You are on page 1of 8

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM BÀI KIỂM TRA: Học phần
NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ HÀNG HẢI
Pháp luật vận tải biển
Ngày: 06/3/2022

Tên lớp: QLHH2021-1 Lớp 2

Học viên ghi rõ tổng số tờ giấy bài


Họ và tên: HỒ XUÂN PHONG làm vào ô này:

Ngày, tháng, năm sinh: 30/12/1974 08

1. TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT: TRANH CHẤP VỀ VIỆC KHÔNG THỰC


HIỆN HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN ĐÃ KÝ KẾT
CÁC BÊN 
Nguyên đơn: Chủ tàu Việt Nam 
Bị đơn: Người thuê tàu Hồng Kông 
CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP 
- Im lặng có phải là đồng ý?
- Không có hàng để xếp lên tàu liệu có thực hiện được Hợp đồng thuê tàu đã
ký kết? 
TÓM TẮT VỤ VIỆC 
Một Chủ tàu Việt Nam có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh cho Người thuê tàu
Hồng Kông thuê tàu để chở 5.200 MT gỗ tròn từ cảng Rangoon, Myanmar về cảng
Huangpu, Trung Quốc. Tàu đến cảng xếp hàng Rangoon ngày 12/02/1992 và trao
thông báo sẵn sàng làm hàng vào lúc 17h10 cùng ngày. Theo quy định của điều
khoản thời gian làm hàng thoả thuận trong Hợp đồng thuê tàu thì thời gian làm
hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h00 ngày hôm sau, tức là ngày 13/02/1992.

Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Nhưng ngày hôm sau và các ngày tiếp theo tàu không làm hàng được, mặc
dù Chủ tàu đã thúc giục Người thuê tàu rất nhiều lần về việc này. Nguyên nhân là
trong số 5.200 MT hàng chỉ có một lô hàng nhỏ 300 MT có đủ điều kiện làm thủ
tục xuất khẩu. Số hàng còn lại (khoảng 4.900MT) không đáp ứng được yêu cầu của
Nhà chức trách địa phương nên Người giao hàng không làm được các thủ tục cần
thiết để hàng được phép xếp lên tàu.
  Người thuê tàu không xếp hàng lên tàu, không liên lạc gì với Chủ tàu mà giữ
thái độ im lặng và không trả lời. Chủ tàu rất lúng túng không biết phải làm gì khi
tàu phải chờ đợi quá lâu mà không biết đến khi nào mới xếp hàng. Sau 14 ngày trôi
qua, vào ngày 27/02/1992, thời gian làm hàng thoả thuận trong Hợp đồng thuê tàu
kết thúc. Chủ tàu gửi thông báo cho Người thuê tàu tuyên bố rằng nếu trong ngày
27/02/1992, Người thuê tàu vẫn giữ thái độ im lặng, không trả lời cho Chủ tàu về
việc xếp hàng, thì Chủ tàu coi là Người thuê tàu vi phạm Hợp đồng thuê tàu và
Chủ tàu có toàn quyền điều tàu rời Cảng Rangoon đi nơi khác.
Ngày hôm sau, 28/02/1992, Chủ tàu lại gửi thông báo cho Người thuê tàu
tuyên bố rằng sự im lặng của Người thuê tàu được coi là sự đồng ý rằng Người
thuê tàu không thể thực hiện được Hợp đồng thuê tàu, vì vậy Chủ tàu có toàn
quyền điều tàu rời Cang Rangoon. Người thuê tàu vẫn cố tình giữ thái độ im lặng.
Để hạn chế tổn thất, Chủ tàu buộc phải tìm hàng khác cho tàu và ngày
12/3/1992 đã ký được Hợp đồng chở phân bón lá Lhokseumawe, Indonesia về Việt
Nam. 
Theo quy định của điều khoản giải quyết tranh chấp thỏa thuận trong Hợp
đồng thuê tàu, Chủ tàu đã kiện Người thuê tàu ra trọng tài Hồng Kông đòi bồi
thường thiệt hại do không thực hiện Hợp đồng thuê tàu đã ký kết cùng với tiền phạt
do quá thời gian cho phép làm hàng, tổng cộng là 79,345USD.
Người thuê tàu bác bỏ khiếu nại của Chủ tàu với lý do rằng không phải là họ
không thực hiện Hợp đồng hai bên đã ký mà là do Chủ tàu tự ý điều tàu đi nơi khác
nên Người thuê tàu không thể xếp hàng lên tàu. Người thuê tàu khiếu nại lại Chủ
tàu đòi bồi thường thiệt hại do phải thuê tàu khác để chở lô hàng trên từ cảng
Rangoon đi các cảng Nam Trung Quốc vào các tháng 4 và tháng 10 năm 1992.
Hãy nhận định và giải quyết tình huống trên?

Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Bài làm:

Nhận định và giải quyết tình huống trên:

Căn cứ Bộ luật Dân sự;


Căn cứ Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Luật Thương mại;
Căn cứ pháp luật hiện hành;
Căn cứ vào quy định về hợp đồng thuê tàu.

Trong thuê tàu nói chung và thuê tàu chuyến nói riêng, các bên thường
thông qua đại lý hoặc người môi giới để tiến hành việc thuê tàu.

Hợp đồng thuê tàu trên thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h00 ngày
13/02/1992 và kết thúc ngày 27/02/1992 (14 ngày thực hiện các nghĩa vụ theo Hợp
đồng)

Các bên cũng có thể đưa thêm “điều khoản thay thế”

Thời hạn bốc hàng

Theo Điều 179 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời hạn bốc
hàng như sau:

- Thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có
thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.

- Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển gây ra, thời gian thay đổi
nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc
hàng.

- Thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra, do các nguyên nhân bất
khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc
có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.

Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

- Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ
thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá
thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận
được chấp nhận giao kết hợp đồng. Mà chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự
trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị (theo
khoản 1 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).

Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, trừ trường hợp có sự thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập
giữa các bên.
Như vậy, việc im lặng của bên nhận đề nghị không mặc nhiên với việc chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một
trong các trường hợp sau:
+ Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị
giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị;
+ Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên,
không cần phải có sự trả lời;
Đồng thời, theo thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận
giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:
+ Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không
phản đối;
+ Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia;
+ Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia
thực hiện hợp đồng.
Giải quyết tình huống trên:

Phải xem xét chính bản hợp đồng để xác định xem việc thực hiện có đúng
những cam kết nêu trong hợp đồng không.

Ở đây chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, trong hợp đồng thuê tàu đã được ký
kết và thời gian thực hiện hợp đồng là từ 13h00 ngày 13/02/1992 đến ngày
Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

27/02/1992. Tàu đã đến cảng để bốc hàng đúng thời gian quy định và đã có thông
báo sẵn sàng làm hàng (Tàu đến cảng xếp hàng Rangoon ngày 12/02/1992 và trao
thông báo sẵn sàng làm hàng vào lúc 17h10 cùng ngày).
Thông thường, trong thời gian thực hiện hợp đồng, người thuê tàu phải thực
hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đống, nếu vì một lý do nào đó mà không thực
hiện được hợp đồng thì phải thông báo ngay cho chủ tàu (người vận chuyển) biết
và đó phải là một lý do chính đáng (lý do bất khả kháng) thì đôi bên có thể thương
lượng lại hợp đồng cũng như việc bồi thường các tổn thất hợp lý (nếu có).
Trong trường hợp cụ thể nêu trên việc người thuê vận chuyển vẫn giữ im
lặng đối với các thông báo của chủ tàu Việt Nam không có nghĩa là đồng ý vì trên
thực tế người thuê vận chuyển đã thực hiện một phần của hợp đồng (có 300MT đã
sẵn sàng). Tuy nhiên vẫn còn 4.900 MT không đáp ứng được các yêu cầu của nhà
chức trách địa phương nên không thể xếp xuống tàu (đây không phải là lý do bất
khả kháng). Do vậy người thuê vận chuyển đã vi phạm hợp đồng do không cung
cấp đủ số lượng hàng để xếp xuống tàu (không có hàng thì không thực hiện được
hợp đồng). Ở trường hợp này chủ tàu Việt Nam đã hành động đúng luật và để giảm
thiểu tổn thất chủ tàu đã nhanh chóng tìm phương án kinh doanh mới trong thời
gian sớm nhất.
Chủ tàu Việt Nam được luật pháp bảo vệ các quyền lợi chính đáng sao cho
lợi ích về mặt kinh tế được đảm bảo như thể không có việc vi phạm hợp đồng của
người thuê vận chuyển – tức là, coi như hợp đồng vẫn được thực hiện. Ngoài ra,
chủ tàu còn có thể yêu cầu được bồi thường các khoản chi phí phát sinh khác như
việc phải đi chệch khỏi đường đi, …

Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

2. TÌNH HUỐNG THỨ HAI: TRANH CHẤP VỀ THỜI GIAN TÀU CHỜ
CẦU

CÁC BÊN 

Nguyên đơn: Chủ tàu 

Bị đơn: Người thuê tàu

  CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ CẬP 

- Thời gian chờ cầu trong hợp đồng thuê tàu;

- Giải thích hợp đồng.

  TÓM TẮT VỤ VIỆC 

Tàu đến cảng dỡ hàng Le Havre vào lúc 13h42 ngày 29/7 và chờ đợi tại khu
neo do tại thời điểm đó nước cạn và ở trong cảng đã đầy tàu nên không có cầu nào
còn trống để tàu vào dỡ hàng. 

Trong Hợp đồng thuê tàu, các bên thoả thuận rằng tàu sẽ không vào cầu
trước 20h30 (tức là phải đợi trong vòng 6 giờ 48 phút sau khi tàu đến cảng Le
Havre), nếu trong cảng có cầu trống cho tàu vào dỡ hàng. Thực tế thì mãi đến
19h00 ngày 4/8 mới có cầu trống phải đến 23h54 cùng ngày tàu mới nhổ neo vào
cầu do phải chờ đợi thuỷ triều.

  Hai bên tranh chấp về thời gian chờ đợi 6h48 là khoảng thời gian từ khi tàu
đến cảng Le Havre đến 20h30 cùng ngày mà hai bên thoả thuận tàu sẽ không vào
cầu trước thời gian này nếu trong cảng có cầu trống cho tàu.

Chủ tàu cho rằng hai bên chỉ thoả thuận tàu sẽ không vào cầu trước 20h30
trong trường hợp có cầu trống cho tàu vào dỡ hàng. Thực tế thì trong cảng không
có cầu nào còn trống nên thời gian chờ đợi phải được tính từ khi tàu đến cảng dỡ
hàng.

Người thuê tàu lập luận rằng Chủ tàu chẳng thiệt hại gì khi cảng không có
cầu trống cho tàu vì đang đợi thuỷ triều. Vì vậy, theo họ nếu tính thời gian chờ đợi
từ lúc tàu đến cảng Le Havre là không hợp lý.

Hãy nhận định và giải quyết tình huống trên?


Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Bài làm:

Nhận định và giải quyết tình huống trên:

"Chủ tàu chỉ phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc di chuyển thực tế của
tàu phát sinh khi cầu cảng nơi tàu phải cập ở trong tình trạng sẵn sàng. Theo quan
điểm của Bị đơn, chủ tàu phải chịu trách nhiệm cho cả hai lần tàu không thể vào
cầu cảng do, điều kiện nước ròng. Lần thứ nhất là khi tàu mới đến vì về mặt lý
thuyết, tàu không thể cập cầu cảng được ngay cả nếu lúc đó cầu cảng ở tình trạng
sẵn sàng. Lần thứ hai là khi cầu cảng đã sẵn sàng nhưng tàu vẫn không vào được
cầu cảng.
  Bác lập luận của Bị đơn với lý do không thể bắt chủ tàu chịu trách nhiệm hai
lần nói trên khi những rủi ro đó là hậu quả trực tiếp của việc Bị đơn không thực
hiện nghĩa vụ bảo đảm cầu cảng ở trạng thái sẵn sàng làm hàng khi tàu đến.
  Bình luận vụ việc này như sau: Đây là một phán quyết có tính nguyên tắc
bởi các bên muốn sử dụng cách giải quyết trong vụ việc này để giải quyết một số
tranh chấp khác có trị giá kinh tế lớn hơn.
  Rõ ràng là có thể có một số rủi ro khác ngoài thuỷ triều có thể khiến tàu
chậm trễ trong việc cập cầu, một sự kiện tự nhiên hay hậu quả của hành động của
con người, và có thể khiến tàu bị chậm không chỉ vài giờ mà còn có thể là vài ngày
hay vài tuần.
  Một số ý kiến khác cho rằng sẽ là công bằng hơn nếu những rủi ro tồn tại
vượt khỏi tầm kiểm soát của chủ tàu sau khi tàu đến là thuộc trách nhiệm của chủ
tàu hơn là thuộc trách nhiệm của người thuê tàu khi cầu cảng sau đó đã sẵn sàng
làm hàng. Tuy vậy, quan niệm này vấp phải một trở ngại không thể vượt qua là
không ai được quyền xác định hậu quả của một lượng lớn các rủi ro hàng hải khi
mà bản thân tàu không hề trực tiếp đương đầu với một rủi ro nào. Một trận gió
mạnh, sương mù hay một cuộc đình công có thể là một trở ngại không thể vượt qua
đối với một số tàu nhưng lại không phải như vậy đôi với những tàu khác. Đúng là
chính thuyền trưởng chứ không phải ai khác là người phải quyết định có đối mặt
với những rủi ro đó hay không. Tuy nhiên, đây không phải là một tiêu chí chính
xác bởi quyết định là một chuyện còn có đạt được hay không lại là một chuyện
khác. Yêu cầu phải đưa ra một nguyên tắc chung có thể áp dụng trong mọi trường
hớp. Do đó Tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu liên quan đến thời gian đợi cầu
bến ban trọng tài cho rằng cần phải khẳng định nguyên tắc: các hậu quả của các rủi
ro hàng hải chỉ có thể được tính khi chúng là những sự kiện thực tế và phải được
bỏ qua nếu ngược lại.

Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT VẬN TẢI BIỂN

  Khi tàu đã trở thành tàu đến (arrived ship) thì có nghĩa là tàu đã ở trạng thái
sẵn sàng làm hàng. Nếu vì một lý do nào đó (trừ bất khả kháng) mà cầu cảng
không sẵn sàng thì tàu vẫn có quyền tính các khoảng thời gian chờ đợi. Trong
trường hợp này, khi tàu đến, cầu cảng chưa sẵn sàng làm hàng, do đó tàu được
quyền tính thời gian chờ đợi không phụ thuộc vào việc khi đó bản thân tàu có thể
cập cảng hay không.
Theo một số luật định, nếu tàu đến trước thời gian bốc hàng theo quy định,
người thuê tàu không nhất thiết phải giao hàng. Nếu người thuê bắt đầu thực hiện
việc giao hàng lúc tàu đến sớm. Thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu được tính. Nếu
tàu đến mà chưa có hàng để giao thì số ngày tàu phải chờ đợi sẽ tính vào thời gian
làm hàng.
Để bảo vệ quyền lợi của mình. Một số chủ hàng sẽ thỏa thuận về ngày hủy
hợp đồng nếu tàu không đến bốc hàng vào ngày đã thỏa thuận. Vì chủ hàng phải
chịu chi phí lưu bãi ở cảng. Trên thực tế, chủ hàng thực sự cần tàu nên sẽ linh động
thỏa thuận tùy từng trường hợp.

Học viên thực hiện: Hồ Xuân Phong

You might also like