You are on page 1of 11

BÀI TẬP DỰ ÁN MÔN LỊCH SỬ 11

I. Một số tình hình của châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.Nhật Bản:
- Do đứng trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược nên tháng 1-1868, sau khi
lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc duy tân Minh Trị.  Cuộc Duy
Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, giáo dục, quân sự:
+ Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ
sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống... phục vụ
giao thông liên lạc.
+ Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại
tư sản lên nắm Chính quyền , thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội
dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi
du học ở phương Tây.
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ
nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được
chú trọng...
- Kết quả: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở
thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của
cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh
mẽ.
- Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), tỉ lê công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung
trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất
hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế,
chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí
nghiệp đường sắt, tàu biển...
- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm
lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905) kết thúc với sự thất bại
của đế quốc Nga.
- Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ
Thuận của Trung Quốc. Năm 1914 Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực
ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật mở
rộng rất nhiều.
2.Ấn Độ:
-Đến giữa thế kỉ XIX Ấn Độ đã hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh
+Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi
nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp
ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
+ Về chính trị - xã hội:
 Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực
trong giai cấp phong kiến bản xứ.
- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong
xã hội để dễ bề cai trị.
+Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập
quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
+Hậu quả:
- Kinh tế giảm sút, bần cùng.
- Đời sống nhân dân cực khổ
-Một số cuộc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu
- 1857- 1859: khởi nghĩa của binh lính Xi pay ở Bắc và Trung Ấn
- 1875- 1885:  cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn.
- 1885:  Đảng Quốc Đại của Giai cấp tư sản  Anh đấu tranh giành quyền tự chủ,
phát triển kinh tế dân tộc.
- 1905: nhiều cuộc biểu tình chống chính sách “chia để trị”của Anh đối với Ben
gan.
- 7- 1908:  công nhân Bom Bay bãi công chính trị, xây dựng chiến lũy chống thực
dân Anh, đây là cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản đã biểu dương lực
lượng và bênh vực người yêu nước.
* Diễn biến khởi nghĩa Xi pay 1857-  1859:
-  Bất mãn việc thực dân bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh,
60.000 lính Xi pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
-  Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền trung Ấn Độ.
-  Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn, cuộc khởi nghĩa duy trì được
2 năm thì bị đàn áp dã man.
- Ý nghĩa: tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân
Anh.
*Đảng Quốc Đại:
- Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại (chính đảng của
giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát
triển kinh tế dân tộc.
-  Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành 2 phái:
  +  Phái “ôn hòa”chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách.
  +  Phái “Cấp Tiến”do Ti-  lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh.
-  Tháng 6- 1908, chính quyền Anh bắt giam Ti lắc và nhiều đồng chí cách mạng
khác.
  + Hạn chế của phái cấp tiến: không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với
cuộc đấu tranh chống phong kiến. 
3.Trung Quốc:
3.1. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ
- Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ
nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm
1840 - 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá
trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản
tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế
quốc.
- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) với sự thất bại của nhà Mãn
Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:
+ Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.
+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam.
+ Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.
3.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế
kỉ XX
- Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn
Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ
chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược
(1840 - 1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864).
- Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung
Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương tiến
hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình. Đó là cuộc vận động Duy tân
(1898), do hai nhà nho yêu nước - Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương,
vua Quang Tự đứng đầu. Cuộc cải cách bị thất bại vì lực lượng của phái Duy tân
quá yếu. Từ Hi Thái hậu làm chính biến, ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái
Duy tân.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, một phong trào nông dân chống đế quốc
bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc: phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
+ Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả vùng Sơn Tây và
Đông Bắc Trung Quốc, đồng thời tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
+ Liên quân tám nước đế quốc: Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo - Hung, I-ta-li-
a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu
chống quân xâm lược, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống
nhất, thiếu vũ khí và do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.
3.3. Cách mạng Tân Hợi (1911)
- Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp
tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại
diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn
Trung Sơn. Tháng 8/1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học
thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm
“đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền
bình đẳng về ruộng đất”.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành
thắng lợi ở Vũ Xương (10/10/1911).
+ Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tất cả các tỉnh miền Nam từ
Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc. Chính phủ Mãn
Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.
- Ngày 29/12/1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố
thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.
Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa
Viên Thế Khải - vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng
2/1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc.
4. Tình hình chung ở Đông Nam Á:
- Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách
mạng tư sản, bành trướng thế lực, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa thì các nước Đông
Nam Á vẫn còn duy trì chế độ phong kiến nhưng đều lâm vào khủng hoảng về
chính trị, kinh tế, xã hội.              
- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây:
+ In-đô-nê-xi-a bị Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan xâm lược và đến giữa thế kỉ
XIX, Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị.
+ Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha, Mĩ nhòm ngó. Giữa thế kỉ XVI, bị Tây Ban Nha
thống trị, đến năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin. Năm 1899 –
1902, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin, biến quần đảo, này thành thuộc địa.
+ Năm 1885, Miến Điện bị Anh thôn tính.
+ Đầu thế kỉ XIX, Ma-lai-xi-a trở thành thuộc địa của Anh.
+ Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương (Việt Nam,
Lào, Cam-pu-chia).
+ Thái Lan bị Anh, Pháp tranh chấp nhưng vẫn giữ được độc lập.
5.Châu Phi:
- Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền
văn hóa lâu đời.
- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.
- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các
nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.
+ Anh chiếm Nam Phi, Ai Cập, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi, Kê-ni-a, Xô-
ma-li, Gam-bi-a.
+ Pháp chiếm Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li,
An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.
+ Đức chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a,
+ Bỉ chiếm Công gô; Bồ Đào Nha chiếm Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và một phần
Ghi-nê.
- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản
đã hoàn thành.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi:
+ Từ 1830 – 1874, cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê ở An-giê-ri thu hút đông đảo
lực lượng tham gia. Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.
+ Từ 1879 – 1882, ở Ai Cập, Át-mét A-ra-bi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”, đến
năm 1882, các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào.
+ Từ 1882 – 1898, Mu-ha-mét Át-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực
dân Anh. Đến năm 1898, phong trào bị đàn áp đẫm máu nên  thất bại.
+ Năm 1889, nhân dân Ê-ti-ô-pi-a tiến hành kháng chiến chống thực dân I-ta-li-a.
Ngày 1/3/1896, I-ta-li-a thất bại, Ê-ti-ô-pi-a giữ được độc lập.
+ Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a là nước châu Phi giữ được độc lập ở cuối thế kỉ
XIX đến XX.
 - Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Ê-
ti-ô-pi-a). Nguyên nhân là do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực
dân đàn áp. Tuy thất bại nhưng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn
tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.
6. Khu vực Mĩ Latinh:
- Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha.
- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc, vì
vậy phong trào giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành được độc
lập từ đầu thế kỉ XIX.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập:
+ Cuối thế kỉ XVIII, ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự
lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. Đến năm 1803, cuộc đấu tranh kết thúc thắng
lợi, Ha-i-ti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ. Thắng này đã cổ vũ
phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh.
+ 20 năm đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt, các quốc
gia độc lập ở Mĩ Latinh lần lượt hình thành như: Mê-hi-cô và Pê-ru (1821), Ác-
hen-ti-na (1816), U-ru-goay (1828), Pa-ra-goay (1811), Bra-xin (1822), Co-lôm-bi-
a và E-cu-a-đo (1830).
- Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi,
quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha để trở thành quốc gia độc lập
- Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh đạt được những tiến bộ về kinh tế xã
hội nhưng Mĩ lại âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau”.
+ Mĩ đã tuyên truyền học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập
“Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mỹ)dưới sự chỉ huy của
Oa-sinh-tơn.
+ Năm 1898,  Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khỏi châu Mĩ.
+ Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống
chế khu vực này và Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
II.Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.Tình hình thế giới:
1.1 Chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó:
+ Giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền
+ Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
-> Yêu cầu bức thiết về thị trường, dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược của
các quốc gia PK phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ
hàng hóa
1.2 Sự ra đời của chủ nghĩa Mác –Leenin :
+ Giữa thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh,
đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lí luận khoa học với tư cách là vũ khí, tư
tưởng của giai cấp công nhân  Chủ nghĩa Mác Leenin ra đời
1.3 Cách mạng Tháng Mười Nga và quốc tế cộng sản:
+ Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi -> cổ vũ mạnh mẽ
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là 1 những
động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
+ Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản được thành lập
->thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản với công nhân quốc tế.
2. Hoàn cảnh trong nước:
- Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của Pháp Trước khi bị Pháp xâm lược,VN là 1
nước PK với nền nông nghiệp lạc hậu. Điều đó đã tọa điều kiện thuận lợi cho thực
dân Pháp xâm lược năm 1858.
• Chính sách cai trị của thực dân Pháp cuối thế kỉ 19,đầu thế kỉ 20 :làm biến đổi
toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực: 2 / 3
- Chính trị :
+ Thực hiện chính sach chia để trị,chia nước ta thành Bắc kì,Trung kì, Nam kì và
thực hiện ở mỗi kì 1 chế độ cai trị riêng.
+ Thực hiện chính sách tước đoạt quyền tự do dân chủ về mặt chính trị.
- Kinh tế : Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ thực hiện chính sách bóc lột
về kinh tế : như cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên,
xây dựng 1 số cơ sở công nghiệp, xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng
phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
+ Nền kinh tế VN trở thành 1 nền kt Phát triển què quặt: Mở thêm 1 số ngành kinh
tế mới, thu hồi ruộng đất để XD nhà máy xí nghiệp,bắt VN sử dụng hàng hóa
Pháp, du nhập phương thức sản xuất ko hoàn toàn,... dẫn đến hạu quả là nền kinh
tế VN bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.
- Văn hóa: Thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân, dung túng, duy trì
các hủ tục lạc hậu,đầu độc nhân dân ta bằng rượu cần,thuốc phiện, mở nhà tù nhiều
hơn trường học,bệnh viện,kìm hãm sự du nhập văn hóa tiên tiến...
- Xã hội: VN từ 1 xã hội phong kiến trở thành 1 XH thuộc địa nửa pk.
• Sự chuyển biến trong XHVN:
- Chính trị: Đất nước mất độc lập, nhân dân mất tự do, dân chủ
- Kinh tế: Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, kinh tế phát triển què quặt.
- Văn hóa - Xã hội:
+ Tính chất xã hội thay đổi, từ 1 xã hội phong kiến trở thành 1 xã hội thuộc địa nửa
phong kiến
+ Xuất hiện những giai cấp,tầng lớp mới( như công nhân, tư sản, tiểu tư sản )
+ Xuất hiên thêm mâu thuẫn mới: mâu thuẫn dân tộc: Thực dân Pháp><địa chủ )
• Sự biến đổi giai cấp:
- Cũ: Nông dân><địa chủ
Dưới sự tác động của thục dân Pháp:
+ Giai cấp địa chủ phân hóa thành đại địa chủ, trở thành tay sai của Pháp, lực
lượng cách mạng,có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: 1 cổ 2 tròng => yêu nước căm thù giặc 3 / 3
-Hình thành các giai cấp mới:
+ Công nhân: Sản phẩm của thục dân Pháp => áp bức bóc lột
+ Tư sản: Ra đời sau công nhân,gồm tư sản mại bản( làm tay sai cho Pháp) và tư
sản dân tộc( bịbóc lột)
+ Tiểu tư sản: gồm các nhà trí thức.
Thực dân Pháp xâm lược khiến nhân dân lâm vào cảnh bế tắc,lầm than,cần có
những phong trào giải phóng xã hội Việt Nam bấy giờ
III.Để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước chúng ta cần
* Đối với 1 công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính
trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ
công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn
xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống
chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng
cốt. Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác
những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn
sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo
đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và
chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh
chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
*Đối với 1 học sinh
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân
mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của
mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.
+ Là học sinh, là người Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào;
giống nòi; dân tộc. Phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong
muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.
+ Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người; quê hương; đất nước; anh
hùng hào kiệt; danh nhân văn hoá; về non sông gấm vóc; những sản vật phong phú.
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc
và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

You might also like