You are on page 1of 12

Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất

Nội Dung:

- Khái quát về cuộc chiến


- Nguyên nhân diễn biến cuộc chiến
- Diễn biến cuộc chiến
- Kết quả của cuộc chiến

Khái quát về cuộc chiến:

- Hơn 20 quốc gia trải dài trên khắp năm châi tuyên bố chiến tranh và tham
chiến trong giai đoạn 1914 – 1918, khiến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất
(còn được coi là cuộc chiến Vĩ đại) được xem là cuộc xung đột toàn cầu
- Cuộc chiến bao gồm 2 phe: Phe Liên Minh và phe Hiệp Ước. trong khi cuộc
chiến diễn ra có sự thay đổi mạnh mẽ về tập hợp lực lượng khi Italia thay
phe, Ottoman và Bulgaria gia nhập phe Liên Minh, Nga rút khỏi cuộc chiến
và Mỹ tham gia năm 1917
- Kết thúc cuộc chiến vào năm 1918, Phe Đồng Minh thắng trận song cả hai
(Cuối kì trắc nghiệm, giữa kì thuyết trình)

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh:

- Sự trỗi dậy của nước Đức:


Sau cuộc chiến Napoleong, Châu Âu tiến vào hệ thống cân bằng quyền
lực – các cường quốc mạnh nhất trong khu vực tìm kiếm các giải pháp hòa
hõa, tránh xung đột, chiến tranh bởi tất cả có sức mạnh tương đồng như
nhau. Một cuộc chiến sẽ khiến các bên đều thiệt hại lớn và không có lợi
Bá quyền – Siêu cường – Cường quốc – Tầm trung – Yếu – Thất bại
Sức mạnh của Áo, Nga, Anh (ba nước thắng trận trong cuộc chiến
Napoleong) , bảo toàn hòa bình và trật tự. sau đó Anh và Phổ (quốc gia sau
này sát nhập vào Đức) giữ vững cân bằng quyền lực khi đóng vai trò là hai
cường quốc mạnh nhất Châu Âu. Anh và Phổ đều có dân cư lớn, nền kinh tế
mạnh mẽ và nền quân sự vượt trội.
Nước Đức trỗi dậy mạnh mẽ là một quốc gia độc lập năm 1871 khi Thủ
tướng Vương Quốc Phổ Otto von thống nhất 39 quốc gia / thành bang chung
ngôn ngữ và văn hóa thành một quốc gia. Quốc gia Đức mới, thống nhất dần
trở nên thịnh vượng, thông qua công nghiệp hóa và bắt đầu thể hiện quyền
lực trên trường thế giới qua việc thuộc địa hóa Châu Phi
Mặc dù Bismask nỗ lực ảo vệ hòa bình cho lục địa Châu Âu bằng cân
bằng quyền lực giữa các cường quốc, song các nhà lãnh đạo của Đức thể
hiện vai trò lãnh đạo trong các khu vực. Kaiser Wilelm II nổi lên là một nhà
lãnh đạo độc tài và hung bạo, với quan điểm phải đặt nước Đức lên làm
trung tâm. Để thể hiện tham vọng của mình, Wilelm II đã xây dựng hải quân
để thách thức Anh Quốc – những động thái này đã dẫn đến chạy đua vũ trên
toàn bọ lục địa.
Anh Quốc – đế chế mạnh nhất toàn cầu với sức mạnh hải quân và kinh tế
tuyệt đối, nhận thức về quyền lực suy giảm từ cuối thế kỷ 19. Qua nhiều thế
kỷ nước Anh tận hưởng sự sự vượt trội về quyền lực toàn cầu thông qua các
mạng lưới kinh tế mạnh mẽ, hải quân không có đối thủ và thuộc địa trải dài.
Cuối thế kỷ 19 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia công
nghiệp hóa mạnh mẽ như Mỹ và Đức – trở nên đối trọng trực tiếp với Anh
về kinh tế.
(Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là giọt nước tràn ly chấm dứt mọi thứ
xa hoa ở Châu Âu.
- Sự bùng phát của chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc là một lực lượng quan trọng gắn kết quốc gia thông
qua ngôn ngữ, sắc tộc, địa lý… CNDT góp vào tính thống nhất và đoàn kết
của một quốc gia. Song khi kéo tới cực đoan, CNDT dẫn tới xung đột, chia
rẽ và hỗn loạn. Trong tiến trình dẫn tới CTTGT1, CNDT chân ngòi cho các
cuộc chiến tranh nảy ra giữa các quốc gia. Các cường quốc dựa trên các
thành tựu về thuộc địa, quân sự và khoa học công nghệ đi kèm với truyền
thống và giáo dục đã thúc đẩy sự tôn vinh quá mức về sự vượt trội của các
cường quốc trong trật tự thế giới.
Với quan điểm rằng chiến tranh là cách tốt nhất và nhanh nhất để đạt
được vinh quang. Một vài quốc gia còn đón chào cttgt1 với các cuộc diễu
binh lớn. Thanh niên háo hức nhập ngũ để không bỏ lỡ cơ hội phục vụ đất
nước và đem vinh quang về cho dân tộc. Chiến tranh đã kéo dài tới 4 năm
Mặc dù CNDT thống nhất nước Anh, Pháp và Đức song cũng là nguyên
dẫn tới chia rẽ các quốc gia như Áo – hung, Ottoman, và Nga trong việc
thúc đẩy bản sắc chung với sự khác biệt về sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ và tôn
giáo. Sự thật thì việc ám sát Thái tử Áo – Hung tới từ tác hại của một chế độ
đa chủng tộc khi ngững kẻ ám sát tuyên bố việc ám sát nhân danh dân tộc
Slavie.
- Hệ thống đồng minh quân sự / thuộc địa
Sự ám sát thái tử Áo – hung thực chất là vẫn đề nội bộ và không trực tiếp
ảnh hướng tới các cường quyền Châu Âu như Anh, Pháp, Đức và Nga. Thay
vào đó ảnh hưởng tới hai quốc gia nhỏ hơn là Áo – Hung, và Serbia. Tuy
vậy, với hệ thống đồng minh, các cường quốc phải có trách nghiệm bảo vệ
cho đồng minh và một cuộc tấn cộng vào đồng minh và tuyên chiến với cả
khối.
(Đức quá mạnh mẽ, nếu Đức thống trị Châu Âu thì Đức có khả năng
thống trị sang các vùng khác.)
Mỹ và Anh Pháp có sự chia sẻ bản sắc

Thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II


Nội dung bài giảng:
- Cục diện thế giới năm 45: Năm 1945 đánh dấu lịch sử thế giới bước sang
trang mới với sự chấm dứt của Thế chiến II – một cuộc chiến tranh toàn
diện tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại
- Những cột mốc quan trọng trong năm 1945:
04/02: Hội nghị Ianta
14/02: FDR mất, Harry Truman trở thành tổng thống thứ 33 Hoa Kỳ
28/04: Benito bị hành quyết
30/04: Adolf tự sát
02/05: Berlin đầu hàng
08/ 05: Chấm dứt chiến tranh tại Châu Âu
17/07: Khai mạc Hội nghị Posdam
06/08: Hoa Kỳ thả bom tại Hirosima
09/08: Hoa Kỳ thả bom tại Nagasaki
10/08: Nhật thoả thuận đầu hàng
02/09: Nhật Bản chính thức ký văn kiện đầu hàng chính thức chấm dứt
thế chiến II
- Hội nghị Ianta:
Được phe đồng minh thành lập để nhằm giải quyết đánh bại nhanh chóng
phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh và phân chia thành quả chiến
thắng. Đây là tiền đề hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
Ba bên thừa nhận việc sớm kết thúc chiến tranh trên mặt trận Châu Âu
xong sẽ khó chấm dứt sớm trên mặt trận Thái Bình Dương. Mỹ và Anh nhận
định chiến lược cần có sự tham gia của Liên Xô tại Thái Bình Dương.
Rooselt và Churchill bàn luận với Stalin về những điều kiện để Liên Xô
tham gia chống Nhập và chấp thuận việc Xô Viết sẽ có vùng ảnh hưởng tại
Mãn Xhâu nếu Nhật Bản đầu hàng. Điều này cũng cho phép Liên Xô tiếp
cận Sakhalin, Cảng Arthur ( Lữ Thuận Khẩu, Trung Quốc ngày nay) và quần
đảo Kuril
Mỹ và Anh cần Liên Xô tham chiến, chiến đấu thay cho họ
Ba bên cùng đưa ra bản thảo tương lai của Đức và Đông Âu Roosevelt,
Churchill và Stalin chấp thuận việc cho Pháp quản trị Đức hậu chiến và Đức
cần có một phần (không phải tất cả) trách nghiệm bồi thường chiến tranh,
Mỹ và Anh chấp thuận việc cac quốc gia Đông Âu gần kề Liên Xô nên thân
thiện với chính quyền Liên Xô và Xô Viết bày tỏ việc chấp thuận bầu cử tự
do tại các vùng lãnh thổ giải phóng được từ Đức Quốc Xã.
Trong vấn đề tương lai của Liên Hợp Quốc tất cả các bên đồng thuận
việc thành lập hội đồng bảo an, trong đó thành viên thường trực có quyền
ohủ quyết trên mọi quyết định tại hội đồng
- Hội nghị San Francisco:
Các đại biểu của 50 quốc gia họp nhóm tại San Francisco, Califonia, Hoa
Kỳ từ 25/04 – 26/06/1945 tại hội nghị Liên Hợp Quốc về tổ chức quốc tế.
Dựa trên Đề nghị Dumbarton, thoả thuận về Ianta và các sự bổ sung từ các
chính phủ, hội nghị đồng thuận về Hiến chương Liên Hợp Quốc và một Toà
án Công lý quốc tế.
- Hội nghị Potsdam: Tam Cường – Lãnh tụ Xô viết Satalin, Thủ tướng Anh
Churchill (bị thay thế bởi tân thủ tướng Clement) tổng thống Mỹ Truman
gặp nhau tại Posdam, Đức từ 17/07 cho tới 02/08/1945 để thoả thuận các
điều khoản chấm dứt thế chiến II
Mặc dù phe Đồng Minh đã cam kết chiến đấu tại Thái Bình Dương song sự
thiếu vắng kẻ thù chung tại Châu Âu đã khiến các sự đồng thuận trở về nên
khó khăn trong các kịch bản tái cấu trúc Châu Âu thời kì hậu chiến
- Cờ chiến thắng trên nóc Reichstag:
Biểu trưng cho sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai và sự kết thúc
của Chủ nghĩa phát xít Đức
- Những gì còn lại tại Hiroshima sau trận bom: Khỏng 70.000 – 135.000
người thiệt mạng và 60.000 – 80.000 người thiệt mạng tại Niasaki sau 2 quả
bom hạt nhân của Hoa Kỳ
- Thế giới sau thế chiến II:
Đường biên giới thay đổi:
Trung Hoa Dân quốc chiếm đảo Bành Hổ và Đài Loan
Liên Xô sát nhập khu vực Nam Sakkhalin và quần đảo Kurils
Bán đảo Triều Tiên chia đôi vĩ tuyến 38
Lãnh thổ Ba Lan tiếp giáp Đức và Liên Xô có sự phân chia mới
Thiệt hại về người và của:
Ước tính 40 triệu thường dân và 20 triệu binh lính thiệt mạng trong giai
đoạn cuộc chiến từ 1939 – 1945
Tầm 4 ngàn tỉ USD thiệt hại đến từ các bên
Thành lập tổ chức quốc tế:
Liên Hợp Quốc đi vào hoạt động và Hiến chương Liên Hợp Quốc và
Hiến Chương LHQ được thông qua
Xuất hiện 2 siêu cường:
Siêu cường?: là một phạm trù chính trị mới xuất hiện từ năm 1945 nhằm
để gọi Mỹ và Liên Xô – hai nước đứng đầu của phe thắng trận trong chiến
tranh thế giới thứ hai. Thất bại của phe phát xít và sự khuất phục hoàn toàn
của hai nước đứng đầu phe này là Đức và Nhật Bản đac đưa quyền lực của
Mỹ và Liên Xô lên cao chưa từng thấy bà đến mức được gọi là các “Siêu
cường”
Các nước Tây Âu thắng trận Anh, Pháp lại giống như sau Thế chiến I trở
thành con nợ của Mỹ. Song khác với lần trước, lần này kinh tế Anh, Pháp
khó có thể phục hồi nhanh chóng nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, bởi
hệ thống thuộc địa mà họ sở hữu, giờ đây đang tan rã từng mảng bởi kết quả
của phong trào giải phóng dân tộc (phát triển mạnh đến tức gọi là cao trào
GPDT_
 Hệ thống thuộc địa trở thành gánh nặng cho đế quốc thực dân đang
thật sự già yếu
- Tây Âu
Anh và Pháp luôn là nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong suốt thời Cận
– hiện đại đã mất đi vai trò cường quốc vai trò cường quốc hàng đầu và nhân
tố chủ đạo bận hành quan hệ quốc tế từ năm 1945
+ Sự lệ thuộc vào Mỹ cả về kinh tế và chính trị
+ Tây Âu: Đối diện với 2 khó khăn lớn
 Sự cáo chung của sức mạnh và quyền lực đế chế
 Khó khăn trong việc giải quyết quyền lực ở Châu Âu
- Chính sách của Mỹ:
Đứng trước cục diện thế giới sau chiến tranh, Tổng thống Truman nhận
thức rằng đây là cơ hội lớn mà Mỹ phải nắm lấy để chinh phục thế giới
Chiến lược “ngăn chặn” mà cốt lõi là “ngăn chặn cộng sản” đã mau
chóng được Truman thi hành
 Tròn chiến lược toàn cầu thời hậu chiến, Mỹ đã nhìn nhận Liên Xô
như là một đối thủ nguy hiểm nhất, bằng mọi giá phải tiêu diệt, đồng
thời chống Liên Xô cùng trở thành ngọn cờ để Mỹ tập hợp lực lượng
xung quanh mình.
- Liên Xô thúc đẩy một trật tự cộng sản quốc tế thông qua việc ủng hộ các
phong trào cách mạng, chống chủ nghĩa tư bản, thực dân.
Stalin nhận định rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là điều chắc
chắn xảy ra dựa trên mong muốn tiến bộ của nhân loại và là điều tất yếu của
lịch sử. Tuy nhiên điều này cần phải nỗ lực và thời gian. Sự kiên nhẫn và
bền bỉ sẽ đem lại thành công trên con đường cách mạng.

CHIẾN TRANH LẠNH (1947 – 1991)

Nội dung bài giảng: Nguồn gốc của chiến tranh lạnh

- Tư duy và tầm nhìn của Hoa Kỳ


- Tư duy và tầm nhìn của Liên Xô
- Liệu chiến tranh Lạnh có thể tránh khỏi?

Hoa Kỳ:

- Thoát khỏi Thế chiến II với ít tổn thất. Trái ngược với sự khủng hoảng và
kiệt quệ tại Đông Á, Châu Âu và Bắc Phi đối với người dân Mỹ cuộc chiến
không đem lại đau khổ và thiếu thốn mà đem lại cơ hội và sự phát triển
- GDP Hoa Kỳ tăng gấp đôi trong giai đoạn 1941 tới 1945 thông qua việc tăn
cao năng lực sản xuất nền kinh tế thị trường lấp đầy việc làm, tăng lương
cao trong suốt những năm tháng chiến tranh
Tư duy và tầm nhìn của Hoa Kỳ thời kỳ hậu chiến
Lợi ích kinh tế lẫn sức mạnh quân sự và uy tín quốc tế sau khi chiến
thắng Phe Trục không làm giảm nỗi lo sợ của người dân Mỹ trước một thế
giới mới sau Thế chiến II
- Cuộc tấn công của người Nhất tại Trân châu cảng đã xóa bỏ đi những ảo
tưởng về một nước Mỹ bất khả xâm phạm
- Nỗi ám ảnh về an ninh trở thành một mối đe dọa thường trực và là trọng tâm
chính trong chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng giai đoạn hậu
thế chiến II
Hoa Kỳ cần phải triển khai các hoạt động quân sự và ảnh hưởng của
mình sễ dàng hơn tại các khu vực điểm nóng để nhằm ngăn chặn và ngăn
ngừa các kẻ thù tiềm tàng trước khi chúng có cơ hội để tấn công vào lãnh
thổ Hoa Kỳ
 Yêu cầu trong việc thiết lập đồng minh và đối tác quân sự để đặt căn
cứ quân sự nhằm tạo lập mạng lưới phòng thử cho Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ bị thuyết phục rằng sức mạnh khoa học công
nghệ đặc biệt là không lực đã khiến hàng rào hai đại dương không còn đủ
khả năng bảo vệ người dân Hoa Kỳ khỏi sự tấn công bên ngoài. An ninh
Quốc gia thực sự yêu cầu hệ thống phòng thủ cả ở bên ngoài lãnh thổ
 Trở thành nền tảng trong học thuyết an ninh của các tổng thống Mỹ từ
Truman trở về sau.
Chính quyền của FDR và Truman đề tra các mục tiêu:
- Giữ vững sức mạnh hải quân và không quân số một toàn cầu
- Duy trì biểu hiện quân sự mạnh mẽ ở Thái Bình Dương
- Thống lĩnh khi vực tây bán cầu
- Vai trò trung tâm trong vùng chiếm đóng của Phe Trục
- Giữ thế độc quyền về bom hạt nhân
Đối với Mỹ: Sẽ không bao giời một quốc gia thù địch hay một mạng lưới
quốc gia kẻ thù được phép xuất hiện để chiếm đóng dân cư, lãnh thổ, tài
nguyên của Châu Âu và Đông Á
Bài học của thế chiến II đã để lại cho người Mỹ niềm tin rằng bất cứ kẻ
thù tương lai nào kiểm soát khu vục Lục địa Á – Âu sẽ gây nguy hiểm đến
sự tự do kinh tế và chính trị - giá trị cốt lõi của giá trị Mỹ và tư tưởng Mỹ
Sự giữ vững cân bằng quyền lực ở Eurasia là cực kỳ quan trọng

Liên Xô
Kế hoạch cho một trật tự thế giới thời kỳ hậu chiến cũng chịu ảnh hưởng
bởi mối đe dọa về an ninh
- Cuộc chiến với Đức Quốc Xã hằn sâu trong tâm trí của người Liên Xô
- Trong 15 nền cộng hòa Xô Viết thì 9 khu vực đã bị chiếm đóng toàn bộ hoặc
bị chiếm đóng một phần bởi quân Đức. Gần như toàn bộ người dân Xô Viết
chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
- Hầu hết các gia đình có người thân bị thiệt mạng bởi cuộc chiến. trong đó có
27 triệu người dân và hồng quân hy sinh, 1700 thành phố và thị trấn cùng
với hơn 70000 làng xã và 30000 nhà máy bị phá hủy.
Morcow nhận định rằng Đức có khả năng để tái hồi phục và đe dọa Liên
xô, do vậy Liên xô cần phải nhanh chóng thực hiện việc đảm bảo an ninh
cho quốc gia thông qua các mục tiêu:
- Các chính phủ thân Liên Xô cần được thiết lập tại Ba Lan và các quốc gia
trọng yếu tại Đông Âu
- Biên giới Liên Xô cần phải được xác lập tới mức tối đa giống như trước khi
cách mạng nổ ra – khẳng định việc sát nhập vĩnh viễn các quốc gia vùng
Baltic và khu vực phía Đông Ba Lan trước cuộc chiến
- Quản trị nước Đực thông qua chính quyền chiếm đóng đi kèm với việc phi
công nghiệp hóa và bồi thường chiến tranh
Chủ nghĩa Marx – Lenin là nền tảng lý luận trong chính sách đối ngoại
và tầm nhìn chiến lược của Stalin. Tư tưởng của Marx – Lenin củng cố niềm
tin cho các nhà lãnh đạo Liên xô rằng xung đột giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội là không thể tránh khỏi và kết cục vẫn sẽ luôn là sự thắng thế
của một cuộc cách mạng vô sản
 So sánh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô

Điểm chung Điểm khác biệt


1. Đều là quốc gia thắng trận 1. Giá trị và tư tưởng về việc
sau cuộc chiến với một vị quản trị thế giới khác biệt
thế mới chưa từng có nhau: hệ thống chính trị,
2. Chia sẻ nỗi lo sợ về những mô hình kinh tế,…
mối đe doạ an ninh quốc 2. Hoa Kỳ cùng Anh và Pháp
phòng trong tương lai dành ra 6 năm đấu tranh tại
3. Với mỗi bên, cả người dân Châu Âu để đảm bảo không
và lãnh đạo đều nhìn hận có kẻ độc tài nào thống trị
quốc gia mình có một sứ Châu Âu. Trong khi Liên
mạng lớn lao vượt qua khỏi Xô muốn đảm bảo họ sẽ
lợi ích quốc gia thông không bị xâm chiếm thêm
thường: giúp đỡ nhân loại nữa thông qua việc thiết lập
bước vào một kỷ nguyên các chính quyền thân Liên
mới hòa bình, công bằng, Xô tại Đức và Đông Âu
thịnh vượng và ổn định 3. Phía Hoa Kỳ cho rằng Liên
Xô đối xử không công bằng
với Đức. Phía Liên Xô cho
rằng họ xứng đáng nhận bồi
thường từ Đức sau cuộc
chiến tranh với 27 triệu
người thiệt mạng

Chiến tranh Lạnh là tất yếu, không thể tránh khỏi

Đặc điểm của trật tự hai cực:

Các nhà lý thuyết QHQT nhận định rằng chiến tranh Lạnh cần được hiểu thông
qua chính trị cường quyền trong hệ thống quốc tế. Trong đó, Quốc gia chí trọng
vào sự tồn tại của chính mình thông qua việc đặt ưu tiên quyền lực và an ninh quốc
gia lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc quốc gia đảm bảo quyền lực và an ninh phụ
thuộc và sự phân bố quyền lực trong hệ thống quốc tế. Chiến tranh Lạnh là không
thể tránh khỏi bởi sau chiến thắng Đức, Ý và Nhật đi kèm với sự đi xuống của Anh
và Pháp, Hoa Kỳ và Liên Xô tất yếu trở thành hai siêu cường – hai cực quyền lực
trong hệ thống. Do đó, sự đối đầu và thù địch giữa Washington và Moscow là mặc
định bởi cả hau đều cần phải gia tăng và củng cố an ninh và cùng ảnh hưởng cua
mình trong một môi trường đang bất ổn. Một trật tự đa cực sụp đổi đã tạo đường
cho một trật tự hai cực, và trong trật tự đó thì hợp tác và chung sống hòa bình với
một siêu cường quân sự đang lên là điều không khả thi

Cuộc nối tiếp của cuộc chiến tư tưởng:

Theo quan điểm này, Chiến tranh Lạnh là hiện thực hóa của sự xung đột ý thức
giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản kéo dài từ thế kỷ 19, đặc biệt là sau
Cuộc cách mạng vô sản Nga năm 1917

Sự thù địch giữa chủ nghĩa cộng sản và tư bản được thể hiện thông qua tầm nhìn
khác biệt về hình thái chính trị - kinh tế cho tương lai nhân loại. Chiến tranh Lạnh
thực chất là cuộc chiến giữa Tư bản phương Tây và cộng sản phơng Đông, và Hoa
Kỳ và Liên Xô chỉ đơn thuần là công cụ để thực hiện. Chiến tranh Lạnh là lẽ
đương nhiên khi chủ nghĩa Phát Xít biến mất, để lại nền chính trị thế giới cho sự
đối đầu giữa Đông – Tây.

Chiến tranh lạnh có thể tránh khỏi:

- Chiến tranh Lạnh không đén từ trật tự hai cực hay là khác biệt ý thức hệ, nó
đến từ một chuỗi các tính toán sai lầm, nhầm lẫn và diễn giải sai từ các bên
- Cả Liên Xô và Hoa Kỳ đã bỏ lỡ các cơ hội để hợp tác và chung sống hòa
bình ngay sau cuộc chiến
- Nhận định sai lầm về “bomb, dollar và các học thuyết chính trị” đã khiến
gia tăng nghi ngờ và đối đầu giữa các bên

Do Hoa Kỳ nhận định nhầm lẫn về Do Liên Xô nhận định nhầm lẫn về
Liên Xô Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã nhận định sai về Liên Xô Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Stalin
thông qua việc Wasington đã quá đã bị ảnh hưởng bởi sự nghi nhờ Hoa
quyết đoán rằng chính sách đối ngoại Kỳ và Phương Tây, lo sợ về một
của Liên Xô thiên về ý thức hệ thay “vòng tròn tư bản bao vây” giống quá
vì an ninh lãnh thổ. Quan tâm hàng khứ. Song song với việc Hoa Kỳ diễn
đầu của Liên Xô là khiến Đức suy giỉa sai về Liên Xô, Liên Xô cũng tin
yếu và thành lập các quốc gia vùng rằng chính sách đối ngoại của Hoa
đệm ở Đông Âu. Tuy nhiên trong giai Kỳ được xâu dựng bởi các học thuyết
đoạn 1946 và 1947 các nhà ngoại chống cộng sản thay vì những quan
giao Hoa Kỳ nhận định rằng việc tâm chiến lược khác. Sự thật là Hoa
khối Liên Xô thành lập thể hiện tham Kỳ đã cắt giảm từ 3.5 triệu lính hiện
vọng bá quyền và phổ quát đấu tranh diện tại Châu Âu vào tháng 5/1945
giai cấp Marx – Lenin ra toàn cầu. cuống còn 81,000 quân vào tháng
Do vậy, chính quyền Tru man có lý 3/1946 đã không khiến những nhà
do để ngăn chặn Liên Xô trước “tham lãnh đạo Liên Xô tin tưởng vào sự
vọng” đó hợp tác sau Thế chiến thứ II và làm
giảm đi mối đe dọa với Liên Xô

You might also like