You are on page 1of 90

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM


KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

TÀI LIỆU HỌC TẬP

ĐẠI LÝ VÀ GIAO NHẬN

TÊN HỌC PHẦN: ĐẠI LÝ GIAO NHẬN

MÃ HỌC PHẦN: 15309

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

Hải Phòng, 2016


MỤC LỤC

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠI LÝ VÀ GIAO NHẬN..................................... 1


1.1. ĐẠI LÝ HÀNG HẢI ................................................................................................... 1

1.1.1. Khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 1

1.1.2. Các loại Đại lý hàng hải ........................................................................................... 1

1.1.3. Các cơ sở pháp lý liên quan đến Đại lý hàng hải ..................................................... 2

1.2. GIAO NHẬN ............................................................................................................... 2

1.2.1. Khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 2

1.2.2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa ........................................................................... 2

1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠI LÝ VÀ GIAO NHẬN ............................................... 3

1.3.1. Dịch vụ hàng hải theo WTO ........................................................................................ 3

1.3.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước về Đại lý và giao nhận ............................................... 4

1.4. NHỮNG KIẾN THỨC VỀ TÀU, CẢNG BIỂN VÀ NHỮNG THUẬT NGỮ LIÊN
QUAN ........................................................................................................................................ 6

1.4.1. Tàu biển và thông số kỹ thuật ...................................................................................... 6

1.4.2. Một số đặc trưng chính của tàu .................................................................................... 7

1.4.3. Các tài liệu và giấy tờ của tàu .................................................................................... 10

1.4.4. Các bên liên quan đến khai thác tàu ........................................................................... 11

1.4.5. Những kiến thức cơ bản về cảng biển ........................................................................ 12

1.5. GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG GIAO
THÔNG HÀNG HẢI (FAL 65) ............................................................................................. 13

Chương 2: NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN ............................................................................ 15


2.1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI LÝ TÀU BIỂN ................................................. 15

2.1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 15

2.2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................................... 15

2.2.3. Các loại Đại lý tàu biển .............................................................................................. 15

2.2. HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ ....................................................................................................... 16

2.2.1. Khái niệm: .................................................................................................................. 16

i
2.2.2. Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng .................................................................. 16

2.3. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH TẠI CẢNG ............. 17

2.3.1. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải .............................................. 17

2.3.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển Việt Nam ............ 17

2.4. NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN.................................................................................. 18

2.4.1. Thủ tục đến cảng đối với tàu nước ngoài ................................................................... 18

2.4.2. Thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển .................................................................... 18

2.4.3. Hoa tiêu hàng hải trong công tác thu xếp tàu ra vào cảng ......................................... 25

2.4.4. Điều độ cảng với công tác thu xếp tàu ra vào cảng ................................................... 27

2.5. PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CƯỚC DỊCH VỤ CHO TÀU TẠI CẢNG (CẢNG PHÍ) ............... 27

2.5.1. Phí, lệ phí hàng hải..................................................................................................... 27

2.5.2. Phí và giá cước dịch vụ tại cảng ................................................................................ 30

2.6. CHỨNG TỪ ĐẠI LÝ VÀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ CHO TÀU TẠI CẢNG
.................................................................................................................................................. 32

2.7. BÀI TẬP THỰC HÀNH TÍNH TOÁN CẢNG PHÍ CHO TÀU TẠI CẢNG BIỂN . 34

Chương 3: MÔI GIỚI HÀNG HẢI ............................................................................................. 39


3.1. KHÁI NIỆM, CƠ SỞ PHÁP LÝ .................................................................................... 39

3.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MÔI GIỚI HÀNG HẢI ............................... 39

3.3. NỘI DUNG DỊCH VỤ MỤI GIỚI HÀNG HẢI............................................................ 39

3.4. HOA HỒNG MÔI GIỚI HÀNG HẢI............................................................................ 40

3.5. NGƯỜI MÔI GIỚI TÀU BIỂN ..................................................................................... 40

Chương 4: GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG (TALLY) ................................................... 46


4.1. KHÁI NIỆM, CƠ SỞ PHÁP LÝ .................................................................................... 46

4.2. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN ......................................... 46

4.3. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THAM GIA GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI
CẢNG ...................................................................................................................................... 47

4.4. NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ............................... 47

4.4.1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu ......................................................................... 47

ii
4.4.2. Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu .......................................................................... 50

4.5. QUY TRÌNH ĐÓNG VÀ RÚT HÀNG TRONG CONTAINER TẠI CFS VÀ
CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ..................................................................................................... 53

4.5.1. Quy trình đóng và rút hàng trong container ............................................................... 53

4.5.2. Chứng từ trong nghiệp vụ đại lý gửi hàng bằng container ........................................ 54

4.6. NGHIỆP VỤ GOM HÀNG ............................................................................................. 57

4.6.1. Định nghĩa về gom hàng ............................................................................................ 57

4.6.2. Vai trò của người gom hàng....................................................................................... 57

4.7. PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN MỘT SỐ LOẠI HÀNG CỤ THỂ VỚI TÀU .......... 58

4.7.1. Giao nhận hàng bách hóa (General Cargo) ................................................................ 58

4.7.2. Giao nhận hàng bao (cargo in bag) ............................................................................ 58

4.7.3. Giao nhận hàng máy móc thiết bị (machine lequipment) .......................................... 60

4.7.4. Giao nhận máy móc thiết bị trần ................................................................................ 61

4.7.6. Phương pháp giao nhận hàng sắt thép (Steel Cargo) ................................................. 64

4.7.8. Phương pháp giao nhận hàng rời (cargo inbulk)........................................................ 65

4.8. CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA ...................................................................... 66

4.8.1. Vận tải đơn (Bill of Lading) ...................................................................................... 66

4.8.2. Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) .................................................................... 69

4.8.3. Chứng từ giao nhận cầu tàu ....................................................................................... 69

4.8.4. Các loại biên bản đối với hàng hóa: COR, ROROC... ............................................... 69

4.9. LẬP VÀ KÝ CÁC BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG TẠI CẢNG ............................. 70

4.9.1. Lập và ký COR .......................................................................................................... 70

4.9.2. Lập và ký ROROC ..................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 86

iii
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ ĐẠI LÝ VÀ GIAO NHẬN

1.1. ĐẠI LÝ HÀNG HẢI

1.1.1. Khái niệm cơ bản

Đại lý hàng hải là người được chủ tàu hoặc người khai thác tàu ủy thác để tiến hành các
hoạt động dịch vụ liên quan đến tàu, hàng hóa, hành khách, thuyền viên, bảo hiểm hàng hải và
giải quyết những tranh chấp về hợp đồng vận chuyển, tai nạn hàng hải... theo ủy quyền của chủ
tàu hoặc người khai thác tàu.

Mối liên hệ ràng buộc giữa chủ tàu/người khai thác tàu với đại lý là các thỏa thuận như
hợp đồng đại lý hoặc điện chỉ định, giấy ủy thác...

1.1.2. Các loại Đại lý hàng hải

Đại lý hàng hải có các loại Đại lý sau:

a. Đại lý tàu biển (Ship’s Agent):

Là loại hình dịch vụ hàng hải, là người đại diện thường trực của chủ tàu trên cơ sở hợp
đồng ủy thác (điện chỉ định) đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời hạn cụ thể tại một cảng
hay một khu vực cảng nhất định.

Đại lý tàu biển thực hiện các nghiệp vụ đại lý liên quan đến việc phục vụ cho tàu, thuyền
viên, hàng hóa vận chuyển trên tàu từ lúc tàu đến và rời khỏi cảng.

b. Đại lý vận tải (Shipping Agent):

Nhân danh người ủy thác để thu xếp việc vận tải, giao nhận hàng hóa mà không đóng vai
trò là người vận tải. Bản chất của Đại lý vận tải là cầu nối giữa người gửi hàng và người vận
chuyển.

Đại lý vận tải có thể thực hiện cùng một lúc 2 hợp đồng vận tải: hợp đồng với Chủ tàu
(người vận chuyển) với tư cách là người gửi hàng và hợp đồng với chủ hàng (người gửi hàng)
với tư cách là người vận tải.

c. Đại lý sửa chữa tàu (Ship’s repairing Agent):

Nhân danh người ủy thác, đại lý sửa chữa tàu thu xếp toàn bộ công việc liên quan đến sửa
chữa tàu (kể cả sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn), là cầu nối giữa chủ tàu và các đơn vị sửa chữa
tàu.

1
Người đại lý sửa chữa tàu thực hiện các nghiệp vụ của Đại lý tàu và các công việc mà chủ
tàu ủy thác.

d. Đại lý bảo vệ (Protecting Agent):

Trường hợp trong Hợp đồng vận chuyển, người gửi hàng/ người thuê tàu giành quyền làm
Đại lý cho tàu tại một hoặc 2 đầu bến, chủ tàu thường chỉ định thêm 1 đại lý để giám sát các
công việc liên quan đến tàu, thuyền viên, hàng hóa tại cảng nhằm bảo vệ lợi ích của chủ tàu.

Trong hợp đồng cho thuê tàu định hạn, người thuê tàu định hạn (người khai thác tàu) chỉ
định Đại lý tại cảng cho tàu, Chủ tàu có thể chỉ định thêm một Đại lý của mình để theo dõi, giám
sát và bảo vệ quyền lợi của tàu, thuyền viên khi tàu đến cảng đó.

Thông thường chủ tàu chọn lựa những đại lý có uy tín và có mối quan hệ tốt với mình để
chỉ định làm đại lý bảo vệ.

1.1.3. Các cơ sở pháp lý liên quan đến Đại lý hàng hải

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, chương VIII, mục 1: Đại lý tàu biển, bao gồm 8 điều từ
điều 158 đến điều 165.
- Nghị định số 21/2012-NĐCP ngày 21 tháng 3 năm 2012 về quản lý cảng biển và luồng
hàng hải, chuơng 3 quy định thủ tục đến và rời cảng đối với tàu biển.
- Nghị định 115/2007/NĐ-CP ngày 05/7/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải
biển.
1.2. GIAO NHẬN

1.2.1. Khái niệm cơ bản

Theo Luật Thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo
đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng theo sự ủy thác của
chủ hàng hoặc của người vận tải.

Nói một cách ngắn gọn: giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi
hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

1.2.2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa

a. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu):

Theo yêu cầu của người gửi hàng, người giao nhận thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.

2
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp: giấy chứng nhận hàng của người giao
nhận, giấy chứng nhận chuyên chở...
- Đóng gói, cân đo hàng hóa (trừ phi người gửi hàng làm trước khi giao cho người giao
nhận).
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
- Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, làm các thủ tục chứng từ
liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thanh toán phí và chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường tới người nhận hàng thông qua những mối liên
hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
- Giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có).
b) Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu):

Theo chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
- Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước (nếu người nhận hàng ủy thác).
- Thu xếp khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho các cơ quan liên
quan.
- Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần).
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
- Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có).
c. Những dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ trên, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng có thể
làm những dịch vụ khác phát sinh trong quá trình vận chuyển: gom hàng, phân loại, dán ký mã
hiệu hàng hóa, vận tải nội bộ...

1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠI LÝ VÀ GIAO NHẬN

1.3.1. Dịch vụ hàng hải theo WTO

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) kể từ ngày 08/11/2006. Qua nhiều vòng đàm phán giữa các nước trong WTO, dịch vụ
vận tải biển được chia làm 4 nhóm:

 Nhóm 1: Vận tải biển quốc tế (International Maritime Transport).


 Nhóm 2: Dịch vụ hỗ trợ hàng hải (Martime Auxiliary Service).
Gồm các dịch vụ:

- Xếp dỡ hàng hóa.


- Lưu kho bãi và cho thuê kho bãi.
- Dịch vụ hải quan.
- Dịch vụ làm hàng container.
3
- Đại lý tàu.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa.
 Nhóm 3: Tiếp cận / sử dụng dịch vụ cảng (Access to/Use of Port Service) Gồm các dịch
vụ:
- Hoa tiêu.
- Lai dắt và hỗ trợ kéo tàu biển.
- Cung cấp thực phẩm, dầu nước.
- Thu gom, đổ rác và xử lý nước thải.
- Dịch vụ cảng vụ.
- Bảo đảm hàng hải.
- Dịch vụ khác trên bờ (phục vụ cho tàu).
- Sửa chữa khẩn cấp trang thiết bị.
- Dịch vụ neo đậu và cập cầu cảng.
 Nhóm 4: Vận tải đa phương thức (Multi modem Transport).
1.3.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước về Đại lý và giao nhận

1.3.2.1. Bộ giao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả
nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà
nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về các lĩnh vực giao
thông vận tải nói chung và Đại lý giao nhận cũng như dịch vụ hàng hải nói riêng. Cụ thể như
sau:

Về hoạt động vận tải:

a. Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ chế, chính sách phát triển vận tải và các dịch
vụ liên quan đến vận tải;

b. Quy định công bố các tuyến vận tải và mạng vận tải công cộng; ban hành các thể lệ, quy
định, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ vận hành và khai thác các loại hình vận tải;

c. Quy định việc phối hợp các quá trình vận tải đơn phương thức và đa phương thức bảo
đảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa các vùng, miền và vận tải đối ngoại;

d. Phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung giá cước hoặc cước vận tải, xếp dỡ, các dịch
vụ vận tải được hoạt động độc quyền và những dịch vụ mà Nhà nước trợ giá hoặc giao cho
doanh nghiệp thực hiện;

1.3.2.2. Cục hàng hải Việt Nam

4
Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được hưởng kinh phí
từ ngân sách nhà nước cấp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành
phố Hà Nội.

Dưới Cục Hàng hải Việt Nam là các Cảng vụ hàng hải, các cơ quan Đăng ký tàu biển và
thuyền viên, các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, các Trường trung học hàng
hải, các doanh nghiệp: Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, Trung tâm tiếp nhận, truyền phát
thông tin an ninh hàng hải, Công ty tư vấn xây dựng công trình hàng hải và các công ty hoa tiêu,
Tạp chí hàng hải Việt Nam.

Cục hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hàng
hải nói chung và dịch vụ vận tải biển, trong đó có Đại lý & giao nhận nói riêng. Cụ thể như sau:

Về vận tải và dịch vụ hàng hải:

a) Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển,
điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải và tổ chức việc thực hiện các quy định đó;

b) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện cấp, đình chỉ, gia hạn, sửa đổi, thu hồi hoặc hủy bỏ các
chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ hàng hải;

c) Tham gia xây dựng khung giá cước hoặc cước, phí vận tải, xếp dỡ, các dịch vụ hàng hải
được hoạt động độc quyền và những dịch vụ mà nhà nước trợ giá hoặc giao cho doanh nghiệp
thực hiện;

d) Tổ chức thống kê, nghiên cứu, dự báo thị trường vận tải và dịch vụ hàng hải, sự phát
triển các luồng hàng, lưu lượng hành khách, các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế.

4. Tham gia giải quyết tranh chấp và khiếu nại về hàng hải; xác nhận việc trình kháng nghị
hàng hải và các quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động hàng hải phù hợp với quy định của
pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế về hàng hải có liên quan mà Việt Nam đã ký kết
hoặc gia nhập.

5. Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về hàng hải trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
phê duyệt; chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải các dự thảo Điều ước quốc tế
và tham gia đàm phán để ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế, các tổ chức quốc tế về hàng hải;
tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về hàng hải theo phân cấp quản lý; là đầu mối quan hệ với các
Tổ chức Hàng hải quốc tế.

5
1.3.2.3. Cảng vụ Hàng hải

Các Cảng vụ Hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam (gọi tắt là Cảng vụ) thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải theo quy định của quyết định này và các
quy định khác có liên quan của pháp luật tại cảng và khu vực hàng hải được phân công. Cảng vụ
là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được thực hiện các khoản thu theo
quy định của pháp luật và nộp ngân sách các khoản thu này. Kinh phí hoạt động của Cảng vụ do
ngân sách nhà nước cấp. Người có quyền chỉ huy cao nhất của Cảng vụ là Giám đốc Cảng vụ.
Giám đốc Cảng vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật liên quan đến
hoạt động tại khu vực hàng hải nói chung và các hoạt động liên quan đến Đại lý & giao nhận nói
riêng như:

a. Cấp giấy phép cho tàu thuyền ra, vào và thực hiện yêu cầu tạm giữ, bắt giữ hàng hải đối
với tàu biển hoặc lệnh bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.

b. Yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh khai thác cảng biển, vận tải biển và dịch
vụ hàng hải hoạt động trong khu vực trách nhiệm của Cảng vụ báo cáo số liệu, cung cấp thông
tin phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng hải; thực hiện việc thống kê,
báo cáo số liệu theo quy định của Cục Hàng hải Việt Nam.

c. Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về an toàn
hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, vệ sinh và trật tự hàng hải.

d. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.4. NHỮNG KIẾN THỨC VỀ TÀU, CẢNG BIỂN VÀ NHỮNG THUẬT NGỮ LIÊN
QUAN

Để tiến hành công việc của Đại lý hàng hải và giao nhận hàng hóa tại cảng cần phải nắm rõ
những kiến thức cơ bản về tàu biển và các thuật ngữ liên quan đến hoạt động, khai thác tàu.

1.4.1. Tàu biển và thông số kỹ thuật

a. Khái niệm:

Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác nhau chuyên dùng hoạt động trên biển (Điều
11- Bộ Luật hàng hải).

b. Các thông số kỹ thuật của tàu

6
Ship’s Name VINASHIN STAR
Flag/port of Regisstry Vietnam/ Haiphong port, Vietnam
Ship’s type Multipurpose Dry Cargo Vessel
Call Sign XVJC
Year/ Place of Built 2003/Halong Shipyard
Office number/IMO number VN-1625- VT/9283552
Inmarsat Mobile Number (IMN) 457422910
Classifiction/Classcification Number NK (Japan)/ 031338
Suez Certificate No/ Suez GT/NT 3HO-0079TS/8,823.33/8,505.98
LOA/Breadth/Depth/Draught 136.40/22.00/10.5/7.70 m
DWT/GT/NT 12,668/8,310/4,570
Double hull, Double bottom, HO/HA 3/3
Hatches size/ Pontoon hatch Cover Ha.1: 13.32m x12.60m
Ha.2: 25.92m x12.60m
Ha3: 25.92m x12.60m
Bale/Grain Capacity Ho.1: 3,612/3,743 CM
Ho.2: 6,547/6,628 CM
Ho.3: 6,085/6,156 CM
Total: 16,244/ 16,527 CM
Derricks Single boom 5 x30 MT /21 m
Main Engine MAN B7W 7SMC; 5,180 KW at 173 RPM
Generators Engine 2x500 KVA (400 KW, 220/380/400v, 50hz)
Endurance 12,500 NM
Crew / Speed 24 Persons /14 Knots
Number of Container - In Hold: 184 TEU or 84 FEU
- On Upper Deck:36 TEU or 16 FEU
-On hatch cover: 90 TEU
Total: 310 TEU or 100 FEU

1.4.2. Một số đặc trưng chính của tàu

a. Đặc trưng kích thước chủ yếu của tàu biển (Principal Dimensions):

+) Chiều dài tàu (Length)

LOA (Length Overall): cũng gọi là chiều dài toàn bộ của tàu, được đo từ mũi tàu đến đuôi
(lái) tàu.

7
Chiều dài của tàu cho biết độ dài cần thiết của cầu cảng để tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa
an toàn.

+) Chiều rộng của tàu (Beam/Breadth). Chiều rộng lớn nhất (Breadth Etreme = BMAX):
được đo theo chiều ngang tàu tại nơi rộng nhất.

+) Chiều sâu tàu (Depth): Chiều sâu tàu được đo theo chiều thẳng đứng từ đáy tàu đến mép
trên của boong tàu (Depth Moulded). Chiều sâu tàu liên quan đến chiều sâu hầm hàng, khả năng
chứa hàng của tàu.

+) Mớn nước của tàu (Draught = Draft)

Mớn nước không hàng (Light Draught )

Mớn nước đầy hàng mùa hè (Assigned Draught/ Loaded Draught/ Summer Draft)

b. Dấu chuyên chở của tàu (Load – line Marks ) và chiều cao mạn khô (Free Board):

Dấu chuyên chở của tàu (International Load Line Marks) là những đường quy định mớn nước tối
đa cho phép tàu có thể chuyên chở được hàng hóa tương ứng với từng vùng, từng mùa và các khu vực
kinh doanh khác nhau của tàu.

Chiều cao mạn khô (Free Board) là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đường mặt
boong (deck line) đến các mức chìm cho phép của tàu. Chiều cao mạn khô của tàu được vạch
theo đúng các quy định của Công ước quốc tế về mạn khô (International Convention on Load
Lines) ban hành năm 1966 và sửa đổi năm 1988. Các tàu đều có giấy chứng nhận Mạn khô quốc
tế (International Load Line Certificate). Toàn bộ dấu chuyên chở được thể hiện ở hình vẽ sau:

8
 Giải thích ký hiệu
TF; T; S,... là ký hiệu các đường nước khi tàu chở hàng thông dụng (trừ gỗ).

LT; LS; LW;… là ký hiệu các đường nước khi tàu chở gỗ.

c) Thang chia trọng tải của tàu (Ship’s Deadweight Scale)

Các thông số chủ yếu trên thang chia trọng tải liên quan đến vận chuyển hàng hóa:

- Mớn nước (Tính theo Mét hoặc Feet)

- Trọng lượng toàn phần của tàu (Lượng chiếm nước)

- Số tấn trên 1 cm chiều chìm tại các mức chìm của tàu (mục đích nhằm xác định trọng
lượng hàng cần xếp lên tàu khi khai thác trên các vùng biển khác nhau).

Trong quá trình khai thác tàu, mặc dù khi tàu đỗ ở vùng nước biển (S.W) và vùng nước
ngọt có mớn nước (mức chìm) bằng nhau, nhưng trọng tải tàu ở vùng nước biển (S.DWT) và
vùng nước ngọt (F.DWT) sẽ khác nhau. Độ lệch về trọng lượng của tàu lúc này là:

Q= S.DWT-F.DWT ; (T)

Để tàu ra biển có mớn nước mặn đạt Ts thì trong vùng nước ngọt mớn nước xếp hàng TF
phải đạt mức chìm sâu hơn so với TS.

d. Trọng tải của tàu:

+) Trọng tải toàn bộ (DWT = Deadweight Capacity)

Là hiệu số giữa trọng lượng đầy hàng và trọng lượng không hàng của tàu

+) Trọng tải thực chở của tàu (Deadweight Cargo Carrying Capacity- DC ): Là khối lượng
hàng hóa tối đa mà tàu có thể chất xếp được theo dấu hiệu chuyên chở, theo vùng vận hành và
theo mức quy định.

e. Đặc trưng dung tích của tàu biển:

- Dung tích đăng ký toàn bộ của tàu (Gross Tonnage =GT): Là toàn bộ dung tích bên
trong của tàu (trừ buồng lái, các buồng vệ sinh công cộng, đáy đôi, buồng hải đồ...).

GT có đơn vị đo là RT (Register Ton- tấn đăng ký), 1RT = 100 FT3 = 2,83 M3.

GT là cơ sở để tính lệ phí cảng biển, phí qua kênh đào, phí bảo hiểm TNDS của chủ tàu.

- Dung tích đăng ký tịnh (Net Register Tonnage = NRT/NT): NT là phần của GT sau khi
trừ đi dung tích buồng lái, nồi hơi, cabin và những nơi không xếp hàng, đơn vị đo của NT là RT.

- Dung tích chứa hàng của tàu (Cargo Space): WT < M3; FT3

9
Grain Space hoặc Grain capacity: WG Bale capacity: WB

- Dung tích đơn vị của tàu (T): (M3/T hoặc FT3/T)

Hệ số xếp hàng của hàng hóa (Stowage Factor -UH ) biểu thị một tấn hàng chiếm thể tích
bao nhiêu mét khối (feet khối) trong hầm tàu:

f) Đặc trưng về tốc độ, công suất máy và mức tiêu hao nhiên liệu:

Tốc độ chạy không hàng <Ballast Speed (Knots at ..... RPM)

Tốc độ chạy có hàng <Laden Speed (Knots at ..... RPM)

Công suất máy chính <Main Engine: (KW; BHP )

Mức tiêu hao nhiên liệu của máy chính: (T/h or T/day)

Mức tiêu hao nhiên liệu của máy phụ: (T/h or T/day)

g) Đặc trưng về hầm hàng và các thiết bị làm hàng của tàu ( HO/HA; Cargo gear)

Số lượng hầm hàng (Holds - HO): phụ thuộc vào chiều dài tàu, Số lượng hầm quyết định
mức độ cơ giới hóa xếp dỡ cao hay thấp.

Số lượng miệng hầm (Hatch - HA): thông thường mỗi hầm có một hoặc nhiều miệng hầm,
chúng quyết định số máng xếp dỡ và số đội công nhân trong hầm tàu.

Các thiết bị xếp dỡ trên tàu (Cargo gear): các thiết bị này đều có nâng trọng và tầm với
nhỏ hơn so với các loại thiết bị xếp dỡ trên bờ của cảng.

1.4.3. Các tài liệu và giấy tờ của tàu

a. Hồ sơ kỹ thuật của tàu:

- Sơ đồ bản vẽ tổng thể tàu: cho biết vị trí các khoang, các buồng, kho, hầm,… trên tàu.

- Sơ đồ bản vẽ chi tiết và các thông số kỹ thuật của tàu.

- Các đồ thị và các bảng biểu mô tả các trạng thái làm việc của các thiết bị trên tàu…

b) Hồ sơ khai thác tàu vận tải biển:

+ Sơ đồ các hầm hàng, buồng khách.

+ Sơ đồ các két nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn tàu.

+ Các giấy chứng nhận của tàu do các cơ quan có thẩm quyền cấp.

10
Trong suốt quá trình khai thác, tàu phải mang theo các giấy chứng nhận có giá trị hiệu lực
dài hạn (bản sao công chứng) để chứng minh tàu có đầy đủ các điều kiện kinh doanh hợp pháp,
gồm:

- Các Giấy chứng nhận (GCN) do Cục Hàng hải cấp;

- Các GCN do Cục Đăng kiểm cấp;

- GCN do các Công ty bảo hiểm cấp;

- Các GCN do cơ quan kiểm dịch quốc tế cấp;

c. Những tài liệu chuyến đi (thay đổi theo từng chuyến đi)

Ngoài các giấy tờ của tàu ở trên, trong từng chuyến đi tàu cần phải có:

- Các giấy tờ liên quan đến thuyền viên.


- Các sổ nhật ký của tàu.
- Các bản khai do tàu/ đại lý lập trong từng chuyến đi theo quy định của Công ước FAL65
hoặc theo quy định của IMO.

1.4.4. Các bên liên quan đến khai thác tàu

a. Chủ tàu (Shipowner):

Là người sở hữu tàu, có quyền định đoạt con tàu. Chủ tàu có thể là người vận chuyển hoặc
không phải là người vận chuyển, không tiến hành kinh doanh khai thác tàu mà họ có thể cho thuê
tàu như cho thuê tài sản.

b. Người vận chuyển (Carrier):

Là người trực tiếp kinh doanh khai thác tàu. Người vận chuyển có thể là Chủ tàu, có thể
không phải là hủ tàu mà là người thuê tàu định hạn về để kinh doanh vận chuyển.

c. Người thuê tàu (Charterer):

Là người có nhu cầu vận chuyển hay có nguồn hàng cần vận chuyển. Họ trực tiếp ký kết
hợp đồng thuê tàu để vận chuyển hàng hóa của mình. Người thuê tàu có thể là Chủ hàng hoặc có
thể là người khai thác tàu hoặc là người Đại lý trong vận tải đa phương thức.

d. Người quản lý tàu (Ship’s manager):

Là người thường xuyên kiểm tra, giám sát tình trạng kỹ thuật của con tàu. Tổ chức công
tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa và cung ứng vật tư kỹ thuật để đảm bảo cho tàu luôn có
đủ khả năng đi biển.

e. Người gửi hàng (Shipper):

11
Là người có nhu cầu vận chuyển, họ đưa hàng đến cảng để giao lên tàu. Họ có thể là Chủ
hàng hoặc có thể là người đại lý vận tải (gom hàng). Sau khi gửi hàng, họ có quyền yêu cầu
người vận chuyển cấp cho họ bộ vận đơn đường biển.

e. Người nhận hàng (Consignee):

Là người có tên và địa chỉ trong vận đơn. Khi tàu đến cảng trả hàng, Đại lý sẽ phát Lệnh
giao hàng cho người nhận hàng theo đúng quy định.

1.4.5. Những kiến thức cơ bản về cảng biển

a. Khái niệm về cảng biển:

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu
hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành
khách và thực hiện các dịch vụ khác (Điều 59 – Bộ luật Hàng hải).

+ Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ
sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác
và lắp đặt trang thiết bị.

+ Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng
qay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch,
vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác

Cảng biển có một hay nhiều bến cảng. Bến cảng có một hay nhiều cầu cảng. Bến cảng bao
gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, điện, nước, luồng
vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.

* Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạ tầng công
cộng cảng biển.

- Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm: cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng nhánh
cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và
vùng nước trước cầu cảng.
- Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng
hải và các công trình phụ trợ khác.
* Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ
thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện
thủy khác ra, vào bến cảng an toàn.

b. Chức năng của cảng biển

Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.

12
Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa và đón
trả hành khách.

Cung cấp dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong bãi.

Để tàu biển và các phương tiện vận tải thủy trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện
những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hóa.

c. Các tác nghiệp chính xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển.

Có các phương án tác nghiệp hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu:

+ Hàng đi thẳng: tác nghiệp bốc (dỡ) hàng từ tàu lên các phương tiện vận tải sắt, bộ (ô tô)
hoặc sang mạn sà lan tại cầu tàu để chuyển hàng đi hoặc theo chiều ngược lại.

+ Hàng qua kho: tác nghiệp bốc (dỡ) hàng từ tàu lên cầu tàu hoặc lên bãi hoặc di chuyển từ
cầu tàu vào kho (hàng lưu kho, bãi) hoặc theo chiều ngược lại.

+ Hàng sang mạn tại vũng, vịnh hoặc vùng neo: Tác nghiệp bốc (dỡ) hàng từ tàu sang mạn
sà lan hoặc tàu biển khác tại vùng neo để chuyển hàng đi hoặc theo chiều ngược lại.

1.5. GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG GIAO
THÔNG HÀNG HẢI (FAL 65)

Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải Quốc tế (Công ước FAL) được Hội
nghị Quốc tế về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông và vận tải hàng hải thông qua ngày 9
tháng 4 năm 1965. Công ước có hiệu lực ngày 05 tháng 3 năm 1967.

Mục đích của công ước này là nhằm tạo thuận lợi giao thông vận tải hàng hải bằng việc
đơn giản hóa và giảm thiểu các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc
đến, lưu lại và rời cảng của tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế. Công ước được xây dựng để
đáp ứng mối quan tâm quốc tế ngày càng tăng về việc đòi hỏi quá mức cần thiết các giấy tờ yêu
cầu đối với vận tải thương mại. Theo thông lệ, một khối lượng lớn các giấy tờ về tàu, thuyền bộ
và hành khách, hành lý, hàng hóa và thư từ cần phải xuất trình cho hải quan, nhập cảnh, y tế và
các cơ quan có thẩm quyền liên quan tới. Các giấy tờ thủ tục không cần thiết đang là một vướng
mắc trong hầu hết các ngành.

Công ước nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông
hàng hải và giải thích tại sao các cơ quan và các nhà khai thác nên xem xét chấp nhận một hệ
thống giấy tờ mẫu do IMO xây dựng và hội đồng IMO khuyến nghị để sử dụng rộng rãi.

13
Công ước khuyến nghị về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu và cụ
thể chỉ còn 8 tờ khai do các cơ quan chức năng yêu cầu.

 Khai báo chung

 Tờ khai hàng hóa

 Tờ khai dự trữ kho tàu

 Tờ khai tư trang thuyền bộ

 Danh sách thuyền bộ

 Danh sách hành khách

 Chứng từ yêu cầu chuẩn theo Công ước bưu chính toàn cầu

 Khai báo Hàng Hải về sức khỏe

Các quốc gia tham gia Công ước có trách nhiệm áp dụng mẫu giấy tờ thông nhất và đơn
giản vào việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Khái niệm về đại lý và các loại đại lý hàng hải;

2. Nội dung cơ bản của dịch vụ đại lý hàng hải;

3. Các cơ quan quản lý Nhà nước về Đại lý và giao nhận ở Việt Nam;

4. Dịch vụ hàng hải theo WTO;

5. Các loại hình dịch vụ tại cảng biển;

6. Mục tiêu của Công ước FAL 65 và các loại bản khai theo Công ước.

Nội dung tự học: 10 tiết

- Đọc bài giảng chi tiết


- Thu thập các số liệu về tàu, một số cảng biển
- Tìm đọc công ước FAL 65
- Thảo luận nhóm

14
Chương 2. NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

2.1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

2.1.1. Khái niệm

Đại lý tàu biển là dịch vụ mà theo sự ủy thác của chủ tàu hoặc người khai thác tàu, đại lý
tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ
tục tàu biển vào, rời cảng; Ký kết các loại hợp đồng: hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm
hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, thuê thuyền viên...; Ký phát vận đơn và
chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu; Trình kháng
nghị hàng hải; Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu... (Điều 158 Bộ luật hàng
hải).

2.2.2. Nhiệm vụ

Người Đại lý tàu biển là người được người ủy thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch
vụ đại lý tàu tại cảng biển từ lúc tàu vào đến khi tàu ra khỏi cảng:

- Làm các thủ tục cho tàu vào và rời cảng với các cơ quan chức năng.

- Nhận ủy thác để ký phát các giấy tờ thông báo tàu, hàng đến.

- Theo dõi và đôn đốc tình hình làm hàng của tàu.

- Giải quyết các tranh chấp phát sinh về hàng hóa trong khi làm hàng.

- Thực hiện yêu cầu của người ủy thác cung ứng cho tàu.

- Phục vụ cho thuyền viên khi có sự ủy thác.

Thay mặt người ủy thác ký kết các hợp đồng, biên bản, chứng từ với cảng, chủ hàng và các
cơ quan khác.

Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển,
người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu
nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý.

2.2.3. Các loại Đại lý tàu biển

- Đại lý chính (đại lý cấp I – Main Agent): Là người được người ủy thác (Chủ tàu, người
khai thác tàu hoặc người thuê tàu) ủy thác trực tiếp bằng hợp đồng đại lý hoặc điện chỉ định, giấy
ủy thác để phục vụ tàu, hàng hóa, thuyền viên khi tàu đến cảng hoặc một khu vực cảng nhất
định.

15
- Đại lý phụ (đại lý cấp II – Sub Agent): Là người nhận ủy thác từ Đại lý cấp I để tiến hành
các công việc phục vụ tàu, hàng và thuyền viên tại một cảng cụ thể.

2.2. HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

2.2.1. Khái niệm:

Hợp đồng đại lý tàu biển là sự thoả thuận được giao kết bằng văn bản giữa người ủy thác
và người đại lý tàu biển, theo đó người ủy thác ủy quyền cho người đại lý tàu thực hiện các dịch
vụ đại lý đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời gian cụ thể.

Hợp đồng đại lý là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật giữa 2 bên và là bằng chứng về sự
ủy nhiệm của chủ tàu cho người đại lý trong quan hệ đối với người thứ 3.

Trong hợp đồng đại lý phải thể hiện rõ những yêu cầu của công việc ủy thác, thời hạn thực
hiện và mức đại lý phí (có thể thoả thuận hoặc theo tập quán địa phương).

Với từng chuyến, người ủy thác có thể dùng điện chỉ định đại lý hoặc giấy ủy thác để nêu
rõ các công việc ủy thác cho đại lý phục vụ tàu tại một cảng cụ thể.

2.2.2. Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng

a. Trách nhiệm và quyền hạn của đại lý:

Trong phạm vi thẩm quyền được ủy thác, đại lý tàu tiến hành nghiệp vụ và các hoạt động
bảo vệ quyền lợi của chủ tàu, thực hiện các yêu cầu và chỉ thị của người ủy thác.

Đại lý tàu phải giữ liên lạc thường xuyên (hàng ngày) với chủ tàu về các diễn biến liên
quan đến công việc ủy thác.

Người đại lý tàu phải tính toán chính xác các khoản thu chi liên quan đến các công việc ủy
thác.

Người đại lý tàu phải bồi thường thiệt hại cho người ủy thác do lỗi của mình gây ra.

Đại lý tàu được người ủy thác ứng trước một khoản tiền dự chi cho công việc trong phạm
vi ủy thác.

Người đại lý tàu được hưởng đại lý phí và các phụ phí khác tuỳ theo công việc được ủy
thác thêm.

b. Trách nhiệm của người ủy thác:

Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đã ủy
thác khi cần thiết và phải ứng trước khoản tiền dự chi cho các dịch vụ mà mình ủy thác.

16
Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác
vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó nếu không thông báo cho những người liên quan biết
về việc không công nhận hành động vượt phạm vi đó.

2.3. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH TẠI CẢNG

2.3.1. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải

Cảng vụ hàng hải (đã nêu ở phần trên) là cơ quan chịu trách nhiệm chính và là đầu mối
trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển.

2.3.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển Việt Nam

- Hải quan (thuộc Bộ Tài chính): Là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về xuất nhập
khẩu. Theo dõi, giám sát toàn bộ hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu qua cảng biển. Có trách
nhiệm tính và thu thuế hải quan; giải quyết các thủ tục hải quan đối với việc xuất bến của lượng
hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra còn đảm nhiệm phân định các vị trí cho nhu cầu trung
chuyển giữa các tàu biển và những phương tiện trên đất liền; cung cấp các khu vực và các kho
lưu giữ hàng hóa tại hải quan cho đến khi nộp thuế...Sơ đồ các cơ quan quản lý Nhà nước tại
cảng

CHÍNH PHỦ

CÁC BỘ BỘ GIAO THÔNG CÁC BỘ


VẬN TẢI
CHỦ QUẢN CHỦ QUẢN

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Hải Biên Cảng vụ Kiểm Kiểm dịch

quan phòng dịch y tế động,


Hàng hải
thực vật

DOANH NGHIỆP CẢNG,

ĐẠI LÝ, GIAO NHẬN


- Biên phòng (thuộc Bộ Quốc phòng): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về an ninh tại cửa
khẩu. Theo dõi, giám sát và làm các thủ tục pháp luật cho phương tiện, thuyền viên, hành khách
xuất nhập cảnh.

17
- Kiểm dịch y tế (thuộc Bộ Y tế): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực y tế. Giám
sát, khoanh vùng và có biện pháp phòng chống dịch bệnh xâm nhập từ các phương tiện, thuyền
viên và hành khách xuất nhập cảnh.

- Kiểm dịch động vật (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): Quản lý Nhà nước
chuyên ngành về các loại động vật xuất nhập khẩu. Giám sát và cho phép xuất nhập khẩu động
vật qua cảng.

- Kiểm dịch thực vật (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): Quản lý Nhà nước
chuyên ngành về nông nghiệp. Giám sát và cho phép xuất nhập khẩu các loại thực vật và nông
sản qua cảng.

2.4. NGHIỆP VỤ ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

2.4.1. Thủ tục đến cảng đối với tàu nước ngoài

a. Yêu cầu chung đối với tàu vào cảng biển:

Tất cả các loại tàu nước ngoài, không phân biệt lớn nhỏ, quốc tịch và mục đích sử dụng chỉ
được phép vào cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn, an ninh, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Chỉ được phép vào các cảng biển đã được công bố mở cảng và đưa vào sử dụng.

b. Thủ tục xin phép đến cảng với một số loại tàu đặc thù.

Một số loại tàu đặc thù đến cảng, có quy định thủ tục riêng như:

- Đối với tàu quân sự.

- Đối với tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, vận chuyển chất phóng xạ.

- Tàu thuyền đến theo lời mời của Chính phủ.

- Tàu hoạt động nghiên cứu khoa học...

2.4.2. Thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển

a. Những công việc trước khi tàu đến cảng

- Thông báo tàu thuyền đến cảng:

Trước khi tàu đến cảng, Chủ tàu/Đại lý phải gửi đến Cảng vụ Hàng hải thông báo tàu đến.

 Nội dung thông báo:


+ Tên, quốc tịch, nơi đăng ký của tàu và tên chủ tàu.

+ Chiều dài, rộng, cao và mớn nước của tàu khi dến cảng.

+ Tổng dung tích, trọng tải toàn phần, số lượng và loại hàng hóa chở trên tàu.

18
+ Số lượng thuyền viên, hành khách và những người đi theo tàu.

+ Tên cảng rời cuối cùng và thời gian dự kiến tàu đến cảng.

+ Mục đích đến cảng.

(Với các tàu đặc thù đến cảng, phải xuất trình giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ
quan có thẩm quyền).

+ Tên đại lý của Chủ tàu tại Việt Nam.

 Thời gian thông báo:


+ Đối với các loại tàu thông thường, thời gian thông báo chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự
kiến đến cảng.

+ Đối với các tàu đặc thù, chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng.

- Xác báo tàu thuyền đến cảng:

Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng đón trả hoa tiêu, Đại lý phải xác báo cho
Cảng vụ Hàng hải chính xác thời gian tàu đến. Trường hợp có người ốm, chết, cứu người trên
biển... phải thông báo rõ tên tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên
quan khác.

b. Thủ tục khi tàu đến cảng:

 Tàu thuyền vận chuyển tuyến nội địa


- Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải.

- Thời hạn làm thủ tục của chủ tàu: chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu đã neo đậu tại cảng;
hoặc 04 giờ từ khi tàu đã neo đậu tại vùng nước cảng.

- Thời hạn làm thủ tục của cơ quan quản lý Nhà nước: chậm nhất 01 giờ kể từ khi đại lý
xuất trình, nộp đủ các giấy tờ quy định.

- Giấy tờ phải nộp (bản chính – theo mẫu ở phần Phụ lục)

+ 01 bản khai chung.

+ 01 danh sách thuyền viên.

+ 01 danh sách hành khách (nếu có).

+ Giấy phép rời cảng cuối cùng.

- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính)

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu.

19
+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định.

+ Sổ thuyền viên.

+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.

 Tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh


- Địa điểm làm thủ tục: trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải.

- Trường hợp làm thủ tục tại tàu:

+ Tàu khách.

+ Có cơ sở để nghi ngờ tính xác thực khai báo về kiểm dịch của tàu.

- Thời hạn làm thủ tục của đại lý: chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào vị trí neo đậu theo
chỉ định của Giám đốc Cảng vụ.

- Thời hạn làm thủ tục của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành: không quá 01 giờ
từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ.

- Giấy tờ phải nộp (bản chính – theo mẫu ở phần Phụ lục)

+ 03 bản khai chung: nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu.

+ 03 danh sách thuyền viên: nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan
cửa khẩu.

+ 01 danh sách hành khách (nếu có) nộp cho Biên phòng cửa khẩu.

+ 01 bản khai hàng hóa: nộp cho Hải quan cửa khẩu.

+ 02 bản khai hàng hóa nguy hiểm: nộp cho Hải quan cửa khẩu và Cảng vụ hàng hải.

+ 01 bản khai dự trữ của tàu: nộp cho Hải quan cửa khẩu.

+ 01 bản khai kiểm dịch y tế: nộp cho cơ quan Kiểm dịch y tế.

+ 01 bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có) nộp cho cơ quan kiểm dịch thực vật.

+ 01 bản khai kiểm dịch động vật (nếu có) nộp cho cơ quan kiểm dịch động vật.

+ Giấy phép rời cảng cuối cùng (bản chính) nộp cho Cảng vụ hàng hải.

- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính)

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu.

+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định.

+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.

20
+ Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên.

+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên.

+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa chở trên tàu.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (nếu hàng hóa là sản phẩm động vật) của nước xuất
hàng.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu
là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, hàng nguy hiểm khác.

+ Hộ chiếu, phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách.

 Ghi chú:
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành chỉ được yêu cầu Chủ tàu /Đại lý nộp, xuất
trình những giấy tờ có liên quan đến chức năng quản lý theo quy định và sau khi hoàn thành thủ
tục phải báo cho Cảng vụ Hàng hải biết.

+ Tàu biển đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng của Việt Nam, sau đó đến cảng khác của
Việt Nam thì không phải làm tiếp thủ tục nhập cảnh. Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến căn cứ Giấy
phép rời cảng trước và Bản khai chung để quyết định cho tàu vào hoạt động tại cảng. Các cơ
quan quản lý Nhà nước chuyên ngành căn cứ hồ sơ chuyển cảng từ cảng tàu rời để thực hiện
nghiệp vụ quản lý của mình.

c. Những công việc đại lý phục vụ tàu tại cảng

 Theo dõi làm hàng của tàu


Hàng ngày Đại lý phải có trách nhiệm theo dõi tình hình tàu làm hàng, cập nhật số liệu để
báo cáo cho Chủ tàu.

Đôn đốc các bên liên quan mở các máng bốc dỡ để đẩy nhanh tiến độ làm hàng theo kế
hoạch.

Giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến giải phóng tàu.

 Phục vụ thuyền viên


Đại lý thực hiện các công việc liên quan đến thay đổi thuyền viên (nếu có) theo yêu cầu
của Chủ tàu.

Làm các công việc liên quan khác đến thuyền viên theo yêu cầu của Thuyền trưởng: tiêm
chủng, thuyền viên đi bờ, ốm đau, khám chữa bệnh...

21
 Cung ứng cho tàu.
Theo điện yêu cầu của Chủ tàu/Thuyền trưởng, Đại lý thu xếp với các đơn vị cung ứng để
cung ứng cho tàu: nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm....

Trường hợp tàu có phát sinh sửa chữa nhỏ, Đại lý phải thu xếp với các đơn vị ở khu vực
cảng để sửa chữa cho tàu.

Ngoài ra, đại lý thực hiện các dịch vụ cung ứng khác khi có yêu cầu.

 Liên lạc thường xuyên với chủ tàu / người khai thác.
Đại lý phải có trách nhiệm liên lạc thường xuyên với chủ tàu/người khai thác tàu tối thiểu
02 lần/ngày để báo cáo tình hình của tàu tại cảng. Trường hợp có nhiều phát sinh đến hoạt động
của tàu, Đại lý cần giữ liên lạc thường xuyên để nhận các yêu cầu của Chủ tàu.

 Lập các chứng từ liên quan đến giải phóng tàu: NOR, SOF...
Khi Thuyền trưởng ủy quyền, Đại lý lập và trao thông báo sẵn sàng làm hàng (NOR –
Notice of readiness) tới Người nhận hoặc người gửi hàng khi tàu đến cảng để người nhận / người
gửi hàng chuẩn bị thu xếp thời gian, phương tiện để làm hàng.

Đại lý phải ký, phát lệnh giao hàng (D/O - Delivery order) để Người nhận hàng tiến hành
làm các thủ tục liên quan đến việc nhận hàng hóa.

Trong thời gian tàu làm hàng, cập nhật số liệu để lập SOF (Statement of fact). Chứng từ sẽ
được xác nhận bởi các bên sau khi tàu kết thúc làm hàng gồm: Đại lý, Người nhận hàng, Thuyền
trưởng. Sau đó chứng từ này được tập hợp để gửi cho Chủ tàu. Đây là chứng từ cơ sở làm căn cứ
để chủ tàu tính thưởng phạt giải phóng tàu.

Thay mặt người ủy thác ký các chứng từ, hóa đơn liên quan đến thuê thiết bị, phương tiện
(nếu có) để giải phóng tàu nhanh.

d. Khi tàu rời cảng.

- Thông báo tàu rời cảng


Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, Đại lý phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết
thời gian dự kiến tàu rời cảng.

Đối với tàu xuất cảnh, sau khi nhận được thông báo của Đại lý, Cảng vụ hàng hải có trách
nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để làm thủ tục cho tàu.

- Thủ tục khi tàu rời cảng


Tàu thuyền hoạt động tuyến nội địa

- Địa điểm làm thủ tục: trụ sở hoặc văn phòng Cảng vụ hàng hải.

- Thời hạn làm thu tục: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng.
22
- Thời hạn làm thủ tục của cơ quan quản lý Nhà nước: chậm nhất 01 giờ kể từ khi Đại lý
xuất trình, nộp các loại giấy tờ hợp lệ.

- Giấy tờ phải nộp (bản chính – theo mẫu tại Phụ lục): 01 bản khai chung.

- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính).

+ Các giấy chứng nhận của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên (nếu
có thay đổi so với khi đến).

+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các
khoản nợ theo quy định.

Tàu thuyền xuất cảnh

- Địa điểm làm thủ tục: trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ.

- Thời hạn làm thủ tục của Đại lý: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng. Riêng tàu
khách và tàu chuyên tuyến chậm nhất là ngay thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng.

- Thời hạn làm thủ tục của cơ quan quản lý Nhà nước: chậm nhất 01 giờ từ khi người làm
thủ tục đã nộp, xuất trình đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định.

- Giấy tờ phải nộp (bản chính theo mẫu tại Phụ lục).

+ 03 bản khai chung nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu.

+ 03 danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho Cảng vụ hàng hải, Biên
phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu.

+ 01 danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) nộp cho Biên phòng cửa khẩu.

+ 01 bản khai hàng hóa (nếu có chở hàng hóa) nộp cho Hải quan cửa khẩu.

+ 01 bản khai dự trữ của tàu: nộp cho Hải quan cửa khẩu.

+ 01 bản khai hành lý hành khách (nếu có) nộp cho Hải quan cửa khẩu. Riêng hành lý của
hành khách trên tàu khách nước ngoài đến cảng sau đó rời cảng trong cùng một chuyến thì không
áp dụng thủ tục khai báo hải quan.

+ Những giấy tờ do các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền
viên và hành khách (để thu hồi).

- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính).

+ Các giấy chứng nhận của tàu (nếu thay đổi so với khi đến).

+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến).

23
+ Hộ chiếu thuyền viên, Hộ chiếu của hành khách.

+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (nếu thay đổi so với khi đến).

+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa chở trên tàu.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (nếu hàng hóa là sản phẩm động vật).

+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản
nợ theo quy định.

 Tàu thuyền xuất nhập cảnh tại cảng dầu khí ngoài khơi
- Địa điểm, thời hạn làm thủ tục: như tàu xuất nhập cảnh.

- Giấy tờ phải nộp, xuất trình.

Khi nhập cảnh, Đại lý phải gửi qua Fax cho Cảng vụ hàng hải:

- 01 bản khai chung.


- 01 danh sách thuyền viên.
- 01 giấy chứng nhận bảo hỉêm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với ô nhiễm dầu.
Khi Cảng vụ Hàng hải nhận đủ các giấy tờ trên thì sẽ cấp cho tàu Giấy phép rời cảng qua
Đại lý của Chủ tàu. Đại lý phải cam kết đã nhận Giấy phép rời cảng.

Chậm nhất 24 giờ sau khi trở lại bờ, Đại lý có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ phải nộp
theo quy định (bản chính) và các giấy tờ phải xuất trình (bản sao có xác nhận của Thuyền trưởng
và dấu của tàu). Ngoài ra còn nộp bản sao Giấy phép rời cảng có ký nhận của Thuyền trưởng và
dấu của tàu.

Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh

- Thủ tục xin phép, thông báo, xác báo.

+ Chậm nhất 12 giờ kể từ thời điểm tàu dự kiến đến khu neo đậu chờ quá cảnh, Đại lý phải
gửi cho Cảng vụ tại khu vực đó Giấy xin phép quá cảnh.

+ Chậm nhất 02 giờ khi nhận được Giấy xin phép quá cảnh, Cảng vụ phải cấp Giấy phép
quá cảnh cho tàu. Nếu không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Địa điểm, thời hạn làm thủ tục: như tàu xuất nhập cảnh.

- Giấy tờ phải nộp (Bản chính theo mẫu tại Phụ lục).

+ 01 bản khai chung.

+ 01 danh sách thuyền viên.

24
+ 01 danh sách hành khách (nếu có).

+ 01 bản khai hàng hóa (nếu có ).

- Giấy tờ phải xuất trình (bản chính).

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu.

+ Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định.

+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.

+ Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu
là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác.

+ Hộ chiếu của hành khách (nếu có).

e. Điều kiện tàu thuyền rời cảng biển.

Tàu thuyền chỉ được rời cảng biển khi:

Hoàn thành các thủ tục quy định, được cấp giấy phép rời cảng.

Phải làm lại thủ tục khi tàu lưu lại cảng quá 24 giờ khi đã nhận được giấy phép rời cảng.

- Các trường hợp không được cấp giấy phép rời cảng:

+ Tàu không đủ diều kiện an toàn đi biển.

+ Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mạn khô cho phép.

+ Tàu chưa được sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Cảng vụ, Thanh tra hàng hải hoặc
Đăng kiểm.

+ Phát hiện có nguy cơ đe dọa an toàn cho tàu, người và hàng hóa.

+ Có lệnh bắt giữ tàu biển.

2.4.3. Hoa tiêu hàng hải trong công tác thu xếp tàu ra vào cảng

a. Khái niệm

Là dịch vụ dẫn tàu khi tàu vào, rời cảng, di chuyển trong vùng nước của cảng hay hành
trình trong vùng nước có điều kiện phức tạp nhằm dảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên, hàng
hóa... Mọi tàu biển không phân biệt quốc tịch, chủ sở hữu đều được cung cấp dịch vụ hoa tiêu
hàng hải.

b. Phân loại

25
Có hai loại hoa tiêu hàng hải:

- Hoa tiêu trên biển (Sea Pilot): dẫn tàu trong các vùng biển ven bờ nằm trong lãnh hải
một quốc gia ven biển nơi điều kiện hàng hải phức tạp.
- Hoa tiêu trong cảng (Habour Pilot): dẫn tàu trong vùng nước cảng biển. Bao gồm 2 công
đoạn: Dẫn tàu trên luồng và điều động tàu rời cập cầu. Đây là việc cung cấp dịch vụ tư vấn dẫn
tàu trong vùng nước cảng hoặc khu vực hàng hải nhất định.
c. Chế độ hoa tiêu hàng hải

- Các trường hợp được miễn hoa tiêu hàng hải:


+ Tàu nước ngoài có tổng dung tích dưới 100 GT.

+ Tàu Việt Nam có tổng dung tích dưới 2000 GT.

+ Tàu có Thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp chứng chỉ khả năng chuyên
môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu
và vùng hoa tiêu tàu đang hoạt động được phép tự dẫn tàu, nhưng phải báo trước cho Cảng vụ
Hàng hải biết.

+ Thuyền trưởng các tàu được miễn hoa tiêu ở trên có thể yêu cầu cung cấp hoa tiêu nếu
thấy cần thiết.

- Thời gian cung cấp hoa tiêu:

+ Chậm nhất 06 giờ, trước khi dự kiến đón hoa tiêu, Thuyền trưởng/Đại lý gửi yêu cầu
cung cấp hoa tiêu đến Tổ chức hoa tiêu. Trường hợp muốn thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc hủy bỏ
yêu cầu hoa tiêu thì phải báo cho Tổ chức hoa tiêu ít nhất 03 giờ trước thời điểm dự kiến đón hoa
tiêu.

+ Hoa tiêu có trách nhiệm chờ tại địa điểm đón hoa tiêu đã được thỏa thuận không quá 04
giờ kể từ thời điểm đã dự kiến đón hoa tiêu lên tàu. Nếu quá thời hạn trên thì việc yêu cầu hoa
tiêu coi như bị hủy bỏ và người yêu cầu hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi theo quy định.

+ Chậm nhất 01 giờ, từ khi nhận được yêu cầu hoa tiêu, Tổ chức hoa tiêu phải xác báo cho
Cảng vụ Hàng hải. Nếu hoa tiêu lên tàu chậm so với thời gian và sai địa điểm đã xác báo mà
buộc tàu phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác thì Tổ chức hoa tiêu đó phải trả tiền chờ
đợi cho tàu theo quy định.

d. Hoa tiêu hàng hải:

- Người đóng vai trò tư vấn dẫn tàu là hoa tiêu. Đó là những chuyên gia giàu kinh nghiệm
trong điều khiển tàu, cập nhật thường xuyên mọi yếu tố ảnh hưởng đến luồng, cầu cảng.... Để trở
hành hoa tiêu hàng hải, cần hải có chứng chỉ chuyên môn mới được hành nghề hoa tiêu như:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải; Giấy chứng nhận vùng nước hoạt
động hoa tiêu hàng hải (Cục Hàng hải cấp).

26
- Tư vấn hoa tiêu mang tính trực tiếp .
- Tùy thuộc vào từng vùng nước mà có hai loại hoa tiêu:
+ Hoa tiêu bắt buộc: bắt buộc Thuyền trưởng/ Đại lý phải xin hoa tiêu dẫn tàu.

+ Hoa tiêu không bắt buộc: chỉ khi Thuyền trưởng yêu cầu, Đại lý xin hoa tiêu.

- Hoa tiêu chia làm 04 hạng:


+ Hạng 3 dẫn tàu < 4000GT hoặc Loa < 115m.

+ Hạng 2 dẫn tàu < 10.000 GT hoặc Loa < 145 m

+ Hạng 1 dẫn tàu < 20.000 GT hoặc Loa < 175 m

+ Hoa tiêu ngoại hạng dẫn tất cả các loại tàu.

e. Phí hoa tiêu:

- Theo biểu phí quy định của Bộ Tài chính.

- Tính theo đơn giá/ GRT nhân với cự ly dẫn tàu.

2.4.4. Điều độ cảng với công tác thu xếp tàu ra vào cảng

- Trung tâm khai thác Điều độ cảng) thuộc Doanh nghiệp cảng, có nhiệm vụ bố trí thu xếp
cầu bến, vùng nước cho tàu cập, neo đậu để tiến hành các dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.

- Là đầu mối để Đại lý, Thuyền trưởng, các bên hữu quan giao dịch để tiến hành các dịch
vụ liên quan đến xếp dỡ hàng hóa.

- Là nơi nhận và giải quyết các yêu cầu về di chuyển tàu, hàng vào kho, bãi, hàng đi
thẳng....

- Tiếp nhận các cầu của Đại lý về yêu cầu lai dắt, buộc cởi dây....

- Tính toán cho tàu rời cập cầu đảm bảo an toàn.

- Thu các loại giấy tờ: Cargo list, Stowage plan.

2.5. PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CƯỚC DỊCH VỤ CHO TÀU TẠI CẢNG (CẢNG PHÍ)

2.5.1. Phí, lệ phí hàng hải

2.5.1.1. Khái niệm, nguyên tắc xác định

Phí và lệ phí hàng hải là số tiền phải nộp với mức thu quy định theo Biểu phí và lệ phí của
cơ quan có thẩm quyền công bố. Phí và lệ phí hàng hải được xác định theo các nguyên tắc sau:

a. Dung tích toàn phần (Gross tonnage – GT):

27
- Đối với tàu thủy chở hàng khô (kể cả container) là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu
ghi trong Giấy chứng nhận của Đăng kiểm.

- Đối với tàu chở hàng lỏng (Liquid cargo tankers): tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong
giấy chứng nhận Đăng kiểm.

- Đối với tàu ra vào để chở khách, phá dỡ: tính bằng 50% GT lớn nhất trong giấy chứng
nhận của Đăng kiểm.

- Đối với tàu thủy không ghi GT, được quy đổi:

+ Tàu thủy chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 1 GT.

+ Tàu kéo đẩy: 01HP (KW) tính bằng 0,5 GT.

+ Salan: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

- Đối với đoàn salan, tàu kéo: tính tổng GT của đoàn salan và tàu kéo.
b. Đơn vị tính công suất máy:

Được tính bằng mã lực (Horse power – HP) hoặc kilôoát (KW) của tàu thủy. Phần lẻ dưới
01 HP hoặc KW tính tròn 01 HP hoặc KW.

c. Đơn vị thời gian:

- Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính bằng 24 giờ. Phần lẻ từ 12 giờ trở xuống
tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày.

- Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút. Phần lẻ từ 30 phút trở xuống
tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.

d. Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì):

Tính bằng tấn hoặc mét khối. Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 mét khối không tính. Từ 0,5 tấn
hoặc 0,5 mét khối tính 01 tấn hoặc 01 mét khối.

e. Khoảng cách tính phí:

Là hải lý. Phần lẻ dưới 01 hải lý tính bằng 01 hải lý. Đơn vị tính phí cầu bến là mét cầu
bến. Phần lẻ chưa đủ 01 mét tính bằng 01 mét.

f. Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải:

- Đối với tàu hoạt động hàng hải tuyến quốc tế: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là Đô la
Mỹ (USD). Trường hợp quy đổi sang tiền VNĐ thì theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên Ngân hàng.

28
- Đối với hoạt động hàng hải giữa các cảng biển Việt Nam: đơn vị thanh toán phí là đồng
Việt Nam (VNĐ).

- Trường hợp trong một chuyến tàu nhận và trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều cảng biển
Việt Nam đồng thời có kết hợp nhận và trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế
và được áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động hàng hải quốc tế.

2.5.1.2. Kết cấu và các khoản mục phí, lệ phí hàng hải

a. Biểu phí và lệ phí hàng hải được chia thành 3 phần:

+ Những quy định chung: Quy định các đơn vị tính và giải thích các thuật ngữ cùng quy
định phân chia các khu vực cảng biển.

+ Biểu thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế: Quy định đối tượng áp
dụng là các loại tàu thủy vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển từ Việt Nam
đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam (kể cả hành khách và thuyền viên tàu khách từ
nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại).

+ Biểu thu phí, lệ phí hàng hải đối với tàu thủy hoạt động vận tải nội địa giữa các cảng
biển Việt Nam: Quy định áp dụng cho các loại tàu thủy vận tải hàng hóa nội địa giữa các cảng
biển Việt Nam.

b. Các khoản mục phí, lệ phí hàng hải:

- Phí trọng tải (Tonnage due)


+ Mức thu: Tính cho từng lượt tàu vào và rời cảng.

Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT/ lượt vào (ra).

+ Nguyên tắc thu phí: Thu theo lượt tàu vào và rời cảng. Ngoài ra còn một số trường hợp
miễn giảm phí như: tàu vào lấy nhiên liệu, nước ngọt (thu 70%); tàu đến cảng hơn 3
chuyến/tháng (60%)...

+ Những trường hợp không thu phí trọng tải: Tàu vào tránh bão khẩn cấp, cấp cứu bệnh
nhân; Salan con của tàu LASH...

- Phí bảo đảm hàng hải (Navigation fee).


+ Mức thu: Tính cho từng lượt tàu vào và rời cảng theo từng khu vực cảng (I,II,III) và tàu
LASH.

Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT/ lượt vào (ra).

+ Nguyên tắc thu phí: Một số trường hợp miễn, giảm phí như: tàu đến cảng hơn 3
chuyến/tháng (thu 80%); tàu nhận dầu, nước ngọt (thu 50%)...

29
+ Trường hợp không thu phí bảo đảm hàng hải: Xuồng hoặc canô của tàu mẹ cở khách
neo tại khu vực hàng hải.

- Phí hoa tiêu (Pilot fee)


+ Mức thu: Tính theo Dung tích tàu và cự ly hoa tiêu dẫn tàu.

Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT – hải lý.

Mức thu tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 200USD hoặc 300.000VNĐ.

+ Nguyên tắc thu: Tính cả thời gian chờ đợi của hoa tiêu khi hoa tiêu rời vị trí xuất phát và
các trường hợp miễn giảm phí.

- Phí neo đậu tại vũng, vịnh (Anchorage fee)


+ Đối với phương tiện:

Trong 30 ngày đầu: mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ)/GT – giờ.

Các trường hợp miễn giảm: tàu đến cảng hơn 4 chuyến/ tháng; tàu hoạt động định tuyến có
GT> 50.000 (thu 40%)...

+ Đối với hàng hóa:

Mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ) / tấn, chiếc, container)

- Phí sử dụng cầu bến, phao neo (Berth due, buoy due)
+ Đối với phương tiện:

Đỗ tại cầu, phao: Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT – giờ.

Chiếm cầu, phao: Mức thu phí = Đơn giá (USD,VNĐ) / GRT – giờ.

+ Đối với hàng hóa:

Làm hàng tại cầu, phao: Mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ)/ tấn (container).

+ Đối với hành khách:

Hành khách qua bến: Mức thu = Đơn giá (USD,VNĐ)/ người/ lượt vào (ra).

- Lệ phí ra vào cảng biển (thủ tục phí – Fomality fee)


+ Lệ phí thủ tục: Tính theo trọng tải tàu và từng chuyến tàu đến cảng.

Mức thu = Đơn giá (USD, VNĐ)/ chuyến.

+ Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): thu theo lần chứng thực.

2.5.2. Phí và giá cước dịch vụ tại cảng

30
a. Khái niệm và kết cấu biểu giá cước:

Tuỳ theo năng lực của từng cảng mà các cảng ban hành Biểu phí và giá cước các loại
dịch vụ cho phương tiện và hàng hóa đến cảng sau khi được sự đồng ý của các cơ quan chức
năng có thẩm quyền.

Biểu giá cước dịch vụ là mức thu theo quy định của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ mà
chủ các loại phương tiện và hàng hóa khi đến cảng phải trả để được cung cấp các dịch vụ.

Biểu giá cước dịch vụ thường áp dụng cho 2 đối tượng:

+ Biểu giá cước dịch vụ áp dụng cho vận tải nội địa.

+ Biểu giá cước áp dụng cho chủ tàu (Đại lý) vận tải quốc tế.

b. Quy định giá cước các khoản mục dịch vụ:

Ngoài phần quy định chung và giải thích thuật ngữ, biểu giá cước bao gồm các mức giá
của các dịch vụ và được chia thành 5 phần. Cụ thể như sau:

 Giá dịch vụ cho phương tiện vận tải thủy


- Dịch vụ hỗ trợ tàu, hộ tống tàu: tính theo chiều dài tàu yêu cầu hỗ trợ khi di chuyển, cập
rời cầu và các trường hợp hỗ trợ khác. Ngoài ra còn quy định các trường hợp tính tăng thêm, các
trường hợp đặc biệt và giá cước tính theo giờ khi sử dụng các tàu lai.

- Dịch vụ buộc cởi dây: tính theo số lần buộc, cởi dây cho phương tiện với từng loại trọng
tải tại phao hoặc cầu bến. Ngoài ra còn quy định trường hợp tính tăng thêm hoặc giảm theo biểu
giá.

- Dịch vụ đóng mở nắp hầm hàng: Tính trên số lần đóng hoặc mở nắp hầm hàng khi sử
dụng cần cẩu bờ hoặc cần cẩu tàu, theo đơn giá ứng với từng loại trọng tải tàu như: dưới
5000DWT, từ 5000 đến 100000DWT, trên 100001DWT...

 Giá dịch vụ xếp dỡ


- Giá dịch vụ xếp dỡ hàng hóa ngoài container:

+ Hàng hóa thông thường: Bao gồm biểu giá cước các loại hàng theo 9 nhóm ứng với từng
phương án xếp dỡ như: Hầm tàu salan) – toa xe (ôtô); Hầm tàu – Kho bãi; Tàu – Salan (sang
mạn)...

+ Hàng hóa là ôtô, xe chuyên dụng: Biểu cước chi tiết theo từng phương án xếp dỡ ứng
với 2 loại: khi có sử dụng thiết bị nâng hạ và khi phương tiện tự di chuyển.

+ Những trường hợp khác: Quy định những trường hợp tính tăng thêm hoặc giảm đi so với
biểu cước.

31
- Giá dịch vụ xếp dỡ hàng container:

+ Biểu cước xếp dỡ: Quy định mức giá cước xếp dỡ ứng với 3 loại container khi có hàng
và rỗng như Container ≤ 20’; Container 40’; Container >40’ ứng với các phương án xếp dỡ: Tàu
– Bãi; Tàu - Đi thẳng; Tàu – Salan.

+ Những trường hợp khác: Quy định những trường hợp tính tăng thêm hoặc giảm bớt so
với biểu giá cước.

 Giá dịch vụ chuyển tải


- Chuyển tải hàng hóa ngoài container: Quy định giá cước chuyển tải hàng hóa theo 9
nhóm loại hàng tại các khu chuyển tải.

- Chuyển tải hàng container: Quy định mức giá hoặc theo thoả thuận giữa Cảng và hãng
tàu trong hợp đồng.

 Giá dịch vụ lưu kho bãi


- Dịch vụ lưu kho bãi hàng ngoài container: Quy định giá lưu kho, lưu bãi đối với: hàng
hóa là ôtô và các loại xe chuyên dụng; Hàng hóa khác.

- Dịch vụ lưu kho bãi hàng container: Quy định giá lưu kho, lưu bãi đối với:

+ Container thông thường: loại <20’, 40’, >40’ có hàng hoặc rỗng theo 2 mức: trong 20
ngày đầu và từ ngày 21 trở đi.

+ Container lạnh có sử dụng điện: Quy định với 2 loại container là 20’ và 40’. Đơn vị tính
theo USD (VNĐ) /container – giờ với mức thu tối thiểu một lần sử dụng diện là 01 giờ.

 Giá các loại dịch khác


Quy định giá cước các loại dịch vụ khác được cung ứng tại cảng, bao gồm: thuê công
nhân; thuê cầu (không vì mục đích làm hàng); thuê kho, bãi; thuê đóng gói (bao bì do khách
hàng cung cấp) và các khoản cước dịch vụ khác.

2.6. CHỨNG TỪ ĐẠI LÝ VÀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ CHO TÀU TẠI CẢNG

- NOR (Notice of Readiness): Thông báo sẵn sàng làm hàng.

Là một văn bản do Thuyền trưởng/Đại lý lập và gửi cho Người nhận hay gửi hàng để thông
báo việc tàu đã sẵn sàng xếp hay dỡ hàng. Việc trao NOR làm cơ sở để xác định mốc thời gian
bắt đầu làm hàng theo quy định trong hợp đồng vận chuyển, nhằm xác định thời gian tiết kiệm
hay kéo dài để tính thưởng phạt xếp dỡ. Vì vậy theo ủy thác, Đại lý phải lập NOR thành 02 bản
và ghi rõ thời gian trao, nhận NOR đối với người gửi, nhận hàng. Đại lý giữ lại 01 bản để tập
hợp trong bộ chứng từ chuyến đi gửi Chủ tàu.

32
- Ký phát lệnh giao hàng (Delivery Order)

Là chứng từ do đại lý lập theo mẫu. Số liệu trong Lệnh giao hàng phù hợp với số liệu trong
Vận đơn gốc. Sau khi Người nhận hàng xuất trình Vận đơn gốc và giấy tờ theo quy định (giấy
giới thiệu của cơ quan, giấy tờ tuỳ thân của người đến nhận lệnh giao hàng), Đại lý kiểm tra sau
đó cấp phát lệnh cho người nhận hàng. Lệnh giao hàng thường được lập thành 03 bản để người
nhận hàng tiến hành làm các thủ tục nhận hàng hóa: thủ tục Hải quan, kho cảng...

- Ký kết hợp đồng xếp dỡ (nếu có)

Trường hợp trong Hợp đồng vận chuyển quy định chi phí xếp hoặc dỡ hàng do Chủ tàu
chịu (LIFO/, FILO) thì Chủ tàu chỉ thị, ủy quyền cho Đại lý ký kết hợp đồng xếp dỡ với cảng.

Hợp đồng xếp dỡ là văn bản thoả thuận giữa 2 bên là Doanh nghiệp Cảng và Đại lý để thực
hiện dịch vụ xếp hoặc dỡ hàng hóa cho tàu trên cơ sở khối lượng hàng hóa tàu chuyên chở, loại
hàng, số hầm, miệng hầm hàng, thiết bị xếp dỡ trên tàu hoặc của cảng, thời gian hoặc mức xếp
dỡ giải phóng tàu... cùng đơn giá cước xếp dỡ cho từng loại hàng theo từng phương án xếp/dỡ cụ
thể.

Đây là chứng từ quan trọng liên quan đến giải phóng tàu. Đại lý phải trao đổi và được sự
đồng ý của Chủ tàu.

- Báo cáo gửi chủ tàu (Daily Report)

Hàng ngày, Đại lý phải cập nhật số liệu liên quan đến giải phóng tàu để lập báo cáo gửi
Chủ tàu: số tấn hàng đã dỡ từng hầm, toàn tàu; Số tấn hàng còn lại ở từng hầm; Tình trạng hàng
hóa xếp dỡ; Khả năng xếp dỡ của các thiết bị ở các máng... Tuỳ theo tình hình cụ thể và kế
hoạch đề ra, Chủ tàu căn cứ báo cáo để yêu cầu Đại lý có các biện pháp đẩy nhanh tốc độ giải
phóng tàu.

- Bản liệt kê thời gian làm hàng (Statement of fact - SOF)

Là bản liệt kê thời gian của tàu hoạt động tại cảng từ khi tàu đến địa điểm đón hoa tiêu, vào
cảng làm hàng đến khi tàu ra khỏi cảng. SOF thường được lập theo bảng với các cột thể hiện rõ
thời gian của tàu tại cảng cùng các ca xếp/dỡ và thời iết của từng ca, ngày ở cảng liên quan đến
có hay không làm hàng. Đây là chứng từ để làm căn cứ lập Time sheet nhằm tính thưởng phạt
thời gian giải phóng tàu.

- Quyết toán chuyến đi (Trip account)

Trên cơ sở các chi phí mà đại lý phải chi để phục vụ tàu, hàng hóa, thuyền viên... theo biểu
phí, cước quy định, trước khi tàu vào cảng Đại lý phải lập Dự chi cảng phí (Estimated port’s
disbursement) bao gồm:
33
+ Các loại phí cho tàu nộp Cảng vụ và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại
cảng.

+ Các loại cước dịch vụ (nếu có): xếp dỡ, lưu kho, giao nhận, vận chuyển nội bộ, sang mạn
hàng hóa...

+ Báo giá các chi phí cung ứng cho tàu (nếu có): nước ngọt (FW), dầu DO, FO, và các loại
cung ứng khác...

+ Đại lý phí và các chi phí khác cho tàu tại cảng

Sau khi gửi Dự chi cảng phí cho tàu tại cảng để Chủ tàu kiểm tra. Nếu chấp nhận, Chủ tàu
sẽ điện chỉ định Đại lý cho tàu và sẽ ứng chi một số tiền để thực hiện công tác Đại lý phục vụ
tàu. Thường số tiền ứng chi cảng phí khoảng 30 – 50% so với số tiền của Dự chi đã lập.

Sau khi tàu rời cảng, Đại lý phải tập hợp toàn bộ chứng từ kiên quan đến chi phí cho tàu tại
cảng: Các loại phí lệ phí; các hợp đồng và hóa đơn liên quan đến xếp dỡ, giao nhận, kiểm đếm,
lưu kho hàng hóa...; Các loại hóa đơn cung ứng cho tàu...; Điện chỉ định Đại lý và các yêu cầu
của Chủ tàu liên quan đến chi phí phục vụ tàu tại cảng cùng Hóa đơn Đại lý phí, chi phí cho Đại
lý tại cảng...; Các loại hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí khác cho tàu: tiếp khách và các
chi phí phát sinh khác.

Tất cả các loại chứng từ trên tập hợp lại và có bản kê chi tiết (Trip account), được đóng bộ
gửi cho Chủ tàu. Chủ tàu sẽ tiến hành kiểm tra so với Dự chi ban đầu cùng các yêu cầu phát sinh
thực tế để thanh toán số tiền cảng phí còn lại cho Đại lý.

- Các biên bản giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu có).

2.7. BÀI TẬP THỰC HÀNH TÍNH TOÁN CẢNG PHÍ CHO TÀU TẠI CẢNG BIỂN

 Lập dự chi cảng phí cho tàu


Ví dụ: M/V: ABC, VietNam flag, Blt: 1985, DWT/GRT/NRT: 5600/2550/1630,
Loa/Bm/Draft: 108/15/6.5m, G/B Capacity: 8600/6500CBM, 04 HO/04 HA, Singledeck, 04
drrck x 25 tons, 25 crews.

- Cargo: 5000MT NPK in bag.

- Loading/Discharging port: 1SBP Busan (Korea) / 1SBP Haiphong.

- Discharging Term: FIOst.

- Discharging rate: 1500MT per day.

Trước khi lập dự chi cảng phí, Đại lý thường thông báo tính hình của cảng cho Chủ tàu
hoặc người khai thác biêt về cảng với các thông tin:

34
- Tọa độ của cảng (Lat, Long); Toạ độ khu đón trả hoa tiêu.
- Chế độ hoa tiêu và kênh thông tin liên lạc.
- Độ sâu và chiều dài luồng vào cảng.
- Tình hình cầu bến và trang thiết bị xếp dỡ của cảng.
- Mức xếp dỡ giải phóng tàu tại cảng...
Dự chi cảng phí cho tàu theo chuyến cụ thể được lập trên căn cứ biểu phí, cước phí tại
cảng dỡ. Cụ thể như sau:

- Phí trọng tải (Tonnage due):0,032 USD x 2550GT x 2 = USD 163.20

- Phí bảo đảm hàng hải (Navigation fee): 0,135USD x 2550GT x2 = USD 688.50

- Phí hoa tiêu: (Pilot fee): 0,0022 USD x 2550 GT x 20 hlý x 2 = USD 224.40

- Phí cầu bến (Berth due):

+ Đối với tàu: 0,0031 USD x 2550 GT x 80 giờ = USD 632.40

+ Đối với hàng hóa: 0,18 USD x 5000 tấn = USD 900.00

- Giá cước tàu lai hỗ trợ (Tug boat charge): USD510 x 2 = USD1,020.00

- Giá dịch vụ buộc cởi dây (Mooring and unmooring): = USD 27.00

- Lệ phí ra vào cảng biển: USD 100 / chuyến = USD 100.00

- Đại lý phí (Agentcy fee): USD 1000 (lumpsum) = USD1,000.00

- Chi phí dịch vụ khác (other charges): USD 1000 = USD1,000.00

- Chi phí cung ứng: FW, DO FO... sẽ tính khi có yêu cầu.

- Các chi phí: mở nắp hầm hàng, giao nhận, kiểm đếm... sẽ tính theo hóa đơn thực tế (nếu
có phát sinh).

Tổng cộng (Total) = USD5,755.50

 Tập hợp cảng phí sau chuyến đi


+ Các loại phí do Cảng vụ và cơ quan quản lý Nhà nước thu:

Phí trọng tải; phí bảo đảm an toàn hàng hải; Phí Hoa tiêu; Lệ phí thủ tục; Lệ phí kháng
nghị hàng hải; Phí kiểm dịch y tế; Phí xuất nhập cảnh của Biên phòng, phí đi bờ của thuyền
viên...

+ Các loại cước, phí do các đơn vị kinh doanh thu: Phí cầu bến; Phí tàu lai; Phí xếp dỡ
(nếu có); Phí giao nhận; Phí chuyển tải (nếu có); Phí lưu kho bãi...

35
+ Các loại chi phí cung ứng cho tàu: Cung ứng nước ngọt, nhiên liệu, vật tư, lương thực,
thực phẩm, nhu yếu phẩm...

DISBURSEMENT OF TRIP ACCOUNT

MESSRS :

M/V: XXXXXX VOY.N0


DATE:

FLAG:YYYYY PORT OF:

LOADED/DISCHARGED:………. MTS ARRIVED


ON

SAILED ON:

VOUCHER DESCRIPTION UNIT AMOUNT REMARKS


PRICE
N0

1 PORT DUES AND


NAVIGATION FEE

2 TUG BOAT CHARGES

3 PILOTAGE CHARGES

4 BERTH DUE AND


MOORING/UNMOORING
CHARGE

5 GARBAGE REMOVAL
FEE

6 TALLY FEE

7 AGENT FEE

36
8 QUARANTINE FEE

9 SURVEY FEE

10 COMMUNICATION
CHARGES

GRAND TOTAL

Say:…………………….
Agency Dept

37
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Khái niệm, chức năng, quyền hạn của Đại lý tàu biển?
2. Khái niệm và trách nhiệm các bên trong hợp đồng đại lý?
3. Thủ tục đến và rời cảng đối với tàu nước ngoài?
4. Thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng tuyến nội địa?
5. Chứng từ đại lý và công tác tập hợp chi phí cho tàu tại cảng?
6. Lập bảng tính chi phí cảng biển theo mẫu dưới?

Nội dung tự học: 20 tiết

- Đọc bài giảng chi tiết


- Thu thập và dịch một số hợp đồng và điện chỉ định đại lý
- Thu thập các biểu phí, lệ phí và cước dịch vụ của một số cảng biển
- Thu thập, phân tích các biểu mẫu chứng từ liên quan đến nghiệp vụ đại lý tàu
- Thảo luận nhóm và làm bài tập thực hành

38
Chương 3. MÔI GIỚI HÀNG HẢI

3.1. KHÁI NIỆM, CƠ SỞ PHÁP LÝ

a) Khái niệm:

Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch,
đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp
đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng
khác liên quan đến hoạt động hàng hải. Người môi giới hàng hải là người thực hiện dịch vụ môi
giới hàng hải.

b) Cơ sở pháp lý:

+ Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, Chương 8 (điều 166 đến điều 168 quy định về Môi giới
hàng hải).

+ Nghị định 115/2007/NĐ-CP ngày 05/7/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải
biển.

3.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MÔI GIỚI HÀNG HẢI

- Xác định trên cơ sở hợp đồng ủy thác đã được thoả thuận ký kết.

Có quyền phục vụ các bên tham gia hợp đồng với điều kiện phải thông báo cho các bên
biết và có nghĩa vụ quan tâm thích đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

- Được hưởng hoa hồng môi giới khi hợp đồng được ký kết do hoạt động trung gian của
mình. Người môi giới và người dược môi giới thỏa thuận về hoa hồng môi giới. Nếu không có
thoả thuận trước thì hoa hồng môi giới được xác định trên cơ sở tập quán địa phương.

- Có nghĩa vụ thực hiện công việc môi giới một cách trung thực, bảo quản các mẫu hàng
hóa, tài liệu và phải hoàn trả cho người ủy thác sau khi hoàn thành việc môi giới.

- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới trong thời gian môi giới.

- Người môi giới không được tiết lộ thông tin làm phương hại đến lợi ích của người ủy
thác.

- Trách nhiệm của người môi giới hàng hải chấm dứt khi hợp đồng giữa các bên được giao
kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3.3. NỘI DUNG DỊCH VỤ MỤI GIỚI HÀNG HẢI

Dịch vụ môi giới hàng hải là dịch vụ thực hiện các công việc sau:

39
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý.

- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp đồng
lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên.

- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động hàng hải do
người ủy thác yêu cầu theo từng hợp đồng cụ thể.

3.4. HOA HỒNG MÔI GIỚI HÀNG HẢI

Hoa hồng môi giới là số tiền mà người môi giới được hưởng sau khi hoàn thành việc làm
trung gian cho việc ký kết một hợp đồng môi giới giữa các bên liên quan.

Hoa hồng môi giới hàng hải thường được xác định theo các cách sau:

- Theo tỷ lệ thường được quy định đối với từng công việc thực hiện dịch vụ môi giới hàng
hải: Hoa hồng môi giới vận chuyển hàng hóa được thể hiện bằng một điều khoản (Commission):
1,25%; 2,5%; 3,75%; 5%.

- Theo thoả thuận giữa người môi giới và người ủy thác.

- Theo tập quán địa phương với từng loại công việc cụ thể.

3.5. NGƯỜI MÔI GIỚI TÀU BIỂN

Môi giới tàu biển là một bộ phận có vai trò khá quan trọng trong ngành công nghiệp vận
tải biển. Tầm quan trọng của nó không chỉ bao trùm trong phạm vi ngành công nghiệp tàu biển
trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Có nhiều loại môi giới tàu biển khác nhau, bởi vậy, cần phải biết những điều gì là cần
thiết để có thể trở thành một nhà môi giới tàu biển.

Với ngành công nghiệp hiện nay, có rất nhiều kiểu môi giới khác nhau đang tồn tại, ví dụ
như: môi giới ngoại hối, môi giới chứng khóan, môi giới nhà đất, môi giới thế chấp tài sản,
môi giới bảo hiểm và môi giới tàu biển. Môi giới tàu biển là loại được xem là toàn diện nhất vì
nó có liên hệ với ngành công nghiệp tàu biển quốc tế. Một nhà môi giới tàu biển làm việc
giống như một người trung gian giữa người thuê tàu và người chủ hàng. Để trở thành một nhà
môi giới tàu biển thì không hề dễ dàng, vì nó yêu cầu cá nhân đó phải thực sự khôn ngoan,
thông minh và có hiểu biết xã hội tốt thì mới có thể đạt được hiệu quả trong công việc. Công
việc này đòi hỏi nhiều trách nhiệm và bạn phải đáp ứng được những yêu cầu nêu trên trước khi
bạn muốn trở thành một chuyên gia môi giới.

40
Bước đầu tiên để có thể trở thành một người môi giới tàu biển (MGTB) đó là phải được
đào tạo một cách chuyên nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều trường mở các khóa học đào tạo về
môi giới tàu biển. Bên cạnh các trường, các doanh nghiệp vận tải cũng cung cấp loại hình đào
tạo này. Để có thể vượt qua được những yêu cầu để trở thành một MGTB thì việc sở hữu một
chứng chỉ đào tạo chính thức về môi giới tàu (MGT) là hết sức cần thiết. Ngoài ra, cũng cần
phải xây dựng cho mình các kĩ năng cơ bản về mua bán và marketing, đồng thời hiểu được tính
phức tạp trong ngành công nghiệp tàu biển.

Bước tiếp theo là cần phải có những giấy phép cần thiết trong MGTB. Bạn cũng cần phải
đăng kí vào một đại lý có liên quan tới lĩnh vực này nếu như muốn lấy được giấy phép hành
nghề. Muốn lấy được giấy phép, bạn cần làm những thủ tục nói trên và thanh toán phí theo yêu
cầu. Trong một vài trường hợp, người đăng kí còn phải thế chấp tài sản theo mẫu của quỹ ủy
thác đầu tư (trust fund) hay mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (surety bond). Đây là mẫu đảm
bảo bảo hiểm cho toàn bộ những thiệt hại/rủi ro tương lai có thể xảy ra và trong trường hợp mà
người môi giới tàu không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Ngoài ra, việc lựa chọn đại lý
trong nước làm thủ tục cũng rất quan trọng, vì nó có thể giúp bạn giải quyết tất các những vấn
đề có liên quan tới pháp luật có thể phát sinh trong quá trình làm việc.

Khi hoàn thành thủ tục đăng kí và tuân thủ tất cả các yêu cầu câu, Người môi giới sẽ
nhận được giấy phép hoạt động và bước tiếp theo cần quan tâm đó là bắt đầu xây dựng mạng
lưới hoạt động kinh doanh. Môi giới tàu biển có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, trong
đó cần lựa chọn một dịch vụ mà bạn tự tin nhất trong đó để thực hiện. Loại hình kinh doanh
này sẽ sinh lợi rất nhiều nếu như người môi giới biết cách làm thế nào để thực hiện tốt các
bước nêu trên trong quá trình làm kinh doanh.

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều cách có thể giúp chúng ta làm kinh
doanh dễ dàng hơn. Mà trong trường hợp không có những cách như vậy, thì kiểu gì việc phát
triển tổ chức các nhà kinh doanh có nhiệt huyết với nghề cũng sẽ khiến cho việc kinh doanh trở
lên thuận lợi hơn. Một nhóm người trong đó chính là những nhà MGTB. Nhìn chung, người
MGTB là người làm việc như thể họ là người trung gian giữa chủ tàu và người thuê tàu - người
mà thuê tàu để vận chuyển hàng hóa của họ, hay là trung gian của một giao dịch mang tính
chất dài hạn như mua/bán các con tàu. Họ là những chuyên gia trong hoạt động thương mại
của mình và phải chịu trách nhiệm về những giấy tờ liên quan tới pháp luật trong tất cả các
giao dịch mà họ thực hiện. Hiện nay, trên thế giới, có vô số các hãng môi giới được thành lập,
chuyên về nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan tới các hoạt động như: mua bán tàu, thuê tàu
cont hạng nặng, thuê tàu hàng rời, thuê tàu dầu và cả việc hủy và tìm kiếm các hợp đồng mua
bán tàu.

41
Một vài thành phố hoạt động như những trung tâm (hub) chính cho hoạt động MGTB
như: London, Oslo, Geneva, New York, Houston, Piraeus, Genoa, Tokyo, Copeuhagen,
Hamburg, Singaport, ShangHai và Hong Kong. Như đã nói bên trên, việc môi giới tàu liên
quan tới nhiều hoạt động và những hãng lớn liên quan tới hoạt động đó, đồng thời liên quan tới
nhiều lĩnh vực/ngành khác nhau.

Những lĩnh vực chính thường được lựa chọn trong hoạt động MGTB bao gồm: môi giới
tàu cont, tàu hàng rời, tàu dầu và môi giới mua bán tàu. Trong hoạt động mua và bán tàu,
người môi giới sẽ tiến hành điều khiển và quản lý hoạt động mua và bán những con tàu đã có
sẵn, cũng như những con tàu mới đóng, mà theo ngành này thường gọi với thuật ngữ là “đóng
mới – new buildings”. Quá trình mà họ hay làm (thực hiện hoạt động môi giới) chính là vấn đề
cần phải bàn luận. Những người này thường tìm hiểu về xu hướng của thị trường và những cơ
hội có thể có đối với những chủ tàu và người mua tàu tiềm năng. Ngoài ra, người môi giới
cũng rất quan tâm tính toán tới tiền cước vận tải, định giá con tàu và tìm kiếm những con tàu
phù hợp với những mục đích sử dụng cụ thể. Khi việc bán một con tàu được thực hiện, người
môi giới chỉ làm trung gian điều chỉnh mức giá bán hợp lý giữa chủ tàu và người mua tàu, chứ
không có trách nhiệm giải quyết bất kì một rắc rối nào khác phát sinh trong quá trình mua bán.

Người môi giới tàu hàng khô thường là những người chuyên thực hiện công việc thuê
người vận tải và được những chủ tàu có tàu muốn cho thuê, hay những người thuê tàu có hàng
cần vận chuyển liên lạc tới. Những người môi giới này phải có bản báo cáo đầy đủ về con tàu
trong suốt quá trình hoạt động và những tuyến đường mà con tàu đó thực hiện. Ngoài ra, họ
còn phải nắm rõ vị trí hiện thời của con tàu cũng như chi phí vận chuyển mà con tàu có liên
quan yêu cầu. Với việc giám định và tìm hiểu xu hướng phát triển của thị trường, các nhà môi
giới có thể đưa ra cho những chủ tàu và chủ hàng những lới khuyên đối với việc làm thế nào để
họ có thể tăng được lợi nhuận và cắt giảm chi phí của mình.

Hoạt động môi giới tàu dầu và tàu cont cần những kĩ năng hoàn toàn khác và người môi
giới tàu phải chịu trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của con tàu. Người môi
giới tàu dầu phải chịu trách nhiệm cung cấp các thùng dầu, thùng ga, thùng hóa chất và những
thùng chứa sản phẩm khác từ dầu. Những vấn đề chính thường được các nhà môi giới trong
lĩnh vực này quan tâm đó là tiền thuê tàu (hire) và phí bốc dỡ chậm (demurrage). Trong trường
hợp này, những kiến thức về biển và cảng sẽ rất hữu ích đối với hoạt động làm môi giới.

3.6. CÁC LĨNH VỰC MÔI GIỚI TÀU BIỂN

Môi giới tàu biển (shipbroking) là một dịch vụ tài chính, nó được xem là một phần
trong ngành công nghiệp vận tải biển toàn cầu. Người môi giới tàu biển (Shipbrokers) là người

42
trung gian/người giao dịch chuyên nghiệp (có thể gọi là brokers) giữa người chủ tàu và người
thuê tàu – người cần sử dụng tàu để vận chuyển hàng hóa, hoặc giữa người bán và người mua
tàu.

Một vài hãng môi giới phát triển thành những công ty lớn, bao gồm các ban chuyên sâu
về nhiều lĩnh vực khác nhau như: thuê tàu hàng rời, tàu dầu, tàu cont, mua bán tàu, hủy và tìm
kiếm hợp đồng mua bán tàu. Còn những hãng nhỏ hơn thì chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực
chính của thị trường vận tải.

London, New York và Singapore là 3 trung tâm MGTB và trung tâm vận tải biển chính.
Tokyo (Nhật), nơi hiện nay đang được tăng cường tập trung vào phát triển các hoạt động
thương mại trong nước, có truyền thống lâu đời trong hoạt động vận tải biển/ MGTB. Những
nơi còn lại tiếp tục phát triển các dịch vụ vận tải biển quốc tế, như: HongKong, Shanghai,
Delhi và Mumbai; Copenhagen, Geneva, Genoa, Hamburg, Oslo, Paris và Piraeuss tại Châu
Âu; Và ở Bắc Mĩ, bên cạnh New York và Connecicut, Houston và Montreal Canada cũng là 2
trung tâm môi giới rất quan trọng.

Cho dù ngày nay, tuyệt đại đa số các nhà MGTB đều chuyên sâu về một lĩnh vực nhất
định nào đó, nhưng việc các nhà môi giới đảm trách nhiều hơn một lĩnh vực là chuyện hết sức
bình thường. Hiệp hội các nhà môi giới thuê tàu biển thiết lập những tiêu chuẩn về đào tạo
ngành, việc được trở thành một thành viên trong hội này là hết sức vinh dự.

Môi giới tàu biển có thể được phân loại như sau:

Mua và bán tàu

Người môi giới mua và bán tàu xử lí việc mua và bán những con tàu đã tồn tại và những
con tàu mới (mà theo thuật ngữ của ngành gọi là: “đóng mới”). Người môi giới quan tâm tới cơ
hội và xu hướng của thị trường đối với người chủ tàu, những báo cáo về việc mua bán, định giá
tàu, tính toán cước phí thu được, đưa ra lời khuyên về tài chính và cố gắng tìm các con tàu
cung cấp cho từng nhu cầu sử dụng cụ thể. Khi một con tàu được bán, người môi giới thường
đại diện cho người bán hoặc người mua tàu thỏa thuận về mức giá và các điều khoản, đồng
thời cũng đưa ra hướng giải quyết cho bất kì một tranh chấp nào có thể phát sinh. Tuy nhiên,
có một vài trong số các nhà môi giới mua và bán tàu lại chỉ chuyên về bán các con tàu cho các
xưởng phá dỡ - công việc mà đòi hỏi người ta có những kĩ năng hoàn toàn khác.

Môi giới tàu hàng khô

Người môi giới tàu hàng khô là những người chuyên đi thuê tàu hàng rời, và thường
được chỉ định hành động bởi hoặc là người chủ tàu có tàu cần cho thuê, hoặc là người thuê tàu

43
có hàng hóa cần vận chuyển. Người môi giới thuê tàu hàng khô phải nắm rõ được các thông tin
cơ bản về con tàu, bao gồm: vị trí, hàng hóa và cước phí, đồng thời chú ý một cách sát sao sự
biến động của thị trường để có thể đưa ra cho khách hàng của mình những lời khuyên chính
xác về việc làm thế nào để có thể tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Việc vận chuyển
hàng khô được phân loại theo kích cỡ của tàu vận chuyển: cụ thê là, tàu chở hàng rời được sử
dụng thường chủ yếu là loại Capesize, Pamamax và Handysize. Mỗi một loại kích cỡ tàu phù
hợp với một loại hàng hóa khác nhau, tuyến vận tải khác nhau. Bởi vậy, người chủ tàu, người
thuê tàu và người môi giới tàu thường có xu hướng chuyên làm về một loại tàu cụ thể nào đó.

Môi giới tàu dầu

Người môi giới tàu dầu là người chuyên thuê các tàu dầu – công việc mà đòi hỏi người
môi giới cần có những kĩ năng và kiến thức hoàn toàn khác so với môi giới tàu hàng khô.
Người môi giới tàu dầu thường chuyên thuê các con tàu chở dầu thô, gas, sản phẩm làm từ dầu
hoặc là hóa chất.

Người môi giới tàu dầu tiến hành thỏa thuận các hợp đồng hàng hải, thường được gọi là
hợp đồng thuê tàu (charter parties). Các điều khoản chính của hợp đồng là cước vận chuyển
(frieght)/tiền thuê tàu (hire) và tiền phạt xếp hàng chậm (demurrage).

Buôn bán dầu là hình thức kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh, mức cước cho việc
thuê tàu vận chuyển dầu thô dựa trên cơ sở của bảng vận giá Thế giới, do Hiệp Hội bảng vận
giá Thế giới ban hành dựa trên cơ sở mức giá hàng năm, là phổ biến nhất.

Đối với một vài tuyến vận tải cụ thể (như vận tải từ A tới B) và một vài con tàu chuyên
dụng, như tàu chở dầu LNG (mức độ chuyên dụng cao trên thị trường tàu dầu), mức cước có
thể được thỏa thuận ở một mốc ấn định nào đó giữa các bên.

Môi giới tàu container

Người môi giới tàu container chuyên thuê các tàu container và cung cấp cho các chủ tàu
và người thuê tàu container những thông tin có liên quan tới thị trường.

Môi giới hàng hải

Là công ty môi giới tàu và thuê tàu, chuyên vận chuyển đường biển đối với hàng bách
hóa và hàng rời rắn tại Địa Trung Hải, Atlantic (Châu Âu – Châu Phi), Baltíc, khu vực Biển
Đen.

Giới vận tải biển thì hết sức phức tạp và bên cạnh việc việc lựa chọn tàu và chủ tàu (hải
quan, việc làm hàng, hãng vận tải…), nó còn đòi hỏi việc quản lý các nhân tố phải thực sự hợp
lý.

44
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Môi giới hàng hải? Các lĩnh vực môi giới hàng hải?
2. Người môi giới được hưởng những khoản gì?

Nội dung tự học: 6 tiết

- Đọc bài giảng chi tiết


- Thu thập, phân tích các bản tin thị trường liên quan đến hoạt động môi giới hàng hải
- Thảo luận nhóm

45
Chương 4. GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG (TALLY)

4.1. KHÁI NIỆM, CƠ SỞ PHÁP LÝ

a. Khái niệm về giao nhận hàng tại cảng (Tally): Là dịch vụ giao và nhận hàng hóa theo ủy
thác của người gửi hàng hoặc chủ phương tiện vận tải, làm các nhiệm vụ liên quan đến mọi thủ
tục giao, nhận hàng, đóng gói, phân loại và vận chuyển hàng để giao cho người nhận.

b. Cơ sở pháp lý: Các công ước quốc tế; Các loại văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về
giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK…

4.2. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN

a. Nguyên tắc:

Nguyên tắc chính của giao nhận hàng hóa tại cảng là nhận theo phương thức nào thì giao
theo phương thức đó.

Việc giao nhận hàng hóa XNK tại cảng là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ
hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng.

Với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho bãi), chủ hàng hoặc người ủy thác
giao nhận trực tiếp với người vận tải. Chủ hàng kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả
thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ và thanh toán các chi phí liên quan.

Việc xếp dỡ trong phạm vi cảng là do cảng thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa
phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và trả cước phí liên quan.

Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi cảng.

Khi nhận hàng, chủ hàng (người ủy thác) phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác định quyền
được nhận hàng được ghi trên chứng từ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu cơ quan, lệnh giao hàng...

Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng có thể làm trực tiếp.

b. Các phương pháp giao nhận chủ yếu:

Hàng hóa đến cảng rất đa dạng về chủng loại và ký mã hiệu như: hàng rời, bách hóa, hàng
lỏng, gas... Có các phương pháp giao nhận chủ yếu sau:

+ Giao nhận theo mớn nước.

+ Giao nhận theo khối lượng.

+ Giao nhận theo số lượng bao, hòm, kiện...

46
+ Giao nhận theo thể tích tàu chuyên chở.....

4.3. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THAM GIA GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI
CẢNG

a. Nhiệm vụ của cảng:

Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho bãi với chủ hàng theo các hình thức:
Hợp đồng ủy thác giao nhận; Hợp đồng thuê mướn xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho...

Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu từ phương tiện vận
tải nếu được ủy thác.

Kết toán việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ
hàng.

Chịu trách nhiệm về những tổn thất hàng hóa do mình gây nên trong quá trình giao nhận.
Không chịu trách nhiệm bên trong hàng hóa nếu dấu xi, bao nguyên vẹn.

b. Nhiệm vụ của chủ hàng XN:

Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng khi hàng qua cảng.

Tiến hành giao nhận hàng hóa khi hàng không qua cảng.

Ký kết hợp đồng bốc xếp, lưu kho, vận chuyển với cảng.

Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa, chứng từ cần thiết để giao nhận.

c. Nhiệm vụ của hải quan:

Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với
tàu biển và hàng hóa XNK.

Thực hiện các quy định của Nhà nước về XNK, thuế, phí liên quan.

Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cửa khẩu.

4.4. NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

4.4.1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu

4.4.1.1.Ðối với hàng thông dụng nhập khẩu phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
a. Cảng nhận hàng từ tàu:

47
Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hóa (Cargo
Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Ðiều độ, cảng
vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng.

Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm
ướt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai
bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới
tiến hành dỡ hàng.

Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho,
bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại
hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào Tally Sheet.

Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng,
loại hàng, số B/L.

Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng
hóa giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.

Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký
vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo
Manifest) và B/L.

Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng
(COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.

b. Cảng giao hàng cho chủ hàng:

Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của
cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O- Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại
vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng.

Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản

Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng
quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O.

Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận (thương vụ cảng) để làm phiếu
xuất kho. Bộ phận này giữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng.

Chủ hàng làm thủ tục hải quan.

Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng
và chở hàng về kho riêng.

48
4.4.1.2. Ðối với hàng nhập khẩu không lưu kho, bãi tại cảng

Khi chủ hàng có khối lượng hàng hóa lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc hàng rời như
phân bón, xi măng, clinker, than quặng, thực phẩm... thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng
ủy thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.

Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho cảng B/L,
lệnh giao hàng (D/O). Sau khi đối chiếu với Bản lược khai hàng hóa Manifest, cảng sẽ lên hóa
đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận cảng tại
tàu để nhận hàng.

Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác
nhận số lượng hàng hóa đã giao nhận bằng Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho. Ðối với tàu
vẫn phải lập Tally sheet và ROROC như trên.

4.4.1.3. Ðối với hàng nhập bằng container

a. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL):

Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy
giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.

Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa 9 chủ hàng có thể đề
nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container
đúng hạn nếu không sẽ bị phạt.

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng
D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.

Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

b. Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL)

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người
gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên

4.4.1.4.Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu bằng container

a. Ðối với hàng nhập khẩu nguyên container (FCL): Thủ tục Hải quan chia làm hai bước (1) thủ
tục Hải quan giám sát; và (2) thủ tục Hải quan kiểm hóa.

** Thủ tục Hải quan giám sát:

Khi làm thủ tục Hải quan để xuất hàng ra khỏi kho bãi container, vận chuyển đi nơi khác,
Hải quan phải kiểm tra đối chiếu số container, số chì trên container với bộ hồ sơ.

49
Nếu không có sự khác nhau, Hải quan niêm phong container bằng chì Hải quan của mình.
Tiếp đó, Hải quan làm thủ tục để chủ hàng đưa container về địa điểm kiểm hóa đã được quy định
hoặc địa điểm kiểm hóa đã được chấp thuận. Trong quá trình di chuyển có thể có nhân viên Hải
quan áp tải để tránh mọi gian lận có thể xảy ra.

Nếu có sự khác nhau giữa số container và/ hoặc số chì ghi trên container với số ghi trên hồ
sơ, hoặc nếu container bị mất chì, hải quan giám sát cùng với chủ hàng và người vận tải lập biên
bản về báo cáo lãnh đạo hải quan để kịp thời giải quyết.

** Thủ tục Hải quan kiểm hóa:

Khi container hàng nhập về đến địa điểm kiểm hóa, Hải quan kiểm hóa phải kiểm tra đối
chiếu số container, số chì của hãng tàu, số chì của Hải quan so với hồ sơ.

Nếu không phù hợp thì phải lập biên bản. Nếu phù hợp thì cho mở container để kiểm hóa:

Ðối với hàng cần phải kiểm tra chi tiết thì Hải quan kiểm toàn bộ hàng trong container.

Ðối với những mặt hàng cho phép kiểm đại diện thì phải đảm bảo 3 yêu cầu khi lấy mẫu:

- Mẫu tận đáy và tận đỉnh của container.

- Mẫu tận hai đầu container.

- Mẫu tận hai bên thành container.

b. Ðối với hàng nhập khẩu lẻ container (LCL):

Nếu cơ quan cảng là người dỡ hàng để giao lẻ thì thủ tục Hải quan cũng giống như các
trường hợp giao lẻ khác.

Tuy nhiên, có khi cơ quan cảng giao cho một chủ hàng có nhiều hàng nhất làm người đại
diện đứng ra nhận hàng, dỡ hàng và phân phối hàng cho các chủ hàng khác. Trong trường hợp
này, thủ tục Hải quan giống như trong trường hợp hàng nhập nguyên container.

4.4.2. Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu

4.4.2.1. Đối với hàng phải lưu kho, bãi cảng:

Việc giao nhận hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp cho
nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó tiến hành giao hàng cho tàu.

a. Giao hàng xuất khẩu cho cảng:

Giao danh mục hàng hóa XK (Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi
và lên phương án xếp dỡ.

50
Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hóa với
cảng.

Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng.

Giao hàng vào kho, bãi cảng.

b. Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu:

- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:

+ Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan.

+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận thông báo sẳn sàng.

+ Giao cho cảng danh mục hàng hóa xuất khẩu để bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ sở
cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hóa sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo plan).

+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng.

- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:

+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng
xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếu cần).

+ Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ
được giao lên tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân
viên kiểm đếm cảng phải ghi số lượng hàng giao vào final Report. Phía tàu cũng có nhân viên
kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet.

+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phả lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Rêcipt) để
lập vận đơn. sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã ghi trong Tally Sheet, cảng
sẽ lập bảng tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu.
Đây cũng là cơ sở để lập B/L.

- Lập bộ chứng từ thanh toán:

+ Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ
cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền
hàng. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L, hối phiếu, hóa đơn thương mại, giấy
chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng,
khối lượng,...

+ Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần.

51
+ Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản,
lưu kho.

+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).

4.4.2.2. Đối với hàng hóa không lưu tại kho, bãi cảng

Đây là các hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của
mình để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau
khi đã đăng ký với cảng và ký hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba
(cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng hàng hóa sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet
có chữ ký xác nhận của ba bên.

4.4.2.3. Đối với hàng đóng trong container

a) Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL):

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện
hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với danh mục hàng xuất khẩu.

Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và
giao Packing List và Seal;

Chủ hàng lấy container rỗng về địa chỉ đóng hàng của mình - Chủ hàng mời đại diện hải
quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng container. Sau khi
đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container. Chủ hàng điều chỉnh lại
Packing List và Cargo List, nếu cần.

Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định hoặc hải quan cảng, trước
khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tiếng
hành xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt;

Sau khi nhận hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn.

b. Nếu gửi hàng lẻ theo LCL/LCL:

Chủ hàng gửi Booking Note cho hàng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những
thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả
thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng;

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở
hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD.

52
Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hóa và giám sát việc đóng hàng vào
container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì
container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn,

Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến; Tập hợp bộ chứng từ
để thanh toán.

4.5. QUY TRÌNH ĐÓNG VÀ RÚT HÀNG TRONG CONTAINER TẠI CFS VÀ CHỨNG
TỪ LIÊN QUAN

4.5.1. Quy trình đóng và rút hàng trong container

a. Quy trình đóng hàng vào container:

Bên thuê kho sẽ gửi hướng dẫn đóng hàng cho CFS trước một ngày.

CFS phải đảm bảo năng lực, phương tiện và công nhân đóng hàng để kịp xuất tàu. CFS
phải phối hợp với hải quan và nếu cần phải phối hợp với giám sát của bên thuê kho.

Đầu tiên là tiếp nhận danh mục hàng hóa và yêu cầu của chủ hàng về loại container.

Tiếp nhận hàng: tiến hành đối chiếu kiểm tra hàng về chủng loại, số lượng, kiểm tra chất
lượng vỏ container.

Điều động công nhân bốc xếp thủ công hay cơ giới. Bốc xếp hàng vào container theo thứ
tự xếp hàng của chủ hàng.

Cuối cùng hải quan kiểm tra và kẹp chì.

b. Quy trình rút hàng ra khỏi container tại CFS

Khi tàu đến, người vận chuyển nhận nguyên container hàng lẻ từ tàu, xin phép hải quan
vận chuyển container hàng lẻ về CFS để rút hàng khỏi container. Việc vận chuyển hàng về kho
CFS phải được sự đồng ý của hải quan và chịu sự giám sát chặt chẽ của hải quan CFS.

Sau đó, đại lý tàu gửi cho người nhận hàng Thông báo hàng đến để người nhận hàng chuẩn
bị phương tiện lấy hàng. Khi nhận được thông báo này, chủ hàng trình vận đơn hợp lệ cho đại lý
hãng tàu để họ cấp lệnh giao hàng DO.

Chủ hàng sau khi có DO sẽ đem 1 bản đến Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu. Chủ hàng
làm thủ tục đăng ký mở tờ khai, đăng ký kiểm hóa tại cơ quan hải quan.

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận hàng cùng 1 bản
DO đến CFS của người vận chuyển để đăng ký nhận hàng.

53
Khi nhận được DO của hãng tàu do người nhận trình, bộ phận quản lý kho CFS sẽ lưu lệnh
DO này và phát cho người nhận Phiếu xuất kho.

Chủ hàng cho phương tiện ra nhận hàng tại nơi quy định của kho dưới sự giám sát của hải
quan kho CFS, trả cho kho các khoản phí, sau đó vận chuyển hàng về kho riêng của mình.

Nếu nhận hàng tại CFS cảng thì thủ tục tương tự như nhận nguyên container ở CY cảng.
Người vận chuyển phát DO cho chủ hàng khi chủ hàng trình vận đơn hợp lệ. Chủ hàng mang 1
bản DO tới hải quan làm thủ tục nhập khẩu và đến CFS cảng nhận hàng theo quy định về thủ tục
giao nhận của cảng.

c. Quy trình giao nhận hàng lẻ tại bãi container:

Hàng lẻ thường là hàng hòm, hàng kiện, hàng cotton, hàng bao, quá trình giao nhận như
sau:

Tiếp nhận lệnh giao hàng.

Đối chiếu hàng mô tả trong hóa đơn với hàng thực tế.

Viết phiếu xuất kho.

Báo cáo với hải quan, giám sát với hàng lẻ.

Làm thủ tục hải quan.

Hướng dẫn chủ hàng thanh toán cước phí: phí CFS, phí bốc xếp, phí lưu kho, phí giao
nhận.

Điều động công nhân bốc xếp thủ công hoặc công nhân cơ giới bốc hàng lên xe chủ hàng.

Cùng chủ hàng kiểm tra đúng, đủ, nguyên đai nguyên kiện hàng hóa.

4.5.2. Chứng từ trong nghiệp vụ đại lý gửi hàng bằng container

a. Thoả thuận lưu khoang (Booking Note):

Thoả thuận lưu khoang sẽ thay thế hợp đồng vận chuyển hàng hóa và được ký kết giữa
hãng tàu với người thuê vận chuyển.

Người gửi hàng sẽ cung cấp chi tiết của lô hàng sau khi được người thuê vận chuyển chấp
nhận vận chuyển. Trong đó phải nêu:

+ Tên, địa chỉ người gửi hàng

+ Chi tiết hàng hóa, trọng lượng

+ Số lượng, chủng loại container

54
+ Cảng xếp, dỡ

+ Cước phí, hình thức thanh toán

+ Tàu, ngày khởi hành, ngày, nơi đóng hàng

+ Loại vận đơn

Người giao nhận (3PL) sẽ thay mặt người gửi hàng lập Booking Note gửi tới hãng tàu

b) Lệnh cấp container rỗng (Empty Container Delivery Order)

Lệnh giao vỏ container do đại lý hãng tàu ký phát, yêu cầu bộ phận quản lý container rỗng
cấp vỏ container cho khách hàng để đóng hàng (đóng tại bãi hoặc kho riêng).

Có 2 loại giao vỏ container:

- Lệnh cấp container rỗng có chỉ danh.

- Lệnh cấp container rỗng không chỉ danh.

*) Lệnh cấp container rỗng có chỉ danh: Là lệnh mà trên đó người vận chuyển container
hoặc đại lý của họ yêu cầu bộ phận quản lý container rỗng cấp đích danh container số hiệu nào
đó.

*) Lệnh cấp container rỗng không chỉ danh: Là lệnh trên đó người vận chuyển hoặc đại lý
của họ không yêu cầu đích danh một container có số hiệu cụ thể (không ghi số hiệu container).
Trên lệnh này người ta chỉ ghi loại container, chủ khai thác container.

Trong trường hợp là loại không chỉ danh thì mục số hiệu container sẽ được để trống. Bộ
phận quản lý container xác định đúng loại container và giao cho khách hàng.

Khi tiến hành cấp container rỗng theo các lệnh có chỉ danh, nhiều khi cảng gặp khó khăn
do phải dời dịch một số lượng lớn những container khác để lấy được một container đúng yêu
cầu.

Một lệnh cấp container rỗng phải có các nội dung sau:

+ Tên khách hàng

+ Số hiệu container

+ Loại và kích cỡ

+ Chủ khai thác container

+ Bãi hạ container sau khi đóng hàng

Nếu là loại đích danh số hiệu container thì phải được giao đúng container đó.

55
c. Lệnh hạ container hàng xuất:

Chủ hàng phải khai báo những nội dung cần thiết trên một mẫu in sẵn do hãng tàu phát
hành sau khi đã đóng hàng vào container vào bãi chứa hàng xuất.

Khi container hàng xuất được giao vào bãi chứa ở cảng, chủ hàng phải xuất trình chứng từ
gọi là Container Packing List có xác nhận của hãng tàu khai thác container. Nội dung của chứng
từ này bao gồm:

+ Tên tàu sẽ chở hàng và hành trình

+ Số hiệu container

+ Số chì của hãng tàu (Seal)

+ Trọng lượng hàng và thể tích

+ Tên người gửi hàng

+ Chủ khai thác container (hãng tàu)

Chứng từ này trước khi giao cho bộ phận quản lý hàng xuất của cảng phải được đăng ký tại
đại lý hãng tàu để kiểm tra và lập hồ sơ hàng xuất. Bộ phận này kiểm tra, vào sổ để yêu cầu cảng
tiến hành nhận hàng và sắp xếp theo đúng khu vực để xếp xuống tàu như chỉ định.

Về nguyên tắc cảng phải trực tiếp kiểm tra số container, số chì, tình trạng container trước
khi nhận vào bãi. Cảng chỉ nhận container đúng số hiệu và số chì như mô tả trên chứng từ và
phải chịu mọi trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ đó.

d. Phiếu gửi hàng (Shipping Note):

Phiếu gửi hàng là chứng từ do người gửi hàng phát hành cho người vận chuyển yêu cầu đặt
chỗ cho lô hàng được xếp. Nó là sự cam đoan tõ phía người gửi hàng về việc xếp hàng lên tàu và
là bước khởi đầu cho việc lập vận đơn.

e. Danh sách container xếp lên tàu (Loading List):

Đây là danh sách các container xếp lên hoặc dỡ xuống theo từng máng và đồng thời là một
chứng từ quan trọng theo đó khâu khai thác phải làm khi xếp container lên tàu.

f. Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt):

Là giấy chứng nhận hàng đã xếp lên tàu. Hiện nay hầu hết các hãng tàu đều ký Lược khai
hàng xuất với Thuyền trưởng mà không cần đến Mate’s Receipt trừ trường hợp đối với container
lạnh và container chứa hàng nguy hiểm.

g. Vận đơn đường biển (Bill of Lading):

56
Là một chứng từ vận tải đường biển do người vận chuyển (Carrier) hoặc người đại diện
của họ cấp phát cho người gửi hàng (Shipper) sau khi đã xếp hàng hóa lên tàu hoặc sau khi
người vận chuyển đã nhận hàng để vận chuyển.

Vận đơn có nhiều loại và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Phần sau sẽ đề câp rõ
hơn về chức năng và các loại vận đơn.

4.6. NGHIỆP VỤ GOM HÀNG

4.6.1. Định nghĩa về gom hàng

Trong chuyên chở hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được.
Gom hàng (Consolidation) là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi cùng một nơi đi,
thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho người nhận ở cùng một nơi đến. Hàng lẻ (Less
than Container Load – LCL) là những lô hàng nhỏ, không đủ để đóng vào trong một container
hoặc là những lô hàng khá lớn, nhưng có nhiều người gửi và nhiều người nhận. Hàng nguyên
container (Full Container Load –FCL) là những lô hàng lớn hơn, đủ để đóng vào trong một hoặc
nhiều container và thường có một người gửi và một người nhận.

Người kinh doanh dịch vụ gom hàng gọi là “người gom hàng” (Consolidator) và gom hàng
được tiến hành theo những quy trình sau đây:

+ Người gom hàng nhận các lô hàng lẻ từ nhiều người gửi hàng khác nhau tại Trạm gửi
hàng lẻ container (CFS).

+ Người gom hàng tập hợp lại thành lô hàng nguyên container, kiểm tra hải quan và đóng
hàng vào container tại CFS.

+ Người gom hàng gửi các container này bằng đường biển, đường sắt hoặc đường hàng
không … cho đại lý của mình tại nơi đến.

+ Đại lý của người gom hàng ở nơi đến nhận các container này, dỡ hàng ra và giao cho
từng người nhận tại CFS ở nơi đến.

4.6.2. Vai trò của người gom hàng

Trong hoạt động của mình, người gom hàng có thể sử dụng dịch vụ vận tải của người chủ
các phương thức vận tải khác nhau. Trong trường hợp này, nếu người gom hàng đóng vai trò là
người chuyên chở, thì họ là người chuyên chở theo hợp đồng (Contracting Carrier) đối với chủ
hàng và là người gửi hàng (Shipping) đối với người chuyên chở thực tế (Actual Carrier).
4.6.3. Trách nhiệm của người gom hàng đối với hàng hóa

Khi đóng vai trò là người chuyên chở, thì người gom hàng không những chịu trách nhiệm
về hành vi, lỗi lầm của mình mà còn phải chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của những người

57
làm công cho mình. Họ phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận tải từ
nơi nhận hàng để chở cho đến nơi giao hàng cuối cùng. Nói cách khác anh ta phải chịu trách
nhiệm về những tổn thất hư hỏng của hàng hóa xảy ra khi hàng hóa còn nằm trong sự trông nom
của người chuyên chở thực tế. Nhưng trong thực tế, nhiều người giao nhận cũng không chấp
nhận trách nhiệm đó. Họ vẫn tiếp tục coi mình là đại lý và ghi rõ điều này trong vận đơn gom
hàng của mình. Vì vậy, Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) khuyến khích người
giao nhận sử dụng vận đơn vận tải đa phương thức (VTĐPT) của mình để chịu trách nhiệm thực
sự về hàng hóa. Vận đơn VTĐPT đã được Phòng Thương Mại Quốc Tế thừa nhận và được sử
dụng rộng rãi trong vận tải đa phương thức và dịch vụ gom hàng.

4.7. PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN MỘT SỐ LOẠI HÀNG CỤ THỂ VỚI TÀU

4.7.1. Giao nhận hàng bách hóa (General Cargo)

a. Đặc điểm:

- Hàng bách hóa là những loại hàng được đóng gói trong các hòm, kiện kích thước vừa và
nhỏ chứ không lớn lắm. Vật liệu bao bì đóng gói là bằng bìa cattong, gỗ dán mỏng.

- Trong một chuyến tàu, một hầm tàu (hold) hay một chuyến phương tiện chuyên chở, một
mã hàng, có những loại hàng, những lô hàng những vận đơn và nhiều hòm, kiện hàng khác nhau
(differant Cargo) các hòm kiện hàng đều có ký mã hàng (KMH), số liệu riêng đặc trưng cho
hàng hóa trong lô, trong kiện, trong vận đơn. Trong quá trình xếp dỡ vận chuyển giao nhận và
bảo quản hàng bách hóa thường bị đổ vỡ, mất mát, nhầm lẫn.

b. Phương pháp giao nhận hàng bách hóa:

- Khi mã hàng được cẩu lên nhân viên giao nhận phải yêu cầu công nhân để mã hàng trên
boong hoặc trên phương tiện vận chuyển khác để cầu tàu sau đó tiến hành kiểm tra và kiểm đếm
số lượng từng kiện và cả mã hàng, ghi nhận đầy đủ mã ký hiệu số hòm, kiện của từng hòm kiện
vào giấy kiểm nhận hàng với tàu.

- Trong tờ kiểm nhận hàng với tàu, mỗi dòng chỉ thể hiện ký mã hàng của một loại hàng vì
vậy đối với những kiện hàng lúc đầu phải ghi nhận KMH nếu sai sau đó kiểm tra và phát hiện có
những kiện hàng cùng ký mã hiệu thì ta chỉ ghi số lượng từng hòm kiện tiếp theo và dòng cột số
lượng mà không ghi nhận thêm KMH vào giấy kiểm nhận hàng.

- Sau mỗi một kiện hàng hay một mã hàng đã được ghi vào giấy kiểm nhận hàng thì phải
yêu cầu người của tàu ký xác nhận

4.7.2. Giao nhận hàng bao (cargo in bag)

a. Đặc điểm của hàng bao:


58
Hàng bao là các loại hàng được đóng gói trong các loại bao

Nguyên liệu của bao thường bằng giấy (paper) nilon, sợi (yarn), vải (cloth) cotton.

Hàng bao được đóng gói gọn nhẹ thường có trọng lượng mỗi bao bì là: 20-25,40,50,70kg
loại trọng lượng mỗi bao lớn nhất tối đa là 100kg. Với trọng lượng đó nó phù hợp cho công nhân
trong việc xếp dỡ khuân vác. Các KMH, nhãn hiệu của hàng hóa được đóng dấu hoặc ghi trực
tiếp lên vỏ bao.

Do vật liệu làm vỏ bao và tính chất hàng bên trong nên hàng bao thường bị hư hỏng do bao
bì bị rách vỡ, ướt ngấm dầu ngấm nước (Seocatedby oil,water), mốc thối (rotton) dính chặt vào
nhau (sticky together harden)

Trong một chuyến tàu, một hầm tàu, một chuyến phương tiện vận tải hay một lô, một vận
đơn thông thường hay có cùng một loại trọng lượng đồng nhất và số lượng bao tuơng đối nhiều.

Vì vậy đối với hàng bao thì trong xếp dỡ vận chuyển và bảo quản cần phải cẩn thận thực
hiện đúng quy trình quy tắc kỹ thuật. Sử dụng các công cụ, phương tiện xếp dỡ phù hờp với loại
hàng bao để tránh hạn chế hàng bị rách, bị thủng, vỏ bao bị bẩn, ướt, ngấm nước ngấm dầu.
Trong giao nhận hàng bao gặp nhiều thuận lợi KMH loại hàng ít, không phức tạp chủ yếu là
kiểm đếm chính xác số lượng và phân biệt được loại hàng nguyên vẹn, còn tốt và loại hàng bao
bì bị hư hỏng.

b. Phương pháp giao nhận hàng bao:

Do những đặc điểm trên nên việc giao nhận hàng bao tương đối đơn giản. Thường trong
một ca sản xuất tại một hầm tàu chúng ta chỉ giao nhận cho một loại hàng. Vì vậy bắt đầu ca sản
xuất, với mã hàng đầu tiên nhân viên giao nhận yêu cầu công nhân đặt mã hàng ở boong tàu,
hoặc trên một phương tiện vận chuyển sau đó kiểm tra ghi nhận KMH chính xác vào giấy kiểm
nhận hàng với tàu.

- Các mã hàng tiếp theo sau ta chỉ việc kiểm đếm số lượng chính xác kiểm tra phát hiện
những bao bì hư hỏng. Ghi số lượng từng mã hàng viết vào giấy kiểm hàng.

- Mỗi lần sau khi ghi số lượng mỗi mã hàng vào giấy kiểm hàng thì yêu cầu người giao
nhận của tàu ký xác nhận

- Trong quá trình giao nhận nếu kiểm tra phát hiện có những hàng bao hư hỏng và những
hàng hư hỏng có biên bản thì ta phải thống nhất và thống kê ghi vào giấy kiểm nhận hàng.

- Cuối ca khi kết thúc sản xuất đối chiếu thống nhất số liệu của nhân viên giao nhận cầu
tàu. Hai bên cùng ký xác nhận và trao đổi giấy kiểm hàng cho nhau.

59
4.7.3. Giao nhận hàng máy móc thiết bị (machine lequipment)

a. Đặc điểm:

- Hàng máy móc thiết bị là các loại máy thiết bị được sử dụng trong các ngành công
nghiệp, NN, điện, ngành GT, VT. Các loại máy móc và thiết bị này được đóng thành các hòm
kiện có kích cỡ và trọng lượng tương đối lớn.

- Có những lọai hàng, những vận đơn đựơc xếp và chuyên chở trong một chuyến tàu, một
hầm tàu hay trên cùng một chuyến phương tiện vận tải, các mác, KMH nhãn hiệu hàng hóa và
một số đặc trưng kỹ thuật của hàng hóa được thể hiện đầy đủ trên mặt của hòm, kiện. Bên cạnh
vỏ hòm, kiện còn đựơc đính kèm theo một tài liệu về chi tiết đóng gói kiện hàng (gọi là chi tiết
của kiện hàng – packing list)

- Trong các chứng từ, tài liệu, vận đơn chi tiết, đơn vị hàng của từng lô hàng, từng vận đơn
hòm hoặc kiện (case or parkage) của mỗi hòm kiện còn được đánh số để phân biệt giá trị hàng
của từng hòm kiện lô. Do vậy khi giao nhận và thể hiện trong các chứng từ đơn vị số lượng hàng
được cụ thể rõ ràng. Số lượng hòm kiện trong mỗi vận đơn ít là một nhiều có thể là hàng chục
hàng trăm hàng hòm kiện

- Hàng máy móc thiết bị thường bị tổn thất ở các dạng vỡ ván (bro plank) đứt đai (band
broken), long đinh (nail detached) đóng gói lại.

Trong giao nhận phải phân biệt và ghi nhận đựơc đầy đủ KMH, số liệu từng hòm kiện,
tránh nhầm lẫn.

b. Phương pháp giao nhận:

Hàng máy móc thiết bị mỗi lần xếp dỡ chỉ được số lượng ít mỗi mã hàng chỉ được một
hoặc hai đến 3 kiện là nhiều.

- Khi mã hàng hoặc kiện hàng đã được cẩu lên boong hay trên phương tiện chuyên chở,
nhân viên giao nhận phải kiểm tra kiện hàng đó còn nguyên vẹn hay không, kiểm tra ghi nhận tất
cả KMH, số hòm kiện vào giấy kiểm nhận hàng. Đối chiếu hàng thực tế với chứng từ hàng nhập
(lược khai hàng hóa) để ghép vào vận đơn.

- Trong giấy kiểm nhận hàng đối với hàng cùng KMH thì ta thể hiện bằng một dòng, còn
số lượng kiện ta ghi tiếp theo phần số lượng. Nếu những hàng hóa có KMH khác nhau thì ta phải
thể hiện dòng khác. Mỗi dòng chỉ thể hiện cho một loại KMH.

- Sau một kiện hàng hay mỗi mã hàng phải yêu cầu người giao nhận hàng của tàu ký xác
nhận vào đó.

60
- Khi kết thúc việc giao nhận, nhân viên giao nhận hàng của Cảng và của tàu đối chiếu
thống nhất số liệu cùng ký xác nhận và trao đổi chứng từ cho nhau. Đối với những kiện hàng
giao nhận trong điều kiện đặc biệt (hàng hư hỏng mác mã không rõ ràng có ghi phải ghi chú
riêng vào giấy kiểm nhận).

4.7.4. Giao nhận máy móc thiết bị trần

a. Đặc điểm:

- Hàng máy móc và thiết bị trần là những loại hàng không thể đóng gói bao kiện kín được.
Thường là các loại máy móc thiết bị dùng công nghiệp nặng chế tạo, khai khoáng hầm mỏ, trong
quốc phòng hoặc giao thông vận tải.

- Các loại hàng này có kích thước và trọng lượng lớn chiếm nhiều diện tích, thể tích khi
vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản nhiều các chi tiết, phụ kiện của máy, thiết bị hoặc các hòm phụ
tùng dụng cụ đồ nghề kèm theo được tính cùng với máy và thiết bị, các ký mã hiệu , nhãn hiệu
của hàng có khi in trực tiếp lên kiện hàng cũng thường là in vào các tấm biển treo đính vào kiện
hàng.

- Do đặc điểm của hàng hóa như vậy nên hàng thường bị tổn thất ở các dạng: bị va quệt,
rơi đổ, bẹp và biến dạng, mất các phụ kiện, chi tiết, các hòm phụ tùng đồ nghề kèm theo mất hết
các ký mã hiệu nên không phân biệt được chủ hàng hay vận đơn nào.

- Khi xếp dỡ các loại hàng này phải bố trí và trọn các phương tiện và công cụ phù hợp để
bảo đảm an toàn. Vì có kích thước và trọng lượng lớn, cồng kềnh nên phạm vi di chuyển của nó
phải rộng các loại dây cáp, đòn gánh, quang treo, các loại xe cần cẩu, phải có tay với tầm hoạt
động lớn mới bảo đảm an toàn. Trong giao nhận và bảo quản tuy số lượng đơn vị trong một lô,
một vận đơn hay trong một ca sản xuất không nhiều. Nhưng ngoài bản thân thiết bị máy phải chú
ý tới các chi tiết máy, các linh kiện, các hòm phụ tùng nghề kèm theo vì những chi tiết phụ kiện
này thường hay xảy ra hư hỏng, mất mát.

b. Phương pháp giao nhận:

Mỗi kiện hàng được cẩu lên ta phải kịp thời xác định và ghi nhận được ký mã hiệu của
hàng hóa, ghi vào giấy kiểm nhận hàng. Phải kiểm tra xem xét kiện hàng có an toàn, có nguyên
vẹn không, các phụ kiện chi tiết kèm theo có ở trong điều kiện tốt hay không, nếu hàng hóa bị
tổn thất đã có biên bản chưa, nếu có hàng đã được kiểm tra và đã được giám định đã có (C.O.R)
biên bản hàng tổn thất thì ta kết thúc nhận hàng.

- Mỗi kiện hàng phải ghép vào vận đơn khi đối chiếu ký mã hiệu giữa thực tế và lược khai
hàng hóa, đơn vị một kiện hàng phải xác định và thể hiện trong giấy kiểm nhận hàng chính xác

61
và đầy đủ, không để nhầm lẫn giữa đơn vị này và đơn vị khác giữa kiện máy và kiện thiết bị ruột
bị rơi vãi ra ngoài.

- Nếu trong lược khai hàng hóa hoặc trong vận đơn chi tiết có thể hiện và phân biệt đơn vị
giữa kiện máy và kiện thiết bị với đơn vị các linh kiện, phụ kiện kèm theo thì khi giao nhận và
trong giấy kiểm nhận hàng với tàu chúng ta phải thể hiện tương ứng.

- Ngược lại trong lược khai hàng hóa và vận đơn chi tiết không phân biệt thì khi giao nhận
và trong giấy kiểm nhận hàng chúng ta phải thể hiện tương ứng.

- Ngược lại trong lược khai hàng hóa và vận đơn chi tiết không phân biệt, mà trong thực tế
ta phải phân biệt được, thì khi giao nhận và trong giấy kiểm nhận hàng với tàu ta chỉ được ghi
thể hiện ở dòng ghi chú đơn vị của các linh kiện, phụ kiện không được dùng làm đơn vị chính
thức như phụ kiện máy thiết bị.

- Mỗi một kiện hàng khi được ghi vào giấy kiểm nhận hàng phải có người giao nhận của
tàu ký xác nhận.

- Khi giao nhận xong và kết thúc ca sản xuất phải đối chiếu thống nhất số liệu với nhận
viên giao nhận của cầu tàu hai bên cùng ký xác nhận và trao đổi chứng từ giao nhận cho nhau.

4.7.5. Phương pháp giao nhận các loại xe lăn bánh:

a. Đặc điểm:

- Xe lăn bánh là tất cả các loại xe có bánh lốp hoặc bánh xích. Các loại xe ôtô, máy kéo,
các loại cần cẩu ô tô, các loại phương tiện máy móc di chuyển đều thuộc loại hàng này.

- Loại hàng này có kích thước, trọng lượng lớn siêu trường, siêu trọng, nhiều bộ phận khi
xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản chiếm nhiều diện tích, thể tích, bản thân các loại xe, thiết bị lăn
bánh dễ bị bẹp và biến dạng, bị tróc sơn, vỡ kính, vỡ đèn.

Do vậy không được xếp khác nhau, không được xếp chồng đè, không được để hàng bị va
quệt hoặc va quệt với các loại hàng khác. Vì vậy các phương tiện công cụ xếp dỡ phải tuyệt đối
đảm bảo an toàn khi xếp dỡ, vận chuyển, có không gian tương đối lớn.

- Loại hàng xe thiết bị lăn bánh thường bao giờ cũng có hòm phụ tùng, túi đồ nghề, và một
số phụ kiện khác kèm theo đi cùng lốp phụ tùng, ắc quy, các biển ký mã hiệu được in bằng giấy,
bằng các tấm gỗ mảnh, tôn mỏng dán chặt vào cabin hoặc gắn chặt trên xe, trên máy ở những vị
trí tương đối phát hiện.

- Đơn vị tính loại hàng này chiếc hoặc kiện lớn số lượng hàng trong một vận đơn, một lô
hàng hay cùng một ca sản xuất không nhiều có khi một lô chỉ có một hoặc hai xe.

62
Trong quá trình giao nhận các loại xe lăn bánh không đơn giản, tương đối phức tạp như
các loại hàng bách hóa, đòi hỏi người giao nhận phải tinh thông nghiệp vụ, linh hoạt và phát hiện
kịp thời hư hỏng, mất mát, thiếu phụ tùng, linh kiện và biết phương pháp giải quyết kịp thời
trong khi giao nhận.

b. Phương pháp giao nhận hàng xe lăn bánh:

Loại hàng này trước lúc tiến hành xếp dỡ, giao nhận thường được tổ chức giám định và
kiểm tra chi tiết cụ thể được đánh giá phát minh đặc điểm và hiện trạng thực tế của hàng hóa. Vì
vậy khi giao nhận phải căn cứ vào nội dung đã được thể hiện của biên bản hoặc chứng thư công
ty giám định để nhận trực tiếp với tàu hoặc giao chủ hàng.

- Khi mã hàng đã được cẩu lên và đã được xếp đặt ở vị trí quy định. Nhân viên giao nhận
phải kiểm tra hàng hóa thực tế đối chiếu với nội dung của biên bản giám định. Nếu trong quá
trình kiểm tra đối chiếu phát hiện thấy thực tế và chứng từ không phù hợp thì phải tiến hành lập
biên bản bổ sung và yêu cầu tàu phải ký xác nhận.

- Khi ghi nhận vào Tally report ta phải lấy đầy đủ ký mã hiệu, số liệu ghép vào số vận đơn,
ghi chú những nội dung cần thiết và kèm theo biên bản giám định.

- Đơn vị mỗi kiện hàng: mỗi xe, máy hay thiết bị ta phải căn cứ vào đơn vị có trong bản
lược khai hàng hóa, trong vận đơn chi tiết để thể hiện trong Tally Report.

Vì thông thường mỗi xe, máy thiết bị còn bao gồm một số hàng phụ tùng, túi đồ nghề, một
số phụ kiện khác nếu trong chứng từ hàng hóa có thể hiện các đơn vị loại này thì trong giấy kiểm
hàng ta cũng phải ghi và thể hiện đầy đủ tương ứng. Ngược lại thực tế hàng hóa của các loại này,
mà chứng từ hàng hóa ban đầu không có thì trong giấy kiểm nhận hàng ta cũng không phải thể
hiện các đơn vị chi tiết, mà chỉ thể hiện đơn vị tính của vận đơn, còn các bộ phận chi tiết ta thể
hiện ở dạng ghi chú.

*) Ví dụ: Trong lược khai hàng hóa hoặc vận đơn chi tiết hàng hóa có ghi:

- Vận đơn No1 có:

+ 01 xe ô tô

+ 02 lốp dự phòng

+ 02 bình ắc quy.

(01 hòm phụ tùng: 01 case of spare part)

Khi kiểm tra đối chiếu thực tế hàng có như vậy thì trong giấy kiểm nhận hàng với tàu ta
phải ghi:

63
- Vận đơn số 01 nhận: 01 xe ô tô, 02 lốp dự trữ, 02 bình ắc quy, 01 hòm phụ tùng.

Nếu trong lược khai hàng hóa và trong vận đơn chi tiết hàng hóa ghi:

- Vận đơn 01 có: 01 xe ô tô, 02 lốp dự trữ, 02 bình ắc quy, 01 hòm phụ tùng.

Như vậy, trong giấy kiểm nhận hàng với tàu ta chỉ được thể hiện và ghi chú như sau:

- Vận đơn 01: Nhận 01 xe ô tô.

+ Ghi chú: Ngoài ra có nhận thực tế 02 lốp dự trữ, 02 bình ắc quy, 01 hòm phụ tùng. Mỗi
một kiện hàng khi thể hiện trong giấy kiểm nhận hàng nhân viên giao nhận của tàu phải ký xác
nhận.

Khi kết thúc giao nhận, hay ca sản xuất, nhân viên giao nhận của Cảng và của tàu phải
thống nhất lại số liệu, ký xác nhận và cùng nhau trao đổi chứng từ.

4.7.6. Phương pháp giao nhận hàng sắt thép (Steel Cargo)

a. Đặc điểm:

Hàng sắt thép là loại hàng ít được đóng gói thường để trần, hình dáng kích thước các kiện
hàng được đóng gói nhiều dạng, nhiều kiểu khác nhau cho phù hợp với bản thân tưng loại hàng:
Sắt cuộn tròn (coil rool seet), dây thép cuộn (coil of wire steel), sắt ống (Steel pipe), sắt bó
(bunde steel), tôn tấm (steel plate).

- Các kiện hàng nhất là sắt bó và tôn tấm có trọng lượng và kích thước lớn, nhiều trường
hợp do bản thân của hàng có khối lượng lớn nên bản thân mỗi ống sắt, thép, mỗi ống gang hoặc
mỗi cây sắt, thép là 1 kiện.

- KMH của hàng hóa được in trên các tấm tôn mỏng gắn trên các kiện hàng. Đối với những
kiện hàng có điều kiện thì in trực tiếp lên bề mặt kiện hàng. Các tấm tôn mỏng (steel sheet thin)
KMH một thời gian bị han rỉ (rusty) hoặc qua một vài lần xếp dỡ sẽ bị đứt nên gây ra khó khăn
cho việc giao nhận hàng nhất là khi tra ghép vào vận đơn, khi giao cho các chủ hàng thiếu chính
xác.

- Quá trình xếp dỡ và giao nhận hàng sắt thép phải chú ý nhiều đến khâu an toàn. Không
được đến gần, không được dùng tay không để điều chỉnh mã hàng khi đang cẩu. Phải để kiện
hàng, mã hàng thật ổn định mới được lại kiểm tra xác định và ghi nhận KMH.

b. Phương pháp giao nhận:

Đối với những kiện hàng sắt thép còn nguyên đai kiện, KMH còn đầy đủ, việc ghi nhận
xác đinh được chính xác cụ thể thì việc tiến hành giao nhận kiểm đếm ghi chép vào các chứng từ
đối chiếu xác nhận với người giao nhận giống tương tự như các loại hàng thiết bị khác.

64
Đối với những kiện hàng bị mất biển KMH hay hàng bị vỡ rời thì khi giao nhận vào các
chứng từ ta phải căn cứ vào chi tiết đóng gói để quy định ra hiện trạng thực tế hàng bị vỡ rời, tổn
thất.

Một số loại sắt thép thông thường cho dù không còn KMH nhưng căn cứ vào đặc điểm của
hàng hóa ta vẫn xác định được hàng thuộc vận đơn nào, chủ hàng và vẫn tiến hành giao nhận
đựơc.

* Ví dụ:

Trong chi tiết vận đơn thường ghi sắt tròn φ6, φ8, φ10 hay thép ống dài (tube steel lengh)

φL = 1200mm, đường kính: φ200mm

Đối chiếu số hàng thực tế khi giao nhận, cũng cần ghi chi tiết như vậy.

4.7.8. Phương pháp giao nhận hàng rời (cargo inbulk)

a. Đặc điểm:

Hàng rời là tất cả các loại hàng không được đóng gói, ở dạng rời trong quá trình vận
chuyển xếp dỡ, giao nhận và bảo quản vẫn ở dạng nguyên rời của nó.

- Hàng rời như than, quặng (coal, prike) các loại ngũ cốc (perovi sion), phân bón ở dạng
rời.

Trong xếp dỡ, giao nhận ở Cảng ta thường gặp hàng rời ở hai dạng sau đây.

+ Hàng rời được chuyên chở, vận chuyển nguyên cả lô, cả vận đơn, cả hầm tàu, hay
nguyên cả 1 chuyến tàu.

+ Hàng rời do những bao hàng bị rách, số lượng bao bị rách vỡ nhiều không có khả năng
đóng gói được kịp thời nên khi xếp dỡ và giao nhận phải tiến hành thực hiện trong điều kiện
hàng rời như: xi măng, gạo, bột mỳ.

Cả hai trường hợp trên thì hình thức và phương pháp giao nhận như nhau.

Hàng rời thường tổn thất ở các dạng: đóng bánh, dính chặt vào nhau, mất phẩm chất, ẩm
ướt, mốc thối.

b. Phương pháp giao nhận:

Trước lúc tiến hành giao nhân hàng rời nhất là đối với những loại hàng dễ bị tổn thất.
Chúng ta phải tổ chức kiểm tra giám định chất lượng của hàng hóa. Nếu hàng hóa bị hư hỏng
mất phẩm chất ta phải lập biên bản sau đó mới thực hiện xếp dỡ và giao nhận.

65
- Khi giao nhận: Việc xác định KMH hàng ta căn cứ các chứng từ hàng hóa, lược khai
hàng hóa, vận đơn chi tiết hàng hóa, xác định được KMH ta ghi vào giấy kiểm nhận hàng với
tàu.

- Để xác đinh trọng lượng hàng hóa của từng chuyến phương tiện, từng ca sản xuất ta có
phương pháp xác định trọng lượng hàng rời như đã nêu ở phần (b mục 2 chương II).

- Đối với hàng rời việc kết toán với tàu thường là kết toán cả lô sun fát hàng rời (alot of in
bulk sulphate) vận đơn hay nguyên hàng của hầm tàu, chuyến tàu. Do vậy hàng ca ngày tàu ít có
người giao nhận do do nhân viên kho hàng của Cảng tự chủ động nhận và giao cho phương tiện.

- Còn những lô hàng rời từ các bao hàng rách vỡ thì nếu xác định đựơc trọng lượng chính
xác thì khi giao nhận và biên bản kết toán ta phải tổng hợp số liệu và ký với tàu chính xác. Với
những lô hàng không có điều kiện giao nhận cụ thể chính xác trọng lượng hàng thì ngoài số
lượng bao hàng xác định được chính xác, còn hàng rời ta vẫn phải ký xác nhận một lô chung
không cụ thể mà số lượng chính xác phải được đóng gói qua cân hoặc tổ chức giám định sau.

4.8. CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA

4.8.1. Vận tải đơn (Bill of Lading)

a. Khái niệm, chức năng và tác dụng của vận đơn:

Là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại
diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để
xếp.

Vận đơn có 3 chức năng chính:

Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu với số lượng, chủng loại,
tình trạng hàng hóa để vận chuyển hàng từ cảng gửi đến cảng trả hàng. Như vậy vận đơn là biên
lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người gửi hàng.

Vận đơn gốc là chứng từ dùng để định đoạt và nhận hàng hay là chứng từ xác nhận quyền
sở hữu hàng hóa được ghi trong vận đơn.

Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển đã được ký kết.

Tác dụng của vận đơn:

Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên
chở.

Là căn cứ để khai báo Hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu.

66
Là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hóa người bán gửi cho người mua.

Cùng với các chứng từ khác của hàng hóa lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.

Là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm và những người có
liên quan khác.

Được sử dụng làm chứng từ cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn.

Người nhận hàng dùng bản vận đơn gốc cùng giấy tờ xác nhận cơ quan, hoặc giấy tờ xác
nhận nhân thân của người ghi trên vận đơn để lấy Lệnh giao hàng từ Đại lý tàu. Đồng thời làm
các thủ tục để tiến hành nhận hàng từ tàu hoặc nhận hàng tại kho của mình tùy theo điều kiện
thoả thuận.

b. Các loại vận đơn thường dùng tại cảng:

* Căn cứ vào cách chuyển nhượng bao gồm:

+ Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Là vận đơn ký phát cho một người nhận hàng cụ thể. Chỉ có người nhận hàng có tên và địa
chỉ ghi trên vận đơn mới được nhận hàng từ người vận chuyển.

Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng được (Non-Negotiable). Hiện nay trong
thương mại quốc tế, vận đơn đích danh ít được sử dụng do tính chất không linh hoạt của nó.

+ Vận đơn xuất trình hay vận đơn vô danh (To bearer B/L)

Là vận đơn trên đó không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh của ai.
Người vận chuyển sẽ giao hàng cho người nào cầm vận đơn. Vận đơn này được chuyển nhượng
bằng cách trao tay.

Việc sử dụng vận đơn vô danh mang lại nhiều rủi ro, mạo hiểm. Bất kỳ người nào cầm vận
đơn này cũng có thể nhận hàng không phụ thuộc vào tên và địa chỉ của người đó. Các ngân hàng
thường không chấp nhận loại vận đơn này, vì dễ gây rủi ro trong buôn bán quốc tế.

+ Vận đơn theo lệnh (To order B/L)

Là vận đơn trên đó không ghi tên người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh của ai đó. Ví dụ:

- Theo lệnh của người xếp hàng (To order of Shipper): Người xếp hàng lệnh giao hàng cho
ai thì người vận chuyển phải giao hàng cho người đó.

- Theo lệnh của ngân hàng (To order of Bank): Hàng hóa được giao theo lệnh của ngân
hàng. Các ngân hàng muốn ghi “Theo lệnh của ngân hàng” vì bằng cách này ngân hàng sẽ tự bảo
vệ được mình.

67
- Nếu vận đơn chỉ ghi “To order” thì ta phải ngầm hiểu rằng là theo lệnh của người gửi
hàng. Do vậy, khi giao hàng phải kiểm tra xem người phát lệnh có đúng với quy định không.

* Căn cứ vào tình hình xếp dỡ hàng hóa

+ Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)

Là vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Người mua và ngân hàng
thanh toán đều đòi hỏi xuất trình loại vận đơn này, vì đây là bằng chứng chứng minh người bán
đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng.

+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L)

Là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Nếu thư tín dụng không quy
định thì ngân hàng không chấp nhận vận đơn này.

* Căn cứ vào ghi chú của thuyền trưởng ghi trên vận đơn:
+ Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)

Là loại vận đơn mà ở trên đó không có phê chú “xấu” của thuyền trưởng về hàng hóa cũng
như tình trạng hàng hóa, hoặc nếu có phê chú thì cũng không làm mất tính hoàn hảo của vận
đơn.

+ Một vận đơn có ghi những khuyết tật của hàng hóa, container gọi là một vận đơn không
hoàn hảo (Unclean B/L). Thông thường một vận đơn không hoàn hảo không được người mua
chấp nhận và ngân hàng sẽ từ chối thanh toán loại vận đơn này. Mọi ghi chú ghi trên vận đơn chỉ
có hiệu lực ngay tại thời điểm bốc hàng lên tàu. Mọi ghi chú trên vận đơn sau khi hàng đã bốc
lên tàu sẽ không có hiệu lực và không làm mất đi tính hoàn hảo của vận đơn.

* Căn cứ vào hành trình vận chuyển hàng hóa.

+ Vận đơn đến thẳng (Direct B/L)

Là vận đơn được cấp khi hàng hóa đi thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ mà không có chuyển
tải dọc đường.

+ Vận đơn chở suốt (Through B/L)

Vận đơn này được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển có chuyển tải ở một
cảng nào đó (transhipment) trước khi đến cảng cuối cùng.

Người cấp phát vận đơn chở suốt chịu trách nhiệm về hàng hóa trên toàn bộ chặng đường
từ cảng xếp hàng đến cảng giao hàng cuối cùng (dưới đây ta sẽ gọi là người vận chuyển chính).
Vận đơn chở suốt điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ hàng và người vận chuyển chính. Trên từng
chặng đường cụ thể của hành trình, người vận chuyển của hành trình đó sẽ cấp một vận đơn địa

68
hạt (Local B/L) cho người vận chuyển chính. Vận đơn này chỉ là biên lai nhận hàng của người
vận chuyển, dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa những người vận chuyển với nhau.

+ Vận đơn vận tải liên hợp (Combined/Multimodal Transport B/L)

Đối với loại hình vận tải này người ta cấp vận đơn vận tải liên hợp. Người cấp vận đơn sẽ
chịu trách nhiệm về hàng hóa trên suốt chặng đường vận chuyển.

c. Giấy gửi hàng đường biển (Sea way bill):

Giấy gửi hàng đường biển là loại thay thế cho vận đơn đường biển truyền thống. Đó là một
tài liệu không thể thông thương được và giao cho người nhận hàng chỉ định, nó giúp cho người
nhận hàng có tên ghi trên đó có thể nhận được hàng không cần phải xuất trình bản chính vận đơn
đường biển (Original B/L), người ta sẽ được phép khiếu nại về hàng hóa mà không phải trình
giấy gửi hàng khi đưa ra chứng nhận thích hợp.

Những ưu điểm của giấy gửi hàng:

+ Người nhận hàng chỉ định được phép khiếu nại hàng hóa mà không cần phải trình giấy
gửi hàng bằng cách đưa ra những chứng nhận thích hợp. Việc sử dụng vận đơn truyền thống có
thể gây ra rắc rối đối với người nhận hàng nếu nó không tới cảng đích trước khi hàng hóa tới.

+ Nó thực sự thích hợp với việc kinh doanh tài khoản mở khi có sự xung đột giữa các bên
và tín dụng thư hoặc ngân hàng trung gian là không cần thiết.

+ Nó cũng khá thích hợp đối với bộ phận chứng từ “in house” nơi mà những rủi ro về tài
chính không xảy ra.

Nội dung của giấy gửi hàng bị chi phối bởi các giới hạn trách nhiệm và đặc quyền (trong
suốt chuyến đi) quy định trong bộ luật Hàng hải Việt nam .

4.8.2. Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)

Sau khi làm thủ tục cần thiết, Đại lý ký phát lệnh giao hàng cho người nhận hàng hoặc
người đại diện của người nhận hàng. Đây là chứng từ làm căn cứ để các bên giao nhận hàng hóa
trong các khâu: giao nhận tại tàu; kho bãi; giao nhận lên các phương tiện vận tải khác... tại cảng
giữa các bên: tàu – cảng – giao nhận – người nhận hàng.

4.8.3. Chứng từ giao nhận cầu tàu

Căn cứ lệnh giao hàng, lược khai hàng hóa... các bên tiến hành giao nhận theo số lượng,
chủng loại từng loại hàng trên cơ sở các phơi kiểm đếm hàng được lập theo từng ca và có xác
nhận của các bên: tàu (đại diện giao nhận) – cảng - người nhận hàng.

4.8.4. Các loại biên bản đối với hàng hóa: COR, ROROC...
69
+ Biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo – ROROC)

Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa, nhân viên giao nhận cùng với đại diện của tàu ký
một biên bản xác nhận hàng đã được giao nhận gọi là Biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu.
ROROC được lập trên cơ sở các tờ phơi giao nhận hàng theo từng máng tàu và theo từng ca,
ngày làm hàng của tàu. Nó được dùng làm cơ sở để chứng minh thừa, thiếu hàng so với vận đơn
khi tàu giao hàng. Trên cơ sở đó làm căn cứ khiếu nại hãng tàu hay người bán hàng.

+ Giấy chứng nhận hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo outtur n report – COR)

Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, nếu thấy hàng bị hư hỏng, đổ vỡ thì các bên (tàu, cảng,
giao nhận, kho hàng) cùng nhau lập biên bản về tình trạng của hàng hóa gọi là COR. Nó là
chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại hãng tàu hoặc cảng.

+ Phiếu thiếu hàng (Certificate of shorlanded cargo – CSC)

Khi hoàn thành vệc dỡ hàng nhập khẩu, nếu số lượng hàng hóa trên ROROC chênh lệch so
với bản lược khai hàng hóa thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. CSC
là một biên bản được lập ra trên cơ sở của bản ROROC và Lược khai hàng hóa (Cargo
Manifest).

4.9. LẬP VÀ KÝ CÁC BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG TẠI CẢNG

4.9.1. Lập và ký COR

a. Mục đích:

- Xác định trách nhiệm về mặt pháp lý đối với số lượng và chất lượng hàng hóa bị hư
hỏng.

- Làm cơ sở để cơ quan có trách nhiệm đòi tàu bồi thường về số lượng hàng hóa bị hư
hỏng.

- Làm căn cứ để Cảng giao nhận hàng hóa với các chủ hàng.

b. Nội dung biên bản:

Phần đầu biên bản thể hiện tên chuyến tàu vận chuyển hàng hóa bị hư hỏng: Số vận đơn,
ký mã hiệu, loại hàng, số hòm kiện hàng, số lượng hàng hóa bị hư hỏng, và thể hiện việc ký xác
nhận của đại diện Cảng (thường là người kiểm tra hàng hóa, lập biên bản và đại diện tàu).

70
BIÊN BẢN

Xác nhận hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ

(Cargo outurn report)

Tên tàu (Vessel):............................... Quốc tich (Flag):.............................

Hành trình số (Voy No):.................... Bến tàu (Port):................................

Đến cảng ngày (Date of Arr..):........

Tên tàu (Vessel):.............................. Quốc tich (Flag):.............................

Hành trình số (Voy No):................... Bến tàu (Port):.................................

Đến cảng ngày (Date of Arr..):........

Xác nhận số hàng kê dưới đây bị hư hòng, đổ vỡ, trước khi dỡ hàng.

(Certified the undermentioned cargo being dâmged before discharging operation)

HĐVT Ký mã hiệu, số liệu Loại hàng Số lượng Tình trạng hàng hóa

B/L No Marks and number Description Quantity Aspect of cargo

71
Đại diện:.......................................... Hải Phòng, ngày.... tháng ..... năm 20

(The Master) Đại diện Cảng

Port Representative

72
c. Phương pháp lập biên bản “COR”

Biên bản hàng hóa tổn thất với tàu được thiết lập trong trường hợp khi có hàng hóa bị tổn
thất ở trên tàu. Do vậy trong quá trình làm hàng, người kiểm tra hàng hóa phải luôn luôn có mặt
ở hầm tàu và tại nơi đang tiến hành xếp dỡ cùng với mẫu biên bản có liên quan kèm theo.

Khi phát hiện có hàng hóa bị tổn thất thì phải mời đại diện của tàu chứng minh tại chỗ.

Khi lập Biên bản, phải xem xét các đặc điểm bên ngoài của kiện hàng bị tổn thất như ký
mã hiệu, số liệu, loại hàng, đặc điểm bao bì khi nhận các chi tiết này vào biên bản “COR”, đồng
thời tra cứu bản lược khai hàng hóa để biết vận đơn của lô hàng. Các đặc trưng này được ghi vào
phần cột 1,2,3, ở cột 4 (số lượng).

Cột 5 (phần hiện trạng thực tế hư hỏng của hàng hóa), nếu là hàng tổn thất nhẹ, không phải
kiểm tra chi tiết nội dung bên trong thì ghi hiện trạng hàng hóa hư hỏng bên ngoài, chủ yếu là
phần hư hỏng bao bì (sẽ tổ chức giám định cụ thể nội dung hàng bên trong).

Khi đã ghi nhận tất cả nội dung hiện trạng bị tổn thất vào biên bản, phải thống nhất lại với
sỹ quan hàng hóa hoặc đại diện của tàu, yêu cầu tàu ký xác nhận vào biên bản và đóng dấu.

d. Yêu cầu của việc lập biên bản:

Biên bản được lập phải chính xác, chi tiết, cụ thể, thực tế khách quan đúng với hiện trạng
hàng hóa hư hỏng.

Biên bản phải được lập khẩn trương ngay sau khi phát hiện có hàng hóa bị hư hỏng và phải
giải quyết kịp thời số hàng hư hỏng để phục vụ sản xuất.

Biên bản phải được lập bằng tiếng Anh kể cả đặc điểm hàng hóa, hiện trạng tổn thất cũng
như những ghi chú cần thiết khác.

Phải có ký xác nhận và đánh dấu của tàu và đại diện Cảng.

e. Các dạng tổn thất và các từ Tiếng Anh thông dụng để mô tả

* Đối với hàng bao:

- Bao nguyên lành: Sound bags

- Rách vỡ 1 phần: bags partly Torn

- Bao rách vỡ toàn bộ: Bags Entirely Torn/ Empty torn bags (bao bể rỗng)

- Mốc: Mustry

- Ướt, dây bẩn: Wet, dirty

- Bao đóng lại: repacking bags


73
- Bao quyét hót (hốt xá): Sweeping bags

- Bao kết dính, đóng bánh: Solided bags

- Xếp lẫn lộn: stowed mixedly

Cách ghi biên bản:

- Nếu số lượng bao bị tổn thất được xác đinh chính xác thì ghi rõ số lượng đó;
- Không xác định chính xác thì ghi chung chung vào biên bản và có ghi chú rằng: Số lượng
bao chính xác bị tổn thất sẽ được ghi lại bởi kết quả giảm định sau.
* Đối với hàng bách hóa, máy móc thiết bị:

- Đai bị bật (Bands off);

- Long đinh (Nails detaches, lỏng lẻo;

- Vỡ ván, kiện không còn nguyên vẹn (Flanks broken);

- Bẹp, biến dạng, vỡ;

- Xếp lẫn lộn;

- Nhiều loại hàng khác nhau;

- Không đúng sơ đồ xếp hàng;

- Không có ký mã hiệu;

- Hàng hóa bị đóng gói lại;

- Hàng bị mất kẹp chì, mất băng dính.

Cách ghi biên bản:

- Phải thể hiện cụ thể các chi tiết mức độ tổn thất, số lượng, tỷ lệ chất lượng còn lại trong
từng hòm kiện;
- Phải thể hiện số hiệu của hòm, kiện của hàng hóa bị tổn thất.
* Đối với hàng đóng trong container:

+ Các từ thường dùng để mô tả tình trạng bề ngoài container bị tổn thất:

- Dente: Lõm;

- Bulge out: Phình ra;

- Torn : Xước, rách;

- Broken: Gãy;

- Ben: Cong;

74
- Cut: Rách;

- Crack: Rạn nứt;

- Distorted: Biến dạng;

- Dirty: Bẩn;

- Hole : Thủng;

- Loose: Lỏng lẻo;

- Rusty: Han gỉ;

- Scratched/ torn: Trầy xước;

- Pushed: Móp;

- Mixxing: Thiếu;

- Multiple: Nhiều hư hỏng.

75
+ Mẫu COR container:

CẢNG HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Port of HaiPhong Socialist Republic of Vietnam

XNXD Chua Ve Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Chua Ve Terminal Independence – Freedom - Happiness

Số (No):

BIÊN BẢN XÁC NHẬN HÀNG HÓA HƯ HỎNG - ĐỔ VỠ

CARGO OUTERN REPORT

Tên tàu (M/V): Phu My Quốc tịch (Flag: Vietnam)

Chuyến đi (Voy N0) : 120 Bến tàu (port): Chua Ve, Hai Phong

Đến cảng ngày (Date of Arrival): 15th SEP, 2010

Xác nhận số hàng kê dưới đây bị hư hỏng, đổ vỡ trước khi dỡ hàng

(Certified the undermentioned Cargo being dammaged before discharging operation)

HĐVT Ký mã hiệu, Loại hàng Số lượng Tình trạng của hàng hóa

B/L N0 số hiệu Description Quantity Aspect of cargo


Marks and Of Goods
Number

HPK 123 CCLU Goods 02 Sides dented


1234567,
CCLU2452562

Đại diện tàu Đại diện Cảng

76
The Master Port’s Represetative

Một số ví dụ:

1 – Đối với hàng rời:

*) Ví dụ 1:

a) Trường hợp xác đinh được lượng hàng cụ thể bị tổn thất:

- Điều kiện cho:

+ Vận đơn 01

+ Chủ hàng: Minexport Hà Nội (Khóang sản hoặc kim khí)

+ Loại hàng: Kaly rời

+ Số lượng: 3 tấn.

+ Hàng bị xếp lẫn tạp chất , ngấm dầu, hư hỏng toàn bộ

b) Trường hợp hàng tổn thất không xác đinh cụ thể:

Điều kiện cho:

+ Vận đơn số 01

+ Chủ hàng: Minexport Hải Phòng

+ Loại hàng: Kaly rời

+ Số lượng: 1 lô hàng Kaly rời bị xếp lẫn tạp chất, dây bẩn bời dầu, hư hỏng hoàn toàn.

+ Ghi chú: Số lượng hàng bị tổn thất sẽ được giám định sau.

2 – Đối với hàng bao:

*) Ví dụ 3: Một số nội dung thể hiện trên bảng hàng bị tổn thất cho loại hàng bao

- Hàng tổn thất do bị xếp lẫn số lượng xác định được

Điều kiện cho:

- Vận đơn 01

- Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm: Agrexport Hà Nội

- Loại hàng: Gạo 1,2 (Rice 1,2)

- Số lượng: 150 bags.

77
- Hiện trạng hàng hóa: Gạo loại 1 và loại 2 xếp lẫn, không phân biệt được.

- Ghi chú: Số lượng bao gạo chính xác bị xếp lẫn sẽ được xem xét sau:

HĐVT Ký mã hiệu, số liệu Loại hàng Số lượng Tình trạng hàng hóa

B/L No Marks and number Description Quantity Aspect of cargo

01 Agrexport Hà Nội Rice on inspect hatcher we


have found a number of
bag grade one and grade
two stowedly mixedly

Remark: A quantity of
rice exactly stowed
mixedly will be as
certained further

*) Ví dụ 4:

Hàng bao bì rách vỡ với số lượng xác định được

- Vận đơn: No KHP 02

- Chủ hàng: Vegacan No 1 HP (Công ty phân bón HP)

- Loại hàng: Ure đóng bao

- Số lượng: 40 bao

- Hiện tượng hàng hóa: Bị rách, hàng bên trong vương vãi ra ngoài

- Chi chú: Số ure từ bao bị rách vỡ đóng gói lại và cân được 1500 kg.

78
HĐVT Ký mã hiệu, Loại hàng Số lượng Tình trạng hàng hóa
số liệu
B/L No Description Quantity Aspect of cargo
Marks and
number

KHP02 Vegacan No1 Ure in bags 40 bags The cargo damaged in dieated
Haiphong from tally sheets as following

Were torn withoutens spilt out

Remark:the bags torn


repacking weight 1500 kgs
only

3- Đối với các loại xe lăn bánh và các thiết bị có nhiều chi tiết linh kiện kèm theo

Ví dụ 5: Hàng bị va đập, bẹp mép, tróc sơn

- Vận đơn: KHP_01

- Ký mã hiệu: Viettrancime Hanoi

- Loại hàng: ô tô tải (truck car)

- Số lượng: 01 chiếc

- Hiện trạng hàng hóa: ô tô zin 130 vỡ cabin, bẹp và thủng dài 5 cm bị tróc sơn.

HĐVT Ký mã hiệu, số Loại hàng Số lượng Tình trạng hàng hóa


liệu
B/L No Description Quantity Aspect of cargo
Marks and
number

KHP_01 Viettrancime Truck car 01 pcs On inspecting the cargo on


Hanoi deck we have found.

The cabin broken, dented


and hold length 5cm only,

79
scratches pamt

4.9.2. Lập và ký ROROC

a. Khái niệm:

Kết toán nhận hàng với tàu hay nói cách khác là xác nhận hàng hóa đã dỡ khỏi tàu là công
việc tổng kết xác định lượng hàng cụ thể của từng vận đơn, từng lô hàng đã được dỡ ra khỏi tàu
và được cảng xác nhận;

Là khâu cuối cùng cuả việc giao nhận hàng với tàu cùng đại diện của tàu xác nhận hàng
hóa thực tế được giao và nhận so với lược khai hàng hóa, vận đơn… nhằm xác nhận hàng hóa
thừa hoặc thiếu.

b. Ý nghĩa:

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu biểu hiện đầy đủ tính pháp lý:

+ Đối với tàu: chứng minh cho người gửi hàng là hàng đã được vận chuyển và giao hàng
tới cảng đích. Đồng thời giải quyết lượng hàng hóa bị thiếu, bị tổn thất trong quá trình vận
chuyển.

+ Đối với cảng: chứng minh cho chủ hàng, khách hàng ủy thác số lượng hàng đã được
nhận với tàu. Đồng thời Cảng có trách nhiệm bảo quản và giao lại cho chủ hàng, khách hàng
đúng với số hàng đã được nhận.

Biên bản kết toán là cơ sở để phân định rõ trách nhiệm đối với số lượng hàng hóa bị thiếu
giữa tàu và cảng, chủ hàng, khách hàng

Biên bản làm cơ sở để tính các loại cước phí liên quan.

c. Tác dụng của biên bản kết toán nhận hàng với tàu:

Phân định rõ trách nhiệm của các bên đối với hàng hóa bị thiếu hụt.

Bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế cho nhà nước nói chung va doanh nghiệp cảng nói
riêng.

Tạo diều kiện cho việc giải phóng tàu, giải phóng kho bãi nhanh chóng.

80
d. Yêu cầu của công tác kết toán:

Phải bảo đảm chính xác cụ thể khối lượng, chủng loại từng đơn vị hàng hóa, từng vận đơn
hàng.

Phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp luật hàng hải quốc gia và quốc tế

Phải khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời.

Phải có đầy đủ chữ ký xác nhận của tàu (người giao hàng) và của cảng (người nhận hàng),
phải được lập bàng tiếng anh.

Một số ví dụ:

Ví dụ 1. Hàng bao

- Dự kiến cho:

* Hàng theo lược khai

- Cảng xếp hàng: VLAVOTOK

- Vận đơn: 01

- Số lượng: 60.000 bao gạo (bags of rice)

- Trọng lượng cả bì: 30.120 MT(grosse weight)

- Hàng thực nhận: 59.800 bag of rice

As the Manifest Actually received

Port of Loading From To Qualyty Weight Qualyty Remarks


B/L B/L

VINAVOSTOK 01 60.000 30.120 59.800 bags of rice

Total 60.000 59.800 bags

81
Ví dụ 2. Kết toán hàng bao có đề cập đến hàng bị tổn thất

- Dự kiến cho:

+ Hàng hóa theo lược khai

+ Cảng xếp hàng “Culenta”

+ Vận đơn: 01

+ Số lượng: 87053 bao bột mỳ

+ Trọng lượng: 4365,708 MT

*) Hàng hóa thực nhận:

+ 78.837 bao bột mỳ tốt

+ 4515 bao bột mỳ mốc

+ 2318 bao rách, trọng lượng = 89.945 kg

+ 1250 bao rách, mốc trọng lượng = 54.540 kg

+ 56 vỏ bao rách không ruột, bị mối mọt

- Ngoài ra nhận thêm vào: 212 bao quét hót của chủ hàng, trọng lượng 1210 kg ruột từ
những bao rách không ruột thu lượm lại trong khi bỏ lên bờ.

- Thực tế nhận: 1530 chiếc vỏ bao dự trữ

As the Manifest Actually received

Port of Loading From To Qualyty Weight Qualyty Remarks


B/L B/L

Culenta 01 87.053 4.365 78.837 Sound bags of weat flour

4.515 bags musty

2.318 bags torn with weight

89.945 kg only

1250 bags torn monldy with


weight=54.540 kg only

82
56 empty torn moisty bags

Remark: - inaddition received: 212 sweping bag of cónignee’s, weight=1210 kg.

Which came from torn bags, empty torn bags then collected discharging to shore

Ví dụ 3. ký kết toán đối với các loại hàng sắt thép:

Cảng xếp hàng: KOBE/JAPAN

- Vận đơn: 01

+ Số lượng:213 bó sắt lòng máng (channer steel)

+ Trọng lượng:959.000 MT

- Vận đơn: 02

+ Số lượng: 1130 bó sắt tròn (round steel bar)

+ Trọng lượng: 5500 MT

- Vận đơn: 03

+ Số lượng: 100 kiện sắt lá (steel sheets)

+ Trọng lượng: 500.000 MT

Hàng hóa Cảng thực nhận:

- Vận đơn: 01 = 213 bó sắt lòng máng với đường kính khác nhau

- Vận đơn: 02 = 1126 bó sắt tròn

- Vận đơn: 03 = 100 kiện sắt lá với kích cỡ: (3mm x 1250mm x 6000mm)

83
As the Manifest Actually received

Port of Loading From To Qualyty Weight Qualyty Remarks


B/L B/L

KOBE/JAPAN 01 213 959.000 213 bdls, channer


steel, with size

02 1130 5.500 1126 deamaterdifierent


bdls of round
steel bar
03 100 500.000 100

pkgs of steel
sheet with size

(3mm x 1250mm x
6000mm)

84
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa?

2 .Nguyên tắc và các phương pháp giao nhận?

3. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa tại cảng?

4. Quy trình giao nhận hàng xuất, nhập khẩu đối với hàng thông dụng nhập khẩu phải lưu kho,
lưu bãi tại cảng?

5. Quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu đối với hàng nhập bằng container?

6. Nghiệp vụ gom hàng đối với người giao nhận?

7. Chứng từ giao nhận hàng hóa tại cảng?

Nội dung tự học: 24 tiết

- Đọc bài giảng chi tiết


- Thu thập, phân tích các chứng từ liên quan đến hoạt động giao nhận
- Thảo luận nhóm

85
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hàng hải 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Biểu cước phí đối với tàu nội địa, tàu chạy tuyến quốc tế của cảng Hải Phòng (2008 –
2010)
3. Công ước tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải - FAL (1965).
4. Nghị định 21/2012/CP ngày 21/3/2012.
5. Nghị định 62/2006/CP ngày 21/6/2006.
6. Nghị định 115/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải (sửa NĐ 10).
7. Quyết định 98/2008 của Bộ Tài chính về biểu cước phí cảng biển.
8. Quyết định số 57/2003 của Bộ Tài chính về Giám sát hải quan

86

You might also like