You are on page 1of 4

Câu 1:

- Giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay tướng quân Sôgun.
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các
nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
-Mục đích chính của cuộc Duy tân Minh Trị là đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc
hậu.
-Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là: Mở rộng
các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc.
*Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:
-Kinh tế:
+Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.
+Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
+Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
-Chính trị:
+Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự
do.
+ Ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
-Xã hội Nhật Bản trước năm 1868 vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, bao gồm 5 tầng lớp: - Daimyo: các lãnh chúa, có
địa vị cao trong xã hội, nằm trong tay diện tích ruộng đất rộng lớn. Trong mỗi lãnh địa thường tổ chức quân đội
mang tính chất riêng biệt và các thể. - Samurai: hỗ trợ đắc lực cho Daimyo.
-Tính chất Duy tân: cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới
hình thức cải cách cách, canh tân đất nước
Câu 2:
-Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Đnagr quốc đại có phương pháp đấu tranh là : phương pháp ôn
hòa.
-Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của Anh.
- Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội để đua tranh xâm lược Ấn Độ: khi cuộc đấu tranh giành quyền lực
giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu
-Chính sách của Anh ở Ấn Độ:
* Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, ra sức vơ vét tài sản của nhân dân.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
* Về chính trị - xã hội:
- Nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh thực hiện chính sách “chia để trị”, mua chuộc tầng lớp,...
- Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
* Về giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
=> Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong
giai cấp phong kiến bản xứ.
Câu 3:
-Học thuyết tam dân ở Trung Quốc do Tôn Trung Sơn khởi xướng.
- Tháng 8 - 1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời với tên gọi là Trung Quốc Đồng minh hội.
-Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là lật đổ triều đại Mãn Thanh,
chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng
dân chủ tư sản, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.
- Hạn chế: Cuộc cách mạng không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng
chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là do một số người lãnh đạo Trung
Quốc Đồng minh hội không kiên quyết, chủ trương thương lượng, nhượng bộ với kẻ thù.
-Tính chất cách mạng Tân Hợi là cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 4:
*Đông Nam Á:
-Thách thức lịch sử: khủng hoảng, suy yếu. Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh
chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn
nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó
-Tình hình chính trị: rơi vào khủng hoảng trầm trọng, buộc phải cái cách theo khuôn mẫu phương Tây
-Cuộc cải cách của vua Rama:
* Kinh tế
     + Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
     + Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân
hàng
* Chính trị
     + Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây.
     + Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
     + Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
     + Chính phủ có 12 bộ trưởng.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.
* Đối ngoại:
     + Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
     + Lợi dụng vị trí nước đệm .
     + Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.
( => Ý nghĩa: - Đưa nền kinh tế của Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, ổn định tình hình chính
trị - xã hội, xây dựng được quân đội vững mạnh.

- Giúp Xiêm giữ vững chủ quyền đất nước, thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa như các nước khác. Mặc dù
còn phải chịu nhiều lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp. )

-Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân Pháp

-Điều kiện khách quan: Nhân cơ hội chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang lâm vào cuộc khủng
hoảng trầm trọng trên tấ cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, các nước thực dân phương Tây đã nhanh
chóng mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm).

Câu 5:

-Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

-Mĩ La tinh bao gồm các bộ phận lãnh thổ Trung Mỹ, Nam Mỹ và quần đảo Caribê.

- Yêu cầu đặt ra lúc này cho các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của các nước phương Tây là cần cải
cách kinh tế, chính trị - xã hội và đoàn kết dân tộc, đấu tranh bảo vệ độc lập.

-Tham vọng của Mĩ:

+Bành trướng khu vực Mĩ Latinh, độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có

+Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế
quốc Mĩ

-Nguyên nhân thất bại của Châu phi: Do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch nên bị thực dân
phương Tây đàn áp.

-Nguyên nhân tư bản phương Tây xâu xé châu Phi: Châu Phi là một lục địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên

Câu 6:

- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX: Hình thành nhóm
“đế quốc trẻ” (Mĩ Đức Nhật)- “đế quốc già” (Anh, Pháp)

- Đức là nước đế quốc hung hãn nhất

- Đức, Áo-Hung và Italia thuộc phe liên minh

- Yếu tố làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối tk 19 đâu thế kỉ 20: Sự phát
triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản

-Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế
kỉ XX?

(Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản)
- Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX, nguyên nhân: vấn
đề thuộc địa

- Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX -
đầu thế kỉ XX:

Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường

- Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở châu âu ngày
càng căng thẳng:

Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau (Liên minh - Hiệp ước) ở châu Âu

You might also like