You are on page 1of 19

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Anh (Chị) hãy phân tích tính tất yếu khách quan của công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế của
Trung Quốc?
2. So sánh bối cảnh của công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế của Trung Quốc với Việt Nam?
3. Những thành công, hạn chế và bài học rút ra cho Việt Nam từ công cuộc cải cách, mở cửa kinh
tế của Trung Quốc là gì?
4. Anh (Chị) hãy phân tích các đặc điểm của mô hình kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc?
5. Phân tích các chính sách phát triển kinh tế thông qua các Đặc khu kinh tế của Trung Quốc? Bài
học cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế trong thời gian tới?
6. Nêu vai trò của kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Trung Quốc và những bài
học cho Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước?
7. Anh (Chị) hãy phân tích sự thay đổi về quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trung
Quốc trước và sau cải cách?
8. Phân tích các nội dung cải cách nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc? So sánh với các nội
dung trong Nghị quyết 10 về « Đổi mới quản lý nông nghiệp » năm 1986 của Việt Nam
9. Việc thực hiện các chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động như nào đến vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân của Trung Quốc?
10. Tác động của chiến lược “Hưng biên, phú dân” đến phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc?
Tác động của chiến lược này với Việt Nam?
11. Anh (Chị) hãy phân tích sự thay đổi về quan điểm kinh tế đối ngoại của Trung Quốc trước và
sau cải cách?
12. Theo Anh (Chị), Việt Nam cần làm gì để tận dụng thời cơ và khắc phục các thách thức của
chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc hiện nay?
13. Phân tích mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian gần đây?
14. Phân tích mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới tác động của chính sách
« Ngoại giao nước lớn »?
15. Việt Nam sẽ phải làm gì để cân đối mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ ?
16. Anh (chị) hãy phân tích các bước đi chính trong chiến lược ngoại giao nước lớn dưới thời Tập
Cận Bình ?
17. Việt Nam cần làm gì để giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ với Trung Quốc ?

TRẢ LỜI
1. Anh (Chị) hãy phân tích tính tất yếu khách quan của công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế của
Trung Quốc?
 Bối cảnh thế giới và tính tất yếu khách quan phải cải cách
- Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
 Tính tất yếu:
+ Tiền đề của toàn cầu hoá là sự phát triển mạnh mẽ của KHCN => Tạo cho Trung Quốc sức
ép phải đi theo con đường mới, con đường hội nhập, học hỏi và phát triẻn theo hướng công
nghệ và khoa học.
+ Xu thế này ưu tiên cho sự phát triển kinh tế => TQ tất yếu phải đưa ra những quyết sách
chiến lược mới dựa theo tình hình
+ Sáng tạo ra chế độ kinh tế trong tình hỉnh thế giới mới: => TQ buộc phải đi trên con
đường của chính mình.
- Gợi mở của thực tiễn xây dựng CNXH trong phong trào chủ nghĩa cộng sản quốc tế:
+ Xây dựng CNXH không có một mô hình cố định, dập khuôn một cách mù quáng một mô hình
nào đó để giải quyết vấn đề
+ Xây dựng CNXH lấy chủ nghĩa cộng sản làm mục tiêu, nhưng trong quá trình thực tiễn cụ thể
phải sử dụng chính sách và sách lược phù hợp với điều kiện lịch sử khách quan
+ Lựa chọn con đường xây dựng CNXH phải kết hợp với tình hình phát triển kinh tế và truyền
thống văn hóa của các nước
+ Xây dựng CNXH nền tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế, mỗi một nước XHCN đều
không thể gạt mình ra ngoài thế giới và đóng chặt cửa
 Tính tất yếu:
- Hợp tác và phát triển kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh, đặc biệt
Mối quan hệ tương hỗ giữa sự phát triển của APEC với sự phát triển kinh tế của Trung
Quốc.
+ Ảnh hưởng của bốn mạng lưới lớn trong hợp tác kinh tế khu vực Á – Thái đối với sự phát
triển kinh tế Trung Quốc
+ Mối quan hệ tương hỗ giữa sự phát triển của APEC với phát triển kinh tế của Trung Quốc
 Bối cảnh trong nước và tính tất yếu khách quan phải cải cách
- Từ năm 1927 đến 1949 Trung Quốc đã diễn ra 2 cuộc nội chiến giữa Trung Quốc Quốc Dân
Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu và ĐCS TQ do Mao Trạch Đông đứng đầu.
- Tháng 5/ 1958, Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động “Phong trào đại
nhảy vọt” với mục tiêu “Vượt Anh kịp Mỹ” => Cuộc “ Đại nhảy vọt” đã gây ra một nạn đói tồi
tệ nhất trong lịch sử loài người. Chính phủ Trung Quốc chính thức thừa nhận có khoảng 20
triệu người chết đói trong giai đoạn này, nhưng các phân tích độc lập cho rằng có từ 30 triệu
cho đến 40 triệu người chết vì đói.

- Từ tháng 5/1966 đến tháng 10/1976, Trung Quốc tiến hành “Cách mạng văn hóa” do Mao Trạch
Đông phát động, với mục tiêu chính là loại bỏ phần tử tư sản.

=> Các cuộc cách mạng này đã đã làm cho đất nước Trung Quốc khủng hoảng trầm trọng về kinh
tế, chính trị, xã hội nên nó cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn", "10 năm thảm họa"
 Với tình hình khách quan trên, Trung Quốc rất cần những bước đi mới tiến bộ để cứu đất
nước ra khỏi hoàn cảnh khó khăn, đen tối này. Và vào tháng 12/1978, Ban chấp hành TW
Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và
được nâng lên thành “đường lối chung” ở Đại hội XIII ĐCSTQ. Từ đây đã mở ra một nền
kinh tế mới mẻ, khởi sắc cho Trung Quốc đại lục.

2. So sánh bối cảnh của công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế của Trung Quốc với Việt Nam?

 Điểm giống
- Đều tiến hành trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp
lạc hậu; công nghiệp ké gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Cơ chế kinh tế cũ kìm hãm nền kinh tế, nguồn tài nguyên chưa được khai thác tối đa, tình trạng
bất ổn định cao
- Cùng chung ý thức hệ mong muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn bỏ qua chế độ TBCN, quá
độ lên CNXH, trong thời gian dài theo mô hình kinh tế hoá tập trung
- Bối cảnh thế giới:

 Điểm khác
- Về thời gian: Công cuộc cải ở Trung Quốc diễn ra vào năm 1978 còn ở Việt Nam là năm 1986
- Về khó khăn:
+ Trung Quốc: Trung Quốc bị bần cùng hoa vì bởi thảm họa Đại Nhảy vọt và Cách mạng văn
hóa
+ Việt Nam kiệt quệ vì chính sách tập thể hóa đất đai, quốc hữu hóa công nghiệp tư nhân và các
thể chế thương mại
- Điều kiện xã hội:
+ Việt Nam trài qua hơn 30 năm với 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, đã tàn phá nền kinh
tế, khả năng khôi phục lâu
+ Trung Quốc: Không còn chiến tranh( sau 1949) mà chỉ có nội chiến, đụng độ biên giới ít gây
ảnh hưởng
- Điều kiều địa chính trị:
+ Trung Quốc là nước có uy thế chính trị lớn, là 1 trong 5 thành viên không thường trực của hội
đồng bảo an LHQ, Trong những năm 60, TQ có mối liên hệ chính trị kinh tế với Mỹ và các
nước Tây Âu
+ Việt Nam là nước nhỏ địa vị chính trị thấp, khi tiến hành cải cách còn bị Mỹ bao vây cấm vận
gặp nhiều khó khăn

3. Những thành công, hạn chế và bài học rút ra cho Việt Nam từ công cuộc cải cách, mở cửa kinh
tế của Trung Quốc là gì?
 Khái quát qua về cải cách - mở của kinh tế ( tự viết)
 Thành công
- Tăng trưởng kinh tế nhanh cả về tốc độ và quy mô
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Cải thiện đời sống nhân dân TQ, xoá đói, giảm nghèo
- Xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN

 Hạn chế
- Không ổn định: Kinh tế Trung Quốc nằm trong xu thế suy giảm tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng
GDP của Trung Quốc năm 2014 là 7,4%, mức thấp nhất trong 24 năm kể từ năm 1990, năm
2015 là 6,9%; năm 2016: 6,7%; năm 2017: 6,9%
- Không cân bằng:
+ Giữa thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. TQ là nền kinh tế hướng đến xuất khẩu
chiếm đến hơn 80%, vì thế TQ phụ thuộc vào bên ngoài nên dẽ bị tổn thương bởi các biến động
của thế giới
+ Giữa thành thị và nông thôn:
+ Giữa vùng phía Đông và Đông Nam và vùng phía Tây : Nền kinh tế tập trung 80% ở cùng ven
biển và đồng bằng phía Đông và Đông Nam còn vùng phía Tây( chiếm gần 70% diện tích) nhg
chỉ phân bổ 20% kinh tế ở đây
- Không phối hợp: Do tăng việc giao quyền tự chủ đến các tỉnh lớn, khiến cho mỗi tính có những
cơ chế và chính sách phát triển, thu hút đầu tư cũng khác nhau. Điều ấy dẫn đến trường hợp các
tỉnh sẽ cạnh tranh với nhau, không có sự phối hợp.
- Không bền vững: Do tăng trưởng tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền
kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa được khắc phục kịp thời, như cạn
kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu - nghèo cao, phát triển
không cân đối... vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất lượng cao,
phát triển xã hội và quản trị xã hội vẫn là những thức thức lớn
- Mặt trái của DNNN: DNNN mang lại được hiệu quả xứng ngang với quyền lực to lớn của mình.
Hiệu quả kinh tế của các dự án chưa được cao, chưa phát huy được hết tiềm lực của mình
- Chủ nghĩa GDP: Trung Quốc là một quốc gia hướng đến xuất khẩu nên họ sẽ làm mọi cách để
tập trung thúc đẩy GDP ,
 Bài học cho Việt Nam ( có thể tham khảo slide chương 5 về bài học cho VN)
Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Công cuộc đổi mới
do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo cũng đã giành được những thành tựu quan
trọng và có ý nghĩa lịch sử. Trong quá trình đổi mới đất nước. Đảng và Chính phủ Việt Nam rất
coi trọng tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, nhất là của Trung Quốc. Từ khi bình thường hóa
quan hệ năm 1991 đến nay, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhiều lần xác định sẽ tăng cường hợp
tác, trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực như xây dựng và phát triển kinh tế, quản lý đất nước,
xây dựng Đảng. Từ những kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc, có thể rút ra một vài
bài học có giá trị gợi ý cho Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển với tám nội dung
lớn:
- Kiên trì lập trường mở cửa ra thế giới, coi toàn cầu hoá là cơ hội ngàn năm có một mà Việt Nam
phải nắm lấy để tiến lên.
- Xây dựng các đặc khu kinh tế, tạo đột phá mạnh, tạo đà lan tỏa phát triển nhanh và rộng.
- Tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.
- Phát triển xí nghiệp hương trấn.
- Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước “nắm lớn, buông nhỏ”.
- “Dò đá qua sông” kết hợp “đại luận chiến”.
- Kết hợp cải cách kinh tế với cải cách chính trị
- Huy động sức mạnh của người Việt ở nước ngoài.
=> Tóm lại: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế
tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.

4. Anh (Chị) hãy phân tích các đặc điểm của mô hình kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc?

 Đặc điểm
o Quan điểm về sở hữu:
- Xây dựng chế độ kinh tế đa sở hữu, trong đó lấy công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều chế độ sở
hữu cùng phát triển. Đây là chế độ kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường XHCN đặc sắc TQ.
- Sự phát triển nhiều loại hình kinh tế bao gồm kinh tế chế độ công hữu và kinh tế chế độ phi
công hữu có lợi cho việc làm phong phú kinh tế ở thành thị và nông thôn, thuận tiện cho đời
sống của nhân dân.
- Đa dạng hóa mô hình kinh doanh trong khối kinh tế chế độ sở hữu khác nhau. Mở cửa với bên
ngoài, xây dựng thử các đặc khu kinh tế, tiến hành hợp tác, chung vốn tư nhân của thương
nghiệp nước ngoài với kinh tế công hữu XHCN của đại lục.
- Nhà nước điều tiết chi phối huyết mạch nền kinh tế quốc dân.
- Nhà nước phải tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế chế độ sở hữu bình đẳng tham gia cạnh
tranh thị trường, đối với các loại xí nghiệp đều đối đãi bình đẳng.
- Về sở hữu đất đai:
+ Đất đai ở thành phố thuộc sở hữu của Nhà nước
+ Đất đai ở nông thôn thuộc sở hữu tập thể: Nông dân chỉ có quyền duy nhất với đất đai là
quyền sử dụng, không có quyền chuyển nhượng, thế chấp. Khi nông dân chuyển đi nơi khác thì
phải giao trả lại đất cho tập thể để giao cho người khác sử dụng. Việc quản lý, sử dụng đất đai ở
nông thôn Trung Quốc không phải nhất nhất theo một phương thức cụ thể mà rất linh hoạt, phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xh ở mỗi địa phương.

o Quan điểm về phân phối: Xây dựng và hoàn thiện phương thức phân phối xhcn
- Một là, lấy chế độ phân phối theo lao động làm chủ thể, các phương thức phân phối song song
cùng tồn tại, kết hợp với phân phối theo yếu tố sản xuất
- Hai là, thực hiện chính sách ưu tiên năng suất, hiệu quả và chú trọng công bằng
- Ba là, cho phép khuyến khích một bộ phận người giàu lên trước bằng lao động và kinh doanh
trung thực, đề xướng người giàu trước giúp người giàu sau, cuối cùng thực hiện xã hội cùng
giàu có
- Bốn là, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội nhiều tầng nấc, hoàn thiện chế độ cứu tế xã hội, xã
hội hóa việc cung cấp bảo hiểm xã hội cơ bản nhất.

o Quan điểm xác lập vai trò của Nhà nước là “hỗ trợ và hợp tác”.
- Vai trò “hợp tác” là Nhà nước hoạch định những chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động
của các quy luật trong nền kinh tế thị trường bên cạnh việc bảo đảm các mục tiêu kinh tế - xã
hội của mình.
- Nhà nước có thể thông qua các chính sách tín dụng, thuế, tiền tệ để tác động tích cực lên nền
kinh tế, song không được can thiệp vào các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh doanh sản
xuất trên thị trường.
- Thực thi thể chế KTTT XHCN tại Trung Quốc nhằm phát huy vai trò “hỗ trợ và hợp tác” của
Nhà nước một cách hiệu quả, hướng tới triển khai các chính sách điều tiết vĩ mô phù hợp của
Nhà nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh bố cục cơ cấu kinh tế hướng tới các mục
tiêu phát triển lâu dài, đồng thời vẫn phải kích thích tối đa sức mạnh của từng tế bào kinh tế.
o Thể chế kinh tế do Đảng Cộng Sản lãnh đạo và cầm quyền: Đặc trưng bản chất nhất và cũng
là tính ưu việt nhất của CNXH đặc sắc Trung Quốc là Đảng Cộng sản lãnh đạo, bởi vậy mà
trong lĩnh vực kinh tế, sự lãnh đạo tổng thể của Đảng cũng chính là đặc trưng quan trọng nhất
của KTTTXHCN nói riêng và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc nói chung. Đặc
biệt là tính phức tạp của kinh tế rất cần sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó phát huy tối đa ưu thế ổn
định về mặt chính trị, thống nhất về các chủ trương chính sách cải cách phát triển kinh tế có liên
quan, thực hiện sự phát triển liên tục, bền vững của kinh tế xã hội.
o Kinh tế thị trường thực hiện nguyên tắc cùng giàu có: Người dân phải được hưởng thụ đầy đủ
thành quả của phát triển kinh tế mang lại, điểm xuất phát và cũng là đích đến của phát triển kinh
tế là mưu cầu sự giàu có, hạnh phúc cho tất cả nhân dân, thực hiện và bảo đảm lợi ích căn bản
của quảng đại quần chúng nhân dân. Nói cách khác, sau khi đã làm cho “một bộ phận giàu
trước”, thì đây phải là lúc khiến cho “tất cả cùng giàu”.

5. Phân tích các chính sách phát triển kinh tế thông qua các Đặc khu kinh tế của Trung Quốc? Bài
học cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế trong thời gian tới?

 Khái quát:

- Năm 1980, Trung Quốc thành lập bốn ĐKKT (Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải thuộc tỉnh
Quảng Đông và Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến)
- Hiện nay, Trung Quốc có sáu ĐKKT (thêm Kashgar và đảo Hải Nam). Mới đây, Trung Quốc
chọn thêm Hùng An (gồm ba huyện thuộc tỉnh Hà Bắc nhưng nằm gần Bắc Kinh và Thiên Tân -
hai thành phố lớn nhất miền Bắc của Trung Quốc) làm ĐKKT.
 Nhằm giảm áp lực cho thủ đô Bắc Kinh cũng như thúc đẩy nền kinh tế hướng tới dịch vụ và
các ngành công nghệ cao, có thể trở thành Thâm Quyến thứ hai
 Phân tích:
Các mô hình khu kinh tế tự do cổ điển tỏ ra không mấy thuyết phục và không đủ tầm để thử
nghiệm chính sách nên ban lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định phải tìm cho được mô hình
riêng của họ.Quyết tâm cải cách mở cửa, xây dựng các ĐKKT trước những tranh luận gay gắt
trong nước Cuối cùng, với sự quyết tâm cao của lãnh đạo, sự kiên trì thực hiện, vai trò và uy tín
của ông Đặng Tiểu Bình cùng với kết quả đạt được của các ĐKKT, cho đến nay thực tế đã
chứng minh đặc khu là mô hình phát triển kinh tế thích hợp. Các chính sách:
- Doanh nghiệp hoạt động trong ĐKKT được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân...
- Lúc đầu là gia công, lắp ráp vì hình thức này đơn giản, nước chủ nhà hưởng tiền gia công, giải
quyết việc làm, còn thị trường, quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh do chủ đầu tư đặt hàng gia
công, lắp ráp lo liệu. Khi có điều kiện mới phát triển công nghiệp chế tạo, công nghiệp công
nghệ cao. Công nghiệp phát triển kéo theo sự ra đời các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
- Các chính sách ưu đãi về tài chính rất rộng rãi, quản lý thông thoáng, hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc
tế, nhằm tạo sức hút lớn đối với đầu tư nước ngoài. Đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư
nước ngoài.
- “Mượn gà đẻ trứng” để thực hiện chính sách của trung ương “cho chính sách không cho tiền”
(cho chính quyền ĐKKT được giữ lại tiền thuê đất; giữ tiền thu ngân sách 10 năm đầu, tức là đến
năm 1989, để phát triển hạ tầng).
- Chính quyền đặc khu thực hiện hầu hết chức năng quản lý nhà nước như cấp phép đầu tư, quyền
sử dụng đất (hai khâu này cấp cùng một lúc); tiêu thụ sản phẩm vào nội địa; chấp thuận tuyển
dụng lao động trực tiếp của các doanh nghiệp; quy định mức lương, hình thức trả lương, tiền
thưởng, bảo hiểm lao động... Thực hiện cơ chế phân quyền, không bao quyền đã phân ở cấp
được phân quyền và không tản quyền ở cùng một cấp.
- Doanh nghiệp chỉ cần liên hệ và giải quyết mọi thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh
doanh theo nguyên tắc “một cửa, một dấu và tại chỗ” với cơ quan quản lý đặc khu. Cơ quan
chuyên ngành cử đại diện của mình bên cạnh cơ quan quản lý đặc khu giải quyết trực tiếp tại
chỗ.
 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam dựa trên chính sách đặc khu kinh tế TQ:
- Thứ nhất, dự báo, đánh giá đúng tình hình trong nước, cục diện thế giới và chớp lấy thời cơ.
- Thứ hai, thống nhất nhận thức: lấy hành động để thuyết phục nhân dân.
- Thứ ba, khung pháp lý rõ ràng, dễ thực hiện, cơ chế quản lý thông thoáng, bộ máy quản lý tinh
gọn, hiệu lực và hiệu quả.
- Thứ tư, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút đầu tư nước
- Thứ năm, đa dạng hóa hình thức huy động vốn phát triển hạ tầng.

6. Nêu vai trò của kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Trung Quốc và những bài
học cho Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước?
 Vai trò của kinh tế tư nhân

Vai trò của khu vực ngoài quốc doanh với nền kinh tế Trung Quốc đã được thể chế hóa từ dưới thời
tổng bí thư Giang Trạch Dân (1989-2002). Với thuyết "ba đại diện" của ông Giang, (ĐCSTQ) được
coi là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của
đông đảo nhân dân Trung Quốc - như thế đảng chính thức chào đón các doanh nhân, tức những nhà tư
bản, gia nhập.
- Đóng vai trò then chốt giúp kinh tế Trung Quốc thật sự cất cánh trong vòng 20 năm qua,
vươn lên trở thành nền kinh tế số 2 thế giới.
- Là lực lượng khổng lồ trong nền kinh tế TQ, đóng góp lớn cho quốc gia (Theo Ủy ban Cải
cách và phát triển quốc gia (NDRC), khu vực tư nhân đóng góp hơn 50% tổng doanh thu
thuế, 60% GDP, hơn 70% đổi mới công nghệ, hơn 80% việc làm ở thành thị, và 90% các
doanh nghiệp mở mới ở Trung Quốc)
 Công thức "50/60/70/80/90" này thường được coi là tóm tắt hùng hồn nhất về tầm quan
trọng cũng như tính trung tâm của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế của Trung
Quốc.
- Từ sự phát triển của kin h tế tư nhân đã dẫn đến sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế khổng
lồ như Alibaba, Tencent, Geely,..
- Góp 1 phần lớn cho xã hội từ việc hoạt động phúc lợi và thiện nguyện
- Tuy nhiên, Quyền lực thị trường của họ dần lớn mạnh tới mức chính quyền thấy cần phải
kiểm soát họ chặt chẽ hơn
 Vai trò của kinh tế nhà nước
- Giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế
- Quản lý và điều hành kinh tế: Chính phủ Trung Quốc có vai trò lớn trong quản lý và điều
hành kinh tế. Chính sách, quy định và biện pháp của nhà nước được áp dụng để kiểm soát và
hướng dẫn các lĩnh vực kinh tế chủ chốt, bao gồm tài chính, ngân hàng, thương mại, đầu tư
và công nghiệp. Nhà nước cũng can thiệp để điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm
bớt các rủi ro kinh tế
- Quản lý tài nguyên và nguồn lực: Nhà nước Trung Quốc đóng vai trò trong việc phân phối
và quản lý các tài nguyên quan trọng như đất đai, nước, năng lượng, và các nguồn lực tự
nhiên khác. Chính phủ quyết định về sử dụng và phân phối các tài nguyên này để đảm bảo
sự cân đối giữa các khu vực và ngành công nghiệp khác nhau, và để đảm bảo an ninh tài
nguyên quốc gia
- Hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế: Nhà nước Trung Quốc chơi vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế. Chính phủ cung cấp tài trợ, chính sách
khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm
- Quản lý và kiểm soát thị trường: Nhà nước Trung Quốc can thiệp vào thị trường để bảo vệ
lợi ích quốc gia và đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh. Chính phủ áp dụng các biện pháp
bảo hộ thương mại, quản lý giá cả và điều chỉnh hoạt động của các công ty và ngân hàng để
đảm bảo sự ổn định và sự phát triển bền vững của thị trường.
 Bài học cho Việt Nam

7. Anh (Chị) hãy phân tích sự thay đổi về quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trung
Quốc trước và sau cải cách?

a, Công nghiệp hoá ở TQ trc cải cách

- Chiến lược “ Đuổi kịp Mỹ vượt Anh”: nội dung trọng tâm là ưu tiên tập trung phát triển công
nghiệp nặng. Trung Quốc hiện thực hóa ước mơ biến đất nước thành một quốc gia công nghiệp
khổng lồ và hiện đại bằng cách dốc toàn lực xây dựng các ngành công nghiệp nặng. Hiển nhiên
chiến lược phát triển kinh tế này chịu nhiều tác động của những lựa chọn chính trị, mà cụ thể là
sự học tập – vay mượn mô hình Liên Xô.
- Chương trình về CNH của TQ
+ Ba cải một hóa (1950): Cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương
nghiệp TBCN và CNH đất nước theo mô hình Xô Viết – ưu tiên phát triển CN nặng
+ Bốn hiện đại hóa ( cuối 1970): công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, quốc phòng
b, Công nghiệp hoá của TQ sau cải cách
 Mục tiêu và các nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp hóa ở Trung Quốc sau cải cách
- Mục tiêu: Biến Trung Quốc thành “nước có tỷ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền công nghiệp
hiện đại và ngành dịch vụ hiện đại”, giá trị sản lượng bình quân đầu người đạt mức các nước
phát triển trung bình (ĐH XIII), có đời sống nhân dân tương đối sung túc (ĐH XV).
- Các nhiệm vụ cơ bản của CNH
+ Chuyển thành nước CNH có tỷ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền công nghiệp hiện đại và
dịch vụ hiện đại.
+ Xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ XHCN và các thể chế khác
+ Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN tràn đầy sức sống, tương đối chín
muồi.
+ Chuyển sang nền văn hóa giáo dục khoa học kỹ thuật tương đối phát triển
+ Chuyển đa số dân nghèo đói, mức sống tương đối thấp sang toàn dân tương đối sung túc
+ Từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế văn hóa giữa các khu vực thông qua sự
phát triển có thứ tự.
+ Chuyển từ nền kinh tế tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn sang nền kinh tế thị trường tương đối cao
+ Từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch với trình độ tiên tiến trên thế giới
c, Mô hình công nghiệp hoá mới ở TQ
 Con đường chiến lược CNH mới
- “Tin học hóa là sự lựa chọn tất yếu để nước ta nhanh chóng thực hiện CNH, HĐH. Kiên trì lấy
tin học hóa lôi kéo CNH, lấy CNH thúc đẩy tin học hóa, đi lên con đường CNH mới với hàm
lượng khoa học kỹ thuật cao, hiệu quả kinh tế tốt, tiêu hao tài nguyên thấp, ô nhiễm môi trường
giảm, ưu thế tài nguyên nhân lực phát huy dồi dào”.(Báo cáo của Đại hội Đảng XVI )
- Tri thức hoá + công nghiệp hoá + Hiện đại hoá
 Cách thực hiện chiến lực CNH mới
- Phải dựa vào khoa học kỹ thuật. Trước hết là phải phát triển công nghệ thông tin
- Phải thực hiện chiến lược phát triển bền vững. “đặt phát triển bền vững vào vị trí nổi bật, gắn
sinh đẻ có kế hoạch vào bảo vệ môi trường”
- bảo vệ và khai thác hợp lý và tiết kiệm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho toàn dân, làm tốt việc bảo vệ và xây dựng môi trường
sinh thái.

8. Phân tích các nội dung cải cách nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc? So sánh với các nội
dung trong Nghị quyết 10 về « Đổi mới quản lý nông nghiệp » năm 1986 của Việt Nam

a) Phân tích các nội dung cải cách nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc
- Từ năm 1978 đến năm 1984 là giai đoạn đột phá cải cách nông thôn.
+ Đột phá tự phát thể chế công xã nhân dân: Một số vùng nông thôn của Trung Quốc đã tự phát
hình thành các hình thức, chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp như khoán sản phẩm đến tổ,
khoán sản phẩm, công việc đến hộ và được sự ủng hộ của Đảng
+ Hình thành các hình thức, chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp như khoán sản phẩm đến tổ,
khoán sản phẩm, công việc đến hộ một cách tự phát và được sự ủng hộ của Đảng
+ Xây dựng và phổ biến chế độ trách nhiệm sản xuất với nhiều loại hình trong lĩnh vực nông
nghiệp (1980).
=> Làm thay đổi căn bản cơ sở tổ chức kinh tế vi mô ở nông thôn Trung Quốc, đảm bảo cho nông dân
quyền tự chủ kinh doanh tương đối độc lập, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất ở nông thôn, thúc
đẩy nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, đặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân
- Từ năm 1985 đến năm 1991 là giai đoạn thúc đẩy toàn diện cải cách nông thôn
+ Tiến hành cải cách chế độ thống nhất thu mua, tiêu thụ nông sản, xác định rõ thực hiện hai chế
độ thu mua là mua theo hợp đồng và mua theo giá trên thị trường.
+ Thả nổi giá cả nông sản và thị trường bán buôn nông sản phát triển mạnh mẽ, một loạt thị
trường bán buôn có tính khu vực và thị trường thương mại nông sản phát triển mạnh ở các nơi.
+ Tích cực tiến hành điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, khuyến khích phát triển nhiều
loại hình kinh doanh: Tối ưu hóa cơ cấu ngành trồng trọt, thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp và
chăn nuôi phát triển toàn diện, khuyến khích nông dân làm dịch vụ nông nghiệp, thúc đẩy kinh
tế nông thôn phát triển tổng hợp, từ thuần nông truyền thống sang đa ngành
=> Kinh tế hàng hóa dần dần được hình thành trong kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đã phát huy tác
dụng ngày một lớn, đặt cơ sở cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn quá độ toàn diện chuyển sang kinh
tế thị trường.

- Từ năm 1992 đến năm 2001 là giai đoạn cải cách nông thôn chuyển toàn diện sang thể chế
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
+ Thúc đẩy hơn nữa theo hướng sản xuất lương thực hàng hóa, thị trường hàng hóa kinh doanh.
+ Thời hạn khoán đất sẽ kéo dài thêm 30 năm, đồng thời thực hiện chính sách "bảo đảm định
lượng, thả nổi giá cả" thu mua lương thực, tăng cường điều tiết vĩ mô đối với thị trường lương
thực.
+ Cải cách quyền sở hữu tài sản, đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật,
+ Áp dụng một loạt chính sách, giải pháp nhằm tăng cường sự định hướng và quản lý đối với
làn sóng di chuyển lực lượng lao động nông thôn.
=> Các nguồn lực sản xuất ở nông thôn Trung Quốc đã được phân bổ theo nhu cầu thị trường.

- Từ năm 2002 đến nay là giai đoạn mới tính toán tổng thể phát triển thành thị và nông thôn,
xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
Đảng đưa ra phương châm chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành thị và nông thôn, đánh
dấu nhận thức của Đảng đối với cải cách, phát triển nông thôn được nâng lên một tầm cao mới

+ Trợ cấp trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy cải cách thuế nông nghiệp
+ thúc đẩy cải cách tổng hợp nông thôn
+ Đẩy mạnh giải quyết vấn đề phát sinh do nông dân vào thành phố làm thuê
+ nâng cao hiệu quả thực hiện các sự nghiệp xã hội ở nông thôn, ngân sách hỗ trợ đối với nông
nghiệp và nông thôn
+ mở cửa đối ngoại sâu rộng trong lĩnh vực nông nghiệp
 Nội dung cải cách nông nghiệp, nông thôn
- Xóa bỏ công xã nhân dân, xác lập chế độ kinh doanh hộ gia đình
- Mở cửa toàn diện thị trường nông sản
- Xóa bỏ thuế nông nghiệp
- Trợ cấp trực tiếp cho nông dân
- Đẩy mạnh cải cách nông thôn
b, So sánh với các nội dung trong Nghị quyết 10 về « Đổi mới quản lý nông nghiệp » năm 1986
của Việt Nam

● Khái quát về Nghị quyết 10 về « Đổi mới quản lý nông nghiệp » năm 1986 của Việt Nam
- Trước khi nói tới Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị cần nhắc tới Chỉ thị 100 của Ban Bí thư
khóa IV, tháng 1-1981 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp đã tạo ra không khí hồ hởi
trong nông thôn và bước phát triển mới về nông nghiệp mà đã được nhắc tới nhiều lần.
Tuy nhiên nó còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn, và cũng như lần trước nông dân một
số vùng và lãnh đạo một số địa phương cũng bắt đầu tháo gỡ những vướng mắc trong
thực tiễn
- Khoán 10 đã tạo ra những vấn đề đột phá:
+ Coi hợp tác xã như đơn vị kinh tế tự quản, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ,
nhận khoán với hợp tác xã
+ thực sự giải phóng sức sản xuất; gắn sắp xếp, tổ chức lại sản xuất với cải tạo xã
hội chủ nghĩa, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào sản
xuất nông nghiệp; phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế
+ Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là đảm bảo lợi ích chính
đáng của người sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa
+ Mở rộng dân chủ, đề cao pháp chế, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa
+ Đổi mới về tổ chức và cán bộ phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới.
● So sánh
- Giống:
+ Chú trọng vào hợp tác xã
+ Tập trung thúc đây sản xuất, chế độ sở hữu, mang lại lợi ích
+ Tích cực đổi mới hình thức quản lý, trao quyền nhiều hơn cho nông dân
- Khác
+ Trung Quốc Đi sâu cải cách thể chế lưu thông theo hướng thị trường, hoàn thiện chế
độ giá bảo hộ thu mua lương thực, dự trữ lượng thực. TQ làm tốt hơn VN trong việc tổ
chức thị trường thu mua sản phẩm cho nông dân ( Thị trường bán buôn, bán lẻ)
- Trung Quốc Đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật nông thôn, tăng đầu tư khuyến
khích áp dụng và sáng tạo khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Việt Nam yếu hơn trong
khâu áp dụng KHCN vào trong sản xuất nông nghiệp
- Ngoài ra, TQ thúc đẩy toàn diện cải cách thuế phí ở nông thôn, chuyển chức năng của
chính quyền và Cải cách thể chế tiền tệ nông thôn

9. Việc thực hiện các chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động như nào đến vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân của Trung Quốc?

 Khái quát qua về chính sách CNH-HĐH của TQ


- Trước cải cách:
+ Thực hiện chiến lược “Đuổi kịp Mỹ, vượt Anh: tập trung vào công nghiệp nặng; thực hiện
các chương trình về CNH của TQ trước cải cách:
+ Ba cải một hoá (1950): Cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương
nghiệp TBCN và CNH đất nước theo mô hình Xô Viết – ưu tiên phát triển CN nặng.
+ Bốn hiện đại hoá (cuối 1970): công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, quốc phòng.
- Sau cải cách:
+ Biến TQ không chỉ là CNH mà còn hiện đại hoá, tuy nhiên người TQ rất ít khi dùng thuật
ngữ CNH mà họ dùng hiện đại hoá nhiều hơn.
+ Mục tiêu: Biến Trung Quốc thành “nước có tỷ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền công
nghiệp hiện đại và ngành dịch vụ hiện đại”, giá trị sản lượng bình quân đầu người đạt mức
các nước phát triển trung bình (ĐH XIII), có đời sống nhân dân tương đối sung túc (ĐH
XV).
 Tác động:
*Tích cực:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là con đường nhanh nhất để nông dân
tiếp cận với khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiếp cận với các nguồn lực phát triển:
Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ giống cây trồng và vật nuôi, trong kỹ thuật sản xuất,
bảo quản, vận chuyển, tích trữ… đã làm cho sản xuất nông nghiệp từng bước thoát khỏi sự phụ
thuộc trực tiếp vào các yếu tố tự nhiên; mở ra khả năng tối ưu nhất để nông dân được tiếp cận
các nguồn lực về vốn với nhiều loại hình ngân hàng, tín dụng, các dự án, các quỹ… trực tiếp hỗ
trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp
- Thu nhập của người nông dân được cải thiện rõ rệt, đời sống được nâng cao, công tác xóa đói
giảm nghèo được thực hiện, chính sách an sinh xã hội được quan tâm : CNH-HĐH đã tạo ra
nhiều việc làm thu hút lao động tại chỗ cả lao động đã được đào tạo, chưa được đào tạo, tăng
thu nhập cho dân nông thôn. Vì thế, đời sống của nông dân được nâng cao rõ rệt, bước đầu có
tích lũy, đầu tư nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, cũng như đầu tư mở rộng sản xuất
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn là một thành tựu quan trọng của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã mang lại cho đời sống dân nông thôn bước
phát triển toàn diện.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã làm thay đổi một cách khá căn bản
người dân nông, thay đổi cách tổ chức đời sống nông dân, xã hội nông thôn theo hướng văn
minh, hiện đại : là sự thay đổi về nghề nghiệp, thu nhập và đời sống; giao lưu, hội nhập, tiếp
nhận những giá trị hiện đại văn minh trong cách nghĩ, lối sống văn minh hiện đại. Do sự thay
đổi trong lối sống, nếp nghĩ, tác phong của mỗi cá nhân, sự tiếp nhận những giá trị văn minh
mới nên cách tổ chức đời sống xã hội nông thôn bên cạnh kế thừa và phát huy những giá trị
truyền thống, nhiều giá trị văn minh, hiện đại cũng hiện diện trong đời sống xã hội nông thôn.

*Tiêu cực
- Đất đai bị thu hồi một cách phổ biến làm cho nông dân không có đất canh tác, không có việc
làm tại chỗ đang đặt ra rất nhiều thách thức và nguy cơ đối với lợi ích kinh tế của nông dân :
Đất nông nghiệp và đất ở ở nông thôn, nhất là vùng đồng bằng, ngày càng bị thu hẹp thậm chí,
có nơi nông dân phải di dời, đến nơi ở mới thay đổi toàn bộ đời sống, tập quán và không có đất
canh tác.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang đẩy nhanh
quá trình phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội nông thôn đang diễn ra
một cách gay gắt :Đất đai ngay càng bị thu hẹp, chất lượng lao động thấp, công tác đào tạo nghề
không được quan tâm, kinh tế hộ gia đình thiếu vốn, yếu kém, manh mún, tình trạng thiếu việc
làm phổ biến, sự phân hóa mạnh mẽ về thu nhập… đang tạo ra một bức tranh nhiều mảng tối,
tương phản về phân hóa xã hội giữa các nhóm và tầng lớp xã hội nông thôn được biểu hiện ở
mức sống, về thói quen sinh hoạt và quan hệ cộng đồng.

10. Tác động của chiến lược “Hưng biên, phú dân” đến phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc?
Tác động của chiến lược này với Việt Nam?
 Khái quá về chiến lược “Hưng biên, phú dân”
 TQ đi theo con đường XHCN do đó chính sách dân tộc dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-
Lenin kết hợp chặtc chẽ với tình hình quốc gia. Trải qua thời gian của cải cách mở cửa,
do chấp nhận chính sách phát triển kinh tế không đồng đều, TQ tạo ra một thực tế là trình
độ phát triển kinh tế ở miền Tây, đặc biệt là vùng đồi núi cao, kém xa khu vực miền
Đông, dân số đói nghèo và các huyện trọng điểm đói nghèo đều nằm ở phía Tây.
 Trước tình hình đó, vào những năm 90 của thế kỉ XX, TQ đã đề ra chiến lược khai thác
và phát triển miền Tây, nhằm đưa miền Tây theo kịp các vùng kinh tế khác, đặc biệt là
giảm bớt khoảng cách chênh lệch so với miền Đông.
 Với chiến lược Đại khai phát miền Tây, năm 1998 Uỷ ban dân tộc TW đề ra chiến lược “
Hưng biên, phú dân” với ý nghĩa là chấn hưng biên giới, phú dự biên dân. Mục đích :”
Phú dân, hưng biên, cường quốc, mục lân” có nghĩa làm cho biên giới hưng thịnh, vững
mạnh, nâng cao cuộc sống cho nhân dân vùng biên, làm giàu mạnh cho Trung Quốc, hoà
thuận với nước láng giềng.
 Tác động của chiến lược

- Phát triển kinh tế vùng biên giới: Chiến lược "Hưng biên, phú dân" đặt mục tiêu phát triển kinh
tế và hạ tầng ở các vùng biên giới của Trung Quốc. Chính phủ đã đầu tư vào các ngành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh
và tăng cường đầu tư tại các khu vực này. Điều này giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và
nâng cao thu nhập cho người dân vùng biên giới.

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế và thương mại: Chiến lược này cũng nhằm khuyến khích hợp tác quốc
tế và thương mại với các nước lân cận. Trung Quốc đã tạo ra các khu kinh tế biên giới và khu
công nghiệp lân cận để thu hút đầu tư và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Điều này đã giúp thúc đẩy
thương mại và tăng cường quan hệ kinh tế với các nước hàng xóm, góp phần vào tăng trưởng
kinh tế của Trung Quốc.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống và điều kiện sống: Chiến lược này cũng nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống và điều kiện sống của người dân ở vùng biên giới. Chính phủ đã đầu tư vào cơ
sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và các chương trình phát triển xã hội như giáo dục, y tế và an sinh
xã hội. Điều này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đời sống của người dân vùng biên giới

- Tăng cường an ninh và ổn định khu vực: Mục tiêu của chiến lược "Hưng biên, phú dân" cũng là
tăng cường an ninh và ổn định khu vực biên giới. Việc tạo ra môi trường phát triển kinh tế và
cải thiện đời sống dân cư có thể giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và
ổn định khu vực.

- Mở rộng quan hệ ngoại giao, giao lưu văn hoá ở khu vực biên giáp với các nước: Ấn độ, Nepal,
Pakistan, …
11. Anh (Chị) hãy phân tích sự thay đổi về quan điểm kinh tế đối ngoại của Trung Quốc trước và
sau cải cách?
1, Quan điểm kinh tế đối ngoại trước cải cách
 Hoạt động ngoại thương nói chung được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà nước có những ưu
đãi hạn chế để hoạt động hiệu quả vì vị thế của họ không bị cạnh tranh tranh chấp
 Chế độ tổng thể mà Trung Quốc áp dụng là hướng tới tự cung tự cấp và thay thế nhập khẩu
 Kiểm soát chặt chẽ hoạt động ODI của các doanh nghiệp
=> Chi phí kinh tế kém hiệu quả, tắc nghẽn hàng hoá trung gian công nghệ thiết yếu, thiếu ngoại hối và
hàng tiêu dùng, và mức lương thực tế trung bình thấp.
2, Sự thay đổi trong quan điểm về kinh tế đối ngoại ở Trung Quốc
Sự thay đổi trong quan điểm của TQ dựa trên 3 phương diện: Quan niệm mở cửa kinh tế; Ngoại
thương: Đầu tư
 Quan niệm mở cửa
- Mở cửa đối ngoại toàn phương vị: Mở rộng giao lưu trên tất cả lĩnh vực…
- Tư nhân hóa các lĩnh vực kinh tế, khuyến khích khởi nghiệp, đón nhận mọi nguồn đầu tư nước
ngoài
 Ngoại thương
o Trước khi gia nhập WTO
- Thay thế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu cận biên ( 1980-1983)
+ Xuất khẩu trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, chẳng hạn như dệt, may và giày dép, sẽ
bùng nổ một khi các nhà sản xuất có thể nhận biết và thấy trước được mức giá tương đối "phù
hợp" trên thị trường.
+ Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích xuất khẩu dường như vẫn còn thấp về mức độ bù đắp
thay thế nhập khẩu.
+ Các chính sách ưu đãi khu vực, hệ thống giữ lại ngoại hối và thị trường ngoại hối thứ cấp (các
FEAC, Trung tâm Điều chỉnh Ngoại hối) mới chỉ được đưa vào thực nghiệm trên cơ sở thử
nghiệm
- Thúc đẩy xuấ khẩu trung hoà thay thế nhập khẩu ( 1984 -1990): Giảm thuế xuất khẩu; Trợ cấp
xuất khẩu; Hạn ngạch giữ lại ngoại hối; Hệ thống nhiều tỷ giá hối đoái
- Thúc đẩy xuất khẩu và tự do hoá thương mại biên ( 1991-1993): Giảm thuế suất; Hạn nghạch và
giấy phép nhập khẩu; trợ cấp xuất khẩu; Biện pháp thay thế nhập khẩu đã loại bỏ
- Tự do hoá thương mại triệt để ( 1994-2001)
+ Ban hành Luật Ngoại thương, đặt nền tảng pháp lý cho chế độ chính sách thương mại hiện đại
của Trung Quốc.
+ Cơ cấu bảo hộ được điều chỉnh để có xu hướng "trung lập hóa thương mại".
+ Tài khoản vãng lai được tự do hóa hoàn toàn; Hệ thống tỷ giá hối đoái kép cũng bị bãi bỏ
bằng cách hợp nhất thành một tỷ giá thống nhất, được quản lý và thả nổi vào năm 1994

o Sau khi gia nhập WTO


- Thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO và tiếp tục tự do hoá thương mại (2001-2005)
+ Sửa đổi Luật Ngoại thương, hủy bỏ hệ thống phê duyệt thương mại, tất cả các doanh nghiệp
và cá nhân trong nước có thể được hưởng quyền kinh doanh hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
- Điều chỉnh chính sách thương mại và chuyển đổi mô hình tăng trường (2006-2008)
+Tăng cường hạn chế xuất khẩu đối với hàng công nghiệp và một số sản phẩm nông nghiệp,
bao gồm những mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, tiêu thụ nhiều năng lượng, ô
nhiễm cao và hàm lượng công nghệ thấp.
- Giải quyết và phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ( 2008 đến nay)
+ Thúc đẩy tài trợ thương mại và tạo thuận lợi thương mại, nới lỏng kiểm soát xuất khẩu và
tăng cường hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu
+ Bảo hộ nhập khẩu tạm thời để giảm bớt cú sốc khủng hoảng tài chính.

 Đầu tư
o Đầu tư ra nước ngoài (ODI)
- Giai đoạn kiểm soát chặt chẽ(1979-1985)
+ Hoạt động ODI bị kiểm soát chặt chẽ
+ Chỉ có những công ty ngoại thương thuộc sở hữu nhà nước dưới sự giám sát của Bộ Ngoại
thương và Hợp tác Kinh tế (nay là Bộ Thương mại) và các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh
dưới sự giám sát của Ủy ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước được phép đầu tư ra nước
ngoài
- Giai đoạn khuyến khích thận trọng (1986-1991)
+ Việc phê duyệt các dự án ODI nhưng từng bước được nới lỏng
+ các doanh nghiệp nhà nước khác không thuộc lĩnh vực ngoại thương cũng được phép đầu
tư ra nước ngoài
- Giai đoạn khuyến khích tích cực (1992-1998)
+ Đẩy mạnh cải cách kinh tế và hội nhập toàn cầu, đặc biệt là cải cách doanh nghiệp nhà
nước để hình thành các tập đoàn lớn kinh tế lớn
+ Tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là hơn 100 tập đoàn
kinh tế nhà nước
+ Nới lỏng thủ tục phê duyệt dự án ODI và quản lý ngoại hối cũng nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
- Giai đoạn tăng trưởng nhanh (1999-2009)
+ Đầu tư vào các dự án khai thác tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước, dự
án đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ, sản phẩm, thiết bị và lao động
+ Đầu tư thành lập các trung tâm nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài nhằm sử dụng tốt
hơn công nghệ tiên tiến trên thế giới, nâng cao năng lực quản lý cũng như kỹ năng của các
chuyên gia
- Giai đoạn đẩy mạnh chiến lược “đi ra ngoài” (2010-nay)
+ Di chuyển các ngành nghề tiêu hao năng lượng, có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi
trường ra nước ngoài để tiếp nhận công nghệ có trình độ cao hơn
+ Tăng cường ODI để đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên thiếu hụt trong nước ổn định và
lâu dài
+ Tăng cường hoạt động M&A để gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế và tiếp cận với công
nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý và mạng lưới phân phối của các tập đoàn đa quốc gia
o Đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc
- Giai đoạn thăm dò (1979-1985)
+ Các nhà đầu tư mang vốn vào Trung Quốc với số lượng ít và mang tính chất chỉ là thăm dò
thị
+ Chính quyền địa phương ở các khu vực này đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện cơ
sở hạ tầng, ưu đãi về thuế, lợi nhuận, đơn giản hoá các thủ tục hành chính...

- Giai đoạn tăng trưởng và ổn định (1986-1991)


+ Thông qua Luật các công trình dùng vốn nước ngoài , các quy định tạm thời của Hội đồng
Nhà nước về khuyến khích đầu tư nước ngoài
+ Đưa ra các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các dự án sản xuất các sản phẩm
xuất khẩu và sử dụng kỹ thuật mới

- Giai đoạn điều chỉnh tiến tới phù hợp, hiệu quả (19992-nay)
+ Tháng 3/1992, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định mở cửa 4 thành phố mở cửa ven biên
giới phía Bắc
+ Tháng 6 cùng năm, Quốc vụ viện Trung Quốc lại quyết định mở cửa thêm các thành phố
ven biên giới như Bằng Tường, Đông Hưng (Khu tự trị Quảng Tây), …
12. Theo Anh (Chị), Việt Nam cần làm gì để tận dụng thời cơ và khắc phục các thách thức của
chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc hiện nay?
 Khái quá về chính sách đối ngoại của Trung Quốc
- Ban lãnh đạo Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại, với việc đặt ưu tiên hàng
đầu là “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng”. Đối ngoại được Trung Quốc “phải
mang đậm sắc thái TQ, phong cách TQ và khí phách TQ”. => Chuyển từ “giấu mình chờ thời”
sang “hành động thể hiện” và “ngoại giao nước lớn”
- Thực hiện sáng kiến “ vành đai, con đường (BRI), “Ngoại giao láng giềng” và ý tưởng “cộng
đồng chung vận mệnh nhân loại”, tạo ấn tượng về vai trò “ nước lớn có trách nhiệm”
 VN gặp phải thời cơ và thách thức ntn trc chính sách Kinh tế đối ngoại của TQ
- Thời cơ
+ Thương mại ACFTA ( Hiệp định thương mại tự do ASEAN -TQ) và hiệp định thương mại tự
do RCEP
+ Trung Quốc là thị trường lớn, có vị trí địa lý và chi phí Logicstic thấp hơn => tạo nguồn cung
cũng như nơi xuất khẩu hàng hoá của VN
- Thách thức
- Tình trạng thâm hụt thương mại với TQ lớn
- TQ càng bỏ xa VN về trình độ phát triển
- TQ dần chú trọng về chất lượng hàng hoá nhập khấu
 Việt Nam cần làm gì để tận dụng thời cơ và khắc phục thách thức
- Tận dụng thời cơ
+ Tận dụng vị trí địa lý gần và thị trường rộng lớn của TQ để xuất khẩu hàng hoá, đặt biệt các
nghành công nghiệp chế biến, dệt may điện tử nông nghiệp
+ Tận dụng đụng lợi thế từ hiệp định thương mại ACFTA ( Hiệp định thương mại tự do
ASEAN -TQ) và hiệp định thương mại tự do RCEP để tăng trưởng thương mại và đầu tư
+ Tận dụng từ chiến lược “Ngoại giao láng giềng” để dẩy mạnh xuất khẩu sang TQ đặc biệt là
các mặt hàng: cao su tự nhiên, cà phê, chè tiêu, hải sản, nông sản,
- Khắc phục thách thức
+ Tình trạng buôn lậu hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng qua biên giới, khó khăn trong
việc rà soát và kiểm tra chất xứ hàng hoá.
+ Giảm thâm hụt cán cân thương mại: Tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu sang TQ, tăng cường
khâu kiểm soát hàng hoá
+ Cân bằng quan hệ và giữ vai trò trung lập với cả Mỹ và Trung Quốc, hạn chế ảnh hưởng và
tận dụng từ cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc
+ Cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài

13. Phân tích mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian gần đây?

Trong thời gian gần đây, mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Mỹ đã trải qua nhiều biến động và
căng thẳng. Dưới đây là một số diễn biến quan trọng trong mối quan hệ này:

- Chiến tranh thương mại: Một trong những điểm căng thẳng lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ là
cuộc chiến thương mại kéo dài. Hai nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt và thuế quan đối
với hàng hóa và dịch vụ của nhau, gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến
thương mại cũng kéo theo những tranh luận về các vấn đề như bảo vệ sở hữu trí tuệ, truy cứu
công bằng thương mại và sự cạnh tranh không lành mạnh.

- Tranh chấp về an ninh và vấn đề khu vực: Trung Quốc và Mỹ có những quan điểm khác nhau
về an ninh và vấn đề khu vực, đặc biệt là liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trung
Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo và triển khai các hoạt động quân sự trong khu vực, trong
khi Mỹ đề cao tự do hàng hải và tăng cường sự hiện diện quân sự. Các cuộc đối đầu và căng
thẳng đã xảy ra, gây bất ổn và mối đe dọa đến an ninh và ổn định khu vực.

- Cạnh tranh trong công nghệ và quân sự: Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh để trở thành lực
lượng dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và quân sự. Hai nước đã có những tranh cãi và mâu
thuẫn về việc bảo vệ dữ liệu, an ninh mạng, truyền thông và sự ảnh hưởng của công nghệ thông
tin. Mỹ đã áp đặt các hạn chế đối với một số công ty Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ,
trong khi Trung Quốc cũng đang tăng cường nỗ lực phát triển công nghệ và quân sự độc lập.

- Đối thoại và hợp tác: Mặc dù có nhiều căng thẳng và mâu thuẫn, Trung Quốc và Mỹ cũng đã
tiến hành các cuộc đối thoại và thảo luận nhằm giải quyết các tranh chấp và cải thiện mối quan
hệ. Các cuộc gặp gỡ cấp cao và các cuộc đàm phán thương mại đã diễn ra, tuy nhiên, vẫn chưa
có giải pháp lâu dài cho các mối quan tâm chung.

Tóm lại, mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng
và phức tạp hơn bao giờ hết. Các tranh chấp về thương mại, an ninh và công nghệ đã tạo ra một môi
trường đối đầu và căng thẳng. Tuy nhiên, việc duy trì các cuộc đối thoại và hợp tác vẫn là cách tốt nhất
để giải quyết các tranh chấp và tìm kiếm các lợi ích chung

14. Phân tích mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới tác động của chính sách
« Ngoại giao nước lớn »?

Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc là một khía cạnh quan trọng trong chính sách bên ngoài của
quốc gia này. Trung Quốc đã phát triển một chiến lược ngoại giao toàn diện nhằm bảo vệ và thúc đẩy
lợi ích quốc gia, tạo dựng hình ảnh tích cực và đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc quốc tế
Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có những tác động tiêu cực và tích cực đến Việt Nam, tùy
thuộc vào các khía cạnh khác nhau của quan hệ hai nước và lợi ích cụ thể mà mỗi bên đang theo
đuổi. Dưới đây là một số tác động tiêu cực và tích cực mà chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có
thể gây ra đối với Việt Nam:
 Tác động tích cực:
- Hợp tác kinh tế: Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và chiến lược
"Vành đai và Con đường" của Trung Quốc có thể tạo ra cơ hội hợp tác kinh tế cho Việt Nam.
Việc tham gia vào các dự án hạ tầng và khu vực kinh tế đặc biệt của Trung Quốc có thể mang
lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam.
- Đầu tư và xuất khẩu: Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất và thị trường xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam. Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh, tiếp cận thị trường và thu hút
đầu tư từ Trung Quốc.
- Hợp tác đa phương: Việt Nam và Trung Quốc tham gia vào nhiều tổ chức khu vực và quốc tế
như ASEAN, APEC và Liên Hợp Quốc. Việc hợp tác trong các diễn đàn này có thể mang lại
lợi ích chung và giúp tăng cường vai trò của Việt Nam trong cấu trúc quốc tế.
 Tác động tiêu cực:
- Mối quan hệ biên giới: Việc tranh chấp biên giới và chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam
và Trung Quốc tạo ra một tác động tiêu cực đáng kể. Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc
có thể gia tăng căng thẳng và khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp biên giới này.

- Cạnh tranh kinh tế: Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong lĩnh vực
xuất khẩu và đầu tư. Việc Trung Quốc tăng cường hơn nữa sức mạnh kinh tế và cạnhtranh
trong chiến lược ngoại giao của mình có thể tạo ra áp lực cho Việt Nam, đặc biệt là đối với
các ngành công nghiệp như dệt may, điện tử và nông nghiệp.
- Ảnh hưởng đến quyết định chính trị: Trung Quốc có sức ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên
thế giới, và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến quyết định chính trị
của Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa ra các chính sách hoặc đòi hỏi có thể gây áp lực hoặc
tác động đến quan điểm và hành động của Việt Nam trong một số vấn đề quốc tế.

- An ninh và quân sự: Sự gia tăng quy mô và sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong chiến
lược ngoại giao có thể gây lo ngại cho Việt Nam về mặt an ninh và ảnh hưởng đến cân bằng
quyền lực trong khu vực. Cần lưu ý rằng tác động của chiến lược ngoại giao của Trung Quốc
đến Việt Nam không thể được xem một cách đơn giản và chỉ định. Nó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như quan hệ song phương hiện tại, sự cạnh tranh và hợp tác kinh tế, quan điểm chính
trị và an ninh của hai nước.

15. Việt Nam sẽ phải làm gì để cân đối mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ ?
Để cân đối mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Đa dạng hóa quan hệ đối tác: Việt Nam có thể tăng cường quan hệ với các quốc gia khác,
không chỉ Trung Quốc và Mỹ. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào một đối tác duy nhất và tạo
điều kiện cho Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn trong việc phát triển kinh tế và đối ngoại.
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương: Việt Nam có thể tham gia vào các hiệp định thương mại đa
phương, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP). Điều này sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu
hút đầu tư nước ngoài và tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia khác
- Xây dựng một quan hệ cân bằng với Trung Quốc: Việt Nam có thể tiếp tục phát triển quan hệ
kinh tế và đối ngoại với Trung Quốc, nhưng cần đảm bảo sự cân đối và tương xứng. Việt Nam
có thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, du lịch và văn hóa, đồng thời
duy trì quan hệ an ninh và chủ quyền biển đảo một cách cẩn thận
- Xây dựng quan hệ cùng lợi với Mỹ: Việt Nam có thể tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ
trong các lĩnh vực như kinh tế, an ninh, giáo dục và văn hóa đồng thời đảm bảo sự cân nhắc và
tránh các xung đột lợi ích với Trung Quốc
- Đưa ra các chính sách đa phương và độc lập: Việt Nam cần xây dựng các chính sách đa
phương và độc lập, không chịu áp lực từ bất kỳ bên nào. Việt Nam nên đặt lợi ích quốc gia lên
hàng đầu và tuân thủ các nguyên tắc và quy tắc quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền tự chủ và
quyền lợi của dân cư. Tiếp tục sử dụng “ngoại giao cây tre” với Trung Quốc về vấn đề tranh
chấp trên biển Đông, đàm phán một cách mềm dẻo, uyển chuyển nhưng không kém phần cứng
rắn

 Điều quan trọng là Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và tuân thủ các
nguyên tắc và quy tắc quốc tế trong tất cả các hoạt động đối ngoại. Việt Nam cần tìm
cách tăng cường hợp tác một cách khôn ngoan và đảm bảo không ảnh hưởng đến quan hệ
với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia.

16. Anh (chị) hãy phân tích các bước đi chính trong chiến lược ngoại giao nước lớn dưới thời Tập
Cận Bình ?

Dưới thời Tập Cận Bình, chiến lược "Ngoại giao nước lớn" của Trung Quốc đã trải qua một số bước đi
chính. Dưới đây là phân tích về các bước đi quan trọng trong chiến lược ngoại giao nước lớn dưới thời
Tập Cận Bình:
- Xây dựng tình thân hữu: Tập Cận Bình đã tăng cường việc thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà
lãnh đạo của các quốc gia lớn trên thế giới, bao gồm các cuộc thăm chính thức và gặp gỡ song
phương như Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga, Chủ tịch Tập Cận Bình đồng thời giữ được mối
quan hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây
- Mở rộng quan hệ kinh tế: Trung Quốc đã đẩy mạnh việc ký kết các thỏa thuận thương mại, đầu
tư và hợp tác kinh tế với các quốc gia khác trên toàn cầu giúp Trung Quốc mở rộng thị trường
xuất khẩu và đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các nguồn lực và công
nghệ quan trọng. Trung Quốc đã đưa ra chiến lược "Chiến lược Vành đai và Con đường" (Belt
and Road Initiative) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư với các quốc gia trong khu vực
châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Chiến lược này nhằm mở rộng sự ảnh hưởng
kinh tế và chính trị của Trung Quốc trên toàn cầu.

- Thúc đẩy hợp tác vùng lãnh thổ: Tập Cận Bình đã tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và
chính trị với các quốc gia láng giềng và vùng lãnh thổ. Điều này bao gồm việc xây dựng các cơ
chế hợp tác vùng như Khối kinh tế Trung Quốc - ASEAN, (China-Central Asia Cooperation
Forum), và Đại lục Trung Quốc - Đài Loan. Mục tiêu là tăng cường liên kết kinh tế và chính trị
trong khu vực và tạo ra sự ổn định và phát triển chung.

- Xây dựng hệ thống quốc tế mới: Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống quốc tế mới, bao gồm việc
tăng cường vai trò của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương như Liên
Hợp Quốc, BRICS, APEC, ASEAN và G20. Trung Quốc cũng nỗ lực để trở thành một quốc gia
có ảnh hưởng toàn cầu, đóng góp vào việc xây dựng quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế
Tuy nhiên, chiến lược "Ngoại giao nước lớn" cũng đặt ra những thách thức và gây căng thẳng trong
mối quan hệ với một số quốc gia, đặc biệt là trong các vấn đề nhạy cảm như tranh chấp lãnh thổ và
quyền chủ quyền. Ngoài ra, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng đối mặt với sự đối chọi và
thách thức từ một số quốc gia khác, đặc biệt là trong các vấn đề như an ninh mạng, quyền sở hữu trí
tuệ và thương mại công bằng.

17. Việt Nam cần làm gì để giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ với Trung Quốc ?
 Giới thiệu:
- Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất, trong đó có một số mặt
hàng có kim ngạch lớn như điện thoại, linh kiện máy tính, sản phẩm điện tử, dụng cụ phụ tùng,
thủy sản, cao su, rau quả, gạo, vải…
- Tình trạng nhập siêu ở mức báo động với Trung Quốc, đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam mất
đi thế chủ động, cân bằng kinh tế vĩ mô bị đe dọa. Chính vì vậy Việt Nam cần có những chính
sách giảm lệ thuộc cũng như cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc để khắc phục tình
trạng này.
 Phương pháp giảm thâm hụt
- Tăng xuất khẩu sang TQ
+ Nghiên cứu thị trường TQ: Doanh nghiệp và ngành công thương cần nghiên cứu thị trường
Trung Quốc sâu hơn, bài bản, chiến lược để khai thác thị trường này về dài hạn.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu đến các vùng nằm sâu trong nội địa: Đẩy mạnh hoạt động
thương hiệu cho hàng nông sản; Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động kết hợp với các đối tác
nhập khẩu
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến.tăng cường ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, …
+ Đa dạng hóa tuyến xuất khẩu: Phối hợp với đối tác Trung Quốc đa dạng hóa tuyến xuất khẩu
hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh tập trung vào một vài cửa khẩu biên giới, tận dụng
tuyến vận tải biển, vận tải đường sắt liên vận Việt Nam – Trung Quốc,

- Giảm nhập khẩu sang TQ


+ Xây dựng một nền sản xuất chủ động và có năng lực
+ Đầu tư nghiên cứu sản phẩm cùng loại để giảm phụ thuộc trong dài hạn, chứ không phải chỉ
chăm chăm mua nguyên liệu giá rẻ để về sản xuất cho nhanh.
+ Tăng mức cung nguyên liệu nội địa, hỗ trợ ngành công nghiệp trọng điểm như: Công nghiệp ô
tô, điện tử, dệt may và da giày.
+ Chuyển hướng dần thị trường nhập khẩu, đặc biệt là máy móc, công nghệ sang các thị trường
khác, nhất là các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ để có thể nhập khẩu
được công nghệ nguồn, kỹ nghệ mới chứ không chỉ là công nghệ sao chép.
+ Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và đề ra chính sách tích cực
đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
+ Quan tâm nhiều hơn thị trường trong nước, tận dụng tối đa thị trường cũng như nguồn lực sẵn
có, vừa để tăng doanh thu vừa tránh tình trạng người tiêu dùng nước ta phải phụ thuộc vào hàng
hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

You might also like