You are on page 1of 67

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CƠ KHÍ
----------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CƠ ĐIỆN TỬ


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG
BƠM ROOTS 3 THÙY XOẮN

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Ngọc Tiến

Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Văn Hạnh 2020601877

Nguyễn Xuân Quân 2020601592

Hoàng Hồng Quang 2020600122

Đào Trọng Quý 2020600403

Lớp: ME6052.2

Hà Nội-2023
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................................................................1

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................5

LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................6

1 Đặt vấn đề ........................................................................................................6

2 Mục đích nghiên cứu .......................................................................................6

3 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................6

4 Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................6

5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BƠM ROOTS ....................................................8

1.1 Giới thiệu về bơm Roots ...............................................................................8

1.2 Đặc điểm, cấu tạo và Nguyên lý hoạt động ..................................................8

1.2.1 Đặc điểm của máy bơm roots: ...............................................................8

1.2.2 Cấu tạo ...................................................................................................9

1.2.3 Nguyên lý hoạt động ............................................................................11

1.3 Phân loại bơm Roots ...................................................................................13

1.4 Một số ưu nhược điểm bơm Roots .............................................................15

1.5 Ứng dụng của bơm Roots ...........................................................................15

1.5.1 Ứng dụng làm bơm ..............................................................................15

1.5.2 Ứng dụng làm quạt ..............................................................................17

1.5.3 Các phát minh sáng chế về bơm Roots ................................................20

1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.................................................21

1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................21

1.6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................21

1.7 Kết luận chương 1 .......................................................................................23

1
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM ROOTS .......................................24

2.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................24

Ảnh hưởng của số thùy .................................................................................24

Hiệu suất thể tích ..........................................................................................25

Sự thay đổi áp suất của bơm thùy .................................................................26

2.2 Nguyên lý cấu tạo .......................................................................................27

2.3 Xây dựng mô hình toán học........................................................................29

2.3.1 Nguyên lý hình thành biên dạng ..........................................................29

2.3.2 Phương trình chia lưới .........................................................................31

2.3.3 Mô hình toán học chân rotor ................................................................31

2.4 Ví dụ áp dụng ..............................................................................................32

2.4.1 Xây dựng bảng thông số thiết kế .........................................................32

2.4.2 Ví dụ áp dụng.......................................................................................35

2.5 Tổng kết chương 2 ......................................................................................38

CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG SỐ BƠM ROOTS 3 THÙY XOẮN.........................39

3.1 Giới thiệu về mô đun CFX của ansys .........................................................39

3.1.1 Các tính năng của mô đun CFX ...........................................................39

3.1.2 Cấu trúc cơ bản ....................................................................................40

3.1.3 Các bước mô phỏng ANSYS ...............................................................42

3.2 Cơ sở toán học ............................................................................................42

3.3 Kết quả mô phỏng .......................................................................................44

3.4 Khảo sát đặc tính lưu lượng của hệ số  theo góc quay .............................60

3. Kết luận chương 3 .........................................................................................64

KẾT LUẬN...........................................................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................66

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1. 1 Một số mẫu bơm Roots ...........................................................................8
Hình 1. 2 Cấu tạo bơm Roots [1] ............................................................................9
Hình 1. 3 Nguyên lý hoạt động của bơm 2 thùy ...................................................12
Hình 1. 4 Quá trình quay các cánh của bơm ở 1 vài góc khác nhau ....................12
Hình 1. 5 Nguyên lý hoạt động của bơm 3 thùy ...................................................13
Hình 1. 6 Phân loại bơm Roots theo số răng rotor ...............................................14
Hình 1. 7 Sơ đồ vận chuyển nguyên liệu thô dạng hạt .........................................16
Hình 1. 8 Sơ đồ ứng dụng trong ngành công nghệ sạch .......................................16
Hình 1. 9 Sơ đồ ứng dụng vận chuyển .................................................................17
Hình 1. 10 Ứng dụng bơm Roots trong xử lý nước ..............................................18
Hình 1. 11 Ứng dụng trong sản xuất đồ uống.......................................................18
Hình 1. 12 Ứng dụng trong xử lý chân không ......................................................19
Hình 1. 13 Ứng dụng trong kiểm tra và đóng gói .................................................19
Hình 1. 14 Ứng dụng trong trong công nghiệp .....................................................20
Hình 1. 15 loại bơm Roots cải tiến biên dạng roto là đường cycloid [3] .............20
Hình 1. 16 loại bơm Roots giảm thiểu rò rỉ, dao động khí [4] .............................21

Hình 2. 1 Lưu lượng 3 cánh xoắn ở tốc độ 1500vg/ph .........................................25


Hình 2. 2 Hiệu suất thể tích bơm 2 thùy và bơm 3 thùy biên dạng khác nhau .....26
Hình 2. 3 Áp suất bơm 3 thùy xoắn ở tốc độ 1500 vg/ph .....................................26
Hình 2. 4 Cấu tạo Bơm Roots ...............................................................................27
Hình 2. 5 Mô tả mặt cắt ngang của bơm ...............................................................28
Hình 2. 6 Nguyên lý hình thành biên dạng đỉnh rotor ..........................................29
Hình 2. 7 Hệ tọa độ ...............................................................................................30
Hình 2. 8 Thông số cố định của rotor ...................................................................32
Hình 2. 9 Kích thước bên dạng rotor với mỗi hệ số λ [0.5;1] ..............................33
Hình 2. 10 Thông số thiết kế stator .......................................................................34

3
Hình 2. 11 Mô hình 2D của rotor .........................................................................36
Hình 2. 12 Mô hình 2D của stator ........................................................................36
Hình 2. 13 Mô hình rotor trong không gian..........................................................37
Hình 2. 14 Mô hình stator trong không gian ........................................................37
Hình 2. 15 Mô hình bơm Roots trong không gian ................................................38

Hình 3. 1 Cấu trúc cơ bản của một bài toán trong ANSYS ..................................41
Hình 3. 2 Các bước cơ bản của mô phỏng ANSYS..............................................42
Hình 3. 3 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.5 ....................................44
Hình 3. 4 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.6 ....................................44
Hình 3. 5 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.7 ....................................45
Hình 3. 6 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.8 ....................................45
Hình 3. 7 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.9 ....................................46
Hình 3. 8 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =1 .......................................46
Hình 3. 9 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.5 ........................................47
Hình 3. 10 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.6 ......................................47
Hình 3. 11 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.7 ......................................48
Hình 3. 12 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.8 ......................................48
Hình 3. 13 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.9 ......................................49
Hình 3. 14 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =1 .........................................49

Hình 3. 15 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.5 ...............................................50

Hình 3. 16 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.6 ...............................................50

Hình 3. 17 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.7 ...............................................51

Hình 3. 18 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.8 ...............................................51

Hình 3. 19 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.9 ...............................................52

Hình 3. 20 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =1 ..................................................52

Hình 3. 21 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.5 ....................................53

Hình 3. 22 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.6 ....................................54
4
Hình 3. 23 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.7 ....................................54

Hình 3. 24 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.8 ....................................55

Hình 3. 25 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.9 ....................................55

Hình 3. 26 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =1 .......................................56

Hình 3. 27 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.5 .......................................57

Hình 3. 28 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.6 .......................................57

Hình 3. 29 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.7 .......................................58

Hình 3. 30 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.8 .......................................58

Hình 3. 31 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.9 .......................................59

Hình 3. 32 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =1 ..........................................59

Hình 3. 33 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.5 .........................................61

Hình 3. 34 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.6 .........................................61

Hình 3. 35 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.7 .........................................62

Hình 3. 36 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.8 .........................................62

Hình 3. 37 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.9 .........................................63

Hình 3. 38 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =1 ............................................63

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2. 1 Thông số biên dạng rotor bơm Roots ...................................................33
Bảng 2. 2 Thông số biên dạng stator bơm Roots ..................................................35
Bảng 3. 1 Bảng giá trị lưu lượng trung bình .........................................................60

5
LỜI NÓI ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Bơm Roots được biết đến thông qua các tài liệu nguyên lý máy của Nga từ năm
1960 , ở Việt Nam trong những năm 70 và những tài liệu bài báo liên quan đến bơm
thủy lực thể tích .Mặc dù loại bơm này sử dụng rất nhiều chi tiết nhưng đa số là thiết bị
nhập từ nước ngoài về. Các cơ sở về biên dạng bơm còn hạn chế, nguyên nhân do chưa
đưa ra được biên dạng thiết kế vì nó quá phức tạp và khó chế tạo. Ngoài ra do đặc điểm
ăn khớp dẫn đến loại bơm đòi hỏi độ chính xác cao vì vậy mà ở Việt Nam chưa được
sản xuất nhiều. Tuy nhiên với công nghệ gia công hiện đại có độ chính xác cao lên có
thể chế tạo được. Về đặc điểm thì bơm có nhiều mặt vượt trội hơn so với 1 số loại bơm
thủy lực khác. Từ đó nhóm đã chế tạo biên dạng cánh bơm và mô phỏng lưu lượng cho
thấy tốc độ của loại bơm này nhanh hơn các loại bơm thủy lực thông thường khác.Mục
đích nhằm làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất bơm Roots.
2 Mục đích nghiên cứu
+ Tìm hiểu, tổng hợp, biên tập tài liệu tham khảo về bơm Roots trong nước và
ngoài nước về bơm Roots.
+ Thiết lập các biểu thức thiết kế biên dạng cho trước.
+ Nghiên cứu, khảo sát đặc tính dòng chảy của một loại bơm Roots mới bằng
phương pháp số ở đây cụ thể là mô đun CFX của phần mềm Ansys.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bằng phương pháp số phân tích, lựa chọn phương
án thiết kế tối ưu.
3 Phạm vi nghiên cứu
+ Động học, thiết lập phương trình biên dạng thùy bơm.
+ Nghiên cứu lưu lượng, áp suất, trường áp suất, trường vector và đường dòng của
một loại bơm Roots mới bằng phương pháp tính toán mô phỏng số.
4 Ý nghĩa thực tiễn
+ Thiết lập các công thức xác định bộ thông số kích thước thiết kế theo lưu lượng.
+ Thiết lập các thông số kích thước để khi mô phỏng làm giảm chi phí khi gia công
trực tiếp giúp tăng năng suất.
+Dự tính được các đặc tính hoạt động của bơm trước khi sản xuất.
6
5 Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về bánh răng. Chủ yếu là bánh răng ăn khớp
ngoài lăn không trượt. Dựa trên cơ sở đó nhóm tiến hành thiết lập phương trình biên
dạng và công thức tính toán lưu lượng và áp suất của bơm. Để từ đó so sánh kết quả dựa
trên lý thuyết so với mô phỏng.
+Nội dụng nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1 : Tổng quan Bơm Roots
Chương này giới thiệu tổng quan về 1 số loại bơm Roots trong thực tiễn. Tiếp đó
trình bày đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm Roots.Phân loại và ứng
dụng của 1 số loại bơm Roots và ưu nhược điểm của chúng. Ngoài ra còn tham khảo
tìm hiểu về tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
Chương 2 : Tính toán thiết kế Bơm roots
Chương này đã trình về cách xây dựng mô hình toán học của biên dạng bơm cùng
với 1 vài ví dụ chứng minh để đưa ra phương án nghiên cứu phù hợp.
Chương 3 : Mô phỏng số bơm roots 3 thùy xoắn
Chương này giới thiệu về cách mô phỏng số để từ đó đưa ra nhận xét về các đặc
tính của bơm: lưu lượng, áp suất. Ngoài ra đánh giá về các dòng áp suất ,dòng vector
và đường dòng để từ đó đưa ra phương án thiết kế phù hợp.
Kết luận
Tổng kết và đánh giá các kết quả đã làm được ở chương 1,2 và 3

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BƠM ROOTS
1.1 Giới thiệu về bơm Roots
Máy bơm chân không Roots (gọi tắt là máy bơm roots) là loại không có trong vòng
quay của máy bơm chân không loại điện dung nén biến đổi. Ngoài ra có rễ hệ thống
chân không vòng chất lỏng và hệ thống chân không piston rễ, máy bơm chân không rễ
là công dụng của hai hình số 8 rotor quay trong vỏ máy bơm và hút và xả. Nguyên lý và
quạt thổi khí tương tự nhau. Do hoạt động ở dải áp suất thấp, mức độ tự do của các phân
tử khí lớn hơn, sự rò rỉ khí qua kháng vết nứt nhỏ là rất lớn, do đó có thể đạt được tỷ số
nén cao hơn, có thể được sử dụng như một máy bơm chân không tăng áp; Nhưng nó
không thể tách khí trực tiếp vào khí quyển, mức cần và dòng máy bơm chân không trước
đây, khí được bơm qua mức trước máy bơm chân không vào bầu khí quyển.

Hình 1. 1 Một số mẫu bơm Roots

1.2 Đặc điểm, cấu tạo và Nguyên lý hoạt động


1.2.1 Đặc điểm của máy bơm roots:
1. Rotor và khoang máy bơm, giữa rotor và rotor có một khe hở nhất định, tiếp xúc
với nhau, không cần dầu bôi trơn.
2. Rotor có đối xứng hình học tốt, có thể cải thiện tốc độ, do đó chúng có thể tạo
ra cấu trúc nhỏ gọn của máy bơm tốc độ bơm lớn.
3. Độ rung ít khi máy bơm làm việc, khối lượng lớn, hệ số sử dụng công suất = 0,5
trở lên.

8
4. Trong buồng bơm không giống như bơm chân không cơ khí nén xảy ra, vì vậy
nó không cần phải thông hơi và do đó, bơm hơi ngưng tụ.
5. Khởi động nhanh, có thể đạt được chân không giới hạn trong thời gian ngắn.
Công suất nhỏ, chi phí bảo trì vận hành thấp. Bơm rễ ở dải áp suất rộng (1000 pa ~ 1
pa) có tốc độ bơm lớn, có thể nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn lượng khí thoát ra đột ngột,
bù cho phớt dầu bơm khuếch tán và tốc độ bơm bơm cơ khí khi bơm 1000 pa ~ 1 (pa)
là những khuyết tật nhỏ nên thích hợp nhất để làm máy bơm tăng áp.
Bơm chân không roots trong điều kiện áp suất đầu vào rất thấp, vì tốc độ rotor cao,
vận tốc thẳng gần với chuyển động nhiệt của các phân tử trên bề mặt tốc độ rotor, khi
va chạm vào rotor các phân tử khí bị đẩy tới rotor áp suất cao của lỗ thông hơi, được
bơm ra trước. Đây là nguyên tắc của máy bơm chân không gốc phân tử.
1.2.2 Cấu tạo
Các loại bơm thổi khí kiểu Roots hiện nay đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực công nghiệp của Việt Nam. Các loại bơm này do rất nhiều hãng chế tạo và cung cấp
cho thị trường nước ta. Tuy hình dáng, cấu tạo bên ngoài của loại bơm này giữa các 6
hãng sản xuất có nhiều khác nhau, song về cấu tạo tổng thể giữa các hãng đều có những
điểm chung sau:

Hình 1. 2 Cấu tạo bơm Roots [1]

9
1. Vỏ, Thân của bơm Roots
Thân bơm thổi khí là một trong những chi tiết quan trọng bậc nhất của bơm, chúng
làm nhiệm vụ bao bọc toàn bộ phần rotor của bơm. Buồng thân bơm kết hợp với các
rotor để tạo ra các khoang (buồng) làm việc của bơm, như buồng hút, buồng nén, buồng
đẩy. Ngoài ra thân bơm dùng để gá đặt các chi tiết khác, nên thân bơm được gia công
cực kỳ chính xác.
2. Rotor và trục của bơm Roots
Rotor bơm thổi khí là chi tiết chuyển động, trực tiếp tạo ra áp suất làm việc của
bơm, giữa các cặp cánh bơm khi ăn khớp với nhau phải đảm bảo thông số khe hở thiết
kế rất nhỏ tại mọi vị trí làm việc của rotor. Các chỉ tiêu kỹ thuật làm việc của bơm như
công suất, hiệu suất, áp suất, lưu lượng, tiếng ồn, rung động ... đều phụ thuộc rất lớn vào
thông số khe hở, kích thước, và chất lượng chế tạo của cặp rotor này. Có ba loại biên
dạng rotor bơm Roots cơ bản: loại rotor bơm Roots có hai rotor, loại có ba rotor, loại
rotor có dạng hình xoắn. Hai kiểu rotor ban đầu là được sử dụng phổ biến hơn. Tùy vào
từng hãng sản xuất, kích thước rotor mà trục có thể được chế tạo liền với rotor, hoặc
được chế tạo riêng biệt sau đó lắp ghép với rotor.
3. Cặp bánh răng dẫn động cho rotor của Bơm thổi Roots
Cặp bánh răng có vai trò quan trọng trong dẫn động rotor, mọi thay đổi của cặp
bánh răng này đều ngay lập tức ảnh hưởng tới hoạt động của bơm. Những hiện tượng
gẫy răng, hỏng răng, kẹt răng sẽ gây ra hiện tượng hư hỏng nghiêm trọng cho cặp rotor
và toàn bộ các chi tiết khác của loại bơm này. Do vậy cặp bánh răng này được chế tạo
với độ chính xác cao, được xử lý nhiệt bề mặt đảm bảo độ mài mòn, và cơ tính của răng.
Thông qua cặp bánh răng này mà hai rotor của bơm thổi khí Roots blower ăn khớp được
với nhau mà không xẩy ra hiện tượng va đập trong quá trình chuyển động. Để đảm bảo
an toàn cho bơm thì thông số mòn của cặp bánh răng được theo dõi, đánh giá định kỳ,
và sẽ được thay mới nếu chúng mòn quá giới hạn cho phép ghi trong tài liệu kỹ thuật
đính kèm theo máy.
4. Đĩa văng dầu
Đĩa văng dầu làm nhiệm vụ vợt dầu lên tưới vào vòng bi, ở các Bơm nhỏ thì thường
không có địa văng dầu vì lúc này bánh răng sẽ kiêm luôn nhiệm vụ này.

10
5. Vòng bi
Là chi tiết Bơm rất quan trọng nhờ vào những đặc điểm ưu việt của nó. Vậy nên
vòng bi gần như được coi như trái tim của thiết bị bơm móc. Vòng bi có 4 chức năng
chính như sau: Chịu lực, chịu tải, giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động xoay, hỗ
trợ xoay cho các bộ phận của Bơm tức là truyền chuyển động và định vị trục, định vị
chi tiết quay.
6. Vòng phớt chắn dầu
Các phớt này làm nhiệm vụ ngăn không cho dầu chẩy ra ngoài theo đường dọc
trục, thông thường trong quá trình tháo bơm ra để bảo dưỡng các phớt chắn dầu rất dễ
bị hỏng. Cần lưu ý với loại phớt này là phần lưỡi làm việc của phớt rất mỏng, trong quá
trình lắp phải hết sức khéo léo, hoặc tốt hơn hết nên có đồ gá lắp để đảm bảo an toàn
cho phớt. Khí mua phớt để thay thế phải là loại phớt chịu nhiệt tùy vào từng loại bơm
mà nhiệt độ của nó có thể lên tới 130oC.
7. Vòng xéc măng
Vòng xéc măng có nhiệm vụ làm kín buồng xylanh bơm tại vị trí cổ trục, ngăn
không cho chất lỏng trong buồng bơm thoát ra ngoài. Lưu ý các vành xéc măng này rất
dễ bị gẫy do vậy cần có đồ gá và phương án lắp ghép hợp lý, để tránh gây ra những hư
hỏng không đáng có.
1.2.3 Nguyên lý hoạt động
Máy nén khí kiểu root không tạo ra áp suất khí nén theo nguyên lý thay đổi thể
tích mà đó là kiểu nén dòng phía sau dựa vào chuyển động ngược nhau của 2 cam (bánh
công tác) như hình vẽ. Hai cam bánh công tác này có chức năng dùng để hút và chuyển
đổi dòng khí nén do đó chúng cần được đặt theo hướng ngược chiều nhau và 2 trục có
hướng song song với nhau. Do đó, khi rotor quay được một vòng thì vẫn chưa tạo áp
suất trong buồng đẩy, chỉ cho đến khi rotor quay tiếp đến vòng thứ 2 thì dòng lưu lượng
mới sẽ được đẩy vào hòa cùng dòng lưu lượng ban đầu và rồi cuối cùng mới được đẩy
vào buồng đẩy. Với nguyên tắc hoạt động này, tiếng ồn khi chạy của máy nén khí kiểu
root sẽ tăng lên.

11
Hình 1. 3 Nguyên lý hoạt động của bơm 2 thùy
Để giúp máy nén khí kiểu root giảm thiểu sự tổn thất về năng lượng và đảm bảo
hiệu suất làm việc luôn ổn định và bền lâu, các cam được thiết kế không chạm lẫn nhau
và khoảng hở giữa vỏ và cam phải nhỏ; khoảng hở này sẽ được duy trì tại tất cả các vị
trí quay của cánh quạt. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, các khoảng hở này dần
dần thay đổi và lớn hơn mức cho phép, dẫn đến thiết bị hoạt động không còn đảm bảo
đúng thông số làm việc.
Để minh họa cho nguyên lý hoạt động trên Hình 1.4 là vị trí các cánh bơm thể hiện
qua quá trình hút và nén khi trục chính của bơm quay ở các vị trí khác nhau :

Hình 1. 4 Quá trình quay các cánh của bơm ở 1 vài góc khác nhau

12
Đặc biệt, khi thay đổi cách bố trí cửa vào, ra của bơm hay cách ghép nối các bơm
với nhau ta được như sau :
+ Nếu cửa vào lắp vào 1 bình kín sẽ tạo ra máy hút chân không.
+ Nếu cửa ra được nối với ống sục xuống nước thì gọi là máy sục khí.
+ Khi kết hợp nhiều bơm với nhau có thể tạo thành máy trộn cho các loại nguyên
liệu ở dạng lỏng đươc đưa vào từ cửa vào.
Loại bơm roots 3 thùy dựa trên nguyên lý hoạt động cửa bơm roots 2 thùy. Máy
thổi khí dạng dịch chuyển một lượng không khí cố định theo tỉ lệ với tốc độ vòng quay
của nó. Rotor cấu tạo dạng 3 thùy, hai rotor này sẽ làm 3 chu kỳ hút và xả không khí
trong mỗi vòng quay. Bởi vì lượng không khí sẽ ít va chạm vào 2 thùy, ít có sự biến đổi
tải trọng, do đó tiếng ồn và độ rung động sẽ rất nhỏ. Trong khi 2 rotor loại 3 thùy được
gắn trên 2 trục song song duy trì một khe hở rất nhỏ giữa rotor và các bề mặt
bên trong vỏ của buồng chứa khí hoạt động và các thành phần khác. Chúng được dịch
chuyển bởi các bánh răng di chuyển lượng không khí nhất định khép kín bởi vỏ buồng
chứa khí và rotor từ đầu hút đến đầu xả khí. Máy thổi khí không có dầu bôi trơn phía
bên trong. Thiết kế đơn giản, sử dụng dễ dàng, hiệu suất ổn định và được ứng dụng rất
nhiều vào các trong thực tiễn.

Hình 1. 5 Nguyên lý hoạt động của bơm 3 thùy


1.3 Phân loại bơm Roots
Trong quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau gắn liền với sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sự phát triển của nền sản xuất
công nghiệp mà loại quạt này đã có nhiều cải tiến để hình thành những biến thể khác
nhau phù hợp với các kịch bản ứng dụng của thực tiễn. Tuy nhiên, có thể phân loại theo
các đặc điểm sau:

13
Hình 1. 6 Phân loại bơm Roots theo số răng rotor
- Phân loại theo số răng rotor của quạt:
Theo đặc điểm này quạt thường được chia thành hai loại:
+ Loại rotor chỉ có hai răng thì được gọi là quạt thổi Roots gắn liền với tên người
phát minh ra quạt (hình 1.6a).
+ Loại rotor có số răng lớn hơn hai thì được gọi là quạt thổi Lobe (hình 1.6b).
- Phân loại theo cấu tạo rotor:
Theo đặc điểm này cũng được chia thành hai loại đó là:
(a) Loại rotor răng thẳng dạng trụ.
(b) Loại rotor răng xoắn kiểu trục vít.
Trong đó, loại rotor dạng trụ thường là các loại quạt thổi có lưu lượng lớn và áp
suất thấp và có dao động lưu lượng lớn, còn quạt thổi rotor dạng xoắn trục vít thường là
quạt có lưu lượng nhỏ hơn và áp suất lớn hơn.
- Phân loại theo nguyên lý dẫn động:
Đối với phương pháp phân loại này thì lại được chia thành hai loại:
(a) Loại dẫn động truyền thống bằng cặp bánh răng trụ tròn có tỷ số truyền 1:1,
cho đến nay hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như quạt đã được sản
xuất thương mại đều theo nguyên lý này.
(b) Loại dẫn động bằng cặp bánh răng có tỷ số truyền thay đổi.
- Phân loại bơm Roots theo số răng rotor
(a) z = 2
(b) z = 3
14
Đây là loại quạt mới được đề xuất trong những năm gần đây, do đó nghiên cứu
về loại quạt này còn rất ít và hầu như không có.
1.4 Một số ưu nhược điểm bơm Roots

• Ưu điểm:
Bơm Roots ứng dụng trong các ngành công nghiệp cũng như đời sống dân sinh
với những ưu điểm nổi bật sau:
+ Cấu tạo 2 nửa nên tháo gỡ và kiểm tra vỏ dễ dàng làm cho việc sửa chữa bảo
dưỡng bơm dễ dàng hơn.
+ Có thể đạt áp suất 0.1 Pa.
+ Không sử dụng các chất bôi trơn nội bộ, không có dòng chảy ngược của dầu
chân không cao, để có được một chân không sạch sẽ.
+ Giảm thời gian hoạt động cho các bơm sơ cấp, tăng độ chân không.
+ Có thể hoạt động liên tục lâu dài, nó rất dễ dàng để duy trì.
+ Có thể thu hồi khí ngưng tụ.
+ Có một cấu trúc đơn giản, độ bền là cao.

• Nhược điểm:
+ Áp suất và lưu lượng bơm phụ thuộc vào độ chính xác chế tạo của bơm.
+ Các chi tiết hao mòn ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất bơm.
+Độ rung và tiếng ồn lớn hơn các loại máy thủy lực khác.
+ Không chạy thô được.
+ Chi phí thay thế đắt.
1.5 Ứng dụng của bơm Roots
1.5.1 Ứng dụng làm bơm
Với những ưu điểm nổi trội, bơm Roots được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất
công nghiệp như trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, ngành môi trường v.v...
Ngoài ra, bơm Roots còn được sử dụng nhiều trong các hoạt động của đời sống
con người sử dụng trong các nông trại, hút chất thải trong bể biogas v.v... Dưới đây là
một số ứng dụng cụ thể của bơm Roots vào các hoạt động sản xuất công nghiệp. Ứng
dụng trong vận chuyển nguyên liệu bơm được sử dụng để vận chuyển khí nén của các

15
nguyên liệu thô dạng hạt như vinylclorua và polyetylen. Phương pháp chân không cũng
sẽ hoạt động ở đây.

Hình 1. 7 Sơ đồ vận chuyển nguyên liệu thô dạng hạt


Trong khử trùng và chưng cất quá trình này chất lỏng được tạo ra đậm đặc hơn do
bay hơi, hoặc hơi được tạo ra được đông lại và trở lại trạng thái lỏng.Trong vận chuyển
vật liệu bằng bơm chân không rất phù hợp với vật liệu nặng làm bằng tấm thép và vật
liệu dễ vỡ dễ vỡ như thủy tinh. Tiết kiệm năng lượng được thúc đẩy bằng cách loại bỏ
các hoạt động cắt.

Hình 1. 8 Sơ đồ ứng dụng trong ngành công nghệ sạch


Trong vận chuyển thực phẩm bơm được sử dụng trong vận chuyển gạo, lúa mỳ,
lượng thực…Trong sử lý nền đất bơm được sử dụng trong khử nhiễm đất và nước ngầm.
Trong thu hồi khí đốt bơm được sử dụng trong quá trình khử lưu huỳnh khí đốt ở nhiệt
độ cao và khí thải.

16
Hình 1. 9 Sơ đồ ứng dụng vận chuyển
1.5.2 Ứng dụng làm quạt
a) Ứng dụng trong hệ thống thổi khí của các nhà máy nhiệt điện
Quạt Roots được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy nhiệt điện với chức năng
thổi không khí vào buồng đốt tạo khí cháy.
b) Ứng dụng trong ngành công nghiệp in
Trong công nghiệp in quạt hút chân không đóng vai trò quan trọng trong quá trình
in. Có thể nói nếu không có chân không thì không thể thực hiện quá trình in. Trong quá
trình in quạt hút chân không đóng vai trò giữ, gắp, gấp các tờ giấy in để thực hiện các
công đoạn khác nhau. Ngoài ra quạt chân không có ứng dụng làm khô mực sau khi in
và vận chuyển các tờ giấy. Trong ngành in thì quạt hút chân không sử dụng là loại vừa
hút vừa thổi và độ chân không trung bình. Trong quy trình in không nhất thiết mỗi quy
trình thì sử dụng một máy quạt hút chân không. Trong công nghệ hiện đại ngày nay thì
tất cả các quá trình in sử dụng chung một hệ thống chân không. Hệ thống này được giám
sát và điều khiển thông qua trạm điều khiển. Việc sử dụng hệ thống chân không này
nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của dây chuyền liên tục. khi một quạt có gặp sự cố
thì cũng không ảnh hưởng đến cả quá trình làm việc.
c) Ứng dụng trong các hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp
Trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy thì quạt hút chân không đóng vai trò rất
quan trọng trong việc hình thành ra tờ giấy thô. Trong ngành sản xuất giấy loại quạt hút
chân không với đặc điểm có lưu lượng lớn, làm kín, làm mát bằng nước tận dụng được
đường nước của nhà máy, chịu được môi trường hóa chất. Trong dây chuyền sản xuất
nước ép trái cây, quạt Roots hoạt động liên tục ở nhiệt độ 8o C tạo ra dòng chảy với lưu
lượng 20 m3 /h và áp suất ổn định ở mức 2 bar.

17
d) Ứng dụng trong xử lý nước
Trong xử lý nước, quạt khí kiểu Roots là giải pháp không thể thiếu để sục khí bể
tự hoại tại các khu dân cư, nhà máy, trường học, bệnh viện và các cơ sở khác. Các loại
máy thổi đa dạng, cả lớn và nhỏ gọn, có sẵn để sử dụng trong nhiều cài đặt, bao gồm cả
các tình huống đứng tự do và ngập nước. Trong xử lý nước sạch máy thổi được sử dụng
để lọc nước và khuấy động xả cặn tại các nhà máy xử lý nước.

Hình 1. 10 Ứng dụng bơm Roots trong xử lý nước


e) Ứng dụng trong sản xuất nước uống
Ở đây, quạt được sử dụng để thổi bay những giọt nước bám trên bề mặt lon, chai,
đầu máy, v.v. Máy thổi khí cũng được sử dụng như một luồng không khí làm mát hoặc
làm khô.

Hình 1. 11 Ứng dụng trong sản xuất đồ uống


f) Trong hút ẩm chân không
Các dung môi hữu cơ như Freon và trichloroethanes không thể được sử dụng trong
các quy trình làm sạch hơi nước vì nguy cơ chúng gây ra cho tầng ozone. Tẩy dầu mỡ
hiện nay thường được thực hiện bằng cách sử dụng hydrocarbon xanh hơn hoặc dung

18
môi gốc nước, và quạt chân không loại nhiều bánh răng, giai đoạn được sử dụng để làm
khô các bộ phận sau khi rửa.
g) Trong chưng cất chân không
Chưng cất chân không có thể tách các chất hỗn hợp thành các thành phần của
chúng ở nhiệt độ thấp. Máy quạt chân không loại Roots được sử dụng rộng rãi trong các
thiết bị sản xuất thực phẩm, dược phẩm, vitamin, v.v
Trong đóng gói chân không Máy quạt chân không loại khô không dầu là phổ biến
trong các quy trình đóng gói chân không cho rau, thịt và các mặt hàng thực phẩm tươi
sống khác. Quạt chân không loại Roots cũng được sử dụng để đóng gói các bộ phận
chính xác, các bộ phận chống oxy hóa và các mặt hàng khác.

Hình 1. 12 Ứng dụng trong xử lý chân không


Trong kiểm tra rò rỉ: được sử dụng trong thử nghiệm độ kín khít. Trong đóng gói
thực phẩm: Đóng gói chân không giữ cho thực phẩm như thịt và rau tươi. Trong bảo
quản đông lạnh: Độ tươi và chất lượng của rau và các thực phẩm khác cũng có thể được
bảo quản bằng cách đông lạnh. Thực phẩm trong bể trong điều kiện chân không.

Hình 1. 13 Ứng dụng trong kiểm tra và đóng gói


Trong gia công: Sử dụng để để đẩy chí tiết ra hỏi sản phẩm. Trong công nghiệp
sấy: Sử dụng sau công đoạn rửa dùng để làm khô sản phẩm. Trong sử lý lên men: quạt
được sử dụng với chứng trộn nhằm tăng quá trình lên men.

19
Hình 1. 14 Ứng dụng trong trong công nghiệp

1.5.3 Các phát minh sáng chế về bơm Roots


Tác giả Wales L. Palmer and Israel W. Knox. Số phát minh sáng chế US166295A
(1875) [3]. Được cấp bởi sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ. Đã sáng chế loại bơm Roots cải tiến
với rotor hình thành bởi đường cycloid (đỉnh rotor là đường epicycloid, chân rotor là
đường hypocycloid). Dưới đây là hình ảnh thiết kế biên dạng rotor của sáng chế.

Hình 1. 15 Phát minh loại bơm Roots cải tiến biên dạng roto là đường cycloid
[3]

20
Tác giả Lorenz Albert. Số phát minh sáng chế: US2906448A (1955) [4]. Được cấp
bởi sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ. Đã sáng chế loại bơm Roots kiểu Vthis, với loại bơm Roots
này đã giảm thiểu rò rỉ, giảm thiểu dao động khí. Cải thiện áp suất, lưu lượng Trong quá
trình hoạt động bơm hoạt động êm ái và mát.

Hình 1. 16 Phát minh loại bơm Roots giảm thiểu rò rỉ, dao động khí trong quá
trình làm việc [4]
1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Bơm kiểu Roots Blower đang được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp cũng
như trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta gần như không biết nhiều
về loại thiết bị có thiết kế hết sức độc đáo này, ngay cả đối với những người tiếp xúc
trực tiếp với các ứng dụng của bơm. Ngoài ra đề tài cấp cơ sở được thực hiện ở các
trường đại học, địa phương và các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân, cũng như nhiều
luận án TS, luận văn ThS nghiên cứu về bơm ở các trường Đại học, viện Nghiên cứu
v.v…kết quả đạt được là: đã tạo ra và giải mã một số phương pháp tạo hình bơm mới;
Tin học hóa bài toán thiết kế biên dạng bơm.
1.6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
a) Nghiên cứu về thiết kế biên dạng
Kể từ khi thiết kế đầu tiên của loại bơm Roots được cấp bằng sáng chế năm 1860
bởi hai nhà thiết kế người mỹ là Philander Higley and Francis Marion Roots. Loại bơm
21
này đã được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề như máy bay, động cơ
diesel…do đặc điểm cung cấp một lượng áp suất, lưu lượng lớn so với bơm thông
thường. Để mang lại điều đó các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong quá khứ và
hiện tại đã không nghừng đề xuất nhiều phương án thiết kế đặc biệt trong số đó là cải
tiến biên dạng rotor. Trong thiết biên dạng rotor cả Litvin và Tsay đã đưa ra thiết kế biên
dạng rotor chỉ phụ thuộc vào một đường tròn duy nhất. Thiết kế tương tự cũng được để
xuất bởi Hsieh và Meng. Mặt khác trong một phương thiết kế và chế tạo khác Hisel với
biên dạng là các đường hypocycloid và epcycloid. Fong và Wang cũng đã đề xuất một
biên dạng rotor được tạo bởi 5 cung tròn. Họ đã cũng đã nghiên cứu cải thiện hiệu suất
bơm bằng cách so sánh các thông số thiết kế.
b) Nghiên cứu về lưu lượng
Bên cạnh việc nghiên cứu biên dạng nhằm cải thiện hiệu suất, lưu lượng, áp suất
thì việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến lưu lượng là vấn đề hết sức quạn trọng
trong việc chế tạo và sử dụng. Trong đó đã có nhiều loại máy bơm kiểu Roots đơn giản
được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và hiệu suất của chúng có thể đạt 20.000 lít/s,
tốc độ đạt 600-3000 vòng/phút. Trong các nghiên các cứu khác nhau đã được thực hiện
khi mà họ đã đưa ra sự phù hợp trong động cơ tăng áp nghiên cứu bởi Ryde . Hiệu quả
của thể tích và sự rò rỉ trong bơm Roots là một yếu tố quan trọng đã được nghiên cứu
bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau . Trong nghiên cứu S. Ucer and I. Celik tác giả đã
xét đến ảnh hưởng của khe hở giữa các rotor, nhiệt độ, áp suất tại của vào từ đó chỉ ra
dao động về lưu lượng.
c) Phương pháp mô phỏng số
Trên cơ sở nghiên cứu về lưu lượng bằng cách phương pháp giải tích thì phương
pháp phân tử hữu hạn đã đem lại cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu những kết
quả chính xác gần với thực tế hơn. Kris Riemslagh, Jan Vierendeels and Erik Dick đã
đưa ra phương pháp cho phép mô phỏng dòng chảy của chất lỏng không nén được qua
bơm thể tích Phương trình hai chiều không nén được NavierStokes trong công thức
Lagrange-Euler được mô tả trên lưới tam giác sử dụng phương pháp hữu hạn thể tích.
Tích phân đầy đủ hàm thời gian làm cho phương pháp này ổn định ở bất kỳ bước thời
gian nào. Sự khác biệt quan trọng sử dụng cho dòng khuếch tán. Vi phân ngược dựa vào
sự phân chia khác dòng được sử dụng cho những các dòng đối lưu.

22
d) Nghiên cứu ứng dụng và thực nghiệm
Nghiên cứu ứng dụng và thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu không còn mới
đối với các nhà nghiên cứu vì để đưa vào sản xuất thì thử nghiệm sẽ đưa ra kết quả chính
xác và điểu chỉnh nhằm tiết kiệm chi phí và loại bỏ tối đa phế phẩm. Decai Li, Haiping
Xu, Xinzhi He, Huiqing Lan đã nghiên cứu máy bơm Roots khô ứng dụng trong chất
lỏng từ tính. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra bài toán động học cần giải quyết
giữa trục truyền động và nắp bơm phải thật chặt. Nếu không chặt, nó sẽ dẫn đến rò rỉ và
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đặc tính khí. Shu-Kai Sun và các cộng sự đã đề xuất
phương nghiên cứu thực nghiệm cải thiện dòng chảy và áp suất bằng cách sử dụng 5 bộ
cảm biến các lỗ backflow được nối với đầu ra.
1.7 Kết luận chương 1
Nội dung chương này trình đã nói 1 cách tổng qua về bơm Roots qua các nội dung
chính: (1) Giới thiệu tổng quan về bơm Roots, (2) Đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt
động, (3) Phân loại bơm Roots (4), Một số ưu nhược điểm của bơm Roots, (5)Ứng dụng
của bơm Roots và (6) Tình hình nghiên cứu của bơm Roots trong và ngoài nước.
Qua đó cho thấy bơm Roots ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Tuy nhiên việc chế tạo và thiết kế một máy bơm Roots thực tế không hề đơn
giản. Việc ứng dụng bơm Roots vào sản xuất là một trong những vấn đề khá là phức tạp
của nhiều quốc gia trên thế giới. Để đánh giá cũng như xác định độ phức tạp đó cần phải
có những nghiên cứu kỹ lưỡng về nguyên lý và cấu tạo của nó. Từ đó đưa ra phương
pháp tính toán cho nó phù hợp. Cùng với việc tham khảo các tài liệu trong chương 2
nhóm đã đưa ra phương án xây dựng toán học 1 loại bơm Roots có biên dạng hsieh.Từ
đó mô phỏng số ở chương 3.

23
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM ROOTS
2.1 Đặt vấn đề
Theo 1 số nghiên cứu về mô phỏng lưu lượng hiệu suất thể tích của kang-haihavu-
2014[8] đã chứng minh rằng máy bơm có nhiều thùy hơn thì sẽ có nhiều điểm lợi hơn
bơm 2 thùy.
Ảnh hưởng của số thùy
Dựa trên kết quả phân tích bơm 3 thùy, đầu ra của bơm ổn định ở tốc độ quay thấp
(1000 ~ 3000 vòng / phút) và ổn định hơn ở tốc độ cao, chẳng hạn như 4000 đến 5000
vòng / phút. Tuy nhiên, so với bơm 2 thùy làm việc ở tốc độ thấp thì tốc độ quay và lưu
lượng không nhưng vậy khi chạy ở tốc độ cao thường làm hỏng cánh quạt bề mặt, do đó
làm giảm độ bền của máy bơm. Qua đó cho thấy việc sử dụng bơm nhiều thùy (hay số
lượng thùy là nhiều hơn hai) là thích hợp hơn. Để kiểm chứng tác dụng của số lượng
thùy về hiệu suất của máy bơm, nghiên cứu này bao gồm phân tích ba thùy.
Nghiên cứu đó sử dụng một cấu hình rotor tròn để minh họa ảnh hưởng của số thùy
đối với chu kỳ của máy bơm nhiều thùy thiết kế cải thiện đáng kể công suất bơm. Máy
bơm 2 thùy tạo ra bốn đỉnh ở đầu ra trong một lần quay vòng của rotor với tốc độ
1500vòng / phút, trong khi 3 thùy tạo ra sáu và tám đỉnh, tương ứng. Nói cách khác, tần
suất của 3 bơm thùy gấp 1,5 lần so với bơm 2 bơm thùy.
Kết quả hình 2.1 cũng cho thấy rằng đầu ra của bơm nhiều thùy ổn định hơn so với
bơm 2 thùy. Có điểm giảm áp suất trong đường cong của bơm 2 thùy, trong khi ít điểm
hơn xuất hiện trong bơm 3 thùy bơm thùy là ở dạng hình sin đầy đủ. Khảo sát dưới đây
chứng mình lưu lượng bơm 3 thùy có dạng hình sin :

24
𝑄 [l/s] LƯU LƯỢNG
Type equation here.
0.004
]
0.0035
0.003
0.0025
0.002
0.0015
0.001
0.0005
𝜑 [°]
0
0 50 100 150 200 250 300 350 400

Hình 2. 1 Lưu lượng 3 cánh xoắn ở tốc độ 1500vg/ph


Hiệu suất thể tích
Đối với một cấu hình rotor, số thùy cao hơn mang lại hiệu suất thể tích thấp hơn.
Hiệu suất chung của máy bơm là được tính cho một chu kỳ của máy bơm, tức là rotor
đã quay một vòng, trong khi hiệu suất thể tích được tính bằng tỷ lệ giữa thể tích xả với
thể tích của buồng bị giữ lại bởi rotor. Hơn nữa, số lượng thùy đại diện cho khối lượng
bị mắc kẹt mà rotor có thể cung cấp trong một chu kỳ. Do đó, hiệu quả tổng thể của bơm
nhiều thùy sẽ là không ảnh hưởng nhiều. Hiệu suất thể tích của máy bơm liên quan trực
tiếp đến hiện tượng rò rỉ và trượt bên trong, cho phép một lượng nhỏ chất lỏng để tái lưu
thông xung quanh roto. Vì vậy số thùy nhiều thì hiệu suất thể tích sẽ ít hơn nhưng ngược
lại sẽ giúp cho máy bơm ổn định và bên hơn. Dưới đây là so sánh hiệu suất thể tích giữa
bơm 2 thùy và bơm 3 thùy ở bên dạng khác nhau :

25
Hình 2. 2 Hiệu suất thể tích bơm 2 thùy và bơm 3 thùy theo các biên dạng khác
nhau
Sự thay đổi áp suất của bơm thùy
Hình dạng của cánh quạt với nhiều mặt cong là một lý do đáng quan tâm. Chất
lỏng chảy từ đầu vào cổng đến buồng được hình thành bởi hai cánh quạt, và sau đó có
xu hướng uốn cong vào các bề mặt cong của cánh quạt. Kết hợp với chuyển động quay
liên tục của rotor, điều này tạo ra điều kiện lý tưởng cho tạo thành một dòng xoáy. Đó
là lý do tại sao sản lượng máy bơm ổn định như tốc độ quay tăng lên. Ở tốc độ khoảng
1000 vòng/phút, đầu ép hoàn toàn ở dạng hình sin, mặc dù các xoáy vẫn tồn tại. Điều
này cung cấp một gợi ý tốt để chứng minh bơm 3 thùy áp suất vẫn ổn định .

𝑃 [Pa] ÁP SUẤT
600

500

400

300

200

100
𝜑 [°]
0
0 50 100 150 200 250 300 350 400

Hình 2. 3 Áp suất bơm 3 thùy xoắn ở tốc độ 1500 vg/ph

26
2.2 Nguyên lý cấu tạo
Cấu tạo bơm Roots (hình 2.4) được cấu thành từ ba bộ phận chính đó là:
(1) Rotor: Gồm hai rotor có biên dạng được hình thành theo nguyên lý ăn khớp
của cặp bánh răng ăn khớp ngoài và được dẫn động trực tiếp qua cặp bánh răng trụ tròn
có tỉ số truyền 1:1, tùy thuộc vào lĩnh vực ứng dụng cụ thể mà cấu tạo của rotor có dạng
trụ thẳng hoặc xoắn theo kiểu trục vít. Ở đây rotor được chọn kiểu xoắn theo trục vít.
(2) Bánh răng dẫn động: Là cặp bánh răng trụ tròn ăn khớp ngoài có tỷ số truyền
1:1 dùng để truyền chuyển động từ nguồn động lực phát động đến các rotor. Tùy thuộc
vào công suất của quạt mà cặp bánh răng truyền động có thể là bánh răng trụ răng thẳng,
bánh răng trụ răng nghiêng hoặc bánh răng trụ răng chữ V;
(3) Stator : Là bộ phận tĩnh của bơm có chức năng là giá đỡ các bộ phận quay
(rotor và bánh răng dẫn động) và kết hợp với hai rotor để hình thành buồng hút, buồng
đẩy và buồng đong khí như được mô tả trên hình 2.5. Do loại bơm này có đặc điểm sinh
nhiệt rất lớn nên stator thường được tích hợp hệ thống làm mát tự nhiên bằng các cánh
tản nhiệt hoặc kết hợp giữa làm mát tự nhiên và cưỡng bức thông qua các ống dẫn nước
trên stator.

Hình 2. 4 Cấu tạo Bơm Roots

27
Hình 2. 5 Mô tả mặt cắt ngang của bơm
Trên hình 2.5 mô tả một mặt cắt vuông góc với trục quay của bơm. Với chiều quay
được cho trên hình hai rotor (rotor 1 bên trái và rotor 2 bên phải) kết hợp với stator hình
thành ba buồng quạt đó là:
(1) Cửa hút: Luôn có xu hướng tăng dần thể tích tạo áp suất âm so với mặt thoáng
ngoài cửa hút có thể tích được ký hiệu là V-hút;
(2) Cửa đẩy: Luôn có xu hướng thu hẹp thể tích làm tăng áp suất để đẩy khí ra
ngoài có thể tích được ký hiệu là V-đẩy;
(3) Buồng đong khí: Có nhiệm vụ vận chuyển khí V-hút từ buồng hút sang buồng
đẩy và có áp suất bằng áp suất của buồng hút và ngoài môi trường với điều kiện khí
được điền đầy buồng hút và quạt làm việc ổn định (buồng làm việc ở vị trí này không
hút và không đẩy, đã kết thúc quá trình hút nhưng chưa bắt đầu đẩy). Như vậy, sau mỗi
vòng quay của trục dẫn động, có một lượng thể tích khí được vận chuyển từ buồng hút
sang buồng đẩy và thể tích này phụ thuộc vào số thùy của rotor. Nếu gọi z là số thùy
của rotor thì lượng thể tích khí được vận chuyển xét về mặt lý thuyết sẽ là z∙V. Ngoài
ra, trong buồng làm việc của quạt còn có vùng thể tích chết (vùng thể tích không thuộc
vùng quét của hai rotor). Vùng thể tích này không tham gia vào quá trình biến đổi thể
tích của bơm.
28
2.3 Xây dựng mô hình toán học
2.3.1 Nguyên lý hình thành biên dạng
Như hình 2.6(a) cho thấy, phương trình của hình elip có thể được biểu diễn dưới
dạng:
𝐑 = [𝑥(𝜓), 𝑦(𝜓)] = [−𝑎 cos 𝜓 , 𝑏 sin 𝜓] (1)
Khi hình elip lăn quay ngược chiều kim đồng hồ quanh chu vi của hình tròn cơ sở
theo chuyển động lăn thuần túy, điểm p trên hình elip lăn sẽ vạch ra một đường elip.
Như hình 2.6(b) minh họa, vì chuyển động lăn là thuần túy nên độ dài của đường cong
12 trên hình elip phải bằng chiều dài của đường cong 120 trên đường tròn cơ sở. Nếu
bán kính đường tròn cơ sở là 𝑟𝑝 , mối quan hệ giữa độ dài của hai đường cong có thể
được đưa ra như :
1
𝜓 2 2 2
𝑟𝑝 𝜃 = ∫0 (𝜕𝜓 𝑥(𝜓) + 𝜕𝜓 𝑦(𝜓)) = 𝑠(𝜓) (2)

(a) Lăn ellip (b) Quan hệ hình học


Hình 2. 6 Nguyên lý hình thành biên dạng đỉnh rotor
Trong đó :
a bán trục lớn của hình elip.
b bán trục nhỏ của hình elip.
ψ tham số của biên dạng elip.
θ tham số của đường tròn cơ sở (hoặc đường tròn bước).
ζ góc pháp tuyến tại một điểm trên hình elip lăn.

29
Trên hình 2.7 cho thấy, hai rotor quay ngược chiều nhau trên hai trục song song.
Hệ tọa độ 𝒮1 (𝑂1 𝑥1 𝑦1 ), 𝒮2 (𝑂2 𝑥2 𝑦2 ) và 𝒮𝑓 (𝑂𝑓 𝑥𝑓 𝑦𝑓 ) được gắn chặt vào các trục quay của
rotor 1, rotor 2 và khung tương ứng. Đường cong phụ là một quỹ đạo đường elip cong
có phương trình có thể suy ra và biểu diễn trong hệ tọa độ 𝒮1 (𝑂1 𝑥1 𝑦1 ) như sau dựa trên
quan hệ hình học:
𝑥1 𝑎 cos(𝜉 + 𝜃) (cos 𝜓 − 1) + 𝑏 sin(𝜉 + 𝜃) sin 𝜓 + 𝑟𝑝 cos 𝜃
(𝒮 ) (3)
𝐫1 1 𝑦
= [ 1 ] = [ 𝑎 sin(𝜉 + 𝜃) (cos 𝜓 − 1) − 𝑏 cos(𝜉 + 𝜃) sin 𝜓 + 𝑟𝑝 sin 𝜃 ]
1 1

Trong đó 𝑎 , 𝑏 , 𝑟 lần lượt bán trục lớn, bán trục nhỏ của elip và bán kính đường
tròn cơ sở. Góc pháp tuyến ζ tại điểm tiếp xúc 2 trên hình elip lăn là:
𝜕𝜓 𝑥(𝜓) (4)
ζ = tan−1
𝜕𝜓 𝑦(𝜓)

Hình 2. 7 Hệ tọa độ
Trong đó :

𝑟𝑝 bán kính của đường tròn cơ sở (bán kính của đường tròn bước).

𝑂1, 𝑂2 , 𝑂𝑓 là gốc tọa độ .

ϕ góc quay.

𝒮1 (𝑂1 𝑥1 𝑦1 ), 𝒮2 (𝑂2 𝑥2 𝑦2 ) và 𝒮𝑓 (𝑂𝑓 𝑥𝑓 𝑦𝑓 ) là các hệ tọa độ .

e là khoảng cách trục của hai rotor.

30
2.3.2 Phương trình chia lưới
Để xác định mối quan hệ gữa tham số ϕ (góc quay của rotor) và góc θ tham số
của elip ta sử dụng meshing equation:
(𝒮1 ,𝒮2 )
N1 ⋅ V1 =0 (5)
trong đó N1 là vecto pháp tuyến được cho bởi:
(𝒮 )
𝜕r1 1 (6)
N1 = × k = (𝜕𝜃 𝑥1 i + 𝜕𝜃 𝑦1 j) × k = 𝑁𝑥1 (𝜃)i + 𝑁𝑦1 (𝜃)j
𝜕𝜃
Vận tốc tương đối 𝐕1 sau đó được xác định bởi
(𝒮1 ,𝒮2 )
V1 = 𝑉𝑥1 (𝜙, 𝜃)i + 𝑉𝑦1 (𝜙, 𝜃)j = (−2𝑟𝑏 sin 𝜙 + 2𝑦1 )i + (−2𝑥1 + 2𝑟𝑏 cos 𝜙)j (7)
Thay công thức (6) và (7) vào công thức (5), khai triển và rút gọn ta được:
𝑓 = (−2𝑟𝑝 sin 𝜙 + 2𝑦1 )𝑁𝑥1 (𝜃) + (−2𝑥1 + 2𝑟𝑝 cos 𝜙)𝑁𝑦1 (𝜃) = 0 (8)

Trong đó:
𝑁𝑥1 (𝜃) = 𝑟𝑝 cos 𝜃 − 𝑎(1 + 𝜉𝜓́) cos(𝜉 + 𝜃) + [𝑎 + 𝜓́(𝑎𝜉́ − 𝑏)] cos 𝜓 cos(𝜉 + 𝜃) + [𝑏 + 𝜓́(𝑏𝜉́ − 𝑎)] sin 𝜓 sin(𝜉 + 𝜃) (9)

𝑁𝑦1 (𝜃) = 𝑟𝑝 sin 𝜃 −𝑎(1 + 𝜉𝜓́) sin(𝜉 + 𝜃) + [𝑎 + 𝜓́(𝑎𝜉́ − 𝑏)] cos 𝜓 cos(𝜉 + 𝜃) − [𝑏 + 𝜓́(𝑏𝜉́ − 𝑎)] sin 𝜓 cos(𝜉 + 𝜃) (10)
1
1 𝜓 2 2 2
𝜕𝜃 𝑟 ∫0 ((𝜕𝜓 𝑥(𝜓) + 𝜕𝜓 𝑦(𝜓)) 𝑑𝜓
𝜕𝜃 𝜓 = 𝑏 (11)
𝑟𝑝
𝑎𝑏𝜓́ sec 𝜓 2
𝜉́ = (12)
𝑏 2 + 𝑎2 tan 𝜓 2

2.3.3 Mô hình toán học chân rotor


Chân rotor là đường cong toán học được định nghĩa là biên dạng đối tiếp của biên
dạng đỉnh rotor. Về mặt toán học, chân rotor là bao hình của họ đường cong đỉnh rotor.
(𝒮 )
Phương trình đỉnh rotor r2 2 được xác định thông qua phép biến đổi tọa độ:
(𝒮2 ) (𝒮1 )
r2 = M21 r1 (13)
Trong đó :
cos 2𝜙 sin 2𝜙 −2𝑟𝑏 cos 𝜙
𝑀21 = [− sin 2𝜙 cos 2𝜙 2𝑟𝑏 sin 𝜙 ] (14)
0 0 1

31
Khai triển biểu thức (13) ta được:
𝑥2 𝑎(cos 𝜓 − 1) cos(𝜉 + 𝜃 − 2𝜙) + 𝑏 sin 𝜓 sin(𝜉 + 𝜃 − 2𝜙) +𝑟𝑏 (cos(𝜃 − 2𝜙) − 2 cos 𝜙)
(𝒮2 )
𝐫2 = [𝑦2 ] = [𝑎(cos 𝜓 − 1) sin(𝜉 + 𝜃 − 2𝜙) + 𝑏 sin 𝜓 cos(𝜉 + 𝜃 − 2𝜙) + 𝑟𝑏 (sin(𝜃 − 2𝜙) + 2sin 𝜙)] (15)
1 1

2.4 Ví dụ áp dụng
2.4.1 Xây dựng bảng thông số thiết kế
Khảo sát thông số của rotor
Để so sánh kích thước biên dạng bơm Roots mới với bơm Roots ta cố định bán
kính hướng kính rotor R = r + 2a = const của bơm Roots như hình 2.8 bên dưới đây.

Hình 2. 8 Thông số cố định của rotor


Trong đó:
+ a là bán trục lớn của elip.
+ b là bán trục nhỏ elip.
+ r là bán kính của đường tròn lăn.
Xét hệ số λ =b/a khi a=b thì bơm Roots trở về bơm Roots truyền thống [5].
Với bán kính rotor R = r+2a =50(mm). Xét hệ số λ = [0.5;1] ta có bảng 2.1 dưới đây:

32
Bảng 2. 1 Thông số biên dạng rotor bơm Roots

λ =b/a r[mm] a[mm] b[mm]

0.5 34.9076 7.5462 3.7731

0.6 35.4552 7.2724 4.3634

0.7 35.9940 7.0030 4.9020

0.8 36.5168 6.7416 5.3933

0.9 37.0196 6.4902 5.8412

1 37.5000 6.2500 6.2500

Sau khi có các thông số của rotor thì sử dụng phầm mềm AutoCAD thu được hình 2.9
ứng với từng bộ λ = [0.5;1] :

𝜆 = 0.5 𝜆 = 0.6 𝜆 = 0.7

𝜆 = 0.8 𝜆 = 0.9 𝜆=1

Hình 2. 9 Kích thước bên dạng rotor với mỗi hệ số λ [0.5;1]

33
Nhận xét:
+ Bán kính đường tròn lăn r và trục nhỏ b của elip tăng dần nhưng trục lớn a có xu
hướng giảm dần về gần b. Khi a=b đường elip trở thành đường tròn. Do đó trong nghiện
cứu này thực hiện khảo sát λ thay đổi.

+ Hệ số cho biên dạng bơm với diện tích tiết diện nhỏ nhất khi  = 0.5

+ Theo như biên dạng Hsieh thì λ <=0.4 thì xảy ra hiện tượng cắt chân răng do đó
trong các thiết kế này thường chọn λ từ [0.5;1].
Khảo sát thông số của stator

Hình 2. 10 Thông số thiết kế stator


Trong đó:
+ a là bán trục lớn của hình elip.
+ b là bán trục nhỏ của hình elip.
+ r là bán kính của đường tròn lăn.
+ R là bán kính hướng kính của rotor.
+ e là khoảng cách trục của hai rotor.
34
+ A là kích thước ngang của bơm Roots.
Bán kính hướng kính của rotor được tính bởi công thức:
𝑅 = 𝑟 + 2𝑎
Khoảng cách trục giữa hai rotor được tính bởi công thức:
𝑒 = 2𝑟
Kích thước ngang của bơm Roots tính bởi công thức:
𝐴 = 2𝑅 + 𝑒 = 4𝑟 + 4𝑎
Với các thông số thiết kế trên ta xét hệ số λ = b/a. Cố định bán kính hướng kính
R= 50 (mm), đường kính của hút R=16(mm) và đường kính kính cửa đẩy R=12(mm).
Xét hệ số λ = [0.5;1] ta có bảng khảo sát kích thước sau:
Bảng 2. 2 Thông số biên dạng stator bơm Roots

λ =b/a r[mm] a[mm] b[mm] R [mm] e[mm] A[mm]

0.5 34.9076 7.5462 3.7731 50 69.8152 169.8152

0.6 35.4552 7.2724 4.3634 50 70.9104 170.9104

0.7 35.9940 7.0030 4.9020 50 71.9880 171.9880

0.8 36.5168 6.7416 5.3933 50 73.0336 173.0336

0.9 37.0196 6.4902 5.8412 50 74.0392 174.0392

1 37.5000 6.2500 6.2500 50 75 175

Nhận xét:
+ Từ bảng 2.2 với việc thay đổi hệ số λ từ [0.5;1] sẽ làm kích thước theo phương
chiều trục của bơm có chiều hướng tăng dần.
+ Khi λ = 1 khi đó elip suy biến thành đường tròn đó là trường hợp thiết kế truyền
thống dẫn động bằng cặp bánh răng trụ tròn.
2.4.2 Ví dụ áp dụng
Với bộ thông số λ từ [0.5;1] kết hợp với bảng 2.1 và bảng 2.2 để từ đó đi xây dựng
mô hình 2D và mô hình 3D cho bơm Roots.

35
Mô hình 2D
Rotor

𝜆 = 0.5 𝜆 = 0.6 𝜆 = 0.7

𝜆 = 0.8 𝜆 = 0.9 𝜆=1


Hình 2. 11 Mô hình 2D của rotor
Stator

Hình 2. 12 Mô hình 2D của stator


36
Mô hình 3D
Sau khi đã có thiết kế 2D thì sử dụng phần mềm Solidworks vẽ 3D với độ dày cố định
của rotor là 25mm và góc xoắn là 10o . Độ dày của stator là 25(mm).

𝜆 = 0.5 𝜆 = 0.6 𝜆 = 0.7

𝜆 = 0.8 𝜆 = 0.9 𝜆=1


Hình 2. 13 Mô hình rotor trong không gian

𝜆 = 0.5 𝜆 = 0.6 𝜆 = 0.7

𝜆 = 0.8 𝜆 = 0.9 𝜆=1


Hình 2. 14 Mô hình stator trong không gian

37
Xây dựng bơm Roots
Sau khi đã xây dựng mô hình 3D rotor và stator thì tiến hành ghép chúng lại với
nhau ứng mỗi bộ số λ từ [0.5;1] ta có hình dưới đây :

𝜆 = 0.5 𝜆 = 0.6 𝜆 = 0.7

𝜆 = 0.8 𝜆 = 0.9 𝜆=1


Hình 2. 15 Mô hình bơm Roots trong không gian
2.5 Tổng kết chương 2
Trong chương 2 này đã đi xây dựng mô hình toán học của rotor bằng việc thiết lập
các công thức toán để từ đó đi khảo sát các kích thước thiết kế theo các tham số đặc
trưng cho thấy khi tăng  diện tích khoang bơm lớn lên và thể tích giảm đi. Đặc biệt khi
λ = 1 khi đó elip suy biến thành đường tròn đó là trường hợp thiết kế truyền thống dẫn
động bằng cặp bánh răng trụ tròn. Tiếp theo là đưa ra thiết kế 2D và 3D để chuẩn bị cho
mô phỏng số ở chương 3.

38
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG SỐ BƠM ROOTS 3 THÙY XOẮN
3.1 Giới thiệu về mô đun CFX của ansys
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, các phần mềm phân tích mô phỏng số
đang phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng đạt độ chính xác cao. Giúp tiết kiệm thời gian
thiết kế, tiết kiệm chi phí cho việc thử nghiệm cũng như sản xuất thử, người thiết kế có
thể đặt thêm các thành phần ngoại lực tác động để sát với thực tế và có cái nhìn trực
quan hơn bằng việc mô phỏng chuyển động, va chạm, độ bền kết cấu hay giới hạn chịu
đựng để tránh bị phá hủy. Sử dụng phần mềm trong việc thiết kế bơm Roots cũng được
áp dụng rất rộng rãi và trong luận văn này tác giả sử dụng phần mềm tính toán, mô
phỏng Ansys CFX, với những ưu điểm là sử dụng một cách dễ dàng, đặt điều kiện biên
một cách đơn giản và quan sát cũng như xử lý kết quả trực quan, nhanh chóng. Trong
chương này tác giả giới thiệu và trình bày chi tiết tính năng và phương pháp ứng dụng
mô đun CFX trong việc tính toán mô phỏng số dòng chất lỏng chảy qua bơm Roots.
Nhằm mục đích đích giải quyết các bài toán khảo sát chọn thông số tối ưu kích thước
lưu lượng.
3.1.1 Các tính năng của mô đun CFX
Ansys CFX là một mô đun phần mềm tính toán hiệu năng cao (CFD) mang lại các
giải pháp đáng tin cậy và chính xác nhanh chóng và hiệu quả trên nhiều ứng dụng CFD
cho các máy thủy lực rotor. CFX có độ chính xác và tốc độ vượt trội. Ansys CFX là mô
đun phân tích, tính toán động lực học chất lỏng phổ biến và thường được sử dụng nhất,
nó được phát triển cách đây hơn 20 năm và ngày càng được hoàn thiện, có thể giúp mô
phỏng một cách dễ dàng và chính xác các dòng chất lỏng khác nhau. CFX cũng chính
là phần cốt lõi của phần mềm Ansys vì thế nó có thể mô phỏng tất cả các loại dòng chất
lỏng một cách nhanh chóng, chính xác và ổn định cao cũng như phân tích các hiện tượng
liên quan đến chất lỏng. Bộ xử lý và nhiều mô hình vật lý được tích hợp trong giao diện
đồ họa (GUI) cùng môi trường làm việc trực quan, linh hoạt, tùy từng trường hợp có
khả năng mở rộng và tự động dùng các file ghi thực hiện lệnh (session) với ngôn ngữ
sẵn có và ngôn ngữ hàm. Ansys CFX có một số tính năng nổi bật như sau:

39
Quy trình làm việc hiệu quả và linh hoạt
Môđun CFX được tích hợp hoàn toàn vào môi trường Ansys Workbench, một nền
tảng được thiết kế cho quá trình làm việc hiệu quả và linh hoạt, có khả năng kết hợp
hiệu quả với CAD để mô hình hóa và chia lưới. Việc quản lý các tham số giúp người
dùng dễ dàng nắm bắt, kiểm soát kết quả khi mô phỏng.
Giải quyết các mô hình phức tạp
Ansys CFX có thể mô hình hóa các hiện tượng vật lý liên quan đến dòng chất lỏng
khó nhất và giải quyết dễ dàng các mô hình dòng chảy đa pha, phản ứng hóa học và 38
đốt cháy. Ngay cả dòng chảy nhớt và dòng chảy rối phức tạp, dòng chảy bên trong và
bên ngoài, dự đoán tiếng ồn do dòng chảy, mô hình hóa hiện tượng truyền nhiệt dù có
hay không có bức xạ một cách chính xác.
Truyền nhiệt và bức xạ
Phần mềm Ansys CFX mang đến công nghệ mới nhất cho việc kết hợp các lời giải
động lực học chất lỏng sử dụng truyền nhiệt liên hợp với tính toán dẫn nhiệt qua vật liệu
rắn, giống như cánh tuabin, các khối động cơ và buồng cháy, cũng như trong thiết kế
các công trình và các kiến trúc.
Tính linh hoạt của lưới
Ansys CFX cung cấp khả năng linh hoạt của lưới, bao gồm khả năng giải quyết
các vấn đề về dòng chảy bằng cách sử dụng lưới tự động có thể được đưa mô hình hình
học phức tạp trở nên đơn giản. Các loại lưới được hỗ trợ bao gồm hình tam giác, tứ giác,
tứ diện, tứ diện, hình chóp và lăng trụ. Ansys Workbench cho phép chúng ta đưa mô
hình vào để dùng cho Ansys DesignModeler, sau đó chia lưới tự động hoặc thủ công
nhờ thành phần Ansys Mesh.
3.1.2 Cấu trúc cơ bản
Cấu trúc cơ bản một bài tính trong ANSYS. Tổng quát cấu trúc cơ bản của một bài
tính trong ANSYS, gồm 3 phần chính: tạo mô hình tính (preprocessor), tính toán
(solution) và xử lý kết quả (postprocessor).

40
Hình 3. 1 Cấu trúc cơ bản của một bài toán trong ANSYS
Các bước phân tích
Chọn kiểu phần tử: có thể chọn phần tử phẳng, phần tử khối, phần tử bậc thấp,
phần tử bậc cao sao cho phù hợp với hình dạng, kích thước và kiểu chịu tải của vật thể
cần tìm ứng suất. Sau khi chọn kiểu phần tử, cần phải khai báo các hằng số thực phù
hợp với phần tử đã chọn. Các hằng số thực có thể là chiều dày, chiều cao, diện tích mặt
cắt, mô men quán tính của mặt cắt, ...
- Khai báo vật liệu: Cần khai báo các tính chất của vật liệu chế tạo vật thể, như mô
đun đàn hồi, hệ số Poátxông, trọng lượng riêng, ...
- Xây dựng mô hình: Vẽ vật thể cần khảo sát, bằng cách cho tọa độ từng điểm
trong một hệ trục tọa độ đã được chọn trước. Hệ trục tọa độ thường dùng là hệ tọa độ
vuông góc, hệ tọa độ trụ, hệ tọa độ cầu, hệ tọa độ xuyến. Có thể vẽ vật thể bằng chương
trình đồ họa CAD có trong ANSYS, hoặc vẽ trên phần mềm AUTOCAD, sau đó chuyển
về phần mềm ANSYS.
- Chia phần tử: Chọn các nút, hoặc khai báo số lượng phần tử, chương trình sẽ tự
động chia vật thể thành một số hữu hạn các phần tử.
- Đặt các điều kiện biên: Lựa chọn ràng buộc bậc tự do của những nút đặc biệt
trong mối liên kết giữa các phần tử với nhau, các phần tử với giá. Đặt tải trọng tác dụng
lên vật thể khảo sát. Tải trọng có thể là lực tập trung, lực phân bố, mô men, áp suất.
- Chọn các yêu cầu khi giải bài toán: Chọn các điều kiện khi giải bài toán, như
cách xuất kết quả vào file dữ liệu, ....

41
- Khai thác kết quả: Kết quả tính toán sau khi chạy chương trình có thể xuất
ra dưới dạng các giá trị, các đồ thị, các bảng, file dữ liệu. Ứng suất và biến dạng của vật
thể có thể xuất ra dưới dạng ảnh đồ phân bố trường, cho phép quan sát và nhận biết được
trường phân bố của các giá trị ứng suất.
3.1.3 Các bước mô phỏng ANSYS

Hình 3. 2 Các bước cơ bản của mô phỏng ANSYS


3.2 Cơ sở toán học
Trên cơ sở các phương trình
Các phương trình bên trong hệ tọa độ Descartes, với gốc tọa độ tại tâm của bánh
lái, có thể được biểu diễn như sau [6, 7].
Phương trình liên tục là:

𝜕𝜌
⃗ =0
+ ∇. 𝜌𝑉
𝜕𝑡

42
Hai phương trình vô hướng của phương trình Navier-Stokes [8]có thể là đơn giản
hóa như:

𝜕𝑢 𝜕𝑢 𝜕𝑢 𝜕𝑃 𝜕2𝑢 𝜕2𝑢
𝜌( + + )=− +𝜇( 2 + 2 )
𝜕𝑡 𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑥 𝜕 𝑥 𝜕 𝑦

𝜕𝑢 𝜕𝑢 𝜕𝑢 𝜕𝑃 𝜕2𝑣 𝜕2𝑣
𝜌( + + )=− +𝜇( 2 + 2 )
𝜕𝑡 𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑦 𝜕 𝑥 𝜕 𝑦
Điều kiện ban đầu tại thời điểm t ≤ 0 là:

⃗ =0
𝑉

Trong đó :
ρ là mật độ.
t là thời gian (s).
x và y là tọa độ theo phương x và y.
u và v là vận tốc theo phương x và y.

⃗ là vận tốc.
𝑉

43
3.3 Kết quả mô phỏng
Sau khi chạy chương trình trên solution với việc thiết lập 2 đồ thị lưu lượng và áp
suất thì xuất được các kết quả dưới đây :
Đồ thị lưu lượng
Đồ thị lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.5

Q [l/s]
LƯU LƯỢNG
0.0035

0.003

0.0025

0.002

0.0015

0.001

0.0005

0 𝜑 [°]
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 3 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.5

Đồ thị lưu lượng tức thời theo hệ số λ =0.6

Q [l/s]
LƯU LƯỢNG
0.0035

0.003

0.0025

0.002

0.0015

0.001

0.0005
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 3 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.6

44
Đồ thị lưu lượng tức thời theo hệ số λ =0.7

Q [l/s]
LƯU LƯỢNG
0.0035

0.003

0.0025

0.002

0.0015

0.001

0.0005
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 4 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.7

Đồ thị lưu lượng tức thời theo hệ số λ =0.8

Q [l/s]
LƯU LƯỢNG
0.003

0.0025

0.002

0.0015

0.001

0.0005
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 5 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.8

45
Đồ thị lưu lượng tức thời theo hệ số λ =0.9

Q [l/s]
LƯU LƯỢNG
0.003

0.0025

0.002

0.0015

0.001

0.0005
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 7 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =0.9


Đồ thị lưu lượng tức thời theo hệ số λ =1

Q [l/s]
LƯU LƯỢNG
0.003

0.0025

0.002

0.0015

0.001

0.0005
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 6 Lưu lượng thời theo góc quay với hệ số λ =1


Nhận xét :
+ Từ đồ thị lưu lượng hình ta thấy lưu lượng lượng tức thời tại chu kỳ đầu chưa ổn
định tại các hệ số  nguyên nhân do mới khởi động mômen quán tính còn lớn nhưng sau
khoảng thời gian rất nhỏ thì lưu lượng của bơm đạt trạng thái ổn định.
+ Từ đồ thị lưu lượng trên ta thấy lưu lượng tức thời bơm Roots là miềm biên thiên
liên tục sau khi đã đạt trạng thái ổn định.
46
Đồ thị áp suất
Đồ thị áp suất tức thời theo góc quay với hệ số λ =0.5

𝑃 [Pa] ÁP SUẤT
400
350
300
250
200
150
100
50
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 7 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.5

Đồ thị áp suất tức thời theo góc quay với hệ số λ =0.6

𝑃 [Pa] ÁP SUẤT
400
350
300
250
200
150
100
50 𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 8 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.6

47
Đồ thị áp suất tức thời theo góc quay với hệ số λ =0.7

𝑃 [Pa] ÁP SUẤT
400
350
300
250
200
150
100
50 𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 9 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.7

Đồ thị áp suất tức thời theo góc quay với hệ số λ =0.8

𝑃 [Pa] ÁP SUẤT
350

300

250

200

150

100

50
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 10 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.8

48
Đồ thị áp suất tức thời theo góc quay với hệ số λ =0.9

𝑃 [Pa] ÁP SUẤT
350

300

250

200

150

100

50
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 11 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =0.9


Đồ thị áp suất tức thời theo góc quay với hệ số λ =1

𝑃 [Pa] ÁP SUẤT
350

300

250

200

150

100

50
𝜑 [°]
0
0 60 120 180 240 300 360

Hình 3. 14 Áp suất thời theo góc quay với hệ số λ =1


Nhận xét:

+ Khi hệ số  tăng dần áp suất của bơm giảm dần.

+ Giải thích được nguyên nhân gây ra rung động và tiếng ồn là do sự biến đổi đột
ngột của áp suất. Chính sự thay đổi đột ngột này đã tạo ra xung lực có chu kỳ tác động
trực tiếp lên rotor làm cho máy rung động và gây ra tiếng ồn.

49
Trường áp suất

Áp suất bơm tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.5:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 15 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.5

Áp suất bơm tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.6:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜

Hình 3. 16 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.6

50
Áp suất bơm tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.7:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 17 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.7

Áp suất bơm tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.8:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 18 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.8
51
Áp suất bơm tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.9:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 19 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =0.9

Áp suất bơm tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=1:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜

Hình 3. 20 Áp suất tại các góc đặc biệt khi  =1

52
Nhận xét :

+ Khi hệ số  càng tăng thì áp suất càng giảm được thể hiện trên thang đo giá trị
của mỗi mẫu bơm. Điều đó chứng tỏ biên dạng rotor có ảnh hưởng tới áp suất của bơm.
+ Ứng suất tập trung tại vùng ăn khớp, do đó cần phải nghiên cứu, tính toán đến
khe hở của bơm để giảm ứng suất vùng tiếp xúc, nâng cao tuổi thọ của rotor cũng như
tuổi thọ của bơm.
Trường vector
Trường vector chất lưu tại các góc phi đặc biệt theo hệ số λ=0.5:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 21 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.5

53
Trường vector chất lưu tại các góc phi đặc biệt theo hệ số λ=0.6:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜

Hình 3. 22 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.6

Trường vector chất lưu tại các góc phi đặc biệt theo hệ số λ=0.7:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 23 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.7

54
Trường vector chất lưu tại các góc phi đặc biệt theo hệ số λ=0.8:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 24 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.8

Trường vector chất lưu tại các góc phi đặc biệt theo hệ số λ=0.9:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 25 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =0.9

55
Trường vector chất lưu tại các góc phi đặc biệt theo hệ số λ=1:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜

Hình 3. 26 Trường vector tại các góc đặc biệt khi  =1


Nhận xét:
+ Ta thấy xuất hiện những vùng xoáy trong nội bộ khoang bơm, vận tốc dòng được
thể hiện trên hình, những vùng có màu đỏ biểu thị vận tốc lớn, những vùng màu xanh
thể hiện vận tốc nhỏ, và hướng của vector thể hiện hướng dòng chảy.

+ Vị trí của vùng xoáy của mỗi bơm theo hệ số  khác nhau tại các vị trí góc quay
giống nhau cơ bản có vị trí giống nhau.
+ Nguyên nhân hình thành các vùng xoáy do trong quá trình hoạt động của máy
bơm áp suất và vận tốc dòng chất lưu thay đổi đột ngột đã phá vỡ lực liên kết giữa các
phân tử chất lưu với nhau, giữa phân tử chất lưu với rotor và thành vỏ bơm khi đó sẽ
sinh ra các xung lực tác dụng trực tiếp lên các rotor và vỏ bơm quá trình này lặp đi lặp
lại sẽ phá hủy bề mặt cứng gây ra hiện tượng tróc rỗ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bơm.
Bên cạnh sự phá hủy, gây tróc rỗ chúng còn gây ra tiếng ồn lớn.

56
Đường dòng lưu chất

Đường dòng chất lưu tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.5:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 27 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.5

Đường dòng chất lưu tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.6:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜

Hình 3. 28 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.6
57
Đường dòng chất lưu tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.7:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

3.
𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 29 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.7

Đường dòng chất lưu tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.8:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 30 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.8

58
Đường dòng chất lưu tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=0.9:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜
Hình 3. 31 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =0.9

Đường dòng chất lưu tại các góc 𝜑 đặc biệt theo hệ số λ=1:

𝜑1 = 0𝑜 𝜑1 = 45𝑜 𝜑1 = 90𝑜

𝜑1 = 135𝑜 𝜑1 = 180𝑜

Hình 3. 32 Đường dòng tại các góc đặc biệt khi  =1


59
Nhận xét:
+ Giống như trường vector có những vị trí xoáy trong các nội bộ khoang bơm. Tuy
không thể hiện hướng của dòng nhưng thể hiện quỹ đạo phần tử chất lỏng. Tại một số
vị trí khoang bơm có đường dòng bị hỗn loạn. Nguyên nhân hình thành vị trí xoáy và sự
hỗ loạn của đường dòng giống với trường vector đó là sự thay đổi đột ngột của áp suất
và vật tốc của dòng chất lưu. Vận tốc dòng của mẫu bơm khi  = 0.5 nhiều hơn bơm khi
 = 1.

3.4 Khảo sát đặc tính lưu lượng của hệ số  theo góc quay
Giá trị lưu lượng trung bình của bơm là lưu lượng chất lỏng chảy qua bơm
trong một đơn vị thời gian được đánh giá qua công thức:
𝑄𝑀𝑎𝑥 + 𝑄𝑀𝑖𝑛
𝑄𝑡𝑏 =
2
Ta có bảng lưu lượng trung bình
Bảng 3. 1 Bảng giá trị lưu lượng trung bình

n
500 750 1000 1250 1500

0.000856 0.001239 0.001609 0.001959 0.002295
0.5

0.000875 0.001267 0.001644 0.002005 0.0023453


0.6

0.000863 0.001258 0.0016195 0.00197 0.0023072


0.7

0.0007764 0.0011298 0.001481 0.001805 0.002088


0.8

0.0007692 0.00111764 0.00145155 0.001769 0.0020772


0.9

0.0008181 0.0011841 0.0015335 0.0018645 0.0021825


1

60
Dưới đây là đồ thị lưu lượng trung bình cừa từng hệ số  tại các tốc độ quay
khác nhau:
Tại hệ số  = 0.5

Qtb[l/s] ĐỒ THỊ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH


0.0025 0.002295

0.001959
0.002
0.001609

0.0015
0.001239

0.000856
0.001

0.0005

n (v/p)
0
500 750 1000 1250 1500

Hình 3. 33 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.5

Tại hệ số  = 0.6

Qtb[l/s] ĐỒ THỊ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH


0.0025 0.0023453

0.002005
0.002
0.001644

0.0015 0.001267

0.001
0.000875
0.0005

n (v/p)
0
500 750 1000 1250 1500

Hình 3. 34 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.6

61
Tại hệ số  = 0.7

Qtb[l/s] ĐỒ THỊ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH


0.0025 0.0023072

0.00197
0.002
0.0016195

0.0015
0.001258

0.000863
0.001

0.0005

n (v/p)
0
500 750 1000 1250 1500

Hình 3. 35 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.7

Tại hệ số  = 0.8

Qtb[l/s] ĐỒ THỊ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH


0.0025
0.002088

0.002 0.001805

0.001481
0.0015
0.0011298

0.001 0.0007764

0.0005

n (v/p)
0
500 750 1000 1250 1500

Hình 3. 36 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.8

62
Tại hệ số  = 0.9

Qtb[l/s] ĐỒ THỊ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH


0.0025
0.0020772
0.002 0.001769

0.00145155
0.0015
0.00111764

0.001 0.0007692

0.0005

n (v/p)
0
500 750 1000 1250 1500

Hình 3. 37 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =0.9

Tại hệ số  = 1

Qtb[l/s] ĐỒ THỊ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH


0.0025
0.0021825

0.002 0.0018645

0.0015335
0.0015
0.0011841

0.001 0.0008181

0.0005

n (v/p)
0
500 750 1000 1250 1500

Hình 3. 38 Đồ thị đường đặc tính lưu lượng tại =1

63
Nhận xét :
+Từ đồ thị đường đặc tính lưu lượng ta thấy:
-Dao động lưu lượng tức thời tăng dần khi tăng tốc độ quay.

-Dao động lưu lượng tức thời tăng dần khi  tăng dần từ 0.5 đến 1.

3. Kết luận chương 3


Từ những kết quả thu được ở trên có 1 số nhận xét sau :
+ Về lưu lượng và áp suất:

(1) Lưu lượng giảm dần khi hệ số  càng tăng.

(2) Áp suất khi hệ số  càng tăng thì áp suất càng giảm.

+ Về đặc tính động học và động lực học:

(1) Từ những kết quả áp suất ta thấy khi hệ số  càng tăng thì áp suất càng giảm
được thể hiện trên thăng đo giá trị của mỗi mẫu bơm. Điều đó chứng tỏ biên dạng rotor
có ảnh hưởng tới áp suất của bơm.
(2) Trường vector biểu thị tốc độ và hướng của dòng chảy, vị trí của vùng xoáy.
Nguyên nhân hình thành các vùng xoáy do trong quá trình hoạt động của máy bơm áp
suất và vận tốc dòng chất lưu thay đổi đột ngột đã phá vỡ lực liên kết giữa các phân tử
chất lưu với nhau, giữa phân tử chất lưu với rotor và thành vỏ bơm khi đó sẽ sinh ra các
xung lực tác dụng trực tiếp lên các rotor và vỏ bơm quá trình này lặp đi lặp lại sẽ phá
hủy bề mặt cứng gây ra hiện tượng sứt mẻ, rỗ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bơm. Bên
cạnh sự phá hủy, gây sứt mẻ chúng còn gây ra tiếng ồn lớn;
(3) Đường dòng thể hiện hiện đặc tính dòng chất lỏng cũng giống như trường
vector có những vị trí xoáy trong các nội bộ khoang bơm. Tại một số vị trí khoang bơm
có đường dòng bị hỗn loạn. Nguyên nhân hình thành vị trí xoáy và sự hỗ loạn của đường
dòng giống với trường vector đó là sự thay đổi đột ngột của áp suất và vật tốc của dòng
chất lưu.
+Về đặc tính lưu lượng
(1) Dao động lưu lượng tức thời tăng dần khi tăng tốc độ quay.

(2) Dao động lưu lượng tức thời tăng dần khi  tăng dần từ 0.5 đến 1.

64
KẾT LUẬN
1 Kết quả đạt được
Sau khoảng thời gian làm đồ án đã đạt được những kết quả sau:
+ Tìm hiểu lịch sử quá trình phát triển của bơm Roots, nguyên lý cấu tạo bơm
Roots và trình bày ứng dụng của bơm Roots trong các ngành công nghiệp hiện nay.
+ Tìm hiểu ttình hình nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây về lĩnh vực bơm
Roots. Từ đó khắc phục những nhược điểm mà nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết
chưa giải quyết bằng phương pháp mô phỏng số với mô đun CFX của phần mềm ansys
đưa vào các đặc tính của chất lưu để cải thiện độ chính xác và giảm thời gian thiết kế
cũng như chế tạo thử nghiệm.
+ Thiết lập được phương trình biên dạng cho bơm Roots kiểu mới, xác định biểu
thức tỷ số truyền.
+ Trên cơ sở lý thuyết thiết lập chương trình môđun tính toán khảo sát kích thước
thiết kế theo tham số đặc trưng.
+ Tìm hiểu kiến thức cơ sở về môđun CFX trong tính toán mô phỏng động học và
động lực học chất lỏng.
+ Từ kết quả trường véc tơ và đường dòng tác chỉ ra vận tốc, quỹ đạo và hướng
của dòng chất lưu và giải thích nguyên nhân hình thành các vị trí xoáy.
+ Mô phỏng số tính toán lưu lượng và áp suất theo góc quay trục dẫn động.

+ Đánh giá và chỉ ra hệ số hệ số thiết kế  phù hợp. Khi hệ số tâm tích bánh răng
 tăng dần 0.5 đến 1 thì lưu lượng tăng dần và áp suất của bơm giảm dần, nhưng ngược
lại chất lượng làm việc của bơm lại tăng lên. Do đó, khi sử dụng biên dạng này để thiết
kế rotor cho các loại bơm dạng Roots thì chỉ phù hợp với những ứng dụng thiên về lưu
lượng và áp suất lớn mà không đòi hởi cao về ổn định dòng chảy và áp suất lớn. Các kết
quả này đóng góp một phần nhỏ trong hoàn thiện lý thuyết thiết kế và có thể ứng dụng
trong chế tạo các loại bơm này trong tương lai.
2 Hạn chế :
- Sai số trong quá trình tính toán.
- Chưa tính đến áp lực tác động lên bơm, và lực truyền cho cặp rotor.
- Khe hở bánh răng....
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Web: http://www.gmek.com.vn/
[2] Chiu-Fan Hsieh: “A new curve for application to the rotor profile of rotary
lobe pumps” .Mechanism and Machine Theory 87 (2015) 70-81.
[3] WALES L. PALMER AND ISRAEL W. KNOX, OF SAN FRANCISCO,
CAL; IMPROVEMENT IN ROTARV PRESSURE-BOWERS; Specification forming
part of Letters Patent No. 166,295, dated August 3, 1875; application filed July 13, 1875.
[4] Albert Lorenz, Hanau, Germany, assignor to W. C. Heraus G.m.b.H., Hanau,
Germany, a German body corporate; Application october 25, 1955, serial No. 542,566
Claims priority, application Germany October 28, 1954.
[5] Nguyễn Hồng Thái and Nguyễn Thành Trung: “establishing formulas for
design of roots pump geometrical parameters with given specific flow rate”;Tạp chí
Khoa học và Công nghệ 53 (4) (2015) 533-542;1/6/2015; Doi: 10.15625/0866-
708X/53/4/3908.
[6] H. Kim, H. Marie and S. Patil, Two-Dimensional CFD analysis of a hydraulic
gear pump, American Society for Engineering Education (2007).
[7] S. Kaewnai, M. Chamaaot and S. Wongwises, Predicting performance of
radial flow type impeller of centrifugal pump using CFD, Journal of Mechanical Science
and Technology, 23 (2009) 1620-1627.
[8] Yaw-Hong Kang and Ha-Hai Vu :“A newly developed rotor profile for lobe
pumps: Generation and numerical performance assessment “.Journal of Mechanical
Science and Technology 28 (3) (2014) 915~926.

66

You might also like