You are on page 1of 10

Công ước SAR 79 và SOLAS 74/88

Thứ Tư, 01/06/2016, 15:57 GMT+7

Tìm kiếm cứu nạn trên biển là hoạt động mang tính toàn cầu, hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng hải
không thể thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các quốc gia lân. Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác
quốc tế với các nước trong khu vực và các tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên thế giới.
 
 

 
Giới thiệu công ước quốc tế về phối hợp TKCN trên biển (SAR 79)
 
Tìm kiếm cứu nạn trên biển là hoạt động mang tính toàn cầu, hoạt động tìm kiếm cứu
nạn hàng hải không thể thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các quốc gia lân. Việt Nam luôn
coi trọng mối quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và các tổ chức tìm
kiếm cứu nạn trên thế giới.Với những lý do trên ngày 15/4/2007, Việt nam đã tham gia
trở thành thành viên công ước quốc tế về phối hợp Tìm kiếm cứu nạn trên biển SAR
79. 
 
Công ước quốc tế về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển SAR79 được Tổ chức hàng
hải quốc tế (IMO) thông qua ngày 27/4/1979 tại Hamburg (Đức) trên cơ sở các thỏa
thuận đã đạt được trước đó và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/1985 với hơn 50
nước tham gia. Sau khi bổ sung sửa đổi được phê chuẩn tháng 5/2004 và có liệu lực
vào ngày 01/01/2006. cho đến nay  Công ước SAR 79  bao gồm 5 chương:
 
Chương 1: Các thuật ngữ và định  nghĩa
 
Chương 2: Tổ chức và sự phối hợp
 
Chương 3: Sự phối hợp giữa các quốc gia
 
Chương 4: Các quy trình hoạt động
 
Chương 5: Các hệ thống báo cáo tàu
 
Công ước SAR 79 đòi hỏi các quốc gia ven biển hợp tác trong lĩnh vực Tìm kiếm cứu
nạn, trang bị các phương tiện kỹ thuật cũng như xác lập hệ thống báo cáo tàu để hỗ trợ
hiệu quả cho công tác Tìm kiếm cứu nạn trong vùng biển mình phụ trách. Mục tiêu của
Công ước là phát triển một kế hoạch tìm kiếm cứu nạn quốc tế để khi có bất cứ tai nạn
nào xảy ra thì việc cứu giúp người bị nguy cấp trên biển sẽ được tiến hành bằng tổ
chức tìm kiếm cứu nạn quốc gia và khi cần thiết sẽ có sự phối hợp tìm kiếm cứu nạn
giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ lân cận.  Các thành viên của Công ước được yêu cầu
phải đảm bảo đáp ứng thỏa đáng các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước của
mình.
 
Các thành viên của Công ước được khuyến khích tham gia các thỏa thuận tìm kiếm
cứu nạn với các quốc gia láng giềng, về việc thiết lập các vùng tìm kiếm cứu nạn, hỗ
trợ trang thiết bị, thiết lập các quy trình chung, huấn luyện và thăm viếng trao đổi thông
tin. Các nước thành viên phải áp dụng các biện pháp để giải quyết việc xâm nhập vào
lãnh hải của mình bởi hệ thống cứu nạn của các thành viên khác. Công ước còn tiếp
tục áp dụng các biện pháp chuẩn bị thiết lập các trung tâm và tiểu trung tâm phối hợp
cứu nạn. Các quy trình cơ bản của hoạt động tìm kiếm cứu nạn phải tùy theo các hoàn
cảnh của tình trạng nguy cấp hoặc báo động và hoàn cảnh trong hoạt động tìm kiếm
cứu nạn. Điều này bao gồm cả việc chỉ định một Chỉ huy hiện trường (On-scene
Commander) cũng như nhiệm vụ của OSC. Các thành viên của Công ước được yêu
cầu thiết lập các hệ thống báo cáo tàu mà theo đó, các tàu sẽ báo cáo một số thông tin
và vị trí của tàu cho một trạm vô tuyến bờ. Điều đó làm giảm khoảng thời gian ngắt
quãng từ khi mất liên lạc với tàu và các hoạt động tìm kiếm ban đầu, cho phép lực
lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn của một quốc gia khác được vào lãnh thổ, vùng
kiểm soát của quốc gia mình nhằm mục đích tìm kiếm cứu nạn với các thủ tục nhanh
chóng, tiện lợi, hỗ trợ, giúp đỡ cung cấp phương tiện, nhân viên y tế, trang thiết bị cần
thiết… cho các quốc gia khác khi có yêu cầu.
 
Tại Việt Nam Hệ thống Đài Thông tin Duyên Hải Việt nam, Đài Thông tin Vệ tinh Mặt
đất Inmarsat Hải Phòng (Hải Phòng LES), Trung tâm xử lý dữ liệu Cospas-Sarsat Việt
Nam (VNMCC) được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế quy định trong việc tìm kiếm cứu nạn. Với sứ mệnh bảo vệ người đi
biển, Hệ thống Đài Thông tin Duyên Hải Việt Nam luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ
các yêu cầu từ tàu thuyền đảm bảo cho chuyến hành trình an toàn.
 

 
Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải với công tác thu nhận, truyền phát và xử lý
thông tin từ tàu gặp nạn
 
Trong hải trình trên biển, dù là tàu lớn hay nhỏ cũng có thể xảy ra những tai nạn bất
ngờ như: đâm va, hỏng máy thả trôi, cháy nổ, nước tràn vào tàu, bị cướp biển tấn
công, mắc cạn, tàu bị nghiêng có nguy cơ bị lật úp, có nguy cơ bị chìm, mất liên lạc,
….Lúc này tàu cần tránh hoảng loạn tinh thần, cần bình tĩnh xử lý và gọi khẩn cấp tới
bất kỳ một đài thông tin duyên hải nào thuộc Hệ thống Đài TTDH Việt Nam.
 
Hệ thống Đài TTDH VN trực canh 24/24 giờ, 7 ngày/ tuần kể cả các ngày lễ tết, sẵn
sàng cho việc thu nhận và xử lý các thông tin liên quan đến báo động cấp cứu từ tất cả
các tàu thuyền, phương tiện gặp nạn hoặc gặp sự cố trên biển.
 
Theo công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS-74/88) các tàu đi biển
đều bắt buộc phải trang bị những thiết bị phát tín hiệu cấp cứu vệ tinh khi gặp sự cố.
Tín hiệu cấp cứu phát đi qua vệ tinh sẽ được gửi tới Hệ thống Đài bờ để xử lý. Tại Việt
Nam, Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat (Hai Phong LES) và Đài Thông tin Vệ tinh
Cospas - Sarsat (VNLUT/MCC) do Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt
Nam (Vishipel) quản lý, khai thác. Dữ liệu cấp cứu như vị trí tai nạn của tàu, tính chất
tai nạn sẽ được xử lý, gửi tới các cơ quan chức năng về tìm kiếm cứu nạn để có
phương án ứng cứu nhanh nhất và hiệu quả nhất.
 
Đối với các tàu theo SOLAS, là tàu được trang bị các trang thiết bị đầy đủ theo tiêu
chuẩn GMDSS (Hệ thống Cấp cứu và An toàn Hàng hải Toàn cầu), tàu sử dụng các
phương thức để báo nạn tới một Đài TTDH như:
 
Sử dụng phương thức thông tin sóng mặt đất DSC (Gọi chọn số) trên các tần số trực
canh quốc tế 2187.5 kHz, 4207.5 kHz, 6312 kHz, 8414.5 kHz, 12577 kHz và Kênh 70
trên các thiết bị thu phát MF/HF/VHF VHF;
 
Sử dụng phương thức thông tin vệ tinh Inmarsat qua thiết bị Inmarsat-B, Inmarsat-C:
Chỉ cần nhấn nút được thiết kế sẵn trên thiết bị, khai thác viên trên tàu có thể chuyển
bức điện cấp cứu tới Đài Thông tin vệ tinh Inmarsat (Đài LES) đã được chọn sẵn trong
máy.
 
Sử dụng phương thức thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat qua Phao vô tuyến chỉ báo vị trí
khẩn cấp (EPIRB) tự động hoặc nhân công.
 
Sau khi nhận được thông tin báo nạn từ tàu, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam sẽ nhanh
chóng chuyển đến cơ quan, đơn vị Tìm kiếm cứu nạn phù hợp để hỗ trợ cho người và
phương tiện bị nạn một cách nhanh nhất.
 
Ngoài ra, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam cũng sẽ thực hiện phát quảng bá thông tin Cấp
cứu – Khẩn cấp về phương tiện bị nạn tới tất cả các tàu lân cận khu vực để trợ giúp
hoạt động Tìm kiếm Cứu nạn.
 
Nếu là tàu đánh bắt thủy hải sản không được trang bị các trang thiết bị thu phát qua
sóng vệ tinh, tàu có thể gọi khẩn cấp tới Hệ thống Đài TTDH Việt Nam trên tần số thoại
dành riêng cho thông tin cấp cứu – khẩn cấp 7903 kHz và Kênh 16 VHF để nhận được
sự trợ giúp.
 
Việc trang bị các thiết bị theo tiêu chuẩn GMDSS sẽ góp phần làm tăng khả năng thành
công các cuộc gọi, bắt liên lạc trên sóng vô tuyến tới hệ thống Đài TTDH Việt Nam nói
riêng và bất kỳ hệ thống Đài TTDH trên thế giới nói chung.
 
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động , tàu thuyền cần thiết phải  trang bị đầy đủ các
thiết bị tối thiểu theo tiêu chuẩn GMDSS, các kiến thức, kỹ năng khai thác, vận hành
thiết bị phục vụ cho nhu cầu báo nạn tới hệ thống Đài TTDH.
 
Quy định về việc lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc theo GMDSS
 
Từ xưa đến nay nghề đi biển vẫn được xem là một nghề nặng nhọc. Quanh năm làm
bạn với sóng nước, đối mặt với rủi ro, hiểm nguy rình rập, con người như một sinh linh
nhỏ bé trước biển. Chính vì thế mà vấn đề làm thế nào để đảm bảo an toàn cho thuyền
viên và tàu thuyền hoạt động trên biển luôn là mục đích hướng tới của các tổ chức, cơ
quan hữu quan.
 
Từ năm 1979, Tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và
cứu nạn trên biển. Hội nghị này thông qua công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn
trên biển SAR-1979. Với mục đích là thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm
kiếm và cứu nạn trên biển, hội nghị đã yêu cầu phát triển một hệ thống thông tin cấp
cứu và an toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để
giúp cho công tác tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao. Đến năm 1988 một hệ thống
thông tin đã được các nước thành viên IMO thông qua với tên gọi hệ thống thông tin an
toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS. Tầm quan trọng của hệ thống GMDSS là
có khả năng gửi báo động cấp cứu tới cơ quan tìm kiếm và cứu nạn trên bờ cũng như
tới các tàu ở vùng lân cận với tàu bị nạn, nhằm nhanh chóng có được sự phối hợp xử
lý các tình huống cấp cứu. Để thực hiện được các chức năng của hệ thống, thì các tàu
phải được trang bị các thiết bị thông tin theo qui định của GMDSS. Các thiết bị gồm:
 
Thiết bị vô tuyến điện Thoại VHF:
 
Hoạt động trên dải tần 156 -174 MHz, các kênh song công cho việc liên lạc tàu - bờ và
các kênh đơn công cho tàu - tàu và gọi thường giữa tàu - bờ. Cự ly liên lạc xa nhất
khoảng 30 đến 40 hải lý phụ thuộc độ cao của anten.
 
Thiết bị VHF DSC
 
Hoạt động trên kênh 70 VHF và được dùng cho cả báo động cấp cứu và cho gọi
thường.
 
Vô tuyến Thoại cầm tay - VHF
 
Được yêu cầu cho các thiết bị cứu hộ vô tuyến và từ xuồng cứu sinh cũng như hoạt
động TKCN.
 
SART
 
Phát đáp Radar tìm kiếm và cứu nạn hoạt động trên dải tần X (9.3-9.5 GHz) dài 3cm
được dùng trợ giúp các tàu tìm kiếm và cứu nạn xác định vị trí người sống sót.
 
Máy thu NAVTEX
 
Được dùng để thu tự động Thông tin An toàn Hàng hải (MSI) bằng thiết bị in chữ trực
tiếp dải hẹp qua các Đài được lựa chọn sử dụng tần số 518 kHz, 490 kHz và 4209,5
kHz.
 
Phao EPIRB
 
Đây là thiết bị chỉ báo vị trí khẩn cấp hoạt động trên tần số 406 MHz . EPIRB DSC hoạt
động trên kênh 70 VHF có thể dùng ở vùng biển A1. EPIRB phát tín hiệu cung cấp
nhận dạng của tàu gặp nạn, thông báo cho trung tâm phối hợp cứu nạn về tai nạn cấp
cứu và xác định vị trí của những người sống sót.
 
Chú ý: Việc phát tín hiệu của EPIRB được coi như phát một báo động cấp cứu.
 
Thiết bị MF/ HF DSC
 
Dùng để thu trên các tần số cấp cứu DSC ở các dải tần 2, 4, 6, 8, 12 và 16 MHz. Nó
cũng được dùng để gọi và trả lời thông tin thông thường ở các dải tần 2, 4, 6, 8, 12, 16,
18, 22 và 25 MHz.
 
Máy thu phát MF/ HF
 
Với đầy đủ tính năng Thoại và Telex, máy thu phát MF/ HF khai thác tốt trên tất cả các
dải tần hàng hải. Thiết bị DSC sử dụng các thiết bị này để phát và thu trong các cuộc
gọi thường.
 
Inmarsat B
 
Dùng để thông tin các dịch vụ Thoại, Telex, Data, Video và Fax.
 
Inmarsat-C/mini-C
 
Cung cấp các dịch vụ Telex, Data, Email và hỏi đáp dữ liệu tàu trên cơ sở lưu giữ và
chuyển tiếp.
 
Thông thường thiết bị này được tích hợp với một máy thu EGC để thu tự động Thông
tin An toàn Hàng hải qua dịch vụ Mạng An toàn Quốc tế (SafetyNet).
 
Inmarsat-Fleet F77
 
Cung cấp dịch vụ thông tin hàng hải chất lượng cao bao gồm Thoại, Fax và Truyền Dữ
liệu với tốc độ cao. 
 
Những thiết bị thông tin nói trên được áp dụng cho các tàu hàng có trọng tải từ 300 tấn
trở lên và các và tất cả các tàu khách không kể kích cỡ chạy trên tuyến hàng hải quốc
tế. Theo quyết định số 137/2007/QĐ- Ttg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ,
các tàu cá cũng sẽ hướng tới trang bị những thiết bị thông tin theo tiêu chuẩn GMDSS
như trên.
 

 
Tổng quan công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS
 
Công ước SOLAS 1914 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1929 và 1948.
Công ước SOLAS 1960 là một thành tựu quan trọng đầu tiên của tổ chức hàng hải
quốc tế IMO sau ngày thành lập.
 
Từ rất lâu, biển đã luôn gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của loài người. Vùng
biển đầu tiên được con người thám hiểm là Địa Trung Hải. Chung quanh khu vực này
là Hy Lạp, Ai Cập, Phénécie, Crête đã có một nền văn minh khá tiến bộ vào khoảng
2.000 năm trước Tây Lịch. Sự phát triển trong các xứ này đã khiến cho nhiều người tìm
cách đi tới những miền đất xa lạ. Biển cả vì thế là những con đường rộng mở dẫn họ
tới những chân trời mới. Những người đầu tiên tham gia chinh phục biển là những
thương gia và các chiến binh. Những người này đã đóng thuyền rồi dương buồm đi tìm
kiếm, khai phá những vùng đất mới và khám phá những nơi cho nhiều hứa hẹn về
buôn bán hay chinh phục. Do ba phần tư địa cầu là đại dương nên các nhà hàng hải đã
phải trải qua nhiều ngày trên sóng nước. Người đi biển phải đối mặt với bão táp, họ
quan sát bầu trời để tiên đoán các hiện tượng sắp xẩy ra họ và coi các sinh vật nơi biển
rộng là bạn bè. Họ phải quan tâm về sóng, gió, thủy triều, luồng nước chảy và cả về
đáy biển là nơi họ phải thả neo, xây dựng các ngọn hải đăng để định vị. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới, các tai nạn hàng hải ngày càng nhiều do mật
độ tàu thuyền trên các tuyến hàng hải ngày càng lớn. Các quốc gia có biển và có đội
tàu trên biển bắt đầu quan tâm đến an toàn sinh mạng biển. Nhưng mãi đến năm 1912,
khi con tàu không thể chìm Titanic đã chìm, làm cho hơn 1.500 người tử nạn, như
gióng hồi chuông cảnh tỉnh các nước về một quy chuẩn cho các tàu thuyền hoạt động
trên biển. Hai năm sau, năm 1914, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển
(gọi tắt là Công ước SOLAS) đầu tiên được thông qua như là một công cụ kỹ thuật để
ngăn chặn những vụ đắm tàu tương tự như vụ đắm tàu Titanic.
 
Công ước SOLAS 1914 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1929 và 1948.
Công ước SOLAS 1960 là một thành tựu quan trọng đầu tiên của tổ chức hàng hải
quốc tế IMO sau ngày thành lập. Công ước này là một bước đột phá quan trọng trong
việc hiện đại hóa các quy định và kịp thời phản ánh sự phát triển của khoa học, công
nghệ trong ngành công nghệ hàng hải. Ngày 01/11/1074 một Công ước hoàn toàn mới
đã được thông qua (SOLAS 74) Không những cập nhật được các thành tựu mới nhất
của khoa học và công nghệ, mà còn bao quát những vấn đề quan trọng của công ước
quốc tế về sự an toàn của tàu buôn. SOLAS 74 còn đưa ra những thủ tục bổ sung, sửa
đổi hoàn toàn mới nhằm mục đích đảm bảo rằng sẽ được chấp nhận, thực thi trong một
khoảng thời gian nhất định. Công ước SOLAS 74 có hiệu lực vào ngày 25/05/1980 và
tính đến ngày 31/02/1996 đã được 132 quốc gia phê chuẩn.
 
Tại thời điểm thông qua SOLAS 74 chỉ bao gồm các Điều khoản và 9 chương, Các điều
khoản nêu ra các quy định chung về các thủ tục ký kết, phê chuẩn, chấp nhật, thông
qua, tán thành, hiệu lực,... hủy bỏ, bổ sung sửa đổi công ước. Các chương đưa ra các
tiêu chuẩn đối với kết cấu, trang thiết bị và khai thác tàu để đảm bảo an toàn. Theo sự
phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, cũng như các vấn đề phát sinh trong
thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải, các yêu cầu kỹ thuật của Công ước đã được
bổ sung và sửa đổi liên tục. Cho đến nay cấu trúc của Công ước SOLAS 74 đã được
tăng lên 14 chương.
 
Về tổng quát các chương của Công ước SOLAS đưa ra các tiêu chuẩn đối với việc thiết
kế và tính ổn định vững chắc của tàu khách và tàu chở hàng, lắp đặt máy móc và điện,
phòng chống cháy nổ, phương tiện cứu sinh, thông tin liên lạc, an toàn hành hải, vận
chuyển hàng hoá nguy hiểm, kết cấu và khai thác tàu... để bảo vệ an toàn sinh mạng
cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách.
 
Năm 1988, các nước thành viên của tổ chức hàng hải quốc tế IMO, trong đó có Việt
Nam là một thành viên, đã thông qua một hệ thống thông tin được sửa đổi và bổ sung
Công ước SOLAS 74, được gọi là SOLAS 74/88 theo đó Hệ thống Cấp cứu và An toàn
Hàng hải toàn cầu có hiệu lực đầy đủ vào 01/02/1999 .
 
Với tư cách là một thành viên, Việt Nam đã triển khai xây dựng và nâng cấp Hệ thống
Đài thông tin duyên hải từ năm 1998 để cung cấp các dịch vụ thông tin đáp ứng theo
Công ước này. Ngay từ những ngày đầu đưa vào khai thác sử dụng, Hệ thống đã phát
huy rõ nét hiệu quả kinh tế - xã hội và là cơ sở hạ tầng thông tin cho các hoạt động kinh
tế biển, đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền và phương tiện hoạt động trên các vùng
biển Việt Nam và quốc tế.
 
Với một ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn của công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, các quốc
gia, các chủ tàu cũng như người đi biển đã, đang và sẽ cùng nhau hành động để phòng ngừa, giảm thiếu
rủi ro cho các hoạt động trên biển. Do đó, đã góp phần to lớn trong việc hạn chế bớt những thiệt hại về
người và của, góp phần bảo vệ môi trường biển. 

You might also like