You are on page 1of 10

Vấn đề 6: Vấn đề tài nguyên vị thế và phân tích khái quát vị thế Địa chính trị Việt

Nam
Bài làm
Việt Nam là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á, sở hữu một vị trí địa lý chiến lược
vô cùng đặc biệt. Với đường bờ biển dài, liền kề với nhiều quốc gia quan trọng, và gần
các tuyến đường biển thương mại lớn, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong cục
diện địa chính trị khu vực và toàn cầu. Nằm tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có một
vị trí địa lý hết sức độc đáo và quan trọng. Đất nước này giáp biển Đông ở phía đông,
chia cắt hai nửa Đông Dương, nối liền Trung Quốc ở phía bắc và Thái Bình Dương ở
phía đông. Điều này đặt Việt Nam vào vị trí trung tâm của các tuyến giao thông biển,
đường hàng không và đường bộ quan trọng trong khu vực. Mặt khác, Việt Nam cũng tiếp
giáp với Lào và Campuchia ở phía tây, mở ra những cơ hội hợp tác và liên kết kinh tế -
chính trị với các nước Đông Dương.
Theo Trần Đức Thạnh, tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí
địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một
không gian, có thể sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh chủ quyền
quốc gia. Tài nguyên vị thế có vai trò quan trọng trong việc thu hoạch và tổ chức không
gian, bảo tồn và phát huy giá trị của các khu vực đặc biệt , như vùng biển, ven bờ và các
đảo.
Về mặt nội dung và tính chất tài nguyên, có thể chia tài nguyên vị thế thành 3
dạng tài nguyên khác nhau: tài nguyên địa - tự nhiên, tài nguyên địa - kinh tế, tài nguyên
địa - chính trị. Nhưng hiện nay, tài nguyên địa - chính trị được các nước chú trọng hơn
bởi sự biến động của các biển đảo. Tài nguyên địa – chính trị (geopolitic resources) là lợi
ích kết hợp của lợi thế về vị trí và đặc điểm địa lý tự nhiên và nhân văn của một vùng,
một quốc gia tạo nên ảnh hưởng hoặc ưu thế về chính trị trị, quân sự, ngoại giao trong
một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định.
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức
tạp, cấu thành từ rất nhiều tố, trong đó yếu tố vị thế biển dường như có vai trò quan trọng
hàng đầu. Việt Nam là cầu nối trên đất liền giữa phần lớn nhất của lục địa Á, Âu với khu
vực Đông Nam Á, đa sắc tộc, giàu tài nguyên. Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành
lang đường biển thuận tiện, với 50% khối lượng hàng hóa luân chuyển của thế giới đi qua
vùng biển này. Cùng với tài nguyên phong phú, dân số khá lớn… những điều kiện này đã
khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng bậc
nhất trong khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, biển Đông và Đông Nam Á trở thành một địa bàn chiến lược
trên bàn cờ quan hệ nước lớn.
Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật. 90% dầu lửa mà
Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Âu phải
qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, cổ họng Nhật
coi như nằm trong bàn tay Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, biển Đông cũng có tầm
quan trọng sống còn. 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng
hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông đi qua đây. Biển Đông
tuy không sống còn đối với Mỹ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Nó án ngữ con
đường ngắn nhất thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, cũng là một “huyết
mạch chủ” của kinh tế khu vực, của Trung Quốc, đối thủ chủ yếu của Mỹ, và Nhật, đồng
minh chính của Mỹ, trong khu vực.
Tháng 5/2009: phản ứng lại báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa của Việt nam và
Malaysia cũng như báo cáo riêng của Việt Nam. Bắc Kinh công khai yêu sách đường lưỡi
bò trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc

Là nước chiếm giữ phân nửa các đảo đã bị chiếm trên quần đảo Trường Sa, đồng thời
đóng chốt trên một số bãi ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam bộ, lại có bờ biển chạy dọc
theo hải trình quốc tế, Việt Nam là nước có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống
chế biển Đông. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước tiếp giáp nhiều nhất
và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất và kinh nghiệm dày dạn
nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đều muốn Việt
Nam đóng một vai trò tích cực và nếu cần, then chốt trong việc bảo đảm an ninh biển
Đông cho họ và muốn Việt Nam đứng về phía họ trong trường hợp tranh chấp nước lớn
trở nên gay gắt.
Tuy nhiên, tài nguyên vị thế ở vùng biển luôn là vấn đề nóng ở Việt Nam. Vùng
biển Việt Nam có nhiều tiềm năng về dầu khí. Các khu vực như Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái
Lan và Biển Đông, những nơi đây chứa lượng dầu khi khá đáng kể. Bên cạnh đó, nguyên
liệu thực phẩm luôn dồi dào, phong phú bởi Biển Đông là nguồn cung cấp thủy hải sản
lớn, đống vai tò quan tọng trong ngành công nghiệp thủy sản ở Việt Nam. Ngoài ra,
ngành du lịch được khai thác ở vùng biển luôn thu hút hành triệu du khách trên thế giới
mỗi năm, góp phần nâng cao nền kinh tế Việt Nam. Vậy nên, tài nguyên vùng biển Việt
Nam luôn được xem là “con mồi” của các nước khác, đặc biệt là với Trung Quốc, về việc
tranh chấp Biển Đông..
Trong tình hình hiện nay, tài nguyên địa – chính trị là vấn đề mới nóng không chỉ
với thế giới mà ngay ở tại Việt Nam. Trên thế giới, sau khi đại dịch Covid kết thúc, sự
kiện địa chính trị lớn nhất phải kể đến là sự xung đột giữa Nga và Ukraina. Sự kiện này
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, trật tự an ninh ở châu Âu mà
còn làm thay đổi cục diện thế giới, lung lay một số nền tảng quan hệ quốc tế, khiến quan
hệ giữa Mỹ, phương Tây với Nga bước sang giai đoạn đối đầu căng thẳng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Thạnh, 2012, Biển đảo Việt Nam – Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa
chất, sinh thái tiêu biểu, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ
2. Tài nguyên - Wikipedia tiếng Việt. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy
%C3%AAn.
3. Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam, 2014
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tn_dia_chinh_tri_cua_vn.html

Mở Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tăng cường cạnh tranh, việc hiểu về tài nguyên
đầu vị thế và địa chính trị của một quốc gia trở thành một phần quan trọng trong
việc xác định hướng phát triển và định vị trên thương trường quốc tế. Việt Nam
là một đất nước có vị trí đặc biệt đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ
hội trong việc tận dụng tài nguyên vị thế và định hình vị thế Địa chính trị để
thúc đẩy sự phát triển.

Tài Khái niệm: Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý
nguy và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một
Ê không gian, có thể sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh
n vị chủ quyền quốc gia. Tài nguyên vị thế có vai trò quan trọng trong việc thu
thế hoạch và tổ chức không gian, bảo tồn và phát huy giá trị của các khu vực đặc
biệt , như vùng biển, ven bờ và các đảo
Tính chất: có thể chia tài nguyên vị thế thành 3 dạng tài nguyên khác nhau: tài
nguyên địa - tự nhiên, tài nguyên địa - kinh tế, tài nguyên địa - chính trị.
Nhưng hiện nay, tài nguyên địa - chính trị được các nước chú trọng hơn bởi sự biến
động của các biển đảo.
Địa Khái niệm: Tài nguyên địa – chính trị (geopolitic resources) là lợi ích kết hợp
chín của lợi thế về vị trí và đặc điểm địa lý tự nhiên và nhân văn của một vùng, một
h trị quốc gia tạo nên ảnh hưởng hoặc ưu thế về chính trị trị, quân sự, ngoại giao
trong một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định.

Biển Khái quát: Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có
Đông diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông, dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600
hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét. Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ
và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng
nghìn đảo lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia
ven biển (Trung Quốc, Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-
po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin). Phần còn lại của Biển Đông thông ra
Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si và thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-
lắc-ca.
Nội dung:
- Việc Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở
Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên thành cường
quốc thế giới và lãnh đạo khu vực, đã khiến các nước lớn Mỹ, Nhật và
Ấn Độ đổ dồn con mắt về biển Đông, Đông Nam Á, và tìm biện pháp
đối phó. Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương
nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến
lược.
- Xét tham vọng và tầm với của các nước lớn hiện nay thì Việt Nam đang
nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật
và Ấn Độ. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước tiếp giáp
nhiều nhất và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất
và kinh nghiệm dày dạn nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các
nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đều muốn Việt Nam đóng một vai trò tích cực
và nếu cần, then chốt trong việc bảo đảm an ninh biển Đông cho họ và
muốn Việt Nam đứng về phía họ trong trường hợp tranh chấp nước lớn
trở nên gay gắt.
- Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp "đường lưỡi bò" bao trọn gần
90% diện tích Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Hệ Khái quát:
thốn - Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm 2773 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích
g đảo 1.720km2, trong đó các đảo nhỏ (nhỏ hơn 0,5 km2) chiếm hơn 97% và
ven chủ yếu tập trung ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam.
bờ - Là một hành lang lớn phía Đông của bán đảo Đông Dương, kéo dài theo
Việt phương Bắc – Nam trên 2000km. Đảo ven bờ là cửa mở, là mặt tiền của
Nam cả nước để thông thương với bên ngoài và hội nhập quốc tế. Không
những thế, còn là cửa ngõ đi ra biển của nhiều quốc gia và lãnh thổ phía
Tây như: Vân Nam (TQ), Campuchia, Thái Lan, Đông Bắc, Lào
Nội dung:
- Vị trí tiền tiêu – biên giới có thể coi là một vị thế quan trọng nhất của
HTĐVB, đảm bảo vững chắc cho phòng thủ đất nước, thuận lợi phát
triển kinh tế vùng biển, kinh tế cửa khẩu, giao thông và dịch vụ quốc tế.
HTĐVB có vai trò quan trọng về địa – kinh tế lẫn cả về địa – chính trị
-
Hệ Khái quát: Hệ thống vũng-vịnh của Việt Nam gồm 48 khu vực phân bố
thốn dọc bờ biển.
g Nội dung:
vũng - Có vai trò an ninh, chủ quyền quốc gia trong hành chính, tổ chức lãnh
vịnh thổ và trong mối quan hệ với các trung tâm chính trị trong nước và khu
ven vực
bờ - Việc bố trí phòng thủ và lập các phương án tác chiến phần nhiều dựa
vào yếu tố vị thế của hệ thống vũng vịnh, đặc biệt địa hình và địa lý,
đặc biệt quan trọng nhất là Cam Ranh, Đà Nẵng, Bái Tử lONG, Tiên
Yên-Hà Cối
- Một bao cát lớn hướng ra biển Đông phải kể đến miền Trung, bởi nơi
đây nhiều cửa mở là vũng vịnh và có 1 vị trí đặc biệt quan trọng với an
ninh, chính trị như Cam Ranh và Đà Nẵng. Với Cam Ranh có thể trở
thành một căn cứ hải quân lớn mạnh thực hiện hiệu quả hoạt động bảo
vệ chủ quyền và kiểm soát vùng biển ở biển Đông, tầm gần nhất là quần
đảo Trường Sa. Với Đà Nẵng tầm gần nhất là quần đảo Trường Sa, đây
là 1 vị trí chiến lược quan trọng. Khi vào 1858 và 1964 Pháp và Mỹ đều
chú ý tới, cuộc xâm lăng chính thức bắt đầu từ đây.

Hệ
thốn Khái quát: Hệ thống sông ngòi VN phát triển khá dày đặc được phân bố trên
g cửa 10 lưu vực sông chính gồm: S. Quảng Ninh, S. Hồng (Thái Bình), S.Mã, S.Cả,
sông S. Gianh (Quảng Trị), S.Thu Bồn, S.Trà Khúc, S.Ba, S. Đồng Nai và S. Mê
Công
Nội dung:
Hệ
thốn
g
đầm
phá
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đang xây dựng đề án phát triển vùng Tam Giang-
Cầu Hai thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở
Đông Nam Á và trở thành “Công viên đầm phá Quốc gia” có vùng đất
ngập nước, khu dự trữ môi trường sinh quyển có tầm quan trọng quốc gia
và quốc tế.
- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của vùng đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai; phát triển hệ thống cảng biển, trung tâm
logistics; phát triển thủy sản với diện tích nuôi trồng ổn định
khoảng 6.000 ha; phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với
đặc thù của vùng; phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập
trung tại các cụm cảng biển, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

You might also like