You are on page 1of 10

Vụ việc tìm kiếm cứu nạn điển hình:

Hồi 14h30 ngày 13/01/2020, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
khu vực II (Trung tâm II) nhận được thông tin: Lúc 14h00 ngày 13/01/2020, tàu khách
ROYAL CAREBBEAN do ông Jack Robinson, sinh năm 1960, làm thuyền trưởng,
trên tàu có 300 người. Khi đang hành trình từ Malaysia đi Nhật Bản, đến khu vực cách
thành phố Đà Nẵng – Việt Nam 450 hải lý ở vị trí 14’52 N - 115’9 E thì có 03 người
rơi xuống nước.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm II phối hợp với Đài Thông tin
duyên hải Đà Nẵng, BCH PCTT TKCN & PTDS tỉnh Quảng Nam, BCH Bộ đội Biên
phòng tỉnh Quảng Nam, , BTL Vùng Cảnh sát biển 2, Vùng 3 Hải quân triển khai các
biện pháp tìm kiếm cứu nạn với lưu đồ như sau. Đồng thời báo cáo vụ việc cho Trung
tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Trung tâm).
Lúc14h45 ngày 13/01/2020 Trung tâm điều động tàu SAR 412 và 14h50 ngày
13/03/2020 điều động tàu SAR 274 rời bến đi cứu nạn. Tàu SAR 412 đến hiện trường
lúc 16h58, tàu SAR 274 đến hiện trường lúc 18h00 ngày 14/01/2020. Phối hợp với lực
lượng tàu CSB 8002 thuộc BTL Cảnh sát biển vùng 2 và HQ 996 thuộc Vùng 3 Hải
Quân tại hiện trường tìm kiếm nạn nhân tàu khách ROYAL CAREBBEAN.
I. Đường đi của các tín hiệu cứu nạn này tới các đơn vị trong hệ thống báo
cứu nạn như sau:
Trung tâm phối hợp cứu nạn (RCC) và tàu bè trong khu vực lân cận của một tàu
bị nạn sẽ nhanh chóng được báo động và không chậm trễ tham gia hoặc giúp đỡ hoạt
động tìm kiếm cứu nạn. Các thông tin khẩn cấp có liên quan đến an toàn hoạt động của
tàu và thông tin an toàn hàng hải MSI cũng được cung cấp. Tất cả các tàu áp dụng hệ
thống GMDSS phải được trang bị các thiết bị sao cho trong các chuyến hành trình của
tàu có thể thực hiện được những chức năng thông tin liên lạc sau đây (SOLAS Reg. IV-
4):
1. Phát tin hiệu báo động cấp cứu chiều tàu-bờ.
2. Thu tín hiệu báo động cấp cứu chiều bờ-tàu.
3. Thu phát tín hiệu báo động cấp cứu giữa các tàu với nhau.
4. Thu phát các thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm và cứu nạn.
5. Thu phát các thông tin hiện trường.
6. Thu phát tín hiệu định vị cho tìm kiếm cứu nạn.
7. Thu phát thông tin an toàn hàng hải MSI.
8. Thu phát thông tin vô tuyến thông thường.
9. Thu phát thông tin giữa các tàu với nhau.
Như vậy, ngoài thông tin liên lạc cấp cứu giữa tàu với bờ và với các tàu khác,
hệ thống GMDSS còn đưa ra những khái niệm mới về các chức năng thông tin.
 Báo động cấp cứu
Tín hiệu báo động cấp cứu được thông tin nhanh chóng và tin cậy tới Trung
tâm phối hợp cứu nạn (Rescue Co-ordination Center - RCC) hoặc các tàu hoạt
động trong vùng lân cận. Khi một RCC nhận được tín hiệu báo động cấp cứu, qua
một đài thông tin duyên hải trên một trong các dải tần MF/HF/VHF hoặc một trạm
Inmarsat, RCC sẽ chuyển tiếp tín hiệu báo động cấp cứu tới một đơn vị tìm kiếm
và cứu nạn (Search And Rescue Unit - SAR), và các tàu lân cận trong vùng tàu bị
nạn. Báo động cấp cứu gồm thông tin về số nhận dạng tàu, vị trí tàu bị nạn, thời
gian bị nạn, tinh chất tai nạn cùng các thông tin cần thiết khác cho hoạt động tìm
kiếm và cứu nạn.
Sự phối hợp thông tin trong GMDSS được thiết kế cho phép thực hiện thông
tin báo động cấp cứu theo cả ba chiều từ tàu đến bờ, tàu đến tàu và bờ đến tàu trên
tất cả các vùng biển.
Chức năng báo động thực hiện bằng cả hai hình thức thông tin vệ tinh và
thông tin mặt đất, và tín hiệu báo động cấp cứu ban đầu được phát theo chiều từ
tàu đến bờ. Khi tín hiệu báo động cấp cứu được phát bằng phương thức DSC trên
các dải tần VHF, MF /HF, các tàu có trang bị DSC trong vùng phủ sóng của tàu bị
nạn sẽ được báo động, các máy thu sẽ rung chuông chớp đèn và in ra bản tin.
Thông thường, một báo động cấp cứu được đề xướng bằng thao tác nhập
tính chất bị nạn, vị trí và thời gian; báo động cấp cứu được xác nhận cũng bằng
thao tác nhân công. Khi một tàu bị chìm, thì phao báo động cấp cứu- EPIRB sẽ tự
nổi và phát báo động.
Chuyển tiếp các báo động cấp cứu từ một RCC đến các tàu lân cận tàu bị
nạn được thực hiện trên Inmarsat, hoặc thông tin DSC/thoại/Telex trên
MF/HF/VHF. Trong từng trường hợp, để không báo động tới tất cả các tàu trong
vùng biển rộng, chỉ chuyển tiếp tín hiệu báo động cấp cứu tới các tàu lân cận làu bị
nạn trong một vùng hạn chế bởi một “vùng gọi” quanh vị trí tàu bị nạn. Khi nhận
được tín hiệu chuyển tiếp báo động cấp cứu, các tàu lân cận tàu bị nạn phải thiết
lập được thông tin với RCC liên quan để phối hợp hành động giúp đỡ.
Thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm và cứu nạn
Đó là những thông tin phối hợp giữa các tàu và máy bay tham gia vào hoạt động
tìm kiếm và cứu nạn tiếp sau một tín hiệu báo động cấp cứu bao gồm cả thông tin giữa
các RCC với người điều hành hiện trường (On-Scene Co-ordinator - OSC) hoặc người
điều phối tìm kiếm mặt biển (Cordinated Surface Search - CSS) trong vùng xảy ra tai
nạn.
Trong các hoạt động tìm kiếm- cứu nạn, các bức điện được thông tin theo cả
hai chiều, bằng phương thức thoại hoặc telex trên băng tần VHF/MF/HF hoặc
Inmarsat. Sử dụng các tần số cấp cứu và an toàn.
Thông tin hiện trường
Là thông tin liên lạc liên quan đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn giữa tàu gặp
nạn và các đơn vị tham gia hoạt động này. Sử dụng các phương thức vô tuyến điện
thoại (R/T) hay telex (NBDP) trên các tần số cấp cứu và an toàn quốc tế nêu trong
bảng 3.1 chương I (chủ yếu sử dụng băng tần MF và VHF). Đối với thông tin
thoại, thường sử dụng chế độ liên lạc đơn kênh (simplex) để nhiều đài cùng nghe,
còn NBDP thì sử dụng phương thức FEC để nhiều đài cùng thu.
Thông tin giữa tàu bị nạn với các phương tiện trợ giúp tuân theo quy định
trợ giúp cho tàu và người bị nạn. Khi có máy bay tham gia thông tin hiện trường,
có thể sử dụng các tần số 3023 KHz; 4125 KHz và 5680 KHz. Thêm vào đó, máy
bay tham gia tìm kiếm-cứu nạn có thể được trang bị thiết bị thông tin ở tần số 2182
KHz, kênh 16VHF, kênh 6VHF, cũng như các tần số di động hàng hải khác.
Thu phát tín hiệu định vị
Chức năng thông tin này làm tăng khả năng cứu nạn. Nó được sử dụng để
nhanh chóng xác định vị trí tàu hay người bị nạn. Tàu và trực thăng cứu hộ có thể
nhận được những tín hiệu dễ nhận biết từ các tín hiệu phát đi của tàu bị nạn.
“Định vị“ là một thuật ngữ được định nghĩa theo điều IV/2.1.8 SOLAS, là
sự phát hiện tàu, máy bay, hoặc người bị nạn.Trong hệ thống GMDSS, định vị
được thực hiện bởi thiết bị SARTS (Search And Rescue Radar Transponder) hoạt
động trên dải tần 9 GHz
Thiết bị AIS-SART sẽ phát tín hiệu tới các máy thu AIS loại A và B. Trên
màn hình hải đồ điện tử, vị trí của nó sẽ hiển thị một vòng tròn màu đỏ gạch chéo.
Thông tin an toàn hàng hải MSI
Hệ thống GMDSS cung cấp dịch vụ phát đi các thông báo hàng hải quan
trọng, các bản tin khí tượng và dự báo thời tiết trên các dải tần số khác nhau để
đảm bảo tầm hoạt động là xa nhất.
Các tàu cần cập nhật các thông báo hàng hải, dự báo khí tượng và các thông
tin an toàn hàng hải khẩn cấp khác. Thông tin an toàn hàng hải được phát qua
NAVTEX cho các tàu ở vùng biển A1 và A2, hệ thống MF/HF-MSI bằng phương
thức NBDP – FEC cho các tàu hoạt động ở vùng A3 hoặc A4. Dịch Vụ EGC
(Enhanced Group Call) của hệ thống INMARSAT (mạng SafetyNET) phát bản tin
MSI cho các tàu theo định dạng vùng tròn hoặc chữ nhật ở vùng biển A3.
Thông tin thông thường
Chức năng thông tin này được thiết kế để dùng cho thông tin công cộng
phục vụ thương mại giữa tàu với bờ và các tàu khác bằng điện thoại, telex, truyền
dữ liệu v.v... thông qua hệ thống thông tin mặt đất MF/HF/VHF hoặc qua
Inmarsat. Đó là các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu, quản lý tàu, giao
dịch giữa tàu với cảng, đại lý, hoa tiêu, các cơ quan cung ứng tàu biển, …
Thông tin giữa các tàu với nhau
Thông tin giữa các tàu là thông tin giữa các buồng lái các tàu để đảm bảo an
toàn hành trình của tàu, thông thường sử dụng vô tuyến điện thoại trên VHF.
Lưu đồ nguồn thông nội bộ tại VNMRCC và tại các khu vực trong vùng
trách nhiệm:
TT Lưu đồ Trách nhiệm
- Đ/t bị nạn;
1 Nguồn thông tin - Đài TTDH;
- Nguồn khác

2 Tiếp nhận thông tin Trực ban NV

- Trực ban NV;


Xác minh thông tin - Trực chỉ huy
3

- Trực ban NV;


4 Xử lý ban đầu - Trực chỉ huy

- Trực ban NV;


Lập kế hoạch
TKCN - Trực chỉ huy

Theo dõi, phối hợp


- Trực ban NV;
5 - Trực chỉ huy
Điều động phương
tiện TKCN

Triển khai hoạt động


TKCN

- Trực ban NV;


6 - Trực chỉ huy

Kiểm tra, đánh giá


- Trực ban NV;
7
- Trực chỉ huy

- TGĐ;
Tạm dừng/Chấm dứt - GĐ;
hoạt động TKCN
8 - Trực ban NV;
- Trực chỉ huy

Lưu hồ sơ - Trực ban NV;


9
- Trực chỉ huy

1.1 Diễn giải lưu đồ:


1.1.1 Nguồn cung cấp thông tin báo nạn gồm:
Trực tiếp từ đối tượng bị nạn hoặc thông qua một phương tiện hoạt động tại khu
vực phát chuyển tiếp thông qua hệ thống Đài Thông tin duyên hải, chủ tàu, đại lý,
người nhà, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan: cảng vụ Hàng Hải, Biên phòng,
Hải quân, Cảnh sát biển, Ban CH PCTT&TKCN địa phương, UBQG TKCN và các đơn
vị TKCN nước ngoài.
1.1.2 Thiết bị tiếp nhận thông tin báo nạn:
Qua đường công văn; điện thoại, fax, email,VHF/MF/HF,thiết bị Thông tin liên
lạc vệ tinh, thiết bị khá;…
1.1.3 Tiếp nhận thông tin
Trong ca trực, mọi trang, thiết bị chuyên dung đều phải được duy trì ở trạng thái
hoạt động để phục vụ việc tiếp nhận, xử lý thông tin báo nạn và tổ chức hoạt động
TKCN mọi thông tin báo nạn từ bất kỳ nguồn nào chuyển đến.
1.1.4 Xác minh thông tin
Xác định mức độ khẩn cấp tình huống báo nạn thu nhận được thuộc một trong 3
giai đoạn sau: Giai đoạn chưa xác định; Giai đoạn báo động; Giai đoạn nguy hiểm; trên
cơ sở xác định mức độ khẩn cấp của thông tin báo nạn nhận được để quyết định áp
dụng, triển khai các biện pháp nghiệp vụ phù hợp tiếp theo.
1.1.5 Xử lý ban đầu
Xác định vị trí hiện tại hoặc cuối cùng của đối tượng bị nạn lên hải đồ thích hợp,
xác định các yếu tố liên quan (độ sâu, dòng chảy khu vực, điều kiện khí tượng thủy văn
khu vực, khoảng cách đến gần nhất đến vị trí tàu SAR ...). Liên tục bằng các biện pháp
nghiệp vụ liên lạc với đối tượng bị nạn để cập nhật thông tin. Trực tiếp/phối hợp với
các cơ quan chức năng tại khu vực để hướng dẫn cho đối tượng bị nạn các biện pháp sơ
cấp cứu, khắc phục sự cố, giảm thiểu thiệt hại và phối hợp hoạt động TKCN yêu cầu
đài TTDH phát thông báo hàng hải để các phương tiện hoạt động gần khu vực nắm bắt
và tổ chức hỗ trợ, cứu giúp trong khả năng có thể. Phê duyệt đề xuất, trực tiếp điều
động/huy động phương tiện chuyên dụng, không chuyên dụng tại khu vực tiến hành
hoạt động ứng cứu đối tượng bị nạn trong tình huống khẩn cấp. Sau đó báo cáo cơ quan
chủ quản.
1.1.6 Lập kế hoạch TKCN
Tổ chức xác định nguồn lực tại chỗ có thể huy động tham gia hoạt động phối hợp
TKCN qua các phần mềm AIS, LRIT, Sổ theo dõi phương tiện tại khu vực, thông báo
của các đơn vị, địa phương tại khu vực. Lập kế hoạch và đề xuất/kiến nghị đến các cơ
quan, đơn vị, địa phương tại khu vực theo Quy chế phối hợp TKCN trên biển đã thống
nhất để điều động/ huy động phương tiện chuyển dụng/không chuyên dụng tiến hành
hoạt động TKCN;
1.1.7 Triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn
Điều động và chỉ đạo hoạt động của phương tiện, thiết bị do mình quản lý tiến
hành hoạt động TKCN theo kế hoạch đã được phê duyệt.chỉ định OSC, phối hợp với
OSC xác định các thông số về khí tượng – thủy văn; độ sâu khu vực; phương tiện hoạt
động tại khu vực ... để thiết lập vùng tìm kiếm; phương pháp tìm kiếm, ... và theo dõi,
chỉ đạo hoạt động của các phương tiện tham gia hoạt động tại hiện trường. Cung cấp kế
hoạch TKCN cho Thuyền trường/OSC; thống nhất kênh/tần số liên lạc. Huy động, chỉ
đạo hoạt động của lực lượng, phương tiện không chuyên có tại hiện trường tham gia
hoạt động TKCN. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong
công tác bàn giao đối tượng bị nạn được cứu.
1.1.8 Kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt động TKCN, Trực ban Trung tâm khu
vực và Trực ban Trung tâm thường xuyên nắm chắc diễn biến vụ việc để kịp thời đưa ra
những đề xuất/quyết định trong việc thay đổi, bổ sung kế hoạch, phương án TKCN
hoặc kết thúc/tạm dừng hoạt động TKCN cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế
II. Việc trao đổi thông tin, ra quyết định tổ chức tìm kiếm của các cơ quan
chức năng:
Liên lạc với các cơ quan/đơn vị liên quan trong khu vực (Cảng vụ hàng hải, Đài
TTDH, Biên phòng địa phương, BCH PCTT&TKCN địa phương, ...), chủ tàu, người
nhà, ... để nắm bắt thêm thông tin về đối tượng báo nạn.
Nếu đối tượng phát tín hiệu báo nạn có yếu tố nước ngoài thì thông báo cho
Trung tâm để phối hợp xác minh thông tin.
Nếu tín hiệu báo nạn xảy ra ngoài vùng trách nhiệm của mình/ hoặc không thuộc
lĩnh vực trên biển, thì tiến hành chuyển thông tin báo nạn tới Trung tâm khu vực có
trách nhiệm/hoặc tổ chức TKCN chuyên ngành liên quan để phối hợp xác minh, xử lý
thông tin báo nạn.
Xem xét nếu thấy cần thiết, yêu cầu đài Thông tin duyên hải phát thông báo hàng
hải để các phương tiện hoạt động gần khu vực nắm bắt và tổ chức hỗ trợ, cứu giúp
trong khả năng có thể.
Lập kế hoạch và đề xuất/kiến nghị đến các cơ quan, đơn vị, địa phương tại khu
vực theo Quy chế phối hợp TKCN trên biển đã thống nhất để điều động/ huy động
phương tiện chuyển dụng/không chuyên dụng tiến hành hoạt động TKCN;
Thông báo/báo cáo tới UBQG TKCN, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan,
các đơn vị TKCN nước ngoài để huy động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động
trợ giúp đối tượng bị nạn.
Báo cáo tình hình vụ việc lên UBQG TKCN và đề xuất kế hoạch hoạt động nếu
đối tượng bị nạn liên quan đến tàu cá Việt Nam.
Thông báo tình hình vụ viện đến Cục Kiểm ngư nếu đối tượng bị nạn là tàu cá bị
nạn có liên quan đến phía Trung Quốc.
III.Việc thực hiện tìm cứu, các phương tiện có thể tham gia tìm cứu tại khu
vực
Trực tiêp hoặc qua cơ quan chức năng tại khu vực thông báo để yêu cầu phương
tiện hoạt động tại khu vực tham gia hoạt động TKCN. Phê duyệt đề xuất, trực tiếp điều
động/huy động phương tiện chuyên dụng, không chuyên dụng tại khu vực tiến hành
hoạt động ứng cứu đối tượng bị nạn trong tình huống khẩn cấp. Sau đó báo cáo cơ quan
chủ quản. Điều động và chỉ đạo hoạt động của phương tiện, thiết bị do mình quản lý
tiến hành hoạt động TKCN theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Chỉ định OSC, phối hợp với OSC xác định các thông số về khí tượng – thủy văn;
độ sâu khu vực; phương tiện hoạt động tại khu vực ... để thiết lập vùng tìm kiếm;
phương pháp tìm kiếm, và theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các phương tiện tham gia
hoạt động tại hiện trường. Cung cấp kế hoạch TKCN cho Thuyền trường/OSC; thống
nhất kênh/tần số liên lạc. Huy động, chỉ đạo hoạt động của lực lượng, phương tiện
không chuyên có tại hiện trường tham gia hoạt động TKCN. Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong công tác bàn giao đối tượng bị nạn được
cứu.
Khi thực hiện chức năng Chỉ huy hiện trường (OSC):
- Nhận kế hoạch TKCN từ Trung tâm khu vực, tổ chức triển khai kế hoạch đến
các phương tiện tham gia hoạt động tại hiện trường
- Thống nhất tần số liên lạc tại hiện trường, thường xuyên liên lạc để nắm bắt
tình hình hoạt động của các phương tiện tham gia.
- Chỉ huy, điều hành hoạt động tìm kiếm, cứu nạn của các phương tiện tại hiện
trường theo kế hoạch đã định.
IV. Việc thực hiện trao đỏi thông tin giữa các bộ phận tìm kiếm cứu nạn.
Phương tiện chuyên dụng đang thực hiện hoạt động TKCN tại hiện trường (hoặc
Chỉ huy hiện trường, nếu có) có trách nhiệm thường xuyên giữ liên lạc và báo cáo tình
hình hiện trường hoạt động về Trung tâm khu vực theo chế độ:
Hành trình ra hiện trường, về căn cứ:
- Tần suất: ít nhất 04 giờ/lần;
- Nội dung báo cáo: vị trí, hướng đi, tốc độ, ETA điểm đến; thông tin về khí
tượng- hải văn khu vực; các thông tin cần thiết khác.
Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn:
- Tần suất: ít nhất 02 giờ/lần;
- Nội dung báo cáo: vị trí, thông tin về hiện trường (thời tiết, dòng chảy, độ sâu,
tàu thuyền hoạt động tại khu vực...); kế hoạch hoạt động; các đề xuất, yêu cầu...;
Hoạt động xác minh, theo dõi đối tượng bị nạn:
- Tần suất: ít nhất 12 giờ/lần;
- Nội dung báo cáo: thông tin mới nhất về đối tượng bị nạn, hoạt động TKCN
đơn vị đã triển khai kế tiếp lần báo cáo trước; kế hoạch hoạt động TKCN tiếp theo;
các đề xuất, kiến nghị.
Khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền:
Báo cáo của Trực ban Trung tâm khu vực được thực hiện qua biểu mẫu, công văn
và điện thoại (trong trường hợp khẩn cấp, sau đó thực hiện bằng biểu mẫu, công
văn).
Thực hiện chế độ báo cáo lên cơ quan chủ quản theo quy định;
Kịp thời có yêu cầu, chỉ đạo, hướng dẫn đối với các ý kiến đề xuất, báo cáo của
Trực ban Trung tâm khu vực.
Ý kiến chỉ đạo, yêu cầu, hướng dẫn của trực ban Trung tâm đối với Trực ban
Trung tâm khu vực được thực hiện qua biểu mẫu, công văn và điện thoại (trong
trường hợp khẩn cấp, sau đó thực hiện bằng biểu mẫu, công văn).

You might also like