You are on page 1of 4

Câu 1 : Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm

1868.?
-Đến giữa thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ của Nhật Bản lâm vào
khủng hoảng suy yếu:
* Kinh tế :
+Nông nghiệp: Lạc hậu, đói kém , mất mùa thường xuyên
+Mầm móng tư bản chủ nghĩa hình thành phát triển ở Nhật Bản
+Công thương nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển
*Chính trị:
+NB vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao
nhưng quyền hành thực thế nắm trong tay tướng quân (Sogun)
Chính trị
Thiên hoàng Tướng quân(Sogun)
(vị trí tối cao)
*Xã hội:
-Duy trì chế độ đẳng cấp , mâu thuẩn xã hội sâu sắc :
Tầng lớp : +Quý tộc ,+Samurai , +Nông dân, +Thợ thủ công,
+Thương nhân
-Giữa lúc NB khủng hoảng suy yếu, các nước đế quốc đi đầu là
Mĩ đe dọa xâm lược.
Nhật Bản
(Lựa chọn 1 trong 2 con đường )

Bảo thủ : duy trì chế độ Cải cách mở cửa


pk lạc hậu
Câu 2 : Nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực
dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX?
-Giữa thế kỷ XIX : thực dân Anh đã hình thành việc xâm lược
đặt ách cai trị Ấn Độ.
-Về kinh tế : tiến hành mở rộng khai thác, vơ vét, bóc lột trên
qui mô lớn. Biến Ấn Độ thành thuộc địa quan trọng của thực
dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên
liệu cho chính quốc.
-Về chính trị-xã hội:
+Chính phủ Anh nắm quyền trực tiếp cai trị Ấn độ
+Thực hiện chính sách chia để trị, nhằm khoét sâu sự cách biệt
về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp xã hội.
*Hậu quả :
+Nạn đói xảy ra triền miên đời sống nhân dân ngày càng khó
khăn.
+Mâu thuẩn giữa nhân dân Ấn độ và thực dân Anh ngày càng
sâu sắc.
-Về văn hóa-giáo dục : Thực hiện chính sách ngu dân , khuyến
khích các tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
Câu 3 : Tại sao nói cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách
mạng không triệt để ?
-Cuộc cách mạng chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
-Cuộc cách mạng chưa chia được ruộng đất cho nhân dân.
-Cuộc cách mạng chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược.
Câu 4 : Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ LA
Tinh biểu hiện như thế nào?
- Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người
châu Mĩ”.
- Năm 1889, tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa
châu Mĩ” được thành lập, gọi tắt là Liên Mĩ, dưới sự chỉ huy của
chính quyền Oa-sinh-tơn.
- Dùng sức mạnh quân sự để gây chiến tranh với các nước tư
bản khác để tranh giành sự ảnh hưởng. Chẳng hạn, năm 1898,
Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để sau đó chiếm Phi-lip-pin,  Cu-
ba, Pu-éc-tô Ri-cô,…
- Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ khống chế nền kinh tế các nước Mĩ Latinh
bằng cách áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng
đôla” để tiến tới khống chế về chính trị, lần lượt xâm chiếm các
nước Mĩ Lainh.
- Mĩ từng bước biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của
mình.
Câu 5 : Nguyên nhân của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914-1918)?
1.Nguyên nhân sâu xa:
-Sự phát triển không đồng đều của CNTB dẫn đến sự mâu thuẫn
sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc.
-Sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc không đồng đều,
đế quốc già nhiều thuộc địa (Anh, Pháp) đế quốc trẻ ít thuộc địa
(Đức, Mỹ )
-Mâu thuẫn các nước đế quốc dẫn đến:
+Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa nổ ra ở nhiều nước
+Hình thành 2 khối đế quốc độc lập:
-Phe liên minh gồm: Đức, Áo-Hung, Italia (1882)
-Phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.
-Cả 2 khối đều ráo riết gây chiến tranh để giành giật thị trường ,
thuộc địa lẫn nhau.
2.Nguyên nhân trực tiếp
-28/6/1914 thái tử Áo-Hung bị người Xecbia ám sát
-Áo-Hung thuộc phe liên minh
-Xecbia là nước được phe Hiệp ước ủng hộ
Nhân cơ hội này Đức gây chiến tranh
Chiến tranh TGTN bùng nổ và lan tỏa khắp thế giới.

You might also like