You are on page 1of 21

+

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

BÁO CÁO
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ QHQT HIỆN ĐẠI

ĐỀ TÀI:
HỘI NGHỊ MÔ PHỎNG
POTSDAM

Nhóm: 1
Lớp: QHQT49-B1.2
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2023.


1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN


1 Bùi Quang Huy QHQT49B11225
2 Nguyễn Trần Mai Anh QHQT49B11106
3 Huỳnh Thị Hạnh Thy QHQT49B11443
4 Trần Thị Quỳnh Nga QHQT49A51333
5 Lê Phi Hùng QHQT49A41215
6 Đỗ Yên Khánh QHQT49B11239
7 Phạm Mai Linh QHQT49A51282
8 Trần Lan Anh QHQT49A51112
9 Nguyễn Hữu Điệp QHQT49A51156
10 Nguyễn Thị Thuỳ Dương QHQT49A51173
11 Lô Thị Khánh Chi QHQT49A51147
12 Chu Thị Lan Hương QHQT49A51219
13 Lương Thị Trà Mi QHQT49B11306
14 Dương Trịnh Yến Nhi QHQT49B11358
15 Lê Việt Bách QHQT49A51124

1
LỜI MỞ ĐẦU
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến gây nên những tổn thất
về người và của lớn nhất trong lịch sử nhân loại Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu
người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị
tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
Thế chiến thứ 2 khép lại với sự thắng lợi của khối đồng minh và sự thất bại
thảm hại của phe Phát Xít . Với tình hình đó đa đặt ra yêu cầu với các nước đồng
minh , trước hết và chủ yếu là Liên Xô , Mỹ , Anh ngoài việc đẩy mạnh hợp tác
đồng chiến để sớm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cần phải chuẩn bị để thiết lập 1 trật
tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc . Chính bởi thách thức lớn đặt ra như
vậy nên trong giai đoạn này nhiều hội nghị quốc tế đã được tiến hành . Trong đó
quan trọng nhất vẫn là các Hội Nghị cao cấp của Liên Xô, Mỹ, Anh như Hội Nghị
Yalta diễn ra từ ngày 4 đến 12 tháng 2 năm 1945 , Hội Nghị Xan- FanXixco với
việc thông qua Hiến chương Liên Hop Quốc . Ngay sau đó các nhà lãnh đạo “ tam
cường “ gồm Tổng thống Mỹ Harry Truman , lãnh đạo tối cao Liên Bang Xô Viết
Joseph Stalin và thủ tướng Anh Winston Churchill đã tổ chức cuộc họp lần thứ 3 và
cũng là cuộc họp lần cuối cùng của tam cường diễn ra tại Potsdam voi mục đích để
củng cố các quyết định về chiến thắng lịch sử mà nhân dân Liên Xô và các nước
đồng minh khác giành được, đồng thời vạch ra một chương trình vì một nền hòa
bình công bằng và lâu dài trên lục địa.
Hội nghị diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17/7-2/8/1945 . Địa điểm
được chọn của hội nghị tại Potsdam – Một thành phố thuộc vùng ngoại ô thành phố
Berlin , cách Berlin khoảng 20 km .
Ở thời điểm diễn ra hội nghị , chính quyền Đức Quốc Xã đã đầu hàng vô điều
kiện , phe trục gần như tan rã . Về phía Đồng minh trong khi quân đội Liên Xô
chiếm đóng 1 khu vực rộng lớn o Châu Âu , và Mỹ vẫn sở hữu tiềm lực tương đối
dồi dào do tham chiến muộn cũng như hưởng lợi từ giai đoạn đầu của cuộc chiến ,
thì các nguồn lực của Anh đã gần như cạn kiệt , đẩy quốc gia này xuống vị trí thứ 3
trong Tam Cường . Đứng trước sự sụp đổ của kẻ thù chung , giờ đây Mỹ -Anh –
Liên Xô không còn cố gắng tìm kiếm 1 phương án cân bằng nhằm hướng đến 1
2
muc tiêu chung là đánh bại phe phát xít như các hội ghị trước đó mà mỗi quốc gia
đều quyết tâm đặt tham vọng của mình lên trên hết .
Thành phần tham dự của “tam cường “ cũng nói lên tầm quan trọng của phiên
họp đề cập và quyết định nhiều vấn đè quan trọng thời hậu chiến . Tuy nhiên thành
phần các bên tham gia cũng có nhiều thay đổi . Đầu năm 1945 , Harry Truman trở
thành người kế nhiệm Tổng thống Mỹ Rooservelt sau khi qua đời . Trong cuộc bầu
cử quốc hội diễn ra vào đầu tháng 7 ở Anh , Winston Churchill một biểu tượng của
nước Anh trong thế chiến thứ 2 đã để lọt ciến thắng vào tay Atttlee , người lãnh đạo
Đảng Lao Động .Vì thế tham gia vào hội nghị về phía Anh từ 17-25/7 là thủ tướng
Churchill và từ 28/7-2/8/1945 là Thủ tướng mới Attlee, về phía Mỹ là tổng thống
Truman ( thay cho Roosevelt qua đời ) còn về phía Liên Xô là Stalin .

3
MỤC LỤC

Danh sách thành viên nhóm……………………………………………………1


Phần mở đầu…………………………………………………………………….2
Mục lục…………………………………………………………………………..4
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI………………………………………………………...5
1. Liên Xô………………………………………………………………….5
2. Nước Anh……………………………………………………………….6
3. Nước Mỹ………………………………………………………………...8
II. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC BÀN TỚI TRONG HỘI NGHỊ POTSDAM……...10
1. Vấn đề liên quan đến nước Đức……………………………………….10
2. Vấn đề liên quan đến nước Nhật Bản…………………………………11
3. Vấn đề liên quan đến nước Ba Lan……………………………………13
III. ĐÁNH GIÁ VỀ HỘI NGHỊ POTSDAM..…………………………………15
1. Tầm quan trọng của hội nghị Potsdam……………………………….15
2. Thái độ của các nước Mỹ, Liên Xô, Anh sau hội nghị Potsdam…….16
3. Tác động của hội nghị Potsdam tới quan hệ quốc tế…………………17
4. Bài học…………………………………………………………………...17
5. Đặc điểm của trật tự thế giới hình thành sau hội nghị Potsdam…….18
Kết luận…………………………………………………………………………...19
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….20

4
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TRONG VÀ SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ II
1. Liên Xô
a. Trong chiến tranh thế giới thứ hai
Cuộc chiến bắt đầu với cuộc tấn công của Hitler vào Ba Lan vào tháng 9 năm
1939 và sau đó là thất bại kinh hoàng của Đức trước Pháp vào mùa hè năm 1940.
Mãi đến tháng 6 năm 1941, Hitler mới phát động cuộc xâm lược Liên Xô - một
quốc gia gây ra mối đe dọa chiến lược đối với sự thống trị của Đức ở Ba Lan. Châu
Âu cũng như là một đối thủ ý thức hệ và kẻ thù chủng tộc.
Lúc đầu, mọi việc diễn ra suôn sẻ cho Chiến dịch Barbarossa - mật danh của
cuộc xâm lược của Đức - khi quân đội của Hitler tiến sâu vào lãnh thổ Nga, đến
vùng ngoại ô của Leningrad và Moscow vào cuối năm 1941. Tuy nhiên, vào năm
1942, Liên Xô đã lật ngược tình thế với quân Đức và đã giành được một chiến thắng
vĩ đại tại Stalingrad, đánh dấu sự diệt vong cho Wehrmacht. Vào năm 1943 và 1944,
Hồng quân đã đánh đuổi quân Đức khỏi phần còn lại của Nga và sau đó bắt đầu
cuộc xâm lược nước Đức mà đỉnh điểm là việc chiếm được Berlin vào tháng 5 năm
1945.
Trong những tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới Thứ hai, quân đội
Liên Xô đã có mặt ở toàn bộ khu vực Đông và Trung Âu. Matx-cơ-va đã sử dụng
sức mạnh quân sự để hỗ trợ cho các nỗ lực của các Đảng Cộng sản ở Đông Âu và
đập tan các đảng dân chủ. Những người Cộng sản lên nắm quyền ở hết quốc gia này
đến quốc gia khác trong khu vực. Tiến trình này kết thúc bằng cuộc đảo chính gây
chấn động tại Tiệp Khắc vào năm 1948.
b. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau khi chiến tranh kết thúc, sự phát triển của Liên Xô tăng nhanh chóng,
vượt bậc làm dấy lên nỗi sợ hãi của “ông chủ” phe tư bản là Mỹ.
Điều đầu tiên làm nên sức mạnh của Liên Xô là Lục quân Liên Xô. là quân
đội mạnh nhất thế giới, Quân đội Liên Xô có lực lượng phòng thủ mạnh mẽ ở cả hậu
phương và tiền tuyến. Các loại vũ khí trong tay quân đội Liên Xô có sức mạnh

5
khủng khiếp, tổng lực lượng thiết giáp của Liên Xô không chỉ khiến Đức hoảng sợ
trên chiến trường, mà còn khiến các nước NATO phải dè chừng.
Nền tảng của sức mạnh quân sự Liên Xô là sự phát triển công nghiệp quốc
phòng nặng. Liên Xô đã xây dựng các kế hoạch 5 năm về phương diện này để hoàn
thành phát triển ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đất nước bị tàn phá nặng nề, 20 triệu người đân Xô-viết đã chết trong chiến
tranh, Liên Xô cần phải tập trung toàn lực để tái thiết đất nước và tự bảo vệ mình
khỏi những xung đột mới có thể xảy ra. Người dân Xô-viết đặc biệt cảnh giác trước
nguy cơ bị xâm lấn đất đai từ phía Tây. Sau khi đẩy lùi sự tấn công của Hitler, Liên
Xô quyết tâm ngăn ngừa những cuộc tấn công tương tự. Họ yêu cầu một đường biên
giới được bảo vệ và các chế độ thân hữu ở Đông Âu, đồng thời truyền bá hệ tư
tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản.
2. Nước Anh
a. Trong chiến tranh thế giới thứ hai
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước Italia, Đức và Nhật Bản đã
liên kết với nhau thành liên minh phát xít, còn được gọi là phe Trục. Khối này tăng
cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau
trên thế giới. trong bối cảnh đó, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm
nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống lại phát xít
và nguy cơ chiến tranh. Chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ họ lo sợ sự bành trướng
của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, họ đã không
liên kết một cách chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện
chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Đỉnh cao cho
sự dung dưỡng thỏa hiệp đó là hiệp định Muy-ních.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Anh tham gia cuộc chiến với tư cách là
chiến tranh đế quốc, Anh tuyên chiến với Đức vào tháng 9 năm 1939 và sau đó tham
gia vào nhiều mặt trận quân sự trên toàn thế giới. Tháng 7/1940, Anh đánh bại Đức
trong chiến dịch "Sư tử biển", chủ trương thỏa hiệp và sự thù ghét chủ nghĩa cộng
sản của nước Anh đã tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít phát triển, đồng thời đẩy Liên
Xô vào thế cô lập, phải kí hòa ước với Đức. Chính sách của Anh đã gián tiếp gây ra
6
chiến tranh thế giới II, tạo điều kiện cho phát xít gây chiến tranh xâm lược, đẩy
chiến tranh về phía Liên Xô, Anh chủ trương thỏa hiệp, nhường đất cho Đức.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít
Đức, Italia, Nhật Bản. Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường
đấu tranh chống lại chủ nghĩa Phát xít tàn bạo. Trong đó các cường quốc Liên Xô,
Mỹ, Anh là lực lượng trụ cột, đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít. Và sau đó quyền chiếm đóng ảnh hưởng được chia cho bên Anh như miền
Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu thuộc vùng ảnh hưởng của Anh.
b. Sau chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã dẫn đến sự suy yếu của đế quốc Anh. Hệ thống
thuộc địa rộng lớn bị tan rã. Nước Anh cũng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nợ của
nhà nước tăng lên gấp 4 lần, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, trang bị kĩ
thuật của Anh, vốn được coi là “công xưởng của thế giới” trong suốt thế kỉ XIX, nay
đã trở nên lạc hậu.
-Về kinh tế: Đặc điểm kinh tế của Anh là sự suy yếu vai trò của nó trong hệ
thống tư bản thế giới. Trong một số năm đầu sau chiến tranh, Anh chỉ thua Mỹ trong
sản xuất công nghiệp của thế giới tư bản. Nhưng từ đầu năm 60, Anh đã phải lùi từ
vị trí thứ 2 xuống hàng thứ 3 và đến năm 1969 lại xuống hàng thứ tư (sau Mỹ, Nhật
và Cộng hòa liên bang Đức). Nền kinh tế Anh được mệnh danh là “con bệnh của
châu Âu” vì sự “ốm yếu” của nó. Tuy nhiên, Anh vẫn là một trong những cường
quốc tư bản.
- Về chính trị: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Bảo thủ và Công đảng
thay nhau nắm chính quyền ở Anh. Cũng như chế độ 2 Đảng ở Mỹ, 2 đảng Bảo thủ
và Công đảng ở Anh nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp tư bản lũng lũng đoạn,
tuy mỗi đảng có chính sách khác nhau và Công đảng tự xưng là “đảng của công
nhân”.
- Về đối ngoại:
+ Chính phủ Công đảng bắt buộc phải công nhận độc lập của Ấn Độ, Miến
Điện, Xri Lanca, nhưng lại chia cắt Ấn Độ làm hai nước, vẫn duy trì các quyền lợi
kinh tế của mình ở các nước trên. Đồng thời, Chính phủ Công đảng đàn áp dã man
7
phong trào giải phóng dân tộc ở Nigeria, Uganda, Malaysia, Kênia và những nơi
khác. Họ còn ủng hộ Mỹ trong nhiều vấn đề. Chính sách đối nội và và đối ngoại
phản động của Công đảng đã gây nên sự bất bình trong quần chúng và đưa đến sự
thắng thắng lợi của Đảng Bảo thủ trong những năm 1951-1954 và những năm 1970-
1974, với việc nắm chính quyền của Đảng Bảo thủ sự kiểm soát của các độc quyền
đối với quốc hội và và chính phủ càng được tăng cường, tư bản lũng đoạn đã hoàn
toàn khống khống chế bộ máy Nhà nước.
+ Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Anh chống
chính sách phản phản động của các chính phủ công đảng và Bảo thủ ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, phong trào công nhân Anh vẫn chưa thoát khỏi ảnh
hưởng của của chủ nghĩa cải lương do các lãnh tụ Cộng đảng và “Công đoàn vàng”
gieo rắc. Đảng Cộng sản Anh đấu tranh kiên kiên cường nhưng ảnh hưởng của Đảng
trong quần chúng còn nhỏ bé.
3. Nước Mỹ
a. Trong chiến tranh thế giới thứ hai
Chương trình vay-thuê (Lend-Lease Program) Mỹ cung cấp trang thiết bị
quân sự cho Đồng Minh ra đời. Tuy nhiên chương trình này gặp nhiều bất cập khi
mà vào thời điểm đó đa số nhân dân Mỹ tán thành quan điểm về việc không muốn
đất nước cuốn vào tranh chấp.Dưới sức ép của các nghị sĩ theo chủ nghĩa biệt lập
Quốc hội Mỹ đã thông qua 3 Đạo luật Trung Lập lần lượt vào các năm
1935,1936,1937.
Nội dung chính của Đạo luật là việc cấm bán vũ khí cho các nước có nội
chiến hoặc cho các nước giao chiến với nhau bất kể đó là nước bị xâm lược hay đi
xâm lược, mặc dù vậy Mỹ vấn bán các mặt hàng chiến lược như xăng, dầu, hóa
chất,...
Tuy nhiên xu hướng trung lập này tồn tại không được lâu. Vào tháng 9 năm
1939 khi mà thế chiến thứ 2 bùng nổ,nhận thấy cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến
mình Mỹ quyết định sửa đổi Đạo luật Trung lập, tiến hành bán vũ khí cho các nước
bị Đức tấn công và bao vây.

8
Từ ngày 11/03/1941 chương trình Lend-Lease được Quốc hội thông qua và
có hiệu lực. Ngoài ra Mỹ hỗ trợ cho Anh nhiều vật tư chiến tranh: xe tăng, máy bay,
tàu chiến, lương thực, áo quần, hóa chất,...
Ngày 7/12/1941 Nhật Bản tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng,
Hawaii. Ngay sau ngày hôm đó Mỹ tuyên chiến với Nhật, chính thức tham gia vào
chiến tranh.
Mỹ tiếp tục viện trợ cho quân đồng minh:trong “tháng 10/1940 Mỹ đã viện
trợ Anh số vật tư quân sự trị giá hơn 1 tỷ USD”. Và tính đến hết chiến tranh, nước
Mỹ đã viện trợ cho hơn “40 nước thuộc phe Đồng Minh một lượng vũ khí và vật tư
trị giá 50,1 tỷ USD (tương đương 565 tỷ USD thời giá năm 2018), chiếm 17% tổng
chi phí chiến tranh của nước Mỹ thời ấy.”
Chương trình này của Mỹ đã góp phần quan trọng trong chiến tranh, giúp
quân đồng minh giành được thắng lợi.
b. Sau chiến tranh thế giới thứ hai
Với những lợi thế về địa chính trị, khoa học- kỹ thuật, làm giàu bằng việc
buôn bán vũ khí, sự quản lý của Nhà nước Mỹ bước ra khỏi chiến tranh với sự phát
triển của giai đoạn mới với tiềm lực kinh tế-tài chính,, quân sự to lớn:
- Về kinh tế:
Nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. "Trong khoảng nửa sau những năm 40,
sản lượng công nghiệp chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới
(năm 1948 là hơn 56%)".Mỹ năm hơn ¾ dự trữ vàng trên thế giới, 50% tàu bè đi lại;
nền kinh tế chiếm gần 40% tổng sản phẩm của thế giới. Vào 1949 "sản lượng nông
nghiệp Mỹ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang
Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại."
- Về chính trị- xã hội:
Trải qua mỗi đời tổng thống đều có những chính sách cụ thể để khắc phục
khó khăn và phát triển. Xã hội Mỹ vẫn còn nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai
cấp. Điều này đã dẫn đến các cuộc đấu tranh của nhân dân.

9
- Về khoa học-kĩ thuật:
Mỹ trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, đạt
được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, chinh phục vũ
trụ....
- Về đối ngoại:
Nước Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
II. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC BÀN TỚI TRONG HỘI NGHỊ POTSDAM
1. Vấn đề liên quan đến nước Đức
Ở thời điểm diễn ra hội nghị, chính quyền Đức Quốc Xã đã đầu hàng vô điều
kiện, phe Trục gần như tan rã. Tại Hội nghị Potsdam, vấn đề quan trọng hàng đầu và
cấp bách nhất là số phận của nước Đức sau chiến tranh. Trái với việc Liên Xô mong
muốn 1 nước Đức tái thống nhất, nhưng họ lại nhấn mạnh rằng nước Đức phải được
giải giáp hoàn toàn.
Ngược lại thì Mỹ, Tổng thống Truman và các quan chức cấp cao của Mỹ lại
nghi ngờ sâu sắc về ý định của Liên Xô, Mỹ cho rằng: đội quân khổng lồ của Liên
Xô đã chiếm phần lớn Đông Âu. Một nước Đức hùng mạnh có thể là trở ngại duy
nhất trên con đường thống trị toàn bộ Châu Âu của Liên Xô. ( Mỹ cho rằng Liên Xô
đang có âm mưu muốn lợi dụng Đức để thực hiện mưu đồ làm bá chủ Châu Âu ).
Kết quả: Big Three đã đồng ý chia nước Đức thành ba khu vực chiếm đóng (
mỗi khu vực dành cho một quốc gia ) và hoãn các cuộc thảo luận về việc thống nhất
nước Đức cho đến 1 ngày nào đó. Trong Hội nghị Yalta, Stalin ( Liên Xô ) đã gây
sức ép với FDR trước đó vào tháng 2/1945 để buộc những người Đức bại trận phải
bồi thường những tổn thất về cả vật chất lẫn tinh thần sau chiến tranh nặng nề, 1 nửa
trong số đó sẽ thuộc về Liên Xô và Roosevelt đã đồng ý với yêu cầu đó.
Đối với phe Mĩ: Tổng thống Truman - là người nhận thức sâu sắc rằng hình
phạt kinh tế tương tự mà người Đức phải gánh chịu sau Chiến tranh TTTG I đã dẫn
đến sự trỗi dậy của Adolf Hitler và Chủ nghĩa Quốc xã, đã quyết tâm không phạm
phải sai lầm tương tự. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng những khoản bồi thường khắc
nghiệt do Hiệp ước Versailles áp đặt đã làm tê liệt nền kinh tế Đức và thúc đẩy sự
trỗi dậy của Đức Quốc xã. Cuối cùng, quân đội Đồng minh đã đạt được 1 số thỏa
10
thuận trong đó Liên Xô phải lấy máy móc công nghiệp của Đức khỏi khu vực chiếm
đóng của họ.
Kết quả: Họ xác nhận kế hoạch giải giáp và phi quân sự hóa nước Đức,
quốc gia sẽ được chia thành bốn khu vực chiếm đóng của Đồng minh do Hoa Kỳ,
Anh, Vương quốc Anh kiểm soát. Pháp và Liên Xô. Họ cũng tiến hành các kế hoạch
tái cấu trúc mạnh mẽ xã hội Đức, bằng cách bãi bỏ các luật do chế độ Đức Quốc xã
thông qua và loại bỏ Đức Quốc xã khỏi hệ thống giáo dục và tòa án của Đức, đồng
thời bắt giữ và xét xử những người Đức đã phạm tội ác chiến tranh.
2. Vấn đề liên quan đến nước Nhật Bản
Trong hội nghị Ianta, vấn đề Nhật Bản đã được nước Mỹ đề cập với Liên Xô
nhưng chưa được giải quyết triệt để. Đến hội nghị Potsdam, vấn đề này lại một lần
nữa được đề cập trên bàn đàm phán. Việc Mỹ cần Liên Xô tham chiến ở chiến
trường Châu Á-Thái Bình Dương đến từ rất nhiều lý do.
Thứ nhất, tháng 7/1945 chiến tranh ở chiến trường Châu Âu đã kết thúc với
sự đầu hàng vô điều kiện của Đức. Tuy nhiên, ở chiến trường Châu Á-Thái Bình
Dương, Nhật vẫn kiên quyết không đầu hàng trước Đồng minh. Trong tình thế đó,
Mỹ và Anh đã nướng quân quá nhiều trên chiến trường này và không muốn tiếp tục
việc ấy, Mỹ muốn Liên Xô tham chiến nhằm tăng thêm sức mạnh cho quân Đồng
Minh và mau chóng kết thúc chiến tranh ở Chiến trường Châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ hai, địa hình Châu Á-Thái Bình Dương quá xa lạ đối với quân Đồng
Minh, không thuận lợi cho quá trình tác chiến của các nước này. Chính vì thế việc
thắng hay thua trên chiến trường này vẫn chưa thể quyết định được trong tay Mỹ
hay Anh. Vậy nên sự hỗ trợ từ phía Liên Xô là cần thiết để đánh bại Nhật Bản, kết
thúc chiến tranh ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ ba, Mỹ muốn Nhật suy yếu, trước hết là để trả đũa cho sự lộng hành
của Nhật ở trận Trân Châu Cảng. Mỹ muốn trừng phạt Nhật Bản vì đã để lại nhiều
thiệt hại nặng nề cho nước này trong cuộc chiến tranh Mỹ-Nhật. Bên cạnh đó, sự
thất bại và suy yếu của Nhật Bản cũng ảnh hưởng lớn đến vị thế trên trường quốc tế
của Mỹ. Bởi lúc bấy giờ nước Nhật đang vươn lên trở thành một cường quốc và có
mưu đồ thay chân Mỹ trên trường quốc tế.
11
Thứ tư, Mỹ nắm được nhu cầu và lợi ích mà Liên Xô sẽ có được nếu tham
gia chiến tranh ở Châu Á-Thái Bình Dương. Trong chiến tranh Liên Xô-Nhật, Liên
Xô đã mất rất nhiều vùng đất về tay Nhật Bản. Bên cạnh đó, Liên Xô cũng cần
những cảng biển ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nắm được vấn đề đó, Mỹ đã mở lời
nhằm thuyết phục Liên Xô tham chiến ở chiến trường này để nhận lại những nguồn
lợi nêu trên.
Ngay trước khi hội nghị bắt đầu, Truman nhận được tin bí mật về vụ thử
bom nguyên tử Trinity thành công của các nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan, và
rõ ràng đã quyết định sử dụng kiến thức đó như một lời đe dọa đến Liên Xô nếu
không chấp nhận tham gia vào chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương. Khi kết
thúc cuộc họp chiều ngày 24 tháng 7, Truman đến gặp Stalin và khẽ nói với ông ta
rằng “có một loại vũ khí mới có sức hủy diệt khác thường” của Hoa Kỳ (bom
nguyên tử) mà nước này dự định sử dụng để chống lại Nhật Bản. Mặc dù đây là lần
đầu tiên Liên Xô được cung cấp thông tin chính thức về bom nguyên tử, nhưng
Stalin đã sớm nhận thức được về quá trình phát triển bom nguyên tử từ các mạng
lưới gián điệp của Liên Xô bên trong Dự án Manhattan, từ rất lâu trước khi Truman
thực hiện.
Về vấn đề Nhật Bản, để nhanh chóng đánh bại Nhật và kết thúc chiến tranh,
tại Hội nghị Potsdam Liên Xô tiếp tục bí mật cam kết sẽ tham gia chiến tranh chống
Nhật như đã thoả thuận ở Hội nghị Yalta tháng 2-1945. Ngày 26-7-1945, Anh Mỹ
và Trung Quốc đã thông qua và gửi cho Nhật Bản Tuyên bố Potsdam mang tính tối
hậu thư. Theo đó, Nhật Bản phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Quân đội Đồng
minh sẽ chiếm đóng lãnh thổ Nhật; lãnh thổ Nhật được giới hạn lại trong 4 đảo
chính (Hokkaido, Honshu, Kyushu, Shikoku) và một số đảo phụ cận. Quân đội Nhật
bị giải giáp và nước Nhật được dân chủ hoá; chủ nghĩa quân phiệt Nhật phải bị thủ
tiêu tận gốc; các tội phạm chiến tranh sẽ bị xét xử và trừng trị; các tập đoàn lũng
đoạn về kinh tế phải bị giải tán; nước Nhật chịu trách nhiệm bồi thường chiến tranh
cho các nước Đồng minh và các nước bị Nhật xâm lược, chiếm đóng v.v... Tuyên bố
Potsdam cảnh cáo, “nếu Nhật không chấp nhận đầu hàng vô điều kiện” thì sẽ bị tiêu
diệt hoàn toàn và nhanh chóng". Tuyên bố Potsdam (26-7-1945) đánh dấu sự thất
12
bại của Nhật Bản định thông qua con đường ngoại giao để chia rẽ khối Đồng Minh
– trước hết là chia rẽ Xô – Anh – Mỹ ".
Tuyên bố đưa ra các điều khoản hòa bình không thể thương lượng của quân
Đồng minh, bao gồm đầu hàng vô điều kiện và giải trừ quân bị Nhật Bản, chiếm
đóng Nhật Bản “cho đến khi có bằng chứng thuyết phục rằng sức mạnh gây chiến
của Nhật Bản bị phá hủy” và xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản, và tạo ra một hệ
thống chính phủ dân chủ với quyền tự do ngôn luận và các quyền khác cho công
dân. Đổi lại, Nhật Bản sẽ được phép duy trì các ngành công nghiệp không liên quan
đến chiến tranh và được tiếp cận với nguyên liệu thô, và cuối cùng sẽ được phép nối
lại thương mại quốc tế.
Những nghị quyết của Hội nghị Potsdam vừa tiếp tục khẳng định, vừa cụ thể
hoá, vừa bổ sung cho những quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Yalta về việc phối
hợp hành động kết thúc chiến tranh (đánh bại Nhật Bản) và thiết lập một trật tự thế
giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Song, đây cũng là Hội nghị thượng đỉnh cuối
cùng giữa Tam cường Xô – Anh – Mỹ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai.
Để thực hiện cam kết của mình đối với Đồng minh trong các Hội nghị thượng đỉnh
Yalta và Potsdam, ngày 8-8-1945 Liên Xô đã chính thức tuyên chiến với Nhật.
Trước đó hai ngày, ngày 6-8-1945, Mĩ đã ném một quả bom nguyên tử xuống thành
phố Hiroshima của Nhật. Sau khi Liên Xô tuyên chiến, ngày 9-8-1945, Mĩ lại ném
quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, giết hại hàng trăm ngàn dân
thường trong một lúc. Tuy nhiên, chính sự tham chiến của Liên Xô mới là yếu tố
quyết định buộc Nhật không thể không đầu hàng nhanh chóng.
3. Vấn đề liên quan đến nước Ba Lan
Tại hội nghị Yalta đã quy định rằng: Lãnh thổ nước Đức do quân đội bốn
nước Anh, Liên Xô - Mỹ và Pháp chiếm đóng, trong đó mỗi nước đều có vùng
chiếm đóng riêng. Hội nghị đó có bàn đến vấn đề biên giới Ba Lan, nhưng nghị
quyết nêu rõ, vấn đề này cuối cùng sẽ được giải quyết tại Hội nghị hòa bình: Trong
phiên họp lần trước đã quyết định lấy biên giới nước Đức tháng 12 năm 1937 làm
điểm xuất phát cho việc thảo luận biên giới của nước Đức tương lai. Ba nước Mỹ,
Anh, Liên Xô đã hoạch định các khu vực chiếm đóng và giới tuyến của những khu
13
vực đó. Họ rút quân đội của mình về khu vực chiếm đóng của từng nước theo như
qui định. Nhưng xem chừng, hiện nay còn một Chính phủ nữa được hưởng phần
lãnh thổ chiếm đóng, và họ đã làm như vậy khi chưa bàn bạc. Giả dụ trước đây cho
rằng, Ba Lan là một trong những nước được quyền có khu vực chiếm đóng, thì cũng
phải có sự thỏa hiệp vậy, vì chưa có sự bàn bạc gì về vấn đề này. Liên xô đã có cảm
tình với Ba Lan nên có thể sẽ hoàn toàn đồng ý với phương án của Chính phủ Liên
Xô về biên giới phía tây của Ba Lan, nhưng hiện tại Liên Xô không muốn làm như
vậy, vì còn một số chỗ khác sẽ làm chuyện này, đó là Hội nghị hoà bình.
Trong nghị quyết của Hội nghị Crưm nói rõ, nguyên thủ Chính phủ ba nước
đồng ý biên giới phía đông của Ba Lan lấy đường Cócđơn làm chuẩn, điều đó chứng
tỏ tại Hội nghị này, đường biên giới phía đông của Ba Lan đã được xác định. Về
biên giới phía tây, trong nghị quyết của Hội nghị nói: Phần lãnh thổ phía bắc và phía
tây của Ba Lan cần có sự mở rộng- tương đương; và còn nêu rõ rằng, Chính phủ ba
nước vào thời gian thích hợp sẽ trưng cầu ý kiến của Chính phủ thống nhất dân tộc
Ba Lan mới về vấn đề phạm vi mở rộng của phần lãnh thổ này, sau đó, việc hoạch
định cuối cùng về biên giới phía tây của Ba Lan chờ đến Hội nghị hòa bình giải
quyết. Song, cả ba trước kia cũng như bây giờ đều không có quyền gì cho Ba Lan
một khu vực chiếm đóng. Chính phủ thống nhất dân tộc Ba Lan đã phát biểu ý kiến
của mình về biên giới phía Tây. Mĩ cho rằng: Nếu Chính phủ Liên Xô muốn nhận
được sự giúp đỡ để khôi phục lại bộ máy hành chính của Đức ở những vùng đó, vấn
đề này có thể đem ra thảo luận. Tại đây, Liên Xô đã bày tỏ quan điểm của họ, quan
điểm của những người Nga rằng trong thời chiến khi đánh chiếm được đất đai của
kẻ thù là như thế này: quân đội đang phải tác chiến, đang phải tìm cách tiến lên,
ngoài việc làm thế nào để chiến thắng, không có việc gì khác phải suy nghĩ. Nhưng
để quân đội tiến lên được, nó cần phải có một hậu phương yên ổn. Nó không thể
đồng thời vừa tác chiến ở tiền tuyến vừa tác chiến ở hậu phương. Nếu hậu phương
ổn định, nếu hậu phương đồng tình và giúp đỡ quân đội, quân đội có thể đánh giỏi.
Thử hình dung tình hình khi đó: dân chúng Đức nếu không rút chạy cùng với những
người lính thua trận của họ, họ sẽ đánh vào sau lưng quân lính, trong lúc đó, dân

14
chúng Ba Lan cùng tiến theo quân đội. Trong tình hình đó, quân đội mong muốn
hậu phương có một bộ máy hành chính đồng tình và giúp đỡ nó là điều rất tự nhiên.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ HỘI NGHỊ POTSDAM
1. Tầm quan trọng của hội nghị Potsdam
Vào ngày 26 tháng 7, các nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố yêu cầu Nhật Bản
“đầu hàng vô điều kiện”, che giấu sự thật rằng họ đã đồng ý một cách riêng tư để
Nhật Bản giữ lại hoàng đế của mình.
Mặt khác, hội nghị tập trung vào châu Âu thời hậu chiến. Một Hội đồng Bộ
trưởng Ngoại giao đã được thống nhất, với các thành viên từ Big Three cộng với
Trung Quốc và Pháp. Cơ quan quản lý quân sự của Đức được thành lập, với một
Hội đồng Kiểm soát Đồng minh trung tâm (yêu cầu các quyết định về việc phải
được thống nhất sau này sẽ chứng tỏ là có thể làm tê liệt).
Các nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều thỏa thuận khác nhau về nền kinh tế
Đức, đặt trọng tâm hàng đầu vào sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp phi
quân sự. Các thể chế đã kiểm soát nền kinh tế dưới thời Đức Quốc xã phải được
phân cấp, nhưng tất cả nước Đức sẽ được coi như một đơn vị kinh tế duy nhất. Tội
phạm chiến tranh sẽ bị đưa ra xét xử.
Yêu cầu của Stalin về việc xác định biên giới Ba Lan-Đức đã bị hoãn cho
đến khi có hiệp ước hòa bình, nhưng hội nghị đã chấp nhận việc ông chuyển giao
vùng đất phía đông sông Oder và Neisse từ Đức cho Ba Lan.
Về việc bồi thường, một thỏa hiệp đã được đưa ra, dựa trên việc trao đổi
thiết bị vốn từ khu vực phía Tây lấy nguyên liệu thô từ khu vực phía Đông. Nó giải
quyết một tranh chấp nhưng đặt tiền lệ quản lý nền kinh tế Đức theo khu vực thay vì
toàn diện như các cường quốc phương Tây đã hy vọng.
Mặc dù châu Âu thời hậu chiến chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự của
Potsdam, nhưng cuộc chiến ở Thái Bình Dương vẫn ẩn nấp. Truman nhận được tin
về vụ thử bom nguyên tử thành công ngay sau khi đến Potsdam, ông đã nói với
Churchill tin tức nhưng chỉ tình cờ đề cập đến 'một vũ khí mới' với Stalin.
Truman tiếp tục kêu gọi sự trợ giúp của Stalin chống lại Nhật Bản, nhưng
ông biết rằng nếu quả bom thành công, sự trợ giúp của Nga sẽ không cần thiết. Quả
15
thực, quả bom sẽ mang lại cho Hoa Kỳ sức mạnh chưa từng có trong thế giới thời
hậu chiến.
Góp phần hoàn thiện, bổ sung cho những thỏa thuận của Hội nghị Ianta.
Hội nghị Potsdam có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với việc xét xử tội
phạm chiến tranh tại Châu Âu cũng như trên toàn thế giới, chính nó cũng đặt ra sự
khởi đầu của “kỷ nguyên hạt nhân” trong lịch sử ngoại giao thế giới.
Theo đánh giá của các học giả sau này, dù đạt được mức độ đồng thuận nhất
định, kết quả của hội nghị Potsdam tương đối ảm đạm, bởi hầu hết các vấn đề quan
trọng chưa được giải quyết triệt để, mà ngược lại gây leo thang căng thẳng giữa ba
quốc gia - trong đó đặc biệt là giữa Mỹ-Anh (tư bản chủ nghĩa) và Liên Xô (cộng
sản chủ nghĩa), làm tiền đề cho Chiến tranh Lạnh kéo dài nhiều thập kỷ.
2. Thái độ của các nước Mỹ, Liên Xô, Anh sau hội nghị Potsdam
a. Thái độ của Mỹ
Truman đã vờ đề cập một cách tình cờ với Stalin rằng Hoa Kỳ hiện đang sở
hữu một loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp. Nhằm khiến Stalin chấm dứt hiệp
ước không xâm lược của Liên Xô với Nhật Bản và tuyên chiến càng sớm càng tốt.
Truman và các cố vấn của ông coi các hành động của Liên Xô ở Đông Âu là chủ
nghĩa bành trướng hiếu chiến, điều này không phù hợp với các thỏa thuận mà Stalin
đã cam kết tại Ianta vào tháng 2 trước đó.
Truman tin rằng Liên Xô mong muốn có quyền kiểm soát Ba Lan, thu hồi
các vùng đất bị mất vào tay người Nhật vào năm 1905.
Truman thậm chí còn bị thuyết phục nhiều hơn rằng ông cần phải áp dụng một chính
sách cứng rắn đối với Liên Xô.
b. Thái độ của Liên Xô
Vào thời điểm đó cả Hoa Kỳ và Anh đều cần sự giúp đỡ của Liên Xô để
chấm dứt chiến tranh ở Thái Bình Dương. Do đó, Stalin hứa rằng Hồng quân sẽ xâm
lược tham chiến chống Nhật Bản không muộn hơn giữa tháng 8 năm 1945.
Liên Xô muốn tận dụng sự đền bù kinh tế của Đức đối với những thiệt hại chiến
tranh.
Stalin càng tin rằng Hoa Kỳ và Anh đang âm mưu chống lại Liên Xô.
16
c. Thái độ của Anh
Đồng ý thỏa thuận với Liên Xô để Liên Xô tham gia đánh Nhật.
3. Tác động của hội nghị Potsdam tới quan hệ quốc tế
Từ hội nghị Ianta có nhiều vấn đề vẫn chưa giải quyết triệt để nên sau khi
chiến tranh ở châu âu đã vào thời gian kết thúc thì tam cường đã triệu tập thêm hội
nghị để tiếp tục bàn bạc và giải quyết các vấn đề chưa hoàn thành .
Qua năm tháng, mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo đã bị ảnh hưởng sâu sắc
bởi nhiều thay đổi to lớn.
Hội nghị Potsdam diễn ra vào lúc 17/7 đến 2/8/1945 với 3 trụ cột chính là
mỹ anh liên bang Xô Viết . tại hội nghị thảo luận rất nhiều vấn đề có thể kể đến là
vấn đề đức , lập trật tự thế giới mới thời hậu chiến , những vấn đề về hiệp ước hòa
bình, cách thức giải quyết hậu quả của chiến tranh, và chiến sự tại Nhật Bản.
Hội nghị cũng ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo, theo đó
càng gây khó khăn cho tiến trình đàm phán nhằm thỏa mãn các bên tham gia để tạo
sự nhất trí đồng thuận.
Hội nghị Potsdam có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với việc xét xử tội
phạm chiến tranh tại Châu Âu cũng như trên toàn thế giới, chính nó cũng đặt ra sự
khởi đầu của “kỷ nguyên hạt nhân” trong lịch sử ngoại giao thế giới.
Hội nghị Potsdam đã giải quyết một số vấn đề lớn và làm phát sinh một nhiều vấn
đề khác. Chính tại hội nghị này đã xác định đường biên giới của nhiều nước Châu
Âu ngày nay, lần đầu tiên đề cập đến vấn đề hạt nhân, và cũng phơi bày hàng loạt
những mâu thuẫn giữa những quốc gia trước đây đã cùng chung chiến tuyến, điều
này đã sớm dẫn tới Chiến tranh lạnh.
Kết quả của hội nghị Potsdam tương đối ảm đạm, bởi hầu hết các vấn đề
quan trọng chưa được giải quyết triệt để, mà ngược lại gây leo thang căng thẳng
giữa ba quốc gia - trong đó đặc biệt là giữa Mỹ-Anh (tư bản chủ nghĩa) và Liên Xô
(cộng sản chủ nghĩa), làm tiền đề cho Chiến tranh Lạnh kéo dài nhiều thập kỷ.
4. Bài học
Bài học về việc đảm bảo lợi ích quốc gia là tối thượng và đấu tranh lợi ích
quốc gia trên trường quốc tế như câu nói của TT Anh Lord Parlmerston “Không có
17
đồng minh vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh
cửu và những lợi ích đó là trách nhiệm mà chúng ta phải tuân theo”.
Bài học về việc định hình và tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
Bài học về việc tránh chiến tranh, xung đột bằng việc đảm bảo hài hoà lợi
ích giữa các quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế.
5. Đặc điểm của trật tự thế giới hình thành sau hội nghị Potsdam
Thứ nhất, nó không phải là cơ sở hiệp định-pháp lý bền vững. Những thoả
thuận làm cơ sở cho trật tự này hoặc là những thoả thuận miệng, không được chính
thức công nhận và được giữ bí mật lâu dài, hoặc đã được ghi nhận dưới hình thức
tuyên bố
Thứ hai, sau hội nghị đã hình thành trật tự lưỡng cực. Sau chiến tranh thế
giới thứ hai đã làm nảy sinh việc Liên Xô và Mỹ bất ngờ tách ra khỏi toàn bộ tất cả
các quốc gia còn lại về toàn bộ khả năng sức mạnh-quân sự-chính trị, kinh tế (quyền
lực cứng) và khả năng ảnh hưởng tư tưởng-văn hoá cua rmifnh (quyền lực mềm)
Thứ ba, trật tự thế giới sau chiến tranh là trật tự mang tính đối đầu mà ở đó
kiểu dạng quan hệ giữa các nước được khái niệm là quan hệ đối đầu khi mà những
hành động của một phe đối lập lại một cách có hệ thống với những hành động của
phe còn lại.
Thứ tư, trật tự thế giới được hình thành trong kỉ nguyên của vũ khí hạt nhân,
là thứ vừa góp phần gây thêm tính xung đột trong các quá trình quốc tế đồng thời
cũng tạo ra khả năng xuất hiện cơ chế cảnh báo về một cuộc chiến tranh hạt nhân
thế giới trong nửa sau thập niên 1960 – những mô hình “đối đầu ổn định”.
Thứ năm, trật tự thế giới này mang đặc điểm là tính kiểm soát các quá trình
quốc tế có trình độ cao. Với tư cách là một trật tự lưỡng cực, nó đã xây dựng trên sự
đồng thuận các ý kiến của hai siêu cường, điều đó đã làm đơn giản hoá các cuộc
đàm thoại.

18
KẾT LUẬN
Trải qua bao thăng trầm của thế giới, ta không thể không công nhận vai trò
quan trọng của các hội nghị đàm phán giữa các nước xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Dù lớn hay bé, giải quyết triệt để hay không triệt để các vấn đề giữa các quốc gia,
nhưng mỗi hội nghị đều góp phần định hình một trật tự thế giới mới trong từng giai
đoạn khác nhau. Hội nghị Potsdam cũng không nằm ngoài quy luật đó! Với những
quyết định từ hội nghị, một trật tự thế giới mới đã được hình thành với sự kiểm soát
chủ yếu rơi vào tay Mỹ và Liên Xô. Mặc dù chưa giải quyết thỏa mãn các vấn đề,
mâu thuẫn giữa các nước tham gia hội nghị, nhưng Hội nghị Potsdam đã đóng góp
đáng kể vào quá trình xây dựng một thế giới mới sau chiến tranh. Bên cạnh đó,
Potsdam cũng là một minh chứng sống động cho mâu thuẫn lợi ích giữa hai cực Tư
bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ Nghĩa - điều mà đến nay vẫn còn là vấn đề nóng hổi
trong quan hệ quốc tế.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://nghiencuuquocte.org/2019/08/02/hoi-nghi-potsdam-ket-thuc/
2. https://nghiencuuquocte.org/2021/04/21/vai-tro-chuong-trinh-vay-thue-
cua-my%CC%83-trong-the-chien-ii/
3. https://www.jstor.org/
4. https://www.oxfordbibliographies.com/display/document/obo-
9780199743292/obo-9780199743292-0077.xml
5. Lịch sử quan hệ quốc tế - nhà xuất bản chính trị quốc gia
6. Lịch sử quan hệ quốc tế 1870-1964 (Đào Huy Ngọc)
7. Lịch sử quan hệ quốc tế 1917-1945 (tác giả Lê Văn Quang)
8. Lịch sử thế giới hiện đại - Nguyễn Anh Thái
9. Sách giáo khoa Lịch Sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

20

You might also like