You are on page 1of 10

“Vành đai và con đường” được coi là đứa con tinh thần của Chủ tịch Trung Quốc

Tập
Cận Bình và là chính sách đối ngoại quan trọng nhất của nhà lãnh đạo này cho tới nay.
Ông Tập gọi đây là “dự án thế kỷ”. Qua sáng kiến này có thể thấy ông Tập theo đuổi
đường lối đối ngoại chủ động, thoát khỏi tư tưởng đối ngoại “giấu mình chờ thời” và
“tránh đi tiên phong” của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước đây. Ở tầm chiến lược,
“Vành đai, con đường” được đưa ra nhằm hiện thực hóa mục tiêu “Giấc mộng Trung
Hoa”, mà trước hết là tạo dựng sự hiện diện, nâng cao ảnh hưởng về kinh tế tại khu vực
xung quanh Trung Quốc. Theo dự định, “Vành đai, con đường” khi hoàn thành sẽ tạo
thành mạng lưới kinh tế/thương mại lớn nhất thế giới với tiềm lực phát triển bao trùm
khu vực rộng lớn với 70% dân số thế giới, 55% GDP thế giới và 75% nguồn tài nguyên
của thế giới. Thứ nhất, sáng kiến “Vành đai, con đường” được đưa ra khi năng lực sản
xuất của Trung Quốc đang bị dư thừa. Việc Trung Quốc dự định thông qua “Vành đai,
con đường” để khai thác những thị trường mới cho hàng hóa sản phẩm của Trung Quốc
là điều vô cùng cần thiết, bởi qua đó “... kết nối thương mại, loại bỏ các rào cản, tạo
thuận lợi cho đầu tư thương mại, cải thiện điều kiện hạ tầng thông quan, đẩy nhanh xây
dựng cửa khẩu một cửa, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư hạ tầng ở nước
ngoài, và hoan nghênh doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc...”1 nhằm thúc
đẩy các kết nối thương mại, cung ứng chặt chẽ hơn với khu vực Đông Nam Á, Nam Á,
Ấn Độ Dương và Đông Phi để đưa hàng hóa, đầu tư, dịch vụ ra ngoài, giảm thiểu áp
lực sức mua giảm ở thị trường nội địa trong khi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Thứ hai, kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên nhập khẩu từ
nước ngoài. Những nguồn tài nguyên này chủ yếu thông qua đường biển để vào Trung
Quốc. Do vậy, các kênh vận chuyển tương đối đơn nhất. Hợp tác giữa Trung Quốc và
các quốc gia xuất khẩu tài nguyên chủ yếu vẫn chưa sâu sắc và ổn định. “Vành đai, con
đường” sẽ tăng mạnh các kênh vận chuyển tài nguyên, năng lượng trên đường bộ,
đường sắt và đường biển một cách hiệu quả, giúp Trung Quốc bảo đảm được nguồn
1
“Tầm nhìn và Hành động chung tay xây dựng Vành đai con đường kinh tế tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển
thế kỷ XXI,” do Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố tháng 3-2015, tr. 6
cung của sản xuất trong nước thông qua nhiều kênh vận chuyển hơn. Thứ ba, nguồn tài
nguyên của Trung Quốc nhập từ nước ngoài vẫn chủ yếu thông qua đường biển, trong
khi đó đường biển phải chịu nhiều nguy cơ đe dọa và rủi ro từ bên ngoài, nhất là trong
tình huống chiến tranh. Các khu vực miền Trung và nhất là miền Tây của Trung Quốc,
có tiềm năng nhưng dân cư thưa thớt, công nghiệp ít phát triển, do đó tiềm lực phát
triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng rất lớn, khi có xung đột chiến tranh thì sẽ ít gặp rủi
ro hơn. Do vậy, “Vành đai, con đường” sẽ đẩy mạnh việc khai thác, phát triển vùng
phía Tây, có lợi cho khai thác ở tầm chiến lược và tăng cường an ninh quốc gia của
Trung Quốc. Thứ tư, sáng kiến “Vành đai, con đường” giúp Trung Quốc không những
có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ mà còn tăng khả năng chi phối việc hình thành
các quy định mới trong thương mại khu vực và toàn cầu. Thông qua các hệ thống kết
cấu hạ tầng trên bộ và trên biển, các hiệp định thương mại tự do khác nhau và các thiết
chế tài chính do Trung Quốc chi phối, Trung Quốc sẽ nắm trong tay quyền điều chỉnh
hoạt động kinh tế, tài chính, mậu dịch quốc tế, quyền chủ đạo đối với các trung tâm
vận chuyển hàng hải, cũng như thương mại quốc tế, quyền định giá, quyền phân phối
tài nguyên. Sáng kiến này ra đời khi mà Hoa Kỳ vẫn đang tăng cường tầm ảnh hưởng
của mình trên thế giới. Trung Quốc đến lúc này cũng đã trở thành một cường quốc và
đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới với Mỹ để thực hiện “Giấc
mộng Trung Hoa” của mình. Về kinh tế, Trung Quốc là cường quốc số hai thế giới và
nhiều khả năng sẽ vượt Mỹ trong thời gian không xa. Về chính trị, Trung Quốc nằm
trong số các cường quốc hàng đầu, là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc, có vai trò quyết định trong nhiều vấn đề an ninh quan trọng của thế giới, như: hạt
nhân I-ran, bán đảo Triều Tiên… Sáng kiến trên của Trung Quốc nhận được sự ủng hộ
rộng rãi của nhiều quốc gia, nhất là các nước nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém. Trong khi
đó, việc một số nước lớn hiện nay đang phải giải quyết nhiều vấn đề nổi cộm, là thuận
lợi cơ bản để Bắc Kinh dần hiện thực hóa tham vọng của mình mà chưa gặp trở ngại
nào.
Báo cáo của tổ chức Hội đồng Hưu trí Thế giới (WPC) ước tính các nước châu Á,
ngoại trừ Trung Quốc, cần tới 900 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng mỗi năm trong thập
niên tiếp theo. Nhu cầu về nguồn vốn dài hạn như vậy thúc đẩy lãnh đạo nhiều nước
trong khu vực tìm đến những thể chế tài chính quốc tế mới chủ yếu tập trung vào tăng
trưởng kinh tế dựa trên cơ sở hạ tầng. BRI được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu này để
biến các nước trong "Vành đai và Con đường" trở thành một động lực tăng trưởng kinh
tế mới ngoài Bắc Mỹ và Tây Âu, góp phần thay đổi bản đồ kinh tế thế giới trong tương
lai. Chính sách này ra đời trong hoàn cảnh cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước
lớn, trong đó, không thể phủ nhận, Mỹ - Trung chính là cặp quan hệ cạnh tranh chiến
lược có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ XXI. Đặc biệt, từ
khi tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ lên nắm quyền, cạnh tranh Mỹ - Trung, hay còn
được nhìn dưới góc nhìn “cạnh tranh Trump - Tập”, không chỉ dừng lại ở các cuộc
chiến thương mại, mà lan rộng ra nhiều lĩnh vực như tiền tệ, công nghệ, nguồn nhân
lực, mô hình phát triển... Đây cũng là thời điểm mà châu Âu phải hứng chịu liên tiếp
các đợt sóng gió, từ những vụ khủng bố tại Pháp, rơi máy bay của Nga, Đức, khủng
hoảng nợ công Hy Lạp,… đến cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất từ sau Chiến tranh thế
giới thứ Hai. Trong đó, dòng người tỵ nạn khổng lồ đổ về “lục địa già” trong một thời
gian ngắn đã, đang đe dọa nguyên tắc tự do đi lại - giá trị cốt lõi của Liên minh châu
Âu (EU). Hơn nữa, động thái về nguy cơ tan rã EU, mà dấu hiệu đầu tiên là nhiều nước
thành viên của Liên minh này thắt chặt kiểm soát biên giới; cuộc khủng hoảng nợ công
đang làm lung lay các thể chế của EU. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo EU lại bị chia rẽ
và không có khả năng đưa ra những quyết sách có tầm nhìn đáng tin cậy về tương lai
của châu lục. Bên cạnh đó, quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi
suất đồng đô la sẽ tác động tiêu cực tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi; giá
dầu thế giới tiếp tục lao dốc cũng sẽ gây xáo trộn nền kinh tế thế giới. Chủ nghĩa bảo
hộ cũng ngày càng gia tăng ở Mỹ và châu Âu. Thực tế, không riêng nước Mỹ và châu
Âu, chủ nghĩa bảo hộ đã trở thành xu hướng trên toàn cầu kể từ năm 2008, khi các
quốc gia sử dụng các chính sách mới nhằm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nội địa
trước sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp ngoại dưới nhiều hình thức khác nhau (áp
dụng hạn ngạch, nâng thuế nhập khẩu, gia tăng các yêu cầu kỹ thuật…). Trong bối
cảnh chủ nghĩa bảo hộ nổi lên trên toàn cầu, nhất là tại các nền kinh tế phát triển,
những tổn thương mà các nền kinh tế đang phát triển phải hứng chịu là dễ thấy. Hơn
nữa, chính quyền của tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông cáo rút khỏi
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định TPP được 12 quốc gia
chiếm 40% nền kinh tế thế giới ký kết. Đây được xem là một bước đi quan trọng trong
chiến lược của Tổng thống Barack Obama nhằm củng cố sức ảnh hưởng của Mỹ tại
châu Á. Chính quyền của ông Obama hi vọng, TPP ra đời sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ
kinh tế giữa Mỹ và 11 quốc gia khác tại khu vực Thái Bình Dương. Việc Mỹ rút khỏi
TPP đã giúp cho Trung Quốc có cơ hội gia tăng sức ảnh hưởng của mình tại khu vực
này. Trung Quốc giờ đây có thể tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng chính sách “Một vành
đai, một con đường” của họ, nối kết giao thương khắp các châu lục mà không gặp trở
ngại từ phía Mỹ.

1. Xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra ngày càng nhanh hơn

Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ
nghĩa thế giới tan rã, "chiến tranh lạnh" và trật tự thế giới hai cực kết thúc. Mỹ muốn
thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu để lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên,
từ đó đến nay, nhất là trong 10 năm gần đây, tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng,
thế giới từng bước chuyển từ đơn cực sang đa cực, đa trung tâm do tương quan lực
lượng, sức mạnh của các nước lớn có sự thay đổi nhanh chóng. Mỹ hiện nay tuy vẫn là
cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương
quan so sánh với các cường quốc khác. Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, tính
chung cả về tổng GDP, lĩnh vực vốn và khoa học - công nghệ, những vị thế đó đang
đứng trước những thách thức to lớn, ngày càng bị thu hẹp với các trung tâm quyền lực
khác. Về chính trị, vị thế và uy tín của Mỹ có chiều hướng ngày càng giảm sút. Sức
mạnh quân sự của Mỹ tuy còn vượt trội so với các quốc gia trên thế giới, nhưng
khoảng cách so với các nước như Nga, Trung Quốc đang bị thu hẹp dần.

Trong khi đó, Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh
tế thứ hai thế giới sau Mỹ và sức mạnh quân sự không ngừng được nâng cao. Sau hơn
30 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đạt được những thành tựu thần kỳ, kinh tế phát
triển nhanh liên tục (tốc độ trung bình 9,7%/năm), với GDP năm 2012 lên hơn 8.200 tỷ
USD. Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quốc phòng - an ninh, trở thành cường quốc
toàn cầu, có vai trò quyết định các vấn đề quốc tế; ngân sách cho quốc phòng năm
2012 là 106,6 tỷ USD (đứng thứ hai sau Mỹ). Trung Quốc cũng trở thành cường quốc
tầm cỡ thế giới về khoa học - công nghệ, được xếp hàng đầu thế giới về những ngành
khoa học - công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, vũ trụ, gien, công nghệ
xanh,...

Nước Nga đã có bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở lại là một trong những nước
lớn hàng đầu về kinh tế, quân sự. Sau thời gian suy giảm kéo dài, từ năm 2000 đến năm
2014, kinh tế Nga đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6 -
7%/năm. GDP của Nga đạt khoảng 1.954 tỷ USD, có dự trữ ngoại tệ lên tới 527 tỷ
USD (đứng thứ ba thế giới). Nga tiếp tục duy trì vị trí cường quốc quân sự hàng đầu
thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) ngày càng có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về kinh tế, EU
với 27 nước thành viên là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan trọng hàng đầu thế
giới. Năm 2012, GDP của EU đạt khoảng hơn 16.210 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng
GDP toàn cầu. EU còn là một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của thế
giới, nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ đứng đầu thế giới. EU có vai trò quan trọng
trong việc thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua các
thể chế tài chính quốc tế như G8, IMF, WB, WTO,...
Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về
chính trị và quân sự, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Năm 2012, GDP của
Nhật Bản đạt khoảng 6.072 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Nhật
Bản có nền khoa học - công nghệ phát triển cao, nhiều ngành khoa học - công nghệ của
Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới, nhất là công nghệ cao.

Ấn Độ đang phát triển để trở thành cường quốc kinh tế, quân sự. Sau 20 năm cải cách
kinh tế, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế luôn duy trì tốc độ phát
triển ở mức cao (bình quân 7%/năm), trở thành một trong mười nước có nền kinh tế
hàng đầu thế giới. Năm 2012, GDP của Ấn Độ đạt khoảng 1.743 tỷ USD. Ấn Độ là
nước có lực lượng lao động đông, tay nghề cao, giỏi tiếng Anh nên rất thuận lợi để
phát triển kinh tế tri thức. Ấn Độ có tiềm lực quân sự mạnh, là cường quốc quân sự ở
khu vực.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước lớn và sự thay đổi tương quan so sánh
lực lượng giữa các nước đó, trong những năm qua, thông qua quá trình hợp tác, liên
kết, cạnh tranh, đấu tranh, đã hình thành nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài
chính, thương mại quốc tế mới trong một thế giới kết nối, toàn cầu hóa. Chẳng hạn:
Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC); Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC); Hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM); Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột
kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị - an ninh; Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á
(AIIB); Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); Liên minh các quốc gia Nam
Mỹ (UNASUR)…

2. Xu hướng bảo hộ thương mại

Bảo hộ thương mại là thuật ngữ kinh tế học, theo đó quốc gia áp đặt thuế nhập khẩu
cao hoặc áp dụng các hàng rào kỹ thuật (yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh, an toàn,
lao động, môi trường, xuất xứ...) đối với một hoặc một số mặt hàng (hay dịch vụ) mà
mình có lợi thế để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ)
của mình. Trong thời gian qua, trên thế giới, xu thế bảo hộ thương mại đã và đang quay
trở lại. Điển hình như việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn ra gay gắt... Kinh tế thế giới
chứa đựng nhiều bất ổn, bởi xu hướng bảo hộ thương mại trở lại đồng nghĩa với việc
các rào cản thương mại được dựng nên ngày càng nhiều, các biện pháp hạn chế thâm
hụt thương mại được các nước sử dụng nhiều hơn. Chỉ tính riêng khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, đã có hàng chục nghìn biện pháp có tác động hạn chế thương mại
được áp dụng, gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Một số
xu hướng mới trong bảo hộ thương mại của các nước áp dụng là nhằm xác lập lại luật
chơi toàn cầu hay trong phạm vi một quốc gia, đó là chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-
Trung Quốc; Hoa Kỳ rút khỏi TPP hay sự kiện Brexit của nước Anh… Cuộc chiến
tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc thực chất là tái khẳng định vị trí số một của
Hoa Kỳ trong nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Với chính sách “Hoa Kỳ trước
nhất”, được dự báo tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn trong thời
gian tới. Bảo hộ thương mại đã lên đến đỉnh điểm tính đến thời điểm hiện nay là xung
đột thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra khi Quyết định của Chính quyền
Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ
USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao đã chính
thức có hiệu lực từ ngày 6/7/2018 và Trung Quốc áp dụng các biện pháp đáp trả. Hiện
không ai có thể đoán chắc cuộc xung đột thương mại này sẽ kéo dài bao lâu, cũng như
mức độ tác động của nó. Chủ nghĩa bảo hộ không chỉ có tác động tiêu cực đối với
những nước theo đuổi xu thế này mà cả với tăng trưởng toàn cầu. Đối với các nước
theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thương mại, người tiêu dùng không có điều kiện để lựa
chọn hàng hóa chất lượng cao và giá thành cạnh tranh như ở các nước theo đuổi thương
mại tự do và ngay cả các nhà sản xuất cũng không có động lực để áp dụng công nghệ
kỹ thuật cao vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các biện pháp hạn chế nhập
khẩu làm tổn thương đến kinh tế các nước và người tiêu dùng, nhất là những người có
thu nhập thấp.

3. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển

Thế kỷ XX đã xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới mà hậu quả vô cùng thảm khốc.
Hiện nay, nếu chiến tranh thế giới, chiến tranh giữa các nước lớn xảy ra sẽ dẫn tới nguy
cơ phá vỡ toàn bộ hạ tầng kinh tế của nhiều nước và nếu trở thành cuộc chiến tranh hạt
nhân thì tất cả sẽ bị hủy diệt. Vậy nên hòa bình và ổn định là nhu cầu và khát vọng của
toàn nhân loại. Phải có hòa bình mới có hợp tác, phát triển và ngược lại, nếu thế giới
bình yên, hợp tác và phát triển được đẩy mạnh sẽ củng cố được hòa bình của thế giới.
Chính sự hợp tác, hội nhập quốc tế, tùy thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích giữa các quốc
gia khiến mọi bất ổn, biến động sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng. Hòa bình, hợp
tác và phát triển đã và đang là một trong những xu thế khách quan, hết sức quan trọng
và tối cần thiết trong quan hệ quốc tế hiện nay. Đây là xu thế và là ước mong của toàn
nhân loại để xu thế này trở thành một giá trị lâu bền. Tuy nhiên trên thực tế, ở nhiều
nơi trên thế giới chưa có hòa bình, bởi vẫn có bạo lực, cường quyền áp đặt thay cho
hợp tác và vẫn có những nguy cơ kèm lẫn sự phát triển. Xu thế hòa bình, hợp tác và
phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc. Nó là thời cơ vì các quốc
gia sẽ có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, có điều kiện rút
ngắn khoảng cách với các nước phát triển và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất. Xu thế này gây ra thách thức cho các dân tộc là nếu như các
dân tộc không chớp thời cơ để phát triển thì sẽ bị tụt hậu hoặc hội nhập bị hoà tan. Hơn
nữa, là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực
nên còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Điều này đặt
ra thách thức đối với việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa
giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với
các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn
phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính
sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được
bản sắc văn hoá dân tộc.

4. Lê Đức Cường – Bùi Văn Mạnh, “Đôi nét về sáng kiến “Vành đai và Con đường”
của Trung Quốc”, 13/11/2017, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-
ngoai/doi-net-ve-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc/10813.html, truy
cập ngày 16/6/2021

5. Trần Việt Thái, “Vành đai, con đường: Hướng tới “Giấc mộng Trung Hoa”,
02/08/2017,
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/46202/%E2%80%9Cvanh-dai
%2C-con-duong%E2%80%9D--huong-toi-%E2%80%9Cgiac-mong-trung-hoa
%E2%80%9D.aspx , truy cập ngày 16/6/2021

6. Lam Phong, “Chủ nghĩa bảo hộ đe dọa kinh tế toàn cầu”, 03/09/2019,
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/chu-nghia-bao-ho-de-doa-kinh-te-toan-cau-
312242.html , truy cập ngày 16/6/2021

7. Tiến sĩ TERRY F. BUSS - MINH NHIÊN chuyển ngữ, “Mỹ rút khỏi TPP: Ai thiệt
nhất?”, 22/1/2017, https://tuoitre.vn/my-rut-khoi-tpp-ai-thiet-nhat-1256140.htm , truy
cập ngày 16/6/2021

8. Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016

9. GS, TS. VŨ VĂN HIỀN, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những biến
động trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - thời cơ và thách thức”,
12/4/2018, http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/nhung-bien-dong-trong-mot-
the-gioi-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-thoi-co-va-thach-thuc/11504.html , truy cập
ngày 16/6/2021
10. TS. Lê Quang Thuận, ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy - Viện Chiến lược và Chính
sách tài chính, “Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt
Nam”, 20/12/2018, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xu-huong-bao-ho-
thuong-mai-tren-the-gioi-va-kien-nghi-doi-voi-viet-nam-301021.html , truy cập ngày
16/6/2021

Thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao với biết bao sự kiện diễn ra một
cách nhanh chóng, vừa mang đến cho con người những thời cơ, vận hội và thắp sáng
những hy vọng tương lai, lại vừa đặt ra trước mắt những nguy cơ, thách thức và những
lo lắng bất an.

Thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao với nhiều sự kiện diễn ra một
cách nhanh chóng, phức tạp, khó lường, vừa mang đến cho các quốc gia - dân tộc
những thời cơ, vận hội và hy vọng vào tương lai; vừa đặt ra nguy cơ, thách thức và bất
an. Thế kỷ XXI mở ra một chương mới cho lịch sử nhân loại cùng với các xu hướng
mới trong quan hệ quốc tế mà mỗi quốc gia phải nhìn nhận đúng đắn, rõ ràng để có
chiến lược điều chỉnh kế hoạch phát triển đất nước của mình sao cho phù hợp với tình
hình quốc tế

You might also like