You are on page 1of 22

Đỗ Nguyễn Mạnh Tuấn

Mssv: 44.01.608.159

Bài tập số 2 môn những vấn đề cơ bản cập nhật của quan hệ quốc tế hiện nay

Cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Châu Á – Thái Bình Dương
I. Khái quát về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
1. Vị trí địa lý

Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những khu vực rộng lớn trên thế giới,
là khu vực cạnh tranh địa chiến lược và địa chính trị của các cường quốc trên thế
giới. Vị trí địa lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dượng kéo dài từ phía Đông thủ
đô Moscow của Nga cho đến nước New Zealand ở cực Nam, phía đông là là vùng
biển Thái Bình Dương là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa Châu Mỹ và Châu Á
với nhiều các đảo quốc xung quanh. Ngoài ra, đây là nơi có giá trị địa kinh tế quan
trọng khi ủy ban kinh tế xã hội Châu Á của Liên Hợp Quốc đượ thành lập cũng
như là khối APEC. Mặt khác, đây cũng là nơi tập trung nhiều dân tộc với nhiều tôn
giáo, văn hóa và bản sắc khác nhau để làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế

2. Góc độ về địa chính trị và địa chiến lược

Vào thế kỷ thứ 20, cụm từ Châu Á- Thái Bình Dương lần đầu tiên được đề cập
khi hạm đội Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ được thành lập ( hạm đội 7)
và hạm đội Thái Bình Dương của Nga (1935). Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
đây là nơi cạnh tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản giữa Hoa Kỳ và Liên Xô và gắn
liền với chiến tranh Việt Nam và học thuyết Domino của tổng thống Eisenhower.
Sau chiến tranh lạnh kết thúc, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển kinh
tế mạnh mẽ và trở thành nơi trọng điểm cho việc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc. Về khía cạnh địa chiến lược hiện nay, ta có thể thấy Châu Á – Thái Bình
Dương là nơi hội tụ tự nhiên về mặt địa lý của của các cường quốc. Theo học
thuyết vùng đất trái tim của Sir Mc Kinder thì đây là con đường bộ độc nhất để gắn
kết với vùng đất Trung Á và cũng như là Đông Âu. “ Ai cai trị được Đông Âu sẽ
cai trị miền đất trái tim. Ai cai trị miền đất trái tim sẽ khống chế đảo thế giới ( Á –
Âu lục địa ), ai cai trị đảo thế giới sẽ thống trị thế giới.1 Ngoài ra, căn cứ theo học
thuyết vùng rìa của Spykman thì đây là khu vực thuộc gió mùa Châu Á – Thái
Bình Dương và để đảm bảo an ninh của vùng trung tâm thì đây là khu vực đóng
vai trò quyết định.

3. Giá trị địa chiến lược và địa chính trị đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, đây là nơi đóng vai trò chiến lược trong việc triển khai kết
hoạch một vành đai một con đường cũng như là hồi sinh lại con đường tơ lụa từ
thời Hán. Đây cũng là nơi để Trung Quốc phát huy sức mạnh quốc gia và đảm bảo
lợi ích khi Trung Quốc đang dần chuyển mình. Cụ thể là sau đại hội Đảng Cộng
Sản Trung Quốc lần thứ XVIII, với thế hệ lãnh đạo thứ 5, Trung Quốc đã từ bỏ
phương châm “ Dấu mình chờ thời.” vốn có từ các thế hệ lãnh đạo như Đặng Tiểu
Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào sang một phương châm mới đó là: “ giấc
mộng Trung Hoa.” Điều này gắn liền với các hành động của Trung Quốc trong
việc đảm bảo lợi ích quốc gia và sẵn sàng cạnh tranh với Hoa Kỳ trong bất kỳ tình
huống nào và làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ nước lớn. Mặt khác khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương là cơ sở tiền đề cho Trung Quốc trong việc phát triển
hải quân như phát triển hạm đội nước xanh trong việc sẵn sàng tác chiến trong bất
kỳ tình huống nào và sẵn sàng có mặt trên khắp các châu lục. Không những thế,
đây là khu vực để Trung Quốc hướng ra Đại Dương khi xung quanh vùng biển Bột
Hải là các đồng minh của Hoa Kỳ như Đại Hàn và Nhật Bản. Phía Nam là eo biển
Đài Loan với nhiều thách thức khi mà Đài Loan đang mong muốn độc lập.

Đối với Hoa Kỳ, đây là khu vực đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế khi mà
trong khu vực Châu Á, Hoa Kỳ có nhiều đối tác như Việt Nam, Indonesia hay các

1
PGS.TS. Nguyễn Văn Dân: Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2011.
đồng minh có quan hệ kinh tế - quốc phòng như Nhật Bản và Đại Hàn, không
những thế còn là khối ANZUS giữa Hoa Kỳ, Australia và New Zealand. Mặt khác,
Hoa Kỳ còn có các căn cứ quân sự quan trọng ở Hawaii vốn là căn cứ của hạm đội
7 và căn cứ không quân Andersen ở Guam. Chính những căn cứ này là những cơ
sở căn cứ quan trọng cho Hoa Kỳ trong việc điều quân bố trận trong việc bảo vệ
các đồng minh ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan để đề phòng bất cứ các cuộc
tấn công nào của Triều Tiên và cũng như là Trung Quốc, nhất là đối với Đài Loan
khi Trung Quốc đang ngày càng gia tăng các hoạt động quân sự như điều máy bay
đến sát hòn đảo này. Hoa Kỳ hiện nay đang thực hiện chiến lược Ấn Độ - Thái
Bình Dương tự do và rộng mở với các chiến dịch tự do hàng hải liên tục được tiến
hành bởi các hạm đội của Hoa Kỳ trong biên chế của hạm đội 7.

II. Chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
1. Chính sách tái cân bằng của cựu tổng thống Hoa Kỳ Obama

Hoa Kỳ từ lâu đã chú ý đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ngay từ thời
của tổng thống George.H. W. Bush, thì ông cũng đã có sự điều chỉnh các chính
sách đối với khu vực này, khác với thời kỳ của tổng thống Reagan khi ông ta quá
chú trọng đến Liên Xô. Sau đó là tới chánh phủ của tổng thống Clinton cũng đã có
những chính sách mới đối với khu vực này. Đến thời của tổng thống Obama, ông
đã tiến hành chính sách xoay trục hay tái cân bằng đối với khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương. Năm 2008, khi đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama đã phải đối
mặt với những khó khăn trong việc lãnh đạo Hoa Kỳ khi cuộc khủng hoảng kinh tế
đang diễn ra và cũng như là cuộc chiến dài vô tận tại khu vực Trung Đông. Năm
2010, với việc Triều Tiên ngày càng tiến hành phóng thử tên lửa và sự trỗi dậy của
Trung Quốc đã làm cho tổng thống Obama tiến hành chính sách xoay trục sang
Châu Á – Thái Bình Dương. Ngay từ khi đưa ra chính sách xoay trục, ông Obama
đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân chủ khi mà Đảng
Cộng hòa lúc đó mong muốn Obama chú trọng đến khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương khi mà Trung Quốc đang trỗi dậy cùng với đó là vấn đề tên lửa hạt nhân
Triều Tiên đang nóng để dưa ra các chính sách để bảo vệ an ninh, kinh tế, xã hội
của Hoa Kỳ và cũng như là các đồng minh trong khu vực. Chính sách tái cân bằng
của cựu tổng thống Obama có hai mục tiêu sau. Thứ nhất là mục tiêu ngắn hạn thì
Hoa Kỳ có thể phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng, duy trì tiếng nói của một
siêu cường tại các diễn đàn quốc tế, truyền bá văn hóa Hoa Kỳ và quan trọng nhất
và cũng là mục tiêu lâu dài là kiềm chế Trung Quốc cũng như là tăng cường quan
hệ đồng minh để bảo vệ an ninh, duy trì quyền lực của một siêu cường và cũng
như là bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo bài phát biểu của ngoại trưởng Hillary
Clinton2 ở Honolulu vào năm 2010 và tổng thốn Obama tại hạ nghị viện Úc năm
2011 thì có các mục tiêu như ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia, tránh xa vũng lầy
chiến sự tại khu vực Trung Đông. Thứ hai là chính quyền của tổng thống Obama
muốn đưa ra các tín hiệu cho quốc tế và các đồng minh trong khu vực rằng Châu Á
là ưu tiên chiến lược của Hoa Kỳ. Việc tập trung quá nhiều sức người và sức của
cho khu vực Trung Đông là thời cơ vàng cho Trung Quốc trỗi dậy.3 Bên cạnh bài
phát biểu của bà Clinton và tổng thống Obama, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ là
Susan Rice cũng đã phát biểu như sau: “ Tái cân bằng hướng đến Châu Á – Thái
Bình Dương là nền tảng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama với
mục tiêu thiết lập môi trường an ninh khu vực ổn định, môi trường kinh tế minh
bạch và mở cửa, môi trường chính trị tôn trọng quyền con người và tự do. Những
người bạn Châu Á của chúng ta xứng đáng xứng đáng có được sự chú ý cao nhất

2
https://2009-2017.state.gov/secretary/20092013clinton/rm/2010/10/150141.htm, truy cập ngày 3/10/2021
3
https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2011/11/17/remarks-president-obama-australian-
parliament, truy cập ngày 2/10/2021
của chúng ta.”4 Ngoài ra, trong bài phát biểu của bà Susan Rice cũng đã đề cập
đến vấn đề thúc đẩy an ninh của Hoa Kỳ trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng
xung đột ở biển Đông và đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương.Trong thời kỳ lãnh đạo Hoa Kỳ của tổng thống Obama, nhận
thức rõ tầm quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tổng thống
Obama đã liên tục tăng cường các quan hệ ngoại giao song phương với các đối tác
và đồng minh trong khu vực như Australia, Thái Lan, Nhật Bản, cụ thể là trong
những năm tổng thống Obama làm tổng thống, các cuộc công du của ông đến với
các quốc gia đối tác, đồng minh diễn ra khá thường xuyên để khẳng định chính
sách của chính quyền tổng thống Obama đối với khu vực Châu Á

• Trên lĩnh vực an ninh.

Chính sách tái cân bằng hay xoay trục của cựu tổng thống Obama xem an ninh
quốc gia là một trong các vấn đề hàng đầu, nhằm tạo ra một cấu trúc trật tự anh
ninh mới tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể là tại diễn đàn Shangrila
lần 11, bộ trưởng ngũ giác đài là Panetta đã nhấn mạnh rằng: “ Đề cao luật pháp và
trật tự quốc tế, theo đó là nhấn mạnh quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, quyền tự do
được tiếp cận không phận cũng như là lãnh hải quốc tế theo công ước UNCLOS
1982, không đe dọa sử dụng vũ lực. Mặt khác là tăng cường các cơ chế ngoại giao
đa phương và hợp tác song phương, cụ thể là gắn kết các đồng minh truyền thống
như Hoa Kỳ - Nhật, Hoa Kỳ - Hàn Quốc. Tiếp theo là hướng đến các đối tác và
đồng minh tại Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Australia, Việt Nam,
Indonesia, New Zealand,… và cuối cùng là việc triển khai các tàu sân bay, tàu khu
trục từ hạm đội 7 tuần tra, tập trận cũng như là ghé thăm hữu nghị các nước đồng
minh và đối tác.”5. Mặt khác, các trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh vai

4
https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2013/11/21/remarks-prepared-delivery-national-security-
advisor-susan-e-rice, truy cập ngày 4/10/2021
5
https://www.reuters.com/article/us-asia-security-idUKBRE85100Y20120602, truy cập ngày 4/10/2021
trò bảo vệ, hợp an ninh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đối với 5 nước
đồng minh được nâng lên và cụ thể là các đơn vị hải quân được tăng cường với
nhiều tàu sân bay được đóng mới, và đưa khu vực Ấn Độ Dương vào khu vực hoạt
động của hạm đội 7, ngoài ra, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì 8 vạn quân thương trú tại
Okinawa và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã đạt thỏa thuận về tiếp tục
duy trì hiệp ước an ninh Hoa Kỳ - Nhật.

❖ Đối với Nhật Bản: Nhật Bản là đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ sau thế
chiến thứ 2. Sau thế chiến thứ 2, hiệp ước an ninh Hoa Kỳ và Nhật Bản được
ký kết. Trong 2 nhiệm kỳ của tổng thống Obama, ông ghé thăm Nhật Bản
khá thường xuyên vì trong thời điểm đó, Trung Quốc đang tranh chấp và gia
tăng căng thẳng tại Điếu Ngư. Chính vì điều đó đã làm cho Hoa Kỳ thêm
đảo Điếu Ngư vào trong hiệp ước an ninh Hoa Kỳ - Nhật Bản, bên cạnh đó,
ông Obama chủ trương hợp tác với ông thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về
việc duy trì các lính Hoa Kỳ tại Okinawa cũng như là triển khai các tàu sân
bay USS San diego và USS Washington đến viếng thăm Nhật Bản để chứng
tỏ rằng Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với Hoa Kỳ
❖ Đối với Hàn Quốc: Bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là đồng minh của
Hoa Kỳ, với việc Triều Tiên trong những năm 2010 liên tiếp phóng thử tên
lửa hạt nhân và cũng như là leo thang xung đột khi bắn cháy một tàu chiến
Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự bằng
cách tiến hành các cuộc tập trận giữa đôi bên và bố trí dàn tên lửa bắn chặn
tên lửa đạn đạo THAAD
❖ Với Philippines: về mặt lý thuyết, Philippines có quan hệ ngoại giao thân
thiết với Hoa Kỳ và là một trong các đồng minh chính ở khu vực Thái Bình
Dương, sau sự kiện Scarborough, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines đã
xuất hiện những nghi vấn, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tổ chức các cuộc viếng
thăm hải quân đến nơi đây bằng các tàu hàng không mẫu hạm và các khu
trục hạm
❖ Đối với Australia: Theo chiến lược tái cân bằng của tổng thống Obama,
Australia là hạt nhân chính đối với Hoa Kỳ vì Australia có vị trí địa chính trị
đặc thù khi quốc gia này rất gần khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bên
cạnh viện Australia là thành viên của cộng đồng tình báo ngũ nhãn, họ là
thành viên quan trọng trong khối an ninh bộ ba ANZUS. Mặt khác, đối với
riêng nước Úc, họ có lợi ích tại Thái Bình Dương. Mặt khác, một số chuyên
gia về an ninh quốc gia của Australia cũng cho rằng Australia nên chú ý đến
các đảo phía tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản xuống Đài Loan, Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương từ Thái Lan xuống Mã Lai và các đảo phía nam
Châu Á.6 . Mặt khác, Australia đang triển khai chính sách hướng Á. Hoa Kỳ
nhận ra được điều này và liên kết với Úc để bảo vệ an ninh khu vực. Cụ thể
là trong nhiệm kỳ đầu của chánh phủ Obama, Hoa Kỳ đã triển khai 2500
thủy quân lục chiến và sử dụng các căn cứ hải quân của Australia tại cực bắc
của quốc gia này là Darwin.

Bên cạnh việc hợp tác an ninh với các đồng minh truyền thống, Hoa Kỳ đang
muốn lôi kéo các quốc gia trong khối ASEAN, mặt khác các cuộc tập trận với các
quy mô khác nhau diễn ra thường niên giữa Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu
vực như RIMPAC, SEACAT,… hay tập trận song phương với Indonesia hoặc hủy
bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí đối với Việt Nam.

• Đối với lĩnh vực kinh tế: bên cạnh mục tiêu an ninh, chính sách tái cân bằng
của Hoa Kỳ còn nhắm đến là kinh tế. Do khủng hoảng kinh tế thế giới, Hoa

6
“ Australia and Asia’s new geopolitics”, The Australian National University
Kỳ mong muốn nền kinh tế được phục hồi một cách nhanh nhất như ngoại
trưởng Clnton cũng khẳng định tại hội nghị APEC lần thứ 20 rằng Hoa Kỳ
cần sự phát triển kinh tế gắn với việc thúc đẩy đầu tư và cũng như là phát
triển thương mại mậu dịch tự do. Bên cạnh đó, chánh quyền tổng thống
Obama rất coi trọng đến hiệp định TPP là trọng tâm then chốt để thúc đẩy
phát triển kinh tế và hợp tác với ASEAN. Các số liệu của cơ quan thương
mại Hoa Kỳ chỉ ra rằng trong năm 2012, Hoa Kỳ xuất khẩu sang các nước
Châu Á – Thái Bình Dương là 62% tổng kim ngạch và đầu tư của Hoa Kỳ
tăng lên 35%. Bên cạnh TPP và APEC, Hoa Kỳ còn thúc đẩy việc ký kết các
hiệp định thương mại tự do ( Free trade agreements ) với các quốc gia trong
khu vực để phát triển kinh tế và cạnh tranh với Trung Quốc.
• Đối với chính trị và ngoại giao: Đối với tổng thống Obama, để triển khai
toàn diện chiến lược tái cân bằng, Hoa Kỳ tăng cường ngoại giao đa phương
và cũng như là cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Cụ thể là trong
thời gian nhiệm kỳ của ông Obama, ông đã có các cuộc điện đàm với ông
Tập Cận Bình với mục tiêu là hợp tác về mặt kinh tế như tăng trưởng kim
ngạch xuất nhập khẩu song phương và cũng như là hợp tác về văn hóa giáo
dục. Bên cạnh đó giữa Obama và ông Tập cũng đã nhiều lần trao đổi về các
vấn đề an ninh song phương, khu vực và toàn cầu. Về khía cạnh đa phương,
các mối quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, Úc,… và các đối tác trong khu vực
được nâng cao lên và nâng cao vị thế quốc gia tại các diễn đàn khu vực và
thế giới. Riêng đối với các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ cho thấy sự đoàn
kết với ASEAN trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại
biển Đông như bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò và phát triển kinh tế với
ASEAN.
2. Chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của tổng
thống Donald Trump.
• Định hình chính sách của tổng thống Trump trước khi làm tổng
thống

Năm 2016, trong các cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump, ông luôn
khẳng định rằng đưa Hoa Kỳ vỹ đại trở lại và không dưới 50 lần ông Trump chỉ
thẳng mặt Trung Quốc đang lạm dụng Hoa Kỳ, bên cạnh đó, ông Trump cũng
khẳng định rằng, đồng minh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ.
Lý do vì sao ông Trump nhiều lần chỉ đích danh Trung Quốc là vì Trung Quốc
đang lạm dụng Hoa Kỳ về mặt kinh tế, các vấn đề an ninh đe dọa đến an ninh quốc
gia như vũ khí hạt nhân cũng như là cạnh tranh vị trí siêu cường, bên cạnh đó, các
quốc gia mới nổi như Nga, Nhật, Ấn Độ đang hình thành một cơ chế đa cực có thể
đe dọa đến vị thế siêu cường.

❖ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của tổng thống Donald
Trump.
• Về an ninh quân sự: Trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump, ông
nhận thức rất rõ ràng về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ để cạnh
tranh với Trung Quốc, cụ thể là tổng thống Trump chú ý việc tăng
cường sức mạnh quốc phòng, cụ thể là lực lượng hải quân và lực
lượng không gian, trong đó lực lượng hả quân đóng vai trò then
chốt, các tàu sân bay liên tục được đóng mới và ngay lập tức là
được biên chế vào hạm đội 7, ngoài ra, bộ tư lệnh Thái Bình
Dương được đổi tên lại thành bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình
Dương. Đối với hạm đội 7, bên cạnh việc biên chế các tàu sân bay
hiện đại nhất, các chiến đấu cơ F35 cũng được tăng cường, chế tạo
nhiều máy bay. Bản thân ông Trump cũng từng nhấn mạnh rằng,
ông sẽ cải tiến sức mạnh quân sự. Đối với các đồng minh trong
khu vực, các cuộc tập trận thường niên luôn được tổ chức, trong đó
là các cuộc tập trận RIMPAC, hổ mang vàng, các lực lượng Hoa
Kỳ liên tục đồn trú tại các quốc gia đồng minh. Quan hệ quốc
phòng với các đồng minh được củng cố. Trong đó Đài Loan có vai
trò quan trọng trong chính sách của tổng thống Trump. Khi bà Thái
Anh Văn đắc cử tổng thống, ông Trump đã có cuộc điện đàm giữa
hai bên kể từ khi 2 nước đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên,
ông Donald Trump khẳng định rằng ông tôn trọng chính sách 1
Trung Quốc dựa theo đạo luật quan hệ Đài Loan. Các nước Đông
Nam Á được tổng thống Trump đặc biệt chú ý như là trái tim của
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như tặng các tàu tuần duyên
cho Việt Nam và duy trì các cuộc tuần tra, bảo vệ tự do hàng hải
với các nước ASEAN để cạnh tranh với Trung Quốc và trở thành
đối tác an ninh hàng hải quan trọng.
• Về khía cạnh kinh tế, trong chến lược an ninh quốc gia của Hoa
Kỳ, ông Trump đã đề cập đến Trung Quốc là một đấu thủ cạnh
tranh chính, ngoài ra, ông còn đề cập đến các quốc gia trong khu
vực trong việc hợp tác kinh tế như đối với ASEAN là phát triển
kinh tế số , xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và duy trì án cân
thương mại và duy trì thương mại công bằng7
❖ So sánh về sự điều chỉnh chiến lược giữa Obama và Trump

7
https://trumpwhitehouse.archives.gov/wp-content/uploads/2017/12/NSS-Final-12-18-2017-0905.pdf, truy cập ngày
4/10/2021
Khác với người tiền nhiệm Obama trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao
đa phương, ông Trump có một sự linh hoạt trong chính sách đối ngoại tại Châu
Á – Thái Bình Dương, ông biết khi nào cần sử dụng ngoại giao song phương
khi lợi ích của H oa Kỳ bị tổn thương và khi nào sử dụng ngoại giao đa phương
và cũng như là đe dọa sử dụng vũ lực. Ngay từ lúc nhậm chức, tổng thống
Trump cho rằng TPP lạm dụng Hoa Kỳ và ông đã rút khỏi TPP nhưng ông đã
xay sự chú ý của ông đến với khối APEC. Cụ thể là ông Trump đi dự hội nghị
APEC tại Đà Nẵng và nhấn mạnh vai trò của ASEAN và Việt Nam đóng vai trò
chiến lược trong chính sách của ông. Trong bài phát biểu của tổng thống Trump
tại APEC, ông đề cập đến từ Indo- Pacific, qua đó cho thấy được chính sách đối
với Châu Á- Thái Bình Dương bao hàm luôn cả Ấn Độ Dương 8

❖ Đối với Trung Quốc: Trung Quốc luôn là vấn đề đối với tổng thống Trump
ngay từ khi chưa đắc cử tổng thống, khi đắc cử tổng thống, Trung Quốc có
những động thái mong muốn hợp tác để hiểu rõ hơn về chính sách của ổng
Trump với Trung Quốc, cụ thể là các cuộc gặp tại Mar a lago giữa Tập Cận
Bình và tổng thống Trump đã đề cập các vấn đề chung giữa hai nước như
hợp tác kinh tế, vấn đề Đài Loan, biển Đông, trong đó ông Trump muốn
Trung Quốc làm cầu nối kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng một xấu đi, khi
ổng Trump tuyên bố sẽ đánh thuế thương mại lên các mặt hàng của Trung
Quốc và lên án Trung Quốc ăn cắp các tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ, những
năm cuối nhiệm kỳ, chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
bùng nổ, cũng như là ông Trump nhiều lần lên án Trung Quốc sử dụng bá
quyền ở biển Đông. Thực tế là tổng thống Trump nhiều lần làm Trung Quốc

8
https://trumpwhitehouse.archives.gov/briefings-statements/remarks-president-trump-apec-ceo-summit-da-nang-
vietnam/, truy cập ngày 10/4/2021
tức giận khi lần đầu tiên điện đàm với bà Thái Anh Văn khi bà đắc cử tổng
thống Đài Loan. So với thời kỳ của tổng thống Obama, ông Obama chủ
trương hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực về môi trường.
❖ Điều chỉnh đối với các đồng minh và biển đông để cạnh tranh với Trung
Quốc tại khu vực này.

Với các đồng minh, tổng thống Trump cho rằng cần bảo vệ các đồng minh miễn
là họ sẵn sàng cân bằng các cán cân thương mại và không làm tổn hại đến lợi ích
quốc gia. Tổng thống Trump trong những năm làm tổng thống đặt an ninh lên hàng
đầu, đối với Nhật Bản ông cho rằng cần phải tiếp tục bảo vệ đồng minh truyền
thống của mình trước sự lớn mạnh của Trung Quốc trong việc tranh chấp tại
Senkaku, bên cạnh đó, Hàn Quốc là một trong các đối tác để kiềm chế Trung Quốc
khi liên minh tay ba được thành lập giữa Hàn – Nhật – Hoa Kỳ được thành lập để
ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Bên cạnh 2 đồng minh tại khu vực Đông Bắc Á, Ấn Độ được tổng thống
Trump chú trọng khi Ấn Độ cũng đang có mâu thuẫn với Trung Quốc tại biên giới
Ấn – Trung và sự va chạm giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên biển Đông khi mà Ấn
Độ đang dần chuyển sự để ý đến khu vực Thái Bình Dương vì lợi ích kinh tế, mặt
khác, Ấn Độ nhận ra rằng, Trung Quốc đang tăng cường hiện diện tại khu vực với
việc cảng Sihanoukville của Cambodia được Trung Quốc đầu tư rầm rộ có thể có
nguy cơ tiềm tàng là một căn cứ quân sự tại đây để chặn đường từ Ấn Độ Dương
đến Thái Bình Dương qua ngã Thái Lan – Cambodia. Ngoại giao giữa người Ấn và
Hoa Kỳ dần trở nên gắn kết và đỉnh điểm là sự ra đời của bộ tứ kim cương.

Đối với Australia: Australia là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực,
với căn cứ Hoa Kỳ tại Darwin làm cơ sở cho Hoa Kỳ có thể triển khai hải quân và
không quân vào Biển đông dễ dàng, mặt khác, Australia cũng nhận thức rõ rằng
quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh mà họ đang
gặp nhiều sức ép từ Trung Quốc. Ngoài ra, chính sách hướng Á của Australia cũng
là cơ sở cho việc Australia hợp tác với Hoa Kỳ để chứng tỏ sức mạnh của một
cường quốc tầm trung và cũng như là duy trì an ninh hàng hải. Để cụ thể hóa cho
việc hợp tác với Hoa Kỳ, Australia đã khôi phục chính sách quốc phòng chủ động.
Trong sách trắng quốc phòng của Úc đề cập đến việc phát triển tàu ngầm. Ngoài
ra, thủ tướng Turnbull cũng đưa ra cam kết về việc hợp tác với Hoa Kỳ trọng bộ ba
Hoa Kỳ - Nhật – Úc. Bộ trưởng quốc phòng Australia cũng như là ngoại trưởng
đồng ý trong việc liên kết với Ấn Độ và Nhật để tạo thành tứ giác an ninh. Sang
nhiệm kỳ của thủ tướng Morison, ông cũng khẳng định vai trò của Australia trong
việc hợp tác với Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương để giữ gìn an ninh khu
vực.

Về vấn đề biển Đông, Hoa Kỳ liên tục tổ chức những chuyến thăm hải quân
đến với các quốc gia Đông Nam Á với phương châm là duy trì tự do hàng hải và
thách thức bá quyền của Trung Quốc tại biển Đông, ngoài ra, vào năm 2020, Hoa
Kỳ lần đầu tiên gửi công hàm phản đối Trung Quốc hành xử bá quyền tại biển
Đông và một mặt Hoa Kỳ khuyến khích các đồng minh trong NATO can dự vào
biển động, cụ thể là các nước Anh và Pháp

3. Tình hình hiện nay

Hiện nay, dưới tác động của đại dịch Covid 19, Hoa Kỳ vẫn chú ý đến khu vực
này, bên cạnh việc tổ chức các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, Hoa Kỳ đã viện
trợ hàng triệu liều Vaccine ngừa virus Corona đến các nước đối tác và đồng minh
trong khu vực qua cơ chế COVAX. Về khía cạnh an ninh, ông Joe Biden vẫn quan
tâm đến khu vực này dù có nhiều câu hỏi đặt ra là liệu ông Joe Biden có bỏ rơi
đồng minh như cách mà ông đã rút lui vội vàng ra khỏi Afghanistan, bà Kamala
Harris trong các đợt công du đến Singapore và Việt Nam đã khẳng định rằng Biden
sẽ không bỏ rơi các đồng minh, đối tác trong khu vực. Ông Biden hiện nay đã cùng
với Anh và Australia thành lập bộ ba AUKUS trong việc trợ giúp Australia có
được tàu ngầm năng lượng hạt nhân chiến lược trong việc duy trì an ninh hàng hải
và cũng như là tăng cường hợp tác an ninh với Australia. Với AUKUS được thành
lập đã đánh dấu cuộc cạnh tranh chiến lược tại khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương trở nên nóng khi có thêm sự tham gia của người Anh, trong những năm gần
đây, Anh Quốc liên tục điều động các tàu chiến đến khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương để phối hợp với Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn bá quyền của Trung Quốc.
Hoa Kỳ, Anh và Australia dự kiến sẽ tạo ra một cục diện mới tại Châu Á – Thái
Bình Dương bên cạnh bộ tứ kim cương hay liên minh ngũ nhãn.

III. Chính sách của Trung Quốc đối với khu vực

Sau đại hội XVIII của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, với việc ông Tập Cận Bình
thay thế ông Hồ Cẩm Đào đã từ bỏ phương châm dấu mình chờ thời vốn có từ thời
Đặng Tiểu Bình sang phương châm Trung Hoa mộng với giấc mơ khôi phục lại đất
nước Trung Quốc thời hoàng kim bên cạnh với chủ nghĩa xã hội với mục tiêu đưa
Trung Quốc trở thành cường quốc trong năm 2049 để kỷ niểm 100 năm lập quốc.
Trung Quốc đã thay đổi chính sách đối ngoại nhất là đối với Hoa Kỳ để tiến hành
cạnh tranh sòng phẳng với Hoa Kỳ trong các vấn đề từ Châu Á – Thái Bình Dương
đến các khu vực khác, bên cạnh đó Trung Quốc vẫn duy trì quan hệ hữu hảo với
các nước Đông Nam Á trong việc cạnh tranh và lôi kéo các quốc gia ASEAN với
Hoa Kỳ.
Sáng kiến vành đai và con đường được đưa ra để kết nối kinh tế giữa Trung
Quốc với các quốc gia đối tác, với mục tiêu chính là Châu Á – Thái Bình Dương
và vươn đến Châu Phi và Nam Mỹ.

Sáng kiến vành đai và con đường có hai phần đó là vành đai kinh tế và con
đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc thành lập các vành đai kinh tế với các nước
Châu Âu và bán đảo Đông Dương. Về con đường tơ lụa trên biển lấy từ các hải
cảng trọng yếu của Trung Quốc qua biển Đông đến nam thái bình dương. Trên
lãnh thổ Trung Quốc, BRI sẽ bắt đầu từ Cam Túc,Thiểm Tây,… để làm điểm nối
với Nga và Trung Á. Phía đông thì lấy các cảng biển Liêu Đông, đến viễn đông
của Nga, phía Nam từ Quảng Tây để nối đến các nước Đông Nam Á. Các cảng
biển ở các tỉnh duyên hải phía đông iên tục được nâng cấp thành các cảng nước sâu

BRI có các trụ cột chính như kết nối chính sách để tăng lòng tin về chính trị, kết
nối giao thông nhằm hình thành tuyến đường giữa Á – Âu – Phi để vận chuyển
hàng hóa. Bên cạnh đó là việc kết nối các cơ sở hạ tầng và tài chính.

Trung quốc luôn tích cực quảng bá BRI của họ. Cụ thể là tại diễn đàn Bác
Ngao, Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình tích cực quảng bá cho BRI, và nhấn mạnh
vai trò của Trung Quốc trong việc hỗ trợ, kết nối giao thông, kinh tế cho các quốc
gia đang phát triển, trong đó có khu vực ASEAN. Năm 2017, thông qua diễn đàn
cấp cao vành đai con đường, Trung Quốc cam kết viện trợ cho các quốc gia đang
phát triển

Về vấn đề an ninh, Trung Quốc đang thể hiện tham vọng địa chính trị và địa
chiến lược khi liên tục đưa ra các yêu sách vô lý về đường lưỡi bò, và tiến hành
nhân tạo hóa các đảo ở biển Đông, bên cạnh đó, Trung Quốc cũng chú trọng phát
triển lực lượng hải quân khi hai tàu sân bay mang lớp Tấn và Hán được đóng, đây
cũng là cơ sở cho Trung Quốc thực hiện tham vọng trở thành hải quân nước xanh
có thể có mặt trên bất kỳ các vùng biển nào để ứng chiến, Trung Quốc cũng từng
đề ra an ninh Châu Á để người Châu Á giải quyết, bên cạnh đó là diễn đàn Hương
Sơn là một trong các diễn đàn mà Trung Quốc thể hiện các quan điểm của mình về
an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn hợp tác với ASEAN về hợp tác
Mekong – Lan Thương trong việc bảo vệ an ninh nguồn nước khi mà sông
Mekong có nguồn từ Tây Tạng và kéo qua các nước Lào, Miến Điện, Cambodia và
Việt Nam. Hợp tác Lan Thương Mekong là cơ sở để Trung Quốc tranh giành ảnh
hưởng với Hoa Kỳ đối với các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, an ninh năng
lượng cũng được Trung Quốc đặt ra tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong
đó là khai thác than với Triều Tiên hay khai thác dầu khí tại vùng biển Nam Hải.
Ta có thể thấy Trung Quốc ngoài mặt là kêu gọi Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt
nhân, bên trong họ luôn có sự hợp tác về khai thác than tại giáp ranh biên giới
Trung – Triều. Về dầu khí, Trung Quốc ra sức ép với các nước Đông Nam Á về
đường lưỡi bò.

Sau đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Trung Quốc đưa ra
chiến lược phát triển mới đó là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, bên cạnh đó,
Trung Quốc ngày càng thể hiện tham vọng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
để làm đối trọng với Hoa Kỳ, Trong đó, lực lượng quân đội của Trung Quốc được
đầu tư đáng kể như hạm đội Nam Hải với Đông Hải thuộc chiến khu miền Nam và
Miền Đông được đầu tư và biên chế nhiều thiết bị hiện đại để cạnh tranh và bảo vệ
lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ
vẫn còn đó và hai bên chưa đạt được nhiều thỏa thuận về thuế quan. Hiện nay,
Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng phản đối việc Hoa Kỳ cùng với Anh và Úc
liên kết thành bộ 3 AUKUS. Vì họ cho rằng bộ ba này có thể gây ra sự mất an ninh
tại khu vực và cũng như là phá hủy cấu trúc an ninh tại khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương.
Bản đồ BRI của Trung Quốc, nguồn: https://2.bp.blogspot.com/-zrwf-
Y9Wd6A/WIJXA707eiI/AAAAAAABR5w/lh3GUsWXoMc56HR3ddm_i-
HTRZSVpnToACLcB/s1600/Onebeltprojects.png, truy cập ngày 4/10/2021
IV. Dự báo tương lai
Trong tương lai, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục nóng lên
với việc Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ sự bành trướng tại khu vực này,
Hoa Kỳ sẽ cùng với các đồng minh trong khu vực cạnh tranh với Trung
Quốc để ngăn họ độc chiếm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, an ninh sẽ xoay quanh cạnh tranh Hoa Kỳ
và Trung Quốc qua bộ tứ hay AUKUS. Bên cạnh việc cạnh tranh chiến lược
về an ninh, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hợp tác những lĩnh vực phát triển bền
vững như vấn đề môi trường và phối hợp về hợp tác năng lượng giữa đôi
bên. Chánh phủ của ông Joe Biden sẽ còn nhiều việc phải làm trong việc
kiềm chế Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tài liệu tham khảo:

1. Bộ công an, viện chiến lược công an, (2020). ASEAN trong chiến lược nước
lớn. NXB Chính Trị Quốc gia - Sự Thật.
2. Nguyễn Thái Yên Hương: Thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc: Những
điều chỉnh chính sách với Mỹ và các tác động đến khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương, NXB. Chính trị quốc gia, 2015.
3. Huỳnh Tâm Sáng, (2019). Biển Đông trong chính sách hướng Á của
Australia. Nhà xuất bản Văn Hóa -Văn Nghệ.
4. Pompeo: “ Tầm nhìn của Hoa Kỳ về kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương”, https://kr.usembassy.gov/073018-secretary-pompeo-remarks-on-
americas-indo-pacific-economic-vision/, ngày truy cập 4/10/2021.
5. Lê Hải Bình: “ Về vai trò của Asean trong cấu trúc khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương đang thành hình”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 3 (114)/2018.
6. Henry Kissinger ( 2016) Trật tự thế giới, Phạm Thái Sơn dịch, NXB Thế
Giới, Hà Nội.
7. Đặng Đình Qúy ( chủ biên ) (2010), Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát
triển trong khu vực, NXB Thế Giới, Hà Nội.
8. Trent Scott and Andrew Shearer, ( 2017). “Building allied interoperability in
the Indo – Pacific”, CSIS, https://www.csis.org/analysis/building-allied-
interoperability-indo-pacific-region-discussion-paper-1, truy cập ngày
4/10/2021.
9. https://trumpwhitehouse.archives.gov/briefings-statements/remarks-
president-trump-apec-ceo-summit-da-nang-vietnam/, truy cập ngày
10/4/2021.
10.https://trumpwhitehouse.archives.gov/wp-content/uploads/2017/12/NSS-
Final-12-18-2017-0905.pdf, truy cập ngày 4/10/2021.
11.https://www.gov.uk/government/news/uk-us-and-australia-launch-new-
security-partnership, truy cập ngày 4/10/2021.
12.https://www1.defence.gov.au/about/taskforces/nuclear-powered-submarine-
task-force, truy cập ngày 4/10/2021.
13.https://2009-
2017.state.gov/secretary/20092013clinton/rm/2010/10/150141.htm, truy cập
ngày 4/10/2021.
14.https://thediplomat.com/2020/08/the-us-new-cold-war-battle-cry-in-the-
south-china-sea/, truy cập ngày 4/10/2021.
15.Henry kissinger: “ The future of US-Chinese Relations: Conflict is a Choice,
not a Necessity”, Foreign Affairs, March/ April 2012.
16. Fels Enrico: Shifting Power in Asia – Pacific, Springer Press, 2017
17.https://thediplomat.com/2020/07/australia-consolidates-hardened-us-
position-on-the-south-china-sea/, truy cập ngày 4/10/2021.
18.https://www.reuters.com/article/us-asean-summit-pence-idUSKCN1NK084,
truy cập ngày 4/10/2021.
19.https://www.state.gov/wp-content/uploads/2019/11/Free-and-Open-Indo-
Pacific-4Nov2019.pdf, truy cập ngày 4/10/2021.
20.https://chinapower.csis.org/china-belt-and-road-initiative/, truy cập ngày
4/10/2021.
21.https://www.state.gov/special-presidential-envoy-for-climate-john-kerrys-
visit-to-japan-and-the-peoples-republic-of-china/, truy cập ngày 4/10/2021.
22.https://www.csis.org/analysis/five-opportunities-us-australia-alliance-lead,
truy cập ngày 10/4/2021.

You might also like