You are on page 1of 5

I.

MÂU THUẪN ĐÔNG - TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
* bối cảnh sau thế chiến thứ 2 : CTTG II kết thúc, châu Âu bị tàn phá và suy yếu,
Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh, nắm
quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Nhưng do đối lập về ý thức,
đứng trên 2 chiến tuyến trái ngược, xảy ra những xung đột liên tiếp dẫn đến Chiến
tranh lạnh.
* Hệ tư tưởng chính trị, mục tiêu, chiến lược phát triển của Mỹ :
+Ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào
cách mạng nhằm làm bá chủ thế giới.
+Lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của cuộc cách mạng dân
chủ nhân dân ở các nước Đông u, sự thành công của cách mạng với sự ra đời của
nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa => chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế
giới từ Đông u sang Đông Á.
+Sau CTTG II, vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền
vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
* Hệ tư tưởng chính trị, mục tiêu, chiến lược phát triển của Liên Xô :
+Chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả
của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
* Những sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh :
- Sự chia cắt của Đông Đức và Tây Đức :
+ nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước
Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Tây Đức do quân đội
Anh, Pháp, Mỹ chiếm đóng còn Đông Đức do quân đội Liên Xô chiếm đóng.
+ Năm 1948, Mỹ, Anh, Pháp hợp nhất 3 vùng chiếm đóng thành Cộng hoà liên
bang Đức, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thân phương Tây => Liên Xô đáp
trả, thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức, đi theo con đường XHCN và thành một
nhà nước vệ tinh của Liên Xô => tạo nên bức tường Berlin.
- Tổng thống Truman và học thuyết Truman : sgk
- Kế hoạch Marshall (sgk)
- Chiến dịch chống Cộng sản trên radio, hollywood, báo đài :
+ tung hổ khẩu hiệu phục hưng sự thịnh vượng của Châu Âu, ngăn chặn sự lan
truyền của chủ nghĩa cộng sản.
+ Ý thức về hệ cộng sản bị cấm ở Mỹ, phong trào chống cộng xuất hiện trên mọi ấn
phẩm truyền thông : hollywood được dùng như công cụ tuyên truyền chống cộng
sản.
- Hai siêu cường cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực như khoa học, không gian, quân
sự.
- 29/8/1949 : chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc tôn về công
nghệ hạt nhân của Mỹ.
- NATO thành lập (sgk)
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava:sgk
=> Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới
II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG-TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
* Chiến tranh ủy nhiệm ( Proxy war ) : là hình thức chiến tranh mà hai phe cung
cấp vũ khí và tiền bạc cho đồng minh của mình để đánh nhau với đồng minh phía
bên kia, để đạt được mục đích chiến lược riêng.
* Chiến tranh ở Hy Lạp :
- Là nơi diễn ra chiến tranh uỷ nhiệm đầu tiên, cuộc chiến tiêu biểu đầu tiên của
chiến tranh lạnh.
- Cuộc Nội chiến Hy Lạp bắt đầu từ năm 1946 và chấm dứt vào năm 1949. Cuộc
chiến xảy ra khi quân Đồng Minh gồm Anh Quốc, Hoa Kỳ hỗ trợ quân đội chính
phủ quốc gia Hy Lạp chống lại Quân đội Dân chủ Hy Lạp, lực lượng vũ trang của
Đảng Cộng sản Hy Lạp, với yểm trợ quân sự từ các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô,
Bulgaria, Nam Tư và Albania.
- Cuộc nội diễn diễn ra trong 3 năm, sau đó Liên Xô xảy ra mâu thuẫn với Nam Tư,
dừng viện trợ cho phe cộng sản dẫn đến phong trào cộng sản mất đi sự hỗ trợ
sống còn => hạ vũ khí đầu hàng. Hy Lạp gia nhập khối đồng minh phương Tây.
* Thắng lợi của Đảng cộng sản TQ
- Sau khi đẩy lùi phát xít Nhật khỏi lãnh thổ, Trung Quốc tiếp tục rơi vào nội chiến.
- Là cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Sau thời kỳ hợp tác ban
đầu, do những bất đồng, xung đột, bất hòa và mâu thuẫn sâu sắc về quan niệm
phát triển kinh tế - xã hội và phương thức cai trị cũng như triết học; những người
thân Cộng sản trong Quốc dân Đảng cùng nhiều thành viên cũ thuộc phe cánh tả
của Quốc dân Đảng dần tách ra và hình thành một phe cánh chính trị trong nội bộ
Quốc dân Đảng.
- Quốc dân Đảng được phương Tây ủng hộ và Đảng Cộng sản được Liên Xô ủng hộ.
- Sau 3 năm chiến tranh, chiến tranh đã chấm dứt không chính thức. Đảng Cộng
sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo, nhờ sự ủng hộ của đa số người dân, chính sách
hợp lý cùng sự yếu kém của Quốc dân đảng nên đã giành chiến thắng, họ kiểm
soát Trung Hoa đại lục (bao gồm cả đảo Hải Nam), thành lập nên Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Còn Trung Quốc Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo
thất bại, chỉ còn nắm giữ các lãnh thổ là đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, và
nhiều đảo bên ngoài Phúc Kiến, đồng thời chính quyền Trung Hoa Dân Quốc từng
kiểm soát đại lục trở thành chính quyền Đài Loan như hiện tại.
- Thắng lợi của Đảng cộng sản TQ giúp Liên Xô gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ chủ
nghĩa cộng sản ở châu Á và truyền cảm hứng cho nhiều quốc gia.
* Chiến tranh Triều Tiên
- Sau CTTG II, Liên Xô tiến quân vào miền Bắc, Mỹ tiến quân vào miền Nam, thành
lập hai nhà nước riêng lẻ khác nhau : Bắc Triều Tiên theo chế độ XHCN được Liên
Xô hộ thuẫn còn Nam Triều Tiên theo đường lối TBCN được Mỹ ủng hộ, lấy vĩ
tuyến 38 làm ranh giới tạm thời.
- Năm 1949, Mỹ và Liên Xô rút khỏi Triều Tiên. Chính phủ hai miền không công
nhận lẫn nhau, đều tự coi mình là chính phủ hợp pháp của cả Triều Tiên, không
chịu hợp nhất dẫn đến căng thẳng ngày càng gia tăng.
- Cuộc chiến chính thức bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi quân đội Bắc
Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 - tấn công Nam Triều Tiên, gần như đánh bại được
quân đội Nam Triều Tiên.
- Mỹ và LHQ nhanh chóng thành lập liên quân 16 nước tham gia hỗ trợ Nam Triều
Tiên, đã đẩy lùi Bắc Triều Tiên đến sát biên giới Trung Quốc, sau đó Trung Quốc
thấy bị đe doạ, cũng tham chiến với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Trung Quốc
phối hợp với Bắc Triều phát động cuộc phản công vũ bão đẩy lùi Nam Triều Tiên,
LHQ về lại vĩ tuyến 38.
- Hai bên giằng co bất phân thắng bại cho đến 27-7-1953, Hiệp định đình chiến
được kí kết, chia đôi bán đảo Triều Tiên ở vĩ tuyến 38 cho đến ngày nay.
* Cuộc chiến Đông Dương+ Việt Nam
- Sau cuộc chiến ở Triều Tiên, Mỹ viện trợ Pháp tái xâm chiếm các thuộc địa ở
Đông Dương, gồm Việt Nam.
- Nhân dân 3 nước Đông Dương đã kiên cường kháng chiến. Chính phủ Việt Nam
dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc đã kháng chiến quyết liệt và thành công
đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải kí kết hiệp định Giơnevơ,
sau đó Pháp cũng rút khỏi các thuộc địa đông Dương.
- Nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương, Mỹ đã lập nên chế độ Việt
Nam Cộng hoà, chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17 với miền Bắc là chế độ cộng sản
chủ nghĩa, miền Nam là chủ nghĩa tư bản được hỗ trợ bởi Mỹ.
* Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo
- 4-10-1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái Đất,
đưa Liên Xô thành quốc gia tiên phong trong hành trình khai phá vũ trụ.
* Mỹ cải cách chương trình gd+NASA+ đưa ng lên mặt trăng=> khởi đầu cho
công nghệ chạy đua vào vũ trụ
- Sau sự kiện trên, Mỹ không chịu thua thiệc, đưa ra nhiều cải cách giáo dục, trong
đó có việc thành lập NASA.
=> khởi động một cuộc chạy đua lớn vào vũ trụ ( dự án đưa con người vào vũ
trụ, đưa con người lên mặt trăng, các phi vụ lên hành tinh khác, ...)
* Cách mạng Cuba+ Vịnh con lợn
- Ở Mỹ-Latin, Mỹ thiết lập hệ thống sân sau, quyết tâm không chừa chổ đứng nào
cho chủ nghĩa cộng sản.
- Tuy nhiên, Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn cách mạng cộng sản ở Cuba.
- Chính phủ cộng sản dưới sự dẫn dắt của Fidel Castro được thành lập. Mỹ lên
chiến dịch đổ bộ tấn công bờ biển phía Tây Nam Cuba. Mỹ bí mật tuyển mộ những
người lưu vong Cuba có tư tưởng chống cộng sản, huấn luyện họ thành một đội
quân để tiến hành xâm lược vịnh Con Lợn, lật đổ chính quyền cộng sản Cuba.
- CIA của Mỹ tiến hành nhiều nhiệm vụ bí mật để ám sát Fidel Castro, nhưng ông
đã may mắn sống sót qua 631 lần ám sát. Chiến dịch xâm lược vịnh Con Lợn cũng
thất bại thảm hại.
- Chính phủ Liên Xô nắm lấy cơ hội, thuyết phục Fidel cho quân đội Liên Xô đóng
quân ở Cuba. Binh lính và hạm đội tàu chiến được cử tới, triển khai hệ thống tên
lửa tầm trung nhắm thẳng vào Mỹ. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi thuỷ quân
hai bên sẵn sàng tuyên chiến với nhau, cả thế giới nín thở, nhiều quốc gia chuẩn bị
cho thế chiến thứ 3.
- Tuy nhiên, sau khi đàm phán, Liên Xô đồng ý rút hết các tên lửa khỏi Cuba, đổi lại
Mỹ cũng phải hứa không xâm chiến Cuba nữa, đồng thời rút hết tên lửa khỏi Itali
và Thổ Nhĩ Kì.
* Trở lại Việt Nam
- Chính phủ miền Nam không công nhận hiệp ước Giơnevo, từ tối tổng tuyển cử
thống nhất hai miền, thi hành nhiều chính sách chống cộng cực đoan => miền Bắc
thành lập mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam, mở cuộc tấn cộng tổng lược
bằng các chiến dịch du kích với sự hỗ trợ từ Liên Xô và Trung Quốc.
- Lo sợ mối hoạ cộng sản lan rộng khắp Đông Nam Á, Mỹ với các nước đồng minh
gửi hơn nửa triệu quân vào Việt Nam để chống lại phe cộng sản, hai bên đánh
nhau nảy lửa, ngày càng khốc liệt. Mỹ tiêu tốn hàng trăm tỷ đô la cho cuộc chiến,
trở thành một trong những cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử.
- Tại Mỹ, làn sóng phản đối chiến tranh của người dân tăng cao, dư luận ngày càng
gay gắt. Nhận ra cuộc chiến dần không như mong đợi, Mỹ rút quân vào năm 1973.
2 năm sau phe cộng sản chiến thắng, giáng một đòn mạnh mẽ vào Mỹ làm Mỹ
mất đi vị thế trên trường quốc tế trầm trọng.
* Tài trợ Châu Phi và Afghanistan
- Nắm lấy cơ hội và giành lấy sự ảnh hưởng chính trị toàn cầu, một mặt Liên Xô hỗ
trợ cho các tổ chức, phong trào cộng sản ở châu Phi, mặt khác Liên Xô đổ quân
vào Afghanistan để hỗ trợ chính phủ cộng sản chống lại phiến quân Mujahideen,
một tổ chức hồi giáo được tài trợ bởi Mỹ và phương Tây.
- Chính phủ Trung Quốc coi sự can thiệp của Liên Xô là một sự đe doạ biên giới
nên đã gia nhập liên minh với Mỹ, cùng tài trợ cho các thế lực kháng chiến chống
Liên Xô tại Afghanistan, trong đó có cả tổ chức khủng bố al-Qaeda của Osama bin
Laden, được chính CIA đào tạo.
* Pháp rời khỏi NATO+ chạy đua tên lửa
- Ở châu Âu, do bất đồng với Mỹ, pháp rời khỏi NATO.
- Liên Xô nâng cấp hệ thống tên lửa, đặt ngắm thẳng vào Tây Âu buộc Mỹ phải lắp
đặt thêm các tên lửa mới để đáp trả tạo nên cuộc chạy đua tên lửa ở châu Âu.
=> Chiến tranh lạnh giờ đây khiến hai siêu cường quốc lưỡng bại câu thương.
III. XU THẾ HOÀ HOÃN ĐÔNG - TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH CHẤM DỨT
*Những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây
- Từ đầu những năm 70 thế kỉ XX, xu thế hoà hoãn Đông-Tây xuất hiện.
- Ngày 9-11-1972, CHDC Đức và CHLB Đức kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ
giữa Đông Đức và Tây Đức, nhờ đó tình hình căng thẳng ở châu u giảm đi.
- Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa
(ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1), đánh dấu sự hình
thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.
- Tháng 8-1975, Mĩ, Canada và 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki khẳng định
nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên cơ chế giải quyết các vấn
đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu.
- Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế, khoa học
– kĩ thuật, trọng tâm là thỏa thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm
vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
*Chiến tranh lạnh kết thúc
- Tháng 12-1989: tại Manta, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt “chiến
tranh lạnh”.
* Nguyên nhân :
- Cuộc chạy đua vũ trang làm tốn kém và suy giảm thế mạnh của Liên Xô và Mĩ
trên nhiều mặt.
- Tây u và Nhật vươn lên thành đối thủ thách thức Liên Xô và Mĩ.
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dẫn tới xu thế hợp tác xuất hiện trên thế
giới.
- Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
- Liên Xô và Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
*Ý nghĩa sự kết thúc chiến tranh lạnh
- Ý nghĩa : Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã mở ra những chiều hướng và điều
kiện để giải quyết hòa bình các tranh chấp xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới
và làm dịu đi quan hệ quốc tế.
IV. THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
* Sự sụp đổ của Liên Xô
- Liên Xô hấp hối vì bạo chi cho các ngân sách quân sự :
+ Vì quá bạo chi cho các chính sách quân sự, LX bắt đầu hết tiền và ngừng tài trợ
cho các phong trào cộng sản ở châu Phi và rút hết quân đội khỏi Afghanistan.
+ Chiến tranh Afghanistan đã tiêu tốn hàng ngàn sinh mạng và hàng trăm triệu đô
la, làm suy yếu đáng kể sức mạnh quân sự và nền kinh tế của Liên Xô.
- 1990, hệ thống liên minh Liên Xô tan rã :
+ Khi các lãnh đạo cộng sản trong khối Warsaw dần mất đi quyền lực, các cuộc cải
cách và bầu cử lan rộng khắp Đông Âu.
- Bức tường Berlin được phá bỏ, Đức được tái thống nhất, còn LX cố gắng cải tổ và
mở cửa kinh tế nhưng thất bại.
- 1 năm sau, Liên Xô tan rã và tách thành 15 nước cộng hoà độc lập, đánh dấu sự
kết thúc chiến tranh lạnh và trật tự lưỡng cực.
*Tình hình thế giới từ 1991
- Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp :
+ Trật tự hai cực lanta sụp đổ, trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành theo
xu hướng đa cực.
+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.
+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới "đơn cực" để làm bá chủ thế giới
nhưng không thực hiện được.
+ Sau "chiến tranh lạnh", nhiều khu vực trên thế giới không ổn định, nội chiến,
xung đột quân sự kéo dài ( Ban-căng, châu Phi, Trung Á ).
*Tình hình thế giới khi bước sang thế kỉ 2001
- Sang thế kỉ XXI, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng
bố ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách
thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động
to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
- Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng
thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

You might also like