You are on page 1of 4

Tầm quan trọng, một số hành động và biện pháp bảo vệ chủ quyền

biển đảo Việt Nam

* Về  phát triển kinh tế


Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất
trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa
Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua
lại (không kể  tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên
biển của thế giới. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối
với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai
trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ
khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng
10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí
dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục
mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai
thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng
tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra, còn có các
khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng
cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công
nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của
đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát
bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng,
nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên
kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản
thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

* Về quốc phòng - an ninh


Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong
phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng
biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong
tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ
hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn
cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham
gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng
chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ
XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất
quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến
quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp
giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc),
Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia,
Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những
tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới
xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các
nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân
sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển
đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.
Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong
điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế
giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa
những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các
vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập
trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra
môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các
vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân
Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý,
bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
* Về tư tưởng, văn hóa, giáo dục
Nhận thức được tầm quan trọng của biển và đại dương đối với cuộc
sống nhân loại, chủ quyền và vị trí chiến lược về quốc phòng - kinh tế -
xã hội của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với đất nước, việc tổ
chức giáo dục truyền thống trong các tầng lớp nhân dân về chủ quyền đã
được chú trọng cả về nội dung và hình thức.
Từ năm 2002, tài liệu tuyên truyền biển đảo Việt Nam được đưa vào nội
dung giảng dạy cho học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng.
Đây là những nội dung cơ bản nhất về địa lý, tiềm năng kinh tế, định
hướng chiến lược phát triển kinh tế và pháp luật liên quan đến biển đảo
Việt Nam cũng như quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh
thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
Song song với phổ biến, tuyên truyền kiến thức biển đảo, các loại hình
văn hóa có nội dung liên quan trực tiếp đến hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa  như phim tài liệu, bài viết, các bộ tem về biển đảo Việt Nam
cũng được triển khai. Năm 1998, trong khuôn khổ chương trình năm
Quốc tế đại dương do Liên hợp quốc đề xướng, hãng phim Tư liệu và
khoa học Trung ương đã sản xuất bộ phim “Lãnh thổ trên biển
Đông” giới thiệu về các hoạt động bảo vệ chủ quyền và quản lý nhà nước
trên quần đảo Trường Sa và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên quần
đảo Hoàng Sa với những bằng chứng lịch sử và tư liệu thực tế phong phú
và sinh động.
Tổ chức các cuộc thi về biển đảo như “Em yêu biển đảo Việt Nam” được
tổ chức năm 1998, năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục
Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục
tổ chức chương trình “Vì biển xanh quê hương” phát động phong trào thi
viết, thi ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường biển; thanh niên các tỉnh, thành
ven biển tiến hành nhiều đợt ra quân làm sạch bãi biển, trồng cây chắn
sóng và đặc biệt tham gia cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam với
những nội dung thiết thực, hun đúc thêm ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
trên biển của thanh thiếu niên trong cả nước.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hàng loạt công trình
nghiên cứu có giá trị ứng dụng thiết thực đã được tiến hành và bước đầu
cho kết quả như chương trình khai thác điện năng từ ánh sáng mặt trời,
chương trình nghiên cứu và cải tạo các giống cây thích hợp trên đảo…
cũng như hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã và đang
được triển khai về đánh giá tài nguyên, môi trường Biển Đông và khu vực
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới
-  Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có
trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực
mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác
quốc tế.Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ
biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền
vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”
- Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi
mặt. Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các
hoạt động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên
phòng, Dân quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu bức thiết hiện nay.
- Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp
hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
- Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng. Đối ngoại quốc phòng là
vấn đề quan trọng diễn ra chủ yếu trong thời bình và cả khi có tình huống
chiến tranh, thực hiện tốt vấn đề này góp phần vừa giữ vững độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vừa duy trì
sự ổn định chính trị - xã hội trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi
để phát triển kinh tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc. Thực hiện tốt nội dung này, các đơn vị Hải quân, Cảnh sát
biển, Biên phòng đóng quân ở địa phương ven biển và các đảo cần kết
hợp chặt chẽ với địa phương và cơ quan Tuyên giáo xây dựng kế hoạch,
tổ chức bồi dưỡng báo cáo viên, biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền
sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là cư dân sinh sống ở ven biển,
trên đảo, ngư dân làm ăn trên biển, kiều bào ta ở nước ngoài. 

You might also like