You are on page 1of 5

TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỨU NẠN HÀNG HẢI VIỆT NẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM
CỨU NẠN HÀNG HẢI KHU VỰC III
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng 12 năm 2023

THAM LUẬN
Vận dụng “Phương châm 04 tại chỗ” trong công tác Tìm kiếm, cứu nạn

Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị.
Lời đầu tiên cho phép tôi gửi tới quý vị đại biểu và toàn thể cán bộ viên chức
trong đơn vị lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp;
Trước hết bản thân tôi hoàn toàn nhất trí với các bản dự thảo về báo cáo tổng
kết năm 2023 và phương hướng hoạt động của đơn vị trong thời gian tới vừa được
đoàn chủ tịch hội nghị thông qua.
Đại diện tập thể phòng PHCN tôi xin trình bày ý kiến tham luận của phòng,
cũng như quan điểm cá nhân của tôi về “Phương châm 4 tại chỗ trong công tác Tìm
kiếm, cứu nạn trên biển”.
Vùng biển trách nhiệm của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
khu vực III (Đơn vị) là vùng trọng điểm kinh tế biển, nằm trong tuyến hành hải
quốc tế sôi động, có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới; bên cạnh đó, khu vực
này còn có nhiều ngư trường rộng lớn, tuyến vận tải đường thủy nội địa và các
tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo. Theo số liệu thống kê hàng năm, bình quân đơn vị
đã tiếp nhận và xử lý trên 200 thông tin liên quan đến sự cố tai nạn xảy trong vùng
nước trách nhiệm, mà chủ yếu là phương tiện đánh bắt thủy sản của bà con ngư
dân. Đơn vị đã triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị
liên quan trong vùng biển trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tìm
kiếm, cứu nạn trên biển. Đặc biệt triển khai thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”,
huy động các lực lượng tại chỗ bao gồm:

- Lực lượng tiện quốc phòng (Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng);

- Lực lượng các phương tiện thuộc ngành hàng hải (các Cảng vụ, hoa tiêu,
Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, các xí nghiệp cảng và các công
ty vận tải biển,…);

- Lực lượng thuộc ngành Thủy sản (Kiểm ngư, tàu cá);

1
- Lực lượng dầu khí (trong trường hợp tai nạn xảy ra ở gần các giàn
khoan);

- Và các lực lượng khác sẵn sàng huy động nhanh chóng và kịp thời.

Trong tham luận này, phòng tập trung vào ứng dụng “Phương châm 04 tại
chỗ” trong công tác Tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) để nâng cao hiệu quả cho hoạt
động Phối hợp cứu nạn trên biển.
Nội dung của phương châm 4 tại chỗ chính là Lực lượng tại chỗ, phương tiện
tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ:

- Lực lượng tại chỗ trong công tác TKCN trên biển: Là lực lượng trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và cứu người bị nạn ở trên biển. Như vậy ai
ở gần nạn nhân nhất, ai có khả năng tìm kiếm và cứu được nạn nhân
nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất thì đó chính là lực lượng tại chỗ
- Phương tiện tại chỗ trong công tác TKCN trên biển: Là tàu, thuyền, máy
bay, các phương tiện, trang thiết bị khác được huy động nhanh nhất, hỗ
trợ hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn nhất cho công việc cứu nạn nhân trên
biển trong 1 vụ việc nhất định.
- Chỉ huy tại chỗ trong công tác TKCN trên biển: Là người làm công tác
trực tiếp chỉ huy, điều hành công việc tìm kiếm và cứu nạn nhân trên biển
đảm bảo nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
- Hậu cần tại chỗ trong công tác TKCN trên biển: Là việc cung ứng dịch vụ
hỗ trợ nhanh nhất, kịp thời nhất nhằm duy trì hoạt động TKCN được
thành công.

Như đã đề cập đến ở trên, vùng biển trách nhiệm của Trung tâm Phối hợp tìm
kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động
phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải rất lớn, có diện tích khoảng hơn 400.000 km2.
Cùng với đó là khu vực khí hậu biển thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, gió
mùa, biến đổi thời tiết, thiên tai, rất nhiều yếu tố đã gây ra, tạo nên, phát sinh nhu
cầu TKCN trên biển ngày càng gia tăng. Trong khi đó đơn vị chúng ta, lực lượng
phương tiện chính được trang bị chỉ bao gồm 02 tàu là: Tàu SAR 272 và tàu SAR
413, đã trên 15 tuổi, khả năng hoạt động dài ngày trên biển hạn chế. Như vậy có thể
thấy được lực lượng cứu nạn chuyên trách mỏng và mục tiêu của chúng ta là phải
tìm mọi cách, áp dụng mọi phương pháp phù hợp để với chi phí tối thiểu nhưng
ứng cứu được tối đa số lượng người, giảm thiểu tổn thất cho người và phương tiện
2
bị nạn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng phương châm 4 tại chỗ để nâng
cao hiệu quả hoạt động PHCN trên biển là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

 Một số sự vụ điển hình

Trong năm nay, tổng số vụ báo nạn thật thì số vụ tai nạn tàu cá chiếm khoảng
70%, còn lại là số vụ tai nạn tàu biển. Tức là số vụ tai nạn tàu biển đã tăng so với
các năm trước. Tổng số người được đơn vị phối hợp với các lực lượng cứu nạn, hỗ
trợ đưa về bờ khoảng trên 500 người/năm. Trong số nạn nhân bị nạn trên biển thì
có khoảng 70% là ngư dân Việt Nam, còn lại là thuyền viên tàu biển trong nước và
quốc tế. Nghiên cứu và áp dụng phương châm 4 tại chỗ vào các sự vụ thực tế để
nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp TKCN trên biển đã được phòng triển khai
thực hiện triệt để và đã đạt được những kết quả nhất định qua một số vụ việc điển
hình như sau:

a. Vụ việc tàu cá BTh 98539 TS bị phá nước ngày 09/6/2023

Ngày 09/6/2023, tàu cá BTh 98539 TS bị phá nước do gặp sóng to gió lớn tại
vị trí cách Đảo Phú Quý khoảng 74 hải lý về phía Đông Nam, cách mũi Vũng Tàu
khoảng 169 hải lý về phía Đông Đông Nam. Thời tiết tại khu vực khá xấu khi có
gió Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng cao trên 3m. Ngay sau khi nhận thông tin,
trung tâm đã phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan, tra cứu rà soát trên
các hệ thống AIS, Seavision, Fleetmon để huy động lực lượng các phương tiện tại
chỗ.

Kết quả: Phát hiện và huy động thành công tàu: Xin Chang Shu (MMSI:
413133000) mang quốc tịch Trung Quốc, tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Nhận được đề nghị hỗ trợ của đơn vị, tàu Xin Chang Shu trên đường hành trình từ
Trung Quốc đến Singapore, khi ngang qua khu vực bị nạn đã cứu vớt được 05
thuyền viên của tàu BTh 98539 TS, bàn giao cho tàu CSB 6001 (thuộc BTL Vùng
Cảnh sát biển 3) đưa các nạn nhân về đảo Phú Quý an toàn.
b. Vụ việc tàu BĐ 30947 TS bị đâm chìm ngày 18/7/2023
Ngày 19/7/2023, tàu Murcia Maersk trên đường hành trình từ Trung Quốc đi
Malaysia, khi đến vị trí cách Vũng Tàu khoảng 240 hải lý về phía Nam Đông Nam,
cách Côn Đảo khoảng 150 hải lý về Nam Đông Nam, do thời tiết xấu đã va chạm
với tàu cá BĐ 30947 TS làm cho tàu chìm, trên tàu cá có 06 thuyền viên . Tình hình
thời tiết tại khu vực bị nạn có gió Tây Nam cấp 6, giật cấp 7-8, sóng cao trên 3m.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm III trung tâm đã phối hợp với
các lực lượng chức năng liên quan, tra cứu rà soát trên các hệ thống AIS, Seavision,
Fleetmon để huy động lực lượng các phương tiện tại chỗ đồng thời lệnh cho tàu
3
SAR 413 đang thực hiện chốt chặn tại Côn Đảo khẩn trương ra hiện trường triển
khai phương án tìm kiếm, cứu nạn.
Kết quả: Phát hiện và huy động thành công các tàu: Royal Diamond 7, CMA
CGM Georg Forster tham gia tìm kiếm cứu nạn, phối hợp cùng SAR 413 cứu được
04 ngư dân của tàu bị nạn đưa về Côn Đảo bàn giao cho Biên Phòng.
c. Vụ tàu BL 93279 TS bị chìm ngày 26/9/2023
Đêm 26/9/2023, tàu cá BL 93279 TS bị phá nước, có nguy cơ chìm tại vị trí
cách Côn Đảo khoảng 22 HL về phía Tây Bắc, trên tàu có 10 ngư dân. Thời tiết
khu vực có gió Tây Nam cấp 6, giật cấp 7-8.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm III trung tâm đã phối hợp với
các lực lượng chức năng liên quan, tra cứu rà soát trên các hệ thống AIS, Seavision,
Fleetmon để huy động lực lượng các phương tiện tại chỗ đồng thời lệnh cho tàu
SAR 272 đang thực hiện chốt chặn tại Côn Đảo khẩn trương ra hiện trường triển
khai phương án tìm kiếm, cứu nạn.
Kết quả: Phát hiện và huy động thành công tàu cá BV 75317 TS phối hợp
cùng SAR 272 cứu được toàn bộ 10 ngư dân của tàu bị nạn đưa về Côn Đảo bàn
giao cho Biên Phòng.
d. Vụ việc tàu cá BĐ 98268 TS bị phá nước, chìm ngày 20/11/2023

Ngày 20/11/2023, tàu cá BĐ 98268 TS bị phá nước, chìm tại vị trí cách đảo
Phú Quý khoảng 95 hải lý về phía Đông Đông Bắc. Trên tàu có tổng cộng 14
thuyền viên, phao nổi của tàu. Thời tiết tại khu vực khá xấu khi có gió Đông Bắc
cấp 6, giật cấp 7-8, sóng cao trên 3m. Ngay sau khi nhận thông tin, trung tâm đã
phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan, tra cứu rà soát trên các hệ thống
AIS, Seavision, Fleetmon để huy động lực lượng các phương tiện tại chỗ.

Kết quả: Phát hiện và huy động thành công các tàu: Hongrun76 (quốc tịch
Trung Quốc), Eurosky (quốc tịch Liberia) và Barzan (quốc tịch Đức) tham gia phối
hợp tìm kiếm cứu nạn. Tới 12h20’ cùng ngày, tàu Barzan đã phát hiện và cứu vớt
an toàn 14 ngư dân đang trôi dạt trên biển, bàn giao lại cho tàu SAR 413 đưa về bờ
an toàn.

III. Đề xuất, kiến nghị

Như vậy trong thời gian qua việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ đã phát
huy hiệu quả trong một số vụ việc. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì vẫn luôn tồn
tại những yếu tố khó khăn, hạn chế trong công tác TKCN. Một trong những khó
khăn lớn nhất trong công tác phối hợp TKCN theo phương châm 4 tại chỗ chính là
thiếu thông tin liên lạc trực tiếp với các tàu thông qua email và số điện thoại,

4
phương thức liên lạc với các ghe cá đánh bắt tại hiện trường rất khó khăn. Việc hạn
chế về công nghệ, trang thiết bị khiến cho việc huy động đôi khi không thể thực
hiện được. Chính vì vậy, phòng có ý kiến đề xuất như sau:

- Đề xuất UBQGƯPSC&TKCN thống nhất một kênh, tần số liên lạc chung,
yêu cầu các tàu cá trực canh 24/24h để khi có sự vụ tai nạn xảy ra, trực
ban có thể kêu gọi lực lượng phương tiện tại chỗ thông qua tần số đó;
- Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, công ty INMARSAT đã giới thiệu
tổng quan về hệ thống dịch vụ các mạng lưới RESCUE và SAFETY, đây
là hệ thống rất hữu ích trong việc khai thác thông tin liên lạc (số điện
thoại, email) của các phương tiện tàu biển. Để triển khai, thực hiện có
hiệu quả việc huy động lực lượng phương tiện tại chỗ trong hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn người bị nạn trên biển được kịp thời và hiệu quả phòng xin
báo cáo lãnh đạo đơn vị đề xuất trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn
hàng hải Việt Nam làm việc với bên công ty INMARSAT và xin cấp tài
khoản của dịch vụ RESCUENET phục vụ thêm cho công tác huy động
lực lượng tàu biển nước ngoài được nhanh chóng, hiệu quả trong các sự
vụ thực tiễn.

Trên đây là tham luận của phòng PHCN. Xin cám ơn quý đại biểu cùng toàn
thể quý vị trong cơ quan đã lắng nghe.
Chúc quý đại biểu cùng toàn thể quý vị trong cơ quan sức khỏe dồi dào, hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

You might also like