn:

III.2. Tính QmaxP và WP khi thiếu & không có tài liệu quan trắc thủy văn (TL)

IV. Xác định đường quá trình lũ thiết kế

Khi có tài liệu trước hết cần phân tích đặc tính trận lũ, chọn một con lũ đã xuất hiện
trong quá khứ làm lũ điển hình, tính đỉnh lũ và lượng là thiết kế, phóng đại với một
tỷ lệ nào đó thành đường quá trình lũ thiết kế.

IV.1. Vấn đề chọn lũ điển hình (chọn năm điển hình về lũ)
Khi chọn lũ điển hình cần chú ý nguyên tắc sau:

79
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

1. Chọn năm nhiều nước đỉnh lũ cao, lượng lũ lớn, dạng lũ bất lợi, chú ý chọn sao
cho Qmaxđh, Wđh gần bằng các trị số thiết kế tương ứng ; Qmaxđh  Qmaxp ; Wđhình  Wp
2. Về nguồn gốc và loại lũ: Nên chọn trường hợp ác liệt, bất lợi (Ví dụ thiết kế công
trình tràn, công trình phòng lũ, công trình điều tiết lũ ta chọn lũ xuất hiện muộn,
đỉnh lũ cao. Loại lũ này rất nguy hiểm vì xuất hiện khi hồ đã chứa đầy nước)
3. Chọn lũ điển hình có số liệu đáng tin cậy và phù hợp với thực tế.

IV.2. Xác định đường quá trình lũ thiết kế


Khi có tài liệu về dòng chảy - ta chọn đường quá trình lũ điển hình sau đó sử dụng
các phương pháp dưới đây để xác định đường quá trình lũ thiết kế:
1. Thu phóng cùng tỷ số
Theo cách này, sau khi chọn được đường quá trình lũ điển hình, ta giữ nguyên trục
thời gian và nhân các tung độ với cùng tỷ số
Q max P W max P
K Q= KW=
Qmax dh hoặc W max dh

ở đây Q max P , W max P : Lưu lượng và tổng lượng của lũ thiết kế tính theo phương pháp
thống kê.
Q max dh , W max dh : Lưu lượng và tổng lượng của trận lũ điển hình được chọn bằng

phương pháp này, đường quá trình lũ thiết kế có đỉnh bằng Q= Q max P , hoặc W =
W max P . Tùy theo từng trường hợp ta có thể nhân với một trong hai hệ số trên.

Theo từng trường hợp, ta có thể nhân với 1 trong 2 hệ số trên. Với các công trình
nhỏ, nhiệm vụ chủ yếu là khống chế đỉnh lũ tác dụng điều tiết không lớn, ta dùng
KQ , với công trình lớn cần khống chế lượng lũ ta dùng KW.

V. sơ lược lý thuyết hình thành lũ công thức căn nguyên dòng chảy

Khi xây dựng các công trình trên các lưu vực vừa và nhỏ, thông thường tính toán
gặp nhiều khó khăn vì số liệu không đủ đáp ứng yêu cầu tính toán. Mộ số phương
pháp và công thức tính toán được đưa ra, các công thức này cho phép xác định Q max
và đều dựa vào cơ sở cơ bản là công thức căn nguyên dòng chảy.
V.1. Các giai đoạn hình thành dòng chảy lũ
Dòng chảy lũ hình thành qua ba giai đoạn:

80
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

(1) Giai đoạn tổn thất hoàn toàn: Toàn bộ mưa đọng lại trên thực vật, mặt đất và ngấm
xuống đất.
(2) Giai đoạn nước dâng: Nước chảy tràn trên các sườn dốc vào các sông suối. Sau
một thời gian, mực nước và lưu lượng ở tuyến đo tăng lên đến trị số lớn nhất.
(3) Giai đoạn nước rút: Mực nước giảm từ đỉnh lũ tới mực nước bình thường.
V.2. Công thức căn nguyên dòng chảy
Cơ sở của nó là xét tổng lượng nước gia nhập của các bộ phận khác nhau của
lưu vực trong quá trình hình thành dòng chảy tập trung tới tuyến khống chế, công
thức căn nguyên dựa trên lý luận đường đẳng thời, diễn tả quá trình chung tạo nên
dòng chảy lũ từ mưa rào.
Để xây dựng công thức này ta đưa vào một số giả thiết sau:
- ở một thời điểm bất kỳ trong quá trình mưa, coi cường độ mưa trên toàn lưu
vực là như nhau (nhưng khác nhau giữa các thời điểm khác nhau).
- Sau khi chia lưu vực lớn nhành các phần diện tích thì vận tốc dòng chảy trên
mỗi phần diện tích là hằng số (nhưng khác nhau đối với các phần diện tích khác
nhau).
Trên cơ sở đó ta thực hiện các bước sau:
(1) Giả sử có một quá trình mưa hiệu quả (mưa đã trừ
các loại tổn thất) trong thời gian TB, và thời gian
chảy truyền  (là thời gian cần thiết để một chất
điểm nước ở xa nhất trên lưu vực đến được mặt cắt
cửa ra của lưu vực).

(2) Xác định một bước thời gian tính toán 0 = 10, 20,
30 phút ... hoặc 1, 2, 3..., 12 giờ tuỳ từng lưu vực cụ
thể  TB= m.0 và  = n.0
(3) Trên lưu vực ta vẽ các đường đẳng thời cách nhau
về mặt thời gian truyền lũ là 0; còn về độ dài
chúng cách nhau các đoạn Li= 0.Vi (Vi là vận tốc chảy truyền trung bình trên mảnh
diện tích thứ i).
(4) Từ tuyến mặt cắt cửa ra của lưu vực, ngược theo lưới sông và các sườn dốc, ta
đánh dấu các đường đẳng thời theo thời gian chảy truyền tới mặt cắt cửa ra là 0,
20, 30, ...

(8) Xác định các fi giữa các đường đẳng thời.


Ví dụ:

81
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Ta có thời gian mưa hiệu quả: TB= 50 cho cả ba lưu vực(xem hình bên).

* Các lưu vực có thời gian chảy truyền khác nhau: 1 = 50, 2 = 30, 3 =

70.
 Tiến hành khảo sát dòng chảy cực đại trong 3 trường hợp, nghiên cứu tương
quan giữa thời gian chảy truyền  với thời gian mưa TB, với mỗi trường hợp tính Q
ở cuối từng thời đoạn.
 Lưu vực 1: Thời gian chảy truyền trên toàn lưu vực = tổng thời gian mưa

  = TB = 5 0
- cuối 10 ta có: Q1 = f1.h1
- cuối 20 ta có: Q2 = f1.h2+ f2.h1
- cuối 30 ta có: Q3 = f1.h3 + f2.h2 + f3.h1 Toàn bộ lượng mưa và
- cuối 40 ta có: Q4 = f1.h4 + f2.h3 + f3.h2+ f4.h1 diện tích lưu vực đều
- cuối 50 ta có: Q5 = f1.h5 + f2.h4 + f3.h3+ f4.h2+ f5.h1  tham gia vào quá trình
hình thành dòng chảy tại
- cuối 60 ta có: Q6 = f2.h5 + f3.h4+ f4.h3+ f5.h2
mặt cắy cửa ra của lưu
- cuối 70 ta có: Q7 = f3.h5 + f4.h4+
f5.h3.
- cuối 80 ta có: Q8 = f4.h5 + f3.h4.
- cuối 90 ta có: Q9 = f5.h5.
- cuối 100 có Q10 = 0

Công thức tổng quát lưu lượng tại


mặt cắt cửa ra ở cuối thời điểm thứ i là:

k ≤m
∑ h k . f i−k +1
Qi = k =1

82
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

Trong đó:
hk : h1, h2, h3, …, hm (k m), m= số thời đoạn mưa hiệu quả
fi-k+1 : f1, f2, f3, … , fn (i-k+1 n), n = số mảnh diện tích tập trung nước đẳng thời.

 Khi 0  0, ta có lưu lượng tức thời:


τ

∫ ht−τ . f τ . dτ
Qt = 0

trong đó: f là hàm tập trung nước;


h là lượng mưa hiệu quả.

Trong các Qi trên, Qmax đạt ở Q5 vì có sự tham gia của tất cả hi và fi.

Thời gian toàn trận lũ sẽ là: T =  + TB = (5+5).0=


10.0.
 Lưu vực 2:  = 30 (<TB)
(điểm xa nhất của lưu vực đi mất 30 mới tới mặt cắt cửa ra)
- cuối 10 ta có: Q1 = f1.h1
- cuối 20 ta có: Q2 = f1.h2+ f2.h1.
- cuối 30 ta có: Q3 = f1.h3 + f2.h2 + f3.h1. toàn bộ diện
tích lưu vực
- cuối 40 ta có: Q4 = f1.h4 + f2.h3 + f3.h2. đều tham gia
hình thành
- cuối 50 ta có: Q5 = f1.h5 + f2.h4 + f3.h3. dòng chảy
- cuối 60 ta có: Q6 = f2.h5 + f3.h4.
- cuối 70 ta có: Q7 = f3.h5.
- cuối 80 ta có: Q8 = 0 Thời gian toàn trận lũ sẽ là: T =  + TB = (3+5).0 = 80
 Lưu vực 3:  = 70 ( >TB)  (Thời gian chảy truyền dài hơn thời gian mưa hiệu quả).

- cuối 10 ta có: Q1 = f1.h1 (h1 là chiều dày lớp nước mưa rơi trên diện tích f1).
- cuối 20 ta có: Q2 = f1.h2+ f2.h1.
- cuối 30 ta có: Q3 = f1.h3 + f2.h2 + f3.h1.
- cuối 40 ta có: Q4 = f1.h4 + f2.h3 + f3.h2+ f4.h1.
- cuối 50 ta có: Q5 = f1.h5 + f2.h4 + f3.h3+ f4.h2+ f5.h1.
- cuối 60 ta có: Q6 = f2.h5 + f3.h4 + f4.h3+ f5.h2 + f6.h1. toàn bộ lượng mưa đều tham

83
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

- cuối 70 ta có: Q7 = f3.h5 + f4.h4 + f5.h3+ f6.h2 + f7.h1. gia sinh dòng chảy
- cuối 80 ta có: Q8 = f4.h5 + f5.h4 + f6.h3+ f7.h2.
- cuối 90 ta có: Q9 = f5.h5 + f6.h4 + f7.h3.
- cuối 100 có : Q10 = f6.h5+ f7.h4.
- cuối 110 có : Q11 = f7.h5.
- cuối 120 có : Q12 = 0
 Thấy Qmax đạt ở các Qi có sự tham gia của tất cả các h i và tất cả các fi có diện
tích lớn nhất (xảy ra ở Q5, Q6, Q7).

Thời gian toàn trận lũ là T =  + TB = (7+5).0 = 120.


Nhận xét:
- Nếu thời gian mưa ngắn hơn thời gian tập trung nước (T B <  như trường hợp Lưu
vực 3), toàn bộ lượng mưa hiệu quả sẽ tham gia vào việc hình thành dòng chảy,
nhưng chỉ có một phần diện tích lưu vực đóng góp vào dòng chảy tại mặt cắt cửa ra.
- Nếu TB >  (Lưu vực 2)  Toàn bộ diện tích lưu vực tham gia hình thành dòng
chảy, nhưng không phải toàn bộ lượng mưa hiệu quả tham gia vào việc sinh dòng
chảy.
- Nếu TB =  (Lưu vực 1)  Toàn bộ diện tích lưu vực cũng như mưa hiệu quả đều
tham gia hình thành dòng chảy nên sẽ hình thành đỉnh lũ lớn, bất lợi nhất.
V.3. Sự hình thành lưu lượng đỉnh lũ từ mưa rào
- Qđỉnh là giá trị lớn nhất trong số các giá trị lưu lượng tính từ công thức tổng quát,
tức là:
k =i
∑ hk . f i−k+1
Qmax = max k =1

- Xét Qmax đối với 3 trường hợp hình thành dòng chảy lũ trên.

 Trường hợp 1: Gọi là dòng chảy hoàn toàn  toàn bộ trận mưa và toàn bộ diện
tích lưu vực đều tham gia hình thành dòng chảy ( = TB):
Qmax = h  f (ở đây Qmax không cùng hệ đơn vị)

với h = cường độ mưa hiệu quả bình quân lớn nhất trong thời gian = thời gian tập
trung dòng chảy .
Hay: Qmax = K .  . a . F

với: h =  . a

84
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

a = cường độ mưa bình quân lớn nhất; mm/ph  K= 16,67; mm/h  K= 2,78
F = diện tích lưu vực (km2)
 Trường hợp 2: Gọi là dòng chảy không hoàn toàn  chỉ một phần trận mưa tham
gia vào quá trình hình thành dòng chảy.

Qmax = Q4  Dòng chảy lớn nhất sinh ra vào thời đoạn có mưa lớn nhất
 phải chọn trên đường quá trình mưa.
 Trường hợp 3: Cũng gọi là dòng chảy không hoàn toàn  chỉ một phần diện tích
lưu vực tham gia vào quá trình hình thành dòng chảy tại một thời điểm.

Qmax = Q7

VI. Phương pháp tính lưu lượng đỉnh lũ bằng công thức kinh nghiệm

85
Bài giảng môn học Thủy văn Công trình Bộ Môn Thủy Lực - Thủy Văn

86

You might also like