You are on page 1of 3

I.

Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển


- Là phương thức vận tải có lịch sử lâu đời nhất phổ biến nhất và đóng vai trò quan
trọng nhất trong vận tải hàng hóa thương mại quốc tế,
- Hạn chế nhất định như phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, rủi ro cao,tốc độ tàu
biển thấp
- Ưu điểm: các tuyến đường biển hầu hết là các tuyến đường tự nhiên là mặt biển,
năng lực vận tải lớn, sức chứa lớn, thích hợp cho vận tải hầu hết các loại hàng
hóa,
- Chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường hàng hải và cước phí vận tải thấp hơn rất
nhiều so với các phương thức vận tải khác.
II. Hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển:
- Theo Công ước Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hóa bằng đường biển năm
1978 (Quy tắc Harmburg 1978): Hợp đồng vận tải đường biển là bất kỳ hợp đồng
nào mà theo đó người vận tải đảm nhận việc vận tải bằng đường biển từ cảng này
đến một cảng khác để thu tiền cước. Nếu một hợp đồng bao gồm vận tải bằng
đường biển và cả bằng phương thức khác thì theo Công ước này chỉ được coi là
hợp đồng vận tải đường biển.
- Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990: Hợp đồng vận tải hàng hóa bằng
đường biển là hợp đồng được ký kết giữa người vận tải và người thuê vận tải, theo
đó người vận tải thu tiền cước vận tải do người thuê vận tải trả và dùng tàu biển để
hoàn vận tải hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đích. Hợp đồng vận tải là cơ sở
để xác định quan hệ giữa người vận tải và người thuê vận tải ( quy định này tương
tự như quy định trong các điều ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển)
- Xét về bản chất , hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển là một loại hợp
đồng dịch vụ được ký kết giữa một bên là người cung cấp dịch vụ (bên vận tải) và
một bên là người thuê dịch vụ (bên thuê vận tải).
III. Đặc điểm pháp lý của các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển:
1. Hợp đồng tàu chợ:
- Đặc điểm:
+ Tàu chạy theo một tuyến hàng hải nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo
một lịch trình đã định sẵn
+ Chở hàng của nhiều chủ hàng
+ Cước phí tính theo trọng lượng thể tích và theo giá trị của hàng hóa => Tính theo
trọng lượng ( các hàng hoá nặng kg như gạo, muối,...), tính theo thể tích do nhiều
hàng chiếm không gian lớn nhưng nhẹ kg (bông, gỗ, giấy,...), tính theo giá trị vì
khi có bất kì rủi ro gì ( hàng hoá hư hỏng, bị mất,...) thì phải đền số tiền lớn nên
cước phi phải đắt hơn tính theo kg và thể tích
+ Cước phí có bao gồm cả phí xếp, dỡ hàng => do tàu chợ phải chạy theo lịch trình
đúng và chở hàng cho nhiều chủ hàng, họ bị hạn chế về thời gian nên để đảm bảo
đúng giờ và kiểm soát an toàn cho ha gf hoá trên tàu không bị mất mát, họ phải tự
bố trí đội ngũ xếp dỡ.
+ Vận đơn là tài liệu cơ bản có thể thay thế hợp đồng => Vì tàu chợ chở hàng cho
nhiều chủ hàng, nếu làm ra 1 hợp đồng đầy đủ trình tự thì tốn sức và mất thời gian,
nên vận đơn có thể thay thế
+ Đây là hợp đồng an toàn, ít rủi ro nhất trong 3 loại hợp đồng => đội ngũ thuyền
trưởng và thuỷ thủ có kinh nghiệm đi biển lâu năm (tránh được đá ngầm, lốc xoáy),
do quy mô rất lớn và đông người nên sữ không gặp cưới biển
- Hợp đồng thuê tàu chở thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa có khối
lượng không lớn, chủ yếu là những lô hàng lẻ và giữa cảng đi cảng đến có tuyến
đường tàu chợ.

2. Hợp đồng thuê tàu chuyến:


- Đặc điểm
+Không theo lịch trình định trước, hoạt động theo yêu cầu của người thuê tàu
+Thuê toàn bộ chiếc tàu để vận tải 1 khối lượng hàng hoá nhất định giữa 2 hoặc
nhiều cảng.
+Mối quan hệ giữ chủ tàu (người cho thuê) và chủ hàng (người đi thuê) được điều
chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu chuyến
+Đây là hợp đồng có rủi ro cao nhất ( gặp cướp biển, không có kinh nghiệm đi
biển như tàu chợ => dễ gặp đá ngầm)
- Hợp đồng thuê tàu chuyến thường được áp dụng trong trường hợp hàng hóa có
khối lượng lớn như dầu mỏ, than đá quặn, phân bón, vật liệu xây dựng,...
- Tùy theo khối lượng vận tải và đặc điểm của hàng hóa có các hình thức hợp đồng
thuê tàu chuyến như sau:
- Thuê chuyến một, thuê chuyến khứ hồi, thuê tàu chuyến liên tục hay khứ hồi liên
tục,thuê bao.
+ Trách nhiệm xếp dỡ thuộc về người gửi hàng hay nhận hàng là do các bên thỏa
thuận. Theo những điều kiện sau: miễn xếp hàng; miễn dỡ hàng; miễn xếp, dỡ
hàng.
Do đó, để rút ngắn thời gian tàu dừng tại cảng bốc, thường có điều khoản thưởng
phạt ( thưởng nếu xếp dỡ nhanh, phạt nếu xết dỡ chậm).

3. Hợp đồng thuê tàu định hạn:


- Đặc điểm:
+ Thuê Toàn bộ con tàu có thể kèm theo thuyền trưởng và các thủy thủ để kinh
doanh vận tải hàng hóa trong một thời gian nhất định.
+ Người thuê tàu được quyền quản lý sử dụng con tàu trong thời gian nhất định và
phải trả cho chủ tàu tiền thuê tàu và tiền các chi phí hoạt động của con tàu.
+ Người thuê tàu chứ không phải chủ tàu là người vận tải, hợp đồng thuê tàu có
tính chất là hợp đồng thuê tài sản.
+ Việc thuê tàu định hạn được thực hiện bởi hợp đồng và theo các hình thức cụ
thể: thuê toàn bộ con tàu và thuyền trưởng, thủy thủ theo thời hạn; thuê tàu định
hạn trơn.
- Những trường hợp thuê tàu định hạn:
+ Chủ hàng có nhu cầu chuyên chở lớn trong một thời gian dài nên cần thuê tàu
trong thời gian nhất định để: chủ động và tránh phụ thuộc vào thị trường; hoặc chủ
hàng muốn kết hợp kinh doanh khai thác tàu thuê để kiếm lợi nhuận.
+ Đối với chủ tàu về cho thuê tàu định hạn nhằm mục đích kinh doanh từ đầu hoặc
đang gặp khó khăn tạm thời trong việc tìm kiếm nguồn hàng chuyên chở.
+ Việc thuê tàu định hạn được thực hiện bằng hợp đồng và theo các hình thức cụ
thể như sau:
. Thuê toàn bộ con tàu và thuyền trưởng thuỷ thủ theo thời hạn, hoặc theo định hạn
chuyến cho từng chuyến hàng
. Thuê tàu định hạn trơn: chỉ thuê riêng mà không có thuyền trưởng và thủy thủ.

You might also like