You are on page 1of 7

1, tình hình nhật bản giữa thế kỉ 19

* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp:
+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:
- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

* Về chính trị:
- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao,

- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây ( trước tiên
là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
=> đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng
trước sự lựa chọn: 

+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.
+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương
Tây.

2, tình hình nhật bản trong 30 năm cuối thế kỉ 19 :

- Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng

- Công nghiệp hóa đẩy mạnh, phát triển công thương nghiệp và ngân hàng

3, nội dung cải cách của thiên hoàng minh trị

* Chính trị - xã hội


- Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"

- thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh,

- Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản
- Ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
• Kinh tế
- Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản
chủ nghĩa ở nông thôn
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống
phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn

• Giáo dục
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng
dạy
- Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây
Tư nhân được phép mở trường học.

• Quân sự
- Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
- Phát triển kinh tế quốc phòng
- Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước
phương Tây.

-> Cải cách tiến bộ, toàn diện, theo con đường tư bản chủ nghĩa. => đưa nước nhật bản
thoát khỏi phong kiến lạc hậu

4, chính sách bóc lột của thực dân anh và ấn độ

* chính trị : chính phủ anh thiết lập chế độ cai trị trực tiếp Ấn Độ

- Thực dân Anh thực hiện chính sách “chia để trị”, mua chuộc tầng lớp,...
- Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ
bề cai trị.

* Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, ra sức vơ vét tài sản của nhân dân.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
* Về giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ
xưa.
* về xã hội :
Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ấn độ với tdan anh là nguyên nhân sâu xa làm bùng
nổ đấu tranh phong trào giải phóng dân tộc
5, sự ra đời và hoạt động của đảng quốc đại

* Sự thành lập Đảng Quốc đại:


- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.
- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị
thực dân Anh kìm hãm.

- Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội ( Đảng Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của
của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước
lên đài chính trị.
* Hoạt động và sự phân hóa Đảng Quốc đại:
- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.

- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội
đồng tự trị; giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục - xã hội.

- Sự phân hóa:

+ 20 năm đầu : Phái ôn hòa - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.

+ về sau nội bộ bị phan làm 2 phe

Phái cực đoan (do B.Ti-lắc đứng đầu) - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.

6, kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân trung quốc cuối thế kỉ 19-20
Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
 
- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào
 
- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại,
quân đội thiện chiến
 
- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của
giai cấp tư sản còn quá yếu
 
- Các phong trào chỉ phát triển trong một lực lượng xã hội nhất định mà không trở thành
một phong trào dân tộc rộng lớn, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia
7, tình hình chính trị đông nam á giữa tki 19

ĐNA trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây

8, kể tên cuộc đấu tranh chống pháp cpc cuối thế kỉ 19


- khởi nghĩa si- vo -tha ( 1861-1892)

- khởi nghĩa A- cha – xoa ( 1863-1866

- Pu- côm – pô ( 1866-1867)

=> thất bại

9, tình hình xiêm trước tiến hành cải cách của vua ra ma 5

- Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân
và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm.
- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV , đã thực hiện mở
cửa buôn bán với nước ngoài,

10, tình hình đất nước mĩ latinh thế kỉ 16-17. Là thuộc địa của ai

- thuộc địa của tây ban nha và bồ đào nha


- cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt, nh nc giành độc lập đầu 19

11, hành động của mĩ đầu thế kỉ 20, đối với khu vực mĩ latinh

12, quan hệ quốc tế cuối 19 đầu 20?

Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:


- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu
sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều
thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ, Nhật Bản) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
- Hình thành hai phe đối lập:
+ phe Liên Minh: gồm Đức, Áo - Hung, Italia.
+ phe Hiệp ước: gồm Anh, Nga, Pháp,...
=>2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của
nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế
quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.

13, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
14, đặc điểm chủ nghĩa đế quốc nhật cuối 19 đầu 20

Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt vì Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị, chủ
trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

15, ý nghĩa cuộc duy tân minh trị của nhât

* Ý nghĩa:
- Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

16, ý nghĩa của cách mạng tân hợi

 Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên có đường
lối và giai cấp lãnh đạo cụ thể. 
 Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ triều đại Mãn
Thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
 Đối với các nước trên thế giới thì Cách mạng Tân Hợi 1911 thắng lợi đã cổ vũ tinh
thần đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân thế giới. 

 - Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong

đó có Việt Nam.

- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:

 Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. 
 Không thủ tiêu tận gốc giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp
 Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược cũng như không dám đấu tranh giành lại
quyền lợi của dân tộc
 Cuộc CM còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức

17, nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước của nhân dân trung quốc
giữa 19 – đầu 20

Các nước đế quốc mạnh về quân sự, kinh tế.


18, chính sách của xiêm đầu 19 – cuối 20

19,kết quả của cuộc đấu tranh Etiopia cuối 19

Giữ dc độc lập cùng li bê ri a

20, nguyên nhân trực tiếp bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất

Ngày 28/6/1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát . Bọn quân phiệt Đức, Áo – Hung
chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh

You might also like