You are on page 1of 5

1.

Chiến tranh lạnh là gì

Theo khái niệm của wikipedia

Chiến tranh lạnh (1947-1991) là chỉ đến sự căng thẳng địa chinh trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm
giữa hai siêu cường của thế giới lúc bấy giờ : Hoa Kỳ( chủ nghĩa tư bản ), Liên Xô ( chủ nghĩa xã hội )

Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của thuyết Truman và kết thúc với sự tan rã của
Liên Xô vào năm 1991.Thuật ngữ lạnh được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng ở
hai siêu cường , nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm để gia tăng vị
thế chinh trị , nó còn được gọi là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm

Hay có thể nói chiến tranh lạnh là chinh sách thù địch về mọi mặt của mĩ và các nước đế quốc trong
quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN

Thế thuyết truman là gì (ảnh)

Harry S. Truman sinh ngày 8/5/1884 tại Lamar bang Missouri, mất ngày 26/12/1972 tại Kansas bang
Missouri. Ông là tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1945-1953 và từng làm Phó Tổng thống
dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Trong lĩnh vực đối ngoại, ông được biết đến với những
sự kiện như vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, ban hành kế hoạch Marshall, thành
lập khối NATO.

Vào ngày 11/3 năm 1947, trong bài phát biểu ấn tượng trước một phiên họp chung (giữa Thượng
viện và Hạ viện) của Quốc hội, Tổng thống Harry S Truman đã đề nghị Hoa Kỳ viện trợ cho Hy Lạp và
Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn sự thống trị của cộng sản ở hai quốc gia này. Giới sử gia thường trích
dẫn bài phát biểu của Truman, sau này được gọi là Học thuyết Truman, như là lời tuyên bố chính
thức về Chiến tranh Lạnh.

2.nguyen nhan- Mỹ có chủ trương chính : chống phá lại liên xô với phe CNXNH chống lại ptrao CM để
mưu đồ sẽ là bá chủ thế giới , mỹ xác định và lo ngại trc sự ảnh hưởng của Liên Xô cùng với các nước
Đông Âu đến cục diện thế giới khi chứng kiến thắng lợi của TQ và chủ nghĩa xã hội trơr thanh một hệ
thống của thế giới tư Đông Âu sang Đông Á sau khi ctranh the giới thứ 2 kết thúc mỹ là nước tư bản
giâu mạnh nhất , quốc gia này nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử nên đã cho minh có quyền đc
phép lanh đạo thế giới.

4. chiến tranhhh

Phong tỏa berlin

12/5/1949, Liên Xô dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 11 tháng đối với Tây Berlin. Cuộc phong tỏa đã bị
phá vỡ bởi một cuộc không vận lớn của Mỹ và Anh nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm quan trọng cho
hai triệu người dân Tây Berlin.

Vào cuối Thế chiến II, nước Đức bị chia thành bốn khu vực quản lý của bốn cường quốc Đồng minh:
Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, và Pháp. Berlin, thủ đô nước Đức nằm sâu trong vùng lãnh thổ Đông Đức do
Liên Xô kiểm soát. Tương lai của Đức và Berlin là một điểm gây cản trở lớn trong các cuộc đàm phán
về một hiệp ước hậu chiến, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ, Anh, và Pháp đã tìm cách hợp nhất các vùng
chiếm đóng của họ thành một khu vực kinh tế duy nhất.

tháng 3 năm 1948, Liên Xô đã rút khỏi Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh vốn quản lý việc chiếm
đóng nước Đức do vấn đề này.

Vào tháng 5, ba cường quốc phương Tây đã đồng ý thành lập Tây Đức
Ngày 20 tháng 6, trong một bước tiến quan trọng hướng tới việc thành lập một chính phủ Tây Đức,
các cường quốc phương Tây đã phát hành một đồng tiền mark Đức mới ở Tây Đức lẫn Tây Berlin.
Liên Xô đã lên án hành động này, coi đó là một cuộc tấn công vào đồng tiền Đông Đức, và từ ngày 24
tháng 6 bắt đầu phong tỏa tất cả các tuyến đường sắt, đường bộ, và đường thủy nối Berlin với Tây
Đức. Liên Xô cho rằng việc quản lý chung Berlin của 4 cường quốc đã chấm dứt do sự hợp nhất Tây
Berlin, và các cường quốc phương Tây không còn có quyền được ở lại đó. Với việc thực phẩm, nhiên
liệu và các nhu yếu phẩm khác của Tây Berlin bị cắt đứt, Liên Xô cho rằng nó sẽ sớm bị phe cộng sản
kiểm soát.

Anh và Hoa Kỳ phản ứng bằng cách khởi xướng một cuộc không vận lớn nhất trong lịch sử, thực hiện
278.288 chuyến bay cứu trợ cho thành phố trong 14 tháng sau đó, giúp cung cấp 2.326.406 tấn hàng
tiếp tế. Do Liên Xô cắt nguồn điện của Tây Berlin, than đá chiếm hơn hai phần ba số vật tư được
chuyển giao. Các chuyến bay theo chiều ngược lại giúp vận chuyển hàng xuất khẩu công nghiệp của
Tây Berlin tới phương Tây.

ác chuyến bay được thực hiện suốt ngày đêm, và tại thời kỳ đỉnh điểm của đợt không vận vào tháng
Tư năm 1949, các máy bay đã hạ cánh xuống thành phố theo tần suất mỗi phút một chuyến

Ngày 12 Tháng 5 năm 1949, Liên Xô chấm dứt cuộc phong tỏa, và các đoàn xe đầu tiên của Anh và
Mỹ đã vượt qua 110 dặm trên lãnh thổ Đông Đức do Liên Xô kiểm soát để tới Tây Berlin. Vào ngày
23, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) đã được chính thức thành lập. Vào ngày 7 tháng 10, Cộng hòa
Dân chủ Đức, một nhà nước Cộng sản, cũng đã được tuyên bố thành lập tại Đông Đức. Cuộc Không
vận Berlin vẫn tiếp tục cho đến ngày 30 tháng 9 trong một nỗ lực đảm bảo lượng hàng dự trữ đủ
dùng trong một năm cho Tây Berlin, đề phòng trường hợp Liên Xô lại tiến hành một đợt phong tỏa
khác. Điều này đã không xảy ra, nhưng căng thẳng Chiến tranh Lạnh xung quanh vấn đề Berlin vẫn ở
mức cao, với đỉnh điểm là việc xây dựng Bức tường Berlin năm 1961.

CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊn

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra trên bán đảo Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên (với sự hỗ trợ
của Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa) và Hàn Quốc (với sự hỗ trợ đến từ Liên Hợp
Quốc, trong đó quốc gia giữ vai trò nòng cốt là Hoa Kỳ). Chiến tranh bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm
1950 và kết thúc bất phân thắng bại trong bế tắc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Chiến tranh Triều
Tiên là một trong những cuộc chiến lớn, khốc liệt và quốc tế hóa nhất kể từ sau Thế chiến 2. Đây là
kết quả của chiến tranh Lạnh, những mâu thuẫn – xung đột liên Triều cùng sự phân cực của thế giới
sau Thế chiến.

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội
Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều
Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.

nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của
Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi
là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ
kiểm soát 90% lãnh thổ nước này.

Ngày 27/6, Liên Hợp Quốc thông qua giải pháp đưa quân đội Liên quân (gồm Mỹ, Nam Triều Tiên và
16 nước trong Liên Hợp Quốc) vào Nam Triều Tiên giúp đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên.

Liên quân phản công bằng cuộc đổ bộ vào Incheon ngày 15/9. Ngày 7/10, Liên quân đánh lên phía
Bắc vĩ tuyến 38, tiến về phía biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Tình hình Bắc Triều Tiên vô cùng nguy
cấp. Stalin kiến nghị Kim Nhật Thành rút toàn bộ lực lượng sang đất Trung Quốc và Liên Xô. Mao
Trạch Đông quyết định đưa quân đội Trung Quốc sang Triều Tiên chiến đấu chống lại Liên quân.
Ngày 19/10, Liên quân chiếm Thủ đô Bình Nhưỡng. Ngay đêm hôm đó, quân đội Trung Quốc vượt
sông Áp Lục tiến vào Triều Tiên. Ngày 4/1/1951, họ chiếm được Hán Thành. Sau nhiều trận đánh ác
liệt, từ tháng 11/1951 trở đi, chiến sự chủ yếu diễn ra giằng co tại vùng vĩ tuyến 38. Đồng thời, từ
tháng 7/1951, hai bên bắt đầu đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh hao người tốn của này.
Sau cùng, ngày 27/7/1953, Hiệp định Đình chiến được ký giữa hai bên.

CĂNG THẲNG CUBA

-Vào năm 1962, thế giới đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tình huống nguy
hiểm này xuất phát từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba diễn ra trong 13 ngày.

-Thế giới từng đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân vào năm 1962. Sự việc được cho
là bắt nguồn vào ngày 14/10/1962. Vào ngày hôm ấy, một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã chụp
được các bức ảnh tiết lộ sự hiện diện của các tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba.

- Không lâu sau, giới chức Mỹ nhận được tin tình báo về việc có 33 tên lửa của Liên Xô đặt tại Cuba.
Dù trước đó, Mỹ đã biết việc Liên Xô đặt một số tên lửa phòng thủ dọc bờ biển Cuba nhưng không
ngờ được rằng số lượng "khủng" đến vậy.

-Đến ngày 16/10, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy được báo cáo về sự việc trên. Ông nhanh chóng
triệu tập một nhóm chuyên gia nhằm đưa ra kế hoạch đối phó. Chính quyền Tổng thống Kennedy
cho rằng sự hiện diện tên lửa hạt nhân của Liên Xô tại Cuba sẽ không được dung thứ.

- Tổng thống Kennedy phát biểu trên truyền hình toàn quốc về sự kiện này hôm 22/10. Trong bài
phát biểu, ông nhấn mạnh rằng mọi tên lửa bắn từ Cuba đến bất kỳ quốc gia nào ở bán cầu Tây như
là một cuộc tấn công của Liên Xô nhằm vào nước Mỹ. Vì vậy, nước Mỹ sẽ có một sự đáp trả toàn
diện với Liên Xô.

- Ban đầu, Tổng thống Kennedy nghiêng về ý kiến của các quan chức khởi xướng một cuộc không
kích tại Cuba. Thế nhưng, về sau, ông thay đổi ý kiến và chọn giải pháp phong tỏa Cuba do Bộ trưởng
Quốc phòng Robert S. McNamara vạch ra.

- rong bối cảnh căng thẳng đó, ngày 26/10/1962, Tổng thống Kennedy nhận được một thông điệp từ
nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đề nghị rút các tên lửa tại Cuba để đổi lại việc chính quyền
Washington sẽ không xâm lược Cuba hoặc lật đổ chính quyền của ông Fidel Castro.

-Trong khi phía Mỹ chưa phản hồi thông điệp đầu tiên, ông Khrushchev (trong ảnh) gửi tiếp một bức
thư cho chính quyền Tổng thống Kennedy. Trong thư, Liên Xô đưa thêm điều kiện là Mỹ phải rút các
tên lửa của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lại việc chính quyền Moscow rút toàn bộ tên lửa khỏi Cuba.

- Đến ngày 28/10, Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận để chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa ở
Cuba. Vào tháng 11/1962, Liên Xô rút toàn bộ tên lửa khỏi Cuba. Đến tháng 4/1963, Mỹ thực hiện
thỏa thuận bằng việc rút toàn bộ các tên lửa của nước này ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhờ vậy, thế giới tránh được một cuộc chiến tranh hạt nhân tồi tệ. Một số chuyên gia nhận định nếu
cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba tiếp tục leo thang thì Mỹ và Liên Xô có thể sử dụng vũ khí hạt
nhân. Khi ấy, thế giới sẽ đối mặt với thảm kịch kinh hoàng.

chiến tranh Lạnh đi vào giai đoạn hòa hoãn với nhiều sự thay đổi chính trị của các bên tham chiến
(Mỹ bất đồng với Pháp, Đức và Nhật thu hẹp khoảng cách kinh tế; Liên Xô mâu thuẫn với Trung
Quốc, gặp nhiều cấn đề nội bộ trong phe xã hội chủ nghĩa), đặc biệt sau “cú sốc” khủng hoảng dầu
mỏ 1973
CHIẾN TRANH afganistan 1979

cuộc chiến Afghanistan của Liên Xô (1979) – làm bùng lên giai đoạn đối đầu trở lại của 2 siêu cường,
được ví như “Chiến tranh Lạnh thứ hai”.

Liên Xô ủng hộ chính phủ Afghanistan theo phe cộng sản, trong khi Mỹ, Pakistan và các quốc gia Hồi
giáo khác ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ chính quyền. Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã cho
rằng hành động triển khai quân đến Afghanistan của Liên Xô là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới
hòa bình kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai”.

Đồng thời, mối quan ngại về việc Liên Xô đưa một số lượng quân đông đảo (lần đầu tiên sử dụng
trực tiếp Hồng Quân bên ngoài Đông Âu) đến gần khu vực Vùng Vịnh nhiều dầu mỏ cũng khiến căng
thẳng gia tăng trở lại, thời kỳ hòa hoãn chấm dứt. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là lúc nền kinh tế
Liên Xô gặp nhiều khó khăn, mà một trong những nguyên nhân chính là phí tổn quốc phòng. Cuộc
chiến tại Afghanistan lại không đem lại hiệu quả khiến Liên Xô bị sa lầy tại đây trong suốt 10 năm.
Ngày 15/05/1988, Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. Căng thẳng Đông-Tây lại hạ nhiệt.

SU KET THUC

Mikhail Gorbachev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lên cầm quyền vào năm 1985, được xem là
một trong những nhân tố thúc đẩy sự chấm dứt Chiến tranh lạnh. Thập niên 1980, nền kinh tế Liên
Xô rơi vào tình trạng trì trệ do dầu mỏ thế giới sụt giá, nguồn thu ngoại tệ của nước này cũng sút
giảm và quan trọng hơn cả là những khoản chi phí khổng lồ cho phát triển vũ khí và quốc phòng.
Gorbachev đã bắt đầu những cuộc cải cách của mình nhằm vực dậy kinh tế đất nước với nhiều kế
hoạch táo bạo, một trong số đó là ngừng cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây để tập trung phát
triển kinh tế nội địa, tiết kiệm ngân sách và tái định hướng đầu tư các nguồn tài nguyên. Liên Xô sau
khi kết thúc việc rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 đã đồng ý thống nhất nước Đức vào năm 1990,
đồng thời tuyên bố không tiếp tục hỗ trợ và can thiệp vào các quốc gia đồng minh Đông Âu. Chiến
tranh Lạnh hạ nhiệt nhanh chóng, và chính thức kết thúc khi Liên Xô tan rã năm 1991, do Gorbachev
không thể kiểm soát được những cải tổ mà ông đã tiến hành.

1. Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã chiếm ưu thế hơn Liên Xô. Ví dụ, nếu
như Mỹ mất 400.000 người trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì Liên Xô thiệt hại đến
27 triệu nhân mạng. Nền kinh tế Mỹ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này, trong khi kinh tế Liên
Xô hầu như bị hủy hoại.
2. Thứ hai, Liên Xô không thể theo đuổi những chi phí khổng lồ trong cuộc chạy đua vũ trang,
đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Reagan ra lệnh tăng cường khả năng quân sự của nước này
những năm 1980.
3. Thứ ba, đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao” của Tổng
thống Reagan đã chuyển dịch cuộc chạy đua vũ trang sang một cuộc đua mới về công nghệ
hiện đại – điều mà Liên Xô không có lợi thế. Cùng với những bất ổn kinh tế trong nước, Liên
Xô đã bị lung lay, và cuối cùng là sụp đổ. Cuộc chơi kết thúc và Mỹ, sau một đêm, đã trở
thành siêu cường duy nhất của thế giới.

HẬU QUẢ

* Hậu quả của chiến tranh lạnh:

- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới
mới.

- Lãng phí tài sản, của cải vào chạy đua vũ trang.
- Rất nhiều người phải chung sống với dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai, mù chữ,…

⇒ Từ đó đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về
tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng của giới cầm quyền.

You might also like