You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 9

I.TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Chính sách đối ngoại của Mĩ nhằm mục đích gì?
- Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi
phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến
hành chiến tranh xâm lược.
Câu 2: Thời gian ký kết hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật?
- 8 / 9 / 1951, Liên minh Hiệp ước "Hiệp ước San Francisco" và quan hệ Mỹ-Nhật
lần đầu tiên đã được ký kết và xác nhận, nó có hiệu lực từ ngày 28 tháng 4 năm 1952.
Câu 3: Tên thời gian kế hoạch Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu sau CTTG thứ
II?
- Kế hoạch Marshall là một sáng kiến của Mỹ được ban hành vào năm 1948 nhằm
cung cấp viện trợ nước ngoài cho Tây Âu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc.
Câu 4: Biết được thời gian nước Đức thống nhất?
- Tuy nhiên, mãi đến tận ngày 3/10/1990, mọi thủ tục thống nhất nước Đức mới
chính thức hoàn tất. Nước Đức đã chọn ngày 3/10 hàng năm để kỷ niệm ngày thống
nhất.
Câu 5: Sau CTTG thứ II, các nước Tây Âu tham gia vào khối quân sự nào?
- Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia
khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 6: Cộng đồng Châu Âu được thành lập vào thời gian nào?
- Cộng đồng Châu Âu được thành lập vào thời gian 1 / 11/ 1993.
Câu 7: Liên Minh Châu Âu được thành lập vào thời gian nào?
- Liên Minh Châu Âu được thành lập vào thời gian 1/11/1993, Maastricht, Hà Lan.
Câu 8: Biết được thời gian diễn ra hội nghị I-an-ta?
- Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Liên Xô.
Câu 9: Khái niệm chiến tranh lạnh?
- Chiến tranh Lạnh là chỉ đến sự căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh
điểm giữa hai siêu cường (đứng đầu và đại diện hai khối đối lập): Hoa Kỳ (chủ nghĩa
tư bản) và Liên Xô (chủ nghĩa xã hội).

Câu 10: Biết được biểu hiện của “ Chiến tranh lạnh”
- Biểu hiện của chiến tranh lạnh:
+ Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân
sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 11: Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau thời kì “ Chiến tranh lạnh” ?
- Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau thời kì “ Chiến tranh lạnh”:
+ Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Sự tan rã của hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự đa cực
nhiều trung tâm.
+ Hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Hòa bình thế giới được củng cố nhưng xung đột và quân sự vẫn xảy ra ở một số
khu vực,
Câu 12: Nhật Bản trở thành cường quốc về chính trị vào thời gian nào?
- Trở thành cường quốc kinh tế từ những năm 1970-1980.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Nước Mĩ: Kinh tế Mĩ sau CTTG thứ II. Nguyên nhân của sự phát triển
kinh tế?
- Kinh tế Mĩ sau CTTG thứ II:
+Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạn nhất TG.
+Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Thái Bình Dương và Thái Bình Dương
che trở -> không bị chiến tranh tàn phá.
+ Mĩ phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến
-> Mĩ giàu lên trong chiến tranh.
=> Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
-Công nghiệp: Sản ượng công nghiệp chiếm hơn một nửa TG.
-Nông nghiệp: Bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp của năm nước (Anh, Pháp,
Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Ban)
-Tài chính: Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của TG, là chủ nợ duy nhất trên TG.
-Thương mại: Có hơn 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ.
-Quân sự: có lực lượng mạnh nhất TG tư bản và độc quyền về vũ khí nguyên tử.
=>Kinh tế : là nước tư bản giàu mạnh nhất TG, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi
mặt những thập niên đầu sau chiến tranh.

- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:


+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào,
trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để lamg giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương
tiện chiến tranh
+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới, Mĩ đã
áp dụng thành công nhungữ thành tựu của cuộc Cách Mạng đã cho phép Mĩ nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
+ Trình độ tập trung Tư Bản và sản xuất ở Mĩ rất cao: các tổ hợp CN-Quân Sự, các
nhánh Tư Bản của Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong ngoài
nước.
+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng.
Câu 2: Nhật Bản: Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản? ( Hoàn cảnh, thành tựu)
* Hoàn cảnh:
-Điều kiện tự nhiên: cực kì khắc nghiệt, khó khăn,có 4 quần đảo lớn,nhiều quần đảo
nhỏ, diện tích đất nông nghiệp rất ít (14%) , nằm trên vành đai Thái Bình Dương nên
có nhiều trận động đất.
-Sau CTTG thứ 2, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử của mình
bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá
hết sức nặng nề (khi bị Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử) ; đồng thời xuất hiện nhiều
khó khăn bao trùm đất nước, đó là: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực,
thực phẩm và hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề…Niềm tin của người dân với chế độ
thiên hoàng giảm sút.
-Từ năm 1945->1950: Nhật Bản thực hiện cải cách dân chủ
+Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh
+Giải giáp các lực lượng vũ trang
+Giải thể các công ty độc quyền lớn

*Thành tựu:
-Nền kinh tế Nhật dần được khôi phục và phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành chiến
tranh với Triều Tiên (195) - được gọi là “ngọn gió thần” đối với kinh tế nước này;
vào những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ gây chiến tranh với VN, hệ thống tổ hợp tài
chính-ngân hàng-công nghiệp Nhật Bản ra sức thu lợi nhuận từ những đơn hàng béo
bở của Mĩ. NB trở thành khu vực hậu cần chính cho Mĩ. Nền kinh tế Nhật lại có cơ
hội mới để phát triển, vươn lên đứng thứ 2 TG
-Về sản phẩm quốc dân, năm 1950 NB chỉ mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/7 của MĨ,
nhưng đến năm 1968 đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ 2 trên TG- sau Mĩ (830 tỉ
USD)
- Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%
-Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờáp dụng những thành tựu khoa
học-kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3
nhu cầu thịt, sũa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên TG-sau Pê-ru
=> Được tư bản phương Tây suy tôn “Thần kì Nhật Bản”

Câu 3: Quan hệ quốc tế sau CTTG thứ II:


- * Làm rõ Trật tự hai cực I-an-ta:
*Hoàn cảnh
- Sau chiến tranh TG thứ 2, ba nguyên thủ các cường quốc Lxo , Mĩ và Anh là Xta-
lin, Ru-dơ-ven và Sóc-sin đã có cuộc gặp gỡ ở I-an-ta (lXo) (4->11/2/1945 )
*Nội dung
-Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía đông
châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của
Mĩ và Anh
-Ở châu Á: Do việc Liên Xô tham chiếm đánh Nhật, nên Mĩ và Anh đã chấp nhận
những điều kiện của LX là duy trì nguyên trạng Mông Cổ ( tức là tôn trọng nền độc
lập của Mông Cổ ); trả lại cho LX phía nam đảo Xa-kha-lin; trao trả cho TQ những
đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây (như Đài Loan, Mãn Châu…); thành lập
Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản TQ.
-Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, nhưng tạm thời quân đội LX và
Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38
-Các vùng còn lại ở châu Á ( như Đông Nam Á, Nam Á…) vẫn thuộc phạm vi ảnh
hưởng của các nước phương Tây
=>Trật tự TG I-an-ta được hình thành.
* Tác động từ những quyết định của hội nghị
Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) đưa ra các quyết định quan trọng là : tiêu diệt tận
gốc chủ nghĩa phát; thành lập tổ chức Liên hợp quốc; thỏa thuận về việc đóng quân
tại các nước nhằm giải pháp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở
châu Âu và châu Á. Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa
thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã trở thành khuôn khổ của
trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947, thường
được gọi là trật tự hai cực Ianta.

* Tổ chức Liên hợp quốc: Sự thành lập, nhiệm vụ, vai trò. Đánh giá vai trò của tổ
chức.
- Sự thành lập:
+ Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề
tranh chấp trong nội bộ phe Đồng Minh, nổi lên gay gắt.
+ Tại Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập
một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
+ Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) thông
qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày
24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương
chính thức có hiệu lực.
- Nhiệm vụ:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tốc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền của các dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
- Vai trò:
+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết tranh chấp xung đột khu
vực.
+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghịa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
+ Phát triển mối quan hệ giao lưu giữa các Quốc Gia.
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, KHKT nhất là các nước Á Phi, Mỹ-
Latinh
- Đánh giá vai trò của tổ chức:
+  LHQ đã có vai trò quan trọng trong việc lập lại hòa bình, chấm dứt xung đột và hỗ
trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.
+LHP đã thành công trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa
+ LHQ đã nâng cao đời sống của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến
bộ về kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
+ LHQ đã có những đóng góp trong việc pháp triển hóa và phát triển luật pháp quốc
tế, đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề.
+Từ khi VN tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Vnvaf Liên hợp quốc
ngày càng phát triển
+LHQ đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân VN trên nhiều mặt: giáo
dục, kinh tế,môi trường…thông qua các tổ chức của LHQcos mặt ở VN: FAO (Tổ
chức nông-lương thực), UNICEF (Quỹ nh đông LHQ)…
-Hiện nay, có nhiều cơ quan chuyên môn của LHQđang hoạt động có hiệu quả ở VN
như:
Chương trình Phát triển LHQ –UNDP
Tổ chức Văn hóa khoa học giáo dục –UNESCO
Ngân hành TG-WB
Tổ chức y tế TG-WHO

You might also like