You are on page 1of 2

TẠ YẾN LINH

Mã sinh viên: 2256140024


BÀI TẬP TỰ HỌC MÔN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Câu hỏi: Tương quan lực lượng sau Chiến tranh thế giới thứ II
Sau chiến tranh thế giới thứ II, tình hình thế giới từng bước có những chuyển biến to
lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước, từng khu vực và cả trật tự
thế giới vừa được thiết lập. Bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và cấp
bách đặt ra trước các nước Đồng minh.
Từ 4/11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của
nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các vấn đề trên.
I. Trật tự 2 cực được hình thành.
1. Trên bàn đàm phán: 3 nước – 2 bên là Liên Xô - Mĩ, Anh.
● Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin
và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước
Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Áo và Phần Lan trở thành những nước
trung lập.
● Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến
chống Nhật bản:
+ Giữ nguyên trạng Mông Cổ.
+ Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh;
quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên
Xô thuê cảng Lữ Thuận
+ Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại
Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
=> Trật tự 2 cực Iana được hình thành, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô.
2. Trên thực tế
● Phe thua: bị tàn phá bởi chiến tranh, bị chiếm đóng (Nhật).
● Phe thắng:
+ Anh, Pháp bị tàn phá bởi chiến tranh → quay trở về sự phát triển trước Thế
chiến I.
+ 2 ngôi sao sống: Mỹ, Liên Xô
* Tương quan lực lượng giữa Mỹ và Liên Xô sau Thế chiến thứ II
Chính trị:
Cả hai đều uy tín do thắng và mô hình Nhà nước đều được các quốc gia trên thế giới
quan tâm.
Quân sự:
- Mỹ: thắng trận + có trong tay vũ khí hạt nhân
- Liên Xô: thắng trận + sự thiện chiến của Hồng quân Liên Xô

Kinh tế:
- Mỹ: không bị tàn phá ảnh hưởng bởi chiến tranh => phát triển kinh tế, bán vũ khí, lãi
114 tỉ đô
- Liên Xô: Bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng diện tích rộng, tài nguyên thiên nhiên
phong phú
Mục tiêu đối lập nhau:
- Mỹ: tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản
- Liên Xô: chủ trương giữ vững những khu vực mà Hồng quân Liên Xô đang có mặt
II. Tương quan lực lượng các nước trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Mỹ và Liên Xô trở thành 2 siêu cường: Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước
chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe – phe xã hội chủ nghĩa và phe tư
bản chủ nghĩa. Chiến tranh lạnh gần như là một hệ quả tất yếu của tình hình đối
đầu, căng thẳng giữa hai phe. Tuy nhiên, quan hệ Xô –Mỹ mặc dù mâu thuẫn,
nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến lược phòng ngự,
đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau.
- Hình thành 2 hệ thống xã hội chủ nghĩa: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính
trị thế giới. Một loạt các nước Đông Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latinh sau khi
hoàn thành cách mạng dân tộc đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với
Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh.
- Cao trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các lục địa của Á, Phi,
Mỹ La Tinh => sự ra đời của nhiều quốc gia mới ngày càng tham gia tích cực
vào đời sống chính trị thế giới.
- Quan hệ quốc tế được ở rộng và đa dạng: Đặc biệt với sự ra đời của Liên
Hợp Quốc đã góp phần duy trình an ninh thế giới, giúp giải quyết các tranh
chấp quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã diễn ra với quy mô chưa từng thấy
trong lịch sử đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng đối với nhân loại, bên
cạnh đó là những hệ quả tiêu cực. Những nước tập trung phát triển cách mạng
khoa học - kỹ thuật, tận dụng được thành tựu thì vươn lên mạnh mẽ, tiếng nói
của họ trong quan hệ quốc tế ngày càng có trọng lượng hơn. Những nước bỏ lỡ
cơ hội tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật thì tụt hậu, vị trí
trong quan hệ quốc tế cũng trở nên mờ nhạt.
Nhìn chung, trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những thay đổi to lớn
và sâu sắc, cùng với sự xuất hiện của xã hội chủ nghĩa và nhiều quốc gia mới đã ảnh
hưởng đến quan hệ quốc tế trong nhiều thập kỷ sau đó.

You might also like