You are on page 1of 47

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 2


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LƯU VỰC TÍCH – BÙI ................................................. 7
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ................................................................................ 7
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện địa hình địa mạo ........................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm địa chất ......................................................................... 9
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng ................................................................. 10
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG – THỦY VĂN ....................................................... 11
1.2.1. Mạng lưới quan trắc khí tượng – thủy văn ................................. 11
1.2.2. Đặc điểm khí tượng .................................................................... 11
1.2.3. Đặc điểm thủy văn ...................................................................... 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 14
2.1. TỔNG QUAN MỘT SỐ MÔ HÌNH MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY
HIỆN NAY ......................................................................................................... 14
2.1.1. Mô hình MIKE-NAM ................................................................. 14
2.1.2. Mô hình TANK........................................................................... 16
2.1.3. Mô hình HEC-HMS .................................................................... 16
2.1.4. Mô hình thủy văn thông số phân bố MARINE .......................... 17
2.1.5. Mô hình thủy văn phân bố WETSPA(Bỉ) .................................. 17
2.2. MÔ HÌNH HEC-HMS CỦA TRUNG TÂM THỦY VĂN KỸ
THUẬT QUÂN ĐỘI HOA KỲ .......................................................................... 18
2.2.1. Giới thiệu mô hình HEC –HMS ................................................. 18
2.2.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình HEC-HMS .......................... 21
2.3. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ARCGIS 10.3...................................................... 29
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ HÌNH MƯA – DÒNG CHẢY LƯU VỰC SÔNG
TÍCH - BÙI 33
3.1. SỐ LIỆU ĐẦU VÀO ............................................................................. 33
3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ....................................................................... 33
3.2.1. Thiết lập mô hình mưa – dòng chảy đến trạm Lâm Sơn ............ 33
3.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình .............................................. 34
3.3. ỨNG DỤNG BỘ THÔNG SỐ MÔ HÌNH MƯA – DÒNG CHẢY
CHO LƯU VỰC SÔNG TÍCH – BÙI ................................................................ 37
3.3.2. Tính toán các biên đầu vào và biên nhập lưu mô hình thủy lực
khu vực Tây Nam Hà Nội từ mô hình mưa – dòng chảy ................................... 39
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 42
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 47
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Giải thích


KTTV Khí tượng thủy văn
Trung tâm nghiên cứu thủy lực – Mô hình thủy văn
HEC-HMS (Hydrologic Engineering Center -Hydrologic Modeling
System)

Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States
USGS
Geological Survey)

2
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1 Bảng thống kê các trận lũ lựa chọn để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
...............................................................................................................35
Bảng 3.2 Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình lũ năm 2008 tại trạm Lâm Sơn ..35
Bảng 3.3 Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình lũ tháng 10/2017 tại trạm Lâm
Sơn ...............................................................................................................36
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định thông số mô hình lũ tháng 7/2018 tại trạm Lâm Sơn .
...............................................................................................................36
Bảng 3.5 Các tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Tích – Bùi ...................................38
Bảng 5.1 Lưu lượng các biên nhập lưu trên sông Tích ............................................43
Bảng 5.2 Lưu lượng các biên nhập lưu trên sông Bùi ...........................................45

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bản đồ lưu vực sông Tích – Bùi ..............................................................7


Hình 2.1 Cấu trúc của mô hình Mike-Nam ..........................................................15
Hình 2.2 Mô hình thông số phân bố Marine kết hợp với GIS..............................17
Hình 2.3 Cấu trúc mô hình WetSpa......................................................................18
Hình 2.4 Cấu trúc của mô hình HEC-HMS..........................................................20
Hình 2.5 Tổn thất dòng chảy theo phương pháp SCS ..........................................23
Hình 2.6 Các phương pháp cắt nước ngầm ..........................................................27
Hình 2.7 Giao diện phần mềm Arc Gis ................................................................29
Hình 2.8 Các thiết bị kết nối sử dụng GIS ...........................................................30
Hình 2.9 Cấu trúc của phần mềm GIS ..................................................................30
Hình 3.1 Khoanh lưu vực tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn ................................34
Hình 3.2 Thiết lập và kết nối mô hình HEC-HMS cho lưu vực trạm Lâm Sơn...34
Hình 3.3 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình dòng chảy tại trạm Lâm Sơn năm
2008 ...............................................................................................................35
Hình 3.4 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng dòng chảy tại trạm Lâm
Sơn năm 2017 ...............................................................................................................36
Hình 3.5 Kết quả kiểm định đường quá trình lưu lượng dòng chảy tại trạm Lâm
Sơn năm 2018 ...............................................................................................................37
Hình 3.6 Lưu vực biên trên của mô hình..............................................................38
Hình 3.7 Đường quá trình lưu lượng biên trên sông Tích trận lũ tháng 10/2017 39
Hình 3.8 Đường quá trình lưu lượng tính toán tại các biên nhập lưu trên sông
Tích trận lũ tháng 10/2017 ............................................................................................39
Hình 3.9 Đường quá trình lưu lượng tính toán tại các biên nhập lưu trên sông Bùi
trận lũ tháng 10/2017 .....................................................................................................40
Hình 3.10 Đường quá trình lưu lượng lũ sông Tích - Bùi năm 2008 .....................40
Hình 3.11 Đường quá trình lưu lượng MC24449 trên sông Tích năm 2008 .........41

4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của thiên tai.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, mỗi năm thiên
tai làm chết và mất tích khoảng 10.800 người, thiệt hại khoảng 20.000 tỉ đồng (1-1,5%
GDP). Trong đó, lũ, lụt là loại hình thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất trong 20 năm qua.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố, Thành phố Hà Nội khu vực
phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội có tốc độ phát triển đô thị cao, các đô thị mới,
khu dân cư tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ đã được đầu tư xây dựng, hạ tầng
giao thông, cảnh quan, kiến trúc được phát triển nhanh chóng, nhưng hạ tầng tiêu,
thoát nước chưa phát triển tương xứng đã làm cho phía Tây và Tây Nam thành phố Hà
Nội thường xuyên ngập lụt khi xảy ra mưa lớn, đặc biệt là đợt ngập lụt lớn vào năm
2008, 2017 và 2018. Mỗi đợt ngập lụt đều có các yếu tố, đặc điểm khác nhau. Dưới
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những trận mưa lớn bất thường ngày càng trên xuất
hiện nhiều hơn ở khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội - khu vực chiếm
phần lớn diện tích toàn thành phố. Hệ thống đê sông Bùi chưa khép kín, nhiều đoạn đê
Hữu sông Bùi cho phép nước tràn qua khi có lũ lớn, hệ thống đê sông Tích tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an toàn, các khu đô thị, khu công nghiệp phát triển mạnh. Do đó,
ngập lụt sẽ gây thiệt hại lớn cho phát triển kinh tế và sinh kế của người dân trong khu
vực.
Tuy nhiên, khu vực phía Tây và Tây Nam của Hà Nội chưa được phát triển một
công cụ tích hợp, tự động để tính toán, mô phỏng nguy cơ ngập lụt, đặc biệt là công cụ
cảnh báo ngập lụt trực tuyến ngập lụt. Các nghiên cứu trước đây, chủ yếu ứng dụng
mô hình MIKE FLOOD, MIKE URBAN để xây dựng bản đồ ngập lụt theo tần suất
mưa khu vực trung tâm thành phố; nghiên cứu lũ trong sông Đáy, sông Bùi, sông Tích
trong bài toán lũ lưu vực sông Hồng –sông Thái Bình hoặc nghiên cứu lũ, lụt riêng
biệt từng lưu vực sông, chưa có nghiên cứu liên kết giữa lũ, lụt cho toàn bộ hệ thống
các sông thuộc khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố Hà Nội.
Do vậy, cần thiết nghiên cứu để thiết lập và xây dựng bộ công cụ cảnh báo trực
tuyến nguy cơ lũ, lụt trong khu vực phía Tây và Tây Nam Hà Nội cũng như đề xuất
được các giải pháp ứng phó với lũ lụt trong khu vực.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và hoàn thiện mô hình mưa rào - dòng chảy lưu vực sông Tích - Bùi
3. Phạm vi nghiên cứu: lưu vực sông Tích – Bùi

4. Nội dung nghiên cứu:


- Thu thập dữ liệu, mô tả và xác định các đặc trưng lưu vực sông Tích – Bùi
5
- Thiết lập các yêu cầu và các thông tin cần thiết cho mô hình
- Lựa chọn mô hình, phù hợp mô hình,thiết lập điều kiện ban đầu, điều kiện biên
- Áp dụng mô hình (thiết lập mô hình khí tượng, mô hình thủy văn, mô hình điều
khiển hệ thống)
- Xử lý kết quả tính toán của mô hình cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và kết
nối với mô hình thủy lực.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp sử dụng mô hình toán thủy văn: Đề tài sẽ kết hợp giữa mô hình
thuỷ văn lưu vực ô lưới và mô hình HEC_HMS để tính toán điều kiện biên đầu vào
cho bài toán thuỷ lực và cảnh báo nguy cơ lũ, lụt trực tuyến.

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LƯU VỰC TÍCH – BÙI

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN


1.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Tích - Bùi nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, có tọa độ địa lý nằm
trong khoảng: từ 20O40' đến 21O10' vĩ độ Bắc và từ 105O15' đến 105O45' kinh độ Đông
với tổng diện tích tự nhiên là 151.539 ha được giới hạn bởi:
- Phía Tây giáp sông Đà
- Phía Bắc giáp sông Hồng
- Phía Đông giáp sông Đáy
- Phía Nam giáp các dãy núi của tỉnh Hòa Bình.
Các huyện, thị thuộc lưu vực bao gồm Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai,
Chương Mỹ, Mỹ Đức và Thị xã Sơn Tây thuộc Thành phố Hà Nội và Lương Sơn
thuộc tỉnh Hòa Bình.

Hình 1.1 Bản đồ lưu vực sông Tích – Bùi


Lưu vực sông Tích - Bùi kéo dài theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam với
tổng chiều dài khoảng 110km. Điểm đầu tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; điểm cuối tại
vị trí nhập lưu giữa sông Bùi và sông Đáy tại Ba Thá, thuộc huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội.

7
1.1.2. Điều kiện địa hình địa mạo
Lưu vực Tích – Bùi có các đặc điểm địa hình của vùng bán sơn địa và vùng
đồng bằng. Khu đồng bằng có mạng lưới kênh mương tưới tiêu khá dày đặc. Cao độ
địa hình thềm sông và chân đồi thay đổi từ (+12.0m) đến (+17.0m). Các dãy đồi bị
xâm thực bóc mòn có cao độ đỉnh từ (+20.0m) đến (+40.0m). Sườn đồi nhìn chung
tương đối thoải từ +150m  +250m.
1.1.2.1. Lưu vực sông Tích
Lưu vực sông Tích nằm ở rìa phía Tây của đồng bằng Bắc Bộ. Với địa hình phức
tạp gồm cả núi cao, núi thấp (vùng trung du) và đồng bằng. Có thể chia làm hai khu
vực, lấy sông Tích làm ranh giới như sau:
- Khu vực Hữu sông Tích: địa hình núi cao với đỉnh Ba Vì 1296m, là khu vực tập
trung đất lâm nghiệp, có rừng tự nhiên, rừng trồng. Đất nông nghiệp phân tán theo
thung lũng nhỏ và khe suối. Địa hình đồi gò (bán sơn địa) cao độ từ (520) m, chủ yếu
là đấy trống đồi trọc, cây trồng cả lúa và màu, địa hình dốc, xói mòn lớn nhưng đất bạc
màu, năng suất cây trồng thấp. Địa hình đồng bằng là những vùng hẹp ven sông, cao
độ dưới 6.0m, có nhiều khu trũng.
- Khu vực Tả sông Tích: hầu hết là địa hình đồng bằng và bãi sông chạy dọc theo
chiều dài sông Tích, dốc từ sông Hồng, sông Đáy vào sông Tích và từ thượng nguồn
về cửa sông. Cao độ mặt đất biến đổ từ (1113)m ở Ba Vì đến (23)m ở Chương Mỹ,
Mỹ Đức. Khu vực dưới đường QL 6 đến Ba Thá là đê bao do địa phương và nhân dân
tự đắp để chống lũ nội tại sông Tích và sông Đáy.
1.1.2.2. Lưu vực sông Bùi
Địa hình lưu vực sông Bùi vừa mang đặc trưng của đồng bằng châu thổ sông
Hồng, vừa mang đặc trưng của bán sơn địa với tổng diện tích tự nhiên là 237,38km;
đất sản xuất nông nghiệp 14.126,14ha được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng chịu ảnh hưởng lũ rừng ngang: Cao độ địa hình phân bố từ (+4,00) đến
(+12,00); địa hình khu vực rất phức tạp, đất đai chia cắt bởi các khu vực đồi gò và
đồng trũng nên khả năng tiêu úng khó khăn. Về thủy thế có xu hướng thấp dần từ dãy
núi huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về phía sông Bùi, sông Tích xen kẽ các ô trũng
sâu và các dòng suối thoát lũ của 3 hồ Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu.
- Vùng bãi ven sông Đáy: Giới hạn bởi đê hữu Đáy và dòng sông Đáy. Cao độ
đất đai phân bố từ (+4,00) đến (+7,00). Thủy thế thấp dần ra sông Đáy.
- Vùng giữa: Thủy thế nhìn chung có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông và
Bắc xuống Nam. Tuy vậy, địa hình vùng này bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, đường
giao thông, làng mạc nên rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng cục bộ.
8
1.1.3. Đặc điểm địa chất
1.1.3.1. Địa chất công trình
Theo bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200 000 tờ Hà nội F-48-
XXVIII do Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam lập năm 2005, điều kiện địa chất của
lưu vực có các loại đất đá như sau:
- Trầm tích Đệ tứ (Q):
+ Tầng Thái bình (aQ23 tb): gồm sét, á sét, á cát, bùn sét hữu cơ màu nâu, nâu
vàng, xám đen;
+ Tầng Vĩnh phúc (aQ13 vp): gồm sét, á sét, á cát, thường bị laterit hóa có màu
loang lổ nâu đỏ, xám vàng, xám xanh;
+ Sản phẩm phong hoá của đá gốc, pha tàn tích (deQ), tàn tích (eQ): gồm sét, á
sét, á cát lẫn dăm sạn, màu nâu đỏ, nâu tím, xám vàng, xám xanh, xám trắng,
nâu vàng loang lổ xám xanh.
- Đá gốc:
Giới Proterozoi thuộc Hệ tầng Núi Con Voi, Thạch Khoán.
+ Hệ tầng Núi Con Voi (PR1nv): gneis biotit, graphit, đá hoa calciphyr, đá phiến
silimanit, quarzit;
+ Hệ tầng Thạch Khoán (PR3-1tk): đá phiến thạch anh hai mica-granat, đá
phiến mica-staurolit-disthen, quarzit, đá hoa.
+ Giới Mêzozoi: gồm Hệ tầng Viên Nam, Sông Bôi và Phan Lương:
+ Hệ tầng Viên Nam (T1vn): Tướng phun nổ: tuf aglomerat, trachyt porphyr,
ryolit, dacit porphyr; Tướng phun trào: đá bazanporphyr, bazan hạnh nhân, tuf
bazan, andesitobazan.
+ Hệ tầng Sông Bôi: Phân hệ tầng trên (T2-3sb2): cát kết, cát bột kết, đá phiến sẻt
đen, bột kết màu tím, ít lớp đá vôi xám đen; Phân hệ tầng dưới (T2-3sb1): cuội
kết, cát kết, cát bột, đá vôi, đá phiến đen, đá phiến sét than.
+ Hệ tầng Phan Lương (N13pl): tảng kết, cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, thấu
kính than lignit, sét kết.
1.1.3.2. Địa chất thủy văn
- Về tài nguyên nước mặt:
Nước mặt có ở sông, suối, khe nhỏ và trong các ao, hồ, đầm, kênh. Về mùa khô
nước khá trong, ít cạn lắng; về mùa mưa nước thường đục do có chứa lượng phù sa
lớn. Nước mặt có quan hệ thủy lực với nước ngầm trong tầng phủ. Mùa mưa nước mặt

9
là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm; mùa khô thì ngược lại, nước ngầm cung
cấp cho nước mặt. Mực nước thay đổi theo mùa.
- Về tài nguyên nước ngầm:
Nước ngầm trong khu vực nghiên cứu có 2 phức hệ chứa nước chủ yếu: Nước
ngầm trong các trầm tích đệ tứ, tầng phủ pha tàn tích và trong khe nứt của đá gốc.
Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc: Trong khu vực nghiên cứu, nước loại này
không có nhiều, chỉ gặp ở các dãy đồi. Mực nước xuất hiện khá sâu. Nguồn cung cấp
chủ yếu là nước mưa và nước mặt; về mùa khô nước nước ngầm bù cấp cho nước
sông, suối. Nhìn chung nước ngầm trong phức hệ này nghèo nàn.
Nước ngầm trong trầm tích đệ tứ bở rời: Nước ngầm chủ yếu chứa trong các
lớp đất á cát, cát, và hỗn hợp cát cuội sỏi. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mặt và
nước mưa vào mùa mưa, về mùa khô nước ngầm là nguồn cấp nước chủ yếu cho
nước sông, suối.
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Trên cơ sở bản đồ thổ nhưỡng, kết hợp với báo cáo nghiên cứu tài nguyên đất
của các huyện thuộc lưu vực sông Tích- Bùi, đất đai trong khu vực thuộc hai nhóm đất
chính Nhóm đất tiểu vùng đồng bằng và Nhóm đất tiểu vùng đồi núi.
- Nhóm đất tiểu vùng đồng bằng bao gồm các loại đất: Đất phù sa được bồi (Pb); đất phù sa
không được bồi (P); đất phù sa glay (Pg); đất bạc màu trên phù sa cổ (B) và bạc màu glay (Bg).

- Nhóm đất tiểu vùng đồi núi bao gồm: Đất màu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất
đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl); ba loại đất
(Fk, Hk và Fv) có diện tích không đáng kể và phân bố ở vùng núi cao, ven các dãy núi
đá vôi có độ dốc lớn.
Diện tích canh tác tập trung ở khu vực đồng bằng và gò đồi thấp. Diện tích đất
lâm nghiệp thường ở vùng sườn và núi cao.
Đặc điểm của các loại đất tóm tắt như dưới đây :
+ Đất phù sa được bồi (Pb) phân bố ở ngoài đê thuộc các tuyến sông. Diện
tích không lớn, về mùa lũ thường bị ngập. Đây là loại đất thích hợp cho các loại hoa
màu và cây công nghiệp ngắn ngày như: ngô, đậu đỗ, và nhất là cây dâu.
+ Đất phù sa không được bồi (P) là loại đất có diện tích khá lớn tập trung
trong đê ven sông Đà, sông Hồng, sông Đáy và nhiều nơi khác trong lưu vực. Đây là
loại đất tốt thích hợp cho cả lúa và hoa màu.

10
+ Đất phù sa glay (Pg) phân bố ở một số khu vực như Quốc Oai, Chương
Mỹ và nằm ở nơi thấp ngập nước dài ngày, thời gian không ngập thì mực nước ngầm
lại nông. Đây là loại đất chuyên trồng 2 vụ lúa và vùng được thâm canh cao.
+ Đất bạc màu (B và Bg) được phân bố ở Ba Vì, hình thành từ đất phù sa
cổ bị qúa trình rửa trôi trong thời gian dài còn lại hạt thô và nghèo dinh dưỡng. Độ phì
thấp nhưng vẫn được khai thác trồng lúa nước.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) chiếm tỷ lệ khá lớn trong lưu vực phân
bố chủ yếu ở Ba Vì, thị xã Sơn Tây.... thích hợp trồng chè, cây ăn qủa và các loại hoa
màu. Đất có độ phì thấp lại nằm ở sườn dốc khi canh tác phải có biện pháp chống xói
mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng.
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) được phân bố ở Ba Vì, Quốc Oai,
Chương Mỹ. Đất có độ phì thấp, dân đã khai thác trồng chè và hoa màu, chống xói
mòn.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) phân bố rải rác ở nhiều nơi trong
lưu vực, là loại đất trong qúa trình canh tác lúa nước đã làm biến đổi một số tính chất
lý hóa. Độ phì loại đất này phụ thuộc vào trình độ thâm canh.
+ Các loại đất khác chủ yếu thích hợp với trồng rừng .
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG – THỦY VĂN
1.2.1. Mạng lưới quan trắc khí tượng – thủy văn
Trên lưu vực sông Tích – Bùi, có khá nhiều trạm khí tượng, thủy văn, đa số là
các trạm do Tổng cục Khí tượng Thủy văn quản lý, thời gian đo dài năm, chất lượng
đo đạc đảm bảo. Dưới đây thống kê mạng lưới trạm khí tượng thủy văn phục vụ cho
tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn của dự án (các thông số được ghi bao gồm tên
trạm và từ năm thu thập số liệu cập nhật đến hiện nay): Sơn Tây (1956  nay); Hà
Đông (1960); Chúc Sơn (1961); Quốc Oai (1974); Thạch Thất (1960); Suối Hai
(1973); Lâm Sơn (1970); Ba Thá (1960); Nam Định (1959); Bến Đế (1961); Như Tân
(1958); Trung Hà (1956); Hòa Bình (1956).
1.2.2. Đặc điểm khí tượng
Lưu vực nghiên cứu nằm trong vùng là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng
5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt.
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C, hai tháng nóng nhất
là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là
37,50C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130C.

11
Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo
các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 80 - 87%.
Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800 mm. Lượng mưa phân bố
không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung tới 85%
tổng lượng mưa trong năm. Vào mùa này thường gây hiện tượng ngập úng cho các xã
vùng trũng. Mưa phùn cũng là nét đặc trưng. Mặc dù không có ý nghĩa về mặt cung
cấp nước nhưng lại làm tăng độ ẩm của đất và không khí. Mưa phùn thường xuất hiện
vào mùa xuân, nhất là tháng 2 và 3. Đối với nông nghiệp, mưa phùn thích hợp cho sự
phát triển của cây nhưng cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.
Nắng: Số giờ nắng hàng năm khoảng 1.6001.700 giờ. Các tháng mùa hè từ
tháng V đến tháng X có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi tháng. Các tháng II, III
trùng với các tháng u ám là tháng rất ít nắng, chỉ đạt khoảng 3040 giờ mối tháng.
1.2.3. Đặc điểm thủy văn
- Sông nội lưu vực:
Sông Tích là phụ lưu cấp I của sông Đáy, bắt nguồn từ núi Tản Viên (huyện Ba
Vì) chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, qua các huyện thuộc địa bàn Hà Nội
là: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và đổ vào sông
Đáy ở Ba Thá. Sông Tích dài 91km, có chiều rộng từ 15150m. Sông quanh co, độ
dốc của sông từ 0,81. Diện tích lưu vực là 1.330km2 (phía bờ phải 910 km2 và phía
bờ trái 390km2), chiều dài lưu vực 75,5km, độ rộng bình quân lưu vực 17,6 km, độ
cao bình quân lưu vực 92 km, độ dốc bình quân lưu vực 5.8%, mật độ lưới sông
0,66km/km2, hệ số phát triển đường phân nước 1,77; hệ số uốn khúc 2,0. Tuy độ dốc
của lòng sông Tích không lớn nhưng độ dốc của các sông nhánh khá lớn, trung bình
10 - 20 m/km, có suối tới 30m/km, vì vậy nước lũ sông Tích tập trung khá nhanh và
mạnh. Tuy vậy lũ sông Tích cũng không dữ dội do lòng sông quanh co, dài, bãi và
thềm sông rộng và lũ trên các nhánh sông thường lệch pha nhau. Một đặc điểm quan
trọng là tuy lòng sông Tích bé nhưng thềm sông khá rộng, bề rộng trung bình của
thềm sông khoảng 2000m – 3000m và hơn nữa như các vùng Văn Miếu, Thạch Thất,
Quốc Oai, thuận lợi cho việc dẫn lũ nếu phân lũ qua Lương Phú.
Sông Bùi bắt nguồn từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chảy qua huyện
Chương Mỹ 23km từ địa phận thị trấn Xuân Mai đến ngã ba Tiên Trượng, xã Thủy
Xuân Tiên hợp lưu với sông Tích đến ngã ba Lưu Xá, xã Hòa Chính hợp lưu với sông
Đáy. Ngoài ra khu hữu Bùi còn có một số suối nhỏ chảy từ phía Tây đổ về sông Bùi
như suối Cầu Tây, suối Vàng… Mực nước sông Bùi chỉ phụ thuộc vào lũ rừng ngang,
lũ nội địa đổ về. Nếu mực nước tại cống Yên Duyệt, xã Tốt Động ở mức (+7,30) cao

12
hơn báo động 3 là 0,30m sẽ gây nhiều vùng ngập úng. Để đảm bảo an toàn cho sản
xuất vụ Mùa, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do mưa bào gây ra, đảm bảo an toàn về
người và tài sản phải làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt ứng phó kịp thời đối với mọi
tình huống thiên tai xảy ra.
- Sông lớn ngoài lưu vực:
Sông Đáy dọc theo ranh giới phía đông vùng nghiên cứu, tính đến Ba Thá dài
90.5km. Sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, hiện tại lòng sông hẹp, nông, bãi rộng.
Mùa kiệt đoạn này hầu như không có dòng chảy. Mùa lũ nước được tập trung từ sông
Tích ở bờ hữu và từ các cống, trạm bơm tiêu ở 2 bờ sông Đáy. Khả năng điều tiết lũ
sông Đáy lớn nhưng thoát lũ chậm. Sông Đáy là nơi nhận nước tiêu của phần lớn
phạm vi lưu vực tả sông Tích.
Sông Đà chảy ở phía Tây - Bắc, đoạn sông này khá rộng, sâu, mực nước mùa kiệt
thấp so với đất canh tác (4  5) m, nhưng mùa lũ mực lớn trong sông lại cao hơn trong
đồng (3  4) m.
Sông Hồng chảy ven phía Bắc, mực nước mùa kiệt thấp hơn cao độ mặt ruộng (4
 5) m; mùa lũ mực nước lại cao hơn trong đồng (5  6) m.

13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. TỔNG QUAN MỘT SỐ MÔ HÌNH MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY HIỆN


NAY
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công cụ máy tính điện tử cũng như công nghệ tin
học và nhu cầu thực tế tính toán chi tiết hơn và chính xác hơn đối với ngành nước, các
mô hình thủy văn thủy lực ngày càng đa dạng, phong phú hơn; ngày càng mô phỏng
chính xác hơn hệ thống dòng chảy trên lưu vực.
Từ năm 1990, các mô hình toán thủy văn mưa rào dòng chảy, mô hình thủy lực
được sử dụng rộng rãi, trong đó có các mô hình thủy văn thông số tập trung như: Mô
hình Mike Nam, mô hình HEC-HMS, mô hình TANK…Ngoài ra mô hình thủy văn
bán phân bố như mô hình SSAAR. Các mô hình thống kê như ARIMA(1,2), Mô hình
thủy văn phân bố MARINE(Pháp), Mô hình WETSPA(Bỉ); Mô hình trí tuệ nhân tạo
ANN vv…
2.1.1. Mô hình MIKE-NAM
Mô hình NAM Họ mô hình MIKE: Do Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) xây
dựng bao gồm Mike Nam, Mike 11, Mike 21, Mike Flood vv… được tích hợp rất
nhiều công cụ mạnh, có thể giải quyết các bài toán cơ bản trong lĩnh vực tài nguyên
nước trong đó mô hình thủy văn Mike-Nam.
Mô hình NAM dựa trên nguyên tắc mô phỏng quá trình hình thành dòng chảy
bằng chuỗi các bể chứa xếp theo chiều thẳng đứng và các bể chứa tuyến tính (tương tự
như TANK). Trong mô hình NAM, mỗi lưu vực được xem là một đơn vị xử lý, các
thông số và các biến là các giá trị trung bình hoá đại diện cho toàn lưu vực. Mô hình
tính quá trình dòng chảy theo lượng ẩm trong các bể chứa có tương tác lẫn nhau. Mô
hình được sử dụng để tính toán khôi phục dòng chảy từ mưa; tuy nhiên, mô hình này
chỉ thích hợp với lưu vực vừa và nhỏ khi tác dụng điều tiết của sườn dốc có thể được
xét thông qua các bể chứa xếp theo chiều thẳng đứng. Mô hình NAM có số lượng
tham số vừa phải (16 thông số), dễ sử dụng hơn TANK.
Ở Việt Nam, mô hình này đã được nghiên cứu áp dụng trong việc tính toán dự
báo trên nhiều hệ thống sông. Mô hình NAM được xây dựng trên nguyên tắc xếp 5 bể
chứa theo chiều thẳng đứng và 2 bể chứa tuyến tính nằm ngang:
- Bể chứa tuyết tan Bể chứa tuyết tan được kiểm soát bằng các điều kiện nhiệt
độ. Đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, không xét đến bể chứa này.
- Bể chứa mặt lượng ẩm trữ trên bề mặt của thực vật, lượng nước điền trũng
trên bề mặt lưu vực và lượng nước trong tầng sát mặt được đặc trưng bởi lượng trữ ẩm

14
bề mặt. Giới hạn trữ nước tối đa trong bể chứa này được ký hiệu bằng Umax. Lượng
nước U trong bể chứa mặt sẽ giảm dần do bốc hơi, do thất thoát theo phương nằm
ngang (dòng chảy sát mặt. Khi lượng nước này vượt quá ngưỡng Umax thì một phần
của lượng nước vượt ngưỡng Pn này sẽ chảy vào suối dưới dạng chảy tràn trên bề mặt,
phần còn lại sẽ thấm xuống bể ngầm. Lượng nước ở bể chứa mặt bao gồm lượng nước
mưa do lớp phủ thực vật chặn lại, lượng nước đọng lại trong các chỗ trống và lượng
nước trong tầng sát mặt.

Hình 2.1 Cấu trúc của mô hình Mike-Nam


Ứng dụng của mô hình:
• Phân tính thủy văn: phân phối dòng chảy, ước tính thấm và bốc hơi.
• Dự báo lũ: dòng chảy lưu vực nhỏ đổ vào mô hình sông, liên kết với các mô hình
khí tượng.

15
• Kéo dài số liệu dòng chảy: phục hồi những số liệu bị thiếu, cơ sở xác định các
giá trị cực đoan.
• Dự báo dòng chảy kiệt: phục vụ tưới, quản lý chất lượng nước.
2.1.2. Mô hình TANK
Mô hình TANK (Nhật Bản) lưu vực được mô phỏng bằng chuỗi các bể chứa
xếp theo tầng và cột phù hợp với hình dạng lưu vực, cấu trúc thổ nhưỡng, địa chất…
Mưa trên lưu vực được xem như lượng vào của bể chứa trên cùng. Mỗi bề chứa đều có
một cửa ra ở đáy. Mô hình đơn giản nhất là kiểu cột bể TANK đơn: 4 bể trên một cột.
Phù hợp cho các lưu vực nhỏ có độ ẩm cao. Mô hình phức tạp hơn là mô hình TANK
kép gồm một số cột bể mô phỏng quátrình hình thành dòng chảy trên lưu vực, và các
bể mô tả quá trình truyền sóng lũ trong sông.
2.1.3. Mô hình HEC-HMS
Mô hình HEC-HMS (Hydrologic Engineering Center -Hydrologic Modeling
System) do Trung tâm Thủy văn Ứng dụng của Quân đội Hoa Kỳ (Hydrologic
Engineering Center of US Army Corps of Engineers) nghiên cứu, được phát triển từ
mô hình HEC-1.
Bộ phần mềm có đầy đủ tất cả các mô đun hay chương trình khác nhau để giải
quyết mọi bài toán liên quan đến tài nguyên nước, môi trường, phòng chống thiên tai,
thích ứng với BĐKH. Những mô đun cốt lõi của phần mềm có thể kể đến là: mô hình
thủy văn HEC- HMS, mô hình HEC-RAS (thủy lực 1, 1,5, 2 chiều kết hợp với vận
chuyển bùn cát và lan truyền ô nhiễm), mô hình phân tích tần suất HEC-SSP, mô
hình quản lý và vận hành hồ chứa HEC-Ressim, mô hình đánh giá thiệt hại thiên tai
HEC-FDA và HEC- FIA, mô hình hệ sinh thái HEC-EFM, mô hình quản lý cơ sở dữ
liệu ở mọi định dạng HEC-DSS, và các mô hình là phần mở rộng tích hợp trong
ArcGIS để hỗ trợ phần phân tích không gian, tạo mạng lưới sông suối, địa hình hệ
thống sông như mặt cắt, các khu chứa lũ... như HEC-geo-HMS, HEC-geo-RAS, HEC-
geo-EFM…vv
Về lý thuyết, mô hình HEC- HMS cũng dựa trên cơ sở lý luận của mô hình
HEC-1: nhằm mô phỏng quá trình mưa- dòng chảy. Mô hình bao gồm hầu hết các
phương pháp tính dòng chảy lưu vực và diễn toán, phân tích đường tần suất lưu lượng,
công trình xả của hồ chứa và vỡ đập của mô hình HEC-1.
Mô hình tính lớp dòng chảy, lưu lượng dòng chảy mặt mô hình tính toán truyền
lũ trên sông. Thế mạnh của mô hình HEC – HMS là cho phép chia lưu vực thành các
tiểu lưu vực nhỏ hơn. Trên mỗi tiểu lưu vực dòng chảy được tính toán theo nguyên lý
thông số tập trung coi lượng mưa, bốc hơi phân bố đều theo không gian. Dòng chảy

16
trên sông được tính toán theo các mô hình truyền lũ trên sông. Việc này giúp cho phân
bố trạm mưa được chính xác hơn, dễ hiệu chỉnh mô hình hơn.
2.1.4. Mô hình thủy văn thông số phân bố MARINE
Mô hình thủy văn thông số phân bố MARINE (Pháp). Mô hình dựa trên phương
trình Saint-Vernant, tính toán dự báo quá trình lưu lượng tại các tuyến hạ lưu. Mô hình
MARINE đòi hỏi phải có số liệu địa hình, thổ nhưỡng, lớp phủ, mạng lưới trạm KTTV đủ
dày, đặc biệt phải dự báo được mưa với độ phân giải cao. Lưu vực được chia theo lưới ô
vuông. Phương trình liên tục được sử dụng để tính giá trị mực nuớc trong mỗi ô. Tốc độ
dòng chảy mặt trên lưu vực được xác định bằng phương trình sóng khuyếch tán (bỏ thành
phần gia tốc địa phương và gia tốc đối lưu chỉ giữ lại thành phần áp lực, trọng lực, ma sát
trong phương trình Saint-Venant). Hệ số thấm là hàm số phụ thuộc vào mực nước trong
từng ô. Dòng chảy trong sông được xác định bằng hệ phương trình Saint-Vernant đầy đủ
với các hàm Q gia nhập khu giữa được xác định từ các lưu vực liền kề.

Hình 2.2 Mô hình thông số phân bố Marine kết hợp với GIS
2.1.5. Mô hình thủy văn phân bố WETSPA(Bỉ)
Mô hình WETSPA(Bỉ) là một mô hình thủy văn phân bố dựa trên quy luật tự
nhiên dùng cho dự báo trao đổi nước và nhiệt giữa đất, thảm phủ thực vật, khí quyển
trong phạm vi một vùng, một lưu vực, theo bước thời gian ngày.

17
Hình 2.3 Cấu trúc mô hình WetSpa

Nhận xét: Các mô hình mô phỏng bài toán thủy văn phổ biến hiện nay đều là
loại mô hình tập trung dòng chảy, trong đó các mô hình như TANK, NAM là mô hình
cấu trúc dạng bể, mô hình SSAAR lại tính toán phân chia các dòng chảy dựa trên quan
hệ giữa các lớp dòng chảy mặt, lớp dòng chảy mặt, lớp dòng chảy ngầm... Mô hình
HEC-HMS chủ yếu sử dụng các họ đường lũ đơn vị và các phương pháp tính toán tổn
thất, tính toán dòng chảy ngầm đẻ tính toán dòng chảy từ mưa. Đặc biệt, mô hình
HEC-HMS liên kết rất hiệu quả với Geo-HMS để mô phỏng quá trình lũ xác thực nhất
với điều kiện tự nhiên của lưu vực nghiên cứu. Trong đề tài này, nhóm tác giả lựa
chọn mô hình HEC-HMS vì đây là mô hình được sử dụng rộng rãi, dễ áp dụng, số liệu
dễ thu thập.
2.2. MÔ HÌNH HEC-HMS CỦA TRUNG TÂM THỦY VĂN KỸ THUẬT
QUÂN ĐỘI HOA KỲ
2.2.1. Giới thiệu mô hình HEC –HMS
2.2.1.1. Giới thiệu
Mô hình HEC-HMS (hydrologic Engineering Center – Hydrologic Modeling
System) là mô hình mưa dòng chảy của trung tâm thủy văn kỹ thuật quân đội Hoa Kỳ
được phát triển từ mô hình HEC-1, mô hình có những cải tiến đáng kể cả về kỹ thuật
tính toán và khoa học thủy văn thích hợp với các lưu vực sông vừa và nhỏ.
Về mặt lí thuyết, mô hình HEC-HMS dựa trên cơ sở của mô hình HEC-1: nhằm
mô phỏng quá trình mưa –dòng chảy. Mô hình bao gồm hầu hết các phương pháp
dòng chảy và diễn toán.

18
Mô hình HEC Là dạng mô hình tính toán thủy văn được dùng để tính dòng
chảy từ số liệu đo mưa trên lưu vực, trong đó các thành phần mô tả lưu vực sông gồm
các công trình thủy lợi, các nhánh sông, là sản phẩm của tập thể các kỹ sư thuỷ văn
thuộc quân đội Hoa Kỳ. HEC-1 đã góp phần quan trọng trong việc tính toán dòng chảy
lũ tại những con sông nhỏ không có trạm đo lưu lượng. Tính cho đến thời điểm này, đã
có không ít đề tài nghiên cứu khả năng ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, HEC-1 được viết
từ những năm 1968, chạy trong môi trường DOS, số liệu nhập không thuận tiện, kết
quả in ra khó theo dõi. Hơn nữa, đối với những người không hiểu sâu về chương trình
kiểu Format thường rất lúng túng trong việc truy xuất kết quả mô hình nếu không
muốn làm thủ công. Do vậy, HEC-HMS là một giải pháp, nó được viết để “chạy”
trong môi trường Windows, hệ điều hành rất quen thuộc với mọi người. Phiên bản đầu
tiên của HEC-HMS là version 2.0, hiện nay phiên bản mới nhất của HEC-HMS là
version 4.3.
Phần mềm bao gồm: Giao diện đồ họa, các thành phần phân tích thủy văn, lưu
trữ số liệu, các công cụ quản lý và các bản ghi. Kết quả của HEC – HMS được biểu
diễn dưới dạng sơ đồ, biểu bảng tường minh rất thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài
ra, chương trình có thể liên kết với cơ sở dữ liệu dạng DSS của mô hình thủy lực
HEC– RAS.
Để tối ưu hóa ứng dụng của phần mềm HEC- HMS hiệu quả, sơ đồ tính toán cụ
thể cho cả vùng nghiên cứu, và cho từng lưu vực nhỏ nên tuân theo trình tự sau:
- Tính mưa bình quân lưu vực
- Tính tổng lượng dòng chảy (lượng mưa hiệu quả) bằng lượng mưa đã khấu
trừ tổn thất (Có thể chọn một trong 6 cách khấu trừ tổn thất).
- Chọn đường lũ đơn vị trong 5 dạng đường lũ đơn vị phần mềm cung cấp. Kết
hợp với tài liệu mưa tương ứng, theo đường đơn vị đã chọn, tính được quá trình lưu
lượng lũ.
- Mô phỏng dòng chảy ngầm từ một trong 3 kiểu cắt nước ngầm được cài đặt
trước trong phần mềm. Lấy tổng của dòng chảy lũ và dòng chảy ngầm sẽ được đường
quá trình dòng chảy do lượng mưa trên lưu vực cung cấp.

19
Hình 2.4 Cấu trúc của mô hình HEC-HMS
2.2.1.2. Mô phỏng các thành phần lưu vực
Các đặc trưng vật lý của khu vực và của các sông được miêu tả trong mô hình
lưu vực, các yếu tố thủy văn như: Lưu vực con, đoạn sông, hợp lưu, phân lưu, hồ chứa,
nguồn, hồ, đầm được gắn kết trong một hệ thống mạng lưới để tính toán quá trình
dòng chảy. Các quá trình tính toán được bắt đầu từ thượng lưu đến hạ lưu.
• Mưa
Mưa là yếu tố đầu vào cho quá trình tính toán dòng chảy ra của lưu vực. Số liệu
mưa đưa vào mô hình được lấy từ các trạm đo mưa trên lưu vực, từ số liệu ra-đa hoặc
thu phóng theo các trận mưa trong lịch sử. Mô hình HEC-HMS là mô hình thông số
tập trung, mỗi lưu vực con có một trạm đo mưa đại diện. Lượng mưa ở đây được xem
là mưa bình quân lưu vực (phân bố đồng đều trên toàn lưu vực).
Phương pháp tính lượng mưa trung bình trên diện tích tính toán gồm có:
Phương pháp trung bình số học, phương pháp đa giác Thiessen và phương pháp đường
đẳng trị mưa…
• Tổn thất
Một tập hợp các phương pháp khác nhau có sẵn trong mô hình để tính toán tổn
thất. Có thể lựa chọn một phương pháp tính toán tổn thất trong số các phương pháp:
Thấm ban đầu và thấm theo hằng số, thấm theo số đường cong thấm của cơ quan bảo
vệ đất Hoa Kỳ (SCS Curve Number), thấm theo Gridded SCS Number và thấm theo
hàm Green and Ampt. Phương pháp Deficit and Constant có thể áp dụng cho các mô
hình liên tục đơn giản. Phương pháp tính độ ẩm đất bao gồm 5 lớp được áp dụng cho
các mô hình mô phỏng quá trình thấm phức tạp và bao gồm bốc hơi.
• Chuyển đổi dòng chảy

20
Có nhiều phương pháp để chuyển lượng mưa hiệu quả thành dòng chảy trên bề
mặt của khu vực. Các phương pháp đường đơn vị bao gồm: Đường đơn vị tổng hợp
Clack, Snyder và đường đơn vị không thứ nguyên của cơ quan bảo vệ đất Hoa Kỳ.
Ngoài ra phương pháp tung độ đường đơn vị xác định bởi người sử dụng cũng có thể
được dùng. Phương pháp Clark sửa đổi (Mod Clark) là một phương pháp đường đơn
vị không phân bố tuyến tính được dùng với lưới mưa.
• Diễn toán kênh hở
Một số phương pháp diễn toán thủy văn được dùng để tính toán dòng chảy
trong các kênh hở như sau: Các kênh có mặt cắt ngang hình thang, hình chữ nhật, hình
tam giác hay hình cong có thể được mô phỏng với phương pháp sóng động học hay
Muskingum-Cunge; các kênh có diện tích bãi được mô phỏng với phương pháp
Muskingum-Cunge và phương pháp mặt cắt ngang 8 điểm.
• Hiệu chỉnh thông số
Các thông số của các phương pháp được sử dụng tronng mô hình lưu vực và
các yếu tố trong đoạn sông đều có thể ước tính bằng phương pháp dò tìm tối ưu. Mô
hình gồm có 4 hàm mục tiêu để tìm thông số. Việc dò tìm thông số tối ưu nhằm mục
đích tìm ra bộ thông số tối ưu, thích hợp nhất cho kết quả tính sát với kết quả thực đo.
2.2.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình HEC-HMS
Mô hình HEC-HMS được sử dụng để mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy khi
nó xảy ra trên một lưu vực cụ thể. Mô hình mô phỏng được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Tổn thất (P) Đường lũ đơn vị
Mưa (X) -------------------> Dòng lũ (Q~t). chảy (Y) -------------------------> Đường quá
trình
Y= X-P qp
Bản chất của sự hình thành dòng chảy của một trận lũ như sau: Khi mưa bắt đầu
rơi cho đến một thời điểm ti nào đó, dòng chảy mặt chưa được hình thành, lượng mưa
ban đầu tập trung cho việc làm ướt bề mặt và thấm. Khi cường độ mưa vượt quá
cường độ thấm (mưa hiệu quả) thì trên bề mặt bắt đầu hình thành dòng chảy, chảy tràn
trên bề mặt lưu vực, sau đó tập trung vào mạng lưới sông suối. Sau khi đổ vào sông,
dòng chảy chuyển động về hạ lưu, trong quá trình chuyển động dòng chảy bị biến
dạng do ảnh hưởng của đặc điểm hình thái và độ nhám lòng sông.
2.2.2.1. Các phương pháp tính mưa
Mưa được sử dụng là đầu vào cho quá trình tính toán dòng chảy ra của lưu vực.
Mô hình HEC-HMS là mô hình thông số tập trung, mỗi lưu vực con có một trạm đo
mưa đại diện. Lượng mưa ở đây được xem là mưa bình quân lưu vực (phân bố đồng
đều trên toàn lưu vực).

21
Phương pháp tính lượng mưa trung bình trên diện tích tính toán gồm có:
Phương pháp trung bình số học, phương pháp đa giác Thiessen và phương pháp đường
đẳng trị mưa…
*Mưa tính theo phương pháp trung bình số học:
Lớp nước mưa trung bình trên lưu vực là giá trị trung bình số học của lượng
mưa tại các trạm đo mưa nằm trên lưu vực.
Trong đó:
∑𝑛
𝑖=1 𝑋(𝑖)
𝑋̅ = (2.1) Xi: lượng mưa tại trạm thứ i
𝑛
n : số trạm đo mưa trên lưu vực
* Mưa tính theo phương pháp trung bình có trọng số:
+ Phương pháp đa giác Thiessen: Trong phương pháo này, trọng số là hệ số tỷ
lệ giữa phần diện tích của lưu vực do một trạm mưa nằm trong lưu vực hoặc bên cạnh
lưu vực đại biểu với toàn bộ diện tích lưu vực được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Xi: lượng mưa đo được tại trạm thứ i
∑𝑛
𝑖=1 𝑋𝑖 𝑓𝑖
𝑋̅ = (2.2) fi: diện tích lưu vực bộ phận thứ i
∑𝑛
𝑖=1 𝑓𝑖
n: số trạm đo mưa (cũng là số diện tích
lưu vực bộ phận)
+ Phương pháp đường đẳng trị mưa: Trọng số là diện tích kẹp giữa hai đường
đẳng trị mưa và tính lượng mưa trung bình theo công thức (3.2). Trong đó: Xi là lượng
mưa trung bình của hai đường đẳng trị mưa kề nhau, fi là diện tích bộ phận nằm giữa
hai đường ấy.
2.2.2.2. Các phương pháp tính tổn thất
Nước mưa điền trũng và thấm là lượng tổn thất trong mô hình HEC-HMS.
Lượng điền trũng và thấm được biểu thị bằng lượng trữ nước trên bề mặt đất, trong các
vết nứt, kẽ hở hoặc ở trên mặt đất. Tại đó nước không di chuyển tự do như dòng chảy
trên mặt đất. Thấm thể hiện sự di chuyển của nước xuống những vùng nằm dưới bề
mặt đất.
Khi tính toán tổn thất mưa nên chú ý đến lượng mưa không tham gia vào quá
trình dòng chảy thường được coi là tổn thất từ hệ thống và các phương trình đuwọc
dùng để tính toán sự phục hồi độ ẩm hay lượng bề mặt đất.
Mô hình HEC-HMS sử dụng 4 phương pháp để tính toán tổn thất. Dùng bất kỳ
phương pháp nào đều tính được lượng tổn thất trung bình trong thời đoạn tính toán.
Một hệ số không thấm tính theo phần trăm sử dụng với các phương pháp để bảo đảm
tại phần diện tích không thấm đó 100% mưa sẽ sinh ra dòng chảy.
* Phương pháp SCS Curve Number (Chỉ số CN)

22
Cơ quan bảo vệ thổ nhưỡng Hoa Kỳ (1972) đã phát triển một phương pháp để
tính tổn thất dòng chảy từ mưa gọi là phương pháp SCS. Phương pháp SCS này phụ
thuộc vào lượng mưa tích lũy, độ che phủ đất, sử dụng đất và độ ẩm kỳ trước, được
tính toán theo công thức:
Trong đó:
Pe: lượng mưa tích lũy hiệu quả
( 𝑃− 𝐼𝑎 )2 P: lớp nước mưa
𝑃𝑒 = (2.3)
𝑃− 𝐼𝑎 +𝑆 Ia: Lượng tổn thất ban đầu
S: khả năng giữa nước lớn nhất của lưu
vực
Đó là phương trình cơ bản của phương pháp SCS để tính độ sâu mưa hiệu dụng
hay dòng chảy trực tiếp từ một trận mưa
Cường độ mưa

Pe

Ia Fa

Thời gian

Hình 2.5 Tổn thất dòng chảy theo phương pháp SCS
Qua nghiên cứu các kết quả thực nghiệm trên nhiều lưu vực nhỏ, Cơ quan bảo
vệ thổ nhưỡng Hoa Kỳ đã xây dựng được quan hệ kinh nghiệm:

Ia = 0,2*S (2.4)
Do đó:

Pe =
( P − 0,2S )
2

(2.5)
P + 0,8S
Lập đồ thị quan hệ giữa P và Pe bằng các số liệu của nhiều lưu vực, người ta đã
tìm ra được họ các đường cong. Để tiêu chuẩn hoá các đường cong này, người ta sử
23
dụng số liệu của đường cong CN làm thông số. Đó là một số không thứ nguyên, lấy
giá trị trong khoảng (0 - 100). Đối với bề mặt không thấm nước hoặc mặt nước, CN =
100; đối với bề mặt tự nhiên, CN < 100.

Theo đó, lưu vực được chia thành các ô nhỏ và CN được tính cho từng ô nhỏ,
sau đó lấy giá trị trung bình cho toàn lưu vực:

 A CN i i
CN ( II ) = i =1
n (2.6)
Ai −1
i

Trong đó:
CN(II) là độ ẩm thời kỳ trước của đất trong điều kiện bình thường
Ai là diện tích của từng ô tính toán trên lưu vực
CNi là độ ẩm của từng ô tính toán
n là số ô tính toán
Số hiệu của đường cong CN và S liên hệ với nhau qua phương trình:
1000 − 10 × 𝐶𝑁
𝑆= 𝐻ệ 𝐴𝑛ℎ (2.7)
𝐶𝑁

25400−254 𝑥 𝐶𝑁
𝑆= Hệ mét (2.8)
𝐶𝑁
Độ ẩm của đất trước trận mưa đang xét được gọi là độ ẩm kỳ trước. Độ ẩm này
được chia thành ba nhóm: độ ẩm kỳ trước trong điều kiện bình thường (ký hiệu là
AMC II), trong điều kiện khô (AMC I) và trong điều kiện ướt (AMC III).
Đối với điều kiện khô (AMC I) hoặc điều kiện ướt ( AMC III), các số liệu đường cong
tương đương có thể được suy ra như sau:
4.2 * CN ( II )
CN ( I ) = (2.9)
10 − 0.0568* CN ( II )
23 * CN ( II )
CN ( III ) = (2.10)
10 + 0.13 * CN ( II )
Các số hiệu của đường cong CN đã được cơ quan bảo vệ thổ nhưỡng Hoa Kỳ
lập thành bảng tính sẵn dựa trên phân loại đất và tình hình sử dụng đất. Đất được phân
thành 4 nhóm theo định nghĩa sẵn như sau:
+ Nhóm A: cát tầng sâu, hoàng thổ sâu và phù sa kết tập
+ Nhóm B: hoàng thổ nông, đất mùn pha cát
+ Nhóm C: mùn pha sét, mùn pha cát tầng nông, đất có hàm lượng chất hữu cơ
thấp và đất pha sét cao
+ Nhóm D: đất nở ra rõ rệt khi ướt, đất sét dẻo nặng và đất nhiễm mặn.
24
Nếu lưu vực tạo thành bởi nhiều loại đất và có nhiều tình hình sử dụng đất khác nhau,
ta có thể tính một giá trị hỗn hợp của CN.
2.2.2.3. Đường quá trình lũ đơn vị
Đường quá trình đơn vị là đồ thị hàm phản ứng dải xung đơn vị của một hệ
thống thuỷ văn tuyến tính. Do Sherman đưa ra đầu tiên vào năm 1932, đường quá trình
đơn vị (lúc đầu gọi là biểu đồ đơn vị) được định nghĩa là đường quá trình dòng chảy
trực tiếp tạo ra bởi 1 inch mưa vượt thấm (hay 1cm đối với hệ met) phân bố đều trên
lưu vực theo một cường độ mưa không đổi trong một đơn vị thời gian. Đầu tiên,
Sherman đã dùng từ “đơn vị” để chỉ một đơn vị thời gian, nhưng sau đó từ “đơn vị”
được dùng để chỉ một đơn vị độ sâu mưa vượt thấm.
Đường quá trình đơn vị là một mô hình đơn giản có thể sử dụng để xây dựng
các đường quá trình dòng chảy trong sông tạo ra bởi một lượng mưa vượt thấm bất kỳ.
Lý thuyết của mô hình này gắn liền với các giả thiết cơ bản sau:
+ Mưa vượt thấm có cường độ mưa không đổi trong suốt thời gian mưa.
+ Mưa vượt thấm phân bố đều trên toàn diện tích lưu vực.
+ Thời gian đáy của đường quá trình dòng chảy trực tiếp (tức là thời gian
duy trì dòng chảy trực tiếp) tạo ra bởi mưa vượt thấm trong một thời gian
mưa cho trước thì không đổi.
+ Tung độ của các đường quá trình dòng chảy trực tiếp của một thời gian
đáy chung tỷ lệ thuận với tổng lượng dòng chảy trực tiếp biểu thị bởi
mỗi đường quá trình.
+ Đối với một lưu vực cho trước, đường quá trình dòng chảy tạo ra bởi một
trận mưa hiệu dụng cho trước phản ánh các đặc trưng không thay đổi của
lưu vực.
Trong các điều kiện tự nhiên, các giả thiết trên không thể thoả mãn hoàn toàn.
Tuy nhiên khi các số liệu thuỷ văn dùng trong tính toán được chọn lọc để phù hợp tốt
nhất với các giả thiết trên thì kết quả tính của mô hình đường đơn vị nói chung vẫn có
thể chấp nhận được trong các tính toán thực tiễn (Heerdergen, 1974).
Đường đơn vị có thể được đưa trực tiếp vào chương trình hoặc đường đơn vị
tổng hợp có thể được tính toán từ các thông số được cung cấp bởi người sử dụng.
2.2.2.4. Tính toán dòng chảy ngầm
Dòng chảy trong sông bao gồm hai thành phần: Dòng chảy mặt do nước mưa
cung cấp, dòng chảy ngầm do nguồn nước ngầm cung cấp. Vì lượng dòng chảy ngầm
cấp cho sông tương đối ổn định, không phụ thuộc rõ rệt vào lượng mưa như dòng chảy
mặt cho nên, khi tính toán dòng chảy từ mưa người ta chỉ tính lớp dòng chảy mặt, sau

25
đó cộng thêm thành phần dòng chảy ngầm để xác định dòng chảy thực đo. Dòng chảy
ngầm cũng không đo đạc trực tiếp mà chỉ tính theo suy đoán hợp lý.
* Các phương pháp cắt nước ngầm
Có nhiều phương pháp khác nhau để tách dòng chảy trực tiếp và dòng chảy
ngầm như: phương pháp đường thẳng, phương pháp chiều dài đáy cố định và phương
pháp độ dốc biến đổi:
+ Cắt nước ngầm theo đường thẳng nằm ngang: trong phương pháp này, ta chỉ
cần vẽ một đường thẳng nằm ngang từ điểm bắt đầu của dòng chảy mặt đến
giao điểm của nó với nhánh nước hạ của đường quá trình lưu lượng. Theo
phương pháp này, lưu lượng nước ngầm là hằng số bằng lưu lượng thực đo tại
chân đường lũ lên.
+ Phương pháp đáy cố định: cho rằng dòng chảy mặt kết thúc sau khi xuất hiện
đỉnh là một khoảng thời gian N (N được coi là ngưỡng của dòng chảy ngầm).
Từ điểm bắt đầu của dòng chảy mặt, ta kéo dài đường quá trình dòng ngầm về
phía trước cho đến khi gặp đường thẳng đứng đi đỉnh lũ. Sau đó, dùng một
đoạn thẳng nối giao điểm này với điểm trên nhánh nước hạ cách đỉnh một
khoảng thời gian N (N = F0.2, F là diện tích lưu vực).
Công thức tính:
Trong đó:
Q = Q0 k t (2.11) Q0 là lưu lượng tại điểm chân lũ lên
k là hệ số kinh nghiệm
t là thời gian tính từ chân lũ tới điểm
có lưu lượng Q tính toán
+ Phương pháp độ dốc biến đổi: Từ điểm bắt đầu dòng chảy mặt, ta kéo dài đường
quá trình dòng chảy ngầm về phía trước như trên, mặt khác, từ điểm kết thúc dòng
chảy mặt ta kéo dài đường quá trình dòng ngầm về phía sau cho đến khi gặp đường
thẳng đứng đi qua điểm uốn trên nhánh nước hạ. Sau cùng nối liền giao điểm bằng một
đoạn thẳng.

Q Log Q

Điểm uốn
t
N

(c)

(b) (a)

t
26
Hình 2.6 Các phương pháp cắt nước ngầm
2.2.2.5. Diễn toán dòng chảy
Diễn toán lũ được dùng để tính toán sự di chuyển sóng lũ qua đoạn sông và hồ
chứa. Hầu hết các phương pháp diễn toán lũ có trong HEC-HMS dựa trên phương
trình liên tục và các quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ. Những phương pháp này là
Muskingum, Muskingum- Cunge, Puls cải tiến (Modified Puls), sóng động học
(Kinematic Wave) và Lag.
Trong tất cả những phương pháp này quá trình diễn toán được tiến hành trên
một nhánh sông độc lập từ thượng lưu xuống hạ lưu, các ảnh hưởng của nước vật trên
đường mặt nước như nước nhảy hay sóng đều không được xem xét.
Phương pháp Muskingum là một phương pháp diễn toán lũ đã được dùng phổ
biến nhất để điều khiển quan hệ động giữa lượng trữ và lưu lượng. Phương pháp này
đã mô hình hóa lượng trữ của lũ trong một lòng sông bằng tổ hợp của hai loại dung
tích, một dung tích hình nêm và một dung tích lăng trụ. Trong khi lũ lên, dòng vào
vượt quá dòng ra nên đã tạo ra một dung tích hình nêm. Khi lũ rút, lưu lượng dòng ra
lớn hơn lưu lượng dòng vào, dẫn đến dung tích hình nêm mang dấu âm. Ngoài ra, ta
còn có dung tích lăng trụ được tạo thành bởi thể tích của lòng dẫn lăng trụ với diện
tích mặt cắt ngang không đổi dọc theo lòng dẫn.
Giả thiết rằng, diện tích mặt cắt ngang của dòng lũ tỷ lệ thuận với lưu lượng đi
qua mặt cắt đó, thể tích của lượng trữ lăng trụ là KQ, trong đó K là hệ số tỷ lệ. Thể
tích của lượng trữ hình nêm là KX(I - Q), trong đó X là một trọng số có giá trị nằm
trong khoảng 0  X  0.5 . Do đó, tổng lượng trữ sẽ bằng tổng của hai lượng trữ thành
phần:
S = KQ + KX(I - Q) (2.12)
Phương trình lượng trữ của phương pháp Muskingum được viết dưới dạng:
S = K[XI + (1-X)Q] (2.13)
Phương trình này tiêu biểu cho một mô hình tuyến tính để diễn toán dòng chảy
trong các dòng sông.
Giá trị của X phụ thuộc vào hình dạng của dung tích hình nêm đã mô hình hoá.
Giá trị của X thay đổi từ 0 đối với loại dung tích kiểu hồ chứa, đến 0.5 đối với dung
tích hình nêm đầy. Khi X = 0, dung tích hình nêm không tồn tại và do đó cũng không
có nước vật. Đó là trường hợp của một hồ chứa có mặt nước nằm ngang. Trong trường
hợp này, phương trình (2.50) sẽ dẫn đến một mô hình hồ chứa tuyến tính, S = KQ.
Trong các sông thiên nhiên, X lấy giá trị giữa 0 và 0.3 với giá trị trung bình gần với
0.2. Việc xác định X với độ chính xác cao là không cần thiết, bởi vì các kết quả tính
toán của phương pháp này tương đối ít nhạy cảm với giá trị của X. Tham số K là thời
gian chảy truyền của sóng lũ qua đoạn lòng dẫn. Để xác định các giá trị của K và X

27
trên cơ sở các đặc tính của lòng dẫn và lưu lượng, ta có thể sử dụng một phương pháp
gọi là Muskingum- Cunge. Trong diễn toán lũ, giá trị của K và X được giả thiết đã biết
và không đổi trên toàn phạm vi thay đổi của dòng chảy.
Các giá trị của lượng trữ tại thời điểm j và j+1 theo (2.13) được viết là:
Sj = K[XIj+(1-X)Qj] (2.14)
Sj+1 = K[XIj+1+(1-X)Qj+1] (2.15)
Sử dụng các phương trình (3.35) và (3.36), ta tính đươc số gia của lượng trữ
trên khoảng thời gian  t là :
Sj+1- Sj =K{[XIj+1+(1-X)Qj+1]- [XIj+(1-X)Qj]} (2.16)
Số gia của lượng trữ còn có thể biểu thị bằng phương trình:
I j + I j +1 Q j + Q j +1
S j +1 − S j = t − t (2.17)
2 2
Kết hợp (3.37) , (3.38) và sau khi rút gọn ta thu được:
Qj+1 = C1Ij+1+C2Ij + C3Qj (2.18)
đó là phương trình diễn toán của phương pháp Muskingum, trong đó
t − 2 KX
C1 = (2.19)
2 K (1 − X ) + t

t + 2 KX
C2 = (2.20)
2 K (1 − X ) + t

2 K (1 − X ) − t
C3 = (2.21)
2 K (1 − X ) + t

Lưu ý rằng: C1+C2 +C3 = 1


Ta có thể xác định được K và X nếu trong đoạn sông đang xét đã có sẵn các
đường quá trình lưu lượng thực đo của dòng vào và dòng ra. Giả thiết nhiều giá trị
khác nhau của X và sử dụng các giá trị đã biết của các đường quá trình lưu lượng, ta
tính được các giá trị liên tiếp của tử số và mẫu số trong biểu thức của K được suy ra từ
(2.20), (2.21)
0.5t[( I j +1 + I j ) − (Q j +1 + Q j )]
K= (2.22)
X ( I j +1 − I j ) + (1 − X )(Q j +1 − Q j )

Các giá trị tính toán của tử số và mẫu số cho từng khoảng thời gian được chấm
trên đồ thị với tử số được đặt trên trục tung và mẫu số đặt trên trục hoành. Nói chung,
ta sẽ thu được một đồ thị có dạng đường vòng dây. Giá trị đúng của X là giá trị làm
cho đường vòng dây thu hẹp gần sát nhất thành một đường đơn nhất và độ dốc của

28
đường này theo (3.43) chính là K. Bởi vì K là thời gian cần thiết để sóng lũ vận động
qua đoạn lòng dẫn nên giá trị của nó có thể được ước lượng bằng thời gian chảy truyền
thực đo của đỉnh lũ trong đoạn lòng dẫn đang xét.
Nếu ta không có số liệu thực đo các đường quá trình lưu lượng của dòng vào và
dòng ra để xác định K và X, các giá trị này có thể được ước lượng bằng phương pháp
Muskingum- Cunge.
2.3. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ARCGIS 10.3
ArcGIS (ESRI Inc. - http://www.esri.com): là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay,
cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập / nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân
phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân
hay CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi
công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả
năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop
(ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS
Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối
với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.

Hình 2.7 Giao diện phần mềm Arc Gis


Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp các công cụ cho việc thu thập, lưu trữ,
thể hiện và chuyển đổi các dữ liệu mang tính chất không gian từ thế giới thực để giải
quyết các bài toán ứng dụng phục vụ cho các mục đích cụ thể. Là phương pháp để
hình dung, mô phỏng, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian.

29
Hình 2.8 Các thiết bị kết nối sử dụng GIS
Xét dưới góc độ hệ thống thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các
thành phần: Phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình – kiến thức chuyên gia,
nơi tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của
nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin. Hệ
thống thông tin địa lý là hệ thống quản lý, phân tích và hiển thị tri thức địa lý, tri thức
này được thể hiện qua các tập thông tin sau:
Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc
tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ
liệu lấy từ Internet;
Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều
cách khác nhau;
Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc
tính;
Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên
nghiệp.

Hình 2.9 Cấu trúc của phần mềm GIS

30
ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog,
ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này
đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ
đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và
biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS Desktop
được cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác nhau
là ArcView, ArcEditor, ArcInfo:
a. ArcView: Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng
và phân tích dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc biên tập và
phân tích thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau đồng thời thể hiện các mối quan hệ và
nhận dạng các mô hình. Với ArcView, cho phép:
- Ra các quyết định chuẩn xác hơn dựa trên các dữ liệu địa lý;
- Xem và phân tích các dữ liệu không gian bằng nhiều phương pháp;
- Xây dựng đơn giản và dễ dàng các dữ liệu địa lý;
- Tạo ra các bản đồ có chất lượng cao;
- Quản lý tất cả các file, CSDL và các nguồn dữ liệu;
- Tùy biến giao diện người dùng theo yêu cầu.
b. ArcEditor: Là bộ sản phẩm có nhiều chức năng hơn, dùng để chỉnh sửa và
quản lý dữ liệu địa lý. ArcEditor bao gồm các tính năng của ArcView và thêm vào đó
là một số các công cụ chỉnh sửa, biên tập. Với ArcEditor, cho phép:
- Dùng các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS;
- Tạo ra các CSDL địa lý thông minh;
- Tạo quy trình công việc một cách chuyên nghiệp cho 1 nhóm và cho phép
nhiều người biên tập;
- Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan hệ hình
học topo giữa các đặc tính địa lý;
- Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học;
- Làm tăng năng suất biên tập;
- Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với versioning;
- Duy trì tính toàn vẹn giữa các lớp chủ đề và thúc đẩy tư duy logic của người
dùng;
- Cho phép chỉnh sửa dữ liệu độc lập (khi tạm ngừng kết nối với CSDL).
c.ArcInfo: Là bộ sản phẩm ArcGIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các chức
năng của ArcView lẫn ArcEditor. Cung cấp các chức năng tạo và quản lý một hệ GIS,
xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu, xây dựng dữ liệu, mô hình

31
hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra các
phương tiện khác nhau. Với ArcInfo, cho phép:
- Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra các mối
quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu;
- Thực hiện chồng lớp các lớp vector, nội suy và phân tích thống kê;
- Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự kiện đó;
- Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định dạng;
- Xây dựng những bộ dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã
để
- tự động hóa các quá trình GIS;
- Sử dụng các phương pháp trình diễn, thiết kế, in ấn và quản lý bản đồ để xuất
bản bản đồ.

32
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ HÌNH MƯA – DÒNG CHẢY LƯU VỰC
SÔNG TÍCH - BÙI

3.1. SỐ LIỆU ĐẦU VÀO


Để xây dựng bộ thông số cho mô hình mưa – dòng chảy cho lưu vực sông Tích
- Bùi cần đầy đủ số liệu mưa và lưu lượng thực đo tại cửa ra của dòng chảy, tuy nhiên
trên lưu vực nghiên cứu của đề tài hiện chỉ có trạm Lâm Sơn nằm trên sông Bùi là
trạm đo lưu lượng có chuỗi số liệu đo đạc đầy đủ và tin cậy nhất. Do đó, đề tài lựa
chọn trạm thủy văn Lâm Sơn làm trạm tính toán đại biểu cho lưu vực.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu khí tượng-thủy văn tại trạm Lâm Sơn trên
lưu vực sông Bùi. Tiến hành thiết lập mô hình toán thủy văn tính đến trạm Lâm Sơn
Số liệu thu thập tại trạm bao gồm mưa và dòng chảy tài liệu đo đạc từ năm 2008 trở lại
đây, nhận thấy số liệu thu thập nguồn đáng tin cậy, đủ dài để tiến hành tính toán. Số
liệu mưa và dòng chảy thực đo ở trạm này có bước thời gian là ∆t = 6h.
Số liệu mưa sử dụng được thu thập tại các trạm khí tượng quốc gia tại khu vực
nghiên cứu phía Tây – Tây Nam Hà Nội và các vùng lân cận.

3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH


Mô hình thủy văn HEC-HMS là mô hình thông số tập trung, để đảm bảo tính
chính xác cần phân chia lưu vực ra thành các lưu vực nhỏ và có lượng mưa phân bố
tương đối đồng đều trên toàn lưu vực. Lưu vực nghiên cứu có diện tích nhỏ nên không
phân chia lưu vực thành các tiểu lưu vực.
Tiến hành tính toán dòng chảy cho lưu vực nghiên cứu, diễn toán dòng chảy và
tổng hợp tại cửa ra của lưu vực xác định được đường quá trình lũ tính toán của toàn
lưu vực. Mô hình cho phép phân chia lưu vực nghiên cứu thành: Lưu vực bộ phận
(Subbasin); đoạn sông (Reach); hồ chứa (Reservoir); hợp lưu (Junction); công trình
dẫn dòng (Diversion); nguồn sông (Source); đầm lầy (Sink).
3.2.1. Thiết lập mô hình mưa – dòng chảy đến trạm Lâm Sơn
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu Dem 30m được download miễn phí do
Cục Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (USGS) công bố đường link tham khảo
https://earthexplorer.usgs.gov/.
Sau khi có được dữ liệu DEM 30m nhóm nghiên cứu phân chia thành các lưu
vực con bằng phần mềm HECGEOHMS tích hợp trong ARCGIS để đưa vào mô hình
HEC-HMS. Kết quả được hiển thị dưới hình sau:

33
Hình 3.1 Khoanh lưu vực tính đến trạm thủy văn Lâm Sơn

Hình 3.2 Thiết lập và kết nối mô hình HEC-HMS cho lưu vực trạm Lâm Sơn
3.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
Dựa vào số liệu mưa thực đo trên lưu vực và lưu lượng giờ tại trạm thủy văn
Lâm Sơn qua các năm, tiến hành lựa chọn trận lũ tính toán như bảng:

34
Bảng 3.1 Bảng thống kê các trận lũ lựa chọn để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
Hiệu chỉnh Kiểm định
Thời gian
Trận lũ 1 Trận lũ 2 Trận lũ 3
Bắt đầu 25/9/2008 11/10/2017 20/07/2018
Kết thúc 29/9/2008 12/10/2017 22/07/2018

3.2.2.1. Hiệu chỉnh cho mô hình lũ tháng 9/2008


Tiến hành hiệu chỉnh mô hình, trên cơ sở so sánh số liệu thực đo và tính toán
dòng chảy lũ tại các trạm thủy văn, điều chỉnh để được bộ thông số cho kết quả sao
cho sự sai khác giữa dòng chảy tính toán và thực đo là thấp nhất, thể hiện giữa sai số
lưu lượng đỉnh lũ nhỏ nhất, đồng thời hệ số Nash cầng gần 1 càng tốt.
Bảng 3.2 Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình lũ năm 2008 tại trạm Lâm Sơn
Kết quả hiệu chỉnh
Sông Trạm Flv (km2) Qmax thực đo Qmax tính toán Hệ số
3
(m /s) (m3/s) Nash (R2)
Bùi Lâm Sơn 34,1 118 118,3 0,783

Hình 3.3 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình dòng chảy tại trạm Lâm Sơn năm
2008

35
3.2.2.2. Hiệu chỉnh cho mô hình lũ tháng 10/2017
Bảng 3.3 Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình lũ tháng 10/2017 tại trạm Lâm Sơn
Kết quả hiệu chỉnh
Sông Trạm Flv (km2) Qmax thực đo Qmax tính toán Hệ số
(m3/s) (m3/s) Nash (R2)
Bùi Lâm Sơn 34,1 140 162,3 0,879

Hình 3.4 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng dòng chảy tại trạm Lâm
Sơn năm 2017
3.2.2.3. Kiểm định mô hình lũ tháng 7/2018
Trên cơ sở bộ thông số mô hình có được từ hiệu chỉnh trận lũ tháng 9/2008 và
tháng 10/2017, tiến hành kiểm định bộ thông số mô hình với trận lũ tháng 7/2018, trên
cơ sở so sánh số liệu thực đo và tính toán dòng chảy lũ tại trạm thủy văn Lâm Sơn.
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định thông số mô hình lũ tháng 7/2018 tại trạm Lâm Sơn
Kết quả hiệu chỉnh
Sông Trạm Flv (km2) Qmax thực đo Qmax tính toán Hệ số
(m3/s) (m3/s) Nash (R2)
Bùi Lâm Sơn 34,1 134 134,2 0,874

36
Hình 3.5 Kết quả kiểm định đường quá trình lưu lượng dòng chảy tại trạm Lâm
Sơn năm 2018
Nhận xét: Đường quá trình thực đo và tính toán trạm Lâm Sơn năm 2018 tương
đối phù hợp về đỉnh lũ, hệ số Nash = 0,874; chỉ số RMSE=0,4; chỉ số Bias = -3.97%.
Như vậy kết quả cho thấy sự phù hợp cao giữa số liệu tính toán và thực đo. Qua kết
quả hiệu chỉnh và kiểm định cho mô hình dòng chảy trạm Lâm Sơn đạt kết quả tốt, thu
được bộ thông số mô hình như sau:
STT Tên Thông số mô hình
1 Chỉ số CN 70
2 Tổn thất ban đầu (mm) 20
3 Thời gian trễ (giờ) 1
4 % diện tích không thấm 5

3.3. ỨNG DỤNG BỘ THÔNG SỐ MÔ HÌNH MƯA – DÒNG CHẢY CHO


LƯU VỰC SÔNG TÍCH – BÙI
Do lưu vực sông Tích-Bùi chỉ có trạm Lâm Sơn đo lưu lượng, vậy nên nhóm
tác giả đã sử dụng trạm Lâm Sơn làm đại diện để tính toán, thu phóng thông số mô
hình cho lưu vực.
Lưu vực Tích-Bùi được phân chia thành các lưu vực con đưa vào mô hình
HEC-HMS. Nhóm tác giả đã sử dụng bộ phần mềm HEC-GeoHMS tích hợp trog GIS

37
để tính toán. Các tiểu lưu vực được thiết lập làm biên đầu vào của mô hình toán thủy
lực HEC RAS 1D.

Hình 3.6 Lưu vực biên trên của mô hình


Bảng 3.5 Các tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Tích – Bùi
STT Lưu vực Diện Tích(km2) STT Lưu vực Diện Tích(km2)
1 W4200 142,34 15 W8800 0,802
2 W4120 54,36 16 W4740 125,73
3 W9570 50,68 17 W8840 77,39
4 W4360 169,47 18 W5050 19,47
5 W4490 45,52 19 W5030 3,848
6 W4290 137,23 20 W5100 27,74
7 W4620 22,375 21 W5470 15,67
8 W4670 26,63 22 W5430 13,64
9 W4610 1,91 23 W5130 22,43
10 W4560 47,77 24 W5040 13,83
11 W4680 1,48 25 W5220 22,65
12 W4700 20,12 26 W5190 22,10
13 W8460 34,19 27 W5280 25,55
14 W5270 106,27 28 W4950 40,93
Tổng 1.292,13

38
3.3.2. Tính toán các biên đầu vào và biên nhập lưu mô hình thủy lực khu vực
Tây Nam Hà Nội từ mô hình mưa – dòng chảy

Hình 3.7 Đường quá trình lưu lượng biên trên sông Tích trận lũ tháng 10/2017

250

200
Lưu lượng (m3/s)

150

100

50

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 62 64 66 68 70 72
Thời gian ( giờ)
Q_MC 37049 Q_MC 26267 Q_MC 24449 Q_MC 21972

Hình 3.8 Đường quá trình lưu lượng tính toán tại các biên nhập lưu trên sông Tích
trận lũ tháng 10/2017

39
200.00
180.00
160.00
Lưu lượng (m3/s)

140.00
120.00
100.00
80.00
60.00
40.00
20.00
0.00
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73
Thời gian ( giờ)
Q_MC18956 Q_MC14392 Q_MC13939 Q_MC8141

Hình 3.9 Đường quá trình lưu lượng tính toán tại các biên nhập lưu trên sông Bùi
trận lũ tháng 10/2017

Hình 3.10 Đường quá trình lưu lượng lũ sông Tích - Bùi năm 2008
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán trên sông Tích -Bùi kết quả cho thấy
lưu lượng đỉnh lũ là Q = 3.305,8(m3/s), và tổng lượng dòng chảy được xác định là W
=168.810 (1000 m3)

40
Hình 3.11 Đường quá trình lưu lượng MC24449 trên sông Tích năm 2008
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán cho nhánh nhập lưu tại vị trí MC24449
trên sông Tích kết quả cho thấy lưu lượng đỉnh lũ là 2003,95 (m3/s), và tổng lượng
dòng chảy được xác định là W = 517,488(triệu m3)
Chi tiết số liệu tính toán tại phụ lục.

41
KẾT LUẬN

Báo cáo đã thể hiện các bước cũng như cách thiết lập mô hình toán thủy văn
HECHMS cho lưu vực nghiên cứu. Việc thiết lập mô hình thủy văn HEC-HMS đã thể
hiện đầy đủ, chi tiết và đáp ứng các yêu cầu đã đề ra như:
- Đã thu thập, phân tích và lựa chọn các số liệu mưa, dòng chảy, cũng như tài
liệu
về địa hình phục vụ nghiên cứu.
- Xây dựng được bộ thông số địa hình, địa mạo cho các lưu vực nghiên cứu;
- Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình dòng chảy, tìm ra bộ thông số phù hợp cho
lưu vực trạm Lâm Sơn, từ đó áp dụng cho các lưu vực tương tự không có số liệu đo.
Qua tính toán mô phỏng quá trình dòng chảy lũ cho thấy mô hình HEC-HMS
có ưu điểm: đơn giản trong áp dụng, chỉ yêu cầu số liệu đầu vào là mưa thực đo, kết
quả tính toán khá phù hợp với số liệu đo đạc khi so sánh với các trận lũ xảy ra trong
quá khứ.

42
PHỤ LỤC

Bảng 5.1 Lưu lượng các biên nhập lưu trên sông Tích
Q_MC37049 Q_MC26267 Q_MC24449 Q_MC21972
Thời gian
(m3/s) (m3/s) (m3/s) (m3/s)
09-10-2017 9:00 6.79 2.88 3.84 2.87
09-10-2017 10:00 6.77 2.88 3.84 2.87
09-10-2017 11:00 6.76 2.87 3.83 2.86
09-10-2017 12:00 6.74 2.86 3.82 2.85
09-10-2017 13:00 6.73 2.86 3.81 2.85
09-10-2017 14:00 8.34 3.17 4.10 2.84
09-10-2017 15:00 13.01 3.34 4.35 2.84
09-10-2017 16:00 15.72 3.35 4.39 2.83
09-10-2017 17:00 16.79 3.35 4.39 8.12
09-10-2017 18:00 17.30 3.35 4.39 4.90
09-10-2017 19:00 17.61 3.34 4.38 3.04
09-10-2017 20:00 22.52 4.14 5.11 3.10
09-10-2017 21:00 36.54 4.56 5.75 11.27
09-10-2017 22:00 45.46 4.60 5.87 6.29
09-10-2017 23:00 49.81 4.61 5.88 3.29
10-10-2017 0:00 52.50 4.60 5.87 3.00
10-10-2017 1:00 54.49 4.59 5.87 2.99
10-10-2017 2:00 49.78 3.72 5.06 2.98
10-10-2017 3:00 32.80 3.25 4.35 3.20
10-10-2017 4:00 23.28 3.19 4.21 3.51
10-10-2017 5:00 20.06 3.18 4.18 3.25
10-10-2017 6:00 18.97 3.17 4.17 3.02
10-10-2017 7:00 18.62 3.16 4.16 3.41
10-10-2017 8:00 28.96 4.53 5.41 3.54
10-10-2017 9:00 59.21 5.25 6.52 3.77
10-10-2017 10:00 77.12 5.34 6.71 3.21
10-10-2017 11:00 84.53 5.34 6.74 3.00
10-10-2017 12:00 88.25 5.34 6.74 3.19
10-10-2017 13:00 90.57 5.33 6.73 4.24
10-10-2017 14:00 103.28 6.59 7.88 4.69
10-10-2017 15:00 136.46 7.25 8.90 6.11
10-10-2017 16:00 156.42 7.33 9.08 5.74
10-10-2017 17:00 165.11 7.33 9.11 3.75
10-10-2017 18:00 169.73 24.02 21.58 6.22
10-10-2017 19:00 172.71 83.89 91.07 7.58
10-10-2017 20:00 152.82 47.30 67.17 5.25
10-10-2017 21:00 91.39 24.02 32.59 3.86
10-10-2017 22:00 57.25 20.96 26.28 3.32

43
Q_MC37049 Q_MC26267 Q_MC24449 Q_MC21972
Thời gian
(m3/s) (m3/s) (m3/s) (m3/s)
10-10-2017 23:00 45.60 20.58 25.04 3.03
11-10-2017 0:00 41.56 20.58 24.88 3.00
11-10-2017 1:00 40.17 20.58 24.88 2.99
11-10-2017 2:00 36.33 13.54 18.43 2.98
11-10-2017 3:00 26.71 9.83 12.70 2.98
11-10-2017 4:00 21.43 9.35 11.65 3.23
11-10-2017 5:00 19.63 9.29 11.46 3.06
11-10-2017 6:00 18.99 9.29 11.43 3.00
11-10-2017 7:00 18.77 9.29 11.43 2.99
11-10-2017 8:00 26.27 25.12 25.92 2.99
11-10-2017 9:00 47.86 33.46 38.79 3.04
11-10-2017 10:00 59.86 34.53 41.14 4.68
11-10-2017 11:00 64.06 34.66 41.56 8.46
11-10-2017 12:00 65.60 34.65 41.62 55.24
11-10-2017 13:00 66.22 34.65 41.61 22.25
11-10-2017 14:00 89.62 82.07 85.01 7.09
11-10-2017 15:00 155.69 107.09 123.61 23.22
11-10-2017 16:00 192.82 110.28 130.65 84.89
11-10-2017 17:00 206.22 110.67 131.91 39.37
11-10-2017 18:00 211.50 110.67 132.08 16.37
11-10-2017 19:00 213.90 110.66 132.07 13.55
11-10-2017 20:00 182.29 44.82 71.80 8.60
11-10-2017 21:00 89.32 10.08 18.21 4.23
11-10-2017 22:00 37.82 5.63 8.43 3.62
11-10-2017 23:00 20.19 5.09 6.65 10.87
12-10-2017 0:00 14.04 5.09 6.41 18.20
12-10-2017 1:00 11.87 5.08 6.41 8.02
12-10-2017 2:00 10.53 3.98 5.40 4.01
12-10-2017 3:00 8.82 3.39 4.50 3.15
12-10-2017 4:00 7.94 3.32 4.33 3.00
12-10-2017 5:00 7.63 3.30 4.29 2.99
12-10-2017 6:00 7.52 3.30 4.28 2.98
12-10-2017 7:00 7.47 3.29 4.27 2.98
12-10-2017 8:00 7.38 3.16 4.15 2.97

44
Bảng 5.2 Lưu lượng các biên nhập lưu trên sông Bùi
Q_MC42428 Q_MC18956 Q_MC14392 Q_MC13939 Q_MC8141
Thời gian
(m3/s) (m3/s) (m3/s) (m3/s) (m3/s)
09-10-17 9:00 14.53 2.89 3.85 2.90 2.91
09-10-17 10:00 14.50 2.89 3.84 2.89 2.90
09-10-17 11:00 14.47 2.88 3.83 2.89 2.90
09-10-17 12:00 14.44 2.87 3.82 2.88 2.89
09-10-17 13:00 14.41 2.87 3.81 2.88 2.89
09-10-17 14:00 14.42 5.96 4.10 3.65 3.63
09-10-17 15:00 14.59 7.16 4.38 4.05 4.05
09-10-17 16:00 15.01 7.37 4.43 4.10 4.11
09-10-17 17:00 15.50 7.47 4.43 4.10 4.11
09-10-17 18:00 15.91 7.56 4.43 4.09 4.10
09-10-17 19:00 16.19 7.64 4.42 4.09 4.10
09-10-17 20:00 16.45 16.67 5.14 3.30 3.33
09-10-17 21:00 17.05 20.69 5.86 3.00 3.00
09-10-17 22:00 18.20 21.89 5.99 2.99 2.99
09-10-17 23:00 19.51 22.71 6.01 2.98 2.99
10-10-17 0:00 20.62 23.44 6.01 2.98 2.98
10-10-17 1:00 21.37 24.10 6.00 2.97 2.97
10-10-17 2:00 21.69 12.55 5.20 3.51 3.49
10-10-17 3:00 21.40 8.29 4.41 3.78 3.78
10-10-17 4:00 20.36 7.87 4.25 3.81 3.82
10-10-17 5:00 19.05 7.87 4.21 3.81 3.82
10-10-17 6:00 17.89 7.89 4.20 3.81 3.82
10-10-17 7:00 17.09 7.91 4.19 3.80 3.81
10-10-17 8:00 16.78 27.82 5.44 3.25 3.29
10-10-17 9:00 17.34 35.81 6.66 3.00 3.01
10-10-17 10:00 19.01 37.40 6.89 2.99 2.99
10-10-17 11:00 21.07 38.24 6.93 2.99 3.06
10-10-17 12:00 22.87 38.94 6.93 2.98 3.14
10-10-17 13:00 24.09 39.57 6.92 2.97 3.06
10-10-17 14:00 24.97 61.06 8.07 8.55 8.41
10-10-17 15:00 26.23 69.94 9.19 11.48 11.43
10-10-17 16:00 28.24 72.00 9.41 11.85 11.82
10-10-17 17:00 30.43 73.17 9.44 11.90 11.86
10-10-17 18:00 33.76 74.12 41.97 11.89 11.86
10-10-17 19:00 53.93 74.95 103.80 66.56 69.07
10-10-17 20:00 105.76 33.62 74.95 53.83 56.67
10-10-17 21:00 162.05 18.52 35.72 9.41 10.04
10-10-17 22:00 182.49 16.99 28.00 3.77 3.86
10-10-17 23:00 172.29 16.90 26.44 3.00 3.00
11-10-17 0:00 147.17 16.92 26.19 2.99 3.00
11-10-17 1:00 127.96 16.94 26.19 2.99 3.02
11-10-17 2:00 116.34 10.56 19.76 9.76 11.52
11-10-17 3:00 104.81 8.24 13.44 15.46 16.52
11-10-17 4:00 90.77 8.00 12.20 16.22 16.75
45
Q_MC42428 Q_MC18956 Q_MC14392 Q_MC13939 Q_MC8141
Thời gian
(m3/s) (m3/s) (m3/s) (m3/s) (m3/s)
11-10-17 5:00 76.64 7.98 11.96 16.32 16.54
11-10-17 6:00 65.20 7.98 11.92 16.33 16.48
11-10-17 7:00 57.48 7.98 11.92 16.33 16.39
11-10-17 8:00 54.91 22.40 26.36 7.98 8.22
11-10-17 9:00 62.19 27.68 40.56 3.57 3.62
11-10-17 10:00 82.05 28.27 43.34 3.00 3.03
11-10-17 11:00 106.20 28.36 43.87 2.99 3.32
11-10-17 12:00 127.28 28.42 43.95 2.99 4.17
11-10-17 13:00 141.72 28.47 43.94 2.98 4.80
11-10-17 14:00 156.70 72.42 87.22 116.00 114.76
11-10-17 15:00 192.87 88.79 129.75 176.22 176.08
11-10-17 16:00 261.51 90.89 138.09 183.93 183.92
11-10-17 17:00 340.02 91.43 139.68 184.87 184.88
11-10-17 18:00 407.08 91.81 139.93 184.86 184.87
11-10-17 19:00 452.52 92.15 139.93 184.86 184.87
11-10-17 20:00 471.17 29.84 79.83 71.38 74.51
11-10-17 21:00 446.08 7.18 20.77 11.52 12.26
11-10-17 22:00 366.49 4.85 9.18 3.86 3.94
11-10-17 23:00 267.42 4.69 6.97 3.00 3.00
12-10-17 0:00 180.46 4.68 6.60 2.99 2.99
12-10-17 1:00 121.24 4.67 6.60 2.99 2.99
12-10-17 2:00 85.50 3.63 5.59 4.05 4.10
12-10-17 3:00 62.09 3.24 4.60 4.89 4.90
12-10-17 4:00 46.38 3.20 4.40 5.00 5.00
12-10-17 5:00 35.64 3.19 4.35 5.01 5.01
12-10-17 6:00 28.46 3.18 4.34 5.00 5.01
12-10-17 7:00 23.73 3.18 4.34 5.00 5.00
12-10-17 8:00 20.73 3.05 4.21 3.71 3.75
12-10-17 9:00 18.76 3.00 4.09 3.03 3.04

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đăng Giáp &nnk (2013). Ứng dụng mô hình Mike 11 tính toán sự biến
đổi chế độ thủy văn thủy lực hạ du khi vận hành hệ thống hồ chứa thượng nguồn. Kỷ
yếu Hội nghị KHCN toàn quốc lần thứ II- Chương trình KHCN cấp Nhà nước KC08,
Thanh Hóa, 2013.
[2]. Nguyễn Đính, Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Đình Thành (2013) với đề tài : “ Ứng
dựng mô hình HEC-HMS và HEC-RAS nghiên cứu mô phỏng dòng chảy lũ lưu vực
sông Hương” Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy Lợi & Môi Trường số 42
[3]. HEC (Hydrologic Engineering Center) (2000) HEC HMS Technical reference
Manual
[4]. HEC (Hydrologic Engineering Center) (2016) Hydrologic Modeling System HEC-
HMS User’s Manual Version 4.2
[5]. Lê Thế Cường &nnk (2020). “Ứng dụng công nghệ thiết lập hệ thống cảnh báo lũ
sớm và ứng phó lũ lớn, lũ khẩn cấp lưu vực sông Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh”.

47

You might also like