You are on page 1of 6

Câu 8: Từ sự phát triển của hệ thống XHCN trong thế kỉ XX, em

hãy cho biết ảnh hưởng của hệ thống XHCN đến quan hệ quốc tế
ntn?
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc tế
trong thế kỷ XX. Nó đã tạo ra những thay đổi lớn trong cấu trúc quốc tế,
đẩy mạnh phong trào giải phóng dân tộc và tạo ra sự đối đầu căng thẳng
giữa các siêu cường. Đồng thời, nó cũng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và liên kết kinh tế khu vực.
1. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1917 đã tạo
ra một quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Điều này đã tạo ra
tầm ảnh hưởng lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
2. Trong thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự cạnh tranh giữa hai hệ thống
chính trị và kinh tế - xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa tư bản. Các quốc gia
xã hội chủ nghĩa và quốc gia tư bản đã tạo ra một cuộc đua vũ trang và
một cuộc chạy đua công nghệ để chứng minh sự ưu việt của hệ thống của
mình. Điều này đã tạo ra một tình trạng căng thẳng và đối đầu trong quan
hệ quốc tế.
3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã lan rộng tư tưởng và lý tưởng của mình
đến các quốc gia khác trên thế giới. Các phong trào cách mạng thế giới đã
nhận được sự ủng hộ từ các nước xã hội chủ nghĩa.
4. Tác động kinh tế: Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng đến quan hệ
thương mại và kinh tế quốc tế, tạo ra một mô hình kinh tế thay đổi và đối
đầu với hệ thống tư bản.
Câu 9: Cho biết hình ảnh này nói đến sự kiện nào? Phân tích
nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Đông Âu và
Liên Xô. Theo em nguyên nhân quan trọng nhất là gì? Vì sao?

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin ngày 9/11/1989


 Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa
xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Trả lời: Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó
nguyên nhân cơ bản bao gồm:
+ Liên Xô ko tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội, không
khắc phục những khuyết điểm trước đây làm trở ngại sự phát triển của đất
nước.
+ Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ và các tệ nạn quan liêu,
tham nhũng càng trầm trọng.
+ Không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, thiếu một đường
lối chiến lược toàn diện, nhất quán.
+ Sự thiếu hụt và lãng phí trong sản xuất và phân phối đã làm suy yếu
nền kinh tế và gây ra khủng hoảng kinh tế.
Nguyên nhân quan trọng nhất là gì ?Vì sao ?
Nguyên nhân quan trọng nhất là : sự suy yếu về kinh tế. Vì :
+ Hệ thống kinh tế trung ương quá tập trung và quá quan liêu đã không
đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường, gây ra sự thiếu hụt và
lãng phí trong sản xuất và phân phối.
+ Sự khủng hoảng kinh tế đã làm suy yếu nền kinh tế và gây ra sự phản
đối từ phía dân chúng.

Câu 10: Thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của TQ từ
năm 1978 đến nay để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc
xây XHCN ở VN?
- Kiên định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; Không ngừng
củng cố, nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Tiến hành cải cách toàn diện và đồng bộ, trong đó, trọng tâm là cải cách
về kinh tế, chú trọng vấn đề mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới.
- Đầu tư cũng như áp dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ
vào trong đời sống và sản suất để nâng cao năng xuất.
- Thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục
nhằm đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa…

Câu 11: Hình ảnh sau đề cập đến sự kiên nào? Em biết gì về sự kiện
đó? Hãy cho biết sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á sau
Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào?
 Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa (1949) - chủ tích tuyên bố ngày 1/10/1949
- Thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã thúc đẩy phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Ấ phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa
chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Năm 1954, miền Bắc Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau giải
phóng hoàn toàn miền Nam (4 -1975) và hoàn thành thống nhất đất nước
(1976)
- Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước,
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 13: Hãy cho biết hình ảnh này đang đề cập đến sự kiện
gì? Hãy trình bày những hiểu biết về sự kiện này ở khu vực
Đông Nam Á?

- Hải quân Anh tiến vào hải cảng ở Y-an - gun ( Miến Điện) năm 1824
- Thực dân Anh sau hơn 60 năm ( 1824-1885), tiến hành 3 cuộc chiến
tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi- an - ma).
=>đây là cuộc chiến tranh dài và tốn kém nhất trong lịch sử Ấn Độ thuộc
Anh, đây còn đc cho là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng kinh
tế nghiêm trọng ở xứ Ấn Độ vào năm 1833 với chiến thắng thuộc về quân
anh, mở ra sự cai trị của quân Anh trên đất nước Miến Điện

- Liên quân Pháp - Tây Ban Nhan tấn công Đà Nẵng ( Việt Nam) năm
1858
- Đánh dấu mốc mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam của thược dân
Pháp.
Câu 14: Hình ảnh sau đây đang đề cập đến vấn đề gì? Hiểu biết của
em về chính sách cai trị của thực dân Phương Tây đối với các nước
Đông Nam Á?

-> Tình cảnh người dân thuộc địa dưới ách cai trị của thực dân ( tranh
biếm hoạ)
 Chính sách cai trị của thực dân Phương Tây đối với các nước Đông
Nam Á:
- Về chính trị:
+ Bên cạnh sự cai trị của chính quyền thực dân thì các thế lực phong kiến địa
phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc
địa.
+ Về hình thức cai trị: quyền lực chủ yếu tập trung trong tay đại diện của chính
quyền thực dân; thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu
sức mạnh dân tộc; dùng người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp
phong trào thuộc địa.
- Về kinh tế: thực hiện chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa biến các nước
thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, phục vụ
lợi ích cho chính quốc.
- Về văn hóa – xã hội: tìm cách kìm hãm người dân ở các thuộc địa trong tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời làm xói mòn giá trị truyền thống của các
quốc gia Đông Nam Á.

Câu 15: Hãy cho biết hình ảnh này đang đề cập đến ai, ở quốc gia
nào? Những hiểu biết của em về chính sách của quốc gia này vào
giữa thế kỉ XIX?

Hình ảnh này đang nói về vua Rama V ở Xiêm ( đến nay là Thái Lan).
-Những hiểu biết của em về chính sách này là:
Nội dung
Kinh tế - Trong công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích
đầu tư vào các ngành công nghiệp đường sắt
- Trong nông nghiệp năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện
pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển
sản xuất nông nghiệp và khai triển đất hoa
Hành chính - Từ năm 1892, Ra- ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình
phương Tây
Giáo dục - Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng. Năm 898, sau
khi đi khảo sát nền giáo dục ở Châu Âu nhà vua cho công bố chương
trình giáo dục đầu tiên.
Ngoại giao -Ra- ma V tiến hành chuyển công du sang các nước Châu Âu nhằm
mục tiêu xoá bỏ các Hiệp ước bất bình đẳng đã kí .
- Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng
lãnh thổ ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam- pu- chia cho Pháp (1907)
và ở Mã Lai cho Anh ( 1909) để bảo vệ nền độc lập.

Câu 16: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở
thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc
cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ
nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-
chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Câu 17: Nhận xét về tính chất của công cuộc cải cách của vua Rama
V ở Xiêm
- Là cuộc cách mạng tư sản nhưng không triệt để, giúp mở đường cho sự
phát triển kinh tế theo chủ nghĩa tư bản.
- Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất
khẩu,..

You might also like