You are on page 1of 3

Đặc điểm nổi bật của các nước Châu Á TK XIX đầu TK XX

Nhật Bản :
Cuộc Duy tân Minh Trị:
- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương tây xâm lược.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.
Ấn Độ :
Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc :
- Tư sản lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc .
- Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân
Anh phải có một số nhượng bộ.
- Lần đầu tiên có sự tham gia của cong nhân.
Trung Quốc :
Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
- Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến Châu Á.
Các nước Đông Nam Á :
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á ( Campuchia, Lào, Xiêm, ... ) cuối XIX – đầu XX diễn
ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với
sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong
trào.
- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các
dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Nhận xét:
Tình hình thế giới vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do
cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã xác lập được sự thống trị trên phạm vi thế giới. Phần lớn
các nước châu Á đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng. Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh giành xâu xé, vừa hùa
với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Cùng với những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ
nghĩa đế quốc thực dân. Đời sống nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vô cùng cực khổ, trong đó có nhân dân
Việt Nam dưới xiềng xích của chế độ thực dân Pháp.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc bắt đầu phát triển và có xu hướng lan rộng.

Khu vực Mỹ Latinh ( XIX – XX )

Bối cảnh:
- Trước khi bị xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên. Cư dân bản địa ở đây
là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.
- Từ thế kỉ XVI-XVII, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc:
+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền.
+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên (vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha
đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông, ….)
=> Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành độc lập
ngay từ đầu thế kỉ XIX.
Phong trào đấu tranh:
- Cuối thế kỉ XVIII, ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a
=> Kết quả: Năm 1804, cuộc đấu tranh giành độc lập thắng lợi, Haiti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam
Mĩ. Điều đó đã cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ La Tinh
- 20 năm đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt, các quốc gia độc lập ở Mĩ La Tinh dần được
hình thành: Mehico và Peru (1821), Achentina (1816), Uragoay (1828), Paragoay (1811), Braxin (1822), Colompia
và Ecuado(1830).
Chính sách bành trướng của Mỹ đối với Mỹ Latin: Thực dân mới
- Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô : “Châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân châu Âu (1823).
- Năm 1889, thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”(Liên Mĩ), dưới sự chỉ huy của chính
quyền Oa-sinh-tơn.
- 1898, Mĩ dùng sức mạnh quân sự gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm lấy Phi-lip-pin, Cu-ba, Pô-éc-tô Ri-
cô...
- Đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng Đôla” để chiếm lấy một số nước Mĩ
Latinh.
→ Chính quyền Oa-sinh-tơn đã biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

ĐẶC ĐIỀM NỔI BẬT CỦA CHÂU PHI:

Bối cảnh:
-Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây bắt đầu xâu xé châu Phi, nhất là sau khi hoàn
thành kênh đào Xuy-ê
-Đầu thế kỉ 20, hầu hết các nước châu phi trở thành thuộc địa của thực dân phương tây(Anh độc chiếm nhiều thuộc
địa nhất, kế đó là Pháp)
- Do chế độ cai trị tàn bạo nên mâu thuẫn giữa nhân dân châu phi và các nước thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc
Khởi nghĩa tiêu biểu:
-Bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc tiêu biểu là :
+ Cuộc khởi nghĩa Ap-đen Ca-đe ở An-giê-ri (1830-1847).
+ Cuộc khởi nghĩa Áp-mét A-ra-bi ở Ai Cập (1879-1882).
+ Cuộc khởi nghĩa Mu-ha-mét Át-mét ở Xu Đăng (1882-1898).
=>hầu hết đều thất bại do trình độ tổ chức thấp chênh lệch lực Trung, bị thực dân đàn áp
Trừ e-ti-ô-pi-a, li-bê-ri-a vẫn giữ dược độc lập
Ý nghĩa:
Diễn ra sôi nổi thể hiện tinh thần yêu nước
Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực
dân.

You might also like