You are on page 1of 13

PHẦN I:

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (tiếp theo)

CHƯƠNG I:
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (THẾ KỈ XIX –
ĐẦU THẾ KỈ XX)
Bài 1:
NHẬT BẢN
I. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:
- Đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Mạc Phủ (tướng quân Sô-Gun) suy yếu, khủng
hoảng.
 Kinh tế:
+ Nông nghiệp: nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, đói kém,…
+ Công nghiệp: công trường thủ công xuất hiện, kinh tế hàng hoá phát triển  kinh
tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
 Xã hội: Tồn tại mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với nông dân, tư sản, thị dân.
 Chính trị: mâu thuẫn Thiên Hoàng – Tướng quân.
- Giữa lúc Nhật Bản suy yếu, các nước tư bản Âu Mĩ tìm cách xâm nhập. Đầu tiên là
Mĩ, sau đó là Anh, Pháp, Nga, Đức buộc Nhật mở cửa và kí các Hiệp ước bất bình
đẳng.
- Nhật Bản có 2 lựa chọn: bảo thủ hoặc cải cách.
II. Cuộc Duy tân Minh Trị 1868 – 1873:
- 1/1868, chế độ Mạc Phủ sụp đổ.
- 3/1/1868, Thiên Hoàng Minh Trị lên nắm quyền, thực hiện một loạt cải cách.
- Nội dung cải cách:
+ Kinh tế – xã hội: cho tự do đi lại, mua bán ruộng đất, thống nhất tiền tệ đồng (yên),
phát triển kinh tế tư bản và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Chính trị:
 Xóa chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng giữa các công dân.
 1889: lập Hiến pháp mới (nền Quân chủ Lập hiến).
+ Quân sự:
 Quân đội huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến.
 Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay trưng binh.
+ Giáo dục: giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh
giỏi đi học.
- Tính chất và ý nghĩa:
+ Tính chất: cải cách Minh trị là cuộc cách mạng tư sản.
+ Ý nghĩa: mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật.

III. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:
- Chính sách đối nội:
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, CNTB phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản.
+ Quá trình tập trung tư bản, tập trung công nghiệp, tập trung ngân hàng dẫn tới xuất hiện
các công ty độc quyền như Mitxưi, Mitsưbisi,…
- Chính sách đối ngoại:
+ Nhật xóa dần các Hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các nước tư bản phương Tây (1854
– 1858).
+ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền chiến tranh xâm lược.
- 1874: xâm lược Đài Loan.
- 1894 – 1895: gây chiến tranh Trung – Nhật.
- 1904 – 1905: chiến tranh Nga – Nhật.
+ Đế quốc Nhật là: CN đế quốc phong kiến quân phiệt.
+ Cùng với sự phát triển của CNTB là sự phát triển của phong trào công nhân, 1901
Đảng xã hội dân chủ Nhật ra đời do Ca-tai-a-ma Xen lãnh đạo.
------------------------------
Câu hỏi và bài tập:
Câu hỏi và bài tập:
1/ Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị.
2/ Trình bày chính sách đối nội đối ngoại của Nhật Bản sau cải cách.
3/ Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc CMTS?

Gợi ý tìm hiểu thêm tư liệu:


1/ Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2002), Lịch sử thế giới cận đại, NXB
Giáo dục.
2/ Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên – 2007), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới.
3/ Trịnh Tiến Thuận, Tài liệu về giáo dục Nhật Bản.
Bài 2:
ẤN ĐỘ
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:
- Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ:
Đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến ở Ấn Độ suy yếu, dẫn đến giữa thế kỉ XIX
thực dân Anh hoàn tất việc xâm chiếm Ấn Độ.
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Kinh tế: Anh tăng cường bóc lột vơ vét tài nguyên thiên nhiên, khai thác nguồn
nhân công rẻ mạt, biến Ấn Độ thành thuộc địa quan trọng của thực dân của Anh.
+ Chính trị – xã hội: Anh cai trị trực tiếp, dùng chính sách “chia để trị”, mua chuộc
giai cấp phong kiến, gây mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, giai cấp,…
+ Văn hóa – Giáo dục: Anh duy trì những phong tục lạc hậu (hứa hôn, tảo hôn), dùng
chính sách ngu dân.
- Hậu quả:
+ Kinh tế thuộc địa suy yếu, đời sống nhân dân bị bần cùng, đói khổ, quyền dân tộc bị
chà đạp.
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859): (giảm tải)
3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908):
- 1885 Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản thành lập, do sự thỏa hiệp của những người
cầm đầu và chính sách 2 mặt của Anh  nội bộ Đảng bị phân hóa thành 2 phái Ôn hòa
và Cực đoan do Ti-lắc lãnh đạo chống thực dân Anh.
- 1905 nhân dân Ấn nổi dậy chống đạo luật chia cắt Ben-gan. Đỉnh cao là cuộc tổng bãi
công của công nhân ở Bom-bay 1908 kéo dài 6 ngày để ủng hộ Ti-Lắc.
 Kết luận:
+ Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Bom-Bay là đỉnh cao nhất của phong trào giải
phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX.
+ Là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản ở Ấn Độ.
------------------------------
Gợi ý tìm hiểu thêm tư liệu:
Xem phim Cuộc đời Gandhi (1983).
Câu hỏi và bài tập:
1/ Hãy nêu những chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.
2/ Hãy trình bày sự ra đời và quá trình hoạt động của Đảng Quốc đại.
3/ Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng:
Sự kiện Thời gian
1. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ a. Tháng
hoàng Ấn Độ. 7/1905
2. Khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ. b. Tháng
1/1877
3. Đảng Quốc đại thành lập. c. Tháng
7/1857
4. Chính quyền Anh ban hành d. Tháng
đạo luật chia đôi xứ Ben-gan. 7/1885

4/ Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ có vai trò như thế
nào?
A. Bước đầu phát triển
B. Chưa hình thành
C. Dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
D. Cấu kết làm tay sai cho Anh
5/ Tư sản Ấn Độ có mong muốn, đòi hỏi gì?
A. Tham gia bộ máy chính quyền Anh.
B. Tự do buôn bán.
C. Lãnh đạo phong trào đấu tranh Ấn Độ.
D. Tự do buôn bán và tham gia bộ máy chính quyền.
Bài 3:
TRUNG QUỐC
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược: (giảm tải)
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ
XX:
Phong trào
Nội Khởi nghĩa Thái
Phong trào Duy tân Nghĩa Hòa
dung bình Thiên quốc
đoàn
-Diễn Bùng nổ 1-1- 1898 vận động Duy 1899 -1900
biến 1851 tại Kim tân đất nước, sau 103 bùng nổ ở
chính Điền (Quảng ngày bị thất bại. Sơn Đông 
Tây)  lan ra cả đông bắc
Trung Quốc,
nước, bị phong
bị 8 nước đế
kiến đàn áp 1864
quốc đánh
 thất bại.
bại.
-Lãnh Khang Hữu Vi, Quách Du
Hồng Tú Toàn
đạo Lương Khải Siêu Nguyên
Quan lại, sĩ phu theo
- Lực
Nông dân khuynh hướng dân chủ Nông dân
lượng
tư sản
- Tính Khởi nghĩa nông Khuynh hướng dân chủ Phong trào
chất dân tư sản yêu nước
Chống
-Ý Làm lung lay chế Chống phong kiến,
phong kiến
nghĩa độ phong kiến theo con đường tư sản
và đế quốc
III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi (1911):
1. Tôn Trung Sơn & Đồng Minh Hội:
- Tiểu sử: sách giáo khoa.
- Hoạt động: lãnh đạo là Tôn Trung Sơn, thành lập Trung Quốc Đồng minh hội
(8/1905), thuộc giai cấp tư sản.
- Cương lĩnh chính trị: chủ nghiã “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.
- Mục tiêu: chống Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa Dân quốc, thực hiện bình đẳng
cho nhân dân.
2. Cách mạng Tân Hợi 1911:
a/ Nguyên nhân: 9-5-1911, phong kiến Mãn Thanh trao quyền khai thác đường xe lửa
cho ngoại quốc  nhân dân TQuốc nổi dậy chống đối, phong trào “giữ đường” bùng nổ.
b/ Diễn biến:
- 10/10/1911: khởi nghĩa từ Vũ Xương  miền Nam, miền Trung TQuốc. Cuộc khởi
nghĩa thắng lợi nhanh chóng.
- 29/12/1911: Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống, lập chính phủ Trung Hoa
Dân quốc (Cộng hòa).
- Phong kiến + Tư sản + Đế quốc: gây sức ép buộc Tôn Văn từ chức (2/1912), Viên
Thế Khải lên thay, kết thúc cách mạng Tân Hợi.
c/ Kết quả: vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.
d/ Tính chất và ý nghĩa:
- Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để.
- Ý nghĩa:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.
+ Mở đường cho CMTS phát triển.
+ Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
------------------------------
Gợi ý tìm hiểu thêm tư liệu:
Xem phim Cách mạng Tân Hợi 1911 (2011).
Xem phim Hoàng đế cuối cùng (1987).

Câu hỏi và bài tập:


1/ Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
2/ Trình bày nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi
1911.
3/ Vì sao cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
4/ Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX.

5/ Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng.

Sự kiện Thời gian


1. Chiến tranh thuốc phiện bắt đầu a. Tháng
bùng nổ. 12/1911
2. Hiệp ước Nam Kinh kí kết. b. Tháng 6/1840
3. Khởi nghĩa Thái bình Thiên c. Tháng 8/1842
quốc bùng nổ.
4. Điều ước Tân Sửu được kí kết. d. Tháng 1/1851
5. Tôn Trung Sơn được bầu làm e. Năm 1901
Đại Tổng thống.
Bài 4:
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I/ Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á:
1/ Nguyên nhân Đông Nam Á bị xâm lược:
- Do các nước tư bản cần nguyên liệu, thị trường, nhân công  cần thuộc địa  xâm
lược thuộc địa.
- Đông Nam Á là khu vực: có vị trí chiến lược quan trọng, đông dân, giàu tài nguyên,
chế độ phong kiến suy yếu.
2/ Quá trình xâm lược Đông Nam Á: (giảm tải)
II/ Nhân dân Indonêxia chống thực dân Hà Lan: (giảm tải)
III/ Phong trào chống thực dân ở Philippin: (giảm tải)
IV/ Nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp:
- 1863 Pháp xâm chiếm Campuchia, đến 1884 hoàn tất, Campuchia trở thành thuộc địa
của Pháp.
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ 1861 - 1862 khởi nghĩa do Sivôtha lãnh đạo.
+ 1863 - 1866 khởi nghĩa do Achaxoa lãnh đạo.
+ 1866 - 1867 khởi nghĩa do Pucômbô lãnh đạo.
V/ Nhân dân Lào chống thực dân Pháp:
- 1865 Pháp xâm chiếm Lào, 1893 Lào trở thành thuộc địa của Pháp.
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ 1901 - 1903 khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc lãnh đạo.
+ 1901 - 1937 khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo.
+ 1918 - 1922 khởi nghĩa do Chậu Pa-chay lãnh đạo.
- Nhận xét chung: 3 nước Đông Dương
+ Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, liên tục, nhưng còn mang tính tự phát.
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.
+ Lãnh đạo là sĩ phu, nông dân yêu nước / thất bại do tự phát, thiếu tổ chức, thiếu
đường lối đúng đắn.
+ Thể hiện tình đoàn kết và tinh thần yêu nước của nhân dân 3 nước Đông Dương.
VI/ Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
- Bối cảnh lịch sử:
+ Năm 1752 triều đại Rama thiết lập, thực hiện chính sách đóng cửa.
+ 1851 - 1868 Rama IV lên nắm quyền thực hiện chính sách mở cửa và buôn bán với
nước ngoài.
+ 1868 - 1910 Rama V (Chulalongcon) lên nắm quyền thực hiện nhiều cải cách
(1892).
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: giảm nhẹ thuế, xóa chế độ lao dịch, tăng xuất khẩu gạo.
+ Công thương nghiệp: khuyến khích kinh doanh, xây dựng nhà máy sản xuất, lập
ngân hàng.
- Chính trị:
+ Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc có Hội đồng Nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ gồm 12 bộ trưởng theo kiểu phương Tây.
- Xã hội: xóa chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
- Quân đội, tòa án, trường học: cải cách theo kiểu phương Tây.
- Đối ngoại: thực hiện chính sách mềm dẻo “cây tre” để giữ chủ quyền đất nước.
- Nhận xét: cải cách Rama V mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để.
Câu hỏi:
1/ Hãy nêu tên nước và thủ đô của các nước Đông Nam Á.
2/ Trình bày cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia và Lào.
3/ a. Tại sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành
thuộc địa của phương Tây?
b. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cải cách Rama V ở Xiêm với cải
cách Minh Trị ở Nhật Bản.
Bài 5:
CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH
1) Châu Phi: cuối thế kỉ XIX – XX
- Khái quát: châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, là 1
trong những cái nôi của văn minh nhân loại.
- Các nước đế quốc xâm chiếm châu Phi (thập niên 70 - 80 thế kỉ XIX).
+ Anh: Ai Cập, Xu Đăng, Nam Phi, một phần đông Phi (Kenia, Xômali, Gambia),
Nigeria.
+ Pháp: Angiêri, Tuynidi, Ma Rốc, Mađagaxca.
+ Đức: tây Nam Phi, Camơrun; TôGô, Tandaria.
+ Bỉ: chiếm Công gô.
+ Bồ Đào Nha: Angôla, Môdămbích, một phần Ghi Nê.
- Kết luận: cuối thế kỉ XIX, đầu XX các nước tư bản hoàn tất việc xâm chiếm và phân chia
thuộc địa châu Phi.
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
o 1830 - 1847: AP.đencađê/Angêri chống Pháp thất bại
o 1879 - 1882: Atmet ARABI lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” chống đế quốc Anh
thất bại.
o 1882 - 1898: Muhamet Át-Mét lãnh đạo nhân dân Xu Đăng chống Anh thất bại.
o Đặc biệt, 1889 - 1.8.1986, nhân dân Etiôpia và Libêria chống Ý đã giữ được độc
lập.
- Kết luận: cuối thế kỉ XIX – đầu XX, PTGPDT ở châu Phi vẫn diễn ra sôi nổi và phát
triển mạng trong thế kỉ XX.
2) Khu vực Mĩ La-tinh:
Là thuộc địa chủ yếu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau khi giành độc lập  Các
nước tư bản độc lập nhưng lệ thuộc vào Mĩ đầu thế kỉ XX.
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ 1791-1804: Tút-xanh luvec tuy.A lãnh đạo nhân dân Hai-I-Ti chống Anh thắng lợi
 nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ La-tinh, nhưng sau đó bị Pháp đánh bại.
+ Phong trào GPDT phát triển mạnh mẽ  các quốc gia độc lập ở Mĩ La-tinh lần lượt
ra đời: Achentina (1816), Côlômbia (1819), Mêhicô và Pêru (1821),…
- Âm mưu của Mĩ:
+ 1823: Mĩ với học thuyết man rợ: “Châu Mĩ của người Châu Mĩ” để thống trị Mĩ La-
tinh.
+ 1889: tổ chức “Liên Mĩ” ra đời do Mĩ cầm đầu + chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại
giao đô la”  Mĩ La-tinh biến thành sân sau của Mĩ.
Câu hỏi:
1/ Hãy nêu phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Châu Phi chống đế quốc?
2/ Chính sách bành trướng của Mỹ đối với Mỹ La-tinh như thế nào?
------------------------------
Câu hỏi và bài tập:
1/ Hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi chống đế
quốc.
2/ Chính sách bành trướng của Mỹ đối với Mỹ La-tinh như thế nào?
3/ Nguyên nhân nào dẫn đến việc các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé
châu Phi?
A. Châu Phi giàu tài nguyên, khoáng sản
B. Có nhiều thị trường để buôn bán
C. Sau khi Châu Phi hoàn thành kênh đào Xuyê
D. Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng.
4/ Thực dân Phương Tây nào độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê?
A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ
5/ Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng

Sự kiện Thời gian


1. Anh, Pháp cạnh a. Tháng 3/1896
tranh xâm lược Ai Cập.
2. Tổ chức Ai Cập trẻ b. Năm 1882 -
thành lập. 1898
3. Nhân dân Xuđăng c. Năm 1879
chống Anh.
4. Quân đội Italia thất d. Năm 1882
bại ở Ađtua (Xudăng).

------------------------------
CHƯƠNG II:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

Bài 6:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

I. Nguyên nhân của chiến tranh:


- Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của CNTB (cuối TK XIX -
XX) dẫn đến tồn tại mâu thuẫn ĐQ – ĐQ. Từ CNTB  CNĐQ, các nước tư bản gắn
liền 4 cuộc chiến tranh đế quốc.
- Hai khối quân sự thành lập ở châu Âu:
+ Khối Liên minh (1882): gồm Đức, Áo,Ý, Hungari.
+ Khối Hiệp ước (1907): gồm Anh, Pháp, Nga.
- Nguyên nhân của chiến tranh:
+ Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa ĐQ và ĐQ về vấn đề thuộc địa, thị
trường.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Thái tử Áo - Hung bị một phần tử người Xec-bi tổ chức ám
sát  28.7.1914, Áo - Hung tấn công Xec-bi, chiến tranh thế giới lần I bùng nổ.
- Tính chất của chiến tranh: phi nghĩa đối với 2 bên tham chiến (trừ Xéc-bi). Thủ phạm
là phe Liên minh và phe Hiệp ước.
II. Diễn biến của chiến tranh: gồm 2 giai đoạn diễn ra ở Châu Au
1. Giai đoạn I (1914-1916) thắng lợi về phe Liên minh
 1914: Phía tây: 3.8.1914 Đức tấn công Bỉ và uy hiếp Thủ đô Paris. Phía đông:
Nga tấn công đông Phổ.
 1915: Đức, Áo, Hung tấn công Nga  2 bên cầm cự.
 1916: Đức tấn công Pháp (pháo đài Véc-đoong).
2. Giai đoạn II (1917-1918):
 2.4.1917 Mĩ tham gia phe Hiệp ước.
 7.11.1917: CMXHCN tháng 10 Nga thành công  (3.3.1918) kí Hòa ước Bret
Litốp, Nga rút khỏi chiến tranh.
 9.1918: Anh, Pháp, Mĩ tổng phản công, đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
 11.11.1918: Đức đầu hàng.
 28.6.1919: Đức kí hiệp ước Vec-xai.
 Chiến tranh thế giới lần I kết thúc: Đức, Áo-Hung thất bại hoàn toàn.
III. Kết cục chiến tranh thế giới lần I:
- Hậu quả: Chiến tranh làm 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. Chi phí chiến
tranh lên đến 85 tỷ đô la/ với 38 nước tham dự.
- Kết luận: trong quá trình chiến tranh, PTCN-PTGPDT không ngừng phát triển. Nổi
bật là CM Tháng 10 Nga và chiến tranh thế giới lần I là mốc kết thúc lịch sử thế giới
cân đại (1640 -1917).
------------------------------

Câu hỏi và bài tập:


1/ Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất.
2/ Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất.
3/ Tính chất, hậu quả của chiến tranh. Em có suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh đã xảy
ra.
4/ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào?
A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị
B. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị
C. Chậm phát triển về mọi mặt
D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa
5/ Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng

Sự kiện Thời gian


1. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi a. Tháng 11/1918
2. Đức tuyên chiến với Nga b. Ngày 28/7/1914
3. Anh tuyên chiến với Đức c. Ngày 1/8/1914
4. Mĩ tuyên chiến với Đức d. Ngày 4/8/1914
5. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện e. Ngày 2/4/1917
CHƯƠNG III:
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
Bài 7:
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

I. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại (1566 - 1789):
- Văn học:
o Có Coóc - nây (1606-1684) bi kịch cổ điển.
o Môlie (1622-1673) hài kịch.
o La-phông-ten (1621-1695) ngụ ngôn
- Âm nhạc
o Bét-tô-ven (1770 -1827) người Đức/bản giao hưởng số 3; số 5; 9.
o MôDa (1756 – 1791) Áo/nghệ thuật hợp xướng.
- Hội họa:
o Rem-bran (1606-1669) Hà Lan/vẽ chân dung, phong cảnh.
- Tư tưởng: trào lưu triết học ánh sáng XVII - XVIII đại diện là Mông-te-xkiơ (1689 -
1755), Vônte (1694 – 1778), Rut-Xô (1712 - 1778) và nhóm bách khoa toàn thư.
- Kết luận: các nhà triết học ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII được xem như những người
đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp (1789) thắng lợi.
II. Thành tựu của văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX -XX:
- Hoàn cảnh ra đời:
o CNTB  hệ thống thế giới  chuyển sang CNĐQ.
o PTGPDT ở các nước thuộc địa và phụ thuộc đang phát triển.
- Các nhà văn hóa tiêu biểu:
+ Văn học
o Phương Tây:
 Vichto Huygô (1802 - 1885)/Những người khốn khổ.
 Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910)/ Chiến tranh và hòa bình.
 Mactuên (1835 - 1910)/Những cuộc phiêu lưu của Tơmxcay-Ơ.
o Phương Đông:
 Rabinđranat Ta-Go(1861 - 1941)/Tập thơ Dâng.
 Lỗ Tấn (1881 – 1936) /AQ chính truyện.
 Hôsêsiđan (1861 – 1896) /Đừng động vào tôi.
+ Nghệ thuật:
o Âm nhạc: Trai-Côp-Xki (1840 - 1893)/Tác phẩm Ôpêra Con đầm bích, ba lê Hồ
Thiên Nga…
o Hội họa: VanGốc (Hà Lan), Phugita (Nhật Bản), Pi-Cat-Xô (Tây Ban Nha), Lê
vitan (Nga).
- Tác dụng: phản ánh hiện thực cuộc sống, mơ ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp
hơn.
III. Chủ nghĩa xã hội không tưởng và CNXH khoa học giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX (giảm tải)
1. Chủ nghĩa xã hội không tưởng: (giảm tải)
2. Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học: (giảm tải)
------------------------------
Câu hỏi:
1/ Trình bày những hiểu biết của em về CNXH không tưởng.
2/ CNXH khoa học ra đời trong hoàn cảnh nào? Có vai trò gì đối với sự phát triển của
xã hội?
3/ Hãy kể tên các nhà văn hóa tiêu biểu thế kỉ XIX đầu XX và những tác phẩm tiêu
biểu của họ.

You might also like